Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty; quyết định những vấn được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định; thông qua các báo cáo tài chính hàng năm, ngân sách tài chính năm tới.
- Hội đồng quản trị: có toàn quyền nhân danh công ty quyết định, thực hiện các quyền nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
- Ban kiểm soát : Là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc, Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu ra và thay mặt Đại hội đồng cổ đông giám sát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp cho Đại hội đồng cổ đông.
- Ban giám đốc: gồm 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.Giám đốc là người điều hành và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
63 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành công trính xây lắp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cuối kì
II. Kế toán chiphí sản xuẩt và tính giá thành sản phẩm xây lắp:
1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
w Chứng từ sử dụng:
- Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng
- Phiếu chi
- Hóa đơn GTGT, bảng tổng hợp hóa đơn GTGT
- Phiếu xuất kho
w Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết, Sổ cái TK 621
- Nhật kí chung
b. Tài khoản sử dụng :
w TK 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ”
w Kết cấu TK 621
+ Bên nợ: Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp.
+ Bên có: - Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
- Trị giá nguyên vật liệu thực tế xuất dùng không hết nhập lại kho.
c. Phương pháp hạch toán
- Nguyên vật liệu mua về xuất thẳng sử dụng hoạt động xây lắp
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 133 - Thuế GTGT đượckhấu trừ
Có TK 141, 111, 112, 331
- Nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập lại kho
Nợ TK 152 - Nguyên vật liệu
Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Cuối mỗi công trình, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu tập hợp trong kì sang TK 154 để tính giá thành
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
w Chứng từ sử dụng:
- Bảng thanh toán lương
- Bảng tổng hợp thanh toán lương
- Bảng phân bổ tiền lương các công trình
w Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết, Sổ cái TK 622
- Nhật kí chung
b. Tài khoản sử dụng :
w TK 622 “ Chi phí nhân công trực tiếp ”
w Kết cấu TK 622
+ Bên nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình thi công công trình bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương.
+ Bên có: - Kết chuyển trị giá nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
c. Phương pháp hạch toán
- Ghi nhận số tiền lương, tiền công phải trả cho công nhân viên
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 334 - Phải trả ngươig lao động
- Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên số tiền lương, tiền công của công nhân trực tiếp sản xuất (Phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu)
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp (19%)
Có TK 3382 - Trích kinh phí công đoàn (2%)
Có TK 3383 - Trích bảo hiểm xã hội (2%)
Có TK 3384 - Trích bảo hiểm y tế (15%)
- Cuối mỗi công trình, kết chuyển chi phí nhân công tập hợp trong kì sang TK 154 để tính giá thành
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
w Chứng từ sử dụng:
- Phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng
- Bảng phân bổ khấu hao
w Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết, Sổ cái TK 623
- Nhật kí chung
b. Tài khoản sử dụng :
w TK 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công ”
w TK 623 có 6 tài khoản cấp 2
+ TK 6231 “ Chi phí nhân công ” : dùng để phản ánh lương chính, phụ, các khoản phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy phục vụ thi công.
+ TK 6232 “ Chi phí vật liệu ” : dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu , vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công.
+ TK 6233 “ Chi phí dụng cụ sản xuất ” : dùng để phản ánh công cụ dụng cụ lao động liên quan tới hoạt động của xe, máy thi công.
+ TK 6234 “ Chi phí khấu hao máy thi công ” : dùng để phản ánh chi phí khấu hao xe, máy thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.
+ TK 6237 “ Chi phí dich vụ mua ngoài ” : dùng đẻ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như sửa chữa, bảo hành, chi phí điện nước
+ TK 6238 “ Chi phí bằng tiền khác ” : dùng để phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động xe, máy thi công.
w Kết cấu TK 623 :
+ Bên nợ: Chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công như: chi phí vật liệu máy hoạt động, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.Chi phí vật liệu, chi phí dich vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công.
+ Bên có: - Kết chuyển chi phí sử dụng xe, máy thi công trong kỳ vào TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
c. Phương pháp hạch toán
Hạch toỏn chi phớ sử mỏy thi cụng phụ thuộc vào hỡnh thức sử dụng mỏy thi cụng: tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp.
Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không phân cấp thành một bộ phận độc lập để theo dừi riờng chi phớ thỡ chi phớ phỏt sinh được tập hợp vào TK623- Chi phí sử dụng máy thi công
+ Căn cứ vào tiền lương (lương chính, lương phụ), tiền công, tiền ăn giữa ca phải trả cho công nhân điều khiển máy, phục vụ máy, ghi:
Nợ TK 623 (6231) - Chi phớ sử dụng máy thi công
Có TK 334 - Phải trả người lao động
Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện việc trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân điều khiển máy thi công, kế toán ghi giống như đối với công nhân xấy lắp.
+ Xuất kho hoặc mua nguyên liệu, nhiênn liệu, vật liệu phụ sử dụng cho xe, máy thi công:
Nợ TK 623 (6232) - Chi phớ sử dụng máy thi công
Nợ TK 133 (1331) - nếu được khấu trừ thuế
Có TK 152, 111, 112, 331
+ Chi phí cụng cụ dụng cụ dựng cho xe, máy thi công:
Nợ TK 623 (6233) – Chi phớ sử dụng máy thi công
Có TK 153, 111, 112 (loại phân bổ 1 lần)
Có TK 142 (1421), 242 (loại phân bổ nhiều lần)
+ Khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội máy thi công:
Nợ TK 623 (6234) - Chi phớ sử dụng máy thi công
Có TK 214 - Khấu hao TSCĐ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (chi phí sửa chữa máy thi công thuê ngoài, điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ)
Nợ TK 623 (6237) – Giá hoá đơn chưa có thuế (nếu tính thuế GTGT khấu trừ)
Nợ TK 133 (1331) - Thuế GTGT (nếu được khấu trừ thuế)
Có TK 111, 112, 331
+ Các chi phí khác bằng tiền phát sinh:
Nợ TK 623 (6238) - Chi phí sử dụng mỏy thi cụng
Nợ TK 133 (1331) - nếu được khấu trừ thuế
Có TK 111, 112
- Cuối mỗi công trình, kết chuyển chi phí nhân công tập hợp trong kì sang TK 154 để tính giá thành
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
4. Kế toán chi phí sản xuất chung
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
w Chứng từ sử dụng:
- Phiếu chi, Giấy thanh toán tạm ứng
w Sổ sách sử dụng:
- Sổ chi tiết, Sổ cái TK 627
- Nhật kí chung
b. Tài khoản sử dụng
w TK 627 “ Chi phí sản xuất chung ”
w TK 627 có 6 tài khoản cấp 2
+ TK 6271 “ Chi phí nhân viên phân xưởng ” : dùng để phản ánh lương chính, các khoản phụ cấp lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận sản xuất.
+ TK 6272 “ Chi phí vật liệu ” : dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu , vật liệu khác dùng cho phân xưởng như vật liệu dùng để tu sửa, bảo dưỡng
+ TK 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất ” : dùng để phản ánh công cụ dụng cụ lao động dùng cho nhu cầu sản xuất ở tổ, đội
+ TK 6274 “ Chi phí khấu hao TCSĐ ” : dùng để phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho quản lý công ty, tổ, đội.
+ TK 6277 “ Chi phí dich vụ mua ngoài ” : dùng đẻ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền thuê xe, điện thoại, điện nước
+ TK 6278 “ Chi phí bằng tiền khác ” : dùng để phản ánh các chi phí bằng tiền như hội nghị, tiếp khách, phí công tác
w Kết cấu TK 627 :
+ Bên nợ: Chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công như: chi phí vật liệu máy hoạt động, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.Chi phí vật liệu, chi phí dich vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công.
+ Bên có: - Kết chuyển chi phí sử dụng xe, máy thi công trong kỳ vào TK 154 “ chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
c. Phương pháp hạch toán:
- Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên của đội xây dựng; tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội xây dựng, của công nhân xây lắp, ghi:
Nợ TK 627 (6271) - Chi phí sản xuất chung
Có TK 334 - Phải trả người lao động
- Tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị xây lắp khoán nội bộ (trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch tóan kế toán riêng), khi bản quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đó bàn giao được duyệt, ghi:
Nợ TK 627- Chi phí sản xuất chung
Có TK 141 (1413) - Tạm ứng chi phớ xõy lắp giao khoỏn nội bộ
- Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu xuất dùng cho đội xây dựng:
Nợ TK 627 (6272) - Chi phí sản xuất chung
Có TK 152 - Nguyên vật liệu
- Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có giá trị nhỏ cho đội xây dựng, căn cứ vào Phiếu xuất kho, ghi:
Nợ TK 627 (6273) - Chi phí sản xuất chung
Có TK 153 - Công cụ dụng cụ
- Khi xuất cụng cụ, dụng cụ sản xuất một lần cú giá trị lớn cho đội xây dựng phải phân bổ dần, ghi:
Nợ TK 142 (1421), 242
Có TK 153 - Công cụ dụng cụ
Khi phõn bổ giỏ trị cụng cụ, dụng cụ vào chi phớ sản xuất chung trong kỳ, ghi:
Nợ TK 627 (6273) - Chi phí sản xuất chung
Có TK 142 (1421), 242
- Trích khấu hao máy móc, thiết bị sản xuất thuộc đội xây dựng, ghi:
Nợ TK 627 (6274) - Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 - Khấu hao TSCĐ
- Chi phí điện, nước, điên thoại thuộc đội xây dựng, ghi:
Nợ TK 627 (6277) - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 (1331) - nếu được khấu trừ thuế
Có TK 111, 112, 335
- Các chi phí bằng tiền khác phát sinh tại đội xây dựng, ghi:
Nợ TK 627 (6278) - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 133 (1331) - nếu được khấu trừ thuế
Có TK 111, 112
- Cuối mỗi công trình, kết chuyển chi phí nhân công tập hợp trong kì sang TK 154 để tính giá thành
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
5. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
a. Chứng từ, sổ sách sử dụng:
w Chứng từ sử dụng:
- Biên bản kiểm kê giá trị dở dang
- Thẻ tính giá thành
w Sổ sách sử dụng:
- Sổ cái TK 154
- Sổ chi tiết TK 154
- Nhật kí chung
b. Tài khoản sử dụng
w TK 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ”
w Kết cấu TK 154
+ Bên nợ: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kì liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình.
+ Bên có: Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thànhbàn giao toàn bộ tiêu thụ trong kì
+ Số dư bên nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh còn dở dang cuối kì
c. Phương pháp hạch toán
- Cuối mỗi công trình, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu tập hợp trong kì sang TK 154 để tính giá thành
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Cuối mỗi công trình, kết chuyển chi phí nhân công tập hợp trong kì sang TK 154 để tính giá thành
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 621 - Chi phí nhân công trực tiếp
- Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công tính cho từng công trình, hạng mục công trình
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
- Cuối mỗi công trình, kết chuyển chi phí sản xuất chung tập hợp trong kì sang TK 154 để tính giá thành
Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung
- Sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao cho bên chủ đầu tư (hoặc người giao thầu), giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
6. Quy trình luân chuyển chứng từ
Khi có nhu cầu về vật tư, đội trưởng đội thi công công trình lập giấy đề nghị tạm ứng để mua vật tư. Sau khi được Giám đốc kí duyệt kế toán lập phiếu chi, sau khi nhận được tiền đội trưởng trực tiếp đi mua nguyên vật liệu. Định kì nhân viên kinh tế đội tập chứng từ như hóa đơn GTGT, vé cầu đườnglập bảng kê chứng từ đề nghị thanh toán, để làm thủ tục thanh toán tạm ứng. Kế toán sử dụng giấy thanh toán tạm ứng hay chứng từ hoàn ứng để làm cơ sở hạch toán vào Sổ chi tiết TK 621. Trường hợp mua nguyên vật liệu xuất thẳng tới công trình phải có hóa đơn GTGT hợp lí kế toán vào Sổ chi tiết TK 621. Nếu nguyên vật liệu được xuất từ kho của Công ty, kế toán dựa vào phiếu xuất kho để lên Sổ chi tiết TK 621.
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương cho các công trình và chứng từ gốc khác kế toán hạch toán vào Sổ chi tiết TK 622.
Căn cứ vào giấy thanh toán tạm ứng, hợp đồng thuê máy, bảng phân bổ chi phí khấu hao máy thi công cho từng công trình, kế toán hạch toán vào Sổ chi tiết TK 623.
Căn cứ vào giấy thanh toán tạm ứng, phiếu chi, phiếu xuất khokế toán hạch toán vào sổ chi tiết TK 627.
Kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để vào Sổ Nhật kí chung.
Cuối tháng hoặc cuối quý, kế toán căn cứ vào Nhật kí chung để vào Sổ cái các TK 621, 622, 623, 627, 154.
Cuối kì hạch toán, căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết các TK, biên bản kiểm kê giá trị dở dang, kế toán lên thẻ tính giá thành.
Cụ thể quá trình vào chứng từ sổ sách tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà.
Để đảm bảo nguyên vật liệu trong quá trình thi công trong tháng 12/2007. Ông Phạm Huy Hiệp lập giấy đề nghị tạm ứng để mua nguyên vật liệu phục vụ cho Công trình Thủy điện Hố Hô
Giấy đề nghị tạm ứng
- Mục đích: Giấy đề nghị tạm ứnglà căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng
- Căn cứ lập: Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất thi công để tính toán khối lượng cần thiết và khi có nhu cầu về muc vật tư
- Kết cấu:
+ Người xin tạm ứng phải ghi rõ họ tên, đơn vị, bộ phận và số tiền xin tạm ứng
( Viết bằng số và bằng chữ).
+ Lý do tạm ứng ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng
+ Thời hạn thanh toán: ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng.
VD: Người xin tạm ứng là Phạm Huy Hiệp. Đề nghị tạm ứng 100.00.000đ để phục vụ thi công Công trình Thủy điện Hố Hô - Quảng Bình
Sau khi Giấy đề nghị tạm ứng được Giám đốc phê duyệt, kế toán tiến hành lập phiếu chi.
Phiếu chi
- Mục đích: Nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ xuất quỹ, ghi sổ quỹ.
- Căn cứ lập: Giấy đề nghị tạm ứng
- Kết cấu:
Góc bên trái của chứng từ ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị
Phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu
+ Ghi rõ họ và tên, địa chỉ người nhận tiền
+ Dòng “ Lý do chi ” ghi rõ nội dung chi tiền
+ Dòng “ Số tiền ”: ghi bằng số và bằng chữ số tiền xuất quỹ
VD: Người nhận tiền : Phạm Huy Hiệp. Lý do chi: chi tạm ứng mua nguyên vật liệu phục vụ thi công Công trình Thủy điện Hố Hô - Quảng Bình. Số tiền : 100.000.000đ
+ Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ kèm theo Phiếu chi
VD: kèm theo 01 chứng từ gốc là giấy đề nghị tạm ứng
Phiếu chi phải có đầy đủ chứ kí của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, kí tên và ghi rõ họ tên vào Phiếu chi.
Cuối tháng, nhân viên kinh tế đội tổng hợp hóa đơn GTGT lập Bảng kê chứng từ đề nghị thanh toán để thanh toán tiền tạm ứng.
Bảng kê chứng từ đề nghị thanh toán
- Mục đích: Bảng kê chứng từ đề nghị thanh toán là bảng liệt kê các hóa đơn GTGT làm căn cứ thanh toán số tiền đã tạm ứng và ghi sổ kế toán.
- Căn cứ lập :
+ Hóa đơn GTGT
- Kết cấu:
+ Ghi rõ họ tên người đề nghị thanh toán, địa chỉ và thanh toán số tiền đã chi về khoản nào.
VD: Họ tên : Phạm Huy Hiệp. Đề nghị thanh toán tiền đã chi mua nguyên vật liệu phục vụ thi công Công trình Thủy điện Hố Hô - Quảng Bình.
+ Cột A: ghi số thứ tự
+ Cột B, C: ghi số hiệu, ngày chứng từ
+ Cột D: ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
VD: Khi mua tiếp địa RS4 và Bulông neo tại Công ty CPXD & XNKTM Trường Tiến theo hóa đơn số 0036704 ngày 11/12/2007.
Ghi vào cột B: 0036704
cột C: 11/12/07
cột D: Công ty CPXD & XNKTM Trường Tiến
+ Cột 1 : ghi giá mua chua có VAT
+ Cột 2 : ghi số tiền VAT
+ Cột 3 : ghi số tiền thanh toán
Cột 3 = Cột 1 + Cột 2
VD: Ghi vào cột 1: 14.175.500
cột 2: 708.775
cột 3: 14.884.275=14.175.500 + 708.775
Sau khi Bảng kê chứng từ đề nghị thanh toán được Giám đốc duyệt, chuyển lên phòng kế toán lập Giấy thanh toán tạm ứng
Giấy thanh toán tiền tạm ứng
- Mục đích: Giấy thanh toán tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền đã tạm ứng và ghi sổ kế toán.
- Căn cứ lập :
+ Hóa đơn GTGT
+ Bảng kê chứng từ đề nghị thanh toán
- Kết cấu:
Góc bên trái của giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, bộ phận. Phần đầu ghi rõ ngày, tháng, năm, số hiệu của giấy thanh toán tạm ứng. Họ tên đơn vị người thanh toán.
+ Mục I - số tiền tạm ứng: gồm số tiền của kì trước chi chưa hết và số tiền tạm ứng kì này, gồm:
. Mục 1: số tiền tạm ứng kì trước chi chưa hết
. Mục 2: số tiền tạm ứng kì này
+ Mục II - số tiền đã chi: Căn cứ vào bảng tổng hợp hóa đơn GTGT
+ Mục III - Chênh lệch: là số tièn chênh lệch giữa mục I và II
. Nếu số tiền tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 mục III
. Nếu chi quá số tiền tạm ứng ghi vào dòng 2 mục III
Sau khi lập xong giấy thanh toán tạm ứng, kế toán thanh toán chuyển cho kế toán trưởng xem xét và giám đốc duyệt.
Căn cứ vào giấy thanh toán tạm ứng số 41/12, kế toán hạch toán vào sổ chi tiết TK 62119 - CT Thủy điện Hố Hô - Quảng Bình
Sổ chi tiết TK621
- Mục đích: Được mở cho tất cả các TK theo từng đối tượng để theo dõi số phát sinh trong kì. Đối với công trình thủy điện Hố Hô - Quảng Bình công ty mở sổ chi tiết 62119 để tập hợp Nguyên vật liệu trực tiếp.
- Căn cứ lập :
+ Sổ chi tiết TK 621 kỳ trước phần “số dư cuối kì” để ghi vào dòng “số dư đầu kì”
+ Giấy thanh toán tạm ứng, phiếu thu, phiếu chi.
- Kết cấu :
+ Cột thứ 1: Ghi số chứng từ ghi sổ
+ Cột thứ 2: Ghi ngày tháng chứng từ ghi sổ
+ Cột thứ 3: Ghi ngày tháng ghi sổ
VD: căn cứ vào giấy thanh toán tạm ứng số 41/12 để lên sổ chi tiết
Ghi vào cột 1: HƯ 41/12
Ghi vào cột 2, 3 : 31/12
+ Cột thứ 4: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
VD: Căn cứ vào giấy thanh toán tạm ứng để ghi nội dung nhiệp vụ: Phạm Huy Hiệp - HƯ tiền mua vật tư, phụ tùng.
+ Cột thứ 5: Ghi mã số tài khoản
+ Cột thứ 6: Ghi mã số tài khoản đối ứng
+ Cột thứ 7: Ghi số tiền phát sinh bên nợ của TK
VD: Với nghiệp vụ hoàn ứng, kế toán hạch toán
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 141 - Tạm ứng
Ghi vào cột 4 : 62119
Ghi vào cột 5 : 141
Số tiền được hoàn ứng là 30.113.718 phát sinh bên Nợ TK 62119
Ghi vào cột 7: 30.113.718
+ Cột thứ 8: Ghi số tiền phát sinh bên có của TK
+ Cột thứ 9: Ghi số tiền dư
Số dư = Số dư đầu + Số phát sinh nợ - Số phát sinh có
VD: Số dư nghiệp vụ phát sinh ngày 31/12 (HƯ 41/12)
Số dư = 124.623.718= 94.510.000 + 30.113.718
Sau tổng hợp các bảng thanh toán lương kế toán lập bảng phân bổ tiền lương để làm căn cứ lên sổ chi tiết TK 622
Bảng phân bổ tiền lương của các công trình
- Mục đích: Dùng để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả, BHXH, BHYT, KPCĐ phải trích nộp.
- Căn cứ lập: Bảng tổng hợp thanh toán lương, các chứng từ khác có liên quan.
- Kết cấu
+ Các cột dọc ghi có TK 334, 338
+ Các hàng ngang phản ánh tiền lương, khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Cột 1: Ghi số thứ tự
+ Cột 2: Chi tên các công trình thi công được phân bổ
+ Cột 3: Ghi lương cơ bản
VD: Công trình Sìn Hồ - Lai Châu tổng lương cơ bản 4.845.125
Ghi vào Cột 3 :4.845.125
+ Cột 4 - cột lương: Căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán của các công trình
VD: Công trình Sìn Hồ - Lai Châu tổng lương 6.942.454
Ghi vào Cột 4 : 6.942.454
+ Cột 5, 6: Ghi các khoản phụ cấp, các khoản khác cũng căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán của các công trình.
+ Cột 7: Ghi tổng cộng tiền lương phải trả cho các công trình
Cột 7 = Cột 4 + Cột 5 + Cột 6
VD: Tổng lương phải trả cho Công trình Sìn Hồ - Lai Châu là 6.942.454 (không có các khoản phụ cấp và khoản khác)
Ghi vào cột 7: 6.942.454
Tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà phân bổ tiền lương cho các công trình hàng tháng nhưng lại trích BHXH, BHYT theo quý và trích KPCĐ theo năm nên trên bảng không có cột ghi có TK 338.
Trích bảng phân bổ tiền lương cho các công trình
STT
Ghi Có TK
Ghi Nợ TK
Lương cơ bản
TK 334 - Phải trả công nhân viên
Lương
Các khoản phụ cấp
Các khoản khác
Cộng
1
2
3
4
5
6
7=4+5+6
I
TK 622 - CPNCTT
120.875.460
341.797.560
341.797.560
1
CT Sìn Hồ - Lai Châu
4.845.125
6.942.454
6.942.454
2
CT Thiện Kế - VP
12.650.750
57.351.300
57.351.300
3
CT Hố Hô - QBình
25.892.523
70.000.000
70.000.000
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG CHO CÁC CÔNG TRÌNH
Tháng 12 năm 2007
Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương cho các công trình vào sổ chi tiết 62219 - CT Thủy điện Hố Hô - Quảng Bình
Sổ chi tiết TK622
- Căn cứ lập :
+ Sổ chi tiết TK 622 kỳ trước phần “số dư cuối kì” để ghi vào dòng “số dư đầu kì”
+ Bảng tổng hợp thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương của các công trình
- Kết cấu giống như Sổ chi tiết TK 621
Giấy thanh toán tạm ứng số 13/12 làm căn cứ vào sổ chi tiết TK 62320219 - CT Thủy điện Hố Hô - Quảng Bình
Sổ chi tiết TK623
- Căn cứ lập :
+ Sổ chi tiết TK 623 kỳ trước phần “số dư cuối kì” để ghi vào dòng “số dư đầu kì”
+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
+ Giấy thanh toán tạm ứng, phiếu chi
- Kết cấu giống như Sổ chi tiết TK 621
Giấy thanh toán tạm ứng số 17/12 làm căn cứ lên sổ chi tiết TK 62780519 - CT Thủy điện Hố Hô - Quảng Bình
Giấy thanh toán tạm ứng số 13/12 làm căn cứ lên sổ chi tiết TK 62780219 - CT Thủy điện Hố Hô - Quảng Bình
Giấy thanh toán tạm ứng số 05/12 làm căn cứ lên sổ chi tiết TK 62780119 - CT Thủy điện Hố Hô - Quảng Bình
Sổ chi tiết TK627
- Căn cứ lập :
+ Sổ chi tiết TK 627 kỳ trước phần “số dư cuối kì” để ghi vào dòng “số dư đầu kì”
+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng, phiếu chi
- Kết cấu giống như Sổ chi tiết TK 621
Sau khi tập hợp chi phí trên các TK 621, 622, 623, 727. kế toán tiến hành kết chuyển sang TK 154 để xác định kết quả kinh doanh.
Sổ chi tiết 154
- Căn cứ lập :
+ Sổ chi tiết TK 154 kỳ trước phần “số dư cuối kì” để ghi vào dòng “số dư đầu kì”
+ Phần kết chuyển sang TK 154 của các sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627.
- Kết cấu giống như Sổ chi tiết TK 621
Biên bản kiểm kê giá trị dở dang
- Mục đích: Nhằm xác định giá trị dở dang cuối kỳ làm căn cứ để lên thẻ tính giá thành.
- Căn cứ : Sổ chi tiết TK 621, 622, 623, 627
- Phương pháp lập:
Lập biên bản kiểm kê gồm có trưởng ban và các ủy viên. Mỗi công trình kiểm kê lập một biên bản.
+ Cột 1: Ghi các khoản mục chi phí gồm:
. Chi phí NVLTT
. Chi phí NCTT
. Chi phí sử dụng máy thi công
. Chi phí sản xuất chung
+ Cột 2: Ghi giá trị dở dang đầu kì
+ Cột 3: Ghi thực hiện trong kì là chi phí phát sinh tập hợp được trong kì
+ Cột 4: Ghi giá tri dở dang cuối kì
Dở dang cuối kì = Dở dang đầu kì + Thực hiện trong kì
VD: Biên bản kiểm kê giá trị dở dang Công trình thủy điện Hố Hô - Quảng Bình.
Khoản mục chi phí NVLTT
Có chi phí dở dang đầu kì tháng 12/2007: 7.217.045.844
Ghi cột 2 : 7.217.045.844
Có chi phí phát sinh trong tháng 12/2007 : 128.273.718
Ghi cột 3 : 128.273.718
Chi phí dở dang cuối kì = 7.217.045.844 + 128.273.718 = 7.345.328.562
Ghi cột 4 : 7.345.328.562
Trích biên bản kiểm kê giá trị dở dang
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
KIỂM KÊ GIÁ TRỊ DỞ DANG
Công trình Thủy điện Hố Hô - Quảng Bình
Căn cứ vào khối lượng thi công đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Công trình Thủy điện Hố Hô - Quảng Bình.
Căn cứ vào biên bản kiểm kê khối lượng dở dang ngày 31 tháng 12 năm 2007.
Khoản mục chi phí
DD đầu kì
Thực hiện trong kì
DD cuối kì
1. Chi phí NVLTT
7.217.045.844
128.273.718
7.345.328.562
2. Chi phí NCTT
2.374.945.654
117.000.000
2.491.945.654
3. Chi phí MTC
632.893.570
297.895.662
930.789.232
4. Chi phí SXC
140.839.841
34.473.591
175.313.432
Tổng cộng
10.365.724.909
577.642.971
10.943.367.880
Cuối tháng, căn cứ vào biên bản kiểm kê, các sổ chi tiết, kế toán lập thẻ tính giá thành.
Thẻ tính giá thành
- Mục đích: Dùng để theo dõi và tính giá thành cho các công trình, hạng mục CT
- Căn cứ lập :
+ Thẻ tính giá thành kì trước
+ Sổ chi tiết các TK 621, 622, 623, 627
- Kết cấu:
+ Cột thứ 1: Ghi tên các chỉ tiêu
+ Cột thứ 2: Ghi tổng số tiền từng chỉ tiêu
+ Cột thứ 3 đến cột thứ 6: Ghi số tiền từng khoản mục chi phí theo thứ tự: nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sử dụng máy thi công, sản xuất chung.
Dòng “chi phí SXKD dở dang đầu kì” căn cứ vào thẻ tính giá thành kì trước (dòng “chi p hí SXKD dở dang cuối kì”) để ghi.
Dòng “chi phí SXKD phát sinh trong kì” căn cứ vào số liệu trên các sổ chi tiết chi phí
Dòng “ giá thành sản phẩm ” được xác định như sau:
=
Giá thành sản phẩm
Chi phí SXKD dở dang đầu kì
-
+
Chi phí SXKD phát sinh
Chi phí SXKD dở dang cuối kì
Dòng “chi phí SXKD dở dang cuối kì” căn cứ vào biên bản kiểm kê đánh giá dở dang cuối để ghi.
VD: Ở công trình thủy điện Hố Hô - Quảng Bình
Tại khoản mục chi phí NVLTT
Chi phí SXKD dở dang đầu kì của chi phí NVLTT : 7.217.045.844 (căn cứ vào thẻ tính giá thành kì trước)
Chi phí SXKD phát sinh trong kì : 128.273.718 (căn cứ vào chi phí được tổng hợp trên sổ chi tiết 621)
Chi phí SXKD dở dang cuối kì không phát sinh
Giá thành sản phẩm : 7.345.328.562 = 7.217.045.844 + 128.273.718 - 0
Từ các chứng từ gốc ban đầu như: phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng, phiếu xuất kho, hóa đơn GTGT, bảng phân bổ lương cho các công trình để lên sổ Nhật kí chung.
Nhật kí chung :
- Mục đích: nhật kí chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản để phục vụ việc ghi Sổ cái. Số liệu ghi trên sổ Nhật kí chung được dùng làm căn cứ để ghi vào Sổ cái.
- Căn cứ lập:
+ Giấy thanh toán tạm ứng, phiếu chi, phiếu thu
+ Bảng phân bổ tiền lương
+ Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
- Kết cấu:
+ Cột thứ 1 : Ghi số thứ tự
+ Cột thứ 2: Ghi số chứng từ ghi sổ
+ Cột thứ 3: Ghi ngày tháng chứng từ ghi sổ
+ Cột thứ 4: Ghi ngày tháng ghi sổ
VD: Dựa vào phiếu chi số 1134 phát sinh ngày 02/12/2007 để lên sổ Nhật ký chung
Ghi vào cột 1 : PC 1134
Ghi vào cột 2 : 02/12/2007
Ghi vào cột 3 : 02/12/2007
+ Cột thứ 5: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Cột thứ 6: Ghi mã số tài khoản
VD: Khi thanh toán tiền tạm ứng vận chuyển, kế toán ghi :
Nợ TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Có TK 1111 - Tiền mặt
Ghi vào cột 6 : 621
: 1111
+ Cột thứ 7: Ghi số tiền phát sinh bên nợ của TK
+ Cột thứ 8: Ghi số tiền phát sinh bên có của TK
VD : Ghi vào cột 7 : Số tiền phát sinh bên Nợ TK 621 : 2.500.000
Ghi vào cột 8 : Số tiền phát sinh bên Có TK 1111 : 2.500.000
Cuối trang sổ, cộng số phát sinh lũy kế để chuyển sang trang sau. Đầu trang sổ, ghi số cộng trang trước chuyển sang.
Từ sổ Nhật ký chung định kỳ hoặc cuối tháng kế toán ghi vào sổ cái các TK 621, 622, 623, 627,154
Sổ cái TK 621
- Mục đích: Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán.
- Căn cứ lập :
+ Nhật kí chung
- Kết cấu :
+ Cột thứ 1: Ghi số chứng từ ghi sổ
+ Cột thứ 2: Ghi ngày tháng chứng từ ghi sổ
+ Cột thứ 3: Ghi ngày tháng ghi sổ
VD: Căn cứ vào phiếu chi số 1134 phát sinh ngày 02/12/2007. Kế toán ghi:
Ghi vào cột 1 : PC 1134
Ghi vào cột 2 : 02/12/2007
Ghi vào cột 3 : 02/12/2007
+ Cột thứ 4: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh
+ Cột thứ 5: Ghi mã số tài khoản đối ứng
VD: Căn cứ vào phiếu chi số 1134
Ghi vào cột 4 : Vũ Thị Bình - TT tiền vận chuyển bulông CT 13.1, 13.2
Khi phát sinh nghiệp vụ này, Kế toán định khoản :
Nợ TK 621
Có TK 1111
Ghi vào cột 5 : 1111 (TK đối ứng với tài khoản 621)
+ Cột thứ 6: Ghi số tiền phát sinh bên nợ của TK
VD : Số tiền phát sinh bên nợ của TK 621 : 2.500.000
Ghi vào cột 6 : 2.500.000
+ Cột thứ 7: Ghi số tiền phát sinh bên có của TK
+ Cột thứ 8: Ghi số tiền dư
Số dư = Số dư đầu + Số phát sinh nợ - Số phát sinh có
VD: Số dư : 2.500.000 = 0 + 2.500.000 - 0
Cuối tháng, cộng số phát sinh bên nợ và bên có, tính ra số dư và cộng lũy kế số phát sinh từ đầu quý của tài khoản để làm căn cứ lập Bảng Cân đối số phát sinh và báo cáo tài chính.
Sổ cái TK 622
- Mục đích, căn cứ lập và kết cấu giống như Sổ cái TK 621
Sổ cái TK 623
- Mục đích, căn cứ lập và kết cấu giống như Sổ cái TK 621
Sổ cái TK 627
- Mục đích, căn cứ lập và kết cấu giống như Sổ cái TK 621
Sổ cái TK 154
- Căn cứ lập:
+ Nhật kí chung
+ Thẻ tính giá thành
- Kết cấu giống như Sổ cái TK 621
PHẦN III
MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY LẮP SÔNG ĐÀ
I. Nhận xét chung về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
Từ khi hình thành và phát triển đến nay, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà không ngừng lớn mạnh cả về qui mô, cơ cấu lẫn chất lượng sản phẩm, cả về chiều rộng và chiều sâu. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu cao của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên, Công ty đã tạo ra được chỗ dựa vững chắc trên thị trường, tạo nhiều công ăn việc làm cho nhiều người lao động và góp phần không nhỏ vào Ngân sách nhà nước. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty đã có nhiều đổi mới trong công tác quản lý để có hướng đi đúng đắn phù hợp với điều kiện của nền kinh tế thị trường, Công ty đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm xây lắp, tăng hiệu quả vốn đầu tư.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế công tác quản lý, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí, tính giá thành nói riêng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà, với sự giúp đỡ của các phòng ban trong công ty, đặc biệt là phòng Tài chính - Kế toán đã tạo điều kiện cho em tìm hiểu và làm quen với thực tế công việc, củng cố thêm kiến thức đã học ở nhà trường để liên hệ với thực tế công tác qua đó bước đầu có sự nghiên cứu đi sâu vào công tác hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm của công ty. Em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến như sau:
1. Những ưu điểm trong công tác kế toán tại Công ty
1.1. Về bộ máy quản lý
Công ty có một bộ máy tổ chức quản lý tốt. Các phòng ban công ty có nhiệm vụ rõ ràng, làm việc có hiệu quả, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin quan trọng và cần thiết cho ban lãnh đạo công ty. Từ khi đi vào hoạt động, Công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn như : Huy chương xậy dựng hạng 3đó là do sự nỗ lực, cố gắng của toàn bộ tập thể cán bộ, công nhân viên trong công ty. Vì nhiệm vụ chủ yếu là khảo sát, thiết kế và thi công các công trình xây dựng nên công ty luôn quan tâm, chú trọng tới công tác đào tạo, tuyển dụng cán bộ và công nhân có tay nghề cao, đảm bảo chất lượng công trình thi công, tạo được chữ “Tín” với khách hàng và khẳng định vị thế của mình trên thị trường.Thêm vào đó việc sắp xếp, bố trí các phòng ban hợp lý đã tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho công tác chỉ đạo, giám sát tới từng cán bộ, công nhân viên, cùng những chính sách, chế độ thưởng phạt công bằng, phân minh đang giúp cho công ty càng trở nên lớn mạnh
1.2. Về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty đã xây dựng được một bộ máy kế toán mạnh phù hợp với nhiệm vụ và định hướng phát triển của mình. Các cán bộ trong phòng Kế toán - Tài chính đều có trình độ cao, được đào tạo chính qui Đại học và sau Đại học. Công việc luôn được phân công một cách rõ ràng cụ thể, được quản lý chặt chẽ dưới sự giám sát của Kế toán trưởng, ban giám đốc.Chính vì vậy mọi chi phí phát sinh được tính toán và phân tích kịp thời phục vụ tốt cho công tác tính giá thành, nâng cao được hiệu quả cạnh tranh, tăng lợi nhuận.
1.3. Về việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào công tác kế toán
Bắt kịp xu thế thời đại, khi yêu cầu của nền kinh tế thị trường đỏi hỏi sự nhanh nhạy, chính xác, các thông tin cần được cung cấp kịp thời, khoa học công ty đã biết ứng dụng máy vi tính vào công tác hạch toán kế toán. Các nhân viên kế toán ngoài việc thông thạo chuyên môn, còn có kỹ thuật sử dụng, điều khiển máy vi tính.Với phần mềm kế toán SAS ( Sông Đà Accounting system ) việc thu thập và xử lý thông tin, dữ liệu đã trở nên vô cùng dễ dàng. Khối lượng ghi chép giảm, quá trình tính toán và lập báo cáo tài chính được đẩy nhanh đồng thời việc lưu giữ, bảo quản các số liệu kế toán được an toàn, chính xác. Công ty còn xây dựng hệ thống mạng internet giúp các cán bộ công nhân viên trong công ty nắm bắt thông tin, chỉ đạo của cấp trên đúng lúc, kịp thời, nâng cao được hiệu quả, chất lượng của bộ máy kế toán.
1.4. Về hình thức kế toán áp dụng và hệ thống sổ sách
Với đặc trưng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, khối lượng công việc nhiều, qui mô sản xuất kinh doanh vô cùng lớn Công ty đã áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung. Điều đó tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ trong tổng thể toàn công ty khi đặc thù công việc phải sử dụng nhiều tài khoản, nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phòng kế toán của công ty đã xây dựng một hệ thống sổ sách kế toán, cách thức ghi chép, phương pháp hạch toán một cách khoa học khi mở sổ kế toán chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, đảm bảo thông tinh chính xác, kịp thời, hợp lý. Ngoài ra công ty cũng chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách do Nhà nước qui định khiến việc
1.5. Về vật tư
Ngoài những vật tư ban đầu công ty đã giao quyền chủ động cho Đội trưởng các đội thi công chịu trách nhiệm mua sắm các vật tư cần thiết cho quá trình thi công, vật tư đảm bảo đúng chất lượng, đúng thủ tục tiến hành (đủ hóa đơn tài chính, thủ tục nhập, xuất thẳng) điều đó giúp công trình không bị gián đoạn. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa ban giám đốc, các phòng ban và các đội thi công giúp công việc luôn được triển khai một cách thuận lợi, việc xác định chi phí, tính giá thành sản phẩm luôn chính xác, đẩy đủ đem lại lợi ích cho công ty, chủ đầu tư và người lao động.
1.6. Về công tác hạch toán ban đầu
Từ công việc hạch toán ban đầu đến việc kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ được công ty tiến hành một cách khá cẩn thận, đảm bảo số liệu hạch toán có căn cứ pháp lý, chính xác theo yêu cầu của Bộ Tài Chính và Bộ Xây Dựng.
1.7. Về phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Nhìn chung công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty đáp ứng được yêu cầu quản lý mà công ty đặt ra, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tinh toán. Công ty áp dụng hình thức giao khoán xuống các đội xây dựng và hình thức khoán sản phẩm. Đây là một hình thức quản lý phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất giúp công ty đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư, tiền vốn, tác động tích cực tới tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm.
Phương thức khoán của công ty không phải là “khoán trắng” mà là “khoán quản” tức là hình thức khoán có sự quản lý chặt chẽ của các phòng ban từ trên xuống. Phòng Kinh tế kĩ thuật, Phòng tổ chức chịu trách nhiệm quản lý về tiến độ thi công, khối lượng và chất lượng công trình. Phòng Tài chính kế toán giám sát về mặt tài chính phối hợp với phòng kinh tế kỹ thuật lập thủ tục thanh toán với bên chủ đầu tư. Các tổ, đội thi công nhận khoán chịu trách nhiệm trước các cấp quản lý về chất lượng và tiến độ của công trình, dự toán và quyết toán công trình với công ty, chủ đầu tư.
2. Những hạn chế trong công tác kế toán tại Công ty
Bên cạnh những ưu điểm công tác quản lý và hạch toán chi phí vẫn còn một số mặt hạn chế gây ảnh hưởng tới quá trình tính giá thành sản phẩm
2.1. Về bộ máy kế toán
Do khối lượng công việc lớn nên bộ máy kế toán còn cồng kềnh các chứng từ được luân qua các phòng ban khó trách khỏi sự nhầm lẫn. Công ty có sự quản lý tập trung, từ kế toán đội các chứng từ kế toán đều phải đưa về phòng kế toán của công ty dưới sự giám sát của kế toán trưởng điều này làm tăng khối lượng cho phòng kế toán của công ty, làm chậm tiến độ hạch toán, chậm tiến độ thi công, đôi khi làm mất khả năng chủ động của đội công trình.
2.2. Về vật tư
Công ty tổ chức kho vật liệu chung tại công ty, vừa tổ chức kho vật liệu tại từng công trình, hạng mục công trình. Trong khi tại một cùng thời điểm công ty có thể phải thi công nhiều công trình, hạng mục công trình ở những địa điểm khác nhau và nhu cầu sử dụng các vật tư là thường xuyên, liên tục. Lúc đó việc theo dõi vật tư xuất dùng hàng ngày theo từng công trình trên phòng kế toán là rất khó khăn và phức tạp
Vật liệu sử dụng cho công trình, hạng mục công trình được thu mua từ nhiều nguồn khác nhau, gồm nhiều chủng loại nhưng công ty lại không mở các sổ điểm danh vật tư, điều rõ rất dễ xảy ra thất thoát, việc theo dõi, quản lý vật tư là không hề dễ dàng.
Một điều quan trọng nữa là tuy vật liệu chỉ được mua khi có yêu cầu sử dụng của các đội thi công nhưng số vật liệu còn lại cuối kỳ tại các công trình chưa sử dụng hết là khá lớn chính vì thế việc hạch toán chi phí NVLTT thực tế phát sinh chưa được phản ánh đúng.Chi phí NVLTT thực tế phát sinh phải là giá trị nguyên vật liệu thực tế mua về trừ đi phần giá trị nguyên vật liệu còn lại chưa sử dụng hết cộng phần giá trị nguyên vật liệu còn lại tại công trình cuối kỳ trước nếu có.
2.3. Về quy trình luân chuyển chứng từ
Do đặc thù của ngành xây dựng nên địa bàn hoạt động của công ty rất rộng không những ở trên mọi miền đất nước mà còn sang cả các nước bạn như Lào, CampuchiaĐiều đó gây khó khăn không nhỏ cho việc luân chuyển chứng nhanh chóng và chính xác. Hơn nữa các chứng từ phát sinh tại công trình phải được các nhân viên kinh tế đội tập hợp sau đó định kỳ hoặc cuối tháng mới chuyển về phòng kế toán của công ty, từ đó dẫn đến việc tập hợp chi phí sản xuất chậm, việc kê khai thuế đầu vào gặp nhiều khó khăn và khối lượng công việc tại phòng kế toán thường dồn dập vào cuối tháng.
2.4. Về chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp thi công công trình không được trích trước vào chi phí sản xuất, mặc dù đối với một công trình số lượng công nhân nghỉ phép cũng như khoản chi lương nghỉ phép là chưa lớn nhưng xét trên phạm vi toàn công ty khi các công trình có một khối lượng công nhân nghỉ phép đột ngột tăng thì việc không trích trước tiền lương nghỉ phép sẽ gây ra những biến động đáng kể trong chí phí sản xuất của công ty, làm tăng giá thành sản phẩm.
Công ty tiến hành phân bổ tiền lương cho các công trình theo từng tháng nhưng lại phân bổ BHXH hàng quý, trích KPCĐ theo năm điều này cũng ảnh hưởng tới việc tập hợp chi phí và tính giá thành. Công ty còn hạch toán chi phí BHXH,BHYT,KPCĐ của nhân công trực tiếp thi công vào chi phí nhân công trực tiếp điều này chưa đúng với quy định của Bộ khi các khoản này phải được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
2.5. Về chứng từ sổ sách
Mặc dù hệ thống chứng từ sổ sách của công ty là khá hoàn chỉnh và phù hợp với hình thức kế toán Nhật ký chung nhưng việc ghi chép và cấu trúc sổ có phần chưa chính xác theo qui định của Bộ Tài Chính. Trên sổ Cái các tài khoản không có cột “trang sổ NKC” còn trên sổ Nhật ký chung không có cột “đã ghi sổ Cái” điều này gây khó khăn cho việc kiểm tra, có thể dẫn đến việc sai sót nhầm lẫn các chứng từ.
Bảng phân bổ tiền lương của công ty hoàn toàn khác với mẫu của bộ tài chính qui định, thiếu bên Có của TK 338 (Các khoản phải trả khác) mà chỉ có bên Có của TK334 (Phải trả công nhân viên)
II. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp S.Đà
Do đặc điểm phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chế độ kế toán mới được xây dựng trên mô hình công nghiệp, chịu sự chi phối của các đặc điểm sản xuất công nghiệp nên vận dụng vào doanh nghiệp xây lắp có đặc thù riêng sẽ không tránh khỏi những khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty cần biêt khắc phục những khó khăn, phát huy những ưu điểm sẵn có để đưa ra những biện pháp giải quyết hợp lý.
Xuất phát từ những tồn tại, hạn chế của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở Công ty cùng với sự cần thiết trong việc hoàn chỉnh công tác kế toán. Dưới góc độ là một sinh viên thực tập em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất với hi vọng trong một trừng mực nào đó nó sẽ góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
1.Về việc tổ chức luân chuyển chứng từ
- Công ty nên chọn hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh theo mô hình vừa tập trung, vừa phân tán điều đó sẽ tạo tính chủ động cho các đơn vị trực thuộc. Ở mỗi đội công trình nên có các ban tài chính hạch toán độc lập chịu sự giám sát của Kế toán trưởng có thể hạch toán các chứng từ ban đầu và lập các bảng chứng từ tổng hợp liên quangiúp gánh nặng tại phòng kế toán công ty được giảm bớt.
- Công ty cũng nên có một trang Web điện tử nội bộ giúp thông tin từ công ty tới các đội công trình hoặc ngược lại được nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
- Đối với công trình gần, điều kiện cho phép công ty nên tổ chức định kỳ 10 - 15 ngày nhân viên kinh tế đội phải gửi toàn bộ chứng từ gốc đã tập hợp được cộng bảng kê chứng từ về phòng Tài chính - kế toán của công ty. Đối với các công trình xa thì cứ cuối tháng các nhân viên kinh tế đội cũng phải gửi chứng từ về công ty chậm nhất là vào ngày mùng 4, mùng 5 của tháng sau.
2. Về công tác quản lý vật tư
* Do đặc trưng của ngành sản xuất xây lắp chi phí về vật tư chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí (khoảng 80%) nên việc hạch toán đúng khoản mục chi phí này là vô cùng cần thiết. Trên thực tế công ty chỉ mở sổ chi tiết vật tư do đó để thuận lợi cho việc quản lý và xác định giá trị thực tế vật tư xuất dùng Công ty nên mở thêm các Sổ điểm danh vật tư. Sổ điểm danh vật tư có mẫu như sau:
SỔ DANH ĐIỂM VẬT TƯ
STT
Danh điểm vật tư
Tên vật tư
Đơn vị tính
Tên nhà cung cấp
01
ST
Thép
Tấn
ST01
Thép 18
Tấn
Tập đoàn Hòa Phát
ST02
Thép 10
Tấn
Thép Việt Nhật
02
XM
Xi Măng
Tấn
* Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phát vật tư vào sản xuất kiểm tra được số liệu tiêu hao cho công trình, hạng mục công trình là đúng định mức hay vượt định mức công ty nên sử dụng Phiếu xuất kho vật tư theo hạn mức, có mẫu như sau:
Đơn vị :..
Địa chỉ :..
PHIẾU XUẤT KHO VẬT TƯ THEO HẠN MỨC
Ngày.tháng.năm
Số :..
Nợ :.
Có :.
Bộ phận sử dụng :..
Lý do xuất :..
Xuất tại kho :..
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Hạn mức được duyệt trong tháng
Số lượng xuất
Đơn giá
Thành tiền
Ngày
Ngày
Ngày
Cộng
A
B
C
D
1
2
3
4
5
6
7
Cộng
Ngày.tháng.năm.
Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Thủ kho
(Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên) (Ký,ghi rõ họ tên)
* Phòng Kế toán - tài chính cũng nên yêu cầu các nhân viên kinh tế đội lập Bảng kê vật liệu còn lại chưa sử dụng cuối kỳ ở các công trình để có căn cứ phản ánh chính xác hơn chi phí NVLTT thực tế phát sinh. Bảng kê có thể lập theo mẫu sau:
Tên công ty :.
Đội công trình :
BẢNG KÊ VẬT LIỆU CÒN LẠI CUỐI KỲ
Tháng.năm.
Tên công trình
STT
Tên vật liệu
Đơn vị tính
Khối lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Tổng Cộng
3. Về công tác quản lý nhân công
* Hiện nay công ty đang sử dụng 2 tài khoản đê hạch toán chi phí nhân công trực tiếp đó là TK 334 (Phải trả công nhân viên) áp dụng đối với công nhân thuộc biên chế công ty và TK 331 (Phải trả người bán) áp dụng cho lao động thuê ngoài. Việc hạch toán này vẫn đảm bảo thể hiện đúng chi phí nhân công trực tiếp phát sinh nhưng lại làm việc theo dõi tình hình thanh toán lương cho công nhân trở nên khó khăn vì phải hạch toán trên 2 tài khoản trong khi TK 331 đã bao gồm rất nhiều khoản mục. Vì thế em đề xuất công ty nên mở các tài khoản chi tiết cho TK 334 như
- TK 3341 : Phải trả công nhân biên chế
- TK 3342 : Phải trả lao động thuê ngoài
+ Khi hạch toán chi phí kế toán ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 3341 - Phải trả công nhân biên chế
Có TK 3342 - Phải trả lao động thuê ngoài
+ Khi thanh toán lương
Nợ TK 3341 - Phải trả công nhân biên chế
Nợ TK 3342 - Phải trả lao động thuê ngoài
Có TK 111,112 - Tổng tiền thanh toán
Tiền lương thực tế phải trả CNTTSX
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép
=
x
Tỷ lệ trích trước
* Công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp thi công công trình, hạng mục công trình để tránh sự biến động về chi phí sản xuất. Mức trích trước tiền lương nghỉ phép có thể tính như sau:
Trong đó tỷ lệ trích trước được xác định như sau:
Tỷ lệ
trích trước
Tổng lương phải trả CNTTSX theo kế hoạch
100
=
Tổng số lương nghỉ phép của CNTTSX theo kế hoạch
x
+ Khi tiến hành trích trước kế toán ghi:
Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Có TK 335 - Chi phí phải trả
+ Khi tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
+ Cuối niên độ kế toán, nếu có sự chênh lệch giữa số đã trích và số thực tế phát sinh thi tiến hành xử lý như sau:
Chênh lệch
- Khi số trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh:
Nợ TK 622
Có TK 335
- Khi sô trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh:
Chênh lệch
Nợ TK 335
Có TK 622
* Công ty nên tách phần BHXH,BHYT,KPCĐ ra khỏi khoản mục chi phí NCTT và cho nó và khoản mục chi phí SXC. Hàng tháng để tránh thiếu sót, nhầm lẫn công ty cũng nên trích BHXH,BHYT,KPCĐ cùng với việc phân bổ tiền lương cho các công trình hàng tháng.
4. Công tác quản lý máy thi công
Trên thực tế chi phí sửa chửa máy thi công của Công ty khi phát sinh tại công trình, hạng mục công trình nào thì được hạch toán ngay vào TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công của công trình đó. Việc hạch toán như vậy là không chính xác vì nếu chi phí sửa chữa máy thi công có sự phát sinh lớn sẽ ảnh hưởng về giá thành của công trình xây lắp. Em đề xuất công ty nên trích trước vào chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. Khi trích trước kế toán ghi như sau:
Nợ TK 627 (Đối với nhiều TSCĐ dùng chung cho đội)
Nợ TK 623 (Đối với máy thi công)
Nợ TK 642 (Đối với TSCĐ tại Công ty)
Có TK 335 (Trích trước sửa chữa lớn TSCĐ)
+ Khi chi phí lớn sửa chữa lớn phát sinh, kế toán ghi
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 111, 112, 152
Nếu Công ty không tiến hành trích trước thì khi thực tế phát sinh chi phí sửa chữa máy thi công ta nên phân bổ dần chi phí này vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Khi chi phí sửa chữa lớn phát sinh:
Nợ TK 142, 242
Có 111, 112
+ Khi phân bổ chi phí:
Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
Có TK 142, 242
5. Về hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm xây lắp
Để dành được hợp đồng kinh tế đòi hỏi Công ty phải có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, chất lượng công trình tốt, tạo được uy tín đối với khách hàng. Bởi vậy Công ty nên đưa thêm chi phí bảo hành sản phẩm xây lắp nhằm tạo sự yên tâm cho khách hàng, đảm bảo quyền lợi cho chủ đầu tư. Kế toán hạch toán chi phí bảo hành từng công trình xây lắp như sau:
+ Khi trích trước chi phí bảo hành:
Nợ TK 641 - Chi phí bán hàng
Có TK 335 - Chi phí phải trả
+ Khi phát sinh chi phí bảo hành:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112
+ Hết thời hạn bảo hành, nếu công trình an toàn kết chuyển khoản trích chi phí bảo hành vào thu nhập khác:
Nợ TK 335 - Chi phí phải trả
Có TK 711 - Thu nhập khác
6.Về đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà có sản phẩm dở dang cuối kỳ là những công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành còn đang thi công.
Do các công trình xây dựng có qui mô lớn, kiến trúc phức tạp phải trải qua nhiều giai đoạn để xử lý từng hạng mục công trình nên không thể hoàn thành công trình trong một khoảng thời gian nhất định mà có thể kéo dài nhiều năm. Việc tính giá thành sản phẩm dở dang trong kỳ còn phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng hoàn thành giữa 2 bên vì thế công ty nên tăng số lượng công trình thanh toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý điều đó giúp giảm tình trạng ứ đọng vốn, hạ giá thành sản phẩm.
7. Hoàn thiện hệ thống sổ sách kế toán:
Việc tập hợp chi phí xây lắp vào các sổ kế toán trong biểu mẫu đã trích ở trên chưa đúng với qui định của Bộ Tài Chính. Công ty nên thiết kế lại mẫu sổ theo đúng qui định.
Sổ Nhật kí chung có mẫu như sau:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xăy lắp Sông Đà
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà – MST:0500450173
NHẬT KÍ CHUNG
Tháng /
Stt
Số
CT
Ngày
CT
Ngày
GS
Diễn giải
Đã ghi
sổ cái
STT
dòng
Tài khoản
Phát sinh
nợ
Phát sinh
có
Mang sang
Cộng mang sang
Sổ nhật kí chung Tháng /
Trang 01
Sổ Cái có mẫu như sau:
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xăy lắp Sông Đà
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà – MST:0500450173
SỔ CÁI
622 - Chi phí nhân công trực tiếp
Tháng /
Số dư đầu kì:
Số
CT
Ngày
CT
Ngày
GS
Diễn giải
NKC
Đối
ứng
Phát sinh
nợ
Phát sinh
có
Số dư
Trang số
STT dòng
Tổng phát sinh:
Phát sinh lũy kế:
Số dư cuối kì:
Ngày thángnăm
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
LỜI KẾT
Có thể nói để nâng cao hiệu quả công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng và nâng cao hiệu quả của hoạt động toàn công ty nói chung sẽ có rất nhiều biện pháp để thực hiện. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả một cách tối ưu công ty nên biết cách phối hợp các biện pháp một cách đồng bộ, hợp lý. Biện pháp này phải có liên quan và tác động tới biện pháp kia. Có như vậy Công ty mới tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, thực hiện mục tiêu tăng trưởng và tạo thu nhập cho người lao động.
Với những kiến thức đã học và quá trình học tâp, nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tổ chức kế toán về chi phí sản xuất và tính giá các công trình xây lắp tại công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà, cùng sự hướng dẫn nhiệt tinh của ThS Đặng Thuý Hằng đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Do thời gian và lượng kiến thức cần học hỏi còn nhiều, báo cáo này còn nhiều thiếu sót, mong thầy cô chỉ bảo thêm.
Em xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC
SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 01:Quy trình sản xuất sản phẩm của công ty Cổ phần đầu và Xây lắp Sông Đà
Sơ đồ 02:Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Sông Đà
Sơ đồ 03: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ 04: Sơ đồ luân chuyển chứng từ:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TH2656.doc