Đề tài Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10

Trong bộ máy kế toán có sự phân công công việc kế toán đối với từng nhân viên trong phòng kế toán và kế toán từng bộ phận phải có trách nhiệm hoàn thành tốt công việc được giao. Mỗi bộ phận kế toán đảm nhiệm một phần hành kế toán khác nhau nhưng các bộ phận kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và quan hệ đó là quan hệ cung cấp số liệu. Mỗi bộ phận kế toán có một nhiệm vụ khác nhau nhưng số liệu kế toán lại liên quan với nhau do đó các bộ phận kế toán có nhiệm vụ chuyển số liệu cho bộ phận liên quan khác để mọi bộ phận kế toán đều hoàn thành nhiệm vụ. Kế toán trưởng và kế toán tổng hợp có nhiệm vụ giám sát, đôn đốc, kiểm tra công việc của từng bộ phận kế toán và kế toán mỗi bộ phận có nhiệm vụ chuyển số liệu kế toán của mình cho kế toán tổng hợp và kế toán trưởng để lập báo cáo kế toán.

doc69 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 935 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ói chiếc 10.000 4.500 45.000.000 5.000 15.000.000 12.000 48.000.000 3.000 4.000 12.000.000 Đinh ghim chiếc 200.000 10 2.000.000 50.000 500.000 240.000 2.400.000 10.000 10 100.000 . . . . . . . . . . . . Cộng 485.780.000 540.670.000 750.300.000 276.150 Người lập Cụ thể theo số liệu trên bảng nhập - xuất tồn tháng 12/2007, kế toán tính ra giá trị thực tế vải Kaneta xuất do gia công sản phẩm tháng 12/2007 như sau: Đơn giá các Kaneta xuất dùng = 450đ. Giá trị NVL thực tế xuất dùng = 20.880 x 450 = 9.346.000đ. Hàng tháng căn cứ vào bảng kê phiếu xuất kho theo đối tượng sử dụng vật tư, kế toán lập bảng theo dõi chi tiết vật tư và bảng phân bổ NVL-CCDC. Biểu số: 2.4 Bảng phân bố NVL, CCDC Tháng 12/2007 TT Ghi có TK Ghi nợ TK TK152 TK153 Tổng cộng 1521 1522 1526 1 TK621 - TK6211 10.836.000 68.400.000 48.000.000 38.750.800 166.076.800 - TK6212 14.780.800 80.400.200 52.000.000 42.850.600 190.031.600 - TK6218 2 TK 627 3 TK 641 4 TK 642 Tổng cộng 155.780.800 470.000.200 350.000.700 278.900.000 1.254.681.700 Người lập Căn cứ vào phiếu xuất kho, bảng phân bố NVL-CCDC kế toán lập bảng kê chi tiết (Bảng kê số 4). Tháng 12/2007 Công ty ký hợp đồng gia công 100.000 áo sơ mi cho Nhật Bản với NVL chính là vải Kaneta, Mex đều do khách hàng đem đến, giá trị để hạch toán là phần chi phí vận chuyển, xếp dỡ NVL được Công ty thực hiện còn NVL phụ, bao bì đóng gói công tác tự tìm nhà cung cấp cho NVL đủ cho sản xuất sản phẩm. Khi xí nghiệp may 1 nhận hợp đồng giao khoán của Công ty sẽ tiến hành sản xuất, kế toán sẽ tập hợp các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất ở xí nghiệp may 1, sau đó ghi sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để theo dõi và tính toán giá thành sản phẩm. Biểu số: 2.5 Công ty CP May 10 Xí nghiệp may số 1 Bảng kê số 4 Hợp đồng số 241 Gia công áo sơ mi xuất khẩu sang Nhật Bản Tháng 12/2007 Mẫu số: 504b4-DN Ban hành theo Quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính TT Ghi nợ TK621 ghi có các TK Tổng TK1521 TK1522 TK1526 TK153 1 10.836.000 68.400.000 48.000 38.750.800 166.076.800 Tổng 10.836.000 68.400.000 48.000 38.750.800 166.076.800 Người lập Kế toán tiến hành định khoán: Nợ TK621 : 166.076.800 (Chi tiết Nợ TK6211 - Chi phí NVLTT tại xí nghiệp may số 1). Có TK152 : 127.236.000. (Chi tiết: Có TK1521 : 10.836.000) Có TK1522: 68.400.000 Có TK1526 : 48.000.000 Có TK 153: 38.750.800 Căn cứ nhật ký chứng từ chứng từ kế toán tiến hành lập sổ cái TK621 như sau: Biểu số: 2.6 Công ty CP May 10 Sổ cái Năm 2007 Tài khoản 621-Chí phí NVTT Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Ghi có TK đối ứng và ghi nợ TK này Tháng 1 . Tháng 12 Cộng - Tài khoản 152 752.846.252 . 975.781.700 8.752.645.480 - Tài khoản 153 112.670.427 . 278.900.00 1.180.276.770 Phát sinh Nợ 865.516.679 . 1.254.681.700 9.932.922.350 Có 865.516.679 . 1.254.681.700 9.932.922.350 Dư cuối tháng Nợ 0 0 0 0 Có 0 0 0 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Giám đốc (Đã ký) Cuối tháng kế toán ghi bút toán kết Nợ TK1541: 166.076.800 Có TK 621 : 166.076.800 2.1.2 - Kế toán chi phí NCTT: Chi phí NCTT bao gồm tiền lương, phụ cấp tiền lương, tiền ăn ca phải trả lao động trực tiếp và các khoản trích chi quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ phải trả cho lao động trực tiếp cho tỷ lệ 19%. Tại Công ty CP may 10, chi phí NCTT gồm các khoản tiền lương, phụ cấp lương, tiền ăn ca và các khoản trích theo lương trên tổng số lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất. 2.1.2.1 - Chứng từ và tài khoản sử dụng: Các chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán CPNCTT bao gồm: Bảng chấm công phiếu giao nhận sản phẩm hoàn thành, phiếu báo làm thêm giờ, biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm, công việc hoàn thành, bảng tính lương theo giá, bảng thanh toán tiền lương và các khoản trích cho lương. Tài khoản kế toán sử dụng trong kế toán CPNCTT gồm có: - TK 622 - Chi phí NCTT được chi kết thành 8 tài khoản cấp 2 sau: TK 6221 - Chi phí NCTT xí nghiệp may số 1. . TK6225 - Chi phí NCTT xí nghiệp trong số 5. TK6226 - Chi phí NCTT xí nghiệp may Hưng Hà. TK 6227 - Chi phí NCTT xí nghiệp may Hưng Hà. TK 6228 - Chi phí NCTT xí nghiệp may Vị Hoàng. - Tài khoản 334 - Phải trả người lao động. - Tài khoản 338 - Phải trả phải nộp khác được cchi tiết thành. TK 3382 - KPCĐ. TK 3383 - BHXH. TK 3384 - BHYT. - Các tài khoản liên quan khác như: TK 335, TK111, TK 141, TK 142. 2.1.2.2 - Kế toán Chi phí nhân công trực tiếp: Công ty Cổ phần May 10 áp dụng hình thức trả lương công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là trả lương theo sản phẩm tập thể. Hình thức trả lương này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần làm việc của công nhân, tăng động lực trong lao động và đẩy mạnh sản xuất từ đó tăng NSLĐ. Theo hình thức này, mỗi loại sản phẩm sẽ được quy định 1 đơn giá nhất định gọi là đơn giá lương sản phẩm. Đơn giá lương cho sản phẩm được chia ra đơn giá lương cho từng khâu công việc. Tùy thuộc vào nhu cầu sản xuất đối với từng hợp đồng mà Công ty, có sự phân công lao động và bố trí lao động hợp lý. Số lao động này được chia thành các phân xưởng sản xuất và cho quản đốc phân xưởng phụ trách. Biểu số 2.7: Đơn giá tiền lương cho từng phần việc sản phẩm: Đơn vị tính: Đồng Công việc Sản phẩm ĐVT Đơn giá Tổng cộng Cắt May Là, gấp và đóng gói Áo sơ mi XK Chiếc 1.200 5.000 1.800 8.000 Quần âu XK Chiếc 1.500 5.800 1.800 9.100 Áo Jacket Chiếc 2.00 11.700 1.700 15.400 Quần áo dệt kim Bộ 2.800 13.500 1.200 18.100 Quần áo trẻ em Bộ 2.700 12.500 1.600 16.800 Để giảm nhẹ và dễ dàng hơn trong việc tập hợp CP NCTT tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tính giá thành sản phẩm, chi phí NCTT được tập hợp chi tiết cho từng phân xưởng, từng xí nghiệp. Các tổ trưởng sản xuất chịu trách nhiệm chấm công lao động cho từng công nhân trong tổ thông qua chứng từ Bảng chấm công. Cuối tháng Bảng chấm công sẽ được tập hợp cho kế toán từng xí nghiệp và kế toán bộ phận sẽ căn cứ vào kết quả lao động, phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương theo sản phẩm của từng loại sản phẩm để tính ra tiền lương của công nhân sản xuất từng phân xưởng. Đồng thời kế toán lập bảng thanh toán tiền lương, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Cụ thể công tác tính lương công nhân trực tiếp sản xuất được thực hiện như sau: Căn cứ bảng kết quả lao động của một tổ thuộc phân xưởng cắt, xí nghiệp may 1, kế toán tính tổng qũy lương cho phân xưởng đó, xí nghiệp đó và từ đó tính ra tổng quỹ lương toàn Công ty. Tổng quỹ lương của 1 tỷ = å số người hoàn thành x Đơn giá tiền lương sản phẩm đó. Căn cứ vào Bảng chấm công, kế toán tính ra tổng số công của 1 tổ, dựa trên tổng quỹ lương của tổ đó và tổng số công của tổ tính được. Đơn giá tiền lương của 1 công lao động = Tổng quỹ lương 1 tổ Tổng số công của 1 tổ Mức lương theo sản phẩm mỗi tháng của 1 người = Đơn giá tiền lương của 1 công lao động x Số công lao động thực tế của 1 người Theo số liệu về tình hình thực hiện thanh toán tiền lương sản phẩm ở phân xưởng cắt, xí nghiệp may số 1. Ta lập bảng tính lương theo sản phẩm phân xưởng cắt tháng 12/2007 như sau. Số sản phẩm hoàn thành tháng 12 năm 2007 của XN may 1 là: 12.000 áo sơ mi. Đơn giá tiền lương 1 áo sơ mi là: 8.000đ. Tổng quỹ lương cho sản xuất sản phẩm của XN may 1 tháng 12/2007 = 12.000 x 8.000 = 96.000.000đ Tổng quỹ lương cho PX cắt = Đơn giá tiền lương cho công việc cắt x Tổng quỹ lương 1 tháng của XN Đơn giá tiền lương cho SP hoàn thành Vậy Tổng quỹ lương tháng 12/2007 của phân xưởng cắt XN may 1 = 1 = 1.200 x 96.000.000đ = 14.400.000đ 8.000 Tổng số công thực tế PX cắt xí nghiệp may 1 theo bảng chấm công là: 320 công. Đơn giá tiền lương cho 1 công lao động PX cắt tháng 12/2007 = 14.400.000 = 45.000đ 320 Bảng chấm công tại xí nghiệp may 1 như sau: Biểu số: 2.8 Xí nghiệp may số 1 Phân xưởng: Cắt Bảng chấm công Tháng 12/2007 Mẫu số: 01-LĐTL Ban hành theo Quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính TT Họ và tên Chức vụ Ngày trong tháng Tổng 1 2 3 31 1 Nguyễn Anh Tuấn Quản Đốc x x x x 22 2 Đoàn Anh Dũng Phó quản đốc x x x 22 3 Trần Thị Hằng CN x x x x 31 4 Nguyễn Ngọc Đại CN x x x x 30 . . .. .. .. .. .. .. .. 15 Nguyễn Huyền Trang CN x x x x 25 Tổng 320 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt Tháng 12/2007 chị Trần Thị Hằng thuộc phân xưởng cắt may XN may số 1 làm với số ngày công trên bảng chấm công là 31 ngày. Khi đó lương thángcủa chị Hằng được tính như sau: Lương phải trả cho chị Hằng tháng 12/2007 = 39 x 45.000 = 1.395.000đ. Từ bảng tính lương sản phẩm ở từng phân xưởng, từng xí nghiệp kế toán lập bảng phân bố tiền lương và BHXH toàn Công ty như biểu số 2.11. Biểu số: 2.9 Công ty CP May 10 Xí nghiệp may số 1 Phân xưởng: Cắt Bảng thanh toán tiền lương Tháng 12/2007 Mẫu số: 01-LĐTL Ban hành theo Quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính TT Họ và tên Lương CB Lương sản phẩm Tổng số lượng SP Các khoản khấu trừ Tổng số còn được lĩnh Số công Đơn giá tiền lương 1 công 1 Nguyễn Anh Tuấn 1.152.000 22 45.000 990.000 69.120 920.880 2 Đoàn Anh Dũng 1.152.000 22 45.000 990.000 69.120 920.880 3 Trần Thị Hằng 1.039.500 31 45.000 1.395.000 62.370 1.332.630 4 Nguyễn Ngọc Đại 1.019.500 30 45.000 1.350.000 62.370 1.332.630 . . .. .. .. .. .. .. 15 Nguyễn Huyền Trang 792.000 25 45.000 1.125.000 47.520 1.077.480 Tổng số 13.200.700 320 14.400.000 792.042 13.607.958 Ngày 02 tháng 1 năm 2008 Người lập biểu (Đã ký) Dựa trên các chứng từ về tiền lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH kế toán ghi các bút toán sau: 1. Nợ TK 62211: 14.400.000 Có TK334: 14.400.000 2. Nợ TK 62211: 2.532.149 Nợ TK33411: 792.042. Có TK338: 3.327.161 Chi tiết: TK 3382: 288.000 TK 3383: 2.640.140 TK3384 396.021 Cuối tháng kế toán thực hiện bút toán kết chuyển. Nợ TK TK 1541: 16.932.119. Có TK 6221: 16.932.119. Vào cuối tháng kế toán căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương và BHXH toàn Công ty, bảng kê số 4 để lập sổ cái TK 622. Biểu số: 2.10 Công ty CP May 10 Xí nghiệp may số 1 Bảng kê số 4 Tháng 12/2007 Mẫu số: 01-LĐTL Ban hành theo Quyết định số: 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ tài chính TT Ghi nợ TK 6221 ghi có các TK Tổng TK 334 TK338 1 14.400.000 2.532.119 16.932.119 Tổng 14.000.000 2.532.119 16.932.119 Ngày 2 tháng 1 năm 2008 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Biểu số: 2.11 Công ty CP May 10 Xí nghiệp may số 1 Bảng phân bổ tiền lương và BHXH Tháng 12/2007 Đơn vị tính: Đồng TT Ghi có Tk Ghi nợ TK TK334 TK338 Tổng số Lương phải trả Các khoản phí trả khác KCCĐ (3382) BHXH (3383) BHYT (3384) Tổng TK 338 1 TK 6221 90.750.800 0 1.815.016 10.875.120 1.450.016 14.140.152 104.890.952 - TK 62211 14.400.000 0 288.000 1.980.105 264.104 2.532.119 14.653.119 - TK62212 . . . . . . . - TK62213 . . . . . . . 2 TK 6271 3 TK 3341 3.625.040 725.008 4.350.048 4.350.048 - TK 33411 660.035 132.007 792.042 792.042 - TK 33412 . . . . - TK 33413 . . . . Tổng cộng Ngày 02 tháng 01 năm 2008 Người lập Kế toán trưởng Biểu số: 2.12 Công ty CP May 10 Sổ cái Năm 2007 TK 622 - Chi phí NCTT Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Ghi có TK đối ứng Ghi nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ..... Tháng 12 Tổng cộng - TK 334 780.162.726 ......... ......... 890.750.800 10.850.980.780 - TK 338 142.820.798 ......... ......... 151.427.636 1.752.682.152 Phát sinh Nợ 922.983.524 ......... ......... 1.042.178.436 12.603.662.932 Có 922.983.524 ......... ......... 1.042.178.436 12.603.662.932 Dư cuối tháng Nợ 0 ......... ......... 0 0 Có 0 ......... ......... 0 0 Ngày 02 tháng 01 năm 2008 Người lập biểu Kế toán trưởng 2.1.3 - Kế toán chi phí sản xuất chung tại Công ty CP may 10: Chi phí SX chung là các chi phí SX phát sinh ở phạm vi phân xưởng mà chưa được phản ánh vào 2 khoản mục chi phí trên. Tại Công ty Cổ phần May 10, chi phí SX chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng gồm tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Chi phí KH TSCĐ dùng cho sản xuất. - Chi phí khác bằng tiền. 2.1.3.1 - Chứng từ và tài khoản sử dụng: Các chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán CPSXC gồm: Bảng phân bổ NVL, CCDC dùng cho quản lý phân xưởng, bảng tính và phân bổ KHTSCĐ, bảng tính và phân bổ tiền lương... Các TK sử dụng trong kế toán CPSXC tại Công ty CP may 10 gồm: - TK 627: "Chi phí SXC" chi tiết thành 8 TK cấp 2 sau: TK 6271: Chi phí SXC xí nghiệp may 1. TK 6272: Chi phí SXC xí nghiệp may 2. ..... TK 6275: Chi phí SXC xí nghiệp may 5. TK 6276: Chi phí SXC xí nghiệp may Hưng Hà. TK 6277: Chi phí SXC xí nghiệp may Đông Hưng. TK 6278: Chi phí SXC xí nghiệp may Vị Hoàng. Trong các TK cấp 2 đó có các tài khoản cấp 3 sau: TK 62711: Chi phí nhân viên phân xưởng xí nghiệp may 1. TK 62714: Chi phí KHTSCĐ quỹ cho SX tại XN may 1. TK 62717: Chi phí dịch vụ mua ngoài tại XN may 1. TK 62718: Chi phí khác bằng tiền tại XN may 1. Các TK liên quan khác như: TK 334; TK 214; TK 211, TK331, TK112... 2.1.3.2 - Kế toán CPSXC tại Công ty may 10: Kế toán CPSXC tại Công ty kế toán tập hợp và theo dõi từng khoản mục chi phí SXC nói trên. Tuy nhiên kế toán CPSXC tại Công ty được thực hiện chưa tốt thể hiện qua việc tập hợp các khoản mục chi phí thuộc CPSXC chưa nhất quán do đó cần phải hoàn thiện công tác kế toán này. Cụ thể: Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng được tập hợp theo dõi chi tiết đối với từng xí nghiệp nhưng chi phí KHTSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác lại được tập hợp theo dõi chung toàn Công ty sau đó cuối tháng kế toán mới phân bổ cho từng xí nghiệp theo tiêu thức phân bổ theo CPNVLTT. a. Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Chi phí này bao gồm: Tiền lương phải trả, các khoản phụ cấp và cac skhoản trích theo lương của các nhân viên phân xưởng. Dựa vào bảng chấm công được theo dõi hàng tháng tính ra lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng. Các khoản trích theo lương dc trích theo tỷ lệ quy định: 15% cho BHXH, 2% cho BHYT và 2% cho KPCĐ. Qũy lương được tính cho nhân viên quản lý PX theo quỹ lương cơ bản quy định của nhà nước với mức lương tối thiểu là: 450.000đ/người/tháng. Ví dụ: Với hợp đồng gia công 100.000 áo sơ mi xuất khẩu sang Nhật Bản. Số tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng tháng 12 năm 2007 ở xưởng cắt xí nghiệp may số 1 là: 28.250.750 đồng. Các khoản trích theo lương là: 4.367.642,5 đồng. Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng kê chi tiết tiền lương kế toán lập bảng kê về tiền lương cho nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất như sau: Biểu số: 2.13 Công ty CP May 10 Mẫu số: SO464-DN Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của BTC Bảng kê số 4 Tháng 12/2007 Hợp đồng số: 241 TT TK ghi có TK ghi nợ TK 334 TK338 Tổng A B 1 2 3 TK 6271 28.250.750 4367642,5 32618392,5 Tổng 28.250.750 4367642,5 32618392,5 Ngày 02 tháng 01 năm 2008 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) Cuối tháng kế toán kết chuyển chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Nợ TK 1541 32.618.392,5 Có: TK 62711 32.618.392,5 Căn cứ vào các chứng từ và sổ kế toán chi tiết TK6271 kế toán lập sổ cái TK6271 toàn Công ty như sau: Biểu số: 2.14 Công ty CP May 10 Mẫu số: SO464-DN Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của BTC Sổ cái Năm 2007 TK 6271 chi phí nhân viên quản lý phân xưởng Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Ghi có TK đối ứng Ghi nợ TK này Tháng 1 Tháng 2 ..... Tháng 12 Tổng cộng - TK 334 258.780.850 ......... ......... 267352700 3.280.750.000 - TK 338 49168361,5 ......... ......... 50797013 623.342.500 Phát sinh Nợ 307949211,5 ......... ......... 318149713 3.904.092.500 Có 307949261,5 ......... ......... 318149713 3.904.092.500 Dư cuối tháng Nợ 0 0 ......... 0 0 Có 0 0 ......... 0 0 Ngày 02 tháng 01 năm 2008 Người ghi sổ (Đã ký) Kế toán trưởng (Đã ký) b. Chi phí KHTSCĐ: TSCĐ của Công ty bao gồm nhà xưởng, máy móc thiết bị dùng cho SX: Phương pháp tính KH TSCĐ mà Công ty áp dụng là phương pháp đường thẳng. Theo đó mức KH dc tính như sau: Mức KH TSCĐ năm = Nguyên giá TSCĐ Thời gian sử dụng Mức KH TSCĐ tháng = Mức khấu hao năm 12 Kế toán chi phí KHTSCĐ được theo dõi chi tiết cho từng loại máy móc, nhà xưởng và được tập hợp cho toàn Công ty. Kế toán căn cứ vào đặc điểm của từng loại mya móc, thiết bị đã tính ra mức KH cho loại máy móc thiết bị đó. Tại Công ty CP May 10 các TSCĐ HH được chi thành 2 nhóm chính là: Nhóm I: Nhà xưởng vật kiến trúc có tỷ lệ KH 5%/năm. Nhóm II: Máy móc thiết bị SX có tỷ lệ KH 10%/năm. Các loại máy móc, thiết bị được phân loại và theo dõi chi tiết theo từng phân xưởng sử dụng loại máy móc thiết bị đó. Hàng tháng kế toán TSCĐ tính ra mức KH TSCĐ phải trích trong tháng dựa vào bảng tính khấu hao cả năm cho nên cách tính khấu hao này chưa thực sự chính xác và chưa đúng theo quy định của chế độ kế toán vì mức KH TSCĐ tháng là mức KH bình quân tính cho mỗi tháng không tính đến số KH tăng, số KH giảm trong năm. Năm 2007, kế toán lập bảng tính khấu hao TSCĐ như sau: Biểu số 2.15 Công ty CP may 10 Bảng tính khấu hao TSCĐ Năm 2007 TT Tên TSCĐ Nước SX Năm đưa vào sử dụng Tỷ lệ KH Nguyên giá KH năm 2007 I Nhà xưởng 5% 8.575.800.000 428.790.000 II Máy móc thiết bị A Xí nghiệp may 1 1 Phân xưởng cắt Máy cắt đa năng Nhật 2005 10% 975.875.000 97.587.500 Máy cắt đơn Hàn quốc 2000 10% 245.780.000 24.578.000 2 Phân xưởng may Dây truyền 1 Hàn quốc 2002 10% 450.780.000 45.778.000 ........ ........ ........ ........ ........ ........ B Xí nghiệp số 2 ....... ........ II Xí nghiệp Vị Hoàng 1 Phân xưởng cắt Máy cắt đa năng Nhật 2006 10% 1.250.750.000 125.750.000 2 Phân xưởng may - Dây truyền may 1 Nhật 2006 10% 450.000.000 45.000.000 - Dây truyền may 2 Đức 2006 10% 670.850.000 67.085.000 3 Phân xưởng là, gấp - Dây truyền là hấp sản phẩm Nhật 2006 10% 250.800.000 25.080.000 Cộng I + II Người lập Kế toán trưởng Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ trong năm, kế toán lấy tổng mức KH năm chia cho 12 để tính ra mức KH tháng cho toàn Công ty. Khấu hao BCĐ năm 2007: 2.646.295.000đ. Mức KH TSCĐ tháng = 2.646.295.000 = 220.524.583,3 12 Theo số liệu tháng 12 năm 2007 Mức KH TSCĐ tháng 12: 220.524.583,3 đồng. Chi phí NVLTT toàn Công ty: 1.254.681.700đ. Chi phí NVL TT xí nghiệp 1: 127.236.000đ. Khấu hao TSCĐ tháng 12 tại XN may số 1 = 127.236.000 x 220.524.583,3 = 22.363.174,6đ 1.254.681.700 Cuối tháng khi số liệu được tập hợp kế toán thực hiện bút toán kết chuyển chi phí KHTSCĐ để tính giá thành sản phẩm theo định khoản: Nợ TK 62714: 22.363.174,6 Có TK 214: 22.363.174,6 Từ đó lập sổ cái TK 62714: Chi phí khấu hao TSCĐ cho xí nghiệp may số 1. Biểu số: 2.16 Công ty CP May 10 Mẫu số: SO464-DN Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của BTC Sổ cái Năm 2007 TK 62714: Khấu hao TSCĐ tại xí nghiệp may I Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Ghi có TK đối ứng Ghi nợ TK này Tháng 1 ..... Tháng 12 Tổng cộng - TK 214 20.152.612 ......... 22.363.174,6 210.576.274,5 Phát sinh Nợ 20.152.612 ......... 22.363.174,6 210.576.274,5 Có 20.152.612 ......... 22.363.174,6 210.576.274,5 Số dư cuối tháng Nợ 0 ......... 0 0 Có 0 ......... 0 0 c. Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài: Chi phí dịch vụ mua ngoài gồm các khoản chi về tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại và thuê máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất sản phẩm chi phí này dựa vào các chứng từ sau: - Hoá đơn GTGT thu tiền nước. - Hoá đơn GTGT thu tiền điện. - Hoá đơn GTGT thu tiền điện thoại. - Hoá đơn GTGT về thuê máy móc thiết bị SX. - Chi phí dịch vụ mua ngoài được tập trung cho toàn Công ty sau đó cuối tháng kế toán tiến hành phân bố chi phí dịch vụ ngoài cho từng xí nghiệp theo chi phí NVLTT. Chi phí dịch vụ mua ngoài XN may số 1 = Chi phí NVLTT xí nghiệp số 1 x Chi phí dịch vụ mua ngoài toàn Công ty Chi phí NVL TT toàn công ty Tháng 12 năm 2007 Chi phí dịch vụ mua ngoài được tập hợp cho toàn Công ty là: 2.280.750.800đ. Chi phí dịch vụ mua ngoài phân bổ cho XN 1 tháng 12 = 127.236.000 x 2.280.750.800 = 231.288.628đ 1.254.681.700 Trên cơ sở chứng từ tập hợp được kế toán lập bảng kê chi tiết chi phí dịch vụ mua ngoài như sau: Biểu số: 2.17: Công ty CP May 10 Xí nghiệp may số 1 Bảng kê chi tiết Khoản mục CP dịch vụ mua ngoài Tháng 12/2007 Chỉ tiêu Ghi nợ TK 62717 Ghi có TK 331 TK133 Tổng TK331 Tổng Chi phí dịch vụ mua ngoài 231.288.628 231.288.628 231.288.628 231.288.628 Ngày 02 tháng 01 năm 2008 Người lập (Đã ký) Sau đó kế toán tiến hành định khoản 1. Nợ TK 133: 231.288.628 Có TK 331: 231.288.628. d. Chi phí khác bằng tiền: Chi phí khác bằng tiền tại Công ty gồm chi phí tiếp khách, giao dịch, chi phí thuê SCL TSCĐ...để hạch toán chi phí khác bằng tiền sử dụng các chứng từ là hoá đơn thuế GTGT phản ánh các khoản chi bằng tiền cho các dịch vụ đi kèm theo phiếu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng thanh toán các khoản chi phí nói trên. Chi phí khác bằng tiền được tập trung cho toàn Công ty sau đó kế toán phân bổ khoản chi phí này cho từng xí nghiệp theo chi phí NVLTT. Chi phí khác bằng tiền 1 tháng ở XN = Chi phí NVL TT từng XN x Chi phí khác bằng tiền toàn Công ty Chi phí NVLTT toàn Công ty Cụ thể tháng 12 năm 2007 chi phí khác bằng tiền toàn Công ty được tập hợp là: 858.750.800đ. Chi phí khác bằng tiền được phân bổ tháng 12 cho XN số1 = 127.236.000 x 850.750.800 = 86.273.777đ 1.254.681.700 Khi tập hợp chứng từ và sổ phân bổ chi phí khác bằng tiền, kế toán lập bảng kê chi tiết chi phí khác bằng tiền như sau: Biểu số: 2.18 Công ty CP May 10 Xí nghiệp may số 1 Bảng kê chi tiết Khoản mục: Chi phí khác bằng tiền Tháng 12/2007 Chỉ tiêu Ghi nợ TK 62717 Ghi có TK 331 TK62717 Tổng TK331 Tổng Chi phí khác bằng tiền 86.273.777 86.273.777 86.273.777 86.273.777 Ngày 02 tháng 01 năm 2008 Người lập (Đã ký) Sau khi đã có bảng kê chi tiết các khoản mục chi phí sản xuất chung thì kế toán tổng hợp các khoản mục hàng vào bảng kê số 4 (Tổng hợp CPSXC) CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 XÍ NGHIỆP MAY SỐ 1 BẢNG TỔNG HỢP CPSXC Tháng 12/2007 Số TT Loại chi phí Tiền 1 Chi phía nhân viên quản lý PX 32618392,5 2 Chi phí KHTSCĐ 22363174,6 3 Chi phí DY mua ngoài 231288628 4 Chi phí bày tiền khác 86273777 Tổng 372543972,1 Sau khi tổng hợp CPSXC kế toán kết chuyển CPSXC may TK 154 để tính giá thành: Nợ TK 1541 372543972,1 Có TK 6271 372543972,1 Tiến hành lập sổ cái TK 627 Biểu số 2.19 CÔNG TY CP MAY 10 SỔ CÁI Năm 2007 TK 627: Chi phí SXC Số dư đầu năm Nợ Có 0 0 Ghi có TK đối ứng Ghi nợ TK này Tháng 01 Tháng 12 Tổng cộng - TK 334 267352700 - TK338 50797013 - TK 214 220524583 - TK 331 2280750800 - TK 111, 112 850750000 Cộng 3670135896 2.1.4 Kế toán tập hợp CPSX: Sau khi tập hợp các khoản mục CPSX vào cuối tháng kế toán kết chuyển, chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC về TK 154 chi tiết cho từng xí nghiệp để tổng hợp CPSX phát sinh trong tháng và tích giá thành sản phẩm hoàn thành. Kế toán sử dụng TK 154 "Chi phí SCKD DD" để tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ được chi tiết thành: TK 1541 chi phí SCKD DD xí nghiệp may số 1 TK 1545 chi phí SCKD DD xí nghiệp may số 5 TK 1546 chi phí SCKD DD xí nghiệp may số Hưng Hà TK 1547 chi phí SCKD DD xí nghiệp may số Đông Hưng TK 1548 chi phí SCKD DD xí nghiệp may số Vị Hoàng TK 154 có đặc điểm là không chỉ phản ảnh CPSXKD phát sinh trong kỳ mà còn phản ảnh giá trị sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang kỳ này và giá trị sản phẩm dở dang kỳ này chuyển sang kỳ sau. Tổng phát sinh có của TK154 là tổng giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ. Sau khi tập hợp các chứng từ kế toán lập các bảng phân bổ lập bảng kê số 4 cho toàn công ty, rồi lập Nhật ký - Chứng từ số 7 . Các bút toán kết chuyển như sau: Nợ TK 1541: 555.552.891 Có TK 6211: 166.076.800 Có TK 624: 16.932.119 Có TK 6271: 372 543 972 CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 NHẬT KÝ - CHỨNG TỪ SỐ 7 PHẦN I: TẬP HỢP CPSXKD TOÀN CÔNG TY Tháng 12/2007 TT Các TK ghi có Các TK ghi nợ TK 152 TK 153 TK 334 TK 338 TK 214 TK331 Các TK phản ánh ở NKCT khác Tổng cổng CP NKCT số 1 NKCT số 10 1 TK 621 975.781.700 278.900.000 1.254.681.700 2 TK 622 890.750.800 151.427.636 1.042.178.436 3 TK 627 267.352.700 50.797.013 220.524.583 2.280.750.800 850.750.800 3.670.175.896 4 TK 641 2.512.700 3.267.500 152.750.000 30.750.250 40.750.000 5.780.000 5.820.600 241.091.050 5 TK 642 5.927.000 1.763.800 120.780.000 24.500.600 50.420.000 7.800.700 5.820.700 218.012.800 Cộng 984.221.400 283.931.300 1.431.633.500 257.475.499 211.694.583 2.294.331.500 863.392.100 6.426.139.882 2.2 Đánh giá sản phẩm làm dở và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần May 10. 2.2.1. Đánh giá sản phẩm làm dở. Đánh giá sản phẩm làm dở là việc xác định CPSX còn nằm trong sản phẩm chưa hoàn thành vào cuối kỳ. Tại công ty cổ phần may 10 định kỳ 1 tháng kế toán đánh giá sản phẩm làm dở 1 lần cho từng loại sản phẩm sản xuất trong tháng. Do đối tượng tập hợp CPSX là từng xí nghiệp, nhưng đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành nên việc đánh giá sản phẩm làm dở theo sản phẩm sản xuất sản phẩm dở dang của xí nghiệp may 1 là sản phẩm chưa hoàn thành trong tháng. Công ty đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí NVL trực tiếp, thực tế được xét như sau: - Cuối tháng kế toán tiến hành kiểm kê để xác định số lượng sản phẩm dở cuối tháng. - Căn cứ vào định mức tiêu hao NVL cho từng đơn vị song như sau: Định mức chi phí NVLTT cho 1 đơn vị sản phẩm = Định mức số lượng loại vật liệu x Đơn giá bình quân vật liệu đó cho 1 sản phẩm - Tính giá trị SPDD như sau: Giá trị SPDD = Định mức CPNVLTT cho 1 đơn vị sản phẩm x Số lượng sản phẩm dở dang trong kỳ Khi đó kế toán tính được giá trị SPDD cho từng loại sản phẩm trong kỳ để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm cho từng loại sản phẩm sản xuất trong kỳ. Tổng hợp giá trị SPDD cuối kỳ của từng loại sản phẩm kế toán tính ra tổng giá trị SPDD cuối kỳ Tổng giá trị SPDD cuối kỳ = Tổng giá trị SPDD từng loại sản phẩm VD: Theo số liệu kiểm kê tháng 12/2007 xí nghiệp may số 1 gia công áo sơ mi xuất khẩu sang Nhật Bản, số lượng sản phẩm được giao sản xuất tháng 12/2007 là 12.000 chiếc. Số lượng sản phẩm đưa vào sản xuất: 12000 chiếc. Tính đến 21/12 số SP nhập kho: 10.000 chiếc. Số lượng áo sơ mi DD cuối kỳ: 2000 chiếc Số lượng ao sơ mi DD đầu kỳ: 0. Theo định mức tiêu hao NVL cho 1 áo sơ mi là: - Vải: 1,74 m x 450đ/m = 783đ - Mex: 0,8m x 450đ/m = 120đ - Cúc: 10 chiếc x 500đ/c = 5.000đ - Tem, mác 1 chiếc x 500đ/c = 500đ - Bao bì 1 chiếc x 4000đ/c = 4.000đ - Ghim cài 20 chiếc x 10đ = 200đ Tổng cộng : 10.603đ Vậy định mức CPNVLTT cho 1 áo sơ mi là: 10.603đ/chiếc. Giá trị SPDD cuối kỳ của sản phẩm áo sơ mi là: 2000 x 10.603 = 21.206.000đ 2.2.2. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty CP may 10 2.2.2.1. Đối tượng, phương pháp và kỳ tính giá thành. + Tại công ty CP may 10 đối tượng tính giá thành là các sản phẩm may mặc. + Phương pháp tính giá thành: Do sản phẩm của công ty có tính đơn chiếc nên công ty áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn để tiện tính toán. Tổng giá thành sản phẩm sản xuất trong kỳ = Giá trị SPDD định kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị SPDD cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá trị thành sản phẩm sản xuất trong kỳ Tổng sản phẩm sản xuất hoàn thành trong kỳ Kỳ tính giá thành: Kỳ tích giá thành tại công ty CP may 10 là 1 tháng 2.2.2. Trình tự kế toán tính ZSP tại công ty cổ phần may 10. Công ty cổ phần may 10 thực hiện tính giá thành sản phẩm như sau: - Kết chuyển giá trị SPDD đầu tháng. - Kế toán tập các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh trong tháng. - Xác định giá trị SPDD cuối tháng. Các số liệu kế toán căn cứ tính ra tổng giá thành sản phẩm hoàn thành kỳ được phản ảnh ở sổ cái TK 154 - chi phí sản xuất kinh doanh DD. Được tính tổng giá trị sản phẩm tháng 12/2007 ở xí nghiệp may số 1 kế toán làm như sau: - Giá trị: SPDD đầu tháng: 0 - Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng : 555 552 891đ. Trong đó: CPNVLTT : 166.076.800đ CPNLTT : 16.932.119đ CPSXC : 372.543.972đ - Giá trị SPDD cuối tháng : 21.206.000đ - Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong tháng: 534.346.891đ Căn cứ vào số lượng sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho trong tháng kế toán lập bảng tính giá thành như sau: Biểu số 2.20 CÔNG TY CP MAY 10 XÍ NGHIỆP MAY SỐ 1 BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH Sản phẩm: Áo sơ mi gia công SK sang Nhật Bản Tháng 12/2007 Số lượng: 1.0000 chiếc Đơn vị tính: Đồng Khoản mục CP Giá trị SPDD đầu kỳ Chi phí SX phát sinh trong kỳ Giá trị SPDD cuối kỳ Tổng giá thành sản phẩm Giá thành đơn vị 1. Chi phí NVLTT 0 166.076.800 21.206.000 144.870.800 14.487,08 2. Chi phí NCTT 0 16.932.119 - 16.932.119 1693,21 3. CP SXC 0 372.543.972 - 37.254.972 37254,41 Tổng 0 555.555.891 21.206.891 534.346.891 53434,7 Chương 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 3.1. Đánh giá khái quát thực trạng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần May 10: Trải qua gần 50 năm hoạt động trong ngành dệt may Việt nam, qua bao sự thăng trầm của ngành dệt may từ chỗ chỉ gia công quân phục cho bộ đội đến nay Công ty Cổ phần May 10 đã phát triển thành một doanh nghiệp chủ đạo trong ngành dệt may Việt Nam. Công ty dã khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường dệt may cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu, với trang thiết bị, dây truyền công nghệ tiên tiến trên thế giới cùng với đội ngũ lao động lành nghề hăng say trong công việc và bộ máy lãnh đạo giàu kinh nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, tinh thần làm việc tốt. Công ty Cổ phần May 10 đã tạo cho mình một bộ máy tổ chức hoạt động sản xuất lẫn tổ chức bộ máy kế toán ổn định từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục. Để đạt được kết quả như vậy, Công ty đã không ngừng phấn đấu cải tiến và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, đào tạo và nâng cao tay nghề của công nhân sản xuất, đổi mới và cải tiến, trang bị thêm nhiều máy móc thiết bị sản xuất dây truyền công nghệ hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đep, chủng loại phong phú có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước . Đó là những nhân tố tích cực tạo điều kiện cho công ty luôn hoàn thành kế hoạch do ngành dệt may giao cũng như kế hoạch mà công ty đề ra đồng thời đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty không ngừng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Trong thời gian thực tập tại Công ty, qua việc tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin cho việc viết báo cáo thựuc tập tổng hợp và chuyên đề tốt nghiệp bao gồm các thông tin về công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác kế tóan nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gái thành sản phẩm nói riêng, em có thể khái quát về thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính gái thành sản phẩm như sau: 3.1.1 Những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Về bộ máy tổ chức quản lý: nhìn chung bộ máy tổ chức gọn nhẹ hợp lý, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng và hoạt động khá hiệu quả. Cung cấp kịp thời các thông tin cho lãnh đạo Công ty từ đó có sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời và sát thực tế. Về tổ chức bộ máy kế toán: nhìn chung bộ máy kế toán tại công ty có tổ chức phù hợp với bộ máy quản lý. Bộ máy kế toán được tổ chức theo phương pháp tập trung tạo nên sự đồng bộ trong quản lý trong quản lý và vận hành bộ máy một cách hiệu quả không có sự chồng chéo trong việc thực hiện chức năng và nhiệm vụ mỗi thành viên. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty khá gọn nhẹ, kết hợp với sự phân công công việc hợp lý của kế toán trưởng đối với từng thành viên trong phòng kế toán được phân công công việc phù hợp với trình độ, năng lực của mỗi người. Đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo được đào tạo chuyên môn phù hợp để hoàn thành công việc được giao. Việc lựa chọn hình thức kế toán Nhật ký - Chứng từ là phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với phương thức hạch toán thủ công là chủ yếu. Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức này được kế toán tuân thủ nghiêm túc và mọi số liệu luôn được phản ánh hợp lý, trung thực, khoa học để thuận tiện cho việc luân chuyển, cung cấp số liệu và đối chiếu số liệu giữa kế toán các phần hành lập các báo cáo kế toán thường xuyên, kịp thời. Việc tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và chế độ kế toán theo đúng quy định nên tạo ra sự đồng nhất trong công tác hạch toán, tăng độ chính xác trong việc cung cấp thông tin kế toán. Công tác kế toán từng phần hành dược thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành do đó các thông tin kế toán trở thành thông tin đáng tin cậy và cần thiết không thể thiếu trong việcviệc điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc quản lý và cung ứng vật tư cho sản xuất được thực hiện tốt, kế toán vật tư và kế toán chi phí sản xuất luôn thông tin cho nhau để từ đó có kế hoạch dự trữ, thu mua vật tư đáp ứng yêu cầu sản xuất một cách kịp thời giúp hoạt động sản xuất diễn ra đều đặn không bị gián đoạn. Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm sản phẩm được thực hiện tương đối tốt, hàng tháng kế toán tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng đó và phân bổ cho từng loại sản phẩm hoàn thành theo tiêu thức hợp lý sau đó tính ra gía thành sản phẩm hoàn thành khá chính xác và tin cậy. Đây là nguồn thông tin quan trọng giúp sản phẩm của công ty có giá thành hợp lý có thể cạnh tranh và có một vị trí đứng vững trên thị trường. Các số liệu phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm và hoạt động quản lý ở phân xưởng sản xuất như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được kế toán ghi chép phản ánh đầy đủ, trung thực và kịp thời ít xảy ra sai sót và ghi chép trung lặp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hoàn toàn hợp lý và phù hợp với tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Theo phương pháp này các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được theo dõi, phản ánh một cách thường xuyên, liên tục, đầy đủ ít xảy ra hiện tượng nghiệp vụ kinh tế bị bỏ sót. Đặc biệt đối với công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phương pháp kê khai thường xuyên có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho số liệu kế toán phản ánh chi phí sản xuất được theo dõi chặt chẽ và phản ánh đầy đủ tạo điều kiện cho việc tính giá thành của sản phẩm sản xuất trong kỳ phát sinh thực tế. Việc tính lương theo hình thức lương sản phẩm là phù hợp với doanh nghiệp sản xuất có tác dụng tích cực thúc đẩy người lao động hăng say tham gia sản xuất tăng năng suất lao động từ đó góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Việc tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán trong phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được áp dụng thống nhất theo quy định của nhà nước, tương đối đầy đủ và phù hợp với thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Đặc biệt công ty đã sử dụng hệ thống tài khoản chi tiết, hệ thống sổ chi tiết , các bảng kê Nhật ký Chứng từ, sổ cái để phản ánh cho từng xí nghiệp trực thuộc, từng hợp đồng được ký. Trong một chừng mực nhất định, công ty đã phản ánh tương đối đúng thực trạng sản xuất kinh doanh đảm bảo sự thống nhất về phương pháp tính toán cũng như các chỉ tiêu kinh tế, chấp hành đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước. Các chứng từ gốc, và các bảng phân bổ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kế toán các xí nghiệp gửi lên làm giảm bớt một phần phức tạp trong việc tập hợp chứng từ tại phòng kế toán. Việc tính khấu hao TSCĐ được công ty áp dụng theo phương pháp bình quân là hợp lý vì máy móc, thiết bị sản xuất dây truyền công nghệ có thời gian sử dụng dài và hao mòn. Việc phân bổ khấu hao TSCĐ được áp dụng cho từng sản phẩm, từng bộ phận sản xuất sản phẩm, cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. 3.1.2 Những hạn chế trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bên cạnh các ưu điểm nổi bật trong công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêngcủa Công ty Cổ phần May 10 không tránh khỏi những tồn tại hạn chế cần hoàn thiện trong công tác kế toán toàn Công ty, cũng như phần hành kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Trong thưòi gian tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em thấy tại công ty còn một số hạn chế sau: Một là: Về tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán. Như đã trình bầy ở phần trên, sản phẩm được sản xuất tại Công ty chủ yếu là sản phẩm được gia công theo các hợp đồng xuất khẩu. Toàn bộ nguyên vật liệu chính và phần lớn nguyên vật liệu phụ do khách hàng đem đến, công ty chỉ hạch toán vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chính phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu mà công ty đã chi ra và hạch toán vào khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phụ giá trị vật liệu phụ mà công ty mua hộ. Đối với nguyên vật liệu mà khách hàng đem đến Công ty chỉ chỉ theo dõi về mặt lượng, không theo dõi về giá trị. Nên phương pháp hạch toán được áp dụng tại Công ty dẫn đến toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính và một phần nguyên vật liệu phụ do khách hàng đem đến chưa được hạch toán trên tài khoản kế toán và chưa được phản ánh vào Báo cáo kế toán do Công ty không sử dụng TK 002: “ Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công “để phản ánh giá trị nhập, xuất kho vật liệu do bân thuê gia công đưa đến. Hai là: Về công tác đánh giá sản phẩm làm dở. Đánh giá sản phẩm làm dở là một công việc quan trọng để tính giá thành sản phẩm chính xác, ở Công ty hiện nay đánh giá sản phẩm làm dở được áp dụng theo chi phí NVLTT, xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Công ty là chủ yếu gia công hàng xuất khẩu. Do đó tỷ trọng chi phí NVLTT chiếm rất nhỏ trong tổng chi phí sản xuất vì nó chỉ gồm phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ NVL mà không gồm phần giá trị NVL do bên thuê gia công đưa đến. Điều này dẫn đến việc đánh giá sản phẩm làm dở được áp dụng tại Công ty là chưa hợp lý, ảnh hưởng đến tính chính xác của việc tính giá thành sản phẩm. Ba là: Đối với kế toán nhân công trực tiếp tại Công ty chưa tiến hành trích trước lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất do đó sẽ làm giảm tính ổn định trong gía thành sản phẩm khi tính giá thành ở tháng mà công nhân nghỉ phép nhiều. Bốn là: Công tác chi phí sản xuất chung tại Công ty thực hiện chưa tốt chưa nhất quán trong việc tập hợp và phân bổ các khoản mục chi phí sản xuất chung cho các phân xưởng sản xuất. Thực tế tại Công ty, kế toán chi phí nhân viên phân xưởng được kế toán tập hợp và theo dõi chi tiết ở từng phân xưởng còn các khoản chi phí sản xuất chung còn lại chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài là chi phí khác bằng tiền lại được tập hợp và theo dõi cho toàn Công ty sau đó cuối tháng kế toán mới phân bổ các khoản mục chi phí này cho từng phân xưởng theo chi phí NVLTT. Bên cạnh đó Công ty chưa trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ nên làm giảm tính ổn định trong giá thành khi tính giá thành ở những tháng có tiến hành sửa chữa lớn TSCĐ. Ngoài ra đối với khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại kế toán thường căn cứ vào hoá đơn chứng từ thực tế nhận được trong tháng nhưng các hoá đơn chứng từ phản ánh khoản chi phí này thưuờng là chi phí phát sinh của tháng trước do đó việc tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài sẽ không phản ánh chính xác chi phí phát sinh thực tế trong tháng. Năm là: Kế toán tiến hành tập hợp, phân bổ, kết chuyển chi phí và tính giá thành sản phẩm vào cuối tháng khiến công việc kế toán trở nên khá vất vả và mất nhiều thời gian do phải tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng và tính giá thành cho từng loại chi phí, nhất là trong điều kiện Công ty vẫn áp dụng kế toán thủ công là chính. Sáu là: Đối với sản phẩm hỏng chưa hạch toán hợp lý và chưa có hệ phân loại về hạch toán sản phẩm hỏng trong định mức hay ngoài định mức. Để công tác kế toán tại Công ty thực sự đạt hiệu quả và tăng cường tính chính xác trong thông tin kế toán cung cấp , những tồn tại nêu trên cần được đưa ra các giải pháp hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với tình hình thực tế của công ty và theo đúng chế độ chính sách kế toán hiện hành do Bộ tài chính và các cơ quan quản lý ban hành. 3.2 - Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10. Qua thời gian thực tại Công ty Cổ phần May 10, đi sâu tìm hiểu công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí SX và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Với vốn kiến thức của mình và những hạn chế của công tác kế toán Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm em mạnh dạn đưa ra một số ý kiến sau nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần May 10. Ý kiến 1: Hoàn thiện hệ thống tài khoản kế toán và phương pháp hạch toán nguyên vật liệu. Như đã trình bày ở trên, sản xuất sản phẩm tại Công ty chủ yếu là gia công hàng xuất khẩu, NVL chính đều do khách hàng đem đến chỉ có một phần phụ liệu được Công ty mua hộ nên Công ty hạch toán NVL trực tiếp gồm phần chi phí vận chuyển, bốc dỡ NVL về kho của Công ty và phần giá trị phụ liệu Công ty mua hộ. Kế toán chưa sử dụng TK 002 - “ Vật tư, hàng hoá nhận giữ hộ, nhận gia công “ mà chỉ hạch toán NVL do khách hàng đem đến ở chỉ tiêu số lượng. Để hạch toán được chính xác hơn Công ty nên sử dụng TK 002- “ Vật tư - hàng hoá nhận gia công, nhận giữ hộ” Tài khoản này phản ánh giá trị vật liệu nhận gia công chế biến. Giá trị vật liệu nhận gia công chế biến được hạch toán theo giá thựuc tế nếu chưa có thì xác định giá tạm tính để hạch toán. Kết cấu TK này như sau: Bên nợ: Phản ánh giá trị vạt liệu nhận gia công chế biến Bên có: + Giá trị vật liệu đã tiêu hao tính vào giá thành sản phẩm gia công + Giá trị vật liệu không dùng hết trả lại cho người thêu gia công Số dư nợ: Giá trị VL nhận gia công chế biến chưa xong. Các chi phí liên quan đến việc gia công, chế biến, bảo quản vật liệu không phản ánh vào tài khoản này mà phản ánh vào tài khoản tập hợp chi phí trong bảng cân đối kế toán. Khi nhận vật tư do người thuê gia công đem đến căn cứ vào chứng từ kế toán nguyên vật liệu ghi: Nợ TK 002 vật tư nhận gia công, nhận giữ hộ Khi sản phẩm hoàn thành giao cho khách hàng, dựa trên số lượng đã sử dụng xác định giá trị nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất kế toán ghi. Có TK 002: Phần gía trị đã tiêu hao cho sản phẩm gia công số vật liệu tiết kiệm hàng tháng sẽ được ghi. Nợ TK 152 Có TK 711 Đồng thời ghi có TK 002. Đối với TK 1526 - Nguyên liệu bao bì: Tài khoản này phản ánh tình hình nhập xuất tồn của nguyên vật liệu để sản xuất bao bì đóng gói. Để tránh nhầm lẫn và phản ánh chi tiết số hiện có và tình hình biến động của 2 loại: nguyên vật liệu để sản xuất bao bì đóng gói và thành phẩm bao bì đóng gói đề nghị kế toán chia tài khoản 1526 thành 2 tài khoản cấp 3 như sau: TK 15261: Nguyên liệu sản xuất bao bì đóng gói TK 15262: Thành phẩm bao bì đóng gói Ý kiến 2: Công ty nên tiến hành trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất tránh sự mất ổn định giá thành sản phẩm khi tháng nào đó có nhiều công nhân nghỉ phép như sau: Khi trích trước tiền lương nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 - Chi phí phải trả. Thực tế khi trả lương nghỉ phép kế toán ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 334 - Phải trả người lao động. Mức trích trước lương nghỉ phép được xác định như sau: Mức trích trước hàng tháng theo KH = Tiền lương chính thực tế phải trả cho CN trong tháng x Tỷ lệ trích trước Tỷ lệ trích trước = Tổng số tiền lương ghỉ phép theo kế hoạch CNSX x 100% Tổng số tiền lương chính phải trả theo kế hoạch năm của CNSX Ý kiến 3: Công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định ngay từ đầu năm Công ty cần lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ từ đó trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo tỷ lệ nhất định. Hàng tháng, trích trước chi phí SCL TSCĐ ở nơi sản xuất theo kế hoạch kế toán ghi: Nợ Tk 627 - Chi phisanr xuất chung Có TK 335 - Chi phí phải trả Khi chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh kế toán ghi. Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ dùng cho SX Có TK 111,152, 153, 334, 338.... Khi SCL TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí SCL thực tế phát sinh ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ Nếu số chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì sẽ tính bổ xung kế toán ghi: Nợ TK 627 - Phần chi phí thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước Có TK 335 - Chi phí phải trả. Nếu chi phí sửa chữa lớn TSCĐ thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước kế toán ghi: Nợ TK 335 - Chi phí phải trả Có TK 627 - Phần chi phí thực tế nhỏ hơn số trích trước. Ý kiến 4: Hoàn thiện việc tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. hàng tháng kế toán tính ra mức kế hoạch TSCĐ theo phương pháp bình quân do đó không phản ánh chính xác số khấu hao TSCĐ cần phải trích trong tháng làm cho giá thành sản phẩm bị sai lệch. Cách tính khấu hao này chưa tính đến số khấu hao tăng, giảm TSCĐ. Vì vậy để hoàn thiện việc tính khấu hao TSCĐ hàng tháng cần tính và trích khấu hao TSCĐ để thông tin mà kế toán cung cấp trở lên trung thực và chính xác hơn đồng thời làm tăng sự chính xác trong giá thành sản phẩm được tính hàng tháng. Khi đó mức khấu hao hàng tháng của toàn Công ty được tính như sau: Mức khấu hao tháng n = Mức khấu hao tháng ( n-1) + Mức khấu hao tăng tháng n - Mức khấu hao giảm tháng n. Sau khi tính ra mức khấu hao TSCĐ trong tháng kế toán sẽ tập hợp và phản ánh số khấu hao này trên TK 6274 để cuối tháng phân bổ cho từng phân xưởng sản xuất theo tiêu thức đã được lựa chọn Ý kiến 5: Đối với việc xác định giá trị NVL xuất dùng trong kỳ mục đích của việc xây dựng định mức phân bổ chi phí vận chuyển bốc dỡ cho vải gia công trong tháng là để nhanh chóng tập hợp chi phí NVL trực tiếp. Chi phí vận chuyển bốc dỡ được tính bình quân cho các loại vải xuất dùng là 450đ/m. Tập hợp chi phí vận chuyển thực tế phát sinh tăng, giảm với số đã tính theo đơn giá 450đ/m thì Công ty lại phải điều chỉnh chi phí chênh lệch này và cuối quý, cuối năm. Việc hạch toán này khiến tập hợp chi phí sản xuất không được chính xác lắm. Để việc xác định chính xác chi phí vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu nhận gia công sau khi nhận được chứng từ liên quan đến việc vận chuyển, bốc dỡ NVL nhận gia công kế toán xác định số chi phí thực tế phát sinh trong kỳ sau đó và phân bổ chi phí này cho từng loại vật liệu theo hệ số phân bổ sau: Hệ số phân bổ chi phí VL nhận gia công = Tổng chi phí phát sinh Tổng khối lượng vật liệu được sử dụng V ì sau đó xác định chi phí vận chuyển bốc dỡ cho từng loại sản phẩm như sau: Chi phí vận chuyển = Khối lượng VL bốc dỡ phân bổ cho SP x Hệ số phân bổ sử dụng VD: Tháng 11 năm 2007 tổng số vải của hàng gia công xuất dùng l à 669.136m. Kh ối l ượng vải Kaneta xuất dùng l à 101.366,5m Tổng chi phí thực tế phát sinh đến việc vận chuyển xếp dỡ vải l à 378.250.000 đ. Ta xác định hệ số phân bổ như sau: Hệ số phân bổ cho 1m vải xuất dùng = 378.250.000 = 565,3đ 669.136 Chi phí đ ược phân bổ cho vải Kaneta xuất dùng là: 101.366,5 x 563,3 = 57.099.749 đ KẾT LUẬN Sau gần 47 năm tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần May 10 đã và đang từng bước lớn mạnh và khẳng định ưu thế của mình trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh hàng dệt may trên thị trường. Có đựơc kết quả này chứng tỏ hướng đi của Công ty đã và đang lựa chọn là hoàn toàn đúng đắn. Trong thời gian tới Công ty sẽ chú trọng hơn nữa vào trang thiết bị máy móc để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm để Công ty trở thành một doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực hàng dệt may. Để đạt được những thành tựu đó Công ty đã thực hiện nhiều cải cách hành chính trong tổ chức Bộ máy quản lý nói chung cũng như trong Bộ máy kế toán nói riêng. Bộ máy kế toán của Công ty trong những năm qua đã góp phần tích cực vào việc lành mạnh hoá quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Qua thời gian thực tập tai công ty may 10 giúp em có được kiến thức thực tế về chuyên nghành kế toán -tài chính tạo thuận lợi cho công tác sau này. Đồng thời cũng qua quá trình tìm hiểu về công tác kế toán của Công ty, em nhận thấy việc tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra của chế độ quản lý mới, phù hợp với điều kiện của Công ty. Tuy nhiên, ở một số khâu, một số phần việc có những tồn tại nhất định. Với những tồn tại này, nếu Công ty sớm có những biện pháp hoàn thiện thì chắc chắn công tác kế toán càng phát huy tác dụng hơn nữa đối với sự phát triển của Công ty . Được sự giúp đỡ tận tình của thầy Trần Quý Liên, của các cán bộ phonggf kế toán Công ty cổ phần May 10 cùng nỗ lực của bản thân, em đã mạnh dạn đưa ra một số phương hướng giải quyết những tồn tại về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần May 10. Em mong rằng những phương hướng này góp phần tích cực trong việc hoàn thiện công tác kế toán, nhất là công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty. Chuyên đề của em được hoàn thành với sự giúp đỡ, tận tình chỉ bảo của thầy giáo hướng dẫn TS. Trần Quý Liên, cùng các anh chị em trong Phòng kế toán tại Công ty Cổ phần May 10 đã tạo điều kiện để em thu thập số liệu cho bài viết. Em xin trân trọng cảm ơn ! MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6299.doc
Tài liệu liên quan