Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất Gạch trên địa bàn Hà Nội

Xét về mặt nội dung, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt của quá trình sản xuất, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà Doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất và chế tạo sản phẩm. Xét về mặt kế toán, thì kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là hai bước công việc liên tiếp và gắn bó hữu cơ với nhau. Tuy nhiên, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không giống nhau về lượng, sự khác nhau đó thể hiện ở các điểm sau: + Chi phí sản xuất luôn gắn với từng thời kỳ đã phát sinh chi phí, còn giá thành lại gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. + Chi phí sản xuất trong kỳ: Bao gồm cả những chi phí sản xuất đã trả trước trong kỳ nhưng chưa phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ trước nhưng kỳ này mới phát sinh thực tế, nhưng không bao gồm chi phí trả trước của kỳ trước phân bổ cho kỳ này và những chi phí phải trả kỳ này nhưng thực tế chưa phát sinh. Ngược lại, trong giá thành sản phẩm chỉ bao gồm một phần chi phí thực tế đã phát sinh (chi phí trả trước) hoặc một phần chi phí phí sẽ phát sinh ở kỳ sau nhưng đã ghi nhận là sản phẩm của kỳ này (chi phí phải trả).

doc92 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1081 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất Gạch trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công trình Coxano = 1.800.000 x 800.000/2.000.000 = 720.000 đồng Z công trình Hoành Bồ = 3.000.000 + 1.200.000 + 1.080.000 = 5.280.000 đồng Z công trình Coxano = 2.000.000 + 800.000 + 720.000 = 3.520.000 đồng Nếu có đơn đặt hàng nào đó mà cuối tháng vẫn chưa thực hiện xong thì việc tổng hợp chi phí của đơn đặt hàng đến cuối tháng đó chính là chi phí sản xuất dở dang của đơn đặt hàng (SD của TK154 chi tiết theo đơn đặt hàng) * Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp) Phương pháp này được các Doanh nghiệp cơ khí sử dụng để tính chi phí – giá thành cho các sản phẩm truyền thống sản xuất đơn chiếc gỉan đơn Dựa vào báo cáo kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ trước và cuối kỳ này, Doanh nghiệp áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành Giá thành sản phẩm hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ Theo phương pháp này Doanh nghiệp tính trực tiếp được các khoản mục chi phí nguyên vật liệu và xây dựng đơn giá tiền lương. Bởi vì nguyên vật liệu xuát dừng được tập hợp trực tiếp chi từng sản phẩm. Căn cứ số liệu để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC, các sổ chi tiết theo dõi nguyên vật liệu cho tường đối tượng tập hợp chi phí, bảng kê số 04, nhật ký chứng từ số 07, Nhật ký chung, Sổ cái. Còn đối với koản mục chi phí chung được tập hợp theo từng phân xưởng đến cuối tháng tiến hành phân bổ cho từng sản phân oàn thành, với tiêu thức phân bổ các khoản mục này là theo đơn giá tiền lương. Sau khi tính toán từng khoản mục chi phí cho các sản phẩm hoàn thành. Kế toán tiến hành lập bảng tính giá thành sản phẩm theo từng khoản mục chi phí Ví dụ: Tháng 6/2006 Công ty CP cơ khí và xây dựng Viglacer có số liệu về sản xuất phụ tùng thay thế như sau: CPSX dở dang đầu kỳ: 300.000 đồng Tổng CPSX phát sinh trong kỳ là: 5.340.000 đồng Số lượng phụ tùng thay thế hoàn thành trong kỳ là: 200 kg Số lượng phụ tùng thay thế dở dang cuối kỳ là 100 kg có tỷ lệ hoàn thành là 40% Phế liệu thu hồi là: 52.000 đồng Khi đó: Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ = 300.000+ 5.340.000 x 40 = 940.000 200 + (100 x 40%) Tổng Z SP hoàn thành = 300.000 + 5.340.000 - 52.000 - 940.000 = 4.648.000 đồng Z đơn vị sản phẩm = 4.648.000/200 = 23.240 đồng 2.3. Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất gạch 2.3.1. Những thành tựu đạt được 2.3.1.1. Dưới góc độ Kế toán tài chính Nhìn chung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp đều được thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành, đều tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán theo quyết định 15 BTC ban hành. Về nội dung cụ thể trong công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã thể hiện được những ưu điểm sau: Về công tác phân loại chi phí sản xuất: Hầu hết các Doanh nghiệp đều tiến hành phân loại chi tiết nội dung chi phí mục đích, công dụng của chi phí. Việc phân loại này giúp cho công việc kế toan chi phí sản xuất được thuận lợi, đảm bảo cho việc lập các báo cáo chi phí đáp ứng được yêu cầu quản lý do nhà nước quy định, đồng thời việc phân loại như trên còn giúp cho các Doanh nghiệp có thể kiểm soát được tình hiành sản xuất thực tế, kiểm tra việc thực hiện các định mức, kế hoạch sản xuất Về việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Với các đặc điểm của ngành cơ khí chế chế tạo, việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong các Doanh nghiệp hiện nay là các phân xưởng và sản phẩm là phù hợp với thực tế. Tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tập hợp chi phí và lập các báo cáo chi phí theo từng sản phẩm hoặc theo đơn đặt hàng Về công tác tổ chức luân chuyển chứng từ, ghi chép và theo dõi trên các sổ kế toán đều được tiến hành theo đúng chế độ hiện hành bảo đảm sự chính xác của các thông tin kế toán và khoa học phù hợp với thực tế của từng đơn vị Về công tác tính giá thành sản phẩm: Với đặc trưng của ngành cơ khí là có nhiều hình thức tổ chức sản xuất do vậy việc tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn vá phức tạp. Tuy nhiên các sản phẩm đã được vận dụng các phương pháp tính giá thành một cách linh hoạt và khoa học do vậy giá thành sản phẩm tương đối chính xác. Mặt khác kỳ tính giá thành ở các Doanh nghiệp đều là hàng tháng nên việc cung cấp số liệu thông tin giá thành luôn kịp thời cho công tác quản trị chi phí. 2.3.2. Những tồn tại cần giải quyết Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp này còn bộc lộ những nhược điểm sau 2.3.2.1.Dưới góc độ Kế toán tài chính Việc hạch toán chi phí các sản phẩm hỏng, chi phí thiệt hại ngừng sản xuất, chưa được các Doanh nghiệp thực hiện theo đúng chế độ họ thường hạch toán chung vào chi phí sản xuất chung hoặc chi phí quản lý Doanh nghiệp nên dẫn đến tình trạng tập hợp chi phí không chính xác, hoặc không tiến hành hạch toán, cụ thể giải quyết cho công nhân nghỉ phép hoặc nghỉ việc riêng không lương Việc hạch toán chi phí giá thành còn chưa chính xác do việc xuất nhập nguyên vật liệu. Căn cứ vào kế hạch sản xuất bộ phận kế hoạch và kế toán tiến hành lập phiếu xuất kho nguyên vật liệu tuy nhiên nhiều khi lượng xuất lại vượt quá lượng nhập dẫn tới tình trạng âm kho do các nguyên nhân. Một là vật tư về chưa kịp thời để nhập kho, hai là vật tư đã về kho nhưng chưa là thủ tục tạm nhập, hoặc thực nhập, ba là phân xưởng lấy vật tư chưa dùng đến của sản phẩm khác để làm cho sản phẩm này để đảm bảo tiến độ. Vì vậy mà dẫn đến tình trạng âm kho vật tư nên các Doanh nghiệp sử dụng phần mềm kế toán để tính gía bình quân xuất kho thường không chính xác nên dẫn đến sự sai lệch về giá thành tình trạng nay đang xảy ra ở Công ty CP cơ khí và xây dựng Viglacera. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang ở các Doanh nghiệp này là chưa hợp lý và chính xác. Hiện nay đang áp dụng phương pháp ứơc lượng sản phẩm tương đương. Theo phương pháp này thì ta phải xác định được tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm. Tuy nhiên thực trạng tỷ lệ đánh gía mức độ hoàn thành là rất cảm tính mỗi người đánh giá lại có kết quả khác nhau. Trong khi đối với đặc thù của lĩnh vực này là tỷ lệ nguyên vật liệu chiếm đến 80% tổng chi phí giá thành của sản phẩm. Đối với mặt hàng sản phẩm là phụ tùng thay thế hiện nay được tính giá thành tổng thể tính theo kết cấu thép chưa có sự chi tách rõ ràng chi tiết cho từng sản phẩm Tại một số Doanh nghiệp còn chưa tính được giá thành thực tế. Kế toán chi phí giá thành tại Doanh nghiệp chỉ làm công tác thống kê chi phí và phân bổ chi phí tới các sản phẩm, nhóm sản phẩm hoàn thành trong kỳ theo một tiêu thức nào đó được Doanh nghiệp quy định. Cụ thể công ty cổ phần Cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội Việc thiết lập, trao đổi, cung cấp thông tin giữa các bộ phận trong Doanh nghiệp còn rất kém. Đây là việc hết sức quan trọng vì có được thông tin chính xác, nhanh chóng, kịp thời trong cơ chế thị trường, vấn đề quan trọng là phải thiết lập được một hệ thống thông tin hoàn thiện và có tính thống nhất cao. Giữa các bộ phận cần cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời từ đó mới có thể xử lý và ra quyết định. Chưa thiết lập hệ thống báo cáo kế toán nội bộ, các báo cáo kế toán trong nội bộ của Doanh nghiệp nhìn chung chưa thiết lập một cách đầy đủ để phục vụ cho yêu cầu quản lý 2.3.2.2. Dưới góc độ Kế toán quản trị Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa thực sự trở thành công cụ hữu ích cho nhà quản lý. Việc hạch toán chi phí sản xuất mới chỉ thực hiện đầy đủ theo quy định của kế toán tài chính. Thông tin của kế toán chi phí hầu hết là thông tin quá khứ, việc hạch toán mới chỉ dừng lại ở việc sao chụp lại thực tế sản xuất bằng qúa trình ghi sổ và tính toán chi phí một cách đơn thuần kế toán chi phí chưa phục vụ cho việc phân tích các mặt hoạt động của Doanh nghiệp vào việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, việc xây dựng các phương án lựa chọn các thiết bị sản xuất tối ưu, điều này được bộc lộ trong thực tế như sau: Trong việc phân loại chi phí sản xuất: Các Doanh nghiệp mới chỉ thực hiện việc phân loại chi phí theo mục đích, công dụng của chi phí, chưa có sự phân loại theo cách ứng xử chi phí nhằm mục đích nhằm phục vụ thông tin cho việc lập kế hoạch, kiểm tra và chủ động điều tiết chi phí cho phù hợp. Phương pháp phân tích chi phí - khối lượng lợi nhuận chưa được các Doanh nghiệp thực hiện, do vậy thông tin chi phí chưa phát huy tác dụng trong việc lựa chọn những phương án sản xuất kinh doanh tối ưu. Việc lập dự toán và định mức chi phí chưa được quan tâm đúng mức, do sự thay đổi về công nghệ, thiết kế của sản phẩm nên bộ phân lập dự toán, thống kê, lập định mức chưa kịp thời và chuẩn xác, bởi vậy mà chưa có sự chủ động trong kế hoạch sản xuất, hầu hết phụ thuộc vào các đối tác. Đồng thời không có tiêu chuẩn để kiểm tra việc thực hiện các định mức chi phí như định mức chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Do đó mà chưa có biện pháp điều chỉnh sản xuất kịp thời cho phù hợp với thực tế và tiết kiệm chi phí. Các Doanh nghiệp chưa chú trọng việc tổ chức kế toán quản trị chi phí, giá thành, chưa có bộ phận kế toán đảm trách việc cung cấp thông tin chi phí phục vụ quản trị Doanh nghiệp. Một số donh nghiệp có quan tâm đến vấn đề này song chưa thật sâu sắc, các báo cáo chi phí phục vụ quản trị nội bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, chủ yếu sử dụng một số sổ sách chi tiết của kế toán tài chính Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chí phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất gạch trên địa bàn Hà nội 3.1. Những yêu cầu đặt ra trong quá trình hoàn thiện công tác Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp cơ khí 3.1.1. Xu hướng phát triển của các Doanh nghiệp cơ khí từ nay đến năm 2020 Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2000 đến 2020 ngành cơ khí được Đảng và nhà nước đặc biệt quan tâm và ưu tiên, khuyến khích phát triển nhằm đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hoá. Đây là ngành thu hút được một lực lượng lao động lớn có trình độ kỹ thuật, quản lý và tay nghề cao, là ngành kinh tế chủ chốt tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển Đối với lĩnh vực cơ khí chế tạo thiết bị sản xuất gạch ta thấy trong giai đoạn hiện nay khi mà đất nước đang từng ngày từng giờ vận mình đổi mới nhiều công trình xây dựng được mọc lên nhu cầu về vật liệu xây dựng tăng lên mạnh mẽ theo thống kê thì hàng năm trên toàn quốc có 20 đến 30 nhà máy sản xuất gạch các loại ra đời với công suất từ 10 triệu đến 40 triệu viên gạch/ năm. Vì vậy để đáp ứng đủ thiết bị cho các nhà máy này thì buộc các Doanh nghiệp cơ khí phải thực hiện một khối lượng công việc rất lớn, ngoài ra còn phải tính đến lượng lớn các Doanh nghiệp cần nâng cấp, thay thế sửa chữa thiết bị đầu tư mở rộng sản xuất vì vậy mà công ăn việc làm của các Doanh nghiệp cơ khí trong giai đoạn này là được đảm bảo. Mặt khác để phù hợp với điều kiện phát triển chung của nền kinh tế các Doanh nghiệp cơ khí cũng tự đổi mới mình. Đã chú trọng tới công tác tiếp thị tìm kiếm thị trường trên mọi lĩnh vực kinh doanh theo hướng đa ngành đa nghề, mở rộng quan hệ với các chủ đầu tư, khách hàng với phương châm sản xuất ổn định, đạt hiệu quả cao, bám sát thị trường để điều hành sản xuất phù hợp, kịp thời, tìm kiếm và mở rộng việc làm, khai thác vận hành có hiệu quả, nghiên cứu và phân tích sâu về tiềm năng mở rộng thị trường đối với các công trình đã đầu tư, tiếp tục đầu tư và phát triển mạnh các lĩnh vực, ngành nghề chủ đạo. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án để sớm đưa vào sử dụng, khai thác có hiệu quả. Đầu tư con người, đào tạo phát triển nâng cao trình độ cán bộ quản lý cũng như cán bộ chuyên môn, có chiến lược thu hút khuyến khích nhân tài. Giao chỉ tiêu kế hoạch, rà soát và xây dựng lại quy chế khoán nội bộ cho phù hợp, khoán chi phí cho từng đơn vị thành viên, có kế hoạch cắt giảm chi phí, tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất. Có chính sách khuyến khích đối với công tác tiếp thị, tìm kiếm việc làm, phát huy hết tiềm năng của từng các nhân, từng đơn vị trong lĩnh vực này. Xây dựng chính sách và chiến lược tiêu thụ sản phẩm, chú trọng và quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý, tổ chức sản xuất hợp lý, thực hành tiết kiệm và chi tiêu lợi nhuận là yếu tố đánh giá đến khả năng điều hành và năng lực của thủ trưởng đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với chất lượng, giá thành sản phẩm đây là yếu tố sống còn của Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay 3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí Chuyển sang kinh doanh trong điều kiện mới, khi nền kinh tế đang chuyển sang thời kỳ hội nhập quốc tế đòi hỏi các Doanh nghiệp cần phải hoàn thiện mọi mặt để có thể tồn tại trong cơ chế cạnh tranh. Trong đó có cả nội dung hoàn thiện thông tin kế toán. Theo đó bộ phận kế toán tại các Doanh nghiệp vừa phải cung cấp thông tin kế toán tài chính vừa pahỉ cung cấp thông tin kế toán quản trị phục vụ cho quản trị Doanh nghiệp nhằm giúp lãnh đạo doanh thấy được thực trạng tình hình tài chính của Doanh nghiệp, nắm bắt được nhu cầu thị trường dể đưa ra quyết định quản lý kịp thời. Kể từ năm 1996 đến nay nhà nước ta đã có những chế độ chính sách nhằm đổi mới công cuộc quản lý kinh tế góp phần kiểm soát điều hành các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hệ thống kế toán mới là hệ thống hỗn hợp bao gồm cả kế toán và kế toán quản trị mà phần hành chủ yếu là kế toán tài chính nên việc tổ chức bộ máy kế toán ở các Doanh nghiệp đều dặt trọng tâm vào việc thu tập thông tin cho kế toán tài chính. Thực tiễn hiện nay cho tháy việc cung cấp thông tin kế toán đặc biệt là thông tin chi phí và giá thành phục vụ công tác quản trị Doanh nghiệp chưa thực sự được chú trọng. Do vậy yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp cơ khí một mặt vừa đáp ứng đầy đủ, kịp thời, chính xác yêu cầu của kế toán tài chính đồng thời cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý trong vịcc quản trị Doanh nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết 3.1.3. Các nguyên tắc cơ bản khi hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nhăm tăng cường quản trị chi phí Doanh nghiệp Phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam, các nguyên tắc, chuẩn kế toán quốc tế Nguyên tác phân chia chi phí: Để phục vụ cho kế toán quản trị, chi phí sản xuất kinh doanh thường được phân loại theo công dụng của chi phí. Cần xây dựng các khoản mục chi phí trong kết cấu giá thành một các khoa học hợp lý. Cụ thể: Cơ cấu các khoản mục chi pgí phải được cụ thể hoá trong khuôn khổ chế độ kế toán và quản lý tài chính hiện hành. Tên gọi của khoản mục chi phí phải thể hiện được công dụng của chi phí. Đối với mục tiêu quản trị nội bộ Doanh nghiệp, toàn bộ chi phí sẽ được phân loại theo cách ứng xử của chi phí. Kế toán phải phân tích chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp thành các khoản mục chi phí biến đổi, chi phí cố định, lựa chọn các phương pháp để tách chi phí hỗn hợp thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Ghi chép kịp thời các chi phí trực tiếp cho đối tượng chi phí tại thời điểm phát sinh chi phí. Đảm bảo cung cấp thông tin một cách kịp thời cho nhà quản lý để kịp ra các quyết định kinh doanh. 3.1.4. Các yêu cầu cơ bản Nội dung hoàn thiện phải phù hợp với thông lệ, chuẩn mực kế toán quốc tế, tuân thủ các chế độ, chính sách tài chính – kế toán về khía cạnh kế toán tài chính của nhà nước Việt Nam. Yêu cầu này nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý Nhà nước một cach thống nhất, cung cấp thông tin kế toán tài chín trung thực, hợp lý cho các đối thượng sử dụng thông tin. Đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh tế tài chính ở các cấp, đặc biệt là ở Doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là, nội dung hòan thiện công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải xuất phát từ nhu cầu thực tế quản lý của Doanh nghiệp. Thông tin kế toán cung cấp phục vụ cho việc ra các quyết định quản lý của lãnh đạo Doanh nghiệp. Nội dung hoàn thiện hạch toán kế toán chi phsi sản xuất và tình giá thành sản phẩm phải được dựoc trên cơ sở thực trạng hiện tại của Doanh nghiệp trong đó có tính đến các nhân tố liên quan như: Định hướng phát triển của ngành, đặc điểm, trình độ quản lý của Doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức hiện tại, năng lực của cán bộ quản lý cúng như cán bộ kế toán của Doanh nghiệp. Nội dung hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm phải có trọn lọc. Dựa trên cơ sở những nội dung đã có xây dựng trên nội dung chưa có và hoàn thiện nội dung chưa được không phá vỡ cơ cấu tổ chức hiện tại. Nội dung hoàn thiện hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm phải trên tinh thần triệt để tiết kiệm và có hiệu quả. Điều này có nghiã là chi phí ci ra phải luôn nhỏ hơn ích lợi thu được do các nội dung hoàn thiện mang lại 3.1.5. Phương hướng hoàn thiện Hoàn thiện những nội dung hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm còn chưa phù hợp theo chế độ kế toán hiện hành, thực hiện đầy đủ mọi nguyên tắc kế toán tài chính, đảm bảo các thông tin chi phí do kế toán cung cấp cho đối tượng quan tâm hoàn toàn chính xác và trung thực. Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí- giá thành trong các Doanh nghiệp nhằm phục vụ cung cấp thông tin cho công tác quản trị Doanh nghiệp. Xây dựng trên cơ sở kết họp và kế thừa những nội dung đã có của kế toán tài chính, sử dụng triệt để thông tin kế toán tài chính dựa trên các chế độ chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính kế toán, nhất là các chế độ hướng dẫn cùng với những phương pháp riêng có của kế toán quản trị 3.2. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính 3.2.1. Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Qua khảo sát việc hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phẩn cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội, Công ty Cp cơ khí và xây dựng Viglacera thì việc xuất vật liệu phục vụ cho sản xuất ra nhiều loại sản phẩm là phụ tùng thay thế nhưng không tính giá thành chi tiết từng sản phẩm vì vậy rất khó cho việc ra các quyết định quản lý và xác định giá vốn của từng mặt hàng nên theo tôi trên cơ sở lượng giá trị xuất kho ta có thể áp dụng phương pháp tính giá thành với tiêu thức phân bổ có thể sử dụng phương pháp tỉ lệ với trọng lượng sản phẩm được sản xuất theo công thức sau: Mức phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính cho từng đối tựng = Tổng trị giá nguyên vật liệu chính thực tế xuất sử dụng x Khối của từng đối tượng được xác định theo một tiêu thức nhất định Tổng số khối lượng của các đối tượng đựoc xác định theo một tiêu thức Ví dụ: ngày 28 tháng 6 năm 2006 Công ty cp cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội nhận được một đơn đặt hàng phụ tùng thay thế máy nhào đùn 10 triệu là10 bộ ruột gà đùn ép trọng lượng 160kg/bộ, 50 bộ dao nhào, trọng lượng 5kg/bộ. Vật tư xuất dùng: TT Tên vật liệu Đv Số lượng Tiền 1 Thép tấm 16 ly Kg 2.000 22.000.000 2 Que hàn 3 Kg 30 600.000 3 Sơn chống ghỉ kg 15 210.000 Tổng 22.810.000 Mức phân bổ vật liệu ruột gà = 160x10 x 22.810.000 = 19.727.567,57 (160 x 10) + (50x5) Mức phân bổ vật liệu dao nhào = 50x5 x 22.810.000 = 3.082.432,43 (160 x 10) + (50x5) 3.2.2. Hoàn thiện quản lý nhập, xuất kho nguyên vật liệu Để đảm bảo tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho được chính xác thì yêu cầu bộ phận kế hoạch vật tư phải mua đầy đủ nguyên vật liệu phụ vụ cho sản xuất theo như kế hoạch đã đề ra, đồng thời hoàn thiện các chứng từ thực nhập kho, tạm nhập đối với hàng hoá mua về để cung cấp số liệu hàng nhập kịp thời cho bộ phận kế toán. Mặt khác kế toán vật tư phải căn cứ và lượng tồn kho nguyên vật liệu trên sổ kế toán để làm căn cứ lập phiếu xuất kho phục vụ cho sản xuất. Tuyệt đối không được xuất vật tư khi hàng không có trong kho. 3.2.3. Hoàn thiện đánh giá sản phẩm dở dang Theo tôi ở các Doanh nghiệp cơ khí thì nguyên vật liệu chính chiếm tỷ trọng từ 70% đến 80% tổng chi phí vì vậy nên áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là hợp lý thay cho phương pháp đánh giá theo giá thành định mức tỷ lệ vì theo phương pháp này chủ yếu là đánh giá thực tế sản phẩm dở dang tại các phân xưởng, tỷ lệ đánh giá hiện nay là rất cảm tính nó phụ thuộc vào trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá, mặt khác định mức tiêu hao đang được các Doanh nghiệp xây dựng và hoàn thiện nên độ chính xác là không cao. Đặc điểm của phương pháp này là chỉ tính cho sản phẩm làm dở khoản chi phí NVL trực tiếp, còn chi phí chế biến được tính hết cho sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đồng thời coi mức chi phí NVL trực tiếp hoặc NVL chính dùng cho đơn vị sản phẩm hoàn thành và đơn vị sản phẩm dở dang là như nhau. Công thức tính: CPSX tính cho SP dở dang cuối kỳ = CPSX dở dang đầu kỳ + CPNVL trực tiếp thực tế sử dụng trong kỳ x Số lượng SP dở dang cuối kỳ Số lượng SP hoàn thành trong kỳ + Số lượng SP dở dang cuối kỳ Ví dụ: Công ty CP cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội đến ngày 31 tháng 6 năm 2006 có số liệu sau: CPSX dở dang đầu kỳ là 300.000.000 đồng Toàn bộ chi phí phát sinh trong tháng 6 là 5.000.000.000 đồng trong đó chi phí NVL trực tiếp là 3.700.000.000 đồng Sản phẩm hoàn thành trong tháng là 30 sản phẩm và dở dang là 15 sản phẩm CPSX dở dang cuối kỳ = (300.000.000 + 3.700.000.000) x 15 = 1.333.333.000 đồng 30 + 15 3.2.4. Hoàn thiện hạch toán với khoản thiệt hại sản phẩm hỏng trong sản xuất. Theo như lý luận thì mọi khoản thiệt hại trong sản xuất phải được theo dõi một cách chặt chẽ về nơi phát sinh cũng như người chịu trách nhiệm về những khoản chi không mang lại hiệu quả này, để từ đó có những biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động trong quá trình sản xuất. Thực tế tại Doanh nghiệp cơ khí, phòng kế toán không theo dõi những khoản chi phí này mà được theo dõi riêng tại phân xưởng (nơi trực tiếp phát sinh các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng, do đó không quy được trách nhiêm, gây nên thiệt hại mặc dù phát sinh này ở các phân xưởng đã cố gắng hạn chế nhưng không tránh khỏi dẫn đến ảnh hưởng không tốt trong khâu quản lý) Vậy theo tôi, Doanh nghiệp cần thiết phải tổ chức hạch toán một cách kịp thời đầy đủ các khoản thiệt hại trong sản xuất, trên cơ sở đó phấn đấu tiết kiệm khoản chi phí này. Muốn vậy, kế toán phải tổ chức ngay từ khâu hạch toán ban đầu, khi có phát sinh thiệt hại ngừng sản xuất tại các phân xưởng phải tiến hành xác định nguyên nhân trách nhiệm và tìm biện pháp xử lý. Với khoản thiệt hại sản phẩm hỏng khi có phát sinh phải lập báo cáo sản phẩm hỏng hàng tháng kế toán sản xuất tiến hành đánh giá sản phẩm hỏng dựa trên báo cáo đó. Tuỳ thuộc vào quyết định của chủ Doanh nghiệp mà giá trị sản phẩm hỏng có thể tính vào giá thành sản phẩm (hỏng trong định mức) và đối với người gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường vật chất, cụ thể cách hạch toán như sau: - Sản phẩm hỏng trong định mức: Các Doanh nghiệp có thể hạch toán một trong hai cách sau: Không tổ chức hạch toán theo dõi riêng biệt số thiệt hại về sản phẩm hỏng, coi như nằm trong gía thành số sản phẩm đã hoàn thành, sau đó ghi giảm chi phí sản phẩm hoản thành về khoản phế liệu thu hồi Tổ chức theo dõi riêng chi phí sản phẩm hỏng và sau đó kết chuyển khoản thiệt hại thực tế vào giá thành sản phẩm hoàn thành sau khi trừ phế liệu thu hồi - Sản phẩm hỏng ngoài định mức: + Căn cứ vào việc xác định gía trị sản phẩm hỏng phản ánh chi phí sản phẩm hỏng theo định khoản Nợ TK 154 Sản phẩm hỏng Có TK 138 Các khoản phải thu + Căn cứ vào kết quả xử lý ghi: Nợ TK 152 Phế liệu thu hồi Nợ TK 1388 Bắt bồi thường Nợ TK 821 Chi phí phí tổn Có TK 1388 Các khoản phải thu khác 3.2.5. Hoàn thiện hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất Trong quá trình hoạt động của Doanh nghiệp có thể xảy ra những khoảng thời gian phải ngừng sản xuát do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan gây ra: thiết bị sản xuất bị hư hỏng, thiếu nguyên vật liệu, thiếu năng lượng, thiên tai hoả hoạn Trong thời gian không tạo ra sản phẩm nhưng vẫn phát sinh nhiều loại chi phí để bảo vệ tài sản, bảo vệ đời sống cho người lao động, duy trì các hoạt động quản lý, Các khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất không tham gia vào qúa trình tạo ra sản phẩm nên về nguyên tắc không thể tính trong giá thành sản xuất sản phẩm mà đó là chi phí thời kỳ phải xử lý ngay trong kỳ kế toán. Hiện nay qua khảo sát thì có Doanh nghiệp trả 100% lương cơ bản cho công nhân và có Doanh nghiệp lại cho công nhân nghỉ phép và cho nghỉ việc riêng không lương điều này là chưa hợp lý vì vậy yêu cầu các Doanh nghiệp phải tiến hành hạch toán khoản chi phí này cụ thể. Đối với những khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngùng sản xuất kế toán ghi: Nợ TK821 Có TK 334, TK338, TK152 Đối với trường hợp ngừng sản xuất theo kế hoạch có tính chất tạm thời và Doanh nghiệp có lạp dự toán chi phí của thời gian ngừng sản xuất thì kế toán cưn cứ vao dự toán để trích trước tính vào chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK622, TK627 Có TK335 Khi phát sinh chi hí thực tế sẽ ghi: Nợ TK 335 Có TK334, TK338, TK152 . .. Cuối niên độ phải điều chỉnh số trích trước so với số thực tế phát sinh 3.3. Xây dựng mô hình hạch toán chi phí sản xất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản trị chi phí trong Doanh nghiệp 3.3.1. Xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực kế toán quản trị Trong điều kiện nền kinh tế thị trường thì vấn đề nhân lực là đóng vai trò hàng đầu trong việc tồn tại và phát triển Doanh nghiệp. Bất cứ Doanh nghiệp nào cũng cần phải có nhân tài để làm việc, quản lý đặc biệt là trong công tác kế toán thực trang cảu Việt nam hiện nay đang rất thiếu kế toán giỏi, những người giỏi về kế toán tài chính, kế toán quản trị. Vì vậy cần phải có chiến xây dựng và phát triển nguồn nhân lực theo tôi để có thể thực hiện thành công chiến lược này cần phải thực hiện những điểm sau: Xây dựng, tạo môi trường tốt thuận lợi cho người lao động làm việc Định biên, định hướng, đánh giá đúng năng lực người lao động Có chế độ đãi ngộ phù hợp với năng lực, có khả năng thăng tiến về nghề nghiệp, vị trí công tác Đào tạo, đào tạo lại đội ngũ kế toán để phù hợp với điều kiện mới hiện nay, mặt khác bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, trình độ quản lý, thường xuyên cập nhật những chế độ tài chính mới được ban hành. 3.3.2. Xây dựng hệ thống thông tin chi phí Nhằm mục đích kiểm soát và dự đoán chi phí vì vậy buộc các Doanh nghiệp phải tiến hành xây dựng và hoàn thiện hẹ thống cung cấp thông tin về chi phí nhằm tìm ra các biện pháp quản lý chi phí có hiệu quả vì vây muốn làm đựoc điều này điều cần thiết đối với các Doanh nghiệp là. Xây dựng được các mối quan hệ tốt giữa các phòng ban trong việc phối kết hợp để cung cấp thông tin, giải quyết công việc. Phải thiết lập được hệ thống chứng từ ban đầu, chứng từ nội bộ áp dụng thống nhất từ bộ máy quản lý đến các phân xưởng, tổ đội công tác, tại mọi đơn vị phát sinh chi phí Thiết lập các quy trình quản lý, các kênh khác nhau để thu thập thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về giá cả, chất lượng tác động đến chi phí sản xuất. Cần phải xây dựng quy trình, nhập xuất vật tư hàng hoá, quy chế tiền lương, thưởng, giao khoán quy rõ trách nhiệm cho các đối tượng tham gia làm phát sinh chi phí để có các biện pháp quản lý cụ thể rõ ràng. 3.3.3. Xây dựng việc phân loại chi phí phục vụ quản trị Doanh nghiệp Việc phân loại chi phí giúp cho Doanh nghiệp có được những thông tin về sự biến động của từng yếu tố chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp, chi phí biến đổi, chi phí cố định theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Theo cách phân loại nay nhà quản trị có thể biết được các chi phí này tăng giảm như thế nào khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Tôi xin đề xuất một kiểu cấu trúc chi phí mà tôi cho là hợp lý với việc hoạch toán chi phí – giá thành phục vụ quản trị trong các Doanh nghiệp cơ khí hiện nay. TT Khoản mục chi phí Tài khoản Nội dung chi phí A Chi phí biến đổi (biến phí) I Biến phí sản xuất 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 Thép tấm, thép tròn, thép hình, phôi gang, vòng bi, gioăng, phớt.. 621 Que hàn, ôxy, bu lông, êcu, xăng, dầu, mỡ, sơn mầu.. 621 2 Chi phí nhân công trực tiếp 622 Lương chính 622 Tiền lương tính cho số sản phẩm hoàn thành phải trả công nhân Các khoản trích theo lương 622 Các khoản trích nộp theo tỷ lệ quy định tính theo lương chính phải trả cho công nhân Lương phụ 622 Là tiền lương tính theo thời gian cho công nhân vào các dịp lễ tết, hội họp, thời gian ngừng sản xuất Các khoản phụ cấp ngoài lương 622 Tiền ăn ca đêm, ăn trưa, mua bảo hộ lao động cho công nhân gồm quần áo ủng, khẩu trang, mũ, tiền độc hại, kính, gang tay Các khoản tiền thưởng 622 Tiền thưởng vượt định mức, thưởng sáng kiến 3 Biến phí sản xuất chung Công cụ dụng cụ 6272 Máy hàn, mũi khoan, ta rô, bàn ren, tủ, lưỡi cưa, dao phay, dao tiện Nhiên liệu, động lực 6272 Là chi phí xăng, dầu, mỡ sử dụng cho máy móc thiết bị Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng ngoài lương cơ bản 6271 Tiền làm thêm giờ, tiền thưởng II Biến phí bán hàng 641 Tiền lương tính theo doanh thu 6411 Chi phí chào hàng 6418 Chi phí hoa hồng 6418 Chi phí bao bì 6412 Các biến phí khác 6418 III Biến phí quản lý Tiền lương nhân viên quản lý ngoài lương cơ bản 6421 Chi phí giao dịch tiếp khách 6428 Các biến phí quản lý khác 6428 B Chi phí cố định (định phí) I Định phí sản xuất chung 627 Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng 6271 Tiền lương cơ bản trả cho nhân viên quản lý phân xưởng Các khoản trích theo lương 6271 Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng theo tỉ lệ quy định Khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng 6274 Nhiên liệu, phụ tùng 6272 Nhiên liệu phụ tùng được sử dụng cho máy móc Chi phí điện nước, điện thoại, điện tín 6277 Chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị 6277 Là những chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thưỡng xuyên maý móc thiết bị phục vụ sản xuất Chi phí trang phục 6278 Chi phí trang phục cho nhân viên quản lý phân xưởng Các định phí quản lý phân xưởng khác 6278 II Định phí bán hàng 641 Chi phí tiền lương cơ bản của nhân viên bán hàng 6411 Các khoản trích theo lương 6411 Các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng theo tỷ lệ quy định Các khoản phụ cấp ngoài luơng 6411 Phụ cấp thầm niên, phụ cấp chức vụ Khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng 6414 Khấu hao cửa hàng, văn phòng giới thiêụ sản phẩm, thiết bị phục vụ bán hàng Chi phí điện, nước, điện thoại 6417 Chi phi phục vụ bán hàng Trang phục 6418 Trang phục co nhân viên bán hàng Chi phí thuê tài sản 6417 Tiền thuê cửa hàng Chi phí quảng cáo 6417 Chi phí quảng cáo thường xuyên Chi phí khác phục vụ bán hàng 6418 Bao bì, văn phòng ohẩm khác III Định phí quản lý 642 Chi phí tiền luơng nhân viên quản lý 6421 Là tiền lương cơ bản của nhân viên quản lý Các khoản trích theo lương 6421 Các khoản phụ cấp ngoài lương 6421 Chi phí khấu hao TSCĐ 6424 Chi phí điện nước, điện thoại 6427 Chi phí đào tạo 6428 Chi phí hội nghị, tiếp khách 6428 Công tác phí 6428 Chi phí bằng tiền khác 6428 Đối với những khoản chi phí hỗn hợp để xác định rõ biến phí vf định phí ta có thể áp dụng cách sau: Phương pháp cực đại - cực tiểu: Dựa vào chi phí phát sinhvà mức hoạt động (số giờ máy chạy, ca máy làm việc, số giờ lao động trực tiếp) qua các thời kỳ. Xác định chênh lệch chi phí, chênh lệch mức hoạt động tối đa và mức hoạt động tối thiểu trong thời kỳ nghiên cứu số liệu, từ đó xác định biến phí đơn vị: Căn cứ vào kết quả vừa tính được, các mức hoạt động, chi phí ứng với các mức hoạt động đó để xác định định phí Chi phí khả biến đơn vị = Tổng biến động của chi phí Tổng biến động của hoạt động Tổng chi phí bất biến = Tổng chi phí - Tổng chi phí khả biến Phương pháp bình phuơng bé nhất: Phương pháp này sử dụng phương trình tuyến tính y = a + bx Từ phương trình này, tập hợp n phần tử quan sát, ta có hệ phương trình ồxy = aồx + bồx2 ồy = na + bồx Với y: Chi phí hỗn hợp a: Định phí hoạt động b: Tỷ lệ biến phí x: Mức hoạt động Giải hệ phương trình ta xác định được yếu tố a và bvà lập được phương trình hồi quy thích hợp Nhằm mục đích phục vụ cho công tác hạch toán kế toán được rõ ràng phân loại được các khoản mục chi phí bao gồm cả chi phí khả biến, chi phí bất biếncũng như chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý thì ngoài việc sử dụng các tài khoản như kế toán tài chính thì kế toán cỏ thể chi tiết thành các tài khoản tập hơp biến phí và định phí cụ thể như sau TK 627B: Biến phí sản xuất chung TK 627Đ: Định phí sản xuất chung TK 642B: Biến phí quản lý TK 642Đ: Định phí quản lý TK 641B: Biến phí bán hàng TK 641Đ: Định phí bán hàng 3.3.4. Xây dựng các định mức chi phí sản xuất Hiện nay tại các Doanh nghiệp cơ khí việc lập các định mức chi phí cũng đã được triển khai thực hiện tuy nhiên việc xây dựng định mức chính xác đòi hỏi Doanh nghiệp phải co một đội ngũ nhân viên kỹ thuật am hiểu về kỹ thuật công nghệ kết hợp với nhân viên kế toán chi phí giá thành có đủ trình độ thực hiện. Nhưng việc xây dựng định mức tại các Doanh nghiệp dựa trên kinh nghiệm và tính toán bản vẽ thiết kế việc xây dựng không mang tính thường xuyên đặc biệt những sản phẩm mới, sản phẩm thay đổi thiết kế thường được sử dụng định mức cũ để áp dụng điều này không phù hợp với thực tế vì vậy yêu cầu đặt ra đòi hỏi danh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống định mức chi phí cụ thể gồm: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm định mức giá và lượng nguyên liệu. Định mức giá của một đơn vị nguyên liệu = Giá mua đơn vị + Chi phí vận chuyển + Chi phí nhập kho bốc xếp - Chiết khâu ( nếu có) Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp cho một đơn vị sản phâm = Lượng nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm + Mức hao hụt cho phép + Mức nguyên liệu cho sản phẩm hỏng Định mức chi phí nguyên liệu một đơn vị sản phẩm = Định mức giá nguyên liệu x Định mức lượng nguyên liệu Trong đó lượng tiêu chuản về nguyên vật liệu trực tiếp được xác định bởi các kỹ sư chuyên ngành cơ khí và giám đốc, quản đốc sản xuấ dựa trên bản vẽ kỹ thuật, công nghệ sản xuất cơ tính đến dung sai kỹ thuật, mức hao hụt cho phép và mức nguyên liệu cho sản phẩm hỏng Giá tiêu chuẩn về nguyên liệu thường đựơc xây dựng bởi nhân viên phòng kinh doanh và phòng kế toán dựa trên tham khảo giá thị trường thông qua thị trường tham khảo báo giá, hoặc báo giá cả Định mức chi phí lao động trực tiếp: Bao gồm định mức về giá của một đơn vị thời gian lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian cần thiết để hoàn thành một đơn vị sản phẩm. Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp bao gồm tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp. Định mức lượng có thể xác định bằng cách đem chia công việc hoàn thành theo từng công đoạn kết hợp với bảng thời gian tiêu chuẩn của những thao tác kỹ thuật này để định thời gian tiêu chuản cho phép từng công việc, hoặc xác định bằng cách theo dõi bấm giờ. Khi xây dựng định mức thời gian phải tính đến thời gian nghỉ ngơi, thời gian giải quyết các nhu cầu cá nhân, thời gian bảo dưỡng máy móc Định mức chi phí lao động trực tiếp một đơn vị sản phẩm = Định mức giá lao động trực tiếp x Định mức lượng lao động trực tiếp Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung bao gồm khoản mục chi phí, do vậy khi lập định mức chi phí phải tách chi phí sản xuất chung thành hai bộ phân Định mức biến phí sản xuất chung: Được xây dựng theo định mức giá và định mức lượng thời gian cho phép. Định mức giá phản ánh ánh biến phí của đơn vị chi phí sản xuất chung phân bổ. Định mức thời gian phản ánh số gờ hoạt động được chọn làm căn cứ phân bổ chi phí sản xuất chung co một đơn vị Định mức biến phí sản xuất chung = Định mức giá biến phí sản xuất chung x Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp Định mức định phí sản xuất chung: Được xây dựng tương tự như biến phí sản xuất chung Định mức định phí sản xuất chung = Định mức giá định phí sản xuất chung x Định mức lượng thời gian lao động trực tiếp Sau khi xác định được định mức các khoản mục chi phí, kế toán tiến hành lập Phiếu chi phí định mức giá thành đơn vị theo mẫu Biểu số: 3.1 Công ty:.. Phân xưởng:. Phiếu chi phí định mức giá thành sản phẩm đơn vị Tên sản phẩm: Mặt hàng: Mã đơn đặt hàng: tt Khoản mục chi phí Số lượng cho một đơn vị sản phẩm Đơn giá cho một đơn vị sản phẩm Chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm 1 2 3=1x2 1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2 Chi phí nhân công trực tiếp 3 Chi phí sản xuất chung 4 Định mức chi phí sản xuất một đơn vị sản phẩm Số liệu tổng hợp được là định mức tiêu chuẩn để sản xuất một đơn vị sản phẩm, là cơ sở của việc lập dự toán chi phí, là căn cứ để kiểm soát, điều hành và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của daonh nghiệp. Khi có những tiến bộ khoa học kỹ thuật hay có sự thay đổi về điều kiện sản xuất, đơn giá các yếu tố chi phí sản xuất, các Doanh nghiệp cần phải cập nhật một cách thường xuyên để hệ thống định mức và dự toán chi phí bảo đảm độ phù hợp với thực tế. * Đánh giá việc thực hiện các định mức Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nhằm phân tích biến động của chi phí nguyên vật liệu, các Doanh nghiệp nên sử dụng biểu mẫu sau: Biểu số: 3.2 Công ty:.. Xí nghiệp: Bảng phân tích chi phí vật liệu sản xuất sản phẩm Tên sản phẩm: Mã sản phẩm: Mã đơn đặt hàng: TT Tên nguyên vật liệu sử dụng Đv Định mức (1sp) Thực hiện (1sp) Tổng CP vật liệu sử dụng Biến động thực hiện ĐM Lượng Giá (đồng) Lượng Giá (đồng) Định mức Lượng TH giá ĐM Thực hiện Tổng cộng Lượng Giá 1 Thép lá Kg 2 Thép tròn Kg 3 Phôi ổ 22213 Bộ .. 5 Cộng 6 (-) Phế liệu thu hồi 7 Tổng cộng Căn cứ vào bảng trên ta nhận thấy được các biến động giữa thực hiện với định mức về giá và lượng nguyên vật liệu, tù đó rút ra được nguyên nhân sai lệch và có biện pháp điều hỉnh kịp thời. - Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp: Nhằm phân tích biến động của chi phí nhân công trực tiếp, các Doanh nghiệp sử dụng biểu sau: Biểu số: 3.3 Công ty:.. Xí nghiệp:.. Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp Tên sản phẩm: Mã sản phẩm: Mã đơn đặt hàng: Bộ phân sản xuất Định mức Thực hiện Thời gian(giờ) Đơn giá Chi phí định mức Thời gian quy đổi Đơn giá Chi phí thực hiện Phân xưởng 1 Phân xưởng 2 Phân xưởng 3 Cộng chi phí nhân công trong Z - Phân tích biến động chi phí sản xuất chung: Biến động của chi phí sản xuất chung chịu sự tác động của những biến động kiểm soát được và biến động không kiểm soát được. Trong đó biến động kiểm soát được thường là biến động của biến phí sản xuất chung, các khoản biến phí sản xuất cung dao động và có thể kiểm soát được trong khỏang thời gian ngắn. Còn biến động không kiểm soát được phản ánh việc sử dụng năng lực TSCĐ. Dể phân tích biến động chi phí sản xuất chung ta sử dụng bảng Biều số:3.4 Công ty:.. Xí nghiệp:.. Bảng phân tích chi phí sản xuất chung TT Khoản mục chi phí sản xuất chung Chi phí thực tế phát sinh Mức dự đoán linh hoạt Biến động I Biến phí 1 Công cụ, dụng cụ 2 Nhiên liệu, động lực 3 Chi phí tiền lương nhân viên quản lý PX ngoài lương cơ bản 4 Điện, nước phục vụ sản xuất Cộng II Định phí 1 Lương cơ bản nhân viên quản lý PX 2 Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý PX (BHXH, BHYT, KPCĐ) 3 Khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng 4 Nhiên liệu, phụ tùng 5 Điện thoại, nước, điện tín 6 Chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị 7 Chi phí trang phục 8 Các định phí quản lý phân xưởng khác Cộng Tổng cộng 3.3.5. Xây dựng hệ thống dự toán phục vụ sản xuất Dự toán được coi là kế hoạch để đạt đựoc những mục tiêu cho tương lai trong đó dự kiến chỉ rõ cách huy động vốn, sử dụng vốn và các nguồn lựckhác theo từng thời kỳ. Dự tóan chi phí là một công cụ quan trọng để phân tích và giám sát mục tiêu đã đề ra vì vậy các Doanh nghiệp cần phải xây dựng một hệ thống dự toán chi phí khoa học, hợp lý và đầy đủ của quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm các mục sau: Dự toán sản lượng sản xuất Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Dự toán chi phí nhân công trực tiếp Dự toán chi phí sản xuất chung Dự toán chi phí bán hàng Dự toán chi phí quản lý Doanh nghiệp Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Dự toán bảng cân đối kế toán Dự toán báo các lưu chuyển tiền tệ Dự toán chi phí được xây dựng trên nhu cầu thực tế và các định mức chi phí đã được lập, sao cho dự toán phải thật khoa học, hợp lý và sát với thực tế. 3.3.6. Xử lý thông tin chi phí - Giá thành cho việc ra quyết định của nhà quản lý Để phục vụ cho quá trình phân tích các phương án kinh doanh nhằm mục đích ra quyết định dúng đắn, Doanh nghiệp cần được cung cấp thông tin cần thiết, thích hợp cho từng quá trình kinh doanh. Thông tin thích hợp ở đây chủ yếu là thông tin về các khoản thu, chi trong tương lai mà khác nhau giữa các phương án. ở đây cần phân biệt các khoản thu thích hợp, chi thích hợp là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định kinh doanh, nguợc lại những khoản thu không thích hợp thì không có ảnh hưởng gì. Các khoản thu chi thích hợp đối với quá trình phân tích ra quyết định gồm: - Các khoản thu, chi tăng thêm: Là những những khoản thu, chi của từng phương án, mà sai biệt với các khoản thu, chi căn bản phát sinh ở tất cả các phương án - Chi phí cơ hội: Lợi tức của phương án kinh doanh bị bỏ qua là chi phí cơ hội của phương án kinh doanh được lựa chọn. Khi phân tích một quyết định để lựa chọn phương án kinh doanh cần thực hiện các bước sau: Bước một: Phân tích tuần tự các phương án kinh doanh cả về mặt lượng và mặt chất. Trong đó xác định đầy đủ chi phí cơ hôi của từng phương án Bước hai: So sánh các kết quả đã phân tích để đưa ra phương án tối ưu. Để có được thông tin phân tích trong quá trình lựa chọn các phương án, các Doanh nghiệp phải lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo các sắp xếp chi phí thành biến phí và định phí. Biểu số: 3.5 Công ty:.. Báo cáo kết quả họat động kinh doanh TT Nội dung PA 1 (Đơn đặt hàng) PA 2 (Đơn đặt hàng) PA n (Đơn đặt hàng n) I Doanh thu 1 Doanh thu hàng gia công 2 Doanh thu hàng xuất khẩu 3 Doanh thu tiêu thụ nội địa II Biến phí 1 Biến phí sản xuất 1.1 Chi phí NVL trực tiếp Thép các loại Phôi gang Vòng bi Gioăng phớt Bu lông, ê cu Băng cao su 1.2 Chi phí nhân công trực tiếp Lương chinh Các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) Lương phụ Các khoản phụ cấp ngoài lương Các khoản thưởng 1.3 Chi phí sản xuất chung Công cụ, dụng cụ Nhiên liệu, động lực Chi phí lương nhân viên PX ngoài lương cơ bản Điện, nước, điện thoại 2 Biến phí bán hàng Lương tính theo doanh thu Chi phí khuyến mại, quảng cáo Chi hoa hồng Chi phí bao bì Các biến phí khác 3 Biến phí quản lý Lương trả cho nhân viên văn phòng ngoài lương cơ bản Chi phí giao dịch tiếp khách Các biến phí quản lý khác III Số dư đảm phí IV Định phí thuộc tính 1 Định phí sản xuất chung Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý PX Khấu hao máy móc thiết bị, nhà xưởng Nhiên liệu, phụ tùng Chi phí điện, nước, điện thoại, điện tín Chi phí sửa chữa bảo dưỡng máy móc, thiết bị Chi phí trang phục Các định phí quản lý phân xưởng khác 2 Định phí bán hàng Lương cơ bản của nhân viên bán hàng Các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng Các khoản phụ cấp ngoài lương của nhân viên bán hàng Khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng Chi phí điện, nước, điện thoạ Trang phục Chi phí thuê tài sản Chi phí quảng cáo Chi phí khác phục vụ bán hàng V Số dư bộ phân VI Định phí chung 1 Định phí quản lý 2 Chi phí tiền lương nhân viên quản lý 3 Các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý 4 Các khoản phụ cấp ngoài lương của nhân viên quản lý 5 Chi phí khấu hao TSCĐ 6 Chi phí điện, nứơc, điện thoaị, điện tín 7 Chi phí đào tạo 8 Chi phí hội nghị tiếp khách 9 Công tác phí 10 Chi phí các dịch vụ văn phòng 11 Các chi phí khác bằng tiền VII Lãi thuần 1 Doanh thu hoà vốn 2 Sản lượng hòa vốn 3.4. Những điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp 3.4.1. Về phía nhà nước Nhanh chóng xây dựng và ban hành các chuẩn mực kế toán và kiểm toán của Việt Nam phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế để làm căn cứ, công cụ quản lý tài chính và hạch toán kế toán tại các Doanh nghiệp Phải làm cho Doanh nghiệp thấy được vai trò quan trọng của kế toán quản trị đặc biệt là kế toán quản trị chi phí và tính giá thành trong việc điều hành hoạt động sản xuất kinh donh của Doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Nhanh chóng xây dựng hệ thống kế toán quản trị Doanh nghiệp va hướng dẫn cụ thể việc vận dụng từng nghành từng Doanh nghiệp 3.4.2. Về phía Doanh nghiệp Hoàn thiện cơ chế tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh phù hợp với mô hình sản xuất của từng Doanh nghiệp và phùn hợp với các chính sách kinh tế tài chính trong giai đoạn hiện nay. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý trong đó hoàn thiện bộ máy kế toán của Doanh nghiệp là phần công việc hết sức quan trọng, để bộ máy kế toán trở thanh bộ phận không thể thiếu trong việc cung cấp thông tin quản trị Doanh nghiệp. Các Doanh nghiệp cần nắm vững những chế độ quản lý tài chính và hạch toán kế toán để vận dụng. Đảm bảo đúng các quy trình hạch toán, các nguyên tắc hạch toán thei chế độ hiện hành Xây dựng các định mức chi phí cho thật chính xác và phù hợp với tình hình thực tế tại Doanh nghiệp để làm công cụ quản lý và kiểm tra chi phí giá thành sản phẩm đảm bảo hạch toán đầy đủ, chính xác và tiết kiệm Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán quản trị chi phí – giá thành đối với việc cung cấp thông tin cho quản trị Doanh nghiệp. Từ đó cần xây dựng mô hình kế toán quản trị phù hợp với trình độ nhân viên kế toán và các đặc điểm tổ chức sản xuất như hạch toán tại Doanh nghiệp Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân viên kế toán phải có kiến thức chuyên sâu, am hiểu nghiệp vụ kế toán tài chính cũng như kế toán quản trị, noài ra cũng cần phải có nhữn kiến thức khác như quản trị học, phân tích, thống kê.. Tổ chức ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức công tác kế toán. Tin học sẽ giúp cho công tác kế toán trở nên đơn giản, tiết kiệm lao động đồng thời có thể cung cấp thông tin kịp thời chính xác và khoa học. Kết luận Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về lý thuyết và sự vận dụng vào thực tế về đề tài chi phí, giá thành. Tôi nhận thấy rằng trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay thì vai trò của hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng càng tỏ rõ tầm quan trọng, thiết yếu của nó đối với việc cung cấp thông tin cho quản trị Doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác và đầy đủ các chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng thông tin về nội bộ Doanh nghiệp và các thông tin về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm cho các nhà quản trị Doanh nghiệp, giúp cho họ có thể đưa ra những quyết định đúng đắn kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Thông qua việc nghiên cứu về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất gạch trên địa bàn Hà Nội tác giả muốn là rõ hơn và giúp các nhà quản trị Doanh nghiệp trong lĩnh vực này nắm vững được tình hình tài chính thông qua số liệu kế toán tài chính và phân tích, đánh giá, đề ra những phương án cho tương lai Trên hai phương diện lý luận và thực tiễn, chuyên đề đã đạt được những kết quả nhất định trong việc tìm hiểu, nghiên cứu công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp, cụ thể: - Về mặt lý luận: Chuyên đề đã nghiên cứu và đánh giá một cách chân thực tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp. Trên cơ sở tổng kết một cách khoa học. Có hệ thống những cơ sở lý luận của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất qua các thời kỳ, kinh nghiệm hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của một số nước và rút ra những đánh giá, nhận xét khách quan về những quy định hạch toán của Việt Nam, từ đó trình bày khái quát một số nội dung về kế toán quản rị chi phí – giá thành. Đây là cơ sở để soi rọi vào thực tiễn và chỉ đao thực hiện - Về mặt thực tiễn: Thông qua công tác khảo sát hực tế một số Doanh nghiệp cơ khí chuyên ngành, chuyên đề đã nghiên cứu, phân tích một cách chân thực tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp này hiện nay. Đồng thời chuyên đề cũng đã làm rõ được toàn bộ nguyên tắc tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành mà Doanh nghiệp áp dụng. Qua đó đưa ra những nhận xét, đánh giá đúng đắn những ưu điểm, nhược điểm trong công tác hạch toán chi phí - giá thành Trên cơ sở những ưu điểm, nhược điểm chuyên đề đã trình bày sự cần thiết, cũng như yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện hạch toán nghiệp vụ này và đề xuất các giải pháp nhằm thiện những nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chưa phù hợp với kế toán ìai chính, đồng thời đưa ra giải pháp xây dựng mô hình kế toán quản trị tại các Doanh nghiệp cơ khí . Tài liệu tham khảo Kế toán tài chính trong các Doanh nghiệp – PTS Đặng Thị Loan Hướng dẫn thực hành kế toán mới Giáo trình Kế toán quản trị – Nguyễn Thị Đông – Nhà xuất bản Tài chính – Năm 2002 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành – Vũ Huy Cẩm Kế toán tài chính quản trị và tính giá thành – Trần Hoài Nam Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính - Nguyễn Văn Công – Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân - Năm 2006 Hướng dẫn thực hành Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp – Võ Văn Nhị – Nhà xuất bản Tài chính – Năm 2004 Hạch toán kế toán Doanh nghiệp – Văn bản pháp quy Tạp chí kế toán, kiểm toán Số liệu tài chính – Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng Viglacera Số liệu tài chính – Công ty cổ phần cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội Phụ lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuanvan1.doc
Tài liệu liên quan