Đề tài Hoàn thiện hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty X

- Để giảm bớt công việc ghi chép các nghiệp vụ xuất bán cho khách hàng trả tiền ngay vào Nhật ký chung vào vào sổ cái. Kế toán ghi sổ “Nhật ký thu tiền” để vào sổ những khách hàng trực tiếp trả tiền mặt, trả tiền séc. Cuối tháng hoặc (định kỳ 5 - 7 ngày) kế toán vào sổ cái các tài khoản liên quan như: - Kết cấu của Nhật ký thu tiền: Cột 1: Ghi ngày tháng ghi sổ. Cột 2 - 3: Ghi sổ và ngày tháng của chứng từ làm căn cứ ghi sổ. Cột 4: Ghi nội dung của nghiệp vụ phát sinh. Cột 5: Ghi tài khoản bên nợ. Cột 6,7,8,9,10: Ghi tài khoản bên có. - Kế toán Công ty nên hạch toán việc chi thưởng lại khách hàng tiêu thụ với khối lượng thành phẩm lớn (hoặc thanh toán nhanh) vào TK 811 “Chi phí hoạt động tài chính” để phù hợp với tính chất của nghiệp vụ phát sinh. Từ đó cuối mỗi kỳ hạch toán Công ty có thể nhìn vào số liệu TK 811 để Công ty có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế (theo tỷ lệ %). Từng phần chia ra do chiết khấu bán hàng trên tổng số doanh thu tiêu thụ thành phẩm. Qua đó rút ra kinh nghiệm về việc chiết khấu bán hàng cho những kỳ sau. - Công ty nên tiến hành đưa phần theo dõi doanh thu rieng cho từng loại thành phẩm cài đặt vào chương trình của máy theo cách quản lý theo quản lý giá vốn hàng bán của từng loại thành phẩm mà Công ty đã cài đạt được trên máy vi tính. Từ đó giúp cho kế toán Công ty có thể xác định được kết quả kinh doanh của từng loại thành phẩn ngay trên máy có nghĩa là việc xác định kết quả kinh doanh sẽ được nhanh chóng hơn giúp cho lãnh đạo Công ty có phương hướng kinh doanh hiệu qủ nhanh, nhậy trong nền kinh tế thị trường.

doc27 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1740 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của công ty X, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Kinh tế thị trường luôn luôn sôi động phức tạp. Quy luật của nền kinh tế thị trường là cạnh tranh bên cạnh sản xuất thành phẩm có chất lượng cao phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng tạo uy tín cho doanh nghiệp thì công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhận thức được điều đó Công ty X đã và đang nghiên cứu để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường sản xuất, trừ chi phí bỏ ra còn có phần tích luỹ để đạt được điều này Công ty đã thực hiện tốt khâu kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh kế toán hán hàng là khâu không thể thiếu được của công tác kế toán, nó là công cụ quan trọng và hiệu quả để quản lý tốt hoạt động sản xuất kinh doanh qua đó nó cung cấp số liệu cho lãnh đạo Công ty có quyết định đúng đắn kịp thời và có phương án đầu tư thích hợp cho kỳ sản xuất sau. Chính vì vậy kế toán bán hàng và xác định kết qủa kinh doanh không ngừng đổi mới hoàn thiện cho phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Hiểu được tầm quan trọng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. Sau thời gian học tập tại trường em biết hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty X mà em lấy làm chuyên đề, Chuyên đề được chia làm 3 phần: Phần I: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất. Phần II: Thực trạng hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty X. Phần III: Hoàn thiện hạch toán kế toán bán và xác định kết quả kinh doanh của Công ty X. Phần I Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong sản xuất doanh nghiệp. I. Nội dung bán hàng và yêu cầu quản lý 1. Nội dung bán hàng tiêu thụ thành phẩm Là quá trình trao đổi để thực hiện giá trị thành phẩm và giá cả thành phẩm. Tức là chuyển hoá vốn của doanh nghiệp từ hình thái hiện vật (hàng) sang hình thái tiền tệ (tiền). Quá trình tiêu thụ được coi là hình thái đầy đủ 2 điều kiện sau: + Chuyển giao thành phẩm hàng hoá cho khách hàng. + Khách hàng đã trả tiền hay chấp nhận trả tiền. Tiêu thụ thành phẩm là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh và bất kỳ mọi hoạt động kinh doanh nào cũng phải xác định lỗ lãi. Do đó quá trình tiêu thụ thành phẩm không thể tách rời việc xác định kết quả tiêu thụ, kết quả tiêu thụ được xác định chênh lệch giữa doanh thu thuần và doanh thu bán hàng sau khi đã trừ giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có) với giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. 2. Yêu cầu quản lý - Nắm bắt theo dõi chặt chẽ từng phương thức bán hàng, từng thể thức thanh toán, từng khách hàng và từng loại thành phẩm tiêu thụ, đôn đốc thanh toán, thu hồi đẩy đủ, kịp thời tiền vốn... - Tính bán hàng phải xác định kết quả tiêu thụ từng loại thành phẩm. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước theo chế độ quy định. 3. Nhiệm vụ kinh tế bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. - Theo dõi phản ánh và giám sát chặt chẽ quá trình tiêu thụ, ghi chép kịp thời, đầy đủ các chi phí bán hàng. Thu nhập bán hàng, xác định chính xác kết quả tiêu thụ thông qua doanh thu bán hàng một cách chính xác. - Cung cấp các thông tin kế toán cần thiết cho các bộ phận tự quản đồng thời định kỳ tiến hành phân tích kế toán đối với hoạt động tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. II. hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 1. Kế toán bán hàng a. Chứng từ kế toán - Hoá đơn (GTGT) - Hoá đơn bán hàng trực tiếp - Phiếu xuất kho, nhập kho - Giấy báo nợ, báo có của Ngân hàng - Phiếu thu tiền mặt. b. Các tài khoản kế toán sử dụng * Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu, doanh thu bán hàng thuần để xác định kế toán. Tính chất của tài khoản là tài khoản doanh thu. Bên nợ: Các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. Kết chuyển doanh thu thuần sang tài khoản 911. Bên có: Doanh thu bán hàng trong kỳ Tài khoản này cuối kỳ không có số dư * Tài khoản 512: Doanh thu bán hàng nội bộ * Tài khoản 531: Hàng bán bị trả lại * Tài khoản: 532 : Giảm giá hàng bán. *Tài khoản 632: Giá vốn hàng bán. Tài khoản này phản ánh giá thành thực tế của thành phẩm được xác định tiêu thụ. Các khoản chi phí, nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung vượt quá mức bình thường chi phí sản xuất chung không tính vào giá thành, giá trị hao hụt vật tư thành phẩm hàng hoá. Sau khi đã trừ đi giá vốn bồi thường, chênh lệch tăng dự phòng hàng tồn kho. Tính chất tài khoản là tài khoản chi phí. Bên nợ: - Xác định giá vốn hàng bán. - Các khoản được tính và giá vốn hàng bán Bên có: - Các khoản ghi bị trả lại - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - Kết chuyển hàng bán để xác định kết quả Tài khoản này cuối kỳ không có số dư * Tài khoản 157: Hàng gửi bán, tài khoản này phản ánh giá thành thực tế thành phẩm gửi cho khách hàng nhưng khách hàng chưa trả tiền. Bên nợ: Giá vốn hàng gửi bán cho khách hàng Bên có: kết chuyển giá vốn hàng gửi bán cho khách hàng khi chấp nhận trả tiền. * Tài khoản 3331: thuế giá trị gia tăng phải nộp, phản ánh thuế giá trị gia tăng đầu ra, thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng phải nộp. Bên nợ: thuế giá trị gia tăng được khấu trừ đầu vào, vào thuế giá trị gia tăng đầu ra. - Thuế giá trị gia tăng được giảm bị trả lại hoặc chết khấu thương mại. - Thuế giá trị gia tăng được miễn giảm - Thuế giá trị gia tăng đã nộp Bên có: thuế giá trị gia tăng đầu ra và thuế giá trị gia tăng của hàng nhập khẩu phải nộp - Tài khoản 131: Phải thu của khách hàng - Tài khoản 611: chi phí bán hàng - Tài khoản 6112: chi phí quản lý doanh nghiệp và một số tài khoản liên quan khác như tài khoản 111, tài khoản 112. c. Phương pháp hạch toán và các nghiệp vụ chủ yếu Doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã được xác định tiêu thụ trong kỳ hạch toán kế toán ghi sổ theo định khoản. Nợ TK 111, 112: đã thu tiền Nợ TK 131: chưa thu tiền Có TK 511: doanh thu bán hàng Có TK 333 (3331): thuế (VAT) Trường hợp doanh thu = Ngoại tệ ngoài việc ghi chép sổ kế toán chi tiết theo nguyên tắc đã thu hoặc phải thu kế toán còn phải căn cứ vào tỷ giá hối đoái do ngân hàng Việt Nam quy định. Để đổi ra Việt Nam đồng (VNĐ) để hạch toán vào TK 151: * Doanh thu của trường hợp bán hàng thông qua hàng đổi hàng - Kế toán ghi sổ: nhận hàng do đổi hàng. Nợ TK 152: Nguyên vật liệu Nợ TK 153: công cụ dụng cụ Nợ TK 156: Hàng hoá Nợ TK 211: Tài sản cố định hàng hoá Có TK 133: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ Có TK 131: phải thu của khách hàng + Xác định doanh thu do đổi hàng Nợ TK 131: phải thu khách hàng Nợ TK 511: doanh thu bán hàng Có TK 511: doanh thu bán hàng Có TK 3331: thuế VAT + Kết chuyển giá vốn do đổi hàng Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 155: Thành phẩm Có TK 154: chi phí sản phẩm sản xuất kinh doanh dở dang Nguyên tắc: hàng xuất kho đem đi đổi coi như bán. Hàng nhận về coi như đi mua * Doanh thu của số thành phẩm đem trả lương cho cán bộ công nhân viên bằng sản phẩm hoàn thành. Kế toán ghi theo giá trị - Xác định doanh thu Nợ TK 334, 4311: Phải trả cho công nhân viên Có TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 3331: thuế VAT (doanh thu) nếu có - Kết chuyển giá vốn Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 155: thành phẩm Có TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang * Trường hợp bán hàng theo phương thức trả góp: người mua trả trước một phần tiền, phần còn lại trả trong một thời gian nhất định. Lãi hoạt động trả góp được hạch toán vào doanh thu tài chính. * Xác định doanh thu bán hàng trả góp, số tiền thu lần đầu nợ trả góp, số lãi trả góp. Nợ TK 111: số tiền đã nhận Nợ TK 112: số tiền đã nhận theo tài khoản Nợ TK 131: số tiền phải thu của khách hàng Có TK 511: doanh thu bán hàng Có TK 3331: thuế VAT đầu ra Có TK 3387: doanh thu nhận trước. * Kết chuyển giá vốn của thành phẩm được xác định là tiêu thụ: Nợ TK 632: giá vốn hàng bán Có TK 155: thành phẩm Có TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. * Đầu kỳ kết chuyển lãi trả góp thành doanh thu hoạt động tài chính. Nợ TK 3387: doanh thu nhận trước Có TK 515: doanh thu hoạt động tài chính Đầu kỳ thu nợ trả góp. Nợ TK 111, 112 số tiền đã nhận Có TK 131 số tiền phải thu của khách hàng * Trường hợp doanh nghiệp bán thành phẩm cho các xí nghiệp thuộc Tổng Công ty doanh nghiệp thuộc Công ty kế toán ghi sổ. Nợ TK 111, 112, 131 số tiền bán hàng Có TK 512: doanh thu bán hàng nội bộ Có TK 333 (3331) thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (VAT) đầu ra. * Trường hợp bán hàng qua đại lý - Đại lý bán hàng giá quy định được hưởng hoa hồng giữa doanh nghiệp có hàng và đại lý ký hợp đồng. * ở doanh nghiệp giao cho đại lý kế toán ghi sổ. Nợ TK 157 hàng gửi đi bán Có TK 155 thành phẩm Có TK 154 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Khi doanh nghiệp nhận đại lý nộp tiền bán hàng kế toán ghi: Nợ TK 111, 112, 131 số tiền đã nộp Có TK 511: doanh thu bán hàng Có TK 3331 thuế (VAT) doanh thu - Kết chuyển giá vốn kế toán ghi sổ: Nợ TK 632 giá vốn hàng bán Có TK 157 hàng gửi đi bán - Tính hoa hồng trả cho doanh nghiệp nhận đại lý Nợ TK 641 chi phí bán hàng Có TK 111, 112 số tiền đã nhận Có TK 131 phải thu của khách hàng * ở doanh nghiệp nhận đại lý kế toán ghi sổ: Ghi đơn TK 003 hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi - Khi bán được hàng đại lý kế toán ghi sổ Nợ TK 111, 112 đã thu tiền Có TK 331 phải trả cho người bán Ghi đơn tài khoản 003 hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi. - Xác định đại lý được hưởng hoa hồng kế toán ghi sổ. Nợ TK 331 phải trả cho người bán Có TK 511 doanh thu bán hàng - Khi trả tiền cho doanh nghiệp giao cho đại lý Nợ TK 331 phải trả cho người bán Có TK 111, 112 tiền mặt - Nếu doanh nghiệp nhận đại lý phải ký quỹ Nợ TK 144 Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn dưới 1 năm Nợ TK 244 thế chấp, ký cược, ký quỹ dài hạn trên 1 năm. Có TK 111, 112 Tiền mặt * Trường hợp giảm giá trong kỳ doanh nghiệp đã chấp nhận cho người mua khi thực tế phát sinh kế toán ghi sổ. Nợ TK 532 giảm giá hàng bán Có TK 111, 112 Tiền thu hoá vốn Có TK 131: Chưa thu tiền hàng bán * Trường hợp hàng bán bị trả lại kế toán hạch toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán hàng bán bị trả lại TK 632 TK 154, 155 (611) Giá vốn hàng bán bị trả lại doanh nghiệp dã nhận TK 111, 112 TK 641 Chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại TK 111, 112, 131 TK 531 TK 511(521) Doanh số bán hàng bị trả lại Kết chuyển doanh số bán hàng bị trả lại TK 333 (3331) Thuế VAT được giảm trừ * Khoản chiết khấu hàng bán thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán, kế toán ghi sổ. Nợ Tk 811 Số tiền chiết khấu hàng bán không thu Có TK 111, 112, 131 Số tiền bán hàng - Cuối kỳ kết chuyển toàn bộ số giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu bán hàng. Kế toán ghi sổ. Nợ TK 511 Giảm giá hàng bán Có TK 532 Giảm giá hàng bán - Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu bán hàng trừ đi giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại (nếu có) kế toán ghi sổ theo định khoản. Nợ TK 511 Số doanh thu thuần kết chuyển Có TK 911 Số doanh thu thuần kết chuyển 2. Kế toán xác định kết quả kinh doanh Cuối kỳ hạch toán để xác định kết quả kinh doanh kế toán hạch toán theo sơ đồ sau: Sơ đồ hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh TK 632 TK 911 TK 511, 512 Kết chuyển giá vốn của thành phẩm, hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ TK 811, 821 Kết chuyển chi phí các hoạt động khác TK 711, 721 Kết chuyển thu nhập các hoạt động khác TK 641, 642 Kết chuyển chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp của hàng ngày TK 142 Kết chuyển chi phí bán hàng chi phí quản lý doanh nghiệp còn lại kỳ trước trừ vào kết quả của kỳ này TK 421 Kết chuyển thực lãi Kết chuyển thực lỗ TK 421 Phần II Thực trạng hạch toán kế toán và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty X I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty x 1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật tại Công ty X Công ty X là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại thành phẩm thuộc về cơ khí mạ. Công ty X được xác định và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/10/2001. Với chính năng lực cá nhân và đoàn thể Công ty lấy tênlà Công ty X thuộc quận Thanh Xuân Hà Nội các phân xươngr chính: + Phân xưởng sản xuất (cơ khí) + Phân xưởng (mạ) Nhìn chung mỗi phân xưởng đều mang tính độc lập về mặt chức năng và quản lý. Do đó việc hạch toán nghiệp vụ, hoạch toán kế toán độc lập rõ ràng. Mặt khác các sản phẩm sản xuất ra đều có chu kỳ sản xuất hàng loạt và không có nửa thành phẩm. 2. Đặc điểm của tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh tại Công ty X Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty X được phản ánh qua sơ đồ sau: Giám đốc Phó giám đốc kinh tế Phó giám đốc kinh doanh Phòng kỹ thuật KCS Phòng tổ chức bảo vệ Phòng hành chính đời sống Phòng kế hoạch vật tư Phòng kế hoạch tài chính Phân xưởng sản xuất cơ khí Phân xưởng mạ II. Đặc điểm của tổ chức bộ máy kế toán và hình thức rõ kế toán tại Công ty X 1. Cơ cấu tổ chức phòng kế toán tài chính Bộ máy kế toán được tổ chức theo kiểu tập trung mỗi phân xưởng chỉ có một nhân viên thống kê để thu thập thông tin chứng từ rồi lập ra chứng từ bán đầu làm báo cáo vật tư, tính lương cho công nhân viên. Sau đó gửi về phòng tài chính kế toán thì mỗi phần được giao cho một nhân viên đảm nhận. Kế toán trưởng là người đôn đốc kiểm tra số liệu kế toán. Sơ đồ tổ chức của phòng kế toán Kế toán trưởng Phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán quỹ Kế toán XDCB Công ty Kế toán vật liệu và CC DC Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thànhphẩm kiêm tổng hợp Kế toán lương và ngân hàng Nhân viên thống kê của các phân xưởng 2. Hình thức sổ kế toán tại Công ty X Công ty X đang áp dụng hình thức kế toán ( nhật ký chung) hầu hết các sổ sách chứng từ, đều được thực hiện trên máy vi tính. Mỗi loại thành phẩm của Công ty được mang mã hiệu riêng. VD: Hàng cơ khí Mã AC 0001 Hàng mạ Mã QB 0003 Công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. Công ty X không sử dụng các sổ nhật ký chuyên dùng như (nhật ký chi tiền, nhật ký thu tiền, nhật ký mua hàng, nhật ký bán hàng). Đối với hàng tồn kho Công ty thực hiện phương pháp kê khai thường xuyên bình quân của lương thành phẩm luân chuyển trong tháng trình tự luân chuyển từ và ghi sổ kế toán được thực hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán của Công ty Chứng từ gốc Số quỹ Nhật ký chung Sổ (thẻ) kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp kế toán chi tiết Bảng cân đối phát sinh các tài khoản Báo cáo tài chính III. Hạch toán kế toán bán hàng và kết quả kinh doanh ở Công ty X 1. Hạch toán ban đầu và các hình thức bán hàng Khi có khách hàng đến Công ty đặc mua sản phẩm thanh toán bằng tiền hoặc thanh toán sau, tuỳ theo yêu cầu của khách hàng, hoá đơn (GTGT) hoá đơn được lập gồm: Đối với khách hàng trả tiền ngay phải có đủ 2 chữ ký sau: + Trưởng, phó phòng vật tư. + Trưởng, phó phòng tài chính kế toán Đối với khách hàng mua chịu sản phẩm thanh toán tiền sau phải có đầy đủ chữ ký của: + Giám đốc + Trưởng phòng tài chính kế toán + Trưởng, phó phòng vật tư Hoá đơn (GTGT) Liên 1: (Lưu) Mẫu số: 01 GTKT - 3LL Ngày tháng năm HA/01 - B Telefaxx: No: 000001 Số đăng ký doanh nghiệp (môn bài): Đơn vị bán hàng: Địa chỉ: Số tài khoản: Điện thoại: MS: Họ tên người mua hàng: Đơn vị: Địa chỉ: Số tài khoản: Hình thức thanh toán: MS: TT Tên, quy cách sản phẩm (hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C D 1 2 3 3 = 1 x 2 ... ... ... ... ... ... ... Cộng ... ... ... ... ... ... Tổng số tiền (viết bằng chữ): Trong đó thuế suất GTGT %: Tiền thuế GTGT: Thời gian và địa điểm bảo hành Ghi chú: Người mua hàng (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên) Liên 1 lưu lại quyển hoá đơn, liên 2 giao cho khách hàng, khách hàng chuyển cho thủ quỹ thu tiền và xác nhận đã thu tiền vào hoá đơn, khách hàng cầm hoá đơn đỏ xuống kho nhận hàng. Trường hợp khách hàng thanh toán sau phải viết cam kết để kế toán vào sổ nợ theo dõi nợ cho khách hàng và ký tên sau đó đưa khách hàng xuống kho nhận hàng khách hàng ký vào phiếu xuất kho mới cho hàng ra khỏi kho. Liên 3 dùng để thanh toán, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 chuyển lên phòng kế toán. Doanh thu bán hàng được tính chi tiết cho từng loại thành phẩm bằng sổ chi tiết bán hàng. Thời điểm để xác định doanh thu là khi khách hàng đã trả tiền nhận hàng hoặc khách hàng được nhận hàng và chấp nhận thanh toán. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh thường xuyên và được phân bổ theo tiêu thức giá vốn bán hàng. Xác định kết quả tiêu thụ được xác định theo từng tháng. Trong quá trình bán hàng phát sinh các khoản làm giảm doanh thu như: giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại, khoản chi tiết khấu trừ hàng bán không lớn lắm ở Công ty phát sinh tiền thưởng, tiền hỗ trợ, vận chuyển thêm cho khách hàng, chỉ áp dụng đối với khách hàng tiêu thụ hàng với khối lượng lớn theo quy chế của Công ty. 2. Hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty X. a. Kế toán doanh thu bán hàng Cuối ngày hoá đơn GTGT do thủ kho giao cho kế toán đồng thời căn cứ vào phương thức bán hàng ghi trên hoá đơn, kết hợp với việc đối chiếu với thủ quỹ, sổ ngân hàng, sổ nợ, kế toán vào sổ nhật ký chung theo những định khoản sau: Nợ TK 111 Tiền mặt hay ngân phiếu Nợ TK 112 Trả séc hay uỷ nhiệm chỉ khi có báo cáo ngân hàng Nợ TK 113 Trả séc hay uỷ nhiệm chỉ khi có chứng từ ngân hàng Nợ TK 131 Chưa trả tiền Có TK 511 (5112) Doanh số bán hàng Có TK 3331 thuế VAT đầu ra Kế toán vào nhật ký chung theo từng hoá đơn GTGT xuất bán Nhật ký chung Tháng 12/2001 Đơn vị tính: Đồng Ngày Số chứng từ Diễn giải TK nợ TK có Số tiền 1 1 25900 25900 Doanh số bán hàng Thuế VAT đầu ra Doanh số bán hàng Thuế VAT đầu ra Cộng cuối trang Cộng quỹ kể từ đầu sổ 1111 131 131 5112 3331 5112 33331 3.320.000 332.000 5.409.000 540.900 51.654.200 51.654.200 Vì vậy Công ty X thực hiện công việc kế toán trên máy vi tính nếu như kế toán phản ánh các nghiệp vụ doanh số bán hàng và nhật ký chung thì cũng đồng thời ghi sổ vào sổ cái các tài khoản có liên quan như: TK 511, 111, 3331... và sổ chi tiết hàng với số liệu giống như số liệu đã vào nhật ký chung. Nhưng được đọc chương trình sắp xếp theo từng khoảng tài khoản đối ứng mỗi ngày. Sổ cái TK 5112 Tháng 12/2001 Đơn vị tính: Đồng Ngày Số chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Nợ Có 1 1 1 25900 25907 25901 Doanh số bán hàng Doanh số bán hàng 1111 1111 3.320.000 1.856.400 Cộng đối ứng Doanh số bán hàng Doanh số bán hàng 1111 131 131 5.176.400 5.409.000 6.554.000 30 30 0 0 Cộng đối ứng Kết chuyển doanh thu bán hàng bị trả lại Kết chuyển doanh thu thuần Cộng phát sinh 531 911 2.013.818 636.886.403 638.900.221 11.963.000 638.900.221 Mẫu sổ cái Tk 131, 111, 112, 3331... tương tự Mẫu sổ cái TK 5112 Trường hợp bán chịu kế toán mở sổ chi tiết từng đối tượng thanh toán để theo dõi chi tiết cho từng đối tượng nợ và lập bảng tổng hợp đối tượng thanh toán. Sổ chi tiết đối tượng thanh toán được mở do từng đối tượng đều có mã sóo riêng. Việc vào sổ chi tiết đối tượng thanh toán đã được kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT bán hàng. Thành phẩm và phiếu thu dù chi tiền mặt hoặc giấy báo nợ, báo có của ngân hàng liên quan đến đối tượng thanh toán với từng đối tượng riêng biệt. b. Kế toán phân bổ chi tiết bán hàng và chi phí doanh nghiệp Kế toán căn cứ vào số liệu tổng hợp trên sổ (tập hợp chi phí bán hàng tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp) cùng một trị giá vốn hàng bán trên báo cáo nhập xuất, tồn thành phẩm để tiến hành phân bổ chi tiết bán hàng và chi phí doanh nghiệp. Hệ phân bổ chi phí bán hàng (H1) = Chi phí bán hàng trong kỳ = 120.109.746 Trị giá vốn hàng bán trong kỳ 5.719.511.720 Chi phí bán hàng phân bổ cho từng loại thành phẩm = Trị giá vốn hàng bán từng loại thành phẩm = Hệ số phân bổ Bảng phân phối chi phí bán hàng Tháng 12/2001 Đơn vị tính: Đồng Tên thành phẩm Trị giá vốn hàng bán H1 Chi phí bán hàng Hàng tiện AC 0001 Hàng mạ QB 0002 983.815.581 407.158.726 0,021 0,021 20.660.881 10.404.517 Cộng 1.391.010.307 31.065.398 Bảng phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp Tháng 12/2001 Đơn vị tính: Đồng Tên thành phẩm Trị giá vốn hàng bán H1 Chi phí bán hàng Hàng tiện AC 0001 Hàng mạ QB 0002 983.815.581 407.158.726 0,0521 0,0521 50.373.197 30.312.346 Cộng 1.391.010.307 80.685.543 c. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh: Cuối tháng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả sản xuất kinh doanh căn cứ vào ( sổ chi tiết bán hàng và báo cáo nhập, xuất, tồn thành phẩm) sẽkết chuyển doanh thu thuần và giá vốn bán hàng của từng loại thành phẩm sang TK 911. Doanh thu thuần trong kỳ = Doanh số bán h àng - Các khoản doanh thu khác. = - Máy tính dưới sự điều khiển của kế toán sẽ đồng thì vào nhật ký chung và sổ vái TK 911, 632. Kế toán ghi sổ: Nợ TK 911 Có TK 632 VD: Kết chuyển giá vốn hàng tiện AC 0001 tháng 12/2001 Nợ TK 911 983.851.518 Có TK 932 983.851.518 Cuối tháng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh sẽ kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 và vào số liệu trên máy tính, máy sẽ đồng thời vào nhật ký chung, vào sổ cái các TK 911, 641, 642 theo các định khoản. Nợ TK 911 Có TK 641 (642) VD: Tháng 12/2001 kết chuyển chi phí bán hàng. Nợ TK 911 31.065.398 Có TK 6411 10.404.517 Có TK 6412 1.104.347 Có TK 6424 13.111.950 Có TK 6428 89.192.799 Cuối tháng sau khi kết chuyển doanh thu thuần giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán tính lãi để thực hiện trong tháng. = - - - Cụ thể tháng 12/2001 Lãi thực hiện trong kỳ = 6.368.864.031 - (5.719.511.720 - 1.732.054) - 120.109.746 - 292.839.107 = 238.135.512. Kế toán sẽ kết chuyển lãi thực hiện được sang TK 4212 vào số liệu trên máy vi tính, máy sẽ đồng thời vào Nhật ký chung vào sổ cái TK 911, 4212 theo định khoản: Nợ TK 911 238.135.512 Có TK 4212 238.135.512 Sổ cái tài khoản 911 Tháng 12/2001 Đơn vị tính : Đồng. Ngày tháng Chứng từ Diễn Giải TK Đối ứng Số tiền SH NT Nợ Có 30 30 30 0 0 0 0 0 0 Kết chuyển doanh thu thuần bán thành phẩm Kết chuyển giá vốn hàng bán AC 0001 Kết chuyển giá vốn hàng bán QB 0002 5112 6322 6321 983.851.518 407.158.762 6.368.864.031 30 30 0 0 0 0 Cộng đối ứng tài khoản Kết chuyển chi phí bán hàng Kết chuyển chi phí bán hàng 632 6411 6412 5.717.779.666 10.404.517 1.104.347 30 0 0 Cộng đối ứng tài khoản Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp 641 6412 120.109.746 18.652.547 Không được đánh vào đây đối ứng 642 292.839.107 30 0 0 Kết chuyển lãi thực hiện tháng 12 4212 238.135.512 Cộng đối ứng TK Cộng phát sinh 4212 238.135.512 6.368.864.031 6.368.864.031 Để xác định kết quả kinh doanh chi tiết từng loại thành phẩm kế toán mở sổ chi tiết TK 911 bằng cách thủ công là lập sổ trên giấy viết. Để có số lượng mở sổ chi tiết TK 911 kế toán phải lấy số liệu báo cáo nhập, xuất tồn thành phẩm. (Sổ ghi chi tiết bán hàng), (Bảng phân bố chi phí bán hàng), (Bảng phân bố chi phí quản lý doanh nghiệp). Cụ thể cách lập như sau: 1. Tên thành phẩm tiêu thụ. 2. Lấy số liệu doanh nghiệp bán hàng của từng thành phẩm từ (Sổ chi tiết bán hàng). 3. Lấy số liệu từ cột giá thành xuất bán trên (báo cáo nhập - xuất - tồn kho). 4 -5. Lấy số liệu từ (Bảng phân bố chi phí bán hàng) và (bảng phân bố chi phí quản lý doanh nghiệp). 6. Lấy số liệu từ bảng kê (Bảng kê hàng hoá bị trả lại) vì tháng 12/2001 chó có một nghiệp vụ bán hàng bị trả lại nên kế toán lấy sô liệu trên sổ cái TK 531 để ghi. 7. Lấy số liệu tư bảng kế hàng giảm giá. 8 - 2 - 3 - 4 - 5 - 6 - 7. Phần III Hoàn thiện hạch toán kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty X 1. Những mặt đạt được. - Trong công tác kế toan mọi hoạt động kinh tế phát sinh diễn ra trong công ty đã đưa ra gần đầy đủ dữ liệu vào máy tinhs để theo dõi chi tiết như: Giá vốn hàng bán từng loại thành phẩm, lương thành phẩm nhập - xuất - tồn kho được theo dõi riêng biệt. - Hình thức kế toán nhật ký chung và Công ty áp dụng rất phù hợp, với việc sử dụng máy tính hiệu quả của công tác kế toán cao, đảm bảo sự thống nhất và thuận lợi cho việc phân vông và chuyên môn hoá công tác kế toán. - Ngoài việc sử dụng các sổ tổng hợp như sổ Nhật ký chung, sổ cái… kế toán còn mở các sổ chi tiết cho từng loại sản phẩm và đối chiếu số liệu với sổ tổng hợp làm tăng thêm tính chính xác cao của công tác kế toán. - Quá trình luân chuyển chứng từ hợp lý, các chứng từ thường xuyên dược đối chiếu kiểm tra với các sổ tổng hợp và sổ chi tiết. - Số liệu của kế toán phản ánh trung thực rõ ràng, cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo Công ty và đề ra phương hướng sản xuất kinh doanh trong thời kỳ tới. - Công ty thực hiện áp dụng các phương thức bán hàng, phương thức thanh toán khá phù hợp, chính sách giá cả linh hoạt, hàng được đảm bảo chất lượng và cung cấp đầ đủ kịp thời. - Công ty tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm đồng thời củng cố chữ tín và đảm bảo đứng vững trong nền kinh tế thị trường. 2. Những mặt còn tồn tại. - Công ty X bán cho khách hàng trả tiền ngay phát sinh hàng hoá nhiều và các nghiệp vụ bán hàng chịu chỉ áp dụng đối với khách hàng của uy tín, quan hệ lâu dài với Công ty. Do đó khối lượng ghi chép vào sổ Nhật ký chung quá lớn làm cho khối lượng công việc vào máy tăng thêm. - Mọi hoạt động kinh doanh phát sinh trong kỳ, Công ty đã gần như đưa đầy đủ vào dữ liệu vào máy vi tính. Tuy nhiên còn phần theo dõi doanh thu riêng cho từng loại thành phẩn đang tiến hành đưa vào máy cụ thể chưa có phần theo dõi kết chuyển giá vốn hàng bán từng loại thành phẩm mới Công ty đã cài đặt được trong máy vi tính nhiều chương trình, dữ liệu kết toán mới để đáp ứng được thị hiếu khách hàng, bắt kịp mọi thông tin cần thiết cho Công ty. II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh của Công ty X. - Để giảm bớt công việc ghi chép các nghiệp vụ xuất bán cho khách hàng trả tiền ngay vào Nhật ký chung vào vào sổ cái. Kế toán ghi sổ “Nhật ký thu tiền” để vào sổ những khách hàng trực tiếp trả tiền mặt, trả tiền séc. Cuối tháng hoặc (định kỳ 5 - 7 ngày) kế toán vào sổ cái các tài khoản liên quan như: - Kết cấu của Nhật ký thu tiền: Cột 1: Ghi ngày tháng ghi sổ. Cột 2 - 3: Ghi sổ và ngày tháng của chứng từ làm căn cứ ghi sổ. Cột 4: Ghi nội dung của nghiệp vụ phát sinh. Cột 5: Ghi tài khoản bên nợ. Cột 6,7,8,9,10: Ghi tài khoản bên có. - Kế toán Công ty nên hạch toán việc chi thưởng lại khách hàng tiêu thụ với khối lượng thành phẩm lớn (hoặc thanh toán nhanh) vào TK 811 “Chi phí hoạt động tài chính” để phù hợp với tính chất của nghiệp vụ phát sinh. Từ đó cuối mỗi kỳ hạch toán Công ty có thể nhìn vào số liệu TK 811 để Công ty có thể đánh giá được hiệu quả kinh tế (theo tỷ lệ %). Từng phần chia ra do chiết khấu bán hàng trên tổng số doanh thu tiêu thụ thành phẩm. Qua đó rút ra kinh nghiệm về việc chiết khấu bán hàng cho những kỳ sau. - Công ty nên tiến hành đưa phần theo dõi doanh thu rieng cho từng loại thành phẩm cài đặt vào chương trình của máy theo cách quản lý theo quản lý giá vốn hàng bán của từng loại thành phẩm mà Công ty đã cài đạt được trên máy vi tính. Từ đó giúp cho kế toán Công ty có thể xác định được kết quả kinh doanh của từng loại thành phẩn ngay trên máy có nghĩa là việc xác định kết quả kinh doanh sẽ được nhanh chóng hơn giúp cho lãnh đạo Công ty có phương hướng kinh doanh hiệu qủ nhanh, nhậy trong nền kinh tế thị trường. Kết luận Kinh tế thị trường là một con dao hai lưỡi, nếu chúng ta không biết sử dụng nó thì nó sẽ triệt tiêu ta và ngược lại. Qua đó em biết được kinh tế thị trường biến động và sôi nổi một cách làm cho toàn dân tham gia và muốn thử sức mình với nó. Trong thời gian học tập ở trường, tuy thời gian không dài, nhưng en cũng lắm dược kinh tế thị trường luôn luôn sôi động phức tạp. Kế toán trưởng là một người rất quan trọng trong Công ty hay một doanh nghiệp. Em mong muốn sau này sẽ trở thành một người kế toán trưởng luôn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ và có nhiều ý kiến đóng góp cho doanh nghiệp. Hay góp một phần nhỏ bé của mình vào công việc đổi mới của đất nước. Sau khoá học này, em chúc toàn bộ các thầy cô đã giảng dạy chung em một sức khoẻ dồi dào, hạnh phúc và dìu dắt chúng em bước vào nền kinh tế nước nhà với lợi ích cao nhất.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29639.doc
Tài liệu liên quan