Theo phương pháp này, tài khoản hàng tồn kho đối với sản xuất như TK 154 không dùng để phản ánh số tăng giảm biến động thường xuyên, liên tục trong kỳ. Tài khoản này chỉ dùng để phản ánh số dư đầu kỳ và số dư kiểm kê cuối kỳ. Kế toán sử dụng TK 631 để theo dõi tình hình về giá trị tồn đầu kỳ và cuối kỳ và giá thành sản xuất thực tế trong kỳ. Trên cơ sở đó, sau khi đã tính được giá trị chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ thì tính được giá thành thực tế xuất kho trong kỳ.
Bên Nợ:
- Phản ánh trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ.
- Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản
phẩm hay thực hiện dịch vụ.
117 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1150 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty dệt vải công nghiệp Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
một loại sản phẩm khác nhau. Hầu hết các xí nghiệp đều có một phân xưởng sản xuất riêng. Riêng xí nghiệp vải mành, do quy trình sản xuất phức tạp, dây chuyền sản xuất lớn được tổ chức thành ba phân xưởng.
Đặc điểm tổ chức sản xuất ở đây là sản xuất hàng loạt kết hợp với sản xuất đơn chiếc, chu kì sản xuất ngắn, xen kẽ lên tục.
Xuất phát từ tình hình trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội được xác định là toàn bộ xí nghiệp sản xuất trong đó chi tiết tới từng sản phẩm. Cụ thể là:
- Xí nghiệp vải Mành: mành 840D/1, mành 840D/2, mành 1260D/2, mành phế, mành tiết kiệm, bạt NN.100, ...
- Xí nghiệp vải không dệt: vải Mex, vải địa kỹ thuật (HD-100, HD-130, HD-150,...)
- Xí nghiệp May: áo Jacket, quần chất lượng, bộ đồ thể thao, áo sơ mi, váy, quần áo trẻ em,...
2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất
2.2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Toàn bộ CPNVLTT được tập hợp vào TK 621 và được mở chi tiết cho từng xí nghiệp.
TK.6212_CPNVLTT xí nghiệp Mành
TK.6213_CPNVLTT xí nghiệp May
TK.6214_CPNVLTT xí nghiệp Vải không dệt
Vật liệu sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm tại Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội chủ yếu bao gồm vật liệu chính và vật liệu phụ.
ơ Đối với vật liệu chính xuất dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm
Toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính xuất dùng trong kì được phản ánh trên các phiếu xuất kho do phòng kinh doanh lập căn cứ vào kế hoạch sản xuất trong kỳ đối với từng loại sản phẩm khác nhau. Phiếu xuất kho được lập riêng cho từng xí nghiệp và theo dõi cụ thể về số lượng cho từng loại mặt hàng.
Cuối tháng, căn cứ vào các phiếu xuất kho do thủ kho chuyển lên, kế toán vật tư có nhiệm vụ tổng hợp và phân loại phiếu xuất kho cho từng xí nghiệp rồi tiến hành nhập dữ liệu đó vào cột “số lượng” xuất dùng của sổ chi tiết TK 152. Máy tính theo mã vật tư sẽ tự động tính ra đơn giá thực tế xuất dùng cho từng loại theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
Căn cứ vào các phiếu xuất kho đã được phân loại và đơn giá thực tế xuất dùng vừa tính được, kế toán vật tư lập ra “Bảng tổng hợp vật liệu chính xuất dùng” cho từng xí nghiệp
Biểu số : 01
Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội
Số 93 - Đường Lĩnh Nam - Q. Hoàng Mai -HBT - Hà Nội
Bảng tổng hợp vật liệu chính xuất dùng
ở xí nghiệp vải mành
Từ ngày 01/ 03 đến 31/ 03 năm 2006
Stt
Mã vật tư
Tên vật tư
Số lượng
Thành Tiền
1
H 164.01
Sợi N6 - 840D/140F Đài Loan
19.008,0
1.047.773.422
2
H 164.15
Sợi N6 - 840D/140F Trung Quốc
13.685,8
638.807.707
3
H 164.18
Sợi N6 - 840D/140F Nga
7.550,0
386.788.010
4
H 109.05
Sợi 21/1 Cotton - Cty dệt Vĩnh Phú
1.014,2
27.201.179
Tổng cộng
41.258,0
2.100.570.318
Tổng cộng: Hai tỷ, một trăm triệu, năm trăm bảy mươi nghìn, ba trăm mười tám đồng chẵn.
Ngày 31 tháng 03 năm 2006
Người lập
ơ Đối với vật liệu phụ xuất dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm
Thực tế tại công ty, vật liệu phụ trực tiếp sản xuất được theo dõi qua hai tài khoản:
TK 1522_Hoá chất và các chất phụ gia
TK 1523_Than
Việc hạch toán chi phí vật liệu phụ trực tiếp cũng được tiến hành giống như hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chỉ khác ở chỗ vật liệu phụ dùng cho sản xuất sản phẩm được tập hợp cho từng xí nghiệp và không được theo dõi chi tiết cho từng mặt hàng.
Biểu số : 02
Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội
Số 93 - Đường Lĩnh Nam - Q. Hoàng Mai -HBT - Hà Nội
Bảng tổng hợp vật liệu phụ xuất dùng
ở xí nghiệp vải Mành
Từ ngày 01/ 03 đến 31/ 03 năm 2006
Stt
Mã vật tư
Tên vật tư
Đơn vt
Số lượng
Thành Tiền
1
H 20101
Resorcinol
Kg
359,1
42.954.382
2
H 20102
VP Latex
Kg
2.208,0
55.438.337
3
H 20103
SBR Latex
Kg
2.850,0
52.772.168
4
H 20104
Mủ cao su tự nhiên
Kg
475,0
7.354.397
5
H 20105
NaOH
Kg
9,5
53.810
6
H 20106
Foocman
Kg
558,6
3.142.203
7
H 20111
NH3
Kg
462,0
2.228.802
8
H202THAN
Than
Kg
75.885,0
37.956.918
Tổng cộng
82.807,2
201.481.017
Tổng cộng: Hai trăm linh một triệu, bốn trăm tám mốt nghìn, không trăm mười bảy đồng chẵn.
Ngày 31 tháng 03 năm 2006
Người lập
Từ bảng tổng hợp vật liệu chính, vật liệu phụ xuất dùng cho từng xí nghiệp, kế toán lập được “Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ” (Biểu 04)
Cuối tháng, kế toán vật tư có nhiệm vụ chuyển phiếu xuất kho; Bảng tổng hợp nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ xuất dùng; Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ cho kế toán chi phí sản xuất để vào “Sổ kế toán chi tiết TK 621” (Biểu 05) theo dõi riêng cho từng xí nghiệp và các bảng kê, nhật kí chứng từ có liên quan.
Trên sổ kế toán chi tiết TK 621 . Kế toán tập hợp chi phí sản xuất sẽ ghi chi tiết theo từng hàng, lần lượt vào các cột trong đó ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào cột D, tài khoản đối ứng với TK 621 vào cột E. Tổng giá trị vật liệu xuất dùng trên phiếu xuất kho được ghi vào cột “Tiền”. Số tiền này lại được ghi vào các cột khoản mục tương ứng biểu thị cụ thể chủng loại nguyên vật liệu.
Đồng thời, kế toán chi phí sản xuất phải tiến hành phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp cho từng sản phẩm theo tiêu thức sản lượng nhập kho quy đổi. Cách thức phân bổ như sau:
Giá trị thực tế vật liệu phụ = Hệ số x Số lượng sản phẩm i
xuất dùng trong tháng phân bổ nhập kho quy đổi
ồ CPVLPTT
Hệ số phân bổ (H1) =
ồ Số lượng thành phẩm nhập kho quy đổi
Công thức này được áp dụng với xí nghiệp Mành và xí nghiệp Vải không dệt. Còn đối với xí nghiệp May thì khi xuất kho đã được theo dõi cho từng mặt hàng nên không phải phân bổ.
Ví dụ: Tháng 3/2006, ở xí nghiệp vải Mành
Biểu 03
Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội
Trích bảng kê thành phẩm nhập kho
Tháng 3/2006
Đơn vị tính: kg
Mã sản phẩm
Tên sản phẩm
Hệ số quy đổi
Số lượng nhập kho
Xí nghiệp vải Mành
D2840D1
Mành 840D/1
1
40.634,0
D2840D2
Mành 840D/2
1
16.820,4
D2BATNN100
Bạt NN.100
1.5
388,5
D2MP
Mành phế
1
87,5
D2MTK
Mành tiết kiệm
1
417,6
ồ
58.348,0
Xí nghiệp May
...
Tổng cộng
360.386,0
Từ “Bảng tổng hợp vật liệu phụ xuất dùng” (Biểu 02): Tổng chi phí vật liệu phụ trực tiếp xuất dùng = 201.481.017 đ
Từ “Bảng kê thành phẩm nhập kho" (Biểu 03), kế toán tính ra được sản lượng nhập kho quy đổi như sau:
Số lượng nhập kho quy đổi của mành 840D/1 = 40.634 x 1 = 40.634,00
Mành 840D/2 ) = 16.820,4 x 1 = 16.820,40
Bạt NN.100 = 388,5 x 1,5 = 582,75
Mành phế = 87,5 x 1 = 87,50
Mành tiết kiệm = 417,6 x 1 = 417,60
ồ Số lượng nhập kho quy đổi của xí nghiệp Mành = 58.542,25
201.481.017
Hệ số phân bổ (H1) = = 3.441,63
58.542,25
CPVLTT cho mành 840D/1 = 40.634 x 3.441,63 = 139.847.369
Mành 840D/2 ) = 16.820,4 x 3.441,63 = 57.889.666
Bạt(NN100) = 582 ,75 x 3.441,63 = 2.005.612
Mành phế = 87,5 x 3.441,63 = 301.144
mành tiết kiệm = 417,6 x 3.441,63 = 1.437.226
ồCPVLPTT ở XN vải Mành = 201.481.017
Số liệu phân bổ này sẽ được ghi bổ sung vào sổ chi tiết TK 621 (Biểu 05)
Tháng 3/2006, tổng hợp chi phí nguyên vật trực tiếp xuất dùng của các xí nghiệp được định khoản như sau:
Nợ TK 621 4.311.316.084
6212 2.302.051.335
6213 14.628.972
6214 1.994.635.777
Có TK 1521 4.095.206.095
Có TK 1522 178.153.071
Có TK 1523 37.956.918
Định khoản này được phản ánh vào hàng “TK 621” ứng với cột “TK 152” có ghi chi tiết cho từng xí nghiệp trên Bảng kê số 4 (Biểu 16). Sau đó, số liệu trên các hàng “TK 154”, “TK 621”, “TK 622”, “TK 627” được phản ánh tiếp vào Nhật kí chứng từ số 7 (Biểu 17). Cuối cùng, từ Nhật kí chứng từ số 7 ghi vào sổ Cái TK 621 (Biểu 6).
Biểu 6
Công ty dệt vải công nghiệp hà nội
Sổ cái tài khoản 621
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Tài khoản đối ứng
Tháng 03
TK 152
4.311.316.084
Cộng PS nợ
4.311.316.084
Cộng PS có
4.311.316.084
Dư nợ cuối tháng
Dư có cuối tháng
Ngày 31tháng 3 năm 2006
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Ký tên Ký tên
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (CPNCTT)
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 và mở chi tiết cho từng xí nghiệp.
TK 6222_CPNCTT xí nghiệp Mành
TK 6223_CPNCTT xí nghiệp May
TK 6224_CPNCTT xí nghiệp Vải không dệt
Trong doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội nói riêng. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương.
Tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất là một khoản chi phí có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả sản xuất. Tiền lương công nhân sản xuất được coi là hợp lý khi nó kết hợp hài hoà giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của công ty. Nó là yếu tố tác động trực tiếp tới người lao động, tới công việc mà họ tiến hành, có thể khuyến khích họ làm việc hăng hái, từ đó năng suất lao động được nâng cao, làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm và ngược lại.
Xuất phát từ đặc điểm đó, ban lãnh đạo Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội luôn chú ý tới việc tăng thu nhập cho người lao động, vận dụng linh hoạt hai hình thức trả lương là trả lương theo thời gian và lương khoán sản phẩm.
- Trả lương theo thời gian: được áp dụng đối với bộ phận quản lý, văn phòng của công ty, tổ trưởng các phân xưởng sản xuất hoặc cuối năm áp dụng cho công nhân đi kiểm kê.
- Trả lương theo sản phẩm: Với mỗi mặt hàng, khi mới đưa vào sản xuất, phòng kỹ thuật sẽ tiến hành sản xuất thử và ấn định giá cho từng bước công việc, từng chi tiết của từng loại sản phẩm. Đơn giá này sẽ được điều chỉnh cho sát với tình hình thực tế từng giai đoạn.
Việc tính lương cho công nhân trực tiếp sản xuất dựa trên cơ sở các bảng chấm công, số lượng sản phẩm cụ thể làm trong tháng, đơn giá tiền lương của từng phần việc, chức vụ trình độ chuyên môn của mỗi người.
Để có thể hạch toán một cách chính xác và đầy đủ những nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến CPNCTT, trước hết nhân viên kinh tế ở các phân xưởng phải tính lương sản phẩm, lương thời gian, các khoản phụ cấp cho từng công nhân ở xí nghiệp mình.
Cuối tháng, nhân viên kinh tế phân xưởng sẽ lập “Bảng thanh toán lương và phụ cấp” cho từng tổ sản xuất. Sau đó chuyển lên phòng Tài chính - kế toán. Tại đây, kế toán tiền lương tiến hành tập hợp số liệu để lập “Bảng tổng hợp thanh toán lương” cho từng xí nghiệp. Trên cơ sở đó, tiến hành lập “Bảng phân bổ lương và BHXH” cho toàn công ty (Biểu 07)
“Bảng phân bổ lương và BHXH”, cho thấy:
Đối với các khoản trích theo lương, Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội thực hiện việc nghiêm chỉnh việc trích nộp theo quy định của Nhà nước: trích 15% BHXH, 2% BHYT theo lương cơ bản, 2% CPCĐ theo lương thực hiện tính vào giá thành.
Căn cứ vào “Bảng phân bổ lương và BHXH” do kế toán tiền lương chuyển lên, kế toán tập hợp chi phí sản xuất phản ánh vào “Sổ chi tiết của TK 622” cho từng xí nghiệp (Biểu 08).
Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết TK 622 như sau:
- Cột A : phản ánh ngày ghi sổ
- Cột B và C : số hiệu, ngày tháng ghi trên chứng từ
- Cột D sẽ diễn giải một cách cụ thể các nghiệp vụ hạch toán lương và phân bổ lương.
- Cột E phản ánh các tài khoản đối ứng với TK 627
- Cột F phản ánh số liệu tổng cộng lấy từ “Bảng thanh toán lương và BHXH”. Sau đó, những số liệu này lại được phản ánh chi tiết vào các cột khoản mục 334, 338
Tương tự như CPNVLTT, CPNCTT sau khi được vào sổ chi tiết TK 622 sẽ được phân bổ cho các loại sản phẩm sản xuất ra trong kỳ và được chia thành hai phần:
ơ Phân bổ chi phí lương công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí lương công được phân bổ căn cứ vào số lượng thành phẩm nhập kho và chi phí lương kế hoạch trong giá thành của mỗi loại sản phẩm, gồm 3 bước:
Bước 1:
Tổng lương kế hoạch Số lượng Đơn giá
tính theo số lượng = thành phẩm i x lương
thực tế thành phẩm i thực tế nhập kho kế hoạch
Bước 2:
Hệ số phân bổ ồ Lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất
chi phí =
lương (H2) ồ Lương kế hoạch tính theo số lượng thành phẩm thực tế
Bước 3: Tính chi phí lương CNTTSX cho từng loại sản phẩm
Chi phí lương công nhân Chi phí lương kế hoạch
trực tiếp sản xuất = tính theo số lượng thực tế x H2
cho thành phẩm i thành phẩm i
Dựa vào số liệu tháng 3/2006 của xí nghiệp vải Mành, ta có:
ã Chi phí lương kế hoạch tính theo số lượng thực tế thành phẩm
Mành 840D/1 = 40.634 x 1.240 = 50.386.160
Mành 840D/2 = 16.820,4 x 1.300 = 21.866.520
Bạt NN.100 = 388,5 x 1.330 = 516.705
Mành phế = 87,5 x 1.200 = 105.000
Mành tiết kiệm = 417,6 x 1.800 = 751.680
Tổng chi phí lương kế hoạch = 73.626.065
tính theo số lượng thành phẩm thực tế
ã 98.638.286
H2 = = 1,34
73.626.065
ã Chi phí lương thực tế công nhân sản xuất cho thành phẩm
Mành 840D/1 = 50.386.160 x 1,34 = 67.503.328
Mành 840D/2 = 21.866.520 x 1,34 = 29.295.006
Bạt NN.100 = 516 .705 x 1,34 = 692.240
Mành phế = 105.000 x 1,34 = 140.672
Mành tiết kiệm = 751.680 x 1,34 = 1.007.040
ồ Lương thực tế phải trả cho công nhân sản xuất 98.638.286
ơ Phân bổ các khoản trích theo lương
Các khoản trích được phân bổ theo chi phí BHXH trong giá thành kế hoạch năm. Trình tự các bước phân bổ cũng giống như phân bổ lương công nhân sản xuất.
ã Chi phí BHXH kế hoạch Số lượng Chi phí BHXH
tính theo số lượng thành phẩm = thành phẩm 840D/1 x trong giá thành
840D/1 thực tế nhập kho nhập kho thực tế kế hoạch 840D/1
= 46.634 x 284 = 11.540.056
Mành 840D/2 = 16.820,4 x 305 = 5.130.222
Bạt NN.100 = 388,5 x 343 = 133.256
Mành phế = 87,5 x 257 = 22.487
Mành tiết kiệm = 417,6 x 398 = 166.205
16.992.226
ã Hệ số phân bổ ồ Chi phí BHXH thực tế trích vào CPNCTT
chi phí BHXH =
(H3) ồ Chi phí BHXH KH tính theo số lượng thành phẩm
29.390.962
= = 1,73
16.992.226
ã CP BHXH thực tế = CP BHXH KH tính theo x H3
phân bổ cho mành 840D/1 SL TP 840D/1 Nkho thực tế
= 11.540.056 x 1,73 = 19.960.501
Mành 840D/2 = 5.130.222 x 1,73 = 8.873.597
Bạt NN.100 = 133.256 x 1,73 = 230.489
Mành phế = 22.487 x 1,73 = 38.895
Mành tiết kiệm = 166.205 x 1,73 = 287.480
29.390.962
Chi phí lương công nhân sản xuất và chi phí BHXH phân bổ cho từng loại sản phẩm sẽ được ghi bổ sung vào sổ chi tiết TK 622 (Biểu 8).
Căn cứ vào “Bảng phân bổ lương và BHXH” (Biểu 7), tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương được định khoản như sau:
Nợ TK 622 377.708.438
6222_Mành 98.638.286
6223_ May 257.715.408
6224 _Vải không dệt 21.354.744
Có TK 334 377.708.438
Nợ TK 622 67.981.774
6222_Mành 29.390.961
6223_ May 34.725.808
6224 _Vải không dệt 3.865.005
Có TK 338 67.981.774
(3382: 7.554.169 ; 3383: 53.318.475 ; 3384: 7.109.130)
Định khoản này được phản ánh vào hàng “TK 622” ứng với cột “TK 334” (bút toán 1), cột “TK 338” (bút toán 2) chi tiết cho từng xí nghiệp trên Bảng kê số 4. Tiếp đến là Nhật kí chứng từ số 7. Từ Nhật kí chứng từ số 7 ghi vào sổ Cái TK 622 (Biểu 9).
Biểu 9
Công ty dệt vải công nghiệp hà nội
Sổ cái tài khoản 622
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Tài khoản đối ứng
Tháng 03
334 Phải trả công nhân viên
377.708.438
338 Trích theo lương
67.981.774
Cộng PS nợ
445 690 212
Cộng PS có
445.690.212
Dư nợ cuối tháng
Dư có cuối tháng
Ngày 31tháng 3năm 2006
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Ký tên Ký tên
2.2.2.3. Kế toán chi tiết chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung ở Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội bao gồm:
6271: Chi phí nhân viên phân xưởng.
6272: Chi phí vật liệu.
6273: Chi phí công cụ, dụng cụ.
6274: Chi phí khấu hao TSCĐ.
6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài.
6278: Chi phí bằng tiền khác.
Những tài khoản này lại được mở chi tiết cho từng xí nghiệp và bộ phận.
VD: TK 62712_Chi phí nhân viên phân xưởng xí nghiệp Mành
TK 62713_ Chi phí nhân viên phân xưởng xí nghiệp May
TK 62714_ Chi phí nhân viên phân xưởng xí nghiệp Vải không dệt
TK 62715_ Chi phí nhân viên phân xưởng bộ phận Lái xe
TK 62716_ Chi phí nhân viên phân xưởng bộ phận Nhà ăn
Hạch toán CPSXC được tiến hành như sau:
Nợ TK 627 (chi tiết xí nghiệp, bộ phận)
Có TK 334, 338: Chi phí nhân viên phân xưởng
Có TK 1522, 1524 : Chi phí vật liệu
Có TK 1531: Chi phí công cụ dụng cụ
Có TK 2141: chi phí khấu hao TSCĐ
Có TK 1111, 3311: Chi phí mua ngoài
Có TK 1111, 33392, 3351, 1411, 1547: Chi phí bằng tiền khác
Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất nhưng mang tính chất chung cho toàn doanh nghiệp. Do đó chi phí này được tính vào giá thành của sản phẩm và đối tượng chịu chi phí là tất cả các loại sản phẩm.
Cuối mỗi tháng, kế toán chi phí sản xuất sẽ tập hợp các chứng từ kế toán có liên quan đến chi phí sản xuất chung như: các bảng kê, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, hoá đơn chứng từ mua hàng... do kế toán phần hành chuyển lên để vào sổ chi tiết TK 627 theo dõi riêng cho từng xí nghiệp.
Trích số liệu phát sinh ở xí nghiệp vải Mành.
* Chi phí nhân viên phân xưởng
Nhân viên phân xưởng của Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội có hai bộ phận
Bộ phận thứ nhất là tổ quản lý gồm giám đốc xí nghiệp, quản đốc, nhân viên kinh tế phân xưởng,...
Bộ phận thứ hai là tổ kỹ thuật
Chi phí lương nhân viên phân xưởng gồm:
- Lương chính
- Lương bổ sung
- Các khoản phụ cấp
- Các khoản trích theo lương
Hàng tháng nhân viên kinh tế phân xưởng sẽ lập “Bảng thanh toán lương” cho tổ quản lý và tổ kỹ thuật rồi chuyển lên kế toán tiền lương để lập “Bảng thanh toán lương“ cho từng xí nghiệp, tiếp đến là “Bảng phân bổ lương và BHXH” cho toàn công ty (Biểu 07)
* Chi phí vật liệu _ Công cụ dụng cụ
ở Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội, vật liệu_Công cụ dụng cụ dùng chung cho phân xưởng sản xuất gồm những loại chính sau:
- Nhiên liệu, động lực dùng để chạy máy.
- Phụ tùng thay thế
- Công cụ dụng cụ
- Đồ bảo hộ lao động (găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ...)
- Đồ vệ sinh công nghiệp (chổi, giẻ lau,...)
Trình tự hạch toán tương tự như hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp
Căn cứ vào các phiếu xuất kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung được xuất dùng trong tháng của các xí nghiệp chuyển lên, kế toán vật tư phản ánh vào “Bảng phân bổ vật liệu và công cụ, dụng cụ” (Biểu 04)
* Chi phí khấu hao TSCĐ
HHầu hết các TSCĐ của Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội đều còn mới, năng lực sản xuất còn cao thể hiện ở việc năm nào công ty cũng mua mới, trang bị thêm máy móc - thiết bị nhằm hoàn thiện hoá dây chuyền, nâng cao công suất sản xuất. Cụ thể, năm 2001 công ty đã cho lắp đặt dây chuyền sản xuất vải không dệt với giá trị hơn 60 tỷ đồng, năm 2005 mua thêm 500 máy may công nghiệp và cho cải tạo máy nhúng keo của Đức.
Hiện nay, theo quyết định 206/2003QĐ_BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 12/12/2003, công ty đã tiến hành trích khấu hao hàng tháng theo phương pháp đường thẳng căn cứ vào thời gian sử dụng và nguyên giá của TSCĐ.
Nguyên giá TSCĐ
Mức khấu hao hàng năm =
Thời gian sử dụng (năm)
Mức khấu hao hàng năm
Mức khấu hao hàng tháng =
12
Để theo dõi tình hình biến động khấu hao TSCĐ, kế toán sử dụng TK 214_Hao mòn tài sản cố định. Cuối tháng, kế toán tài sản cố định lập “Bảng tính khấu hao TSCĐ” cho từng xí nghiệp (Biểu 10)
* Chi phí dịch vụ mua ngoài
Tại Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội, nước phục vụ cho sản xuất được lấy từ giếng khoan của công ty. Điện thoại chỉ sử dụng trong nội bộ nên chi phí là không lớn lắm và được hạch toán vào chi phí quản lý. Do đó, chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là tiền điện mua của chi nhánh điện Thanh Trì để bom nước, chiếu sáng,... ở mỗi xí nghiệp được lắp đặt đồng hồ đo điện riêng nên lượng điện năng tiêu thụ của xí nghiệp nào thì tính riêng cho xí nghiệp đó.
Lượng điện năng tiêu thụ trong tháng này nhưng tháng sau công ty điện mới viết hoá đơn. Do đó vào ngày cuối tháng, công ty điện sẽ thông báo về lượng điện năng tiêu thụ trong tháng. Từ đó, kế toán tính ngay ra tiền điện cho từng xí nghiệp theo công thức:
Số tiền điện phải trả = Số điện sử dụng x Định mức tiêu hao x Đơn giá
Ngoài tiền điện, chi phí dịch vụ mua ngoài của Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội còn bao gồm: Chi phí sửa chữa, thay thế phụ tùng xe ô tô; chi phí vận chuyển, tiền vé cầu phà...
Căn cứ vào các phiếu chi, hoá đơn mua hàng... liên quan đến các khoản thuộc chi phí dịch vụ mua ngoài, kế toán thanh toán phản ánh vào “Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài “ (Biểu 11)
Biểu 11
Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội
Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài
Xí nghiệp vải Mành
Tháng 3/2006
Đơn vị tính : đồng
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số hiệu
Ngày
PKT D0101
31/3
Tiền điện tháng 1/2006
3311
106.908.036
Tổng cộng
106.908.036
Tổng cộng: Một trăm linh sáu triệu, chín trăm linh tám nghìn, không trăm ba mươi sáu đồng chẵn.
Ngày 31 tháng 03 năm 2006
Người lập
* Chi phí bằng tiền khác
Gồm chi phí giao dịch, in ấn tài liệu, bồi dưỡng công nhân, tạm ứng, phân bổ lao vụ nhà ăn, phí xăng dầu, khoản trích trước tiền ăn ca cho nhân viên... Tất cả các loại chi phí này được theo dõi và ghi trên sổ quỹ do kế toán thanh toán quản lý và tập hợp vào “Bảng tổng hợp chi phí bằng tiền khác” (Biểu 12). Đồng thời, phản ánh vào Nhật kí chứng từ số 1, số 2, bảng kê ...
Biểu 12
Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội
Bảng tổng hợp chi phí bằng tiền khác
Xí nghiệp vải Mành
Tháng 3/2006
Đơn vị tính : đồng
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Số hiệu
Ngày
PKT D0101
5/3
Tiền chè nước
1411
1.447.260
PKT D0101
6/3
Trích ăn ca
3351
6.048.000
PKT D0101
23/3
Phân bổ lao vụ nhà ăn
1547
3.450.206
...
Tổng cộng
10.964.966
Tổng cộng: Mười triệu, chín trăm sáu mươi tư nghìn, chín trăm sáu mươi sáu đồng chẵn
Ngày 31 tháng 03 năm 2006
Người lập
Tất cả các khoản chi phí sản xuất chung được kế toán chi phí sản xuất phản ánh vào “Sổ chi tiết TK 627” lập riêng cho từng xí nghiệp (Biểu 13).
Cụ thể: ở xí ngiệp vải Mành, “Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung TK 627” tháng 3/2006 được lập dựa trên :
- Các phiếu xuất kho
- Bảng phân bổ lương và BHXH
- Bảng tính khấu hao TSCĐ
- Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài
- Bảng tổng hợp chi phí bằng tiền khác
Trình tự ghi sổ tương tự như sổ chi tiết TK 621 và TK 622
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm nên cần thiết phải phân bổ. Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội đã tiến hành phân bổ CPSXC theo tiêu thức phân bổ là tiền lương cồng nhân trực tiếp sản xuất cho từng loại sản phẩm
Cụ thể với số liệu tháng 3/2006 trên sổ chi tiết của xí nghiệp vải Mành
=> Hệ số ồ CPSXC thực tế phát sinh trong tháng 433.648.539
phân bổ = =
CPSXC (H4) ồ Tiền lương CNTTSX trong tháng 98.638.286
= 4,39635
=> Chi phí sản xuất chung phân bổ cho
Mành 840D/1 = Tiền lương CNTTSX mành 840/D1 x H4
= 67.503.328 x 4,39635 = 296.768.332
Mành 840D/2 = 29.295.006 x 4,39635 = 128.791.132
Bạt NN.100 = 692.240 x 4,39635 = 3.043.330
Mành phế = 140.672 x 4,39635 = 618.444
Mành tiết kiệm = 1.007.040 x 4,39635 = 4.427.301
433.648. 539
Tương tự như CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC sau khi tổng hợp cho từng xí nghiệp và bộ phận, kế toán chi phí sản xuất tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất toàn công ty trên Bảng kê số 4. Từ Bảng kê số 4 vào Nhật kí chứng từ số 7. Cuối cùng, từ Nhật kí chứng từ số 7 ghi vào sổ Cái tài khoản 627 (Biểu 14).
Biểu 14
Công ty dệt vải công nghiệp hà nội
Sổ cái tài khoản 627
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Tài khoản đối ứng
Tháng 03
TK 111
34.802.281
TK 141
1.659.760
TK 142
16.800.000
TK 152
26.758.300
TK 153
18.383.819
...
Cộng PS nợ
1.313.150.370
Cộng PS có
1.313.150.370
Dư nợ cuối tháng
Dư có cuối tháng
Ngày 31tháng 3 năm 2006
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Ký tên Ký tên
Sau đó, kế toán chi phí sản xuất lấy số liệu ở dòng kết chuyển trên các sổ chi tiết TK 621, 622, 627 đã hoàn thành để ghi vào “Sổ chi tiết TK 154” (Biểu 15)
Sau khi chứng từ gốc được nhập vào sổ chi tiết, các bảng kê, bảng phân bổ và nhật kí chứng có liên quan, kế toán chi phí sản xuất tiến hành phân bổ CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC cho từng mặt hàng sản xuất và lập “Bảng kê số 4” (Biểu 16) rồi “Nhật kí chứng từ số 7” (Biểu 17). Tiếp đó chuyển cho kế toán tổng hợp để lập Sổ Cái.
Cơ sở để lập bảng kê số 4 là:
- Bảng phân bổ tiền lương và BHXH, Bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ, Bảng tính khấu hao TSCĐ.
- Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, các khoản chi phí bằng tiền khác
Nhật kí chứng từ số 1, 2, 5, 8, 10
2.2.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp và đánh giá sản phẩm dở dang
2.2.2.4.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
Để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” được mở chi tiết cho từng xí nghiệp, bộ phận sản xuất
Cuối tháng sau khi đã tập hợp số liệu chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp, kế toán tiến hành kết chuyển CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC sang TK 154 rồi vào Bảng kê số 4, Nhật kí chứng từ số 7, Sổ Cái TK 154 (Biểu 18)
Trích số liệu tháng 3/2006 của toàn công ty.
Kết chuyển CPNVLTT
Nợ TK 154 4.311.316.084
1542 2.302.051.335
1543 14.628.972
1544 1.994.635.777
Có TK 621 4.311.316.084
Kết chuyển CPNCTT
Nợ TK 154 445.690.212
1542 128.029.247
1543 292.441.216
1544 25.219.749
Có TK 622 445.690.212
Kết chuyển CPSXC
Nợ TK 154 1.313.150.370
1542 433.648.539
1543 204.093.620
1544 593.812.477
1545 48.679.734
1546 19.299.731
1547 13.616.269
Có TK 627 1.313.150.370
Biểu 18
Công ty dệt vải công nghiệp hà nội
Sổ cái tài khoản 154
Số dư đầu năm
Nợ
Có
5.086.537.439
Tài khoản đối ứng
Tháng 03
TK 621
4.311.316.084
TK 622
445.690.212
TK 627
1.313.150.370
TK 152
600.000
TK 331
300.000
Cộng PS Nợ
6.071.056.666
Cộng PS Có
6.459.254.067
Dư nợ cuối tháng
4.161.050.901
Dư có cuối tháng
Ngày 31 tháng 3 năm 2006
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Ký tên Ký tên
2.2.2.3.2. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang
Tại Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội, sản phẩm dở dang được phân loại như sau:
- ở xí nghiệp May: Vì chủ yếu là may gia công xuất khẩu, nguyên liệu nhận của bên ngoài nên công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang.
- ở xí nghiệp vải không dệt: số lượng sản phẩm dở dang ít, hầu như không có.
- ở xí nghiệp vải Mành: sản phẩm dở dang được xác định là sợi đậu, sợi xe, sợi trên máy, sản phẩm đã hoàn thành nhưng chưa nhập kho.
Mặt khác, do nguyên vật liệu chính chiếm tỉ trọng lớn (65 -75%) trong tổng chi phí sản xuất và được tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm nên công ty đã áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kì theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Theo phương pháp này, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn các loại chi phí khác được tính vào sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ.
Công thức tính :
Giá trị SPDD + CPNVLC phát sinh
Giá trị đầu kì trong kì Số lượng
SPDD = x SPDD
cuối kỳ Số lượng SPDD + Số lượng NVLC cuối kì
đầu kì xuất dùng
VD: Xác định giá trị SPDD cuối kỳ vào T3/2006 cho vải mành 840D/1
Biểu 19
Công ty dệt vải công nghiệp hà nội
Trích báo cáo kiểm kê xí nghiệp vải mành
Tháng 3/2006
Đơn vị tính: kg
Mặt hàng
Tồn đầu kỳ
Nhập trong kỳ
Tồn cuối kỳ
Mành 840D/1
59.675,5
20.547
39.150.4
- Sợi
16.454,6
20.547
676,7
- Khu vực máy xe
5.564,6
19.100,4
- Khu vực máy dệt
4.852,0
8.037,0
- Vải bán thành phẩm
32.804,9
11.336,3
Ngày 31 tháng 03 năm 2006
Người lập
Đối với vải mành 840D/1, ta có:
Giá trị SPDD đầu kỳ: 3.090.324.489 đ
Số lượng SPSPDD tồn đầu kỳ: 59.675,5 kg
Chi phí NVLC phát sinh trong kỳ: 1.046.137.250 đ
Số lượng NVLC xuất dùng trong kỳ: 20.547 kg
Từ số liệu trên ta áp dụng công thức:
Giá trị 3.090.324.489 + 1.046.137.250
SPDD = x 39.150,4
mành 840D/1 59.675,5 + 20.547
= 2.018.687.172 đ
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, số liệu lấy ở cột dư cuối kỳ trên “Bảng tính giá thành sản phẩm tháng trước”
Chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh trong kỳ lấy số liệu từ sổ tập hợp chi phí sản xuất TK 621.
Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ lấy số liệu ở cột tồn cuối kỳ trên “Báo cáo kiểm kê” tháng trước.
2.2.2.3.3 Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất ở Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội là quy trình công nghệ vừa giản đơn (May, Vải không dệt) vừa phức tạp (Mành) tương đối khép kín kiểu liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ cấu thành. Đối tượng tính giá thành được công ty xác định là thành phẩm hoàn thành của từng xí nghiệp. Do chu kì sản xuất ngắn, xen kẽ liên tục nên kỳ tính giá thành là từng tháng. Phương pháp tính giá thành của từng sản phẩm là phương pháp giản đơn.
Đến cuối tháng, căn cứ vào kết quả chi phí sản xuất kinh doanh đã tập hợp vào TK 154 và những tài liệu liên quan, kế toán tiến hành tính giá thành cho từng mặt hàng của các xí nghiệp theo công thức:
Tổng giá thành = Chi phí sản phẩm + Chi phí phát sinh + Chi phí sản phẩm
dở dang đầu kì trong kì dở dang cuối kì
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị =
Số lượng thành phẩm
Trích số liệu trong tháng 3/2006: Số liệu về sản phẩm vải Mành 840D/1.
Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ: 3.090.324.489 đ
CPNVLTT phát sinh trong kỳ: 1.185.984.619 đ
CPNCTT phát sinh trong kỳ: 87.463.829 đ
CPSXC phát sinh trong kỳ: 296.768.332 đ
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ: 2.018.687.172 đ
Số lượng thành phẩm nhập kho: 40.634 kg
Tổng giá thành = 3.090.324.489 + 1.185.984.619 + 87.463.829
mành 840D/1 + 296.768.332 - 2.018.687.172
= 2.641.854.097 đ
Giá thành 2.641.854.097
đơn vị = = 65.015,85 đ
mành 840D/1 40.634
Cách tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho từng loại sản phẩm được cụ thể hoá trong bảng tính giá thành ở xí nghiệp vải Mành như sau:
Phần 3
Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm TạI
công ty dệt vải công nghiệp hà nội
3.1 Nhận xét chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội:
Qua thời gian thực tập tại Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội, em nhận thấy việc sản xuất kinh doanh của công ty hàng năm đều có lãi, doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Điều này chứng tỏ Ban giám đốc công ty đã quản lý tốt, quyết định đầu tư, thay đổi trang thiết bị kịp thời phù hợp. Trước sức ép của thị trường cũng như sự cạnh tranh khốc liệt, sản phẩm của công ty vẫn tiêu thụ tốt chứng tỏ chất lượng sản phẩm do công ty làm ra là nguồn tin lớn với khách hàng.
Giá thành của sản phẩm được quyết định bởi chi phí. Vì vậy, công ty đã rất chú trọng tới việc tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm và tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Công ty quản lý chặt và tăng cường công tác quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh, đặc biệt là quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Bên cạnh đó công ty cũng rất quan tâm đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Công tác tài chính - kế toán của công ty cũng không ngừng được hoàn thiện để phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
3.1.1 ưu điểm
Bộ máy kế toán của công ty đã được sắp xếp tương đối hoàn chỉnh phù hợp với yêu cầu công việc. Đội ngũ nhân viên kế toán giàu kinh nghiệm cộng với chuyên môn vững vàng đã giúp việc phân công, phân nhiệm cũng như việc lưu chuyển chứng từ giữa các bộ phận rất nhịp nhàng, đảm bảo cho công tác kế toán chi phí và tính giá thành được tiến hành một cách chính xác. Ngoài những cán bộ có trình độ đại học ra, một số cán bộ còn lại đã và đang được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý kinh tế theo chương trình đại học.
Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội đã vận dụng hình thức Nhật ký chứng từ rất sáng tạo và phù hợp với hệ thống sổ sách kế toán theo đúng quy định hiện hành của Bộ tài chính. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, công ty đã áp dụng phần mềm kế toán FAST 2004 nên việc tính toán và sổ sách kế toán phần lớn được thực hiện trên máy tính đã giảm đáng kể công việc cho kế toán mà trước đây kế toán thủ công phải làm bằng tay; tiết kiệm được phần lớn thời gian và giúp cho cán bộ quản lý của công ty dễ dàng hơn trong việc theo dõi, kiểm tra doanh nghiệp.
Công tác quản lý giá thành sản phẩm được công ty quản lý rất chặt chẽ. Mỗi xí nghiệp được bố trí một nhân viên kinh tế phân xưởng làm nhiệm vụ theo dõi tình hình sản xuất, cung cấp những thông tin cần thiết cho cán bộ quản lý công ty, phân tích tình hình biến động các khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm, từ đó đưa ra các biện pháp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm kịp thời.
Kỳ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được tính theo tháng là phù hợp. Trong điều kiện sản xuất nhiều mặt hàng nhưng công ty vẫn thực hiện tập hợp chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chi tiết cho từng loại sản phẩm, phân bổ chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành cho từng loại sản phẩm là một cố gắng rất lớn của công ty. Đây là cơ sở để công ty hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh một cách chính xác và chi tiết nhất.
Việc áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: ở đây chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Công ty đã sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp đã giảm bớt khối lượng công việc tính toán cho nhân viên kế toán.
3.1.2 Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm kể trên, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Về kế toán và phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ
Hiện nay, ở công ty không tiến hành lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ theo mẫu mà sử dụng các số liệu về khấu hao năm trên bảng TSCĐ theo đơn vị để tính mức khấu hao tháng cho từng đơn vị sử dụng. Do vậy, chưa phản ánh được số khấu hao tăng (giảm) của TSCĐ trong kỳ và không cung cấp được thông tin kịp thời cho việc kiểm tra kế toán. Bảng TSCĐ theo đơn vị được lập từ đầu năm nên số khấu hao năm gần như là số kế hoạch, nó bao gồm cả số khấu hao của TSCĐ giảm trong năm (nếu có) nhưng lại không phản ánh số khấu hao của TSCĐ tăng trong năm. Kế toán không mở bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để theo dõi và trích khấu hao cho từng đối tượng sử dụng. Việc theo dõi và trích khấu hao của những TSCĐ tăng giảm sẽ được theo dõi riêng ở sổ kế toán TSCĐ. Do đó, trong chi phí sản xuất sẽ không bao gồm số khấu hao tăng (giảm) trong kỳ.
Về thời gian tính khấu hao của một số TSCĐ như: kho than, kho thành phẩm, bể nước, tường rào,... ở mức 25 năm là chưa hợp lý.
Nhà ăn là TSCĐ phục vụ cho hoạt động phúc lợi, công ty lại tiến hành trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất là không đúng.
- Về kế toán nguyên vật liệu nhận gia công:
Thực tế, sản phẩm may của công ty chủ yếu là sản nhận gia công hàng xuất khẩu. Toàn bộ nguyên vật liệu chính và phần lớn nguyên vật liệu phụ do khách hàng đem đến, công ty chỉ hạch toán vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính phần chi phí vận chuyển bốc dỡ mà công ty đã chi ra và hạch toán vào khoản mục chi phí vật liệu phụ, giá trị vật liệu phụ do công ty mua hộ. Phương pháp hạch toán như trên dẫn đến toàn bộ phần nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ do khách hàng đem đến chưa được hạch toán trên tài khoản kế toán và chưa được phản ánh vào báo cáo kế toán do chưa sử dụng Tài khoản 002: “ vật tư hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công” để phản ánh quá trình nhập, xuất kho vật liệu do bên thuê gia công đưa đến.
- Kế toán thiệt hại trong sản xuất
Trong quá trình sản xuất tại công ty có những thời gian phải ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan (sửa chữa lớn TSCĐ, thiếu nguyên vật liệu,...) hoặc khách quan (thiên tai, địch hoạ, mất điện, máy hỏng...) và công ty vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để quy trì hoạt động. Những khoản chi phí này tạo thành những khoản thiệt hại về ngừng sản xuất. Mặt khác một bộ phận công nhân của công ty đã nhiều tuổi, thao tác chậm, có lúc thiếu thao tác hoạt động dẫn đến lỗi dây chuyền. Từ đó, số lượng sản phẩm làm ra bị giảm. Đối với những khoản chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất theo kế hoạch, kế toán đã tổ chức theo dõi qua TK 335. Tuy nhiên công ty vẫn chưa mở tài khoản theo dõi những khoản thiệt hại do máy ngừng sản xuất ngoài kế hoạch làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội
ý kiến 1: Hoàn thiện kế toán chi phí khấu hao TSCĐ.
Để việc theo dõi khấu hao TSCĐ trong kỳ một cách dễ dàng, thuận lợi, đảm bảo tính chính xác của chi phí khấu hao TSCĐ trong giá thành sản phẩm thì kế toán nên lập “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ” - bảng phân bổ số 03 để theo dõi chi tiết chi phí khấu hao TSCĐ ở công ty cho từng đối tượng theo mẫu sau.
Các số liệu trên Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ được lấy từ Bảng TSCĐ theo đơn vị và Sổ theo dõi TSCĐ.
Đối với những loại TSCĐ là kho chứa, bể chứa công ty nên điều chỉnh lại thời gian tính khấu hao từ 5 - 20 năm theo quyết định 206/2003 QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 của bộ trưởng Bộ tài chính.
ý kiến 2: Đối với vật liệu nhận gia công ở xí nghiệp May:
Để thực hiện đúng quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp và đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành công ty nên sử dụng TK 002 để phản ánh toàn bộ quá trình nhận nguyên vật liệu do bên thuê gia công đem đến và quá trình xuất nguyên vật liệu đưa vào sản xuất.
Tài khoản này phản ánh giá trị tài sản, vật tư, hàng hoá của đơn vị khác nhờ doanh nghiệp giữ hộ hoặc nhận gia công, chế biến. Giá trị của tài sản nhận giữ hộ hoặc nhận gia công, chế biến đựơc hạch toán theo giá thực tế khi giao nhận hiện vật. Nếu chưa có giá trị thì tạm xác định giá để hạch toán.
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 002 - vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công..
Bên Nợ: Giá trị vật liệu nhận gia công chế biến
Bên Có: + Giá trị vật liệu đã tiêu hao tính vào sản phẩm gia công
+ Giá trị vật liệu không dùng hết trả cho người thuê gia công
Số dư bên Nợ: Giá trị vật liệu nhận gia công chế biến chưa xong.
Các chi phí liên quan đến việc gia công, chế biến phải theo dõi chi tiết từng loại vật liệu, hàng hoá, từng nơi bảo quản và từng người chủ sở hữu. Vật tư nhận giữ hộ, gia công chế biến không được phép sử dụng và phải bảo quản cẩn thận như tài sản của đơn vị, khi giao nhận hay trả lại phải có chứng từ giao nhận của hai bên.
ý kiến 3: Về phân bổ chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm. Vì vậy cần được phân bổ hợp lý mới đảm bảo việc tính giá thành sản phẩm được chính xác. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung là tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất ở công ty là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên khi phân bổ chi phí sản xuất chung, cần phân biệt biến phí với định phí và tuỳ thuộc vào mức công suất sản xuất thực tế để phân bổ cho phù hợp. Do đó kế toán phải phân loại chi phí sản xuất chung theo biến phí và định phí như sau:
Biểu 22
Phân loại chi phí sản xuất chung
Xí nghịêp Mành
Tháng 3/2006
Đơn vị tính: đồng
STT
Chỉ tiêu
Biến phí
Định phí
1
Tiền điện
106.908.036
2
Phí xăng dầu
19.500
3
Vật liệu phụ phục vụ sản xuất
4.622.310
4
Phụ tùng phục vụ sản xuất
18.160.607
5
Công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất
2.482.179
6
Trích ăn ca
6.048.000
7
Tiền chè nước ăn ca
1.447.260
8
Phân bổ lao vụ nhà ăn
3.450.206
9
Khấu hao TSCĐ
252.010.263
10
Lương
18.976.351
11
Các khoản trích theo lương
2.723.827
12
Phân bổ màn hình điều khiển ống xe
16.800.000
Cộng
132.192.632
301.455.907
Biểu 23
Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội
Trích bảng kê Khối lượng Sản phẩm
ở mức công suất bình thường
Tháng3/2006
Đơn vị tính: kg
STT
Tên sản phẩm
Mức công suất bình thường
Sản lượng thực tế
Xí nghiệp vải mành
1
Mành 840D/1
39.580,0
40.634,0
2
Mành 840D/2
16.200,0
16.820,4
3
Bạt NN.100
375,0
388,5
4
Mành phế
90,0
87,5
5
Mành tiết kiệm
405,0
417,6
S
56.650,0
58.348,0
Xí nghiệp vải không dệt
...
- Đối với biến phí sản xuất chung, kế toán sẽ phân bổ hết cho lượng sản phẩm hoàn thành theo công thức:
Mức biến phí Tổng biến phí sản xuất chung
sản xuất chung phát sinh trong tháng Tiền lương
phân bổ cho = x CNTTSX
sản phẩm i Tổng tiền lương CNTTSX sản phẩm i
sản phẩm
132.192.632
Mành 840D/1 = x 67.503.328 = 90.466.319
98.638.286
132.192.632
Mành 840D/2 = x 29.295.006 = 39.260.455
98.638.286
132.192.632
Bạt NN.100 = x 692.240 = 927.723
98.638.286
132.192.632
Mành phế = x 140.672 = 188.525
98.638.286
132.192.632
Mành tiết kiệm = x 1.007.040 = 1.349.610
98.638.286
132.192..632
- Vì trong tháng số lượng sản phẩm thực tế sản xuất cao hơn mức công suất bình thường (mức công suất bình thường là mức sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong điều kiện sản xuất bình thường) nên định phí sản xuất chung được phân bổ hết cho số sản phẩm sản xuất theo công thức:
Mức định phí Tổng định phí sản xuất chung
sản xuất chung phát sinh trong tháng Tiền lương
phân bổ cho = x CNTTSX
sản phẩm i Tổng tiền lương CNTTSX sản phẩm i
sản phẩm
301.455.907
Mành 840D/1 = x 67.503.328 = 206.302.013
98.638.286
301.455.907
Mành 840D/1 = x 29.295.006 = 89.530.678
98.638.286
301.455.907
Mành 840D/1 = x 692.240 = 2.115.607
98.638.286
301.455.907
Mành 840D/1 = x 140.672 = 429.918
98.638.286
301.455.907
Mành 840D/1 = x 1.007.040 = 3.077.691
98.638.286
301.455.907
Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra nhỏ hơn mức công suất bình thường thì phần định phí sản xuất chung phải phân bổ theo mức công suất bình thường.
Mức định phí Tổng định phí sản xuất chung Tổng tiền
sản xuất chung phát sinh trong tháng lương CNTTSX
phân bổ cho mức = x sản phẩm thực
sản phẩm thực tế Tổng tiền lương CNTTSX sản tế phát sinh
phẩm theo công suất bình thường
Mức định phí sản xuất Tổng định phí Mức định phí
chung (không phân bổ) sản xuất chung sản xuất chung
tính cho lượng sản phẩm = phát sinh - phân bổ cho mức
chênh lệch trong tháng sản phẩm thực tế
Số định phí sản xuất chung không phân bổ được tính vào giá vốn hàng tiêu thụ theo định khoản:
Nợ TK 632: số định phí sản xuất chung không phân bổ
Có TK 627 (chi tiết từng xí nghiệp)
ý kiến 4: Mở sổ kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo từng khoản mục
Tại đơn vị hiện nay để lập được Bảng kê số 4, kế toán phải cân cứ vào sổ chi tiết các TK 621, 622, 627 mở cho từng xí nghiệp. Số lượng sổ chi tiết nhiều, số liệu phát sinh lớn nên việc phản ánh vào Bảng kê số 4 khó khăn và có thể gây nhiều nhầm lẫn. Do vậy, để khắc phục hạn chế này, theo em công ty nên mở các sổ “Tổng hợp chi phí sản xuất” theo từng khoản mục để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh từ các xí nghiệp và trên cơ sổ tổng hợp này lập Bảng kê số 4 sẽ đơn giản và chính xác hơn.
Công ty có thể lập được “Sổ tổng hợp chi phí sản xuất” TK 621 tháng 3/2006 như sau:
ý kiến 5: Hoàn thiện kế toán thiệt hại do ngừng sản xuất.
ở Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội, thiệt hại ngừng sản xuất chủ yếu là do các nguyên nhân khách quan, như mất điện hay máy hỏng,...
Do đó, để phản ánh đầy đủ những khoản chi phí mà công ty phải bỏ ra trong thời gian đó, kế toán phải mở thêm TK 1381 “Ngừng sản xuất ngoài kế hoạch”. Cụ thể:
- Tập hợp chi phí phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất ngoài kế hoạch:
Nợ TK 138 (1381)
Có TK liên quan (214, 152, 334, 338
- Phản ánh khoản bồi thường của người gây ra ngừng sản xuất (nếu có):
Nợ TK liên quan (1388, 334, 111,...)
Có TK 1381
- Kết chuyển thiệt hại về ngừng sản xuất ngoài kế hoạch:
Nợ TK liên quan (632, 811)
Có TK 1381
Tháng 3/2006 tại xí nghiệp vải Mành xảy ra hiện tượng chập điện. Toàn bộ hoạt động sản xuất của xí nghiệp bị ngưng trệ. Trong thời gian chờ sửa chữa lắp đặt, vẫn có một số khoản phí phát sinh nhưng kế toán vẫn chưa thực hiện hạch toán, như: Chi phí khấu hao TSCĐ 4.064.682
Lương trả cho cán bộ quản lý: 364.130
Các khoản trích theo lương : 52.381
Chi phí khác bằng tiền mặt 2.400.000
6.881.193
Những khoản thiệt hại này phải được hạch tập hợp vào TK 1381:
Nợ TK 1381 6.881.193
Có TK 214 4.064.682
Có TK 334 364.130
Có TK 338 52.381
Có TK 111 2.400.000
Sau đó thực hiện kết chuyển, theo định khoản:
Nợ TK 632 6.881.193
Có TK 1381 6.881.193
Đồng thời, công ty phải có những biện pháp đổi mới linh hoạt trong công tác tổ chức sản xuất sao cho có hiệu quả nhất.
- Trong trường hợp không có điện, đường cấp điện kém vì đã cũ. Đặc biệt vào mùa hè, nhu cầu dùng điện cả trong sản xuất lẫn sinh hoạt tăng lên đột biến, điện yếu, bị cắt thường xuyên. Vì vậy công ty cần làm việc với chi nhánh điện Thanh Trì chạy đường điện ưu tiên để nguồn điện được cung cấp cho sản xuất một cách đều đặn.
- Do nguyên liệu đầu vào không ổn định. Trong những năm gần đây (2001 - 2005) cùng với sự biến động của thị trường dầu mỏ và tình hình tài chính trên Thế giới, giá nguyên liệu nhập khẩu leo thang từng ngày trong khi giá bán sản phẩm làm ra không tăng (một số mặt hàng còn giảm xuống do cạnh tranh). Cụ thể, giá sợi N6 nhập khẩu năm 2005 so với 2001 tăng 163%, giá xơ tăng 175%, sản lượng khách hàng cung cấp hạn chế gây khó khăn cho công ty trong việc chủ động dự trữ nguyên liệu, công ty phải ngừng hoặc mua hàng cầm chừng làm gián đoạn kế hoạch sản xuất, nhiều máy móc thiết bị phải ngừng hoạt động. Do đó, công ty phải kí hợp đồng với nhà cung cấp nguyên liệu tạo nguồn đầu vào kịp thời, ổn định. Việc mua nguyên vật liệu phải tiến hành đàm phán cho từng tháng thay vì từng năm như trước đây.
- Do máy hỏng: Công ty phải nắm bắt được máy hay hỏng về cái gì: dây curoa, kim khâu,...Trường hợp mau hỏng phải mua dự trữ, một số máy phải có hợp đồng bảo trì... hoàn chỉnh kế hoạch tu sửa theo định kì, kiên quyết thực hiện đúng tiến độ; khai thác tốt thiết bị mới đầu tư, không ngừng cải tiến kĩ thuật, phát huy sáng kiến, tận dụng tối đa năng lực hiện có.
ý kiến 6: Quản lý chi phí trên hệ thống định mức chi phí
Hiện nay, Công ty Dệt vải Công nghiệp Hà Nội đang thực hiện kết chuyển chi phí sản xuất theo giá trị thực tế phát sinh. Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được kết chuyển hết vào TK 154. Vì thế, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật mà công ty xây dựng sẽ không phát huy hết tác dụng. Trên thực tế, công ty hoàn toàn có thể sử dụng định mức để có thể tính chính xác giá thành sản phẩm. Khi đó, chỉ những chi phí phát sinh nằm trong định mức mới được kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Còn chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức được phản ánh vào TK 632 “Giá vốn hàng bán” theo bút toán:
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp trên mức bình thường
Có TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp trên mức bình thường
Có TK 627:Chi phí sản xuất chung không phân bổ
ý kiến 7: Một số biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm
Trước tiên công ty cần sắp xếp lại thời gian sản xuất cho phù hợp nhằm tiết kiệm điện và sử dụng hết công suất máy móc thiết bị. Tiết kiệm điện không có nghĩa là cắt giảm thời gian sử dụng điện mà là thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng với lượng điện năng sử dụng ít nhất, có hiệu quả nhất, chi phí thấp nhất. Do đó, công ty phải bố trí ca sản xuất linh hoạt, triệt để tiết kiệm điện giờ cao điểm, tăng ca sản xuất vào giờ thấp điểm để máy móc hoạt động liên tục. Mặc dù lương trả cho công nhân làm đêm sẽ cao hơn nhưng thời gian làm việc ít hơn nên chi phí sẽ không bị tăng. Đồng thời, công ty nên xúc tiến việc lắp đặt công tơ ba giá và chuyển từ mua điện hạ thế sang mua điện cao thế. Từ đó chi phí và sản lượng tiêu thụ điện năng sẽ giảm đi đáng kể.
Công ty nên duy trì và phát triển ngành hàng may mặc theo hướng củng cố và mở rộng quy mô sản xuất ra khỏi thành phố tới các địa bàn lân cận, tận dụng được nguồn lao động phổ thông dồi dào, chi phí rẻ nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà thời điểm Việt Nam gia nhập WTO đang đến rất gần. Hạn nghạch dệt may xuất khẩu sẽ được xoá bỏ thì cơ hội phát triển ngành dệt may là rất lớn vì sản phẩm dệt may nước ta có ưu thế về chất lượng, mẫu mã đặc biệt giá rẻ nên hoàn toàn có đủ khả năng cạng tranh trên thị trường.
Tiếp tục nâng cao định mức lao động trong các khâu trực tiếp sản xuất; tổ chức xây dựng lại cấp bậc công việc, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, phân công kiêm nhiệm rõ ràng để cán bộ công nhân viên tự nhận thức vai trò, nâng cao năng lực, trình độ của mình đáp ứng nhu cầu sản xuất. Công ty cũng nên tăng cường kiểm tra giờ giấc của công nhân, chăm lo đời sống vật chất cũng như tinh thần cho công nhân giúp công nhân làm việc với năng suất cao nhất. Hàng năm cần tuyển dụng thêm nhiều lao động trẻ, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân trực tiếp sản xuất, nắm bắt kịp thời máy móc, vận hành đúng kỹ thuật sẽ tránh làm hỏng nguyên vật liệu đầu vào.
Rất mong những giải pháp em đưa ra trên đây sẽ được quý Công ty tham khảo để hoàn thiện hơn công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đồng thời góp phần làm hạ giá thành sản phẩm của công ty.
Kết luận
Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng phản ánh chất lượng sản phẩm sản xuất của doanh nghiệp. Các nhà quản lý các cấp luôn quan tâm đến thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để đưa ra các quyết định quản trị chi phí. Để có được những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành đầy đủ, chính xác đòi hỏi phải tổ chức tốt việc hạch toán chi phí sản xuất từ khâu chứng từ ban đầu và tính giá thành sản phẩm.
Để đảm bảo cho việc hạch toán đầy đủ, chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần hoàn thiện cho phù hợp với đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp và phù hợp với sự cạnh tranh gay gắt của thị trường.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu thực tế tại Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội. Với sự giúp đỡ của các cô, các chú phòng Tài chính - kế toán, em đã nhận thấy vai trò quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Do thời gian tìm hiểu hạn chế, cũng như thiếu kiến thức thực tế nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy, cô khoa kế toán và các cô, các chú phòng Tài chính - kế toán Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hớng dẫn và nhiệt tình giúp đỡ của cô giáo Trần Thu Phong và các thầy cô trong khoa kế toán, các cô chú phòng Tài chính - kế toán Công Ty Dệt Vải Công Nghiệp Hà Nội đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Mục luc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan van 1.doc