Vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đặc biệt đến việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm. Bởi lẽ, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế quốc dân. Hiểu được ý nghĩa của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, thấy rõ được sự cần thiết của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong việc cung cấp thông tin để nhà lãnh đạo có biện pháp cải tiến tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng cường quản trị doanh nghiệp.
96 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác về kế toán tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trực tiếp theo dõi giá thành sản phẩm của mình mà chỉ quyết toán giữa thu và chi vào cuối tháng để cân đối nghĩa vụ giao nộp với công ty. Tương tự như vậy, phía công ty cũng chỉ tiến hành theo dõi tổng hợp về chi phí của các đơn vị. Xuất phát từ đặc điểm đó, nên hiện nay đối tượng hạch toán giá thành dịch vụ sửa chữa của xí nghiệp bảo dưỡng tại công ty là dịch vụ sửa chữa, tức là toàn bộ khối lượng công việc hoàn thành tiêu thụ trong cả tháng hạch toán. Nói cách khác nhân tố giá thành ở đây là toàn bộ chi phí chi ra cho số lượng sản phẩm hoàn thành và tiêu thụ trong tháng của xí nghiệp bảo dưỡng của công ty. Việc xác định đối tượng tính giá thành như hiện nay đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý nói chung và công tác tính giá thành dịch vụ sửa chữa nói riêng ở công ty. Kỳ tính giá thành dịch vụ sửa chữa của công ty phù hợp với kỳ hạch toán tức là việc tổ chức tính giá thành sẽ được thực hiện theo tháng.
3) Phương pháp tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định :
Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp hạch toán giá thành là phương pháp trực tiếp. Cuối kỳ hạch toán, kế toán tổng hợp số liệu về chi phí sản xuất theo các khoản mục giá thành (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung) trên bảng kê số 4, đồng thời tiến hành tập hợp số liệu về giá trị sản phẩm dở từ xí nghiệp bảo dưỡng gửi lên. Sau đó kế toán giá thành sẽ tính ra giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp :
Giá thành sản phẩm = Dư đầu kỳ +Chi phí phát sinh trong kỳ-Dư cuối kỳ
Sau đó lập bảng tính giá thành sản phẩm trên cơ sở căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm của tháng trước, bảng kê số 4 tháng này và bảng tổng hợp kiểm kê tháng này.
Biểu số 20
Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
bảng tính giá thành dịch vụ sửa chữa
Đơn vị sử dụng: XN bảo dưỡng ô tô
Tháng: 02/2003
Đơn vị tính: Đồng
STT
Khoản mục
Chi phí dở dang đầu tháng
Chi phí phát sinh trong tháng
Chi phí dở dang cuối tháng
Tổng giá thành
1
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
20.118.000
336.390.000
31.725.000
324.783.000
2
Chi phí nhân công trực tiếp
78.093.054
78.093.054
3
Chi phí sản xuất chung
106.235.100
106.235.100
Tổng cộng
20.118.000
520.718.154
31.725.000
509.111.154
Ngày 06 tháng 03 năm 2003
Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào bảng tính giá thành dịch vụ sửa chữa của tháng trước cột "chi phí dở dang cuối tháng" để kế toán ghi vào cột " Chi phí dở dang đầu tháng " trên bảng tính giá thành của tháng này.
Căn cứ vào bảng kê số 4 phần:
Nợ TK154: 520.718.154
Có TK621: 336.390.000
Có TK622: 78.093.054
Có TK627: 106.235.100
để ghi vào cột " chi phí phát sinh trong tháng" theo thứ tự các khoản mục tương ứng với các tài khoản 621, 622, 627.
Căn cứ vào bảng tổng hợp kiểm kê tháng này, kế toán ghi vào cột "chi phí dở dang cuối tháng".
Giá thành sản phẩm được kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK631(6313.1): 509.111.154
Có TK154: 509.111.154
Phần III
Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa tại Xí nghiệp bảo dưỡng của công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
I) Một số nhận xét về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa nói riêng tại Xí nghiệp bảo dưỡng của công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định :
1)Nhận xét chung:
Trải qua quá trình phát triển từ năm 1960 đến nay, công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Từ một xí nghiệp công tư hợp doanh nay phát triển thành công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định có quy mô sản xuất rộng lớn. Có được thành quả ngày hôm nay là cả một sự phấn đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Song song với quá trình lớn mạnh về cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế của công ty cũng từng bước được nâng cao và hoàn thiện. Vào thời điểm thành lập, bộ máy quản lý của công ty được tổ chức sơ sài, nhỏ bé thiếu hiệu quả, kể cả phương tiện sản xuất, máy móc thiết bị, và con người chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, vận hành. Bằng những biện pháp tích cực, công ty đã xác định được hướng đi của mình, từng bước hoà nhập với nhịp độ phát triển của thời đại. Hiện nay, công ty đã khẳng định được chỗ đứng và vai trò quan trọng của mình trong ngành dịch vụ vân tải. Trong cơ chế thị trường hiện nay thì sự linh hoạt, nhạy bén trong công tác quản lý kinh tế và quản lý sản xuất đã thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế giúp công ty tồn tại và phát triển. Điều đó thể hiện qua các năm doanh thu của năm sau cao hơn năm trước, tỷ lệ tổn thất ngày càng giảm, công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước, ngoài ra còn thừa để phân phối thu nhập cho cán bộ công nhân viên, do đó, mức thu nhập bình quân người/ tháng tăng lên rõ rệt. Sự lớn mạnh của công ty còn được thể hiện qua các cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được nâng cao, trình độ quản lý không ngừng được hoàn thiện và mức độ an toàn trong công tác vận tải ngày càng được nâng cao.
Để đạt được những thành tích đáng kể trên, trong điều kiện còn nhiều khó khăn là nhờ ở sự tiếp bước cha anh, yêu ngành, yêu nghề, hết lòng vì sự nghiệp phát triển của công ty.
Những thành tựu đã đạt được của công tác kế toán :
ỉ Thứ nhất, về bộ máy kế toán:
Trong quá trình thực tập, với lượng thời gian tương đối ngắn nhưng em cũng thấy được phần nào về tổng quan của công ty cũng như công tác kế toán tại công ty. Trong đó, điều đáng nói nhất là mặc dù cơ cấu tổ chức của công ty gồm nhiều đơn vị thành viên, mỗi đơn vị làm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh khác nhau nhưng bộ máy kế toán của công ty tổ chức tương đối gọn nhẹ, tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu thực tế của công ty, phù hợp với yêu cầu công việc và trình độ khả năng chuyên môn của từng người, do đó, bộ máy kế toán của công ty đã trở thành bộ máy giúp việc đắc lực cho lãnh đạo công ty trong các quyết định, đường lối, chính sách tổ chức sản xuất kinh doanh,... Có thể nói, bộ máy kế toán của công ty đã đóng góp một phần quan trọng trong sự trưởng thành và phát triển của công ty.
Chính vì nhận thức rõ tầm quan trọng của bộ máy kế toán, công ty rất chú trọng đến khâu đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ kế toán, cụ thể như tổ chức cho cán bộ kế toán tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, lớp kế toán trưởng. Vì thế đội ngũ nhân viên kế toán của công ty là sự kết hợp giữa những nhân viên trẻ nhiệt tình, có trình độ với những nhân viên có kinh nghiệm, nghiệp vụ vững vàng do đó luôn đáp ứng được những yêu cầu của công ty. Việc phân công trách nhiệm giữa các nhân viên trong phòng kế toán và giữa phòng kế toán với các bộ phận khác có liên quan khá rõ ràng, tạo điều kiện cho việc thực hiện chuyên môn hoá lao động.
Nhìn chung, công tác hạch toán kế toán ở công ty được vận dụng phù hợp với tình hình thực tế của công ty, công tác kế toán đã phản ánh tương đối đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tuy còn nhiều mặt khó khăn, song các cán bộ kế toán luôn hoàn thành nhiệm vụ được giao, với cách bố trí công việc như hiện tại, công tác kế toán đã đi vào nền nếp và tương đối ổn định. Các nhân viên kế toán thường xuyên nắm vững và vận dụng các văn bản, điều lệ mới về hạch toán kế toán của Bộ tài chính. Kế toán luôn phản ánh chính xác, kịp thời và đầy đủ mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào hệ thống sổ kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi sổ trên cơ sở các chứng từ hợp lệ.
Dưới sự điều hành sát sao, khoa học của kế toán trưởng, các nhân viên kế toán trong phòng đã thực hiện tốt công việc của mình. Không khí làm việc trong phòng kế toán luôn luôn đoàn kết, vui vẻ, chính điều này đã làm giảm bớt tính căng thẳng của công việc kế toán do luôn phải làm việc nhiều với con số, không những vẫn đảm bảo tính nghiêm túc mà còn tăng hiệu quả làm việc cho nhân viên kế toán.
ỉ Thứ hai, về hình thức sổ kế toán:
Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ, các Nhật ký chứng từ này không những được tập hợp cho toàn công ty mà để tiện cho việc theo dõi, công ty còn mở riêng cho từng đơn vị trực thuộc. Có thể nói, đây là hệ thống sổ tương đối phức tạp, song kế toán công ty đã bố trí toàn bộ sổ sách đơn giản, thuận tiện cho việc ghi chép. Sự luân chuyển sổ sách, số liệu và công tác kiểm tra đối chiếu diễn ra thường xuyên và kịp thời. Với đặc thù là một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh dịch vụ vận tải, cùng với những yêu cầu về trình độ quản lý và kế toán của công ty thì việc sử dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ là hoàn toàn hợp lý. Hình thức này đảm bảo cho hệ thống kế toán của công ty thực hiện tốt những chữa năng, nhiệm vụ trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển của công ty.
Đối với việc vào sổ chi tiết, kế toán đã ghi chép sổ sách rõ ràng và chính xác để đảm bảo tính trung thực và chính xác tình hình tài chính của công ty.
ỉ Thứ ba, về hệ thống chứng từ và phương pháp kế toán:
Công ty sử dụng đầy đủ thủ tục chứng từ làm cơ sở cho hạch toán kế toán. Các biểu mẫu chứng từ gần đúng với quy định 1141-TC/QĐ/CĐKT của Bộ tài chính ban hành ngày 1/1/1995, đối với từng loại chứng từ kế toán đều lập đầy đủ số liệu theo quy định đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý. Các chứng từ được kiểm tra luân chuyển một cách thường xuyên, phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc tổ chức luân chuyển chứng từ giữa phòng kế toán với các bộ phận có liên quan được phối hợp chặt chẽ với nhau góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán được nhanh chóng, chính xác.
Phương pháp kế toán được sử dụng hiện nay ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. Nó cho phép phản ánh một cách kịp thời, thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh của công ty để cung cấp cho nhà quản lý.
Bên cạnh những mặt đạt được kể trên, công tác kế toán nói chung của công ty vẫn còn một số tồn tại chủ yếu sau:
Trước hết, trình độ của nhân viên kế toán chưa đồng đều, do đó chưa tạo được sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các nhân viên trong bộ máy kế toán để nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Công ty chưa tổ chức triển khai thực hiện thông tư 89 của Bộ tài chính.
Công ty chưa khai thác, tận dụng các nguồn vốn đầu tư TSCĐ. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư TSCĐ chủ yếu dựa vào một phần nguồn vốn góp của cán bộ công nhân viên, còn lại chủ yếu là nguồn vốn tự có của công ty. Vì thế mà TSCĐ của công ty được đầu tư liên tục đổi mới nhưng chỉ ở những phương tiện vận tải, còn máy móc thiết bị vẫn chưa được trang bị hiện đại để đáp ứng nhu cầu sản xuất công nghiệp ngày một tốt hơn.
Mặt khác, mặc dù đã có phần mềm kế toán (phần mềm Enter 2002) nhưng công ty vẫn chưa áp dụng phần mềm kế toán vào việc hạch toán kế toán để giảm bớt công tác ghi sổ kế toán và giảm bớt sức lao động, mà phần mềm kế toán trên mới chỉ được sử dụng như một công cụ để các kế toán viên dần dần từng bước tiếp cận với công việc kế toán trên máy vi tính.
Trên đây là những mặt tồn tại chủ yếu trong công tác hạch toán kế toán tại công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định .Việc tìm ra phương hướng giải quyết những tồn tại này một cách có hiệu quả sẽ giúp công tác hạch toán kế toán tại công ty được hoàn thiện, đồng thời nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kế toán tại công ty.
2)Nhận xét cụ thể về công tác tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa tại công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định :
2.1)Những điểm đã đạt được trong công tác kế toán tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa tại công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, việc hạch toán kinh tế và kinh doanh theo cơ chế quản lý mới thì vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đóng một vai trò quan trọng trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa nói riêng ở công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu quản lý của công ty. Bộ phận kế toán này đã cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Tại công ty, kế toán đã hạch toán chính xác chi phí thông qua việc tổ chức ghi chép, tính toán thường xuyên, liên tục những chi phí chi ra cho quá trình sửa chữa ô tô. Trên cơ sở đó cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn ở xí nghiệp bảo dưỡng - một trong số những đơn vị trực thuộc- cho lãnh đạo công ty để đề ra các biện pháp kịp thời để quản lý chi phí sửa chữa và hạ giá thành dịch vụ sửa chữa. Ngoài ra, kế toán còn cung cấp thông tin về chi phí sửa chữa có tiết kiệm hay không, tiết kiệm được bao nhiêu, giá thành có hạ không, mức hạ là bao nhiêu, nguyên nhân của việc tiết kiệm (lãng phí) chi phí sửa chữa và hạ (tăng) giá thành sửa chữa. Trên cơ sở đó để khai thác khả năng tiềm tàng của xí nghiệp bảo dưỡng, không ngừng nâng cao năng suất và hạ giá thành sửa chữa.
Đi sâu vào xem xét cụ thể, công tác hạch toán chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty đã đạt được một số ưu điểm sau:
ỉ Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nhìn chung kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty được thực hiện đầy đủ, công ty đã mở sổ ghi chép đúng chế độ, hợp lý, ghi chép theo yêu cầu công tác kế toán. Công ty sử dụng phương pháp FIFO để tính giá thực tế vật liệu xuất kho. Phương pháp này rất phù hợp với điều kiện của công ty đó là nguyên vật liệu của công ty bị tác động cơ lý học của điều kiện thời tiết rất dễ bị hư hỏng trong quá trình lưu cất tại kho, giá thành vật liệu biến động thường xuyên. Sử dụng phương pháp này sẽ đơn giản hoá công việc hạch toán nguyên vật liệu hàng ngày, đồng thời phản ánh được kịp thời lượng nguyên vật liệu nhập xuất.
ỉ Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Việc hạch toán chi phí tiền lương hiện nay ở công ty được thực hiện theo đúng chế độ quy định. Với hai hình thức trả lương như hiện nay ở xí nghiệp bảo dưỡng là rất hợp lý, có tác động khuyến khích người lao động vì nó đảm bảo quyền lợi của người lao động, đồng thời gắn chặt trách nhiệm của họ với kết quả sản xuất kinh doanh.
ỉ Về công tác đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang được đánh giá chủ yếu dựa trên giá thực tế nguyên vật liệu chính xuất kho nên phương pháp tính đơn giản.
ỉ Về công tác tính giá thành: Công ty sử dụng phương pháp tính giá trực tiếp phù hợp với quy trình công nghệ của công ty.
Có thể nói, tại công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định, công tác tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa được vận dụng thích hợp với chế độ kế toán hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tế của công ty do đó phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên thì công tác kế toán tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty còn bộc lộ không ít những hạn chế cần tiếp tục hoàn thiện.
2.2) Những hạn chế cần khắc phục trong công tác tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty :
a)Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Tại công ty hiện nay, việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn vị trực thuộc rồi tính ra chi phí sản xuất cho từng đơn vị một, sau đó sẽ tổng hợp lại và tính ra chi phí sản xuất kinh doanh chung cho toàn công ty theo hai khối: vận tải và công nghiệp. Tuy nhiên, tại mỗi đơn vị trực thuộc lại bao gồm nhiều phân xưởng, tổ đội, do đó việc tập hợp chung chi phí cho cả đơn vị trực thuộc mặc dù giảm bớt được công việc ghi chép, tính toán của kế toán, nhưng nó không cung cấp số liệu một cách chi tiết, cụ thể từng địa điểm phát sinh chi phí. Tức là chi phí sản xuất phát sinh trong tháng không theo dõi cho một đối tượng cụ thể nào, vì thế gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí sản xuất của công ty, đôi lúc gây lãng phí làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
b) Về nội dung và cách tập hợp chi phí sửa chữa:
Tại công ty, việc tập hợp chi phí sửa chữa theo đối tượng hạch toán đã xác định được thực hiện theo phương pháp tập hợp trực tiếp. Hầu hết các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất được tập hợp một cách hợp lý, phù hợp với đặc trưng của ngành cơ khí sửa chữa. Song đối với khoản chi phí về BHYT của công nhân sản xuất không được trính theo từng tháng trên cơ sở tiền lương của công nhân sản xuất mà trích định kỳ hai lần trong một năm và trích tháng nào sẽ tính vào chi phí của tháng đó. Việc trích BHYT như hiện nay sẽ làm cho giá thành sản phẩm bất ổn định giữa các tháng trong năm.
Các chi phí về tiếp khách, hội họp ở các phân xưởng của đơn vị không được hạch toán vào chi phí sản xuất chung mà hạch toán thẳng vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Cách hạch toán này chưa phù hợp với nguyên tắc hạch toán chung. Khi phát sinh các khoản chi phí cho tiếp khách, hội họp ở phân xưởng kế toán ghi:
Nợ TK642
Có TK111
Một điểm nữa cần đề cập đến trong phần tập hợp chi phí sửa chữa tại công ty là xí nghiệp bảo dưỡng có một bộ phận sản xuất kinh doanh phụ là phân xưởng cơ khí chính xác, phân xưởng sản xuất và gia công cơ khí, trung tâm dịch vụ. Tuy nhiên, tại xí nghiệp bảo dưỡng, chi phí cho bộ phận này vẫn được tập hợp chung với bộ phận sản xuất chính. Việc hạch toán như vậy sẽ làm cho giá thành của dịch vụ sửa chữa tăng lên.
c) Về công tác tính giá thành dịch vụ sửa chữa:
Phương pháp tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty hiện nay là phương pháp trực tiếp. Đây là phương pháp đơn giản, thuận tiện cho kế toán tổng hợp. Tuy nhiên, cách tính này chỉ cho biết giá thành tổng cộng của tất cả các dịch vụ sửa chữa của công ty trong tháng mà chưa cho biết rõ về giá thành sửa chữa của từng hợp đồng cụ thể.
Bên cạnh đó, để hạch toán giá thành dịch vụ sửa chữa, công ty sử dụng tài khoản 631(6313.1) đây là tài khoản sử dụng cho phương pháp kiểm kê định kỳ. Nhưng thực tế tại công ty lại áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Như vậy, việc vận dụng tài khoản kế toán để hạch toán giá thành sản phẩm của công ty là chưa đúng với quy định của chế độ kế toán.
II) Một số ý kiến đóng góp cho công tác tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa của công ty:
Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một trong những yêu cầu cấp bách đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định nói riêng. Trước những hạn chế nêu trên, việc tìm ra phương hướng và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty là rất cần thiết.
Qua thời gian tìm hiểu thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa của xí nghiệp bảo dưỡng ở công ty em thấy rằng nhìn chung công tác này được tiến hành có nền nếp, đảm bảo thực hiện tuân thủ chế độ kế toán hiện hành, phù hợp đặc điểm tổ chức kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, trong quá trình hạch toán còn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu hoàn thiện thêm. Với tư cách là sinh viên thực tập tại công ty, tuy trình độ về thực tế còn hạn chế song với những am hiểu bước đầu của mình, em xin mạnh dạn nêu ra một vài kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa tại xí nghiệp bảo dưỡng của công ty.
1) Hoàn thiện việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sửa chữa:
Hiện nay, đối tượng tập hợp chi phí sửa chữa của công ty là toàn bộ khối lượng công việc hoàn thành của xí nghiệp bảo dưỡng. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sửa chữa như hiện nay không cho biết chi tiết cụ thể số chi phí phát sinh tong tháng của một đối tượng cụ thể nào. ở công ty hoạt động sửa chữa chỉ tiến hành khi có khách hàng đến ký hợp đồng sửa chữa. Sau khi phòng kế hoạch thảo ra giá để ký kết hợp đồng với khách hàng thì các phòng ban chức năng của xí nghiệp bảo dưỡng triển khai lập kế hoạch sản xuất giao xuống cho phân xưởng thực hiện với tínhh chất quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp bảo dưỡng là sản xuất sản phẩm có kết cấu phức tạp, các bước công nghệ tiến hành vừa tuần tự, vừa song song, đồng thời các bộ phận khác tiến hành gia công song song. Với loại hình sửa chữa đơn chiếc, sản phẩm chủ yếu của xí nghiệp bảo dưỡng là trung, đại tu các loại xe ô tô. Mỗi loại xe có mức độ hư hỏng khác nhau, kỳ sản xuất ngắn hay dài là tùy thuộc vào mức độ hư hỏng của từng chiếc. Mức độ hao phí về nguyên vật liệu, hao phí về tiền lương đều khác nhau cho mỗi loại sản phẩm.
Từ đặc điểm quy trình công nghệ như vây, theo em công ty nên xác định đối tượng tập hợp chi phí sửa chữa cho từng phân xưởng của Xí nghiệp bảo dưỡng và chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Việc làm này có thể thực hiện được vì chi phí nguyên vật liệu chính là chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng giá thành thì trên các phiếu xuất kho nên ghi rõ xuất cho phân xưởng nào theo hợp đồng sửa chữa nào. Như vậy, khi chi phí phát sinh, kế toán chỉ việc tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng và chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Theo cách xác định đối tượng tập hợp chi phí đó, công ty nên mở thêm các tài khoản cấp bốn tương ứng với từng phân xưởng của từng đơn vị trực thuộc và chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho việc giám sát, kiểm tra chi phí phát sinh dễ dàng hơn và có thể tính ra được giá thành thực tế dịch vụ sửa chữa ở từng phân xưởng theo từng đơn đặt hàng.
2)Hoàn thiện việc hạch toán một số khoản chi phí:
a) Cần hạch toán lại khoản trích BHYT:
Việc hạch toán khoản trích BHYT như hiện nay là chưa phù hợp với chế dộ quy định. Việc hạch toán như vậy sẽ làm cho giá thành sản phẩm nói chung và giá thành dịch vụ sửa chữa nói riêng bất ổn định giữa các tháng. Mỗi năm sẽ có hai tháng giá thành bị tăng vọt do có khoản trích BHYT được tính vào chi phí sản xuất trong tháng. Nếu có thể, công ty nên nghiên cứu xem xét để trích BHYT theo từng tháng nhằm ổn định giá thành giữa các tháng. Còn nếu vẫn trích như hiện nay thì công ty nên hạch toán bổ sung thêm các khoản chi phí theo dự toán (Chi phí trả trước và chi phí phải trả), có như vậy mới đảm bảo cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất nói chung, hạch toán chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa nói riêng ở công ty được chính xác hơn.
Bên cạnh đó, khoản trích BHXH, BHYT của công ty chưa được hợp lý vì trên thực tế hai khoản này, công ty trích theo tiền lương thực tế của công nhân làm như vậy là không đúng với quy định vì hai khoản này phải được trích theo tiền lương cơ bản của công nhân. Đây cũng là vấn đề công ty cần quan tâm để thực hiện trích BHXH, BHYT cho phù hợp với quy định chung.
b)Đối với các khoản chi phí tiếp khách, hội họp ở phân xưởng:
Khi phát sinh các khoản chi phí tiếp khách, hội họp ở các phân xưởng của xí nghiệp bảo dưỡng, kế toán không tập hợp vào TK627 "chi phí sản xuất chung" mà tập hợp thẳng vào TK642"chi phí quản lý doanh nghiệp", kế toán ghi:
Nợ TK642
Có TK111
Thực tế, các khoản chi phí này phát sinh ở tại các phân xưởng của xí nghiệp bảo dưỡng. Như vậy phải được trích vào chi phí sản xuất chung trong tháng, tức là trong giá thành sẽ có thêm khoản chi phí này. Mặc dù trong tháng, khoản chi phí này không nhiều lắm, song theo em, công ty nên hạch toán vào bên Nợ TK627 nhằm đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác và đảm bảo nguyên tắc hạch toán. Khi đó, kế toán ghi:
Nợ TK627
Có TK111
c) Cần tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành riêng cho bộ phận sản xuất kinh doanh phụ:
Tại xí nghiệp bảo dưỡng của công ty bộ phận sản xuất kinh doanh phụ gồm có: phân xưởng cơ khí chính xác, phân xưởng sản xuất và gia công cơ khí, trung tâm dịch vụ. Hiện nay, bộ phận này được tập hợp chi phí chung với bộ phận sản xuất kinh doanh chính của xí nghiệp bảo dưỡng. Theo em, công ty nên tập hợp chi phí và và tính giá thành riêng cho bộ phận sản xuất kinh doanh phụ này.
Như phần trên đã trình bày, trên các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ bao giờ cũng ghi rõ xuất cho đơn vị nào, nếu theo kiến nghị này thì trên phiếu xuất kho bây giờ phải ghi thêm dòng dùng cho phân xưởng nào. Từ đó, hàng tháng kế toán sẽ căn cứ vào các phiếu xuất kho tính ra giá thực tế của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho các phân xưởng phụ, khi đó kế toán ghi:
Nợ TK621(XNBD - chi tiết phân xưởng phụ)
Có TK152, 153
Tiền lương, BHXH, KPCĐ phải trả cho công nhân sản xuất ở bộ phận này, kế toán ghi:
Nợ TK622(XNBD - chi tiết phân xưởng phụ)
Có TK 334, 338
Các khoản chi phí phục vụ cho quản lý chung của bộ phận này kế toán ghi:
Nợ TK627(XNBD - chi tiết phân xưởng phụ)
Có TK111, 152, 153, . . .
Cuối tháng, kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí thực tế phát sinh vào TK154 để xác định giá thành thực tế của sản phẩm lao vụ sản xuất kinh doanh phụ:
Nợ TK154(XNBD- chi tiết phân xưởng phụ)
Có TK621, 622, 627
Đứng trên góc độ quản lý chi phí sản xuất đây là vấn đề công ty cần nghiên cứu để hoàn thiện thêm. Theo em, để đảm bảo tính chính xác trong khâu tính giá thành, về lâu dài công ty nên theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất cho bộ phận sản xuất kinh doanh phụ ở từng đơn vị trực thuộc một cách riêng biệt.
d)Hạch toán lại khoản mua nguyên vật liệu:
Tại công ty, ngoài những loại nguyên vật liệu có trong kho, trong quá trình sửa chữa, nếu thiếu nguyên vật liệu, các phân xưởng sửa chữa của xí nghiệp bảo dưỡng phải tự đi mua, khoản chi phí này được tính vào chi phí sản xuất chung và kế toán ghi sổ theo giá mua thực tế chưa có VAT, kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK627
Nợ TK133
Có TK111, 112
Nhưng thực chất, đó là những vật liệu dùng trực tiếp vào sản xuất, do đó việc hạch toán như vậy là chưa hợp lý. Mặc dù những nguyên vật liệu đó mua về không qua kho mà đưa thẳng xuống phân xưởng để sửa chữa song cũng không thể hạch toán vào TK627 được. Công ty nên xem xét lại và đưa khoản chi phí này vào TK621 để đảm bảo tính chính xác của các khoản mục chi phí theo đúng quy định.
3)Về đối tượng tính giá thành sửa chữa tại công ty:
Hiện nay, đối tượng tính giá thành dịch vụ sửa chữa tại công ty là toàn bộ dịch vụ sửa chữa hoàn thành trong tháng. Việc xác định đối tượng tính giá thành dịch vụ sửa chữa như hiện nay, chưa theo dõi được cụ thể giá thành của từng dịch vụ sửa chữa (từng chiếc ô tô sửa chữa hoàn thành). Với đặc điểm quy trình công nghệ sửa chữa như hiện nay ở xí nghiệp bảo dưỡng công ty nên xác định đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sửa chữa, theo đó, các chi phí trực tiếp phát sinh cho đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó. Còn đối với những chi phí gián tiếp có liên quan đến đơn đặt hàng thì trước hết phải tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí, cuối tháng thực hiện phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo các tiêu thức phân bổ thích hợp. Mặc dù chi phí sản xuất được tập hợp hàng tháng nhưng công việc tính giá thành chỉ diễn ra khi sản phẩm của từng đơn đã sửa chữa hoàn thành. Vì vậy, phương pháp tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở đây sẽ là phương pháp trực tiếp. Cuối tháng, các hợp đồng sửa chữa chưa hoàn thành sẽ được tập hợp lại để tính ra tổng số chi phí đã chi ra cho các hợp đồng đó, đó chính là chi phí sản xuất dở dang cuối tháng. Dựa vào đây ta có thể so sánh giá thành sửa chữa thực tế với giá thành kế hoạch để có biện pháp tích cực trong công tác quản lý giá thành sửa chữa và lập giá thành kế hoạch cho dịch vụ sửa chữa.
4)Về phương thức đánh giá sản phẩm làm dở:
Tại công ty, việc đánh giá dịch vụ sửa chữa làm dở được tiến hành vào cuối tháng ở từng phân xưởng, sau đó tập hợp lại để tính ra giá trị dịch vụ sửa chữa dở dang cho toàn xí nghiệp bảo dưỡng. Cuối tháng, từng phân xưởng tiến hành kiểm kê đối với những hợp đồng trong tháng chưa hoàn thành. Việc kiểm kê tính ra giá trị dịch vụ sửa chữa dở dang cuối kỳ tại công ty như hiện nay là chưa khoa học, tốn nhiều thời gian vì phải nhặt ra từng phiếu xuất nguyên vật liệu chính cho các hợp đồng chưa hoàn thành, sau đó mới tổng hợp lại. Vì vậy nếu công ty thực hiện tính giá thành theo từng đơn đặt hàng thì các chi phí phát sinh cho đơn đặt hàng nào sẽ hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó. Cuối tháng nếu đơn đặt hàng nào chưa hoàn thành thì tổng chi phí tập hợp cho mỗi đơn đặt hàng chính là giá trị dịch vụ sửa chữa dở dang cuối kỳ của đơn đặt hàng đó.
Đồng thời, theo em công ty nên phân bổ cả chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung cho dịch vụ sửa chữa dở dang cuối kỳ. Tức là chi phí dở dang cuối kỳ sẽ bao gồm cả chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vì trên thực tế chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chỉ chiếm 50-55% giá thành dịch vụ sửa chữa, trong khi đó, chi phí sản xuất chung và chi phí nhân công trực tiếp cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong giá thành sản phâm sửa chữa.
5)Hoàn thiện phương pháp tính gía thành dịch vụ sửa chữa tại công ty:
Với đối tượng hạch toán chi phí sửa chữa là từng phân xưởng của xí nghiệp bảo dưỡng chi tiết cho từng đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành dịch vụ sửa chữa là từng đơn đặt hàng, công tác tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa cho từng đơn đặt hàng tại xí nghiệp bảo dưỡng của công ty sẽ được tổ chức như sau:
a) Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Khi xuất kho nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, trên các phiếu xuất kho có ghi rõ xuất cho phân xưởng nào của đơn vị nào, theo hợp đồng nào. Do đó, mọi chi phí nguyên vật liệu phát sinh cho hợp đồng nào kế toán hạch toán trực tiếp vào hợp đồng đó không qua một tiêu thức phân bổ nào.
Ví dụ: Khi xuất kho nguyên vật liệu dùng cho hợp đồng sửa chữa số 1 và số 2 của phân xưởng sửa chữa ô tô số 1 của xí nghiệp bảo dưỡng, thì phiếu xuất kho:
Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
phiếu xuất kho
Ngày 02/02/2003
Số: 32
Nợ TK622(XNBD-PX sửa chữa số 1)
Có TK152
Họ tên người nhận hàng: Hoàng Trung Hiếu
Đơn vị: Phân xưởng sửa chữa ô tô số 1- XN bảo dưỡng
Lý do xuất kho: Xuất cho đại tu xe Huyndai (Hợp đồng sửa chữa số 1)
Xuất tại kho : Vật tư 1
STT
Tên, quy cách sản phẩm
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Thép
Cây
7
50.000
350.000
2
Thép Cacbon C45
m
45
21.000
945.000
3
ống ổ trục
Cái
2
150.000
300.000
4
Nhôm lá 4 x 50
m
7
19.800
138.600
5
Kính chắn gió hai lớp
Cái
1
20.099.400
20.099.400
Cộng
21.833.000
Xuất, ngày 02/02/2003
GĐ XN bảo dưỡng
(Ký, họ tên)
Trưởng phòng kỹ thuật
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
Khi đó, kế toán ghi:
Nợ TK621(XNBD-PX sửa chữa số 1): 37.623.000
TK621(Hợp đồng số 1): 21.833.000
TK621(Hợp đồng số 2): 15.790.000
Có TK152:37.623.000
Đối với hợp đồng số 2:
Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
phiếu xuất kho
Ngày 05/02/2003
Số: 34
Nợ TK621(XNBD-PX sửa chữa số 1)
Có TK152
Họ tên người nhận hàng: Lê Hải Anh
Đơn vị: Phân xưởng sửa chữa ô tô số 1 - XN bảo dưỡng
Lý do xuất: Trung tu xe NISSAN (Hợp đồng sửa chữa số 2)
Xuất tại kho: Vật tư 1
STT
Tên quy cách sản phẩm
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Cân vòi phun xe
Nhánh
6
20.000
120.000
2
Tổng thành xe
Cái
1
13.600.000
13.600.000
3
ống ổ trục
Cái
3
150.000
450.000
4
Thép V25 x 25
m
80
19.500
1.560.000
5
Tôn lá
m
5
12.000
60.000
Cộng
15.790.000
Xuất, ngày 05/02/2003
GĐ Xn bảo dưỡng
(Ký, họ tên)
Trưởng phòng vật tư
(Ký, họ tên)
Người nhận
(Ký, họ tên)
Thủ kho
(Ký, họ tên)
b)Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp:
Như đã trình bày ở trên, sau mỗi hợp đồng hoàn thành, xí nghiệp bảo dưỡng sẽ nhận được 80% giá trị hợp đồng. Do đó, cách chia lương theo từng hợp đồng được thực hiện như hiện nay công ty đang làm. Cuối tháng, kế toán đơn vị sẽ gửi bảng tổng hợp tiền lương từ các hợp đồng hoàn thành theo từng phân xưởng có trích luôn BHXH,BHYT,KPCĐ lên phòng kế toán để hạch toán.
Ví dụ:
Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
bảng tổng hợp lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất
Đơn vị: Phân xưởng sửa chữa ô tô số 1 - XN bảo dưỡng
Tháng 02/2003
Tên hợp đồng
Tiền lương
Các khoản trích theo lương (19%)
Tổng cộng
Hợp đồng số 1
6.100.000
1.159.000
7.259.000
Hợp đồng số 2
5.215.000
990.850
6.205.850
Cộng
11.315.000
2.149.850
13.464.850
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Khi đó, kế toán ghi:
Nợ TK622(XNBD-PX sửa chữa số 1):13.464.850
TK622(Hợp đồng số 1): 7.259.000
TK622(Hợp đồng số 2): 6.205.850
Có TK334: 11.315.000
Có TK338: 2.149.850
c) Hạch toán chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là các chi phí liên quan đến phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi xí nghiệp bảo dưỡng, các phân xưởng, tổ đội sửa chữa của xí nghiệp bảo dưỡng.
ỉ Chi phí về nhân viên quản lý xí nghiệp, quản lý phân xưởng :
Tiền lương của nhân viên quản lý xí nghiệp và quản lý phân xưởng cũng được tính theo từng hợp đồng. Tức là mỗi hợp đồng sau khi hoàn thành, bộ phận quản lý cũng được chia lương theo thời gian làm việc của bộ phận cho hợp đồng đó. Vì thế việc tập hợp chi phí tiền lương của nhân viên quản lý xí nghiệp và quản lý phân xưởng theo từng hợp đồng rất dễ dàng.
Ví dụ:
Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
Bảng tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý
Đơn vị: Phân xưởng sửa chữa ô tô số 1 -XN bảo dưỡng
Tháng 02/2003
STT
Tên hợp đồng
Tiền lương
Các khoản trích theo lương
Tổng cộng
Nhân viên xí nghiệp
Nhân viên phân xưởng
Tổng cộng
1
Hợp đồng số 1
452.000
400.000
852.000
161.880
1.013.880
2
Hợp đồng số 2
350.000
300.000
750.00
142.500
892.500
Cộng
802.000
700.000
1.502.000
304.380
1.906.380
Người lập biểu
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Cột "Các khoản trích theo lương" trên bảng này là căn cứ để kế toán tổng hợp và lên bảng phân bổ số 1.
Khi đó, kế toán ghi:
Nợ TK627(XNBD - PX sửa chữa số 1): 1.906.380
TK627(Hợp đồng số 1): 1.013.880
TK627(Hợp đồng số 2): 892.500
Có TK334: 1.502.000
Có TK338: 304.380
ỉ Chi phí vật liệu dùng chung cho quản lý đơn vị:
Vật liệu xuất dùng chung cho quản lý đơn vị sẽ được hạch toán vào bên Nợ TK627. Cuối tháng sẽ tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Theo tiêu thức này thì công thức phân bổ sẽ là:
Vật liệu dùng chung cho phân xưởng phân bổ cho hợp đồng i trong tháng j
=
Tổng chi phí vật liệu dùng chung cho đơn vị cần phân bổ tháng j
x
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho hợp đồng i
Tổng chi phí nguyên vật liệu xuất dùng cho các hợp đồng trong tháng j
Ví dụ:Tại xí nghiệp bảo dưỡng tổng chi phí nguyên vật liệu dùng chung cho đơn vị trong tháng 2/2003 là: 9.406.100.
Vậy:
Chi phí vật liệu dùng chung cho đơn vị phân bổ cho hợp đồng số 1
=
9.406.100
x
21.833.000
=
610.492
336.390.000
Tính tương tự ta có chi phí nguyên vật liệu phân bổ cho hợp đồng số 2 là: 441.518
Kế toán hạch toán:
Nợ TK627(XNBD- PX sửa chữa số 1): 1.052.010
TK627(Hợp đồng số 1): 610.492
TK627(Hợp đồng số 2): 441.518
Có TK152: 1.052.010
ỉĐối với chi phí công cụ, dụng cụ dùng chung cho xí nghiệp:
Chi phí công cụ dụng cụ dùng chung cho đơn vị cũng được hạch toán vào bên Nợ TK627. Khi xuất công cụ dụng cụ dùng chung cho đơn vị , kế toán ghi:
Nợ TK627(XNBD- chi tiết phân xưởng, chi tiết hợp đồng)
Có TK153
Cuối tháng sẽ tiến hành phân bổ tổng chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho xí nghiệp cho các hợp đồng hoàn thành trong tháng theo tiêu thức phân bổ là tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công thức tính tương tự như công thức phân bổ chi phí nguyên vật liệu.
Ví dụ:Tại xí nghiệp bảo dưỡng, trong tháng 2/2003 công ty xuất 3.290.600 giá trị công cụ dụng cụ dùng cho quản lý xí nghiệp
Khi đó, chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho xí nghiệp bảo dưỡng phân bổ cho hợp đồng sửa chữa số 1 sẽ là:
3.290.600
x
21.833.000
=
213.573
336.390.000
Tính tương tự, ta có: giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng chung cho xí nghiệp bảo dưỡng phân bổ cho hợp đồng số 2 là: 154.459
Kế toán ghi sổ :
Nợ TK627(XNBD- PX sửa chữa số 1): 368.032
TK627(Hợp đồng số 1): 213.573
TK627(Hợp đồng số 2): 154.459
Có TK153: 368.032
ỉChi phí khấu hao TSCĐ:
Hiện nay, TSCĐ của xí nghiệp bảo dưỡng được kế toán TSCĐ theo dõi và tính khấu hao cho từng phân xưởng. Cuối tháng, kế toán tổng hợp trích khấu hao cho bộ phận sửa chữa trực tiếp và bộ phận gián tiếp, sau đó phản ánh lên bảng phân bổ số 3 mở riêng cho xí nghiệp bảo dưỡng. Do đó việc phân bổ khấu hao TSCĐ cho từng hợp đồng hoàn thành trong tháng của từng phân xưởng là dễ dàng vì ta đã biết số khấu hao TSCĐ cụ thể của từng phân xưởng. Khi đó, ta sẽ chọn tiêu thức phân bổ là tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công thức phân bổ tương tự như đối với phân bổ chi phí nguyên vật liệu.
Ví dụ: Tại phân xưởng sửa chữa ô tô số 1 của xí nghiệp bảo dưỡng trong tháng 2/2003, tổng chi phí khấu hao TSCĐ là: 2.950.600
Khi đó, ta có thể tính ra được chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho hợp đồng số 1 là:
2.950.600
x
21.833.000
=
191.505
336.390.000
Tương tự, tính ra chi phí khấu hao TSCĐ phân bổ cho hợp đồng số 2 là: 138.500
Kế toán hạch toán:
Nợ TK627(XNBD - PX sửa chữa số 1): 330.005
TK627(Hợp đồng số 1) : 191.505
TK627(Hợp đồng số 2) :138.500
Có TK2141: 330.005
ỉ Chi phí về dịch vụ mua ngoài:
Chi phí về dịch vụ mua ngoài thuộc chi phí sản xuất chung bao gồm tiền điện, tiền nước dùng vào sản xuất ở các phân xưởng của xí nghiệp bảo dưỡng. Tại mỗi phân xưởng có lắp đồng hồ đo điện, nước; cuối tháng nhân viên quản lý điện, nước sẽ ghi tổng số điện năng và m3 nước tiêu thụ và tính ra tiền điện, nước cho từng phân xưởng, cuối tháng sẽ được phân bổ cho các đơn đặt hàng hoàn thành trong tháng theo tiêu thức phân bổ là tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công thức phân bổ tương tự như đối với việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu.
Ví dụ: Trong tháng 2/2003 tại phân xưởng sửa chữa số 1 của xí nghiệp bảo dưỡng , tổng chi phí về điện, nước là: 1.800.000
Khi đó, chi phí về điện, nước phân bổ cho hợp đồng số 1 là:
1.800.000
x
21.833.000
=
116.827
336.390.000
Tương tự, ta có chi phí về điện, nước phân bổ cho hợp đồng số 2 là: 84.491
Kế toán hạch toán:
Nợ TK627(XNBD-PX sửa chữa số 1): 201.318
TK627(Hợp đồng số 1): 116.827
TK627(Hợp đồng số 2): 84.491
Có TK331: 201.318
ỉChi phí khác bằng tiền: Là những chi phí ngoài những chi phí kể trên mà đơn vị thanh toán trực tiếp bằng tiền. Khi phát sinh những khoản chi phí này, kế toán đơn vị rất dễ theo dõi xem nó phát sinh ở phân xưởng nào và cho hợp đồng nào. Khi đó, kế toán đơn vị sẽ ghi chép lại các khoản chi phí đó và gửi lên phòng kế toán của công ty. Tại đây, kế toán sẽ tập hợp các khoản chi phí này vào bên Nợ TK627 chi tiết cho từng phân xưởng và từng hợp đồng.
Ví dụ: Tại phân xưởng sửa chữa ô tô số 1 trong tháng 2/2003 phát sinh khoản chi phí bằng tiền mặt là 6.570.000, dành cho hợp đồng số 1 là 2.700.600 và hợp đồng số 2 là 3.869.400.
Khi đó, kế toán ghi :
Nợ TK627(XNBD-PX sửa chữa số 1): 6.570.000
TK627(Hợp đồng số 1): 2.700.600
TK627(Hợp đồng số 2): 3.869.400
Có TK111: 6.570.000
Sau khi đã tập hợp hết các chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng, từng hợp đồng kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng theo từng hợp đồng. Cụ thể:
Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung theo hợp đồng
Đơn vị: Phân xưởng sửa chữa ô tô số 1- XN bảo dưỡng
Tháng: 02/2003
STT
Khoản mục chi phí
Hợp đồng số 1
Hợp đồng số 2
1
Chi phí nhân viên quản lý
1.013.880
892.500
2
Chi phí vật liệu dùng chung phân bổ
610.492
441.518
3
Chi phí CCDC dùng chung phân bổ
213.573
154.459
4
Chi phí khấu hao TSCĐ
191.505
138.500
5
Chi phí dịch vụ mua ngoài
116.827
84.491
6
Chi phí khác bằng tiền
2.700.600
3.869.400
Cộng
4.846.877
5.580.927
d) Tập hợp chi phí sản xuất:
Toàn bộ chi phí sản xuất đã được tập hợp theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung chi tiết cho từng phân xưởng và từng hợp đồng, cuối tháng được tập hợp vào bên Nợ TK154. Tài khoản 154 cũng được chi tiết cho từng phân xưởng và từng hợp đồng sửa chữa.
Ví dụ: Từ các ví dụ trên, ta tập hợp chi phí sửa chữa cho hai hợp đồng là hợp đồng số 1 và hợp đồng số 2 như sau:
l Nợ TK154(XNBD -PX sửa chữa số 1- HĐ số 1): 33.938.877
Có TK621(HĐ số 1): 21.833.000
Có TK622(HĐ số 1): 7.259.000
Có TK627(HĐ số 1): 4.846.877
l Nợ TK154(XNBD -PX sửa chữa số 1-HĐ số 2):27.576.777
Có TK621(HĐ số 2): 15.790.000
Có TK622(HĐ số 2): 6.205.850
Có TK627(HĐ số 2): 5.580.927
e) Tính giá thành cho từng hợp đồng:
Công ty thực hiện tính giá thành theo phương pháp trực tiếp cho các hợp đồng sửa chữa hoàn thành trong tháng trên cơ sở các khoản chi phí đã được tập hợp trực tiếp và chi tiết cho từng phân xưởng và từng hợp đồng.
Ví dụ: Tại phân xưởng sửa chữa ô tô số 1 của xí nghiệp bảo dưỡng, trong tháng 2/2003 hoàn thành 2 hợp đồng sửa chữa số 1 và số 2, đầu tháng không có chi phí dở dang của hai hợp đồng này.
Vậy để tính giá thành của hai hợp đồng trên, kế toán công ty sẽ lập bảng tính giá thành như sau:
Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định
bảng tính giá thành
Đơn vị: Phân xưởng sửa chữa ô tô số 1- XN bảo dưỡng
Tháng 02/2003
STT
Tên hợp đồng
Khoản mục chi phí
Hợp đồng số 1
Hợp đồng số 2
Cộng
1
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
21.833.000
15.790.000
37.623.000
2
Chi phí nhân công trực tiếp
7.259.000
6.205.850
13.464.850
3
Chi phí sản xuất chung
4.846.877
5.580.927
10.427.804
Cộng
33.938.877
27.576.777
61.515.654
Vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đặc biệt đến việc tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm. Bởi lẽ, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong toàn bộ quá trình tổ chức và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế quốc dân. Hiểu được ý nghĩa của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, thấy rõ được sự cần thiết của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong việc cung cấp thông tin để nhà lãnh đạo có biện pháp cải tiến tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và tăng cường quản trị doanh nghiệp. Đây cũng là yêu cầu quản lý kinh tế nói chung và của công tác hạch toán kế toán nói riêng. Thực hiện tốt yêu cầu này chính là cơ sở để đánh giá kết quả sản xuất và cũng là căn cứ và tiền đề để tìm ra biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định có ngành nghề kinh doanh là vừa sản xuất công nghiệp,vừa kinh doanh dịch vụ vận tải, trong đó khối công nghiệp mà đặc biệt là lĩnh vực sửa chữa ô tô của xí nghiệp bảo dưỡng là nơi đem lại doanh thu cũng như lợi nhuận cao có thể nói là chiếm phần lớn của công ty. Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nên công ty đã coi đây là khâu trọng tâm của toàn bộ công việc hạch toán kế toán nhất là đối với khối công nghiệp với sản phẩm chủ yếu và là sản phẩm giữ vai trò quan trọng là sửa chữa ô tô. Do đó, công tác hạch toán chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa tại công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định bước đầu đáp ứng được những yêu cầu đặt ra bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhất định trong công tác kế toán tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty. Để hoàn thiện hơn nữa công tác này nói riêng và công tác kế toán nói chung, công ty cần tiếp tục phát huy những mặt tích cực đã đạt được, khắc phục ngay những mặt hạn chế, yếu kém. Có như vậy, công ty mới có thể ngày càng hoàn thiện mình để thích ứng với cơ chế mới, hoà nhập một cách vững chắc và củng cố uy tín trên thị trường.
Mong rằng với bề dày truyền thống và kinh nghiệm trên 40 năm, công ty sẽ sớm tự khẳng định được mình trên thị trường trong nước cũng như trong khu vực và ngày càng lớn mạnh về mọi mặt.
Qua đây, em xin được bày tỏ lòng biết ơn của mình tới thầy giáo Nguyễn Quốc Trung, ban lãnh đạo và nhân viên phòng kế toán tài vụ của công ty cũng như của xí nghiệp bảo dưỡng ô tô đã tạo điều kiện và hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu, tìm hiểu thực tế chưa nhiều, cũng như trình độ hiểu biết nghiệp vụ và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế nên luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp. sửa chữa của các thầy cô giáo và các cán bộ kế toán của công ty để luận văn được hoàn thiện hơn, đồng thời giúp em có được những kiến thức và kinh nghiệm cho sau này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 29 tháng 05 năm 2003
Sinh viên thực hiện
Dương Thuý Quỳnh
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính VAT - Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Văn Công - Nhà xuất bản Tài chính 2003.
Kế toán doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường của trường đại học Kinh tế Quốc dân.
Lý thuyết hạch toán kế toán - Chủ biên TS. Nguyễn Thị Đông.
Kế toán trong doanh nghiệp sản xuất - Chủ biên PGS.TS Vương Đình Huệ, TS. Nguyễn Đình Độ Trường đại học Tài chính kế toán - Nhà xuất bản Tài chính 2003.
Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Nhà xuất bản Tài chính.
Tạp chí kế toán.
Các báo chí liên quan.
Các tài liệu của công ty.
Một số luận văn của các khoá trước.
Trang
Phần i: lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất…1
I) những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1
1) Chi phí sản xuất 1
1.1) Khái niệm 1
1.2) Phân loại chi phí sản xuất 3
2) Giá thành sản phẩm 7
2.1) Khái niệm 7
2.2) Phân loại giá thành sản phẩm 7
3) Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9
II) hạch toán chi phí sản xuất 10
1) Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 10
2) Hạch toán chi phí sản xuất 11
2.1) Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11
2.2) Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 13
2.3) Hạch toán chi phí sản xuất chung 14
III) Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang 16
1) Tổng hợp chi phí sản xuất 16
1.1) Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên 16
1.2) Đối với các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 17
2) Xác định giá trị sản phẩm dở dang 18
IV) tính giá thành sản phẩm 20
1)Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành 20
2) Các phương pháp tính giá thành sản phẩm 21
v) Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 26
Phần II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở xí nghiệp bảo dưỡng của công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định.... 28
I) Đặc điểm chung về công ty cổ phần vận tải ô tô
Nam Định 28
1) Quá trình hình thành và phát triển, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 28
2) Tổ chức kinh doanh và quản lý vận tải tại công ty cổ phần vận tải ô tô
Nam Định 30 2.1)Tổ chức hệ thống kinh doanh ở công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 30
2.2)Tổ chức quản lý ở công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 30
3) Đặc điểm quy trình công nghệ sửa chữa ô tô ở công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 34
4) Đặc điểm công tác kế toán tại công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 35
4.1) Tổ chức bộ máy kế toán 35
4.2) Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại công ty 38
II) Tình hình tổ chức kế toán chi phí sửa chữa tại xí nghiệp bảo dưỡng của công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 41
1) Đối tượng tập hợp chi phí 41
2) Phương pháp tập hợp chi phí sửa chữa 41
III) Kế toán tập hợp giá thành dịch vụ sửa chữa 65
1) Công tác quản lý giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 65
2) Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 66
3) Phương pháp tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 66
phần III: Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa tại xí nghiệp bảo dưỡng của công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 68
I) Một số nhận xét về công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa nói riêng tại xí nghiệp bảo dưỡng của công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 68
1) Nhận xét chung 68
2) Nhận xét cụ thể về công tác tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa tại công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 71
2.1)Những điểm đã đạt được trong công tác kế toán tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa tại công ty cổ phần vận tải ô tô Nam Định 71
2.2) Những hạn chế cần khắc phục trong công tác tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty 72
II) Một số ý kiến đóng góp cho công tác tập hợp chi phí sửa chữa và tính giá thành dịch vụ sửa chữa ở công ty 74
1) Hoàn thiện việc xác định đối tượng hạch toán chi phí sửa chữa 74
2)Hoàn thiện việc hạch toán một số khoản chi phí 75
3) Về đối tượng tính giá thành dịch vụ sửa chữa tại công ty 77
4) Về phương thức đánh giá sản phẩm làm dở 78
5) Hoàn thiện phương pháp tính giá thành sản phẩm sửa chữa tại công ty 78
Biểu số 02
sổ chi tiết vật tư
Tên vật liệu: Tôn kẽm 1,2 ly 1m x 2m
Kho: Vật liệu chính
Đơn vị sử dụng: XN bảo dưỡng ô tô
Tháng: 02/ 2003
Đơn vị tính: Đồng
Ngày tháng
Số hiệu chứng từ
Trích yếu
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Tồn đầu tháng
20
81.260
1.625.200
06/02
05
Mua vật liệu của nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo
100
84.105
8.410.500
20
100
81.260
84.105
1.625.200
8.410.500
10/02
08
Xuất cho đóng lại xe NISSAN
20
30
81.260
84.105
1.625.200
2.523.150
100
70
84.105
84.105
8.410.500
5.887.350
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
. . .
Cộng
350
20.162.600
150
12.820.000
Tồn cuối tháng
220
84.786
18.652.920
Người lập biểu
(Ký,họ tên)
Kế toán đơn vị
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0711.doc