Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, nắm bắt khả thi của Dự án và tiềm năng của Doanh nghiệp, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng thông qua dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo Hoà Hưng mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển lâu dài chung của đất nước.
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty có uy tín vay vốn sẽ có cơ hội phát triển nhanh hơn là tự mình tích lũy để phát triển. Các quốc gia đang phát triển phần lớn đều đã nhờ vào vốn vay của các nước tiên tiến hay các định chế tài chính quốc tế mới có khả năng thúc đẩy quy trình phát triển nền kinh tế quốc dân.
Một nghiên cứu khả thi nếu không có được sự bảo đảm rằng các nguồn tài trợ cho dự án đã được chuẩn bị và sẵn sàng thì dù nghiên cứu đó chứng tỏ rằng dự án đầu tư là hợp lý, đủ đáp ứng yêu cầu, nó vẫn không mang lại lợi ích gì đáng kể. Do đó nghiên cứu về cơ cấu vốn và khả năng kêu gọi tài trợ cho dự án là rất cần thiết. Trong việc huy động các nguồn vốn cho dự án để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư và để tránh ứ đọng vốn thì việc huy động vốn cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Các nguồn vốn dự kiến huy động cho dự án phải được đảm bảo chắc chắn về số lượng cũng như thời hạn bỏ vốn.
Mức lãi suất có thể chấp nhận được cho dự án.
Đối với dự án có Tổng mức đầu tư lớn, để an toàn vốn trong khi chưa lường trước hết sức mua cần thực hiện theo phương án phân kỳ đầu tư, đồng thời trong mỗi giai đoạn có thể chia thành các tiểu dự án nhỏ.
2.5.2. Hoàn thiện phương pháp lựa chọn phương án trong trường hợp có rủi ro
Công ty cần phải chú trọng và sử dụng các phương pháp phân tích để lựa chọn phương án tài chính trong trường hợp có rủi ro xảy ra.
Có thể sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy bằng cách cho các yếu tố đầu vào thay đổi hoặc sử dụng phương pháp xác suất bằng cách đưa ra các tình huống khác nhau có thể xảy ra. Sau đó, trong cả hai trường hợp tính toán lại các chỉ tiêu tài chính, xem xét tính bền vững của các chỉ tiêu đó để từ đó đưa ra quyết định.
2.6. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu kinh tế - xã hội
Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội là nhằm xem xét sự đóng góp thực tế của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của đất nước và phúc lợi xã hội. Vì vậy đối với hầu hết các dự án, phần nghiên cứu thị trường là không thể thiếu được trong nhiều trường hợp, chính những nghiên cứu trong phần này đóng một vai trò gần như quyết định đối với sự chấp thuận cho ra đời một dự án đầu tư. Hầu hết các dự án mà công ty lập tuy đã quan tâm đến nội dung này song tất cả chỉ mang tính định tính chứ chưa định lượng.Vì vậy Công ty cần chú trọng hơn, phân tích khía cạnh này sâu hơn, cụ thể hơn:
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần tuý (NVA): Là chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào.
- Ước tính số việc làm trực tiếp, gián tiếp tạo ra cho xã hội.
- Ảnh hưởng đến phát triển của địa phương: tình hình sức khoẻ của người dân địa phương, tình hình đời sống văn hoá…
3. Một số giải pháp khác cho công tác lập dự án
3.1. Tiến độ dự án
3.1.1. Lập lịch trình thực hiện công việc
Muốn giảm chi phí trong quá trình lập dự án thì cần phải thực hiện rất nhiều công việc nhưng yếu tố thời gian là điều phải quan tâm vì càng nhiều thời gian thì quỹ lương phải trả càng nhiều. Thời gian kéo dài thì thông tin, thị trường, chính sách có thể thay đổi và phải làm lại rất nhiều, gây lên tốn kém và lãng phí
Mục đích của quản lý thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Để quản lý tiến độ thời gian một cách có hiệu quả thì tất cả các công việc trong chu kì của dư án từ khâu đầu đến khâu cuối cần phải được kế hoạch hoá và lập trình cụ thể.Việc lập trình từng công việc của dự án phải đảm bảo sao cho dư án có thời gian thực hiện ngắn nhất, bàn giao đúng thời gian dự đinh. Để lập lịch trình thực hiện dự án đồi hỏi sắp xếp, phân tích nhằm xác định: Thời gian phải hoàn thành từng công việc và cả dự án; Những công việc nào cần phải hoàn thành trước, những công việc nào có thể làm sau, nhưng công việc nào có thể làm song song.
3.1.2. Có chế độ khuyến khích cán bộ công nhân viên trong Công ty
Để đảm bảo tiến độ thực hiện lập dự án như đã định thì bên cạnh sử dụng sơ đồ Gantt để quản lý các công việc, Công ty cũng nên có chế độ trả lương, thưởng - phạt hợp lý.
Khi tiền lương là quan trọng thì nó là một trong những động lực mạnh mẽ kích thích người lao động làm việc, vì vậy hệ thống tiền lương được trả như thế nào có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến công việc. Tiền lương càng cao, sự hài lòng về công việc của người lao động được tăng cường, giảm lãng phi giờ công, ngày công, người lao động gắn bó với tổ chức, giảm thuyên chuyển lao động, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Công ty. Một khi mục tiêu của tổ chức đạt được lại có điều kiện nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người lao động, tạo động lực kích thích người lao động. Do đó Công ty cần có chế độ trả lương thích hợp, hệ thống tiền lương được xây dựng trong doanh nghiệp phải nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản:
- Thu hút nhân viên
- Duy trì những nhân viên giỏi
- Kích thích, động viên nhân viên
- Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật
Công ty có thể trả lương căn cứ vào các yếu tố tác động đến tiền lương theo sơ đồ sau:
Bản thân công việc
Ấn định mức lương
Thị trường lao động
- Lương trên thị trường lao động.
- Chi phí sinh hoạt
- Xã hội
- Nền kinh tế
- Luật pháp
Bản thân nhân viên
- Mức hoàn thành công việc
- Thâm niên
- Kinh nghệm
- Thành viên trung thành
- Tiềm năng của nhân viên
Môi trường Công ty
- Chính sách
- Bầu văn hoá
- Cơ cấu tổ chức
- Khả năng chi trả
Cần có những phần thưởng hay tiền thưởng đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc như hoàn thành công việc trước thời hạn, tiết kiệm ngân sách, đưa ra các sáng kiến cải tiến có giá trị.
Bên cạnh khen thưởng cần xây dựng nội quy lao động, đưa ra hình thức kỷ luật và xử lý vi phạm đối với những trường hợp vi phạm nội quy, kỷ luật hay không hoàn thành công việc đúng kế hoạch. Tuỳ vào mức độ vi phạm mà đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp, có thể là:
Phê bình (người lao động không thấy bản thân bị bôi xấu, xỉ nhục)
Kỷ luật khiển trách: với mục đích làm cho người lao động hiểu rõ hành vi của họ là không được chấp nhận và tạo điều kiện cho họ sửa chữa vấn đề
Kỷ luật trừng phạt: là cách cuối cùng áp dụng đối với người vi phạm kỷ luật. Có thể là: cảnh cáo miệng, cảnh cáo bằng văn bản, đình chỉ công tác, sa thải.
4.2. Những điều cần ghi nhớ khi lập dự án
Trước khi nạp dự án hoàn tất, người soạn thảo và trình bày dự án cần phải đánh giá lại việc lập lịch trình dự án qua 20 câu hỏi cần ghi nhớ sau đây:
Lý do để hình thành dự án có được nêu lên rõ ràng hay không?
Dự án có đaps ứng được mục tiêu đã đề ra hay không?
Dự án có dễ hiểu đối với những người đọc dự án hay không?
Dự án có bao quát đề tài một cách quá rộng không?
Các thông tin cần thiết cho dự án có được trình bày đầy đủ không?
Phần tóm tắt dự án có gọn không? Có rõ ràng không? Có cung cấp những kết quả, kết luận và đề nghị quan trọng không? Có phải là tóm tắt trung thực của toàn bộ dự án không?
Có quá nhiều chi tiết trong phần thuyết minh chính của dự án không?
Các tính toán kỹ thuật của dự án có được thực hiện một cách chính xác không?
Những giả định quan trọng và mức độ chính xác của những giả định này có được nêu lên không?
Những kết luận và đề nghị đối với việc chấp thuận dự án có giá trị xác đáng không?
Những số liệu, dẫn chứng để bảo vệ các kết luận và kiến nghị, có giá trị thuyết phục những người xét duyệt dự án không?
Những số liệu nghiên cứu và các tài liệu tham khảo có liên quan đến dự án có được xem xét kỹ lưỡng không?
Bố cục dự án có được sắp xếp hợp lý không?
Các hành văn có rõ ràng và tạo tính thuyết phục không?
Bản thảo có được xem xét và hiệu đính cẩn thận không?
Các phụ đính của dự án có đầy đủ hay không?
Các bảng , biểu đồ, hình ảnh trình bày sạch sẽ, dễ đọc không?
Dự án đã được kiểm tra lại sau khi đánh máy hay in ấn chưa?
Nhóm nghiên cứu và soạn thảo dự án đã nhất trí về nội dung và hình thức của dự án hoàn chỉnh chưa?
Cuối cùng là dự án đã sẵn sàng đệ nạp đúng hạn cho các nơi mà dự án cần đệ nạp chưa?
KẾT LUẬN
Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng có những biến chuyển tích cực, tiêu chí hội nhập quốc tế không còn là vấn đề xa lạ. Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục chủ trương đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập cùng các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Những cơ hội thuận lợi đang mở ra trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam về cả tiềm năng thị trường rộng lớn lẫn sự hợp tác đa phương diện.
Thông qua tìm hiểu thực tế thực trạng công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà, trên cơ sở những kết quả đã đạt được ta có thể thấy các cán bộ trong Phòng Dự án đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác của mình. Song, vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi trong thời gian tới cần có giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác tư vấn lập dự án về cả hình thức lẫn nội dung, tạo được uy tín cho công ty trong lĩnh vực này. Đây là một bước đi rất cần thiết giúp Công ty có thể hoà chung vào đà phát triển và hội nhập của đất nước cũng như sự phát triển của quốc tế, có thể đứng vững trong cơ chế thị trường như hiện nay.
PHỤ LỤC
Nghiên cứu tình huống cụ thể lập dự án xây dựng công trình “Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng” tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà
1. Khái quát về dự án đầu tư
1.1. Khái quát về dự án đầu tư
- Tên dự án: Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo Hoà Hưng
- Địa điểm xây dựng: Xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Diện tích triển khai dự án: 3.961,26m2
- Tổng vốn đầu tư dự án: 8.409.580.000 đ
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và sản xuất Hoà Hưng. (Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102003024 do phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 23/07/2001 cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và sản xuất Hoà Hưng. Đăng ký thay đổi ngày 27 tháng 05 năm 2005).
2. .Sự cần thiết phải đầu tư
2.1. Những căn cứ pháp lý để lập dự án
- Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Căn cứ Quy hoạch chi tiết huyện Đông Anh tỷ lệ 1/5000 (Phần quy hoạch sử dụng đất và giao thông) đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 106/2000/QĐ-UB ngày 12/12/2000.
- Căn cứ Công văn số 1167/UB-NNĐC ngày 21/04/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng xin sử dụng đất tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh để xây dựng Trung tâm đào tạo nghề.
- Căn cứ Công văn số 1052/UB-NNĐC ngày 05/04/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng xin ứng kinh phí giải phóng mặt bằng.
- Căn cứ Công văn số 314/CV-UB ngày 29/6/2004 của UBND huyện Đông Anh về việc đề nghị tạm giao đất cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh.
- Căn cứ Công văn số 682/KH&ĐT-TĐ ngày 19/5/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội về dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội.
- Căn cứ Công văn số 1189/SGD&ĐT ngày 23/6/2004 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng lập dự án dạy nghề.
- Căn cứ Công văn số 1234/LĐTBXH-QLĐTN ngày 21/12/2004 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội về dự án xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng.
- Căn cứ bản đồ đo đạc hiện trạng khu đất dự kiến xây dựng tỷ lệ 1/500 tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội do Công ty Khảo sát đo đạc Hà Nội - Sở Địa chính nhà đất lập tháng 11 năm 2003.
- Căn cứ bản vẽ xác định chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 (bản vẽ CGĐĐ) do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập ngày 15/12/2003, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận ngày 18/12/2003.
- Căn cứ Công văn trả lời số liệu hạ tầng kỹ thuật hạ tầng khu đất xây dựng số 623/VQH-X4 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cấp ngày 19/12/2003.
- Căn cứ Công văn số 779/QHKT-P2 ngày 30/5/2006 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về việc Quy hoạch mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội.
- Căn cứ Công văn số 627/CV/ĐLHN/Đ8-KT ngày 28/6/2006 của Điện lực Đông Anh về việc xin thỏa thuận cung cấp điện cho DADT xây dựng Trung tâm Đào tạo nghề Hoà Hưng.
- Căn cứ Công văn số 246/CV-DA/PC23 (TM) ngày 04/7/2006 của Công an Thành phố Hà Nội về việc thoả thuận phòng cháy chữa cháy của dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng.
- Căn cứ Công văn số 423/CV-UB ngày 18/7/2006 của UBND huyện Đông Anh về việc thoả thuận thoát nước dự án Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng.
- Căn cứ Công văn số 227/KDNS2 ngày 19/7/2006 của Công ty kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội về việc thoả thuận cấp nước cho dự án Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng xã Vân Nội – huyện Đông Anh – Hà Nội.
- Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 3978 - 1984 về tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông.
- Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 5713 - 1993 về tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông cơ sở.
- Căn cứ tiêu chuẩn TCXD 204 - 1998 về bảo vệ công trình xây dựng - phòng chống mối cho công trình xây mới.
- Căn cứ các văn bản, quy phạm khác hiện hành.
2.2. Sự cần thiết phải đầu tư
2.2.1. Thực trạng và nhu cầu của thị trường lao động
Với dân số gần 80 triệu người (số liệu báo lao động tháng 12 năm 2000), tiềm năng lao động của Việt nam vô cùng dồi dào (80% đang ở độ tuổi lao động - Kết cấu dân số trẻ).Tuy nhiên, cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý. Khu vực sản xuất nông nghiệp tập chung tới hơn 67% dân số trong độ tuổi lao động nhưng khối lượng sản phẩm làm ra lại chưa cao (khoảng 20% tổng thu nhập quốc dân). Khu vực công nghiệp, dịch vụ đóng góp hơn 80% trong tổng GDP cả nước lại thiếu trầm trọng đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, tiếp cận với nền công nghiệp hiện đại của thế giới. Theo số liệu thống kê năm, số lao động Việt nam đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm 6% tổng dân số (xấp xỉ bằng 12% tổng số lao động). So với các nước khu vực, đây là tỷ lệ còn phải điều chỉnh rất nhiều. Và trong chiến lược phát triển đến năm 2005 ngành giáo dục và đào tạo đang đặt ra mục tiêu đưa tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề từ 18-19%, trong đó lao động đã qua đào tạo nghề của ngành công nghiệp phải đạt mức 32%.
So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào, có trình độ văn hoá khá, có khả năng tích luỹ kỹ thuật nhanh. Trong khi đó, giá nhân công ở nước ta rất rẻ so với rất nhiều nước khác, đây là một lợi thế cạnh tranh không thể phủ nhận.
Bảng đơn giá lao động bình quân của một số nước trong khu vực:
Quốc gia
Đơn giá lao động bình quân (USD/h)
Việt Nam
0.24
Thái Lan
1.18
Malaysia
0.32
Singapore
3.16
(Nguồn: Niên giám thống kê 2001)
* Đặc biệt đối với ngành công nghiệp thông tin, ngoại ngữ là một nhiệm vụ trọng tâm, nhằm vừa khắc phục sự thiếu hụt trước mắt, vừa chuẩn bị nguồn nhân lực cho kế hoạch đầu tư phát triển lâu dài. Theo dự kiến đến năm 2005, nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin là khoảng 2 triệu kỹ sư và đến 2010 nhu cầu này sẽ là 4 triệu lao động.
Hiện nay tính trên cả nước có 215 trường dạy nghề công lập, 162 trung tâm dạy nghề địa phương. Tuy nhiên, các trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề này do cơ sở vật chất còn lạc hậu, ngành nghề đào tạo chưa thích ứng với nhu cầu thị trường, công tác hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động còn nhiều bất cập nên không đáp ứng được yêu cầu đặt ra từ phía người lao động cũng như yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2.2.2. Mục đích của dự án:
- Tạo nguồn nhân lực cho địa phương trong các lĩnh vực tin học và ngoại ngữ… đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động của nước ta trong thời kỳ đổi mới: người lao động phải có trình độ, tay nghề chuyên môn cao và kỹ năng giao tiếp tốt.
- Kết hợp giữa đào tạo cho người lao động với hoạt động hướng nghiệp, giới thiệu việc làm của doanh nghiệp, nhằm tạo một địa chỉ đào tạo, hướng nghiệp và cung ứng lao động có chất lượng lao động, uy tín trên địa bàn huyện Đông Anh cũng như các tỉnh, thành trên toàn quốc.
III. căn cứ xác định quy mô đầu tư
3.1. Cơ sở xác định quy mô nhà trường
1- Căn cứ vào hiện trạng, diện tích khu đất được giới thiệu.
2- Căn cứ vào đặc điểm dân cư và sự phát triển trong các năm tiếp theo.
3- Căn cứ vào Tổng số học sinh, giáo viên hiện nay và dự kiến trong giai đoạn tiếp theo.
4- Các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành:
- Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 3978-1984 về tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông.
- Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 5713-1993 về tiêu chuẩn thiết kế phòng học phổ thông cơ sở.
- Căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện hành khác.
4. Tổ chức quản lý và hoạt động của dự án
4.1. Tổ chức quản lý
4.1.1 Mô hình tổ chức quản lý
PHÒNG KẾ TOÁN
BAN GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, DẠY NGHỀ
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
PHÒNG TUYỂN SINH VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN
PHÒNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
BAN TIN HỌC
BAN NGOẠI NGỮ
4.1.2. Cơ cấu chức năng của bộ máy quản lý
Bảng : Bảng nhân sự, lương dự kiến:
Nhân sự
Mức lương trung bình (VND/tháng
Phụ cấp trách nhiệm (VND/tháng)
Tổng thu nhập trung bình (VND/tháng)
Số lượng (người)
Tổng số (VND)
Bộ phận quản lý, hành chính
Giám đốc
2.000.000
500.000
2.500.000
01
2.500.000
Phó giám đốc
1.800.000
300.000
2.100.000
02
4.200.000
Trưởng phòng
1.200.000
200.000
1.400.000
03
4.200.000
Kế toán trưởng
1.500.000
300.000
1.800.000
01
1.800.000
Bộ phận giảng viên, nhân viên
Cán bộ phòng ban, nhân viên kế toán
1.000.000
1.000.000
08
8.000.000
Giảng viên
1.200.000
1.200.000
13
15.600.000
Công nhân viên
600.000
600.000
05
3.000.000
Tổng tiền lương phải trả 01 tháng: 39.300.000 đồng/tháng
Tổng tiền lương phải trả 01 năm: 471.600.000 đồng/ năm
4.1.3. Đào tạo, tuyển dụng lao động
a. Đào tạo, tuyển dụng cán bộ phòng ban:
Đây là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Trung tâm nên đòi hỏi phải có hiểu biết chuyên môn, trình độ quản lý. Trình độ quản lý của cán bộ tuyển dụng mới được đánh giá dựa trên:
+ Việc xem xét hồ sơ, lý lịch.
+ Qua phỏng vấn và thi tuyển do bộ phận hành chính tổ chức.
b. Đào tạo, tuyển dụng giảng viên:
Tất cả các giảng viên dạy nghề, dạy tin học và ngoại ngữ khi được tuyển dụng vào bất cứ vị trí nào đều được kiểm tra, đánh giá ban đầu về năng lực, trình độ để có kế hoạch đào tạo chuyên ngành thích ứng với hoạt động đặc thù của Trung tâm. Đồng thời, Trung tâm cũng xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động và mặt kỹ năng, trình độ.
c. Chính sách nhân sự:
Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng trong hoạt động tuyển và sử dụng lao động cam kết tuân thủ theo đúng pháp luật và quy chế về lao động do Nhà nước Việt Nam ban hành. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ đảm bảo một chế độ tiền lương, chế độ thưởng, BH y tế, BHXH, phụ cấp lao động hợp lý.
Để người lao động hoạt động có kỷ luật,có hiệu quả, Ban lãnh đạo Trung tâm sẽ ban hành quy chế, nguyên tắc khen thưởng,kỷ luật rõ ràng và nghiêm túc tổ chức thức hiện.
4.2. Hoạt động của dự án
4.2.1. Kế hoạch đầu tư, xây dựng dự án
a. Dự kiến bắt đầu kết thúc công trình vào quý IV năm 2007, và đưa vào hoạt động trước quý I/2008, gồm các bước sau:
+ Xây dựng dự án
+ Khảo sát và lập kế hoạch triển khai Dự án
+ Lập và phê duyệt thiết kế thi công
+ Tuyển dụng, đào tạo cán bộ, lao động và dự trù kế hoạch hoạt động.
b. Dự án đi vào hoạt động với 03 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 : Tiến hành việc xây dựng, hoàn thiện và triển khai dự án.
+ Giai đoạn 2 : Hoàn thiện bộ máy quản lý thực hiện hoạt động đào tạo dạy nghề.
+ Giai đoạn 3: Tổ chức chiêu sinh và từng bước đẩy mạnh hoạt động, mở rộng quy mô và đầu tư theo chiều cho dự án.
4.2.2. Hoạt động đào tạo dạy nghề và hướng nghiệp cho người lao động
a. Nhằm tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động, đồng thời đáp ứng yêu cầu về thời gian học của đối tượng lao động đa dạng, Trung tâm sẽ tiến hành tổ chức chiêu sinh các khoá học đan xen, bố trí một thời gian biểu và kế hoạch giảng dạy hợp lý. Cụ thể:
- Tổ chức các lớp học ban ngày (trong giờ hành chính), phục vụ đối tượng học viên là những người có nhu cầu đào tạo mới hoặc chưa có việc làm.
- Tổ chức các lớp học buổi tối (từ 18h đến 21h30), phục vụ đối tượng học viên là những người có nhu cầu chuyên sâu hoặc đào tạo lại nghề.
5. Địa điểm xây dựng
5.1. Địa điểm xây dựng
Địa điểm xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng nằm ở xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội với diện tích khoảng 3.961,26m2.
+Phía Bắc giáp nhà dân
+Phía Tây giáp nhà dân
+Phía Đông giáp nhà dân
+Phía Nam giáp nhà trẻ xã Vân Nội
5.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu và thuỷ văn khu vực
5.2.1. Đặc điểm địa hình
Đặc điểm khu đất xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng là khu đất bằng phẳng, cao độ nền ô đất dự kiến thấp nhất về phía Bắc Hmin = 11,0m
5.2.2. Điều kiện địa chất:
Theo các tài liệu khảo sát địa chất công trình và địa hình khu vực lân cận, nền đất tại vị trí khu vực gần công trình bao gồm các lớp sau:
- Lớp 1: Đất trồng chọt ký hiệu (1) trên mặt cắt địa chất công trình.
Dất trồng chọt có thành phần màu xám vàng, nâu vàng lần thân rễ thực vật.
Lớp này nằm ngay sát mặt đất, gặp ở tất cả các hố khoan. bề dày lớp 0.2m đến 0.3m.
- Lớp 2: Ký hiệu (2) trên mặt cắt địa chất công trình.
Thành phần sét, có chỗ lẫn kết vón oxit kim loại màu xám vàng, nâu đỏ, nâu vàng, xám trắng loang lổ. Trạng thái cứng.
Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan, xuất hiện từ độ sâu 0.2m đến 0.3m, kết thúc ở độ sâu từ 3.8m (K1) đến 6.0(K2). Bề dày thay đổi từ 3.6m(K1) đến 5.7m(K2), trung bình 4.3m.
áp lực tính toán R=2.10kG/cm2. Mô đun tổng biến dạng E=218.0kG/cm2.
- Lớp 3: Ký hiệu (3) trên mặt cắt địa chất công trình.
Thành phần sét pha, có chỗ sét lẫn kết vón oxit kim loại màu xám trắng, nâu đỏ, xám vàng, nâu vàng, xám xanh loang lổ. Trạng thái nửa cứng, có chỗ dẻo cứng. Trong lớp xen kẹp bởi thấu kính TK1 sét pha dẻo mềm, gặp tại hố khoan K1.
- Lớp 4: Ký hiệu (4) trên mặt cắt địa chất công trình.
Thành phần sét pha lần kết vón oxit kim loại màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng. Trạng thái cứng.
Lớp này chỉ gặp ở hố khoan K2, xuất hiện ở độ sâu từ 9.0m độ sâu kết thúc chưa xác định vì đáy hố khoan vẫn nằm trong lớp này.
5.2.3. Khí hậu thuỷ văn:
Một số đặc điểm của khí hậu Hà Nội :
+ Số ngày có mưa trung bình trong năm : 142.2 ngày.
+ Số ngày có sương mù trung bình trong năm: 11.7 ngày.
+ Tổng số giờ nắng trung bình trong năm : 1646 giờ.
+ Nhiệt độ không khí trung bình : 23.5 độ C.
+ Nhiệt độ không khí cao nhất : 40.4 độ C (năm 1949).
+ Nhiệt độ không khí thấp nhất : 2.7 độ C (năm 1955).
+ Độ ẩm tương đối trung bình : 84%
+ Lượng mưa trung bình trong năm : 1667 mm.
+ Tốc độ gió trung bình : 2.6 m/s.
+ Nhiệt lượng trung bình tháng của bức xạ mặt trời lên mặt phẳng ngang (KCal/m2) 2977-> 5788 (theo các tháng trong năm).
+ Nhiệt lượng trung bình tháng của bức xạ mặt trời lên mặt phẳng đứng (KCal/m2) 120-> 1313 ( theo các tháng trong năm).
6. Hình thức đầu tư và quy mô đầu tư
6.1. Hình thức đầu tư
- Hình thức đầu tư: Xây mới đồng bộ.
6.2. Quy mô đầu tư
7. Phương án giải phóng mặt bằng
Căn cứ Quyết định số 8062/QĐ-UB ngày 02/11/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu hồi 4.128 m2 đất tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh do Trung tâm kinh doanh lương thực nông sản và dịch vụ Đông Anh quản lý để hoang hoá, sử dụng sai mục đích, vi phạm luật đất đai.
Căn cứ Quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998, Quyết định số 33/QĐ-UB ngày 19/9/1998 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành chế độ bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Căn cứ văn bản số 2593/STCVG-BG ngày 01/9/2003 của Sở Tài chính vật giá Hà Nội về việc thông báo giá bồi thường cây cối hoa màu phục vụ cho công tác GPMB - về việc thu hồi 4.128,2 m2 đất tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh của UBND Thành phố Hà Nội do Trung tâm kinh doanh lương thực nông sản và dịch vụ Đông Anh quản lý để hoang hoá sử dụng sai mục đích, vi phạm luật đất đai.
Căn cứ Quyết định số 05/2002/QĐ-UB ngày 17/1/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành giá chuẩn xây dựng mới tại Thành phố Hà Nội, Thông báo số 134/TB-LSTCVG-XD ngày 07/02/2002 của Liên Sở Tài chính vật giá- Xây dựng.
Căn cứ Quyết định số 902/QĐ-UB ngày 14/11/2003 của UBND huyện Đông Anh về việc phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ cây cối, vật kiến trúc khu đất thu hồi theo Quyết định số 8062/QĐ-UB ngày 02/11/2002 của UBND Thành phố Hà Nội tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh do Trung tâm kinh doanh lương thực nông sản và dịch vụ Đông Anh quản lý để hoang hoá sử dụng sai mục đích, vi phạm luật đất đai.
Đến nay chủ đầ tư đã hoàn tất thủ tục giải phóng mặt bằng theo đúng chế độ của nhà nước(có hồ sơ kèm theo)
8. Quy hoạch tổng thể, phân tích lựa chọn phương án
8.1. Quy hoạch tổng thể
- Giải pháp quy hoạch mặt bằng tổng thể khu đất dựa trên cơ sở mặt bằng hiện trạng khu đất và quy hoạch tổng thể của huyện Đông Anh.
- Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng thực chất là công trình giáo dục nên hình thức kiến trúc cần đơn giản, trang trọng, đáp ứng tốt công năng sử dụng đồng thời phải phù hợp với tổng thể kiến trúc của khu vực.
- Chiều cao của công trình được xem xét nghiên cứu để đảm bảo về yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ kiến trúc cũng như về quy hoạch không gian của huyện Đông Anh.
- Tổng thể bao gồm 01 khối hiệu bộ 3 tầng, 01 khối lớp học 3 tầng và các công trình phụ trợ khác như nhà thường trực, nhà để xe, trạm bơm nước, bể chứa nước sạch kết hợp PCCC, nhà đặt trạm biếp áp, vườn hoa cây xanh…
8.2. Phân tích lựa chọn phương án
Sau khi nghiên cứu hiện trạng khu đất và nhu cầu của sự đầu tư. Đơn vị tư vấn xin đề xuất 2 phương án quy hoạch tổng mặt bằng công trình như sau:
8.2.1. Phương án 1: (Xem bản vẽ minh hoạ kèm theo)
* Tổng mặt bằng:
- 01 nhà lớp học 3 tầng có hướng về hướng Bắc, Nam vuông góc với nhà hiệu bộ 3 tầng theo hướng Tây.
- Các hạng mục phụ trợ được bố trí hợp lý về sử dụng và thẩm mỹ.
* Nội dung xây dựng:
- Xây dựng 01 nhà lớp học 3 tầng bao gồm: 12 phòng học và các phòng phụ trợ.
- Xây dựng một nhà hiệu bộ 3 tầng đủ các phòng chức năng.
- Xây dựng nhà để xe đạp, xe máy.
- Nhà thưởng trực, bảo vệ.
- Bể nước giếng khoan trạm bơm và xử lý nước.
- Cổng chính, cổng phụ, tường rào bao quanh.
- Hệ thống giao thông đi lại, sân trường, vườn, bồn hoa, cây cảnh.
8.2.2. Phương án 2. (xem bản vẽ minh hoạ kèm theo)
* Tổng mặt bằng:
- 01 nhà lớp học 3 tầng có hướng về hướng Bắc, Nam vuông góc với nhà hiệu bộ 3 tầng theo hướng Tây.
- Các hạng mục phụ trợ được bố trí hợp lý về sử dụng và thẩm mỹ.
* Nội dung xây dựng:
- Xây dựng 01 nhà lớp học 3 tầng bao gồm: 12 phòng học và các phòng phụ trợ.
- Xây dựng nhà hành chính+nhà ăn+ký túc xá 3 tầng đủ các phòng chức năng.
- Nhà thường trực, bảo vệ.
- Bể nước giếng khoan trạm bơm và xử lý nước.
- Cổng chính, cổng phụ, tường rào bao quanh.
- Hệ thống giao thông đi lại, sân trường, vườn, bồn hoa, cây cảnh.
8.2.3. Lựa chọn phương án
Sau khi đưa ra 2 phương án thiết kế chúng tôi thấy phương án 1 có tính hợp lý, đáp ứng được dây chuyền giảng dạy học tập và thẩm mỹ kiến trúc.
Các chỉ tiêu chính đạt được của phương án 1 như sau:
Tổng diện tích lập dự án xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng khoảng 3.961,26m2.
+ Diện tích đất để xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng là 3.869.58m2.
+ Diện tích đất tạm giao quản lý : 91.68m2.
+ Diện tích sàn xây dựng : 1933m2.
+ Số tầng cao công trình : 1-3 tầng.
+ Mật độ xây dựng :20%.
+ Hệ số sử dụng đất :0,49 lần.
9. Các giải pháp kỹ thuật
9.1. San nền
1-Hiện trạng:
- Khu đất thuộc xã Vân Nộn Huyện Đông Anh với diện tích khoảng 3.961,26m2
- Nhìn chung mặt bằng khu vực có địa hình bằng phẳng, cao độ tự nhiên chênh lệch trung bình từ 8.97 đến 11.56.
2-Nguyên tắc và giải pháp san nền:
- Sau khi xem xét bản đo đạc hiện trạng TL1/500 do Công ty khảo sát và đo đạc Hà nội- Sở địa chính nhà đất lập tháng 11 năm 2003 và ý kiến thoả thuận cốt san nền của Viện quy hoạch xây dựng thành phố Hà nội tại công văn số 623/VQH-X4 ngày 19 tháng 12 năm 2003, đơn vị tư vấn chọn cao độ cốt san nền của công trình trung bình là cốt 11.50.
- Hướng dốc san nền của khu đất hướng về hướng Bắc.
- Cao độ san nền thấp nhất là H= 11.0m. Độ dốc san nền có i= 0,2% đảm bảo thoát nước tự nhiên.
- San nền bằng cát đen hoặc đất đồi đầm chặt K= 0,95.
- San nền thành từng lớp có chiều dày 30cm
- San nền toàn công trình vào 1 giai đoạn .
9.2. Giải pháp kiến trúc
9.2.1. Nhà lớp học( S.sàn=1311m2)
- Nhà lớp học, mỗi tầng gồm 4 lớp học, 01 cầu thang, khu vệ sinh nam, nữ.
- Cầu thang được bố trí ở giữa thuận lợi cho giao thông ngang. Khu vệ sinh được bố trí ở đầu hồi nhà cuối hướng gió.
- Khu vệ sinh: Nền lát gạch chống trơn 200x 200 liên doanh. Tường ốp gạch men kính trắng liên doanh 200x 250.
9.2.2. Nhà hiệu bộ: ( S.sàn=586m2)
Nhà hiệu bộ được thiết kế 3 tầng, mỗi tầng cao 3,6m gồm 06 gian 3,9m x 5,5m có hành lang phía trước rộng 2,1m.
9.2.3. Trạm bơm: (S=20m2)
Trạm bơm được xây dựng theo hình chữ nhật có kích thước 3,3m x 5,5m, chiều cao là 4,2m.
9.2.4. Phòng bảo vệ: (S=14,6m2)
- Phòng bảo vệ được xây dựng theo hình vuông có kích thước 3mx3m, chiều cao là 2,6m. Vị trí đặt ở cổng chính sát hàng rào phía Nam.
9.2.5. Cổng, tường rào
- Cổng được thiết kế gồm 1 cổng chính rộng 4,5m và 1 cổng phụ rộng 1,5m. Chiều cao cổng là 3m.
- Tường rào xây gạch 110, trụ xây gạch 220x330 cách nhau 3,3m. Chiều cao tường rào là 2,2m, toàn bộ tường quét vôi ve màu xanh.
9.2.6- Nhà để xe đạp, xe máy: (S=65m2)
9.2.7- Bể nước sinh hoạt kết hợp PCCC.
- Bể nước sinh hoạt kết hợp phòng cháy chữa cháy có dung tích chứa 50 m3. Bể được kết cấu bằng BTCT đổ liền khối có kích thước 5m x 5m x 2m và mặt bể được đặt nổi cách mặt sân 1 khoảng 50cm
9.3. Giải pháp kết cấu
9.3.1. Điều kiện địa chất ( Đã nêu phần 5.2.2 )
9.3.2 Giải pháp thiết kế:
Phần móng:
Căn cứ theo các tài liệu khảo sát địa chất công trình và địa hình khu vực lân cận. Đơn vị tư vấn đề xuất công trình dùng móng băng giao nhau có sườn bê tông cốt thép dưới hàng cột : chiều cao móng 1,6m, đáy móng ở độ sâu –1,6m so với cốt ±0,00, so với cốt sân là -1,15m.
Vật liệu : Bê tông móng mác 250. Thép AI Ra=2300KG/Cm2. Thép AII Ra=2800KG/Cm2.
Phần thân:
GiảI pháp kết cấu chịu lực chính cho công trình là hệ khung 3 tầng bằng bê tông cốt thép . Sàn tầng 1 là panel , một phần sàn là sàn BTCT dày 120mm. MáI bê tông cốt thép kết hợp với tường thu hồi lợp tôn.
Tiết diện cột 22x35cm, 22x22.
Hệ thống dầm tiết diện 22x60cm, 22x35cm…
Vật liệu : Dùng bê tông mác 250. Thép AI Ra=2300KG/Cm2. Thép AII Ra=2800KG/Cm2. Thép hình dùng thép CT3.
- Đối với các công trình phụ trợ: Thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành.
( Chi tiết xem Phụ lục tính toán kết cấu )
9.4. Giải pháp cấp điện + chống sét
Trung tâm đào tạo Hoà Hưng là nơi học tập và giảng dạy có nhiều tài liệu, dữ liệu quan trọng được lưu trữ trong máy tính cũng như lưu trữ trong hồ sơ giấy tờ. Vì vậy việc thiết kế hệ thống cấp điện phải đảm bảo những yêu cầu sau:
+ Đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn trường.
+ Đảm bảo về chất lượng, độ bền cơ học của thiết bị.
+ Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người sử dụng và hệ thống.
+ Không ảnh hưởng sang các hệ thống khác.
+ Đảm bảo về mỹ quan của toàn trường.
9.5 Các chỉ tiêu thiết kế
9.5.1. Nguồn điện cấp cho công trình
-Nguồn điện cấp điện cho công trình, được lấy từ lưới điện 0,4 KV khu vực.
9.5.2. Chỉ tiêu tính toán và phụ tải tính toán của các thiết bị điện và toàn công trình
a. Công suất đặt của các thiết bị trong công trình:
- Hộp đèn huỳnh quang 1,2m đôi 2x40W-220V
- Hộp đèn huỳnh quang 1,2m đơn 1x40W-220V
- Đèn lốp trần F250 - 60W-220V.
- Quạt trần 80W - 220V
- Điều hoà nhiệt độ 12000 BTU
- ổ cắm đôi 600w/ổ
b. Công suất đặt của các thiết bị ngoài công trình:
Chiếu sáng ngoài công trình dùng bóng Sodium 250W - 220V
c. Công suất tính toán của các hạng mục công trình
Căn cứ vào công năng trong công trình và công suất đặt của các thiết bị điện để tính công suất tính toán của công trình.
9.5.3. Giải pháp kỹ thuật lựa chọn cáp, dây dẫn và thiết bị bảo vệ
a. Kỹ thuật chọn cáp và dây dẫn
Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên cáp được lựa chọn theo điều kiện phát nóng
Trong đó:
+ Icp : Dòng điện cho phép
+ k1 : hệ số kể đến môi trường đặt cáp: Trong nhà, ngoài trời, dưới đất
+ k2 : hệ số hiệu chỉnh theo số luợng cáp đặt
+ Itt : Dòng điện tính toán
b. Kỹ thuật chọn thiết bị bảo vệ
Vì công trình sử dụng lưới điện 380/220V nên sử dụng thiết bị bảo vệ, đóng cắt
là Attomat vì Attomat có ưu điểm là khả năng làm việc chắc chắn, độ tin cậy cao
và an toàn.
9.6. Giải pháp thiết kế
9.6.1. Tủ điện tổng
- Vị trí tủ được đặt tầng 1 nhà hiệu bộ (được thể hiện trên bản vẽ), từ tủ điện tổng này sẽ cấp điện đến các tủ điện tổng của các nhà.
- Dây dẫn từ lưới điện khu vực đến tủ điện tổng là Cu/XLPE/PVC (4x25)
- Từ attomat tổng của tủ điện tổng MCCB-3P 100A sẽ co 4 lộ ra:
9.6.2. Giải pháp chiếu sáng trong công trình:
Theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo 20-TCVN-16-86. Các văn phòng sử dụng đèn huỳnh quang gắn trần và tường làm nhân tố chiếu sáng chính, ngoài ra còn kết hợp thêm 1 số loại đèn trang trí khác. Chiếu sáng hành lang, khu vệ sinh sử dụng đèn lốp trần.
lux trở lên.
9.6.3. Giải pháp đặt các thiết bị điện trong công trình
- Các tủ điện hoàn toàn được bao bọc, vỏ bằng kim loại, chôn ngầm tường, cách điện 500V, và được sản xuất để chịu được ứng suất điện, cơ, nhiệt được sinh ra trong khi ngắn mạch trong khoảng thời gian 3s.
- Tủ điện được cung cấp hoàn chỉnh với tất cả các bộ gá cho các bộ ngắt thiết bị và phụ kiện vv...
- Automat tổng: Là loại tác động nhanh với cơ chế từ nhiệt. Đáp ứng chỉ tiêu quá tải chỉ định và mức ngắn mạch khi gắn vào bảng mạch tủ. Việc nhả (ngắt) trên tất cả các cực một cách đồng thời khi xẩy ra dòng điện lỗi trên một hai hoặc ba pha.
- Các công tắc, áp tomát, tủ điện và hộp điện được đặt cách sàn 1,4m, các ổ cắm khác đặt cách sàn 0,4m. Đèn lốp trần đặt sát trần, đèn huỳnh quang đi sát trần. Toàn bộ dây điện trong công trình được luồn trong ống nhựa cứng PVC D20 và D32 chịu nhiệt đi ngầm sát tường.
9.6.4. Giải pháp lắp đặt hệ thống tiếp địa cho các thiết bị điện trong công trình
- Công trình sử dụng hệ thống tiếp địa với cọc tiếp địa L63x63x6 l=2,5m các cọc liên kết với nhau bằng liên kết hàn điện, nối với nhau bằng thép bản 40x4.
Khoảng cách giữa các cọc là 3 m. Khi đóng cọc phải dùng búa, lấp đất bằng đất mịn, đầm chặt. Điện trở tiếp địa đảm bảo < 4W.
Dây tiếp địa từ tủ điện tầng đến tủ điện các nhà dùng dây tiếp địa PVC(1x6) dây tiếp địa ổ cắm, điều hòa PVC(1x1,5)
9.6.5. Giải pháp điều khiển và bảo vệ lưới điện công trình, kiểm tra chất luợng điện áp
Hệ thống điện toàn công trình sử dụng aptomat bảo vệ phân cấp, có chọn lọc với aptomat 3 pha và 1 pha. Ap tomát sử dụng trong công trình là MCCB, MCB 1 cực, 3 cực, nhằm đảm bảo tính liên lục cung cấp điện và chất lượng điện năng. Để kiểm tra chất lượng điện năng dùng đồng hồ vôn kế, am pe kế.
9.6.6. Giải pháp chiếu sáng ngoài công trình
- Nguồn điện cấp cho chiếu sáng khu vực ngoài nhà được lấy từ tủ chiếu sáng (vị trí và sơ đồ nguyên lý cấp điện được thể hiện trên bản vẽ).
- Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà dùng cần đèn cao áp chữ L bóng Sodium 250W. Cần đèn liên kết với tường bằng đai ôm vít nở.
- Từ tủ điện chiếu sáng đến đèn cao áp dùng dây dẫn Cu/PVC (4x2,5)
9.6.7. Giải pháp chống sét cho công trình
- Chống sét cho công trình bao gồm chống sét trực tiếp kết hợp chống sét lan chuyền.Hệ thống nối đất chống sét công trình tuân thủ theo tiêu chuẩn 20/TCN-46-84. Hệ thống chống sét bao gồm kim thu sét D16 dài 1m, Cọc tiếp đất L63x63x6 l=2,5m, dây thu sét D10, dây dẫn sét D16, chân bật cứ 1m đặt 1chân bật, khoảng cách từ mái đến dây thu sét là 6cm. Dây dẫn sét được bám theo đầu hồi nhà xuống hệ thống tiếp đất. Khoảng cách từ móng công trình đến cọc tiếp đất tối thiểu là 3m. Hệ thống dây thu sét được bố trí theo hình lưới kim thu sét tối đa 12mx12m. Điện trở tiếp đất đảm bảo nhỏ hơn 10W.
9.7- Giải pháp cấp thoát nước
Hệ thống cấp nước sinh hoạt
Lựa chọn nguồn nước và giải pháp thiết kế
- Nguồn nước: Nguồn nước cấp lấy từ giếng khoan qua xử lý vào bể ngầm.
- Giải pháp thiết kế: Chọn sơ đồ hệ thống cấp nước sinh hoạt cú kột nước, bể chứa, trạm bơm.
b- Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống
Lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống được xác định theo công thức trong tiêu chuẩn cấp nước bên trong TCVN 4513 – 1988.
c- Xác định nhu cầu dùng nước
Lượng nước dựng cho nhu cầu sinh hoạt số lượng CBCNV là 300 người.
Qsh = N x q/1000 = 9m3/ngđ
Trong đú:
+ N: số người dựng nước.
+ q: tiêu chuẩn dùng nước, q = 30l/ng.ngđ.
Vậy xõy 1 bể nước ngầm sinh hoạt dung tớch 10m3.
d-Tính toán bơm sinh hoạt
Sơ bộ chọn bơm giếng cú cỏc thụng số: Q = 8m3/ngđ; H=35m
Chọn mỏy bơm sinh hoạt Q = 8m3/h; H = 25(m)
Hệ thống thoát nước sinh hoạt
a. Giải phỏp thiết kế
+ Nước từ chậu rửa, nước rửa sàn tại các khu vệ sinh được thu vào các ống đứng sau đó thoát trực tiếp vào hệ thống rónh quanh nhà. Nước từ rónh quanh nhà bao gồm nước rửa và nước mưa được tập trung và thoát ra hệ thống thoát nước khu vực.
+ Nước thoát từ xí, tiểu từ các khu vệ sinh được thu vào các ống đứng thoát nước để đưa tới bể tự hoại xử lý sơ bộ. Sau khi xử lý sơ bộ tại bể tự hoại nước thải được thoát vào hệ thống thoát nước khu vực.
+ Thụng hơi cho bể tự hoại và hệ thống thoát nước bằng ống thông hơi kết hợp kéo dài lên trên mái 0,7m.
+ Đường ống thoát nước cho công trỡnh sử dụng ống UPVC
b- Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống
- Lưư lượng nước thải tính toán cho từng đoạn ống được xác định theo công thức trong tiêu chuẩn thoát nước bên trong TCVN 4474 - 1987.
Qtt = Qc + Qdc max
Qc: lượng nước cấp tính toán xác định theo công thức cấp nước trong nhà.
Qdc max: lưu lượng nước thải của dụng cụ vệ sinh có lưu lượng nước thải lớn nhất của đoạn ống tính toán, tra bảng trong tiêu chuẩn thoát nước bên trong TCVN 4474 - 1987.
9.7.3. Hệ thống thoát nước mưa
- Nước mưa trên mái được thu qua các rọ chắn rác, sau đó dẫn theo các tuyến ống uPVC D110 thoát ra hệ thống rónh quanh nhà.
Phễu thu nước mái bằng I nox có lưới chắn rác, đường ống thoát nước mưa cho công trỡnh sử dụng ống UPVC
Giải phỏp phũng chỏy chữa chỏy cho cụng trỡnh
Theo TCVN 2622-1995 - Phũng chỏy - chống chỏy cho nhà và cụng trỡnh với quy mụ cụng trỡnh của dự ỏn này số họng chữa cháy là 1, lưu lượng 2,5l/s.
Các họng cứu hỏa được đặt tại khu vực cầu thang, mỗi tầng bố trí 2 họng.
Chọn 2 máy bơm cứu hỏa Q = 9m3/h; H = 35m (Gồm 1 máy bơm là việc, 1 dự phũng)
9.8. An toàn phòng cháy chữa cháy
Tuân theo các quy định trong tiêu chuẩn “phòng cháy cho nhà và công trình” TCVN 2622 - 1978 với nội dung sau:
+ Công trình cấp II
+ Bậc chịu lửa: III
Lực lượng nước cho 1 đám cháy: 51/s
Số đám cháy tính toán sảy ra đồng thời: 2
Thời gian cung cấp nước: 15 phút
ÞQch=5x2x60x15/1000=9m3
Nước cứu hoả được lấy chung từ nguồn bể chứa nước sinh hoạt và cứu hoả có dung tích 50m3.
9.9. Giải pháp phòng chống mối
Các bước thi công phòng chống mối:
a. Thiết lập hàng rào phòng chống mối bao sát chân tường trong và ngoài công trình:
b. Xử lý mặt nền:
c. Phun xử lý chân tường
9.10. Hệ thống sân vườn, cây xanh, sân thể thao
- Toàn bộ hệ thống đường trong khu vực trường đổ BTXM mác 150 dày 120, dưới lót cát đen tưới nước đầm kỹ dày 5cm.
- Sân trong trường đổ bê tông đá 4x6 mác150 dày 100, lát gạch 300x300.
- Các bồn hoa xây vỉa, trồng cỏ mật. Trong khu vực trường trồng một số cây bóng mát và cây cảnh tạo không gian thoáng mát.
- Sân thể thao nằm trong khuôn viên của khu vực vườn hoa, cây xanh sẽ được san nền bằng phẳng.
10. Đánh giá tác động của môi trường
10.1 Đánh giá tác động đến môi trường khi thực hiện dự án
Các tác động này có thể chia làm hai nhóm:
- Nhóm tác động lên người công nhân trực tiếp thi công.
- Nhóm tác động đến môi trường xung quanh.
10.1.1 Tác động đến công nhân lao động trực tiếp
- Tác động của bụi, tuỳ theo mức độ ô nhiễm và thời gian tiếp xúc của người lao động mà bụi có thể có hai tác hại chủ yếu sau:
+ Bệnh phổi bụi: Bệnh này có khả năng làm xơ hoá phổi và làm giảm chức năng hô hấp.
+ Các bệnh khác như bệnh đường hô hấp (mũi, họng, khí quản …) các bệnh ngoài da (nhiễm trùng da, làm khô da…) các bệnh về mắt, các bệnh đường tiêu hoá.
- Tác động của tiếng ồn, ô nhiễm nhiệt.
10.1.2 Tác động đến môi trường xung quanh
a. Quá trình giải phóng mặt bằng: Trong khu đất hiện có một số nhà xây gạch 1 tầng cần phá dỡ, giải phóng mặt bàng sẽ được tiến hành bằng cơ giới kết hợp thủ công.
b.Quá trình san ủi, đào lấp:
c. Quá trình thi công:
10.1.3 Tai nạn lao động
Do các nguyên nhân sau:
- Các tai nạn có thể xảy ra khi làm việc với các loại cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu xây dựng chất đống cao có thể rơi vỡ.
- Do trượt té trên các dàn giáo, từ công tác thi công thang máy, vận chuyển vật liệu xây dựng trên các tầng cao…
- Các tai nạn lao động từ công tác tiếp cận với điện.
10.1.4 Khi dự án đi vào hoạt động
Khi Trung tâm đào tạo Hoà Hưng đi vào hoạt động sẽ có các tác động đến môi trường như sau:
- Tác động do chất thải rắn.
- Tác động do nước thải sinh hoạt.
- Tác động đến xã hội.
10.2- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực
10.2.1 Quá trình xây dựng
a. Bụi:
Để hạn chế tại các khu vực công trường xây dựng cần phải có kế hoạch thi công và kế hoạch cung cấp vật tư thích hợp. Hạn chế việc kết vật tư vào cùng một thời điểm. Khi chuyên chở vật liệu xây dựng phát sinh bụi nhiều như xi măng, các xe vận tải phải được phủ kín bằng bạt, để hạn chế ô nhiễm bụi tại các khu vực công trường sát trục lộ giao thông hoặc khu dân cư hiện hữu cần sử dụng xe phun nước trong những ngày nắng. Ban quản lý xây dựng cần phải thực hiện tốt việc quản lý xây dựng và quản lý môi trường trong quá trình xây dựng nhà ở của nhân dân.
b. Tiếng ồn:
Để hạn chế ồn trong quá trình xây dựng cũng cần phải có kế hoạch thi công hợp lý. Các thiết bị gây tiếng ồn lớn như máy khoan, đào, đóng cọc bê tông không được phép hoạt động quá 23h đêm.
c. Nước thải:
Dự án được xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt riêng biệt. Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý và thoát vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Trong kế hoạch dài hạn, nước thải sinh hoạt của khu dự án sẽ được đưa về hệ thống cống chung và qua trạm xử lý của thành phố.
d. Chất thải rắn:
Bao gồm đất, cát, cốp pha, sắt thép phải được tập trung tại bãi chứa quy định. Chất thải sinh hoạt phải được thu gom triệt để và chuyển về bãi chộn lấp và xử lý của thành phố
10.2.2. Kết luận và kiến nghị
Dự án xây dựng Đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo Hoà Hưng là Dự án khả thi góp phần cải tạo cảnh quan đô thị và nâng cao điều kiện ở cho nhân dân thành phố.
Việc xây dựng Đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo Hoà Hưng đã đề ra đầy đủ các giải pháp khống chế các tác động tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường, tuy nhiên cần có các quy định cụ thể đối với các đơn vị thi công để hạn chế tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường.
11. Tiến độ - Thực hiện dự án
Tiến độ thực hiện
TT
Công việc
Tiến độ thực hiện
1
Giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Lập dự án đầu tư xây dựng
Quý III / 2006
- Thẩm định dự án đầu tư và trình duyệt dự án
Quý IV / 2006
2
Giai đoạn thực hiện đầu tư
- Thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công
Quý I /2007
Lập HSMT và phân tích đánh giá HSDT XL
Xây lắp công trình
Quý I /2007
Quý II/2007
3
Giai đoạn kết thúc đầu tư
- Hoàn thành
Quý IV/2007
12. Tính toán tổng mức đầu tư và phân tích tài chính dự án.
12.1. Cơ sở xác định tổng mức đầu tư
12.2 Thành phần của vốn đầu tư
- Tiền đền bù giải phóng mặt bằng và hỗ trợ giải phóng mặt phòng.
- Chi phí xây dụng các công trình kiến trúc được tính toán theo khối lượng thiết kế và đơn giá thành Phố Hà Nội .
- Chi phí quản lý dự án và các chi phí khác.
- Chi phí dự phòng.
12.3 Tổng mức vốn đầu tư : 8.409.580.000 đ
( Bằng chữ : Tám tỷ, bốn trăm linh chín triệu năm trăm tám mươi nghìn đồng chẵn)
12.4 Phân tích hiệu quả tài chính kinh doanh
- Chi phí tiền lương bao gồm: Tiền lương bộ phạn quản lý hành chính và bộ phận trực tiếp gaỉng day và nhân viên .
- Bảo hiểm xã hội :Phiếu bảo hiểm xã hội chiếm 20% tổng quỹ lương.
- Chi phí điện năng tiêu thụ phục vụ trong quá trình giảng dạy dự kiến
+ Tổng công suất tiêu dùng điện 50kw/giờ :50x8x305x700 = 85.400.000đ
- Chi phí bảo dưỡng thiết bị giảng dạy.
- Chi phí điều hành quản lý: Chi phí điều hành quản lý gồm chi phí điện thoại, đi lại, mua văn phòng phẩm. Dự kiến khoảng : 2% x Doanh thu.
Phân tích chi phí được diễn giải ở bảng kèm theo.
12.4.2 Phân tích chi phí vốn cố định
Vốn cố định được phân tích thành 2 nhóm:
+ Thiết bị văn phòng và thiết bị giảng dạy.
+ Xây dựng cơ bản.
Khấu hao tài sản cố định.
- Thiết bị văn phòng và thiết bị khác khấu hao 6 năm, phương thức khấu hao đều hàng năm
- Nhà lớp học, nhà hiệu bộ, cơ sở hạ tầng khấu hao 15 năm, phương thức khấu hao đều hàng năm
phân tích chi phí vốn cố định được diễn giải ở bảng kém theo.
12.4.3 Dự kiến vốn vay và trả lãi ngân hàng
* vốn cố định.
- Doanh nghiệp có vốn tự có khoảng : 2.500.000.000đ( chiếm khoảng 30% tổng mức đầu tư)
- Nhu cầu đầu tư tài sản cố định khoảng: 8.400.000.000đ
- Dự kiến vốn vay dài hạn đầu tư : 6.000.000.000đ (chiếm khoảng 70% tổng mức đầu tư)
- Thời hạn vay 10 năm.
- Lãi suất vay khoảng 14,4%/năm( 12%/tháng).
* Vốn kinh doanh 100.000.0000đ
Dự kiến vốn vay và trả lãi ngân hàng được diễn giải ở bảng kèm theo
12.4.4 Phân tích tài chính kinh doanh
* Tính toán hệ số chiết khấu
- Cơ sở tính toán: Vốn tự có, vốn vay dài hạn đầu tư, lãi suất tiền gửi cho vốn tự có,lãi suất cho vay vốn tự có.
- Nguyên lý tính toán: Vốn tự có được tính chiết khấu theo lãi suất tiền gửi ngân hàng, Vốn đi vay được tính chiết khấu theo lãi suất cho vay của ngân hàng.
- Công thức tính: bình quân gia quyền
Vốn tự có:2.500.000.000đ( Lãi suất tiền gửi 10% năm)
Vốn đi vay: 6.500.000.000đ( Lãi suất cho vay 14,4%).
2.500.000.0000x 10%+ 6.500.000.000X14,4%
= 13.1%
8.500.000.000
Hệ số chiết khấu = 1/(1+0.131)n (n: là năm thứ n tính toán)
N
1
2
3
4
5
6
Hệ số chiết khấu
0.88
0.78
0.69
0.61
0.54
0.48
7
8
9
10
11
12
Hệ số chiết khấu
0.42
0.37
0.33
0.29
0.26
0.23
Lịch đầu tư và thời gian huy động vốn.
Giai đoạn chuẩn bị xây dựng: Sau khi dự án được duyệt, giai đoạn chuẩn bị đầu tư được tiến hành khảo sát và thiết kế,
Giai đoạn thực hiện đầu tư.
+ Giai đoạn lập hồ sơ và đấu thầu khoảng 01 tháng. Sau khi có quyết định trúng thầu, tiến hành thương thảo hợp đồng.
+ Giai đoạn thực hiện xây dựng toàn bộ công trình dự kiến trong khoảng thời gian 10 tháng.
+ Phương thức thanh toán dự kiến cho hợp đòng xây lắp được chi thành 3 đợt:
Đợt 1 : ứng 30% ngay sau khi hợp đồng được ký kết.
Đợt 2 : ứng 40% giá trị hợp đồng sau 5 tháng thi công.
Đợt 3 : ứng 25% giá trị hợp đồng sau khi nghiệm thu công trình 15 ngày.
Đợt 5 : thanh toán 5% giá trị còng lại được ứng sau 01 năm kể từ ngày nghiệm thu nhằm bảo hành công trình.
Thiết bị day học và phục vụ văn phòng: Bắt đầu kết từ tháng thứ 07 của quá trình thi công hạng mục xây lắp thì chủ đầu tư tiến hành hợp đồng mua bán . ứng trước 30% sau khi ký hợp đồng, trả hoàn tất sau khi giao thiết bị tại Trung tâm.
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
+ Hiện giá NVP: 2.750.154.000đ
+ Suất thu hồi nội bộ( IRR)
IRR = NPV1 + (r2 – r1)x NPV1
NPV1 – NPV2
IRR = 18,6% > 14,4 lãi vay ngân hàng. Dự án đầu tư có hiệu quả.
+ Thời gian hoàn vốn của dự án: 9 năm
13. Hiệu quả kinh tế xã hội của dự án
1. Hiệu quả về mặt kinh tế
Trong chiến lược phát triển kinh tế của mình. Việt Nam luôn có sự chú trọng đầu tư cho hoạt động Đào tạo - Dạy nghề về tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, hiện nay cả hai lĩnh vực trên đều có những vấn đề hạn chế và đứng trước nhiều thách thức, trong đó không thể không kể đến tới sự yếu kém về nhiều mặt của hệ thống cơ sở hạ tầng và chất lượng của hoạt động.
Như vậy, việc đầu tư phát triển Đào tạo - Dạy nghề là cấu tạo nối giữa người lao động và người sử dụng lao động là thực sự cần thiết, góp phần tích cực vào sự nghiệp “công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.
Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và sản xuất Hoà Hưng với tiềm lực và kinh nghiệm sẵn có, mạnh dạn thực hiện đầu tư do dự án Trung tâm đào tạo Hoà Hưng tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Dự án đầu tư này là một khâu then chốt trong chiến lược phát triển kinh doanh tổng thể của công ty giai đoạn 2001-2011. Được thực hiện căn cứ trên nhu cầu cấp bách của thị trường, trước đòi hỏi của xu thế phát triển, đồng thời có sự cân nhắc, đối với quy hoạch đầu tư tổng thể và chi tiết về kinh tế xã hội của huyện Đông Anh cũng như thành phố Hà Nội. Dự án hứa hẹn độ khả thi cao về mặt xã hội và kinh tế.
Dự án đi vào hoạt động một mặt sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bản thân doanh nghiệp, tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, đồng thời cũng đem lại những tác động tích cực vào sự tăng trưởng chung của kinh tế huyện và nền kinh tế quốc gia.
2. Hiệu quả về mặt xã hội
Dự án đầu tư vào hoạt động không chỉ nâng cao trình độ tay nghề mà còn góp phần tạo công ăn việc làm có thu nhập ổn định cho người lao động. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực mà Đảng và Nhà nước ta vạch ra. Đây chính là hiệu quả đem lại về mặt xã hội của dự án.
3. Kết luận và kiến nghị
Thực hiện đúng đường lối, chủ trương của Đảng, nắm bắt khả thi của Dự án và tiềm năng của Doanh nghiệp, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng thông qua dự án Đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo Hoà Hưng mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào sự phát triển lâu dài chung của đất nước.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án đầu tư - NXB Thống Kê.
PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt - TS. Từ Quang Phương (2005), Giáo trình Kinh tế đầu tư - NXB Thống kê.
Báo cáo năng lực công ty của Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà.
Thuyết minh dự án " Khu nhà ở huyện Đức Thượng - Hoài Đức - Hà Tây"
Thuyết minh dự án " Trung tâm đào tạo dạy nghề Hoà Hưng"
Thuyết minh dự án " Xây dựng cơ sở hạ tầng bệnh viện Bắc Yên "
Một số luận văn khoá trước.
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DT63.docx