Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao Su Sao Vàng

Việc xác định đối tượng tính giá thành là bước quan trọng đầu tiên đối trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bởi lẽ, đối tượng tính giá thành là căn cứ để lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp, là cơ sở cho việc phân tích giá thành và xác định kết quả kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, Công ty đã có sự xem xét và xác định chính xác đối tượng tính giá thành. Công ty Cao su Sao vàng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô đa dạng về quy cách và kích cỡ trên quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Quy trình sản xuất của 4 xí nghiệp cao su được chia làm 2 giai đoạn. Kết thúc giai đoạn thứ nhất, bán thành phẩm được bộ phận KCS kiểm tra và đưa vào sản xuất ở giai đoạn tiếp theo chứ không nhập kho nên không được coi là thành phẩm mà chỉ có các bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới được coi là thành phẩm. Do đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng của từng mặt hàng trong từng xí nghiệp. Cụ thể ở xí nghiệp cao su số 2, đối tượng tính giá thành sản phẩm là lốp xe đạp hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ. Tuy nhiên, bán thành phẩm không chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất của riêng xí nghiệp mà còn để bán ra (theo đơn đặt hàng) và cấp cho các xí nghiệp khác, các đơn vị trực thuộc khi cần thiết. Vì vậy, bán thành phẩm cũng được coi là đối tượng tính giá thành, nhưng cách tính giá thành bán thành phẩm không phản ánh chính xác toàn bộ chi phí bỏ ra.

doc86 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1659 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao Su Sao Vàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sau khi đã tập hợp đầy đủ chi phí, kế toán tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí. Cụ thể đối với các xí nghiệp như xí nghiệp cơ điện, xí nghiệp vận tải và xí nghiệp kiến thiết nội bộ: Mỗi xí nghiệp chỉ cung cấp một dịch vụ nhất định cho Công ty nên các xí nghiệp này có nhiệm vụ hàng ngày ghi chép chi phí phát sinh cho từng đối tượng sử dụng (nhưng không tổ chức sổ kế toán). Cuối tháng, nhân viên thống kê xí nghiệp lập và gửi Báo cáo (Báo cáo này chi tiết theo từng đối tượng sử dụng và yếu tố chi phí) lên phòng Kế toán để làm căn cứ phân bổ chi phí. Sau đó, kế toán chuyển những chi phí vừa được phân bổ cho các xí nghiệp sản xuất chính sang Bảng kê số 4 (627C). Riêng xí nghiệp năng lượng: Toàn bộ chi phí bỏ ra để sản xuất hơi nóng, khí nén (được coi là chi phí hơi nóng) không thể phân bổ trực tiếp cho từng xí nghiệp sản xuất chính mà tập hợp cho toàn Công ty trên tài khoản 154. Kế toán ghi: Nợ TK 154 Có TK 627 phụ (Chi phí hơi nóng, khí nén) Đồng thời, căn cứ vào tập hoá đơn trả lại vật tư kế toán ghi giảm chi phí 627 phụ và nhập nguyên vât liệu không sử dụng về kho Công ty. Đ Phân bổ chi phí điện năng Công ty lắp đặt đồng hồ đo điện năng sử dụng cho từng xí nghiệp, từng bộ phận tại xí nghiệp cơ điện. Cuối tháng, trên cơ sở số điện do đồng hồ cung cấp, nhân viên thống kê xí nghiệp lập báo cáo sử dụng điện năng (về mặt sản lượng) và gửi cho phòng kế toán. Căn cứ vào báo cáo do xí nghiệp gửi lên và đơn giá tiền điện, kế toán tập hợp chi phí có nhiệm vụ lập báo cáo sử dụng điện năng. Sau khi xác định được chi phí điện năng của xí nghiệp, kế toán tập hợp chi phí phản ánh vào Bảng kê 627C- Chi phí sản xuất chung chính của từng xí nghiệp cho tài khoản 331(tiền điện). Thực chất là ghi: Nợ TK 627 ( Chi tiết từng xí nghiệp) Có TK 331 Phải trả tiền điện cho nhà cung cấp. Sang đầu tháng sau, Bảng kê số 4 (627C) được chuyển cho kế toán giá thành để làm căn cứ phân bổ chi phí điện năng. Kế toán tiến hành phân bổ chi phí điện năng theo số lượng sản phẩm sản xuất và đơn giá điện năng kế hoạch. Biểu 17: Bảng phân bổ chi phí đIện năng TRích XNCS 2, tháng 8/2003 Đơn vị: đồng Stt Tên sản phẩm SLSX Đơn giá KH Chi phí kế hoạch điện năng Chi phí thực tế điện năng 1 Lốp XĐ 37-584 (650 đen ) 11890 267.71 3.111.731 3.323.989 2 Lốp XĐ 37-584 (650 đỏ) 277.123 261.71 72.525.860 77.457.618 3 Lốp XĐ 37-584 (650) Đ/V 19.800 261.71 5.181.858 5.534.256 6 LốpXĐ37-590(660đen) ĐB 67.040 333.56 22.361.862 23.882.247 7 Lốp XĐ 32-622(680) Đ/V 1.060 240.49 254.919 272.259 9 Lốp XĐ 32-622(680đen) 7.090 354.40 2.512.696 2.683.559 13 Lốp XĐ 50-559 Đ/V MTB XK 100 521.18 52.180 55.729 18 Lốp XĐ 37-630 (đen) 4.550 247.56 1.126.398 1.202.999 21 Lốp xe thồ 38-584 TT1 4.050 365.48 1.480.194 1.580.858 Cộng 108.607.698 116.015.843 ĐPhân bổ chi phí hơi nóng, khí nén Công ty trang bị đồng hồ đo hơi nóng khí nén cho từng xí nghiệp giống như chi phí điện năng. Tuy nhiên, đồng hồ đo hơi nóng, khí nén cho từng xí nghiệp đã quá cũ không thể sử dụng được trong nhiều năm nay nên không thể tập hợp chi phí riêng cho từng xí nghiệp. Vì vậy chi phí hơi nóng, khí nén được tập hợp cho toàn Công ty trên Bảng kê số 4 – biểu 15 (627P), sau đó tiến hành phân bổ cho từng xí nghiệp sản xuất chính theo tiêu thức sản lượng sản xuất và đơn giá kế hoạch chi phí hơi nóng, khí nén của mỗi sản phẩm. Cuối cùng, tổng hợp hơi nóng, khí nén cho từng xí nghiệp( ở đây chỉ tính đến một số sản phẩm chính) Biểu 18: Bảng phân bổ chi phí hơi nóng khí nén Tháng 10/2002 Đơn vị: đồng TT Tên sản phẩm SLSX Đơn giá KH Chi phí kế hoạch hơi nóng, khí nén Chi phí thực tế hơi nóng, khí nén 1 Lốp XĐ 37-584 (650 đen ) 11890 538.18  6.398.960  6.371.780  2 Lốp XĐ 37-584 (650 đỏ) 277.123  538.18  149.142.056  148.474.148 3 Lốp XĐ 37-584 (650) Đ/V 19.800 538.18 10.655.964 10.608.289 6 LốpXĐ37-590(660đen) ĐB 67.040 1523.53 102.137.451 101.681.290 7 Lốp XĐ 32-622(680) Đ/V 1.060 494.55 524.223 522.268 9 Lốp XĐ 32-622(680đen) 7.090 1618.75 11.476.937 11.428.075 13 Lốp XĐ 50-559 Đ/V MTB XK 100 2380.52 238.052 10.500 18 Lốp XĐ 37-630 (đen) 4.550 509.09 2.316.359 2.306.791 21 Lốp xe thồ 38-584 TT1 4.050 1565.40 6.339.870 6.312.313 Cộng 289.229.872 287.715.454 ĐPhân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo theo đường thẳng và khung tính khấu hao tài sản cố định được áp dụng theo Quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 30/12/1999. Thời gian khấu hao bình quân ở Công ty là 6 đến 12 năm đối với máy móc thiết bị, 6 đến 10 năm đối với phương tiện vận tải truyền dẫn, 10 đến 14 năm đối với nhà cửa vật kiến trúc, 40 năm đối với nhà kiên cố, 10 năm đối với nhà kho và bình quân là 4 năm đối với thiết bị quản lý. Có một số máy móc thiết bị như khuôn lốp có công suất cao, khấu hao nhanh và đã hỏng sau một năm sử dụng nhưng không thanh lý được vì Bộ Tài Chính quy định thời gian khấu hao cho loại tài sản này là 6 năm. Ngược lại, có một số tài sản đã hết khấu hao nhưng vẫn được Công ty sử dụng. Theo phương pháp này thì mức khấu hao hàng tháng được xác định như sau: Mức khấu hao hàng tháng = Nguyên giá tài sản cố định * Tỷ lệ khấu hao 12 tháng Trong tháng căn cứ vào Sổ theo dõi tài sản cố định do phòng Kĩ thuật cơ năng chuyển sang, kế toán tiến hành trích khấu hao cho từng loại tài sản. Sau đó tổng hợp cho từng xí nghiệp và lập Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định để làm căn cứ vào Bảng kê số 4 – biểu 16 (627C). Trên cơ sở chi phí khấu hao phát sinh ở từng xí nghiệp, kế toán giá thành tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản lượng sản xuất và đơn giá khấu hao kế hoạch. Biểu 19: Bảng phân bổ khấu hao TàI sản cố định Trích XNCS 2, tháng 8/2003 Đơnvị: đồng TT Tên sản phẩm SLSX Đơn giá KH Chi phí khấu hao kế hoạch Chi phí khấu hao thực tế Chi phí sửa chữa lớn thực tế 1 Lốp XĐ 37-584 (650 đen ) 11890 342.16 4.068.282 2.981.324 642.789 2 Lốp XĐ 37-584 (650 đỏ) 277.123 342.16 94.820.405 69.408.536 14.981.624 3 Lốp XĐ 37-584 (650) Đ/V 19.800 342.16 6.774.768 4.959.130 1.070.413 6 LốpXĐ37-590(660đen) ĐB 67.040 286.67 19.218.356 14.067.836 3.036.500 7 Lốp XĐ 32-622(680) Đ/V 1.060 314.42 333.285 243.964 52.659 9 Lốp XĐ 32-622(680đen) 7.090 304.59 2.159.543 1.580.786 341.208 13 Lốp XĐ 50-559 Đ/V MTB XK 100 447.93 44.793 32.788 7.106 18 Lốp XĐ 37-630 (đen) 4.550 323.66 1.472.653 1.077.982 232.679 21 Lốp xe thồ 38-584 TT1 4.050 995.27 4.030.843 2.950.579 583.053 Cộng 132.922.928 97.408.786 20.948.031 ĐPhân bổ chi phí sửa chữa lớn Để quản lý tốt khoản mục chi phí phát sinh trong tháng và tránh gây sự biến động lớn đối với giá thành sản phẩm, Công ty thường xuyên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn. Hàng ngày, trên cơ sở kế hoạch sửa chữa lớn tài sản cố định do phòng kĩ thuật cơ năng xây dựng, kế toán tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn theo tỉ lệ nhất đối với từng loại tài sản. Cuối tháng, kế toán tài sản cố định tiến hành tổng hợp chi phí trích trước trên Bảng phân bổ khấu hao và chuyển cho kế toán chi phí để kế toán chi phí phản ánh chi phí này trên Bảng kê số 4 (627C). Sau đó tiến hành phân bổ chi phí sửa chữa lớn tương tự như việc phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định. ĐPhân bổ chi phí sản xuất chung khác ♣ Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp là toàn bộ chi phí bỏ ra để quản lý xí nghiệp như nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. Vật liệu xuất cho sản xuất chung không chi tiết theo từng loại sản phẩm mà được tập hợp trên Bảng kê số 4 (627C) và cuối tháng mới tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm. Căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu- Công cụ dụng cụ ứng với tài khoản 627 xí nghiệp cao su, kế toán vào Bảng kê số 4 (627C) cho tài khoản đối ứng. ♣ Chi phí công cụ dụng cụ dùng chung cho xí nghiệp bao gồm công cụ dụng cụ mua ngoài, công cụ dụng cụ do xí nghiệp cơ điện cung cấp. Công ty tiến hành phân bổ 2 lần cho công cụ dụng cụ mua ngoài có giá trị lớn vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn công cụ dụng cụ mua ngoài có giá trị nhỏ và công cụ dụng cụ do xí nghiệp cơ điện cung cấp thì hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng phát sinh. Căn cứ vào Báo cáo do xí nghiệp cơ điện gửi lên về sản phẩm cung cấp cho các xí nghiệp sản xuất chính và căn cứ vào Bảng phân bổ nguyên vật liệu-Công cụ dụng cụ, kế toán tiến hành ghi Bảng kê 627C: Nợ TK 627 (Chi tiết theo từng xí nghiệp) Có TK 153 Phân bổ 100% giá trị công cụ dụng cụ Có TK 142 Phân bổ 50% giá trị công cụ dụng cụ ♣ Chi phí nhân viên xí nghiệp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của ban giám đốc xí nghiệp, bộ phận thống kê, bộ phận kỹ thuật. Cuối tháng, căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của xí nghiệp gửi lên đã được phòng Tổ chức kí duyệt, kế toán chi phí tiến hành ghi Bảng kê số 4 (627C) cho từng xí nghiệp. ♣ Chi phí sản xuất khác là những chi phí bằng tiền khác phát sinh ở các xí nghiệp sản xuất chính và chi phí sản xuất chung kết chuyển từ Bảng kê số 4 (627P) sang. Chi phí bằng tiền khác bao gồm chi phí tiếp khách, hội nghị trong xí nghiệp, chi dịch vụ mua ngoài, chi trả tiền làm thêm giờ, tiền ca3, tiền độc hại cho công nhân sản xuất… Khoản chi phí này không ghi thường xuyên mà căn cứ vào Báo cáo cuối tháng của xí nghiệp và Bảng kê số 4 (627P) kế toán mới phản ánh trên Bảng kê số 4 (627C): Nợ TK 627 (Chi tiết từng xí nghiệp ) Có TK 111 Chi phí bằng tiền khác Có TK 627P Chi phí sản xuất chung phụ chuyển sang. Cuối tháng, căn cứ trên tổng chi phí sản xuất chung khác tập hợp được trong kỳ kế toán giá thành tiến hành phân bổ chi phí cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản lượng nhập kho và đơn giá chi phí sản xuất chung khác kế hoạch Chi phí sản xuất chung khác = Chi phí NVL gián tiếp + Chi phí CCDC + Chi phí nhân viên xí nghiệp + Chi phí sản xuất khác Biểu 20: Bảng phân bổ chi phí chung khác Trích XNSC 2 , tháng 8/ 2003 Đơn vị: đồng TT Tên sản phẩm Sản lượng nhập kho Đơn giá KH C. Phí SXC khác KH C. phí SXC khác thực tế 1 Lốp XĐ 37-584 (650 đen ) 11890 685.44 8.149.881 7.889.085 2 Lốp XĐ 37-584 (650 đỏ) 277.123 685.44 189.951.189 183.872.751 3 Lốp XĐ 37-584 (650) Đ/V 19.800 1028.17 20.357.766 19.706.317 6 LốpXĐ37-590(660đen) ĐB 67.040 810.36 54.326.534 52.642.411 7 Lốp XĐ 32-622(680) Đ/V 1.060 1028.17 1.089.860 1.054.984 9 Lốp XĐ 32-622(680đen) 7.090 1105.03 7.834.663 7.583.954 13 Lốp XĐ 50-559 Đ/V MTB XK 100 854.56 85.456 82.721 18 Lốp XĐ 37-630 (đen) 4.550 795.11 3.617.750 307.582 21 Lốp xe thồ 38-584 TT1 4.050 760.79 3333.081.19919933.. 6.051.258 Cộng 3. 288.494.298 279.191.063 Toàn bộ chi phí sản xuất chung của từng xí nghiệp sản xuất chính được phân bổ cho từng sản phẩm được phản ánh trên Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung. Tổng chi phí sản xuất chung = Chi phí điện năng + Chi phí hơi nóng, khí nén + Chi phí khấu hao + Chi phí sửa chữa lớn + Chi phí sx chung khác Biểu 21 Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung XNCS số 2 Tháng 8/2003 ĐVT: Đồng TT Tên sản phẩm Chi phí điện năng Chi phí hơi nóng, khí nén Chi phí khấu hao thực tế Chi phí sửa chữa lớn thực tế C. phí SXC khác thực tế Tổng cộng chi phí SXC 1 Lốp XĐ 37-584 (650 đen ) 3.323.989 6.371.780 2.981.324 642.789 7.889.085 21.218.967 2 Lốp XĐ 37-584 (650 đỏ) 77.457.618 148.474.148 69.408.536 14.981.624 183.872.751 494.194.677 3 Lốp XĐ 37-584 (650) Đ/V 5.534.256 10.608.289 4.959.130 1.070.413 19.706.317 41.878.405 6 LốpXĐ37-590(660đen) ĐB 23.882.247 101.681.290 14.067.836 3.036.500 52.642.411 195.310.284 7 Lốp XĐ 32-622(680) Đ/V 272.259 522.268 243.964 52.659 1.054.984 2.146.134 9 Lốp XĐ 32-622(680đen) 2.683.559 11.428.075 1.580.786 341.208 7.583.954 23.887.582 13 Lốp XĐ 50-559 Đ/V MTB XK 55.729 10.500 32.788 7.106 82.721 159.334 18 Lốp XĐ 37-630 (đen) 1.202.999 2.306.791 1.077.982 232.679 307.582 5.128.033 21 Lốp xe thồ 38-584 TT1 1.580.858 6.312.313 2.950.579 583.053 6.051.258 17.478.061 Cộng 116.015.843 287.715.454 97.408.786 20.948.031 279.191.063 801.401.477 3.4. Hạch toán chi phí thiệt hại trong sản xuất ♣ Hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng Sản phẩm hỏng là những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng…Tuỳ theo mức độ mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại là sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không sửa chữa được. Do hạn chế về máy móc thiết bị và khâu pha trộn hoá chất đòi hỏi độ chính xác cao nên hàng tháng Công ty phải chấp nhận một tỉ lệ sản phẩm hỏng nhất định. Tuy nhiên, Công ty lại không xây dựng kế hoạch sản phẩm hỏng trong định mức và sản phẩm hỏng ngoài định mức làm khó khăn cho khâu quản lý và khắc phục tình trạng sản phẩm hỏng. Theo nguyên tắc các khoản thiệt hại phải theo dõi chặt chẽ về nơi phát sinh cũng như người chịu trách nhiệm về những khoản chi phí không mang lại hiệu quả này để từ đó có biện pháp nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của người lao động trong sản xuất. Nhưng trên thực tế, phòng kế toán không theo dõi khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng mà chỉ theo dõi riêng ở xí nghiệp, nơi phát sinh những khoản thiệt hại. Do vậy toàn bộ chi phí sản phẩm hỏng không sửa chữa được đều được tính vào giá thành sản phẩm nhập kho trong kỳ. Còn đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được được theo dõi chặt chẽ tại xí nghiệp và được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ để sang kỳ sau sửa chữa. ♣ Hạch toán thiệt hại về ngừng sản xuất Trong thời gian ngừng sản xuất dù lý do khách quan hay chủ quan đều gây ra sự bất lợi đối với doanh nghiệp bởi trong thời gian này Công ty không tiến hành sản xuất nhưng vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công, khấu hao tài sản cố định, chi phí bảo dưỡng… Vì vậy mọi khoản thiệt hại do ngừng sản xuất đều được Công ty theo dõi rất chặt chẽ theo quy tắc: Những khoản thiệt hại theo kế hoạch dự kiến được tiến hành trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh, còn nhữngkhoản thiệt hại về ngừng sản xuất đột xuất không được phép tính vào giá thành mà sẽ tính vào chi phí bất thường hoặc quy trách nhiệm bồi thường. III. Thực trạng tập hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang tại công ty: 1. Đánh giá sản phẩm dở dang a) Nội dung sản phẩm dở dang Công ty xác định sản phẩm dở dang gồm có bán thành phẩm chưa kết thúc giai đoạn cuối cùng, sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và thành phẩm hoàn thành nhưng vì lý do nào đó chưa được nhập kho. Bán thành phẩm chưa kết thúc giai đoạn cuối cùng là những sản phẩm đang chờ lưu hoá vào thời điểm cuối kỳ. Những bán thành phẩm này đã kết tinh 100% chi phí nguyên vật liệu vào giá trị bán thành phẩm, còn chi phí chế biến mới chỉ kết tinh 90% giá trị bán thành phẩm. Sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được là sản phẩm đã kết tinh đủ 100% chi phí sản xuất, nhưng do sai thiết kế, không đủ tiêu chuẩn quy định chất lượng để nhập kho, được để lại kỳ sau để sửa chữa. Công ty không mở tài khoản riêng để có biện pháp xử lý sau này mà hạch toán sửa chữa sản phẩm hỏng vào giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho. Sản phẩm hoàn thành đã trải qua giai đoạn chế biến cuối cùng của quá trình sản xuất, kết tinh đủ chi phí sản xuất nhưng chưa qua khâu kiểm tra chất lượng nên chưa được nhập kho. Chu kỳ sản xuất sản phẩm của Công ty ngắn, sản phẩm nằm trên dây truyền công nghệ không nhiều, do vậy Công ty không coi những sản phẩm nằm trên dây chuyền công nghệ là sản phẩm dở dang. Với cách xác định như vậy thuận lợi cho công tác kiểm kê số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ. b) Các bước đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ ♣ Bước 1: Xác định số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ (spdd) Số lượng spdd cuối tháng = Số lượng spdd đầu tháng + Số lượng sản phẩm sản xuất trong tháng - Số lượng sản phẩm nhập kho trong tháng ♣ Bước 2: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Đối với các sản phẩm của Công ty Cao su Sao vàng, các yếu tố chi phí có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm nên Công ty đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, điện năng, hơi nóng khí nén, khấu hoa và sửa chữa lớn còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung khác được phân bổ hết cho sản phẩm nhập kho trong kỳ. Theo phương pháp này, chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính cho từng loại sản phẩm và từng yếu tố chi phí kể trên. Cụ thể: Chi phí sxj dd cuối kỳ của sp i = Chi phí sxj dd đầu kỳ của sp i + Chi phí sxj phát sinh trong kỳ của sp i * Số lượng sp i dd cuối kỳ Số lượng sp i hoàn thành nhập kho + Số lượng sp i dd cuối kỳ Tổng chi phí sxdd cuối kỳ = n Chi phí sxdd cuối kỳ sp i S i =1 Trong đó i lần lượt là từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ j lần lượt là chi phí nguyên liệu chính, nguyên liệu phụ, điện, hơi nóng khí nén, khấu hao và chi phí sửa chữa lớn. Ví dụ đối với sản phẩm lốp xe đạp 37-584 (650 đen) tháng 8 năm 2003: Chi phí nguyên liệu chính dở dang đầu kỳ là 23.841.260 đồng. Chi phí nguyên liệu chính phát sinh trong kỳ là 101.839.904 đồng. Số lượng sản phẩm nhập kho là 11.890 chiếc. Số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng là 40 Khi đó, chi phí nguyên liệu chính dở dang cuối kỳ là 23.841.260 + 101.839.904 11890 + 40 * 40 = 421.395 đồng Tương tự ta có thể tính được giá trị dở dang cuối kì theo các chi phí khác. c) Trình tự hạch toán tổng hợp giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Hàng tháng, trên cơ sở kết quả kiểm tra của bộ phận KCS và tình hình theo dõi sản phẩm dở dang của nhân viên xí nghiệp, xí nghiệp gửi báo cáo sản phẩm tồn kho cuối kỳ cho phòng kế toán để đánh giá sản phẩm dở dang. Theo phương pháp tính như trên, kế toán giá thành lập Bảng đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ căn cứ trên Bảng đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ, các Bảng phân bổ và số lượng sản phẩm sản xuất, nhập kho trong kỳ. Cuối tháng, số liệu trên cột ‘Cộng’ của bảng này là căn cứ để vào Bảng kê số 4 (TK 154) cho cột ‘Dư cuối kỳ’. 2. Tổng hợp chi phí sản xuất a) Tài khoản sử dụng Công ty tổ chức kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên do đó kế toán sử dụng tài khoản 154 ‘Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang’ để tập hợp chi phí sản xuất. Tài khoản 154 được mở chi tiết theo theo 5 xí nghiệp sản xuất chính: + TK 1541 CP SXKD DD XNCS 1 + TK 1542 CP SXKD DD XNCS 2 + TK 1543 CP SXKD DD XNCS 3 + TK 1544 CP SXKD DD XNCS 4 + TK 1545 CP SXKD DD Xưởng luyện Xuân Hoà ♣ Nội dung tài khoản 154 như sau: Bên Nợ: Tập hợp chi phí sản xuất trong tháng. Bên Có: Ghi giảm chi phí bán thành phẩm. Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã nhập kho. Dư Nợ: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (nếu có) và giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (nếu có). b) Chứng từ và sổ sách kế toán ♣ Chứng từ kế toán - Các bảng phân bổ chi phí sản xuất: + Bảng phân bổ chi phí bán thành phẩm + Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu chính khác + Bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ + Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung + Bảng phân bổ tiền lương - Bảng đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ ♣ Sổ sách kế toán - Bảng kê số 4 – TK 154 tập hợp chi phí sản xuất - Nhật ký chứng từ 7 - Sổ cái tài khoản 154, 1521, 621, 622, 627 và các tài khoản liên quan khác c) Trình tự hạch toán Cuối tháng, căn cứ vào các bảng phân bổ chi phí sản xuất như trên, kế toán tổng hợp vào Bảng kê số 4 (TK154) cho từng xí nghiệp sản xuất chính, từng tài khoản chi phí tương ứng và từng sản phẩm. Thực chất là kế toán ghi: Nợ 154( Chi tiết cho từng xí nghiệp) Có TK 1521 Bán thành phẩm Có TK 621 (2,3,7) Chi phí sản xuất nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622 Chi phí tiền nhân công trực tiếp Có TK 627 Chi phí sản xuất chung Đồng thời, căn cứ vào Bảng đánh giá sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ, kế toán tổng hợp vào cột ‘Dư đầu kỳ’ và ‘Dư cuối kỳ’ cho từng sản phẩm. Trên cơ sở đó tính ra giá trị thành phẩm nhập kho trong tháng và phản ánh vào cột Có 154/ Nợ 155. Giá trị sản phẩm nhập kho trong tháng = Dư đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng - Dư cuối kỳ Ngoài ra, Bảng kê số 4 (TK154) còn theo dõi Bên Có tài khoản 154: - Kết chuyển giảm trừ chi phí bán thành phẩm (sử dụng ở giai đoạn 2) vào thời điểm cuối kỳ: Nợ TK 15211, 15213 BTP cao su, BTP Xuân Hoà tại Công ty Có TK 154 (Chi tiết theo từng xí nghiệp) - Sản phẩm hoàn thành nhập kho cuối kỳ: Nợ TK 155 Thành phẩm Có TK 154 (Chi tiết theo từng xí nghiệp) - Sản phẩm cao su kĩ thuật nhập kho và kết chuyển giảm trừ chi phí tanh (được sử dụng ở giai đoạn 2) vào thời điểm cuối kỳ. Xí nghiệp cao su số 2 không sản xuất cao su kĩ thuật nên bút toán dưới đây chỉ phản ánh việc kết chuyển giảm trừ chi phí bán thành phẩm: Nợ TK 1521 Có TK 154 (Chi tiết theo từng xí nghiệp) - Bán thành phẩm cung cấp cho các xí nghiệp khác, các đơn vị trực thuộc hay bán ra ngoài (theo đơn đặt hàng): Nợ TK 15213 Bán thành phẩm Có TK 154 (Chi tiết theo từng xí nghiệp) Như vậy, Bảng kê số 4 (TK 154) của Công ty khá phức tạp, chi phí bán thành phẩm cao su được phản ánh cả bên Nợ và bên Có tài khoản 154…Cuối cùng, trên cơ sở số liệu tổng cộng toàn Công ty của Bảng kê số 4 (TK 154) (Biểu 22) và một số sổ chi phí có liên quan kế toán tập hợp chi phí vào Nhật ký chứng từ số 7 (Biểu 23) rồi vào Sổ cái cho các tài khoản có liên quan như Sổ Cái TK 621, 622, 627, 154. IV. Thực trạng tính giá thành sản phẩm ở công ty Cao su Sao Vàng: 1. Đối tượng tính giá thành Việc xác định đối tượng tính giá thành là bước quan trọng đầu tiên đối trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bởi lẽ, đối tượng tính giá thành là căn cứ để lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp, là cơ sở cho việc phân tích giá thành và xác định kết quả kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, Công ty đã có sự xem xét và xác định chính xác đối tượng tính giá thành. Công ty Cao su Sao vàng là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại săm lốp xe đạp, xe máy, ô tô… đa dạng về quy cách và kích cỡ trên quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Quy trình sản xuất của 4 xí nghiệp cao su được chia làm 2 giai đoạn. Kết thúc giai đoạn thứ nhất, bán thành phẩm được bộ phận KCS kiểm tra và đưa vào sản xuất ở giai đoạn tiếp theo chứ không nhập kho nên không được coi là thành phẩm mà chỉ có các bán thành phẩm hoàn thành ở giai đoạn công nghệ cuối cùng mới được coi là thành phẩm. Do đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty là sản phẩm hoàn thành ở bước công nghệ cuối cùng của từng mặt hàng trong từng xí nghiệp. Cụ thể ở xí nghiệp cao su số 2, đối tượng tính giá thành sản phẩm là lốp xe đạp hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng của quy trình công nghệ. Tuy nhiên, bán thành phẩm không chỉ phục vụ cho hoạt động sản xuất của riêng xí nghiệp mà còn để bán ra (theo đơn đặt hàng) và cấp cho các xí nghiệp khác, các đơn vị trực thuộc khi cần thiết. Vì vậy, bán thành phẩm cũng được coi là đối tượng tính giá thành, nhưng cách tính giá thành bán thành phẩm không phản ánh chính xác toàn bộ chi phí bỏ ra. 2. Kỳ tính giá thành Do đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty là sản xuất sản phẩm với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm nhập kho liên tục và tương đối ổn định về chủng loại nên Công ty xác định kỳ tính giá thành là một tháng và thời điểm tính giá thành là cuối mỗi tháng. Việc xác định kỳ tính giá thành như vậy không những phù hợp với kỳ hạch toán mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí sản xuất, đảm bảo tính toán nhanh chóng, cung cấp kịp thời số liệu về giá thành thực tế, phát huy được đầy đủ chức năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý của Công ty. 3. Đơn vị tính giá thành Đơn vị tính giá thành ở Công ty Cao su là đơn vị đồng/chiếc đối với các loại thành phẩm ở xí nghiệp cao su chính. Còn đối với các sản phẩm ở xí nghiệp phụ trợ hay đối với các loại bán thành phẩm thì tuỳ từng chủng loại sản phẩm, dịch vụ, lao vụ mà lựa chọn đơn vị tính giá thành phù hợp. Ví dụ đối với các loại tanh thì kế toán sử dụng đơn vị tính là đồng/sợi, đối với điện năng là đồng/kw, đối với các sản phẩm cao su là đồng/kg… 4. Phương pháp tính giá thành 4.1 Phương pháp tính giá thành bán thành phẩm Bước 1: Tính tổng giá thành kế hoạch từng loại bán thành phẩm Tổng giá thành kế hoạch bán thành phẩm = Tổng số bán thành phẩm i * Giá thành đơn vị kế hoạch bán thành phẩm i Bước 2: Tính giá thành thực tế của từng bán thành phẩm Tỉ lệ chi phí = Tổng giá thành thực tế củabán thành phẩm Tổng giá thành kế hoạch của bán thành phẩm Giá thành thực tế bán thành phẩm i = Giá thành kế hoạch bán thành phẩm i * Tỉ lệ chi phí 4.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương tính giá thành mà Công ty áp dụng là phương pháp giản đơn có bán thành phẩm. Theo phương pháp này từng khoản mục chi phí tương ứng với sản phẩm hoàn thành nhập kho được tính như sau: Chi phí khoản mục i = Chi phí spdd đầu tháng + Chi phí sản xuất trong tháng - Chi phí spdd cuối tháng Sau đó tính tổng giá thành sản phẩm thực tế: Tổng giá thành sản phẩm thực tế = n Chi phí khoản mục i S i = 1 Trong đó i là các khoản mục chi phí như: chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, tiền lương, cơm công nghiệp, bảo hiểm, kinh phí công đoàn, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí hơi nóng, khí nén, điện năng và chi phí chung khác. Cuối cùng, dựa trên tổng giá thành và số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho, kế toán tính giá thành đơn vị sản phẩm: Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành thực tế Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho Theo phương pháp tính giá thành trên, kế toán giá thành lập Bảng tính giá thành thực tế (Biểu 24 trang bên) trên cơ sở Bảng kê số 4 (TK 154), Bảng phân bổ chi phí chung, Bảng đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng trước và Bảng đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng này. 4. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu chi phí và tính giá thành sản phẩm Phòng kế toán tài chính của Công ty Cao su Sao vàng không chỉ có nhiệm vụ thực hiện công tác kế toán mà còn có nhiệm vụ phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cho lãnh đạo cấp trên. Theo nhiệm vụ đó, nhân viên kế toán có nhiệm vụ phân tích từng phần hành do mình phụ trách vào cuối kỳ. Cũng như các phần hành khác, phần hành kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tiến hành phân tích sau mỗi kỳ tính giá thành hay khi có sự biến động lớn về định mức chi phí kế hoạch hoặc khi có yêu cầu của cấp trên. 1. Phân tích giá thành sản phẩm theo các khoản mục chi phí sản xuất Bảng phân tích giá thành XNCS số 2, tháng 8/2003 Đơn vị: Đồng Khoản mục chi phí Kế hoạch Thực tế Chênh lệch Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % Số tiền Tỉ trọng % (1) (2) (3) (4) (5)=(3)-(1) (6)=(4)-(2) 1. NVL TT 4.921.871.329 3.339.604.688 -1.582.266.641 -32.14 _ CP NVLCTT 4.796.167.754 57,9 3.284.640.595 70,5 -1.511.527.159 -31.5 _ CP NVLP TT 125.703.575 8,8 54.964.093 1,2 -70.739.482 -56.27 2. NCTT 339.138.346 4,1 519.337.371 11,1 180.199.025 53.1 3. CP SXC _ Khấu hao, sửa chữa lớn 265.845.856 3,2 118.456.817 2,5 -147.389.039 -55.4 _ Hơi nóng, khí nén 289.229.872 3,5 287.715.454 6,17 -1.514.418 -0.5 _ Điện 108.607.698 1,3 116.015.843 2,5 7.408.145 6.8 _ Chi phí sản xuất chung khác 288.494.298 3,5 279.191.063 5,9 -9.303.235 -3.22 Cộng 8.278.059.723 4.660.221.236 -3.617.838.487 Trong đó: Chi phí kế hoạch từng khoản mục chi phí = n Số lượng spi nhập kho Thực tế * Đơn giá chi phí kế hoạch của sản phẩm i nhập kho tương ứng ồ i =1 Chi phí thực tế từng khoản mục chi phí = n ồ i =1 Số lượng spi nhập kho thực tế * Đơn giá chi phí thực tế của sản phẩm i nhập kho tương ứng Mặc dù một số khoản mục chi phí tăng đáng kể nhưng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của xí nghiệp cao su số 2 Công ty cần tính ra chỉ tiêu sau: Tỉ lệ % hoàn thành KH toàn bộ sp = n ồ i =1 Số lượng spi nhập kho thực tế * Giá thành thực tế spi nhập kho tương ứng * 100 n ồ i =1 Số lượng spi nhập kho thực tế * Giá thành kế hoạch spi nhập kho tương ứng Theo công thức trên: Tử số = 4.660.221.236 đồng Mẫu số = 8.278.059.723 đồng. (Nguồn số liệu: Bảng phân tích giá thành) Khi đó Tỉ lệ %hoàn thành KH toàn bộ sp lốp xe đạp (XNCS 2) 4.660.221.236 * 100 = 56,39(%) 8.278.059.723 Như vậy, Xí nghiệp cao su số 2 đã hoàn thành vượt mức kế hoạch giá thành sản phẩm lốp xe đạp. Nghĩa là doanh nghiệp đã tiết kiệm 1 lượng chi phí là 3.617.838.487 đồng. Tuy nhiên không phải khoản mục nào trong giá thành cũng được sử dụng tiết kiệm. Cụ thể: Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã sử dụng tiết kiệm một lượng là 1.511.527.159 đồng. Và chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp được sử dụng tiết kiệm là 70.739.482 đồng. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và khoản mục chi phí sản xuất đã sử dụng hết sức lãng phí, số tiền tăng thêm là 180.199.025. Tuy nhiên không phải yếu tố nào trong khoản mục chi phí sản xuất cũng sử dụng lãng phí mà chỉ có yếu tố điện năng là tăng số tiền là: 7.408.145 đồng. Để tìm hiểu nguyên nhân làm giảm giá thành sản phẩm và sự biến động trong từng khoản mục, Công ty cần nghiên cứu đối với từng khoản mục chi phí. Việc nghiên cứu sự tăng giảm của các khoản mục chi phí có thể dựa vào các bảng phân bổ chi phí đã trình bày tại các phần trên. 2. Phân tích tình hình biến động của từng khoản mục chi phí trong giá thành 2.1 Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nhìn chung, Công ty đã hoàn thành vượt mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 1.582.266.641đồng. Trong đó chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp giảm 1.511.527.159 đồng và chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp giảm 70.739.482 đồng do ảnh hưởng của đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp. Khoản mục này thường chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành, do đó nó thường là nhân tố chủ yếu gây ra sự biến động đối với giá thành sản phẩm. Vì vậy, sau khi đánh giá sơ bộ khoản mục này Công ty cần tiến hành phân tích cụ thể cho từng sản phẩm. Tuy nhiên, Công ty không đi sâu vào phân tích từng yếu tố cấu thành đơn giá nguyên vật liệu trực tiếp (bao gồm định mức tiêu hao vật liệu và đơn giá của từng vật liệu đó) nên khó có thể đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân của việc giảm chi phí nguyên vật liệu: do công tác bảo quản, quản lý tốt nên tránh được việc thất thoát nguyên vật liệu hay do hiệu quả của việc đầu tư nâng cấp trang thiết bị sản xuất hay do sự giảm giá giá cả nguyên vật liệu trên thị trường… 2.2 Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Từ Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp cho thấy Công ty đã lãng phí một lượng chi phí nhân công trực tiếp là 180.199.025đồng. Trong đó, do ảnh hưởng của sản lượng nhập kho và đơn giá chi phí nhân công trực tiếp làm chi phí nhân công trực tiếp tăng. Chi phí nhân công trực tiếp tăng khi sản lượng nhập kho thực tế tăng so với kế hoạch là dấu hiệu hết sức bình thường. Nhưng chi phí nhân công trực tiếp tăng do đơn giá chi phí nhân công trực tiếp tăng không hoàn toàn do công tác quản lý lao động và ý thức của lao động mà do lỗi của Phòng Kế hoạch đã không đưa ra đơn giá chi phí nhân công chưa hợp lý và không sát với thực tế. 2.3 Phân tích khoản mục chi phí sản xuất chung Qua phân tích cho thấy khoản mục chi phí sản xuất chung giảm nhiều nhất so với kế hoạch là 150.798.547đồng. Điều này chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố: sản lượng nhập kho và đơn giá chi phí sản xuất chung. Có 2 nguyên nhân dẫn đến sự biến động ấy: - Nguyên nhân khách quan: Chi phí sản xuất chung đã có thể kiểm soát tốt hơn trước (cả xí nghiệp sản xuất chính và xí nghiệp sản xuất phụ trợ). - Nguyên nhân chủ quan là do đơn giá chi phí sản xuất chung kế hoạch đã có điều chỉnh sát với thực tiễn, việc quản lý chi phí sản xuất chung không còn lỏng lẻo, hiệu quả sử dụng máy móc được nâng cao và ý thức của người lao động trong việc bảo quản tài sản và công tác sử dụng tiết kiệm năng lượng bớt hạn chế… Như vậy, qua quá trình phân tích các khoản mục chi phí sản xuất trong giá thành sản phẩm, kế toán Công ty sẽ tìm ra nguyên nhân giảm từ đó có những ý kiến đóng góp xác đáng cho các nhà quản lý, giúp các nhà quản lý tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để tiết kiệm hơn nữa chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tích luỹ cho doanh nghiệp đồng thời tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường đầy biến động trong những năm sau. Phần III : Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Công ty là một đơn vị sản xuất thuộc thành phần kinh tế quốc doanh, chịu sự chỉ đạo quản lý của nhà nước, nhưng công ty đã chủ động nghiên cứu từng bước thực hiện và tìm được mô hình quản lý hạch toán khoa học, hợp lý phù hợp với địa bàn hoạt động, quy mô và những đặc điểm khác của Công ty trong nền kinh tế thị trường. Chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh và có uy tín trên thị trường trong lĩnh vực sản xuất các loại. Công ty đã sản xuất kinh doanh thực sự có lãi trong cơ chế chuyển đối (tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường ), nó được thể hiện qua kết quả báo cáo tài chính hàng năm. Những năm gần đây giá trị tổng sản lượng đã không ngừng tăng lên và tăng mạnh từ 123.669.128.000 đồng năm 2000 lên 147.311.000.000 đồng năm 2001. Năm 2002 dự kiến đưa giá trị tổng sản lượng lên 175.000.000.000 đồng. Trong quí I và II Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch. Có được kết quả đó là nhờ sự vươn lên và không ngừng đổi mới của Công ty, trước hết là sự năng động sáng tạo, lòng quyết tâm của ban Giám đốc, những người đã hết lòng tận tuỵ với Công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của phòng kế toán – tài vụ. Để đạt được những thành tích trên Công ty đã trăn trở quyết tâm tìm ra một hướng đi đúng cho mình, giảm lao động gián tiếp, hoàn thiện các phòng ban chức năng trong đó có phòng kế toán tài vụ. Về bộ máy quản lý Công ty đã tổ chức một bộ máy quản lý rất gọn nhẹ, hợp lý, thay thế dần lao động thủ công bằng việc tin học hoá các phần quản lý, phòng ban chức năng hoạt động có hiệu quả cung cấp kịp thời chính xác các thông tin cần thiết cho lãnh đạo Công ty trong việc giám sát kỹ thuật, sản xuất sản phẩm, quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty từ đó tạo điều kiện cho Công ty được chủ động trong tình hình sản xuất kinh doanh, quan hệ với khách hàng và ngày càng có uy tín trên thị trường đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh. Về tổ chức bộ máy kế toán: phòng kế toán – tài vụ của Công ty được bố trí hợp lý, chặt chẽ các công việc được giao được phân công một cách rõ ràng, cụ thể phù hợp với yêu cầu của từng bộ phận. Trình độ nghiệp vụ của kế toán viên luôn được chú ý nâng cao cả về chuyên môn cũng như tin học giúp cho kế toán trưởng thực hiện được sự lãnh đạo tập trung thống nhất. Đội ngũ kế toán viên hầu hết có trình độ năng lực, nhiệt tình và trung thực đã có nhiều năm kinh nghiệm trong công tác kế toán xứng đáng là cánh tay đắc lực cho bộ máy quản lý của Công ty. Qua một thời gian ngăn tìm hiểu và tiếp cận với công tác quản lý, công tác quyết toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Được sự quan tâm giúp đỡ tận tuỵ của ban lãnh đạo Công ty và đặc biệt là phòng kế toán – tài vụ đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và làm quen với thực tế, củng cố thêm kiến thức đã học ở nhà trường và liên hệ với thực tiễn công tác. Tuy hiểu biết về thực tế chưa nhiều cũng như chưa có thời gian để tìm hiểu kỹ công tác kế toán của Công ty nhưng qua bản chuyên đề này tôi xin mạnh dạn trình bày một số ý kiến nhận xét, kiến nghị về công tác kế toán của Công ty. Hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện công tác kế toán của Công ty 1. Những ưu điểm và tồn tại: Quá trình tìm hiểu thực tế và công tác quản lý công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty, tôi nhận thấy những ưu điểm nổi bật đặc trưng sau: Về phương pháp trình tự hạch toán và hệ thống sổ sách chứng từ. Phòng kế toán – tài vụ Công ty thực hiện tốt hình thức kế toán ( Nhật ký chứng từ ) Tận dụng được những ưu điểm của hình thức kế toán này là về cơ bản đã phản ánh được kịp thời, đầy đủ , chính xác các số liệu kế toán, kể cả các số liệu phát sinh. Hệ thống sổ sách chứng từ kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán khoa học hợp lý phù hợp với mục đích yêu cầu của chế độ kế toán mới, tổ chức công tác kế toán tài chính, kế toán quản trị một cách dễ dàng giảm bớt khối lượng ghi chép, sổ kế toán được mở rộng tương đối đầy đủ, đáp ứng đủ các thông tin ứng dụng đối với yêu cầu quản lý của Công ty và đối tượng liên quan khác. Công tác hạch toán đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính chính xác, đảm bảo độ tin cậy cho các cấp lãnh đạo và các bạn hàng. Về phương pháp tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Kế toán công ty đã tổ chức tập hợp chi phí sản xuất trong từng quý một cách rõ ràng đơn giản xác định đối tượng và lựa chọn phương pháp tập hợp chi phí sản xuất tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp với yêu cầu đặc điểm hoạt động của Công ty, của từng loại chi phí. Phục vụ tốt yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, tạo điệu kiện thuận lợi cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác nhanh gọn. Từ đó phản ánh trung thực chi phí sản xuất bỏ ra và hiệu quả kinh tế đối với từng loại sản phẩm. Tuy nhiên trong công tác kế toán của công ty tất yếu không thể tránh khỏi những khó khăn tồn tại nhất định đặc biệt là công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm 2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là khâu chủ yếu trong các đơn vị kế toán doanh nghiệp. Nghiệp vụ kinh tế phát sinh của nó được phản ánh bằng nhiều loại chứng từ gốc và bắt nguồn từ các phân xưởng, thủ kho… Rồi mới chuyển về phòng kế toán – Tài vụ kiểm tra tính toán, hạch toán độc lập và phân bổ cho các đối tượng. Do tính chất phức tạp của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như trên đã trình bày cho thấy cần phải tiếp tục hoàn thiện và có những biện pháp tối ưu để chấn chỉnh một cách đồng bộ và hữu ích đối với tất cả các khâu về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm giúp cho các nhà quan lý, các cơ quan chức năng quan lý chặt chẽ chi phí bỏ ra, hạch toán chính xác, đúng đủ chi phí sảm xuất. Từ đó tạo cơ sở cho việc tính toán chính xác giá thành sản phẩm. Để làm được đòi hỏi Công ty phải hết sức năng động trong việc áp dụng chế độ chính sách làm tốt các khâu liên quan và ảnh hưởng tới kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như việc luân chuyển chứng từ kế toán, lập chứng từ kế toán, tính toán số lượng vật liệu xuất dùng trong sản xuất sản phẩm. * Về công tác tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán theo từng phiếu xuất kho là hợp lý, phù hợp với yêu cầu quản lý của Công ty đảm bảo quản lý chặt chẽ chi phí phát sinh. Do việc luân chuyển chứng từ xuất vật liệu giữa thủ kho và kế toán còn chậm vì vậy kế toán chưa có thể nắm bắt thường xuyên tình hình tăng giảm của từng thứ vật liệu, công cụ, dụng cụ, đồng thời việc kiểm tra phát hiện sai sót nhầm lẫn rất khó khăn, việc kiểm kê đánh giá nguyên vật liệu tồn kho cuối kỳ rất phức tạp, số liệu chưa cập nhật kịp thời. Để khắc phục được những tồn tại này tôi xin đề nghị nên áp dụng phương pháp ghi thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu giúp cho việc ghi chép được dễ dàng, dễ kiểm tra đối chiếu số liệu và quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật. Phòng kế toán yêu cầu thủ kho gửi chứng từ nhập xuất lên phòng kế toán hàng ngày kế toán ghi nhận được chứng từ nhập xuất sẽ tiến hành nhập số liệu trên vào máy. Máy sẽ tự xử lý số liệu có như vậy việc cập nhật số liệu mới được kịp thời, thông tin chính xác giúp Công ty có quyết định cung ứng hợp lý đảm bảo cung cấp kịp thời đầy đủ nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh những biến động không đáng có, tăng cường chức năng giám sát của kế toán. Mặt khác công việc sẽ giàn đều trong tháng không bị dồn vào cuối tháng, kể cả số lượng chứng từ nhập xuất nhiều công việc vẫn trôi chảy, đáp ứng được nhu cầu kịp thời của Công ty. Từ đó việc tính giá thành sát với thực tế hơn, là căn cứ để xác định kết quả kinh doanh. - Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Hiện tại ở Công ty để hạch toán các khoản tiền công, tiền lương của công nhân viên trong công ty kế toán sử dụng TK 334 ( Phải trả công nhân viên ). Phần Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn… của nhân viên quan rlý doanh nghiệp được tập hợp vào TK 642 ( Chi phí quản lý doanh nghiệp ), của nhân viên phân xưởng được tập hợp vào TK 627 ( Chi phí sản xuất chung ). Điều này phù hợp với chế độ kế toán mới, do vậy đảm bảo được yêu cầu tính đúng tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm. - Chi phí sản xuất chung Hiện Công ty đang sử dụng TK 627 ( Chi phí sản xuất chung ) để tập hợp chi phí phát sinh phục vụ cho quá trình sản xuất nhưng lại không chia ra các TK cấp II để phản ánh từng yếu tố chi phí do đó khó xác định từng yếu tố riêng biệt. Để khắc phục hạn chế này Công ty nên mở rộng các TK cấp II để phản ánh từng yếu tố chi phí như chế độ kế toán mới ban hành. Việc phân bổ khấu hao TSCĐ Công ty đã căn cứ vào kế hoạch sản xuất của năm, quý từ đó phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ theo sản lượng sản phẩm từng quý, Công ty đã trích khấu hao sửa chữa lớn TSCĐ do đó đã tránh được sự biến động của các nguồn vốn khác, nên việc tính giá thành sản phẩm đã có phần chính xác. Kết luận Qua quá trình thực tập tại Công ty Cao Su Sao Vàng, em đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng đối với mỗi doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Việc hạch toán các chi phí sản xuất và tính giá thành đúng và đủ sẽ cung cấp những thông tin trung thực, kịp thời cho các nhà quản lý doanh nghiệp, trên cơ sở đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, hợp lý nhất và đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. Tuy nhiên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của Công ty khá phức tạp và chồng chéo, khiến cho công tác đối chiếu và kiểm tra gặp không ít khó khăn. Nhận thức được những khó khăn và bất cập ấy, Chuyên đề đã đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại đơn vị. Song giữa kiến thức trên sách vở và thực tiễn còn có một số khoảng cách nhất định nên những đề xuất mà em đưa ra không tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn. Để hoàn thiện bài viết này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Hoàng Văn Tưởng. Em cũng xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của cán bộ công nhân viên của Công ty Cao su Sao Vàng nói chung và phòng Kế toán tài chính nói riêng trong thời gian em thực tập tại đơn vị. Mục lục Lời mở đầu Phần i.. Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất I - Một số khái niệm cơ bản: 1_ Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất.....................................1 Khái niệm..................... ................................................................1 Phân loại..................................... ..................................................1 1.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung chi phí..................2 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí..............2 1.2.3 Phân loại CPSX theo mối quan hệ với khối lượng SP..........3 1.2.4 Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và mối quan hệ với đối tượng chụi chi phí......................3 1.2.5 Phân loại CPSX theo nội dung cấu thành của chi phí...........3 2_ Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm.......................4 2.1 Khái niệm.....................................................................................4 2.2 Phân loại.......................................................................................4 a, Theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành...........5 b, Theo phạm vi phát sinh chi phí................................................5 3_ Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...............5 4_ Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính gía thành SP................6 4.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.............................................6 4.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm.............................................7 4.3 Mối quan hệ giữa đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm............................................................................8 5_ Sự cần thiết phải hạch toán CPSX và tính GTSP...............................8 II,Phương pháp hạch toán kế toán: 1_ Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất .................................9 1.1 Kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp kê khai thương xuyên...9 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp.....................................9 Kế toán tập hợp nhân công trực tiếp .....................................10 Kế toán tập hợp chi phí máy thi công....................................11 Kế toán tập hợp và phân tích CPSXChung.............................12 Tổng hợp chi phí sản xuất ....................................................14 1.2 Kế toán tập hợp CPSX theo phương pháp kiểm kê định kỳ..........16 1.2.1 Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp....................................16 1.2.2 Kế toán tập hợp nhân công trực tiếp.........................................16 1.2.3 Kế toán tập hợp và phân tích CPSXChung................................16 1.2.4 Tổng hợp chi phí sản xuất ........................................................17 1.3 Các phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang.....................17 2_ Phương pháp tính giá thành sản phẩm sản xuất..................................19 2.1 Kỳ tính giá thành...........................................................................19 2.2 Phương pháp tính giá thành............................................................19 Phần II. Thực trạng công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cao su sao vàng hà nội I, Tổng quan về Công ty Cao su Sao Vàng: 1.Sơ lược lịch sử ra đời và quá trình hình thành, phát triển...................23 2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Cao su Sao Vàng.....................24 a, Chức năng................................................................................24 b, Nhiệm vụ.................................................................................24 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.....................................................25 4. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh.............................27 a, Đặc điểm sản phẩm và qui trình công nghệ sản xuất của Công ty Cao su Sao Vàng.........................................................................27 b, Tổ chức hoạt động SXKD...........................................................29 5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.....................................................30 6. Đặc điểm công tác kế toán ...............................................................31 6.1 Hình thức sổ Kế toán mà Công ty áp dụng...................................31 6.2 Hệ thống tài khoản kế toán mà Công ty áp dụng.........................33 6.3 Hệ thống báo cáo tài chính của Công ty......................................34 6.4 Một số phần hành kế toán chủ yếu...............................................35 II, Thực trạng tổ chức hạch toán CPSX ở Công ty Cao su Sao Vàng: Phân loại chi phí sản xuất................................................................40 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất ...................41 Trình tự hạch toán chi phí sản xuất.................................................42 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..................................42 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp..........................................44 Hạch toán chi phí sản xuất chung.................................................46 Xác định giá trị sản phẩm dở dang và tập hợp chi phí sản xuất ...53 Đánh giá sản phẩm dở dang....................................................53 Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp...........................54 III, Thực trạng Công tác tính giá thành sản phẩm cuả Công ty CSSV: Đối tượng tính giá thành..................................................................55 Kỳ tính giá thành và đơn vị tính giá thành.......................................55 Phương pháp tính giá thành..............................................................56 Phần III. Một số nhận xét và ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cao su Sao vàng: I, Những ưu điểm trong công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cao su Sao Vàng Hà nội: 1_ Bộ máy kế toán của Công ty............................................................58 Về tình hình nhân sự.....................................................................58 Về tổ chức Công tác Kế toán........................................................59 2_ Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.........61 II, Những mặt hạn chế trong công tác quản lý, hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và giải pháp khắc phục: 1_ Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất....................................62 2_ Hạch toán tiền lương nghỉ phép của Công nhân sản xuất................63 3_ Hạch toán chi phí năng lượng..........................................................63 4_ Phương pháp hạch toán chi phí bán thành phẩm.............................64 5_ Phương pháp tính giá thành bán thành phẩm...................................65 6_ Hệ thống tài khoản, sổ sách Kế toán công ty đang áp dụng............67

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0045.doc
Tài liệu liên quan