Đề tài Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty phát triển khoáng sản Mideco

Theo dõi thống kê các chứng từ ban dầu, viết phiếu xuất nhập vật tư nguyên liệu sản phẩm của nhà máy. - Thực hiện công tác tài chính kế toán, báo cáo thưòng xuyên và định kỳ theo yêu cầu của Công ty - Quản lý việc thu chi ngân sách của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các cơ quan pháp luật về các báo cáo tài chính. Hạch toán các khoản thu chi và nộp ngân sách đối với Nhà nước . - Tổng hợp về tình hình tài tài chính của công ty sau đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh kiến nghị với giám đốc để đề ra chiến lược kinh doanh cho năm sau. - Xem xét tình hình thực hiện chế độ kế toán của các đơn vị thành viên. Lưu giữ các chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật.

doc56 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác trả lương tại công ty phát triển khoáng sản Mideco, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng trong các doanh nghiệp thường chú trọng đến các vấn đề sau đây: Quy định về lương tối thiểu. Quy định về thời gian và điều viện lao động. Các khoản phụ cấp trong lương. Các quy định về phúc lợi xã hội như bảo hiểm xã hội, ốm đau, tai nạn lao động... Trên đây là những mục tiêu cơ bản đối với bất kể một doanh nghiệp nào khi lựa chọn hình thức trả lương. Từ những mục tiêu đó giúp cho doanh nghiệp lựa chọn và hoàn thiện hình thức trả lương của doanh nghiệp mình sao cho phù hợp, vừa đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển vừa đảm bảo mức sống của người lao động, giúp cho người lao động có niềm tin trong công tác. Chương 2 Phân tích Thực trạng công tác trả lương tại Công ty phát triển khoáng sản mideco I - Tổng quan về Công ty phát triển khoáng sản MIDECO 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty phát triển khoáng sản(sau đây gọi tắt là Công ty) được thành lập vào tháng 2 năm 1989 trực thuộc tổng Công ty khoáng sản Việt Nam _ Bộ Công Nghiệp, có trụ sở tại 183 đường Trường Chinh _ Hà Nội, Việt Nam. Năm 1993 Công ty đặt trụ sở giao dịch tại số 6 Phạm Ngũ lão, quận Hoàn Kiếm_Hà Nội.Có chi nhánh,văn phòng đại diện tại: Bình định, Quảng nam, Đà nẵng, Hà nội, Huế, Sơn la.Với số vốn là 1.006.000.000 đồng ngành nghề kinh doanh của Công ty lúc bấy giờ là thăm dò, khai thác và kinh doanh khoáng sản. Năm 1995 Công ty đă tăng số vốn lên là 2.754.835.045 đồng và bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh: - ốp lát gạch, đá vào các công trình xây dựng. - San đắp nền, thi công đường giao thông, cống tiêu thoát nước khu mỏ. - Thi công xây dựng các công trình dân dụng quy mô nhỏ. Năm 1999 Công ty chuyển trụ sở giao dịch về 183 đường Trường Chinh, quận Thanh Xuân, Hà nội(Theo công văn sôd 116/CV-VP ngày 28/7/1999 của Công ty kèm công văn ngày 29/7/1999 có xác nhận của UBND phường khương mai).Và bổ xung thêm một số ngành nghề kinh doanh: Xây lắp các công trình mỏ, dân dụng, xuất khẩu các sản phẩm kim loại đen, kim loại màu và quặng phi kim loại.Nhập khẩu nguyên liệu vật tư thiết bị phục vụ khai thác,tuyển khoáng và tinh luyện quặng kim loại và phi kim loại, gia công tuyển luyện chế biến khoáng sản,gia công cơ khí, chế tạo và dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ ngành khai thác, chế biến khoáng sản. Từ năm 1999 đến nay Công ty vẫn đặt trụ sở giao dịch ở 183 đường Trường chinh, quận Thanh Xuân, Hà nội.Hiện nay các lĩnh vực hoạt động của Công ty là thăm dò địa chất, khai thác, chế biến và thương mại các loại khoáng sản. Sản phẩm chính của Công ty là các loại đá Granite, và Marble được khai thác từ các mỏ của công ty quản lí và liên kết, các sản phẩm này đa dạng về màu sắc, chất lượng tốt, ổn định và được chế biến trên dây chuyền hiện đại nhập năm 1996 của hãng Breton_Italy bao gồm máy cưa giàn, máy mài, máy cắt định hình.khả năng sản xuất đối với đá Granite là 70.000 m2/năm, đá Marble là 10.000m2/năm. Các sản phẩm của Công ty đã được cung ứng cho các công trình xây dựng lớn ở Việt Nam và cũng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và các nước Đông Nam á. 2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 2.1 Chức năng của công ty. Công ty phát triển khoáng sản là doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các đơn vị thành viên có quan hệ với nhau về lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị hoạt động trong ngành nghề khoáng sản. Công ty được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định thành lập (trước đây là Bộ Công nghiệp nặng), nhằm tăng cường khả năng tích tụ, tập trung phân công chuyên môn hoá và hợp tác sản xuất để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các đơn vị thành viên của Công ty, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Công ty là thành viên của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam. Công ty phát triển khoáng sản có chức năng sản xuất và kinh doanh sản phẩm gạch ốp lát phục vụ cho xây dựng và trang trí các công trình xây dựng của Nhà nước và tư nhân. Công ty có chức năng quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn nhằm thực hiện chiến lược kinh doanh của Công ty, đảm bảo có lãi. Công ty phát triển khoáng sản là đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng để giao dịch, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước. 2.2 Nhiệm vụ của công ty. Công ty có nhiệm vụ khai thác chế biến khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch kế hoạch của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam bao gồm nghiên cứu khảo sát, thăm dò địa chất các khoáng sản, đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, xây lắp các công trình công nghiệp dân dụng, khai thác chế biến khoáng sản, sửa chữa máy móc thiết bị, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng thiết bị vật tư và tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo Pháp luật. Sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, các nguồn lực khai thác để thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra. Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo theo các quy định của sộ luật lao động 2.3 Cơ cấu bộ máy của công ty. Giám đốc PGĐSX Ban Công nợ công nợ TCKT TC-HC PGĐKD Phòng KT-CN Phòng KH-VT Phòng KDTT Bán hàng Đội thi công Văn phòng Thanh Hoá XN ktks Quỳ Hợp XN mỏ Bình Định XN sản xuất đá ốp lát - Công ty là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Phát triển Khoáng sản (MIDECO). Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ theo Pháp luật Việt Nam.Có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng trong nước. Công ty chịu trách nhiệm kinh tế và dân sự về các hoạt động và tài sản của mình. Công ty hoạt động theo pháp luật Việt Nam và Luật Doanh Nghiệp Nhà nước. - Qua sơ đồ trên ta cũng thấy cơ cấu bộ máy của Công ty được xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng. Mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ cụ thể, nhưng chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, lề lối làm việc, mối quan hệ giữa giám đốc với các phòng ban, giữa phòng ban với phòng ban, các tổ chức phụ thuộc được xác định cụ thể. Đứng đầu Công ty là Giám đốc, Giám đốc Công ty do Tổng giám đốc Công ty khoáng sản Việt Nam bổ nhiệm và miễn nhiệm. Đứng dưới sau Giám đốc là các Phó giám đốc. Phó giám đốc do Giám đốc Công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật. Công ty có hai Phó giám đốc giúp việc cho Giám đốc đó là Phó giám đốc sản xuất và Phó giám đốc kinh doanh. Phó giám đốc sản xuất sẽ trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất của Công ty. Điều hành quản lý phòng kế hoạch vật tư, phòng kĩ thuật công nghệ và các phân xưởng. Có các chỉ đạo kịp thời để các phòng ban này hoạt động một cách có hiệu quả. Có các chiến lược sản xuất, các phương pháp nhằm tiết kiệm nguyên liệu vật tư trong quá trình sản xuất. Hàng năm phó giám đốc sẽ có các phương hướng giải pháp về các hoạt động sản xuất, điều độ sản xuất, cải tiến phương pháp làm việc,ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất…để tham mưu cho Giám đốc. Với Phó giám đốc kinh doanh sẽ trực tiếp điều hành các phòng ban: phòng kinh doanh tiếp thị, ban thu hồi công nợ, công tác bán hàng. Phó giám đốc sẽ xây dựng các phương án thu hồi công nợ để trình Giám đốc phê duyệt. Đưa ra các chiến lược bán hàng và tiếp thị để sản phẩm trở nên gần gũi với người tiêu dùng. Xây dựng các chiến lược nghiên cứu thị trường, các chiến lược về sản xuất kinh doanh, chiến lược về nguồn nhân lực để tham mưu cho Giám đốc. Ngoài các Phó giám đốc thì các phòng ban cũng là công cụ đắc lực cho Giám đốc trong việc điều hành và quản lý. Mỗi phòng ban đều có chức năng nhiệm vụ cụ thể, nhưng chúng lại có mối liên hệ mật thiết với nhau, lề lối làm việc, mối quan hệ giữa giám đốc với các phòng ban, giữa phòng ban với phòng ban đã làm cho Công ty hoạt động một cách có hiệu quả hơn. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban cụ thể là *Phòng kế hoạch vật tư: - Lập kế hoạch nhu cầu về: vật tư, phụ tùng thay thế phục vụ cho sản xuất - Ký kết và nhận kế hoạch thường kỳ và kế hoạch theo hợp đồng của Công ty giao. Theo dõi việc ký kết xây dựng công trình và hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán khi công trình hoàn thành. - Chủ trì xây dựng các kế hoạch hạ giá thành sản phẩm, để giao cho các đơn vị thành viên tăng doanh số bán - Bổ sung, cân đối kịp thời các chỉ tiêu kế hoạch sản xuât kinh doanh cho các đơn vị thành viên thực hiện, theo sự phát triển sản xuất hàng kỳ của Công ty. - Nghiên cứu xây dựng các định mức tiêu hao vật tư, nguyên nhiên liệu…Xây dựng các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng sản phẩm. Có kế hoạch hạ giá thành cho các loại sản phẩm để thu hút khách hàng, đưa sản phẩm của Công ty tiếp cận với thị trường. - Có kế hoạch mua bán, dự trữ vật tư. Điều độ sản xuất hàng ngày tới các phân xưởng. Kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm so với các yêu cầu, các chỉ tiêu chất lượng đâ đề ra. - Lập báo cáo thực hiện kế hoạch theo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Công ty. - Kiểm tra và nghiệm thu chất lượng nguyên liệu, vật tư, thiết bị nhập về Công ty và kiểm tra chất lượng sản phẩm do các phân xưởng sản xuất. * Phòng kỹ thuật công nghệ - Có kế hoạch kiểm tra theo dõi thực hiện bão dưỡng, sữa chữa máy móc thiết bị theo định kỳ hoặc đột xuất. - Có kế hoạch kiểm tra chỉ đạo thực hiện quy trình công nghệ gia công các loại đá Granite và đá Marble. Xây dựng ban hành các hướng dẫn, giám sát các nội quy an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. - Tiến hành lập và theo dõi hồ sơ lý lịch, nhật trình các loại máy móc thiết bị để có chế độ bảo dưỡng kịp thời nâng cao tuổi thọ cho máy. - Lập kế hoạch đào tạo công nhân, tổ chức thi nâng bậc hàng năm khuyến khích họ học tập nâng cao trình độ tay nghề - Phối hợp với ban kế hoạch để xây dựng định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư, điện năng, vv….. - Giám sát chất lượng sản phẩm, các quy trình sản xuất. - Chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất ra. - Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm. * Phòng tổ chức hành chính - Thực hiện tốt công tác hành chính, văn thư, đánh máy, lưu giữ hồ sơ tài liệu của Công ty. - Theo dõi tổ chức quản lý các phòng ban, là nơi giải quyết các thủ tục hành chính , phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm về đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty ... - Tổng hợp các kế hoạch chương trình công tác của ban Giám đốc và các ban trong Công ty đảm bảo điều hành sản xuất của Công ty. - Giải quyết các chế độ cho người lao động. - Xây dựng chiến lược về nguồn nhân lực. - Xây dựng các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động. - Xem xét giải quyết các thắc mắc, khiếu nại của người lao động. - Xây dựng, áp dụng các hình thức trả lương trong Công ty. - Lập bảng lương, thống kê theo dõi các chế độ BHXH, BHYT của CBCNV trong toàn Công ty - Có kế hoạch về tiền vốn, thiết bị và nhân lực để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, đáp ứng cho kế hoạch lâu dài của doanh nghiệp. Giao quyền chủ động phần lớn cho cơ sở trong mô hình hạch toán tập trung của Công ty. Tiến hành khoán sâu công việc thậm chí khoán biên chế, quỹ lương cho bộ phận sản xuất gián tiếp trong Công ty. - Có kế hoạch triển khai tốt Nghị định số 205/2004/NĐ-CP quy định về hệ thống thang bảng lương và các chế độ phụ cấp mới trong các Công ty Nhà nước khi có hướng dẫn của các Bộ, Ban ngành và Tổng công ty. - Có kiến nghị đề bạt, bổ trí cán bộ có năng lực vào vị trí chủ chốt để hoàn thành tốt các nhiệm vụ Công ty giao cho đồng thời tinh giảm gọn nhẹ bộ máy quản lý của Công ty bằng cách xem xét loại bỏ những bộ phận, cán bộ không cần thiết để nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. * Phòng tài chính – kế toán - Theo dõi thống kê các chứng từ ban dầu, viết phiếu xuất nhập vật tư nguyên liệu sản phẩm của nhà máy. - Thực hiện công tác tài chính kế toán, báo cáo thưòng xuyên và định kỳ theo yêu cầu của Công ty - Quản lý việc thu chi ngân sách của Công ty, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và các cơ quan pháp luật về các báo cáo tài chính. Hạch toán các khoản thu chi và nộp ngân sách đối với Nhà nước . - Tổng hợp về tình hình tài tài chính của công ty sau đó đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh kiến nghị với giám đốc để đề ra chiến lược kinh doanh cho năm sau. - Xem xét tình hình thực hiện chế độ kế toán của các đơn vị thành viên. Lưu giữ các chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật. * Phòng kinh doanh tiếp thị - Tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch tiêu thụ, chịu trách nhiệm trong công việc tiêu thụ sản phẩm, - Có chiến lược quảng bá sản phẩm dần đưa sản phẩm tiếp cận thị trường - Tiếp thu những ý kiến đóng góp của khách hàng để có những bước cải tiến chất lượng sản phẩm phù hợp hơn với thị hiếu người tiêu dùng. - Xây dựng nhiều kênh phân phối làm cho sản phẩm có mặt trên khắp thị trường. * Ban thu hồi công nợ - Do Phó giám đốc kinh doanh đứng đầu kiêm trưởng ban. Có kế hoạch kiểm tra các khoản nợ và đề ra phương án thu hồi các khoản nợ đến hạn trả cho Công ty. - Là nơi giải quyết, thanh toán và thu hồi các khảon nợ của Công ty. * Các phân xưởng sản xuất Phân xưởng 1: Cán bộ quản lý của phân xưởng 1 gồm có 1 quản đốc và một phó quản đổc trực tiếp vận hành dây chuyền thiết bị Italia. Sản xuất đá tấm Granite có công xuất 120.000 m2/năm, phân xưởng chia làm 3 tổ sản xuất: Tổ cưa giàn Tổ mài bóng Tổ cắt cạnh Phân xưởng 2: Cán bộ quản lý của phân xưởng gồm có 1 quản đốc trực tiếp vận hành dây chuyền sản xuất đá Granite và đá Marble có công xuất 3000m2/năm. Phân xưởng chia làm 5 tổ: Tổ vận hành máy bổ đĩa Tổ mài bóng đá Granite Tổ mài bóng đá Marble Tổ cắt cạnh các loại đá Tổ hoàn thiện gia công chế tác 3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. 3.1 Ngành nghề kinh doanh của Công ty -Thăm dò, khai thác và kinh doanh khoáng sản - ốp lát gạch, đá vào các công trình xây dựng - San đắp nền, thi công đường giao thông, cống tiêu thoát nước khu mỏ. - Thi công xây dựng các công trình dân dụng quy mô nhỏ. - Xây lắp các công trình mỏ, dân dụng, xuất khẩu các sản phẩm kim loại đen, kim loại màu và quặng phi kim loại. Nhập khẩu nguyên liệu vật tư thiết bị phục vụ khai thác, tuyển khoáng và tinh luyện quặng kim loại và phi kim loại, gia công tuyển luyện chế biến khoáng sản, gia công cơ khí, chế tạo và dịch vụ sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ ngành khai thác, chế biến khoáng sản. - Thăm dò địa chất, khai thác, chế biến và thương mại các loại khoáng sản. 3.2 Đặc điểm về sản phẩm Sản phẩm chính của Công ty là các loại đá Granite, và Marble được khai thác từ các mỏ của công ty quản lí và liên kết, các sản phẩm này đa dạng về màu sắc, chất lượng tốt, ổn định và được chế biến trên dây chuyền hiện đại nhập năm 1996 của ý. Các sản phẩm của Công ty đã được cung ứng cho các công trình xây dựng lớn ở Việt Nam và cũng được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới như Đức, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Nam Triều Tiên, Nhật Bản và các nước Đông Nam á. Sản phẩm của công ty có đặc điểm nổi trội là: Chiều dày đá lớn, độ hút nước thấp, độ chịu lực và độ bền đá cao. Công ty sản xuất chủ yếu là đá tấm và đá khối và sản xuất với nhiều kích cỡ khác nhau từ 0,02m2 đến 4m2/tấm và có thể có kích thước nhỏ và lớn hơn. 3.3 Quy trình công nghệ Các sản phẩm của công ty được chế biến trên dây chuyền hiện đạin nhập năm 1996 của hãng Breton_Italy bao gồm máy cưa giàn, máy mài, máy cắt định hình. Khả năng sản xuất với đá Granite là 70.000m2/năm đá Marble la 10.000m2/năm. Đá tấm nguyên liệu được nhập về nhà máy và quá trình chế biến sản phẩm được thực hiện qua các bước sau: _Về khai thác đá: Thăm dò Nổ mìn Khai thác Vận chuyển về kho _ Sản xuất đá tấm: Đá khối Xẻ Mài Cắt định hình Nhập kho 4. Kết quả sản xuất kinh doanh một vài năm năm qua Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 1.GTTSL Tr.đ 17736 13335,30 11551 2.Doanh thu Tr.đ 11680 8914,70 6697,4 3.Nộp ngân sách Tr.đ 303 317.46 450,16 4.Thu nhập bq đ/ng/th 600.000 610.000 640.000 - Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm vừa qua là rất đáng báo động các chỉ tiêu cơ bản đều giảm và hoạt động của công ty là không hiệu quả. GTTSL giảm liên tục nguyên nhân cơ bản là do doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất. Cơ sở tài nguyên ngày càng bị thu hẹp và chưa đánh giá chắc chắn ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất, khai thac mỏ. Kinh doanh sản xuất ở hầu hết các mặt hàng sản xuất của công ty đều giảm, điều đó cũng làm cho doanh thu của công ty giảm liên tục. Thị trường đá tấm trong nước liên tục hạ giá, đá tấm từ Trung Quốc nhập lậu qua đường biên giới tràn lan, giá thành sản phẩm đá tấm của công ty vẫn còn cao do chi phí vận chuyển quá lớn và đầu tư thiết bị không phát huy được hết công suất nên tính cạnh tranh kém, mức độ tiêu thụ, khả năng chiếm lĩnh thị trường chậm. Điều này cũng ảnh hưởng tới doanh thu Thu nhập bình quân người còn rất thấp so với tình hình chung và tốc độ tăng thu nhập lại là vấn đề đáng báo động. Trong khi người lao động không có mức thu nhập thỏa đáng thì việc phục vụ hết mình cho sự phát triển của công ty là rất hạn chế. 5. Đặc điểm nguồn lao động trong Công ty. 5.1 Cơ cấu lao động theo chức năng. Chỉ tiêu Năm 2002 Năm2003 Năm 2004 Số lượng % Số lượng % Số lượng % LĐ trực tiếp 132 66 122 69.71 103 71,03 LĐ gián tiếp 68 34 53 30.29 42 28.96 Tổng số 200 100 175 100 145 100 Nhìn chung cơ cấu lao động của Công ty theo chức năng tương đối phù hợp, lao động trực tiếp qua các năm chiếm khoảng trên 70% , đây chính là lực lượng trực tiếp làm ra sản phẩm dịch vụ, tạo ra giá trị sản xuất cho Công ty , tạo ra doanh thu cho Công ty. Công ty cũng đang tiến hành tinh giảm đội ngũ lao động gián tiếp, tăng số lao động trực tiếp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể là số lao động của Công ty năm sau giảm so với năm trước nhưng tạo ra tỉ lệ lao động trực tiếp tăng lên là điều hợp lí nhằm tránh gây lãng phí cho Công ty. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môncơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn năm 2004 Trình độ học vấn Trên đại học Đại học và cao đẳng Trung cấp Thợ đă qua đào tạo Lao động phổ thông Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Số lượng 1 0 40 15 18 7 31 2 27 4 Tổng số 1 55 25 33 31 % 0,69 37,93 17,24 22,76 21,38 Qua bảng số liệu ta thấy đội ngũ cán bộ CNV trong công ty có trình độ chuyên môn lành nghề tương đối cao. Đặc biệt số người có trình độ đại học và cao đẳng chiếm tỉ trọng lớn(37,93%). Tuy nhiên số lao động phổ thông còn chiếm một tỉ lệ khá cao(21,38%) cần phải giảm bớt tỉ lệ này xuống và tăng tỉ lệ thợ có tay nghề lên cao hơn vì họ là người trực tiếp làm ra sản phẩm. II. Thực trạng công tác trả lương tại Công ty phát triển khoáng sản 1. Các căn cứ về việc trả lương ở Công ty Căn cứ vào Nghị định số 28/CP ngày 28 tháng 3 năm 1997 của chính phủ về đổi mới. Căn cứ vào công văn số 4320/LĐ TBXH-TL, ngày 29 tháng 12 năm 1998 của Bộ lao động thương binh xã hội về viêc hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp Nhà nước Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty nhằm từng bước thực hiện việc phân phối tiền lương theo kết quả lao động của từng người, từng bộ phận và tăng cường vai trò, trách nhiệm của tập thể, cán bộ công nhân viên chức hoàn thành suất sắc công việc được giao Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của phân xưởng sản xuất đá ốp lát MIDECO. Căn cứ kế hoạch sản xuất Công ty đã được giao. Là một doanh nghiệp sản xuất, chuyên sản xuất vật liệu xây dựng, cụ thể là gạch ốp tường và gạch lát nền, phục vụ cho thị trường xây dựng. Hiện nay công ty sử dụng hình thức trả luơng theo thời gian đối với lao động gián tiếp và hình thưc trả lương theo sản phẩm đối với lao động trực tiếp dựa trên đơn giá định mức, đơn giá nhân công và bình công chấm điểm. Các hình thức trả lương cho người lao động của công ty 2.1 Hình thức trả lương theo thời gian Hình thức trả lương này áp dụng với cán bộ công nhân viên khối văn phòng và cán bộ trực tiếp quản lí trực tiếp phân xưởng. Công việc của họ rất khó định mức hoặc định mức không chính xác bởi tính chất của công việc do vậy việc áp dụng hình thức trả lương này cho họ là hợp lí. Quỹ tiền lương của bộ phận này gồm quỹ tiền luơng của CNVCB khối văn phòng và quỹ tiền lương của cán bộ quản lí trực tiếp phân xưởng. Trong đó quỹ tiền lương của cán bộ quản lí trực tiếp phân xưởng bằng 15% quỹ tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất. Trả lương cho các đối tượng này dựa vào hệ số công việc, hệ số chức danh và kế quả bình bầu phân loại. - Đối với cán bộ trực tiếp phân xưởng. Công ty đã xây dựng công thức tính lương cho bộ phận này như sau: Qtl Li = biaipi ồki=1bi.aipi Li : là tiền lương người thứ i trong bộ phận Qtl : là quỹ tiền lương của cán bộ quản lý trực tiếp. k : là số lượng cán bộ, nhân viên của bộ phận quản lý trực tiếp ai : là hệ số công việc để trả lương của từng chức danh trong bộ phận bi : là số ngày làm việc thực tế của từng người trong bộ phận Pi : là kết quả phân loại của từng cá nhân trong bộ phận - Cán bộ trực tiếp phân xưởng sẽ được hưởng 100% lương khi được xếp loại A. Để được xếp loại A họ phải thực hiện tốt các yêu cầu sau: Hoàn thành suất sắc chức năng nhiệm vụ công việc được giao về khối lượng, chất lượng và thời gian. Chấp hành sự phân công công việc của Giám đốc Công ty và Quản đốc phân xưởng. Có tinh thần trách nhiệm với công việc chuyên môn được giao, không gây khó khăn phiền hà, sách nhiễu khi giải quyết công việc. Chấp hành tốt nội quy lao động, đảm bảo giờ giấc lao động, không đi muộn về sớm, đảm bảo ngày công trong tháng, không có ngày nghỉ vô lý do. Quản lý tốt tài sản, tài liệu được giao, không để hư hỏng, mất mát thất lạc. Chấp hành tốt các quy định của nhà nước. Không làm mất trật tự trị an cơ quan, không vi phạm tệ nạn xã hội. - Họ sẽ được hưởng 90% lương khi được xếp loại B. Để được xếp loại B họ phải thực hiện được các yêu cầu sau: Thực hiện tốt một số yêu cầu như trên. Cụ thể là chấp hành sự phân công công việc của Giám đốc Công ty và Quản đốc phân xưởng. Có tinh thần trách nhiệm với công việc chuyên môn được giao, không gây khó khăn phiền hà, sách nhiễu khi giải quyết công việc. Chấp hành tốt nội quy lao động, đảm bảo giờ giấc lao động, không đi muộn về sớm, đảm bảo ngày công trong tháng, không có ngày nghỉ vô lý do. Quản lý tốt tài sản, tài liệu được giao, không để hư hỏng, mất mát thất lạc. Chấp hành tốt các quy định của nhà nước. Không làm mất trật tự trị an cơ quan, không vi phạm tệ nạn xã hội. Và hoàn thành các công việc được giao ở mưc độ bình thường. - Họ sẽ được hưởng 85% lương khi bị xếp loại C khi không thực hiện đủ các yêu cầu trên. Qua công thức trên cuối tháng cán bộ quản lý sẽ dễ dàng tính lương được cho từng người. Cụ thể ta tiền lương của cán bộ quản lý trực tiếp phân xương tháng 4/2005 được tính như sau: Bước 1: Xác định quỹ tiền lương Quỹ tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất là 15.000.000đ. Quỹ tiền lương của các công việc khác là 4.000.000. Như vậy quỹ tiền lương của cán bộ quản lý trực tiếp là L = (15.000.000+4.000.000) x 15% = 2.850.000đ Bước 2: Tính các tích số biaipi. Với bi là số ngày làm việc thực tế của từng người trong bộ phận. ai là hệ số công việc để trả lương của từng chức danh trong bộ phận. Pi là kết quả phân loại của từng cá nhân trong bộ phận - Quản đốc có hệ số công việc là 1,4 làm việc đủ 22 ngày và được xếp loại A. Ta có: b1a1p1 = 22 x 1,4 x 1 = 30,8 - Phó quản đốc có hệ số công việc là 1,32 làm việc 22 ngày và được xếp loại A. Ta có: b2a2p2 = 22 x 1,32 x 1 = 29,04 - Thống kê+KCS có hệ số công việc là 1 làm việc đủ 22 ngày và xếp loại B. Ta có: b3a3p3 = 22 x 1 x 0,9 = 19,8 - Kỹ thuật viên có hệ số công việc là 1,05 làm việc đủ 22 ngày và xếp loại A Ta có: b4a4p4 = 22 x 1,05 x 1 = 23,1 Cộng các tích trên lại Ta có: ồki=1bi.aipi= 30,8 + 29,04 + 19,8 + 23,1 = 102,74 Bước 3: Tính lương cho cán bộ này thông qua công thức: Qtl Li = biaipi ồki=1bi.aipi Như vậy. Tiền lương của: Quản đốc là 854.400đ = ( 2.850.000/102,74 ) x 30,8 Phó quản đốc là 805.600đ = ( 2.850.000/102,74 ) x 29,04 Thống kê+KCS 549.200đ = ( 2.850.000/102,74 ) x 19,8 Kỹ thuật viên640.800đ = ( 2.850.000/102,74 ) x 23,1 - Đối với cán bộ công nhân viên khối văn phòng Công ty cũng xây dựng công thức trả lương cho bộ phận này khá đơn giản Công thức tính: Li = Hi x Mi x Pi Trong đó : -Li: Là tiền lương của người thứ i trong bộ phận -Hi: Là hệ số chức danh công việc của người thứ i -M: Mức lương trả cho hệ số lương bằng1. Theo quy định 754.000đ/tháng -Pi: Là kết quả phân loại của từng cá nhân trong bộ phận Loại A được hưởng 100% lương Loại B được hưởng 90% lương Loại C được hưởng 85% lương Như vậy biết được hệ số chức danh công việc, kết quả phân loại ta sẽ tính tiền lương cụ thể cho từng người. Cụ thể Công ty đã quy định các hệ số chức danh như sau: - Giám đốc Công ty : hệ số 2,6 - Phó giám đốc Công ty : hệ số 2,1 - Kế toán trưởng Công ty : hệ số 2,1 - Trưởng phòng, ban Công ty : hệ số 1,6 - Phó các phòng, ban Công ty: hệ số 1,4 + Nhân viên phục vụ gồm: -Đội trưởng đội xe : hệ số 1,1 -Lái xe: : hệ số 1,05 -Văn thư đánh máy: : hệ số 0,63 -Thủ kho, thủ quỹ: : hệ số 0,8 -Tạp vụ, nấu ăn ca: : hệ số 0,6 -Tổ trưởng tổ bảo vệ: : hệ số 0,81 -Nhân viên bảo vệ: : hệ số 0,77 + Nhân viên chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được chia làm 3 loại: -Nhân viên loại 1 : hệ số 1,15 -Nhân viên loại 2 : hệ số 1,0 -Nhân viên loại 3 : hệ số 0,8 Tiêu chuẩn để phân loại nhân viên theo từng loại như sau Tiêu chuẩn nhân viên loại I: Có trình độ cử nhân, cao đẳng và đại học. Có kinh nghiệm công tác trong công việc được giao từ 15 năm trở lên Phải làm đúng nghề được đào tạo Soạn thảo được các văn bản trong lĩnh vực chuyên môn được đảm nhận. Tiêu chuẩn nhân viên loại II: Nhân viên có trình độ cử nhân, cao đẳng và đại học phải có kinh nghiệm công tác trong công việc được giao từ 10 năm trở lên. Phải làm đúng nghề được đào tạo. Soạn thảo được các văn bản trong lĩnh vực chuyên môn được đảm nhận. Tiêu chuẩn nhân viên loại III: Là các nhân viên còn lại. Qua tiêu chuẩn phân loại trên ta có bảng phân loại nhân viên như sau Bảng phân loại nhân viên TT Họ và tên Trình độ, chuyên môn Công việc đang làm Phân loại nhân viên I Phòng TCHC 1 Trần thị Dung T.cấp kế toán Nhân viên BHXH 3 II Phòng TCKT 1 Võ thị Xuân Cử nhân kinh tế Kế toán 2 2 Phạm thị Ngân T.cấp kế toán Kế toán 2 3 Nguyễn thị Hải Cử nhân kinh tế Kế toán 2 4 Nguyễn thị Lý Cử nhân kinh tế Kế toán 3 5 Lê khánh Chi Cử nhân kinh tế Kế toán 3 III Phòng KHVT 1 Đinh quang Lập Cử nhân kinh tế Nhân viên kế hoạch 1 2 Nguyễn thanh Sơn Cử nhân kinh tế Nhân viên kế hoạch 2 3 Nguyễn thị Dung Cử nhân kinh tế Nhân viên kế hoạch 85% nhân viên 3 4 Vũ trí Tấn Cử nhân Tiếp liệu 3 5 Phạm Văn Thạch Cử nhân Thống kê vật tư 3 IV Phòng KTCN 1 Phạm quốc Khánh Kỹ sư địa chất Kỹ thuật địa chất 1 2 Nguyễn văn Hà T.cấp HK Kỹ thuật đá ốp 2 3 Lê cao Đấu Kỹ sư khai thác Kỹ thuật 3 V Phòng quản lý dự án 1 Trần đình Thăng Kỹ sư xây dựng Kỹ thuật xây dựng 2 2 Nguyễn tiến Dũng T.cấp xây dựng Kỹ thuật xây dựng 2 Nhận xét: Hình thức trả lương này dễ hiểu, dễ quản lí, tạo điều kiện cho cả người quản lí và công nhân có thể tính toán một cách dễ dàng. Có tính đến mức độ hoàn thành về chức năng, nhiệm vụ công việc được giao về khối lượng, chất lượng và thời gian. Nhìn vào bảng lương sẽ phản ánh được trình độ người lao động (thông qua hệ số lương). Cách tính này cũng dựa trên ngày công thực tế, do đó khuyến khích cán bộ nhân viên đi làm đủ ngày công. Tuy nhiên với hình thức trả lương này có liên quan đến sự phân loại lao động (A,B,C) nó cũng mang tính chất tương đối, chủ quan. Cần có một chế độ trả lương để gắn trách nhiệm người quản lí đối với người lao động. Người lãnh đạo muốn hưởng lương cao thì quản lý tốt lao động của mình. Hay cụ thể hơn là khuyến khích được công nhân sản xuất ngày càng sản xuất ra được nhiều sản phẩm. Gắn mức tăng tiền lương bộ phận quản lý tỉ lệ thuận với mức tăng tiền lương của công nhân sản xuất để gắn trách nhiệm của họ để họ quản lý tốt hơn công nhân của mình. Đối với việc trả lương cho cán bộ quản lý trực tiếp phân xưởng thì quỹ tiền lương của họ phụ thuộc một phần lớn quỹ tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất. Do đó tiền lương của họ sã tăng khi quỹ tiền lương sản phẩm của công nhân trực tiếp sản xuất tăng vì vậy có thể dẫn tới tình trạng tiêu cực là người quản lý vì lợi ích của bản thân mà có thể đẩy người lao động đến việc lao động quá sức. Hình thức trả lương theo sản phẩm Hình thức trả lương này áp dụng chủ yếu cho công nhân trực tiếp sản xuất. Quỹ tiền lương của công nhân sản xuất hàng tháng sẽ được phân phối hết. Và nó được xác định dựa vào đơn giá từng loại sản phẩm và khối lượng thực hiện hàng kỳ. Trả lương cho bộ phận này dựa vào số ngày làm việc thực tế và số điểm của từng người trong tổ. Công ty đã xây dựng công thức tính như sau Công thức tính: QLsp Li = hiđi ồki=1hiđi Li : là tiền lương sản phẩm của công nhân i trong tổ nhận được QLsp : là quỹ tiền lương sản phẩm của tổ theo đơn giá k : là số lượng cán bộ công nhân viên của tổ kỳ thanh toán hi : là số ngày làm việc thực tế của từng người trong tổ đi : là số điểm trung bình một ngày của từng người trong tổ Chẳng hạn tiền lương của một tổ sản xuất được tính như sau: Quỹ tiền lương của tổ cắt cạnh tháng 4/2004 được thanh toán là 3.5000.000đ. Việc tính tiền lương cho từng người trải qua các bước sau Bước1: Tính các tích số hiđi - Tổ trưởng tổ sản xuất làm đủ 22 ngày và được số điểm trung bình 1 ngày là 10 điểm. Ta có h1đ1= 22 x 10 = 220 - Công nhân 1 làm đủ 22 ngày và có số điểm trung bình ngày là 9 Ta có h2đ2 = 22 x 9 = 198 - Công nhân 2 làm đủ 22 ngày và có số điểm trung bình ngày là 8,5 Ta có h3đ3 = 22 x 8,5 = 187 - Công nhân 3 làm đủ 22 ngày và có số điểm trung bình ngày là 9 Ta có h4đ4 = 22 x 9 = 198 - Công nhân 4 làm đủ 22 ngày và có số điểm trung bình ngày là 10 Ta có h5đ5 = 22 x 10 = 220 - Công nhân 5 làm đủ 22 ngày và có số điểm trung bình ngày là 8 Ta có h5đ5 = 22 x 8 = 176 Cộng các tích số trên lại Ta có ồki=1hiđi = 220 +198 +187 + 198 + 220 + 176 = 1199 Bước 2: Tính tiền lương Như vậy tiền luơng của tưng người như sau: - Tiền luơng của tổ trưởng là 642.000đ = (3.500.000/1199) x 220 - Tiền lương của công nhân 1 là 578.000đ = (3.500.000/1199) x 198 - Tiền lương của công nhân 2 là 546.000đ = (3.500.000/1199) x 187 - Tiền lương của công nhân 3 là 578.000đ = (3.500.000/1199) x 198 - Tiền lương của công nhân 4 là 642.00đ = (3.500.000/1199) x 220 - Tiền lương của công nhân 5 là 514.000.đ = (3.500.000/1199) x 176 Nhận xét: Theo tôi Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm là tương đối hợp lí. Nó phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Công nhân làm tốt công việc thì được hưởng nhiều trên cơ sở bình công chấm điểm, ngược lại làm không tốt thì được hưởng ít. Cách trả lương này khá công bằng nó phụ thuộc vào chính tay nghề và năng lực của họ. Tuy nhiên ở hình thức trả lương này còn có một số điểm phải xem xét: Do việc chấm điểm để tính lương căn cứ vào kết quả công việc của từng cá nhân nên sự đánh giá đôi khi mang tính chất chủ quan. Chưa khuyến khích được những công nhân có những sản phẩm vượt định mức để họ chú trọng hơn vào công tác nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nhiên nguyên vật liệu và hoàn thành vượt định mức nhiệm vụ được giao. Tiền lương chưa gắn chặt với sản phẩm họ làm ra. Phân tích mức lương bình quân của Công ty qua một số năm Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004 Tiền lương bq đ/ng/th 600.000 610.000 640.000 Qua bảng trên ta thấy tiền lương bình quân của Công ty qua các năm gần đây đều tăng. Cụ thể là tiền lương bình quân năm 2002 là 600.000đ/tháng đến năm 2003 là 610.000đ/tháng như vậy tăng lên 10.000đ tương ứng với tăng lên 1,67%. Đến năm 2004 tăng lên 640.000đ/tháng như vậy tăng so với năm 2003 là 30.000đ tương ứng với 5% và tăng 40.000đ so với năm 2001 tương ứng với 6,67%. Tiền lương tăng lên là dấu hiệu đáng mừng cho người lao động. Tuy nhiên với thời điểm hiện nay thì mức lương như vậy chưa đáp ứng đủ cho đời sống người lao động. Cần phải có một chế độ chính sách mới về tiền lương nhằm khuyến khích người lao động yên tâm làm việc. Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Đơn giá nhân công và định mức lao động Cơ sở của việc định mức đơn giá nhân công: - Định mức nhân công gia công ốp lát theo quyết định số 161/QĐ-KT-CN ngày 8/10/2003 - Lương bậc thợ theo bảng lương A7: nhóm III của Nghị định số 26/CP, ngày 23/5/2003 - Phụ cấp độc hại làm việc trong điều kiện tiếng ồn cao, nhiều bụi: hệ số 0,4 tức là 116.000đ/tháng hay 5273đ/ngay - Phụ cấp làm đêm dược tính hệ số là 0,4, tiền lương theo hệ số cấp bậc công việc trên số ngày qui định trong tháng và số ngày thực tế làm đêm của từng người - Số ngày để tính lương cho công nhân là 22 ngày/tháng. Để cụ thể hoá việc trả lương và để đảm bảo sự công bằng trong việc trả lương cho người lao động, Công ty đã có các định mức lao động và đơn giá nhân công cho người công nhân làm ở các bộ phận khác nhau trên dây truyền sản xuất sản phẩm, đó là: 4.1. Đơn giá nhân công và định mức lao động đá tấm Granite trên máy mài băng Live Breton KG 200/013 * Nội dung công việc: - Cẩu đá từ kho bán thành phẩm lên máy CAL - Kiểm tra máy, nhận đầu mài từ kho vật tư. - Kiểm tra điện nước, lắp đầu mài. - Vận hành máy CAL, mài băng, JOT. - Vận chuyển đá tấm từ máy JOT vào kho bán thành phẩm và nghiệm thu - Vệ sinh công nghiệp. * Đơn giá nhân công - 1 ca làm việc 2 người - Công việc của bậc thợ 3 thợ bậc 6, hệ số 3,05 1 thợ phụ bậc 4, hệ số 2,04 Bậc thợ trung bình là 2,7975 Lương cơ bản bình quân của 2 người là 2,7975 *290.000 *2 = 1622550 đ/th Lương ngày của 2 người là 1622550/22 =73752 đ/ngày Độc hại 2 người là 5273 *2 =10.546 đ 4.1.1. Đá có độ cứng cao (AT,TI,T2) Quy cách đá Tấm m2/tấm Định mức m2/công Đơn giá tiền lương đ/m2 Ăn ca đ/m2 Lcn Độc hại <=2,5 60 1118 176 200 2,5 - 4,0 80 837 132 150 > 4,0 120 559 88 100 4.1.2.Các loại đá khác Quy cách đá Tấm m2/tấm Định mức m2/công Đơn giá tiền lương đ/m2 Ăn ca đ/m2 Lcn Độc hại <=2,5 60 1118 176 200 2,5 - 4,0 90 746 117 133 > 4,0 140 479 75 86 4.2 Định mức lao động và đơn giá nhân công cắt cạnh đá Granite * Nội dung công việc - Kiểm tra máy móc thiết bị. - Chọn, nhận đá tấm từ kho bán thành phẩm - Đưa đá tấm vào máy, xác định kích thước sản phẩm theo yêu cầu trên đá tấm để có tỷ lệ thu hồi tối đa. - Vận hành máy cắt - Vệ sinh, nghiệm thu sản phẩm, xếp sản phẩm vào kho - Vệ sinh công nghiệp, thu dọn phế thải theo yêu cầu * Đơn giá nhân công Công việc của bậc thợ 1 thợ bậc 6, hệ số 3,05 1 thợ phụ bậc 5, hệ số 2,49 2 thợ bậc 4. hệ số 2,04 Hệ số bậc thợ trung bình là 2,405 Lương cơ bản bình quân là 2,405 * 290.000 =697.450 đ/tháng Lương ngày là 697450/22 = 31.702 đ/ngày Độc hại 5.273 đ/ngày 4.2.1. Đá có độ cứng cao (AT,TI,T2) Quy cách đá Tấm m2/tấm Định mức m2/công Đơn giá tiền lương đ/m2 Ăn ca đ/m2 Lcn Độc hại < 0,02 2 15581 2637 13000 0,03 – 0,04 2,5 12681 2109 2400 0,04 – 0,09 5 3963 1055 1200 0,09 – 0,16 8 3170 659 750 0,16 – 0,36 10 2642 527 600 0,36 - 1 12 2642 439 500 1 - 2,0 20 1585 264 300 >= 2,0 24 1321 220 250 4.2.2.Các loại đá khác Quy cách đá Tấm m2/tấm Định mức m2/công Đơn giá tiền lương đ/m2 Ăn ca đ/m2 Lcn Độc hại < 0,02 4 7925 1318 1500 0,03 – 0,04 5 6340 1055 1200 0,04 – 0,09 7 4529 753 857 0,09 – 0,16 10 3170 527 600 0,16 – 0,36 12 2642 439 500 0,36 - 1 16 1981 329 375 1 - 2,0 20 1585 264 300 >= 2,0 24 1321 220 250 4.2.3. Cắt góc các loại đá Granite và Marble Quy cách đá tấm m2/đvsp Định mức viên/công Đơn giá tiền lương đ/viên Ăn ca đ/viên Số góc cắt g/viên Lcn Độc hại 0,09 – 0,16 200 viên 160 vên 120 viên 1 góc 2 góc 3 –4 góc 159 198 264 26 33 44 30 38 50 0,16 – 0,36 160 viên 120 viên 90 viên 1 góc 2 góc 3 –4 góc 198 264 352 33 44 58 38 50 66 4.3. Định mức lao động và đơn giá nhân công xẻ đá tấm Granite bằng máy xẻ đĩa. 4.4. Định mức lao động và đơn giá nhân công mài bóng đá tấm Granite bằng máy mài trục khuỷu Hasin 4.4.1.Đá có độ cứng cao (AT,TI,T2). 4.4.2.Các loại đá khác. 4.5. Định mức lao động và đơn giá nhân công mài bóng đá tấm Marblre bằng máy mài băng liên tục Simec_SM92 4.6. Định mức lao động và đơn giá nhân công cắt cạnh đá Marblre 4.7. Định mức lao động và đơn giá nhân công gia công tinh 4.7.1. Bo cạnh 4.7.1.1. Đá có độ cứng cao(AT,TI,T2). 4.7.1.2. Các loại đá Granite khác 4.7.1.3 Đá Marble 4.7.2. Mài bóng cạnh + vuốt gờ 4.7.3. Khoét lỗ, khoan lỗ đá Granite các loại 4.7.4. Cắt vát cạnh, cắt cong đá Granite các loại. 4.7.5. Khoét lỗ, khoan lỗ, lắp chậu. 4.7.6. Bốc xếp sản phẩm lên phương tiện vận tải hoặc đóng hòm. III. Đánh giá về công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty. Qua khảo sát tình hình trả lương tại Công ty phát triển khoáng sản, tôi có một vài nhận xét như sau: 1. Về những ưu điểm đã đạt được: - Trong thời đại ngày nay đứng trước sự đổi mới của đất nước, là một doanh nghiệp sản xuất. Kinh doanh trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Công ty đã thường xuyên coi trọng đến công tác cải tiến tổ chức sản xuất, gắn sản xuất với tiêu thụ kinh doanh có lãi. Tạo nguồn tiền lương đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên luôn ổn định và phát triển. - Về tổ chức sản xuất đã áp dụng chế độ tiền lương theo sản phẩm. Đây là chế độ tiền lương kích thích người lao động tăng năng suất lao động, làm cho người lao động biết quyền lợi và nhiệm vụ của mình nên hăng hái sản xuất, đem lại hiệu quả toàn diện về năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng thu nhập cho người lao động. Giúp người lao động phát huy được 3 lợi ích: Lợi ích của người lao động, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội tiến tới thực hiện công bằng xã hội trong trả lương cho người lao động. Công ty đã xây dựng được một hệ thống định mức kỹ thuật lao động làm cơ sở cho công tác tiền lương theo sản phẩm, đã thực sự gắn tiền lương với hao phí của người lao động và hiệu quả sử dụng lao động. 2. Những mặt tồn tại: - Công tác định mức lao động chưa được chú trọng, chậm đổi mới cải tiến để phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh, có những định mức còn mang nặng tính áp đặt thiếu thực tế. - Công tác phát triển kỹ thuật và công nghệ còn nhiều bị động, lúng túng trước yêu cầu của khách hàng. - Công tác tiết kiệm chưa thực sự đi vào nhận thức sâu sắc và trở thành hành động cụ thể của cán bộ công nhân viên. - Trong đầu tư phát triển chưa tính hết và sát thực nhứng yêu cầu nên còn để lãng phí, việc giám sát sản xuất còn thiếu chủ động. Chương 3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại công ty phát triển khoáng sản mideco 1. Nâng cao chất lượng sản phẩm Sản phẩm của Công ty có một nét đặc trưng là nó gắn liền với các công trình mà tuổi đời của các công trình từ hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn năm, vì vậy nó đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng tốt, có độ bền cao. Người tiêu dùng không thể một sớm một chiều thay thế như các hàng hoá khác, chính vì thế, ngoài mẫu mã ra thì chất lượng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, trong việc ưu tiên lựa chọn của người tiêu dùng. Có thể nói, sự thành bại của Công ty nó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố chất lượng của sản phẩm. Về phía Công ty, cần phải tập trung xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm của mình, coi thị trường trong nước là nơi thử nghiệm, là bàn đạp để phát triển ra thị trường nước ngoài. Xác đinh thị trường mục tiêu cho thương hiệu, tiến hành các thủ tục đăng ký cho thương hiệu tại thị trường mục tiêu, phát triển các mạng lưới phân phối tại các thị trường đó. Để nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm cần đầu tư nhiều vào khâu nhân lực và công nghệ sản xuất sản phẩm. Về nhân lực, cần phải có các chính sách thu hút đãi ngộ với những người có thành tích cao, thu hút những người có trình độ thực sự vào các vị trí quản lý và điều hành công việc, cần phải tổ chức, sắp xếp lại bộ máy cho hợp lý hơn. Về công nghệ sản xuất sản phẩm, thông qua các hình thức liên doanh liên kết với các nhà sản xuất tiên tiến để học tập được công nghệ của họ, hoặc thông qua các hợp đồng mua bán dây truyền công nghệ tạo ra sản phẩm chất lượng cao, từ đó nâng cao vị thế của sản phẩm trên thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Để sản phẩm ngày càng được ưa chuộng trên thị trường thì phải đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt. Do vây trước khi sản phẩm được tung ra thị trường cần có chế độ kiểm tra đánh giá thích hợp. Công việc đánh giá cần được giao cho cán bộ Phòng Kỹ thuật đảm nhiệm tiến hành theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm, khả năng tiết kiệm vật tư, nguyên vật liệu của từng công đoạn sản xuất. Từ đó uốn nắn kịp thời những thiếu sót về kỹ thuật cũng như khả năng tiết kiệm nguyên vật liệu, định kỳ tổ chức hoặc đánh giá chất lượng sản phẩm cũng như về tiết kiệm nguyên vật liệu. Khuyến khích các cá nhân, tổ nhóm có chất lượng sản phẩm cao và phạt những công nhân không đạt mức về chất lượng để họ có ý thức lao động tốt hơn. 2. Hoàn thiện công tác định mức Có thể nói định mức có một vai trò rất to lớn trong hình thức trả luơng theo sản phẩm. Nó không chỉ là cơ sở của tổ chức lao động khoa học mà nó còn là cơ sở để trả lương chính xác, thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động. Trả lương có gắn được với kết quả lao động hay không là phụ thuộc rất nhiều vào khâu định mức. Hoàn thiện công tác định mức đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ cho cán bộ định mức và có được một phương pháp xác định định mức phù hợp, nhanh chóng và dễ dàng áp dụng định mức cho các công việc. - Nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên môn Công tác định mức có được chính xác, nhanh chóng đưa vào áp dụng hay không một phần lớn phụ thuộc vào trình độ kinh nghiệm của cán bộ định mức. Do vậy cần thường xuyên nâng cao tay nghề, sự hiểu biết cho họ. Có kế hoạch bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho cán bộ định mức thông qua việc cử họ đi học ở các trường chính quy, hoặc mở các lớp ngắn hạn, tạo điều kiện cho họ xuống trực tiếp các cơ sở sản xuất để nắm bắt tình hình thực tế các công việc. Liên tục cập nhật và tiếp cận các tài liệu mới về định mức. - Xây dựng phương pháp định mức Hiện nay Công ty phát triển khoáng sản xây dựng định mức chưa kết hợp giữa hai phương pháp khảo sát bấm giờ thời gian tác nghiệp sản phẩm và chụp ảnh ngày làm việc. Vì thế mức sản lượng chưa chính xác. Để xây các mức chính xác cần phải sử dụng phương pháp chụp ảnh và bấm giờ hoặc kết hợp cả cả hai phương pháp. Kết quả chụp ảnh bấm giờ sẽ phản ánh toàn bộ hoạt động của công nhân và thiết bị trong một ca làm việc, mặt khác nó có thể nghiên cứư hao phí thời gian thực hiện từng thao tác hoặc động tác của bước công việc, nó còn giúp phát hiện thời gian lãng phí…Phân tích những kết quả đó ta xác định cơ cấu các loại thời gian trong ca, nội dung và trình tự thực hiện các bước công việc, cuối cùng là xác định được mức thời gian và mức sản lượng. 3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và chỉ đạo sản xuất kinh doanh Tinh giảm bộ máy quản lý gọn nhẹ, bố trí những cán bộ có năng lực vào vị trí chủ chốt đồng thời giảm bớt những vị trí không cần thiết, các lao đông dôi dư cần được giải quyết thoã đáng theo nghị định 41 của Chính phủ. Tạo điều kiện về nhân lực, thiết bị, tiền vốn để đáp ứng nhu cầu dài hạn của Công ty. Tập trung khoán sâu công việc thậm chí khoán biên chế, quỹ lương cho bộ phận gián tiếp. Chuẩn bị tốt cho viểc triển khai Nghị định số 205/2004/NĐ-CP quy định về hệ thống thang bảng lương và chế độ phụ cấp lương mới trong các Công ty Nhà nước khi có hướng dẫn của các Bộ, Ban Ngành. Chỉ đạo sản xuất kinh doanh phải chủ động, tập trung xử lý các số liệu kịp thời , chính xác có kế hoạch kiểm tra, đôn đốc công nhân làm việc tốt. Thường xuyên kiểm tra bão dưỡng máy móc định kỳ để tăng tuổi thọ cho máy và để máy chạy được liên tục đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. Phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong công tác quản lý, áp dụng vào quá trình sản xuất một cách linh hoạt và phù hợp nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao sản lượng và giảm chi phí nguyên liệu vật tư cho Công ty. Thực hiện ký kết các hợp đồng thi công xây dựng nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động đồng thời sử dụng triệt để nguồn lực sẵn có của Công ty. Thực hiện giám sát, kiểm tra chất luợng sản phẩm, điều chỉnh bbỏ xung kịp thời các tiêu chuẩn định mức đánh giá. Quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất từ khâu đầu vào. Đẩy mạnh công tác tiếp thị bán hàng, xây dưng mạng lưới phân phối và quảng bá sản phẩm trên thị trường. 4. Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc Nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất được nhịp nhàng và liên tục. Bảo đảm những điều kiện thuận lợi nhất để tiến hành sản xuất và tạo hứng thú tích cực cho người lao động. Bảo đảm khả năng thực hiện các động tác lao động trong tư thế thoải mái, cho phép áp dụng các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến.Tạo ra được những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành các nhiệm vụ sản xuất với năng xuất cao thì một việc mà các cán bộ quản lý phải làm đó là tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc. Nơi làm việc phải được trang bị dụng cụ cần thiết theo một trật tự nhất định. Chọn các thiết bị phụ, các loại dụng cụ đồ gia công nghệ, các trang bị phù hợp. Chọn phương án thiết kế và thao tác lao động hợp lý, tạo các tư thế thuận lợi cho công nhân. Trên cơ sở đó tính độ dài của quá trình lao động đồng thời xác định luôn cả các mức thời gian cho bước công việc. Xây dựng hệ thống phục vụ theo chức năng, tính cá chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nơi làm việc và dự kiến các yếu của điều kiện lao động tại nơi làm việc. Đảm bảo đầy đủ các loại máy móc phù hợp tại nơi làm việc. Ngoài ra cần bố trí nơi làm việc một cách hợp lý bằng cách sắp xếp hợp lý trong không gian các phương tiện vật chất cần thiết của sản xuất tại nơi làm việc. Do quy trình sản xuất của Công ty thực hiện theo day chuyền. Vì vậy mà cần bố trí dây chuyền công nghệ một cách liên tục, gần kề nhau giúp tiết kiệm thời gian lao động. 5. Bổ sung hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng Nhìn chung hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân sản xuất trực tiếp là khá hợp lý. Nó gắn trách nhiệm của người công nhân với công việc qua việc chấm điểm để tính lương. Tuy nhiên để khuyến khích hơn nữa Công ty nên áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm có thưởng để khuyến khích những công nhân có thành tích xuất sắc, thường xuyên hoàn thành tốt nhiệm vụ và có những sản phẩm vượt định mức. Hình thức trả lương này sẽ khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất, cống hiến nhiều hơn nữa cho Công ty. Thúc đây họ học tập nâng cao tay nghề và tìm ra phương pháp lao động mới. Công thức tính : TL = Tsp + Tsp ( A.B ) / 100 Với: TL: Tổng số tiền lương( cả thưởng) trả cho người lao động Tsp: Tiền lương trả cho toàn bộ sản phẩm với đơn giá cố định A: % tiền thưởng cho 1% hoàn thành vượt mức chỉ tiên thưởng B: % hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thưởng. Với chế độ trả lương này thì toàn bộ số sản phẩm sẽ được tính theo đơn giá cố định còn những sản phẩm vượt định mức sẽ được tính theo một đơn giá khác tuỳ thuộc vào mức độ hoàn thành và vượt mức như thế nào so với quy định, chỉ tiêu mà công ty đề ra. Chẳng hạn cứ hoàn thành 1% vượt định mức thì được thưởng là 2% tiền lương trả theo sản phẩm theo đơn giá cố định. Việc quy định mức độ thưởng tuỳ thuộc vào từng Công ty và tuỳ thuộc vào mức độ tính chất của từng công việc. Kết luận Hòa chung với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đã có những khởi sắc, phát triển với tốc độ cao. Có được những thàng công đó là nhờ chính sách đầu tư vĩ mô của chính phủ và sự quản lý kinh doanh tốt của cấp vi mô trong các doanh nghiệp. Công tác xây dựng và quản lý tiền lương là một nội dung quan trọng của công tác quản lý doanh nghiệp, nhất là trong nền kinh tế thị trường canh tranh gay gắt. Do vậy, để tiền lương thưc sự trở thành đòn bẩy tăng năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc cần phải xây dựng, hoàn thiện một cơ chế tiền lương phù hợp thông qua quá trình thực hiện. Đảm bảo quan hệ lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Thời gian qua Công ty phát triển khoáng sản MIDECO đã đạt được nhiều kết quả tốt trong công tác quản lý tiền lương. Song để công tác tiền lương hoạt động tốt hơn nữa thì vẫn cần tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện. Trong phạm vi bài viết này nhờ sự giúp đõ nhiệt tình của cô giáo hướng dẫn và phòng tổ chức hành chính Công ty em đã xem xét, phân tích thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác trả lương để cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả. Trong bài viết này do thời gian thực tập có hạn nên không tránh khỏi thiếu sót em rất mong được sự góp ý nhiệt tình và sự cảm thông sâu sắc của các thầy cô giáo để cho em rút kinh nghiệm trong công tác sau này. Một lần nữa em xin bầy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Trần xuân Cầu, cô giáo Vũ thị Mai cùng toàn thể ban lãnh đạo-cán bộ công nhân viên Công ty phát triển khoáng sản MIDECO đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt báo cáo này. Tài liệu tham khảo 1. Bộ luật lao đông của nước cộng hoà XHCN Việt Nam- NXB Chính trị quốc gia -Hà Nội 2003. 2. Các quy định của Công ty phát triển khoáng sản MIDECO 3. Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới 4. Chế độ chính sách mới về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội; Luật gia Nguyễn Khải Nguyên- Đinh Thảo, NXB Thống kê- 2004. 5. Hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp theo chế độ tiền lương mới - NXB Lao động xã hội - Hà Nội 2004. 6. Giáo trình Quản trị nhân lực; Bộ môn quản trị nhân lực,Trường Đại học kinh tế quốc dân; PGS- TS Phạm Đức Thành; Tái bản lần thứ 2, NXBGD, 1995. 7. Giáo trình Quản trị nhân lực; Bộ môn quản trị nhân lực,Trường Đại học kinh tế quốc dân; ThS Nguyễn Vân Điềm và PGS - TS Nguyễn Ngọc Quân, NXB Lao động - Xã hội - 2004. 8. Giáo trình kinh tế lao động; Bộ môn kinh tế lao động Trường Đại học kinh tế quốc dân, TS. Mai Quốc Chánh, TS. Trần Xuân Cầu - NXB Lao động xã hội - Hà Nội 2000. 9. Phương pháp và kỹ năng quản lý nhân sự; Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, NXB Lao động xã hội - Hà Nội 2004. 10. Quản lý doanh nghiệp trong cơ chế thị trường, Ngô Thị Cúc, NXB Chính trị quốc gia- 1998. 11. Quy chế trả lương và phân phối tiền thưởng của công ty phát triển khoáng sản MIDECO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0056.doc
Tài liệu liên quan