Đề tài Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty sứ Thanh Trì

Hiện nay, đơn gía tiền lương tại Công ty tính dựa vào hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Hao phí lao động cho các bộ phận lại dựa vào số lao động trong các đơn vị đó và số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian mà không tính hao phí cho từng sản phẩm. Cách này rất dễ tính toán, không mất nhiều thời gian để khảo sát nhưng có nhược điểm là việc định mức không được chính xác cho tất cả các bộ phận sản phẩm. Vì nếu số lượng lao động không đổi, sản phẩm thay đổi nhiều khi không phải tính hao phí lao động tăng lên hay giảm đi mà có thể do thiết bị công nghệ thay đổi. Mặt khác, cách tính này gây khó khăn cho việc xác định thực hiện mức của mỗi người lao động và của các công đoạn trong quá trình sản xuất. Do vậy, để tính toán hao phí lao động cũng như tính đơn giá một cách chính xác, Công ty nên tiến hành khảo sát hao phí lao động bằng phương pháp chụp ảnh, bấm giờ cho các sản phẩm mang tính chất đặc trưng nhất kết hợp với phương pháp thống kê kinh nghiệm để định mức cho các sản phẩm. Phương pháp này đảm bảo tính chính xác của mức lao động và việc thực hiện mức lao động có thể dễ dàng kiểm tra và đánh giá. Nhưng phương pháp này đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức nếu chuẩn bị không chu đáo thì chất lượng mức không cao.

doc83 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại công ty sứ Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t/sp 14,25 8 X 60 Số sản phẩm/ca: = 33 SP/ca Bước 4: Lập kế hoạch sản phẩm năm, định biên lao động, kế hoạch quĩ lương, đơn giá tiền lương kế hoạch. Căn cứ vào kết quả kinh doanh năm trước, các định mức kỹ thuật đợc ban hành để lập kế hoạch năm nay, rồi định biên lao động cho các phân xưởng, bộ phận phòng ban. Các sản phẩm khác được qui đổi dựa trên hệ số của sản phẩm bệt. Stt Tên sản phẩm bệt Hệ số qui đổi 1. Bệt 1 2. Két + Nắp 0,65 3. Chậu 0,75 4. Chân 0,5 5. Sản phẩm khác 0,55 Nguồn: Phòng kỹ thuật - KCS Tổng quĩ lương tháng Tổng sản lượng bệt qui đổi Đơn giá tiền lương kế hoạch = Sau đó phân bổ đơn giá cho các sản phẩm dựa vào hệ số qui đổi của từng loại. Tính đơn giá chi tiết cho từng loại sản phẩm dựa vào đơn giá vừa phân bổ Đơn giá trả trực tiếp cho cán bộ công nhân viên ( 75% đơn giá kế hoạch ) Đơn giá tiền lương được sử dụng như sau: 60% đơn giá tiền lương trả cho công nhân công nghệ 10% trả cho công nhân phục vụ 30% trả cho cán bộ quản lý Qua quá trình định mức tại công ty ta thấy công ty đã có áp dụng phương pháp phân tích vào công tác định mức, có sự kết hợp giữa phương pháp so sánh điển hình và phương pháp phân tích khảo sát, tuy nhiên trong công tác định mức tại công ty còn tồn tại một số nhược điểm, làm ảnh hưởng đến không phù hợp đối với người lao dộng là: - Do việc tiến hành khảo sát bấm giờ các bước công việc tiến hành chưa triệt để theo thời gian đã qui định. - Do tiến hành khảo sát dựa trên kinh nghiệm, không chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng tới công tác định mức như nhân tố về tâm sinh lý người lao động, yếu tố kinh tế, xã hội. - Trước khi tiến hành định mức không có sự sắp xếp lại quá trình sản xuất cho phù hợp để hạn chế loại bỏ các thao tác không cần thiết, giảm thời gian lãng phí trong quá trình làm việc ở thời kỳ trước. - Việc phân chia các bước công việc điển hình chưa chính xác, chủ yếu dựa trên hệ số qui đổi theo sản phẩm bệt. - Trong quá trình tiến hành định mức không có sự thảo luận với người lao động về mức qui định, mà chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của mìnhvà công suất thiết kế của máy móc thiết bị hiện đại. Chính từ các nguyên nhân trên đẫn đến tại công ty mức hiện nay là cao hơn so với khả năng thực hiện, khiến người lao động phải làm thêm giờ để hoàn thành mức của mình. Định mức hao phí thời gian và đơn giá của một số sản phẩm Stt Bộ phận/SP Hao phí (giờ) Đơn giá SP (đ/sp) I. Nguyên liệu 1. Bệt VI1T 0,059 285 2. Két VI15 0,07 335 3. Xí xổm ST 4 0,038 184 II. Đổ rót 1. Bệt VI1T 0,894 5160 2. Két VI15 0,242 1396 3. Xí xổm ST4 0,333 1621 III. Nghiền men 1. Bệt VI1T 0,037 196 2. Két VI15 0,033 176 3. Xí xổm ST4 0,022 118 IV. Kiểm tra mộc 1. Bệt VI15 0,102 541 2. Két VI15 0,057 299 3. Xí xổm ST4 0,031 166 2.2. Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc: Tổ chức phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên quan trọng đồng thời diễn ra trong suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm. Do đặc điểm của công ty là sản xuất theo dây chuyền công nghệ nên công ty không chú ý nhiều đến việc tổ chức nơi làm việc, chủ yếu tổ chức nơi làm việc do người lao động tự sắp xếp cho hợp lý, dưới sự hướng dẫn của tổ trưởng và qui định về số lượng lao động trong tổ đó . Điều này cũng có ưu điểm là kích thích khả năng sáng tạo của người lao động, tuy nhiên như vậy cũng có nhược điểm là nếu việc bố trí của người lao động hợp lý thì điều này sẽ làm tăng năng suất lao động, còn ngược lại sẽ làm giảm năng suất lao động và khó tìm được biện pháp tổ chức lại nơi làm việc cho hợp lý. Công tác phục vụ nơi làm việc tại công ty, do đặc điểm của công ty là sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc nên công ty đang áp dụng hình thức phục vụ phân tán, không thành lập các trung tâm phục vụ mà chủ yếu khi có nhu cầu phục vụ thì đáp ứng, do vậy tại các phân xưởng sản xuất hay bị thiếu nguyen vật liệu mà lượng lao động phục vụ là tương đối nhiều, do vậy dẫn đến lãng phí người lao động và không sử dụng hết công suất của máy móc thiết bị. VD: Tại tổ đổ rót của công ty có 17 người lao động thì có dến 2 lao động phục vụ cho tổ. Nhưng vẫn xảy ra tình trạng thiếu nguyên vật liệu tại công ty do công ty chưa có kế hoạch phục vụ một cách hợp lý. Theo kết quả điều tra tại phân xưởng nghiền men có 13 người thì chỉ có: 7 người có đầy đủ áo mũ và khẩu trang khi làm việc 6 người thiếu khẩu trang, hoặc mũ bảo hiểm. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kết quả làm việc của người lao động và sức khoẻ của họ. Tuy nhiên, công tác vệ sinh tại công ty thực hiện tương đối tốt với nguyên vật liệu được đưa tới tận nơi bằng các xe goòng và gía đỡ, tại nơi làm việc hệ thống đèn điện được trang bị đầy đủ, không bị thiếu ánh sáng, công tác phục vụ nhu cầu sinh hoạt tương đối tốt, điều này có tác dụng rất tốt đối với người lao động, họ làm việc thoải mái, năng suất lao động tăng lên. 2.3. Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm: Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm tại công ty rất được coi trọng, hoạt động kiểm tra luôn được tổ kỹ thuật - KCS tiến hành thường xuyên trong quá trình sản xuất từ khi nhập nguyên vật liệu vào công ty , nguyên vật liệu phải được tổ KCS kiểm tra chất lượng trước khi được đưa vào công ty. Trong quá trình sản xuất sản phẩm các nhân viên trong tổ KCS được phân công đến các phân xưởng sản xuất, các bước công việc để kiểm tra chất lượng của từng bước công việc, từ bước chế tạo hồ, tạo hình, sấy mộc, hoàn thiện, phun men, dán chữ cho đến phân loại hoàn tất sản phẩm. Để tiến hành kiểm tra đạt hiệu quả tổ KCS dựa vào một số chỉ tiêu theo qui định về chất lượng sản phẩm như: Tổ đổ rót: Có qui định về khối lượng sản phẩm hồ cho mỗi loại sản phẩm nhất định: ã Sản phẩm bệt: 10kg/sp ã Sản phẩm chậu rửa: 5kg/sp Tổ chế tạo hồ: Có qui định về tỉ lệ các loại nguyên liệu có trong thành phần hồ: ã Đất sét: 40% ã Cao lanh: 25% ã Tràng thạch: 15% ã Quarz: 20% Tại tổ phun men có qui định về chất lượng phun men: ã Bọt khí: Qui định về số bọt khí/bề mặt sp ã Lỗ khí: Qui định về số lỗ khí/bề mặt sp ã Độ nhẵn: Qui định về độ nhẵn đạt 90 á 100% Đồng thời dựa vào chỉ tiêu về chất lượng của sản phẩm : Stt Chỉ tiêu Đơn vị Thông số Độ hút nước % 0,1- 0,5 Độ ẩm G/cm3 2,35 - 2,4 Cường độ chịu nén Kg/cm3 4000 Khả năng chịu tải Kg/sp Xí bệt >300 Chậu rửa >150 Nguồn : Phòng kỹ thuật - KCS Tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm tra chất lượng sản phẩm vẫn chưa đạt yêu cầu, sản phẩm không đạt tiêu chuẩn về chất lượng tuy khối lượng là rất nhỏ xong vẫn còn những sản phẩm khi nung bị nứt do việc kiểm tra nhiên liệu và việc pha trộn nhiên liệu không đúng kỹ thuật. Như vậy, công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm tại công ty hiện nay là chưa tốt, công ty cần có biện pháp khắc phục như nâng cấp máy móc thiết bị hoặc tiến hành bồi dưỡng trình độ cho các cán bộ công nhân viên trong tổ KCS để khắc phục tình trạng trên. 2.4. Công tác giáo dục ý thức, tinh thần trách nhiệm cho người lao động: ý thức, tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với công việc không những ảnh hươngr đến chất lượng sản phẩm, an toàn lao động mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của người lao động . Việc giáo dục tinh thần làm việc tại công ty Sứ Thanh Trì đã được thực hiện rất tốt thông qua các tổ trưởng sản xuất, kết hợp với qui chế và hình thức kỷ luật tại công ty, năng suất lao động, ý thức làm việc gắn liền với tiền lương của người lao động, thông qua việc phân loại lao động A,B,C. Tuy nhiên việc tiến hành phân loại lao động cũng còn rất khó kiểm soát, khó chính xác tuyệt đối. 3. Phân tích các chế độ trả lương theo sản phẩm tại công ty sứ Thanh Trì: 3.1. Qui chế trả lương theo sản phẩm ở công ty: Hình thức trả lương theo sản phẩm ở công ty Sứ Thanh Trì đang áp dụng hai chế độ trả lương theo sản phẩm là: chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể. Tuỳ theo tính chất của sản phẩm làm ra (được phân theo mức độ phức tạp của công việc) mà áp dụng chế độ trả lương cho từng tổ: Chế độ trả lương trực tiếp sản phẩm cá nhân trả cho các tổ: Cân, nghiền, đổ rót, trộn, sấy mộc, phun men, lò nung... Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể trả cho các tổ: Bộ phận nguyên liệu, khuôn mẫu, tổ bốc xếp. Ngoài lương theo đơn giá sản phẩm công ty còn áp dụng lương xếp loại theo phân loại A,B,C theo kết quả bình chọn hàng tháng đối với từng người lao độngtrong công ty. í Các chỉ tiêu để xếp loại lao động A,B,C:Có 4 chỉ tiêu để xếp loại 1. Hoàn thành khối lượng và chất lượng công việc được giao. 2. Thực hiện đúng định mức vật tư, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động. 3. Đảm bảo số giờ công, ngày công theo qui định. 4. Chấp hành đúng nội qui, qui chế của đơn vị. í Tiêu chuẩn xếp loại: Loại A: Thực hiện đủ 4 chỉ tiêu trên Loại B: Thực hiện thiếu 1 chỉ tiêu: Hoặc 2, hoặc 3, hoặc4. Loại C: Thực hiện thiếu 2 chỉ tiêu hoặc thiếu một chỉ tiêu thứ nhất. í Không xếp loại lao động trong các trường hợp sau: 1. Không hoàn thành nhiệm vụ, công việc được giao. 2. Đạt năng suất chất lượng quá thấp, dưới 50% so với kế hoạch (không áp dụng với người làm sản phẩm mới) 3. Làm hư hỏng, mất mát thiết bị, vật tư gây thiệt hại cho công ty. 4. Làm mất an toàn cho bản thân và người khác. 5. Nghỉ việc tự do nhiều ngày. Tuỳ theo mức độ vi phạm và thiệt hại, ngoài việc cắt thưởng còn bị phạt bồi thường thêm hoặc xử lý kỷ luật khác. í Qui định chế độ thưởng phạt theo phân loại lao động A,B,C: Loại A: Tính bằng 25% * Lương đơn giá Loại B: Tính bằng 25% * Lương đơn giá * 0,6 Loại C: Tính bằng 25% * Lương đơn giá * 0,3 3.2. Các chế độ trả lương theo sản phẩm tại công ty: 3.2.1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: - Đối tượng áp dụng: Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân áp dụng đối với các tổ đội sản xuất có tính chất không phức tạp, thời gian sản xuất nhỏ: tổ nghiền men, tổ đổ rót, tổ sấy, phun men...Các công việc này có tính độc lập, đơn chiếc, có thể tính riêng cho từng người dựa trên đơn giá của từng loại sản phẩm và số lượng sản phẩm hoàn thành. - Cách tính đơn giá: ĐGi = Li x Mtg Trong đó: ĐGi: Là đơn giá của sản phẩm i Li: Là mức lương cấp bậc công việc i (áp dụng theo nghị định 197/CP ngày 31/12/1994) Mtg: Là mức thời qui định hoàn thành công việc i Như vậy: Tiền lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân được tính theo công thức sau : Lcn = S ĐGix Qi Trong đó: Lcn: Tiền lương của công nhân ĐGi: Đơn giá của sản phẩm i ( i=1ữ n ) Qi: Số lượng sản phẩm i VD : Lương tháng 2/2004 của tổ đổ rót được tính như sau: Căn cứ vào phiếu chấm công, phiếu xác nhận công việc, sản phẩm hoàn thành của từng người kết hợp với đơn giá sản phẩm, kế toán trưởng lập đơn giá cho từng bộ phận, phân xưởng. VD : Công nhân Dương Văn Hải trong tháng 2 hoàn thành 141 sản phẩm bệt VI5 với đơn giá 5160(đ/sp) và 120 sản phẩm bệt VI55 cũng với đơn giá 5160(đ/sp). Như vậy lương tháng 2 của anh Hải là: L = ( 141 x 5160 ) + ( 120 x 5160 ) = 1.346.760đ Tháng 2 công nhân Hải được xếp loại A do hoàn thành nhiệm vụ nên: Lương xếp loại: 25% x 1.346.760đ= 336.690đ Do anh Hải là tổ trưởng nên có thêm lương phụ cấp trách nhiệm với hệ số 0,21 ứng với : 290.000 C 0,21 = 60.900đ. Như vậy tổng lương của anh Hải trong tháng 2 là: 136.760 +336.690 + 60.900 = 1.744.350đ Các khoản phải giảm trừ trong tháng gồm: BH = 290.000 x 3073 x 6% = 64.902đ KPCĐ = 1744.350 x 1% = 17.443đ Tạm ứng = 400.000đ Trích tiết kiệm = 100.000đ Do đó số tiền cuối tháng được lĩnh là : 1.744.350 - 17.443 - 64.902 - 400.000 - 100.000 = 1.162.005đ Đối với công nhân Trần Quốc Anh đã hoàn thành được 244 sản phẩm bệt VI66 với đơn giá 4872đ/sp nên: Lương sản phẩm tháng 2 là : 244 x 4872 = 1.188.768đ Lương xếp loại A = 25% x 1.188.768đ = 297.192đ Do đó tổng lương tháng 2 của cn Anh là: 1.188.768 + 297.192 = 1.485.960đ Các khoản giảm trừ trong tháng gồm: BH = 290.000 x 1,92 x 60% = 33.408đ KPCĐ = 1.485.960 x 1% = 14.859đ Tạm ứng = 400.000đ Trích tiết kiệm = 100.000đ Như vậy số tiền còn được lĩnh cuối tháng của cn Anh là: 1.485.960 - 33.408 - 14.859 - 400.000 - 100.000 = 937.693đ Tương tự, với công nhân Lương Công Luyện, trong tháng đã làm được 350 sp ST8 với đơn giá là 3.228(đ/sp) và 48 sản phẩm két VI38 với đơn giá 1729(đ/sp) nên có lương tháng 2 là: L = (350 x 3228) + (48 x 1729) = 1.212.792đ Lương xếp loại A = 1.212.792 x 25% = 303.198đ Do đó tổng tiền lương của anh Luyện trong tháng 2 là: 1.212.792 + 303.198 = 1.515.990đ Với các khoản phải trừ trong tháng như sau: BH = 290.000 x 1.72 x 6% = 29.928đ KPCĐ = 1.515.990 x 1% = 15.159đ Tạm ứng = 400.000đ Trích tiết kiệm = 100.000đ Số tiền còn lĩnh trong tháng 2 là: 1.515.990 - 29.928 - 15.159 - 400.000 - 100.000 = 973.935đ 3.3.2 Lương sản phẩm tập thể: - Đối tượng áp dụng: Lương sản phẩm áp dụng đối với những công việc có tính phức tạp đòi hỏi phải có sự kết hợp của nhiều người, thời gian dài. Tại công ty hiện áp dụng chế độ tiền lương sản phẩm tập thể đối với các bộ phận như: Bộ phận nguyên liệu, khuôn sản xuất khuôn mẫu, bốc xếp. - Cách xác định đơn giá: SLi Q ĐG = Trong đó : - ĐG: Đơn giá sản phẩm của tổ - SLi: Tổng lương cấp bậc công việc của cả nhóm - Q: Số sản phẩm làm ra của cả nhóm. - i = 1án - Cách chia lương cho các cá nhân trong tổ trong tổ: Chia lương theo phương pháp giờ - hệ số: Lt STi.Hi Lcni = Trong đó : Lcni: Tiền lương sản phẩm của công nhân i Lt: Tổng tiền lương sản phẩm tập thể Ti: Thời gian làm việc thực tế của công nhân i Hi: Hệ số cấp bậc kỹ thuật của công nhân i i = 1án VD : Cách tính lương ở tổ khuôn mẫu Trên cơ sở tính đơn giá, số lượng khuôn hoàn thành trong tháng, kế toán lập bảng lương thanh toán và tiến hành chia lương cho từng người trong tổ. Với công nhân Lương Văn Bình có ngày công thực tế là 25, bậc lương 1, lương cả tổ theo đơn giá trong tháng là 6.254.700đ Thì lương sản phẩm trong tháng 2 là:6.254.700 x 1 x 25 133,5 L = = 1.171.292đ Lương xếp loại A = 25% x 1.171.292 = 292.823đ Anh bình là tổ trưởng nên có thêm phụ cấp trách nhiệm: 60.900đ Vậy tổng lương của anh Bình là: 1.171.292 + 292.823 + 60.900 = 1.152.015đ Các khoản giảm trừ trong tháng: BH = 290.000 x 2033 x 6% = 40.542đ KPCĐ = 1.152.015 x 1% = 15.250đ T ạm ứng= 400.000đ Trích tiết kiệm = 100.000đ Do đó trong tháng 2 anh Bình còn được lĩnh là: 1.152.015 - 40.542 - 15.250 - 400.000 - 100.000 = 969.223đ Tương tự đối với công nhân Vũ Đức Thịnh là: 133.5 6.254.700 x 1 x 23 L = = 1.077.589đ Lương xếp loại B = 0.25 x 1.077.589 x 0.6 = 161.638đ Vậy tổng lương trong tháng 2 của anh Thịnh là : 1.077.589 + 161.638 = 1.239.227đ Các khoản giảm trừ trong tháng: BH = 290.000 x 1.72 x 6% = 29.928đ KPCĐ = 1.239.227 x 1% = 12.392đ Tạm ứng = 400.000đ Trích tiết kiệm = 100.000đ Vậy lương còn lĩnh của anh Thịnh trong tháng 2 là: 1.239.227 - 29.928 - 12.392- 400.000 - 100.000 = 696.907đ 3.3. Ưu nhược điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm: 3.3.1. Ưu điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân và chế độ trả lương sản phẩm tập thể: - Đối với chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: Chế độ trả lương này tương đối rõ ràng dễ hiểu thúc đẩy được người lao động tích cực làm việc tăng năng suất lao động, tiền lương của người lao động gắn liền sới số sản phẩm họ làm ra, do đó đây là động lực để họ làm việc và tăng tính sáng tạo của họ. Với chế độ lương này tạo điều kiện thuận lợi cho việc định mức lao động vì người tiến hành định mức dễ dàng quan sát và tiến hành bấm giờ. - Đối với chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể: Chế độ trả lương này cũng gắn tiền lương của người lao động do vậy họ cũng tích cực làm việc, ngoài ra chế độ tiền lương này cũng làm tăng tính đoàn kết và tinh thần lao động tập thể trong tổ chức; Chế độ trả lương này cũng đơn giản dễ hiểu. 3.3.2. Nhược điểm của chế độ tiền lương trực tiếp cá nhân và chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể: Cả hai chế độ tiền lương này trong công ty cũng còn có những nhược điểm: - Do đặc điểm của công ty là sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau, do đó cũng có rất nhiều đơn giá khác nhau, nhưng việc giải thích sự khác nhau về đơn giá cho người lao động trong công ty hiện nay chưa thực hiện được, do vậy người lao động cho rằng tiền lương của công ty trả không công bằng ( theo điều tra 30 người trong tổ nghiền men và tổ đổ rót thì có đến 70% ngưòi lao động cho rằng tiền lương của họ thấp trong khi công việc của họ lại nặng nhọc ). Do vậy việc tiến hành giải thích cho người lao động hiểu được đơn giá của họ và cấp bậc công việc họ đảm nhận là rất cần thiết. - Do tiền lương của người lao động gắn với kết quả sản xuất cho nên thường xảy ra tình trạng người lao động tại công ty chỉ chú ý đến sản lượng họ làm ra mà ít quan tâm đến chất lượng sản phẩm do đó xuất hiện những sản phẩm hỏng do người lao động (Năm 2003 số sản phẩm hỏng là 10.000 sp trong tổng số 490.000 sp sản xuất ra chiếm 2,04%). Như vậy, để khắc phục tình trạng trên thì công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc tiến hành kiểm tra giám sát người lao động, giáo dục ý thức trách nhiệm của họ đối với công việc. _Đặc điểm của chế độ trả lương sản phẩm tập thể là cần sự hợp tác, những cũng chính từ đặc điểm này mà người lao động thường hay dựa dẫm vào nhau mà không tự giác làm việc dẫn đến tình trạng năng suất lao động thấp và việc tiến hành trả lương cũng không công bằng. - Hơn nữa, những người lao động phục vụ tại tổ , tiền lương của họ cũng phụ thuộc vào số lượng sản phẩm làm ra, tuy nhiên công việc của họ lại không tiến hành định mức được do đó việc trả lương cho họ cũng không rõ ràng. - Ngoài ra công ty đang áp dụng tiền lương theo phân loại lao động ngoài tiền lương theo đơn giá, tuy nhiên việc phân loại lao động tại công ty chưa rõ ràng về các chỉ tiêu cho điểm khiến nhiều người lao động tại công ty chưa nắm rõ về các chỉ tiêu tính điểm để phan loại lao động A,B,C. III) Đánh giá hiệu quả về hình thức tiền lương theo sản phẩm tại công ty sứ Thanh Trì: 1) Ưu điểm : Việc áp dụng tiền lương theo sản phẩm tại công ty hiện nay là một hướng đi đúng, phù hợp với đặc điểm ngành sản xuất, có tác dụng thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động, tăng doanh thu chô công ty và tăng thu nhập cho người lao động. 26 ngày ( HSCi + HSMi x Điểmi ) x 700.000 x Côngi Tiền lương của công nhân sản xuất phụ thuộc vào số sản phẩm của họ làm ra và đơn giá sản phẩm, còn tiền lương của người làm lương thời gian được tính theo công thức sau: Li = Như vậy tiền lương của người lao động làm lương theo thời gian cũng phụ thuộc vào số điểm đạt được, nhìn chung thu nhập của người lao động làm lương theo sản phẩm và người lao động làm lương theo thì gian có mức thu nhập tương đương nhau, nhưng về thời gian làm việc thì tỉ lệ thời gian mà số người làm lương theo thời gian thấp hơn so với người hưởng lương theo sản phẩm tại công ty. So với một số công ty khác thuộc tổng công ty VIGLACERA thì tiền lương bình quân của công ty sứ Thanh Trì chiếm vị trí tương đối cao, chỉ thấp hơn tiền lương bình quân của tổng công ty. Đạt được điều này một phần là do sự đóng góp của hình thức tiền lương theo sản phẩm , đã tạo động lực cho công nhân trong công ty tích cực làm việc tăng năng suất lao động để tăng tiền lương nhận được. Bảng thu nhập bình quân của các đơn vị thành viên trong công ty. Stt Tên các đơn vị Tổng số người Thu nhập bình quân (1000) 1. Tổng công ty 65 2.560 2. CT sứ Thanh Trì 510 1.496 3. CT gạch ốp lát HN 517 1.457 4. CT kính đáp cầu 867 1.400 5. CT gạch thạch bàn 570 1.302 6. CT VLCL kiềm tính 170 857 7. CT gạch thăng long 671 716 Nguồn: Trích báo cáo lao động tiền lương TCT/2003. 2) Những mặt còn hạn chế của công tác trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì. 2.1. Về xây dựng đơn giá tại Công ty: Hiện nay, đơn gía tiền lương tại Công ty tính dựa vào hao phí lao động cho một đơn vị sản phẩm. Hao phí lao động cho các bộ phận lại dựa vào số lao động trong các đơn vị đó và số sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian mà không tính hao phí cho từng sản phẩm. Cách này rất dễ tính toán, không mất nhiều thời gian để khảo sát nhưng có nhược điểm là việc định mức không được chính xác cho tất cả các bộ phận sản phẩm. Vì nếu số lượng lao động không đổi, sản phẩm thay đổi nhiều khi không phải tính hao phí lao động tăng lên hay giảm đi mà có thể do thiết bị công nghệ thay đổi. Mặt khác, cách tính này gây khó khăn cho việc xác định thực hiện mức của mỗi người lao động và của các công đoạn trong quá trình sản xuất. Do vậy, để tính toán hao phí lao động cũng như tính đơn giá một cách chính xác, Công ty nên tiến hành khảo sát hao phí lao động bằng phương pháp chụp ảnh, bấm giờ cho các sản phẩm mang tính chất đặc trưng nhất kết hợp với phương pháp thống kê kinh nghiệm để định mức cho các sản phẩm. Phương pháp này đảm bảo tính chính xác của mức lao động và việc thực hiện mức lao động có thể dễ dàng kiểm tra và đánh giá. Nhưng phương pháp này đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian, công sức nếu chuẩn bị không chu đáo thì chất lượng mức không cao. 2.2. Về phân loại lao động để trả lương: Cách tính lương cho từng người lao động hiện nay tại Công ty với hình thức trả lương theo sản phẩm, tiền lương chính dựa vào đơn giá và số lượng sản phẩm sản xuất ra kết hợp với tiền thưởng dựa theo cách phân loại A, B, C. Tuy nhiên, việc phân loại lao động hiện nay không rõ ràng, chủ yếu dựa vào ý chí chủ quan của người cán bộ quản lý trực tiếp, không mang tính chất khách quan. Các tiêu chí để cho điểm chưa rõ ràng, người lao động không nắm rõ các tiêu chuẩn cho điểm. Ví dụ: Người xếp loại A là phải đảm bảo ngày công nhưng nếu người đó vì một lý do nào đó phải nghỉ một số ngày làm việc trong khi vẫn đảm bảo được sản lượng theo định mức, thì người đó vẫn không được xếp loại A. Trong khi những người lao động khác trong tháng đảm bảo số ngày công mặc dù mức sản lượng của họ không bằng người xếp loại A. Qua đó ta thấy nếu chỉ dựa vào một tiêu chí nào đó để phân loại lao động thì việc phân loại sẽ không chính xác. Như vậy trong quá trình đánh giá cần phải có tổng hợp các chỉ tiêu cụ thể, những chỉ tiêu này phải phản ánh được mức độ thực hiện công việc và ý thức kỷ luật của người lao động. Tóm lại, hình thức trả lương theo sản phẩm có nhiều kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó vẫn còn nhiều mặt tồn tại, để phát huy được hiệu quả của công tác quản lý tiền lương theo sản phẩm, cán bộ định mức phải tiến hành thực hiện biện pháp định mức dựa trên cơ sở khoa học, việc phân loại phải được tiến hành rõ ràng, cụ thể. Chương III : Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì I) Hoàn thiện điều kiện trả lương theo sản phẩm. 1) Hoàn thiện công tác định mức lao động. 1.1. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy định mức. Định mức lao động là việc làm không thể thiếu được trong công tác trả lương theo sản phẩm. Trả lương có thực hiện tốt hay không có gắn được thu nhập với kết quả thực hiện công việc của người lao động hay không phụ thuộc rất nhiều vào định mức lao động. Vì vậy, để đáp ứng được đặc điểm của loại hình sản xuất có nhiều công đoạn trong quá trình tạo ra sản phẩm như: tạo hồ, chế tạo men, tạo hình, sấy mộc, phun men…thì ngoài trình độ của cán bộ định mức tại phòng Tổ chức lao động, phải có sự kết hợp với cán bộ kỹ thuật tại phòng Kỹ thuật – KCS - để việc định mức đạt chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay tại Công ty việc kết hợp để tiến hành định mức chưa được quan tâm đúng mức, chưa có cán bộ định mức ở phòng Kỹ thuật mà chỉ có sự kết hợp giữa người công nhân lành nghề và cán bộ định mức ở phòng Tổ chức lao động. Điều này đòi hỏi Công ty phải bổ sung thêm cán bộ định mức cho phòng Kỹ thuật để đảm bảo tính chính xác của kết quả định mức do sự nắm bắt, hiểu rõ về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ của cán bộ định mức. 1.2. Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ định mức: Qua quá trình thực tập tại Công ty tôi thấy rằng: hiện nay cán bộ định mức của Công ty ở phòng Tổ chức lao động – Tiền lương là chưa qua trường lớp đào tạo về định mức lao động, vì vậy trình độ còn rất thấp. Để có thể nâng cao được hiệu quả của công tác định mức thì Công ty cần phải có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ định mức bằng cách: Mở lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn định mức. Bổ sung thêm cán bộ định mức bên kỹ thuật. Cử cán bộ định mức đi học ở các trường chính quy, Công ty hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo. Cán bộ làm công tác định mức phải thường xuyên nghiên cứu bỗ sung, điều chỉnh kịp thời hệ thống định mức nhằm tránh lỗi thời, lạc hậu. 1.3. Tăng cường kiểm tra, điều chỉnh thực hiện mức: Các cán bộ định mức phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh mức để đảm bảo chất lượng cũng như sự đồng đều cho các mức, đặc biệt khi có sự thay đổi về máy móc thiết bị công nghệ, mặt khác cũng phải thường xuyên kiểm tra và rà soát lại mức cũ đặt ra, tìm nguyên nhân dẫn đến mức không còn phù hợp với thực tế sản xuất. Về qui mô, phải tiến hành định mức cho cả bộ phận cơ khí và cơ giới, bộ phận phục vụ cho quá trình sản xuất, bởi vì bộ phận này tiền lương của họ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm của tổ đó sản xuất ra. 1.4. Hoàn thiện phương pháp định mức, hệ thống định mức: Về phương pháp xây dựng mức, bên cạnh các phương pháp thống kê kinh nghiệm như hiện nay, công ty cần tiến hành các phương pháp chụp ảnh bấm giờ. Quá trình định mức có căn cứ khoa học là phải tiến hành qua các bước sau: Bước 1: Do loại hình sản xuất của Công ty là sản xuất đơn chiếc, nên định mức có căn cứ khoa học là phương pháp phân tích khảo sát, tức là phải phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận, các bước công việc. Sau đó phải chọn ra một số sản phẩm điển hình trong bộ phận đó để tiến hành khảo sát. Chuẩn bị lực lượng và các phương tiện (đồng hồ, phiếu ghi chép, lựa chọn phương pháp nghiên cứu). Đây là khâu quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của mức lao động, do đó cần được tiến hành cẩn thận, chu đáo. Bước 2: Phân chia bước công việc điển hình trong sản phẩm điển hình, ta xác định hao phí thời gian cần thiết, thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian nghỉ ngơi và thời gian lãng phí (lãng phí tổ chức, lãng phí kỹ thuật và lãng phí công nhân). Kết quả của bước này cho ta hao phí lao động cho bước công việc điển hình. Bước 3: Dùng hệ số điều chỉnh đối với mức công việc điển hình để tính mức cho các chi tiết trong nhóm. Mức thời gian của bất kỳ chi tiết nào trong nhóm đều được xác định bằng cách so sánh mức thời gian ( sản lượng ) của chi tiết điển hình. Bước 4: Tính toán, phân tích và kết luận: Các số liệu sau khi được thu xong cần tiến hành điều chỉnh, xắp xếp và tính toán cho hợp lý. Để đảm bảo cho mức lao động được chính xác, hợp lý cần phải kết hợp so sánh đối chiếu mức lao động do khảo sát với mức lao động theo thống kê kinh nghiệm. Để nâng cao độ chính xác của mức xây dựng bằng phương pháp so sánh điển hình cần phảI phân chia nhóm chi tiết gia công chính xác theo các đặc trưng gần nhau, xây dựng qui trình công nghệ tỉ mỉ, đúng đắn, xác định hệ số điều chỉnh có căn cứ khoa học. Xây dựng mức bằng phương pháp so sánh điển hình có ưu điểm là nhanh chóng, tốn ít công sức nhưng có nhược điểm là độ chính xác không cao, không phản ánh đúng hao phí ở các công đoạn. Ví dụ: Bấm giờ bước công việc chính trong sản phẩm bệt VI1T: Nội dung quan sát Thời gian của từng BCV ( đv: phút ) Tổng thời gian hao phí Tổng thời gian quan sát hiệu quả Bình quân 1 lần Số thứ tự quan sát 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Khuấy hồ 15 14 12 14 13 14 12 15 15 14 138 10 13,8 Đổ rót 54 53 55 52 54 53 54 52 54 55 536 10 53,6 Sấy mộc 14 13 14 13 14 13 12 14 15 14 136 10 13,6 Phun men 10 9 9 8 10 9 10 9 8 9 91 10 9,1 Dựa theo hệ số quy đổi định mức cho các sản phẩm khác: Đơn vị: Phút Sản phẩm Bệt Két + nắp Chậu Chân Sản phẩm khác Hệ số 1 0,65 0,75 0,5 0,55 Khuấy hồ 13,8 8,97 10,35 6,9 7,59 Đổ rót 53,6 34,84 40,2 26,8 29,48 Sấy mộc 13,6 8,84 10,2 6,8 7,48 Phun men 9,1 5,915 6,82 4,55 5 2) Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc nhằm đảm bảo cho người lao động có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ vào giảm bớt thời gian tổn thất do phục vụ tổ chức và phục vụ kỹ thuật. Hiện nay Công ty có biên chế cho việc dọn vệ sinh nơi làm việc ở một số công đoạn, điều này là cần thiết song có thể kết hợp công nhân vừa đứng máy vừa dọn vệ sinh, ví dụ: ở công đoạn nung sản phẩm. Điều này vừa đảm bảo sản xuất, vừa tránh lãng phí nguồn động. Trong các phân xưởng sản xuất hiện tại công nhân Công ty chưa có mũ bảo hộ lao động và khẩu trang…Công ty cần có đầu tư để trang bị bảo hộ lao động cho công nhân, đặc biệt ở các tổ đổ rót và tráng men, mùi hoá chất rất khó chịu và độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Mặt khác, do điều kiện làm việc trong nhà có mái tôn nên vào mùa hè, nhiệt độ nơi làm việc rất cao. Mặt khác, hệ thống quạt máy của Công ty còn ít nên nhiệt độ cao sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động. Vì vậy, Công ty cần phải bổ sung hệ thống quạt máy và nước uống cho người lao động để một mặt vừa khuyến khích tinh thần làm việc của người lao động, mặt khác đảm bảo sức khoẻ, giảm căng thẳng, mệt mỏi của người lao động. 3) Hoàn thiện công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm. Vì Công ty thực hiện trả lương theo sản phẩm nên công tác kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. Công tác này có được thực hiện tốt thì công tác trả lương của Công ty tốt được. Để làm tốt công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm Công ty cần hoàn thiện một số vấn đề sau: Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên trong tổ KCS. Chú trọng công tác kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm trong từng công đoạn sản xuất sản phẩm. Thực hiện kiểm tra chất lượng sản phẩm bằng các máy móc thiết bị chuyên dùng, hạn chế kiểm tra, nghiệm thu bằng kinh nghiệm, bằng mắt. Kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi giao hàng: Đây là khâu quan trọng nhất vì chỉ cần có một lỗi rất nhỏ là sản phẩm của Công ty sẽ bị khách hàng đánh giá là không tốt và cũng để tránh tình trạng hàng bán bị trả lại. II) Hoàn thiện các chế độ trả lương sản phẩm. 1) Hoàn thiện chế độ trả lương sản phẩm tập thể. 1.1. Sử dụng quỹ lương: Hiện nay, quỹ lương trả trực tiếp cho người lao động chiếm 80%, còn lại là 20% là tiền thưởng cho người lao động vào các dịp lễ tết. Điều này là rất tốt vì tiền lương so với tổng thu nhập chiếm tỷ lệ cao sẽ khuyến khích người lao động có trách nhiệm hơn với công việc mình làm. Thu nhập về tiền lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập sẽ tránh được tình trạng người lao động tìm kiếm nguồn thu nhập thêm không chính đáng khác. Có thể nói rằng, việc sử dụng quỹ lương như vậy là có hiệu quả. Tuy nhiên, với 20% quỹ lương dùng làm tiền thưởng, cần sử dụng có hiệu quả hơn. Tiền thưởng cho người lao động trong Công ty căn cứ vào phân loại lao động dựa trên các tiêu chuẩn phân loại và hệ số tiến thưởng cụ thể như sau: Đạt tiêu chuẩn loại A: Hoàn thành khối lượng công việc và chất lượng được giao; thực hiện đúng mức vật tư, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động; đảm bảo số giờ công, ngày công theo quy định; chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của đơn vị. Đạt tiêu chuẩn loại B: Thực hiện thiếu 1 chỉ tiêu 2 hoặc 3 hoặc 4. Mức thưởng = Loại A x 0,6. Đạt tiêu chuẩn loại C: Thực hiện thiếu 2 chỉ tiêu hoặc thiếu 1 chỉ tiêu 1. Mức thưởng = Loại B x 0,3. Không xếp loại lao động trong một số trường hợp như: không hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao; đạt năng suất, chất lượng quá thấp – dưới 50% so với kế hoạch – làm mất mát, hư hỏng thiết bị, gây thiệt hại cho Công ty, làm mất an toàn cho bản thân và cho người khác, nghỉ việc không có lý do nhiều ngày. Tuỳ theo mức độ vi phạm và thiệt hại, ngoài việc bị cắt tiền thưởng, người lao động còn bị phạt bồi thường thêm hoặc bị xử lý các hình thức kỷ luật khác. Tiền thưởng với cách đánh giá như vậy sẽ không khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật mà chỉ có tác dụng làm cho người lao động thực hiện đúng nhiệm vụ công việc mình được giao. Để tiền thưởng thực sự là yếu tố kích thích lao động, Công ty cần đề ra các tiêu chí thưởng cụ thể hơn cho từng đối tượng về: điều kiện thưởng, mức thưởng…cụ thể như sau: Thưởng cho người lao động có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động. Thưởng cho người lao động sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu. Thưởng hoàn thành kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Thưởng cho người lao động thực hiện tốt nội quy, quy chế của Công ty. Thưởng cho người tham gia tốt vào các phong trào của Công ty. Như vậy người lao động sẽ hiểu rõ mình phải làm gì và nỗ lực như thế nào để có thể nhận được phần thưởng. Đồng thời tiền thưởng phải công bằng, kịp thời, công khai thì mới phát huy cao sự khuyến khích cho người lao động, tạo ra phong trào thi đua rộng khắp trong toàn Công ty. Từ đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc của người lao động. Ngoài ra, Công ty cũng nên chú ý tới mức lương giữa các bộ phận, phân xưởng, phòng ban trong Công ty sao cho hài hoà để người lao động cảm thấy được bình đẳng về quyền lợi. Đồng thời, hàng năm Công ty nên tạo ra những cơ hội tốt để người lao động có thể phát triển, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề của họ. 1.2. Hoàn thiện về cách cho điểm để phân loại lao động A, B, C: Hiện nay, để phân loại lao động A, B, C Công ty đã đưa ra các chỉ tiêu tương đối rõ ràng như về ngày công lao động, hoàn thành mức về sản phẩm và nguyên vật liệu, về kỹ thuật…Tuy nhiên việc phân loại như vậy vẫn chưa thực sự chính xác. Hiện tại, Công ty chỉ áp dụng phương pháp cho điểm đối với công nhân viên được trả lương theo thời gian. Theo tôi thì việc phân loại lao động A, B, C phải dựa vào phương pháp cho điểm thì mới chính xác, cụ thể Công ty nên xây dựng các chỉ tiêu đánh giá như sau: STT Chỉ tiêu đánh giá Mức độ đánh giá Điểm số 1 Đảm bảo đúng ngày công chế độ + Từ 20 công trở lên + Từ 22 – 24 công + Dưới 22 công 2 1 0 2 Chấp hành thời giờ làm việc + Chấp hành tốt + Chưa chấp hành tốt 2 0 3 Bảo đảm số lượng và chất lượng sản phẩm + Bảo đảm + Không bảo đảm 2 0 4 Tiết kiệm vật tư + Tốt + Khá + Trung bình 2 1 0 5 Đảm bảo vệ sinh an toàn lao động + Tốt + Khá + Trung bình 2 1 0 Từ bảng tiêu chuẩn trên, căn cứ vào số điểm của từng công nhân đạt được để phân loại lao động: Tổng số điểm là 10. Người đạt từ 8 điểm trở lên: xếp loại A. Người đạt từ 5 – 7 điểm: xếp loại B. Người đạt số điểm dưới 5: xếp loại C. Tuy nhiên, để việc cho điểm được đảm bảo chính xác, công bằng thì ngoài việc giám sát chặt chẽ, thường xuyên, công bằng của cán bộ quản lý, các tổ trưởng, đốc công thì việc xác định các tiêu chuẩn định mức kỹ thuật rõ ràng để làm tiêu chuẩn so sánh là hết sức cần thiết. Do vậy, việc cho điểm cần phải có sự kết hợp giữa các cá nhân, bộ phận trong Công ty để đảm bảo đúng, tránh xảy ra xung đột giữa các cá nhân với nhau và giữa cá nhân với tổ chức. 2) Sử dụng hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp. Theo tôi, lương của quản lý và phục vụ phân xưởng sản xuất gắn chặt với công nhân sản xuất. Mặc dù lao động quản lý và phục vụ xưởng không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng công việc của họ góp phần phục vụ, phụ trợ cho hoạt động của công nhân sản xuất, quản lý và phục vụ phân xưởng sẽ kiểm tra đôn đốc công nhân làm việc sao cho sản phẩm có chất lượng và năng suất cao. Hiện nay, Công ty đang áp dụng lương thời gian đối với cán bộ quản lý phân xưởng, bộ phận thống kê còn áp dụng lương sản phẩm đối với công nhân phục vụ. Điều này là chưa hợp lý vì người cán bộ quản lý phân xưởng sẽ không có trách nhiệm với công việc, năng suất và chất lượng sản phẩm vì họ không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Đông thời, đối với lao động phục vụ thì rất khó có thể định mức được hao phí thời gian và đơn giá sản phẩm cho họ. Xuất phát từ thực tế trên, Công ty cần thiết phải áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm gián tiếp đối với cán bộ quản lý và công nhân phục vụ với cách tính như sau: ĐGi = L M x Q Với: - L: Mức lương cấp bậc của công nhân phụ. - Q: Mức sản lượng của công nhân chính. - M: Mức phục vụ ( Số máy phục vụ ). Như vậy, tổng tiền lương trả cho lao động quản lý và phục vụ phân xưởng là : L = ĐGi x Qi Trong đó : - L : Tổng tiền lương lao động quản lý và phục vụ. - ĐGi : Đơn giá sản phẩm i của lao động quản lý và phục vụ phân xưởng. - Qi : Số sản phẩm sản xuất ra của công nhân chính. - i: = ( 1, n ) III) Hoàn thiện các công tác khác: 1. Thực hiện đánh giá công việc. Để người lao động thực hiện đúng công việc của mình, tạo ra sự phù hợp giữa trình độ chuyên môn của người lao động với yêu cầu công việc từ đó người lao động đạt được năng suất cao, bảo đảm đúng định mức sản phẩm thì Công ty nên tiến hành một số công việc sau sao cho phù hợp hơn: 1.1. Bảng mô tả công việc: Bảng mô tả công việc bao gồm xác định nhiệm vụ, trách nhiệm chính của công việc, quan hệ báo cáo (phải báo cáo với những ai), chịu trách nhiệm quan sát những ai, điều kiện làm việc (có tiếng ồn, không có tiếng ồn..). 1.2. Bảng yêu cầu về chuyên môn đối với người thực hiện công việc: Bảng này liệt kê những kỹ năng, kiến thức, trình độ mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc và điều kiện làm việc. 1.3. Bảng tiêu chuẩn công việc: Dựa vào bảng mô tả công việc và bảng yêu cầu chuyên môn trên để xác định mức độ phức tạp của công việc. Từ đó để đánh giá công việc nhằm đình giá tiền lương cho từng công việc được chính xác, thông qua việc ấn định hệ số lương cho từng công việc. Đánh giá công việc có thể được thực hiện thông qua các phương pháp: phương pháp xếp hạng, phương pháp phân loại, phương pháp so sánh các yếu tố. 2) Xây dựng bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc. Trước hết để phân loại A, B, C chính xác, Công ty cần phải tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công việc - đánh giá về các mặt: chất lượng, khối lượng công việc, quan hê với đồng nghiệp, sáng kiến trong công việc, ý thức chấp hành kỷ luật…- nhằm gắn kết quả lao động với tiền lương của người lao động, tạo động lực cho họ hăng say làm việc, tăng năng suất lao động, chấp hành kỷ luật nghiêm chỉnh, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nếu công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc được thực hiện khách quan và áp dụng triệt để cho mọi người lao động thì đó là căn cứ khoa học cho các công tác khác trong quản lý nguồn lao động ở Công ty. Đối với công nhân hưởng lương theo sản phẩm thì dùng kết quả đánh giá làm căn cứ để thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật, đồng thời căn cứ vào bảng đánh giá để phát triển và hoàn thiện mọi mặt cho người lao động. Ngoài ra, bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc còn có tác dụng đối với cả những người hưởng lương theo thời gian, đây cũng là căn cứ để đưa ra hệ số phụ cấp trách nhiệm hợp lý và công bằng. Cụ thể, Công ty phải thường xuyên tổ chức đánh giá theo định kỳ quý hay nửa năm. Đối với Công ty: việc đánh giá về kết quả thực hiện công việc sẽ là cơ sở để vạch ra kế hoạch cho những năm tiếp theo về kế hoạch sản lượng, định mức lao động, máy móc công nghệ cũng như kế hoạch về quỹ lương của Công ty để trình lên Tổng công ty phê duyệt một cách chính xác. 3. Tổ chức chỉ đạo sản xuất : Việc tổ chức chỉ đạo sản xuất có vai trò đặc biệt quan trọng, đây là Kim chỉ nam cho hoạt động sản xuắt của Công ty trong từng giai đoạn cũng như trong từng năm. Việc chỉ đạo sản xuất phải được thống nhất và quán triệt từ trên xuống. Đối với từng người lao động việc nắm rõ được Kế hoạch của từng ngày và từng thời kỳ của Công ty sẽ thúc đẩy họ tích cực lao động để đạt được mục tiêu chung của toàn Công ty cũng như của chính cá nhân bản thân họ. Hiện nay ở Công ty đang tổ chức thực hiện thống nhất từ trên xuống, công nhân làm theo quyết định của cấp trên. Mọi việc đều do cấp trên điều hành. Người quản lý phân xưởng sản xuất thì thực hiện các quyết định của cấp trên và phổ biến đến từng công nhân trong phân xưởng. Tuy nhiên việc chỉ đạo đó theo tôi cũng phải được tiến hành một cách linh hoạt để kích thích người lao động phát huy tinh thần sáng tạo trong công việc. Như vậy tại từng phân xưởng sản xuất của Công ty cần đưa ra một chính sách cụ thể, vừa đảm bảo thực hiện kế hoạch và quyết định của cấp trên, đồng thời vừa khuyến khích sáng tạo nâng cao năng suất lao động. * Kỷ luật lao động : Về công tác kỷ luật là cần thiết đối với những người lao động không thực hiện đúng trách nhiệm của mình, gây thiệt hại cho tổ và cho Công ty. Tuy nhiên để tiến hành kỷ luật thì việc phổ biến các chế độ kỷ luật, mức kỷ luật như thế nào đến từng công nhân là hết sức quan trọng. Các tổ trưởng sản xuất phải trực tiếp phổ biến cho người lao động. Tuy nhiên cũng mang tính chất tế nhị, răm đe. Đồng thời để hạn chế việc vi phạm kỷ luật thì Công ty nên có các phong trào thi đua giữa các tổ sản xuất. Tuy nhiên, theo tôi người quản lý không nên áp dụng kỷ luật một cách cứng nhắc, khuôn phép, mà việc tiến hành kỷ luật phải tế nhị tuỳ theo tính khí của từng cá nhân. Do vậy việc giải thích cho họ hiểu là hết sức quan trọng, kết hợp với việc tiến hành kỷ luật phải rõ ràng, công bằng và nghiêm minh thì việc kỷ luật mới phát huy tác dụng và răn đe vừa khuyến khích người lao động. Kết luận Cùng với hình thức trả lương theo thời gian thì hình thức trả lương theo sản phẩm đang được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Hình thức này gắn kết quả với thu nhập của người lao động một cách trực tiếp. Vì vậy hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm là mục tiêu mà các Công ty đang hướng tới. Sau quá trình thực tập tại Công ty Sứ Thanh Trì, nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác tiền lương, em đã được sáng tỏ phần nào về bản chất của tiền lương theo sản phẩm, những nhân tố ảnh hưởng, chức năng của tiền lương theo sản phẩm, nội dung của tiền lương theo sản phẩm. Trong khuôn khổ của đề tài: “Hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì” không có điều kiện đi sâu và tìm hiểu cặn kẽ tất cả các vấn đề quản lý tiền lương theo sản phẩm tại Công ty. Tuy nhiên qua bài viết đã làm rõ một số mặt tích cực và hạn chế của hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty. Một số kiến nghị đưa ra tuy đã bám sát thực trạng của công tác trả lương tại Công ty nhưng do kinh nghiệm thực tế và thời gian còn hạn hẹp nên một số kiến nghị chỉ dừng lại ở mức độ nhất định. Hy vọng, với một số kiến nghị của bản thân, trong thời gian tới hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và công tác trả lương theo sản phẩm của Công ty Sứ Thanh Trì nói riêng sẽ từng bước được hoàn thiện và hiệu quả hơn để tiền lương theo sản phẩm thực sự là động lực thúc đẩy người lao động làm việc, nâng cao chất và lượng của sản phẩm. Em xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, PGS – TS Mai Quốc Chánh, các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế lao động – dân số và cán cán bộ công nhân viên trong Công ty Sứ Thanh Trì đã giúp em hoàn thành bài viết này! TàI liệu tham khảo Nguyễn Hữu Thân: Giáo trình Quản trị nhân sự, NXB Thống kê, 1998. Trần Kim Dung: Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Giáo dục, 1997. Giáo trình Tổ chức lao động khoa học – Tập 1, 2 – NXB Giáo dục, 1994. Nguyễn Hữu Viên: Giáo trình luật kinh tế, NXB Đại học kinh tế Quốc dân, 2001. Mai Quốc Chánh – Phạm Đức Thành: Giáo trình Kinh tế lao động, NXB Giáo dục, 1998. Bộ luật lao động của nước CHXHCN Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, 2003. Công văn 4320 – BLĐTBXH ngày 29/12/1998 về xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp nhà nước. Nghị định 114/2002/ NĐ - CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về tiền lương. Thông tư số 12/2003/ TT – BLĐTBXH ngày 30/05/2003 của Bộ Lao động thương binh – Xã hội: Hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động đối với các doanh nghiệp nhà nước. Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2000, 2001, 2002, 2003 – Công ty Sứ Thanh Trì. Tài liệu ghi chép, phỏng vấn tại Công ty trong quá trình thực tập. Quy định về công tác phân loại lao động tại Công ty Sứ Thanh Trì. Mục lục Lời mở đầu 1 Chương I: Tiền lương và hình thức tiền lương theo sản phẩm 3 I. Khái niệm về tiền lương và tiền lương theo sản phẩm 3 1. Khái niệm về tiền lương 3 2. Bản chất của tiền lương 4 3. Vai trò của tiền lương và những nguyên tắc cơ bản 5 4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương 6 5. Khái niệm về tiền lương theo sản phẩm 10 II. Các điều kiện áp dụng hình thức tiền lương theo sản phẩm 11 1. Tổ chức và phục vụ nơi làm việc 11 2. Công tác định mức có căn cứ khoa học 15 3. Công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm 18 III. Các chế độ trả lương theo sản phẩm 19 1. Chế độ trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân 19 2. Chế độ trả lương theo sản phẩm tập thể 19 3. Chế độ trả lương theo sản phẩm gián tiếp 20 4. Chế độ trả lương khoán 21 5. Chế độ trả lương theo sản phẩm có thưởng 21 6. Chế độ trả lương theo sản phẩm luỹ tiến 22 IV. Sự cần thiết phải hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì 22 Chương II: Phân tích thực trạng trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì 24 I. Đặc điểm của Công ty Sứ Thanh Trì ảnh hưởng đến tiền lương theo sản phẩm của Công ty 24 1. Quá trình hình thành, phát triển của Công ty 24 2. Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của Công ty 27 3. Đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến trả lương theo sản phẩm 28 3.1) Cơ cấu tổ chức quản lý 28 3.2) Hoạt động sản xuất sản phẩm và thị trường tiêu thụ 30 3.3) Đặc điểm về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 32 3.4) Đặc điểm của máy móc thiết bị, nguyên vật liệu 35 3.5) Đặc điểm về đội ngũ lao động 38 II. Phân tích thực trạng trả lương theo sản phẩm tại Công ty 41 1. Quy mô trả lương theo sản phẩm 41 2. Phân tích điều kiện trả lương theo sản phẩm tại Công ty 43 2.1) Định mức lao động tại Công ty 43 2.2) Công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc 47 2.3) Công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm 48 2.4) Công tác giáo dục tinh thần trách nhiệm của người lao động 50 3. Phân tích các chế độ trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì 51 3.1) Quy chế trả lương theo sản phẩm tại Công ty 51 3.2) Các chế độ trả lương theo sản phẩm 52 3.3) Ưu – nhược điểm của chế độ trả lương theo sản phẩm 57 III. Đánh giá hiệu quả hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì 59 1. Ưu điểm 59 2. Những mặt còn hạn chế 67 Chương III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty Sứ Thanh Trì 60 I. Hoàn thiện điều kiện trả lương theo sản phẩm 63 1. Hoàn thiện công tác định mức lao động 63 2. Hoàn thiện công tác tổ chức và phục vụ nơi làm việc 66 3. Hoàn thiện công tác kiểm tra nghiệm thu sản phẩm 67 II. Hoàn thiện các chế độ trả lương theo sản phẩm 67 1. Hoàn thiện chế độ trả lương sản phẩm tập thể 67 2. Sử dụng hình thức trả lương sản phẩm gián tiếp 71 III.Hoàn thiện các công tác khác 72 1. Thực hiện đánh giá công việc 72 2. Xây dựng bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc 73 3. Tổ chức chỉ đạo sản xuất 73 Kết luận 75 TàI liệu tham khảo 76 Phiếu điều tra Thời gian tiến hành: ...giờ ... phút, ngày ... tháng ... năm 2004. I. Người tiến hành phỏng vấn: Họ và tên: Nguyễn Hoàng Huy. Đơn vị: Khoa Kinh tế Lao động - Dân số. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. II. Người được phỏng vấn: Họ và tên: ã Chức vụ: Nam ( Nữ ): ã Trình độ học vấn: Tuổi: ã Trình độ chuyên môn: Bộ phận: III. Mục đích nghiên cứu: " Kính thưa anh ( chị ), tôi là sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân đang thực tập tại Công ty và đang nghiên cứu về hình thức trả lương theo sản phẩm tại Công ty nhằm giải quyết một số vấn đề về hình thức trả lương này xem có phù hợp không. Dưới đây là một số câu hỏi, rất mong anh ( chị ) cho tôi được biết ý kiến của mình để tôi có thể hoàn thiện được công tác nghiên cứu của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn! ". Câu 1: Anh ( chị ) thấy phương pháp cho điểm để phân loại lao động A, B, C là: Rõ ràng. Chưa rõ ràng, vì: Cách cho điểm. Các chỉ tiêu tính điểm. Tiêu chuẩn phân loại A, B, C. Câu 2: Anh ( chị ) thấy phương pháp cho điểm đang áp dụng đã phù hợp hay chưa? Phù hợp. Không phù hợp, vì: Quá cao. Quá thấp. Câu 3: Anh ( chị ) thấy định mức lao động ở tổ anh ( chị ) là: Quá thấp. Thấp. Vừa phải. Quá cao, vì: Công việc khó khăn, nặng nhọc. Số lượng người ít. Máy móc cũ kỹ, không đủ. Thiếu nguyên vật liệu. Câu 4: Anh ( chị ) thấy công tác phục vụ nơi làm việc ở đây là: Phục vụ tốt. Phục vụ chưa tốt, vì: Luôn thiếu nguyên vật liệu. ánh sáng chưa đủ. Trang bị bảo hộ lao động thiếu. Hay mất điện. Câu 5: Anh ( chị ) thấy công tác kiểm tra sản phẩm là: Hợp lý. Chưa hợp lý, vì: Không kiểm tra thường xuyên. Kiểm tra quá kỹ. Kiểm tra qua loa. Câu 6: Trình độ chuyên môn hiện nay của anh ( chị ) là: Hoàn toàn phù hợp với công việc. Cao hơn so với công việc đòi hỏi. Chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc. Câu 7: Anh ( chị ) thấy cách trả lương hiện nay cho từng người trong tổ là: Không đúng. Đúng. Thường xuyên nhầm lẫn. Câu 8: Anh ( chị ) thấy cách trả lương giữa các bộ phận trong Công ty hiện nay là: Phù hợp. Chưa phù hợp, vì: Không công bằng. Quá chênh lệch. Câu 9: Anh ( chị ) thấy đơn giá sản phẩm như hiện nay là: Cao. Thấp. Vừa phải. Câu 10: Anh ( chị ) thấy máy móc, thiết bị hiện nay của tổ anh ( chị ) là: Mới. Cũ. Cần phải sửa chữa. Câu 11: Anh ( chị ) thấy tiền lương hiện nay của anh ( chị ) là: Bình thường. Thấp. Cao. Xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của anh ( chị )! Sơ đồ mô hình tổ chức Công ty Sứ Thanh Trì năm 2003 Giám đốc công ty Phó Giám đốc công ty XN sản xuất khuôn mẫu Nhà máy Sứ Thanh Trì Phòng kinh doanh Văn phòng Công ty Phòng Tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng xuất khẩu Phòng kế hoạch - đầu tư Phòng kỹ thuật KCS P. tổng hợp P. thiết kế Xưởng KM PX sản xuất PX1 PX2 PX3 PX4 PX phân loại P. Mar keting P. tiếp thị Kho, vận CN - ĐN Văn thư LT Hành chính quản trị Nhà bếp LĐTL T. tra bảo vệ CĐ Csách Y tế TĐKT Tài chính Kế toán Kiểm soát Phân tích thị trường và xúc tiến thương mại Giao dịch, đối ngoại KHSX Điều độ sản xuất Đầu tư XDCB Quản lý CN Nghiên cứu thí nghiệm T. bị, ATLĐ Phòng tài chính kế toán Văn phòng Công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQ0045.doc
Tài liệu liên quan