Đề tài Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Đầu tư - Công nghiệp - Kỹ nghệ - Thương mại (FINTEC

Công ty và một số nhiệm vụ khác theo điều lệ công ty qui định. Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm về những sai phạm gây ra. • Ban giám đốc: hiện nay gồm tổng giám đốc, TS. Nguyễn Hồng Chương do HĐQT bổ nhiệm chịu trách nhiệm quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm chung về mọi hoạt động của Công ty, giúp đỡ cho tổng giám đốc điều hành công ty là phó tổng giám đốc, kỹ sư Đỗ Hồng Minh. • Phòng kế toán có nhiệm vụ thu thập, xử lý các thông tin tài chính kế toán, giúp ban giám đốc quản lý, giám sát một cách thường xuyên và có hệ thống mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. • Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ lập và triển khai thực hiện kế hoạch xuất, nhập khẩu cung ứng vật tư, hàng hoá, trang thiết bị và các phương tiện sản xuất cho các đơn vị trực thuộc Công ty. • Văn phòng chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, các văn bản, hợp đồng kinh tế và các giấy tờ, . tổ chức các cuộc họp, hội nghị và các phong trào hoạt động của Công ty

doc96 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1125 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Đầu tư - Công nghiệp - Kỹ nghệ - Thương mại (FINTEC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch hàng, địa chỉ, hình thức thanh toán, khối lượng, đơn giá của từng loại hàng bán ra, tổng tiền hàng, thuế GTGT và số tiền phải thanh toán. Hoá đơn GTGT và Phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty kiêm phiếu xuất kho được kí duyệt của Kế toán trưởng và Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc. Nếu khách hàng trả tiền ngay thì Kế toán trưởng kiểm tra việc thu tiền trước khi kí duyệt Phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty. Thủ kho căn cứ vào Phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty kiêm phiếu xuất kho đã được kí duyệt , ghi nhận số lượng thực xuất, có chữ ký cuả Thủ kho, người nhận và xuất hàng ra khỏi kho. 01 liên Phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty kiêm phiếu xuất kho giao cho khách hàng hoặc người giao hàng để ra cổng. 01 liên hoá đơn GTGT được khách hàng ký nhận khi giao hàng, căn cứ vào hoá đơn GTGT, bộ phận kế toán ghi nhận công nợ của khách hàng (nếu có). Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, kế toán sẽ viết hoá đơn và thủ kho xuất hàng tại kho (đối với trường hợp bán buôn qua kho), còn với trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán thì Công ty sẽ chuyển ngay hàng tới cho khách sau khi mua hàng hoá của nhà cung cấp. Công ty thường bán buôn vận chuyển thẳng đối với những khách hàng truyền thống. Điều này giúp Công ty tiết kiệm được chi phí vận chuyển, bốc dỡ, hao hụt, tránh ứ đọng hàng hoá. Ví dụ sau đây sẽ minh hoạ cho quá trình luân chuyển chứng từ và hạch toán nghiệp vụ bán buôn hàng hoá tại Công ty FINTEC. Ngày 27 tháng 3 năm 2003, Chi nhánh Thăng Long đặt mua với số lượng lớn mặt hàng Máy in Canon LBP 1120 và Mực EP-22. Sau khi thoả thuận giá cả, nhận đơn đặt hàng của khách, Bộ phận bán hàng của Công ty lập Phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty kiêm phiếu xuất kho (Bảng 1)với các khoản mục chủ yếu sau: Loại hàng: Máy in Canon LBP 1120 vá Mực EP-22 Số lượng, đơn giá, tổng giá trị; ghi trong hoá đơn GTGT Phương thức thanh toán: Thanh toán chậm 30 ngày kể từ ngày giao hàng Sau khi phiếu này được trưởng bộ phận bán hàng ký duyệt, phiếu sẽ được chuyển cho bộ phận kế toán để xuất hoá đơn GTGT. Do Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên sử dụng hoá đơn GTGT theo mẫu số 01/GTKT-3LL. Hoá đơn được lập thành 03 liên, đặt giấy than viết một lần và được luân chuyển như sau: 01 liên lưu tại quyển hoá đơn, 01 liên đỏ giao cho khách hảng, 01 liên xanh dùng để thanh toán. Sau đó, hoá đơn GTGT và Phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty kiêm phiếu xuất kho phải được Kế toán trưởng và Tổng giám đốc ký duyệt. Sau các thủ tục trên, nhân viên bộ phận bán hàng sẽ cầm hai thứ chứng từ này xuống kho làm thủ tục xuất hàng. Tại kho, khi Thủ kho nhận được hoá đơn và Phiếu đề nghị xuất hàng kiêm phiếu xuất kho đã được ký duyệt thì sẽ cùng người nhận hàng ký vào chứng từ sau đó xuất hàng đồng thời ghi vào thẻ kho (Bảng 2). 01 liên Phiếu đề nghị xuất hàng kiêm phiếu xuất kho được giao cho khách hàng để ra cổng Thẻ kho do thủ kho mở hàng tháng và được chi tiết theo từng loại hàng hoá. Sau khi ghi vào thẻ kho, thủ kho chuyển hoá đơn GTGT và Phiếu đề nghị xuất hàng ra khỏi Công ty kiêm phiếu xuất kho của số hàng mình vừa xuất lên phòng kế toán. Căn cứ vào đó, kế toán sẽ phản ánh vào sổ Nhật ký chung đồng thời vào sổ chi tiết hàng hoá (Bảng 3, bảng 4). (Bảng 1) Công ty FINTEC Số phiếu: 00987X Địa chỉ: 109 Trần Hưng Đạo Kho:Cty PHIẾU ĐỀ NGHỊ XUẤT HÀNG RA KHỎI CÔNG TY KIÊM PHIẾU XUẤT KHO Ngày 27 tháng 03 năm 2003 Xuất cho: Chi nhánh Thăng Long Địa chỉ: 101-K1, Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Phương thức thanh toán: Thanh toán chậm 30 ngày kể từ ngày giao hàng STT Tên hàng Đơn vị Số lượng Ghi chú Yêu cầu Thực xuất 1 Máy in Canon LBP 1120 cái 240 240 2 Mực EP-22 hộp 144 144 Người Trưởng KT trưởng Tổng giám đốc Thủ kho Người nhận đề nghị phòng (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) (Bảng 2) Công ty FINTEC Địa chỉ: 109 Trần Hưng Đạo, Hà Nội THẺ KHO Tháng 03 năm 2003 Hàng hoá: Máy in Canon LBP-1120 Đơn vị tính:cái Chứng từ Diễn giải Số lượng Ghi chú Số hiệu Ngày tháng Nhập Xuất Tồn Tồn kho đầu tháng 351 00875 2/3 Cty TNHH Công nghệ truyền thông 1 350 00889 8/3 DTIC 3 347 ... ... ... 00987 27/3 Chi nhánh Thăng Long 240 ... ... ... ... 00990N 29/3 Cty DTIC trả lại hàng 1 ... ... Cùng với việc ghi sổ Nhật ký chung, sổ chi tiết hàng hoá, căn cứ vào hoá đơn GTGT số 028837 ngày 27/03/2003 bán cho chi nhánh Thăng Long, kế toán sẽ phản ánh vào sổ Nhật ký bán hàng (Bảng 5). Đồng thời, kế toán cũng nhập nội dung của chứng từ vào máy với đầy đủ các yếu tố cần thiết (số liệu, ngày tháng, tên đơn vị giao dịch, mã tài khoản, hình thức thanh toán, tên hàng hoá, qui cách, số lượng, đơn giá...). Với phần mềm kế toán được cài đặt sẵn, kế toán xác định được tổng giá vốn của lô hàng vừa tiêu thụ là 651.571.200 VNĐ Trong đó: Giá vốn 01 Máy in Canon LBP 1120 là 2.402.400 VNĐ Giá vốn 01 Hộp mực EP-22 là 520.800 VNĐ Kế toán định khoản; Nợ TK 632: 651.571.200 Có TK 156 (1561): 651.571.200 Đồng thời ghi nhận doanh thu: Nợ TK 131 (131- CN Thăng Long): 853.248.000 Có TK 511: 775.680.000 Có TK 333 (33311): 77.568.000 Đến ngày 30 tháng 03 năm 2003, Chi nhánh Thăng Long thanh toán tiền hàng của hoá đơn số 028837. Căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán phản ánh số tiền được nhận: Nợ TK 112: 853.248.000 Có TK 131 (131- Chi nhánh Thăng Long): 853.248.000 Hạch toán nghiệp vụ bán lẻ hàng hoá tại Công ty FINTEC Hiện nay, Công ty FINTEC áp dụng hình thức bán lẻ thu tiền trực tiếp. Nhân viên bán hàng thu tiền và trực tiếp giao hàng cho khách hàng. Tuy nhiên, đối với những khách hàng truyền thống thì Công ty vẫn có thể cho trả chậm. Với giá trị hàng bán ra thấp dưới mức qui định thì không phải lập hoá đơn, nhưng nếu khách hàng yêu cầu thì Công ty vẫn lập. Bảng kê bán lẻ hàng hoá cũng như hoá đơn GTGT đều là cơ sở để ghi vào Nhật ký chung, Nhật ký bán hàng, sổ chi tiết hàng hoá, là cơ sở để xác định doanh thu, giá vốn và thuế GTGT đầu ra phải nộp. Ví dụ: Ngày 29 tháng 03 năm 2003, Công ty FINTEC bán cho Công ty TNHH Công nghệ truyền thông một bộ máy tính Prolinia và một bộ máy in Laser, kế toán xuất hoá đơn GTGT số 028843 như sau: Từ hoá đơn GTGT số 028843, kế toán vào sổ Nhật kí chung, nhật kí bán hàng, đồng thời nhập số liệu vào máy để máy tính đưa ra thông tin về số thuế GTGT đầu ra phải nộp, doanh thu và giá vốn. Căn cứ vào phiếu xuất kho, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết hàng hoá (Qui trình giống như đối với nghiệp vụ bán buôn hàng hóa). Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. Công ty FINTEC có chính sách giá mềm dẻo, áp dụng các phương thức thanh toán linh hoạt, nên từ đầu năm 2003 đến nay chỉ có khoản hàng bán bị trả lại mới làm giảm trừ doanh thu của Công ty. Khi bán hàng cho khách, nếu như xảy ra sự cố gì mà nguyên nhân thuộc trách nhiệm của Công ty như: vi phạm hợp đồng, hàng kém phẩm chất hoặc không đúng chủng loại, qui cách đã ghi trong hợp đồng thì Công ty cho phép khách hàng trả lại một phần hay toàn bộ số hàng đã mua tuỳ theo mức độ vi phạm. Trị giá của hàng bán bị trả lại được tính đúng theo trị giá ghi trên hoá đơn. Kế toán sử dụng tài khoản 531 “ Hàng bán bị trả lại” để theo dõi khoản này. Khi phát sinh nghiệp vụ, người bán hàng sẽ lập biên bản trả lại hàng, sau đó kế toán lập phiếu nhập kho cho số hàng bán bị trả lại. Cụ thể như sau: Ngày 29 tháng 03 năm 2003, Công ty DTIC trả lại một phần số hàng hóa đã mua với lý do không đảm bảo chất lượng. Sau đây là biên bản trả lại hàng. Công ty FINTEC Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập_ Tự do_ Hạnh phúc BIÊN BẢN TRẢ LẠI HÀNG Hôm nay, ngày 29 tháng 03 năm 2003, tại số 109 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Công ty FINTEC chúng tôi gồm: Ông Nguyễn Hồng Chương : Tổng giám đốc công ty Anh Hoàng Thế Cường : Nhân viên bán hàng Chị Nguyễn Thị Thuý Hằng : Khách hàng. Ghi nhận việc trả lại một phần số hàng đã mua theo hoá đơn số 028812 ngày 08 tháng 03 năm 2003 Loại hàng: Máy in Canon LBP-1120 Số lượng: 01 cái Đơn giá: 2.860.000 VNĐ Thành tiền: 2.860.000 VNĐ Thuế GTGT 10%: 286.000 VNĐ Tổng cộng:3.146.000 VNĐ Lý do: Không đảm bảo chất lượng. Ông Nguyễn Hồng Chương, tổng giám đốc công ty đã trực tiếp kiểm tra lại hàng hoá, chấp nhận yêu cầu của khách hàng. Anh Hoàng Thế Cường, nhân viên bán hàng đã nhận lại hàng và thanh toán tiền hàng cho khách. Biên bản được lập thành 03 bản, có chữ kí xác nhận của người có liên quan. Hà Nội ngày 29 tháng 03 năm 2003. Chữ ký khách hàng Tổng giám đốc Công ty Người lập biên bản ( Đã ký) (Đã ký) (Đã ký) Tổng giám đốc trực tiếp kiểm tra lại hàng hóa, thấy giữ nguyên trạng thái ban đầu nên đồng ý cho nhập lại kho. Căn cứ vào biên bản trả lại hàng này, kế toán lập Phiếu nhập kho (Bảng 8), chuyển cho thủ kho để thủ kho ghi vào thẻ kho. Sau đó, Phiếu nhập kho lại được chuyển lên phòng kế toán để kế toán ghi sổ chi tiết hàng hoá. (Bảng 8) PHIẾU NHẬP KHO Ngày 29 tháng 03 năm 2003 Nợ: 156 Số phiếu: 00990N Có: 632 Họ tên người giao hàng: Chị Nguyễn Thị Thuý Hằng Nhập kho: Cty STT Tên, nhãn hiệu, qui cách , phẩm chất hàng hóa Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1. Máy in Canon-1120 cái 1 1 2.860.000 2.860.000 Tổng cộng 2.860.000 Về phía khách hàng, Công ty sẽ thanh toán cho họ bằng tiền mặt hoặc trừ vào số nợ cũ mà khách hàng chưa thanh toán. Căn cứ vào phiếu nhập kho hàng bị trả lại do thủ kho chuyển lên, kế toán phản ánh vào sổ chi tiết tài khoản 632 (Bảng 10) và tài khoản 156 (Bảng 3). Từ hoá đơn bán hàng trước đây, kế toán vào sổ chi tiết tài khoản 531 (Bảng 9). (Bảng 9) SỔ CHI TIẾT HÀNG BÁN BỊ TRẢ LẠI Tài khoản 531 “ Hàng bán bị trả lại” Từ ngày 0103/2003 đến ngày 31/03/2003. Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có Số Ngày 00990N 29/03 Công ty DTIC trả lại hàng 131 2.860.000 Cộng 2.860.000 Từ sổ chi tiết hàng bán bị trả lại, kế toán ghi định khoản: Nợ TK 531: 2.860.000 Nợ TK 333 (33311): 286.000 Có TK 131- Công ty DTIC: 3.146.000 (Bảng 10) SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN HÀNG BÁN Tài khoản 632 “ Giá vốn hàng bán ” Tháng 3/2003 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS Có Số Ngày 00875X 2/3 Công ty TNHH Công nghệ truyền thông 156 2.402.400 00876X 2/3 Khách lẻ 156 520.800 00877X 2/3 DTIC 156 1.939.000 00878X 2/3 Khách lẻ 156 4.080.500 00879X 4/3 ABB 156 3.690.500 ... 00889X 8/3 DTIC 156 7.207.200 ... 00987X 27/3 Chi nhánh Thăng Long 156 651.571.200 ... 00998X 29/3 Cty TNHH Công nghệ truyền thông 156 6.560.400 00990N 29/3 DTIC trả lại hàng 156 2.402.400 ... Tổng cộng phát sinh trong tháng: 837.343.178 Kế toán ghi giá vốn số hàng bán bị trả lại: Nợ TK 156: 2.402.400 Có TK 632: 2.402.400 Định kì, từ sổ Nhật kí bán hàng kế toán phản ánh váo sổ cái các TK 511 (Bảng 11), 632, 156. IV- HẠCH TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY FINTEC 1. Hạch toán chi phí bán hàng Chi phí bán hàng tại Công ty bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ như: chi phí cho nhân viên bán hàng, chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo, chi phí vận chuyển hàng cho khách... Tài khoản được sử dụng để hạch toán chi phí bán hàng là TK 641, TK này được chi tiết thành 7 tài khoản cấp hai theo như qui định của Bộ tài chính. Căn cứ vào các chứng tứ gốc như: phiếu chi, bảng thanh toán tiền lương, BHXH, bảng trích khấu hao tài sản cố định, biên lai nộp thuế, kế toán vào sổ Nhật ký chung sau đó vào sổ chi tiết TK 641. Cuối tháng, kế toán lập bảng cân đối TK rồi đối chiếu với bảng tổng hợp chi tiết. Ví dụ sau sẽ minh hoạ cụ thể: Ngày 04/03/2003, phát sinh chi phí vận chuyển cho Công ty DTIC theo hoá đơn ngày 04/03/2003, căn cứ vào chứng từ vận chuyển, kế toán định khoản: Nợ TK 641: 50.000 Nợ TK 133: 5000 Có TK 111: 55.000 Ngày 10/03/2003, chi in tờ rơi quảng cáo cho Công ty, Căn cứ vào hoá đơn kế toán ghi: Nợ TK 641: 2.000.000 Nợ TK 133: 200.000 Có TK 111: 2.200.000 Kế toán ghi sổ Nhật ký chung, vào sổ cái TK 641 (Bảng 12), đồng thời nhập số liệu vào máy. (Bảng 12) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 641 Tháng 3 năm 2003 Chứng từ Diễn giải NKC TKĐƯ Số PS Số Ngày Trang Dòng Nợ Có 4/3 Chi vận chuyển cho khách 111 50.000 10/03 Chi in tờ rơi quảng cáo 111 2.000.000 .... Cộng PS trong tháng 19.255.000 19.255.000 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp tại Công ty FINTEC bao gồm những khoản chi phí phát sinh có liên quan đến hoạt động quản lý chung của doanh nghiệp như: Chi phí dịch vụ mua ngoài thuộc văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý..... Tương tự như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty FINTEC cũng được theo dõi và tập hợp theo từng khoản mục. Công việc hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tương tự như hạch toán chi phí bán hàng. (Bảng 13) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 642 Tháng 3 năm 2003 Chứng từ Diễn giải NKC TKĐƯ Số PS Số Ngày Trang Dòng Nợ Có 3/3 Chi tiếp khách 300.000 20/3 Trả tiền điên thoại tháng 2 2.500.000 20/3 Trả tiền điện tháng 2 350.500 ... Cộng PS trong tháng 40.776.954 40.776.945 V- HẠCH TOÁN KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY FINTEC Tài khoản sử dụng Cuối tháng, kế toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ của Công ty và lập báo cáo kết quả kinh doanh. Dựa trên những báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng, kế toán tổng hợp tổng hợp tổng hợp số liệu và lên báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Tài khoản sử dụng để hạch toán kết quả tiêu thụ gồm: TK 911: Xác định kết quả kinh doanh TK 421: lợi nhuận chưa phân phối Kết quả hoạt động kinh doanh Doanh thu bán hàng thuần Giá vốn hàng bán Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp = - - - Phương pháp hạch toán Cuối tháng, căn cứ vào sổ chi tiết hàng bán bị trả lại, kế toán kết chuyển doanh thu các khoản hàng bán bị trả lại Nợ TK 511: Doanh thu Có TK 531: Hàng bán bị trả lại. Xác định doanh thu thuần và kết chuyển Nợ TK 511: Doanh thu Có TK 911: Xác định kết quả Hạch toán chi phí thu mua hàng bán ra trong kỳ vào gía vốn Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán Có TK 1562: Chi phí thu mua Kết chuyển giá vốn Nợ TK 911: Xác định kết quả Có TK 632: Giá vốn hàng bán trong kỳ Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911: Xác định kết quả Có TK 641: Chi phí bán hàng phân bổ cho lượng hàng tiêu thụ trong kỳ Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911: Xác định kết qủa Có TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ Xác định kết quả lãi hoặc lỗ Nợ TK 911 (nếu lãi) Có TK 421 Hoặc: Nợ TK 421 (nếu lỗ) Có TK 911 Tình hình thực tế của Công ty FINTEC tháng 3/2003 như sau; Kết chuyển giảm doanh thu Nợ TK 511: 2.860.000 Có TK 531: 2.860.000 Kết chuyển doanh thu bán hàng thuần Nợ TK 511: 992.736.106 Có TK 911: 992.736.106 Hạch toán chi phí thu mua vào giá vốn Nợ TK 632: 37.354.000 Có TK 1562: 37.354.000 Kết chuyển giá vốn hàng bán Nợ TK 911: 837.343.178 Có TK 632: 837.343.178 Kết chuyển chi phí bán hàng Nợ TK 911: 19.255.000 Có TK 641: 19.255.000 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 911: 40.776.954 Có TK 642: 40.776.954 Kết chuyển lãi Nợ TK 911: 95.360.974 Có TK 421 (4212): 95.360.974 Kế toán phản ánh việc hạch toán kết quả tiêu thụ hàng hoá trong tháng vào các sổ sách có liên quan (sổ Nhật ký chung, sổ cái TK 511, 632, sổ chi tiết TK 911 (Bảng 14)). Sau đó từ các sổ này kế toán lập báo cáo kết quả kinh doanh tháng 3/2003 (Bảng 15). (Bảng 15) CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CN KN TM - FINTEC SỐ 15 ĐÀO DUY TỪ - HOÀN KIẾM - HN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ NGÀY: 01/03/2003 ĐẾN NGÀY: 31/03/2003 Mã Chỉ tiêu Tháng 3 01 Tổng doanh thu 995 596 106 02 Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 03 Các khoản giảm trừ (03=05+06+07) 05 - Giảm giá hàng bán 06 - Hàng bán bị trả lại 2 860 000 07 - Thuế tiêu thụ ĐB, thuế xuất khẩu phải nộp 10 1. Doanh thu thuần (10=01-03) 992 736 106 11 2. Giá vốn hàng bán 837 343 178 20 3. Lợi nhuận gộp (20=10-11) 155 392 928 21 4. Chi phí bán hàng 19 255 000 22 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 40 776 954 30 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 95 360 974 31 7. Thu nhập hoạt động tài chính 724 304 32 8. Chi phí hoạt động tài chính 0 40 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 724 304 41 10. Các khoản thu nhập bất thường 0 42 11. Chi phí bất thường 0 50 12. Lợi nhuận bất thường (50=41-42) 0 60 13.Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50) 96 085 278 70 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 30 747 289 80 15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) 65 337 989 PHẦN BA HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY FINTEC I- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY FINTEC Đơn vị nào tổ chức tốt được công tác kế toán thì đơn vị đó luôn đảm bảo được sự thành công trong thương trường. Vì vậy, cùng với sự tồn tại và phát triển của Công ty, công tác kế toán cũng không ngừng được nâng cao và hoàn thiện hơn nữa nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho công tác quản lý. Tình hình thực tế công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC như sau. Những ưu điểm Công ty có được đội ngũ nhân viên kế toán năng động và nhiệt tình với công việc. FINTEC là một công ty trẻ, được thành lập từ năm 1995 với đội ngũ nhân viên kế toán trẻ rất năng động và nhiệt tình. Họ thực sự đã góp một phần quan trọng trong thành công của Công ty những năm qua. Bộ máy kế toán được tổ chức khá hợp lý: Hệ thống kế toán của Công ty rất gọn nhẹ và vẫn đảm bảo hoàn thành tốt một khối lượng công việc lớn. Công tác kế toán được phân công phù hợp với năng lực và trình độ của từng người, phát huy thế mạnh của mỗi nhân viên làm cho công việc đạt hiệu quả tốt. Đội ngũ nhân viên kế toán năng động, nhiệt tình, trình độ đồng đều. Phòng kế toán đã quản lý tốt tiền hàng, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các phòng nghiệp vụ và của chi nhánh. Sổ kế toán và hình thức ghi sổ phù hợp với Công ty: Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật ký chung. Hình thức này hoàn toàn phù hợp với đặc điểm kinh doanh và bộ máy kế toán của Công ty. Hình thức này lại dễ dàng trong việc sử dụng máy vi tính để hạch toán. Các chứng từ : Các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán ban đầu được lập ra đều phù hợp với yêu cầu kinh tế và pháp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ đươc phân loại hệ thống hoá theo từng nghiệp vụ kinh tế, theo thời gian phát sinh.... và được đóng thành tập theo từng tháng, thuận lợi cho việc tìm kiếm, kiểm tra, đối chiếu khi cần thiết. Công ty có một chương trình kế toán riêng : Hiện nay, với xu hướng vi tính hoá hoạt động kế toán, Công ty đã nhận thấy những ưu việt của việc sử dụng máy vi tính trong hạch toán như: Cung cấp thông tin kế toán một cách nhanh chóng, chính xác vì mọi số liệu đều được xử lý trực tiếp theo chứng từ gốc nên không có sự sai lệch. Giảm được lao động đơn điệu của nhân viên kế toán vì khi sử dụng phần mềm kế toán, nhân viên kế toán chỉ cần đưa đầy đủ dữ liệu cần thiết trên chứng từ gốc vào máy, không cần làm những việc như: vào sổ kế toán chi tiết, tính toán tổng hợp số liệu, lập sổ chi tiết, lập báo cáo kế toán.... Thuận tiện cho việc kiểm tra và phát hiện sai sót Nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán nên kế toán máy đã được áp dụng tại Công ty trong những năm gần đây với một chương trình hạch toán phù hợp với đặc điểm riêng của Công ty. Với phương tiện hạch toán này, các nghiệp vụ phát sinh được xử lý nhanh chóng, chính xác, lượng thông tin được lưu trữ nhiều, tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin cần thiết, tăng năng suất lao động kế toán. Vì hình thức sổ mà công ty áp dụng là hình thức Nhật kí chung nên việc áp dụng kế toán máy là rất phù hợp. Sau khi thành lập, công ty FINTEC đã không ngừng nỗ lực vươn lên và đã đạt được những kết quả đáng khích lệ sau: Thứ nhất: Giải thưởng của hãng COMPAQ đánh giá cao đối với sự đóng góp của FINTEC_IT trong năm 1996 Thứ hai: Bằng khen của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Thứ ba: Phần thưởng cho 1 trong 3 đơn vị đạt doanh số cao nhất doanh nghiệp Việt Nam Ngoài những điểm mạnh nêu trên thì công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá vẫn còn những hạn chế cần được cải tiến và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và hiệu quả của công tác kế toán. Những tồn tại cần khắc phục. Bên cạnh những ưu điểm của mình, công tác hạch toán nói chung và hạch toán tiêu thụ hàng hoá, xác định kết quả tiêu thụ nói riêng còn có những hạn chế nhất định cần được cải tiến và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu quản lý trong nền kinh tế thị trường. Sử dụng tỉ giá thực tế để hạch toán các phát sinh ngoại tệ là chưa hợp lý: Các khoản chi phí bằng ngoại tệ của Công ty phát sinh hàng ngày mà Công ty lại sử dụng tỉ giá thực tế để hạch toán. Điều này làm cho công việc ghi chép của nhân viên kế toán trở nên nặng nề, thường xuyên phải điều chỉnh lại tỉ giá dẫn đến dễ gây nhầm lẫn. Phương pháp kế toán hàng tồn kho không thống nhất: Trên thuyết minh báo cáo tài chính của Công ty, Công ty đăng kí phương pháp kế toán hàng tồn kho là phương pháp Kiểm kê định kì và trên thực tế đã tính hàng hoá xuất kho trong tháng căn cứ vào các phiếu nhập kho, lượng tồn đầu tháng và kiểm kê kho cuối tháng kế toán tính “giá trị hàng xuất kho = tồn đầu tháng + nhập trong tháng - tồn cuối tháng” theo phương pháp bình quân gia quyền. Song việc hạch toán của kế toán lại hoàn toàn là phương pháp Kê khai thường xuyên, không sử dụng TK 611, 631. Như vậy đây chính là sự pha trộn giữa 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho dẫn đến sự không nhất quán trong cách tính toán và logic trong hạch toán. Công ty không sử dụng tài khoản 159 – dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Tài khoản 159 “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho” là một tài khoản cần thiết phải có đối với một đơn vị kinh doanh thương mại. Việc Công ty FINTEC không mở tài khoản này sẽ gây lúng túng cho cho Công ty khi có tình huống bất thường xảy ra. Công ty không sử dụng tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ: Tài khoản 512 là tài khoản cần phải có với một doanh nghiệp như FINTEC, bởi vì Công ty này bán buôn hàng hóa chủ yếu là cho các chi nhánh của Công ty. Việc hạch toán cả doanh thu bán hàng nội bộ vào TK 511 như đã ví dụ ở trên là không đúng với qui định của Bộ tài chính Chưa có chính sách chiết khấu: Công ty đã có các chính sách về giá cả, chính sách thanh toán... nhưng lại chưa áp dụng một biên pháp thúc đẩy tiêu thụ rất hữu hiệu là chiết khấu thanh toán cho những khoản thanh toán trước thời hạn và chiết khấu thương mại cho những khách mua hàng với số lượng lớn. Điều này làm cho hiệu quả kinh doanh giảm đi. Chưa tách riêng hoạt động bán buôn và bán lẻ: Công ty không tách riêng hoạt động bán buôn, bán lẻ, vì thế không phân biệt được doanh thu bán buôn và doanh thu bán lẻ trong tổng doanh thu thuần. II- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY FINTEC Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC Tại Công ty FINTEC, nghiệp vụ tiêu thụ diễn ra hàng ngày, thường xuyên, liên tục. Công ty có nhiều mối quan hệ với khách hàng, đối tác, ngân hàng.... Việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời, chính xác cho chủ doanh nghiệp và các bên liên quan là một điều rất cần thiết. Trong hoạt động kinh doanh, kế toán đóng một vai trò quan trọng vì nó là công cụ rất có hiệu lực giúp cho việc điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế bằng việc cung cấp và phân tích các số liệu để các nhà quản lý ra quyết định kinh doanh cho phù hợp. Qua các tài liệu kế toán, Công ty mới có được một đánh giá chính xác về thực trạng của mình cũng như phương hướng mở rộng hoạt động kinh doanh. Như vậy, hoàn thiện hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ nhằm nâng cao hiệu quả làm việc của hệ thống kế toán nói chung và kế toán tiêu thụ nói riêng là một yêu cầu thiết yếu. Nhờ đó, những người quản lý có thể nhận được những thông tin kịp thời nhất, chính xác nhất, đầy đủ nhất và đưa ra được những quyết định kinh doanh đúng đắn nhất, mang lại hiệu quả kinh doanh cao, ngày càng khẳng định được vị trí của Công ty trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt như hiện nay. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC Hoàn thiện phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty nên đăng kí lại phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp hạch toán Kê khai thường xuyên thay cho việc Kiểm kê định kì như hiện nay. Việc thay đổi này chỉ đơn thuần là tăng cường công tác kiểm kê kho, bởi về mặt hạch toán Công ty đang thực hiện chính là phương pháp kê khai thường xuyên. Do khối lượng hàng hoá vào ra kho liên tục, nên việc áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên còn giúp cho việc theo dõi tránh được “sự chênh lệch giữa số xuất được tính bằng dư đầu kì + nhập trong kì - dư cuối kì với số xuất trên tổng các phiếu xuất kho”. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán: Việc áp dụng sổ Nhật kí Chung và Sổ Cái ở công ty hiện nay tương đối giống với mẫu sổ chế độ quy định, song chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho nhu cầu quản trị. Mỗi cột trên trang sổ đảm nhiệm một chức năng riêng, cột “ngày tháng ghi sổ” phản ánh mặt thời gian chứng từ gốc được vào sổ nhưng cũng rất quan trọng bởi đó là căn cứ để kiểm tra, đối chiếu các số liệu trên sổ Nhật kí Chung đã vào đủ Sổ Cái với các sổ, thẻ chi tiết, đồng thời nó còn cho thấy việc cập nhật chứng từ vào sổ như thế nào. Do vậy, để theo dõi một cách chi tiết, chính xác, phục vụ nhanh chóng cho quản trị nội bộ, Sổ Nhật kí Chung và Sổ Cái nên thêm cột ngày tháng ghi sổ cho phù hợp và hoàn chỉnh với mẫu được quy định của Bộ Tài Chính. Biểu 1: Mẫu sổ Nhật kí chung SỔ NHẬT KÍ CHUNG Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu TK Số phát sinh SH NT Nợ Có .. Cộng phát sinh Biểu 2: Mẫu sổ cái SỔ CÁI Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải NKC TK đối ứng Số phát sinh SH NT Trang Dòng Nợ Có Số dư ĐK Cộng sang trang Số dư CK Hoàn thiện phương pháp tính giá hàng xuất kho: Phương pháp tính giá hàng xuất kho hiện Công ty đang áp dụng là phương pháp giá đơn vị bình quân cuối kỳ trước. Cách này mặc dầu khá đơn giản, dễ làm lại phản ánh kịp thời tình hình biến động hàng hoá nhưng độ chính xác không cao vì không tính đến sự biến động hàng hoá trong kỳ. Bên cạnh đó, các sản phẩm tin hoc hay có giá cả thường xuyên biến động, số lượng và giá trị mỗi lần nhập, xuất hàng của Công ty lại thường lớn. Vì vậy, Công ty nên áp dụng phương pháp tính giá thực tế bình quân sau mỗi lần nhập kho (Giá bình quân liên hoàn). Sau mỗi lần nhập kho hàng hoá, kế toán tính lại giá thực tế bình quân và làm căn cứ để tính giá trị hàng hóa ngay sau lần nhập đó. Bằng phương pháp này, trị giá hàng hoá xuất kho sẽ được tính một cách chính xác, đồng thời, kế toán có thể theo dõi, phản ánh được tình hình nhập, xuất, tồn của hàng hoá về mặt giá trị, theo dõi sự biến động một cách thường xuyên, liên tục và kịp thời. Theo phương pháp này, đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập được tính theo công thức sau: Giá đơn vị Giá thực tế hàng hoá tồn kho sau mỗi lần nhập bình quân = --------------------------------------------------------- sau mỗi lần nhập Lượng thực tế hàng hoá tồn kho sau mỗi lần nhập Hoàn thiện hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho Hàng tồn kho cuối kỳ là một tất yếu ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Không một công ty nào có thể đảm bảo được rằng lượng hàng mua vào sẽ tiêu thụ hết ngay và với giá có lãi hay hoà vốn. Vì vậy, cuối mỗi niên độ kế toán sẽ xuất hiện một lượng hàng tồn kho. Và việc dự trữ hàng ở các doanh nghiệp thương mại đôi khi làm doanh nghiệp bị thiệt hại do các khoản giảm giá hàng tồn kho trên thị trường. Để tránh được thiệt hại đó, các doanh nghiệp cần phải trích lập dự phòng. Tại Công ty FINTEC, lượng hàng tồn kho cuối mỗi niên độ kế toán là không nhỏ. Do đó, cuối niên độ, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là việc rất cần thiết đối với Công ty FINTEC. Dự phòng giảm giá là sự xác nhận về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản do những nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc chắn. Như vậy, dự phòng giảm giá mới chỉ là việc xác nhận trên phương diện kế toán khoản giảm giá trị của tài sản chứ thực tế chưa xảy ra, bởi vì những tài sản này doanh nghiệp vẫn đang nắm giữ, đang chuyển đổi hay nhượng bán. Dự phòng giảm giá được lập cho các loại hàng hoá mà giá bán trên thị trường thấp hơn giá gốc ghi sổ kế toán. Những loại hàng hoá này thuộc sở hữu của doanh nghiệp có chứng cứ chứng minh hàng hoá tồn kho. Mức dự phòng cần lập cho từng loại hàng tồn kho, được căn cứ vào số lượng từng loại hàng tồn kho thực tế và mức giảm giá của từng loại hàng tồn kho tại thời điểm cuối niên độ kế toán ( không lấy phần tăng giá cả mặt hàng này để bù cho phần giảm giá của mặt hàng kia). Khi giá trị thuần có thể thực hiên được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Mức dự phòng Số lượng hàng tồn kho i Mức giảm giá giảm giá cần lập = giảm giá tại thời điểm lập X của hàng tồn cho hàng tồn kho i báo cáo tại chính năm kho i Trong đó: Mức giảm Giá gốc ghi sổ Giá thực tế trên giá của hàng = kế toán của - thị trường của tồn kho i hàng tồn kho i hàng tồn kho i Công ty có thể lập bảng tính trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho những mặt hàng cần lập dự phòng giảm giá theo mẫu sau: Biểu 3: Mẫu bảng tính dự phòng giảm giá hàng tồn kho BẢNG TÍNH DỰ PHÒNG GIẢM GIÁ HÀNG TỒN KHO STT Mặt hàng Mã Đơn giá hàng tồn Giá thị trường Số dự phòng năm cũ còn lại Số dự phòng cần lập cho niên độ tới Số phải trích lập thêm Số được hoàn nhập 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Tổng Ngày tháng năm 2003. Người lập biểu Kế toán trưởng Tổng giám đốc Để hạch toán khoản dự phòng này, Công ty phải bổ sung tài khoản 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho vào hệ thống tài khoản của mình. TK 159 có kết cấu như sau: Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho không dùng đến. Bên Có: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Dư Có: Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho hiện còn. Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau: Cuối niên độ kế toán, phản ánh số dự phòng đã xác định cho các mặt hàng cần lập dự phòng: Nợ TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng bán Có TK 159: Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chi tiết từng loại) Trong niên độ kế toán tiếp theo, khi xuất bán các loại hàng tồn kho, bên cạnh bút toán phản ánh giá vốn hàng tồn kho xuất bán, kế toán phải ghi bút toán hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập của những hàng tồn kho này (nếu có) Nợ TK 159: Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã bán (Chi tiết từng loại) Có TK 632: Ghi tăng giá vốn hàng bán Cuối niên độ kế toán tiếp theo, : - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch lớn hơn được lập thêm ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán ( Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Có TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, ghi: Nợ TK 159 – Dự phòng giảm giá hàng tồn kho Có TK 632 – Giá vốn hàng bán ( Chi tiết dự phòng giảm giá hàng tồn kho) Hoàn thiện hạch toán doanh thu nội bộ Hiện Công ty FINTEC không sử dụng tài khoản 512 – Doanh thu nội bộ mà hạch toán toàn bộ doanh thu vào tài khoản 511. Điều này là trái với qui định của Bộ Tài chính. Hơn nữa, lượng doanh thu nội bộ của Công ty phát sinh là rất lớn do Công ty bán buôn hàng hóa cho các chi nhánh của mình. Vì vậy, theo em Công ty nên hạch toán riêng khoản doanh thu nội bộ này. Tài khoản được sử dụng để hạch toán doanh thu nội bộ là TK 512 - Doanh thu nội bộ: Dùng để phản ánh doanh thu của số sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu thu nội bộ doanh nghiệp. Nội dung phản ánh của tài khoản 512 tương tự như tài khoản 511 Tài khoản này chi tiết thành 3 tiểu khoản: + TK 5121: Doanh thu bán hàng hoá + TK 5122: Doanh thu bán sản phẩm + TK 5123: Doanh thu cung cấp dịch vụ Phương pháp hạch toán cho khoản doanh thu nội bộ Trường hợp của Công ty FINTEC là trường hợp tiêu thụ nội bộ giữa đơn vị hạch toán độc lập với đơn vị cấp trên. Khi cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho các đơn vị hạch toán độc lập là chi nhánh của Công tykế toán ghi: Bút toán 1: Phản ánh giá vốn Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Có TK 1561: Trị giá mua của hàng xuất. Bút toán 2: Phản ánh doanh thu nội bộ Nợ TK 111,112,1368Số tiền phải thu nội bộ. Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ. Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển toàn bộ doanh thu nội bộ về TK 511 để xác định doanh thu và kết quả tiêu thụ của Công ty Nợ TK 512 Có TK 511 Hoàn thiện hạch toán chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại Như đã nêu trên, Công ty FINTEC chưa có chế độ chiết khấu cho những khách hàng thanh toán sớm và những khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Theo qui định của Bộ Tài chính, chiết khấu thanh toán là khoản tiền thưởng cho khách hàng tính trên tổng tiền hàng mà họ đã thanh toán trước thời hạn qui định còn chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp giảm trừ hoặc thanh toán cho khách hàng do họ đã mua hàng với khối lượng lớn. Hoàn thiện hạch toán chiết khấu thanh toán: Thực chất thì số tiền chiết khấu thanh toán là chi phí cho việc Công ty sớm thu hồi được vốn bị khách hàng trả chậm chiếm dụng. Biện pháp này nhằm khuyến khích khách hàng thanh toán, thúc đẩy vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vì vậy, theo em , Công ty nên chiết khấu thanh toán cho những khách hàng thanh toán sớm. Công ty có thể căn cứ vào thời gian thanh toán và hình thức thanh toán mà đưa ra một tỉ lệ chiết khấu phù hợp. Tỉ lệ này không nên quá thấp để thúc đẩy khách hàng và cũng không nên quá cao để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận. Khi chiết khấu thanh toán cho khách hàng, trình tự hạch toán kế toán như sau: Khi chấp nhận chiết khấu cho khách hàng, kế toán ghi: Nợ TK 635: Tổng số chiết khấu cho khách hàng Có TK 111, 112: Trả tiền cho khách hàng Có TK 131: Trừ vào số tiền phải thu của người mua Có TK 3388: Số chiết khấu chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho người mua Cuối kì, kế toán kết chuyển sang tài khoản xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911: Xác định kết quả kinh doanh Có TK 635: Chi phí hoạt động tài chính Hoàn thiện hạch toán chiết khấu thương mại Thực chất thì chiết khấu thương mại là khoản tiền mà doanh nghiệp thưởng cho khách hàng do khách hàng đã mua hàng với số lượng lớn. Đây cũng là một trong những biện pháp kích thích tiêu thụ có hiệu quả cao cho nên theo em Công ty FINTEC nên xây dựng một chính sách cho biện pháp này. Để hạch toán khoản chiết khấu thương mại, Công ty cần thêm vào hệ thống tài khoản của mình tài khoản 521 – Chiết khấu thương mại. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh toán cho khách hàng Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số chiết khấu thương mại sang tài khoản 511 để xác định doanh thu thuần của kỳ hạch toán Phương pháp hạch toán như sau: - Phản ánh số chiết khấu thương mại thực tế phát sinh trong kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 521 : Số chiết khấu thương mại chấp nhận thanh toán cho khách hàng. Có TK 111, 112...: Nếu thanh toán cho khách bằng tiền Có TK 131: Nếu trừ vào khoản phải thu của khách hàng Cuối kỳ, kết chuyển số tiền chiết khấu thương mại đã chấp thuận cho người mua sang tài khoản doanh thu: Nợ TK 511 Có TK 521: Kết chuyển chiết khấu thương mại trong kỳ Lúc này, trong Phần I – Báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty FINTEC phải có thêm mục Chiết khấu thương mại trong phần các khoản giảm trừ doanh thu đúng như qui định hiện hành của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ CN KN TM - FINTEC SỐ 15 ĐÀO DUY TỪ - HOÀN KIẾM - HN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (PHẦN I – LÃI, LỖ) TỪ NGÀY: ... ĐẾN NGÀY: ... Ma Chi_tieu Ky_nay Ky_truoc Luy_ke 01 Tổng doanh thu 02 Trong đó: doanh thu hàng xuất khẩu 03 Các khoản giảm trừ (03=05+06+07) 04 - Chiết khấu thương mại 05 - Giảm giá hàng bán 06 - Hàng bán bị trả lại 07 - Thuế tiêu thụ ĐB, thuế xuất khẩu phải nộp 10 1. Doanh thu thuần (10=01-03) 11 2. Giá vốn hàng bán 20 3. Lợi nhuận gộp (20=10-11) 21 4. Chi phí bán hàng 22 5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 30 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 31 7. Thu nhập hoạt động tài chính 32 8. Chi phí hoạt động tài chính 40 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính 41 10. Các khoản thu nhập bất thường 42 11. Chi phí bất thường 50 12. Lợi nhuận bất thường (50=41-42) 60 13.Tổng lợi nhuận trước thuế (30+40+50) 70 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 80 15. Lợi nhuận sau thuế (80=60-70) Mốt số kiến nghị khác Trên đây là một số ý kiến của em nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa mảng hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC. Bên cạnh đó, có một thực tế là công tác kế toán và công tác quản lý trong doanh nghiệp có mối quan hệ biện chứng khăng khít với nhau. Do đó, theo em Công ty nên tăng cường hoàn thiện công tác quản lý của mình và áp dụng kế toán quản trị vào quản lý doanh nghiệp. Nền kinh tế đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường với những thuộc tính vốn có của nó. Trong bối cảnh như vậy, kế toán quản trị được hình thành, phát triển một cách tất yếu và ngày càng khẳng định được những ưu điểm của nó trong những năm qua. Chức năng của kế toán quản trị là cung cấp và truyền đạt các thông tin kinh tế về một tổ chức cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Khác với kế toán tài chính, kế toán quản trị cung cấp những thông tin về kinh tế tài chính một cách cụ thể, chi tiết và nó sử dụng một số nội dung của khoa học khác như khoa học thống kê, kinh tế ngành, quản trị kinh doanh nên nó được coi như một hệ thống trợ giúp các nhà quản trị ra quyết định tối ưu. Kế toán quản trị thu thập, xử lý và thiết kế thông tin kế toán để lập các báo cáo phù hợp với nhu cầu cụ thể của các nhà quản trị, các cấp trong doanh nghiệp, khi sử dụng những thông tin chi tiết đã tóm lược theo yêu cầu sử dụng nhà quản trị sẽ thấy được ở đâu có vấn đề cần giải quyết nhanh chóng, cần cải tiến kịp thời để có hiệu quả. Vì vậy mà áp dụng kế toán quản trị trong Công ty là một việc rất nên làm. Về đầu ra thì Công ty chỉ có hai hình thức là bán buôn và bán lẻ. Để thúc đẩy tiêu thụ thì theo em Công ty nên đa dạng hoá hình thức tiêu thụ bằng cách mở đại lý . Trên thực tế thì Công ty vẫn có những đại lý, đó chính là các chi nhánh của Công ty. Song Công ty lại không gửi bán qua chi nhánh. Quan hệ giữa Công ty với chi nhánh chỉ là quan hệ bên mua – bên bán. Các chi nhánh thực chất chỉ là khách hàng quen thuộc của Công ty. Do chỉ là người mua hàng nên các đại lý có quyền tự điều chỉnh giá bán hàng hoá theo ý. Điều này có thể dẫn đến một số bất lợi cho Công ty. Vì vậy, theo em thì Công ty nên thực hiện phương thức gửi hàng qua đại lý đối với các chi nhánh của mình và ấn định một giá bán cho phù hợp đồng thời cho chi nhánh hưởng một tỷ lệ hoa hồng tính vào chi phí bán hàng. Bên cạnh đó, Công ty FINTEC có nhiều nghiệp vụ phát sinh liên quan đến ngoại tệ, vì vậy, nên sử dụng tỉ giá hạch toán đối với các phát sinh ngoại tệ. Về tổ chức bộ máy kế toán, Công ty FINTEC có ưu điểm là có bộ máy kế toán năng động, gọn nhẹ, tuy nhiên mặt trái của điều này là một người phải kiêm nhiều việc. Hơn nữa, cuối tháng công việc nhiều khiến cường độ làm việc lên rất cao. Điều này làm cho nhân viên bị căng thẳng và hiệu quả công việc cũng theo đó mà giảm sút. Vì vậy, theo em Công ty nên bổ sung thêm nhân viên kế toán để giảm bớt cường độ làm việc, tránh tình trạng mỗi nhân viên kế toán phải phụ trách quá nhiều phần hành kế toán, nhằm nâng cao chất lượng công tác kế toán của Công ty. LỜI KẾT Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường như hiện nay vấn đề tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa lớn với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp. Lợi nhuận là mục tiêu còn tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa là phương thức trực tiếp để đạt tới mục tiêu đó. Thực hiện công tác kế toán tiêu thụ hàng hóa có vai trò quan trọng trong việc điều hành, quản lý của Công Ty nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng. Hơn nữa, cùng với xu hướng phát triển chung của toàn xã hội, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, Công ty FINTEC ngày càng phải đổi mới tăng nhanh tốc độ phát triển. Sau thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ nhiệt tình của ban lãnh đạo, cô chú trong phòng kế toán và Cô giáo hướng dẫn Đặng Thuý Hằng, em đã tiếp thu được nhiều kinh nghiệm thực tiễn và nâng cao nghiệp vụ kế toán mà em đã trình bày trong luận văn này. Với thời gian thực tập có hạn, luận văn của em vẫn chưa đề cập hết được những khía cạnh của công tác hạch toán trong quá trình tiêu thụ hàng hoá của Công ty FINTEC và cũng không thể tránh khỏi những thiếu xót, em mong muốn nhận được sự quan tâm cũng như sự góp ý từ phía các Thầy Cô giáo. Cuối cùng một lần nữa em xin được cảm ơn sự giúp đỡ từ phía Công ty cổ phần FINTEC và Cô giáo Đặng Thuý Hằng để em có thể hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 4 năm 2003 Sinh viên Hoàng Nguyên Thuỳ TÀI LIỆU THAM KHẢO Điều lệ công ty của Công ty FINTEC Lý thuyết hạch toán kế toán_Chủ biên: TS Nguyễn THị Đông_NXB Tài Chính_1999 Hệ thống kế toán doanh nghiệp_ NXB Tài Chính_ 1995 Lý thuyết và thực hành kế toán tầi chính_Chủ biên: TS Nguyễn Văn Công_ NXB Tài Chính_200 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN MỘT LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP KINH DOANH THƯƠNG MẠI I- LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ Khái niệm, ý nghĩa, vai trò của hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hóa 3 Yêu cầu và nhiệm vụ của việc hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá 4 Các phương thức tiêu thụ hàng hoá 6 II- HẠCH TOÁN TIÊU THỤ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Tài khoản sử dụng 11 Phương pháp hạch toán 14 III- HẠCH TOÁN KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI Khái niệm và tài khoản sử dụng 21 Phương pháp hạch toán 24 PHẦN HAI THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY FINTEC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY FINTEC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ 1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty FINTEC 29 2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty FINTEC 31 II- ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY FINTEC ẢNH HƯỞNG ĐẾN HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 34 Hàng hoá và các kênh phân phối của Công ty FINTEC 35 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán của Công ty FINTEC 36 III- HẠCH TOÁN TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY FINTEC Phương thức tiêu thụ hàng hoá và tài khoản sử dụng 38 Chính sách giá cả, phương thức thanh toán và phương pháp tính giá vốn hàng tiêu thụ tại Công ty FINTEC 39 Thực trạng hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC 40 IV- HẠCH TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY FINTEC Hạch toán chi phí bán hàng 63 Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 64 V- HẠCH TOÁN KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY FINTEC Tài khoản sử dụng 65 Phương pháp hạch toán 65 PHẦN BA HOÀN THIÊN HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY FINTEC ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY FINTEC Những ưu điểm 71 Những tồn tại cần khắc phục 73 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY FINTEC Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC 74 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hoá tại Công ty FINTEC 75 LỜI KẾT 88 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2329.doc
Tài liệu liên quan