Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc

Bộ phận kế toán lao động tiền lương và thủ quỹ: Tổ chức ghi chép phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động, tính lương, BHXH và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho các đối tượng lao động, lập báo cáo về lao động tiền lương, phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, quỹ tiền lương, năng suất lao động. Thủ quỹ có nhiệm vụ nhập xuất quỹ căn cứ vào các chứng từ hợp lệ, hợp pháp theo quy định và ghi vào các sổ sách liên quan. Bộ phận kế toán vật liệu và TSCĐ: Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua vận chuyển, nhập xuất tồn kho, tính giá thực tế vật liệu, kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, nhập xuất vật liệu, các định mức dự trữ và định mức tiêu hao, tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động, tham gia lập dự toán và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng của TSCĐ,.

doc73 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i nộp Tiền lương và thu nhập thực lĩnh Tr-ong giờ Ng- oài giờ C N lễ tết Trong giờ Ngoài giờ CN lễ tết Lg th. gi.an Tổng cộng Đã lĩnh kỳ I Chi kỳ II BHXH BHYT Tổng cộng Số tiền Kn 1 Lê Thị Hồng Hạnh 2,9 1,5 22 2,4 765.575 123.971 889.546 50.750 10.150 60.900 100.000 728.645 2 Đỗ Thị Thoa 2,9 1 20 2,3 481.664 81.277 562.921 50.750 10.150 60.900 100.000 402.021 3 Vũ Thị Lan Anh 2,42 - 19 1,4 542.305 58.869 601.173 42.350 8.470 50.820 100.000 450.353 4 Bùi Thị Dịu 2,42 - 22 1,1 732.410 99.874 832.284 42.350 8.470 50.820 100.000 681.464 5 Phạm Thị Thu Nguyệt 3,49 22 2,0 658.031 89.732 747.763 61.075 12.215 73.290 100.000 574.473 ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... 36 Cộng 710 67,13 0 0 18.439.543 2.627.333 - 0 0 21.066.876 1.430.100 356.020 1.786.120 3.300.000 15.980.756 Bảng số 13 BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Tháng 02 /2006 Đơn vị : đồng Stt Ghi Nợ các TK Ghi Có các TK TK 334 - Phải trả công nhân viên TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Tổng tiền lương và thu nhập được lĩnh Kinh phí công đoàn ( 2% ) Bảo hiểm xã hội ( 15 % ) Bảo hiểm y tế ( 2 % ) Cộng Có TK 338 Lương CN lễ, tết Các khoản khác Lương thời gian Cộng Có TK 334 1 TK 622 - CP nhân công trực tiếp - Phân xưởng 1 - Phân xưởng 4 - Phân xưởng cắt 438.665.362 211.540.212 188.362.436 38.762.714 55.524.693 26.776.004 23.842.244 4.906.445 494.190.055 238.316.216 212.204.680 43.669.159 9.883.801 4.766.324 4.244.094 873.383 65.799.803 30.152.231 28.965.123 6.682.449 8.773.307 4.020.297 3.862.016 890.993 84.456.911 38.938.853 37.071.233 8.446.825 2 TK 627 - CP sản xuất chung - Văn phòng PX - Quản lý sản xuất 38.266.451 18.581.544 19.684.907 5.843.631 2.751.986 3.091.645 684.300 435.800 248.500 44.794.382 21.769.330 23.025.052 895.888 435.387 460.501 6.160.426 2.906.951 3.253.475 821.390 387.593 433.797 7.877.704 3.729.931 4.147.773 Cộng 476.931.813 60.368.324 684.300 537.984.437 10.779.689 71.960.229 9.594.697 92.334.615 Bảng số 14 CÔNG TY CP VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 02/ 2006 Đơn vị : Đồng Số dư đầu kỳ : 0 Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có 28/ 02 PKT 2010 Văn phòng công ty - VPCT Trích lương sản xuất tháng 2/ 06 3341 494.190.055 28/ 02 PKT 2011 Văn phòng công ty - VPCT Trích 15% BHXH tháng 2/ 2006 3383 65.799.803 28/ 02 PKT 2011 - Trích 2% BHYT tháng 2/ 2006 3384 8.773.307 28/ 02 PKT 2011 - Trích 2 % KPCĐ tháng 2/ 2006 3382 9.883.801 28/ 02 - Kết chuyển nhân công trực tiếp 622 ® 154 154 578.646.966 Tổng phát sinh Nợ : 578.646.966 Tổng phát sinh Có : 578.646.966 Số dư cuối kỳ : 0 Bảng số 15 Số dư đầu năm Nợ Có SỔ CÁI TK 622 Đơn vị: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 02 NKCT số 7 ( TK 334 ) NKCT số 7 ( TK 338 ) 494.190.055 84.456.911 Cộng phát sinh Nợ 578.646.966 Tổng phát sinh Có 578.646.966 Dư Nợ cuối tháng 0 Dư Có cuối tháng 0 2.1.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh có liên quan đến việc quản lý và phục vụ sản xuất trong các phân xưởng, được tập hợp theo nội dung phát sinh và phân bổ cho các mã hàng theo tiêu thức tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất. Để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung, kế toán công ty sử dụng TK 627 và chi tiết theo từng nội dung: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác Hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng: Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm các khoản tiền lương, thưởng, lương phép, các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý và phục vụ tại phân xưởng. Dựa trên bảng chấm công từ các phân xưởng chuyển về và hệ số lương doanh nghiệp của từng nhân viên, phòng tổ chức sẽ lập bảng thanh toán tiền lương cho bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất. Trong đó, các khoản trích theo lương được tính như đối với chi phí nhân công trực tiếp; còn lương phép hay còn gọi là lương thời gian thì được tính theo công thức: Lương thời gian Hệ số lương ( theo NĐ 205 ) ´ 350.000 = 26 Số ngày ´ nghỉ phép Sau đó chuyển cho phòng kế toán để kế toán tiền lương vào phiếu kế toán và lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH. Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất, nhập kho, phiếu kế toán,... Bảng phân bổ Bảng kê số 4 Sổ chi tiết TK 627 Nhật ký chứng từ số 7 Sổ cái TK 627 Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 5,... Sơ đồ 08 : Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung Hạch toán chi phí vật liệu và dụng cụ sản xuất: Ngoài nguyên vật liệu trực tiếp, Công ty còn phải sử dụng những vật liệu khác để hoàn thành quá trình sản xuất sản phẩm như dầu máy sử dụng cho hoạt động của các máy may, cồn sử dụng cho công đoạn nhuộm màu sản phẩm,... Những vật liệu này không trực tiếp tạo ra từng sản phẩm mà được dùng chung cho cả phân xưởng. Chi phí dụng cụ sản xuất là chi phí do việc sử dụng CCDC tại các phân xưởng như các loại mô bin động cơ, bàn là, kéo,... có giá trị thấp và thời gian sử dụng ngắn không thoả mãn điều kiện là TSCĐ. Đối với công cụ dụng cụ xuất dùng cho nhiều năm tài chính, Kế toán sẽ tiến hành điều chuyển và phân bổ chi phí thông qua TK 242 _ Chi phí trả trước dài hạn bằng cách lên các phiếu kế toán ( Bảng số 16 ) Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho nhiên liêu, phụ tùng, phiếu kế toán,... kế toán nguyên vật liệu lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và kế toán chi phí sẽ lên sổ chi tiết TK 627 Bảng số 16 PHIẾU KẾ TOÁN Ngày 14/ 02/ 2006 Số chứng từ : 2017 Diễn giải TK đ/ ư Số phát sinh Nợ Có Xuất dùng CCDC cho PX1 242 6000.000 - 1531 6000.000 PHIẾU KẾ TOÁN Ngày 28/ 02/ 2006 Số chứng từ: 2030 Diễn giải TK đ/ ư Số phát sinh Nợ Có Phân bổ Chi phí CCDC tại PX 1 tháng 2/ 06 6273 250.000 - 242 250.000 Hạch toán chi phí khấu hao TSCĐ: Chi phí khấu hao TSCĐ là chi phí khấu hao do sử dụng các máy móc thiết bị, TSCĐ, nhà cửa, kho tàng,... tại phân xưởng. Như đã nói ở trên, lượng vốn cố định tại Công ty chiếm một phần đáng kể trong tổng tài sản, trong đó TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn nhất. Để đảm bảo việc quản lý, tính và trích khấu hao đúng chế độ hiện hành, hiện nay tại Công ty đang áp dụng theo Quyết định số 206/2003/ QĐ - BTC của Bộ tài chính ban hành ngày 12/12/2003, với phương pháp khấu hao theo đường thẳng và tiến hành trích hàng tháng. Trong đó, Mức khấu hao trung bình năm = Nguyên giá của TSCĐ Thời gian sử dụng TSCĐ Mức khấu hao trung bình tháng Mức khấu hao trung bình năm = 12 Kết quả tính này được kế toán TSCĐ vào các phiếu kế toán, đó là cơ sở để lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( Bảng số 17 ) và lên sổ chi tiết TK 627. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác: Với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như tiền điện, nước, điện thoại, sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị,... kế toán căn cứ vào các phiếu thu, chi và các chứng từ liên quan khác để tập hợp vào sổ chi tiết TK 627. Bảng số 17 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng 02/ 2006 Chỉ tiêu Nguyên giá % khấu hao Mức khấu hao năm Trích khấu hao tháng Ghi Nợ các TK Số đầu tháng Tăng trong tháng Giảm trong tháng Số cuối tháng 627 641 642 1. Nhà cửa, vật kiến trúc ... 12.198.822.968 ... 26.145.463 ... 108.454.936 ... 12.116.513.495 ... 561.994.742 ... 46.832.895 ... 2. Máy móc thiết bị ... 20.431.134.004 ... 408.836.524 ... 164.549.982 ... 20.675.420.546 ... 1.082.581.848 ... 90.215.154 ... 90.215.154 ... 3. Phương tiện vận tải ... 2.602.156.889 ... 31.020.266 ... 0 ... 2.633.177.155 ... 174.048.952 ... 14.504.079 ... 4. Thiết bị DC quản lý ... 1.500.017.568 ... 0 ... 0 ... 1.500.017.568 ... 187.820.985 ... 15.651.749 ... 5. TSCĐ khác ... 4.836.568.912 ... 0 ... 30.021.236 ... 4.806.547.676 ... 264.723.110 ... 22.060.259 ... 3.206.801 ... Cộng 41.568.700.341 466.002.253 303.026.154 41.731.676.440 2.271.169.637 189.264.136 93.421.955 ... ... Như vậy, vào cuối tháng dựa trên các bảng phân bổ, Kế toán chi phí sẽ lập bảng kê số 4 ( phần chi phí sản xuất chung ). Cùng với sổ chi tiết TK 627 ( Bảng số 18), kế toán tổng hợp sẽ lên Nhật ký chứng từ số 7, làm cơ sở cho việc vào sổ cái TK 627 ( Bảng số 20 ). Phân bổ chi phí sản xuất chung: Sau khi tập hợp được toàn bộ chi phí sản xuất chung trong tháng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm theo tiêu thức phân bổ là chi phí nhân công trực tiếp sản xuất mã sản phẩm đó ( không bao gồm các khoản trích theo lương hay chính là tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ). Chi phí sản xuất chung phân bổ cho mã sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất chung toàn công ty x Tiền lương công nhân trực tiếp SX mã SP đó Tổng tiền lương công nhân trực tiếp SX SP Ví dụ: Tổng chi phí sản xuất chung trong tháng 2 toàn Công ty là: 240.915.263; đơn giá tiền lương mã sản phẩm J1R 7241 - Ongood là 5.724,06 ( đ/ chiếc ); tiền thưởng trong lương là 780,55 (đ/ chiếc ). Số lượng sản phẩm đó hoàn thành nhập kho trong tháng là 8550 chiếc. Như vậy, tổng tiền lương và thu nhập thực lĩnh của công nhân sản xuất ra mã sản phẩm J1R 7241 - Ongood là 55.614.416. Chi phí sx chung phân bổ cho mã sp J1R 7241- Ongood 240.915.263 = 494.190.055 ´ 55.614.416 = 27.111.759 Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất cũng được phân bổ cho các mã sản phẩm theo tiêu thức giống như chi phí sản xuất chung. Cuối tháng, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ chi phí sản xuất cho từng mã hàng ( Bảng số 19 ). Bảng số 20 Số dư đầu năm Nợ Có SỔ CÁI TK 627 Đơn vị: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 02 NKCT số 7 ( TK 152 ) NKCT số 7 ( TK 153 ) - ( TK 242 ) - ( TK 214 ) - ( TK 334 ) - ( TK 338 ) NKCT số 1 NKCT số 2 49.282.325 6.620.160 1.021.354 93.421.955 44.794.382 7.877.704 9.990.558 27.906.825 Cộng phát sinh Nợ 240.915.263 Tổng phát sinh Có 240.915.263 Dư Nợ cuối tháng 0 Dư Có cuối tháng 0 Bảng số 18 CÔNG TY CỔ PHẦN VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN Tài khoản: 627 - Chi phí sản xuất chung Từ ngày 01/ 02/ 2006 đến ngày 28/ 02/ 2006 Số dư đầu kỳ : 0 Đơn vị: đồng Chứng từ Khách hàng Diễn giải TK đ/ư Số phát sinh Ngày Số Nợ Có ... ... ... ... ... ... 07/02 PX 5/2 Phòng Kỹ thuật - PKTHUAT Xuất dầu máy 1524 41.712 07/02 PX 6/2 Phân xưởng túi cặp-CtyVSMMMB Xuất cồn 1524 77.000 07/02 PX 8/2 Phòng phục vụ sản xuất - BDPVSX Xuất than 1523 7.163.000 08/02 UN 2712 Văn phòng công ty - VPCT T.toán điện kỳ 1T2/2006 của kvLT 1121N 27.906.825 08/02 PX 10/2 Phân xưởng 4 - Cty VSMMMB - PX4 Xuất đột vải 1525 10.000 08/02 PX 11/2 Phân xưởng cắt-Cty VSMMMB Xuất môbin động cơ 1525 70.000 08/02 PX 12/2 Phân xưởng 1 - Cty VSMMMB - PX1 Xuất kim 1524 482.308 ... ... ... ... ... ... Kết chuyển chi phí sản xuất chung TK 627 ® 154 240.915.263 Tổng phát sinh Nợ : 240.915.263 Tổng phát sinh Có : 240.915.263 Số dư cuối kỳ : 0 Bảng số 19 BẢNG PHÂN BỔ CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO MÃ HÀNG Tháng 02/ 2006 Đơn vị : đồng S tt Mã sản phẩm SL SP nhập kho Đơn giá tiền lương 1 sp Thưởng trong lương (đ/ sp ) Tiền lương công nhân SX trực tiếp Các khoản trích theo lương Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung 1 J1R7241- Ongood 8550 5724,06 780,55 55.614.416 9.504.485 65.118.901 27.111.759 2 #247 (VB-0324) 5960 5264,25 690,94 35.492.932 6.065.730 41.558.662 17.302.633 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 494.190.055 84.456.911 578.646.966 240.915.263 2.1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty Để tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty, kế toán sử dụng TK 154_ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Cuối tháng, dựa trên Bảng kê số 4 ( Bảng số 20 ) và các Nhật ký chứng từ liên quan khác như Nhật ký chứng từ số 1, số 2, số 5,... Kế toán tổng hợp vào Nhật ký chứng từ số 7 ( Bảng số 21 ). Đó là cơ sở để lên sổ cái các TK chi phí sản xuất và TK 154 ( Bảng số 22 ). Thực ra, hiện nay tại phòng kế toán tài chính của Công ty đã được trang bị đầy đủ máy vi tính cho các nhân viên và phần mềm kế toán Fast Accounting. Nhưng do đặc điểm của phần mềm là lập trình chung cho tất cả các doanh nghiệp, nên để cho việc quản lý, hạch toán phù hợp với đặc trưng của ngành và tiết kiệm được công sức, thời gian, Kế toán công ty đã tiến hành song song ghi chép vào sổ và lưu trên máy. Trong đó, các chứng từ phát sinh như phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu kế toán,... được nhập vào máy và các sổ chi tiết cũng được lên từ máy. Còn các chứng từ và sổ sách do Công ty tự lập để theo dõi, các bảng phân bổ chi phí theo từng phân xưởng, mã hàng,... được Kế toán đồng thời tiến hành ghi vào sổ. Cuối tháng tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên máy tính và trên sổ sách, nếu có sự chênh lệch Kế toán sẽ tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh đúng số chênh lệch đấy. Bảng số 21 BẢNG KÊ SỐ 4 Tập hợp chi phí sản xuất ( TK 621, 622, 627 ) Tháng 02/ 2006 Đơn vị : đồng Stt Các TK ghi Nợ Các TK ghi Có Cộng chi phí phát sinh trong tháng 152 153 154 214 334 338 621 622 627 NKCT số 1 2 1 TK 154 - PX 1 - PX 4 - PX cắt 353.165.923 353.165.923 578.646.966 277.255.069 249.275.913 52.115.984 240.915.263 116.178.003 103.448.756 21.288.504 1.172.728.152 393.433.072 352.724.669 426.570.411 2 TK 621 - PX 1 - PX 4 - PX cắt - P. KT 353.348.076 126.264.304 102.405.918 124.333.531 344.323 353.348.076 126.264.304 102.405.918 124.333.531 344.323 3 TK 622 - PX 1 - PX 4 - PX cắt 494.190.055 238.316.216 212.204.680 43.669.159 84.456.911 38.938.853 37.071.233 8.446.825 578.646.966 277.255.069 249.275.913 52.115.984 4 TK 627 - PX 1 - PX 4 - PX cắt 49.282.325 23.765.709 21.161.778 4.354.838 ... 93.421.955 45.051.426 40.115.287 8.255.241 44.794.382 21.601.462 19.234.660 3.958.261 7.877.704 3.798.912 3.382.678 696.114 ... 27.906.825 13.457.675 11.983.161 2.465.990 240.915.263 116.178.003 103.448.756 21.288.504 Cộng 402.630.401 ... 93.421.955 538.984.437 92.334.615 353.165.923 578.646.966 240.915.263 ... 27.906.825 Bảng số 22 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 7 Phần I Từ ngày 01/ 02/ 2006 đến ngày 28/ 02/ 2006 Đơn vị: đồng Stt TK ghi Nợ Các TK ghi Có Cộng 152 153 242 214 334 338 621 622 627 NKCT số 2 số 1 1 621 353.348.076 353.348.076 2 622 494.190.055 84.456.911 578.646.966 3 627 49.282.325 ... 1.021.354 93.421.955 44.794.382 7.877.704 27.906.825 ... 240.915.263 4 154 353.165.923 578.646.966 240.915.263 1.172.728.152 5 152 182.153 182.153 .. ... 2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Như đã nói ở trên, Công ty tiến hành trả lương cho công nhân theo đơn giá tiền lương của số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, do đó chi phí nhân công trực tiếp sẽ không có trong giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Mặt khác, do loại hình hoạt động đặc trưng của Công ty là sản xuất hàng gia công, nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng nhỏ, còn chi phí sản xuất chung thì được tập hợp và phân bổ cho toàn bộ sản phẩm sản xuất hoàn thành của tháng đó. Do vậy, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ của Công ty không đáng kể và Kế toán công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.3. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty 2.3.1. Đặc điểm tính giá thành tại Công ty Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty và chu kỳ sản xuất ngắn ( theo từng đơn đặt hàng ), sản phẩm sản xuất ra lại bao gồm nhiều loại khác nhau, và chỉ có sản phẩm hoàn thành ở công đoạn cuối cùng mới được coi là thành phẩm; do đó Công ty xác định đối tượng tính giá thành là theo từng mã sản phẩm đã nhập kho trong kỳ. Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin kịp thời về giá thành, sau khi tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm phát sinh trong tháng, kế toán chi phí và giá thành sẽ tiến hành tính tổng giá thành sản xuất và giá thành đơn vị cho từng mã sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng. Như vậy, kỳ tính giá thành của Công ty là theo tháng. 2.3.2. Phương pháp tính giá thành áp dụng tại Công ty: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành ở Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc đều là theo từng mã sản phẩm, do vậy để tiện lợi cho công tác tính giá thành, Kế toán Công ty sử dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp, cụ thể: Tổng giá thành sản phẩm sx = Tổng chi phí sx phát sinh trong kỳ. Trong đó, Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm sản xuất Số lượng sản phẩm hoàn thành Cuối tháng, sau khi tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng, Kế toán sẽ tiến hành lập Bảng tính giá thành theo mã sản phẩm ( Bảng số 23). Bảng số 23 Số dư đầu năm Nợ Có SỔ CÁI TK 154 Đơn vị: đồng Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Tháng 02 NKCT số 7 ( TK 621 ) NKCT số 7 ( TK 622 ) - ( TK 627 ) 353.165.923 578.646.966 240.915.263 Cộng phát sinh Nợ 1.172.728.152 Tổng phát sinh Có 1.172.728.152 Dư Nợ cuối tháng 0 Dư Có cuối tháng 0 Bảng số 24 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH THEO MÃ SẢN PHẨM Đơn vị: đồng Tháng 02/ 2006 S tt Mã sản phẩm SL SP nhập kho Chi phí NVL CP nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Tổng chi phí SX Giá thành đơn vị SP NVL chính Vật liệu phụ 1 J1R 7241 - Ongood 8550 16.341.860 65.118.901 27.111.759 108.572.520 12.699 2 #247 (VB - 0324) 5960 19.767.705 32.607.574 41.558.662 17.302.633 111.236.574 18.664 ... ... ... ... ... ... ... ... Cộng 86.019.586 267.146.337 578.646.966 240.915.263 1.172.728.152 PHẦN III - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM MAY GIA CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẢI SỢI MAY MẶC MIỀN BẮC 3.1. Phương hướng hoàn thiện 3.1.1. Chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới Hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội nước ta đang trên đà phát triển theo chiều hướng thuận lợi cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đơn vị kinh tế. Các chính sách Nhà nước được điều chỉnh phù hợp và thuận lợi cho các doanh nghiệp, tạo ra bước chuyển biến mới trong hội nhập, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước. Trước những vận hội mới của đất nước, dựa trên những định hướng của Nhà nước đối với sự phát triển của ngành may mặc, để kịp thời chủ động trong sản xuất kinh doanh, Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc đã xây dựng cho mình phương hướng phát triển trong những năm tới qua một số định hướng sau: Cải tiến phương thức mua bán hàng hoá trên cơ sở mở rộng quan hệ sản xuất với các đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh liên kết, đầu tư vốn, bao tiêu sản phẩm,... Thường xuyên có mối liên hệ với các cơ quan xúc tiến thương mại để tìm cơ hội kinh doanh với các nhà cung cấp, tiêu thụ,... tạo ra nhiều nguồn hàng xuất khẩu. Chú trọng việc nghiên cứu thị trường phục vụ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty trong từng thời kỳ, chú ý thị trường trong nước. Đẩy mạnh các hình thức quảng cáo, tích cực tham gia các hoạt động triển lãm hội chợ hàng xuất khẩu trong và ngoài nước. Hoàn thiện bộ máy tổ chức, thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại các cán bộ quản lý kinh doanh theo yêu cầu mới. Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng, mẫu mã,... hạn chế và khắc phục những mặt tồn tại đáp ứng với nhu cầu mới. Về công tác tài chính kế toán, phải thường xuyên tổ chức việc phân tích hoạt động kinh tế định kỳ nhằm đánh giá đúng những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh để đề ra biện pháp thích hợp thúc đẩy sự tăng trưởng, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. 3.1.2. Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc đã có một quá trình phát triển liên tục cả về quy mô và trình độ quản lý. Là doanh nghiệp đi đầu trong ngành may mặc của cả nước, đến nay Công ty đã có một đội ngũ cán bộ trình độ cao, giàu kinh nghiệm, lực lượng công nhân lành nghề với cơ sở vật chất có giá trị lớn. Sản phẩm của Công ty với chất lượng tốt và giá thành hợp lý đã ngày càng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước. Cơ sở vật chất của Công ty cũng đã từng bước được hiện đại hoá. Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý của Công ty là khá tốt, Công ty cũng đã sử dụng các phần mềm thống kê, phần mềm kế toán, quản trị nhân lực và đã nối mạng quản lý toàn Công ty. 3.1.2.1. Nhận xét chung về công tác kế toán tại Công ty Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty được xây dựng theo mô hình tập trung nhưng không cứng nhắc. Mô hình này vừa giúp công ty có thể khắc phục được những khó khăn do địa bàn hoạt động của Công ty tạo ra, vừa giúp công ty có thể tổ chức công tác kế toán một cách tập trung. Ngoài ra Công ty có một đội ngũ nhân viên kế toán có năng lực, nhiệt tình, trung thực, được tổ chức hợp lý, linh hoạt gọn nhẹ, mỗi người được phân công các công việc cụ thể nên thuận lợi trong công việc, đồng thời khi có điều kiện luôn giúp đỡ, bổ trợ cho nhau, tinh thần đoàn kết học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau rất cao. Kế toán trưởng luôn giám sát kịp thời công việc của từng người trong phòng, đồng thời luôn phổ biến những thông tin cần thiết, bổ ích về công tác tài chính - kế toán, khuyến khích nhân viên đi học thêm để bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn. Bộ máy kế toán của Công ty hoạt động tốt, luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao nhờ có sự phân công, phối hợp hợp lý giữa các phần hành. Chính vì thế, Công ty đã áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ. Hình thức này đã giúp công ty giảm nhẹ phần nào khối lượng công việc ghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng tài khoản ngay trên tờ sổ và kết hợp kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết trên cùng trang sổ. Việc kiểm tra, đối chiếu có thể tiến hành thường xuyên trên trang sổ nên việc cung cấp số liệu kịp thời cho việc lập báo cáo tài chính cũng như cho các yêu cầu của Ban giám đốc, của các phòng ban khác trong công ty. Công tác kế toán được tổ chức tốt, tổ chức thực hiện kế toán đầy đủ cho các phần hành, hệ thống tài khoản, chứng từ, sổ sách đúng với chế độ kế toán hiện hành mà Bộ tài chính quy định, đồng thời phù hợp với hoạt động của Công ty. Việc trang bị đồng bộ máy tính cho phòng kế toán là một điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán. Từ đó giúp kế toán có thể tính toán, tổng hợp số liệu, xây dựng bảng biểu nhanh và thuận tiện, tăng hiệu quả hoạt động, cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác và đầy đủ cho những người có nhu cầu sử dụng. Ngoài ra, vào đầu kỳ phòng kế toán còn lập các báo cáo nhanh, báo cáo hiệu quả sử dụng vốn,... cùng với phòng kế hoạch thị trường lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ, tạo điều kiện cho nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của Công ty, từ đó ra các quyết định quản trị chính xác và kịp thời 3.1.2.2. Nhận xét về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn là một phần hành quan trọng trong cơ cấu tổ chức hạch toán kế toán của Công ty. Vì thế để cho phần hành này hoạt động có hiệu quả, kế toán công ty đã xây dựng một quá trình chặt chẽ, khoa học từ quản lý nguyên vật liệu, nhân công,... cho đến việc tập hợp các khoản chi phí và tính giá thành sản phẩm. Với việc quản lý nguyên vật liệu theo định mức và ban hành các quy chế thưởng phạt, Công ty đã khuyến khích tiết kiệm được một số lượng đáng kể chi phí tiêu hao trong quá trình sản xuất. Đồng thời Công ty còn tổ chức một số chứng từ và sổ sách riêng như phiếu theo dõi bàn cắt, phiếu nhập xuất kho bán thành phẩm, sổ chi tiết sử dụng nguyên vật liệu,... đã khắc phục được những khó khăn do đặc trưng của ngành may đối với công tác tập hợp chi phí. Nhờ vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của Công ty đã phản ánh đúng và phù hợp với chi phí thực tế phát sinh. Ngoài ra, Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm hoàn thành nhập kho đối với công nhân sản xuất trực tiếp là hoàn toàn hợp lý, tạo điều kiện cho người lao động nâng cao năng suất, tăng thu nhập, đáp ứng được kịp thời mục tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, giữ uy tín với bạn hàng. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty theo từng phân xưởng, chi tiết cho từng mã hàng, và đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành nhập kho phù hợp với đặc điểm của ngành may mặc, giúp Công ty có thể đánh giá chính xác lượng chi phí tiêu hao ở mỗi phân xưởng, hiệu quả sản xuất của từng mã hàng để có những biện pháp điều chỉnh phù hợp. Công ty tiến hành tập hợp chi phí và tính giá thành vào cuối tháng là phù hợp với yêu cầu kịp thời trong việc cung cấp thông tin của kế toán, đồng thời có thể phát hiện sớm những hiện tượng làm lãng phí chi phí của Công ty, từ đó đưa ra được các biện pháp xử lý và khắc phục tối đa hậu quả một cách nhanh chóng và chính xác. Mặc dù Công ty được sự hỗ trợ của phần mềm kế toán trong công tác tổ chức hạch toán, nhưng do nhược điểm của phần mềm này là lập trình chung cho tất cả các doanh nghiệp nên có nhiều điểm không hoàn toàn phù hợp với đặc trưng của ngành may, do vậy kế toán công ty đã chủ động kết hợp giữa kế toán máy và kế toán thủ công để tận dụng những ưu điểm của phần mềm kế toán nhằm làm cho khối lượng công việc hạch toán chi phí và tính giá thành nhẹ nhàng hơn, nhưng vẫn đảm bảo được tính chính xác và yêu cầu quản lý của công tác này. 3.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc 3.2.1. Tăng cường hệ thống báo cáo quản trị trong doanh nghiệp Như chúng ta đã biết thì Kế toán là hoạt động ghi chép và phản ánh các hoạt động kinh tế - tài chính diễn ra trong một doanh nghiệp nhằm quản lý các hoạt động đó ngày càng có hiệu quả hơn. Vì vậy, kế toán cũng được coi là một công cụ của quản lý với chức năng cơ bản là cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định kinh doanh nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ và hoạt động tổ chức, quản lý doanh nghiệp. Kinh nghiệm của các nước lớn trên thế giới như Anh, Pháp, Mỹ cho thấy trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, Kế toán quản trị đóng vai trò rất quan trọng vì nó chính là đầu mối cung cấp các thông tin cần thiết cho nhà quản lý ra quyết định, điều đó sẽ mang đến thành công hay thất bại cho doanh nghiệp. Do đó, có một mô hình kế toán quản trị trong mỗi doanh nghiệp sẽ là điều kiện tất yếu trong tiến trình hội nhập vào nên kinh tế thế giới. Hiện nay, ở Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc chưa có mảng kế toán quản trị riêng biệt, nên vào đầu kỳ trước khi tiến hành họp đại hội cổ đông, Kế toán tổng hợp sẽ là người lập các báo cáo nhanh, báo cáo hiệu quả sử dụng vốn,... để trình đại hội. Như vậy, công việc của người Kế toán tổng hợp sẽ khá vất vả. Do đó, theo ý kiến của bản thân em thì để nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh, tính chính xác và đầy đủ của báo cáo quản trị, trong phòng tài chính kế toán nên có thêm một bộ phận kế toán quản trị, được tổ chức thành các phần hành cụ thể, riêng biệt theo nhu cầu của Công ty. 3.2.2. Kiến nghị về hình thức ghi sổ Hiện nay Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting để hỗ trợ cho công tác hạch toán kế toán. Đây là một phần mềm chuyên dụng, rất hữu ích và tiện lợi cho việc ghi chép và lưu trữ các tài liệu kế toán. Phần mềm được thiết kế cho cả 4 hình thức ghi sổ, nhưng thực chất là xuất phát từ trình tự ghi sổ của hình thức Nhật ký chung. Hình thức Nhật ký chứng từ mà Công ty đang sử dụng có ưu điểm là phản ánh được toàn diện các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh do kết hợp được giữa việc ghi chép theo trình tự thời gian với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ đó theo nội dung kinh tế, kết hợp hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết của đại bộ phận các tài khoản trên cùng một trang sổ kế toán và cùng trong một quá trình ghi chép, giữa việc hạch toán hàng ngày với việc tập hợp dần các chỉ tiêu kinh tế cần thiết cho công tác quản lý và lập báo cáo vào cuối tháng. Tuy nhiên do phần mềm kế toán Fast được lập trình chưa hoàn chỉnh cho hình thức này, nên rất khó khăn trong việc tập hợp chi phí sản xuất chi tiết cho từng phân xưởng bằng phần mềm, làm cho công tác kế toán trở nên khá phức tạp. Hình thức này chỉ phù hợp với hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp quy mô lớn làm hoàn toàn bằng thủ công. Do đó, để đáp ứng cho nhu cầu giảm nhẹ khối lượng công việc cho các nhân viên kế toán, đơn giản hơn trong việc ghi chép và lưu trữ, đồng thời cung cấp thông tin kế toán được nhanh chóng và chính xác, Công ty có thể chuyển đổi hình thức ghi sổ sang hình thức Nhật ký chung. Đây là một hình thức ghi sổ rất phù hợp trong việc áp dụng phần mềm kế toán Fast với những mẫu sổ đơn giản, dễ thiết kế và sử dụng, thuận tiện hơn trong việc phân công lao động. 3.2.3. Kiến nghị về tài khoản sử dụng Nhìn chung hệ thống tài khoản của Công ty hiện nay đều tuân thủ đúng nguyên tắc tài khoản cấp 1, cấp 2 do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1141 ngày 1/11/ 1995; được chi tiết thành các tiểu khoản theo loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh và các chi nhánh chính của Công ty. Tuy nhiên, do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất cũng như tính giá thành của Công ty là theo phân xưởng và phân bổ cho từng mã hàng, nên việc chi tiết các tiểu khoản như vậy của Công ty là chưa thực sự tiện lợi cho công tác hạch toán tập hợp chi phí cho từng phân xưởng, đặc biệt là trong điều kiện áp dụng kế toán máy như hiện nay. Do đó, để đáp ứng nhu cầu quản lý của Công ty, cũng như cho việc hạch toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty nên mở thêm tiểu khoản cho các tài khoản chi phí, cụ thể như sau: TK 62121: Chi phí vật liệu phụ phân xưởng 1 TK 62124: Chi phí vật liệu phụ phân xưởng 4 TK 6212C: Chi phí vật liệu phụ phân xưởng cắt TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 1 TK 6224: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 4 TK 622C: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng cắt. TK 627 cũng được chi tiết tương tự thành các tiểu khoản cấp 3. 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống chứng từ Vì lĩnh vực sản xuất chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu của Công ty, nên vấn đề xuất dùng vật liệu diễn ra thường xuyên tại các kho trong tháng. Thông thường, dựa trên kế hoạch sản xuất và định mức tiêu hao vật liệu do Công ty và bên đặt hàng đã xây dựng cho từng loại sản phẩm, Công ty sẽ tiến hành xuất nguyên vật liệu dùng cho sản xuất. Căn cứ để quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu đã xuất dùng là các phiếu xuất kho. Từ các phiếu xuất kho này kế toán tiến hành nhập số liệu vào máy theo ngày chứng từ phát sinh và lập bảng phân bổ theo phân xưởng. Để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí vật liệu theo từng phân xưởng và đảm bảo yêu cầu của quản lý nguyên vật liệu, Công ty nên lập bảng xuất nguyên vật liệu theo định mức cho từng phân xưởng. Bảng này có thể giúp cho kế toán vật liệu theo dõi chính xác và hiệu quả lượng nguyên vật liệu xuất dùng ở các phân xưởng, làm giảm nhẹ được khối lượng công việc của nhân viên kế toán vào cuối tháng. Bảng số 25 BẢNG XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU THEO ĐỊNH MỨC Tháng 02/ 2006 Phân xưởng 1 Chứng từ Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị Nội dung Định mức được duyệt SL xuất Đơn giá Thành tiền Ngày Số Cộng 3.2.5. Kiến nghị về hạch toán chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp Theo cách hạch toán hiện tại của Công ty thì chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp của hàng nhận gia công từ cảng về được kế toán hạch toán vào TK 641SX_ Chi phí bán hàng sản xuất. Về bản chất thì rõ ràng chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp là chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm, còn TK 641SX được dùng để phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm do sản xuất. Do đó, việc tập hợp chi phí trong kỳ của Công ty như trên sẽ làm giảm giá thành sản xuất của sản phẩm đồng thời làm tăng chi phí thời kỳ của Công ty. Để khắc phục nhược điểm này, Công ty nên chuyển chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp cho hàng gia công vào chi phí sản xuất bằng cách hạch toán vào giá thành thực tế nguyên vật liệu nhập kho, bởi vì theo đúng chế độ trong giá gốc của vật liệu nhập kho bao gồm cả chi phí thu mua ( vận chuyển, bốc xếp ). Khi xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển cho từng mã sản phẩm theo tổng số đơn vị đo được vận chuyển đã dùng để sản xuất mã hàng. Khi chi phí vận chuyển, bốc xếp thực sự phát sinh, Kế toán ghi: Nợ TK 152 : Chi phí vận chuyển, bốc xếp NVL Nợ TK 133 : Thuế GTGT được khấu trừ ( nếu có ) Có TK 111, 331 : Tổng số chi phí vận chuyển phải trả Khi nguyên vật liệu xuất dùng, Kế toán ghi: Nợ TK 621: Có TK 152: Dựa vào lượng nguyên vật liệu trực tiếp được dùng để sản xuất từng mã sản phẩm, Kế toán sẽ tiến hành phân bổ chi phí như sau: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ phân bổ cho mã sản phẩm = Tổng chi phí vận chuyển bốc dỡ x Số đơn vị đo dùng để sx mã hàng đó Tổng số đơn vị đo NVL trực tiếp được vận chuyển 3.2.6. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung trong tổng giá thành sản phẩm của Công ty chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Hiện tại Công ty đang tiến hành tập hợp chi phí sản xuất chung trên phạm vi toàn Công ty, sau đó sẽ tiến hành phân bổ cho từng phân xưởng và từng mã hàng theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp ( không bao gồm các khoản trích theo lương ). Tuy nhiên do đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty là theo các phân xưởng, rồi chi tiết cho từng mã sản phẩm mà chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh chung thực tế tại các phân xưởng, cho nên việc theo dõi nó trên toàn Công ty như hiện nay là không hợp lý vì như thế thì sẽ không phản ánh được chính xác chi phí sản xuất chung thực tế đã phát sinh của từng phân xưởng. Do đó sẽ làm sai lệch tổng chi phí sản xuất của các phân xưởng, đồng thời không khuyến khích được nhân viên ở phân xưởng cố gắng sử dụng tiết kiệm chi phí sản xuất chung để làm giảm tổng chi phí sản xuất toàn công ty, góp phần hạ giá thành sản phẩm. Do đó, Công ty nên chuyển đổi việc theo dõi chi phí sản xuất chung toàn doanh nghiệp sang theo dõi từng phân xưởng và cuối tháng tiến hành tập hợp thẳng chi phí sản xuất chung vào chi phí sản xuất từng phân xưởng. Như vậy số liệu được phân bổ trên bảng kê số 4 sẽ chính xác hơn. Sau đó sẽ tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mã hàng theo chi phí phát sinh tại từng phân xưởng. 3.2.7. Kiến nghị về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Như đã nói ở trên, do công ty tính lương cho công nhân sản xuất trực tiếp theo đơn giá tiền lương của sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng và chi phí sản xuất chung được phân bổ cho toàn bộ số lượng sản phẩm hoàn thành nên trong giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ không có chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung, mà loại hình hoạt động chủ yếu của công ty là sản xuất theo đơn đặt hàng gia công nên giá trị nguyên vật liệu trực tiếp dở dang cuối kỳ rất nhỏ. Do đó, Kế toán công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. Như vậy toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được kế toán tính vào tổng chi phí để tính giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng. Mặc dù chi phí này không lớn nhưng thực tế thì vẫn có sự chênh lệch giữa số lượng sản phẩm nhập kho và số bán thành phẩm sản xuất trong tháng, có nghĩa là số bán thành phẩm chênh lệch đó trong tháng này đã không được phân bổ chi phí. Do đó việc không đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ đã làm ảnh hưởng tới tính chính xác của giá thành sản phẩm trong tháng. Vì vậy Kế toán công ty cũng nên chú trọng đến công tác đánh giá giá trị sản phẩm dở dang để có thể phân bổ được chính xác chi phí cho sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng. 3.2.8. Hoàn thiện việc tính giá thành sản phẩm Hiện nay do Công ty không tiến hành đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ nên cuối tháng sau khi tập hợp và phân bổ chi phí cho từng mã hàng, kế toán công ty tiến hành lập Bảng tính giá thành theo mã sản phẩm. Do đó sau khi đã tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, Công ty nên lập thẻ tính giá thành sản phẩm. Thẻ này sẽ cung cấp thông tin về giá thành sản phẩm theo từng khoản mục chi phí và được lập riêng cho từng mã hàng như sau: Bảng số 26 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 02 / 2006 Mã sản phẩm: .............................. Số lượng:................. Chỉ tiêu Tổng số Theo khoản mục chi phí Chi phí NVL chính Chi phí nguyên phụ liệu CP nhân công trực tiếp CP sản xuất chung 1. CP SXKD dở dang đầu kỳ 2. CP SXKD phát sinh trong kỳ 3. Giá thành SP hoàn thành trong kỳ 4. CP SXKD dở dang cuối kỳ 5. Giá thành đơn vị SP hoàn thành trong kỳ 3.2.9. Hoàn thiện việc tính và phân bổ khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ Hiện tại Công ty đang áp dụng quyết định số 206/2003/QĐ - BTC để quản lý, tính và trích khấu hao TSCĐ. Tuy nhiên, sau khi tiến hành cổ phần hoá, Công ty chỉ đánh giá lại nguyên giá TSCĐ mà không điều chỉnh lại khung thời gian sử dụng máy móc thiết bị theo đúng quyết định này ( là từ 5 - 7 năm đối với máy móc thiết bị dùng trong ngành dệt may ). Vì vậy có một số thiết bị được đưa vào sử dụng trước ngày 01/ 01/ 2004, vẫn có thời gian trích khấu hao là trên 10 năm. Do đó, để thực hiện đúng chế độ hiện hành, Công ty nên tiến hành đánh giá lại những máy móc thiết bị đưa vào sử dụng trước ngày 01/ 01/ 2004, như sau: Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ = T2 ´ ( 1 - t1 / T1 ) Trong đó: t1: Thời gian thực tế đã trích khấu hao của TSCĐ T1: Thời gian sử dụng của TSCĐ xác định theo quy định tại phụ lục 1 ban hành theo quyết định số 166/2003/QĐ - BTC T2: Thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại phụ lục 1 ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ - BTC. Mức khấu hao trung bình năm = Giá trị còn lại của TSCĐ Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ Mức khấu hao trung bình tháng = Mức khấu hao trung bình năm / 12 Đồng thời, để giảm công việc tính toán khấu hao hàng tháng và đảm bảo đúng theo quy định hiện hành, Kế toán Công ty nên sử dụng công thức trích khấu hao hàng tháng như sau: Số khấu hao trích tháng này = Số khấu hao trích tháng trước + Số khấu hao tăng trong tháng này - Số khấu hao giảm tháng này và có sự điều chỉnh trong cách lập Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ theo mẫu ( Bảng số 27 ). Hàng tháng, Kế toán TSCĐ sẽ căn cứ trên số khấu hao đã trích cho tháng trước và số khấu hao tăng giảm trong tháng để nhanh chóng xác định chính xác số khấu hao cần trích trong tháng đó. Bảng số 27 BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ Tháng ........ năm .......... Chỉ tiêu Nguyên giá % KH Mức KH Ghi Nợ các TK 627 641 642 PX1 PX4 PX cắt 1. KH TSCĐ trích tháng trước 2. KH TSCĐ tăng tháng này ... 3. KH TSCĐ giảm tháng này ... 4. KH TSCĐ trích tháng này = ( 1 ) + ( 2 ) + ( 3 ) 3.3. Những điều kiện cần thiết để thực hiện các giải pháp Trong bối cảnh ngành dệt may đang bị cạnh tranh gay gắt cả trong và ngoài nước như hiện nay thì vai trò của kế toán ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Do đó, việc hoàn thiện nội dung hạch toán kế toán đang là yêu cầu cấp thiết đối với Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng nhằm nâng cao chất lượng thông tin mà kế toán cung cấp, tạo điều kiện cho công tác quản lý được dễ dàng và thuận tiện hơn. Về phía Nhà nước: Để đảm bảo sự thống nhất trong quy trình hạch toán kế toán ở các doanh nghiệp và thực hiện chức năng quản lý vĩ mô của mình, Nhà nước ban hành các quy định về quản lý kinh tế, tài chính nhằm mục đích kiểm tra, giám sát quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với mong muốn ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống kế toán của đất nước thi các chế độ, chính sách của Nhà nước ra đời phải cụ thể, chi tiết và phù hợp nhất với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, do tính chất đa dạng của sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc buộc các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của luật pháp, Nhà nước cũng cho phép các doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm thực tế của mình mà ban hành các quy chế tài chính - kế toán tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác quản lý và hạch toán tại đơn vị. Ví dụ: Về hệ thống chứng từ, sổ sách tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc, bên cạnh việc áp dụng các chứng từ bắt buộc, hướng dẫn do Bộ tài chính ban hành, Công ty còn sử dụng một số chứng từ khác nhằm đảm bảo hiệu quả công tác quản lý chi phí như: Phiếu theo dõi bàn cắt, phiếu nhập xuất bán thành phẩm, sổ chi tiết sử dụng Nguyên vật liệu,... Về phía doanh nghiệp: Do mỗi doanh nghiệp đều chứa đựng những đặc thù riêng, vì vậy điều kiện trước tiên cho việc hoàn thiện công tác kế toán nói chung và phần hành hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng là nội dung hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý, loại hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, khối lượng sản phẩm lớn, đa dạng về hình thức... Công ty tiến hành quản lý và tập hợp chi phí theo từng phân xưởng, từng mã hàng, do đó việc hoàn thiện công tác kế toán trong doanh nghiệp phải hướng tới ưu điểm của đối tượng tập hợp chi phí nhằm đảm bảo cho công tác quản lý và hạch toán kế toán của doanh nghiệp linh hoạt và thuận tiện. Thứ hai, vì doanh nghiệp hoạt động trong môi trường có sự kiểm soát của Nhà nước nên nội dung hoàn thiện phải thể hiện sự tuân thủ luật pháp, đồng thời cũng phải thể hiện tính tự chủ trong quản lý kinh tế - tài chính của bản thân doanh nghiệp. Thứ ba, các giải pháp đưa ra cho việc hoàn thiện công tác kế toán phải có tính khả thi, phải đảm bảo sẽ cung cấp thông tin toàn diện và hữu ích hơn cho người sử dụng trên các mặt : Đáng tin cây, kịp thời, dễ hiểu,... KẾT LUẬN Cơ chế mở cửa với nhiều cơ hội và thách thức đã buộc các doanh nghiệp phải tìm ra con đường hội nhập phù hợp nhất cho mình. Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc cũng không nằm ngoài quy luật đó. Cũng giống như các công ty trong ngành may mặc khác, chức năng chủ yếu của Công ty là sản xuất các mặt hàng gia công xuất khẩu và sản xuất hàng bán nội địa.Hiện nay Công ty dang chủ trương mở rộng thị trường trong nước và tìm kiếm thêm bạn hàng nước ngoài, vì vậy Công ty đang ra sức cố gắng nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm ngày càng đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước thông qua việc tăng cường đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý, đặc biệt là quản lý chi phí. Công ty rất chú trọng đến việc hoàn thiện nội dung của công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, coi đó là mục tiêu hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển lâu dài và ổn định của Công ty Qua giai đoạn thực tập tại Công ty, cùng với quá trình đi sâu tìm hiểu về toàn bộ hệ thống quản lý, kế toán nói chung và phần hành hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em nhận thấy để cho công tác quản lý chi phí hoạt động có hiệu quả, góp phần giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, Công ty đã: Thường xuyên tăng cường hệ thống kiểm tra, kiểm soát chi phí sản xuất và ban hành quy chế thưởng, phạt nghiêm mình đối với các hành vi tiết kiệm hoặc gây lãng phí chi phí trong qúa trình sản xuất. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cùng những đặc thù của ngành may mà Công ty đã cố gắng tổ chức hạch toán, ghi chép sổ sách đúng chế độ và linh hoạt nhằm phản ánh một cách chính xác toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ ở từng bộ phận và toàn Công ty. Trên đây là toàn bộ những hiểu biết của em trong giai đoạn thực tập chuyên đề về bộ máy kế toán nói chung và phần hành hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc, cùng một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty. Do trình độ và thời gian hạn hẹp nên chuyên đề không thể tránh khỏi những hạn chế và sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn, đặc biệt là thầy giáo - giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Quang để bài viết của em hoàn thiện hơn. Nhân đây, em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú, các anh chị trong phòng Kế toán - tài chính, phòng Tổ chức và sự hướng dẫn của Thầy giáo TS. Phạm Quang đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - 2005 2. Điều lệ công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc 3. Luận văn các khoá trước 4. Luật doanh nghiệp 5. Hệ thống chuẩn mực kế toán mới của Việt Nam 6. Các quyết định và các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính 7. Công báo năm 2003 8. Tạp chí Kế toán - Kiểm toán NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ........................................................................................................................ ...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... MỤC LỤC Lời mở đầu Phần I - Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 1.3. Đặc điểm về công nghệ và mô hình tổ chức sx kinh doanh 1.4. Bộ máy quản lý 1.5. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Phần II - Thực trạng công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc 2.1. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc 2.1.1. Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến sản phẩm 2.1.2. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty 2.1.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty 2.1.3.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.1.3.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 2.1.3.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 2.1.4. Tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty 2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 2.3. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty 2.3.1. Đặc điểm tính giá thành tại Công ty 2.3.2. Phương pháp tính giá thành áp dụng tại Công ty Phần II - Phương hướng hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc 3.1. Phương hướng hoàn thiện 3.1.1. Chiến lược phát triển của Công ty trong thời gian tới 3.1.2. Nhận xét chung về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 3.2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm may gia công tại Công ty cổ phần vải sợi may mặc Miền Bắc 3.2.1. Tăng cường hệ thống báo cáo quản trị trong doanh nghiệp 3.2.2. Kiến nghị về hình thức ghi sổ 3.2.3. Kiến nghị về tài khoản sử dụng 3.2.4. Hoàn thiện hệ thống chứng từ 3.2.5. Kiến nghị về hạch toán chi phí vận chuyển nguyên vật liệu trực tiếp 3.2.6. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung 3.2.7. Kiến nghị về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 3.2.8. Hoàn thiện việc tính giá thành sản phẩm 3.2.9. Hoàn thiện việc tính và phân bổ khấu hao máy móc thiết bị, TSCĐ 3.3. Những điều kiện cần thiết để thực hiện giải pháp Kết luận

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4988.doc
Tài liệu liên quan