Đề tài Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần dệt 10/10

Trong những năm trước khi cổ phần hóa, Nhà nước chỉ đạo từ việc tìm thị trường trong đầu vào, sản xuất, đến đầu ra của sản phẩm. Doanh nghiệp không tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, không phát huy được hết khả năng của mình, chỉ sản xuất theo kế hoạch mà Nhà nước đã giao. Sau khi cổ phần hóa, Doanh nghiệp tự mình lo toàn bộ các khâu, năng động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học công nghệ và sản xuất không ngừng nâng cao tay nghề và trình độ của cán bộ công nhân, lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên. Cơ cấu thị trường chuyển dịch từ chủ yếu là thị trường nội địa nay chuyển sang xuất khẩu là chủ đạo.

doc68 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1290 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty cổ phần dệt 10/10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2001 thực hiện theo hệ thống quản lý ISO 9001-2000, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩ ISO 1400, sản phẩm của Công ty ngày càng có uy tín trên thị trường trong nước và thế giới. Thành phẩm của Công ty bao gồm các loại: Thành phẩm tiêu thụ trong nước gồm: Màn đôi với các kiểu dáng, màu sắc khác nhau và có kích thước là 1.6m x 2m x 2m. Ví dụ : màn đôi trắng có cửa, màn đôi trắng không cửa, màn đoi trắng có cửa có rèm, màn đôi xanh có cửa, màn đôi xanh không cửa Màn cá nhân với các kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Màn cá nhân có hai loại, kích thước là 1.2m x 2m x 2m và 1m x 2m x 2m. Ví dụ: màn cá nhân trắng có cửa, màn cá nhân trắng không cửa Vải tuyn các loại: như tuyn trắng, vải tuyn xanh, vải lưới Thành phẩm tiêu thụ ở thị trường ngoài nước: gồm các loại màn với kiểu dáng, màu sắc và kích thước khác nhau tùy vào đơn đặt hàng của khách hàng. Các loại màn xuất khẩu gồm cả màn vuông, màn trong, màn màu trắng, màu xanh, với kích thước rất đa dạng và phong phú. Kế toán mã hóa thành phẩm bằng cách viết tên thành phẩm để tiện ghi vào sổ ví dụ như: màn đôi trắng không cửa là MD01, màn đôi trắng có cửa là Cửa T, màn đôi trắng không cửa hoa là 01 TH, màn đôi trắng có cửa hoa là TH cửa 1.1.2. Công tác quản lý thành phẩm: Sản phẩm hoàn thành tại các phân xưởng đều được chuyển về kho của Công ty trước khi đưa đi tiêu thụ. Tương ứng với việc phân loại thành phẩm Công ty đã xây dựng hai kho để quản lý thành phẩm gồm: kho xuất khẩu dừng để lưi trữ, bảo quản thành phẩm xuất khẩu; kho nội địa lưu trữ, bảo quản thành phẩm nội địa. Trong mỗi kho chia thành các khu vực khác nhau, mỗi khu vực sắp xếp một loại sản phẩm. Do thành phẩm ở hai kho là hoàn toàn khác nhau, do đó không có sự trao đổi qua lại về thành phẩm giữa hau khi. Ở kho xuất khẩu là các loại màn sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng và ở kho nội địa là các loại màn Công ty sản xuất để tiêu thị ở thị trường trong nước với kích thước nhất đinh, Mỗi kho do một thủ kho quản lý riêng. Việc quản lý về mặt số lượng và chất lượng được kết hợp chặt chẽ giữa cá phòng ban, bộ phận khác nhau như: phòng đảm bảo chất lượng, thủ kho, phòng tiêu thụ, phòng tài vụ. Vì thành phẩm của Công ty là loại dễ cháy nên công việc bảo quản theo những quy định nghiêm ngặt, việc quản lý thành phẩm được tổ chức khoa học với đầy đủ các trang thiết bị bảo quản và phòng cháy chữa cháy. Đặc điểm phương thức thanh toán: Công Ty sử dụng 2 hình thức thanh toán với khách hàng: Thanh toán bằng tiền mặt: Đối với khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại Công Ty và mua với số lượng nhỏ Thanh toán bằng chuyển khoản (thanh toán qua Ngân hàng): Đối với những đơn đặt hàng lớn, khách hàng thường xuyên và uy tín. Khách hàng chuyển tiền qua tài khoản của Công ty mở tại Ngân hàng để tạm ứng và thanh toán các đơn đặt hàng sau khi ký hợp đồng, hoặc sau khi nhận được hàng. Hạch toán tiêu thụ sản phẩm tại Công ty CP Dệt 10/10: 2.1 Hạch toán giá vốn hàng bán: 2.1.1 Tính giá thành phẩm xuất kho Do đặc điểm sản phẩm của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 phong phú về chủng loại, đa dạng về mẫu mã đồng thời các nghiệp vụ nhập xuất thành phẩm diễn ra liên tục nên Công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành phẩm xuất kho hay giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân các kỳ dự trữ, đơn giá xuất thành phẩm được tính theo từng quỹ Giá thành phẩm xuất kho = Đơn giá bình quân x Số lượng thành phẩm xuất trong kỳ Đơn giá thực tế bình quân = Trị giá thực tế của thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng thành phẩm xuất trong kỳ Số lượng thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Số lượng thành phẩm nhập trong kỳ Do sử dụng giá thực tế nên sau khi tính được giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho trong kỳ, kế toán mới tính được trị giá vốn của thành phẩm xuất kho. Ví dụ: Tại kho thành phẩm nội địa, Ngày 1/10/2007 tồn kho 35.000 chiếc màn đôi trắng không cửa với đơn giá là 48.000đ/1 chiếc. Trong quý IV năm 2007, nhập kho từ phân xưởng sản xuất 10.000 chiếc đơn giá là 47.000đ/ 1 chiếc. Trong quý IV xuất kho 30.000 chiếc màn đôi trắng không cửa. Ta có: đơn giá bình quân màn đôi trăng không cửa trong Quý IV được tính như sau: (35.000 x 48.000) + (10.000 x 47.000) = 47.778 đồng/chiếc 35.000 + 10.000 Giá thực tế xuất kho màn đôi trắng không cửa trong quý IV là 30.000 x 47.448 = 1.433.340.000 đồng 2.1.2 Thủ tục xuất kho thành phẩm Thành phẩm cả Công ty được xuất với nhiều mục đích khác nhau nhưng chủ yến là xuất bán trực tiếp cho khách hàng. Công ty không có các phương thức tiêu thụ khách do đó chứng từ được sử dụng trong xuất kho thành phẩm chỉ có hóa đơn GTGT. Trường hợp thành phẩm được xuất với mục đích khác như xuất biếu tặng, viện trợ hay khen thưởng chứng từ sử dụng cũng là hóa đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho. Khi có nhu cầu, khách hàng đến phòng tiêu thụ làm thủ tục mua hàng, Phòng tiêu thụ viết hóa đơn GTGT, hóa đơn được lập thành 3 liê: liên 1 (màu tím) lưu tại phòng tiêu thụ, 2 liên còn lại đem sang phòng tài vụ để hoàn chỉnh chứng từ. Kế toán tiêu thụ có nhiệm vụ kiểm tra trên hóa đơn, nếu đúng sẽ ký vào. Khách hàng thanh toán ngay tiền hàng thì căn cứ vào hóa đơn nộp tiền hàng cho thủ quỹ. Sau đó khách hàng mang 2 liên xuống kho để thủ kho kiểm tra, ký tên và nhận hàng, liên màu đỏ giao cho khách hàng, liên màu xanh để thủ kho giữ ghi thẻ kho, định kỳ phòng tài vụ sẽ lấy hóa đơn để ghi nhận doanh thu. Mẫu số 2.1 HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 3: nội bộ Ngày 21 tháng 12 năm 2007 Mẫu số: 01GTKT-3LL ML/2006B Số 0017256 CỔNG TY CỔ PHẦN DỆT 10/10 Số 9/253 MINH KHAI – VĨNH TUY HAI BÀ TRƯNG – HÀ NỘI MST: 0100100590 Đơn vị bán hàng: Địa chỉ: Số tài khoản:. Điện thoại: 04.862.4097.. Họ tên người mua hàng: Tên đơn vị:..Cửa hàng Phương Lan.. Địa chỉ: ...Thành phố Thanh Hoá. Hình thức thanh toán:..thanh toán ngay bằng tiền mặt. STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3=1x2 1 Màn đôi trắng không cửa chiếc 200 50.000 10.000.000 2 Màn đôi trắng có cửa, có rèm chiếc 100 50.000 5.000.000 Cộng tiền hàng: 15.000.000 Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế: 1.500.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 16.500.000 Số tiền viết bằng chữ: Mười sáu triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn./. Người mua hàng (Ký, họ tên) Người bán hàng (Ký, họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên) Thành phẩm nếu xuất đi biếu tặng, viện trợ hay khen thưởng thì phải có sự ký duyệt của Tổng Giám Đốc sau đó phòng tiêu thụ chuyển yêu cầu xuất hàng xuống cho thủ kho. Phòng tiêu thụ cũng lập hóa đơn GTGT giống như trường hợp bán hàng trực tiếp cho khách hàng, trên hóa đơn GTGT lúc này giá trị hàng hóa được ghi theo giá vốn và dòng thuế suất thuế GTGT được gạch bỏ. Quy trình luân chuyển hóa đơn bán hàng kiêm phiếu xuất kho như sau: Trách nhiệm luân chuyển Người mua CB Phòng Tiêu thụ Kế toán trưởng, Thủ trưởng Kế toán thanh toán Kế toán tiêu thụ Thủ quỹ Thủ kho Công việc 1. Đề nghị mua hàng (1) 2. Lập hoá đơn GTGT (2) 3. Ký hoá đơn (3) 4. Lập phiếu thu (4) 5. Thu tiền (5) 6. Xuất hàng (6) 7. Ghi sổ (7) 8. Bảo quản & lưu giữ (8) Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ bán hàng Để phản ánh tình hình nhập, xuất tồn kho thành phẩm vào sổ sách, kế toán sử dụng các tài khoản sau: TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và tính ra tổng giá thành đơn vị sản phẩm trong kỳ. Tài khoản này không được chi tiết. TK 155: Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị thành phẩm tồn kho và tình hình biến động nhập, xuất thành phẩm qua kho trong kỳ của đơn vi. Công ty không bán hàng thông qua các đại lý do đó công ty không sử dụng TK 157. Tại phòng tài vụ thành phẩm sẽ được theo dõi chi tiết và ghi chép tổng hợp vào các sổ sách liên quan theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Việc theo dõi về hai chỉ tiêu này của thành phẩm tại Công ty do hai kế toán khác nhau thực hiện. Việc theo dõi vè mặt giá trị của thành phẩm do Kế toán trưởng thực hiện, còn việc theo dõi về mặt số lượng của thành phẩm do kê toán tiêu thụ thực hiện. Hạch toán thành phẩm được thực hiện thủ công trên EXCEL với các mẫu sổ được thiết kế sẵn để phù hợp với điều kiện của Công ty. Cụ thể hạch toán thành phẩm được thực hiện như sau: Kế toán tiêu thụ theo dõi về mặt số lượng của thành phẩm. Hàng ngày khi nhận được Phiếu nhập kho thành phẩm kế toán tiêu thụ sẽ ghi vào Sổ theo dõi thành phẩm nhập kho theo chỉ tiêu số lượng. Khi thành phẩm xuất kho, căn cứ vào hó đơn GTGT kế toán tiêu thụ vào Sổ chi tiết giá vốn hàng bán và Sổ tiêu thụ, sổ tiêu thị được thiết kế để theo dõi cả về mặt số lượng thành phẩm xuất kho cũng như đơn giá và tông tiền hàng bán ra. Cuối quý dựa vào số liệu ở Sổ theo dõi thành phẩm nhập kho và Sổ tiêu thụ kế toán lập Bảng cân đối thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng. Chỉ tiêu giá trị của thành phẩm được Kế toán trưởng theo dõi trên Bảng kê số 8. Sổ này được mở để theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho của từng loại thành phẩm về cả chỉ tiêu số lượng giá trị. Hàng ngày, khi nhận được các chứng từ nhập, xuất kho thành phẩm kế toán phản ánh vào Bảng kê số 8 theo chỉ tiêu số lượng.Cuối quý,khi đã tính được đơn giá thành phẩm nhập kho trong kỳ, kế toán phản ánh bổ sung cột đơn giá và thành tiền của thành phẩm nhập kho; sau đó kế tóan tính ra đơn gía bình quân của thành phẩm xuất kho và phản ánh bổ sung cột đơn giá, thành tiền của thành phẩm xuất kho.Công cụ này được thực hiện một cách đơn giản dựa vào các chức năng của EXCEL.Cuối qúy,căn cứ vào Bảng cân đối thành phẩm do kế toán tiêu thụ cung câp, và kết quả tính giá thành phẩm Nhập kho cũng như xuất kho,Kế toán trưởng lập Bảng tổng hợp nhập – xuất tồn kho thành phẩm.Cuối quý căn cứ vào Bảng kê số 8, kế toán cũng lập Nhật ký chứng từ số 8 và ghi vào Sổ cái TK 155. Nhật ký chứng từ số 8 ghi Có TK 155, 159, 131, 511, 632, 641, 642, 711, 811, 911 và ghi Nợ các TK khác. Ngoài ra, cuối mỗi quý Kế toán trưởng tính ra số dự phòng giảm giá thành phẩm và hạch toán vào Nhật ký chứng từ số 8. Ví dụ: Trong quý IV kế toán tính ra dự phòng giảm giá thành phẩm phải trích lập là 1.095.978.620. Khi đó, kế toán phản ánh vào NKCT số 8 theo bút toán: Nợ TK 632: 1.095.978.620 Có TK 159: 1.095.978.620 Có thể khái quát sơ đồ quá trình hạch toán thành phẩm tại Công ty như sau: TK 154 TK 155 TK 632 Giá trị TP NK Giá trị TP XK TK 159 Trích lập dự phòng Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán thành phẩm tại Công ty Có thể khái quát quy trình ghi sổ quá trình hạch toán thành phẩm theo phương pháp Nhật ký chứng từ tại Công ty như sau: Chứng từ nhập, xuất kho TP Bảng kê số 8 Nhật ký số 8 Sổ cái TK 155, 632 Sổ tiêu thụ, Sổ chi tiết GV Sổ theo dõi thành phẩm NK Bảng cân đối TP cuối quý Bảng TH N-X-T TP cuối quý Báo cáo kế toán Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Quan hệ đối chiếu: Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình ghi sổ hạch toán thành phẩm theo phương pháp Nhật ký chứng từ tại Công ty Mẫu số 2.2: BẢNG CÂN ĐỐI SẢN PHẨM QUÝ IV/2007 Tên sản phẩm Tồn đầy kỳ Quý IV Tồn cuối kỳ Nhập Xuất I.Vải tuyn 38.850 15.650 23.750 30.750 II.Màn đôi các loại(chiếc) 95.860 150.146 132.356 113.650 1. MĐ01 35.000 10.000 30.000 15.000 2.MĐ01X 4.850 5.350 6.000 4.200 3.Cửa T 17.580 40.000 28.320 29.260 4.Cửa X 8.620 15.750 12.340 12.030 5.01TH 1.260 11.250 11.000 1.510 III.Màn cá nhân các loại(chiếc) 22.000 16.600 30.120 8.480 9.C10 2.250 5.250 5.000 2.500 10.C10X 12.620 4.500 15.620 1.500 11.C10TH 7.130 6.850 9.500 4.480 IV.Màn xuất khẩu (chiếc) 1.320.570 10.387.770 10.182.340 1.523.000 12.XK vuông 495.286 9.525.400 8.520.100 1.500.586 13.XK tròn 861.284 859.370 1.662.240 58.414 Hà nội, ngày.thángnăm Người lập biểu (Ký,họ tên) Kế toán trưởng (Ký,họ tên) Thủ kho (Ký,họ tên) Mẫu số 2.3: B¶NG TæNG HîP NHËP -XUÊT - tåN KHOTHµNH PHÈM QUý iv/2007 Tªn s¶n phÈm Tån NhËp XuÊt Tån cuèi kú SL §G TT(®ång) SL §G TT(®ång) SL §G TT(®ång) SL §G TT(®ång) I. V¶i tuyn (mÐt) 38.85 8.500®/m 330.225.000 15.65 8.7 136.155.000 23.8 8.557.4 203.238.258 30.8 8.557.45 263.141.750 II. mµn ®«i c¸c lo¹i (chiÕc 1. M§01 35 48 1.680.000.000 10 47 470.000.000 30 47.778 1.433.340.000 15 47.777 716.660.000 2.M§01X 4.85 48 232.800.000 5.35 47 251.450.000 6 47.475.49 2843853 4.2 47.475.47 199.397.000 . . . . . . . . .. III. Mµn c¸ nh©n c¸c l¹o (chiÕc) 9.C10 . ... . . .. .... .. . .. Céng 16.263.180.200 14.956.345.800 20.568.642.300 10.650.883.700 Mẫu số 2.4: Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 155, ghi nợ TK 154 Ghi có TK 155, ghi nợ TK 632 SH NT MĐ01 MĐ01X Cộng nợ TK 155 MĐ01 MĐ01X Cộng nợ TK 155 SL (chiếc) TT (đồng) SL TT SL TT SL TT (đồng) SL TT (đồng) SL TT SL TT SL TT (đồng) 912 1/10 NK 2.000 .. .. 1041 15/12 NK 10.000 470.000.000 17256 21/12 XK 200 Cộng PS 10.000 470.000.000 30.000 1.433.340.000 Tồn 15.000 726.660.000 .. .. 14.956.345.800 20.568.642.3000 Sau khi tập hợp chi phí vào Nhật ký chứng từ số 8 tiên hành vào sổ cái TK 155 như sau: Mẫu số 2.5 SỔ CÁI TK 155 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có 13.265.321.100 Ghi Có cái TK đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm TK 154 14.956.345.800 Cộng số phát sinh Nợ 14.956.345.800 Cộng số phát sinh Có 20.568.642.300 Dư Nợ 16.263.180.200 10.650.883.700 Có Hà nội, ngày tháng năm Kế toán trưởng (Ký, họ tên) 2.1.3 Kế toán giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán gồm cả giá vốn thành phẩm xuất khẩu và giá vốn hàng bán trong nước. Ngoài ra, còn có giá vốn của thành phẩm xuất đi với các mục đích khác, như xuất biếu tặng, viện trợ, khen thưởng Giá vốn hàng bán được theo dõi trên Sổ chi tiết Giá vốn hàng bán do Kế toán trưởng thực hiện. Cuối quý, Kế toán trưởng căn cứ Sổ chi tiết Giá vốn hàng bán và Bảng kê số 8 để lập NKCT số 8. Xác định giá của hàng xuất bán trong Quý Nợ TK 632: 20.568.642.300 Có TK 155: 20.568.642.300 Sau đó kế toán thực hiện bút toán kết chuyển toàn bộ giá vốn hàng bán trong kỳ của Công ty trên NKCT số 8 theo bút toán Nợ TK 911: 21.664.620.920 Có TK 632: 21.664.620.920 Căn cứ vào NKCT số 8, kế toán lập sổ cái TK 632 Mẫu số 2.6 SỔ CÁI TK 632 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có 0 Đơn vị tính: VNĐ Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm TK 155 20.568.642.300 TK 159 1.095.978.620 Cộng số phát sinh Nợ 21.664.620.920 Cộng số phát sinh Có 21.664.620.920 Dư Nợ 0 Có Hà nội, ngày tháng năm Kế toán trưởng Mẫu số 2.7 SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN HÀNG BÁN – Quý IV/2007 (Ghi Nợ TK 632) Chứng từ Nội dung Tài khoản đối ứng MĐ01 MĐ01X Cửa T Cửa X Tổng tiền SH NT SL TT SL TT SL TT SL TT 0012520 1/10 Xuất kho bán trực tiếp 155 1000 47.778.000 0012521 2/10 nt 155 100 4.777.800 0012522 3/10 nt 155 300 14.242.647 0012523 3/10 nt 155 6.300 302.400.000 2.130 102.495.600 Tổng cộng 155 30.000 1.433.340.000 6.000 284.853.000 28.320 12.340 593.800.800 338.167.171.400 Hà nội, ngày tháng năm Kế toán trưởng Hạch toán doanh thu tiêu dùng: 2.2.1Đặc điểm về thị trường tiêu thụ và khách hàng của Công Ty CP Dêt 10/10: Thị trường tiêu thụ của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 rất rộng bao gồm cả thị trường trong nước và ngoài nước Thị trường trong nước của Công ty bao gồm tất cả các tỉnh thành trong cả nước nhưng chủ yếu vẫn là các tỉnh ở khu vực phía Bắc. Khu vực miền Nam là thị trường Công ty bắt đầu khai thác từ năm 1998 và đây cũng là một thị trường có năng lực bán hàng lớn . Hiện nay , Công ty không mở các đại lý riêng mà bán hàng trực tiếp cho các đơn vị kinh doanh thương mại trên khắp cả nước . Sản phẩm của Công ty đã và đang tạo được niềm tin đối với khách hàng, ngày càng được khách hàng biết đến nhiều hơn . Thị trường tiêu thụ trong nước dù rất rộng nhưng doanh thu từ thị trường này cho đến năm 2006 chỉ chiếm khoảng 9.8% trong tổng doanh thu của Công ty . Tuy vậy , thị trường tiêu thụ trong nước vẫn luôn được Công ty quan tâm và khai thác vì đây cũng vẫn là một thị trường đầy tiềm năng. Thị trường tiêu thụ ngoài nước của Công ty gồm tất cả các nước trên thế giới nhưng chủ yếu là các nước Châu Phi và các nước Bắc Âu . Tuy nhiên, Công ty không bán hàng trực tiếp cho các quốc gia này mà bán hàng trực tiếp cho một Công ty đại diện ở Đan Mạch – công ty VASTEGASVANXEN. VASTEGASVANXEN là khách hàng trực tiếp của Công ty Cổ phần Dệt 10/10 thông qua các hợp đồng kinh tế và có sự giám sát của trọng tài kinh tế quốc tế. Thị trường xuất khẩu là thị trường lớn mang lại nguồn doanh thu chính cho Công ty , đến năm 2006 doanh thu từ thị trường này chiếm khoảng 90.2% trong tổng doanh thu của Công ty, thị trường này đang có khả năng ngày càng phát triển lớn hơn . Công ty Cổ phần Dệt 10/10 chỉ có một hình thức tiêu thụ duy nhất đó là bán hàng trực tiếp cho khách hàng. Công ty không mở các đại lý riêng hoặc đem hàng gửi bán . Hình thức áp dụng trong thanh toán của Công ty thùy thuộc vào từng khách hàng cụ thể . Đối với VASTEGASVANXEN, Công ty cho phép thanh toán sau 45 ngày tính từ thời điểm giao hàng. Còn đối với các khách hàng không thường xuyên đến làm thủ tục mua trực tiếp tại kho của Công ty thì phải thanh toán ngay . Chỉ có những khách hàng trong nước là khách hàng thường xuyên của Công ty thì Công ty mới cho phép thanh toán sau, thời gian tùy thuộc vào thỏa thuận của hai bên . Khách hàng cũng có thể ứng tiền trước khi mua hàng cho Công ty , trường hợp này xảy ra khi khách có nhu cầu đặt hàng tại Công ty. Để sản phẩm của Công ty ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng hơn, Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm để ngày càng phong phú, đa dạng và đẹp hơn. Công ty cũng áp dụng một mức giá bán linh họat, vừa dựa trên cơ sở giá thành sản xuất, vừa đảm bảo lợi nhuận cho Công ty, và vừa bám vào thị trường. Kế toán tiêu thụ thành phẩm tại Công ty CP Dệt 10/10 2.2.2.1 Quy định chung, tài khoản sử dụng và quy trình tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm. Sản phẩm của Công ty là mặt hàng chịu thuế GTGT 10% khi tiêu thụ trong nước. Công ty thực hiện tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trường hợp xuất khẩu thì hàng hoá của Công ty không phải chịu thuế GTGT và cũng không phải chịu thuế xuất khẩu vì mặt hàng của Công ty thuộc mặt hàng khuyến khích xuất khẩu theo quy định của Nhà nước. Để theo dõi tình hình tiêu thụ thành phẩm, kế toán sử dụng các tài khoản sau: Tài khoản 131 “Phải thu của khách hàng”: tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu khách hàng đã chấp nhận nhưng chưa thanh toán cho Công ty. Tài khoản này không chi tiết. Tài khoản 3331: thuế GTGT đầu ra. Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng”: TK này dùng để phản ánh doanh thu bán hàng của Công ty. Tài khoản này không chi tiết. Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng”: TK này dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí bán hàng. Tài khoản này không chi tiết. Tài khoản 642 “Chi phí quản lí doanh nghiệp”: TK này dùng để tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong quá trình quản lí sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc theo dõi doanh thu và phải thu khách hàng do kế toán tiêu thụ thực hiện. Còn việc theo dõi giá vốn hàng bán do Kế toán trưởng thực hiện. Hàng này, căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán ghi sổ và có sự đối chiếu với nhau về mặt số lượng hàng nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. 2.2.2.2 Hạch toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm Thành phẩm của Công ty được tiêu thụ theo phương pháp trực tiếp. Khách hàng mua trực tiếp sản phẩm tại kho của Công ty. Công ty cũng không thực hiện bán hàng trực tiếp tại phân xưởng sản xuất. Đối với thành phẩm xuất khẩu thường là khách hàng đặt trước với Công ty qua các hợp đồng kinh tế. Khách hàng là Công ty VASTEGASVANXEN, thông qua phòng tiêu thụ đặt hàng với Công ty. Sau khi hoàn thành, Công ty sẽ gửi mẫu hàng cho khách hàng kiểm tra. Khi khách hàng đã đồng ý Công ty sẽ chuẩn bị xuất hàng. Công ty xuất khẩu theo giá FOB tại cảng Hải Phòng. Khi chuẩn bị xuất hàng đi, Công ty gửi chỉ định xuất hàng (do khách hàng gửi sang) và danh mục hàng xuất khẩu cho Hải quan để làm tờ khai xuất khẩu. Khi hàng được chuyển đến cảng Hải phòng, cơ quan Hải qun kiểm tra hàng rồi ký nhận vào tờ khai. Tờ khai được lập thành hai bản, một bản cơ quan Hải quan giữ, một bản Công ty dùng làm căn cứ lập biên tàu xác nhận việc chuyển giao hàng hoá. Sau khi nhận được biên tàu thì hàng coi như được tiêu thụ. Đồng thời với quá trình làm thủ tục xuất hàng, Công ty lập hoá đơn thương mại gửi kèm cùng các chứng từ khác để hoàn thiệu bộ hồ sơ xuất khẩu gửi sang cho khách hàng. Sau khi đã hoàn thành mọi thủ tục xuất hàng, một bản của hoá đơn được chuyển cho phòng Tài vụ để làm thủ tục thanh toán với khách hàng và cơ quan Hải quan, đồng thời ghi sổ doanh thu và giá vốn hàng bán. Đối với thành phẩm tiêu thụ trong nước, thủ tục lập hoá đơn chứng từ đã nêu ở phần trên. Dựa trên các hoá đơn bán hàng việc kế toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm được hạch toán như sau: Hàng ngày, căn cứ vào các hoá đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho, kế toán tiêu thụ ghi Sổ tiêu thu . Sổ này dùng để theo dõi tình hình tiêu thụ của Công ty theo từng loại thành phẩm về mặt số lượng và giá bán, bao gồm của thành phẩm xuất khẩu và thành phẩm tiêu thụ trong nước. Đơn giá bán được lấy căn cứ vào đơn giá ghi trong hợp đồng kinh tế hoặc hoá đơn GTGT. Riêng đối với hàng xuất khẩu, sau khi số lượng và đơn giá trên các chứng từ xuất khẩu đã phù hợp kế toán lập hoá đơn GTGT, hoá đơn này chỉ mang tính thủ tục dùng để sử dụng nội bộ và đáp ứng yêu cầu của cơ quan thuế. Kế toán căn cứ vào số lượng và đơn giá của từng mặt hàng trong từng lần xuất khẩu, kế toán tính ra doanh thu theo nguyên tệ và đổi ra VNĐ theo giá hạch toán, đến cuối quý mới điều chỉnh theo giá thực tế ngày cuối quý. Đối với hàng tiêu thụ trong nước, kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT phản ánh doanh thu bình thường vào Sổ tiêu thụ. Cuối quý, kế toán tiêu thụ căn cứ vào Sổ tiêu thụ để lập 2 bảng là: Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết theo từng loại thành phẩm và Bảng tổng hợp tiêu thụ. Dựa trên Sổ tiêu thụ, Sổ chi tiêu tài khoản 111, 112, Bảng kế số 1, số 2, NKCT số 1 và số 2, cuối quý kế toán tiêu thụ tổng hợp lại các khoản phải thu theo từng khách hàng để lập Sổ theo dõi phải thu của khách hàng . Sổ theo dõi phải thu khách hàng được lập tổng hợp cho cả quý, trong đó phản ánh số dư nợ đầu kỳ, từng trường hợp thanh toán và số dư cuối kỳ của từng khách hàng. Ví dụ về nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu: Ngày 14/12/2007, căn cứ vào tờ khai số 6245, Công ty xuất khẩu 25.000 chiếc màn theo đơn đặt hàng số 40 với kiểu màn là 1,6x1,8x1,5 – 75D – 210T với đơn giá bán là 2,72USD/chiếc; kế toán lập hoá đơn GTGT và ghi sổ như sau: Phản ánh giá vốn hàng bán theo chỉ tiêu số lượng vào Bảng kê số 8 như sau: Nợ TK 623: 25.000 chiếc Có TK 155: 25.000 chiếc Cuối quý, kế toán tổng hợp từng mặt hàng bán trong kỳ và vào Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho thành phẩm. Phản ánh doanh thu hàng xuất khẩu: hàng ngày kế toán ghi nhận doanh thu theo giá hạch toán vào Sổ tiêu thụ theo bút toán: Nợ TK 131 – DenMark: 25.000x2,72x16.000=1.088.000.000 Có TK 511: 1.088.000.000 Đến cuối quý căn cứ vào tỷ giá ngày cuối quý, kế toán tiến hành điều chỉnh doanh thu từ giá hạch toán thành giá thực tế theo bút toán: Nếu điều chỉnh giảm: Nợ TK 511: chênh lệch tỷ giá. Có TK 413: chênh lệch tỷ giá. Trong quý IV/2007, tỷ giá vào ngày cuối quý là 16.020 VNĐ/USD, lớn hơn tỷ giá hạch toán đã ghi sổ nên kế toán phản ánh bút toán điều chỉnh tăng doanh thu trên Sổ tiêu thụ. Tổng doanh thu xuất khẩu trong quý IV đạt 318.424.064.000 VNĐ, tương ứng với 19.901.504 USD, do đó bút toán điều chỉnh doanh thu trong quý như sau: Nợ TK 413: 19.909.504 x (16.020 – 16.000) = 398.030.000 Có TK 511: 398.030.000 Quá trình tiêu thụ phát sinh các chi phí liên quan, như chi phí chuyển hàng đến cảng, chi phí chuyển hàng đến kho bãi, chi phí bốc dỡ hàng Các chi phí này được tính vào chi phí bán hàng và do kế toán thanh toán ghi sổ theo bút toán: Nợ TK 641 Nợ TK 133 Có TK 111, 112, 331 Ví dụ: để chuyển hàng từ kho đến cảng Hải phòng, Công ty phải thuê đơn vị vận tải thực hiện với khi phí vận chuyển chưa thuế là 515.421.000, thuế suất thuế GTGT là 10%, Công ty chưa thanh toán cho đơn vị vận tải. Khi đó kế toán thanh toán sẽ phản ánh bút toán này trong Sổ chi tiết phải trả người bán theo bút toán như sau: Nợ TK 641: 515.421.000 Nợ TK 133: 51.542.100 Có TK 331: 566.963.000 Đối với việc bán hàng nội địa, khách hàng phải đến trực tiếp Công ty để mua hàng. Các chi phí vận chuyển liên quan khách hàng thường phải chiu. Khách hàng cũng thường phải thanh toán ngay cho Công ty, chỉ riêng một số khách hàng thường xuyên thì mới được phép thanh toán sau. Việc hạch toán nghiệp vụ bán hàng nội địa cũng tương tự như bán hàng xuất khẩu. Ví dụ: ngày 21/12/2007, Công ty bán hàng cho Cửa hàng Phương Lan theo hoá đơn GTGT số 0017256 với 200 chiếc màn đôi trắng không cửa, đơn giá 50.000 VNĐ/chiếc và 100 chiếc màn đôi trắng có cả , có rèm cũng với đơn giá là 50.000VNĐ/chiếc, thuế suất thuế GTGT là 10%. Khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt. Kế toán ghi sổ như sau: Phản ánh giá vốn tương tự như trên. Phản ánh doanh thu bán hàng Nợ TK: 111.1: 16.500.000 Có TK 511: 15.000.000 Có TK 3331: 1.500.000 Trường hợp đặc biệt, khi xuất hàng biếu tặng, viện trợ, khen thưởng kế toán vẫn lập hoá đơn GTGT. Trên hoá đơn này không ghi giá bán thông thường mà ghi theo giá vốn và dòng thuế suất thuế GTGT được gạch bỏ. Kế toán phản ánh hai bút toán về giá vốn và bút toán về doanh thu như sau: Nợ TK 641: nếu xuất dùng cho bán hàng (tặng cho khách) Nợ TK 642: nếu dùng cho Quản lý Công ty. Nợ TK 431: nếu xuất viện trợ, khen thưởng cho công nhân viên Có TK 511: doanh thu bán hàng. Mẫu số 2.8 SỔ TIÊU THỤ QUÝ IV/2007 Số HĐ NT Tên người mua DT chưa thuế GTGT TK 511 Thuế GTGT đầu ra TK333.11 Số CT thanh toán TK 111.1 TK 112.1 TK 112.2 TK 131 MĐ 01 01 CR SL TT SL TT Cộng tiêu thụ tháng 0017256 21/12 15.000.000 1.500.000 PT 1264 16.500.000 200 10.000.000 100 5.000.000 Cộng tiêu thụ tháng 12 Cộng tiêu thụ quý 353.804.415.600 3.538.045.160 2.492.088.118 564.042.460 176.677.068.100 Trong đó - DTXK 318.424.064.000 - DTND có 5% VAT 0 -DTND có 10% VAT 35.380.451.600 3.538.045.160 Hà nội, ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Mẫu số 2.9 BẢNG TỔNG HỢP TIÊU THỤ CHI TIẾT THEO TỪNG LOẠI THÀNH PHẨM Năm 2007 Tên sản phẩm Quý I Quý II Quý III Quý IV Tổng năm Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 I. Vải tuyn (mét) 23.750 1. Tuyn NĐ 2.860 2. Tuyn XK 20.890 II. Màn đôi các loại (chiếc) 1. MĐ01 30.000 1.433.340.000 2. MĐ01X 6.000 288.456.200 Tổng doanh thu 353.804.515.600 - DT xuất khẩu 318.424.064.000 - DT nội địa 10% 35.380.451.600 - DT nội địa 5% 0 Thuế GTGT đầu ra 3.538.045.160 Hà nội, ngày tháng năm Người lập biểu mẫu số 2.10: BẢNG TỔNG HỢP TIÊU THỤ Quý IV/2007 Đơn vị tính VNĐ Tháng Ghi Có TK 511 và Nợ các TK khác 111.1 111.2 112.2 131 331 341 641 642 Cộng Có TK 511 10 168.267.365 20.290.200 47.150.265.440 600.227.500 99.805.113.320 671.672.000 188.808 0 101.265.759.120 11 143.560.153 398.183.320 99.265.820.200 359.886.600 45.265.759.200 432.568.970 125.000.640.500 12 2.180.260.600 145.568.940 30.260.982.500 69.520.041.900 25.431.262.060 127.538.116.000 Tổng 2.492.088.118 564.042.460 176.677.068.100 70.480.156.000 170.502.134.600 1.104.240.970 188.808 353.804.515.600 Có TK 911 353.804.515.600 Nợ TK 511 353.804.515.600 Hà nội, ngày tháng năm Người lập biểu Mẫu số 2.11 SỔ THEO DÕI PHẢI THU KHÁCH HÀNG Quý IV/2006 Đơn vị tính: VNĐ NT Chứng từ Diễn giải Dư nợ TK đối ứng Số phát sinh Số dư Ghi chú SH NT Nợ Có Nợ Có 60288 10/4/06 Chi nhánh TP HCM 37.260.450 111.1 37.260.450 0 196689 30/7/06 Nt 32.526.700 111.1 12.256.700 20.000.000 13566 31/7/06 Cty CP Hồng Gia 24.862.002 112.1 24.862.002 0 KH trả tiền trước 88.740.000 88.740.000 Denmark số 125 (khách hàng trả tiền trước) 2.811.200 511 2.811.200 0 Denmark số 125 (khách hàng trả tiền trước) 258.360 511 258.360 0 Dư đầu kỳ Nợ 45.268.589.620 Có 3.154.268.125 70.838.530.080 64.734.050.360 49.477.081.215 1.258.280.000 Số phát sinh 111.1 201.265.700 112.1 5.284.000 112.2 358.361.260 64.527.500.260 333.1 12.280 511 70.480.156.000 Hà nội, ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng trong Công ty được theo dõi trên Sổ tiêu thụ. Cuối quý, kế toán tiêu thụ tổng hợp số liệu trên Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết theo từ loại thành phẩm, tập hợp vào Nhật ký chứng từ số 08 sau đó vào Sổ cái TK 511 như sau: Mẫu số 2.12 SỔ CÁI TK 511 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có 0 Đơn vị tính: VNĐ Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm TK 911 353.804.515.600 Cộng số phát sinh Nợ 353.804.515.600 Cộng số phát sinh Có 353.804.515.600 Dư Nợ Có 0 Hà nội, ngày tháng năm Kế toán trưởng 2.3 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Đối với bán hàng xuất khẩu, trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, Công ty không phát sinh các khoản hàng bán bị trả lại, giảm giá bán hàng, chiết khấu; vì trước khi tiến hành sản xuất thì Tổng Giám đốc Công ty cùng với hãng nước ngoài đã đàm phán kỹ về giá cả cho nên không có sự thay đổi về giá. Chất lượng sản phẩm của Công ty đều đảm bảo yêu cầu của bên đặt hàng. Trong quá trình sản xuất, ở từng công đoạn Công ty đều có sự kiểm tra, giám sát rất chặt chẽ các yêu cầu kỹ thuật của bộ phận kiểm tra chất lượng. Trước khi xuất hàng đi, khách hàng cũng đã có sự kiểm tra hàng hoá trước. Vì vậy, mỗi sản phẩm bán ra của Công ty đều đảm bảo chất lượng và được khách hàng chấp nhận. Đối với hàng bán trong nước, do số lượng thành phẩm tiêu thụ trong nước là rất ít nên Công ty không tiến hành giảm giá hàng bán. Bên cạnh đó, sản phẩm của Công ty luôn đảm bảo chất lượng, nên Công ty không có trường hợp hàng bán bị trả lại. Ngoài ra, do sản phẩm của Công ty thuộc diện khuyến khích xuất khẩu không phải chịu thuế xuất khẩu nên cũng không có khoản giảm trừ thuế xuất khẩu vào doanh thu tiêu thụ thành phẩm. Như vậy ở Công ty không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu 3. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ 3.1 Hạch toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Để hạch toán chi phí bán hàng, kế toán sử dụng tài khoản 641 – Chi phí bán hàng. Tài khoản này dùng để tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ hạch toán và cuối kỳ kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 911 – Xác định kết quả. Tài khoản 641 không mở chi tiết. Để hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ hạch toán và cuối kỳ kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 911. Tài khoản 642 không mở chi tiết. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp do kế toán tập hợp chi phí theo dõi. Hàng ngày, khi có các chứng từ gốc kế toán phản ánh chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lên “Sổ theo dõi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp”. Cuối quý, kế toán chi phí tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của cả quý chuyển cho Kế toán trưởng để Kế toán trưởng xác định kết quả hoạt động kinh doanh của quý. Mẫu số 2.13 SỔ THEO DÕI CHI PHÍ BÁN HÀNG & CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP Quý IV/2007 Đơn vị tính: VNĐ Chứng từ Diễn giải Tài khoản đối ứng Nợ TK 641 Ghi Nợ TK 642 SH NT 0253 1/10 Thuê vận chuyển hàng 331 325.380.000 0356 3/10 Mua thiết bị cho Phòng Tài vụ 111.1 3.250.000 Cộng cuối tháng Cộng cuối quý 6.297.720.378 2.936.577.479 Hà nội, ngày tháng năm Người lập biểu Kế toán trưởng Cuối quý, kế toán chi phí sẽ tổng hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của cả quý để chuyển cho Kế toán trưởng dựa vào số liệu này để xác định kết quả kinh doanh. Trong quý IV/2007, công việc kết chuyển này được thực hiện trên NKCT số 8 theo bút toán: Nợ TK 911: 6.297.720.378 Có TK 641: 6.297.720.378 Nợ TK 911: 2.936.577.479 Có TK 642: 2.936.577.479 Căn cứ vào NKCT số 8 và Sổ theo dõi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán lập Sổ cái TK 641 và Sổ cái TK 642. Mẫu số 2.14 SỔ CÁI TK 641 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có 0 Đơn vị tính: VNĐ Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm TK 111 623.245.350 TK 112 852.648.100 TK 141 120.025.160 TK 214 60.265.840 TK 334 264.268.348 ... Cộng số phát sinh Nợ 6.297.720.378 Cộng số phát sinh Có 6.297.720.378 Dư cuối quý Nợ 0 Có Hà nội, ngày tháng năm Kế toán trưởng Mẫu số 2.15 SỔ CÁI TK 642 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có 0 Đơn vị tính: VNĐ Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm TK 111 356.264.300 TK 112 629.759.340 TK 141 172.759.980 TK 214 120.320.269 TK 334 465.261.300 ... Cộng số phát sinh Nợ 2.936.577.479 Cộng số phát sinh Có 2.936.577.479 Dư cuối quý Nợ 0 Có Hà nội, ngày tháng năm Kế toán trưởng 3.2 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ: Sau khi kết chuyển doanh thu và chi phí kinh doanh phát sinh trong kỳ vào TK 911 – Xác định kết quả, kế toán so sảnh tổng phát sinh Nợ và phát sinh Có tương ứng của TK này để xác định lãi hoặc lỗ của hoạt động tiêu thụ thành phẩm trong quý vào TK 421 - Lợi nhuận chưa phân phối. Kết quả tiêu thụ trong quý được tính như sau: Kết quả tiêu thụ = Doanh thu thuần - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quả lý doanh nghiệp Căn cứ vào kết quả tính toán và NKCT số 8, kế toán lập Sổ cái TK 911 Có thể khái quát quy trình ghi sổ hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty như sau: Chứng từ gốc Sổ chi tiết GVHB Sổ tiêu thụ Bảng kê số 8 Sổ theo dõi CPBH & CPQLDN Bảng tổng hợp tiêu thụ Bảng tổng hợp tiêu thụ chi tiết theo từng loại TP Nhật ký chứng từ số 8 Báo cáo kế toán Sổ Cái TK 632, 511, 641, 642, 911, 421 Ghi chú: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Quan hệ đối chiếu: Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Tập hợp tất cả các phát sinh của các TK vào Nhật Ký chứng từ số 8 như sau: Mấu số 2.16 NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8 Quý IV/2007 Đơn vị tính: VNĐ TK đối ứng TK ghi Có 155 159 131 511 632 641 642 911 TK ghi Nợ 111 Tiền mặt 201.265.700 3.056.130.578 112 Tiền gửi Ngân hàng 64.532.784.260 176.677.068.100 511 Doanh thu bán hàng 353.804.515.600 632 Giá vốn hàng bán 20.568.642.300 641 Chi phí bán hàng 188.808 911 Xác định kết quả kinh doanh Cộng 20.568.642.300 1.095.978.620 64.734.050.360 353.804.515.600 21.664.620.920 6.297.720.378 2.936.577.479 Đã ghi Sổ cái ngày tháng năm Kế toán trưởng Mẫu số 2.17 SỔ CÁI TK 911 Năm 2007 Số dư đầu năm Nợ Có 0 Đơn vị tính: VNĐ Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này Quý I Quý II Quý III Quý IV Cả năm TK 421 4.889.125.590 TK 632 339.263.150.000 TK 641 6.297.720.378 TK 642 2.936.577.479 TK 635 1.415.218.062 TK 811 ... 0 Cộng số phát sinh Nợ 349.912.665.900 Cộng số phát sinh Có 353.804.515.600 Dư cuối quý Nợ Có Hà nội, ngày tháng năm Kế toán trưởng PHẦN III: Hoàn thiện công tác hạch tóan tiêu thụ thành phẩm xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm Đánh giá về công tác tiêu thụ thành phẩm Ưu điểm Trong hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 đã đạt được những thành tựu nhất định. Từ chỗ cơ sở vật chất nghèo nàn, máy móc thiết bị lạc hậu, sản phẩm đơn giản (ban đầu là vải tuyn), đến nay Công ty đã có một đội ngũ công nhân viên có trình độ, tay nghề, kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại, sản phẩm sản xuất ra rất đa dạng và có chất lượng cao, thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng Để có được những thành công như vậy là nhờ Công ty không ngừng hoàn thiện và cải tiến về mọi mặt như công tác tổ chức, các chính sách quản lý phù hợp Tiền thân là một Công ty Nhà nước, nhưng từ sau khi cổ phần hoá, Công ty Dệt 10/10 đã có những chuyển biến tích cực trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các thành phần kinh tế, giữa các lĩnh vực kinh tế với nhau, nhiều doanh nghiệp đã không đứng vững được và đi đến giải thể hay phá sản. Song đối với Công ty Cổ phần Dệt 10/10, do đã nhận thức kịp thời nội dung hoạt động của các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường cùng với việc mạnh dạn đầu tư vào việc nghiên cứu chế tạo ra những sản phẩm mới, đầu tư vào các thiết bị máy móc, phương tiện kỹ thuật hiện đại; Công ty cũng đã mạnh dạn thay đổi những mặt không phù hợp, những mặt yếu kém để có thể tồn tại và phát triển. Từ đó, Công ty đã đưa ra những giải pháp kinh tế có hiệu quả nhằm khắc phục mọi khó khăn, hoà nhập với nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, để đứng vững và phát triển được buộc các doanh nghiệp phải tự mình kinh doanh có lãi. Công ty Cổ phần Dệt 10/10 cũng nằm trong số đó. Do vậy mà tự bản thân Công ty phải tìm ra các nguồn vốn tài trợ để tiến hành sản xuất, đồng thời tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Từ nhận thức đó, Công ty quan tâm đến vấn đề đầu ra cho sản phẩm của mình. Đó cũng là yêu cầu phù hợp với nền kinh tế thị trường và là lý do đứng vững và phát triển của Công ty trong tình hình hiện nay. Nhận thức đúng đắn việc đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình mới chỉ có thể dựa trên phân tích, đánh giá đầy đủ, khách quan tình hình quản lý của Công ty mà nội dung chủ yếu là hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là một phần đặc biệt quan trọng. Hiện nay, Công ty đã xây dựng và đào tạo được bộ máy quản lý rất khoa học và chặt chẽ, lựa chọn những cán bộ có nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiêệm cao. Bộ máy kế toán của Công ty hiện nay có 8 người, có thể đáp ứng được yêu cầu hạch toán, phản ánh với Tổng Giám đốc và với Hội đồng Quản trị tình hình sử dụng vật tư, tiền vốn, thu nhập, xử lý và cung cấp các thông tin về các quá trình kế toán diễn ra ở Công ty. Đi sâu vào phần hành kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty, em xin đưa ra những nhận xét về mặt tích cực mà Công ty đã đạt được như sau: Về việc tuân thủ chế độ kế toán và các văn bản pháp luật liên quan: Hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty nhìn chung đã chấp hành đầy đủ các chính sách về giá cả, về thuế của Nhà nước cũng như tuân thủ theo đúng là linh hoạt chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế tại Công ty. Cụ thể: Các chứng từ kế toán trong Công ty đều đảm bảo tính thống nhất về biểu mẫu đã được quy định, được ghi chép thống nhất, kịp thời và đúng với tình hình thực tế phát sinh. Hệ thống tài khoản trong Công ty nói chung và các tài khoản sử dụng trong phần hành kế toán nói riêng được xây dựng trên cơ sở hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành. Hệ thống sổ sách kế toán trong Công ty hầu như đều được thiết kế dựa trên cơ sở mẫu được quy định trong quyết định số 15/2006 – QĐ/BTC có sự sáng tạo cho phù hợp với đặc thù của Công ty, đảm bảo cung cấp thông tin được đầy đủ, chi tiết. Kế toán thực hiện đúng theo quy trình ghi sổ của hình thực Nhật ký - Chứng từ. Kế toán tiêu thụ thành phẩm đã theo dõi được chi tiết tình hình tiêu thụ của từng loại thành phẩm. Đây là một điều rất quan trọng, vì ta có thể biết được tình hình tiêu thụ của từng loại thành phẩm trong quý, từ đó có kế hoạch sản xuất và bán hàng hợp lý. Bên cạnh đó, kế toán tiêu thụ cũng đã chú trọng tới việc quản lý và lưu trữ các chứng từ gốc, bởi đó là cơ sở pháp lý cho việc ghi chép các sổ sách kế toán và các tài liệu quan trọng khi Ban Giám đốc hoặc Hội đồng Quản trị cần đến. Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được ở trên, hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty còn một số tồn tại nhất định nên được hoàn thiện. Tồn tại và nguyên nhân Về việc tiêu thụ hàng hoá trong nước: hiện nay, Công ty quy định mọi thành phẩm tiêu thụ trong nước đều phải được xuất bán từ kho, tức là sản phẩm sản xuất ở các phân xưởng sau khi hoàn thành đều phải tập kết về kho thành phẩm của Công ty trước khi xuất bán mà không được bán trực tiếp tại các phân xưởng. Điều này không những làm tăng chi phí vận chuyển, chi phí quản lý kho, bảo quản thành phẩm mà trong nhiều trường hợp làm mất cơ hội tiêu thụ cho Công ty. Bên cạnh đó, phương thức tiêu thụ của Công ty chỉ là bán hàng trực tiếp cho khách hàng tức là khách hàng thường phải đến tận Công ty để làm thủ tục mua hàng. Công ty không có các đại lý riêng của mình, các đơn vị bán hàng của Công ty đều là những đơn vị kinh doanh trên khắp cả nước. Chính phương thức tiêu thụ kém linh hoạt đã làm cho sản phẩm của Công ty không đến được với đông đảo người tiêu dùng hơn. Để khắc phục nhược điểm này, theo em, trong tương lai, Công ty nên mở cho mình các đại lý riêng ở một số tỉnh thành lớn trong cả nước. Hoặc Công ty có thể gửi hàng bán tại các cửa hàng, siêu thị trong cả nước. Công ty nên áp dụng hình thức bán hàng linh hoạt hơn, như có thể bán hàng trực tiếp tại phân xưởng sản xuất kết hợp thực hiện giám sát chặt chẽ khâu tiêu thụ. Đối với thì trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu là một thành công lớn của Công ty, đây cũng là thị trường đem lại cho Công ty một nguồn doanh thu lớn. Tuy nhiên, khách hàng mua sản phẩm trực tiếp của Công ty lại chỉ là một Công ty duy nhất ở DenMark. Qua Công ty này, sản phẩm của Công ty mới được đem đi tiêu thụ ở khắp các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, Công ty phụ thuộc rất lớn vào Công ty của DenMark. Trong tương lai, theo tôi Công ty nên tìm cho mình nhiều khách hàng nước ngoài hơn nữa để có thể chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty nên tìm những khách hàng mới mà có thể độc lập ký các đơn hàng với họ để có thể đạt được lợi nhuận cao hơn. 2. Tính tất yếu phải hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ Như đã đề cập ở trên, hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ có vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chỉ khi phần hành kế toán này được thực hiện tốt thì doanh nghiệp mới có thể kiểm soát chặt chẽ kết quả của các quá trình sản xuất kinh doanh, quản lý tốt tài sản của mình và đưa ra các quyết định một cách chính xác và kịp thời. Đặc biệt, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, vai trò của thông tin càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt là thông tin kế toán. Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, công tác kế toán nói chung và kế toán thành phẩm nói riêng phải ngày càng hoàn thiện hơn để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán ngày càng cao phục vụ cho nhu cầu nhà quản trị và yêu cầu của tổ chức cá nhân liên quan. Thực hiện tổ chức hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần Dệt 10/10 cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được, phần hành kế toán này vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế mà Công ty có khả năng cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của nhà quản lý Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ 3.1 Kế toán tiêu thụ thành phẩm 3.1.1 Những tồn tại: Hạch toán tiêu thụ thành phẩm ở Công ty còn tồn tại một số hạn chế sau: Thứ nhất: về việc hạch toán doanh thu nội bộ, Công ty sử dụng TK 511 là không chính xác vì như quy định thì doanh thu nội bộ phải được hạch toán vào TK 512. Khi thành phẩm được xuất đi biếu tặng, viện trợ, khen thưởng, kế toán phải phản ánh doanh thu vào TK 512. Mặc dù doanh thu nội bộ không lớn và có thể theo dõi ở các sổ chi tiết nhưng việc hạch toán như vậy không những làm trái với quy định mà còn không phản ánh đầy đủ và đúng bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh, làm sai lệch thông tin kế toán. Thứ hai: Công ty đã vi phạm nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái để ghi nhận doanh thu. Theo quy định hiện hành, doanh thu ngoại tệ phải được phản ánh theo giá thực tế tại thời điểm đã có đầy đủ chứng từ về việc tiêu thụ hàng hoá. Như vậy, việc kế toán tại Công ty ghi nhận doanh thu xuất khẩu theo tỷ giá hạch toán là trái với quy định. Mặc dù cuối quý kế toán điều chỉnh doanh thu về tỷ giá thực tế ngày cuối quý nhưng điều này không phản ánh đúng doanh thu thực sự của nghiệp vụ bán hàng trong kỳ dẫn tới sai lệch về chỉ tiêu lợi nhuận cuối kỳ và không phản ánh chính xác kết quả kinh doanh của Công ty. Như vậy, Công ty nên phản ánh doanh thu vào trong sổ sách kế toán theo tỷ giá tại ngày ghi trên biên tàu gốc, đến cuối quý không cần điều chỉnh về tỷ giá ngày cuối quý như hiện tại. Thứ ba: ngoài ra chế độ kế toán Việt nam quy định rõ về việc sử dụng các TK 521 (chiết khấu thương mại), TK 531 (hàng bán bị trả lại), TK 532 (giảm giá hàng bán) để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu. Nhưng hiện nay Công ty lại không sử dụng các TK này. Thực tế cho thấy, chiết khấu thương mại, giám giá hàng bán và chấp nhận hàng bị trả lại là một trong những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ. Vì vậy, theo ý kiến của em thì Công ty nên sử dụng thêm TK 521, 531 và 532 trong quá trình hạch toán. Thứ tư: Về việc theo dõi khoản phải thu khách hàng. Ở Công ty, kế toán không mở Sổ chi tiết phải thu khách hàng để ghi hàng ngày mà đến cuối quý kế toán mới lập Sổ theo dõi phải thu khách hàng dựa vào Sổ tiêu thụ và các sổ sách có liên quan. Việc này là không đúng theo quy định. Việc theo dõi khoản phải thu khách hàng là rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Có quản lý tốt tình hình thanh toán với khách hàng thì Công ty mới có kế hoạch để huy động vốn kinh doanh. Theo quy định thì khoản phải thu khách hàng phải được theo dõi chi tiết, thường xuyên trên Sổ chi tiết phải thu khách hàng và đến cuối quý, kế toán sẽ dựa vào Sổ này để lập Bảng kê số 11 - giống như Sổ theo dõi phải thu khách hàng hiện nay của Công ty. 3.1.2 Hướng hoàn thiện Về điểm thứ nhất: Công ty nên sử dụng TK 512 để hạch toán doanh thu nội bộ. Vì vậy, khi thành phẩm được xuất đi biếu tặng, viện trợ, khen thưởng ngoài phản ánh bút toán giá vốn hàng bán, kế toán phản ánh bút toán. Nợ TK 641, 642, 431 Có TK 512 Doanh thu tiêu thụ nội bộ nên được theo dõi ở một sổ riêng. Mẫu sổ theo tôi đề xuất như sau: Chứng từ Mục đích xuất DT chưa thuế Thuế GTGT Tài khoản đối ứng Số hiệu Ngày tháng 136 641 642 431 Về điểm thứ hai: theo tôi, Công ty nên sử dụng tỷ giá hội đoái thực tế ngày phát sinh doanh thu để ghi nhận doanh thu. Tỷ giá này được công bố bên báo Nhân dân hàng ngày hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam ban hành. Về điểm thứ ba: Công ty nên sử dụng các TK 521, 531, 532 để hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Khi áp dụng các biện pháp khuyến khích tiêu thụ như trên, Công ty sẽ tạo điều kiện cho khách hàng khi họ mua sản phẩm của Công ty. Nếu khách hàng không ưng sản phẩm của Công ty hoặc khi họ mua với số lượng lớn, họ có thể được trả lại hàng cho Công ty hoặc được hưởng chiết khấu thương mại. Về điểm thứ năm: theo tôi, Công ty nên mở Sổ chi tiết phải thu khách hàng theo mẫu quy định và ghi hàng ngày theo đúng chế độ. Sổ chi tiết phải thu khách hàng có thể mở riêng cho từng khách hàng lớn và tổng hợp cho các khách hàng không thường xuyên. 3.2. Kế toán xác định kết quả Hiện nay, Công ty chưa theo dõi chi tiết các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Theo tôi, Công ty nên theo dõi chi tiết hơn các loại chi phí này theo quy định của chế độ. Việc xác định kết quả tiêu thu vẫn chưa được thực hiện chi tiết cho từng thành phẩm hay từng thị trường tiêu thụ. Theo tôi, để phát huy tác dụng của công tác xác định kết quả tiêu thụ đối với việc quản lý kế toán có thể theo dõi chi tiết cho từng mã hàng trên sổ xác định kết quả tiêu thụ. Sổ này sẽ tổng hợp doanh thu và giá vốn từng mã hàng phát sinh trong kỳ để từ đó xác định phần lợi nhuận gộp của từng mã hàng. Bên cạnh đó, kế toán có thể xác định kết quả tiêu thụ riêng cho từng thị trường tiêu thụ để có kế hoạch tốt hơn cho việc tiêu thụ thành phẩm ở từng thị trường. KẾT LUẬN Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường, Công ty Cổ phần Dệt 10/10 đang dần khẳng định vị trí của mình và trong những năm gần đây Công ty đã có những thành tựu đáng kể. Đạt được vị trí đó là nhờ sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo, đội ngũ CBCNV của toàn Công ty cùng với sự quan tâm giúp đỡ của các cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Bên cạnh đó, Công ty còn có độ ngũ CBCNV có tay nghề và trình độ cao, Công ty cũng luôn chú trọng đào tạo lực lượng lao động của mình nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Qua lý luận và thực tiễn cho thấy hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ở Công ty được thực hiện tốt, giúp cho việc quản lý và theo dõi thành phẩm đạt hiệu quả cao hơn. Mặc dù còn một số hạn chế nhưng cùng với đội ngũ cán bộ kế toán vững vàng, trình độ chuyên môn cao, năng động, sáng tạo công với các phương tiện kỹ thuật hiện đại chắc chắn công tác kế toán nói chung và hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng sẽ ngày càng được hoàn thiện hơn. Qua thời gian thực tập tại Công ty, được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của Th.S Nguyễn Hồng Thúy và các cô, các anh chị trong Phòng Tài vụ của Công ty, em đã nắm bắt thực tế, củng cố kiến thức lý luận đã được học ở trường và hoàn thành bản báo cáo này. Một lần nữa em xin trân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Hồng Thúy và các cô chú trong Công ty đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành bản báo cáo này. Em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy và các cô chú để bản báo cáo của em được hoàn thiện hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Luật doanh nghiệp ban hành ngày 20/11/2005 Chuẩn mực kế toán , kiểm toán Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 20/03/2006 Giáo trình kế toán tài chính – PGS.TS Nguyễn Văn Công Nhà Xuất Bản Tài Chính. Hướng dẫ lập chứng từ kế toán và hướng dẫ ghi sổ kế toán Bộ Tài Chính – Nhà Xuất Bản Tài Chính Sổ tay chất lượng và các tài liệu có liên quan của Công Ty Một số tài liệu tham khảo khác NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Hà nội, ngày tháng năm 2008 Thủ trưởng đơn vị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2680.doc
Tài liệu liên quan