Công ty có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, có nhiều đơn vị thành viên nằm phân tán trên cả nước, vì thế công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán nửa tập trung, nửa phân tán là rất phù hợp.
- Việc áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ cho thấy trình độ nhân viên kế toán của công ty cao, đồng đều, phù hợp với quy mô và yêu cầu quản lý của công ty. Tại công ty, các nhân viên kế toán đều được phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người. Thêm vào đó, trình độ của kế toán viên không ngừng nâng cao do công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên đi học nâng cao trình độ, cập nhật những thay đổi về chế độ kế toán bằng việc mở các lớp huấn luyện. Ngoài ra bản thân mỗi kế toán luôn thường xuyên nghiên cứu tài liệu để trau dồi nghề nghiệp, luôn tích cực học hỏi, tranh thủ sự hướng dẫn của những nhân viên giàu kinh nghiệm từ đó tạo hiệu quả cao trong công việc.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cáo tài chính
Ngoài ra, định kỳ (quý, năm) công ty còn phải lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu để nộp lên Tổng công ty Than Việt Nam như:
1. Báo cáo khoản phải thu, phải trả
2. Báo cáo tăng giảm vốn kinh doanh
3. Báo cáo tăng giảm nguyên giá và hao mòn TSCĐ
4. Báo cáo trích và sử dụng vốn khấu hao cơ bản
......
II. Thực trạng hạch toán tài sản cố định tại công ty vật liệu nổ công nghiệp
1. Công tác quản lý tài sản cố định tại công ty
Quy chế quản lý tài chính trong công ty là các đơn vị thành viên được công ty giao cho quản lý một phần vốn cố định nên tại các đơn vị này đều có riêng một kế toán phụ trách hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ phát sinh tại đơn vị mình. Vì vậy trong công ty Vật liệu nổ công nghiệp tồn tại song song hai hệ thống sổ TSCĐ: một là hệ thống sổ tại các đơn vị trực thuộc, hai là hệ thống sổ của toàn công ty - do kế toán phần hành TSCĐ tại văn phòng công ty vừa đảm nhiệm hạch toán các nghiệp vụ phát sinh tại cơ quan văn phòng công ty, vừa hạch toán tổng hợp, quản lý hồ sơ TSCĐ và lập các báo cáo TSCĐ toàn công ty.
Do đặc điểm TSCĐ luôn gắn liền với nguồn hình thành nên tổ chức bộ máy kế toán tại công ty kế toán TSCĐ kiêm luôn xử lý các nghiệp vụ liên quan đến nguồn vốn.
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
1. Số dư đầu kỳ
69.650.407.055
79.484.142.880
92.173.905.078
2. Số tăng trong kỳ
10.565.353.006
14.113.546.920
19.685.151.527
3. Số giảm trong kỳ
731.617.181
1.423.784.722
757.347.384
4. Số dư cuối kỳ
79.484.142.880
92.173.905.078
109.101.709.221
Biểu 3: Tình hình TSCĐ tại công ty
2. Phân loại và đánh giá tài sản cố định
2.1. Phân loại tài sản cố định
TSCĐ hiện có của công ty (tính đến ngày 31/09/2004) được phân loại theo 2 cách:
* Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
Đơn vị : đồng
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
I. TSCĐ hữu hình
217.927.795.898
148.372.049.574
69.555.746.324
1. Nhà cửa, vật kiến trúc
83.238.126.344
59.886.253.548
23.351.872.796
2. Máy móc thiết bị
22.953.423.102
14.025.477.700
8.927.945.402
3. Phương tiện vận tải
105.345.360.410
70.503.602.276
34.841.758.134
4. Thiết bị dụng cụ quản lý
6.390.886.042
3.956.716.050
2.434.169.992
II. TSCĐ vô hình
275.622.544
115.307.320
160.315.224
Tổng cộng
218.203.418.442
148.487.356.894
69.716.061.548
Biểu 4: TSCĐ phân theo hình thái biểu hiện
* Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
Đơn vị : đồng
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị hao mòn
Giá trị còn lại
1. Ngân sách Nhà nước
63.166.232.992
56.077.572.346
7.088.660.646
2. Nguồn tự bổ sung
43.173.376.766
32.688.010.482
10.485.366.284
3. Nguồn vốn vay
110.531.380.906
59.434.021.564
51.097.359.342
4. Nguồn vốn khác
1.332.427.778
287.752.502
1.044.675.276
Tổng cộng
218.203.418.442
148.487.356.894
69.716.061.548
Biểu 5: TSCĐ phân theo nguồn hình thành
2.2. Đánh giá tài sản cố định
Việc xác định nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ công ty thực hiện theo như quy định của Bộ tài chính.
Lấy một ví dụ cụ thể vào ngày 13/08/2003 công ty mua 01 máy in Epson Laser dùng cho văn phòng công ty với giá 1550 USD (Tỷ giá thực tế ngày 13/08/2003 là 15.530 đồng/USD), giá chưa bao gồm thuế GTGT 5%.
Như vậy nguyên giá TSCĐ trên là:
1550 x 15.530 = 24.071.500 đồng
Công ty xác định thời gian sử dụng TSCĐ trên là 2,1 năm; do TSCĐ trên mua và được đưa vào sử dụng từ tháng 08/2003 nên công ty tiến hành tính khấu hao từ tháng 09/2003. Công ty sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng nên mức trích khấu hao 01 tháng cho TSCĐ này là:
24.071.500 đồng
2,1năm x 12 tháng
955..218 đồng
=
Vậy giá trị còn lại trên sổ kế toán của máy in Epson Laser tính đến ngày 31/12/2003 (sau khi trích khấu hao 4 tháng) là:
24.071.500 - (955.218 x 4) = 20.250.628 đồng
3. Hạch toán tình hình biến động tăng giảm tài sản cố định tại công ty
Để minh hoạ cho phần hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ, tôi xin lấy các nghiệp vụ cụ thể phát sinh tại cơ quan văn phòng công ty vào tháng 8, 9 năm 2003 làm ví dụ. Số liệu được trích dẫn từ sổ sách kế toán tại phòng TKKTTC công ty.
3.1. Hạch toán tăng giảm tài sản cố định
3.1.1. Các chứng từ sử dụng
Chủ yếu các trường hợp biến động tăng TSCĐ tại công ty là do mua sắm mới nên để trình bày về phần hạch toán tăng TSCĐ tôi xin đơn cử nghiệp vụ mua sắm 01 máy in epson Laser N2120 cho phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính xảy ra vào tháng 8/2003.
Phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính khi có nhu cầu trang bị mới 01 máy in phải lập kế hoạch về nhu cầu mua sắm, đầu tư trình lên Giám đốc công ty bằng một "Tờ trình". Sau khi được Giám đốc công ty duyệt, đảm nhiệm việc lựa chọn nhà cung cấp theo phương thức chào hàng cạnh tranh. Cuối cùng, căn cứ vào Quyết định của HĐQT, Tờ trình ngày 22/07/2003 của phòng Quản trị công ty về việc phê duyệt giá mua và "Biên bản họp tổ tư vấn về giá của công ty" ngày 30/07/2003, Giám đốc công ty ra Quyết định số 422/QĐ - TKKTTC ngày 07/08/2003 phê duyệt giá mua thiết bị văn phòng của cơ quan công ty.
Sau khi hợp đồng kinh tế số 08.08/2003/HĐKT được ký kết giữa công ty Vật liệu nổ công nghiệp với Công ty Phát triển công nghệ Thành Đô, các bên tiến hành bàn giao TSCĐ và lập "Biên bản bàn giao TSCĐ" - số 01/BG," Biên bản thanh lý hợp đồng" số 15.08/2003/BBTL; căn cứ hoá đơn GTGT ngày 13/08/2003 do Công ty Phát triển công nghệ Thành Đô lập công ty làm thủ tục thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi số 113 ngày 18/08/2003, từ đây kế toán TSCĐ tiến hành ghi sổ căn cứ vào các chứng từ liên quan.
Tổng công ty than việt nam
Công ty Vật liệu nổ công nghiệp
Số 442/QĐ - TKKTTC
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 7 tháng 8 năm 2003
Quyết định của giám đốc công ty vật liệu nổ công nghiệp
V/v phê duyệt giá mua thiết bị văn phòng của cơ quan công ty
giám đốc công ty vật liệu nổ công nghiệp
Căn cứ vào Quyết định số 77/2003/QĐ - TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển công ty hoá chất mỏ - doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng công ty Than Việt Nam thành công ty TNHH một thành viên Vật liệu nổ công nghiệp.
Căn cứ Quyết định số 68/QĐ - HĐQT ngày 18/7/2002 của HĐQT công ty Vật liệu nổ công nghiệp về việt đầu tư thiết bị văn phòng của cơ quan công ty.
Xét Tờ trình ngày 22/7/2003 của phòng Quản trị về việc phê duyệt giá mua thiết bị văn phòng của cơ quan công ty.
Căn cứ biên bản họp Tổ tư vấn về giá của công ty họp ngày 30/7/2003.
Quyết định
Điều 1: Nay phê duyệt giá mua máy in như sau:
STT
Tên thiết bị
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy in Epson Laser N2120
Chiếc
01
1.550 USD
1.550 USD
Tổng giá trị
1.550 USD
Tiền bằng chữ: Một ngàn năm trăm năm mươi đô la Mỹ.
Giá trên chưa gồm thuế GTGT.
Tỷ giá USD được thanh toán theo tỷ giá bán ra của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm thanh toán.
Điều 2: Ông trưởng phòng Quản trị có nhiệm vụ tổ chức mua tài sản theo đúng đơn giá đã được Giám đốc công ty duyệt.
Điều 3: Ông Kế toán trưởng công ty, trưởng phòng TKĐT, KTCN có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 3.
- Lưu TKKTTC, Văn thư.
Giám đốc công ty
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu 7: Quyết định số 442/QĐ - TKKTTC của Giám đốc công ty
Biên bản bàn giao TSCĐ
Số 01/BG
Hà Nội, ngày 13 tháng 8 năm 2003
Căn cứ theo hợp đồng kinh tế số 08.08.2003 ngày 8/8/2003 giữa Công ty phát triển công nghệ Thành Đô với công ty Vật liệu nổ công nghiệp.
Chúng tôi gồm:
1. Bên nhận: Công ty Vật liệu nổ công nghiệp.
Ông: Ngô Mạnh Hùng - chuyên viên phòng quản trị.
2. Bên giao: Công ty Phát triển công nghệ Thành Đô.
Bà: Nguyễn Thuỳ Liên - cán bộ.
Đã cùng nhau tiến hành giao nhận 01 máy in Epson Laser N2120 mã số 0462797, tất cả đều trong tình trạng mới và hoạt động tốt.
Giấy tờ kèm theo: Sách hướng dẫn sử dụng
Biên bản được thành lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.
Đại diện bên giao
(Ký, họ tên)
Đại diện bên nhận
(Ký, họ tên)
Biểu 8: Biên bản bàn giao TSCĐ số 01/BG
Hoá đơn
GTGT
Liên 2: Giao cho khách hàng
Ngày 13 tháng 8 năm 2003
Mẫu số 01/GTKT - 3LL
KG/2003B
0082951
Đơn vị bán háng: Công ty Phát triển công nghệ Thành Đô.
Địa chỉ: 28A Điện Biên Phủ, Hà Nội.
TK: 0614300000A - Ngân hàng VP BANK Hà Nội.
Điện thoại: MS: 0100912426-1
Tên người mua hàng:
Đơn vị: Công ty Vật liệu nổ công nghiệp.
Địa chỉ: Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội.
TK 710A- 00088 Công thương Hoàn Kiếm.
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS: 0100101072- 1
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1x2
1
Máy in Epson Laser N2120
Chiếc
01
24.071.500
24.071.500
Cộng tiền hàng: 24.071.500
Thuế suất GTGT 5% Tiền thuế GTGT: 1.203.575
Tổng cộng tiền thanh toán: 25.275.075 đồng
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi lăm triệu hai trăm bảy mươi lăm đồng.
Người mua hàng
(Ký, họ tên)
Người bán hàng
(Ký, họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên, đóng dấu)
Biểu 9: Hoá đơn GTGT máy in Epson Laser N2120
3.1.2. Hạch toán chi tiết tài sản cố định
Căn cứ các chứng từ tăng TSCĐ kế toán phản ánh trên các sổ chi tiết:
-Sổ chi tiết TK 211 (Biểu 11): được mở cho từng tháng, dùng theo dõi số dư đầu kỳ, số dư cuối kỳ và số phát sinh Nợ/Có của TK 211 trong kỳ.
Tại công ty các trường hợp tăng TSCĐ do mua sắm, đầu tư đều được tập hợp vào tài khoản "Xây dựng cơ bản dở dang" (TK 2411) rồi sau đó kế toán mới kết chuyển ghi bút toán tăng TSCĐ - ghi Nợ TK 211.
- Sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao TSCĐ (Biểu 12): Sổ này được dùng để phản ánh nguyên giá TSCĐ và mức khấu hao phải trích của TSCĐ có trong kỳ. Sổ này mở cho từng tháng tại từng đơn vị thành viên trực thuộc.
- Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ (Biểu 13): Bảng này được ghi vào cuối mỗi tháng dựa trên số liệu từ sổ chi tiết TK 211, 213.
Công ty vật liệu nổ công nghiệp
cơ quan văn phòng công ty
sổ chi tiết tài khoản
TK 211 - TSCĐ hữu hình
Từ ngày 01/8/2003 đến 31/8/2003
Đơn vị: đồng
Số dư Nợ đầu kỳ: 6.556.730.945
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
...
...
...
...
13/8
Tăng TS máy in Epson-TK KTTC
2411
24.071.500
20/8
Tăng TS xe Toyota 29T-3103-NB
2411
368.649.286
25/8
Cấp TS xe Toyota 29T-3103-NB
1361
368.649.286
....
....
...
...
...
Tổng phát sinh Nợ: 472.964.296
Tổng phát sinh Có: 368.649.286
Số dư Nợ cuối kỳ: 6.661.045.955
Ngày 31 tháng 8 năm 2003
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Biểu 11: Sổ chi tiết TK 211 - tháng 8/2003
3.1.3. Hạch toán tổng hợp tài sản cố định
* Hạch toán nghiệp vụ mua máy in Epson N2120-TKKTTC (Đơn vị:đồng)
- Bút toán 1: Phản ánh mua:
Nợ TK 241 (2411): 24.071.500
Nợ TK 133 (1332): 1.203.575
Có TK 331: 25.275.075
- Bút toán 2: Kết chuyển ghi bút toán tăng TSCĐ:
Nợ TK 211 (2115): 24.071.500
Có TK 241 (2411): 24.071.500
- Bút toán3: Đến khi thanh toán với người bán:
Nợ TK 331: 25.275.075
Có TK 341: 25.275.075
* Sổ tổng hợp được sử dụng:
Sổ cái TK 211 (Biểu 15): sổ được mở cho cả năm, số phát sinh Có lấy từ NKCT số 9, số phát sinh Nợ lấy từ NKCT khác có liên quan. Sổ này chỉ được ghi một lần vào cuối tháng sau khi đã khoá sổ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các NKCT.
Công ty vật liệu nổ công nghiệp
văn phòng công ty
Nhật ký chứng từ số 7 phần 1
Tháng 8/2003
Đơn vị: đồng
STT
Các TK ghi Có
Các TK ghi Nợ
142
2411
...
Cộng chi phí
...
...
...
...
...
211
472.964.296
472.964.296
...
...
...
...
...
Cộng
...
472.964.296
...
...
Ngày 31 tháng 8 năm 2003
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Kế toán tổng hợp
(Ký, họ tên)
Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)
Biểu 14: NKCT số 7 phần 1 - tháng 8/2003
3.2. Hạch toán giảm tài sản cố định
* Giảm do thanh lý, nhượng bán: do trong năm tài chính 2003 tại cơ quan văn phòng công ty không xảy ra các nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định nên tôi xin trình bày nguyên tắc hạch toán giảm TSCĐ do thanh lý, nhượng bán TSCĐ tại văn phòng công ty.
- Chứng từ sử dụng:
+ Quyết định nhượng bán, thanh lý của cấp có thẩm quyền, cụ thể:
Công ty trình chủ sở hữu (Tổng công ty Than Việt Nam) quyết định đối với phương án nhượng bán, thanh lý TSCĐ có giá trị còn lại bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm công bố gần nhất.
Đối với những TSCĐ có giá trị còn lại nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính của công ty tại thời điểm công bố gần nhất thì:
. Nếu TSCĐ đã thu hồi đủ vốn, hết thời hạn sử dụng có nguyên giá đến 100 triệu đồng thì Giám đốc công ty ra quyết định, TSCĐ có nguyên giá lớn hơn 100 triệu đồng thì Giám đốc công ty trình HĐQT quyết định.
. Nếu TSCĐ chưa thu hồi đủ vốn thì Giám đốc công ty quyết định thanh lý, nhượng bán những TSCĐ có nguyên giá đến 50 triệu đồng hoặc có nguyên giá lớn hơn 50 triệu đồng và giá trị còn lại nhỏ hơn 20% nguyên giá (nhưng không quá 20 triệu đồng). Những trường hợp còn lại Giám đốc công ty trình HĐQT quyết định.
+ Biên bản họp Hội đồng thanh lý: để xác định về tình trạng kỹ thuật và giá trị của TSCĐ.
+ Biên bản đấu giá: chọn người mua với giá cao nhất.
+ Biên bản thanh lý TSCĐ.
+ Hoá đơn, phiếu thu, giấy báo Có.
- Hạch toán chi tiết TSCĐ:
Sau khi có đầy đủ chứng từ liên quan cần thiết, kế toán tiến hành hạch toán chi tiết TSCĐ bằng cách phản ánh trên:
+ Sổ chi tiết TK 211 (Biểu 11).
+ Sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao TSCĐ (Biểu 12).
+ Bảng tổng hợp chi tiết tăng giảm TSCĐ (Biểu 13).
- Hạch toán tổng hợp TSCĐ:
+ Giá trị còn lại của TSCĐ và chi phí thanh lý, nhượng bán được hạch toán vào TK 811.
+ Thu từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ được hạch toán vào TK 711.
+ Sổ tổng hợp sử dụng:
. Sổ NKCT số 9
. Sổ cái TK 211 (Biểu 15)
* Giảm do điều chuyển nội bộ
3.2.1. Các chứng từ sử dụng
Xí nghiệp Vật liệu nổ công nghiệp Ninh Bình khi có nhu cầu cần cấp mới một xe ôtô Toyota lập tờ trình gửi lên Giám đốc công ty. Tại công ty, các thủ tục được tiến hành tương tự như trường hợp đầu tư mua sắm TSCĐ khác. Cuối cùng ngày 21/8/2003 Giám đốc công ty Vật liệu nổ công nghiệp ra quyết định mua và điều chuyển một xe ôtô Toyota (nguyên giá 368.649.286 đồng) về Xí nghiệp VLNCN Ninh Bình. Ngày 25/8/2003 việc giao nhận TSCĐ trên được tiến hành kế toán công ty tiến hành hạch toán điều chuyển xe Toyota trên.
cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------o0o-----
Biên bản bàn giao tài sản cố định
Căn cứ Quyết định số 443/QĐ - KTCN ngày 21/8/2003 của Giám đốc Công ty Vật liệu nổ công nghiệp về việc điều chuyển xe ôtô Toyota 29T - 3103 từ văn phòng công ty về Xí nghiệp Vật liệu nổ công nghiệp Ninh Bình.
Hôm nay, ngày 25 tháng 8 năm 2003, tại văn phòng công ty Vật liệu nổ công nghiệp, chúng tôi gồm:
Bên giao: Công ty Vật liệu nổ công nghiệp:
Ông: Bùi Ngọc Cây Phó Giám đốc công ty.
Ông: Trần Ngọc Dũng Chánh văn phòng công ty.
Ông: Nguyễn Tiến Dũng Cán bộ phòng KTCN Công ty.
Bên nhận: Xí nghiệp Vật liệu nổ công nghiệp Ninh Bình.
Ông: Nguyễn Đức Thịnh Cán bộ phòng kỹ thuật Xí nghiệp theo Giấy giới thiệu số 219 ngày 25/8/2003 của Giám đốc xí nghiệp.
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
1. Tình trạng:
Tên
Nguyên giá
Hao mòn
Giá trị còn lại
Xe ôtô Toyota 29T - 3103
368.649.286
0
368.649.286
- Các trang thiết bị đầy đủ, mới 100%, hoạt động tốt.
- Các phụ tùng đồ nghề đầy đủ:
+ 01 kích tay.
+ 01 bánh xe dự phòng.
+ Đồ nghề: 1 kìm, 02 cờ lê, 01 vặn vít.
2. Các giấy tờ đi kèm: Giấy đăng ký xe, giấy chứng nhận bảo hiểm, sách hướng dẫn sử dụng.
Biên bản được lập thành 04 bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản.
Đại diện bên giao
(Ký, họ tên)
Đại diện bên nhận
(Ký, họ tên)
Biểu 17: Biên bản bàn giao xe Toyota 29T -3103
3.2.2. Hạch toán chi tiết tài sản cố định
Trong trường hợp này, căn cứ các chứng từ giảm TSCĐ, kế toán phản ánh trên các sổ chi tiết:
- Sổ chi tiết TK 211 (Biểu 11).
- Bảng tổng hợp chi tiết giảm TSCĐ (Biểu 13).
3.2.3. Hạch toán tổng hợp tài sản cố định
* Hạch toán nghiệp vụ điều chuyển (cấp) xe ôtô Toyota 29T - 3103 cho Xí nghiệp Vật liệu nổ công nghiệp Ninh Bình: (Đơn vị: đồng)
Nợ TK 136 (136 -NB): 368.649.286
Có TK 211 (2114): 368.649.286
* Sổ tổng hợp sử dụng:
- Sổ NKCT sổ 9 (Biểu 18): Sổ này được mở hàng tháng, dùng để phản ánh số phát sinh bên Có TK 211, TK 213 tại văn phòng công ty. Số liệu trên NKCT số 9 là căn cứ để ghi sổ cái TK 211, 213.
- Sổ cái TK 211 (Biểu 15)
4. Hạch toán khấu hao tài sản cố định
4.1. Phương pháp tính khấu hao
Theo Quyết định số 166/1999/QĐ- BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, công ty Vật liệu nổ công nghiệp áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng khi tiến hành trích khâú hao TSCĐ. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng và những TSCĐ đã trích hết nhưng vẫn được sử dụng vào hoạt động kinh doanh thì không được tính, trích khấu hao. Hàng tháng kế toán TSCĐ tính và trích khấu hao TSCĐ theo đúng tỷ lệ quy định.
Cụ thể, căn cứ vào nguyên giá và tỷ lệ khấu hao của từng TSCĐ hay số năm sử dụng ước tính của từng TSCĐ, mức khấu hao TSCĐ được tính theo công thức sau:
=
Mức khấu hao trung bình
hàng năm của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng
=
Mức khấu hao trung bình
hàng tháng của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Số năm sử dụng x 12 tháng
Số khấu hao đã trích kỳ trước
+
Số khấu hao tăng
trong kỳ
-
Số khấu hao giảm
trong kỳ
=
Số khấu hao phải trích trong kỳ
Với trường hợp tháng 8/2003 công ty mua máy in Epson Laser N2120 đưa vào sử dụng ngay trong tháng tại phòng TKKTTC công ty nên đến tháng 9/2003 kế toán mới bắt đầu trích khấu hao cho tài sản này (công ty trích khấu hao cho từng tháng). TSCĐ trên có nguyên giá 24.071.500 đồng, thời gian sử dụng 2,1 năm.
24.071.500 đồng
2,1 năm x12 tháng
=
Mức khấu hao 1 tháng
955.218 đồng
=
4.2. Chứng từ sử dụng
Công ty sử dụng "Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ" làm cơ sở hạch toán khấu hao TSCĐ. Do khấu hao TSCĐ được tính theo nguyên tắc tròn tháng nên "Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ" theo tháng 9/2003 (Biểu 19) mới phản ánh việc trích khấu hao cho TSCĐ là máy in Epson Laser N2120
công ty vật liệu nổ công nghiệp
cơ quan văn phòng công ty
bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Tháng 9 năm 2003
Đơn vị: đồng
STT
Chỉ tiêu
TG sử dụng (năm)
Nơi sử dụng
Toàn cơ quan
TK 642- CPQLDN
Nguyên giá
Số khấu hao
I
Số khấu hao TSCĐ tháng trước
6.575.258.217
79.599.945
79.599.945
II
Số khấu hao tăng tháng này
104.315.010
4.139.484
4.139.484
1
Máy in Epson N2120-TKKTTC
2,1
24.071.500
955.218
955.218
...
...
...
...
...
..
III
Số khấu hao giảm tháng này
0
0
0
IV
Số khấu hao trích tháng này
6.679.573.227
83.739.429
83.739.429
1
Dụng cụ quản lý
986.037.383
16.509.876
16.509.876
...
...
...
...
...
...
Ngày 30 tháng 9 năm 2003
Biểu 19: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - tháng 9/2003
4.3. Hạch toán chi tiết khấu hao tài sản cố định
Căn cứ vào các chứng từ biến động tăng giảm TSCĐ và chứng từ khấu hao TSCĐ, kế toán phản ánh các nghiệp vụ vào các sổ chi tiết:
- Sổ chi tiết TSCĐ và khấu hao TSCĐ (Biểu 12).
- Sổ chi tiết TK 214 (Biểu 21): Sổ này mở theo tháng, dùng để theo dõi số dư đầu kỳ, số phát sinh Nợ/Có của TK 214 trong kỳ.
4.4. Hạch toán tổng hợp khấu hao tài sản cố định
Sổ tổng hợp sử dụng:
- Bảng kê số 5 (Biểu 22): tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (chủ yếu là chi phí quản lý doanh nghiệp) phát sinh trong từng tháng tại văn phòng công ty. Số liệu trên cột ghi Có TK 214 lấy từ "Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ" (Biểu 19), sau khi khoá sổ vào cuối tháng số liệu trên được dùng để ghi vào NKCT số 7.
- NKCT số 7 (Biểu 23): Ghi vào cuối tháng căn cứ từ số liệu tổng hợp trên bảng kê số 5.
- Sổ cái TK 214 (Biểu 24): Sổ này mở cho cả năm, số liệu được tổng hợp vào cuối tháng căn cứ trên NKCT số 7 (tổng hợp số phát sinh Có TK 214) và NKCT số 9 (tổng hợp số phát sinh Nợ TK 214).
Công ty vật liệu nổ công nghiệp
văn phòng công ty
nhật ký chứng từ số 7
Từ ngày 01/9/2003 đến 30/9/2003
Phần 1
Đơn vị: đồng
Stt
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
142
214
...
Các TK phản ánh ở các NKCT khác
Tổng chi phí
NKCT số 1
...
...
...
...
...
...
...
...
...
642
...
83.739.429
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng
...
83.739.429
...
...
...
...
Phần 2
Stt
Các TK
Yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh
...
Cộng chi phí
...
Khấu hao TSCĐ
...
Cộng
...
...
...
...
...
...
...
...
TK 642
...
83.739.429
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
...
Cộng trong tháng
...
83.739.429
...
...
...
...
Luỹ kế từ đầu năm
...
...
...
...
...
...
Ngày 30 tháng 9 năm 2003
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Kế toán tổng hợp
(Ký, họ tên)
Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)
Biểu 23: NKCT số 7 - tháng 9/2003
5. Hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định
5.1. Chứng từ sử dụng
Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa TSCĐ phòng Quản trị lập tờ trình gửi Giám đốc công ty xin sửa chữa TSCĐ. Sau khi giám đốc duyệt công việc sửa chữa, phòng Quản trị có trách nhiệm lập hồ sơ dự toán, các phòng chức năng có nhiệm vụ thẩm định dự toán rồi trình Hội đồng giá (gồm 6 trưởng phòng và 2 Phó giám đốc công ty). Sau đó, Giám đốc ra Quyết định phê duyệt dự toán sửa chữa TSCĐ. Khi công trình sửa chữa hoàn thành, phòng Quản trị lập hồ sơ quyết toán trình Giám đốc phê duyệt quyết toán sửa chữa TSCĐ.
Khi bên B gửi cho công ty "Hoá đơn GTGT (liên 2) cho việc thi công sửa chữa công trình. Kế toán trả tiền cho bên B, lúc này kế toán mới ghi sổ nghiệp vụ sửa chữa TSCĐ.
Bảng tổng hợp quyết toán
sửa chữa nhà kho và nền hội trường
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
KH
Hệ Số
thành tiền
Chi phí theo đơn giá
- Chi phí Vật liệu
A
34.089.668
- Chi phí nhân công
B
3.791.639
- Chi phí máy xây dựng
C
645.507
I. Chi phí trực tiếp
1. Chi phí vật liệu
VL
A x 1,02
34.771.461
2. Chi phí nhân công
NC
B x 2,04 x 1,05
8.121.738
3. Chi phí máy thi công
M
C x 1,13
729.423
Cộng chi phí trực tiếp
T
VL x NC x M
43.622.622
II. Chi phí chung
CPC
NC x 58%
4.710.608
III. Thu nhập chịu thuế tính trước
TL
(T + CPC) x 5,5%
2.658.328
Giá trị quyết toán trước thuế
Z
T + CPC + TL
50.991.558
IV. Thuế GTGT đầu ra
VAT
Z x 5%
2.549.578
Giá trị quyết toán sau thuế
GXL
Z x VAT
53.541.136
Người lập Công ty xây dựng Duệ Đông
Biểu 28: Bảng tổng hợp quyết toán
5.2. Hạch toán chi tiết sửa chữa lớn tài sản cố định
Tại văn phòng công ty không hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ qua TK 241 (2413) mà vào trực tiếp TK 642 , nên sổ chi tiết sử dụng:
- Sổ chi tiết TK 642 (Biểu 29)
5.3. Hạch toán tổng hợp sửa chữa lớn tài sản cố định
* Hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: (Đơn vị: đồng)
Ngày 10/9/2003 khi công ty trả tiền cho Công ty xây dựng Duệ Đông:
Nợ TK 642: 50.991.558
Nợ TK 133 (1331): 2.549.578
Có TK 111 (1111): 53.541.136
* Sổ tổng hợp sử dụng:
- Bảng kê số 5 (Biểu 22)
- NKCT số 7 (Biểu 23)
- Sổ cái TK 642 (Biểu 30)
công ty vật liệu nổ công nghiệp
văn phòng công ty
sổ chi tiết
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Tháng 9 năm 2003 Đơn vị: đồng
Số dư đầu kỳ: 0
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Ngày
Số
Nợ
Có
...
...
...
...
10/9
Sửa chữa nền kho, nhà hồi trường
1111
50.991.558
...
...
...
...
30/9
Trích khấu hao TSCĐ hữu hình
2141
83.430.641
30/9
Trích khấu hao TSCĐ vô hình
2143
308.788
30/9
Kết chuyển CPQLDN
911
217.742.896
Cộng phát sinh Nợ: 217.742.896
Cộng phát sinh Có: 217.742.896
Số dư cuối kỳ: 0
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Kế toán ghi sổ
(Ký, họ tên)
Biểu 29: Sổ chi tiết TK 642 - tháng 9/2003
Chương 3:
Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty vật liệu nổ công nghiệp
I. Đánh giá công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tài sản cố định nói riêng
Công ty Vật liệu nổ công nghiệp đã khẳng định được chỗ đứng và vai trò quan trọng trong sản xuất và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ mìn... trên thị trường. Là một công ty có chặng đường phát triển gần 40 năm, công ty Vật liệu nổ công nghiệp có nhiều tiềm lực để phát triển. Kể từ ngày thành lập đến nay công ty đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh thể hiện trong việc công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước, mức thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên rõ rệt, cơ sở kỹ thuật không ngừng nâng cao cũng như trình độ quản lý đang hoàn thiện dần...
1. Ưu điểm
- Công ty có quy mô sản xuất kinh doanh lớn, có nhiều đơn vị thành viên nằm phân tán trên cả nước, vì thế công ty tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán nửa tập trung, nửa phân tán là rất phù hợp.
- Việc áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ cho thấy trình độ nhân viên kế toán của công ty cao, đồng đều, phù hợp với quy mô và yêu cầu quản lý của công ty. Tại công ty, các nhân viên kế toán đều được phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi người. Thêm vào đó, trình độ của kế toán viên không ngừng nâng cao do công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên đi học nâng cao trình độ, cập nhật những thay đổi về chế độ kế toán bằng việc mở các lớp huấn luyện. Ngoài ra bản thân mỗi kế toán luôn thường xuyên nghiên cứu tài liệu để trau dồi nghề nghiệp, luôn tích cực học hỏi, tranh thủ sự hướng dẫn của những nhân viên giàu kinh nghiệm từ đó tạo hiệu quả cao trong công việc.
- Việc hạch toán kế toán trong công ty được thực hiện quá nhiều trên máy tính do vậy công tác xử lý thông tin nhanh chóng, chính xác, các bảng tổng hợp, sổ sách kế toán được in ra kịp thời đảm bảo cập nhật thông tin kế toán cho người quản lý.
- Kế toán TSCĐ đã phân loại các TSCĐ hiện có theo nguồn hình thành và theo loại tài sản, các cách phân loại này không những giúp nhà quản lý dễ dàng ra quyết định mà còn giúp các đối tượng quan tâm hiểu và thấy được thế mạnh của công ty.
- Công ty đã phân cấp quản lý TSCĐ cho các đơn vị trực thuộc do vậy trách nhiệm vật chất trong quản lý TSCĐ đã được nâng cao. Hàng năm vào ngày cuối cùng của năm tài chính, kế toán tại văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc phải lập "Báo cáo kiểm kê TSCĐ" trên cơ sở kiểm kê thực tế TSCĐ hiện có.
- Phân công công việc tại phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính, kế toán phần hành TSCĐ kiêm luôn kế toán đầu tư xây dựng cơ bản và nguồn vốn là rất hợp lý do các nghiệp vụ TSCĐ luôn gắn liền với nghiệp vụ liên quan đến nguồn vốn, góp phần nâng cao chất lượng quản lý TSCĐ tại công ty.
2. Nhược điểm
- Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ tại công ty là chưa hợp lý. Công ty hiện nay áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng (khấu hao đều) cho tất cả TSCĐ trong toàn công ty. Ưu điểm của phương pháp này là dễ tính, đơn giản song lại không phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng, có sự chênh lệch quá lớn giữa chi phí khấu hao bỏ ra so với lợi ích thu được từ việc sử dụng TSCĐ đó. Sở dĩ có sự chênh lệch là do những năm đầu các TSCĐ còn mới, giá trị sử dụng lớn nên lợi ích tạo ra trong sản xuất kinh doanh do đó cũng lớn, nhưng những năm sau rõ ràng giá trị sử dụng của những TSCĐ này giảm đi làm cho lợi ích tạo ra trong sản xuất kinh doanh cũng giảm theo. Đặc biệt với những TSCĐ có hao mòn vô hình nhanh, nhanh chóng bị lỗi thời lạc hậu thì áp dụng phương pháp khấu hao đều làm thu hồi vốn chậm nên đầu tư đổi mới TSCĐ không kịp thời, không đáp ứng được yêu cầu trong sản xuất kinh doanh.
- Năm tài chính 2003 công ty vẫn phải thực hiện theo Quyết định số 166/1999/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. Theo Quyết định này khấu hao TSCĐ được tính theo nguyên tắc tròn tháng nhưng trong hạch toán TSCĐ tại công ty vẫn còn trường hợp một số TSCĐ tăng, giảm trong tháng thì kế toán đã tiến hành trích, thôi trích khấu hao ngay trong tháng đó. Ví dụ tại tháng 7/2003 văn phòng công ty có điều chuyển 01 máy vi tính Toshiba Notebook nguyên giá 21.433.800 đồng (TSCĐ này được đưa vào sử dụng từ tháng 01/2003 với thời gian sử dụng ước tính là 3 năm) cho 1 đơn vị thành viên thì ngay tại tháng 7/2003 văn phòng công ty đã ngừng trích khấu hao cho TSCĐ trên (mức khấu hao ghi giảm là 2.976.915 đồng).
- "Sổ chi tiết khấu hao TSCĐ và khấu hao TSCĐ" được kế toán mở chung cho tất cả các loại TSCĐ. Sổ này được thiết kế có ưu điểm là theo dõi cụ thể, chính xác nguồn hình thành TSCĐ song lại gây khó khăn trong việc quản lý, theo dõi TSCĐ do số lượng TSCĐ tại công ty khá nhiều. Hơn thế nữa, sổ kế toán không phản ánh rõ TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động phúc lợi. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý, hạch toán TSCĐ.
- Việc lập "Thẻ TSCĐ" giúp kế toán theo dõi chi tiết từng TSCĐ dễ dàng hơn, cho biết số chứng từ, ngày tháng ghi tăng, giảm TSCĐ, nguồn gốc TSCĐ, cập nhật kịp thời nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ cùng lý do giảm TSCĐ (nếu có). Song kế toán TSCĐ văn phòng công ty không lập "Thẻ TSCĐ", điều này làm giảm hiệu quả quản lý TSCĐ tại công ty.
- Trong hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ theo chế độ kế toán và theo quy định của Tổng công ty Than Việt Nam phải tập hợp toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh vào TK 241 (2413) rồi sau đó thực hiện bút toán kết chuyển và phân bổ vào chi phí quản lý doanh nghiệp. Nhưng tại cơ quan văn phòng công ty không sử dụng TK 2413 để hạch toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Lấy ví dụ trường hợp thuê ngoài sửa chữa, đến khi bàn giao công trình sửa chữa hoàn thành, đơn vị thanh toán với bên B thì kế toán mới tiến hành ghi sổ và tập hợp luôn toàn bộ chi phí sưả chữa lớn TSCĐ vào TK 642 căn cứ vào "Hoá đơn GTGT" do bên B lập và giao cho công ty. Điều này sẽ gây nên sự biến động khá lớn về chi phí trong kỳ kế toán, hơn nữa thời điểm công ty thanh toán với bên B và thời điểm khi công trình hoàn thành nhiều khi không cùng trong một tháng nên sẽ làm cho việc phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng đó không chính xác.
- Tất cả TSCĐ tăng do đầu tư, mua sắm mới đều được kế toán tập hợp trước tiên vào TK 241 (2411) rồi sau đó mới thực hiện bút toán kết chuyển ghi tăng TSCĐ (ghi Nợ TK 211). Việc thực hiện như vậy là hợp lý cho những TSCĐ phải qua lắp đặt, chạy thử... nhưng tại công ty có khá nhiều TSCĐ không phải qua lắp đặt trong thời gian dài nên việc hạch toán những TSCĐ này với việc sử dụng TK 2411 làm tài khoản trung gian là không cần thiết.
- TSCĐ tại văn phòng công ty chủ yếu được hình thành từ nguồn vốn vay (50,65%), do Ngân sách Nhà nước cấp (28,95%) và do tự bổ sung (19,78%). Như vậy công ty chưa huy động được thêm từ các nguồn khác như thuê TSCĐ (thuê tài chính, thuê hoạt động) hay liên doanh, liên kết với các đơn vị khác...
- Công ty chưa thực hiện hoạt động phân tích kết quả kinh doanh kết hợp với công tác kế toán quản trị. Thông tin do kế toán cung cấp không chỉ phục vụ cho bên thứ ba mà còn rất cần thiết cho chính các nhà quản trị doanh nghiệp. Sử dụng các thông tin do kế toán quản trị và các hoạt động phân tích kết quả kinh doanh cung cấp sẽ giúp cho nhà quản lý có quyết định kinh doanh hợp lý, kịp thời, tăng khả năng cạnh tranh của công ty trên thương trường và tận dụng tối đa năng lực của các TSCĐ trong công ty.
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tài sản cố định tại công ty vật liệu nổ công nghiệp
1. Đối với công ty Vật liệu nổ công nghiệp
1.1. Hạch toán khấu hao tài sản cố định
- Để phản ánh đúng chi phí khấu hao bỏ ra trong quá trình sử dụng hay phản ánh đúng mối quan hệ giữa chi phí khấu hao với lợi ích thu được từ sử dụng TSCĐ, kế toán nên lựa chọn phương pháp khấu hao cho phù hợp với từng TSCĐ. Ví dụ như với TSCĐ là các thiết bị, dụng cụ quản lý, phương tiện vận tải có hao mòn vô hình và hữu hình nhanh thì kế toán nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh hay phương pháp số dư có điều chỉnh để thu hồi vốn nhanh, nhanh chóng đầu tư mua sắm TSCĐ mới kịp thời phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc khi tính và trích khấu hao TSCĐ. Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 30/12/2003 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, và sử dụng và trích khấu hao TSCĐ (thay thế cho Quyết định số 166/1999/QĐ - BTC) quy định việc trích hay thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh (Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2004).
1.2. Hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định
- Để phản ánh đúng tình hình sửa chữa lớn TSCĐ tại công ty, kế toán TSCĐ cần phải sử dụng TK 241 (2413) để tập hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 241 (2413)
Nợ TK 133 (nếu có)
Có TK 111, 152, 331...
Khi công việc sửa chữa hoàn thành, kế toán tính giá thành thực tế của công trình sửa chữa để quyết toán số chi phí này:
Nợ TK 142, 242 (nếu sửa chữa ngoài kế hoạch)
Nợ TK 335 (nếu sửa chữa theo kế hoạch)
Có TK 241 (2413)
Sau đó với trường hợp sửa chữa lớn ngoài kế hoạch thì hàng tháng kế toán công ty phải phân bổ dần chi phí trả trước vào chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 642
Có TK 142, 242
1.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
- Vì số lượng TSCĐ tại công ty là khá lớn do vậy kế toán nên mở sổ chi tiết TSCĐ cho từng loại TSCĐ và mẫu sổ như sau (Biểu 33). Đồng thời những TSCĐ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và TSCĐ dùng cho hoạt động phúc lợi nên được ghi rõ trên các sổ sách kế toán.
Sổ chi tiết TSCĐ
Loại TSCĐ ............
Ghi tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên ký hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Thời gian đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
Nguồn hình thành
NG TSCĐ
Số năm sử dụng
Mức khấu hao
Khấu hao tính đến khi ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do giảm TSCĐ
SH
NT
SH
NT
Cộng
Biểu 33: Mẫu sổ chi tiết TSCĐ
- Kế toán TSCĐ nên lập "Thẻ TSCĐ" (với mẫu như Biểu 34) cho từng TSCĐ để thuận tiện cho việc theo dõi từng TSCĐ tại công ty góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, hiệu quả sử dụng TSCĐ.
Đơn vị:..........
Địa chỉ: .........
Mẫu số: 02 - TSCĐ
Ban hành theo QĐ số 1141 - TC/QĐ/CĐKT
ngày 1 tháng 11 năm 1995
của Bộ Tài chính
Thẻ tài sản cố định
Số: ...........
Ngày ...... tháng ...... năm........... lập thẻ.....
Kế toán trưởng (ký, họ tên): .......................
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số ......ngày...... tháng..... năm.....
Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ........ Số hiệu TSCĐ..........
Nước sản xuất (xây dựng).............................Năm sản xuất....................
Bộ phận quản lý, sử dụng........................Năm đưa vào sử dụng..............
Công suất (diện tích) thiết kế ..................................................................
Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày.......... tháng................ năm.......................
Lý do đình chỉ..........................................................................................
Số hiệu chứng từ
Nguyên giá tài sản cố định
Giá trị hao mòn tài sản cố định
Ngày, tháng, năm
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
Giá trị hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
Số TT
Tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng
Đơn vị tính
Số lượng
Giá trị
A
B
C
1
2
Ghi giảm TSCĐ chứng từ số....... ngày....... tháng.........năm.............
Lý do giảm:.......................................................................................
Biểu 34: Mẫu Thẻ tài sản cố định
1.4. Đối với tài sản cố định thuê ngoài và cho thuê
- Công ty nên xem xét các cách để huy động thêm nguồn vốn, tích cực tìm kiếm nguồn vốn đầu tư thông qua hình thức liên doanh liên kết với các đơn vị khác hay hình thức thuê TSCĐ gồm cả thuê hoạt động và thuê tài chính nhằm mục đích tăng cường đầu tư, đổi mới TSCĐ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả.
1.5. Công tác kế toán tài sản cố định
- Với những TSCĐ khi mua về không phải qua thời gian để lắp đặt... thì kế toán nên hạch toán thẳng vào TK 211 khi có đủ chứng từ cần thiết, điều này sẽ giúp công việc hạch toán kế toán đơn giản hơn, nhanh hơn do không phải qua TK 2411 làm tài khoản trung gian.
- Có thể nói kế toán quản trị đã tạo ra phần nhiều thông tin cho ban lãnh đạo công ty giúp ra các quyết định kịp thời, đúng đắn về việc cung cấp, tiêu thụ hàng hoá dịch vụ ở doanh nghiệp. Đồng thời phân tích hoạt động kinh doanh cũng giúp quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiêụ quả. Vì những lý do trên công ty nên kết hợp phân tích kết quả sản xuất kinh doanh và kế toán quản trị vào công tác kế toán.
Cụ thể đối với phần hành TSCĐ cho thấy tình hình quản lý, thực trạng sử dụng TSCĐ của từng bộ phận trong công ty, qua đó tiến hành nhượng bán, thanh lý những TSCĐ lạc hậu và lập kế hoạch mua sắm đầu tư TSCĐ mới.... nhằm mục đích phát huy tối đa năng lực của toàn bộ TSCĐ.
2. Đối với Bộ Tài chính
2.1. Về khấu hao tài sản cố định
- Chuẩn mực số 3, số 4 trong hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam quy định: "Khấu hao là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó" và "Giá trị phải khấu hao là nguyên giá TSCĐ ghi trên báo cáo tài chính trừ giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó". Còn theo Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ lại quy đinh "Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng TSCĐ đó". Như vậy công thức xác định mức trích khấu hao không tính đến giá trị thanh lý ước tính theo Quyết định 206/2003/QĐ - BTC làm cho cách tính đơn giản hơn, loại bỏ được yếu tố ước tính song lại chưa phù hợp vì trên thực tế có rất nhiều TSCĐ như ôtô, nhà cửa.... khi thanh lý thu hồi được hay bán được với số tiền lớn, nên nếu không tính đến giá trị thanh lý ước tính thì đã gián tiếp làm mức khấu hao được hạch toán vào chi phí sản xuất cao hơn so với thực tế. Hơn nữa, việc sử dụng giá trị thanh lý ước tính sẽ làm TSCĐ không bao giờ được phép khấu hao hết nguyên giá - điều này có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp đối với TSCĐ. Vì vậy theo tôi, trong chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, Bộ Tài chính nên ghi chú riêng với những TSCĐ mà doanh nghiệp xác định được giá trị thanh lý ước tính thì phải đưa giá trị thanh lý ước tính vào công thức xác định mức khấu hao TSCĐ.
- Nhiều doanh nghiệp có số lượng cũng như tỷ trọng TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng được khá cao. Những TSCĐ này không phải trích khấu hao nên mức khấu hao hàng năm của doanh nghiệp sẽ nhỏ làm cơ cấu chi phí với giá thành thay đổi, lợi nhuận thay đổi ... gây khó khăn cho phân tích hoạt động kinh doanh. Vì thế Bộ Tài chính nên quy định đưa nội dung phản ánh thực trạng kỹ thuật, tính năng, tác dụng của những TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn sử dụng được hiện có của doanh nghiệp vào Thuyết minh báo cáo tài chính năm nhằm phục vụ tốt hơn cho việc phân tích kinh doanh cũng như phân tích đánh giá hiệu quả của việc tiếp tục sử dụng hay không sử dụng những TSCĐ này.
2.2. Về tài sản cố định thuê ngoài và cho thuê
- Trường hợp TSCĐ thuê tài chính có nợ gốc phải trả về thuê tài chính xác định theo giá mua có thuế GTGT mà bên cho thuê đã trả khi mua TSCĐ để cho thuê được Thông tư 105/2003/TT - BTC ngày 4/11/2003 của Bộ Tài chính quy định dùng TK 1388 "Phải thu khác" để theo dõi số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính, điều này yêu cầu TK 1388 phải được chi tiết hoá cao. Vì vậy Bộ Tài chính nên chi tiết TK 1332 để theo dõi thêm số thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính mà không cần sử dụng qua TK 1388. Định kỳ căn cứ hoá đơn thanh toán tiền thuê, kế toán tiến hành phản ánh phần thuế GTGT được khấu trừ của tháng đó.
III. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty vật liệu nổ công nghiệp
Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, bên cạnh việc tổ chức thực hiện quản lý và sử dụng TSCĐ, công tác kế toán TSCĐ theo đúng chế độ quy định, khắc phục những nhược điểm hạn chế trong công tác kế toán nói chung và công tác TSCĐ nói riêng thì công ty cần chú trọng các vấn đề sau đây:
1. Công ty phải tiến hành lập kế hoạch và thực hiện tốt việc quản lý, sử dụng, bảo quản, sửa chữa TSCĐ, tránh mất mát hư hỏng, cố gắng duy trì và không ngừng nâng cao chức năng sản xuất của TSCĐ.
2. Phân cách trách nhiệm quản lý TSCĐ cho các bộ phận, các đơn vị quản lý và sử dụng, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh với những người quản lý, sử dụng TSCĐ đồng thời quản lý khoa học các TSCĐ về tình trạng kỹ thuật, công suất, thời gian sử dụng ...
3. Đầu tư hợp lý cơ cấu TSCĐ: công ty cần mua sắm đầu tư theo nhu cầu thực tế của chính mình, đồng thời phân chia hợp lý cho các đối tượng sử dụng tránh tình trạng TSCĐ bị bỏ không hay thiếu các TSCĐ mà công ty cần sử dụng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
4. Bên cạnh yếu tố vật chất, trang thiết bị, yếu tố con người đóng vai trò quan trọng. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, tăng năng suất của trang thiết bị thì công ty cần đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ tay nghề cao, có kỹ năng .... để sử dụng, vận hành một số TSCĐ thông qua việc công ty khuyến khích tổ chức đào tạo nhằm nâng cao tay nghề, nâng cao trình độ ...
5. Lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư và mua sắm TSCĐ, đây là công việc rất quan trọng do hiệu quả sử dụng TSCĐ chỉ cao khi công ty mua sắm, đầu tư TSCĐ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật:
- Bằng cách thuê hoạt động TSCĐ công ty không phải chịu trách nhiệm bảo dưỡng hay các rủi ro liên quan nếu không phải do lỗi của mình.
- Bằng cách thuê tài chính TSCĐ - một giải pháp về tài chính giúp công ty có thêm vốn trung hạn và dài hạn - công ty không cần huy động tập trung tức thời một lượng vốn lớn để mua TSCĐ, cũng như không cần thế chấp tài sản có giá trị tương đương như hình thức bắt buộc phải có khi vay vốn của các tổ chức tài chính. Hơn nữa công ty có toàn quyền lựa chọn TSCĐ với thoả thuận trước về hợp đồng với nhà cung cấp sau đó mới yêu cầu tài trợ.
- Nếu công ty quyết định mua mới thì cần tiến hành điều tra, tham khảo thị trường để xem xét cả hai mặt giá cả và chất lượng TSCĐ để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Trước khi thực hiện đầu tư mua mới TSCĐ công ty phải căn cứ vào hiện trạng TSCĐ tại công ty để lên kế hoạch đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó việc đầu tư TSCĐ phải được tiến hành theo xu hướng TSCĐ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính phải luôn giữ vai trò chủ đạo, TSCĐ dùng ngoài sản xuất kinh doanh càng giảm càng tốt.
- Liên doanh, liên kết với các đơn vị khác: dưới hình thức nhận vốn góp liên doanh bằng TSCĐ của đơn vị khác công ty đã huy động thêm được vốn, tăng TSCĐ nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
6. Công ty cần mạnh dạn nhượng bán, thanh lý những TSCĐ đã lạc hậu hoặc hiệu quả sử dụng kém. Vì thế cứ cố kéo dài việc sử dụng những TSCĐ này sẽ tốn kém chi phí sửa chữa, có nguy cơ mất an toàn lao động, sản phẩm do chúng tạo ra không đảm bảo yêu cầu về chất lượng và có thể doanh nghiệp bị tụt hậu, kém khả năng cạnh tranh do mất cơ hội để đầu tư trang bị những loại TSCĐ mới có công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến.
7. TSCĐ là một bộ phận của vốn cố định nên cuối năm ngoài việc kiểm kê TSCĐ công ty nên tiến hành đánh giá lại TSCĐ kết hợp với việc bảo toàn và phát triển vốn cố định. Bảo toàn vốn xuất phát từ điều kiện nền kinh tế có lạm phát nên việc đánh giá lại TSCĐ theo giá thị trường để thấy được tiềm lực thực tế của công ty cũng như đảm bảo tiêu chí tính đúng, tính đủ vào giá thành sản phẩm, dịch vụ của công ty. Bảo toàn vốn giúp công ty có khả năng tái tạo TSCĐ khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, phù hợp với biến động của thị trường, bảo toàn vốn nên được thực hiện cả về mặt hiện vật và giá trị.
8. Ngoài việc tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ, kế toán còn phải tổ chức tốt việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ giúp cho công ty có những quyết định sáng suốt, chính xác, kịp thời phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết luận
Tài sản cố định giữ vai trò và có ảnh hưởng to lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển và tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, tài sản cố định của nền kinh tế nói chung và của công ty Vật liệu nổ công nghiệp nói riêng không ngừng được đổi mới, được hiện đại hoá để tạo ra chất lượng sản phẩm ngày càng uy tín trên thị trường cũng như đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Mong rằng công ty sẽ ngày càng hoàn thiện bộ máy quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác tài sản cố định nói riêng để công ty luôn là một trong những doanh nghiệp lớn mạnh dẫn đầu trong cả nước.
Trong thời gian thực tập tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp đã giúp tôi vận dụng được những kiến thức được trang bị ở nhà trường vào thực tế đồng thời củng cố, học hỏi thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Xuất phát từ thực trạng hạch toán tài sản cố định tại công ty tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty.
Em xin chân thành cảm ơn cô Phạm Bích Chi, các cán bộ phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính công ty đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này.
Danh mục tham khảo
1. Quyết định số 1027/QĐ - KTTCTK ngày 6/6/2001 của Tổng công ty Than Việt Nam.
2. " Lý thuyết cơ bản và sản xuất thuốc nổ công nghiệp" - Kỹ sư
Ngô Văn Tùng năm 2001.
3. Quy chế tài chính Công ty Vật liệu nổ công nghiệp.
4. Các tài liệu khác của phòng Thống kê - Kế toán - Tài chính công ty.
5. Giáo trình" Tổ chức hạch toán kế toán " - Trường Đại học KTQD.
6. Giáo trình "Kế toán tài chính trong các doanh nghiệp" - Trường Đại học KTQD.
7. Quyết định số 206/2003/QĐ - BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính.
8. Quyết định số 149/2001/QĐ - BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính.
9. Thông tư số 89/2002/TT - BTC ngày 9/10/2002 của Bộ Tài chính.
10. Quyết định số 165/2002/QĐ - BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính.
11. Thông tư số 105/2003/TT - BTC ngày 4/11/2003 của Bộ Tài chính.
12. Tạp chí kế toán.
13. Luận văn, chuyên đề của các khoá.
Mục lục
Lời nói đầu
1
Chương 1: Lý luận chung về hạch toán TSCĐ trong các doanh nghiệp
3
I. Những vấn đề chung về TSCĐ trong doanh nghiệp
3
1. Khái niệm và đặc điểm TSCĐ
3
2. Vai trò của TSCĐ và yêu cầu quản lý TSCĐ
4
2.1. Vai trò của TSCĐ
4
2.2. Yêu cầu quản lý TSCĐ
4
3. Phân loại và đánh giá TSCĐ
5
3.1. Phân loại TSCĐ
5
3.1.1. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện
5
3.1.2. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu
6
3.1.3. Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành
7
3.1.4. Phân loại TSCĐ theo công dụng và tình hình sử dụng
7
3.2. Đánh giá TSCĐ
8
3.2.1. Nguyên giá TSCĐ
8
3.2.2. Giá trị hao mòn của TSCĐ
10
3.2.3. Giá trị còn lại của TSCĐ
10
II. Những vấn đề chung về hạch toán TSCĐ trong doanh nghiệp
10
1. Nhiệm vụ hạch toán TSCĐ
10
2. Hạch toán biến động TSCĐ
11
2.1. Chứng từ sử dụng
11
2.1.1. Chứng từ sử dụng
11
2.1.2. Quá trình luân chuyển chứng từ
12
2.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ
13
2.3. Hạch toán tổng hợp TSCĐ
13
2.3.1. Tài khoản sử dụng
13
2.3.2. Phương pháp hạch toán tăng giảm TSCĐ
15
2.3.2.1. Hạch toán biến động TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình
15
2.3.2.2. Hạch toán TSCĐ đi thuê và cho thuê
17
3. Hạch toán khấu hao TSCĐ
20
3.1. Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
20
3.1.1. Phương pháp khấu hao đường thẳng
20
3.1.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
21
3.1.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng khối lượng sản phẩm
21
3.2. Hạch toán khấu hao TSCĐ
22
3.2.1. Tài khoản sử dụng
22
3.2.2. Phương pháp hạch toán khấu hao TSCĐ
22
4. Hạch toán sửa chữa TSCĐ
23
4.1. Sửa chữa thường xuyên TSCĐ
24
4.2. Sửa chữa lớn TSCĐ
24
4.3. Nâng cấp TSCĐ
24
5. Tổ chức sổ kế toán tổng hợp
26
Chương 2: Thực trạng hạch toán TSCĐ tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp
28
I. Tổng quan về công ty Vật liệu nổ công nghiệp
28
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển công ty
28
2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
29
2.1. Ngành nghề kinh doanh
29
2.2. Quy trình công nghệ sản xuất
30
3. Bộ máy quản lý của công ty
31
3.1. Cơ cấu lao động tại công ty
31
3.2. Bộ máy quản lý của công ty
31
4. Bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán
32
4.1. Bộ máy kế toán
32
4.2. Tổ chức công tác kế toán
35
4.2.1. Tổ chức hệ thống chứng từ
35
4.2.2. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán
35
4.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
36
4.2.4. Tổ chức hệ thống báo cáo
37
II. Thực trạng hạch toán TSCĐ tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp
38
1. Công tác quản lý TSCĐ tại công ty
38
2. Phân loại và đánh giá TSCĐ
39
2.1. Phân loại TSCĐ
39
2.2. Đánh giá TSCĐ
40
3. Hạch toán tình hình biến động tăng giảm TSCĐ tại công ty
41
3.1. Hạch toán tăng TSCĐ
41
3.1.1. Các chứng từ sử dụng
41
3.1.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ
44
3.1.3. Hạch toán tổng hợp TSCĐ
46
3.2. Hạch toán giảm TSCĐ
47
3.2.1. Các chứng từ sử dụng
48
3.2.2. Hạch toán chi tiết TSCĐ
49
3.2.3. Hạch toán tổng hợp TSCĐ
49
4. Hạch toán khấu hao TSCĐ
50
4.1. Phương pháp tính khấu hao
50
4.2. Chứng từ sử dụng
51
4.3. Hạch toán chi tiết khấu hao TSCĐ
52
4.4. Hạch toán tổng hợp khấu hao TSCĐ
52
5. Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ
54
5.1. Chứng từ sử dụng
54
5.2. Hạch toán chi tiết sửa chữa lớn TSCĐ
55
5.3. Hạch toán tổng hợp sửa chữa lớn TSCĐ
55
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp
57
I. Đánh giá công tác kế toán nói chung và công tác kế toán TSCĐ nói riêng
57
1. Ưu điểm
57
2. Nhược điểm
58
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ tại công ty Vật liệu nổ công nghiệp
60
1. Đối với công ty Vật liệu nổ công nghiệp
60
1.1. Hạch toán khấu hao TSCĐ
60
1.2. Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ
61
1.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán
61
1.4. Đối với TSCĐ thuê ngoài và cho thuê
63
1.5. Công tác kế toán TSCĐ
63
2. Đối với Bộ Tài chính
64
2.1. Về khấu hao TSCĐ
64
2.2. Về TSCĐ thuê ngoài và cho thuê
65
III. Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ tại công ty vật liệu nổ công nghiệp
65
kết luận
68
Các từ viết tắt sử dụng trong chuyên đề
TSCĐ
Tài sản cố định
XDCB
Xây dựng cơ bản
NG
Nguyên giá
GTCL
Giá trị còn lại
GTHM
Giá trị hao mòn
CCDC
Công cụ dụng cụ
GTGT
Giá trị gia tăng
TK
Tài khoản
KH
Khấu hao
SP
Sản phẩm
VKHCB
Vốn khấu hao cơ bản
SCL
Sửa chữa lớn
NKCT
Nhật ký chứng từ
VLNCN
Vật liệu nổ công nghiệp
CBCNV
Cán bộ công nhân viên
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
HĐQT
Hội đồng quản trị
TKĐT
Thiết kế đầu tư
KTCN
Kỹ thuật công nghệ
TKKTTC
Thống kê - Kế toán - Tài chính
CPQLDN
Chi phí quản lý doanh nghiệp
TSLĐ
Tài sản lưu động
XN
Xí nghiệp
PGĐ
Phó giám đốc
BHXH
Bảo hiểm xã hội
TG
Thời gian
DN
Doanh nghiệp
TS
Tài sản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0345.doc