Đề tài Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phần vận tải thuỷ I

Để đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng sử dụng thông tin tài chính của công ty, ngưòi ta có nhiều phương pháp khác nhau: phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp lien hệ, phương pháp hồi quy tương quan, phương pháp Dupont, . để có thể tnắm được thực trạng tài chính của doanh nghiệp dưới nhiều góc độ, phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau. Tuy nhiên phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu Phương pháp so sánh: So sánh số thực hiện kỳ này và kỳ trước để đánh giá: xu hướng thay đổi tăng trưởng hay tụt lùi; So sánh só thực hiện với số kế hoạch để biết mức độ phấn đấu của doanh nghiệp; So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các chỉ tiêu trung bình ngành, của doanh nghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp tốt hay xấu. So sánh có 3 hình thức: so sánh theo chiều dọc xem xét tỷ trọng từng chỉ tiêu so với tổng thể; so sánh theo chiều ngang nhiều kỳ để thấy sự biến đổi số tương đối và tuyệt đối của các chỉ tiêu qua các kỳ lien tiếp; so sánh xu hưóng để thấy sự tiến triển của các chỉ tiêu so sánh và đặt trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác.

doc54 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính của Công ty cổ phần vận tải thuỷ I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng cân đối kế toán, thu nhập ròng. Vì lý do này việc phân tích tài chính một công ty qua thời gian, hay phân tích so sánh các doanh nghiệp qua các thời kỳ có thể dẫn đến sai lầm. Chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh doanh của của công ty.nếu nền kinh tế có chu kỳ kinh doanh ngắn công ty cũng thừng co chu kỳ kinh doanh ngắn.Những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn, nhanh thể hiện ở vòng quay hang tồn kho lớn (thậm chí chu ký kinh doanh dài: thời gian cần để sản xuất và bán hang dài) sẽ vẫn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt. Nền kinh tế tăng trưởng mạnh, hợi nhập, có tính cạnh tranh cao, hội nhập hay ngược lạ cũng là cơ sở để công ty đưa ra bức tranh tổng thể, cái nhìn đa chiều về tình hình tài chính của mình đặt trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước, từ đưa ra những nguyên nhân thất bại haythành công trong quá khứ, cũng như định hướng tài chính tương lai Thị trường: Cung, cầu, giá cả của những hang hoá, dịch vụ công ty cung cấp hay của các nhân tố đầu vào của công ty: lao động, công nghệ, nguyên vật liệu, trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính nó có thể làm tăng hoặc giảm doanh thu, chi phí, lợi nhuận Thị trường tài chính gồm thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sơ cấp hay thứ câp sẽ ảnh hưởng đến hoạt động huy động vôn, quá trình giao dịch chứng khoán, cơ chế hình thành lãi suát, giá chứng khoán, các loại chứng khoán của công ty Ví dụ về sự biến động lãi suất trên thi trường tiền tệ: Lãi suát các khoản vay trên thị trường tiền tệ thời gian qua ở nươc ta tăng mạnh làm tăng chi phí sẽ trực tiếp tác động đến lợi nhuận của công ty Cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty là dạng thức thay thế trong thu hút vốn đầu tư. Vì vậy tăng lãi suất sẽ làm tăng tỷ lệ lợi tức của trái phiếu sang thị trường cổ phiếu kết quả là làm giảm giá cổ phiếu. Một quyết định sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ cho những dự án dài hạn ngay trước khi lãi suất tăng có thể làm tăng chi phí. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THUỶ I 2.1 Tổng quan về công ty cổ phần vận tải thuỷ I Công ty cổ phần vận tải thuỷ I là công ty cổ phần nhà nước, hoạt động theo chế độ kế toán về kinh tế, tự chủ về tài chính.. Quá trình hình thành và phát triển của công ty được đánh dấu bởi các mốc thời gian quan trọng sau đây: * Công ty Vận tải Sông Hồng được thành lập theo quy định số 1024/QĐ-TL ngày 05/09/1962. * Từ khi thành lập đến năm 1967 Công ty Vận tải Sông Hồng đổi tên thành Công ty Vận tải 204 * Năm 1983: Xí nghiệp Vận tải đường sông 204 đổi tên thành Công ty Vận tải đường sông 201 và đến tháng 6/1999 đổi tên thành Công ty Vận tải Thuỷ I - là một đơn vị kinh doanh hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng Công ty Đường sông miền Bắc - giao thông vận tải * Năm 2005: Theo quy định số 64/2002/NĐ - CP ngày 19/06/2002 của Chính phủ về việc tiến hành cổ phần hoá, ngày 1/1/2005 Công ty Vận tải Thuỷ I chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vận tải Thuỷ I với thương hiệu Watranco No.1.Trụ sở chính: 78 Bạch Đằng, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Điện thoại: (84.4) 9716848 - 8211574 - 9715374.Fax: (84.4) 8214217 Xí nghiệp quốc doanh có một số khuyết tật mà vào năm 1976, nghị quyết của các cuộc Hội nghị lần thứ 20 và 21 của Ban chấp hành Trung ương đã nêu ra và yêu cầu cải tiến như: phân tán, không đồng bộ, mất cân đối trong tổ chức sản xuất, hành chính, bao cấp, quan liêu, kém kỹ thuật, kém trách nhiệm. Nó phục vụ những mục tiêu xã hội và chính trị nhiều hơn là kinh doanh: Làm theo kế hoạch từ trên giao xuống; Những người quản lý được bổ nhiệm theo sự tin tưởng nhiều hơn là tài năng; Cơ cấu tổ chức phát triển theo sự thuận tiện; Mô phỏng cách thức của cơ quan hành chính với quyền hành không được ủy quyền cho ai mà tập trung vào tay giám đốc. Do đó khi chuyển sang nền kinh tế thị trường Công ty Vận tải Thuỷ I chính thức chuyển đổi thành Công ty cổ phần Vận tải Thuỷ I. Được quyết định chửên đổi năm 2005 với số vốn của chủ sở hữu ( Vốn đầu tư của nhà nước) là hơn 37,8 tỷ, vào năm cả nước có 39.959 công ty cổ phần được thành lập với tống số vốn đăng ký mới là 8.011 nghìn tỷ, như vây có vị thế khá quan trọng trong nền kinh tế . Công ty mang bản chất của một công ty cổ phần với những ưu điểm và hạn chế đặc trưng vốn có của loại hình doanh nghiệp này; Ngoài ra công ty còn có đặc điểm của một doanh nghiệp nhà nước: Do nhà nước cấp vốn và sở hữu một phần vốn , với các lợi thế : Được sự quan tâm của nhà nước Có điều kiện kế hoach hoá kinh doanh theo định hướng của nhà nước Là nền tảng kinh tế để nhà nước thực hiện các mục tiêu về kinh tế xã hội Là một công ty cổ phần nên Công ty cổ phần vận tải thuỷ I cũng có cơ cấu tổ chức đặc thù, tuy niên nó cũng có đặc điểm riêng phù hợp với nền kinh tế Việt Nam và quy mô vốn, và đặc thù của ngành nghề kinh doanh. Sơ đồ tổ chức dưới đây cho thấy công ty là một doanh nghiệp khá lớn ở Việt Nam không phải doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp vừa và nhỏ có vốn nhỏ hơn 10 tỷ đồng và hoặc có số lao động nhỏ hơn 300) nhưng quy mô vốn vẫn còn hạn chế so với thế giới. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần Vận tải thuỷ I Hội đồng quản trị Chủ tịch HĐQT Ban kiểm soát Ban Giám đốc (GĐ và các PGĐ) Phòng tổ chức nhân chính Phòng kinh doanh xi măng Phòng kỹ thuật vật tư Phòng kinh doanh vận tải Phòng tài vụ Đội vận tải thuỷ Phòng quản lý phương tiện Các chi nhánh Các XN thành viên CN Hải Phòng CN Quảng Ninh CN Phả Lại CN Việt Trì CN TP HCM Trạm Hoà Bình Trung tâm Cơ khí CN số 2 Công ty CPVT thuỷ I tại H.D. XN Cơ khí thuỷ Mạo Khê CN-XN Khai thác vật tư vận tải và XDCT Cảng Hoà Bình Các đơn vị khác 2.2 Thực trạng hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải thuỷ I Hệ thống báo cáo tài chính tại công ty cổ phần Vận tải thuỷ I bao gồm các loại báo cáo cơ bản sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Riêng Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo mang tính chất khuyến khích chưa bắt buộc nên công ty không lập báo cáo này. Nội dung các loại báo cáo này tuân thủ theo quy định của chế độ kế toán Việt Nam . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh các năm: Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu thuần 157,918 193,610 206,100 2 Giá vốn hàng bán 139,806 173,440 184,408 3 Lợi nhuận gộp 18,112 20,170 21,692 4 Doanh thu hoạt động tài chính 96 106 130 5 Chi phí hoạt động tài chính 1,955 2,254 2,680 6 Chi phí bán hàng 6,038 6,831 7,545 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,729 8,923 9,269 8 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 1,486 2,268 2,328 9 Thu nhập khác 1,922 1,712 2,423 10 Chi phí khác 531 624 577 11 Tổng lợi nhuận trước thuế 2,877 3,356 4,174 12 Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) 806 940 1,169 13 Lợi nhuận sau thuế 2,071 2,416 3,005 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty) Bảng cân đối kế toán qua các năm STT Chỉ tiêu 12/31/2005 12/31/2006 12/31/2007 Tài sản A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 47,331 56,919 54,011 I Tiền 2,581 5,927 2,148 II Các khoản phải thu 36,570 42,614 40,604 III Hàng tồn kho 7,626 7,266 9,716 IV Tài sản lưu động khác 554 1,112 1,543 B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 52,314 47,436 56,043 I Tài sản cố định (giá trị còn lại) 49,849 44,799 49,589 Nguyên giá 110,274 111,783 122,503 Giá trị hao mòn luỹ kế 60,425 66,985 72,914 II Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 111 238 2,566 III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,354 2,399 3,888 Tổng cộng tài sản 99,644 104,353 110,051 Nguồn vốn A Nợ phải trả 61,259 65,020 69,882 I Nợ ngắn hạn 52,986 54,199 52,083 Vay và nợ ngắn hạn 12,002 18,220 10,985 Phải trả người bán 16,012 14,217 15,989 Người mua trả tiền trước 10,745 8,569 10,986 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 423 788 661 Phải trả khác 13,807 12,407 13,460 II Nợ dài hạn 8,770 10,819 17,798 B Nguồn vốn chủ sở hữu 38,381 39,331 40,171 I Vốn chủ sở hữu 37,929 38,392 38,987 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 35,331 35,331 35,331 Quỹ đầu tư phát triển 238 315 300 Quỹ dự phòng tài chính 290 331 351 Lợi nhuận chưa phân phối 2,071 2,416 3,006 II Nguồn kinh phí, quỹ khác 459 943 1,183 Tổng cộng nguồn vốn 99,647 104,356 111,055 Công ty thực hiện hoạt đọng phân tich vơi 3 nội dung cơ bản 2.2.1 Phân tích các chỉ tiêu tài chính Trong phân tích tài chính các chỉ số tài chính được chia thành 4 nhóm chính 2.2.1.1 Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty Cổ phần Vận tải thuỷ I Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu 12/31/2005 12/31/2006 12/31/2007 Lượng % Lượng % Lượng % Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn I Tiền 2,581 5.45% 5,927 10.42% 21,48 39.72% Tiền mặt tại quỹ 2,580 5.45% 5,927 10.41% 2,148 3.98% Các khoản tương đương tiền 0.00% 0.00% 0.00% II Các khoản phải thu 36,570 77.27% 42,614 74.87% 40,604 75.19% Phải thu của khách hàng 32,150 67.93% 37,739 66.31% 35,586 65.89% Trả trước cho người bán 2,021 4.27% 1,611 2.83% 2,916 5.40% Phải thu nội bộ ngắn hạn 0.00% 0.00% 0.00% Phải thu khác 2,400 5.07% 3,266 5.74% 2,105 3.90% III Hàng tồn kho 7,627 16.11% 7,266 12.77% 9,716 18.00% IV Tài sản lưu động khác 554 1.17% 1,112 1.95% 1,540 2.85% Chi phí trả trước ngắn hạn 320 0.68% 885 1.55% 834 1.54% Thuế và các khoản khác phải thu của NN 69 0.15% 126 0.22% 441 0.82% Tài sản ngắn hạn khác 165 0.35% 101 0.18% 265 0.49% Tổng 47,330 100.00% 56,917 100.00% 54,008 100.00% (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty các năm 2005 - 2006 -2007 Tình hình thanh toán của công ty các năm 2005 - 2006 - 2007 STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Tài sản lưu động 47,331 56,919 54,011 2 Nợ ngắn hạn 52,986 54,199 52,083 3 Tiền mặt tại quỹ 2,581 5,927 2,148 4 Các khoản phải thu 36,570 42,614 40,604 5 Hệ số thanh toán ngắn hạn 0.89 1.05 1.04 6 Hệ số thanh toán nhanh 0.74 0.90 0.82 Từ bảng trên cho thấy: Hệ số thanh toán ngắn hạn năm nay thấp hơn so vớ năm 2006 là 0.01 tương ứng giảm 0.99% .Điêu này cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ đựoc trang trải bằng các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn các khoản nợ của công ty giảm xuống nhưng không đáng kể, trong 2006 so với năm 2005 đã tăng lên 0.16 tương đương 17.9 % nhưng tốc độ tăng rất cao này đã không được duy trì trong năm 2007. Điều này cho thấy: Mức dự trữ năm 2007 lại cao hơn năm 2006 là 2.550 tương đương 35% có thể do sản xuất, hang hoá nhập về tăng hoặc không bán được. Đây là một vấn đề công ty cần lưu ý. Xem xét chỉ tiêu bổ sung: Vòng quay HTK trên GVHB= Hàng tồn kho * 365 / Giá vốn hang bán STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Hàng tồn kho 7,626 7,264 9,716 2 Giá vốn hàng bán 139,806 173,440 184,408 3 Vòng quay HTK trên GVHB 19.90966 15.2869 19.23094 Nhận thấy Vòng quay này năm 2007 tăng lên 3.94404 tương đương 25.8% so với năm 2006 , điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã tiêu thụ hang tốt trong năm 2007, Tần suất luân chuyển hang tồn kho tăng lên, và hệ số thanh toán giảm 0.01 là do nguyên nhân hang hoá mới được sản xuất ra hoặc hàng mua về nhập kho tăng lên - Hệ số thanh toán nhanh năm 2007 giảm 0.08 tương đương 8.8% so với năm 2006 điều đó cho biết khả năng thanh toán nhanh không phụ thuộc vào việc bán tài tài sản dự trữ của doanh nghiệp năm nay thấp hơn năm ngoái. Nguyên nhân do mức dự trữ tăng lên, các khoản phải thu và tiền mặt tại quỹ đều giảm, do đó cần xem xét hai chỉ tiêu bổ xung để làm rõ sự thay đổi của hệ số này: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Phải trả người bán 16,012 14,217 15,989 Giá vốn hàng bán 139,806 173,440 184,408 Kỳ thanh toán TDTM 41.80 29.92 31.65 Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Các khoản phải thu 36,570 42,614 40,604 Doanh thu thuần 157,918 193,610 206,100 Kỳ thu tiền bình quân 84.53 80.34 71.91 Chỉ tiêu Kỳ thanh toán tín dụng thương mại năm 2007 tăng lên 1.73 từ 29.92 đến 31.65 tương úng với 5.7% điều đó cho thấy mặc dù tiền mặt giảm xuống do chi cho mua sắm làm hệ số thanh toán nhanh giảm nhưng bù lại chỉ tiêu kỳ thanh toán tăng chứng tỏ Công ty có kéo dài thời gian thanh toán cho nhà cung cấp điều đó làm giảm áp lực phải thanh toán của công ty tạm thời công ty chưa phải thanh toán ngay cho nhà cung cấp. Chỉ tiêu Kỳ thu tiền bình quân năm 2007 so với năm 2006 là 8.43 từ 80.34 xuống 71.91 tương ứng giảm 10.4% điều đó chứng tỏ công ty thu nợ chưa tốt, nên trước măt doanh nghiệp phải đối mặt với việc tăng lượng tiền mặt trong ngân quỹ bảo đảm khả năng thanh toán nhanh. Sau khi xem xét các chỉ tiêu bổ xung nhận thấy công ty vẫn có khả năng thanh toán tốt các khoản nợ ngắn hạn ngay cả khi hệ số thanh toán ngắn hạn này giảm đồng thời nhỏ hơn 1/1 và hệ số thanh toán nhanh giảm. Mặt khác năm 2007 công ty mua nhiều hang làm tiền mặt giảm rất mạnh để chuẩn bị bán hang trong kỳ sau trong điều kiện năm vừa qua công ty tiêu thụ hang tốt đồng thời 8 tháng đầu năm 2008 vừa qua lạm phát ở Việt Nam tăng rất cao, dự tinh cả năm 2008 lạm phát đạt trên 23% điều đó cho thấy nếu công ty tiêu thụ tót hang hoá thì có thể đem lại khoản lợi nhuận rất lớn do chi phí mua hang giảm nhưng nếu không tiêu thụ được có thế làm tăng chi phí hang tồn kho, và việc tính toán những hàng tồn kho lỗi thời sẽ rất khó khăn như đã nói trong phần các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phân tích tài chính. 2.2.1.2 Chỉ số về khả năng cân đối vốn Các hệ số này được sử dụng để đo lường mối tương quan phần vốn góp của các chủ sở hữu với phần tài trợ của các chủ nợ Hệ số nợ = Tổng số Nợ bên ngoài / Vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu 2006 2007 Chênh lệch Lượng % Lượng % Lượng % Nợ phải trả 65,018 62.31% 69,881 62.93% 4,863 0.62% Nguồn vốn chủ sở hữu 39,335 37.69% 40,170 36.17% 835 -1.52% Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Nợ phải trả 61,256 65,018 69,881 Nguồn vốn chủ sở hữu 38,388 39,335 40,170 Hệ số nợ 1.60 1.65 1.74 Thông thường doanh nghiệp không chỉ vay ngân hang mà còn có tín dụng thương mại hoặc tín dụng khác: Chỉ tiêu 12/31/2005 12/31/2006 12/31/2007 Nợ phải trả 61,256 65,018 69,881 Nợ ngắn hạn 52,986 54,199 52,083 Vay và nợ ngắn hạn 12,002 18,220 10,985 Phải trả người bán 16,012 14,217 15,989 Người mua trả tiền trước 10,745 8,569 10,986 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 420 786 663 Phải trả khác 13,807 12,407 13,460 Nợ dài hạn 8,770 10,819 17,798 Tổng số nợ phải trả(Nợ bên ngoài phải trả) năm 2007 tăng lên so với năm 2006 là 4.863 tương đương với 0.63% , nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên 835 nhưng tốc độ tăng châm hơn so với năm 2006 là 1.52% . Hệ số nợ của công ty cũng liên tục tăng lên trong các năm gần đây. tỷ số nợ năm nay thể hiện sự bất lựi đối với Chủ nợ nhưng lại có lợi đối với chủ sở hữu nếu đồng vốn được sử dụng có khả năng sinh lợi cao,Chủ sở hữu thì ưa thích hệ số này cao vì họ muốn có lợi nhuân tăng nhanh và toàn quyền kiểm soát doanh nghiệp. Hệ số nợ tăng lên có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận với thi truờng nợ trong tương lai. Tuy nhiên so sánh với các năm 2005, 2006 nhận thấy hệ số nợ có tăng nhưng không tăng đột biến cao, đồng thời các chủ nợ của công ty cũng đều là các chủ nợ có mối quan hệ mật thiết với công ty nên đặt nièm tin cao vào hoạt động của công ty điều này còn được thể hiẹn rõ qua hệ số sau: Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu = Các khoản vay ngân hàngvà các khoản vay khác/ Vốn chủ sở hữu: Chỉ tiêu 12/31/2005 12/31/2006 12/31/2007 Vay ngắn hạn ngân hàng 12,002 18,220 10,985 Nợ vay dài hạn ngân hàng 8,770 10,819 17,798 Tổng nợ vay ngân hàng 20,772 29,039 28,783 Nguồn vốn chủ sở hữu 38,388 39,335 40,170 Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu 0.54 0.74 0.72 Đây là một hệ số quan trọng vì doanh nghiệp phải trả lãi vay ngân hang nếu tỷ lệ này lớn hơn 1/1 thì doanh nghiệp có thể gặp bất lợi đối với đề xuất tín dụng của mình, có thể ngân hang sẽ cân nhắc lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro, từ bảng phân tích trên nhận thấy hệ số này giảm 0.02 từ 0.74/1 xuống 0.71/1 Khả năng thanh toán lãi vay hay số lần có thể trả lãi: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng lợi nhuận trước thuế 2877.00 3356.00 4174.00 Lãi vay 510.11 407.78 470.57 Khả năng thanh toán lãi vay 5.64 8.23 8.87 Chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay tăng 0.64 lần từ 8.23 đến 8.87, tuy tốc độ tăng không bằng năm 2006 nhưng điều đó cũng cho thấy mức độ lợi nhuận bảo đảm khả năng trả lãi đã tăng lên điều này cũng thể hiện khả năng sinh lợi của tài sản cao. 2.2.1.3. Các chỉ số về khả năng hoạt động Các chỉ số náy được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tiền của công ty: Tỷ số về khả năng hoạt động Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu thuần 157,918 193,610 206,100 2 Tiền tại quỹ 2,580 5,927 2,148 3 Hàng tồn kho 7,626 7,264 9,716 4 Các khoản phải thu 36,570 42,614 40,604 5 Vòng quay tiền 61.21 32.67 95.95 6 Vòng quay HTK = (1)/(3) 20.71 26.65 21.21 7 Kỳ thu tiền bình quân 83.37 79.24 70.92 (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm) Vòng quay tiền: Chỉ số số vòng quay tiền trong năm 2007 tăng hơn rất nhiều so với năm 2006 điều này cho thấy công ty đã tận dụng được tính thanh khoản của tiền rất tốt trong hoat động của mình. Tuy nhiên chỉ tiêu này cao chưa đủ kết luận hiệu quả kinh doanh của công ty tốt, mà cần kết hợp phân tích một số chỉ tiêu khác. Vòng quay hàng tồn kho: chỉ tiêu này năm 2007 giảm so với năm 2006 là 5.44 tương đương với 20.4% điều này thể hiện sự bất hợp lý trong hoạt đọng quả lý hang tồn kho, công ty cần xem xét khâu tiêu thụ sản phẩm nhăm đưa ra giải pháp phù hợp, kịp thời. Vì công ty Vận tải thuỷ là công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nên ngành nghê cũng có tính mùa vụ do đó Hàng tồn kho tính theo số bình quân sẽ có ý nghĩa hơn: Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Hàng tồn kho bình quân 7,445 8,490 Giá vốn hàng bán 173,440 184,408 Vòng quay HTK = (1) / (3) 26.01 24.28 Vòng quay hang tồn kho tính theo con số bình quân cho thấy Chỉ số này trong năm 2006 giảm từ 26.65 xuốn còn 26.01 giảm 0.64, trong năm 2007 tăng lên từ 21.21 đến 24.28 tăng 3.06 điều đó cho thấy công ty kinh doanh trong lĩnh vực có tính mùa vụ khá cao. Việc đánh giá chỉ tiêu này theo con số bình quân phản ánh chính xác hơn hoạt đông kinh doanh của công ty, Chỉ số này năm 2007 giảm 1.73 tương ứng giảm 6.7 %, điều này cho thấy khâu quản lý hang tồn kho và tiêu thụ sản phẩm chưa cao. Hơn nữa có thể do công ty sử dụng phương pháp nhập ntước xuât trước (FIFO) nên khi hàng chưa kịp tiêu thụ thì mức chi phí hàng tồn kho tăng lên trong thời kỳ giá tăng. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Cơ cấu vốn cố định của Công ty Cổ phần Vận tải thuỷ I Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu 12/31/2005 12/31/2006 12/31/2007 I Tài sản cố định ròng (giá trị còn lại) 49,849 44,799 49,589 Nguyên giá 110,274 111,783 122,503 Giá trị hao mòn luỹ kế 60,425 66,985 72,914 II Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 111 238 2,566 III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,354 2,399 3,888 Tổng cộng 52,314 47,436 56,043 Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Hiệu suất sử dụng TSCĐ Đơn vị: triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu thuần 157,918 193,610 206,100 2 Tài sản cố định ròng 49,849 44,799 49,589 3 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3.17 4.32 4.16 Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty các năm 2005, 2006, 2007 Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2006 giảm 0.16 tương ứng 3.7% điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty giảm xuống tuy nhiên múc giảm này không đáng báo động. Hiệu suất sử dụng TSCĐ của công ty năm 2007 l à 4.16 nó cho biết một đồng tài sản cố định ròng tạo ra 4.16 đồng doanh thu trong năm 2007. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Doanh thu thuần 157,918 193,610 206,100 Tổng cộng tài sản 99,644 104,353 110,051 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 1.58 1.86 1.87 Chỉ tiêu này tăng lên qua các năm, tuy nhiên Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2007 tăng không đáng kể 0.01 so với năm 2006. N ó cho biết một đồng tài sản đem lại 1.87 đồng doanh thu t ăng 0.01 đ ồng so v ới n ăm 2005. C ông ty c ần t ìm bi ện ph áp c ải thi ện t ình h ình n ày. 2.2.1.4. Các chỉ số về khả năng sinh lãi Khả năng sinh lợi đo lường lợi nhuận trong mối tương quan với doanh thu hoặc các yếu tố đầu vào khác. Một số chỉ tiêu về doanh lợi Đơn vị: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Doanh thu thuần 157,918 193,610 206,100 2 Tổng lợi nhuận trước thuế 2,877 3,356 4,174 3 Lợi nhuận sau thuế 2,071 2,416 3,005 4 Tổng tài sản 99,644 104,353 110,051 5 Lãi vay 510 408 471 6 Vốn chủ sở hữu 38,388 39,335 40,170 7 Thu nhập trước thuế và Lãi vay 3,387 3,764 4,645 8 Hệ số đo lường khả năng tạo TNCB 3.40% 3.61% 4.22% 9 Hệ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm 1.31% 1.25% 1.46% 10 Tỷ suất sinh lời trên VCSH thường 5.39% 6.14% 7.48% 11 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 2.08% 2.32% 2.73% (Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty qua các năm) Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm n ăm 2007 là 1.46% phản ánh số lợi nhuận sau thuế trên 100 đồng doanh thu là 1.46, t ăng 0.21% so với năm 2006 tuy nhiên chưa cao là do mức doanh thu thuần tăng lên không nhiềủn 12,490 tương đương 6.45 % trong khi đó chi phí mua hang và chi ohí khác tăng vớ tốc độ lớn, dẫn đến mức tăng lên của lợi nhuận sau thuế không cao kết quả là chỉe tiêu doanh lợi tiêu thụ sản phảm tăng không đáng kể. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Lượng % Giá vốn hàng bán 173,440 184,408 10,968 6.32 Chi phí hoạt động tài chính 2,254 2,680 426 18.90 Chi phí bán hàng 6,831 7,545 714 10.45 Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,923 9,269 346 3.88 Chi phí khác 624 577 -47 -7.53 Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) 940 1,169 229 24.37 Để cải thiện tình hình này công ty caanf chú ý tăng doanh thu, hạ thấp chi phí trong thời gian tới Hệ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm không trực tiếp đo lượng khả năng sinh lợi do các chỉ số này dựa trên tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh, chứ không dựa trên các tài sản doanh nghiệp đã đầu tư hoặc vốn cổ phần của cổ đông. V ì công ty cổ phần vận tải thuy I là doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ việc có hệ số này thấp là tín hiệu không tốt . Hệ số đo lường khả năng tạo thu nhập cơ bản năm 2007 tăng 0.61% so với năm 2006 điiêù đó cho thấy Nhờ ảnh hưởnh của thuế và đồn bẩy mà sưc mạnh tạo thu nhập cơ bản của doanh nghiệp tăng lên rõ rệt Doanh nghiệp nên duy trì cơ chế này trong kỳ sau - Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản năm 2007 tăng 0.41% so với năm 2006 là do sưự tă ng lê n của chỉ tiêu Hệ số đo lường khả năng tạo thu nhập điiêù đó cho thấy sức mạnh tạo thu nhập của tài sản sau thuế và lãi vay đã tăng lên tuy có giảm so với mức tăng năm 2006 nhưng đay cũng là tín hiệu đang mưng với công ty, vì lãi suát các khoản vay trên thị trường tiền tệ thời gian qua ở nứơc ta tăng mạnh làm tăng chi phí sẽ trực tiếp tác động đến lợi nhuận ròng của công ty.Cổ phiếu hoặc trái phiếu công ty là dạng thức thay thế trong thu hút vốn đầu tư. Vì vậy tăng lãi suất sẽ làm tăng tỷ lệ lợi tức của trái phiếu sang thị trường cổ phiếu kết quả là làm giảm giá cổ phiếu .Trước những khó khăn đo công ty vẫn đạt mức tăng Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đ áng k ể đ ó l à m ột s ự c ố g ắng l ớn Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thường tăng 1.43% so với năm 2006 là do sự tăng lên của các chỉ tiêu Hệ số đo lường khả năng tạo thu nhập cơ bản và Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, đồng thời do doanh thu tăng lên, tổng chi phí cũng tăng nhưng không băng mức tăng của doanh thu điều đó dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng lên, khả năng sinh lợi và vị thế tăng lên đáng kể Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu thường phản ánh khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu th ư ờng . Tăng Tỷ suất n ày là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính của công ty. Nhà đầu tư đặc biệt quan tâm đến chỉ tiêu này. 2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn Là xem xét sự thay đổi của các nguồn vốn và cách thức sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ theo số hiệu giữa hai thời điểm lập bảng cân đối kế toán bằng công cụ Bảng kê nguồn vốn và sử dụng vốn: STT Chỉ tiêu  2006 2007  SDV   NV  % SDV  %NV Tài sản A Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn I Tiền 5,827 2,148 3,679 19.20 II Các khoản phải thu 42,614 40,604 2,010 10.49 III Hàng tồn kho 7,256 9,716 2,550 13.31 IV Tài sản lưu động khác 1,112 1,543 431 2.25 B Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 0.00 I Tài sản cố định (giá trị còn lại) 44,799 49,589 4,790 24.99 Nguyên giá Giá trị hao mòn luỹ kế II Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 238 2,566 2,328 12.15 III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,399 3,888 1,489 7.77 Tổng cộng tài sản Nguồn vốn A Nợ phải trả I Nợ ngắn hạn Vay và nợ ngắn hạn 18,320 10,985 7,335 38.27 Phải trả người bán 14,317 15,989 1,672 8.72 Người mua trả tiền trước 8,569 10,986 2,417 12.61 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 788 661 127 0.66 Phải trả khác 12,407 13,460 1,053 5.49 II Nợ dài hạn 10,889 17,798 6,909 36.05 B Nguồn vốn chủ sở hữu I Vốn chủ sở hữu 38,392 38,987 595 3.10 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 35,331 35,331 Quỹ đầu tư phát triển 415 300 115 0.60 Quỹ dự phòng tài chính 351 351 0 Lợi nhuận chưa phân phối 2,416 3,006 590 3.08 II Nguồn kinh phí, quỹ khác 943 1,183 240 1.25 Tổng cộng nguồn vốn Tổng số 19,165 19,165 100.00 100.00 Công ty khai thác nguồn vốn chủ yếu bằng cách chủ yếu là Nợ dài hạn, Tiền, Người mua trả tiền trước, Các khoản phải thu Trong tổng số nguồn vốn được cung ứng là 19,165 gồm có Nợ dài hạn là 6,909 chiếm 36.05%, Tiền là 3,679 chiếm 19.20% , Người mua trả tiền trước là 2,417 chiếm 12.61 %, Các khoản phải thu là chiếm là 2,010 chiếm 10.49%. Như vây chỉ có 36.05% + 12.61 % = 48.66% tổng s ố vốn công ty được hình thành băng vay ngắn hạn và bằng cách chi ếm dung Với nguồn vốn huy động được nay công ty đã sử dung để tài trợ chủ yếu nhằm cân đối giảm vay ngắn hạn, đầu tư vào tài sản cố định , hang tồn kho và chi phi xây dưng dở dang. Trong đó vay ngắn hạn là 7,335 chiếm 38.27% , Tài sản cố định 4,790 chiếm 24.99% ,hang tồn kho là 2,550 chiếm 13.31 %, chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2,328 chiếm 12.15 %., Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước l à 127 chi ếm 0.66 % 2.2.3 Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian Để đánh giá chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp người ta cồn sử dụng các chỉ tiêu tài chíng trung gian, những chỉ tiêu này là cơ sở để xác lập rất nhiều hệ số rất có ý nghĩa về hoạt động cơ cấu, chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Lượng % Tổng Doanh thu 199,518 212,796 13,278 6.65 Lãi gộp 26,078 28,388 2,310 8.86 Giá vốn hàng bán 173,440 184,408 10,968 6.32 Chi phí BH&QLDN 15,754 16,814 1,060 6.73 Thu nhập trước khấu hao và lãi 10,324 11,574 1,250 12.11 Khấu hao 6,560 6,929 369 5.63 Thu nhập trước thuế và lãi vay 3,764 4,645 881 23.40 Lãi vay 408 471 63 15.40 Tổng lợi nhuận trước thuế 3,356 4,174 818 24.38 Thuế thu nhập doanh nghiệp (28%) 940 1,169 229 24.36 Lợi nhuận sau thuế 2,416 3,005 589 24.37 Từ bảng phân tích trên nhận thấy các chỉ tiêu tái chinh trung gian quan trong trên năm 2007 đều tăng Tổng doanh thu năm 2007 tăng 13,278 tương ứng 6.65 %, đây là một tín hiệu tốt, giá vốn hang bán tăng lên 10,968 năm 2007 tương ứng 6.32 % cho thấy giá vốn tăng làm tăng chi phí nhưng tóc độ tăng này lai thấp hơn tốc đọ tăng của doanh thu do đó làm cho Lợi nhuận gộp của công ty tăng lên với tốc độ cao 8.86 tương ứng 2.310, như vậy về cơ bản công ty đã đạt mục tiêu về tăng doanh thu và giảm giám vốn hang bán Thu nhập trước khấu hao và lãi năm 2007 tăng 1,250 so với năm 2006 tương ứng với tốc độ tăng 12.11 % điều đó cho thấy công ty đã sử dụng nợ vay phục vụ cho hoạt đọng kinh doanh hiệu quả, hơn nữa tổng lợi nhuận trước thuế tăng 818 tuy chưa phải là cao đối với doanh nghiệp có số vốn hơn 100 tỷ tuy nhiên tốc độ tăng của nó đạt 24.38% chứng tỏ đòn bẩy về thuế của công ty là hiệu quả cao và cơn cấu vốn là tối ưu, vì một sự thay đổi nhỏ trong việc sử dụng đồn bẩy tài chính đã tạo ra sự thay đổi lớn trong tổng lợi nhuận trước thuế và sau thuế cả hai chỉ tiêu này cùng có tốc độ tăng gần bằng nhau và rất cao: 24.37% điều đó cũng giúp công ty tận dụng được đòn bẩy về thuế. Tuy nhiên công ty cũng cần chú ý đến việc sử dụng nợ vay, vì vay càng nhiều thì rủi ro trong thanh toán càng cao, đồng thời cần chú ý tới con số tăng tuyệt đối của các chỉ tiêu trên đẻ tim ra giả pháp nâng cao số tuyệt đối của chỉ số lơi nhuân sau thuế. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THUỶ I 3.1. Đánh giá về hoạt động phân tích tài chính tại công ty cổ phần vận tải thuỷ I Những hạn chế Thứ nhất: Khả năng thanh toán thanh toán nhanh cũng như ngắn hạn chưa thật sự tốt, mặc dù doanh nghiệp đã cố gắng giảm thiểu những ảnh hưởng không tôt của nó như kéo dài thời gian trả nợ nhà cung cấp nhưng đièu đó là chưa đủ vì các chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn và nhanh đều nhỏ hơn 1/1 ngay cả trong những năm 2005, 2006, và 2007. Thứ hai: Lượng tiền mặt và tiền gửi ngân hang đang trong tình trạng không đáp ứng đủ các khoản nợ đến hơn nưa kỳ thub tiền bình quan của công ty lại thấp, công ty cần tìm cách tăng lượng tiền của mình để đảm bảo thanh toán nếu công ty không muốn mình phải bán đi các tài sản lưu đông không biểu hiện trực tiếp băng tiền để tài trợ cho các khoản nợ ngắn hạn đến hạn mà chủ nợ lại không cho công ty được hoãn nợ Thứ ba: mặc dù vòng quay hang tồn kho cao là tín hiệu tôt nhưng số lượng Hàng tồn kho của công ty năm nay tăng cao cho thấy việc quản lý Hàng tồn kho là chưa hiệu quả cao, điều đó có thể làm cho chi phí liên quan đến hang tồn kho tăng lên, công ty cũng cần xem xét lại việc tiêu thụ sản phẩm vì cuối kỳ doanh thu tăng không cao. Thứ tư: Tài sản cố điịnh của công ty tăng nhanh, công ty đầu tư nhiều vào tài sản cố định, nhưng doanh thu lại không tăng tương ứng nên việc đầu tư nhiều vào tài sản cố định không hiệu quả hơn nữa nó lai làm phát sinh chi phí khấu hao. Thứ năm : Hệ số nợ tăng lên có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận với thi truờng nợ trong tương lai. Doanh nghiệp có thể gặp bất lợi đối với đề xuất tín dụng của mình, có thể ngân hang sẽ cân nhắc lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro. - Th ứ sáu: V ì công ty cổ phần vận tải thuy I là doanh nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ n ên việc có Hệ số doanh lợi tiêu thụ sản phẩm này thấp là tín hiệu không tốt Th ứ bảy : tổng s ố vốn công ty được hình thành băng vay ngắn hạn và bằng cách chi ếm dung Thứ tám: doanh thu và lợi nhuân có tốc độ tăng rất cao tuy nhiên con số tuyệt đối lại chưa tương xứng với một công ty có quy mô lớn Những nguyên nhân: Thứ nhất: do cơ chế quản lý tài chính và các biện pháp thực hành kế toán của công ty còn một số bất cập: đặc biệt trong việc quản lí tái sản(tiền, hang tồn kho) nguồn vốn của công ty, việc phân tích tài chính và theo dõi thường xuyên các thong tin tài chính chưa được thực hiện hang tuần dẫn đến chưa theo dõi kịp thời những biến động về tài chính của công ty Thứ hai: Do thực trạng nền kinh tế Việt Nam có mức lạm phát cao, và đặc biệt là sự tăng giá của căng dầu có ảnh hưởng rất lớnh đến chi phí vận tải của ngành vận tải gây khó khăn để công ty đạt đựoc mức lợi nhuận cao Thứ ba: Trình độ năng lực của cán bộ phân tích tài chính còn hạn chế do công ty mới được chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần năm 2005. Thứ tư: Thứ tư: Chính sách pháp luật của nhà nước khá cồng kềnh nhưng lai chưa bao quát hết mọi trường hợp. lai thường xuyên thay đổi , công ty gặp khó khăn trong việc cập nhật thông tin Thứ năm: Thị trường tài chính cỉa Việt Nam chưa hoàn thiện, chưa thực sự hội nhập, đặc biệt là thị trường chứng khoán, thị trường tín dụng,.. Ki ến ngh ị Kiến nghị đối với công ty: Thứ nhất : Về TSLĐ và TSCĐ ta thấy kết cấu là phù hợp vì TSCĐ chiếm một phần tương đương trong tổng số tài sản của doanh nghiệp so với TSLĐ . Hạng mục thiết bị quan trọng nhất cần đầu tư là tàu thuyền trọng tải lớn. Và khi được trang bị những thiết bị như vậy thì cần phải có kế hoạch quản lý và sử dụng TSCĐ một cách hợp lý như phải bố trí dây truyền sản xuất, phải thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng TSCĐ tránh để hư hỏng. Còn đối với TSCĐ có khả năng sử dụng kém hoặc không sử dụng, nhanh chóng thu hồi vốn để có điều kiện mua sắm TSCĐ mới. Khi đầu tư vào TSCĐ là phải xây dựng việc dự toán vốn đầu tư đúng đắn, sai lầm trong khâu này sẽ gây ra những hậu quả không tốt cho doanh nghiệp. Cho nên, khi đi đến một quyết đầu tư, đặc biệt là quyết định đầu tư theo chiều sâu Tổng công ty cần phải xem xét và phân tích các nhân tố ảnh hưởng như: +Vấn đề khả năng tài chính của công ty là rất quan trọng, công ty cần phải có kế hoạch nguồn vốn đầu tư và phương hướng đầu tư trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo dần hiện đại hoá việc sản xuất trên cơ sở không ảnh hưởng tới hoạt động chung của doanh nghiệp. +Xem xét ảnh hưởng của l ãi suất tiền vay ( phản ánh chi phí vốn -giá vốn) và chính sách thuế vì đó là những nhân tố ảnh hưởng tới chi phí đầu tư của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xem xét xem việc đầu tư đó có mang lại hiệu quả không, khả năng sinh lợi như thế nào và liệu chúng có bù đắp đầy đủ chi phí mà doanh nghiệp đ ã bỏ ra hay không. Bến cạnh đó, việc xem xét các chính sách thuế cũng rất quan trọng vì nó có thể khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Thứ hai: Công ty cần phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả vốn lưu động. Hiệu quả của vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả tiết kiệm vốn. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty có thể tiến hành như sau: +Tăng cường công tác quản lý vốn lưu động, tìm mọi biện pháp để rút ngắn thời gian ở mỗi khâu mà vốn đi qua. Làm được điều này giúp cho công ty rút ngắn thời gian chu chuyển của vốn lưu động trong lưu thông hàng hoá, từ đó có thể giảm bớt được một số vốn lưu động cần thiết. +Bên cạnh đó, công ty có thể tăng được tốc độ chu chuyển vốn lưu động, sẽ giảm được một số vốn lưu động nhất định mà vẫn đảm bảo được khối lượng công việc kinh doanh như cũ. +Còn quá trình chu chuyển vốn thường xuyên nằm ở các khâu dự trữ và lưu thông vì vậy, cần phải áp dụng các biện pháp thích hợp ở từng khâu, để từ đó góp phần nâng cao khả năng tài chính của công ty như: - Trong khâu dự trữ cần xác định đúng đắn nhu cầu dự trữ cần thiết, tối thiểu để đảm bảo công tác kinh doanh diễn ra liên tục. Tránh dự trữ thừa, gây ứ đọng vốn hoặc dự trữ thấp gây ảnh hưởng đến khâu bán ra. Bên cạnh đó công ty phải thường xuyên xác định mức dự trữ hợp lý theo từng tháng, từng quý tuỳ theo nhu cầu của thị trường. -Trong khâu lưu thông để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Tổng công ty nên áp dụng một số giải pháp. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý tiền mặt, chế độ thanh toán, cần nhanh chóng giải quyết công nợ để thu hồi đủ vốn cho Tổng công ty. Tổ chức việc vận chuyển lưu thông hàng hoá phải có trách nhiệm cao vì đây là mặt hàng dễ thay đổi chất lượng do ảnh hưởng của môi trường. Phải có trách nhiệm bảo hiểm cho hàng hoá tránh rủi ro bất trắc xảy ra. Đi sâu tìm hiểu phân tích nhu cầu thị trường nắm bắt thi hiếu người tiêu dùng giúp cho công ty có thể xác định mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Thứ ba: công ty cần đẩy nhanh tốc độ bán hàng để tăng doanh thu từ đó nâng cao lợi nhuận. Để đẩy nhanh tốc độ bán hàng công ty có thể sử dụng các biện pháp sau: +Phải thường xuyên nghiên cứu v ề s ảnnph ăm di ạch v ụ m ình cung c ấp. Để thực hiện được công ty nên khuyến khích khả năng sáng tạo của người lao động cũng như phải thường xuyên tiến hành chất lượng sản phẩm, d ịch v ụ, quy chế v ặn v ải đ ường của Vi ệtt Nam. +Mở rộng thêm các, x ư ởng đ óng t àu, chi nh ánh đối với thị trường trong nước + Muốn tiêu thụ được hàng hoá d ịch v ụ và tạo uy tín thì công ty cần củng cố tổ chức nhân sự và trang bị phương tiện hiện đại cho các trung tâm kiểm tra chất lượng của tàu thuyền, thuyền viên thuyền trưởng,.. Thứ tư: Tình hình công nợ phải thu, phải trả của Tổng công ty còn chiếm tỉ trọng rất cao nhất là các khoản nợ phải trả và phải thu khách hàng. Như vậy công ty có vốn bị chiếm dụng nhiều, vốn đi chiếm dụng cũng nhiều, do vậy công ty phải thường xuyên theo rõi các đối tượng nợ khi cần có thể nhanh chóng thu hồi đủ vốn, mặt khác phải thanh toán kịp thời các khoản nợ đến hạn, tăng vốn chủ sở hữu để giảm các khoản nợ vay. Đồng thời cần hạn chế việc bán hàng chịu nợ, chỉ cho nợ một phần tiền hàng hợp lý với từng đối tượng khách hàng như đối với những bạn hàng đáng tin cậy, hoặc những khách hàng đó đ ã thanh toán hết các khoản nợ trước. Còn các khoản nợ của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể để thanh toán tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng vay nợ trong thời gian tới. Thứ năm: công ty cần phấn đấu giảm chi phí kinh doanh, nhất là chi phí bán hàng và chi phí giao dịch. Vì chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận kinh doanh. Do đó muốn tăng được lợi nhuận thì ngoài kinh doanh có hiệu quả, việc giảm chi phí kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao được khả năng tài chính. Muốn vậy lãnh đạo công ty cần phải phối hợp trực tiếp với các nhân viên thực hiện kinh doanh tìm ra những bất hợp lý trong khâu mua hàng và dự trữ hàng hoá. Từ đó phân loại chi phí trực tiếp và có kế hoạch thực hiện giảm chi phí phát sinh trong khâu này. Còn đối với các chi phí gián tiếp như chi phí quản lý, loại chi phí này rất khó quản lý vì không có định mức rõ ràng nhất là các khoản chi phí khác trong chi phí quản lý. Vì vậy biện pháp tốt nhất để tiết kiệm chi phí là sự đồng lòng từ ban giám đốc đến toàn thể CBCNV phải có ý thức tiết kiệm chi phí trong từng công việc và hành động của mình để sử dụng chi phí hợp lý nhất. Thứ sáu: những biện pháp góp phần nâng cao khả năng doanh lợi Tổng công ty cần tiến hành các biện pháp sau: + Công ty phải xác định được điểm hoà vốn trong quá trình kinh doanh .Đối với công ty thì việc giảm chi phí biến đổi là hết sức cần thiết cho việc hạ thấp doanh thu hoà vốn để nâng cao được lợi nhuận. Chi phí biến đổi được hạ thấp bằng cách: -Quản lý chặt chẽ giá mua vào, giảm việc vận chuyển qua kho, tăng cường vận chuyển thẳng. -Tăng vòng quay vốn bằng cách nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, sản xuất hàng hoá cung ứng dich v ụ đáp ứng thị hiếu tiêu dùng, bán với giá cả hợp lý và áp dụng các biện pháp như quảng cáo, giảm giá cho khách mua nhiều. + Để nâng cao doanh lợi công ty cũng cần phải chú ý đến nguồn vốn huy động nhằm giúp công ty vừa tạo thế chủ động trong kinh doanh, vừa đảm bảo chi phí về vốn thấp, có đủ thu nhập để trang trải cho chi phí và có lãi, tránh tồn quỹ, lượng tiền mặt quá lớn, dự trữ hàng hoá quá cao so với nhu cầu làm chậm tốc độ chu chuyển tài sản và tăng chi phí. +Ngoài ra công ty cần nắm được chiến lược kinh tế chung của Đảng và nhà nước nhằm có những xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh cho phù hợp. Từ đó xây dựng kế hoạch tích tụ, tập trung vốn trong điều kiện cho phép Tổng công ty nên huy động thêm vốn để tăng vòng quay công nợ phải trả nhằm tạo ra uy tín cho công ty và vừa tận dụng được vốn. Đồng thời công ty cũng nên tăng vòng quay công nợ phải thu vì nó giúp cho công ty tăng doanh thu và tăng lợi nhuận. Phải có chương trình quản lý và công tác cán bộ như:Tuyển mộ thu hút nhân tài từ bên ngoài vào, chuyển những người kém năng lực trong lĩnh vực kinh doanh vào các phòng ban khác hoặc giảm biên chế CBCNV. Để tạo ra đội ngũ CBCNV trong biên chế phải có trình độ chuyên môn cao, dễ dàng thích ứng với những thay đổi của việc hiện đại hoá sản xuất kinh doanh với yêu cầu của thị trường. Tổ chức các Công ty chuyên doanh để khai thác tiềm năng, thế mạnh từng Công ty, từng vùng, từng địa phương tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ khác. Đội ngũ lao động là một yếu tố có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của một Doanh nghiệp. Ngày nay cho dù trên thế giới đã tạo ra được nhiều thiết bị tự động, Rô bốt thay thế con người trong hoạt động sản xuất, Tuy nhiên các máy móc đó cho dù hiện đại đến đâu đi nữa nếu thiếu sự điều khiển của con người cũng trở nên vô tác dụng. Trong qúa trình sản xuất kinh doanh lao động tác động đến mọi khẩu, đến mọi quá trình hoạt động từ khâu thu mua nguyên vật liệu, chế tạo ra sản phẩm đến quá trình tiêu thụ sản phẩm, hay nói cách khác lao động là nguồn gốc sáng tạo ra mọi của cải vật chất cho xã hội. Do đó công ty cần phải phát huy được sức mạnh của độ ngũ lao động khơi dậy trong họ tiềm năng to lớn tạo cho họ động lực để họ phát huy được hết khả năng. Khi đó công việc được giao cho họ sẽ đạt hiệu quả cao nhất. Tiêu chuẩn tối ưu của lao động đòi hỏi phải có trình độ kỹ thuật cao về chuyên môn và phải đào tạo có hệ thống. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần phải có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lao động: * Công ty cần nâng cao tiêu chuẩn tuyển chọn lao động, đảm bảo chất lượng lao động tuyển thêm. Mặt khác do yêu cầu đổi mới công nghệ nên công ty cần khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật. * Người lao động chỉ có thể phát huy có hiệu quả khả năng và trình độ của họ khi được khuyến khích và đánh giá đúng khả năng vì vậy bên cạnh chính sách đào tạo bồi dưỡng trình độ, công ty cần phải chú ý đến việc phân phối thù lao lao động và thu nhập đúng với khả năng và công sức của người lao động. Làm được như vậy sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động tự nâng cao trình độ và năng lực để tiến hành công việc có chất lượng và hiệu quả cao góp phần tăng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Nhìn chung công ty đã nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đế phát triển nguồn nhân lực thông qua đào tạo nâng cao trình độ người lao động thể hiện: Công ty đã có chương trình đào tạo đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất về những kiến thức có liên quan đến kỹ thuật công nghệ, tổ chức công tác thi nâng bậc, nâng cấp cho công nhân lao động, bồi dưỡng kiến thức quản lý cho đội ngũ quản đốc, tổ trưởng sản xuất. Hình thức đào tạo tuy chưa được phong phú mới chỉ dừng lại ở hình thức truyền thống là cử cán bộ đi học tại các trường đại học. Vì vậy công ty cần mở rộng nội dung đào tạo kết hợp nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật với nâng cao năng lực quản trị. Số lượng công nhân viên có trình độ đại học ở công ty còn ít. Công ty có thể thi tuyển dụng để có được những người có trình độ cao hoặc tuyển chọn những người trẻ tuổi, có năng lực để đào tạo đại học và trên đại học, đặc biệt là chuyên nghành Quản trị kinh doanh để nâng cao năng lực quản lý. Bên cạnh đó công ty cần đào tạo bộ phận chuyên trách Marketing. Ngoài ra công ty cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà cung cấp công nghệ để nâng cao trình độ người lao động làm chủ các công nghệ mới. Hiệu quả của việc bồi dưỡng đội ngũ lao động là rất lớn. Việc công ty quan tâm đến đào tạo con người chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt đến quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng lực tài chính cho công ty. - Người lao động trực tiếp sản xuất sau khi được đào tạo, nâng cao tay nghề thì công việc làm sẽ chuẩn xác hơn, giảm tỷ lệ phế phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm, thời gian hoàn thành công việc cũng rút ngắn đi. Do đó người lao động làm tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất cá nhân góp phần nâng cao năng suất và giảm bớt chi phí sản xuất của toàn công ty nghĩa là hoạt động sản xuất của công ty đạt hiêụ quả cao hơn. - Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý công ty nghĩa là nâng cao hiệu quả của công tác quản lý. Cán bộ quản lý có năng lực sẽ biết bố trí đúng người đúng việc, góp phần vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu, thiết bị máy móc, sức lao động của công ty qua đó tác động tích cực đến việc nâng cao kết quả và hiệu quả kinh doanh của công ty. Nhà quản trị kinh doanh trình độ cao có khả năng chớp được ngôi sao sáng và biết cách động viên khuyến khích huy động mọi nguồn lực trong công ty để biến cơ hội kinh doanh thành khả năng sinh lợi cao. Thứ Bảy: Để nâng cao khả năng tài chính của Tổng công ty thì vấn đề cốt lõi là các đơn vị thành viên trong công ty phải cùng nhau xây dựng thực thi chiến lược các mục tiêu mà công ty đã đặt ra một cách hài hoà, đoàn kết cùng nhau đi theo con đường mà Tổng công ty đã lựa chọn tạo thành bức tường vững chắc cho sự phát triển lâu dài của Tổng công ty. Thứ tám: Quản lý thanh toán. Qua phân tích tình hình tài chính của Công ty ta thấy: Công ty thường bị khách hàng chiếm dụng vốn lớn nên Công ty thường phải vay nợ để bù đắp cho khoản này, làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty cần phải có một chính sách thanh toán hợp lý. Trước hết phải quản lý tốt các khoản phải thu, nhanh chóng thu hồi công nợ. - Giảm giá, triết khấu hợp lý với những khách hàng mua số lượng lớn và thanh toán đúng hạn. - Thực hiện chính sách thu tiền linh hoạt, mền dẻo nhằm mục đích vừa không làm mất thị trường vừa thu hồi được các khoản nợ dây dưa khó đòi. Bởi lẽ, trên thực tế, rõ ràng là nếu công ty áp dụng các biện pháp quá cứng rắn thì cơ hội thu hồi nợ lớn hơn nhưng sẽ khiến cho khách hàng khó chịu dẫn đến việc họ có thể cắt đứt các mối quan hệ làm ăn với công ty. Vì vậy, hết thời hạn thanh toán, nếu khách hàng vẫn chưa trả tiền thì công ty có thể tiến hành quy trình thu hồi nợ theo các cấp độ: + Gọi điện, gửi thư nhắc nợ, thư khuyên nhủ hoặc thư chuyển cho cơ quan chuyên trách thu hồi giúp. + Cử người đến gặp trực tiếp khách hàng để đòi nợ. + Cuối cùng, nếu các biện pháp trên không thành công thì phải uỷ quyền cho người đại diện tiến hành các thủ tục pháp lý. Mặt khác, đối với các khoản nợ bị khách hàng chiếm dụng cũ, Công ty cần phải dứt điểm theo dõi chặt chẽ và tuân thủ theo nguyên tắc: Các khoản nợ cũ phải dứt điểm so với các khoản nợ mới phát sinh. Ngoài ra, khi nền kinh tế thị trường ở nước ta ngày càng phát triển, Công ty có thể nghiên cứu xem xét chính sách thay thế tín dụng bằng đáo nợ (Factoring). Thực chất của chính sách này là việc doanh nghiệp giảm thiểu các khoản phải thu, phải trả trong cân đối tài chính nhằm tạo ra một bức tranh tài chính thuận lợi hơn cho hoạt động kinh doanh thông qua một loại công ty tài chính trung gian là Factoring. Các khoản phải thu, phải trả xuất hiện khi Công ty có việc mua chịu và bán chịu. Khi đó, công ty Factoring sẽ đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản này với một tỷ lệ chiết khấu thoả thuận Kiến nghị đối với nhà nước • Ưu tiên về vốn, cấp bổ sung vốn cho Công ty, ưu tiên về thuế đặc biệt là trong tình hình Công ty đang tổ chức cải tạo năng lực sản xuất của mình. • Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để sắp tới Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán • Tăng cường chỉ đạo hoạt động, chú trọng công tác tổ chức chăm lo đến đời sống cho các cán bộ công nhân viên trong Công ty về vật chất cũng như về tinh thần . Nhà nước cũng cần hoàn thiện chính sách pháp luật quản lý : doanh nghiệp, thị trường tài chính, pháp luật về kế toán , kiểm toán,.. Ổn định kinh tế vĩ mô Trên đây là những kiến nghị và các giải pháp mang tính đề xuất, hy vọng những đề xuất này có thể phần nào giúp cho Công ty cải thiện được tình hình tài chính của mình trong thời gian tới, để từ đó có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn trong quá trình phát triển của Công ty KẾT LUẬN Qua hai phần lý luận và thực tiễn cho thấy phân tích tình hình tài chính đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải tổ chức tốt quá trình thu thập tài liệu, chứng từ ban đầu đến lập báo cáo kế toán tài chính sát đúng với thực tế. Nhưng để đạt được hiệu quả cao trên cơ sở vật chất kỹ thuật, tiền vốn và lao động sẵn có, doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích báo cáo tài chính kế toán để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu. Trong thời gian thực tập tại Công ty đi sâu vào phân tích tình hình tài chính của Công ty, em thấy rằng hoạt động tài chính có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, Tài chính doanh nghiệp là một công cụ khai thác, thu hút các nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, nó còn là công cụ để có phương hướng chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, thử thách song Công ty cổ phần Vận tải thuỷ I đã bằng mọi cách để vượt qua khó khăn và thu được kết quả tốt. Vì hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ cho nên chuyên đề sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ góp ý của các cô chú cán bộ công nhân viên và các thầy cô giáo để cho đề tài được hoàn thiện hơn nữa. Qua đây, một lần nữa em xin cám ơn các thầy cô giáo trong khoa tài chính – ngân hàng,các cô chú tại phòng kế toán của công ty đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp. Trường ĐH KTQD- NXB Giáo Dục. 2. Lý thuyết tài chính tiền tệ- Trường ĐH KTQD. 3. Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. Trường ĐH Kinh tế TP. HCM- NXB Thống kê 4. Phân tích hoạt động kinh doanh. NXB Thống Kê. 5. Kế toán- Kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính Hà Nội. 6. Phân tích tài chính doanh nghiệp. NXB Thống Kê. 7. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh. PGS- PTS Phạm Thị Gái . Trường ĐH KTQD. NXB Giáo Dục. 8. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. PTS- Nguyễn Năng Phúc. ĐH KTQD- NXB Thống Kê, Hà Nội-1998. 9. Phân tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. PTS- Nguyễn Thế Khải- NXB Tài chính, Hà Nội- 1997. 10. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Trường ĐH Tài chính- Kế toán. NXB tài chính 11. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Trường ĐH KTQD- NXB Giáo Dục MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, ngày. tháng năm 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7904.doc
Tài liệu liên quan