Mỗi phòng ban đÒu có trưởng phòng và phó phòng, trưởng phòng giúp việc cho ban giám đốc phụ trách ngạch chuyên môn của mình. Nhiệm vụ chung của các phòng ban là trách nhiệm tổ chức việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và lao động được xác định trong kế hoạch sản xuất. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chỉ thị , mệnh lệnh của ban giám đốc đồng thời thực hiện tốt những chủ trương biện pháp để tháo gỡ khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đem lại hiệu quả cao nhất. Ngoài những nhiệm vụ trên các phòng ban còn giúp giám đốc kiểm tra và chỉ đạo việc thực hiện công việc cho kịp tiến độ sản xuất, phù hợp với quy trình công nghệ.
Mỗi phân xưởng có một quản đốc va hai phó quản đốc giúp việc cho quản đốc trong việc phụ trách kỹ thuật, vật tư, máy móc, thiết bị và lao động.
Với mô hình đó, bộ máy quản lý của công ty được khái quát theo sơ đồ sau:
67 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1060 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty In và văn hoá phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g ty, không bán chịu cho khách tư nhân hoặc khách vãng lai trừ khi có thế chấp hoặc ngân hàng bảo lãnh.
2.1.3. Hạch toán doanh thu tiêu thụ thành phẩm
2.1.3.1. Hạch toán chi tiết doanh thu tiêu thu thành phẩm
Khi có sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng, Công ty thông báo cho khách hàng (phiếu báo sản phẩm hoàn thành) đến nhận hàng. Khi khách hàng đến nhận hàng, phòng kinh doanh viết hoá đơn giá trị gia tăng cho khách hàng. Căn cứ vào hoá đơn này, kế toán vào sổ chi tiết doanh thu.
Bảng số 2
Công ty IN và Văn hóa phẩm
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG
Tên thành phẩm: Sách giáo khoa Tóan lớp 1- tập 1
Tháng 10 năm 2007
Đơn vị: 1000đ
Chứng từ
Khách hàng
TK
ĐƯ
Doanh thu TT
Thuế GTGT
Tổng cộng
SH
NT
88302
88307
88409
01/10
10/10
23/10
Nhà xuất bản giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục
Nhà xuất bản giáo dục
1121
1311
1311
532 000
73 800
1 158 730
53 200
7 380
115 875
585 200
81 180
1 274 605
Cộng
2 428 730
242 873
2 671 603
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng số 3
Công ty IN và Văn hóa phẩm
SỔ CHI TIẾT BÁN HÀNG
Tên thành phẩm: Truyện tranh trẻ em
Tháng 10 năm 2007
Đơn vị: 1000đ
Chứng từ
Khách hàng
TK
ĐƯ
Doanh thu TT
Thuế GTGT
Tổng cộng
SH
NT
88308
88314
88350
09/10
25/10
31/10
Nhà sách Minh Trí
Nhà sách Tiền phong
Nhà sách Minh Trí
1111
1121
1311
43 250
54 430
115 870
4 325
5 443
11 587
47 575
59 873
127 457
Cộng
213 550
21 355
234 905
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.3.2. Hạch toán tổng hợp doanh thu tiêu thụ thành phẩm
* Tài khoản sử dụng
Về nguyên tắc doanh thu tiêu thụ sản phẩm chỉ được phản ánh khi hàng hoá chuyển quyền sở hữu từ đơn vị bán sang đơn vị mua. Do đó tại thời điểm xác định là bán hàng và ghi nhận doanh thu Công ty có thể đã thu được tiền hoặc chưa thu được. Vì vậy, để hạch toán doanh thu bán hàng kế toán sử dụng các tài khoản sau:
- TK 131: Phải thu khách hàng
- TK 511: Doanh thu bán thành phẩm
- TK 1111: Tiền mặt
- TK 1121: Tiền gửi ngân hàng
* Trình tự hạch toán
Khi có sản phẩm hoàn thành theo đơn đặt hàng, Công ty thông báo cho khách hàng (phiếu báo sản phẩm hoàn thành) đến nhận hàng. Khi khách hàng đến nhận hàng, phòng kinh doanh viết hoá đơn GTGT cho khách hàng. Tuỳ theo từng phương thức thanh toán, kế toán ghi vào các sổ kế toán liên quan cho phù hợp. Khi giao hàng cho khách hàng kế toán ghi sổ theo định khoản:
Trường hợp bán hàng thu tiền ngay bằng tiền mặt:
Khi đó phòng kinh doanh sẽ lập hoá đơn GTGT sau đó làm một số thủ tục khác như kế toán trưởng ký tên, thủ quỹ lập phiếu thu và thu tiền.
Nếu khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt thì căn cứ vào hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, thủ quỹ sẽ lập phiếu thu. Phiếu thu được lập thành 2 liên:
Liên 1: Lưu tại quyển chứng từ của phòng kế toán
Liên 2: Thủ quỹ chuyển cho kế toán tổng hợp (kiêm kế toán thanh toán)
PHIẾU THU
Ngày 09 tháng 10 năm 2007
Quyển số: 30
số: 738
Nợ TK: 111
Có TK: 511
Có TK 3331
Họ tên người nộp tiền: Nguyễn thị Tám
Địa chỉ : Nhà sách Minh Trí
Lý do nộp : Thu tiền hàng Hđơn 88308 ngày 09/10/2007
Số tiền: 47 575 000 đ
(viết bằng chữ): Bốn bẩy triệu năm trăm bẩy lăm ngàn đồng.
Kèm theo 01 chứng từ gốc.
Kế toán trưởng Người nộp tiền Thủ quỹ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sau đó khách hàng mang hóa đơn xuống kho nhận hàng, kế toán tiến hành ghi sổ
Nợ TK 1111 : 47 575 000
Có TK 511 : 43 250 000
Có TK 3331 : 4 325 000
Trường hợp bán hàng thu tiền ngay bằng tiền chuyển khỏan. Kế tóan ghi:
Nợ TK 1121 : 59 873 000
Có TK 511 : 54 430 000
Có TK 3331 : 5 443 000
Việc hạch toán doanh thu trong trường hợp khách hàng trả chậm là vô cùng quan trọng bởi nó chi phối rất lớn đến lượng vốn lưu động trong công ty cũng như các tỷ suất tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty. Vì thế doanh nghiệp nào cũng cần phải quan tâm đến vấn đề này đặc biệt là công tác hạch toán các khoản phải thu khách hàng phải rõ ràng, tránh những sai sót sảy ra.
Hạch toán chi tiết phải thu khách hàng
Trong quá trình tiêu thụ thành phẩm việc theo dõi các khoản phải thu là hết sức quan trọng. Có khách hàng thì công ty mới tiêu thụ được thành phẩm, tuy nhiên không phải khách hàng nào cũng được ưu tiên mua chịu mà với Công ty In và văn hóa phẩm chỉ ưu tiên bán chịu với những khách hàng quen thuộc, không bán chịu cho khách tư nhân và khách vãng lai... Bởi như đã nói ở trên nó sẽ dẫn đến vốn lưu động bị chiếm dụng, giảm số vòng quay của vốn lưu động, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Công ty In và văn hóa phẩm có nhiều khách hàng quan hệ thường xuyên do vậy việc theo dõi thanh toán do cả phòng kế toán và phòng kinh doanh thực hiện.
Tại Công ty, khi bán hàng trả chậm thì kế toán sẽ ghi vào cột Nợ của Sổ chi tiết TK 131. Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng mà kế toán ghi vào sổ chi tiết TK131.
Bảng số 4
Công ty In và văn hóa phẩm
SỔ CHI TIẾT PHẢI THU KHÁCH HÀNG - TK 131
Tháng 10 năm 2007
Tên khách hàng: Nhà xuất bản giáo dục
Đơn vị tính:1000 đồng
Số dư Nợ đầu kỳ:557 683,47
Ngày CT
Số hiệu CT
Diễn giải
TK đối ứng
Số PS Nợ
Số PS Có
88307
88409
..
14/10
23/10
.
Doanh thu In SGK Toán 1- lớp 1
Thuế GTGT đầu ra
Doanh thu In SGK Toán 1- lớp 1
Thuế GTGT đầu ra
511
3331
511
3331
73 800
7 380
1 158 730
115 875
..
Cộng phát sinh tháng 10
2 875 421
1 748 258
Số dư Nợ cuối kỳ:1 684 846,47
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Hạch toán tổng hợp Phải thu khách hàng
Tài khoản sử dụng: TK131.
Trình tự hạch toán:
Khi xuất kho để bán thành phẩm cho khách hàng, khách hàng chưa thanh toán ngay, kế toán ghi:
Nợ TK 131( Chi tiết khách hàng)
Có TK 511
Có TK 3331
Khi khách hàng thanh toán số nợ trước đó, kế toán ghi:
Nợ TK 1111, 1121
CóTK 131( Chi tiết khách hàng)
Công ty In và văn hoá phẩm Mẫu số S03a-DN
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/ QĐ-BTC
Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm 2007 ĐVT:1.000 đồng
NT ghi sổ
Chứng từ
Diến giải
Đã ghi sổ cái
STT dòng
Số hiệu TK
Số phát sinh
Số hiệu
Ngày tháng
Nợ
Có
A
B
C
D
E
G
H
1
2
Số trang trước chuyển sang
XXX
XXX
01/10
88302
01/10
In SGK toán 1 - tập 1 cho NXB giáo dục thu bằng tiền gửi ngân hàng.
thuế GTGT đầu ra
1121
5111
3331
585 200
532 000
53 200
.
.
..
..
..
09/10
88305
09/10
In Truyện tranh trẻ em cho Nhà sách Minh Trí thu bằng tiền mặt
thuế GTGT đầu ra
1111
5111
3331
47 575
43 250
4 325
10/10
88307
10/10
In SGK toán 1 - tập 1 cho NXB giáo dục, khách hàng chưa trả tiền
thuế GTGT đầu ra
131
5111
3331
81 180
73 800
7 380
.
.
..
..
.
.
.
Cộng tháng 10/07
34 584 473
34 584 473
Trang 98
Ngày 31 tháng 10 năm 2007
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Bảng số 5
Công ty In và văn hóa phẩm
SỔ CÁI TK 131
Trích Tháng 10 năm 2007
Tên tài khoản: Phải thu khách hàng Đơn vị tính: 1000 đồng
NT ghi sổ
Ngày CT
Số hiệu CT
Diễn giải
Trang nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
10/10
2310
31/10
10/10
23/10
.
31/10
88307
88309
88350
Số dư đầu kỳ:
In SGK toán 1- tập1 cho NXB Gdục
Thuế GTGT
In SGK toán 1- tập1 cho NXB Gdục
Thuế GTGT
.
In Truyện Tranh cho Nsách Minh Trí
Thuế GTGT
Cộng phát sinh
98
98
..
98
5111
3331
5111
3331
.
5111
3331
13 975 432
73 800
7 380
1 158 730
115 875
..
115 870
11 587
15 587 125
20 150 372
Số dư cuối kỳ
9 412 185
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty In và văn hóa phẩm
SỔ CÁI TK 511
Trích Tháng 10 năm 2007
Tên tài khoản: Doanh thu bán hàng Đơn vị tính: 1000 đồng
NT ghi sổ
Ngày CT
Số hiệu CT
Diễn giải
Trang nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
01/10
09/10
10/10
01/10
09/10
10/10
.
88302
88305
88307
In SGK toán 1- tập1 cho NXB Gdục
In Truyện Tranh cho Nsách Minh Trí
In SGK toán 1- tập1 cho NXB Gdục
.
Cộng phát sinh tháng 10
98
98
98
..
1121
1111
1311
.
532 000
43 250
73 800
..
18 587 125
18 587 125
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
- Sau khi hạch toán doanh thu trong trường hợp khách hàng trả tiền ngay hoặc trả chậm khi xuất bán thành phẩm, cuối tháng kế toán trong Công ty tiến hành kết chuyển doanh thu bán hàng sang TK911-Xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK511 : Doanh thu bán hàng
Có TK911 : Xác định kết quả tiêu thụ
Tổng doanh thu của Công ty In và văn hóa phẩm trong tháng 10 năm 2007 là 18 587 125 000 đồng, trong tháng không có hàng bán bị trả lại, vì vậy cuối tháng kế toán tổng hợp ghi bút toán kết chuyển doanh thu thuần sang TK911 để xác định kết quả tiêu thụ. Kế toán ghi:
Nợ TK 511 : 18 587 125 000
Có TK 911 : 18 587 125 000
2.1.4. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
* Công ty In và Văn hoá phẩm chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng. vì vậy các nghiệp vụ về giảm giá là rất ít. Tuy nhiên khi có nghiệp vụ về giảm giá hàng bán Công ty đã hạch toán để ghi giảm trực tiếp vào TK511. Khi có nghiệp vụ về giảm giá hàng bán kế toán ghi:
Nợ TK511 : Doanh thu tính trên % giảm giá
Nợ TK3331 : VAT tính trên doanh thu giảm
Có TK1111, 1121 : Tổng số tiền giảm
Tháng 10 năm 2007, Công ty không có nghiệp vụ liên quan đến giảm giá hàng bán.
2.1.5. Hạch toán giá vốn hàng bán
Cuối tháng căn cứ vào hoá đơn hàng hoá bán ra, biên bản nhận lại hàng, kế toán ghi sổ giá vốn hàng bán, số liệu sẽ được cập nhật vào Nhật ký chung, sổ cái tài khoản 155, sổ cái tài khoản 632.
Ví dụ trong tháng 10 năm 2007 tổng giá vốn của thành phẩm xuất kho là 13 725 459đ, cuối tháng kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK 155 : 13 725 459
Có TK 632 : 13 725 459
Sau đó kế toán tiến hành định khoản kết chuyển giá vốn hàng bán vào tài khoản xác định kết quả tiêu thụ:
Nợ TK 911 : 13 725 459
Có TK 632 : 13 725 459
Công ty In và văn hóa phẩm
SỔ CÁI TK 632
Trích Tháng 10 năm 2007
Tên tài khoản: Gía vốn hàng bán
Đơn vị tính: 1000 đồng
NT ghi sổ
Ngày CT
Số hiệu CT
Diễn giải
Trang nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
01/10
09/10
10/10
..
31/10
01/10
09/10
10/10
..
31/10
88302
88305
88307
KC 632
In SGK toán 1- tập1 cho NXB Gdục
In Truyện Tranh cho Nsách Minh Trí
In SGK toán 1- tập1 cho NXB Gdục
.
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Cộng phát sinh tháng 10
98
98
98
.
107
155
155
1311
475 219
38 453
65 428
13 725 459
13 725 459
13 725 459
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ họ tên)
2.1.6. Hạch toán chi phí bán hàng
2.1.6.1. Hạch toán chi tiết chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá. Chi phí bán hàng phát sinh trong giao dịch, quảng cáo, đóng gói, vận chuyển... Toàn bộ chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ đến cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh.
Tại Công ty In và văn hóa phẩm có chi phí bán hàng bao gồm các loại chi phí sau:
+ Chi phí quảng cáo sản phẩm: gồm chi phí dụng cụ quảng cáo, tiền in ấn tờ quảng cáo, tiền thuê nhà hội trợ triển lãm, các khoản tiền trong quá trình triển lãm phát sinh.
+ Chi khuyến mại trong quá trình bán hàng.
+ Lương: Bao gồm chi phí nhân viên bán hàng, lương công nhân tổ bốc xếp.
Tất cả các chi phí trên Công ty đều theo dõi chi tiết và ghi sổ đầy đủ theo từng ngày phát sinh chi phí. Kế toán căn cứ vào các hoá đơn, chứng từ, kế toán vào sổ Nhật ký chung đồng thời vào sổ theo dõi chi tiết chi phí bán hàng.
Bảng số
Công ty In và văn hóa phẩm
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ BÁN HÀNG
Tháng 10 năm 2007
Đơn vị tính:1000 đồng
Số hiệu CT
Ngày CT
Diễn giải
TK đối ứng
Số PS Nợ
Số PS Có
Pc 982
PC 989
UNC 96
..
04/10
06/10
07/10
Chi tiền vận chuyển sách NXB giáo dục cho Cty vận chuyển Sao Nam
Chi phí quảng cáo Trưng bày sản phẩm tại hội chợ
Thanh toán tiền điện thoại bộ phận bán hàng
Kết chuyển chi phí bán hàng
111
111
1121
911
4 982
5 427
589
..
1 246 321
Cộng phát sinh tháng 10
1 246 321
1 246 321
Người lập biểu Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
2.1.6.2. Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng
Khi phát sinh chi phí bán hàng, kế toán ghi sổ:
Nợ TK641 : Chi phí bán hàng
Có TK334, 338 : Chi phí nhân viên bán hàng
Có TK152 : Chi phí vật liệu phục vụ bán hàng
Có TK331, 131, 111, 141: Các chi phí khác
Cuối tháng kế toán tập hợp toàn bộ chi phí bán hàng kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh theo định khoản:
Nợ TK911 : Xác định kết quả kinh doanh
Có TK641 : Chi phí bán hàng
Ví dụ: Theo chứng từ có số hiệu PC 982 phát sinh vào ngày 04 tháng 10 năm 2007 chi trả tiền vận chuyển sách cho NXB Giáo dục bằng tiền mặt số tiền là 4 982 000 đồng. Kế toán định khoản và ghi sổ như sau:
Nợ TK641 : 4 982 000
Nợ TK133 : 249 100
Có TK1111 : 5 231 100
Tổng chi phí bán hàng phát sinh trong tháng 10 năm 2007 là
1 246 321đồng , cuối tháng kế toán làm bút toán kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK911 : 1 246 321
Có TK641 : 1 246 321
Sau khi định khoản, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK641.
Công ty In và văn hóa phẩm
SỔ CÁI TK 641
Trích Tháng 10 năm 2007
Tên tài khoản: Chi phí bán hàng
Đơn vị tính: 1000 đồng
NT ghi sổ
Ngày CT
Số hiệu CT
Diễn giải
Trang nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
04/10
06/10
07/10
04/10
06/10
07/10
.
PC 982
PC 989
UNC 96
Chi tiền vận chuyển sách NXB giáo dục cho Cty vận chuyển Sao Nam
Chi phí quảng cáo Trưng bày sản phẩm tại hội chợ
Thanh toán tiền điện thoại bộ phận bán hàng
Kết chuyển chi phí bán hàng
Cộng phát sinh tháng 10
98
98
98
..
107
111
111
1121
.
911
475 219
38 453
65 428
..
1 246 321
1 246 321
1 246 321
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ họ tên)
2.1.7. Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
2.4.7.1. Hạch toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những chi phí cho quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và phục vụ chung khác có liên quan đến hoạt động của cả doanh nghiệp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty In và Văn hoá phẩm bao gồm:
+ Lương nhân viên quản lý: Lương CBCNV QL doanh nghiệp, ăn ca CBCNV QL doanh nghiệp, kinh phí công đoàn CBCNV QL doanh nghiệp.
+ Vật liệu quản lý: Sửa chữa xe con, chi phí thay thế bảo dưỡng xe, xuất vật liệu sửa chữa văn phòng.
+ Trích khấu hao TSCĐ bộ phận văn phòng
+ Các chi phí bằng tiền khác: Chi tiếp khách, chi chuyển tiền phát nhanh tài liệu, chi mua văn phòng phẩm...
Căn cứ vào bảng tính và phân bổ lương, bảng tính và phân bổ khấu hao, hoá đơn chi trả các khoản tiền phục vụ cho việc quản lý doanh nghiệp, phiếu xuất kho, phiếu chi... kế toán vào sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp.
Bảng số
Công ty In và văn hóa phẩm
SỔ CHI TIẾT CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
Tháng 10 năm 2007
Đơn vị tính:1000 đồng
Số hiệu CT
Ngày CT
Diễn giải
TK đối ứng
Số PS Nợ
Số PS Có
Pc 984
PC 992
UNC 105
..
04/10
06/10
09/10
Chi tiền điện thoại bộ phận văn phòng
Chi lương kỳ một bộ phận quản lý
Chi phí điện sử dụng cho bộ phận văn phòng
Kết chuyển chi phí bán hàng
111
111
1121
911
972
27 459
2 981
..
1 489 758
Cộng phát sinh tháng 10
1 489 758
1 489 758
Người lập biểu Kế toán trưởng
2.1.7.2. Hạch toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
Tương tự như chi phí bán hàng, khi có nghiệp vụ phát sinh liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp làm tăng chi phí quản lý doanh nghiệp kế toán sẽ định khoản ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp vào bên Nợ TK642, cuối tháng kế toán tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh.
Ví dụ: - Theo PC 984 ngày 04/10/2007 về việc chi tiền điện thoại bộ phận văn phòng số tiền là 972 000đ, kế toán ghi sổ như sau:
Nợ TK642 : 972 000
Có TK1111 : 972 000
Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong tháng 10 năm 2007 của Công ty là 1 489 758 000đ, cuối tháng 10/2007 kế toán tập hợp và ghi bút toán kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK911 : 1 489 758 000
Có TK642 : 1 489 758 000
Căn cứ vào các chứng từ chi phí quản lý phát sinh trong kỳ, kế toán ghi vào sổ nhật ký chung, vào sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp đồng thời ghi vàosổ cái TK642-chi phí quản lý doanh nghiệp.
Công ty In và văn hóa phẩm
SỔ CÁI TK 641
Trích Tháng 10 năm 2007
Tên tài khoản: Chi phí bán hàng
Đơn vị tính: 1000 đồng
NT ghi sổ
Ngày CT
Số hiệu CT
Diễn giải
Trang nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
04/10
06/10
07/10
04/10
06/10
07/10
.
PC 984
PC 992
UNC 96
Chi tiền điện thoại bộ phận văn phòng
Chi lương kỳ một bộ phận quản lý
Chi phí điện sử dụng cho bộ phận văn phòng
Kết chuyển chi phí bán hàng
Cộng phát sinh tháng 10
98
98
98
..
107
111
111
1121
.
911
972
27 459
2 981
..
1 489 758
.
1 489 758
1 489 758
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ họ tên)
2.1.8. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm
Hàng ngày, khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm thì kế toán căn cứ vào các hoá đơn bán hàng và các chứng từ nhập xuất để vào sổ nhật ký chung. Cuối tháng, sau khi đã hạch toán đầy đủ doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thì kế toán tiến hành kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm. Kế toán định khoản trên sổ Nhật ký chung và vào sổ cái TK911. Từ kết quả hạch toán kế toán lập báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kết quả hoạt động tiêu thụ
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn hàng bán
-
Chi phí bán hàng
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp
Doanh thu thuần = Doanh thu bán hàng - Các khoản giảm trừ doanh thu
Công ty In và văn hóa phẩm
SỔ CÁI TK 911
Tháng 10 năm 2007
Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: 1000 đồng
NT ghi sổ
Ngày CT
Số hiệu CT
Diễn giải
Trang nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
31/10
31/10
31/10
31/10
31/01
31/10
31/10
31/10
31/10
31/10
KC 632
KC 641
KC 642
KC 511
KC 421
Kết chuyển giá vốn hàng bán
Kết chuyển chi phí bán hàng
Kết chuyển chi phí quản lý
Kết chuyển doanh thu thuần
Kết chuyển lợi nhuận từ HĐ SXKD
Tổng cộng tháng 10
107
107
107
107
107
632
641
642
511
421
13 725 459
1 246 321
1 489 758
2 395 587
18 857 125
18 857 125
18 857 125
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ họ tên)
Bảng số 6
Công ty In và văn hóa phẩm
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Tháng 10 năm 2007
Chỉ tiêu
Mã số
Số tiền
Tổng doanh thu
Các khoản giảm trừ doanh thu
- Chiết khấu thương mại
- Giảm giá hàng bán
- Hàng bán bị trả lại
- Thuế TTĐB, XNK
1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp
4. Chi phí bán hàng
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp
6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD
7. Doanh thu hoạt động tài chính
8. Chi phí hoạt động tài chính
9. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
10.Thu nhập khác
11.Chi phí khác
12.Lợi nhuận khác
13.Tổng lợi nhuận trước thuế
14.Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
15.Lợi nhuận sau thuế
01
03
04
05
06
07
10
11
20
21
22
30
31
32
40
41
42
50
60
61
70
18 857 125
0
0
0
0
0
18 857 125
14 725 459
4 131 666
1 246 321
1 489 758
1 395 587
23 451
564 231
(540 780)
0
0
0
854 807
240 185
614 622
Công ty In và văn hóa phẩm
SỔ CÁI TK 421
Tháng 10 năm 2007
Tên tài khoản: Xác định kết quả kinh doanh
Đơn vị tính: 1000 đồng
NT ghi sổ
Ngày CT
Số hiệu CT
Diễn giải
Trang nhật ký chung
Số hiệu TK đối ứng
Số tiền
Nợ
Có
31/10
31/10
31/10
31/10
31/10
31/10
KC 421
KC 421
BK3334
Số dư đầu kỳ
Kết chuyển lợi nhuận từ HĐ SXKD
Kết chuyển lợi nhuận từ HĐ tài chính
Thuế TNDN phải nộp
cộng PS tháng 10
Dư cuối kỳ
107
107
107
911
911
3334
540 780
240 185
780 965
531 623
1 395 587
1 395 587
1 146 245
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ họ tên)
Phần3
HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIÊU THỤ THÀNH PHẨM VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY IN VÀ VĂN HÓA PHẨM
3.1. Đánh giá khái quát hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty in và văn hóa phẩm.
Qua thời gian tìm hiểu và khảo sát thực tế tại công ty in và văn hóa phẩm, em có rút ra một vài nhận xét về tình hình hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty.
3.1.1. Ưu điểm
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường và cơ chế này ngày càng thịnh hành và len lỏi, đối với các công ty đòi hỏi phải bắt nhịp với cơ chế mới và việc bắt nhịp này không phải là chuyện đơn giản bởi phải bắt nhịp như thế nào và bằng cách nào để không quá sớm và cũng không quá muộn mà vẫn mang lại hiệu quả cao nhất. Công ty in và văn hóa phẩm đã rất năng động trong việc chuyển đổi cơ chế, đã cố gắng trang bị máy móc thết bị và sản xuất thêm sản phẩm cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay. Sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường và được thị trường chấp nhận. So với trước đây thì những năm gần đây chất lượng sản phẩm của công ty đã nâng lên rõ rệt, tổng giá trị sản xuất của toàn công ty đã tăng lên rất nhiều, đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện và đặc biệt là kết quả hoạt động của công ty ngày càng cao. Kết quả đó có được là nhờ có bộ máy lãnh đạo năng động, sáng tạo, nhiệt tình có bề dày kinh nghiệm, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, thường xuyên có mặt kịp thời trên các lĩnh vực.
Cùng với sự phát triển và lớn mạnh của Công ty, công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được củng cố và hoàn thiện. Kế toán đã phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh doanh của Công ty, góp phần không nhỏ vào sự thành công của Công ty, trong đó công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm cũng dần được hoàn thiện và đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho các nhà quản lý. Các ưu điểm cụ thể của kế toán nói chung và công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại công ty nói riêng được thể hiện trên những mặt sau đây:
3.1.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty đã có đội ngũ kế toán đầy năng lực và kinh nghiệm làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, bộ máy kế toán được tổ chức sắp xếp phù hợp với yêu cầu và khả năng trình độ của từng người. Mỗi nhân viên trong phòng kế toán Công ty được phân công một mảng công việc nhất định trong chuỗi mắt xích công việc chung. Chính sự phân công đó trong công tác kế toán đã tạo ra sự chuyên môn hoá trong công tác kế toán, tránh chồng chéo công việc, từ đó nâng cao hiệu quả của công tác kế toán, giúp cho mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh được giải quyết nhanh chóng, rõ ràng theo sự phân công công việc đã có sẵn.
Ngoài ra bộ máy kế toán của công ty còn được tổ chức theo hình thức tập trung tạo điều kiện cho kế toán trưởng kiểm tra, chỉ đạo nghiệp vụ tập trung thống nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Công ty đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác kế toán. Đồng thời tạo ra sự chuyên môn hoá công việc đối với các nhân viên kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện kỹ thuật, tính toán, xử lý thông tin.
3.1.1.2. Về chứng từ sổ sách
Hầu hết hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán đều tuân thủ chế độ kế toán hiện hành. Phần lớn hệ thống sổ sách ở công ty khá đằy đủ, tỉ mỉ, việc ghi chép và mở sổ sách theo quy định do vậy công việc phần hành kế toán được thực hiện khá trôi chảy. Cùng với việc hạch toán trên các sổ tổng hợp, Công ty còn mở các sổ chi tiết, các bảng kê để theo dõi chi tiết từng loại thành phẩm, chi phí và doanh thu. Việc lập và luân chuyển các chứng từ đều được kế toán thực hiện rất nghiêm ngặt theo chế độ quy định đảm bảo tính khách quan và tuân thủ các chứng từ.
Ngoài ra trên các trang sổ như sổ cái hay sổ chi tiết các tài khoản, phần tài khoản đối ứng Công ty đều ghi rõ tài khoản đối ứng nợ và tài khoản đối ứng có từ đó giúp cho việc theo dõi được dễ dàng.
Chứng từ được luân chuyển và có kết cấu một cách hợp lý phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Hệ thống sổ sách, chứng từ được lập và luân chuyển một cách khoa học, ngăn nắp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, lưu trữ, bảo quản và việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kịp thời đầy đủ và chính xác.
3.1.1.3. Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
Việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ luôn được ghi chép đầy đủ đảm bảo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan không bị bỏ sót hay ghi chép sai. Việc hạch toán thành phẩm được chi tiết theo từng loại giúp thuận lợi trong việc theo dõi những biến động của thành phẩm từ đó quản lý được tốt hơn. Giá vốn hàng bán được xác định riêng cho từng loại thành phẩm, xác định theo từng tháng giúp cho việc hạch toán được rõ ràng. Hạch toán doanh thu và chi phí được thực hiện rõ ràng, cuối kỳ kết chuyển để xác định kết quả tiêu thụ. Đặc biệt trong công tác hạch toán chi phí, công ty đã mở các sổ chi tiết chi phí rõ ràng để theo dõi từng loại chi phí. Đối với chi phí bán hàng, công ty chi tiết ra thành chi phí liên quan đến tiền lương, bảo hiểm xã hội riêng và các chi phí bằng tiền khác riêng; với chi phí quản lý doanh nghiệp Công ty chi tiết ra thành chi phí về lương nhân viên quản lý, chi phí về đồ dùng văn phòng, chi phí về khấu hao TSCĐ... Điều này là rất hợp lý khi trong tháng công ty phát sinh nhiều các nghiệp vụ liên quan đến chi phí từ đó thuận lợi khi đối chiếu, cũng như theo dõi sự biến động của từng loại chi phí, giúp cho việc quản lý được chặt chẽ hơn.
Nhìn chung, với những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua đã phản ánh một cách trung thực nhất sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty nói chung và phòng kế toán nói riêng. Công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu của quản lý và hạch toán.
3.1.2. Một số hạn chế
Những thành tựu trong công tác hạch toán kế toán đã đóng góp không nhỏ vào sự thành công của Công ty song bên cạnh những thành tựu vẫn còn những vướng mắc, những tồn tại mà các nhà quản lý nói chung và các cán bộ kế toán nói riêng cần phải quan tâm để có biện pháp xử lý kịp thời, nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác kế toán cũng như hiệu quả của việc tổ chức hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm tại Công ty in và văn hoá phẩm. Những hạn chế đó được bộc lộ ở những điểm sau:
3.1.2.1. Về chứng từ sổ sách
Công ty không sử dụng nhật ký đặc biệt như nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền... nên tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được hạch toán vào sổ nhật ký chung. Do đó dẫn đến tình trạng là số liệu trên sổ nhật ký chung dày đặc, khó theo dõi, đặc biệt là khó theo dõi và kiểm soát được tình hình tiêu thụ của Công ty.
Mặc dù hầu hết các sổ sách chứng từ của Công ty đều tuân theo chế độ kế toán hiện hành song riêng sổ chi tiết TK131 lại khác. Thông thường mỗi một sổ chi tiết chỉ mở riêng cho một đối tượng còn sổ cái là mở chung nhưng ở đây sổ chi tiết TK131 lại theo dõi chung cho tất cả các đối tượng, không tuân thủ chế độ kế toán hiện hành dẫn đến tình trạng khó theo dõi các đối tượng công nợ, khó tổng hợp, dễ xảy ra tình trạng nhầm lẫn hoặc bỏ sót.
Ngoài ra, đáng lẽ chứng từ phải được cập nhật hàng ngày để ngày nào ghi sổ ngày đó sẽ dễ dàng cho việc định khoản, theo dõi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tránh tình trạng chồng chất nghiệp vụ phát sinh. Thế nhưng ở Công ty hầu như đến cuối tháng thủ kho mới chuyển hoá đơn chứng từ lên phòng kế toán, do vậy kế toán thành phẩm không theo dõi được số lượng thành phẩm trong tháng và khiến cho công tác kế toán bị dồn vào cuối tháng.
3.1.2.2. Về hệ thống tài khoản
Hiện nay, Công ty vẫn đang sử dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán hiện hành, ban hành theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành và có sửa đổi mà không điều chỉnh tài khoản để phù hợp với đặc điểm của Công ty, cũng như chưa tiến hành đổi mới cho phù hợp với chế độ chung.
3.1.2.3. Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
* Về hạch toán doanh thu và giá vốn hàng bán
Khi có một nghiệp vụ liên quan đến việc tiêu thụ hàng hoá đáng lẽ kế toán vừa định khoản để phản ánh giá vốn hàng bán, vừa định khoản ghi nhận doanh thu để thấy được sự biến động của thành phẩm cũng như theo dõi được doanh thu của số sản phẩm xuất bán đồng thời sẽ đảm bảo được trình tự ghi chép. Tuy nhiên ở Công ty kế toán chỉ định khoản ghi nhận doanh thu còn giá vốn hàng bán thì để đến cuối tháng sau khi tính được giá vốn mới dịnh khoản.
Như vậy vừa không đảm bảo được trình tự ghi chép kế toán về ghi doanh thu và giá vốn, vừa dẫn đến tình trạng khó theo dõi, quản lý.
* Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu hàng tháng của Công ty in và văn hóa phẩm là tương đối lớn, số lượng khách hàng ngày càng đông, để khuyến khích khách hàng Công ty sử dụng chính sách giảm giá hàng bán đối với khách hàng mua thường xuyên, ổn định, mua với số lượng lớn và thanh toán ngay bằng tiền mặt hoặc thanh toán trước hạn là rất đúng, nó sẽ biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng, giảm chiếm dụng vốn. Nhưng việc công ty hạch toán khoản giảm giá này vào bên Nợ TK511 là không đúng và cũng không thể coi đây là khoản giảm giá hàng bán được mà phải coi đây là khoản chiết khấu. Mặc dù hiện nay số lượng khách thanh toán ngay, thanh toán trước hạn... để được hưởng giảm giá là ít nhưng Công ty còn hoạt động lâu dài, biết đâu sau này lại có sự thay đổi, số lượng khách hàng quen thuộc nhiều lên theo thời gian, lượng khách hàng thanh toán ngay lại tăng lên..., do đó Công ty không nên hạch toán chung ghi Nợ TK511 vì như vậy dẫn đến tình trạng khó theo dõi sau này và không đúng theo chế độ kế toán hiện hành vì đáng lẽ như vậy phải hạch toán vào tài khoản chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại, còn giảm giá hàng bán chỉ sử dụng khi hàng không đúng mẫu mã, kém phẩm chất hoặc giao hàng không đúng thời hạn...
* Về hạch toán các khoản phải thu
Đây là một bộ phận quan trọng trong tổng tài sản lưu động của Công ty. Nó là một trong những yếu tố quyết định sự sống còn của Công ty bởi nó ảnh hưởng đến vòng quay của vốn, đến các tỷ suất tài chính phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn để khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn so với tổng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn, số lượng khách hàng nợ là rất đông và số tiền nợ lại rất lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Ngoài ra khi hạch toán chi tiết các khoản phải thu của khách hàng công ty nên hạch toán và ghi sổ chi tiết rõ ràng, theo dõi cho từng đối tượng công nợ, ngày chứng từ phát sinh trên TK131 cho từng đối tượng.
* Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Mặc dù ở Công ty có rất nhiều hình thức tiêu thụ sản phẩm có thể bán cho đại lý, bán cho cửa hàng... nhưng hầu như đều bán theo đơn đặt hàng hoặc hợp đồng mua bán hàng hoá. Hơn nữa, do đặc điểm của sản phẩm là sách báo, tạp chí số lượng và đơn đạt hàng thường không ổn định nên chi phí bán hàng và chi phí quản lí doanh nghiệp hàng thang cũng khác nhau.
Do đó, nếu tháng nào Công ty cũng kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vào tài khoản xác định kết quả trong tháng sẽ không phản ánh chính xác được hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bởi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh hàng tháng ở Công ty là rất lớn. Hơn nữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại không chi tiết cho từng loại sản phẩm nên rất khó theo dõi và như vậy sổ chi tiết chi phí và sổ cái hai loại chi phí đó giống nhau. Công ty cần có một giải pháp phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho hợp lý sao cho phản ánh đúng nhất hiệu quả kinh doanh của toàn công ty.
* Về việc xác định kết quả tiêu thụ
Công ty chỉ có loại sản phẩm chính là sách báo và tạp chí, số lượng nghiệp vụ phát sinh cho hai loại sản phẩm này là nhiều và công ty luôn sản xuất với khối lượng rất lớn, việc tiêu thụ hai loại sản phẩm này quyết định sự sống còn của Công ty vì vậy việc đánh giá được hiệu quả kinh doanh của từng loại sản phẩm để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý cho từng loại sản phẩm đảm bảo việc tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất là điều mà doanh nghiệp cần phải ưu tiên quan tâm. Mà hiện nay việc theo dõi và đánh giá kết quả tiêu thụ của công ty mới chỉ thực hiện tổng hợp chung cho loại sản phẩm mà chưa theo dõi và tính ra kết quả riêng cho từng loại do đó không đánh giá được hiệu quả chính xác của từng loại sản phẩm vì vậy việc điều chỉnh trong sản xuất còn chưa hợp lý và chưa mang lại hiệu quả cao nhất.
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn đẩy mạnh công tác tiêu thụ thành phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
3.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu thoả mãn của con người cũng tăng lên, không chỉ đòi hỏi về số lượng mà ngày càng đòi hỏi cao hơn cả về chất lượng sản phẩm do đó chất lượng sản phẩm dần trở thành yếu tố được quan tâm hàng đầu khi người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm. Chính bởi lẽ đó mà doanh nghiệp muốn chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ thì phải có biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm. Bằng việc năng động trong tìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu đầu vào với chất lượng tốt bằng cách: duy trì các bạn hàng cũ uy tín, đồng thời tìm kiếm thêm các bạn hàng mới có thể cung cấp nguyên vật liệu mới với chất lượng tốt hơn. Thực hiện tốt việc áp dụng chế độ khấu hao máy móc thiết bị phục vụ sản xuất để có thể đổi mới nâng cấp máy móc kịp thời đảm bảo đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để đa dạng hoá sản phẩm về màu sắc, kiểu dáng, độ dầy...
3.2.2. Giảm giá thành sản phẩm sản xuất ra
Không chỉ có chất lượng mà giá cả cũng là yếu tố cần quan tâm khi sản xuất sản phẩm. Bởi sản phẩm có chất lượng cao mà giá thành cũng quá cao thì cũng không đạt được hiệu quả tiêu thụ cao, người tiêu dùng sẽ không thể mua với số lượng lớn và nhất là trong thời buổi cạnh tranh thị trường ngày một gay gắt này thì điều đó lại càng khó khăn hơn. Khách hàng sẽ đi tìm sản phẩm thay thế, giá rẻ hơn mà vẫn đảm bảo chất lượng. Vì thế công ty cần phải tìm ra giải pháp để giảm giá thành sản xuất nhưng chất lượng không giảm bằng cách: tiết kiệm chi phí sản xuất, sử dụng đúng định mức vật tư, giảm hao hụt trong định mức, đối với các hao hụt ngoài định mức phải quy định rõ ràng về trách nhiệm đền bù để người lao động có trách nhiệm cao hơn với công việc của mình, năng động trong tìm kiếm nguồn hàng mới giá rẻ mà đảm bảo chất lượng.
3.2.3. Hoàn thiện tổ chức tốt công tác bán hàng
- Cần quan tâm đến vấn đề nghiên cứu thị trường: tập trung nghiên cứu thị trường một cách cụ thể, chặt chẽ dựa trên các tài liệu thu thập được, tuyệt đối không làm theo cảm tính. Công ty nên thu thập thông tin trên thị trường về chủng loại hàng hoá mà công ty kinh doanh cũng như sự thích ứng của sản phẩm sản xuất ra trên thị trường như thế nào. Người làm công tác này không chỉ làm tại chỗ, bàn và phân tích các số liệu sẵn có mà phải năng động, tích cực đi sâu vào địa bàn thực tế. Các thông tin phải phản ánh được những vấn đề của thị trường về hàng hoá, giá cả, cung cách phục vụ biến động của thị trường, xu thế của người tiêu dùng... cụ thể là phải nắm vững đặc điểm từng khu vực thị trường, phải trả lời được các câu hỏi: Khách hàng khen, chê sản phẩm ở điểm nào; sản lượng từng thời kỳ nhất định thay đổi như thế nào; giá cả đã hợp lý chưa; khách hàng có yêu cầu gì về dịch vụ hoặc cách thức bán hàng? Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ cho người sản xuất có cái nhìn tổng thể về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng để tìm ra phương thức sản xuất và bán hàng cho phù hợp.
- Chăm sóc khách hàng quen thuộc: Công ty nên mở rộng hơn nữa các hình thức khuyến mại như thực hiện nhiều chiết khấu hơn nữa đối với khách hàng, thay đổi tỷ lệ chiết khấu, hay ngoài các hình thức chiết khấu Công ty nên thưởng thêm cho những khách hàng mua nhiều, quen thuộc vào cuối kỳ và hình thức thưởng nên thông báo trước để làm mục tiêu phấn đấu cho khách hàng...
- Với các khách hàng mới: Công ty nên có chính sách bán hàng cởi mở với họ, với các khách hàng mua với khối lượng lớn hay thanh toán ngay bằng cách tăng thêm tỷ lệ giảm giá, chiết khấu để thu hút khách hàng, giảm chiếm dụng vốn làm tăng tốc độ luân chuyển vốn.
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng, thông qua đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, năng động sáng tạo, nhiệt tình trong công việc.
- Thực hiện tốt hơn nữa công tác quảng cáo, giới thiệu sản phẩm như quảng cáo trên các phương tiện truyền thanh, truyền hình, trên báo chí, tham gia các hội trợ triển lãm...
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty in và văn hoá phẩm.
3.3.1. Đối với chứng từ, sổ sách
Công ty nên sử dụng nhật ký đặc biệt như nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền để giảm bởt số lượng nghiệp vụ ghi vào sổ nhật ký chung để giảm bớt sự dày đặc khó theo dõi của nhật ký chung. Ngoài ra nhìn vào nhật ký bán hàng ta cũng có thể thấy ngay được doanh thu bán hàng trong ngày của Công ty.
Mẫu sổ nhật ký bán hàng, nhật ký thu tiền như sau:
Bảng số 3.1
Công ty in và văn hóa phẩm
NHẬT KÝ BÁN HÀNG
Tháng..... năm......
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Phải thu từ người mua
(Ghi Nợ)
Ghi Có TK doanh thu
SH
NT
Hàng hoá
Thành phẩm
Dịch vụ
Số trang trước chuyển sang
Cộng chuyển sang trang sau
Ngày... tháng... năm
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng số 3.2
Công ty in và văn hóa phẩm
NHẬT KÝ THU TIỀN
Tháng... năm...
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ TK
Ghi Có các TK
SH
NT
Tài khoản khác
Số tiền
Số hiệu
Số trang trước chuyển sang
Cộng chuyển sang trang sau
Ngày...... tháng...... năm.........
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Về sổ sách, Công ty nên thiết kế chế mẫu sổ sách giống như chế độ do Bộ Tài Chính ban hành. Đặc biệt với TK131, ở công ty số lượng nghiệp vụ phát sinh trên tài khoản này nhiều do đó Công ty nên mở sổ chi tiết theo dõi cho từng khách hàng chứ không nên theo dõi chung trên cùng một sổ chi tiết như vậy vừa không đúng chế độ kế toán hiện hành, vừa khó theo dõi và khó quản lý công nợ của từng khách hàng. Mẫu sổ chi tiết TK131 như sau:
Bảng số 3.3
Công ty in và văn hóa phẩm
SỔ CHI TIẾT TK131
Đối tượng:..............
Tháng...... năm........
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TKĐƯ
Thời hạn được chiết khấu
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
Nợ
Có
Nợ
Có
1.Số dư đầu kỳ
2.Số phát sinh trong kỳ
..............
Cộng số phát sinh
3. Số dư cuối kỳ
Ngày.......tháng........ năm.........
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Hiện nay, Công ty đang còn tồn tại tình trạng là chứng từ bị dồn vào cuối kỳ kế toán và chưa được vào sổ sách để theo dõi. Do vậy công ty nên có quy định, định kỳ khoảng 3 hoặc 4 ngày thủ kho phải chuyển hoá đơn lên phòng kế toán để ghi sổ đảm bảo việc theo dõi được thường xuyên tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm, tránh tình trạng công việc phân bổ không đều, dồn công việc vào cuối tháng, ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
3.3.2. Về hệ thống tài khoản
Công ty vẫn đang sử dụng hệ thống tài khoản theo quy định của Bộ Tài chính mà chưa có sự sửa đổi bổ xung cho phù hợp. Công ty nên mở thêm các tài khoản cấp hai để dễ dàng cho việc theo dõi, định khoản, phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị mình
3.3.3. Về hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ
3.3.3.1. Về hạch toán doanh thu và giá vốn
Khi có nghiệp vụ phát sinh về tiêu thụ thành phẩm để đảm bảo đúng trình tự ghi chép và để tiện cho việc theo dõi doanh thu, thành phẩm và giá vốn thành phẩm, công ty nên vừa định Bkhoản để xác định doanh thu của số sản phẩm tiêu thụ, vừa ghi định khoản giá vốn của số thành phẩm xuất bán:
Khi thành phẩm được xác định là tiêu thụ:
Nợ TK111, 112, 131... : Tổng giá thanh toán
Có TK511 : Doanh thu số thành phẩm bán ra
Có TK3331 : Thuế GTGT đầu ra
Đồng thời kế toán ghi:
Nợ TK632 : Giá vốn của số thành phẩm bán ra
Có TK155 : Gía thành của số thành phẩm xuất kho
3.3.3.2. Về hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Để đảm bảo sự thống nhất về tài khoản cũng như để dễ quản lý, dễ theo dõi và để đảm bảo đúng chế độ kế toán hiện hành công ty nên hạch toán riêng khoản giảm giá hàng bán hiện tại công ty đang hạch toán bên Nợ TK511 sang hai tài khoản là TK521 và TK635. Với các khoản giảm do khách hàng mua thường xuyên ổn định và mua với số lượng lớn thì hạch toán vào TK521- chiết khấu thương mại, còn giảm giá với khách hàng thanh toán ngay hoặc thanh toán trước hạn thì đó là khoản chiết khấu thanh toán và hạch toán vào TK635-chi phí hoạt động tài chính.
+ Khi công ty chấp nhận chiết khấu thanh toán cho người mua khi người mua thanh toán tiền trước thời hạn theo hợp đồng, kế toán ghi:
Nợ TK635: Số chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách hàng
Có TK111, 112, 131... : Số chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách hàng
+ Trường hợp phát sinh các khoản chiết khấu thương mại, kế toán ghi:
Nợ TK521 : Chiết khấu thương mại chấp thuận cho khách hàng
Nợ TK331 : Thuế GTGT tương ứng với phần chiết khấu
Có TK111, 112, 131...: Tổng số chiết khấu thương mại
+ Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản chiết khấu thương mại sang TK511:
Nợ TK511 : Tổng số chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ
Có TK521 : Kết chuyển chiết khấu thương mại
3.3.3.3. Về hạch toán các khoản phải thu khách hàng
Để tránh tình trạng chiếm dụng vốn, công ty nên thực hiện thường xuyên hơn chiết khấu thanh toán với khách hàng đồng thời nên tăng tỷ lệ chiết khấu thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán ngay. Đối với một số trường hợp để tránh rủi ro khi không thu được nợ của khách hàng, cuối niên độ kế toán công ty nên trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.
+ Mức dự phòng các khoản phải thu khó đòi được xác định theo một trong hai phương pháp sau:
Phương pháp kinh nghiệm: Đây là phương pháp mang tính định tính cao, trên cơ sở phân tích tính chất các khoản phải thu và dựa vào hoạt động kinh nghiệm nhiều năm, kế toán ước tính tỷ lệ các khoản phải thu khó đòi trên doanh số hàng bán chưa thu được tiền hoặc trên tổng số các khoản phải thu hiện hành.
Số dự phòng cần lập cho năm tới = Tổng doanh số bán chịu X Tỷ lệ phải thu khó đòi ước tính
Phương pháp xác định dựa vào thời gian quá hạn thực tế: Cuối kỳ công ty rà soát lại các khoản phải thu quá hạn, phân tích khả năng thanh toán của khách hàng , lập bảng phân tích các khoản phải thu theo thời gian. Kế toán ước tính tỷ lệ phải thu khó đòi dựa trên thời gian quá hạn, nếu khoản nợ quá hạn càng lâu thì tỷ lệ phải thu khó đòi càng lớn và lập bảng ước tính các khoản phải thu khó đòi.
Số dự phòng cần lập cho khách hàng đáng ngờ i = Số nợ phải thu của khách hàng đáng ngờ i X Tỷ lệ ước tính không thu được ở khách hàng i
+ Trình tự hạch toán
Cuối niên độ kế toán căn cứ vào các khoản phải thu khó đòi dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kế toán tính toán xác định mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi:
Nợ TK6426
Có TK139: Dự phòng phải thu khó đòi
Cuối niên độ kế toán sau, nếu số dự phòng cần lập < số dự phòng đã lập thì kế toán tiến hành hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi còn lại:
Nợ TK139
Có TK6426
Ngược lại nếu số dự phòng cần lập > số dự phòng đã lập thì kế toán tiến hành trích lập bổ xung. Đồng thời kế toán tiếp tục tính và xác định mức trích lập dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi ở niên độ kế toán sau.
+ Trong niên độ kế toán tiếp theo kh thu hồi hay xoá sổ các khoản nợ phải thu đã lập dự phòng, sau khi trừ đi số tiền đã thu, số thiệt hại còn lại sẽ được trừ vào dự phòng sau đó trừ tiếp vào chi phí quản lý:
Nợ TK111, 112
Nợ TK139 : Trừ vào dự phòng
Nợ TK6426 : Tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 131, 138...: Toàn bộ số nợ xoá sổ
Đồng thời ghi đơn vào bên Nợ TK004- Nợ khó đòi đã xử lý
Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi đã lập dự phòng nhưng nay lại thu được thì kế toán hoàn nhập dự phòng đã lập:
Nợ TK139
Có TK6426
3.3.3.4. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
- Thứ nhất, về việc hạch toán chi tiết chi phí bán hàng: Tại công ty sổ chi tiết chi phí bán hàng và sổ cái rất giống nhau do Sổ chi tiết chi phí bán hàng công ty không mở riêng cho từng loại sản phẩm. Điều này dẫn đến việc trùng lặp không cần thiết hơn nữa lại không theo dõi được chi phí bán hàng cho từng loại sản phẩm. Do đó sổ chi tiết chi phí bán hàng của Công ty nên thay đổi để vừa khoa học, vừa tiện cho việc theo dõi, nên mở sổ để theo dõi chi phí bán hàng phát sinh cho từng loại sản phẩm.
- Thứ hai, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp ở Công ty in và văn hóa phẩm phát sinh không đều giữa các tháng. Bởi vậy nếu sau khi xác định được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà kế toán kết chuyển toàn bộ sang TK911 thì sẽ không phản ánh chính xác được kết quả tiêu thụ thành phẩm. Do đó công ty cần phải có tiêu thức phân bổ hợp lý để phản ánh chính xác kết quả hoạt động tiêu thụ thành phẩm của mình. Nghĩa là tính xem tỷ lệ một đồng doanh thu thì phải chi ra bao nhiêu đồng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ lệ này muốn xác định được thì phải căn cứ vào tổng doanh thu và tổng chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của năm trước.
Với tỷ lệ phân bổ như trên, hàng tháng căn cứ vào doanh thu của Công ty kế toán tiến hành phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng vào TK911 theo công thức:
CPBH phân bổ vào TK911 = Tỷ lệ CPBH x Doanh thu trong tháng
CPQLDN phân bổ vào TK911= Tỷ lệ CPQLDN x Doanh thu trong tháng
Sau đó kế toán so sánh giữa chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã phân bổ vào TK911 với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh. Lúc này sẽ xảy ra hai trường hợp
+ Nếu chi phí bán hàng phân bổ vào TK911 nhỏ hơn chi phí bán hàng thực tế phát sinh thì kế toán ghi:
Nợ TK911: Chi phí bán hàng phân bổ
Nợ TK1422: Phần chênh lệch
Có TK641: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh
+ Nếu chi phí bán hàng phân bổ vào TK911 lớn hơn chi phí bán hàng thực tế phát sinh thì kế toán ghi:
Nợ TK 911: Chi phí bán hàng phân bổ
Có Tk1422: Phần chênh lệch
Có TK641: Chi phí bán hàng thực tế phát sinh
Như vậy thông qua tài khoản 1422 kế toán phản ánh một phần chi phí bán hàng vào TK911, lúc đó việc xác định kết quả tiêu thụ của Công ty cổ phần tấm lợp và vật liệu xây dựng Đông Anh sẽ chính xác hơn.
Với chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán cũng tiến hành tương tự chi phí bán hàng. Kế toán cũng xác định phần chi phí quản lý doanh nghiệp được kết chuyển vào trong tháng và phần chênh lệch kế toán cũng phản ánh vào TK1422
3.3.3.5. Về việc xác định kết quả tiêu thụ
Công ty nên lập báo cáo và xác định kết quả tiêu thụ riêng cho từng loại sản phẩm . Việc xác định được kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm sẽ giúp nhà quản lý có cái nhìn cụ thể và chi tiết hơn về kết quả đạt được của từng loại sản phẩm để từ đó đề xuất ra các chiến lược kinh doanh mới đem lại hiệu quả cao nhất. Vì vậy Công ty nên tiến hành xác định kết quả tiêu thụ theo từng sản phẩm. Muốn vậy công ty cần phải phân bổ được chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được cho từng loại sản phẩm trên cơ sở tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm.
Tỷ lệ giá vốn hàng bán
của từng loại sản phẩm
Giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm
Tổng giá vốn hàng bán trong tháng
Chi phí bán hàng phân bổ cho từng loại sản phẩm
=
Tổng chi phí bán hàng trong tháng
x
Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm
Chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho từng loại sản phẩm
=
Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp trong tháng
x
Tỷ lệ giá vốn hàng bán của từng loại sản phẩm
KẾT LUẬN
Có thể nói rằng, trong nền kinh tế thị trường hiện nay thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đòi hỏi các doanh nghiệp một mặt phải tự trang trải được các chi phí, mặt khác phải thu được lợi nhuận, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu đó chỉ có thể đạt được trên cơ sở quản lý chặt chẽ các loại tài sản, vật tư, chi phí, quản lý chặt chẽ quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm của doanh nghiệp.
Theo đó, chất lượng thông tin kế toán thông qua hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá quay vòng nhanh, mang lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp và trở thành mục tiêu kinh doanh mà các doanh nghiệp đều muốn đạt được. Vì vậy việc hạch toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ thành phẩm trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu với không chỉ bộ phận kế toán mà còn với cả toàn doanh nghiệp.
Trong thời gian thực tập và tìm hiểu tại Công ty in và văn hóa phẩm, được sự giúp đỡ của các cán bộ phòng kế toán, các cô chú trong công ty cùng với sự hướng dẫn của cô giáo Lê Kim Ngọc em đã đi sâu tìm hiểu kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty. Trên cơ sở các chế độ kế toán hiện hành kết hợp với thực tế tại công ty em đã đề xuất một số biện pháp với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít cũng như thời gian thực tập chưa nhiều nên bài viết của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô cũng như các cán bộ phòng kế toán trong công ty để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo Lê Kim Ngọc cùng các cán bộ phòng kế toán của Công ty in và văn hóa phẩm đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hữu Trí
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
3.3.3.4. Về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
3.3.3.5. Về việc xác định kết quả tiêu thụ
KẾT LUẬN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6621.doc