Hệ thống phân phối tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là chợ và các điểm bán lẻ rải khắp các địa phương . Điều này đối chọi với hệ thống kinh doanh bán lẻ hiện đại và chủ yếu là siêu thị như Co.op Mart , MaxiMark và các trung tâm bán lẻ lớn như Metro , bigC
Đến đầu năm 2009 , các doanh nghiệp phân phối nước ngoài được tự do gia nhập thị trường Việt Nam .Thực tế , các nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng tốc độ và quy mô đầu tư vào hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam . Điều này cho thấy phân phối không còn là mảnh đất đặc quyền của các doanh nghiệp trong nước , buộc các doanh nghiệp phải chủ động tham gia, nếu không sẽ bị ra rìa và lãnh chụi những hậu quả thiệt thòi khách quan .
58 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n dân nghèo vùng sâu vùng xa: 30 triệu đồng.
· Ủng hộ Quỹ vì người nghèo tỉnh Phú Yên 50 triệu đồng
· Ủng hộ người nghèo, trẻ em tàn tật và nạn nhân chất độc màu da cam tỉnh Phú Yên: 50 triệu đồng
· Hỗ trợ Quỹ giúp đỡ đồng bào nghèo và giúp đỡ những người nghèo gặp hạn hán tại miền Trung của báo Công An tổ chức: 60 triệu đồng
· Hỗ trợ 10 suất học bổng cho các em học sinh nghèo tại Quận 7 do Đội Mùa hè xanh của trường Đại học Luật TP.HCM
· Hỗ trợ chiến dịch Mùa hè xanh 2005 do trường Đại học Tây Nguyên tổ chức
· Cấp học bổng cho học sinh nghèo hiếu học trong chương trình “Tiếp sức đến trường” do báo Tuổi trẻ phát động: 36 triệu đồng.
· Ủng hộ quỹ học bổng Nguyễn Thái Bình do báo Thanh Niên tổ chức.
· Ủng hộ 5 suất học bổng cho các bạn sinh viên dân tộc thiểu số tại Trung tâm Bảo trợ sinh viên các dân tộc thiểu số: 5 triệu dồng.
· Hỗ trợ Hội khuyến học xã Bình Thuận: 5 triệu
· Tài trợ phát thưởng hội thi học sinh giỏi nghề lần 2 năm 2004 “Người thợ trẻ tương lai” do thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức: 10 triệu đồng.
· Hỗ trợ giải bóng đá Học sinh – Sinh viên trung học chuyên nghiệp TP.HCM lần 6, cúp “Gạch Đồng Tâm năm 2004”: 20 triệu
· Tài trợ Con tàu Thanh Niên Đông Nam Á.
· Tài trợ chương trình Đại hội Thanh niên Việt Nam: 45 triệu đồng.
· Hỗ trợ chi phí tuyên truyền tổ chức chương trình giải thưởng Sao Vàng Đất Việt
· Ủng hộ đợt vận động “Thắp sáng niềm tin chiến thắng” nhằm gây quỹ thưởng “nóng” cho các vận động viên đạt huy chương tại Seagame 23 ngay tại đấu trường: 10 triệu dồng.
· Hỗ trợ Chương trình Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 7 – Hội nhà báo Việt Nam
· Tài trợ Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột 200 triệu
· Tài trợ Festival Hoa Đà Lạt: 50 triệu đồng
Thời gian qua, Trung Nguyên đã ủng hộ và tài trợ hàng chục tỷ đồng cho các chương trình hoạt động xã hội trong cả nước. Bởi, đối với Công ty Cà phê Trung Nguyên, “Góp phần xây dựng cộng đồng” là một trong những giá trị cốt lõi của công ty vì sự phát triển chung của công ty”.
Hơn thế nữa, trong bài viết của báo Tiền Phong số 33 ra ngày 2/2/2008 đăng bài “ Cần nhiều máy tính cho trẻ khuyết tật Vi Nhân ” phản ánh hoàn cảnh khó khăn của cơ sở nuôi dạy trẻ khuyết tật do các nữ tu dòng Phaolô ở 162 Phan Chu Trinh , thành phố Buôn Ma Thuật phụ trách .Học xong cấp I ở đây , để có thể thi ra trường hoà nhập cộng thì trẻ khuyết tật cần phải làm quen với việc học trên máy vi tính, nhưng dàn máy cũ đã hỏng hểt từ lâu mà nhà dòng không lo được kinh phí sắm máy mới
Sau khi đọc báo cà phê Trung Nguyên đã đồng ý tặng cho Vi Nhân số máy đáp ứng nhu cầu
của trường ,phù hợp với diện tích phòng học và số giáo viên dạy vi tính thiện nguyện
tính cộng đồng cao thể hiênh tinh thần tương thân tương ái đã xây dựng cho Trung Nguyên một hình tượng gần gũi vã thân thiện phù hợp với truyền thống lâu đời của dân tộc ta.
2.Những hạn chế mà hệ thống phân phối của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên đã và đang phạm phải.
Bên cạnh những thành công mà Trung Nguyên đã đạt được trong những năm đầu lập nghiệp thì hệ thống phân phối của Trung Nguyên cũng tồn tại những hạn chế không thể tránh khỏi.
Nhượng quyền thương hiệu trong những năm gần đây được các doanh nghiệp trong nước rất quan tâm.Mặc dù là một doanh nghiệp trẻ nhưng Trung Nguyên đã là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng phương pháp kinh doanh này
Nhượng quyền thương hiệu là một phương thức kinh doanh ,trong đó bao gồm cả thương hiệu ,biểu tượng và sản phẩm dịch vụ có chất lượng.Những doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng muốn bán quyền thương mại là nhằm thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng với lợi nhuận hợp lý ,tổ chức điều hành gọn nhỏ để giảm thiểu rủi ro đầu tư nhân lực khai thác thị trường mới . Để được trưng biển Trung Nguyên ,các quán cà phê đều phải ký hợp đồng ràng buộc với công ty .Họ sẽ bài trí quán theo một phong cách thống nhất ,pha chế cà phê theo một công thức nhất quán của Trung Nguyên .Nhưng để làm được điều này thì Trung Nguyên phải có một sự giám sát hết sức nghiêm ngặt và thống nhất.Nhưng do hiện nay ở Việt Nam chưa có hành lang pháp lý cụ thể cho hoạt động này nên trên thị trường đã xuất hiện những cửa hàng tuy trưng biển Trung Nguyên nhưng chất lượng sản phẩm lại không có chất lượng Trung Nguyên chính hãng..
Đây là một thực tế không thể tránh khỏi khi Trung Nguyên áp dụng qúa ồ ạt mà không chuẩn bị cho mình những phương án kiểm tra và phương án giải quyết vấn đề. Chính hiện tượng gian lận của bên được nhận nhượng quyền đã đem lại hình ảnh xấu cho công ty. Khi khách hàng không cảm thấy hài lòng,khi những khách hàng yêu thích hương vị đặc trưng của Trung Nguyên lại phải thưởng thức những hương vị cà phê khác thì thật là một điều đáng tiếc.
Do trước kia ở Việt Nam chưa có một hình thức nhượng quỳên thương mại nào cho Trung Nguyên nghiên cứu nên trong quá trình chuyển nhượng Trung Nguyên vấp phải rất nhiều những sai lầm. Hiện nay những mối liên kết với những bên nhận quyền thương mại của Trung Nguyên hoàn toàn phụ thuộc vào cam kết kinh doanh hay đạo đức của hai bên. Điều này là bất cập vì như vậy Trung Nguyên khó có thể kiểm soát hết hoạt động của bên được nhượng quyền. Nếu bên nhượng quyền có những hành vi không lành mạnh thì sẽ đem đến hậu quả khôn lường cho Trung Nguyên .Một nhược điểm nữa của mô hình này là xuất hiện những tranh chấp về doanh thu .Bên nhượng quỳên khó có thể kiểm soát được khoản doanh thu cụ thể của bên nhận quyền để tính phần % ,trong khi đó quyền quản lý hoàn toàn thuộc về bên nhận quyền
Vì mới mẻ có dáng dấp của một hình thức hiện đại nên rất nhanh chóng , các cửa hiệu Trung Nguyên lan toả khắp cả nước .Hệ thống phân phối nảy nở một cách nhanh chóng ,từ nông thôn đến chốn thành thị đều có mặt
Nhưng do quá tham lam để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trước mắt ,và hậu quá là không kiểm soát được các chuỗi cửa hàng của chính mình
Nhiều cấp độ quán xá ,nhiều sự lựa chọn cho nhiều khách hàng đã làm Trung Nguyên không có một chân dung cụ thể ngoài cái bảng hiệu với chữ Trung Nguyên cong cong trước cổng .Có thể thấy điều này qua biểu giá cả ,chất lượng cà phê và cả cung cách phục vụ tại các quán cà phê Trung Nguyên . Mức độ đầu tư cho bài trí không gian quá chênh lệch
Ngoài việc nhượng quyền ồ ạt và thiếu nhất quán ,dường như Trung Nguyên cũng không xác định rõ sản phẩm của mình nên đặt ở đâu đó cho xứng tầm mức thương hiệu lúc đó .Sản phẩm của họ xuất hiện bất cứ đâu ,từ quán ven đường đến những nơi cao cấp ,miễn là nơi đó có khả năng tiêu thụ
Trong năm 2007 ,cà phê Trung Nguyên là một trong những doanh nghiệp đóng góp lớn cho việc xuất khẩu cà phê Việt Nam . Đặc biệt là thị trường Mỹ.Tuy có nhiều cố gắng nhưng cà phê Trung Nguyên vẫn chưa đảm bảo được về chất lượng sản phẩm ,thời gian giao hàng khá lâu ,có khi mất đến tám tuần ,hay bao bì của Trung Nguyên vẫn còn một số điểm chưa thống nhất với hệ thống bán lẻ của Mỹ .Như vậy điều đó thể hiện Trung Nguyên chưa nắm vững thị trường ,chưa nghiên cứu triệt để khi thâm nhập vào một thị trường khó tính như Mỹ. Đây là một hạn chế mà Trung Nguyên cần đặc biệt quan tâm khi phục vụ cho mục tiêu đưa cà phê Việt Nam ra cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Trong thời gian gần đây trên thị trường bán lẻ Việt Nam xuất hiện hàng loạt các siêu thị nhỏ có tên trung là G7 Mart . Đó chính là hệ thống các siêu thị bán lẻ của Trung Nguyên đầu tư để giải quyết những khó khăn cho hệ thống phân phối của Việt Nam khi gia nhập WTO .Khi áp dụng mô hình này ở thị trường Việt Nam G7 Mart đã có những hạn chế như: Định hướng của mô hình này là theo kiểu : “ Siêu thị gia đình ”, với tham vọng là G7 sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những thương hiệu nổi tiếng với giá cạnh tranh ,phong cách phục vụ chuyên nghiệp ,chu đáo,Nhưng G7 lại gặp thất bại vì không có một nhà sản xuất nào chịu hợp tác cung cấp hàng cho G7 cả .Vì lý do đơn giản là nếu cung cấp hàng cho G7 thì sẽ ảnh hưởng đến nhà phân phối độc quyền của các nhà sản xuất ở khu vực đó .Khi triển khai ra thị trường thì mô hình này cũng không có gì thực sự gây ấn tượng vơi khách hàng. Bỉên quảng cáo của các cửa hàng thị trống rỗng ,hàng hoá bày trong cửa hàng thì “tùy” chủ cửa hàng thích nhập từ nguồn nào cũng được ,và bán với giá nào cũng được .Theo mô hình kinh doanh này thì tất cả các điểm của G7 Mart phải trang bị máy tính máy tính tiền cho khách nhưng những công đoạn này rất ít được sử dụng vì chủ cửa hàng không biết sử dụng .Một hình tượng không tốt cho một thương hiệu có tính đột phá nhưng lại chưa có công tác tốt cho việc đào tạo nguồn nhân lưc. Về hiện tượng này G7 Mart cần phải xem lại không thì mô hình sẽ có nguy cơ bị đào thải khi những hệ thống bán hàng hiện đại thâm nhập vào Việt Nam ồ ạt như hiện nay.
3. Những khó khăn khi hoàn thiện hệ thống phân phối
Hệ thống phân phối của Việt Nam hiện nay chủ yếu là các chợ và các cửa hàng bán lẻ manh mún.Trong dịch vụ bán buôn ,loại hình doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ phân phối chưa nhiều ,nếu có thì quy mô chưa lớn và chưa làm tốt vai trò định hướng cho các doanh nghiệp sản xuẩt ,dẫn đến tình trạng doang nghiệp sản xuất thí tự tổ chức lấy hệ thống tiêu thụ ,còn doanh nghiệp thương mại lại đầu tư vào sản xuất.Chính hệ thống phân phối của Việt Nam chưa đồng bộ và chuyên nghiệp như vậy cũng đã gây khó khăn nhiều cho việc lưu thông sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên.Trung Nguyên phải tổ chức sản xuất và phải tự mình hoàn tất khâu phân phối. Ngoài ra, với tình trạng cơ sở hạ tầng yếu kém và cơ cấu lạc hậu của Việt Nam như hiện nay thì là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp nước ngoài thiết lập hệ thống phân phối hiện đại .Do nguồn tài chính hùng hậu , kinh nghiệm lâu năm và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp .Trung Nguyên muốn hệ thống phân phối của mình đứng vững trong thời kỳ hiện nay thì đòi hỏi phải cố gắng sáng tạo và học hỏi rất nhiều.
Hiện nay Trung Nguyên đang áp dụng mô hình nhượng quỳên thương hiệu . Mô hình được áp dụng rất thành công ở Mỹ vì đây là một cách quảng bá sản phẩm rất nhanh chóng và hiệu quả .Trung Nguyên sau khi sử dụng hình thức kinh doanh này , công ty cũng đã nhanh chóng thu được những thành công .Nhưng hiện nay Trung Nguyên đang gặp phải những vấn đề bất cập.
Khó khăn đầu tiên là vấn đề tranh chấp doanh thu giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bên nhượng quyền có thể kiểm soát được doanh thu bên nhận quyền để tính phần %, nhưng làm sao Trung Nguyên có thể kiểm soát chính xác doanh thu đó được vì quyền quản lý hoàn toàn thuộc về bên nhận quyền. Một thị trường sản phẩm có quá nhiều nguồn cung cấp sản phẩm ,Trung Nguyên không hề có một hệ thống luật pháp nào kiểm tra và giám sát việc thực hiện hợp đồng của bên nhận quyền.Như vậy, quyền lợi của Trung Nguyên hoàn toàn phụ thuộc vào lòng tin và uy tín của bên nhượng quyền. Mặt khác, mở rộng thương hiệu theo hình thức franshing ,Trung Nguyên cũng phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị giảm uy tín thương hiệu nế bên nhượng quyền không thực hiện đúng cam kết .Ví dụ như chỉ một vệt bẩn trên tấm biển café Trung Nguyên hay một thái độ bất lịch sự đối với khách hàng cũng có thể làm giảm uy tín Trung Nguyên , điều này Trung Nguyên không thể giám sát hết.Vì đây làm mô hình còn mới lạ ở Việt Nam nên chưa hề có hành lang pháp lý nào để bảo vệ cũng như giải quyết những tranh chấp ,như vậy Trung Nguyên là doanh nghiệp đang đứng mũi chịu sào để thử nghiệm cho hình thức náy phát triển ở Việt Nam.
Khi hoạt động ở thị trường quốc tế , đặc biệt là thị trường Mỹ thì Trung Nguyên phải đối đầu với rất nhiều khó khăn. Khi hoạt động ở những nước phát triển thì Trung Nguyên phải hiểu biết về các quy định pháp luật của nước sở tại và phải lắm rõ thông lệ quốc tể. Ngoài ra, cũng cần phải trang bị những hiểu biết cơ bản khi tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường , tìm kiếm những thông tin mà thị trường quốc tế quan tâm. Hiểu biết cơ bản về hệ thống luật lệ tư duy kinh doanh , phương pháp tổ chức và thái độ trách nhiệm của nhà doanh nghiệp về tính cách và văn hoá kinh doanh của nước sở tại .Những vấn đề này yêu cầu Trung Nguyên phải có một bộ máy thông tin hết sức nhạy bén và hiệu quả. Một bài học mà Trung Nguyên đã vấp phải khi công ty đưa sản phẩm sang thị trường Mỹ mà Trung Nguyên cần phải rút kinh nghiệm là việc mất thương hiệu Trung Nguyên. Khi Trung Nguyên nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Mỹ thì phát hiện có một công ty của nộp đơn đăng ký nhãn hiệu Trung Nguyên và đang trong giai đoạn chờ cấp phép . Phải mất đến gần hai tháng Trung Nguyên mới lấy lại được thương hiệu lại cho doanh nghiệp mình. Qua bài học trên Trung Nguyên rút ra một vấn đề là: Các doanh nghiệp có thể phải trả giá đắt cho việc nhận thức thấp về hệ thống luật pháp của nước sở tại . Các doanh nghiệp với những thương hiệu rất nổi tiếng ở trong nước vẫn phải xây dựng lại từ đầu khi đi ra thị trường thế giới
Trên thực tế bên cạnh những khó khăn về mặt bằng ,tài chính , hình ảnh thì khó khăn lớn nhất mà Trung Nguyên phải đương đầu là Goliath cà phê Starbucks , một tập đoàn cà phê lớn nhẩt của Mỹ . Sự thành công của Trung Nguyên ở thị trường nội địa cũng giống như Starbucks ở thị trường Mỹ , ngoại trừ việc Trung Nguyên thống trị thị trường nội địa của mình chỉ trong 4 năm , trong khi Starbucks phải mất đến 15 năm . Tại Nhật , Starbucks có đến gần 400 cửa hàng trong tổng số hơn 6000 cửa hàng cuả nó trên thế giới .Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là đại lý nhượng quyền của Trung Nguyên tại Nhật Bản lại ấn định giá mỗi tách cà phê của Trung Nguyên cao hơn 50% so với Starbucks và cao hơn so với các loại cà phê nội địa khác .Có là một vấn đề khá mạo hiểm khi Trung Nguyên tự tin cho giá cà phê của Việt Nam cao hơn hẳn mặt bằng chung của thị trường nội địa .
Chuỗi cửa hàng G7Mart là một mô hình mới nâng cấp và chuẩn hoá dịch vụ ,với sự chuỷên đổi của các cửa hàng tạp hoá truyền thống thành chuỗi bán lẻ hiện đại .Nhưng hình thức này triển khai ở thị trường Việt Nam cũng gặp nhiều bất cập. Do thị trường và người tiêu dùng Việt Nam hoàn toàn khác với những nước phát triển ,với hàng trăm cửa hàng phân bố từ thành thị đến nông thôn ,luôn đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng .Khác hẳn với hành vi tiêu dùng của nước phát triển ,người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen tiêu dùng hàng ngày thay vì tới siêu thị vào ngày cuối tuần để mua hàng đủ dùng cho cả tuần. Vì vậy sẽ rất khó khăn vị phải đầu tư một lượng vốn khá lớn để xây dựng hàng loạt các cửa hàng hiện đại. Hơn thế nữa do tình hình kinh tế giữa thành thị và nông thôn, miền núi quá khác xa nhau do vâyk sẽ khó chuẩn hoá được một mô hình cửa hàng thống nhất đúng theo mục tiêu của G7 Mart
Tuy đã được chuẩn bị hơn hai năm trời nhưng do sức ép của thị trường bán lẻ trong nước đang gặp khó khăn khi Việt Nam ra nhập WTO nên hệ thống phân phối G7 Mart phải ra đời sớm .Do chưa thời gian không chuẩn bị không được chín muồi nên Trung Nguyên cũng gặp những khó khăn lớn về vốn về phía vốn vay của các ngân hàng. Một áp lực lớn cho Trung Nguyên khi G7 Mart là một hệ thống phân phối đồ sộ rất cần đến sức mạnh về tài chính , khả năng cạnh tranh , kinh nghiệm phân phối hàng hoá và nhiều vấn đề khác
III. Những kết luận đánh giá về hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên
Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống phân phối sản phẩm
1.1 Ưu điểm
Hệ thống phân phối của Trung Nguyên cụ thể là hệ thống phân phối G7 Mart hiện nay được đánh giá là một hệ thống phân phối có nhiều tiềm năng phát triển và là một hệ thống hiện đại . Bởi hệ thống này được đầu tư bởi Trung Nguyên là một thương hiệu bền vững và khá nổi tiếng trong và ngoài nước . Tuy là rất nổi tiếng trong thị trường nội địa nhưng Trung Nguyên vẫn tập trung rất cao vào phát triển thị trường này. Hệ thống phân phối của Trung Nguyên đã biết tập trung cao vào các khu dân cư có mức sống trung bình ở Việt Nam . Ưu điểm của hệ thống này là xây dựng một chuỗi những cửa hàng vừa và nhỏ chứ không quá lớn như siêu thị tạo tâm lý thoải mái an tâm vừa túi tiền cho mọi loại khách hàng. Không có giá quá cao như những siêu thị lớn vì phải trả nhiều chi phí liên quan như: dự trữ , bảo quản .
Thị trường quốc tế luôn là một môi trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam thử sức và vẫy vùng trong biển lớn .Nhưng để tồn tại và phát triển được trong thị trường này thì các doanh nghiệp phải chọn cho mình một phân khúc thị trường phù hợp . Một ưu điểm lớn của Trung Nguyên khi tham gia vào thị trường cà phê của Mỹ là họ đã chọn cho mình một phân khúc thị trường khá tốt . Kế hoạch của cà phê Trung Nguyên là nhắm vào nhóm khách hàng trung lưu của quốc gia có nền kinh tế phát triển thuộc lứa tuổi từ 25- 40 . Lứa tuổi này theo ông Đặng Lê Nguyên Vũ là lứa tuổi có tính “bác học” . Vì vậy Trung Nguyên đã đưa ra khẩu hiệu:” Khơi nguồn sáng tạo ” cho sản phẩm của Trung Nguyên . Ưu điểm của phân khúc rõ thị trường mục tiêu này là Trung Nguyên đã chú ý đến phong tục tập quán của đối tượng để khai thác và tránh thua thiệt đối với các thương hiệu có sẵn ở nước bản địa. Ngoài ra , ở Mỹ Trung Nguyên cũng rất quan tâm đến khuynh hướng nhu cầu cá nhân , nghĩa là phục vụ theo ý thích của từng khách hàng nhằm tạo tiện nghi tối đa cho từng khách hàng .Mỹ là một quốc gia bận rộn do vậy bên cạnh vấn đề là cà phê thì những quán cà phê còn phục vụ cả thức ăn , nước uống khác Quán cà phê Trung Nguyên là nơi giao tiếp , tranh luận , suy nghĩ, nghỉ ngơi , giải trí và thưởng thức .Một cách sáng tạo Trung Nguyên đã không áp dụng những chiến dịch quảng cáo theo kiểu dội bom , mà dựa vào một vùng nguyên liệu đạt chất lượng có chọn lọc , một quá trình chế biến nghiêm ngặt , chất lượng luôn đảm bảo như nhau dù sản xuất với số lượng lớn
Một hệ thống phân phối đồng bộ, chuyên nghiệp, hiện đại và trải rộng khắp 64 tỉnh thành của đất nước .Trung Nguyên đã thể hiện tầm nhìn quốc tế khi hiện đại hoá toàn bộ hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam hiện nay.Hệ thống phân phối này biết tận dụng sức mạnh của liên kết , liên kết tất cả những nhà phân phối nhỏ , lớn trong nước lại sẽ tạo nên sức mạnh .Chuẩn hoá công nghệ quản lý , tư duy quản lý , cách thức kinh doanh hiện đại .Và không chỉ là các nhà phân phối liên kết với nhau mà còn là “bắt tay” với các nhà sản xuất . Trung Nguyên muốn tạo lên một hệ thống phân phối đối trọng với hệ thống phân phối của công ty nước ngoài để nhà sản xuất Việt Nam không bị “ bóp chẹt”.
1.2 Nhược điểm
Sau khi hệ thống phân phối của G7 Mart đưa vào phát triển mô hình và ứng dụng thì cũng bộc lộ những nhược điểm . Trước tiên là định hướng của mô hình này là theo kiểu “ Siêu thị gia đình “ , với tham vọng sẽ cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng với giá cạnh tranh . ,phong cách phục vụ chuyên nghiệp , chu đáo Nhưng G7 Mart bị thất bại bởi không nhà cung cấp nào chịu hợp tác ( cung cấp hàng) cho G7 Mart cả . Vì lý do đơn giản là nếu cung cấp cho G7 Mart sẽ ảnh hưởng đến nhà phân phối độc quỳên của các nhà sản xuất tại khu vực đó. Ngoài ra biển quảng cáo trong các cửa hàng thì trống rỗng , hàng hoá bày ra trên cửa hàng thì không theo một trật tự quy định, và điều quan trọng là hàng hóa muốn nhập từ nguồn nào cũng được , bán ở giá nào cũng được . Tình trạng mất kiểm soát của hệ thống phân phối như trên đã làm cho khách hàng không nhận thấy sự đột phá trong thay đổi của một hệ thống phân phối hiện đại .
Một trong những điểm nổi bật của hệ thống phân phối G7 Mart là phát triển dựa trên những mặt bằng có sẵn của các hộ gia đình.Về mặt ý tưởng đây là một ý tưởng rất tốt và sáng tạo nhưng một trong những rào cản lớn nhất để thực hiện ý tưởng này là tác phong làm việc chưa có tính chuyên nghiệp của phần lớn các cửa hàng có sẵn hiện nay. Tất cả các cửa hàng đều được trang bị hệ thống máy tính và máy tính tiền. Nhưng phần lớn chủ cửa hàng chưa từng tiếp xúc với công nghệ hiện đại nên cách thanh toán vẫn là tính nhẩm và viết hoá đơn bằng tay. Chính vấn đề này đã tạo nên hình tượng không hài hoà và cũng gây ra tình trạng lãng phí.
Khi Trung Nguyên đưa ra thị trường sản phẩm cà phê hoà tan G7 ,sau đó lại thấy sự xuất hiện của G7 Mart. Rất nhiều khách hàng không thể phân biệt được hai loại hình này với nhau. Đây là một nhầm lẫn không nên có bởi như vậy mỗi một loại hình sẽ không thể tạo cho mình một hình ảnh riêng trong tâm trí khách hàng được .
2.Điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống phân phối
2.1 Điểm mạnh
Trước tiên cũng cần nhìn nhận những thành quả mà Trung Nguyên có được trong vòng hơn 10 năm , tính từ ngày thành lập đến nay . Với sản phẩm cà phê tại Việt Nam , rất thường xuyên , trong tầm mắt là những bảng hiệu có cùng cái tên Trung Nguyên . Có lẽ thương hiệu liên đới và nhận sự bảo trợ của Trung Nguyên hệ thống phân phối bán lẻ G7 Mart cũng không xa lạ với nhiều người . Bên cạnh đó nhờ có chiến lược phân phối hợp lý thương hiệu này cũng đã vươn tầm đến một số nước khác như: Nhật Bản , Singapore . Không nhiều doanh nghiệp đạt được trong thời gían như vậy.
Công đầu của Trung Nguyên đó là đã làm thay đổi được thói quen uống cà phên của người tiêu dùng Việt Nam . Từ những quán cà phê vỉa hè , mang tính chất gia đình , chất lượng cà phê không đảm bảo và uống là để giải khát . Nay người Việt Nam , đã thành thói quen , thưởng thức cà phê tại những quán sang trọng , sản phẩm đảm bảo được tiếp đãi ân cần hơn . Các thương hiệu cà phê đến sau nên cảm ơn Trung Nguyên vì điều này .Là thương hiệu tiên phong trong ngành hàng này , nên họ , một cách vô tình đã quảng bá sản phẩm và cách thức sử dụng thay vì chỉ tập trung quảng bá cho chính bản thân mình.
Nhưng cũng chính nhờ sự “tốt ngang “ này mà Trung Nguyên lại có được ưu thế lớn trên thương trường từ sự ủng hộ của giới công quyền và số lượng lớn khách hàng khi đó .Tranh thủ yếu tố thiên thời này Trung Nguyên đã phối hợp với nhiều đơn vị để khuyếch trương lên:” Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam “ . Một chương trình mà đã cộng hưởng rất nhiều cho Trung Nguyên . Lúc này , bản thân thương hiệu cũng là một câu chuyện , đại diện cho tiêu biểu nông sản Việt Nam đã ý thức và tập trung nguồn lực cho công cuộc xây dựng thương hiệu , quảng bá hình ảnh của đất nước ra bên ngoài .Hàng loạt những bài báo , những bản tin phóng sự theo từng bước chân họ. Và từ đây ,PR dường như đã trở thành công cụ chủ lực để Trung Nguyên đẩy mạnh têm tuổi . Và không có gì đáng ngạc nhiên khi chỉ trong một thời gian ngắn , Trung Nguyên đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng ,và cùng với đó là uy tín của một thương hiệu .
Ngoài ra, lại với một lợi thế tiên phong nữa , trong cách thức kinh doanh ,Trung Nguyên đã chọn cho mình một mô thức rất mới với người Việt Nam bấy giờ , nhượng quyền thương hiệu .Vì mới mẻ . vì nó có dáng dấp của một hình thức hiện đại , nên rất nhanh chóng , các cửa hiệu Trung Nguyên lan toả khắp cả nước , kể cả một số quốc gia như đã kể ở trên . Hệ thống phân phối nảy nở một cách nhanh chóng , từ nông thôn đến chốn thị thành đều có mặt .
Là một thương hiệu Việt nên Trung Nguyên được chính phủ và người dân rất ủng hộ . Trong một thời gian không dài , hình ảnh của hệ thống phân phối G7 Mart đã xuất hiện ồ ạt trên những trang bìa của những tờ báo. Điểm mạnh của Trung Nguyên là đã biết tận dụng sự ủng hộ của kênh truyền thông rất tốt đó là báo trí . Đó là phương tiện quảng bá sản phẩm nhanh nhất và có hiệu ứng hiệu quả rất cao. Còn về phía Chính phủ thì G7 Mart đã nhânj được một số hỗ trợ từ dự án này . Đồng thời thông qua chính phủ để tạo thêm thế mạnh cho mình và tào được sự tin tưởng đối với người dân. Trong :” Đề án phát triển thị trường trong nước giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng tới năm 2015 – 2020 ”của Bộ Thương Mại trình Chính Phủ để xây dựng lại hệ thống phân phối nội địa .Trong bản đề án trên nổi bật là định hướng phát triển nội địa với con đường : xây dựng các nhà phân phối gắn với địa bàn cụ thể và xây dựng các nhà phân phối có tính hệ thống , dựa trên các mối liên kết trong quá trình lưu thông và giữa lưu thông với sản xuất tiêu dùng .
Bên cạnh đó , để hệ thống này có thể hoạt đông nhịp nhàng , đồng bộ và có tính cạnh tranh cao , đề án cũng đưa ra mục tiêu hoàn chỉnh môi trường pháp lý để quản lý và điều tiết vĩ mô về thương mại nội địa , bảo đảm thị trường phát triển nhanh , mạnh và bền vững .
Nội dung của đinh hướng này rất tương đồng với mục tiêu của Trung Nguyên là tạo ra một hệ thống phân phối thống nhất trong cả nước . Đây thật sự là một điều kiện thuận lợi để Trung Nguyên vững lòng tin phát triển hệ thống phân phối hiện nay mạnh và rộng hơn nữa .
Có hai vấn đề mà G7 Mart thực hiện là quy mô chuỗi cửa hàng tiện lợi và xây dựng các trung tâm thương mại và siêu thị . Cái hiện nay dư luận đang nói tới là G7 Mart là hệ thống cửa hàng tiện lợi . Ở các nước xung quanh ta , hệ thống cửa hàng tiện lợi được xem là một hệ thống hiện đại và rất phổ biến Điểm khác biệt của G7 Mart so với các nước khác là đã nâng cấp từ hệ thống các cửa hàng truyền thống , tức là lựa chọn từ các cửa hàng hiện có của các doanh nghiệp , các hộ kinh doanh ..theo một tiêu chuẩn của G7 Mart quy định và kết nối thành hệ thống . Điều này tạo nên sự liên kết giữa các cửa hàng nhỏ và rất nhỏ để tạo thành một thương hiệu lớn . Như vậy, rõ ràng với một thương hiệu chung sẽ tạo lên một ấn tượng tốt hơn cho người tiêu dùng . Kết hợp được điều này chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh . Bên cạnh đó với cửa hàng truyền thống mỗi người một kiểu , còn theo chuỗi cửa hàng này mọi thứ đều trở lên chuyên nghiệp hơn,tập hợp hàng , các đơn hàng , bố trí , phong cách phục vụ .mọi cái đều văn minh và chuyên nghiệp hơn .. Lợi thế của hệ thống phân phối truyền thống này là mặt bằng và lượng khách hàng ổn định nhưng họ thiếu sự chuyên nghiệp , kỹ thuật , công nghệ và thiếu sự liên kết . Nhận thấy rõ điều đó , G7 Mart đã phối hợp với họ bằng cách đầu tư từ 50 – 200 triệu đồng tuỳ từng cửa hàng , cung cấp hệ thống nhận diện , huấn luyện phương thức bán hàng hiện đại , cung cấp giải pháp chuẩn hoá trong trưng bày hàng , hệ thống quản lý bán lẻ, hệ thống bảng hiệu quảng cáoSự phối hợp này mang lại một hệ thống phân phối bán lẻ hiên đại .
Sau khi liên kết các nhà sản xuất và các chủ cửa hiệu chạp chô , mọi chi phí trung gian , chi phí vận chuyển được cắt bỏ . Giá bán tại các cửa hàng tiện lợi là giá mà nhà sản xuất đưa ra và cùng thống nhẩt một giá trên toàn quốc.
Dựa trên nền tảng nhân lực , tài lực và giá trị thương hiệu Trung Nguyên đã đầu tư thành lập hệ thống phân phối G7 Mart.Hệ thống phân phối G7 Mart là gạch nối giản dị , nhưng có sức liên kết bền chặt các cửa hàng tạp hoá tiện lợi , trung tâm phân phối ,các đaikj siêu thị ..với sự chuyên nghiệp . Hệ thống phân phối G7 Mart không chỉ ngăn chặn “cái chết “ của thương hiệu Việt trên sân nhà , mà còn hỗ trợ chiến lược phát triển thương hiệu Việt trước “cơn bão” WTO với nhiều cơ hội và cũng không ít nguy cơ chung . Trong đó, các bà nội trợ Việt Nam cũng là những đối tượng tham gia vào hệ thống đối trọng với lực lượng bành trướng kinh tế đa quốc gia.
Ngoài ra , sản phẩm của Trung Nguyên còn được cấp chứng chỉ quốc tế Utz Kapeh ( chứng minh cà phê an toàn và được sản xuất một cách có trách nhiệm ) . Điều này rất quan trọng đối với các khách hàng khó tính ở thị trường quốc tế. Các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến các tiêu chuẩn quốc tế như vậy. Do đó tạo cơ hội thuận lợi cho Trung Nguyên thâm nhập vào thị trường quốc tế.
2.2 Điểm yếu
Bên cạnh những điểm mạnh mà hệ thống phân phối của Trung Nguyên đã tạo ra thì hệ thống phân phối này vẫn còn có những điểm yếu cần phải khắc phục như:
Do quá tham lam để đạt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trước mắt nên Trung Nguyên đã không kiểm soát được hết các chuỗi cửa hàng của chính mình .Gây ra tình trạng mất cân bằng là cơ hội cho sự xuất hiện của các thành viên mới như Highland, Windows , Phúc Ban Mê và là sự gia nhập của chuỗi cửa hàng Starbucks, một thương hiệu với gồm 3000 quán cà phê khác nhau. Như vậy là tự Trung Nguyên đã để chỗ trống tạo cơ hội cho đối thủ cạnh tranh của mình xuất hiện
Hệ thống phân phối này chủ yếu phân bố ở các khu dân cư hẻo lánh do vậy doanh thu khá thấp .Như vậy , để thu hồi được số vốn đầu tư cho chuỗi hệ thống phân phối này thì Trung Nguyên phải mất thời gian khá dài. Diện tích mỗi cửa hàng chỉ tầm 20 – 40 m2 , do đó các cửa hàng này không hề có kho chứa hàng dự trữ . Điều này là bất cập khi các trung tâm phân phối của cửa hàng là qúa xa . Dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá , không đủ để cung cấp hàng hoá cho khách hàng một cách liên tục và đầy đủ . Số lượng mặt hàng của G7 Mart cũng chỉ hạn chế trong 200 -300 mặt hàng , mà phần lớn là hàng rẻ tiền nên doanh thu càng rất nhỏ . Tầm mỗi ngày 100 – 200 khách , mỗi khách hàng trung bình chỉ mua được 2 $ và doanh thu nhiều nhẩt một ngày có 200 – 300 $ .
Điểm yếu của hệ thống phân phối này là không thể thoả mãn cả hai nhu cầu của khách hàng . Người ta đi siêu thị không hẳn để mua hàng , mà để ngẳm hoặc để tham gia các tiện ích khác như : trò chơi điện tử ..Với sự phong phú về hàng hóa , với độ rộng của không gian và hàng trăm các tiện ích khác sẽ làm thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng . Còn người ta đi chợ vì được trả giá cho sản phẩm của mình mua . Thật thế , trả giá là một trong những ưu điểm mà siêu thị không thể so sánh với chợ .Trả giá để mua hàng đúng với giá thực là điều mà các bà nội trợ rất quan tâm. Tâm lý khách hàng ai cũng muốn mình mua được hàng hoá giá rẻ hơn so với người khác đối với cùng một loại sản phẩm. Đó chính là hai ưu điểm của chợ và siêu thị. Nhưng có lẽ hệ thống phân phối G7 Mart không thể đáp ứng hết nhu cầu trên. Vì không gian nhỏ hơn siêu thị , hàng hoá khôn phong phú thì không thể để ngắm và cũng không thể trá giá cho sản phẩm được .
Như vậy , Trung Nguyên từ ngày khởi nghiệp đến nay , đã có những thành công nhất định . Họ biết tận dụng những cơ hội của người tiên phong để tranh thủ sự ủng hộ của người tiêu dùng , nhưng tầm nhìn và sự quản lý không chặt lail làm cho những thành quả đó quay lại thách thức chính bản thân họ .
CHƯƠNG III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên.
I.Mục tiêu của việc hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên đến năm 2020
1.Xây dựng mạng lưới số một tại Việt Nam
Không chỉ dừng lại ở sản phẩm cà phê Trung Nguyên , với ý tưởng và kế hoạch táo đầy sáng tạo và táo bạo , Trung Nguyên trăn trở và suy nghĩ rất nhiều về hệ thống bán lẻ trong nước khi Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO. Từng là nhà sản xuất và là nhà phân phối sản phẩm Trung Nguyên rất rõ về thị trường phân phối sản phẩm và bán hàng trong nước . Từ đó Trung Nguyên đã lên kế hoạch cho sự ra đời của chuỗi hệ thống siêu thị bán lẻ G7 Mart . Sau hơn 2 năm tích cực chuẩn bị ngày 05.08.2006 hệ thống siêu thị G7 Mart chính thức khai trương.
Hệ thống phân phối truyền thống gồm các cửa hàng tạp hoá và khoảng 10 % hệ thống phân phối đã được hiện đại hoá đang đứng trước nguy cơ sụp đổ
Hệ thống G7 Mart nhằm nâng cấp hệ thống phân phối truyền thống , sẽ chuyển đối các cửa hàng tạp hoá đang hoạt động sang thành những cửa hàng tiện lợi G7 Mart . Cửa hàng G7 Mart chuẩn phải đạt diện tích 200 mét vuông được công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 đầu tư tài chính từ 50 – 200 triệu đồng . Hịên nay đã có 500 cửa hàng G7 chuẩn và hàng nghìn các cửa hàng G7 Mart thành viên hoạt động trên toàn quốc . Việc phân phối hàng sẽ không theo lối cũ . Nếu như trước kia mỗi nhà sản xuất lại có kênh phân phối riêng , thì giờ đây các trung tâm phân phối G7 sẽ là đầu mối cung cấp hàng hoá cho toàn bộ hệ thống bao gồm các cửa hàng G7 chuẩn và các cửa hàng thành viên. Cung cách này sẽ giảm bớt chi phí tốn kém , bớt đi nhiều khâu trung gian và hệ quả là người tiêu dùng được lợi bởi giá thành sản phẩm sẽ giảm. Về lâu dài , theo cách thức này tất cả các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng sẽ được chuyển trên một hệ thống , tạo ra sự chuyên nghiệp hoá cao.
2. Đưa cà phê Trung Nguyên chiếm lĩnh thị trường thế giới
“ Thế giới đã từng biết đến rượu vang Pháp , cà phê Columbia , sữa tươi Hoa Kỳ Chúng ta có quyền mơ một giấc mơ rằng cả thế giới phải biết đến cà phê Buôn Ma Thuật , thanh long Bình Thuận , vải thiều Thanh Hà Ở Trung Nguyên ,chúng tôi không chỉ tập hợp của những con người biết bán cà phê hay sản xuất cà phê mà là tập hợp của những con người tâm huyết , biết chia sẻ với cộng đồng , với mong ước tự ghi dấu ấn riêng của mình vào sự thay đổi của dân tộc của đất nước. Đó là những bộc bạch của Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ của doanh nghịêp cà phê Trung Nguyên .Với tiêu chí “ một Trung Nguyên toàn cầu” trong năm vừa qua Trung Nguyên đã xuất khẩu cà phê của mình ra nhiều quốc gia trên thế giới .
Thành công của Trung Nguyên tại thị trường Nhật Bản đã thật sự khẳng định cho ước mơ của Trung Nguyên. Cà phê rang của Trung Nguyên cũng có mặt trong các siêu thị và các cửa tiệm ở Mỹ , Đức , Đông Âu , Pháp , Nga . Không chỉ thành công ở thị trường quốc tế với mặt hàng cà phê rang , Trung nguyên thật sự gây bất ngờ cho các nhà doanh nghiệp khi tung ra sản phẩm cà phê hoà tan mang tên G7 vào tháng 11- 2003 . Tên gọi trong ý tưởng của Trung Nguyên là một cái tên dễ tiếp cận quốc tế nhưng không mang tính vọng ngoại mà mang tính chinh phục , chiếm lĩnh thị trường 7 nước phát triển .G7 chính thức đối đầu với các đại gia nước ngoài về cà phê hoà tan bằng “ Ngày hội cà phê hoà tan G7 “ tại Dinh Thống Nhất . Cuộc thử sản phẩm mang đến kết quả khá thú vị : 89% người tham gia chọn cà phê hoà tan G7 là sản phẩm yêu thích . Mục tiêu của Trung Nguyên không chỉ là chiếm lĩnh thị trường mà còn là đánh bại các “đại gia “ nước ngoài tại Việt Nam. Giấc mơ theo đuổi toàn cầu của Trung Nguyên mới chỉ đang ở những bước đầu nhưng sự ra đời của G7 đã gây rất nhiều khó khăn cho các đối thủ .
Khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường Mỹ thì Trung Nguyên đã biết chọn cho mình một phân khúc thị trường hợp lý . Trung Nguyên dùng chiến lược riêng , chiến lược đồng nhất , đồng nhất thiết kế bàn ghế , ly tách , màu sắc tranh ảnh , âm nhạc , trang phục , phong cách phục vụ ..theo phong cách “ khơi nguồn sáng tạo “
Trung Nguyên hoàn toàn tin tưởng rằng , cà phê hạt của Việt Nam thuộc hàng tốt nhất thế giới , nếu được chế biến bằng công nghệ hàng đầu thế giới nhưng lại có bí quýêt của phương Đông thì không có lý do gì cà phê Việt Nam không làm đắm say thế giới
3.Đem lai hiệu quả cho người bán lẻ và lợi ích cho người tiêu dùng
Với mục tiêu tạo ra một hệ thống phân phối đồng bộ và hiệu quả . Hệ thống phân phối G7 Mart sẽ tạo cơ hội cho khách hàng mua sản phẩm đúng giá với giá cạnh tranh hơn so với chợ và siêu thị . Do nguồn hàng cung cấp cho mỗi cửa hàng tiện lợi là do nhà sản xuất cung cấp trực tiếp không thông qua trung gian nên chi phí giảm đi rất nhiều.Hơn nữa, hệ thống của cửa hàng G7 Mart có quy mô nhỏ nhưng phân bố rộng khắp , khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy một cửa hàng ngay gần nơi mình sống .Bên cạnh đó , khách hàng cũng được hưởng những dịch vụ tiện ích và hiện đại từ cửa hàng nhờ sắp xếp một cách rất khoa học và hợp lý , cộng với môi trường thoáng mát và sạch sẽ tạo cảm giác thoải mái và yên tâm cho người mua hàng.
Về phần chủ cửa hàng thì có điều kiện nâng cấp cửa hàng của mình nhằm thu hút thêm khách hàng lân cận và địa phương , tăng lượng sản phẩm bán ra và có lợi nhuânj cao hơn nhờ nhận hàng trực tiếp với giá rẻ hơn từ nhà sản xuất
Còn về mục tiêu riêng chỉ đối với sản phẩm cà phê thì Trung Nguyên mong muốn Trung Nguyên phải là nơi cung cấp những giá trị văn hoá ,là môti trường : “Khơi nguồn sáng tạo ” , nơi hướng con người đến với những điều tích cực chứ không phải là nơi bán cà phê . Xây dựng hình ảnh Trung Nguyên mang đậm nét dân tộc , Trung Nguyên muốn đến quốc gia nào thì người dân ở nơi đó có cảm giác như đang nghỉ ngơi từ 10 – 15 phút trong một Việt Nam thu nhỏ Trước khi vào nước Việt Nam thật sự
4.Góp phần vào sự trỗi dậy của nền kinh tế nước nhà
Trung Nguyên là một trong những doanh nghiệp khởi xướng chương trình: “ Sáng tạo vì thương hiệu Việt ”vào năm 2002 với mục đích kêu gọi doanh nghiệp ý thức xây dựng về thương hiệu Việt, kêu gọi người tiêu dùng ủng hộ lựa chọn hàng hoá Việt.Tiếp đến năm 2003 , Trung Nguyên lại phát động chương trình :” Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam ”. Nếu như chương trình là một bước khởi đầu đánh động vào ý thức tiêu dùng hàng hoá Việt , thì chương trình tiếp theo là một bước cụ thể hơn về thương hiệu cho ngành nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam . Với các loại nông sản tiềm năng như gạo, hồ tiêu . cà phê , hạt điều , trái cây nhưng Việt Nam luôn tồn tại một nghịch lý là càng được mùa thì sản phẩm nông nghiệp càng bị mất giá , người nông dân luôn luẩn quẩn với bài toán về đầu ra cho sản phẩm .Trung Nguyên muốn nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm nông sản Việt Nam tự tin vươn ra thị trường thế giới .Theo tư tưởng của Trung Nguyên thì xây dựng thương hiệu nên gắn với các địa danh , vị trí địa lý của từng vùng là một cách tốt nhất để vẽ bản đồ nông sản Việt Nam trên thế giới góp phần thay đổi bộ mặt kinh tế của nước nhà
II. Phương hướng phát triển hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên.
1.Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đẳng cấp quốc tế
Theo kế hoạch công ty G7 Mart sẽ vận hành bộ máy nuôi dưỡng G7 Mart trong năm năm để nó trở thành bền vững . Khi mới khai trương , hệ thống phân phối này có 500 cửa hàng chuẩn ,10.000 thành viên và 70 nhà phân phối . Tuy nhiên hịên tại thành viên đăng ký tham gia của hệ thống cửa hàng chuẩn của hệ thống đã lên đến con số 200 . Kế hoạch của công ty là hình thành một Viện đào tạo về logistic , quản lý tài chính và kỹ năng bán lẻ cho những thành viên . Phương hướng của công ty là tạo cho Việt Nam một hệ thống phân phối hiện đại nên yêu cầu về nhân viên công ty cũng phải chuyên nghiệp và năng động. Để chuyên môn hoá quá trình phân phối chiều ngày 9.8 công ty đã ký với Microsoft bản cung cấp bản quyền sử dụng hợp pháp,
Theo bản nghi nhớ này , G7 Mart sẽ tiêu chuẩn hoá hệ thống công nghệ thông tin của mình với các sản phẩm phần mềm Microsoft chính hãng . Đây là quyết định hợp pháp hoá phần mềm Windows cho trụ sở chính của G7 Mart và sử dụng giải pháp Microsoft Dynamics là giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin cho gần 500 cửa hàng G7 tại Việt Nam . Đây là động thái giúp tập đoàn bán lẻ lớn nhất Việt Nam đơn giản và tự động hoá hệ thống tài chính , quản lý mối quan hệ với khách hàng , các đối tác của mình .
Hơn thế nữa giải pháp này sẽ là công cụ , giải pháp hỗ trợ phù hợp và hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh của G7 . Việc sử dụng bản quyền hợp pháp là một điển hình trong việc tuân thủ quyền quỳên sở hữu trí tuệ trong khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam.
2.Giữ vững hệ thống phân phối tiêu dùng tại thị trường hiện có
Dựa trên nền tảng nhân lực, tài lực và giá trị thương hiệu , Trung Nguyên đã thành lập Công ty cổ phần G7 Mart . Định hướng chiến lược kinh doanh của G7 Mart là : phát triển nhanh chóng mạng lưới phân phối dựa trên nền tảng hệ thống phân phối , đại lý và các cửa hàng sẵn có trên thị trường , xây dựng hệ thống quản lý hậu cần vững mạnh để vận hành hệ thống , sắp xếp các ngành hàng nhằm phát huy năng lực hoạt động của từng nhà phân phối , hợp sức với nhà sản xuất khả năng giao hàng và lưu kho.
Đây là một hệ thống phân phối mới mẻ , hiện đại vá rất thành công trên thế giới . Với tổng số vốn đầu tư lên tới 395 triệu USD , tham vọng của G7 Mart là phải giữ “động mạch chủ” của hệ thống phân phối trong nước.
Kể từ năm 2000 ,nhiều tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đã xâm nhập vào thị trường bán lẻ Việt Nam. Nhiều thương hiệu đã mở rộng rất nhanh và trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước . Nhiều chuyên gia thị trường cho rằng , hệ thống phân phối nội địa ở Việt Nam đang có nguy cơ rơi vào tay các tập đoàn nước ngoài . Với tổng doanh số tiêu dùng năm 2005 lên tới 21 tỷ USD , thị trường bán lẻ Việt Nam đanhg là mảnh đất đầy hấp dẫn với các tập đoàn đa quốc gia .
Chính vì vậy G7 Mart tung ra thị trường vào thời điểm này có tầm quan trọng rất lớn để giữ vững “động mạch chủ “ cho hệ thống phân phối Việt Nam.
3.Phát triển hệ thống phân phối nội địa thông suốt
Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong những lĩnh vực trồng , chế biến , xuất khấu cà phê , kinh doanh bất động sản , chăn nuôi và truyền thông .Hiện nay , tập đoàn đã bao gồm các công ty : công ty Cổ phần Tm và Dịch vụ G7 , công ty Việt Nam Global Gateway , công ty bán lẻ truyền thông Nam Việt và các công ty sản xuất cà phê
Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt , bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành từ nay đến 2010 , song lĩnh vực chủ đạo của tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê
Để thực hiện điều đó Trung Nguyên đã đầu tư gần 400 triệu USD để cải tiến và xây dưng hệ thống phân phối G7 Mart hiện đại và đồng bộ trải khắp 64 tỉnh thành trong cả nước. Hệ thống này thông suốt đảm bảo cho hàng hoá lưu thông một cách thuận tiện và nhanh chóng.
4.Chủ động liên kết đưa hàng hoas trong nước ra thị trường thế giới
Công ty TNHH cà phê Trung Nguyên đã nỗ lực tìm kiếm nhiều con đường xuẩt khẩu sản phẩm ra bên ngoài thông qua hợp tác nhượng quỳên , xuất khẩu tiểu ngạch với các Việt Kiều. Tuy nhiên , công ty cũng nhận ra rằng các nhà sản xuất trong nước cần phải có một cơ chế hợp tác cùng nhau mang hàng hoá và thương hiệu ra nước ngoài theo phương châm tự cung tự cấp
Xây dựng một hệ thống phân phối “ Made in Viet Nam” với tham vọng trở thành đối trọng với hệ thống của các tậ đoàn nước ngoài và vươn ra thị trường thế giới , nhóm nghiên cứu dự án G7 Mart đã mất đến 2 năm với 4 lần lao thẳng vào tổng hành dinh của hệ thống cửa hàng tiện lợi lớn nhất của Thái Lan
G7 Mart của Trung Nguyên được xem như là phương án giải quyết bài toán phân phối trong nước và là cơ chế tập hợp các nhà sản xuất Việt Nam để phục vụ cho dự án nhà phân phối Việt Nam , nhằm giải quyết khó khăn của các nhà sản xuất Việt Nam khi mang hàng hoá thương hiệu ra nước ngoài .
Trong cuộc chiến toàn cầu hoá , các nhà sản xuất Việt Nam sẽ không có lợi thế nếu dại dột dùng phương pháp đối thủ để chống lại đối thủ . Điều quan trọng là phải biết dùng vũ khí - thế mạnh riêng của mình để chống lại đối phương . Phải đưa sức mạnh đoàn kết để chiến thắng
III.Giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên
1, Giải pháp về nguồn nhân lực
Yếu tố con người luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong bất kỳ một doanh nghiệp nào khi muốn phát triển tốt hơn.Hiểu được vấn đề đó Trung Nguyên hểt sức quan tâm đến phát triển nhân tài cho doanh nghiệp cuả mình. Trung Nguyên đã tài trợ cho rất nhiều những sinh viên nghèo vượt khó . Hơn thế nữa Trung Nguyên còn kêu gọi những người có tâm huyết trong và ngoài nước , kiều bào các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thương mại , tư vấn quản lý , đầu tư phát triển nguồn nhân lực và những lĩnh vực khác cùng tham gia xây dựng hệ thống phân phối tạo nên một thị trường bán lẻ đủ sức cạnh tranh với những tập đoàn nước ngoài.
Trước tình hình giá cả leo thang ảnh hưởng đến cuộc sống của công nhân viên. Trung Nguyên hiểu được những khoa khăn trong đời sống của họ nên công ty cà phê Trung Nguyên đã tăng phụ cấp cho công nhân .
Hiên nay , mức lương của công nhân chỉ tầm 900 ngàn đồng / tháng . Đây thật sự là khó khăn đối với đời sống của công nhân. Trung Nguyên đã tăng phụ cấp 210.000 đồng/ người/ tháng. Thật sự là tín hiệu đáng mừng khi Trung Nguyên luôn biết lắng nghe và trăn trở đối với những khó khăn của những lao động trong công ty mình.
2.Giải pháp về nguồn vốn
Giải pháp cho hệ thống phân phối của Trung Nguyên về nguồn vốn là tập hợp liên kết các cửa hiệu và đại lý . Công ty sẽ nâng cấp hệ thống phân phối từ cửa hàng tạp hoá thành thành cửa hàng tịên lợi , đại lý , nhà phân phối trở thành trung tâm phân phối . Với giải pháp náy Trung Nguyên sẽ giảm chi phí của hệ thống phân phối khi không thông qua tầng trung gian.Tận dụng nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau .
Hệ thống phân phối cửa hàng tiện ích của Trung Nguyên hiện nay đã trải rộng ra 64 tỉnh thành trong cả nước. Để cho hệ thống các cửa hàng tiện ích này luôn hoạt động hiệu quả và đúng theo yêu cầu mà mô hình đã đưa ra Trung Nguyên luôn giám sát một cách trặt chẽ và trao đổi thường xuyên với khách hàng để tìm kiếm thông tin và tìm hiểu những sai sót của cửa hàng tiện ích.
Chủ yếu các cửa hàng tiện ích của Trung Nguyên nằm ở trung tâm dân cư mới , khu đông dân nên Trung Nguyên đưa ra giải pháp quản lý các cửa hàng này theo phương thức hiện đại là trang bị hệ thống thanh toán tiện lợi , cung cấp hệ thống nhận diện , huẩn luyện phương thức bán hàng hiện đại , cung cấp giải pháp chuẩn hoá trong khu trưng bày hàng , hệ thống quản lý bán lẻ , hệ thống bảng hiệu quảng cáo , đầu tư tài chính , huấn luyện kỹ năng và cung cấp giải pháp bàn hàng chuyên nghiệp, áp dụng các phần mềm, giải pháp IT trong quản lý hàng hoá
Ngoài ra các cửa hàng này còn nằm chính giữa các ngã 3 , ngã 4 , của nội bộ các khu trung cư , gần bệnh viện, bến xe gần chợ . Tạo cho các cửa hàng này luôn đảm bảo được doanh thu ổn đinh vì nằm ở các vị trí trung tâm thu hút nhiều khách hàng
Hơn thế nữa , Công ty cổ phần Trung Nguyên và Công ty Cổ phần TM&DV G7 đàn ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và Singapore. Trung Nguyên là một thương hiệu nổi tiếng và phát triển bền vững nên khi Trung Nguyên lên sàn giao dịch chứng khoán chắc chắn sẽ tập hợp được nhiều nguồn vốn
Với ý tưởng tạo cho Việt Nam một ấn tượng riêng đặc trưng cho cà phê Việt Nam và cũng là một giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê Trung Nguyên đã đưa ra dự án “ Thiên đường cà phê ” tại Buôn Ma Thuật .Nhận thấy,nước ta là nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới nhưng giá trị quá thấp, trong khi nhiều nước không làm ra hạt cà phê nào nhưng lại được hưởng phần giá trị gia tăng rất cao từ cà phê. Là do chúng ta lạc hậu. Lạc hậu từ tập quán của người sản xuất đến hệ thống thu mua, chế biến cũng như kinh doanh, xuất khẩu. Mục tiêu đầu tiên mà “thiên đường cà phê” này hướng tới là tạo ra một thương hiệu cà phê quốc gia số 1 thế giới. Tại đây sẽ áp dụng triệt để nhất Bộ Nguyên tắc chung cho Cộng đồng cà phê, gọi tắt là 4C (Common Code for the Coffee Comunnity) nhằm xây dựng một ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê nhân bền vững. Công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại sẽ được áp dụng và phổ cập nhằm tối ưu hóa chuỗi giá trị cà phê từ khâu giống, trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến thô, chế biến thành phẩm, làm thương hiệu, hậu cần, kho vận... Huyền thoại về vùng đất bazan màu mỡ được tạo lập trong quá trình vận động địa chất 160 triệu năm, những yếu tố văn hóa, tâm linh, dưỡng sinh đặc sắc của Tây Nguyên cũng sẽ được "đóng gói" vào thương hiệu cà phê quốc gia nhằm tăng giá trị thương phẩm. Người nông dân vừa tuân thủ quy trình kỹ thuật (4C), vừa tuân thủ một quy trình về văn hóa với những nghi thức nhằm gửi gắm tình cảm, sự cầu mong sáng tạo, thành công và hạnh phúc đến những người thụ hưởng cà phê cuối cùng. Làm được điều đó thì chắc chắn sẽ tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm, tạo nên một sản phẩm hàng đầu cả về mặt lý tính lẫn cảm tính. . Bởi sản phẩm được tạo ra bởi tâm huyết bao giờ cũng là những sản phẩm tốt. Từ đó, tăng thu nhập cho nông dân, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp và tăng nguồn thu cho ngân sách. Và một sàn giao dịch cà phê cũng như các mặt hàng nông sản có giá trị khác cũngsẽ là một phần quan trọng trong dự án tổng thể của "thiên đường cà phê". Do được hình thành dựa trên sự đồng thuận, cam kết cùng hành động vì lợi ích chung của các quốc gia trồng cà phê như Việt Nam, Brazil, Indonesia,... và các quốc gia có tiềm lực tài chính, kho vận, công nghệ như Nhật Bản, Singapore; nên đây sẽ là một sàn giao dịch vì nông dân các nước đang phát triển, không giống như các sàn giao dịch tại London, New York, chủ yếu vận hành để bảo vệ lợi ích của những nước phát triển không sản xuất nông nghiệpMột bảo tàng cà phê cùng với sự phát triển của nhân loại - nơi nêu bật vai trò của cà phê với sự sáng tạo, sự phát triển của loài người; một viện nghiên cứu cà phê tầm cỡ, bên cạnh đó là tất cả các loại quán cà phê, tất cả các phong cách uống cà phê trên thế giới, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Nam Mỹ, từ cà phê vỉa hè.
“Thiên đường cà phê ” ra đời không những là giải pháp cho Trung Nguyên khi tai đây doanh nghiệp có thể giới thiệu chất lượng sản phẩm được tiêu chuẩn hóa quốc tế mà còn là một phương pháp để đóng góp cho nền kinh tế nước nhà nói chung.
KẾT LUẬN:
Cùng với xu thế phát triển , nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình về mọi mặt của đời sống xã hội . Kinh tế Việt Nam có những bước thăng trầm theo thời gian từ một nền kinh tế lạc hậu nghèo nàn do chiến tranh tàn phá ,và giai đoạn nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp , hiện nay là nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã làm cho thị trường hàng hoá ngày càng phong phú và cũng tạo ra nhiều thách thức cho thị trường bán lẻ Việt Nam .Doanh nghiệp cà phê Trung Nguyên cũng không nằm ngoài sự vận động này. Qua quá trình tìm hiếu và phân tích em nhận thấy rằng để hoà nhập với sự chuyển mình chung của nền kinh tế nước nhà , Trung Nguyên cũng đã tự phấn đấu và hoàn thiện hơn hệ thống phân phối của mình. Đặc biệt là sự ra đời của hệ thồng phân phối G7 Mart là một giải pháp cho hệ thống phân phối có nguy cơ sụp đổ của Việt Nam.
Tuy đã rất cố gắng để thay đổi và hoà nhập nhưng trong quá trình hoàn thiện hệ thống phân phối của mình Trung Nguyên vẫn không tránh khỏi những khuyết điểm. Đó là sự phát triển quá ồ ạt và không nhất quán dẫn đến tình trạng mất kiểm soát những cửa hàng của chính mình
Nhưng nói chung , đó cũng là những giai đoạn mà không một doanh nghiệp nào muốn phát triển và có chỗ đứng trên thị trường lại không từng trải qua.Con đường dẫn đến thành công nào cũng phải trải qua giai đoạn thất bại để rút ra những bài học và kinh nghiệm.
Để bước tiếp và nuôi ước mơ trở thành hệ thống phân phối số một tại Việt Nam, Trung Nguyên đã và đang không ngừng triển khai những kế hoạch của mình.Chủ động liên kết , đưa thương hiệu Việt ra thế giới và không ngừng sáng tạo luôn là phương châm mà Trung Nguyên đã, đang và sẽ thực hiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Kinh tế thương mại
2, Giáo trình Marketing căn bản
3, Trang web : Trung Nguyên Corporation .com.vn
4, Thời báo kinh tế Việt Nam
5,Báo điện tử VietNamNet
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6170.doc