Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yêu cầu đặt ra đối với hầu hết các doanh nghiệp nói chung và công ty ACC nói riêng. Em hy vọng rằng, trong thời gian tới, công ty sẽ ngày càng phát triển hơn, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ ngày càng phát huy hiệu quả của mình trong thành công chung của công ty.
92 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng công trình hàng không ACC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành sản xuất. Điều đó càng thực sự là một nhân tố không thể thiếu đối với các nghành xây lắp nhằm nâng cao tiến độ cũng như chất lượng thi công công trình, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Chính vì vậy mà công ty ACC luôn chú trọng đầu tư mua sắm nhiều dây truyền máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến của các nước như CHLB Đức, Pháp…Tổng nguyên giá của máy móc thiết bị của công ty lên tới trên 17 tỉ đồng trong đó gồm các thiết bị sử dụng cho thi công xi măng, làm đất, bêtông nhựa …Máy móc thiết bị hiện có đã đáp ứng phần lớn nhu cầu máy thi công của đơn vị. Ngoài máy móc, thiết bị hiện có được sử dụng một cách có hiệu quả, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể công ty cũng thuê máy móc, thiết bị bên ngoài để đáp ứng yêu cầu thi công tại chỗ.
Chi phí máy thi công của công ty ACC gồm các chi phí máy thi công phát sinh trực tiếp tại công trình bao gồm : chi phí cho máy móc, thiết bị của công ty và chi phí máy thi công thuê ngoài.
Chi phí cho máy móc, thiết bị của công ty gồm các khoản sau:
Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng cho máy.
Chi phí công nhân đIều khiển máy.
Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công trong khi đang thi công tại công trường.
Khoản mục chi phí máy thi công không bao gồm chi phí khấu hao máy thi công .
Chi phí cho máy móc, thiết bị thuê ngoài là khoản phải trả cho nhà cung cấp các máy móc, thiết bị đó.
Tài khoản được sử dụng để hạch toán chi phí chi phí máy thi công là TK 623: chi phí sử dụng máy thi công .
Các chứng từ ban đầu dùng để hạch toán chi phí máy thi công là hoá đơn, bảng lương, hợp đồng thuê máy, bảng kê chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào dùng cho máy thi công.
Căn cứ vào các chứng từ ban đầu đó kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công.
Bảng tổng hợp chi phí máy thi công
Tháng 12/2000
TK623
STT
Tên công trình
TK đối ứng
Số tiền
1
2
3
Tuyến thoát nước -Tct bay
Nhà văn phòng xí nghiệp Hải Âu
Tường rào làng văn hoá s/b Hoà Lạc
…
141
141
141
350.000
15.090.000
25.000.000
Tổng cộng
1.631.720.000
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Trên cở bảng trên kế toán lập chứng từ ghi sổ và lập sổ cái tài khoản 623.
d Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung tại công ty ACC gồm các khoản chi phí trực tiếp phát sinh tại công trình trừ các khoản chi phí kể trên và chi phí khấu hao TSCĐ được phân bổ. Các khoản chi phí trên được hạch toán vào tài khoản 627: chi phí sản xuất chung.
Chi phí phát sinh tại mỗi công trình gồm các khoản chi phí sau:
Chi phí lao động thuê ngoài làm những việc phát sinh đột xuất tại công trình
Chi phí lán trại tạm thời
Chi phí sửa chữa TSCĐ
Trích theo lương của công nhân kĩ thuật lành nghề
Chi phí dịch vụ mua ngoàI :đIện ,nước, đIện thoại .. .
Chi phí bằng tiền khác: VD tiếp khách
Các khoản chi phí được tập hợp trực tiếp cho mỗi công trình và sau đó sẽ được kết chuyển để tính giá thành sản phẩm.
Chi phí chung được phân bổ cho mỗi công trình là chi phí khấu hao TSCĐ. Khoản chi phí này chiếm tỷ lệ cao trong tổng chi phí vì vậy đây là khoản chi phí rất quan trọng. Chi phí khấu hao trong chi phí sản xuất chung không kết chuyển để tính giá thành sản xuất sản phẩm mà kết chuyển vào chi phí chờ phân bổ sau đó kết chuyển để xác định kết quả .
Căn cứ vào các chứng từ ban đầu về các chi phí sản xuất chung phát sinh tại công trường như hoá đơn điện, nước, dịch vụ mua ngoài, hợp đồng lao động …kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho từng công trình:
Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung
Tháng 12/00
Công trình Tuyến thoát nước -Tct bay
STT
Số CT
Ngày CT
Nội dung
Giá chưa có thuế GTGT
Thuế GTGT
Tổng giá mua
1
2
Điện ,nước
Khác
120.000
58.000
6.000
4.200
126.000
62.200
Tổng cộng
178.000
10.200
188.200
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Từ bảng trên kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho toàn công ty
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Tháng 12/2000
TK627
STT
Tên công trình
TK đối ứng
Số tiền
1
2
3
Tuyến thoát nước -Tct bay
Nhà văn phòng xí nghiệp Hải Âu
Tường rào làng văn hoá s/b Hoà Lạc
…
141
141
141
178.000
12.130.500
22.350.000
Tổng cộng
1.234.450.000
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
Đồng thời cuối tháng căn cứ vào bảng tính và phân bổ khấu hao tháng trước, tình hình tăng giảm tài sản cố định tháng trước : hoá đơn ,thẻ TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ…kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao tháng 12 /00. Phương pháp khấu hao mà công ty áp dụng là phương pháp khấu hao đường thẳng. Căn cứ vào thời thời gian sử dụng của mỗi tài sản để tính tỷ lệ khấu hao cho mỗi tài sản, căn cứ vào tỷ lệ khấu hao và nguyên giá để tính mức trích khấu hao hàng tháng.
Trên cơ sở bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung và bảng phân bổ khấu hao kế toán ghi chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK627-Chi phí sản xuất chung
Sổ cáI
Năm 2000
TK 627 Chi phí sản xuất chung
Tháng 12
NTGS
Chứng từ
Diễn giảI
TK
đư
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
85
86
87
88
31/12
31/12
31/12
31/12
Chi phí sản xuất chung quyết toán
Khấu hao TSCĐ
K/c chi phí khấu hao
Kết chuyển chi phí sản xuất chung
141
214
142
154
1.234.450.000
195.467.105
195.467.105
1.234.450.000
Cộng phát sinh
1.429.917.105
1.429.917.105
Sdck
-
-
e Chi phí quản lý doanh nghiệp
Các khoản chi phí ngoài sản xuất gồm có chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Song do đặc điểm của công ty ACC là xây dựng các công trình chủ yếu là do chỉ định thầu, một số là đấu thầu , sản phẩm sản xuất ra là được tiêu thụ ngay không phải qua khâu bán hàng. Do vậy đối với sản phẩm xây lắp của công ty, không được phân bổ chi phí bán hàng. Chi phí bán hàng trên TK641 của công ty là chi phí bán hàng của các hoạt động phụ trợ. Còn chi phí bán hàng có lliên quan đến sản phẩm xây lắp như quảng cáo, in ấn … vì phát sinh ít nên được đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp tại công ty ACC gồm các khoản mục sau :
Lương , trích theo lương , phụ cấp … của nhân viên quản lý tại công ty và tại các công trường ( trong biên chế của công ty ) và lao động hợp đồng không xác định thời hạn. Sở dĩ lương, trích theo lương của nhân viên quản lí công trình không đưa vào chi phí sản xuất chung mà đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp là vì chi phí sản xuất chung được tập hợp trực tiếp cho mỗi công trình trông khi đó các cán bộ quản lý công trình có thể cùng một lúc đảm nhiệm nhiều công trình, nhiều việc khác nhau. Nếu phân bổ cho 627, cho từng công trình một thì rất phức tạp. Mặt khác, bộ máy quản lý của công ty rất gọn nhẹ, số lượng nhân viên của công ty không lớn nên việc phân bổ chi phí đó cho 627, cho từng công trình một thì rất phức tạp và không cần thiết nên công ty không làm.
Vật liệu dùng cho quản lý như giấy,bút, mực, vật liệu sửa chữa TSCĐ, dụng cụ…
Đồ dùng văn phòng dùng cho quản lý
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp như nhà cửa, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, truyền dẫn…
Các khoản thuế, phí, lệ phí
Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác như điện, nước điện thoại, tiếp khách, hội nghị, đào tạo cán bộ.
Tài khoản dùng để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp là TK642. Các khoản chi phí trên được hạch toán chung cho toàn công ty và phân bổ cho mỗi công trình khi hoàn thành để tính giá thành toàn bộ. Căn cứ vào các chứng từ gốc minh chứng cho sự phát sinh chi phí quản lý doanh nghiệp như các hoá đơn, bảng lương, phiếu thu, phiếu chi, vé cầu đường, giấy thanh toán tiền tạm ứng… kế toán lập bảng tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Tháng 12/00
STT
Số CT
Ngày
Nội dung
TK đư
Số tiền
6
8
20
24
27
28
Mua vé cán bộ công tác
Điện,nước
Cước điện thoại+lệ phí thanh toán
Quảng cáo trên báo xây dựng
Lương trả cán bộ công nhân viên
Trích theo lương
…
111
111
112
112
334
338
47.405.412
2.199.350
12.196.038
5.454.545
55.881.338
8.412.638
Tổng cộng
388.500.000
Căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp, bảng phân bổ khấu hao, kế toán ghi chứng từ ghi sổ rồi căn cứ vào đó ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái TK642.
Sổ cáI
TK 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tháng 12
NTGS
Chứng từ
Diễn giảI
TK
đư
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
86
88
88
88
88
89
Sdđk
Khấu hao TSCĐ
Chi bằng tiền mặt
Chi bằng TGNH
Lương
Trích theo lương
…
Kết chuyển CPQLDN
214
111
112
334
338
142
-
14.026.643
49.604.762
17.650.583
55.881.338
8.412.638
-
402.526.643
Cộng phát sinh
402.526.643
402.526.643
Sdck
-
-
Căn cứ vào các bảng tổng hợp chi phí sản xuất: bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp… bảng tổng hợp thuế VAT được khấu trừ, kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất.
Bảng tổng hợp chi phí sản xuất
Tháng 12 năm 2000
STT
Công trình
Z sản xuất
ở công trình
Trong đó
VAT đầu vào
Nvltt
Nctt
Mtc
Sản xuất chung
1
2
3
Tuyến thoát nước -Tct bay
Nhà văn phòng xí nghiệp Hải Âu
Tường rào làng Văn Hoá sân bay Hoà Lạc
…
32.830.637
169.586.675
804.850.000
26.182.637
111.721.175
650.000.000
6.120.000
30.627.000
107.500.000
350.000
15.090.000
25.000.000
178.000
12.130.500
22.350.000
2.120.300
11.049.078
32.500.000
Tổng cộng
17.912.017.644
12.352.640.502
2.693.207.142
1.631.720.000
1.234.450.000
521.750.000
Người lập Kế toán trưởng Giámđốc
IV. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại công ty ACC:
1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Cũng như các doanh nghiệp xây lắp nói chung, tại công ty ACC, đối tượng tính giá thành sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Đối tượng tính giá thành được xác định như vậy là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản xuất cũng như đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp, giúp cho việc tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi và đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin, yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
Các công trình được công ty tính giá thành sản phẩm gồm cả các công trình lớn và nhỏ được hạch toán chi phí bởi công ty hay kế toán công trường.
Vì đối tượng tính giá thành sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình có thời gian thi công tương đối dài và không cố định nên kỳ tính giá thành sản phẩm không cố định theo tháng hay năm mà tuỳ thuộc vào thời gian thi công của mỗi công trình, bắt đầu khi công trình khởi công và kết thúc khi công trình hoàn.
2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Với đặc điểm là sản phẩm có tính đơn chiếc, giá trị lớn, thời gian thi công tương đối dài, phân bố rộng … đối tượng tính giá thành là các công trình, hạng mục công trình nên phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp tính giá thành trực tiếp theo đơn đặt hàng.
Vì trong năm chỉ khi công trình hoàn thành kế toán mới tính giá thành sản phẩm (chi phí phát sinh vẫn được tập hợp theo từmg tháng) nên không có đánh giá sản phẩm dở dang. Thực tế nếu qui định hàng tháng hoặc hàng quí phải đánh giá sản phẩm dở dang để tính giá thành các sản phẩm trong tháng hoặc trong quí đó thì rất khó bởi vì việc đánh giá sản phẩm dở dang phải được tiến hành bởi cả hai bên chủ đầu tư và công ty và kết quả đánh giá phải được cả hai bên xác nhận. Nhưng làm như vậy rất mất công (vì công ty có tương đối nhiều công trình) và lại phụ thuộc vào chủ đầu tư. Họ không thể có thời gian hoặc vì lý do nào đó mà không thể tham gia đánh giá theo yêu cầu của công ty. Còn đến cuối năm công ty thường nỗ lực hoàn thành hết các công trình thi công trong năm để lập quyết toán và báo cáo năm nên nói chung không có sản phẩm dở dang. Chỉ có một số trường hợp có công trình mới nhận vào thời điểm cuối năm không thể hoàn thành trong năm đó thì công ty mới để đến năm sau. Trong trường hợp đó công ty phải đánh giá khối lượng công việc hoàn thành để vào sổ sách kế toán. Xét về khía cạnh xây dựng thì công trình đó là chưa hoàn thành, còn dở dang. Còn xét về khía cạnh kế toán giá trị của công trình hoàn thành đã được kết chuyển để xác định kết quả kinh doanh nên có thể xem như công trình đã hoàn thành.
Việc đánh giá khối lượng công việc hoàn thành được tiến hành theo một qui trình chặt chẽ gồm các bước sau:
Bước 1: Nghiệm thu nội bộ
Ban kỹ thuật xây dựng, đội xây dựng tổ chức nghiệm thu khối lượng thực tế dã hoàn thành làm cơ sở để thanh toán tiền công xây dựng cho công nhân đồng thời làm căn cứ để lập báo cáo nghiệm thu bước hai.
Bước hai: Nghiệm thu cơ sở
Thường do cán bộ giám sát của ban quản lý dự án (chủ đầu tư ) với công ty. Số liệu này dùng làm căn cứ để lập báo cáo
Bước ba: Nghiệm thu thanh toán
Nghiệm thu thanh toán thường được nghiệm thu theo giai đoạn điểm dừng kỹ thuật. Thành phần tham gia gồm cán bộ giám sát kỹ thuật của ban quản lý dự án, cán bộ giám sát thiết kế và công ty. Căn cứ vào số liệu nghiệm thu này công ty lập hồ sơ thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành.
Bước bốn: Nghiệm thu công trình hoàn thành
Được thực hiện khi hoàn thành toàn bộ công trình có thể bàn giao đưa vào sử dụng.Thành phần tham gia nghiệm thu như bước ba, ngoài ra có mời một số cơ quan cấp trên và một số cơ quan có liên quan.
Đại diện ban kỹ thuật cùng với đội trưởng và cán bộ kỹ thuật của công trình tiến hành quá trình kiểm kê đánh giá khối lượng xây lắp đã hoàn thành tổ chức nghiệm thu bàn giao với bên A để xác định khối lượng xây lắp bên bên A nghiệm thu và chấp nhận thanh toán.
Căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành, bảng tổng hợp chi phí sản xuất các tháng (của các tài khoản 621,622,623,627) cũng như căn cứ vào bảng tổng hợp chi phí quyết toán do kế toán công trường gửi về (Đối với các công trình có tổ chức hạch toán kế toán) kế toán lập bảng tính giá thành cho mỗi công trình hoàn thành bàn giao trong tháng đó.
Bảng tổng hợp chi phí quyết toán
Tên công trình: Cải tạo, nâng cấp sân bay Phú Bài,Huế
Cán bộ chủ trì: Nguyễn Văn Đức
Địa điểm xây dựng: Sân bay Phú Bài,Huế
STT
Diễn giải
Giá thành sản xuất
Thuế VAT đầu vào
Trong đó
Tổng số
Cpnvltt
Cpnctt
Cpmtc
Cpsxc
A
B
1=2+3+4+5
2
3
4
5
6
1
2
3
4
5
6
7
8
Tổng hợp Cpnvltt tháng 11
Tổng hợp Cpnvltt tháng 12
Tổng hợp cpnctt tháng 11
Tổng hợp cpnctt tháng 12
Tổng hợp chmtc tháng 11
Tổng hợp cpmtc tháng 12
Tổng hợp cpsxc tháng 11
Tổng hợp cpsxc tháng 12
12.540.000.000
919.000.000
2.200.000.000
130.500.000
3.000.000.000
142.000.000
76.190.477
20.000.000
12.540.000.000
919.000.000
2.200.000.000
130.500.000
3.000.000.000
142.000.000
76.190.477
20.000.000
232.130.500
40.000.000
42.130.000
6.120.400
2.120.000
1.879.600
Tổng cộng
19.027.690.477
13.459.000.000
2.330.500.000
3.142.000.000
96.190.477
324.380.500
Kế toán công trình Cán bộ chủ trì Kế toán trưởng Giám đốc
Bảng tính giá thành sản xuất
Tháng 12 năm 2000
STT
Tên công trình, hạng mục công trình
Trong đó
Cộng
Dddk
Ddck
Ztt
Nvltt
Nctt
Mtc
Sản xuất chung
1
2
3
22
23
24
Tuyến thoát nước -Tct bay
Nhà văn phòng xí nghiệp Hải Âu
Tường rào làng Văn Hoá sân bay Hoà Lạc
…
S/b SAVANAKHET –CHDC Lào
Cải tạo nâng cấp s/b Phù Cát
Cải tạo, nâng cấp sân bay Phú Bài,Huế
26.182.637
111.721.175
650.000.000
5.232.000.000
4.710.000.000
13.459.000.000
6.120.000
30.627.000
107.500.000
763.000.000
381.000.000
2.330.500.000
350.000
15.090.000
25.000.000
515.000.000
381.000.000
3.142.000.000
178.000
12.130.500
22.350.000
490.000.000
251.000.000
96.190.477
32.830.637
169.568.675
804.850.000
7.000.000.000
6.034.200.000
19.027.690.477
32.830.637
169.568.675
804.850.000
7.000.000.000
6.034.200.000
19.027.690.477
Tổng cộng
38.960.428.782
6.728.526.994
7.117.060.000
2.997.881.259
55.803.897.035
55.803.897.035
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc công ty
Căn cứ vào các bảng tổng hợp chi phí, bảng tính giá thành sản xuất, sổ cái TK154 tháng trước kế toán lập chứng từ ghi sổ rồi vào sổ cái TK154.
Sổ cáI
TK 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Tháng 12
NTGS
Chứng từ
Diễn giảI
TK
đư
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
80
82
84
88
90
91
Sdđk
K/c cpnvltt
K/c cpnctt
K/c cpmtc
K/c cpsxc
Quyết toán các công trình
K/c giá vốn
621
622
623
627
141
632
12.352.640.502
2.693.207.142
1.631.720.000
1.234.450.000
37.891.879.391
55.803.897.035
Cộng phát sinh
55.803.897.035
55.803.897.035
Sdck
Căn cứ vào số liệu trên sổ cái và các chứng từ có liên quan, kế toán lập sổ chi tiét TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Sổ chi tiết tài khoản 154
STT
Ngày ghi sổ
CT
Diễn giải
Tk đối ứng
Ghi nợ tài khoản
SH
NT
Tổng số
Chia ra
621
622
623
627
1
2
3
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
31/12
80
82
84
88
91
Tuyến thoát nước -Tct bay
Tháng 12
Số dư đầu tháng
Kết chuyển chi phí
K/c giá vốn
Cộng phát sinh nợ
Cộng phát sinh có
Số dư
Cải tạo, nâng cấp sân bay Phú Bài, Huế
Tháng 12
Sdđt
K/c giá thành công trình quyết toán
Kết chuyển giá vốn
Cộng phát sinh nợ
Cộng phát sinh có
Số dư
621
622
623
627
632
141
632
26.182.637
6.120.000
350.000
178.000
32.830.637
32.830.637
32.830.637
19.027.690.477
19.027.690.477
19.027.690.477
19.027.690.477
26.182.637
26.182.637
26.182.637
26.182.637
13.459.000.000
13.459.000.000
13.459.000.000
13.459.000.000
6.120.000
6.120.000
6.120.000
6.120.000
2.330.500.000
2.330.500.000
2.330.500.000
2.330.500.000
350.000
350.000
350.000
350.000
3.142.000.000
3.142.000.000
3.142.000.000
3.142.000.000
178.000
178.000
178.000
178.000
96.190.477
96.190.477
96.190.477
96.190.477
Để tính giá thành toàn bộ của mỗi công trình công ty phải phân bổ chi phí khấu hao và chi phí quản lý doanh nghiệp cho mỗi công trình đó.Việc phân bổ tiến hành theo một hệ số nhất định được tính như sau: Đầu năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong năm (căn cứ vào nhu cầu xây dựng của Bộ quốc phòng cũng như khả năng sản xuất của công ty một số nhân tố khác) kế toán trưởng lập doanh thu, chi phí kế hoạch. Chi phí quản lý doanh nghiệp kế hoạch chia cho doanh thu kế hoạch được một hệ số nhất định kí hiệu là tQLDN là hệ số phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng công trình .
Chi phí quản lý doanh nghiệp kế hoạch
tQLDN
=
Doanh thu kế hoạch
Trong năm khi mỗi công trình hoàn thành kế toán phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho mỗi công trình cho mỗi công trình như sau:
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho CTA=tQLDN*Doanh thu CTA
Khi trong thực tế chi phí phát sinh nếu nhận thấy có những khoản chi lớn nằm ngoài dự kiến thì công ty sẽ điều chỉnh lại hệ số trên cho hợp lý.
Tổng CPQLDN cả năm -CPQLDN đã phân bổ trong năm
Cuối tháng 12 (cũng là cuối năm) kế toán đã hạch toán được đầy đủ và chính xác chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh thực tế trong năm đó. Như vậy doanh nghiệp đã tính được so với kế hoạch thì chi phí tăng hoặc giảm là bao nhiêu đồng thời kế toán cũng xác định được doanh thu thực tế của năm đó. Trường hợp chi phí chênh lệch ít thì công ty không tính lại hệ số mà phân bổ chi phí chênh lệch đó cho các công trình lớn chịu. Còn nếu chênh lệch nhiều thì kế toán tính toán lại hệ số phần bổ như sau:
tQLDN=
Tổng DTthực tế cả năm-DT các công trình đã được phân bổ chi phí
Tổng DT thực tế cả năm- DT các công trình đã được phân bổ CPQLDN
Tổng CPQLDN thực tế cả năm-Chi phí QLDN đã phân bổ trong năm
tQLDN =
Nhìn chung các chi phí kế hoạch tương đối sát với thực tế nên ít khi doanh nghiệp phải điều chỉnh lại hệ số đó.
Cách phân bổ khấu hao cho mỗi công trình cũng tương tự như vậy.
Trong năm 2000 cả hai hệ số trên đều không phải tính toán lại.
Hệ số phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp là tQLDN=0,023814
Chi phí quản lý doanh nghiệp được phân bổ cho công trình Tuyến thoát nước -Tct bay là: 0,023814*41.109.885=979.000 đ
Căn cứ vào bảng tính giá thành sản xuất và bảng tính chi phí chung phân bổ cho mỗi công trình kế toán lập bảng tính giá thành toàn bộ.
Bảng tính giá thành toàn bộ
Tháng 12 năm 2000
Stt
Tên công trình, hạng mục công trình
Giá thành thực tế
KHTSCĐ
CPQLDN
Z toàn bộ
1
2
3
22
23
24
Tuyến thoát nước -Tct bay
Nhà văn phòng xí nghiệp Hải Âu
Tường rào làng Văn Hoá sân bay Hoà Lạc
…
S/bSAVANAKHET –CHDC Lào
Cải tạo nâng cấp s/b Phù Cát
Cải tạo, nâng cấp sân bay Phú Bài,Huế
32.830.637
169.568.675
804.850.000
7.000.000.000
6.034.200.000
19.027.690.477
1.370.000
7.120.344
40.000.000
333.000.000
567.500.000
979.000
8.062.132
50.000.000
384.800.000
678.000.000
35.177.637
184.751.151
894.850.000
7.000.000.000
6.752.000.000
20.273.190.477
Tổng cộng
55.803.897.035
1.257.749.785
2.627.233.346
59.688.880.166
Kế toán trưởng Giám đốc công ty
Phần III
hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ACC
Mặc dù mới thành lập và đi vào hoạt động được hơn mười năm, một khoảng thời gian không dài nhưng có nhiều biến động về bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường xây dựng phức tạp, cơ sở vật chất ban đầu nhỏ bé …song với phẩm chất cao quí của người chiến sĩ năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường với phương châm hoạt động từ không đến có, lấy nhỏ nuôi lớn, lấy trước mắt nuôi lâu dài, lấy nghành phụ nuôi nghành chính …toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã không ngừng xây dựng công ty lớn mạnh góp phần xây dựng quân đội, xây dựng nền kinh tế đất nước. Đóng góp một phần không nhỏ vào thành công chung của công ty là phòng tài chính kế toán.Với bộ máy kế toán gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm, qui mô, yêu cầu sản xuất kinh doanh của công ty, hoạt động kế toán không chỉ đơn thuần phản ánh về mặt giá trị của các con số đã phát sinh mà còn thực hiện chức năng cung cấp thông tin giúp lãnh đạo công ty ra các quyết định quản trị đúng đắn. Tuy nhiên trong thực tế không có gì hoàn hảo, bên cạnh những mặt tốt còn có những tồn tại hạn chế.Với tầm nhìn của một sinh viên thực tập tại công ty trong thời gian qua, em xin có một số đánh giá về các ưu,nhược điểm của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị với hy vọng góp phần nhỏ bé vào việc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ACC
1. Ưu điểm
Bộ máy kế toán của công ty được đánh giá cao thể hiện qua những hiệu quả to lớn mà hoạt động kế toán của công ty góp phần đem lại cho công ty. Có thể thấy các ưu điểm lớn của việc tổ chức hạch toán kế toán nói chung cũng như hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng qua những mặt cơ bản sau:
Về bộ máy kế toán: Bộ máy quản lý của công ty nói chung cũng như bộ máy kế toán nói riêng được tổ chức hết sức gọn nhẹ chỉ bao gồm những cán bộ khung, thạo một việc biết nhiều việc nên công việc được tập trung không qua khâu trung gian tốn thời gian và không cần thiết. Riêng bộ máy kế toán được tổ chức linh động phù hợp với thực tế thi công từng công trình. Chi phí sản xuất của các công trình nhỏ được kế toán công ty trực tiếp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn với các công trình lớn, xa trụ sở công ty thì có bộ máy kế toán tương đối hoàn chỉnh tại công trường có nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất phát sinh tại công trình đó nên đã đáp ứng được yêu cầu quản lý của lãnh đạo công ty. Kế toán tại công ty sẽ phân bổ chi phí sản xuất gián tiếp cho các công trình đó để tính giá thành toàn bộ và kết chuyển để xác định kết qủa của kỳ hạch toán. Cách tổ chức như vậy vừa đảm bảo chi phí được tập hợp đầy đủ, chính xác và kịp thời đồng thời giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ kế toán tại phòng kế toán của công ty. Các cán bộ kế toán có trình độ chuyên môn cao, không ngừng học hỏi trau dồi kinh nghiệm thực tế cũng như nâng cao trình độ lý luận, nhiệt tình trong công việc và được bố trí công việc phù hợp với trình độ, khả năng của từng người. Có sự phối hợp hài hoà, đồng bộ giữa giữa các phòng ban chức năng với nhau, giữa phòng kế toán với các phong khác dưới sự lãnh đạo thống nhất của ban giám đốc nên dù khối lượng công việc nhiều, quân số ít nhưng các công việc đều được hoàn thành tốt.
Về tổ chức sản xuất: Công ty áp dụng hình thức khoán tương đối chặt chẽ, mỗi công trình giao cho một chỉ huy trưởng trực tiếp thi công, giải quyết mọi vướng mắc phát sinh tại công trình song vẫn chịu sự giám sát chặt chẽ của của ban giám đốc công ty và các phòng liên quan. Công ty giao khoán toàn bộ chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung nên tạo nên sự chủ động tích cực và có trách nhiệm trong công việc của chỉ huy trưởng công trình đồng thời cũng thuận lợi cho việc thu thập chứng từ về phòng kế toán được tập trung.
Hình thức kế toán áp dụng tại công ty là hình thức chứng từ ghi sổ cũng phù hợp với qui mô đặc điểm sản xuất kinh doanh tại công ty, phù hợp với năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ kế toán, thuận lợi cho việc cơ giới hoá kế toán, mẫu chứng từ cũng như trình tự luân chuyển chứng từ nhìn chung theo đúng chế độ qui định.
Về bộ sổ kế toán : Công ty có hệ thống sổ sách kế toán gồm sổ tổng hợp (sổ cái ), sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, được ghi chép phản ánh liên tục theo trình tự thời gian và theo nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, có bảng cân đối số phát sinh phục vụ cho công tác kiểm tra, đối chiếu.
Về tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty đã tổ chức vận dụng chế độ kế toán doanh nghiệp một cách linh hoạt và tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, một công ty thuộc loại hình doanh nghiệp xây lắp. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một phần hành quan trọng và tổng hợp nên hết sức được chú trọng.
Đối tượng hạch toán chi phí và sản xuất và tính giá thành sản phẩm và phưông pháp tính giá thành sản phẩm đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Kỳ tính giá thành sản phẩm không xác định là tháng hoặc quí như các doanh nghiệp khác mà theo thời gian hoàn thành các công trình cũng phù hợp với thực tế.
Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho trực tiếp thi công công trình chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và có tính chất quyết định đến chất lượng công trình nên được quản lý chặt chẽ, được tổ chức cung ứng phù hợp.Vật liệu quan trọng, giá trị lớn thì công ty tự tổ chức tìm nguồn hàng kí kết hợp đồng mua rồi vận chuyển đến chân công trình còn lại thì chỉ huy trưởng công trình tuỳ yêu cầu thực tế mà cung ứng thêm. Như vậy doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí kho bãi, chi phí bảo quản vật liệu, chi phí vận chuyển từ kho bãi đến chân công trình (nhất là các công trình xa). Chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vì vậy không đối ứng trực tiếp với TK 152, TK 153 mà đối ứng trực tiếp với TK 141:Tạm ứng.Việc đó cũng giảm bớt rất nhiều khối lượng công việc cho kế toán công ty (không phải ghi phiếu nhập kho xuất kho, ghi các sổ chi tiết và sổ tổng hợp các TK 152,TK 153 ).
Về chi phí nhân công trực tiếp: Hình thức khoán gọn các công việc thủ công cho lao động địa phương cũng mang lại hiệu quả cao thể hiện ở việc nâng cao trách nhiệm, ý thức tự giác cho người lao động vì đã gắn lợi ích vật chất với khối lượng và chất lượng công việc của họ, đảm bảo công việc đạt yêu cầu cả về chất lượng và tiến độ thi công. Việc hạch toán cũng thuận lợi hơn vì công ty không phải quản lý và trả lương cho các đối tượng này.TK đối ứng không qua 334,338 mà qua 141. Chi phí nhân công trực tiếp cũng được tiết kiệm nhiều nhờ không mất chi phí đi lại, phụ cấp khi phải đi xa cho nhân công.
Về chi phí máy thi công : Công ty có năng lực máy móc, thiết bị thi công rất lớn đáp ứng chủ yếu yêu cầu thi công các công trình có yêu cầu kỹ thuật cao như các công trình sân bay của công ty, giúp công ty đứng vững được trên thị trường xây dựng đầy cạnh tranh khốc liệt. Máy móc, thiết bị luôn luôn được bổ sung các dây truyền hiện đại, được bảo dưỡng tốt và sử dụng có hiệu qủa. Ngoài ra công ty còn thuê máy móc, thiết bị bên ngoài sao cho tiết kiệm chi phí nhất. Công ty tập hợp chi phí máy thi công vào riêng tài khoản 623 Chi phí chi phí máy thi công là hợp lý và phù hợp với chế độ qui định và đối ứng với TK này là 141.
Chi phí sản xuất chung : Những chi phí phát sinh tại mỗi công trình được tập hợp cho từng công trình để quyết toán và ghi sổ thuận lợi .Chi phí khấu hao được tập được phân biệt riêng thể hiện vai trò của khấu hao trong tổng chi phí. Khấu hao được tính toán và phân bổ theo đứng qui định của chế độ và được ghi sổ đầy đủ.
Nhìn chung công tác hạch toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tương đối đầy đủ và nền nếp .
Bên cạnh đó mỗi công trình đều có dự toán chặt chẽ làm cơ sở để tạm ứng cho từng công trình, quản lý chi phí phát sinh cũng như đánh giá mức độ tiết kiệm từng khoản mục chi phí ở từng công trình để đó nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm lớn trên, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ACC còn có những hạn chế nhất định cần sửa đổi để được hoàn thiện hơn.
2. Nhược điểm
Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ACC vẫn còn một số điểm chưa phù hợp với chế độ cũng như thực tế mà em nhận thấy như sau:
Công tác thu nhận chứng từ chưa kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các chứng từ được thu thập và gửi về phòng kế toán là đầy đủ song thường là được về muộn dẫn đến có chi phí phát sinh tháng này nhưng đến mấy tháng sau mới được phản ánh trên sổ kế toán đặc biệt là với các công trình có thời gian thi công kéo dài, xa trụ sở.
Tổ chức hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết cũng chưa được tách biệt, căn cứ để ghi sổ chi tiết là sổ cái vì vậy chưa thể hiện được quan hệ giữa hai sổ này là nhằm để đối chiếu số liệu để phát hiện ra các sai sót. Đồng thời trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty cũng chưa mở sổ chi tiết các tài khoản 621,622,623,627 mà mới chỉ có sổ chi tiết TK154. Mà đối với các công ty nói chung và công ty nói riêng thì sổ chi tiết các tài khoản trên là rất quan trọng.
Khi hạch toán các khoản mục chi phí cụ thể công ty cũng chưa phản ánh một cách chính xác các chi phí phát sinh vào từng khoản mục chi phí cụ thể VD: khi hạch toán chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trực tiếp kế toán mới chỉ phản ánh giá mua chứ không phản ánh chi phí thu mua mà đưa các chi phí này vào chi phí sản xuất chung, khoản mục chi phí chi phí máy thi công của công ty chỉ bao gồm các chi phí phát sinh tại công trình do kế toán công trình tập hợp được như chi phí nguyên vật liệu phục vụ chi phí máy thi công, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy, lương nhân viên điều khiển máy, chi phí thuê máy… chứ không có chi phí khấu hao chi phí máy thi công mà đây lại là chi phí rất quan trọng và chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí chi phí máy thi công, khoản mục chi phí sản xuất chung thì không có lương và trích theo lương của các cán bộ quản lý thi công công trình mà chi phí này được đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp… Cách làm như vậy làm cho chi phí phát sinh ở mỗi khoản mục chi phí chưa được phản ánh một cách chính xác.
Việc tính giá thành sản phẩm cũng chưa được đầy đủ và chính xác. Trong giá thành sản phẩm của công ty cũng mới chỉ bao gồm các chi phí trực tiếp phát sinh tại mỗi công trình chứ không bao gồm chi phí khấu hao vì vậy mà giá thành tính được luôn luôn nhỏ hơn giá thành thực tế (tức là chưa phản ánh được đầy đủ chi phí trực tiếp phát sinh để hoàn thành công trình).
Tại công ty ACC, máy móc, thiết bị có giá trị rất lớn nên chi phí sửa chữa là tương đối lớn, tuy nhiên công ty không trích trước chi phí sửa chữa để phân bổ cho các công trình mà thường là công trình nào mà máy móc, thiết bị đang phục vụ bị hỏng, phải sửa chữa thì sẽ phải chịu toàn bộ chi phí sửa chữa đó. Cách làm như vậy chưa chặt chẽ và chính xác.
Trên cơ sở các tồn tại đó, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ACC
Mặc dù khả năng nhìn nhận đánh gía còn hạn chế, hiểu biết thực tế chưa nhiều song em cũng xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Giải pháp 1: Qui định thời gian thu nhận chứng từ gốc chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Các chứng từ gốc khi phát sinh theo qui định phải được chuyển ngay về phòng kế toán để tổng hợp, kê khai thuế hàng tháng và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Song do các công trình xa trụ sở việc làm đó chưa kịp thời, thường để vào thời gian cuối khi kết thúc công trình …Vì thế việc theo dõi chứng từ, hàng hoá, dịch vụ mua vào đôi khi còn khó khăn cho công tác kế toán do vậy chi phí phát sinh trong tháng không được hạch toán đầy đủ, có những chi phí phát sinh từ tháng trước thì tháng này mới được hạch toán, và có những chi phí phát sinh tháng này thì tháng sau mới được hạch toán. Như vậy việc hạch toán chi phí sản xuất chưa được đầy đủ và đúng kỳ.
Để khắc phục tình trạng trên, công ty cần qui định cụ thể thời gian thu nhận chứng từ, yêu cầu chỉ huy trưởng công trình và kế toán công trình phải có trách nhiệm hàng tháng theo dõi, tập hợp đầy đủ các chứng từ liên quan phát sinh gửi về phòng kế toán của công ty. Cần có sự quản lý chặt chẽ tiến độ thi công kết hợp với với theo dõi chứng từ xem có đầy đủ, hợp lý, hợp lệ hay không, phải quyết toán hết tạm ứng đợt trước thì mới tạm ứng đợt sau, tránh trường hợp tạm ứng quá số dự toán được duyệt.
Giải pháp hai: Tách qui trình hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết.
Hạch toán tổng hợp và hạch toán và hạch toán chi tiết phải là hai hệ thống song song với nhau trong đó hạch toán chi tiết theo dõi chi tiết từng đối tượng kế toán,cụ thể hoá số liệu trên sổ tổng hợp. Số liệu trên sổ cái được đối chiếu với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết để kiểm tra tính đúng đắn phù hợp của chúng, nếu có sai lệch thì cũng dễ dàng tìm ra nguyên nhân.
Tại công ty, giữa hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết còn chưa được tách biệt, sổ cái là một trong các căn cứ để ghi sổ chi tiết vì vậy sổ chi tiết chưa thể hiện được vai trò là một căn cứ để đối chiếu với sổ tổng hợp.
Vì vậy công ty cần tách biệt qui trình hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết theo đúng chế độ qui định.Với hình thức chứng từ ghi sổ được áp dụng tại công ty, trình tự kế toán áp dụng tại công ty phải theo trình tự như sau: Căn cứ vào các chứng từ gốc phát sinh, bảng tổng hợp chứng từ gỗc (bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào, các bảng tổng hợp chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp , chi phí chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung …), các bảng tính và phân bổ khấu hao, bảng tính giá thành sản phẩm, kế toán lập chứng từ ghi sổ, vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các tài khoản liên quan. Đồng thời cũng căn cứ vào các chứng từ gốc, các bảng tổng hợp chứng từ gốc …kế toán ghi sổ chi tiết cho các tài khoản rồi căn cứ vào các sổ chi tiết đó để lập bảng tổng hợp chi tiết làm căn cứ để đối chiếu với số liệu trên sổ cái để kiểm tra tính chính xác của quá trình ghi sổ. Có thể khái quát trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ như sau:
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức CTGS
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ quỹ
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng T.hợp CT gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số P.sinh
Báo cáo tài chính
Sổ đăng ký CTGS
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Giải pháp ba: Hoàn thiện các sổ chi tiết hạch toán chi phí sản xuất .
Sổ chi tiết là sổ dùng để phản ánh chi tiết từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp chưa thực hiện được.
Số liệu trên sổ kế toán chi tiết dùng để phản ánh tình hình tài sản, vật tư, tiền vốn, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và làm căn cứ để lập bảng tổng hợp chi tiết.
Tại công ty ACC chưa có các sổ chi tiết các tài khoản 621, 622, 623, 627 mà mới chỉ có sổ chi tiết TK 154. Mà thực tế các sổ trên là rất cần thiết. Nó phản ánh một cách cụ thể các chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến mỗi công trình. Sổ chi tiết mà được tổ chức ghi chép đầy đủ và phù hợp thì việc quản lý, theo dõi các chi phí phát sinh ở mỗi công trình được chi tiết đầy đủ và thuận tiện hơn, có thể phát hiện các khoản chi sai, chưa hợp lý, chưa tiết kiệm.Từ đó có biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Vì vậy công ty nên mở thêm sổ chi tiết các tài khoản 621,622.623,627 chi tiết cho mỗi công trình. Ví dụ sổ chi tiết chi phí chi phí máy thi công như sau:
Sổ chi tiết chi phí sử dụng xe máy thi công
Tài khoản 623
Tháng ....năm...
CT
Diễn giải
TKđư
Khoản mục chi phí
Cộng
SH
NT
6231
6232
6233
6234
6237
6238
…..
Cộng
Sổ chi tiết này phản ánh đầy đủ các chi phí máy thi công trong năm theo từng công trình thi công trong năm đó. Các sổ chi tiết khác cũng làm tương tự.
Giải pháp bốn: Hoàn thiện hạch toán chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Tại công ty ACC, chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mới chỉ phản ánh giá mua nguyên vật liệu trực tiếp cho mỗi công trình. Mà theo qui định, chi phí chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm có giá mua ghi trên hoá đơn của người bán hàng cộng với chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bảo quản, phí bảo hiểm, tiền thuê kho bẫi, phí hao hụt hợp lý trên đường đi…Làm như vậy sẽ làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn luôn giảm song thực tế không phải như vậy. Phản ánh không đầy đủ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì khi phân tích cơ cấu của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí cũng như việc đánh giá mức độ tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp so với kế hoạch, dự toán là không chính xác, có thể dẫn đến hiểu nhầm về các chi phí này.
Vì vậy theo em công ty cần đưa các chi phí trên vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, khi quyết toán chi phí, căn cứ vào các chứng từ minh chứng cho các chi phí phát sinh có liên quan đến việc mua hàng hoá dịch vụ kế toán ghi:
Nợ TK621
Nợ TK 133
Có TK 141
Thay vì ghi:
Nợ TK 627
Nợ TK 133
Có TK 141
Như hiện công ty vẫn làm.
Giải pháp năm: Hoàn thiện hạch toán chi phí sử dụng chi phí máy thi công.
Theo qui định, chi phí sử dụng chi phí máy thi công gồm các nội dung: lương, phụ cấp của công nhân điều khiển máy, chi phí nguyên vật liệu phục vụ chi phí máy thi công, chi phí dụng cụ , chi phí khấu hao máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy thi công, chi phí thuê máy…trong đó thì chi phí khấu hao là chi phí quan trọng và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí chi phí máy thi công. Thế nhưng, thực tế công ty lại không hạch toán chi phí khấu hao máy thi công vào khoản mục chi phí chi phí máy thi công vì vậy mà chi phí chi phí máy thi công cũng luôn thấp hơn thực tế, qui mô của chi phí chi phí máy thi công phản ánh trên sổ kế toán là chưa chính xác. Ngoài ra, đối với chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, công ty thường phân bổ những chi phí sửa chữa lớn khi chi phí phát sinh cho các công trình sau chịu, còn công ty không trích trước chi phí sửa chữa lớn để phân bổ cho các công trình đang thi công chịu trước mà các chi phí mà thực tế thì các chi phí này phát sinh có liên quan trực tiếp đến công trình đang thi công nhiều hơn là các công trình sau này. Các chi phí sửa chữa nhỏ khác công ty thường phân bổ cho công trình mà máy móc, thiết bị đang phục vụ gánh chịu hết. Như vậy làm cho chi phí chi phí máy thi công của công trình đó tăng cao. Tất cả các yếu tố đó làm ảnh hưởng đến tính chính xác của thông tin chi phí, đánh giá về chi phí có thể bị sai lệch.Vì vậy công ty cần điều chỉnh lại cách hạch toán chi phí chi phí máy thi công cho chính xác và phù hợp.
Khi tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ, đối với khấu hao máy móc, thiết bị dùng cho thi công các công trình thì kế toán phải tính toán và phân bổ cho khoản mục chi phí máy thi công. Khi phân bổ chi phí khấu hao chi phí máy thi công cho mỗi công trình cần căn cứ vào thực tế sử dụng chi phí máy thi công để phân bổ cho chính xác. Trong thực tế sản xuất có những công trình ít sử dụng máy thi công công ty mà thuê ngoài là chủ yếu, có công trình lại chủ yếu sử dụng máy móc, thiết bị của công ty. Chỉ căn cứ vào doanh thu của công trình và một tỷ lệ nhất định để phân bổ chi phí khấu hao cho công trình đó thì sẽ dẫn đến công trình nào ít sử dụng chi phí máy thi công của công ty mà thuê ngoài nhiều sẽ có chi phí chi phí máy thi công cao do vẫn phải chịu chi phí khấu hao mà đáng ra không phải chịu và ngược lại. Vì vậy khi đưa máy móc, thiết bị thi công phục vụ cho công trình nào thì công ty cần theo dõi số ca xe máy thi công phục vụ công trình đó. Trên cơ tổng ca xe máy sử dụng trong tháng và ca xe máy sử dụng cho mỗi công trình và khấu hao máy móc, thiết bị đó trích trong tháng để phân bổ khấu hao trong tháng của máy móc, thiết bị cho mỗi công trình. Việc theo dõi ca xe máy thi công được thực hiện theo mẫu sau:
phiếu theo dõi ca xe máy thi công
Tháng…năm…
Quyển số:
Số:
Tên xe máy:
Mã hiệu:
Nước sản xuất:
Biển đăng ký:
Công suất:
Ngày
Đối tượng sử dụng
Số giờ máy thực tế hoạt động
Số ca máy thực tế hoạt động
Chữ ký bộ phận sử dụng xe máy
A
B
1
2
C
…….
Phụ trách đơn vị quản lý xe máy Người điều khiển xe máy
Đồng thời doanh nghiệp cũng cần lên kế hoạch bố trí sử dụng máy móc, thiết bị phục vụ thi công các công trình một cách hợp lý, phát huy tối đa năng lực của máy móc, thiết bị, tránh để máy móc, thiết bị nhàn rỗi.
Đối với chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, công ty cần chủ động tính toán và trích trước các chi phí này tránh làm cho chi phí tăng lên một cách đột biến ở kỳ sau (thực chất của chi phí trích trước là chi phí có liên quan trực tiếp đến kỳ hạch toán song chưa xảy ra. Tuy vậy vẫn phải đưa vào chi phí trong kỳ). Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí trích trước là tài khoản 335 Chi phí phải trả. Khi trích trước chi phí kế toán ghi:
Nợ TK 623
Có TK 335
Khi chi phí thực sự phát sinh kế toán ghi:
Nợ TK 335
Có TK 111,112 ,331
Giải pháp sáu: Hoàn thiện tính giá thành sản xuất sản phẩm
Giá thành sản xuất sản phẩm phải phản ánh được đầy đủ các chi phí trực tiếp phát sinh liên quan đến từng công trình hoàn thành bàn giao. Nhưng tại công ty ACC giá thành sản xuất chỉ bao gồm các chi phí ở công trường mà kế toán hạch toán chứ chưa phản ánh được các khoản chi phí trực tiếp không tập hơp được cho từng công trình mà tập hợp chung rồi phân bổ như chi phí khấu hao, một khoản chi phí lớn và rất quan trọng. Mặc dù các chi phí đó cuối cùng được phân bổ đầy đủ cho các công trình khi tính giá thành toàn bộ vì vậy giá thành toàn bộ vẫn chính xác nhưng nhưng các nhân tố cấu thành nên giá thành toàn bộ đó lại chưa chính xác, thông tin kế toán vì vậy có thể bị hiểu nhầm. Giá thành toàn bộ của công ty gồm các khoản sau: giá thành thực tế (giá thành sản xuất), chi phí quản lý doanh nghiệp và khấu hao được phân bổ. Sở dĩ công ty đưa khoản mục chi phí khấu hao vào bảng tính giá thành toàn bộ là vì tại công ty chi phí bán hàng không có còn chi phí khấu hao lại rất lớn vì vậy công ty thay cột chi phí bán hàng bằng cột khấu hao TSCĐ để thể hiện vai trò của chi phí khấu hao trong toàn bộ chi phí. Tuy nhiên làm như vậy là không đúng vì khoản chi phí khấu hao trên là chi phí có liên quan trực tiếp đến quá trình thi công công trình còn chi phí bán hàng là chi phí gián tiếp mà tính giá thành toàn bộ nhằm mục đích phân bổ chi phí gián tiếp cho mỗi công trình.
Như vậy khi hạch toán chi phí khấu hao máy móc, thiết bị kế toán ghi như sau:
Nợ TK142
Có TK214
Sau đó phân bổ chi phí cho mỗi công trình kế toán ghi:
Nợ TK 623,627
Có TK 142
Khi kết chuyển chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 154
Có TK 623,627
Chứ không hạch toán như công ty hiện đang làm là khi phân bổ chi phí khấu hao ghi:
Nợ TK 627/ Có TK 214
Sau đó kết chuyển chi phí
Nợ TK142/ Có TK 627
Khi phân bổ chi phí cho mỗi công trình ghi:
Nợ TK 911/ Có TK 142
Vì vậy trong bảng tính giá thành sản xuất sản phẩm công ty nên đưa thêm cột chi phí khấu hao TSCĐ để vừa thể hiện được vai trò của chi phí khấu hao máy móc, thiết bị vừa tính đúng và tính đủ giá thành sản xuất còn trong bảng tính giá thành toàn bộ thì không nên đưa vào cột này.
Bên cạnh những vấn đề cơ bản cần hoàn thiện trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nêu trên, công ty cũng nên chú ý thêm một số những tồn tại khác cần hoàn thiện. Tuy rằng những tồn tại này là nhỏ, không ảnh hưởng trọng yếu đến các mặt của hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng nếu được làm tốt thì hiệu qủa của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm càng cao hơn. Ví dụ, trong khoản mục chi phí sản xuất chung công ty nên hạch toán cả tiền lương và trích theo lương của cán bộ quản lý chung của công trình chứ không nên đưa vào chi phí quản lý doanh nghiệp vì đây là chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng công trình xây dựng chứ không phải là chi phí chung của toàn công ty. Đối với các công cụ dụng cụ ( chưa đủ điều kiện để coi là TSCĐ thì hiện công ty đưa vào chi phí sản xuất chung của công trình sử dụng đầu tiên chịu, các công trình sau không phải chịu chi phí đó nữa mặc dù có sử dụng chúng. Nếu như công ty phân bổ một cách hợp lý chi phí đó cho các công trình thì giá thành sản xuất của mỗi công trình sẽ chính xác hơn. Vì vậy, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, công ty nên lựa chọn tiêu thức phân bổ thích hợp (Phân bổ một lần, phân bổ 50%, phân bổ nhiều lần). Công ty cũng nên chú trọng tận dụng máy vi tính , sử dụng phần mềm kế toán để giảm bớt khối lượng công việc thủ công, công việc tiến hành được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Với hình thức kế toán chứng từ ghi sổ, việc tin học hoá công tác kế toán là rất thuận lợi.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có một mục đích chủ yếu là nhằm tìm biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tại công ty ACC, để tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm công ty nên chú trọng các vấn đề sau:
Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , đây là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí sản xuất (70-80%) nên quản lý và sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ làm giảm đáng kể giá thành sản phẩm. Tại công ty, nguyên vật liệu được mua và chuyển đến chân từng công trình thi công khi có nhu cầu chứ không dự trữ qua kho, vì vậy nguồn cung cấp nguyên vật liệu là rất quan trọng, doanh nghiệp cần thiết lập quan hệ bạn hàng ổn định và đáng tin cậy với các nhà cung cấp để chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu nguyên vật liệu cho từng công trình và có giá mua ồn định đồng thời doanh nghiệp cũng cần căn cứ vào từng địa điểm thi công công trình cụ thể để tìm hiểu sử dụng nguyên vật liệu thay thế ở địa phương có thể tiết kiệm đưọc nhiều chi phí vận chuyển và giá mua cũng có thể rẻ hơn. Doanh nghiệp cần xây dựng định mức nguyên vật liệu cụ thể, sát với thực tế thi công, buộc các công trình phải chấp hành đúng định mức được đưa ra, có quy chế khen thưởng, kỷ luật trong việc sử dụng tiết kiệm hay lãng phí nguyên vật liệu, thường xuyên phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế với định mức để phát hiện những trường hợp tăng giảm chi phí nguyên vật liệu nhằm có biện pháp xử lý kịp thời.
Đối với chi phí nhân công trực tiếp, vì khoản mục chi phí này chủ yếu là chi phí cho lao động thuê ngoài tạm thời trong thời gian thi công công trình, hình thức khoán gọn là rất phù hợp. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ chất lượng cũng như tiến độ hoàn thành công viêc của họ, bố trí tổ chức lao động hợp lý, khoa học đồng thời doanh nghiệp cũng cần chú trọng bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề đảm nhiệm những phần công việc yêu cầu kỹ thuật cao.
Đối với chi phí máy thi công, để máy móc, thiết bị của công ty phát huy hiệu quả tối đa, công ty có kế hoạch sử dụng máy móc, thiết bị cụ thể, có kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thường xuyên, chủ động thuê máy móc, thiết bị ngoài nếu chi phí rẻ và thuận lợi hơn sử dụng máy móc, thiết bị của công ty .
Đối với chi phí sản xuất chung, chi phí quản lý doanh nghiệp, vì đây là khoản mục chi phí có nhiều nội dung, khó kiểm soát nên doanh nghiệp cần có qui định giới hạn đối với các khoản mục chi phí này.
Triệt để thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là nhân tố không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
kết luận
"Thương trường là chiến trường", kinh tế cũng là một mặt trận, đối với quân đội khi chuyển sang làm kinh tế cũng là chiến đấu trên một mặt trận khác, mặt trận không tiếng súng song cũng muôn phần khó khăn. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình các doanh nghiệp quân đội cũng phải làm sao để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất với các yếu tố đầu vào hợp lý. Vì vậy, tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm là một yếu tố sống còn, đặc biệt là trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt.
Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là một công cụ đắc lực giúp các nhà quản trị đưa ra các quyết định đúng đắn , kịp thời.
Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một yêu cầu đặt ra đối với hầu hết các doanh nghiệp nói chung và công ty ACC nói riêng. Em hy vọng rằng, trong thời gian tới, công ty sẽ ngày càng phát triển hơn, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ ngày càng phát huy hiệu quả của mình trong thành công chung của công ty.
Tài liệu tham khảo
1 Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính VAT
TS Nguyễn văn Công- Nhà xuất bản tài chính 2000
2 Hệ thống kế toán doanh nghiệp xây lắp . Những văn bản pháp quy
Nhà xuất bản Tài Chính- 1999
3 Kế toán tài chính
Nhà xuất bản tài chính 2000
4 Lý thuyết và thực hành kế toán Mỹ
Nhà xuất bản Tài Chính 1996
5 Hệ thống kế toán doanh nghiệp( Quyển1, quyển 2)
Nhà xuất bản tài chính 2000
6 Tạp chí kế toán
7 Tạp chí kiểm toán
8 Tạp chí kinh tế và phát triển
9 Công báo
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0695.doc