Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng công trình 56 thuộc tổng công ty Thành An Binh đoàn 11 Bộ Quốc Phòng

Ở Công ty xây dựng công trình 56 chi phí sử dụng máy thi công ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng giá thành của các công trình xây dựng. Việc tính và tập hợp các chi phát sinh đối với việc sử dụng máy thi công ở từng công trình như Công ty đã tập hợp là hoàn toàn hợp lý ngoại trừ việc tính và phân bổ khấu hao máy thi công. Việc phân bổ khấu hao máy thi công cho các đối tượng sử dụng ở Công ty chưa được hợp lý. Công ty phân bổ khấu hao máy thi công cho từng công trình theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, do vậy mà chi phí trực tiếp ở công trình nào càng lớn thì phải chịu khấu hao máy thi công càng lớn, không cần biết là công trình đó có sử dụng máy thi công đó hay không. Do vậy để đảm bảo việc tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí vào giá thành công trình thì Công ty nên phân bổ khấu hao máy thi công như sau: Hàng tháng đội phụ trách máy thi công phải gửi lịch trình ca máy hoạt động về phòng kế toán và có bảng chi tiết sử dụng máy của từng công trình. Căn cứ vào ca máy mà các công trình đã sử dụng, Kế toán tài sản cố định sẽ tiến hành phân bổ khấu hao máy thi công cho ca máy và nhân với số ca máy mà công trình đã sử dụng. Còn những máy móc chưa công trình nào sử dụng thì số khấu hao này sẽ tiến hành phân bổ theo yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Có như vậy việc phân bổ khấu hao máy thi công cho các công trình mới chính xác và đầy đủ.

doc94 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1120 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng công trình 56 thuộc tổng công ty Thành An Binh đoàn 11 Bộ Quốc Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tượng phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty XDCT 56 đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đồng thời cũng là đối tượng tính giá thành, cụ thể đó là công trình hoặc HMCT hoàn thành bàn giao theo các giai đoạn quy ước giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công. Phương pháp tính giá thành được áp dụng tại Công ty xây lắp 524 là phương pháp tính giá thành giản đơn. Giá thành sản phẩm được tính bằng cách căn cứ trực tiếp vào chi phí sản xuất đã tập hợp được của công trình trong tháng và giá trị sản phẩm làm dở đầu kỳ, cuối kỳ để tính ra giá thành sản phẩm theo công thức: Giá thành thực tế Chi phí T/tế Chi phí T/tế Chi phí T/tế K/ lượng S/ phẩm = K/lượng X/lắp + K/lượng X/lắp - K/lượng X/lắp Hoàn thành dở dang đầu kỳ P/sinh trong kỳ dở dang C/ kỳ 2/ Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Thông thường đối với các công trình xây dựng thì chi phí nguyên vật liệu là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn, thường từ 70% đến 80% (tuỳ theo kết cấu công trình) trong giá thành sản phẩm. Từ thực tế đó đòi hỏi phải tăng cường công tác quản lý vật tư, công tác kế toán vật liệu góp phần đảm bảo sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vật tư nhằm hạ thấp chi phí sản xuất. Khi có nhu cầu về sử dụng vật tư, kỹ thuật công trình viết phiếu xuất vật tư có chữ ký của thủ trưởng đơn vị chuyển cho thủ kho để xuất vật tư phục vụ thi công. Cuối tháng, kế toán thu thập thẻ kho và phiếu xuất kho. Trên mỗi phiếu xuất, kế toán đã định khoản, tính tổng số tiền. Hàng tháng, từ các phiếu xuất kho, kế toán công trình lập bảng chi tiết xuất vật tư gửi về phòng kế toán Công ty (Mẫu 1.1) (Mẫu 1.1) Bảng chi tiết xuất vật tư, công cụ dụng cụ Số : 01 Tháng 12 năm 2005 Kho công trình Toà an quõn sự trung ưong TT Tên, quy cách vật tư Đơn vị tính Đơn giá Ghi có TK 152, 153, ghi nợ các TK 621 CT TAQSTƯ 627 CT TAQSTƯ 142 CT TAQSTƯ SL thành tiền SL thành tiền SL thành tiền TK 152 1 Cát đen m3 30.000 80 2.400.000 2 Nhôm m2 42.500 286,5 12.176.250 3 Sơn kg 30.000 59 1.770.000 4 Gỗ cốp pha m3 5.776.128 40.432.896 ................. Cộng TK 152 206.109.414 5.776.128 40.432.896 TK 153 1 Dụng cụ sản xuất đ 84.594 4.060.512 ............ Cộng TK 153 84.594 4.060.512 Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên bảng chi tiết xuất vật tư, công cụ dụng cụ, kế toán công ty nạp số liệu vào máy theo định khoản: Nợ TK 621 - TAQSTƯ: 206.109.414 Có TK 152: 206.109.414 Ngoài ra, trong sản xuất sản phẩm xây lắp cần sử dụng rất nhiều loại vật liệu luân chuyển như gỗ, cốp pha, đà giáo, sắt định hình... hoặc công cụ dụng cụ phục vụ thi công. Các loại vật liệu, công cụ dụng cụ này được phân bổ giá trị nhiều lần vào chi phí sản xuất. Cụ thể, từ các phiếu xuất vật liệu và công cụ sử dụng luân chuyển trong tháng 12/2005 ở công trình TAQSTƯ kế toán công trình tính toán lập định khoản rồi tổng hợp, phân bổ như sau: - Xuất vật liệu sử dụng luân chuyển: Nợ TK 142 (1421): 40.432.896 Có TK 152 40.432.896 - Xuất công cụ dụng cụ: Nợ TK 142 (1421): 4.060.512 Có TK 153 4.060.512 Cuối tháng, căn cứ vào số lần sử dụng của vật liệu luân chuyển, thời gian sử dụng của từng loại CCDC, kế toán tiến hành phân bổ vào giá thành, cụ thể cho công trình TAQSTƯ là: Trong tháng 12/2005, công trình TAQSTƯ xuất gỗ để phục vụ thi công với giá vốn thực tế xuất kho là: 40.432.896 đ. Số lần luân chuyển của gỗ là 7 lần à số phân bổ trong tháng 12/2005 là: 40.432.896/ 7 = 5.776.128 đồng Đối với dụng cụ sản xuất, trong tháng công trình xuất dụng cụ sản xuất phục vụ thi công với giá vốn thực tế xuất kho là 4.060.512 đồng. Thời gian phân bổ là 4 năm à số phân bổ trong tháng 12/2003 là 4.060.512/48 tháng= 84.594 đồng. Trên cơ sở số liệu này kế toán định khoản: Nợ TK 627 - TAQSTƯ 5.860.722 6272: 5.776.128 6273: 84.594 Có TK 142 (1421): 5.860.722 Tất cả các số liệu và định khoản trên là cơ sở để kế toán công ty nạp số liệu vào máy vi tính, lên sổ nhật ký chung (Mẫu 1.2), sổ cái các tài khoản liên quan và ghi sổ chi tiết chi phí sản xuất các công trình. (Mẫu 1.2) công ty XDCT 56 Nhật ký chung (Từ ngày 01/12/2005 đến ngày 31/12/2005) (Trích) Số CT Ngày CT Nội dung TKĐƯ Số tiền Nợ Số tiền Có 3 5/12 Chi phí vận chuyển đất thải ở CTr. TAQSTƯ 6277 1111 5.757.636 5.757.636 8 CTr. TAQSTƯ xuất vật tư T12/2005 621 152 206.109.414 206.109.414 2 CTr.Hội trương bộ quốc phũng xuất vật tư T12/2005 621 152 362.805.312 362.805.312 7 15/12 Xuất gỗ cốp pha phục vụ thi công CTr. TAQSTƯ 1421 152 40.432.896 40.432.896 10 3/12 CTr. TAQSTƯ xuất dụng cụ sản xuất phục vụ thi công 1421 153 4.060.512 4.060.512 12 26/12 Phân bổ lương T12/2005 công trình TAQSTƯ 622 334 24.733.130 24.733.130 11 26/12 CTr. TAQSTƯ trích KPCĐ T12/2005 6271 3383 548.483 548.483 9 26/12 CTr. TAQSTƯ trích BHXH T12/2005 6271 3382 503.064 503.064 13 26/12 Phân bổ lương gián tiếp CTr. TAQSTƯ 6271 334 2.690.965 2.690.965 18 15/12 CTr. TAQSTƯ phân bổ gỗ cốp pha 6272 1421 5.776.128 5.776.128 15 3/12 CTr. TAQSTƯ phân bổ dụng cụ sản xuất 6273 1421 84.594 84.594 17 26/12 Chi phí khấu hao máy thi công công trình TAQSTƯ 6234 214 831.358 831.358 21 26/12 Tiền lương công nhân điều khiển máy thi công công trình TAQSTƯ 6231 334 598.577 598.577 16 3/12 Chi phí nhiên liệu cho máy thi công 6232 152 12.295.783 12.295.783 19 20/12 Chi phí bằng tiền khác phục vụ MTC 6238 338 115.000 115.000 ... ... ...... .... ..... ..... Cộng ............. ............. (Mẫu 1.3) công ty XDCT 56 sổ chi tiết tài khoản 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Công trình TOÀ AN QUÂN SỰ TRUNG ƯƠNG Tháng 12 năm 2005 Chứng từ Diễn giải TK đối Phát sinh Nợ PS Có Số Ngày ứng Tổng số tiền VL chính VL phụ Số dư đầu kỳ 8 Chi phí vật liệu chính 152 183.437.378 183.437.378 8 Chi phí vật liệu phụ 152 22.672.036 22.672.036 Cộng Nợ TK 621 206.109.414 183.437.378 22.672.036 (Mẫu 1.4) sổ cái tài khoản 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tháng 12 năm 2005 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số Ngày Nợ Có Số dư đầu kỳ 8 Chi phí NVL công trình TAQSTƯ 152 206.109.414 10 Chi phí NVL công trình HTBQP 152 362.805.312 ....................... Cộng Nợ TK 621 ....................... 3/ Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp là khoản chi phí trực tiếp ở Công ty và gắn liền với lợi ích của người lao động. Do vậy, việc hạch toán đúng, đủ chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương, trả lương chính xác, kịp thời cho người lao động, từ đó nó có tác dụng tích cực góp phần khích lệ người lao động nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm... Chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty bao gồm: - Tiền lương công nhân trong danh sách. - Tiền lương công nhân thuê ngoài. - Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ Hiện nay, lực lượng lao động ở Công ty gồm hai loại: CNVC trong danh sách (còn gọi là trong biên chế) và CNVC ngoài danh sách (CN thuê ngoài). Bộ phận CNVC trong danh sách gồm công nhân trực tiếp sản xuất và lao động gián tiếp (nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính). + Đối với công nhân trực tiếp sản xuất: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm. + Đối với lao động gián tiếp: Công ty trả lương khoán theo công việc của từng người (có quy chế trả lương riêng dựa theo cấp bậc, năng lực và công việc thực tế hoàn thành của từng người. Đối với bộ phận CNVC trong danh sách, Công ty tiến hành trính BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định hiện hành. Cụ thể là: + 15% BHXH tính theo lương cơ bản. + 2% BHYT tính theo lương cơ bản. + 2% KPCĐ tính theo lương thực tế. Đối với bộ phận CNVC ngoài danh sách, Công ty không tiến hành trích các khoản BHXH, BHYT theo tháng mà đã tính toán trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động, còn khoản KPCĐ, Công ty vẫn trích như CNVC trong danh sách. Chứng từ ban đầu để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp là các bảng chấm công đối với những công việc tính lương theo thời gian; còn đối với những công việc giao khoán cho các tổ, đội sản xuất thì căn cứ vào hợp đồng giao khoán. Ví dụ có mẫu hợp đồng giao khoán sau: (Mẫu 2.1) hợp đồng giao khoán Số: 04 Đơn vị: Ban Chủ nhiệm CTr. Toà ỏn quõn sự trung ương Công trình: TAQSTU Tổ: Nề Họ và tên tổ trưởng: Nguyễn Văn An TT Nội dung công việc ĐVT Đơn giá Khối lượng Thời gian KL thực hiện Thành tiền Bắt đầu Kết thúc 1 Láng nền tầng 1 m2 13.800 68 1/12 31/12 68 938.400 2 Trát tường WC m2 23.000 100 1/12 31/12 100 2.300.000 ............ ................. Cộng 5.898.350 Người nhận khoán Người giao khoán Tên đơn vị: Công ty XD Công trình 56 Mẫu số: 01/LĐTL Bảng chấm công TT Họ và tên Ngày trong tháng Tổng số công Số công hưởng BHXH Số công hưởng lương SP Ký hiệu chấm công 1 2 3 ... 1 Nguyễn Văn An x x x 28 2 Ngô Văn Thành x x x 26 3 Trần Bảo Ninh x x x 24 4 Phan văn Lợi x x x 27 .................. Cộng Người chấm công (Ký, ghi rõ họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, ghi rõ họ tên) Người duyệt (Ký, ghi rõ họ tên) Khi công việc hoàn thành phải có biên bản nghiệm thu, bàn giao về khối lượng, chất lượng với sự tham gia của các thành viên giám sát kỹ thuật bên A, giám sát kỹ thuật bên B, chủ nhiệm công trình cùng các thành viên khác. Cuối tháng, kế toán căn cứ vào các hợp đồng làm khoán, bảng thanh toán khối lượng thuê ngoài, bảng chấm công của các tổ, bộ phận để tính toán chia lương cho từng người theo hai cách là chia theo công hoặc chia theo hệ số được các tổ bình rồi tổng hợp lên bảng thanh toán lương cho tổ, bộ phận. Sau khi lập bảng thanh toán lương cho từng bộ phận, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp phân tích lương của công trình. Trên đó, kế toán đã tính toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào chi phí sản xuất trong tháng. Kế toán tiền lương của Công ty sẽ lập bảng phân bổ tiền lương toàn công ty (mẫu 2.2) trên cơ sở các bảng phân bổ tiền lương của các công trình gửi lên, đồng thời nạp số liệu vào máy vi tính, lên sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản 622, 334, 338 và ghi sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp cho công trình. (Mẫu 2.2) công ty XDCT 56 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 12 năm 2005 STT Nội dung Lương CN Lương CN thuê ngoài Tổng cộng BHXH, KPCĐ biên chế 17% 2% Tổng cộng I Tài khoản 622 153.273.490 229.910.234 383.183.724 5.824.392 7.663.674 13.488.067 1 Công trình TAQSTƯ 9.893.252 14.839.878 24.733.130 368.515 494.663 863.178 2 Công trình Hội trường BQP 17.414.654 26.121.983 43.536.637 661.757 870.732 1.532.490 ..... .............. .......... ......... ............ ........... ............... .................. II Tài khoản 6271 41.690.389 41.690.389 2.084.519 838.807 2.918.327 1 Công trình TAQSTƯ 2.690.965 2.690.965 134.548 53.820 188.368 2 Công trình Hội trường BQP 4.736.786 4.736.748 236.840 94.735 315.576 ... ............. .... ..... ..... ............ ............... .............. Tổng cộng 194.963.880 229.910.234 424.874.114 7.908.912 8.497.482 16.406.394 (Mẫu 2.3) công ty XDCT 56 Sổ chi tiết tài khoản 622 Chi phí nhân công trực tiếp Công trình TAQSTƯ Tháng 12 năm 2005 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Ghi Nợ Ghi Có Số Ngày TK 622 TK 622 12 20/12 Chi phí tiền lương CN trực tiếp thi công công trình 334 24.733.130 Cộng Nợ TK 622 334 24.733.130 (Mẫu 2.4) công ty XDCT 56 Sổ cái tài khoản 622 Chi phí nhân công trực tiếp Tháng 12 năm 2005 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Ghi Nợ Ghi Có Số Ngày TK 622 TK 622 SDĐK 12 20/12 Chi phí tiền lương CNTT thi công công trình TAQSTƯ 334 24.733.130 13 20/12 Chi phí tiền lương CNTT thi công C/ trình Hội trường BQP 334 24.733.130 ..................... Cộng Nợ TK 622 ........................ 4/ Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Chi phí sử dụng MTC là toàn bộ các chi phí liên quan trực tiếp đến việc sử dụng MTC nhằm thực hiện công tác lắp đặt, thi công bằng máy. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc sử dụng MTC trong công tác xây lắp ngày càng trở nên cần thiết và chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng giá thành của công trình xây dựng. ở Công ty xây dựng công trình 56 có một đội máy thi công để thực hiện thi công các công trình, toàn bộ chi phí liên quan đến việc sử dụng MTC được tập hợp vào TK623- Chi phí sử dụng MTC. Cuối kỳ căn cứ vào thực tế chi phí sử dụng MTC phát sinh ở từng công trình và giá trị phân bổ chi phí sử dụng MTC cho mỗi công trình để tiến hành tập hợp vào TK623 - chi tiết cho từng công trình Các chi phí liên quan đến việc sử dụng MTC tại Công ty bao gồm: - Chi phí liền lương công nhân điều khiển máy kể cả công nhân phục vụ máy (không bao gồm các khoản trích BHXH, KPCĐ, BHXH) - Chi phí nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công - Chi phí khấu hao MTC - Chi phí sửa chữa thường xuyên MTC và các chi khác phí liên quan đến việc sử dụng sử dụng MTC... ở Công ty chi phí khấu hao TSCĐ chủ yếu là chi phí khấu hao cả toàn bộ MTC. Các chi phí này phát sinh ở các đội, các xí nghiệp. Việc tính khấu hao được tính theo tỷ lệ quy định, tỷ lệ trích này do Công ty ước tính theo thời gian sử dụng của từng loại máy và được sự đồng ý của cục quản lý vốn. Hàng tháng Kế toán TSCĐ tiến hành trích khấu hao toàn bộ MTC và tập hợp vào TK623 (6234), sau đó tiến hành phân bổ cho các công trình theo tỷ lệ chi phí trực tiếp (chi phí NVLTT và CPNCTT ) sử dụng ở các công trình. Công thức phân bổ khấu hao TSCĐ cho các công trình như sau: Số KHTSCĐ cần phân bổ cho công trình A = Tổng số chi phí trực tiếp ở tất cả các công trình Tổng số khấu hao TSCĐ phục vụ thi công Số chi phí TT ở công trình A x (Mẫu 3.1) công ty XDCT 56 Trích : Sổ chi tiết Khấu hao máy thi công Tháng 12 năm 2005 Đơn vị tính : đồng Tên TSCĐ Nước sản xuất Nguồn vốn S/lg Nguyên giá Thời gian sử dụng (năm) Mức trích KH bình quân tháng Cần trục tháp 403 KB LX NS 1 276.371.819 10 2.303.098 Máy cắt thép 4kw-380 ý NS 1 65.484.000 5 1.091.400 Máy cần trục bánh lốp KX NS 1 204.908.367 8 2.134.462 Máy uốn thép liên hợp Nhật NS 1 25.690.000 6 356.806 Máy thuỷ bình Nhật NS 1 12.140.000 5 202.233 .................... ..... ..... Tổng cộng 12.880.000 (Mẫu 3.2) công ty XDCT 56 Trích bảng phân bổ khấu hao máy thi công Tháng 12 năm 2005 Đơn vị tính : đồng STT Tên công trình Chi phí trực tiếp Phân bổ khấu hao tháng 1 CTr. TAQSTƯ 230.842.545 831.358 2 CTr. Hội trường BQP 406.314.949 1462.831 ..... .... ... Tổng 3.576.381.431 12.880.000 VD : Căn cứ vào sổ chi tiết khấu hao máy thi công và số Chi phí trực tiếp ta tính mức phân bổ KHMTC cho công trình TAQSTƯ 12.880.000 3.576.381.431 230.842.545 x = 831.358 (Mẫu 3.3) công ty XDCT 56 Sổ cái TK623 Chi phí sử dụng máy thi công Tháng 12 năm 2005 Đơn vị tính : đồng Chứng từ Diễn gải TK đối ứng Số phát sinh Số 14 16 17 Ngày 27/12 3/12 26/12 Nợ Có Tiền lương công nhân điều khiển máy CTr. TAQSTƯ 334 598.577 Chi phí nhiên liệu sử dụng máy thi công Công trình TAQSTƯ 152 12.295.783 CPKH máy thi công Công trình TAQSTƯ 214 831.358 19 20/12 CP phải trả khác phục vụ máy thi công CTr.TAQSTƯ 338 115.000 21 27/12 C/P khấu hao máy C/T Hội trường BQP 214 1.462.831 ................. ............. Cộng Nợ TK 623 ............ (Mẫu 3.4) công ty XDCT 56 Sổ chi tiết chi phí sử dụng máy thi công Công trình TAQSTƯ Tháng 12 năm 2005 Chứng từ TK Ghi Nợ TK 623 Ghi có Số Ngày Diễn giải ĐƯ Chi tiết Nợ TK 623 6231 6232 6233 6234 6237 6238 Cộng 14 27/12 Tiền lương CN điều khiển MTC 334 598.577 16 3/12 Chi phí nhiên liệu 152 12.295.783 17 26/12 Chi phí KHMTC 214 832.358 19 20/12 Chi phí khác 338 115.000 Cộng Nợ TK 623 598.577 12.295.783 832.358 115.000 13.840.719 5/ Hạch toán chi phí sản xuất chung. a/ Chi phí nhân viên XN, ban chủ nhiệm công trình. Đối với chi phí về tiền lương của nhân viên XN, ban chủ nhiệm công trình cũng được kế toán tập hợp, tính toán như đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và được tập hợp riêng cho từng công trình, từng HMCT. Cụ thể trong tháng 12/2005, tiền lương phải trả cho nhân viên của các ban chủ nhiệm từng công trình được thể hiện ở bảng tổng hợp phân tích tiền lương (Mẫu 2.2) Ví dụ: Với công trình TAQSTƯ, kế toán hạch toán như sau: + Phản ánh lương nhân viên quản lý đội: Nợ TK6271 - TAQSTƯ : 2.690.965 Có TK334 : 2.690.965 + Phản ánh các khoản trích BHXH, BHYT ,KPCĐ đối với nhân viên quản lý đội công trình: Nợ TK6271 - TAQSTƯ : 188.368 Có TK338 (2,3,4): 188.368 + Phản ánh các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ đối với công nhân trực tiếp thi công trình: Nợ TK6271 - TAQSTƯ : 863.178 CóTK338(2,3,4) : 863.178 (Mẫu 4.1) công ty XDCT 56 Sổ chi tiết TK6271 Công trình TAQSTƯ Tháng 12 năm 2005 Đơn vị tính : đồng Chứng từ Diễn gải TK đối ứng Phát sinh Số Ngày Nợ Có 13 26/12 Chi lương gián tiếp quản lý đội công trình 334 2.690.965 9 26/12 Trích KPCĐ 3382 548.483 11 26/12 Trích BHXH 3383 443.880 12 26/12 Trích BHYT 3384 59.183 Cộng Nợ TK 6271 3.742.512 b/ Chi phí vật liệu và CCDC dùng cho sản xuất thuộc phạm vi tổ, đội: Chi phí này bao gồm chi phí vật liệu phụ xuất dùng để phục vụ sản xuất như: dây thừng, lưới an toàn, bạt dứa; Chi phí về vật liệu sử dụng luân chuyển như gỗ cốp pha, công cụ dụng cụ lao động nhỏ cầm tay. Khi các khoản chi phí này phát sinh, kế toán vào sổ nhật ký chung trên máy vi tính theo định khoản: Nợ TK 627 (chi tiết 6272 hoặc 6273) Có TK liên quan (152, 153, 142...) Công tác kế toán chi phí này đối với công trình TAQSTƯ đã được trình bày ở phần 1.3.1 (Mẫu 4.2) công ty XDCT 56 Sổ chi tiết TK6272 Công trình TAQSTƯ Tháng 12 năm 2005 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn gải TK Phát sinh Số Ngày ĐƯ Nợ Có 18 15/12 Phân bổ chi phí sử dụng gỗ cốp pha 142.1 5.776.128 Cộng Nợ TK 6272 5.776.128 (Mẫu 4.3) công ty XDCT 56 Sổ chi tiết TK6273 Công trình TAQSTƯ Tháng 12 năm 2005 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn gải TK Phát sinh Số Ngày ĐƯ Nợ Có 15 3/12 Phân bổ chi phí sử dụng CCDC 142.1 84.594 Cộng Nợ TK 6273 84.594 c/ Chi phí khấu hao TSCĐ ở Công ty XDCT 56, các TSCĐ phục vụ thi công các công trình thì chủ yếu bao gồm toàn bộ máy thi công. Do vậy, việc trích khấu hao đối với các loại TSCĐ chủ yếu là trích khấu hao máy thi công mà khoản chi phí khấu hao các loại TSCĐ này được Công ty tập hợp vào TK 623. Do đó mà các chi phí khấu hao TSCĐ ở các đội ngoài khấu hao máy thi công ra thì rất ít và gần như không có. d/ Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí dịch vụ mua ngoài ở Công ty gồm tiền điện, tiền nước, tiền thuê bao điện thoại, tiền thuê vận chuyển đất thải... Các khoản chi phí này khi phát sinh, kế toán nạp số liệu vào máy vi tính vào sổ Nhật ký chung và sổ cái theo định khoản: Nợ TK 627 (6277): Chi tiết cho từng đối tượng Có TK liên quan Ví dụ: Trong tháng 12/2005, Chi phí thuê vận chuyển đất thải ở công trình TAQSTƯ là 5.757.636 đồng, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 6277 - TAQSTƯ : 5.757.636 Có TK 1111: 5.757.636 (Mẫu 4.4) công ty XDCT 56 Sổ chi tiết TK6277 Công trình TAQSTƯ Tháng 12 năm 2005 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn gải TK Phát sinh Số Ngày ĐƯ Nợ Có 3 5/12 Chi phí vận chuyển đất thải 1111 5.757.636 Cộng Nợ TK 6277 5.757.636 e/ Chi phí khác bằng tiền. Để hạch toán các chi phí khác bằng tiền Công ty XDCT 56 sử dụng TK 6278. Chi phí này bao gồm toàn bộ các chi phí mà không thuộc vào những chi phí đã nêu ở trên như chi phí phô tô tài liệu, chi phí giao dịch... các chi phí này được tập hợp vào TK6278 cuối tháng K/C toàn bộ vào TK154(chi tiết từng công trình) để xác định chi phí tính giá thành công trình. (Mẫu 4.5) công ty XDCT 56 Sổ chi tiết TK6278 Công trình TAQSTƯ Tháng 12 năm 2005 Đơn vị tính: đồng Chứng từ Diễn gải TK Phát sinh Số Ngày ĐƯ Nợ Có 22 21/12 Chi phí khác 111 1.161.500 Cộng Nợ TK 6278 1.161.500 Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết các TK6271, TK6272, TK6273,TK6277 và TK6278, Kế toán tiến hành tổng hợp vào sổ cái TK627 (chi tiết cho từng công trình- mẫu 4.6) để phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành các công trình. (Mẫu 4.6) công ty XDCT 56 Sổ cái tài khoản 627 Tháng 12 năm 2005 Đơn vị tính: đồng Số CT Ngày CT Nội dung CT TKĐƯ Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư đầu kỳ 3 5/12 Chi phí vận chuyển đất thải 1111 5.757.636 18 15/12 Phân bổ gỗ cốp pha sử dụng cho công trình 152 5.776.128 15 3/12 Phân bổ dụng cụ sản xuất sử dụng cho công trình 1421 84.594 13 26/12 Chi lương gián tiếp và các khoản trích theo lương 334 3.742.512 22 21/12 Phải chi khác 1111 1.161.500 24 24/12 P/ bổ d/cụ sản xuất C/T Viện S/thái 1421 967.437 Cộng Nợ TK 627 .................... 6/ Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 6.1/ Tổng hợp chi phí sản xuất +Cuối tháng, từ các Sổ chi tiết TK 621 - chi phí NVL trực tiếp, Sổ chi tiết TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, sổ chi tiết TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công, Sổ chi tiết TK 627 - Chi phí sản xuất chung của từng đối tượng riêng, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất (Mẫu 5.1) rồi kết chuyển vào bên Nợ TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của riêng từng đối tượng đó. Ví dụ: Với công trình TAQSTƯ ta kết chuyển như sau: + Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp: Nợ TK 154 - TAQSTƯ: 206.109.414 Có TK 621: 206.109.414 + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Nợ TK 154 - TAQSTƯ: 24.733.130 Có TK 622: 24.733.130 + Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công: Nợ TK 154 - TAQSTƯ : 13.840.719 Có TK 623: 13.840.719 + Kết chuyển chi phí sản xuất chung: Nợ TK 154 - TAQSTƯ: 16.499.370 Có TK 627: 16.499.370 (Mẫu 5.1) công ty XDCT 56 Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất Công trình TAQSTƯ Tháng 12 năm 2005 TT Tên công trình Tổng cộng Chi phí NVLTT Chi phí nhân công TT Chi phí sử dụng máy Chi phí sản xuất chung Công trình TAQSTƯ 261.182.635 206.109.414 24.733.130 13.840.719 16.499.370 (Mẫu 5.2) công ty XDCT 56 Sổ cái tài khoản 154 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Công trình TAQSTƯ Tháng 12 năm 2005 Số CT Ngày CT Nội dung TKĐƯ Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư Nợ Dư Có Dư đầu kỳ 57.751.309 K/C 31/12 K/C chi phí NVLTT 621 206.109.414 K/C 31/12 K/C chi chí NCTT 622 24.733.130 K/C 31/12 K/C chi phí sử dụng MTC 623 13.840.719 K/C 31/12 K/C chí phí SXC 627 16.499.370 Cộng Nợ TK 154 261.182.635 318.933.944 6.2/ Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ : Xuất phát từ đặc điểm của công trình xây dựng là có khối lượng, giá trị lớn, thời gian thi công dài vì vậy, hiện nay các công trình (HMCT) thường được thanh quyết toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Từ lý do trên đòi hỏi khi hạch toán tiêu thụ từng phần của một công trình lớn thì cần thiết phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là khối lượng chưa được nghiệm thu và chưa được bên A chấp nhận thanh toán. Sản phẩm xây lắp của công ty được xác định bằng phương pháp kiểm kê theo kỳ báo cáo (quý) căn cứ vào khối lượng công việc xây lắp thực tế đã thực hiện với chi phí định mức theo mức độ hoàn thành của công việc. Cuối kỳ báo cáo, nếu công trình (HMCT) nào chưa hoàn thành đều coi là SPDD để xác định CPSX dở dang đầu kỳ sau. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của một kỳ được thể hiện trên sổ cái TK 154. Ví dụ: Với công trình TAQSTƯ thì chi phí thực tế dở dang đầu kỳ là 57.751.309, chi phí thực tế dở dang cuối kỳ là : 72.017.871 6.3/ Tính giá thành sản phẩm Việc tính giá thành được thực hiện trên Bảng tổng hợp chi phí thực tế và tính giá thành xây lắp. Cụ thể là từ các sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng công trình, kế toán lấy số liệu đưa vào các khoản mục chi phí của từng công trình tương ứng trên Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. Sau đó áp dụng công thức (*) để tính giá thành cho từng công trình. Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp công trình TAQSTƯ được thể hiện theo Mẫu 6.1 dưới đây: (Mẫu 6.1) công ty XDCT 56 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Công trình TAQSTƯ Tháng 12 năm 2005 TT Tên công trình Chi phí sản xuất kỳ báo cáo Chi phí dở dang Giá thành thực tế bàn giao Chi phí trực tiếp Chi phí sản xuất chung Tổng cộng chi phí Đầu kỳ Cuối kỳ Vật liệu Nhân công Máy Tổng CP trực tiếp 1 Côngtrình TAQSTƯ 206.109.414 24.733.130 13.840.719 244.683.264 16.499.370 261.182.635 57.751.309 72.017.817 246.916.073 Như vậy giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao công trình TAQSTƯ trong tháng 12 là 264.916.073 đồng. Căn cứ vào số liệu này, kế toán kết chuyển giá thành thực tế của công trình sang TK 632 - "giá vốn hàng bán" theo định khoản sau: Nợ TK 632 - TAQSTƯ : 264.916.073 Có TK 154: 264.916.073 Chương III hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng công trình 56 I/ nhận xét chung về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và hạch toán kế toán tại công ty Có thể nói những năm gần đây là thời gian khó khăn đối với nền kinh tế nước ta nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ trong Khu vực Đông Nam á. Trong hoàn cảnh chung đó, Công ty phải đối mặt với những thử thách vô cùng to lớn trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế thị trường. - Nhịp độ phát triển kinh tế giảm sút kéo theo các dự án xây dựng giảm, sức mua các sản phẩm công nghiệp, hàng hoá bị chững lại đã làm cho các dịch vụ cung ứng vật tư, thiết bị xây dựng giảm đáng kể nên việc tìm kiếm giải quyết công việc càng trở nên hết sức khó khăn. - Việc tìm kiếm các công trình trong cơ chế thị trường dưới hình thức đấu thầu đang diễn ra hết sức gay gắt đòi hỏi người làm công tác quản lý phải hết sức thận trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất nếu không dễ dẫn đến công trình bị thua lỗ. Đây cũng là vấn đề nổi cộm đối với các nhà thầu hiện nay với mục đích mong muốn tìm kiếm việc làm cho đội ngũ công nhân lao động góp phần đẩy mạnh năng lực sản xuất cải thiện đời sống cho toàn công ty Trước tình hình đó, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã phát huy những tiềm năng và thế mạnh vốn có của mình, tăng cường tình đoàn kết vượt mọi khó khăn trở ngại đồng thời được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Tổng công ty, sự hợp tác chặt chẽ với các đơn vị bạn, Công ty đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh quí I năm 2006 Một điều không thể thiếu khi nói đến Công ty là luôn tìm cách tiếp cận thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh, thu hút khách hàng và ký kết các hợp đồng kinh doanh xây dựng. Trên cơ sở mở rộng sản xuất, tìm kiếm thêm công trình, thêm sản phẩm ngoài phần kế hoạch chính hàng quý, hàng năm do Tổng công ty giao, Công ty khuyến khích các phòng ban, các đơn vị trực thuộc tìm kiếm thêm công trình ngoài theo đúng chức năng, ngành nghề đã đăng ký để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, tăng tích lũy trong công ty cũng như hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với Ngân sách Nhà nước. Riêng đối với công tác xây lắp, Công ty luôn thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật đảm bảo uy tín chất lượng công trình, đặc biệt các công trình trọng điểm, các công trình đăng ký chất lượng cao, công tác quản lý chất lượng kỹ thuật , mỹ thuật đã được tăng cường và kiểm tra sát sao. Mặt khác, Công ty luôn chú trọng công tác đầu tư trên cơ sở cân đối khối lượng công việc, mua sắm thêm những thiết bị, dụng cụ để nâng cao năng lực xây lắp. Tuỳ theo quy mô, tính chất loại công trình và những điều kiện cụ thể của từng công trình mà công ty có biện pháp tập trung chỉ đạo thi công dứt điểm từng phần việc, từng hạng mục để đảm bảo tiến độ đã đề ra, đảm bảo thu hồi vốn kịp thời. Đặc biệt, Công ty đã áp dụng hình thức giao khoán xuống các xí nghiệp, đội xây dựng thi công kết hợp với sự quản lý trực tiếp của Ban lãnh đạo, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban. Phòng Vật tư có nghĩa vụ cung ứng vật tư cho công trình, phòng kỹ thuật xây lắp, phòng quản lý cơ giới, phòng kinh tế kế hoạch có trách nhiệm quản lý, giám sát về tiến độ, khối lượng, chất lượng công trình. Phòng tài chính kế toán giám sát về mặt tài chính kết hợp với phòng kế hoạch lập thủ tục thanh toán với Bên A. Đối với mỗi công trình, Công ty đều lập hồ sơ dự thầu, lập ra các dự toán tối ưu để thắng thầu. Chính vì thế, quí I năm 2006 mặc dù thiếu vốn, hầu hết các dự án trong các nghành, địa phương mở ra rất hạn chế, lực lượng các nhà thầu lại nhiều, đều trong hoàn cảnh thiếu việc làm nhưng với nỗ lực của mình, Công ty đã trúng thầu nhiều công trình Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức hết sức gọn nhẹ, quy trình làm việc khoa học, cán bộ kế toán đều có trình độ, tay nghề cao và được bố trí hợp lý, phù hợp với khả năng của từng người, tạo điều kiện nâng cao trách nhiệm đối với công việc được giao. Sự kiểm tra, đối chiếu giữa các chứng từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Ngoài ra, phòng kế toán công ty còn được trang bị các phương tiện, máy móc tiện nghi như máy vi tính, máy fax, điện thoại,... Chính vì vậy, giữa các bộ phận cả bộ máy kế toán công ty được vận hành đồng bộ, ăn khớp, nhịp nhành, công tác hạch toán luôn có hiệu quả, chính xác, kịp thời, góp phần đắc lực vào công tác quản lý của Công ty. Mặc dầu vậy, bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên, Công ty cũng còn có một số những hạn chế nhất định trong việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của sản phẩm xây lắp như việc phân bổ khấu hao máy thi công, việc tập hợp chi phí của một số công trình chưa được kịp thời,… Tuy nhiên những hạn chế này do cả nguyên nhân chủ quan và sự ảnh hưởng của nguyên nhân khách quan. II/ đánh giá tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty v Ưu điểm Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng công trình 56 đã hạch toán đúng theo trình tự kế toán thống kê hiện hành Việc áp dụng hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp xây lắp đúng theo chế độ qui định nói chung và mở đăng ký các tài khoản chi tiết phù hợp với mô hình quản lý của doanh nghiệp Hình thức sổ sách kế toán nhật ký chung mà công ty áp dụng là thích hợp với cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như đặc thù riêng của công ty thi công nhiều công trình phân toán trên các địa bàn khác nhau v Nhược điểm: Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đạt được những ưu điểm nêu trên, tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm như sau: - Hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Do đặc thù công ty có nhiều công trình thi công trên các địa bàn ở xa do vậy việc tập hợp chứng từ ban đầu ( Phiếu nhập, xuất vật tư, hoá đơn...) nộp về phòng không đúng thời gian qui định ảnh hưởng đến việc tập hợp chi phí sản xuất và kê khai thuế VAT đầu vào với Cục thuế không được kịp thời. - Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Công ty không áp dụng việc trích trước tiền lương nghĩ phép đối với cán bộ công nhân viên mà lương nghĩ phép của cán bộ công nhân viên phát sinh tháng nào thì hạch toán vào chi phí sản xuất tháng đó nên sẽ làm mất cân đối chi phí sản xuất trong từng thời kỳ. - Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: ở công ty việc phân bổ khấu hao máy thi công cho các đối tượng sử dụng chưa được hợp lý vì công ty phân bổ khấu hao máy thi công cho từng công trình theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, do vậy mà chi phí trực tiếp ở công trình nào lớn thì phải chịu khấu hao máy thi công lớn không cần biết là công trình đó có sử dụng máy thi công đó hay không. - Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm: Chi phí bảo hành sản phẩm tại công ty được hạch toán khi công trình có chi phí phát sinh mà công ty không lập dự toán trích trước khoản chi phí này, do vậy chi phí sản xuất sẽ biến động bất thường làm cho kết quả sản xuất kinh doanh từng kỳ sẽ không chính xác - Công tác tính giá thành: Tại công ty xây dựng công trình 56 hiện nay đang áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng công trình và hạn mục công trình, mà trong điều kiện hiện nay việc đa dạng hóa hình thức sản xuất kinh doanh là điều cần thiết, ngoài việc thi công các công trình mới thì công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo nâng cấp các công trình với các hợp đồng này thì thời gian thi công thường là ngắn do vậy việc áp dụng phương pháp tính giá thành giãn đơn cũng chưa được thực sự hợp lý 3/ Điều kiện để hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Xuất phát từ những ưu, nhược điểm trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty, để thực hiện tốt hơn nữa cần phát huy ưu điểm là cần thiết nhưng khác phục và sửa chữa nhược điểm cũng phải được tiến hành đồng thời. Bởi vì: - Công tác hạch toán chi phí nguyên vật liệu: Nếu không tập hợp chứng từ ban đầu kịp thời sẽ dẫn đến việc tập hợp chi phí không được chính xác và công tác kê thuế VAT đầu vào với Cục thuế sẽ bị chậm dẫn đến đơn vị không được khấu trừ thuế gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. - Công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp: Nếu không trích trước tiền lương nghĩ phép của cán bộ công nhân viên mà lương nghĩ phép phát sinh tháng nào hạch toán vào chi phí tháng đó sẽ làm chi phí sản xuất mất cân đối. - Công tác hạch toán chi phí sử dụng máy thi công của công ty: Nếu việc phân bổ khấu hao máy thi công cho các đối tượng sử dụng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp thì chi phí trực tiếp ở công trình nào lớn thì phải chịu khấu hao máy thi công lớn không cần biết là công trình đó có sử dụng máy thi công đó hay không dẫn đến chi phí máy thi công cho từng công trình không chính xác. - Công tác hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm: Nếu Chi phí bảo hành sản phẩm tại công ty được hạch toán khi công trình có chi phí phát sinh mà công ty không lập dự toán trích trước khoản chi phí này thì dẫn đến chi phí sản xuất sẽ biến động bất thường làm cho kết quả sản xuất kinh doanh từng kỳ sẽ không chính xác - Công tác tính giá thành : Việc áp dung phương pháp tính giá thành giản đơn mà công ty áp dụng đối với một số công trình cải tạo nâng cấp có thời gian thi công ngắn là chưa thực sự hợp lý. III. Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng công trình 56 1. Hạch toán nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành của mỗi công trình xây dựng. Do vậy mà việc tập hợp đầy đủ chính xác, kịp thời chi phí nguyên vật liệu có ý nghĩa rất lớn trong việc hạch toán chi phí sản xuất. Do yêu cầu của việc phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Công ty xây dựng công trình 56 đã tham gia đấu thầu và thi công nhiều công trình khác nhau nhưng do đặc thù của ngành xây dựng là các công trình thường phân tán ở nhiều địa phương khác nhau và hoạt động sản xuất diễn ra ngay tại công trình, do vậy mà các chi phí sản xuất phát sinh cũng phân tán theo các công trình. Nên việc cập nhật chứng từ không được kịp thời, gây khó khăn cho công tác kế toán. Hiện tại Công ty có một số công trình ở các tỉnh xa như Tuyên quang, Sơn la, Cao bằng, Hà giang. Thường chứng từ ban đầu (phiếu nhập vật tư, phiếu xuất vật tư...) nộp về phòng chậm, không đúng thời gian quy định dẫn đến có những công trình đã thi công một đến hai tháng mà vẫn chưa tập hợp được chi phí và đến tháng sau lại tập hợp dồn cả mấy tháng do vậy mà số liệu tập hợp trên bảng chi phí đôi khi không được hợp lý, làm ảnh hưởng đến sự chính xác, kịp thời của các số liệu trên báo cáo tài chính của Công ty. Do vậy để khắc phục tình trạng này Công ty cũng có thể xem lại quy chế đối với các công trình thi công ở xa và có biện pháp như: Nếu đội công trình hoặc xí nghiệp không có một lý do nào chính đáng mà lại không tập hợp được chi phí báo về Công ty thì Công ty có thể ngừng cấp vốn hoặc có biện pháp phạt tiền theo thời gian chậm nộp để nhắc nhở các đội công trình ngoài vấn đề thi công tốt thì vấn đề tập hợp chi phí kịp thời là việc làm cần thiết và là bắt buộc. Đồng thời giao trách nhiệm cho từng cá nhân cụ thể, nếu người nào không hoàn thành nhiệm vụ sẽ có biện pháp kỷ luật để từ đó các cá nhân và đội công trình sẽ chú trọng đến vấn đề này hơn. 2. Đối với việc tập hợp chi phí nhân công trực tiếp: ở Công ty không thực hiện việc trích trước lương nghỉ phép đối với người lao động dài hạn trong Công ty mà lương phép của công nhân viên thường là phát sinh vào kỳ nào thì hạch toán vào kỳ đó, do vậy chi phí này tuy không lớn lắm nhưng nó cũng làm mất cân đối trong việc phân bổ chi phí lương phép, có khi cả quý không có tiền lương phép, có khi lại dồn rất nhiều vào một tháng. Do vậy để khắc phục tình trạng này thì Công ty nên trích trước lương nghỉ phép đối với số công nhân viên trong Công ty và tuỳ theo số lượng công nhân viên có tiêu chuẩn nghỉ phép ở từng xí nghiệp, đội công trình và ở bộ phận quản lý Công ty mà thực hiện việc tính toán trích trước lương nghỉ phép ở từng bộ phận này cho phù hợp với số lượng cán bộ công nhân viên ở đó. Trích trước lương nghỉ phép: Nợ TK 142: Có TK 335: Tuỳ thực tế phát sinh trong kỳ ở các bộ phận sản xuất kế toán định khoản: Nợ TK 622 (đối với công nhân trực tiếp sản xuất) Nợ TK 627 (đối với nhân viên quản lý XN, đội công trình) Nợ TK 623 (đối với công nhân điều khiển máy thi công) Nợ TK 642 (đối với cán bộ quản lý Công ty) Có TK 142: 3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: ở Công ty xây dựng công trình 56 chi phí sử dụng máy thi công ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng giá thành của các công trình xây dựng. Việc tính và tập hợp các chi phát sinh đối với việc sử dụng máy thi công ở từng công trình như Công ty đã tập hợp là hoàn toàn hợp lý ngoại trừ việc tính và phân bổ khấu hao máy thi công. Việc phân bổ khấu hao máy thi công cho các đối tượng sử dụng ở Công ty chưa được hợp lý. Công ty phân bổ khấu hao máy thi công cho từng công trình theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, do vậy mà chi phí trực tiếp ở công trình nào càng lớn thì phải chịu khấu hao máy thi công càng lớn, không cần biết là công trình đó có sử dụng máy thi công đó hay không. Do vậy để đảm bảo việc tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí vào giá thành công trình thì Công ty nên phân bổ khấu hao máy thi công như sau: Hàng tháng đội phụ trách máy thi công phải gửi lịch trình ca máy hoạt động về phòng kế toán và có bảng chi tiết sử dụng máy của từng công trình. Căn cứ vào ca máy mà các công trình đã sử dụng, Kế toán tài sản cố định sẽ tiến hành phân bổ khấu hao máy thi công cho ca máy và nhân với số ca máy mà công trình đã sử dụng. Còn những máy móc chưa công trình nào sử dụng thì số khấu hao này sẽ tiến hành phân bổ theo yếu tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Có như vậy việc phân bổ khấu hao máy thi công cho các công trình mới chính xác và đầy đủ. Ví dụ : Tổng số khấu hao máy thi công phải trích trong tháng 12 là 12.880.000 đồng, nhưng số khấu hao máy thi công đang được sử dụng trong tháng đó chỉ là 11.500.000đ gồm 150 ca, trong đó: - Công trình TAQSTƯ : 13 ca - Công trình Hội trường BQP: 15 ca Ta tiến hành phân bổ như sau : Phân bổ số KH cho một ca máy = Số KH của một ca máy 12.880.000 150 ca = 85.867đ Ta phân bổ chi phí khấu hao máy thi công cho từng công trình : Công trình TAQSTƯ : 13 ca x 85.867 = 1.116.271 đồng Công trình Hội trường BQP: 17 ca x 85.867= 1.459.739 đồng Số tiền khấu hao máy thi công của các máy không đưa sử dụng trong tháng là 1150.000đ số tiền này sẽ được phân bổ theo chi phí trực tiếp của các công trình (chi phí trực tiếp của các công trình là 3.576.381.431đ ) . Ta tính phân bổ cho các công trình như sau : = Hệ số phân bổ KHMTC 1.150.000 3.576.381.431 = 0.000368 Số KHMTC phân bổ cho công trình TAQSTƯ là: 230.842.545 x 0.00368 = 73.870đ Số KHMTC phân bổ cho công trình Hội trường BQP là: 406.341.949 x 0.00368 = 130.029đ Tổng số KHMTC phân bổ cho : Công trình TAQSTƯ: 1116.271 + 73.870 = 1.190.141 Công trình HTBQP: 1.459.739 + 130.029 = 1.589.769 4. Hạch toán chi phí sản xuất chung : ở Công ty xây dựng công trình 56 việc quy định và tập hợp các loại chi phí thuộc chi phí sản xuất chung ở Công ty là hoàn toàn đúng với các quy định hiện hành áp dụng đối với các Doanh nghiệp xây lắp như các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân điều khiển máy thi công của Công ty . Công ty nên duy trì cách phân loại và tập hợp chi phí sản xuất chung theo cách này để đảm bảo cho việc tập hợp chi phí được cụ thể và chính xác. 5. Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm, công trình xây lắ:p Một nội dung nữa liên quan đến chi phí trích trước của công ty đó là các khoản chi phí về bảo hành, bảo trì các công trình, hạng mục công trình. Cũng xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm mang tính đơn chiếc, có khối lượng lớn, giá trị sử dụng lâu dài, chỉ có thể nhận biết được chất lượng của công trình sau khi bàn giao và đưa vào sử dụng, nên thời hạn bảo hành cũng dài. Vì vậy, việc lập dự phòng về bảo hành công trình xây lắp phải được tính toán một cách chặt chẽ (lập dự toán chi phí dự toán trích trước). Hiện tại, Công ty không trích trước các khoản chi phí này do đó khi các khoản chi phí này phát sinh sẽ làm tăng chi phí bất thường và làm giảm lãi trong kỳ của Công ty. Theo tôi, nhằm giảm bớt và loại bỏ sự bất ổn định của chi phí giữa các kỳ sản xuất kinh doanh của Công ty, kế toán nên trích trước chi phí này đối với các công trình, hạng mục công trình. 6. Về công tác tính giá thành: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và yêu cầu của công tác quản lý nên Công ty đã áp dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành và giá thành của công trình được xác định theo các khoản mục chi phí. Điều này là hoàn toàn hợp lý. Trong điều kiện hiện nay đa dạng hoá hình thức sản xuất kinh doanh là điều cần thiết do vậy để tăng lợi nhuận, ngoài việc thi công các công trình mới thì Công ty nên thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo, nâng cấp các công trình, với các hợp đồng này thì thời gian thi công thường là ngắn hơn, giá trị khối lượmg xây lắp không lớn nên rất thuận tiện cho việc thanh toán dứt điểm, tránh ứ đọng vốn. Với các hợp đồng này, Công ty nên áp dụng việc tính giá thành theo đơn đặt hàng. Như vậy chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp của các đơn đặt hàng được quản lý một cách chặt chẽ, phương pháp tính toán lại đơn giản, nhanh chóng, khi hoàn thành hợp đồng là có thể tính toán xác định ngay được giá thành xây lắp của các đơn đặt hàng mà không phải đợi đến kỳ hạch toán. Theo phương pháp này thì đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là các đơn đặt hàng. Trình tự việc tính giá thành theo các đơn đặt hàng : Khi bắt đầu thực hiện đơn đặt hàng thì mỗi công trình được mở một Bảng tính giá thành. Hàng tháng căn cứ vào số liệu phản ánh về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung, kế toán lập Bảng tổng hợp cho tất cả các đơn đặt hàng. Số liệu từ Bảng tổng hợp này sẽ được ghi chuyển vào Bảng tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng. Khi đơn đặt hàng hoàn thành được bên chủ đầu tư nghiệm thu và chấp nhận thanh toán thì toàn bộ chi phí sản xuất đã được tập hợp trong Bảng tính giá thành của đơn đặt hàng đó chính là giá thành của đơn đặt hàng. Các đơn đặt hàng này cũng mở sổ chi tiết theo dõi chi phí thực tế phát sinh. Hàng tháng căn cứ vào các TK621, TK622, TK623, TK627 chi tiết của từng công trình, Kế toán lập Bảng tổng hợp chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng (mẫu 01) và được ghi vào Bảng tính giá thành của đơn đặt hàng tương ứng (mẫu 02) Mẫu 01: Bảng tổng hợp CHI PHí SảN XUấT theo đơn đặt hàng Yếu tố CP đơn đặt hàng CPNVLTT CPNCTT CPMTC CPSXC Tổng Đơn đặt hàng số.. ..... ...... ..... ..... ..... CTr. Bảo tàng Mỹ thuật ..... ..... .... .... .... Đơn đặt hàng số... ..... .... .... .... .... CTr. Lý Thường Kiệt .... .... .... .... .... ............... ....... ....... ......... ........... ......... Mẫu 02: Bảng tính giá thành sản xuất đơn đặt hàng số Tháng CPNVLTT CPNCTT CPMTC CPSXC Cộng 1 ........ ........ ........ ........ ........ 2 ........ ........ ........ ........ ........ ........ ........ ........ ........ ........ ........ Kết luận Để đạt kết quả tốt trong việc lĩnh hội kiến thức thì "học luôn đi đôi với hành". Chính vì vậy thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế của học sinh mới ra trường là giai đoạn hết sức quan trọng. Đây là thời gian để sinh viên vận dụng, thử nghiệm những kiến thức đã học trong trường vào công tác thực tế. Giữa thực tế và lý luận có sự khác nhau nhất định, vì vậy cần hiểu sâu hơn, kỹ hơn lý luận, bổ sung những kiến thức chỉ có qua thực tế mới có thể giúp sinh viên khỏi bỡ ngỡ trong công tác sau này. Được sự hướng dẫn của thầy giáo Phạm Quang và sự tạo điều kiện giúp đỡ của các cán bộ Phòng Tài chính kế toán Công ty xây dựng công trình 56 đã giúp tôi tìm hiểu, nghiên cứu, học hỏi thêm về lý luận cũng như thực tiễn công tác hạch toán và tôi đã hoàn thành được báo cáo thực tập tốt nghiệp với đề tài:" Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng công trình 56 thuộc tổng công ty Thành An Binh đoàn 11 - Bộ Quốc Phòng". Đây là một đề tài khó và phức tạp, đồng thời do thời gian nghiên cứu và trình độ nhận thức còn hạn chế nên báo cáo này không tránh khỏi những sai sót nhất định. Rất mong có được sự chỉ bảo và đóng góp của thầy giáo để tôi có thể tiến bộ hơn. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn thầy giáo Phạm Quang và các cán bộ tại Công ty Xây dựng công trình 56 đã giúp tôi hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này./. TàI liệu tham khảo Giáo trình Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp - Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HN; Giáo trình tổ chức hạch toán - Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HN; Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán - Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HN; Giáo trình Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính VAT - Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HN; Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh - Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HN; Hệ Kế toán doanh nghiệp Hệ thống Kế toán doanh nghiệp Xây lắp Giáo trình Kế toán quản trị - Khoa Kế toán – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân HN; Chế độ mới về Quản lý đầu tư và xây dựng - Nhà xuất bản Tài chính ; Các chuẩn mực Kế toán quốc tế - Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội 2000; Các Văn bản Pháp quy về Thuế GTGT; Một số Tạp chí Kế toán. mục lục Lời nói đầu 2 Chương I Một số vấn lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp. 4 I Đặc điểm hoạt động kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 4 II Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp. 6 1 Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp. 6 2 Giá thành sản phẩm xây lắp. 9 3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sẩn phẩm xây lắp 11 III Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẩn phẩm xây lắp. 12 1 Nguyên tắc, trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 12 1.1 Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 13 1.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 13 1.1.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 13 1.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. 14 1.2.1 Đối tượng tính giá thành. 14 1.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. 15 2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 17 3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 21 4 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công. 23 5 Hạch toán chi phí sản xuất chung. 26 6 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây lắp. 30 7 Tổng hợp chi phí sản xuất và kiểm kê đánh giá sản phẩm xây lắp dỏ dang. 32 7.1 Tổng hợp chi phí sản xuất. 32 7.2 Kiểm kê đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang. 32 Chương II Thực trang hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng công trình 56. 37 I đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty xây dựng công trình 56. 37 1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 37 2 đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 39 3 đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt dộng sản xuất kinh doanh của công ty. 42 II Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty XDCT 56. 46 1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty . 46 2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán tại công ty. 48 2.1 Chế độ kế toán áp dụng. 48 2.2 Hệ thống sổ sách chứng từ kế toán và trình tự hạch toán. 48 III Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty XDCT 56. 51 1 Một số vấn đề chung về quản lý và hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty. 51 1.1 Đặc điểm chi phí sản xuất và đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất. 51 1.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 52 2 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 53 3 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 59 4 Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 66 5 Hạch toán chi phí sản xuất chung 71 6 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 76 Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng công trình 56 82 I Nhận xét chung về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh và hạch toán kế toán tại Công ty 82 II Đánh giá tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 84 1 ưu điểm 84 2 Nhược điểm 84 3 Điều kiện để hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 85 III Một số giải pháp hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xây dựng công trình 56 86 Kết luận 93 Tài liệu tham khảo 94

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0619.doc
Tài liệu liên quan