Đề tài Hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty TNHH Hồ Long

MỞ ĐẦU Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ thanh toán, phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua, người bán, với ngân sách. . . vì vậy, người quản lý không chỉ quan tâm tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cái mà họ phải thường thường xuyên nắm bắt chính là tình hình thanh toán. Tình hình thanh toán cho biết khả năng tài chính của một doanh nghiệp, nó quyết định rất lớn tới sự tồn tại, phát triển hay đi tới sự phá sản của doanh nghiệp đó. Thông qua các nghiệp vụ thanh toán người quản lý có thể trả lời các câu hỏi như : tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá ra sao? Khả năng thu hồi công nợ như thế nào? doanh nghiệp có bị chiếm dụng vốn hay không? tình hình thanh toán đối với nhà cung cấp có đúng theo hợp đồng không và việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước như thế nào?. . . Đồng thời thông qua các số liệu để phân tích khả năng tài chính của doanh nghiệp, tình hình thanh toán công nợ như vậy có đảm bảo vốn lưu động cho kinh doanh hay không hoặc có đủ khả năng tài chính để ký kết các hợp đồng mới không, nếu không thì cần có những biện pháp gì để huy động vốn Nghiệp vụ thanh toán xảy ra ở cả trong quá trình mua hàng và quá trình tiêu thụ, nó có liên quan mật thiết với các nghiệp vụ quỹ và nghiệp vụ tạo vốn. Như vậy, có thể nói các nghiệp vụ thanh toán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, nó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để quản lý tình hình thanh toán, tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ thanh toán được xem là một biện pháp hữu hiệu, do đó nó đóng một vai trò quan trọng trong tổ chức hạch toán kế toán của đơn vị. Sau quá trình học tập và nghiên cứu ở trường để trang bị các kiến thức cơ bản và đặc biệt là sau quá trình thực tập tại phòng kế toán của công tyTNHH Dược Hồ Long, tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty TNHH Hồ Long”. Tôi mong muốn thông qua đề tài này có thể tìm hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ thanh toán, so sánh thực tế hạch toán tại công ty với lý thuyết được học. Mong muốn của tôi đặt ra là thông qua các nghiệp vụ thanh toán để có cái nhìn tổng quát nhất về công tác kế toán tại công ty, điều này xuất phát từ đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty TNHH Dược Hồ Long và ý nghĩa quan trọng của các nghiệp vụ thanh toán. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một số nghiệp vụ thanh toán chủ yếu. Như vậy chuyên đề thực tập này tôi sẽ tập chung vào ba khía cạnh cụ thể là : - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp (người bán). - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua. - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước. Để thực hiện mục tiêu đặt ra, bài viết của tôi chia làm ba phần chính : Phần I : Cơ sở lý luận của hạch toán các nghiệp vụ thanh toán trong doanh nghiệp. Phần II : Thực trạng hạch toán nghiệp vụ thanh toán ở công ty TNHH Dược Hồ Long. Phần III : Hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công tyTNHH Dược Hồ long. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP. 2 I- Một số vấn đề chung về các nghiệp vụ thanh toán. 2 1- Khái niệm : 2 2- Đặc điểm của các nghiệp vụ thanh toán. 2 3- Quan hệ thanh toán với công tác quản lý tài chính. 2 4- Phân loại các nghiệp vụ thanh toán 2 5- Một số phương thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam hiện nay. 3 6- Yêu cầu quản lý, nguyên tắc và nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán. 4 6.1- Yêu cầu quản lý các nghiệp vụ thanh toán. 4 6.2- Nguyên tắc hạch toán. 4 6.3- Nghiệp vụ hạch toán. 5 II - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và với nhà nước. 5 1- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán. 5 1. 1- Nội dung nghiệp vụ thanh toán với người bán. 5 1. 2- Tài khoản sử dung. 5 1. 3 - Phương pháp hạch toán. 6 2- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng. 9 2. 1 - Nội dung. 9 2. 2 - Tài khoản sử dụng. 9 2. 3 - Phương pháp hạch toán. 10 3 - Hạch toán Nghiệp vụ thanh toán với nhà nước. 12 3. 1 - Nội dung. 12 3. 2 - Nghiệp vụ hạch toán. . 13 3. 3 - Tài khoản sử dụng. 13 III- Ghi sổ các nghiệp vụ thanh toán theo Các hình thức sổ kế toán. 25 1- Hình thức Nhật ký - Sổ cái. 25 2- Hình thức Nhật ký chung. 25 3- Hình thức Chứng từ- Ghi sổ. 26 4- Hình thức Nhật ký chứng từ. 27 IV- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 29 1- Phân tích tình hình thanh toán. 29 2- Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. 31 Phần II. Thực trạng hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty TNHH Dược Hồ Long 33 I - Tổng quan về công ty Dược Hồ Long. 33 1- Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dược Hồ Long. 33 2- Nhiệm vụ kinh doanh của công ty. 34 3- Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty 35 4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán. 36 4. 1-Tổ chức bộ máy kế toán 36 4. 2- Hệ thống chứng từ sử dụng : 38 4. 3- Hệ hống tài khoản sử dụng : 38 4. 4- Tổ chức sổ kế toán. 38 4. 5- Hệ thống báo cáo kế toán : 39 II- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty Dược Hồ Long. 39 1-Đặc điểm tổ chứccác nghiệp vụ thanh toán. 39 2-Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán. 39 3- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng. 45 4- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà nước. 49 4. 1- Thuế VAT . 49 4. 2- Thuế Nhập khẩu. 53 4. 3- Thuế thu nhập doanh nghiệp. 55 4. 4- Thuế nhà đất, tiền thuê đất. 55 4. 5- Thuế thu nhập cá nhân. 56 4. 6- Thuế môn bài. 56 4. 7- Phí trước bạ. 57 III- Phân tích tình hình thanh toán của công ty Dược Hồ Long 59 PHẦN III. HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC HỒ LONG 62 I - Đánh giá khái quá trình hình hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty Dược Hồ Long . 62 1- Ưu điểm 62 2- Những tồn tại : 62 II - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty Dược Hồ Long. 63 KẾT LUẬN 67 Tài liệu tham khảo 68 Nhận xét của đơn vị thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn

docx78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty TNHH Hồ Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẾT TK : 1311 – PHẢI THU KHÁCH HÀNG Tên Khách hàng : Bệnh Viện quân y 354 Mã KH : 5700026 Từ ngày 1/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiêu CT Ngày Diễn giải TK đối ứng Loại NT Tỷ giá Số ghi nợ Số ghi có NT VNĐ NT VNĐ Số dư đầu kỳ 3.264.720 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Căn cứ vào hoá đơn VAT và phiếu xuất kho, kế toán ghi vào Sổ chi tiết phải thu khách hàng theo dõi cho Bệnh Viện quân y 354. KG/01-B 034274 4/12/05 Bán hàng bộ phận dự án 511 USD 15.450 1.765 27.269.250 VAT 5% 3331 USD 15.450 88,25 1.363.462,5 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... C1441 15/12/05 Thu tiền hàng hoá đơn số 034274 111 USD 15.500 1.853 28.725.375 Điều chỉnh tỷ giá 515 92.662,5 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Tổng PS 484.693.500 468.350.000 Số dư cuối kỳ 19.608.220 Cuối kỳ, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết phải thu khách hàng. Biểu Số 8 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng Cân đối bộ phận BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TK : 131 – PHẢI THU KHÁCH HÀNG Từ ngày 1/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Mã NCC Tên Dư đầu kỳ Phát sinh nợ Phát sinh có Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có 4050048 Bệnh Viện Bạch Mai 6.784.632 26.784.485 24.996.874 8.572.243 ... ... ... ... ... ... ... ... 3040091 Phòng khám đa khoa Dạng Đông 28.972.630 28.972.630 ... ... ... ... ... ... ... ... 5700026 Bệnh Viện quân y 354 3.264.720 484.693.500 468.350.000 19.608.220 ... ... ... ... ... ... ... ... 6400421 Bệnh Viện 108 quân đội 4.876.662 10.972.350 9.984.672 5.864.340 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 984.720.988 793.987.422 17.075.735.611 13.977.328.420 1.292.496.879 892.349.941 Do kế toán không ghi Nhật ký chung nên số liệu từ Sổ chi tiết sẽ được ghi vào Sổ Cái TK 131- theo dõi cho tất cả các khách hàng ở các bộ phận (Biểu 9 – trang 54) Biểu Số 9 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CÁI TK : 131 – PHẢI THU KHÁCH HÀNG Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiêu CT Ngày Diễn giải TK đối ứng Loại NT Tỷ giá Số ghi nợ Số ghi có NT VNĐ NT VNĐ Số dư đầu kỳ 984.720.988 793.987.422 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... KG/01-B 034274 4/12/05 Bán hàng của bộ phận dự án 511 USD 15.450 1.765 27.270.000 VAT 5% 3331 USD 15.450 88,25 1.363.500 4/12/05 Hàng bị trả lại 531 USD 15.500 441,29 6.840.000 … … … … … … … … … … Cộng 763.804.350 625.491.789 4- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước. 4. 1- VAT . a) VAT đầu vào. Khi mua hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế VAT , kế toán căn cứ vào hoá đơn VAT , hoá đơn bán hàng để ghi sổ chi tiết VAT đầu vào được khấu trừ. Đối với hàng nhập khẩu, căn cứ vào Thông báo thuế, phụ thu và tờ khai hàng nhập khẩu để ghi VAT đầu vào được khấu trừ của hàng nhập khẩu. Tài khoản sử dụng : TK 133- VAT được khấu trừ. Được chi tiết thành các tài khoản cấp hai, cấp ba : TK 1331- VAT được khấu trừ của hàng hoá TK 13311 : VAT của HHDV ( phục vụ xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặp các công trình ở nước ngoài hay của doanh nghiệp chế xuất) : 0% TK 13312 : VAT của HHDV : 3% TK 13313 : VAT của HHDV : 5% TK 13314 : VAT của HHDV : 10% TK 13315 : VAT của HHDV : 20% TK 1332- VAT được khấu trừ của TSCĐ Công ty chủ yếu sử dụng ba mức thuế suất : 3%, 5%, 10%. Khi nhận được hoá đơn VAT , căn cứ vào mức thuế suất trên hoá đơn, kế toán vào sổ chi tiết cho TK 133. Khi nhận được hoá đơn bán hàng, kế toán tính ra số VAT được khấu trừ : Thuế GTGT được khấu trừ = Giá bán hàng hoá x 3% - Giá mua hàng hoá x 3% Sau đó căn cứ vào số thuế tính được, kế toán ghi sổ chi tiết của TK 133. Biểu số 10 Công ty TNHH Hồ Long Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CHI TIẾT TK : 13313 – VAT ĐƯỢC KHẤU TRỪ CỦA HHDV 5% Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn giải TK đối ứng Số tiền ghi nợ Số tiên ghi có Số dư đầu kỳ 500.787.356 - 00718/ TBT 1/12/05 VAT của hàng hập khẩu 3331 19.237.000 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 068249 4/12/05 Vat 5% của hàng mua 131 1.121.100 ... ... ... ... ... ... BG/01-B 034928 6/12/05 VAT của hàng mua bị trả lại 131 2.584.000 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 040271 12/12/05 VAT hàng mua đặt trước tiền 2.052.000 ... ... ... ... ... ... 31/12/05 Kết chuyển VAT được khấu trừ 3331 198.456.297 Tổng PS 29.337.894 867.681.622 Số dư cuối kỳ - - * Cuối kỳ, kế toán lập Bảng tổng hợp chi tiết VAT đầu vào được khấu trừ. Biểu Số 11 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng Cân đối bộ phận BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TK : 1331 – VAT ĐƯỢC KHẤU TRỪ Từ ngày 1/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đon vị tính : VNĐ Chỉ tiêu Dư đầu kỳ Phát sinh nợ Phát sinh có Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có VAT được khấu trừ của HHDV 784.632.316 - 565.530.197 1.350.162.513 1.350.162.513 1.350.162.513 3% 2.356.978 - 792.014 3.148.992 3.148.992 3.148.992 5% 500.787.356 - 29.337.894 867.681.622 530.125.250 867.681.622 10% 281.487.982 - 197.843.917 497.331.899 479.331.899 497.331.899 VAT được khấu trừ của TSCĐ 75.090.580 - - 75.090.580 75.090.580 75.090.580 5% 59.123.457 - - 59.123.457 59.123.457 59.123.457 10% 15.976.123 - - 15.967.123 15.976.123 15.976.123 Cộng 859.722.896 - 565.530.197 1.425.253.093 1.425.253.093 1.425.253.093 * Từ sổ chi tiết, máy sẽ ghi vào sổ Cái TK 1331. Biểu số 12 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CÁI TK : 1331 – VAT ĐƯỢC KHẤU TRỪ CỦA HHDV Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn giải TK đối ứng Số tiền ghi nợ Số tiên ghi có Số dư đầu kỳ 784.632.316 - TBT 00718 1/12/05 VAT của hàng nhập khẩu 3331 19.237.000 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 068249 4/12/05 Vat 5% của hàng mua 131 1.121.100 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 034928 6/12/05 VAT của hàng mua bị trả lại 131 2.584.000 ... ... ... ... ... ... KG/01B- 040271 12/12/05 VAT hàng mua đặt trước tiền 2.052.000 ... ... ... ... ... ... 31/12/05 Kết chuyển VAT được khấu trừ 3331 198.456.297 Tổng PS 565,530,197 1,350,162,513 Số dư cuối kỳ 1,350,162,513 - b) VAT đầu ra. Căn cứ vào : Hoá đơn VAT của hàng bán ra Thông báo thuế, phụ thu, quyết định miễn giảm thuế của hàng nhập khẩu Kế toán ghi chép VAT phải nộp. Tài khoản sử dụng : TK 3331 : VAT phải nộp, được chi tiết thành các tài khoản : TK 33311 : VAT phải nộp đầu ra TK 333111 : VAT phải nộp đầu ra 0% TK 333112 : VAT phải nộp đầu ra 3% TK 333113 : VAT phải nộp đầu ra 5% TK 333114 : VAT phải nộp đầu ra 10% TK 333115 : VAT phải nộp đầu ra 20% TK 33312 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu TK 333121 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu 0% TK 333122 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu 3% TK 333123 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu 5% TK 333124 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu 10% TK 333125 : VAT phải nộp của hàng nhập khẩu 20% Tuy nhiên công ty chỉ sử dụng các mức thuế suất : 5%, 10% Cuối mỗi tháng, kế toán phải lập tờ khai VAT và nộp cho cơ quan thuế, kèm theo : Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra. Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào. Công ty tiến hành nộp VAT theo tháng. Kế toán ghi sổ chi tiết TK 333113- VAT phải nộp đầu ra Biểu số 12 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CHI TIẾT TK : 33311 – VAT PHẢI NỘP ĐẦU RA Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn giải TK đối ứng Số tiền ghi nợ Số tiên ghi có Số dư đầu kỳ 1.052.552.985 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 034213 3/12/05 Bán hàng bộ phận dự án 131 1.363.500 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 034274 4/12/05 Hàng bán bị trả lại 131 342.000 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 034302 10/12/05 Bán hàng đã ứng trước tiền 131 565.082 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 034317 12/12/05 VAT hàng mua đặt trước tiền 131 2.052.000 ... ... ... ... ... ... 31/12/05 Kết chuyển VAT được khấu trừ 1331 198.456.297 Tổng PS 1.257.364.910 1.013.330.357 Số dư cuối kỳ - 808.518.432 * Cuối kỳ, kế toán lập Bảng tổng hợp VAT phải nộp. Biểu Số 13 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng Cân đối bộ phận BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TK : 3331 – VAT PHẢI NỘP Từ ngày 1/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Chỉ tiêu Dư đầu kỳ Phát sinh nợ Phát sinh có Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có VAT phải nộp đầu ra - 625.101.484 703.034.758 555.035.624 - 450.102.350 5% - 445.672.971 226.455.327 154.792.007 - 374.009.651 10% - 179.428.513 503.579.431 400.243.617 - 76.092.699 VAT của hàng nhập khẩu - 427.451.501 527.330.152 458.294.733 - 358.416.082 5% - 237.984.169 232.548.761 138.246.790 - 143.682.198 10% - 189.467.332 294.781.391 320.047.943 - 214.733.884 Cộng - 1.052.552.985 1.257.364.910 1.013.330.357 - 808.518.432 Biểu số 14 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CÁI TK : 3331 – VAT PHẢI NỘP Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn giải TK đối ứng Thuế Suất Số tiền ghi nợ Số tiên ghi có Số dư đầu kỳ - 1.052.552.985 TBT 00718 1/12/05 VAT của hàng nhập khẩu 1331 5% 19.237.000 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 068249 4/12/05 Vat 5% của hàng mua 131 5% 1.121.100 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 6/12/05 VAT của hàng mua bị trả lại 131 5% 2.584.000 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 034317 12/12/05 VAT hàng mua đặt trước tiền 131 5% 2.052.000 ... ... ... ... ... ... BN 034827 15/12/05 Thanh toán tiền VAT của TK số 63 112 5% 19.237.000 ... ... ... ... ... ... BN 034832 28/12/05 Tạm nộp VAT tháng 11/2004 112 5% 40.000.000 ... ... ... ... ... ... 31/12/05 Kết chuyển VAT được khấu trừ 1331 198.456.297 Tổng PS 1.257.364.910 1.013.330.357 Số dư cuối kỳ - 8.8.518.432 Khi báo cáo quyết toán được duyệt, kế toán căn cứ vào thông báo thuế để xử lý số thừa, thiếu. 4. 2- Thuế Nhập khẩu. Mỗi lần nhập khẩu hàng hoá, căn cứ vào Thông báo thuế, phụ thu và tờ khai hàng nhập khẩu, kế toán ghi tăng số thuế nhập khẩu phải nộp. Đối với hàng hoá thuộc diện miễn giảm thuế, căn cứ vào quyết định về việc điều chỉnh thuế để ghi giảm thuế nhập khẩu phải nộp. Khi nộp thuế, căn cứ vào giấy báo Nợ hoặc Phiếu Chi, kế toán ghi giảm thuế nhập khẩu phải nộp. Tài khoản sử dụng : TK 33313- Thuế xuất, nhập khẩu . Do công ty không thực hiện xuất khẩu mà chỉ nhập khẩu nên tài khoản này chỉ để theo dõi thuế nhập khẩu. Sổ chi tiết thuế nhập khẩu được mở cho từng cơ quan hải quan (VD : Hải quan Nội Bài, Hải quan Gia Lâm. . . ) VD : Ngày 5/12/2005 công ty nhập khẩu một lô hàng thuộc diện miễn giảm thuế, giá trị lô hàng : 17. 980 USD, thuế nhập khẩu 15%, VAT 5%, tỷ giá 15.440 VND/USD. Do thuộc diện miễn giảm thuế nên thuế nhập khẩu chính thức chỉ còn 10% tuy nhiên cơ quan thuế chưa có quyết định về việc miễn giảm thuế. Kế toán tính ra số thuế nhập khẩu ban đầu và thuế nhập khẩu được miễn giảm như sau : - Thuế nhập khẩu = 17.980USD x 15% x 15. 440 VND/ USD = 41641680VND - Thuế nhập khẩu phải nộp = 17.980USD x 10% x 15. 440 VND/ USD = 27.761120. VND - Thuế nhập khẩu được miễn giảm =41641680– 27.761120 = 13.880560 (VND) Căn cứ vào tờ khai thuế số 63 và Thông báo thuế, phụ thu số 00718 về thuế nhập khẩu ban đầu tạm nộp. Biểu số 15 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CHI TIẾT TK 33313 – VAT XUẤT, NHẬP KHẨU Tên : Hải quan Nội Bài Mã : 1020005 Từ ngày 01/12/2005đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn Giải TK Đối ứng Số tiền ghi nợ Số tiền ghi có Số dư đầu kỳ 156.972.345 ... ... ... ... ... ... TBT 00718 1/12/05 VAT nhập khẩu TK số 63 156 32.968.000 ... ... ... ... ... ... TBT 00740 7/12/05 VAT nhập khẩu ưu đãi của TK số 84 156 27.221.720 VAT nhập khẩu miễn giảm 1388 13.610.860 ... ... ... ... ... ... 00269 8/12/05 VAT nhập khẩu được miễn giảm TK số 84 1388 13.610.860 ... ... ... ... ... ... BN 140846 15/12/05 Nộp VAT nhập khẩu của TK số 63 112 32.968.000 ... ... ... ... ... ... BN 143028 20/12/05 Thanh toán tiền VAT nhập khẩu TK số 84 112 27.221.720 ... ... ... ... .... ... Tổng PS 112.845.320 128.743.114 Số dư cuối kỳ 172.870.139 Như vậy, kế toán chỉ tính vào giá trị hàng mua phần thuế nhập khẩu ưu đãi, phần được miễn giảm đã được hạch toán vào TK 1388- phải thu khác. * Cuối kỳ, kế toán lập Bảng tổng hợp VAT Xuất nhập khẩu. Biểu Số 16 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng Cân đối bộ phận BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT TK : 33313 – VAT XUẤT, NHẬP KHẨU Từ ngày 1/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đon vị tính : VNĐ Mã Số Tên Dư đầu kỳ Phát sinh nợ Phát sinh có Dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có 4050048 Hải quan Nội Bài 156.972.345 112.845.320 128.743.114 - 172.870.139 ... ... ... ... ... ... ... ... 3040091 Hải quan Gia Lâm 280.121.784 198.356.998 189.463.235 - 191.184.415 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 545.782.351 458.942.310 478.754.649 - 565.594.690 * Số liệu của sổ chi tiết sẽ được nhập sổ Cái. Sổ Cái TK 33313 theo dõi cho tất cả các cơ quan hải quan tại các cửa khẩu doanh nghiệp có hàng hoá nhập khẩu. Biểu số 17 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CÁI TK : 33313 – VAT XUẤT, NHẬP KHẨU Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn giải TK đối ứng Số tiền ghi nợ Số tiên ghi có Số dư đầu kỳ - 545.782.351 TBT 00718 1/12/05 VAT nhập khẩu của 52 NB 156 19.237.000 ... ... ... ... ... ... TBT 00749 4/12/05 Vat nhập khẩu ưu đãi của TK số 84 156 1.121.100 VAT nhập khẩu được miễn giảm 1388 2.584.000 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 034317 12/12/05 VAT hàng mua đặt trước tiền 1388 2.052.000 ... ... ... ... ... ... BN 034827 15/12/05 Thanh toán tiền VAT của TK số 63 112 19.237.000 ... ... ... ... ... ... BN 034832 28/12/05 Tạm nộp VAT tháng 11/2004 112 40.000.000 ... ... ... ... ... ... Tổng PS 458.942.310 478.754.649 Số dư cuối kỳ - 565.594.690 4. 3- Thuế thu nhập doanh nghiệp. Kế toán thuế căn cứ vào : Thông báo nộp thuế Quyết định nộp thuế (giấy đề nghị thanh toán) Giấy báo Nợ Quyết toán thuế được duyệt. Để ghi sổ chi tiết thuế thu nhập doanh nghiệp. Tài khoản sử dụng : TK 33314- Thuế thu nhập doanh nghiệp. - Cuối mỗi tháng, công ty tính ra số thuế TNDN phải nộp. - Công ty tiến hành nộp thuế TNDN theo quý - Đến tháng 3 năm sau (năm 2006), khi quyết toán, công ty sẽ tính ra chính thức số thuế TNDN phải nộp năm 2005 và ghi bổ sung theo số chênh lệch. Ngày 28/12/2005 tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý III năm 2005 Biểu số 18 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CHI TIẾT TK 33314 – THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn Giải TK Đối ứng Số tiền ghi nợ Số tiền ghi có Số dư đầu kỳ 56.975.342 BN 157830 28/12/05 Tạm nộp thuế TNDN quý III năm 2005 112 15.798.570 31/12/05 Tính thuế TNDN tháng 12 năm 2005 4212 23. 998. 460 Tổng PS 15.798.570 23.998.460 Số dư cuối kỳ 65.175.230 4. 4- Thuế nhà đất, tiền thuê đất. Tài khoản sử dụng : TK 33317- Thuế nhà đất, tiền thuê đất Đầu năm công ty phải nộp tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất cho cả năm và tính vào chi phí quản lý của tháng 1. Việc tính tiền thuế nhà đất của cả năm vào chi phí quản lý của tháng 1 đã làm cho chi phí quản lý cũng như tổng chi phí tháng 1 tăng cao, ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh. Nếu như công ty tiến hành phân bổ chi phí cho tất cả các tháng trong năm thì mỗi tháng chi phí về thuế nhà đất chỉ là 2.550.000 VND và chi phí quản lý tháng 1 sẽ giảm đi 28.050.000 VND (= 30.600.000 – 2.550.000). Biểu số 19 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CHI TIẾT TK 33317 – THUẾ NHÀ ĐẤT TIỀN THUÊ ĐẤT Từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/01/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn Giải TK Đối ứng Số tiền ghi nợ Số tiền ghi có Số dư đầu kỳ - - TBT/VX 17 15/01/05 Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp 642 30.600.000 BN 019452 30/01/05 Nộp tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất 112 30.600.000 Tổng PS 30.600.000 30.600.000 Số dư cuối kỳ - 4. 5- Thuế thu nhập cá nhân. Hàng tháng, căn cứ vào thông báo thuế để tạm nộp thuế thu nhập cá nhân. Cuối tháng kế toán phải nộp bảng kê số người thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân, tạm tính thuế thu nhập cá nhân dựa trên thu nhập thực tế của tháng đó và nộp cho cơ quan thuế. Kế toán sẽ căn cứ vào thông báo thuế và giấy báo nợ về việc nộp thuế để ghi sổ. Tài khoản sử dụng : TK 333181- Thuế thu nhập cá nhân Biểu số 20 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CHI TIẾT TK 333181 – THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn Giải TK Đối ứng Số tiền ghi nợ Số tiền ghi có Số dư đầu kỳ - 3.090.000 BN 157830 5/12/05 Thuế thu nhập cá nhân phải nộp tháng 11/2004 3334 4.200. 000 BN 143030 20/12/05 Nộp tiền thuế thu nhập cá nhân 112 4.200. 000 ... ... ... ... ... ... Tổng PS 4.200. 000 4.200. 000 Số dư cuối kỳ 3.090.000 4. 6- Thuế môn bài. Căn cứ vào Thông báo thuế, Phiếu Chi, kế toán ghi sổ chi tiết thuế môn bài. Tài khoản sử dụng : TK333182- Thuế môn bài Đầu năm công ty nộp thuế môn bài cả năm cho công ty, cửa hàng của công ty. Tổng số thuế môn bài phải nộp là 1.400. 000 VND Biểu số 21 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CHI TIẾT TK 333182 – THUẾ MÔN BÀI Từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/01/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn Giải TK Đối ứng Số tiền ghi nợ Số tiền ghi có Số dư đầu kỳ - - TBT/VX 17 15/01/05 Thuế nhà đất, tiền thuê đất phải nộp 642 1.400.000 BN 019452 30/01/05 Nộp tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất 112 1.400.000 Tổng PS 1.400.000 1.400.000 Số dư cuối kỳ - - 4. 7- Phí trước bạ. Tài khoản sử dụng : TK 33319- Phí, lệ phí Ngày 12/6/2005 công ty mua 1 ô tô FORD loại7 chỗ ngồi để phục vụ cho vận chuyển và công tác giao dịch trị giá 35. 000 USD Công ty phải nộp phí trước bạ 2%, tỷ giá 15. 168 VND/USD. Kế toán ghi sổ : Nợ TK 211 : 10.617.600 Có TK 33319 : 10.617.600 Ngày 13/6/2005 nhận được giấy báo Nợ, kế toán ghi : Nợ TK 33319 : 10.617.000 Có TK 112 : 10.617.600 Tất cả các nghiệp về thuế, phí, lệ phí phát sinh trong kỳ được tập hợp vào TK333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước . Biểu số 23 Công ty TNHH Dược Hồ Long Bảng kê chứng từ SỔ CHI TIẾT TK 33319 – PHÍ TRƯỚC BẠ Từ ngày 01/6/2005 đến ngày 31/6/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn Giải TK Đối ứng Số tiền ghi nợ Số tiền ghi có Số dư đầu kỳ - - 006897 12/6/05 Phí trước bạ phải nộp 211 10.617.600 BN 037645 13/6/05 Nộp phí trước bạ 112 10.617.600 Tổng PS 10.617.600 10.617.600 Số dư cuối kỳ - - * Từ sổ chi tiết, máy sẽ ghi vào sổ Cái TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Biểu số 12 Công ty TNHH Dược Hồ Long SỔ CÁI TK : 333 – VAT VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005 Đơn vị tính : VNĐ Số hiệu chứng từ Ngày Diễn giải TK đối ứng Số tiền ghi nợ Số tiên ghi có Số dư đầu kỳ - 354.478.213 TBT 00718 1/12/05 VAT của hàng nhập khẩu 1331 19.237.000 ... ... ... ... ... ... 5/12/05 Thuế thu nhập cá nhân 3334 4.200.000 TBT 00740 7/12/05 VAT nhập khẩu ưu đãi của TK số 84 156 27.221.720 VAT nhập khẩu được miễn giảm 1388 13.610.860 ... ... ... ... ... ... 00269 8/12/05 VAT nhập khẩu được miễn giảm 1388 13.610.860 ... ... ... ... ... ... KG/01-B 034274 10/12/05 Bán hàng đã ứng trước tiền 131 565.082 ... ... ... ... ... ... BN 034827 15/12/05 Thanh toán tiền VAT của TK số 63 112 19.237.000 ... ... ... ... ... ... BN 143028 20/12/05 Thanh toán tiền VAT nhập khẩu của TK số 84 112 27.221.720 ... ... ... ... ... ... BN 034832 28/12/05 Tạm nộp VAT tháng 11/2004 112 40.000.000 ... ... ... ... ... ... BN 034836 28/12/05 Tạm nộp VAT TNDN quý IV năm 2004 112 15.798.570 ... ... ... ... ... ... 31/12/05 Tính VAT TNDN quý IV năm 2004 4212 23.998.460 Tổng PS 517.364.910 523.429.780 Số dư cuối kỳ - 360543.083 Cuối quý, năm công ty phải bảo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về số thuế phải nộp, số đã nộp, số còn phải nộp trong phần II của Báo cáo kết quả kinh doanh. Các Báo cáo của công ty đã được lập theo quyết định 167/QĐ-BTC . III- PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THANH TOÁN CỦA CÔNG TY DƯỢC HỒ LONG BẢNG TÍNH TOÁN CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH TÌNH HÌNH THANH TOÁN. STT Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm2004 Năm2005 1 Hệ số thanh toán hiện hành 1, 084 1, 072 1,083 1,075 ( Tổng TS/ Nợ phải trả) 2 Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn 1, 431 1, 225 1,415 1,326 ( TSLĐ/ Nợ ngắn hạn ) 3 Hệ số thanh toán nhanh 0, 356 0, 248 0,149 0,128 ( Tiền & ĐTNH / Nợ ngắn hạn ) 4 Hệ số khả năng thanh toán TSLĐ 0, 248 0, 202 0,105 0,097 ( Tiền & ĐTNH / TSLĐ ) 5 Tỷ lệ các khoản phải thu so với 61, 4 58, 96 61,51 30,25 các khoản phải trả (%). 6 Tỷ lệ các khoản phải trả so với 162, 9 169, 59 162,56 330,53 các khoản phải thu (%). 7 Số vòng quay các khoản phải thu 4, 820 5, 365 13,397 14,217 ( Tổng số tiền hàng bán chịu / Nợ phải thu bình quân ) 8 Thời gian một vòng quay các 75 67 27 23 khoản phải thu ( Thời gian kỳ phân tích / số vòng quay các khoản phải thu ) 9 Số vòng quay các khoản phải trả 2, 567 2, 956 5,249 5,736 ( Tổng số tiền hàng mua chịu / Nợ phải trả bình quân ) 10 Thời gian một vòng quay các 140 122 69 60 khoản phải trả ( Thời gian kỳ phân tích / số vòng quay các khoản phải trả ) Theo số liệu trên ta thấy hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đều lớn hơn 1 chứng tỏ tổng tài sản của công ty đảm bảo thanh toán tổng số nợ phải trả và tài sản lưu động (TSLĐ) đảm bảo thanh toán nợ ngắn hạn, tuy nhiên các tỷ số này không cao (»1 ) do các khoản nợ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn. Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nguồn vốn rất cao (đạt tới 92,3% năm 2004) chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty rất thấp cho thấy tình hình tài chính không khả quan. Hệ số thanh toán nhanh trong 3 năm có chiều hướng giảm đi : từ 0,356 năm 2002 còn 0, 248 năm 2003; 0,149 năm 2004 và trong cả 3 năm đều thấp hơn 0,5. Khả năng thanh toán nhanh như vậy là quá thấp. Điều này xuất phát từ việc tăng các khoản nợ ngắn hạn và giảm vốn bằng tiền. Hệ số khả năng thanh toán TSLĐ : khả năng chuyển đổi thành tiền của TSLĐ có xu hướng giảm đi, từ 0,248 năm 2002 còn 0,202 năm 2003 và 0,105 năm 2004 do vốn bằng tiền giảm nhưng các khoản phải thu và hàng tồn kho tăng lên. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả trong 3 năm đều nhỏ hơn 1 cho thấy công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng vốn. Số vòng quay các khoản phải thu tăng lên (từ 4,82 năm 2002 lên 5,36 năm 2003 và 13,37 năm 2004) và thời gian một vòng quay giảm xuống từ 75 ngày năm 2002 còn 27 ngày năm 2004 cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong việc thu hồi nợ. Số vòng quay các khoản phải trả cũng tăng từ 2,567 năm 2002 lên 5, 249 năm 2004. Thời gian một vòng quay các khoản phải trả được rút ngắn từ 140 ngày năm 2002 còn 69 ngày năm 2004. Tuy nhiên thời gian một vòng quay các khoản phải trả vẫn lớn hơn 2,6 lần so với thời gian một vòng quay các khoản phải thu cũng chứng tỏ công ty chiếm dụng vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng. Bảng phân tích các khoản phải thu, phải trả Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Cuối năm so với đầu năm Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ lệ I- Các khoản phải thu 1.858.417.787 100% 2.770.000.462 100% 911.582.675 149% 1 Phải thu khách hàng 992.709.433 53.4% 1.272.496.879 45.9% 279.787.446 128% 2 Trả trước cho người bán 277.482.874 14.9% 856.744.722 30.9% 579.261.848 309% 3 Thuế GTGT được khấu trừ 90.776.021 4.9% - - -90.776.021 0% 4 Phải thu nội bộ 276.409.644 14.9% 10.505.060 0.4% -265.904.584 4% 5 Phải thu khác 14.293.830 0.8% 32.067.103 1.2% 17.773.273 224% 6 Tạm ứng 13.299.308 0.7% 23.967.934 0.9% 10.668.626 180% 7 Thế chấp ký quỹ ký 193.446.677 10.4% 574.218.764 20.7% 380.772.087 297% cước ngắn hạn II- Các khoản phải trả 7.977.696.648 100% 9.155.767.424 100% 1.178.070.776 115% 1 Vay ngắn hạn 4.586.521.320 57% 3.974.402.802 43% -612.118.518 87% 2 Phải trả cho ngời bán 1.297.792.109 16% 1.164.923.577 13% -132.868.532 90% 3 Người mua trả tiền trước 290.683.112 4% 792.349.941 9% 501.666.829 273% 4Thuế & các khoản phải nộp 108.782.453 1% 360.543.083 4% 251.760.630 331% 5 Phải trả phải nộp khác 325.923.819 4% 110.506.912 1% -215.416.907 34% 6Phải trả khác 452.678.940 6% 295.478.630 3% -157.200.310 65% 7 Vay dài hạn 915.314.895 11% 2.457.562.479 27% 1.542.247.584 268% 8 Nhận ký quỹ ký cược dài hạn - - - - - - Với sự biến động các khoản phải thu và các khoản phải trả đầu năm và cuối năm 2005: - Các khoản phải thu: tổng số các khoản phải thu đầu năm là 1.858.417.787VNĐ, cuối năm là 2.770.000.462VNĐ, so với đầu năm đã tăng lên 911.582.675VNĐ đạt 149% Đi sâu vào xem xét các khoản phải thu ta thấy: Phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất - đầu năm là 64,2%, cuối năm là 53.4% so với đầu năm tăng 279.787.446 VNĐ, đạt 45.9% Trả trước cho người bán tăng 579.261.848 VNĐ bằng 309%so với đầu kỳ. VAT được khấu trừ đầu năm là 90.776.021 VNĐ cuối năm bằng 0 chứng tỏ VAT của hàng bán ra nhiều hơn VAT đầu vào được khấu trừ. Như vậy công ty đã tăng doanh thu bán ra và góp phần đóng thuế GTGT cho nhà nước. Phải thu nội bộ giảm đáng kể, cuối năm so với đầu năm giảm được 265.904.584 VNĐ và chỉ bằng 4%. Điều đó thể hiện công ty đã thực hiện tốt công tác thanh toán và điều chuyển vốn với cửa hàng của công ty. Các khoản phải thu khác, tạm ứng, ký quỹ, ký cược ngắn hạn đều tăng hơn 297%, điều này cũng phù hợp sự mở rộng quy mô hoạt động của công ty. - Các khoản phải trả: đầu năm 2004 tổng số các khoản phải trả là 7.977.696.648 VNĐ cuối năm là 9.155.767.424 VNĐ, tăng hơn so với đầu năm là 1.178.070.776 VNĐ và đạt 115%. Trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất (đầu năm là 57% cuối năm là 43 % so với đầu năm chỉ bằng 87%), sau đó là phải trả người bán và vay dài hạn. Vay dài hạn cuối năm tăng lên và đạt 268%. Tổng hợp lại, có thể thấy tình hình tài chính của công ty là chưa khả quan, tổng các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn đều tăng, các hệ số thanh toán tương đối thấp và không đảm bảo khả năng thanh toán tức thời. Công ty nên có biện pháp làm tăng vốn bằng tiền để tăng khả năng thanh toán, đồng thời tăng cường tích luỹ cho kinh doanh nhằm tăng tính độc lập về tài chính, giảm bớt nợ phải trả. Thêm vào đó cần có các chính sách thu hồi nợ hợp lý, có thể sử dụng chiết khấu thanh toán để khuyến khích trả nợ trước hạn và giảm bớt các khoản ký quỹ , ký cược ngắn hạn, trả trước cho người bán. PHẦN III HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC HỒ LONG I - ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC HỒ LONG 1- Ưu điểm Nhìn chung, kế toán thanh toán với nhà cung cấp, với khách hàng, với nhà nước tại công ty đã cung cấp được những thông tin cần thiết cho công tác quản lý nói chung và công tác quản lý tài chính nói riêng. Việc ứng dụng chương trình kế toán máy đã giúp cho việc cung cấp và quản lý thông tin nhanh chóng, đồng thời chương trình này cũng cho phép thiết lập một hệ thống sổ sách kế toán chi tiết , đầy đủ cùng với các hệ thống các báo cáo phục vụ quản trị nội bộ đã giải quyết nhanh chóng, khoa học khối lượng công việc hạch toán kế toán của công ty. Bên cạnh đó, công tác tổ chức kế toán khá hợp lý, các tổ kế toán phối hợp hoạt động nhịp nhàng giúp cho việc hạch toán kế toán các nghiệp vụ được thực hiện nhanh chóng và có tính chuyên môn hoá cao. Công tác kế toán thanh toán với người bán, với khách hàng đã đảm bảo theo dõi sâu sát tới từng đối tượng , từng loại mặt hàng, từng bộ phận. Công ty cũng đảm bảo việc thanh toán đúng hạn đối với các khoản phải nộp nhà nước, áp dụng kịp thời các quy định của bộ tài chính. Cụ thể : - Đối với công tác thanh toán với người bán, chương trình kế toán máy đã cho phép theo dõi chi tiết tới từng người bán. Hệ thống các Báo cáo phục vụ quản trị nội bộ giúp cho việc theo dõi chính xác thời hạn thanh toán và số tiền của từng hợp đồng, từng nhà cung cấp, bao gồm : + Báo cáo tuổi nợ nhà cung cấp : có các thông tin về tổng số nợ phải trả, số nợ quá hạn từ 0 đến 10 ngày, từ 11 tới 20 ngày và trên 20 ngày. + Báo cáo chi tiết tuổi nợ – theo dõi cho từng nhà cung cấp : có liệt kê tất cả các hợp đồng, giá trị từng hợp đồng, số ngày còn lại cho tới khi đến hạn, số ngày quá hạn. Nhờ có các Báo cáo này, kế toán có thể thanh toán cho các hợp đồng đúng hạn. - Đối với công tác thanh toán với người mua, việc hạch toán phải thu khách hàng được chi tiết cho từng người mua. Công ty sử dụng các chính sách khuyến mại, tặng thưởng cho các khách hàng thường xuyên và việc hạch toán các nghiệp vụ trên theo đúng quy định của Bộ tài chính. - Đối với các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước : việc hạch toán VAT được hạch toán theo đúng chế độ (theo thông tư số 122/2000/ TT- BTC), công ty cũng thực hiện thanh toán các khoản thuế đúng thời hạn quy định. Công ty đã tiến hành mã hoá tên các khách hàng, các nhà cung cấp, tạo điều kiện cho việc quản lý và ghi chép dễ dàng hơn. Việc thanh toán chủ yếu được thực hiện qua ngân hàng đã góp phần nâng cao công tác quản lý tài chính của công ty. 2- Những tồn tại : Bên cạnh những ưu điểm trên, việc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng với nhà nước vẫn còn những tồn tại cần được khắc phục : Thứ nhất, hình thức sổ áp dụng tại công ty là hình thức Nhật ký chung nhưng kế toán đã bỏ qua công tác ghi nhật ký và ghi thẳng vào Sổ chi tiết và từ đó lên Sổ Cái, một kế toán vừa quản lý Sổ chi tiết, vừa quản lý Sổ Cái. Như vậy sẽ làm mất đi ưu điểm của việc ghi nhật ký là có thể kiểm tra đối chiếu giữa việc ghi sổ tổng hợp và ghi sổ chi tiết. Bên cạnh đó, yêu cầu của việc ghi sổ theo phương pháp Nhật ký chung là phải ghi sổ hàng ngày, tuy nhiên đôi khi kế toán thường tập hợp một số chứng từ cùng loại, khác ngày để ghi sổ một lần giống như phương pháp ghi Chứng từ - ghi sổ. Thứ hai, do mới áp dụng phần mềm kế toán máy Solomon từ đầu năm 2004 nên kế toán vẫn chưa nắm bắt và khai thác được hết các chức năng phần mềm này có thể cung cấp, do đó vẫn chưa thành thạo trong việc xử lý tài liệu và cung cấp thông tin. Thứ ba, các nghiệp vụ mua hàng thanh toán ngay được hạch toán qua TK 33101 “phải trả người bán” . Tương tự, các nghiệp vụ bán hàng thu tiền ngay cũng được hạch toán trên TK 13101 “phải thu khách hàng”. Hạch toán như vậy đã làm tăng khối lượng công việc cho kế toán. Kế toán sẽ phải ghi tăng công nợ cho người bán, khách hàng, ngay sau đó lại ghi giảm công nợ. Đối với trường hợp thanh toán ngay cho người bán, kế toán ghi : Phản ánh nghiệp vụ mua hàng, kế toán ghi : Nợ TK 156, 211. . . Nợ TK 13301 : VAT được khấu trừ Có TK 331 : Phải trả người bán Phản ánh nghiệp vụ thanh toán, kế toán ghi : Nợ TK 331 : phải trả người bán Có TK 111, 112 Đối với trường hợp khách hàng trả ngay, kế toán ghi : a) Phản ánh doanh thu bán hàng Nợ TK 131 : Tổng tiền bán hàng Có TK511 : doanh thu bán hàng Có TK 33301 : VAT đầu ra b) Phản ánh các khoản tiền khách hàng trả ngay Nợ TK 111, 112 : Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 131 : Số tiền khách thanh toán Thứ tư, các nhiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng phát sinh phần lớn đều liên quan đến ngoại tệ nhưng công ty lại áp dụng tỷ giá ghi sổ nên hiệu quả của việc hạch toán ngoại tệ chưa cao. Thứ năm, công ty không tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi. Các trung tâm tự quản lý các khoản nợ và đưa ra các biện pháp để thu hồi nợ. Với một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì việc lập dự phòng là cần thiết và có lợi cho doanh nghiệp. Nó sẽ giảm bớt thiệt hại khi rủi ro xảy ra vì thiệt hại đó một phần đã được tính vào chi phí. Thứ sáu : - Công ty thực hiện thanh toán tiền thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý, việc thanh toán như vậy sẽ làm khan hiếm tiền mặt vào cuối quý vì, công ty sẽ phải trả một khoản tiền lớn. - Tiền thuế nhà đất một năm là 30.600.000 VND công ty cho hết vào chi phí quản lý của tháng 1 làm cho chi phí tháng 1 tăng cao. II - MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY TNHH HỒ LONG. Khi nền kinh tế thị trường, luôn diễn ra sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển. Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào công tác kế toán. Thông qua việc kiểm tra, tính toán, ghi chép, phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng hệ thống phương pháp khoa học của kế toán - chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp cân đối kế toán - có thể biết được thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời về sự vận động của tài sản, nguồn vốn. Ngoài ra các báo cáo tài chính còn cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm về tình hình tài chính, triển vọng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp để có những quyết định đầu tư đúng đắn trong từng thời kỳ. Vì vậy, phải hoàn thiện đổi mới không ngừng công tác kế toán cho thích hợp với yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Và đây thật sự là một yêu cầu thiết yếu. Trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, các nghiệp vụ thanh toán càng trở nên có vai trò quan trọng, nó đòi hỏi việc hạch toán phải cung cấp thông tin một cách nhanh chóng, đồng thời phải tạo ra sự tin tưởng đối với các nhà cung cấp về khả năng tài chính của công ty. Bên cạnh đó, tổ chức tốt công tác hạch toán các nghiệp vụ thanh toán còn góp phần nâng cao hiệu quả công tác tổ chức kế toán nói chung cũng như góp phần làm lành mạnh hoá công tác tài chính của một doanh nghiệp. Đối với các cơ quan quản lý cấp trên, việc hoàn thiện còn tạo cho họ những thông tin, số liệu chính xác, phản ánh trung thực tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hoàn thiện công tác kế toán cần phải đáp ứng các yêu cầu sau : Hoàn thiện trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tuân thủ chế độ kế toán. Về phía Nhà nước, kế toán là công cụ quản lý tài chính rất quan trọng, do vậy tuân thủ đúng chế độ tự nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp cũng như về phía quản lý cấp trên. Tuy nhiên do chế độ chỉ dừng lại ở kế toán tổng hợp, do vậy việc vận dụng ở các đơn vị vẫn được phép vận dụng sáng tạo trong việc ghi sổ chi tiết nhưng vẫn phải trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính. - Hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Hoàn thiện phải đảm bảo đáp ứng được yêu cầu cung cấp thêm thông tin kịp thời chính xác, phù hợp với yêu cầu quản lý. - Hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc nhưng vẫn mang tính khoa học. Trên cơ sở đó, tôi xin đưa ra một vài ý kiến để khắc phục những tồn tại đã nêu ra như sau : Thứ nhất, Phòng kế toán cần chú ý kiểm tra các chứng từ hoá đơn hợp lệ và chính xác khi tiếp nhận theo thông tư của Bộ tài chính : Căn cứ Luật Hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001 Căn cứ Pháp lệnh kế toán thống kê ngày 20 tháng 5 năm 1998 Căn cứ Chỉ thị số 853/1997/CT-TTg ngày 11-10-1997 của Thủ tướng Chính Phủ về đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong tình hình mới và ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính Phủ tại Công văn số 62/TB-VPCP ngày 10-7-2001;Công văn số 4151/VPCP- VI ngày 19/10/2001; Công văn số 2080/VPCP- VI ngày 22-4-2002; Công văn số602/VPCP- VI ngày 13-2-2003 của văn phòng Chính phủ thông báo y kiến của Thủ Tướng Chính phủ về việc sửa đổi Thông tư về hoá đơn, chứng từ hàng hoá lưu thông trên thị trường. Các chứng từ hạch toán ban đầu của các bộ phận gửi cho phòng tài vụ cần được xử lý và ghi chép vào nhật ký chung bởi hai hoặc ba nhân viên kế toán sau đó các chứng từ này sẽ được gửi tới các kế toán chi tiết để ghi chép vào sổ chi tiết. Nhân viên kế toán ghi chép nhật ký chung có thể là kế toán tổng hợp hoặc kiểm soát viên. Kế toán cần đảm bảo tính cập nhật trong việc ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung. Các chứng từ cần được ghi sổ đúng ngày để đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho quản lý. Thứ hai, để nâng cao trình độ sử dụng và khai thác phần mềm kế toán máy, công ty cần tiếp tục đào tạo cho kế toán viên. Thời gian đào tạo có thể bố trí vào ngày thứ 7 hàng tuần vì công việc cuối tuần không nhiều. Thứ ba, đối với các khoản thanh toán với khách hàng và nhà cung cấp mà thu, chi tiền ngay không cần qua TK 13101 và TK 33101 mà sẽ hạch toán như sau : - Mua hàng trả tiền ngay : Nợ TK 156 – hàng hoá Có TK 111, 112 - Bán hàng thu tiền ngay : Nợ TK 111, 112 Có TK 511 Có TK 33301 Thứ tư, công ty nên tiến hành lập dự phòng phải thu khó đòi theo thông tư số 107/2001/TT-BTC ngày 31/12/2001 về hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm giá chứng khoán đầu tư, dự phòng phải thu khó đòi tại doanh nghiệp. Cuối niên độ kế toán, tính số dự phòng phải thu khó đòi cho năm nay : Nợ TK 642- 6426 Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi Sang năm sau, tính ra số dự phòng phải lập trong năm và so sánh với số dự phòng năm trước đã lập : + Nếu không thay đổi thì không lập thêm dự phòng + Nếu số số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước thì tiến hành lập thêm theo số chênh lệch. Nợ TK 642- 6426 : số chênh lệch Có TK 139 : dự phòng phải thu khó đòi + Nếu số số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì hoàn nhập dự phòng theo số chênh lệch. Nợ TK 139 : số chênh lệch Có TK 711- thu nhập khác Trường hợp có dấu hiệu chắc chắn không đòi được, kế toán ghi : Nợ TK 642- 6426 Có TK 131 : số thực tế mất Đồng thời ghi Nợ TK 004- chi tiết cho từng đối tượng : số nợ đã xoá sổ. Trường hợp số nợ đã xoá sổ nhưng lại đòi thì cho vào thu nhập bất thường : Nợ TK 111, 112… Có TK 711 : thu nhập khác (Đồng thời ghi đơn bên Có TK 004). Thứ năm, hạch toán chiết khấu thanh toán và giảm giá hàng bán. Hạch toán chiết khấu thanh toán : Theo thông tư số 63/1999/TT-BTC ngày 7/6/1999 và thông tư số 120/1999/TT-BTC ngày 7/10/1999 hướng dẫn và sửa đổi chế độ tài chính và sửa đổi bổ xung chế độ kế toán. Chiết khấu thanh toán được hạch toán như sau : Nợ TK 635 : chi phí tài chính Có TK 131 : phải thu khách hàng Hạch toán giảm giá hàng bán : Theo thông tư 122/ 2000/TT-BTC ngày 29/12/2000 của bộ tài chính hướng dẫn thi hành nghị định số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế giá trị gia tăng. Khi chấp nhận giảm giá, trừ nợ hoặc nhận nợ với khách hàng, kế toán ghi : Nợ TK 532 : giảm giá hàng bán Nợ TK 3331 : VAT phải nộp Có TK 131 : phải thu khách hàng Thứ sáu, đối với hạch toán miễn giảm thuế nhập khẩu, công ty cần sửa lại theo đúng chế độ quy định như sau : a) Phản ánh thuế nhập khẩu ban đầu Nợ TK 151, 156 Có TK 3333- thuế nhập khẩu b) Phản ánh thuế nhập khẩu được miễn giảm. Nợ TK 3333 – thuế nhập khẩu Có TK 721 – thu nhập bất thường Khi nộp thuế nhập khẩu Nợ TK 3333 – thuế nhập khẩu Có TK 111, 112 Thứ bảy : - Công ty có thể thanh toán tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng để chia nhỏ số tiền thuế phải nộp. - Công ty nên phân bổ dần tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất cho các tháng như vậy sẽ hợp lý hơn. Cách hạch toán như sau : + Khi có thông báo về số thuế nhà đất tiền thuê đất phải nộp, kế toán ghi : Nợ TK142 : 30.600.000 Có TK 333017 : 30.600.000 Khi nộp tiền thuế nhà đất, tiền thuê đất : Nợ TK 333017 : 30.600.000 Có TK 112 : 30.600.000 Hàng tháng tiến hành phân bổ dần tiền thuế vào chi phí quản lý doanh nghiệp : Nợ TK 642 : 2.550.000 Có TK 142 : 2.550.000 KẾT LUẬN Thực hiện tốt việc hạch toán các nghiệp vụ thanh toán không những làm tăng cường củng cố nề nếp tài chính tránh được những sai sót, nhầm lẫn, mà còn cung cấp thông tin quan trọng ,xác thực cho công tác quản lý. Với đề tài “Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH Dược Hồ Long” tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận của các nghiệp vụ thanh toán cũng như thực trạng hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty TNHH Dược Hồ Long để tìm ra những ưu, nhược điểm và đưa ra một số biện pháp khắc phục những nhược điểm đó. Do điều kiện còn hạn chế, nên tôi không thể trình bày tất cả các nghiệp vụ thanh toán và chưa đi sâu vào phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán của công ty. Tuy nhiên, tôi đã cố gắng nghiên cứu những nghiệp vụ thanh toán cơ bản và quan trọng nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo NGUYỄN THỊ THU LIÊN là người trực tiếp hướng dẫn tôi cùng các anh chị trong phòng tài vụ của công ty TNHH Dược Hồ Long đã giúp đỡ tôi rất nhiều để tôi có thể làm tốt chuyên đề tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 05 năm 2006 Sinh viên thực hiện : TRẦN XUÂN MINH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ của Bộ Tài chính - Nhà xuất bản tài chính năm 2002 2. KẾ TOÁN TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân- Khoa Kế toán Chủ Biên : TS Đặng Thị Loan - Nhà xuất bản giáo dục 3. HỆ THỐNG HOÁ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (đã được sửa đổi bổ sung T10/2002) Của Bộ Tài Chính – Tổng Cục Thuế. 4. HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THUẾ HOÁ ĐƠN, CHỨNG TỪ ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ LƯU THÔNG TRÊN THỊ TRƯỜNG Của Bộ Tài Chính - Nhà xuất bản tài chính năm 2004 5. TÀI LIỆU & DỮ LIỆU TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC HỒ LONG MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT150.docx
Tài liệu liên quan