- Xây dựng kế hoạch sản xuất, cung ứng vật tư, gia công ngoài.
- Tổ chức và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch, đảm bảo cho sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng đều đặn trong toàn Công ty.
- Tổ chức và quản lý kho bán thành phẩm vật tư đảm bảo cho dây truyền sản xuất được liên tục.
- Lập kế hoạch hạn mức tiêu hao vật tư - bán thành phẩm, xác định lượng sử dụng vật tư hàng tháng cho các phân xưởng và đơn vị gia công ngoài.
- Liên hệ với các đơn vị để mua vật tư, đặt và nhận gia công các chi tiết sản phẩm bên ngoài
53 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Tam Kim, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiếp.
2.3 Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty cổ phần Tam Kim được xác định trên cơ sở đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ, trình độ và yêu cầu của công tác quản lý chi phí, giá thành
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở Công ty là các phân xưởng sản xuất. Công ty có 4 phân xưởng sản xuất chính, mỗi phân xưởng có tính chất sản xuất khác nhau, quy trình công nghệ cũng khác nhau đảm nhận chức năng riêng có được giao. Ngoài 4 phân xưởng sản xuất chính còn có 1 phân xưởng phụ có nhiệm vụ phục vụ cho 4 phân xưởng sản xuất chính và một tổ xe tải (phòng Vật tư).
Như vậy, đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất cụ thể của Công ty là:
Phân xưởng chế tạo máy biến áp (phân xưởng Biến áp);
Phân xưởng cơ khí;
Phân xưởng sửa chữa điện;
Phân xưởng cáp nhôm;
Phân xưởng cơ điện (phân xưởng phụ);
Tổ xe tải (phòng Vật tư).
Cuối tháng căn cứ vào các chi phí sản xuất đã tập hợp được kế toán lập bảng kê số 4. Từ bảng kê số 4 và các chứng từ có liên quan để lập Nhật ký chứng từ số 7 của từng tháng.
2.4 Kế toán chi phí sản xuất.
2.4.1 Kế toán chi phí NVL trực tiếp.
Công ty có nhiều loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà chi phí nguyên vật liệu lại chiếm tỷ trọng lớn 72% -74% trong giá thành sản phẩm (trong đó nguyên vật liệu chính chiếm 90% -92%, còn vật liệu phụ chỉ chiếm 8% - 10%), nên việc hạch toán chính xác đầy đủ chi phí này hết sức quan trọng.
Một số nguyên vật liệu chính của Nhà máy:
Sắt các loại;
Thép các loại;
Tôn Silic các loại;
Dây điện từ;
Dầu biến thế.
Để quản lý chặt chẽ tình hình tăng giảm NVL, CCDC, kế toán tiến hành theo dõi thường xuyên giá trị nhập – xuất – tồn kho NVL.
Đối với kế toán chi phí NVL, kế toán sử dụng giá thực tế chứ không sử dụng giá hạch toán. Do Công ty sử dụng nhiều loại NVL, số lần mua nhiều, khối lượng lớn, thông thường chi phí thu mua do người bán chịu, còn một số trường hợp khác chi phí vận chuyển lại do tổ xe tải thuộc phòng vật tư đảm nhận, cuối tháng mới tập hợp chi phí và tính ra giá thành thực tế NVL nhập kho, mà trong tháng NVL mua về lại thường được xuất sử dụng ngay. Do vậy kế toán đã dùng giá hoá đơn để theo dõi tình hình nhập xuất vật liệu trên sổ chi tiết. Cuối tháng căn cứ vào hệ số giá chênh lệch giữa giá thực tế với giá hoá đơn để xác định giá thực tế vật liệu xuất dùng trong tháng.
Giá thực tế xuất dùng = Giá hoá đơn x Hệ số giá
Bắt đầu từ tháng 3 năm 2007 kế toán lại không tiến hành tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hoá đơn để tính giá trị thực tế NVL xuất dùng, mà giá trị NVL xuất dùng trong tháng được tính theo công thức sau:
Giá trị thực tế NVL = Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị NVL phát sinh trong kỳ
xuất dùng trong kỳ Giá trị NVL tồn cuối kỳ
Sau khi xác định được giá thực tế NVL xuất dùng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí NVL theo từng phân xưởng.
Tại Nhà máy chế tạo thiết bị điện vì chi phí CCDC dùng cho phân xưởng tương đối ít nên khi tập hợp chi phí kế toán tiến hành phân bổ và cộng luôn chi phí CCDC vào chi phí NVL trực tiếp, kế toán tiến hành phân bổ chi phí CCDC như sau:
Tổng chi phí công cụ - dụng cụ dùng cho PX MBA
Hệ số phân bổ (H) =
Tiền lương của công nhân phân xưởng chế tạo
Công cụ-dụng cụ phân bổ cho MBA = (H x Tiền lương khoán từng máy)
Các chứng từ được sử dụng để thực hiện kế toán chi phí NVL trực tiếp như: phiếu dự trù vật tư theo định mức, phiếu nhập xuất kho vật tư, các bảng kê, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ và các chứng từ có liên quan khác.
Kế toán sử dụng TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để tập hợp và phân bổ chi phí NVL trực tiếp.
Quy trình thực hiện kế toán chi phí NVL trực tiếp như sau:
Khi xuất kho vật tư: Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch SX trong tháng (kế hoạch được xây dựng trên cơ sở các đơn đặt hàng và dự kiến SX dự phòng) để lên kế hoạch mua vật tư phục vụ SX. Phân xưởng nào được giao nhiệm vụ chế tạo loại máy nào thì dự trù vật tư theo định mức vật tư của loại máy đó. Trường hợp loại máy chế tạo theo đơn đặt hàng chưa có định mức vật tư thì kỹ sư thiết kế phòng Kỹ thuật lập dự trù vật tư.
Giả sử: Tháng 6/2007 Phân xưởng Chế tạo máy biến áp nhận lệnh sản xuất từ phòng Kế hoạch điều độ chế tạo 10 máy biến áp loại 250kVA – 10/0,4kV, Mã số 40311 – 01 -:- 10. Do loại máy này chế tạo theo đơn đặt hàng nên chưa có định mức vật tư, Quản đốc phân xưởng giao cho kỹ sư thiết kế phòng Kỹ thuật lập dự trù vật tư như sau (Mẫu phiếu dự trù vật tư):
DỰ TRÙ VẬT TƯ
Chế tạo 10 máy biến áp 250kVA – 10/0,4kV – Mã số: 040311-01 -:- 10
TT
Tên nhãn hiệu
Mã
ĐVT
Số lượng
Đơn
Thành
Quy cách
Số
Yêu cầu
Thực xuất
giá (đồng)
tiền
(đồng)
1
Tôn silic
loại d 0,35
Kg
4500
4500
18.000
81.000.000
Cộng:
4.500
4.500
18.000
81.000.000
Sau khi lập được dự trù vật tư thì quản đốc phân xưởng trình lên Phó Giám đốc Kỹ thuật duyệt, sau đó căn cứ vào dự trù vật tư đã có đầy đủ chữ ký được duyệt, thống kê vật tư viết phiếu xuất kho vật tư
Trên phiếu có ghi rõ đối tượng sử dụng cụ thể xuất dùng cho PX nào và cho loại máy nào, ghi rõ số lượng, chủng loại vật tưđể làm cơ sở cho kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành tiến hành phân loại cho từng sản phẩm cụ thể. Các phiếu xuất kho được chuyển đến phòng Tài chính kế toán, kế toán vật tư ghi vào phiếu xuất đơn giá của từng loại NVL (theo giá tri thực tế NVL xuất dùng trong kỳ).
Căn cứ vào các hoá đơn, phiếu xuất kho và các chứng từ hợp lệ khác kế toán tiến hành phân loại hoá đơn theo từng TK như TK 152.1: “NVL chính” ; TK 152.2: “NVL phụ”; TK 152.3: “Nhiên liệu” TK 153: “CCDC”. Từ các phiếu này kế toán ghi vào sổ chi tiết NVL. Cuối tháng, kế toán NVL tổng hợp lại lập được bảng kê số 3 “Bảng tính giá thành thực tế NVL, CCDC” và bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ NVL, CCDC” và giao một liên phiếu xuất kho cho kế toán tập hợp CP và tính giá thành sản phẩm.
Cuối tháng căn cứ vào “Bảng phân bổ NVL, CCDC” kế toán ghi vào bảng kê số 4 “Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng sử dụng”, và Nhật ký chứng từ số 7 để tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm và lập sổ Cái TK 621: “Chi phí NVL trực tiếp”
Đơn vị: Công ty cổ phần Tam Kim
Sổ cái TK 621
Năm 2007
Số dư đầu năm
Nợ
Có
0
0
Đơn vị tính: Đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng
1
Tháng 2
Tháng
...
Tháng
6
...
Cộng
TK 152
18,325,168,000
210,788,962,152
Cộng số phát sinh Nợ
18,325,168,000
210,788,962,152
Cộng số phát sinh Có
18,325,168,000
210,788,962,152
Số dư
cuối kỳ
Nợ
Có
Ví dụ: Tháng 6/2007
Tập hợp các phiếu xuất kho NVL dùng cho sản xuất 10 MBA 250kVA-10/0,4kV ta được:
- Vật liệu chính (TK 152.1)
Tôn Silic :87,193,000
Dầu biến thế :74,061,150
Dây điện từ :92,690,000
Thép :16,560,000
Cộng :270,504,150(đ)
- Vật liệu phụ (TK 152.2)
Giấy cách điện :9,140,200
Băng cách điện :4,508,000
Que hàn :5,751,000
Thiếc hàn : 506,000
Đồng đỏ : 800,000
Cộng :20,705,200(đ)
Tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là ,
270,504,150 + 20,705,200 = 291,209,350(đ)
Chi phí NVL tập hợp cho phân xưởng biến áp là: 8.074.757.059đ (theo Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ, kế toán ghi:
Nợ TK 621: “621: Phân xưởng biến áp”: 8.074.757.059
Có TK 152: 8.074.757.059
Chi phí công cụ dụng cụ tập hợp được là: 3.455.000đ (theo Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng cụ, kế toán ghi:
Nợ TK 627: “627.3: Phân xưởng biến áp”: 6,900,000
Có TK 153: 6,900,000
Tiền lương khoán của 10 MBA là : 18,000,000(đ) theo báo cáo lương khoán cho từng máy của phân xưởng biến áp
Dựa vào “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội ” tiền lương của công nhân phân xưởng biến áp là : 2,444,824,000(đ)
Từ đó ta xác định được chi phí CCDC phân bổ cho 10 MBA 250kVA-10/0,4kV:
Công cụ- dụng cụ
phân bổ cho10 MBA 250kVA-10/0,4kV
6,900,000
= x 18,000,000đ = 50,801(đ)
2,444,824,000
Chi phí NVL trực tiếp tập hợp để chế tạo 10 MBA: 2,444,824,000(đ)
Chi phí công cụ dụng cụ phân bổ để chế tạo 10 MBA: 50,801(đ)
Tổng cộng là : 291,209,350 + 50,801 = 291,260,151(đ)
2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.
Đặc điểm chi phí: Hiện nay tại Công ty cổ phần Tam Kim công nhân trực tiếp sản xuất hưởng theo lương khoán sản phẩm (từng loại sản phẩm, từng bước công việc trong quy trình công nghệ sản xuất). Chi phí tiền lương của công nhân do được giao khoán đến từng máy nên được tập hợp trực tiếp cho từng máy, sau đó tập hợp cho từng phân xưởng. Trong điều kiện tự động hoá của Công ty còn hạn chế, tất cả các bước công việc đều do con người trực tiếp đứng máy điều khiển, vận hành. Do vậy việc hạch toán đúng và đủ chi phí này có quyết định lớn đến việc tính toán hợp lý lương khoán, trả lương một cách kịp thời thoả đáng sẽ là điều kiện khuyến khích người lao động hăng say sản xuất hơn.
Các chứng từ kế toán sử dụng: tại Công ty công tác kế toán nhân công trực tiếp được thực hiện dựa vào các chứng từ như: bảng chấm công, bảng báo cáo lương khoán, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, và các chứng từ có liên quan khác.
Tài khoản sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp là TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”.
Quy trình thực hiện kế toán chi phí nhân công trực tiếp:
Tuỳ thuộc vào nhu cầu lao động của từng người, từng bước công việc mà các nhân viên phân xưởng bố trí lao động một cách hợp lý. Số lao động này được chia thành các tổ sản xuất, mỗi tổ có một tổ trưởng chịu trách nhiệm trước phân xưởng về các công việc do tổ mình thực hiện. Dựa vào khối lượng công việc được giao tổ trưởng sản xuất đôn đốc công nhân trong tổ thực hiện phần việc của mình, đảm bảo đúng tiến độ và yêu cầu kỹ thuật; Đồng thời theo dõi tình hình lao động của từng công nhân trong tổ để làm căn cứ cho thống kê phân xưởng lên bảng chấm công, cuối tháng thống kê phân xưởng tổng hợp các bảng chấm công gửi lên phòng Tổ chức lao động và tập hợp các phiếu nghỉ hưởng BHXH (nghỉ ốm), gửi lên phòng Tài chính kế toán.
Tại phòng Tổ chức lao động, cán bộ định mức căn cứ vào định mức lao động đã được tiêu chuẩn hoá cho các công việc phù hợp với điều kiện của Công ty để duyệt công cho phân xưởng, sau đó tính ra tổng số tiền lương khoán phân xưởng được hưởng trong tháng. Từ bảng duyệt công và tổng số tiền được duyệt trên, thống kê phân xưởng theo dõi chi tiết từng bước công việc, từng loại máy mà các phân xưởng đang sản xuất. Mỗi bước công việc do công nhân nào đảm nhận, số giờ công của từng người làm, để tính ra số tiền người đó được hưởng.
Sau đó thống kê phải lập báo cáo tiền lương khoán của từng máy gửi lên phòng Tài chính kế toán, lấy đó làm căn cứ để đối chiếu với bảng thanh toán lương.
BÁO CÁO LƯƠNG KHOÁN CHO TỪNG MÁY CỦA
PHÂN XƯỞNG BIẾN ÁP
Tháng 6 năm 2007
TT
Mã máy
Số lượng (cái)
Thành tiền (đồng)
1
040311 01-n 250kVA-10/0,4kV
10
18,000,000
2
040312 01-n 160kVA-10/0,4kV
02
4,100,000
3
040313 01-n 100kVA-10/0,4kV
02
2,800,000
Sau khi lập được bảng thanh toán lương, kế toán tiến hành tính hệ số giữa tiền lương vượt khoán với tiền lương thời gian và lương khoán theo công thức:
Lương vượt khoán
H =
Lương thời gian và lương khoán
Căn cứ vào hệ số này kế toán tính lương cho từng công nhân.
Ví dụ: Tháng 6/2007 có tiền lương thời gian và lương khoán của công nhân sản xuất là 561.994.950đ, còn tiền lương vượt khoán là 258.125.000đ, thì hệ số tính được là:
258,125,000
H = = 0.46
561,994,950
Tính lương cho một công nhân phân xưởng biến áp như sau:
Tiền lương khoán của công nhân A là: 450,000(đ)
Tiền lương vượt khoán: 450,000 x 0.46 = 207,000đ
Tổng thu nhập của công nhân A được hưởng trong tháng là: 450,000 + 207,000 = 657,000(đ)
Tiền lương của công nhân trực tiếp khác được tính tương tự:
Tổng thu nhập = Tiền lương khoán + Tiền lương vượt khoán
Cuối tháng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH là 15%, BHYT là 2% và KPCĐ là 2% trên tiền lương cơ bản), căn cứ vào các bảng thanh toán lương của các phân xưởng, phòng, ban để lập “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”. Rồi từ các bảng thanh toán lương, “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”, ghi vào bảng kê số 4: “Tập hợp chi phí sản xuất theo các phân xưởng sử dụng”, và bảng Nhật ký chứng từ số 7 để kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, sau đó lập sổ Cái TK 622: “Chi phí nhân công trực tiếp”
Đơn vị: Công ty cổ phần Tam Kim.
Sổ cái TK 622
NĂM 2007
Số dư đầu năm
Nợ
Có
0
0
Đơn vị tính: Đồng
Ghi Có các TK đối ứng
Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
...
Tháng
6
...
Cộng
TK 334
2,216,357,714
17,602,866,991
TK 338.2
44,327,154
352,057,337
TK 338.3
51,338,634
522,026,996
TK 338.4
6,845,148
69,603,492
Cộng số phát sinh Nợ
2,318,868,650
18,546,554,816
Cộng số phát sinh Có
2,318,868,650
18,546,554,816
cuối Số dư Nợ
kỳ
Nợ
Có
Ví dụ: Tháng 6/2007: Tiền lương cơ bản của PX Biến áp là: 240,512,000(đ), còn tổng tiền lương của cả phân xưởng Biến áp là:1,725,383,000(đ) ta tính các khoản trích theo lương của phân xưởng Biến áp như sau: - Phần trích BHXH là 15% trên tiền lương cơ bản:
240,512,000 x 15% = 36,076,800(đ).
Phần trích BHYT là 2% trên tiền lương cơ bản:
240,512,000 x 2% = 4,810,240(đ).
Phần trích KPCĐ là 2% trên tổng tiền lương:
1,725,383,000 x 2% =34,507,660(đ).
Tổng cộng TK 338 = 36,076,800 +4,810,240 +34,507,660 = 75,394,700(đ)
Tổng cộng lương và các khoản phải trả khác ( cộng Có TK 334): 1,725,383,000(đ)
Từ đó kế toán hạch toán vào TK 622 như sau:
Nợ TK 622: (622 phân xưởng biến áp) 1,800,777,700
Có TK 334: 1,725,383,000
Có TK 338: 75,394,700
2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung.
Đặc điểm chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất nằm ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.
Tại Công ty cổ phần Tam Kim chi phí sản xuất chung bao gồm:
Chi phí nhân viên phân xưởng;
Chi phí công cụ-dụng cụ;
Chi phí khấu hao TSCĐ;
Chi phí dịch vụ mua ngoài;
Chi phí bằng tiền khác.
Ngoài ra chi phí sản xuất chung còn bao gồm phần phục vụ của đơn vị sản xuất phụ.
Tất cả các chi phí chung được tập hợp vào TK 627 và được ghi vào bảng kê số 4. Chi phí sản xuất chung được kế toán tập hợp trực tiếp cho từng phân xưởng sau đó mới phân bổ cho đối tượng tính giá thành.
Chứng từ sử dụng: kế toán sử dụng các chứng từ như: bảng phân bổ tiền lương và BHXH, các phiếu xuất kho, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, các hoá đơn và các chứng từ có liên quan khác.
Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí sản xuất chung, kế toán Công ty sử dụng TK 627: “Chi phí sản xuất chung”.
Quy trình thực hiện kế toán chi phí sản xuất chung:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng:
Nhân viên phân xưởng gồm: Quản đốc, phó quản đốc, thủ kho, kỹ thuật viên phân xưởng... cũng như nhân viên quản lý doanh nghiệp, quản đốc phân xưởng được hưởng lương thời gian và còn được hưởng một khoản phụ cấp trách nhiệm và tiền thưởng năng suất lao động (tiền lương trả thêm).
Việc tính toán lương của nhân viên quản lý phân xưởng, nhân viên quản lý doanh nghiệp cũng được phản ánh trên bảng thanh toán lương, căn cứ là bảng chấm công, mức độ hoàn thành công việc, chức vụ trình độ chuyên môn của mỗi người.
Ví dụ: Tháng 6/2007: Ông B Quản đốc PX MBA có mức lương cơ bản là: 1,200,000đ có số ngày đi làm là: 26 công, phụ cấp trách nhiệm là: 90,000đ. Căn cứ văn bản số 81/TBĐ-TCLĐ ngày 02/2/1999 của Công ty về việc bổ sung, sửa đổi quy chế trả lương đối với CBCNV Nhà máy thì ông B là kỹ sư có hệ số vượt mức là: 1,48 (trung cấp:1,36; tương đương trung cấp:1,34; nhân viên khác:1,26...) cách tính lương của ông B như sau:
Tiền lương được hưởng = (1,200,000 x 1,48) + 90,000 = 1,866,000(đ)
Căn cứ Quy định tạm thời việc phân phối và trả lương hàng tháng đối với CBCNV Công ty số 180/TBĐ-TCLĐ ngày 07/11/1998. Trong tháng phân xưởng Biến áp xét điểm hoàn thành kế hoạch đạt 107 điểm = 11 tương ứng với hệ số thành tích của ông Chín kỹ sư được xếp loại A là: 1.71; Hệ số chung tháng 6/2007 toàn Công ty là: 0.45.
Tiền thưởng năng suất lao động: 1,866,000 x 1.71 x 0.45 = 1,435,887(đ)
Tiền phụ cấp trách nhiệm: 90,000(đ)
Tiền ăn ca: 26 công x 10,000đ = 260,000(đ)
Tổng thu nhập của ông B tháng 6/2007 là:
1,866,000 + 1,435,887 +90,000đ + 260,000đ = 3,651,887(đ)
Các khoản khấu trừ: + Tiền điện, nước: 100,000(đ)
+ BHYT, BHXH: 204,000(đ)
Tổng cộng các khoản khấu trừ: 304,000(đ)
Số tiền ông B được lĩnh là: 3,651,887 - 304,000 = 3,347,887(đ)
Khi tính cho các nhân viên quản lý phân xưởng còn lại thì lưu ý ai có phụ cấp thì cộng tiền phụ cấp, ai không có thì không cộng tiền phụ cấp trách nhiệm, còn cách tính thì tương tự như trên. Sau đó tổng hợp bảng thanh toán lương tổ văn phòng phân xưởng chế tạo MBA.
Cuối tháng căn cứ vào bảng phân bổ số 1 để lên bảng kê số 4, và Nhật ký chứng từ số 7, kế toán ghi:
Nợ TK 627: " 627.1 phân xưởng biến áp" 50.831.294
Có TK 334: 48.584.181
Có TK 338: 2.247.113
+ Chi phí khấu hao TSCĐ:
Đối tượng tính khấu hao TSCĐ ở Công ty đang áp dụng là từng TSCĐ ở mỗi bộ phận sử dụng. TSCĐ được kế toán phân theo nhóm để quản lý như sau:
Nhóm Nhà cửa dùng trong sản xuất;
Nhóm vật kiến trúc;
Nhóm máy móc thiết bị dùng trong sản xuất;
Nhóm phương tiện vận tải;
Nhóm thiết bị dụng cụ quản lý.
TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá trừ (-) khấu hao luỹ kế. Khấu hao TSCĐ được tính theo phương pháp đường thẳng, khấu hao TSCĐ tính theo thời gian sử dụng ước tính phù hợp với Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Hàng tháng kế toán TSCĐ căn cứ vào mức khấu hao trích hàng năm của từng loại TSCĐ đã đăng ký sử dụng để tính ra mức khấu hao hàng tháng, công thức tính như sau:
Khấu hao Nguyên giá TSCĐ
tài sản cố định =
( năm) Năm đăng ký sử dụng
Khấu hao Khấu hao TSCĐ năm
tài sản cố định =
( tháng) 12
Cuối tháng kế toán tập hợp, tổng cộng khấu hao toàn bộ TSCĐ của PX, sau đó tập hợp lập "Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định"
Ví dụ :Phân xưởng chế tạo máy biến áp sử dụng các loại máy tiện, bào, phay, máy cắt tôn, máy quấn dây... Hàng tháng kế toán căn cứ vào giá trị còn lại và thời gian sử dụng ước tính của từng loại TSCĐ để tính khấu hao cho từng loại TSCĐ đang sử dụng ở phân xưởng mà vẫn còn giá trị còn lại. Còn đối với những TSCĐ hiện vẫn đang dùng nhưng đã trích hết khấu hao (giá trị còn lại bằng 0) thì không trích khấu hao nữa.
Cụ thể tháng 6/2007 kế toán trích khấu hao cho máy cắt tôn qB 123(có kế hoạch khấu hao năm là: 30,986,000đ) như sau:
30,986,000
= 2,582,167(đ)
12
12
Tương tự cách tính trên kế toán tính được khấu hao của các loại TSCĐ còn lại.
Cuối tháng kế toán tập hợp, tổng cộng khấu hao toàn bộ TSCĐ của PX biến áp là: 396,414,290(đ). Các PX khác cũng được tính tương tự. Sau đó tập hợp lại và lập được bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.
BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 6 năm 2007
TT
Nơi sử dụng
Giá trị còn lại (đồng)
Toàn Doanh nghiệp
Năm sử
dụng
Khấu hao
(đồng)
1
Tổng số tài sản cố định
50,626,792,351
TK 627:Chi phí KHTSCĐ
612,497,133
PX Máy biến áp
396,414,290
PX Cơ khí
31,273,659
PX sửa chữa điện
153,796,213
PX Cáp nhôm
20,501,272
PX Cơ điện
10,511,699
TK 642: Chi phí QLDN
37,575,216
2
Tổng khấu hao
650,072,349
Kế toán ghi ;
Nợ TK 627: (627.4 phân xưởng biến áp): 396,414,290
Có TK 214: 396,414,290
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Chi phí này ở Công ty chủ yếu là các chi phí về tiền điện, tiền nước phải trả cho công ty kinh doanh nước sạch Hà Nam; Ngoài ra nếu có chi phí phát sinh tiền sửa chữa TSCĐ mà thuê ngoài cũng được hạch toán vào chi phí này.
Công ty dùng công tơ đo điện và công tơ đo nước để theo dõi lượng điện, nước Công ty đã thực dùng. Từ đó làm căn cứ để thanh toán tiền điện nước cho nơi cung cấp.
Còn việc phân bổ tiền điện nước cho bộ phận văn phòng, phân xưởng... dựa trên tỷ lệ % do phòng kế hoạch tính. Tỷ lệ này căn cứ vào công suất máy móc, thiết bị của mỗi nơi sử dụng. Khoản chi phí tiền điện nước phản ánh trên nhật ký chứng từ số 2 vì Công ty dùng tiền gửi ngân hàng để trả. Ví dụ trong tháng 6/2007 căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 2 có tổng số tiền Công ty phải trả về tiền điện, nước sử dụng cho sản xuất trực tiếp là: 370,291,763(đ), kế toán hạch toán :
Nợ TK 627: 370,291,763
Có TK 112: 370,291,763
Tiền điện nước khi phân bổ kế toán áp dụng tiêu thức sau:
Tiền điện, nước phải trả trong tháng
H =
Tổng tiền lương phải trả các phân xưởng
Cụ thể: Tiền điện nước phân bổ = Tiền lương của công nhân x H
cho phân xưởng MBA phân xưởng MBA
Áp dụng công thức trên ta có:
370,291,763
H = = 0,15
2,468,611,753
Tiền điện, nước tính cho PX MBA: 1,725,383,000 x 0,15 = 258,807,450(đ), kế toán định khoản:
Nợ TK 627: ( phân xưởng chế tạo) 258,807,450
Có TK 112: 258,807,450
+ Chi phí bằng tiền khác:
Chi phí bằng tiền khác là những khoản chi phí phát sinh trực tiếp ở các phân xưởng (ngoài các chi phí đã nêu ở trên) như chi phí giao dịch, phô tô, in ấn tài liệu...
Chi phí phát sinh được phản ánh trên sổ kế toán định khoản:
Nợ TK 627:(Phân xưởng chế tạo ) 195,796,113
Có TK 111: 195,796,113
Riêng đối với chi phí thiệt hại trong sản xuất theo quy định hiện hành không hạch toán vào giá thành SP, nếu có chi phí này thì hạch toán vào TK 811 hoặc TK 138 (138.8).
Đối với Công ty thì thiệt hại ngừng sản xuất nguyên nhân khách quan chủ yếu là do mất điện, nhưng trước khi mất điện Công ty đều được Chi nhánh điện huyện Duy Tiên báo trước. Vì vậy Công ty tổ chức làm bù cho đủ số ngày ngừng sản xuất.
Cuối tháng căn cứ vào các chứng từ liên quan đến các sổ (thẻ) kế toán chi tiết mà ghi trực tiếp vào các sổ thẻ có liên quan, tổng hợp làm căn cứ lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng TK để đối chiếu với sổ Cái. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành căn cứ vào chứng từ gốc, các bảng phân bổ tổng hợp và lập sổ tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất.
2.4.4 Hạch toán, phân bổ chi phí sản xuất kinh doanh phụ cho các đối tượng:
Hàng tháng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của phân xưởng Cơ điện và Tổ xe tải. Căn cứ để tính giá thành là báo cáo giờ công thực hiện phục vụ của phân xưởng Cơ điện cho các phân xưởng khác và số tấn/km mà Tổ xe tải phục vụ các phân xưởng và vận chuyển vật liệu.
Phương pháp tập hợp CPSX của bộ phận sản xuất phụ.
TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CỦA PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN VÀ TỔ XE
Tháng 6 năm 2007
TK
Đối tượng tập hợp chi phí
PX Cơ điện
Tổ xe
Tổng cộng
621
Nguyên vật liệu trực tiếp:
51,202,986
15,291,000
66,493,986
152
Nguyên vật liệu
51,202,986
15,290,000
66,493,986
622
Chi phí NC trực tiếp:
160,357,798
42,262,352
202,647,150
334
Tiền lương
150,237,446
40,126,352
190,363,798
338
Bảo hiểm
10,120,352
2,136,000
12,283,352
627
Chi phí sản xuất chung:
58,428,255
10,117,209
68,545,464
112
Tiền điện
17,786,023
17,786,023
214
Khấu hao TSCĐ
10,511,699
10,511,699
153
Công cụ, dụng cụ
2,082,214
2,082,214
334
Tiền lương
25,816,263
9,620,317
35,436,580
338
Bảo hiểm
2,232,056
496,892
2,728,948
Cộng:
269,989,039
67,670,561
337,659,600
Trong đó: Tiền điện phân bổ cho PX Cơ điện cũng được phân bổ như các PX sản xuất chính. Sau khi tiến hành tập hợp chi phí sản xuất phân xưởng sản xuất phụ (Cơ điện), kế toán tiến hành phân bổ chi phí phục vụ cho PX chính theo công thức:
Đối với phân xưởng Cơ điện:
Hệ số = Tổng chi phí = đ/giờ công
phân bổ Tổng giờ công phục vụ
Đối với Tổ xe tải:
Hệ số = Tổng chi phí = đ/tấn/km
phân bổ Tổng số tấn/km phục vụ
Sau đó tính chi phí phục vụ của PX Cơ điện và tổ xe tải cho các PX chính:
Chi phí của PX Cơ điện = Số giờ công x Hệ số
(phục vụ các PX chính) phục vụ phân bổ
Chi phí của tổ xe tải (phục vụ = Số tấn/km x Hệ số
các PX chính và vận chuyển VL) phục vụ phân bổ
Cụ thể trong tháng 6 năm 2007 chi phí thực tế mà phân xưởng Cơ điện phục vụ cho phân xưởng Biến áp là: 33,087 x 2120.6 = 70,162,797(đ)
Cách tính chi phí của phân xưởng Cơ điện phục vụ các phân xưởng khác cũng tính tương tự như bảng biểu này.
BÁO CÁO TÌNH HÌNH PHỤC VỤ CỦA PHÂN XƯỞNG CƠ ĐIỆN
ĐỐI VỚI CÁC PHÂN XƯỞNG CHÍNH
Tháng 6 năm 2007
TT
Đối tượng sử dụng
Giờ công phục vụ
Thành tiền (đồng)
1
PX chế tạo MBA
33,087
70,162,797
2
PX Cơ khí
34,855
73,911,945
3
PX S/c điện
15,455
32,773,178
4
PX Cáp nhôm
43,923
93,141,137
Cộng:
127,320
269,989,056
Tháng 6/2007 Tổ xe tải phục vụ toàn Công ty tổng cộng là: 20,118 tấn/km với tổng số chi phí vận chuyển là: 67,670,561(đ). Trong đó tổ xe tải phục vụ phân xưởng chế tạo máy biến áp là: 6.725 tấn/km.
Giá trị Tổ xe tải phục vụ phân xưởng MBA là:
6,275 x 3363.7 = 21,107,217(đ)
Tổ xe tải phục vụ các phân xưởng khác cũng tính tương tự. Ngoài ra tổ xe còn vận chuyển nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu mua về phục vụ sản xuất sản phẩm của Công ty cách tính cho các nguyên vật liệu cũng tương tự như trên .
kế toán tổng chi phí trong tháng mà phân xưởng Cơ điện và tổ xe tải phục vụ phân xưởng máy biến áp là:
70,162,797 + 21,107,217 =91,270,014(đ).
Sau khi xác định được chi tiết các chi phí sản xuất chung, cuối tháng kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất, kế toán căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, bảng tính và phân bổ KHTSCĐcác chứng từ liên quan khác để vào bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7 và lập sổ Cái TK 627
Đơn vị: Công ty cổ phần Tam Kim
Sổ cái TK 627
Năm 2007
Số dư đầu năm
Nợ
Có
0
0
Đơn vị tính: Đồng
Ghi Có các TK đối ứng Nợ với TK này
Tháng 1
Tháng 2
...
Tháng
6
...
Cộng
TK 111.1
195,796,113
3,588,842,955
TK 112.1
370,291,763
3,272,616,315
TK 153
7,996,364
357,874,534
TK 214
612,497,113
2,548,875,141
TK 334
174,270,490
1,384,099,833
TK 335
500,000,000
1,500,000,000
TK 338.2
3,485,410
27,681,996
TK 338.3
4,036,716
41,046,575
TK 338.4
538,233
5,472,878
Cộng số phát sinh Nợ
1,868,912,204
13,236,268,409
Cộng số phát sinh Có
1,868,912,204
13,236,268,409
Số dư cuối kỳ
Nợ
Có
2.4.5 Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.
Công ty tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh trong tháng trên Bảng kê số 4:” Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo phân xưởng” Bảng kê số 4 dùng để tổng hợp phát sinh Có của các TK: 152, 153, 154, 334, 338, 621, 622, 627 đối ứng Nợ với các TK 154, 621, 622, 627 và được tập hợp chi tiết theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất. Bảng kê số 4 được tổng hợp như sau:
Căn cứ vào “Bảng phân bổ NVL, CCDC ” kế toán ghi vào dòng Nợ TK 621: “Chi tiết cho từng phân xưởng” và ghi vào cột Có của TK 152.
Căn cứ vào “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” kế toán ghi vào dòng Nợ TK 622, Nợ TK 627: “Chi tiết cho từng PX” và ghi vào cột Có TK 334, Có TK 338.
Căn cứ vào “Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ” để ghi vào dòng Nợ TK 627: “Chi tiết cho từng phân xưởng” và ghi vào cột Có TK 214.
Căn cứ vào các Nhật ký chứng từ số 1, số 2 để ghi vào dòng Nợ TK 627.
Cột ghi Nợ TK 154 ghi Có các TK 621, 622, thì kết chuyển bình thường nghĩa là ghi Nợ bao nhiêu thì khi kết chuyển sẽ ghi bấy nhiêu. Riêng TK 627 thì khi kết chuyển sẽ trừ đi phần giảm trừ. Cụ thể phần ghi Nợ TK 627 trong kỳ là: 1,694,659,139 Trong tháng phần ghi Có TK 627 là 0. Do vậy khi kết chuyển TK 627 vào TK 154 kế toán ghi:
Nợ TK 154: 1,868,912,204
Có TK 627: 1,868,912,204
Số liệu của Bảng kê số 4 sau khi khoá sổ cuối tháng cũng được ghi vào Nhật ký chứng từ số 7.
Cũng tương tự như cách tập hợp chi phí phát sinh trong tháng vào Bảng kê số 4. Phần tập hợp chi phí xây dựng cơ bản, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp được tập hợp tương tự vào bảng kê số 5: “Tập hợp chi phí xây dựng cơ bản, CP bán hàng, CP quản lý DN”.
Cơ sở ghi vào Bảng kê số 5 là căn cứ vào bảng phân bổ số 1, Bảng phân bổ số 2, Bảng phân bổ số 3, các Bảng kê và các Nhật ký chứng từ có liên quan để ghi vào các cột các dòng phù hợp với Bảng kê số 5. Số liệu tổng hợp của Bảng kê số 5 sau khi khoá sổ cuối tháng cũng được ghi vào NKCT số 7.
Sau khi lập được bảng kê số 4, bảng kê số 5 và tập hợp chi phí sản xuất. Căn cứ vào các bảng kê, bảng phân bổ và các Nhật ký chứng từ liên quan, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành SP tiến hành lập Nhật ký chứng từ số 7.
Căn cứ vào các Nhật ký chứng từ và các Bảng phân bổ có liên quan, kế toán tiến hành mở sổ Cái các TK như: TK 621, 622, 627, 154,Sổ Cái là sổ kế toán tổng hợp cho cả năm, mỗi tờ sổ dùng cho một TK trong đó phản ánh số phát sinh Nợ, số phát sinh Có và số dư cuối tháng của TK đó vào cuối kỳ. Số phát sinh Có của mỗi TK được phản ánh trên sổ Cái theo tổng số lấy từ ghi Có TK đó, số phát sinh Nợ được phản ánh chi tiết theo từng TK đối ứng Có lấy từ các NKCT có liên quan. Sổ Cái chỉ ghi một lần vào cuối tháng hoặc cuối quý sau khi đã khoá sổ và kiểm tra số liệu trên các NKCT liên quan.
Cụ thể khi vào sổ Cái TK 621 thì ta căn cứ vào Nhật ký chứng từ số 7 , bảng phân bổ số 2 cột ghi có TK 152, 153 để vào. Tháng 6 năm 2007 kế toán ghi:
Nợ TK 621: 15,126,158,089
Có TK 152: 15,126,158,089
Tương tự vào sổ Cái TK 622 kế toán ghi :
Nợ TK 622: 2,468,611,753
Có TK 334 : 2,468,611,753
Và : Nợ TK 622 : 102.510.936
Có TK 338 : 102.510.936
Tương tự khi vào sổ Cái TK 627, kế toán ghi :
Nợ TK 627 : 1,868,912,204
Có TK 153: 7,996,364
Có TK 111: 195,796,113
Có TK 112: 370,291,763
Có TK 214: 612,497,133
Có TK 334: 174,270,490
Có TK 338: 8,060,359
Có TK 335: 500,000,000
Kết chuyển về tài khoản 154 rồi vào sổ Cái TK 145 , kế toán ghi:
Nợ TK 154: 19,566,192,964
Có TK 621: 15,126,158,089
Có TK 622: 2,571,122,671
Có TK 627: 1,868,912,204
2.5 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM.
2.5.1 Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Công ty cổ phần Tam Kim là một đơn vị sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm. Các sản phẩm sản xuất ra đều là các thiết bị về ngành điện- một loại hình sản xuất rất phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật phải cao, quy trình công nghệ sản xuất phải tiên tiến phù hợp với yêu cầu của ngành. Tuy nhiên quy trình công nghệ sản xuất của Công ty lại được tiến hành một cách liên tục, trong quá trình sản xuất không có bán thành phẩm nhập kho, sản phẩm sau khi hoàn thành được xuất xưởng nhập kho thành phẩm theo từng loại sản phẩm.
Mặt khác do sản phẩm của Công ty thường được làm theo đơn đặt hàng của khách với các yêu cầu về thông số kỹ thuật cũng như chất lượng SP là khác nhau nên thông thường sau khi sản xuất xong SP là khách hàng đến nhận hàng ngay.
Với những đặc trưng riêng như vậy và để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm, Nhà máy xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng loại sản phẩm sản xuất ra ở cuối quy trình sản xuất.
Cụ thể đối tượng tính giá thành sản phẩm của Công ty được xác định là:
Từng loại máy biến áp với cùng loại cấp điện áp;
Các loại dây cáp nhôm, cáp thép
2.5.2 Kỳ tính giá và đơn vị sản lượng tính giá thành sản phẩm.
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức chu kỳ SX sản phẩm, điều kiện cụ thể của Công ty cổ phần Tam Kim và để thuận tiện cho công tác kế toán chi phí và tính giá thành mà kỳ tính giá thành của Công ty được xác định là hàng tháng (kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo).
Tuỳ thuộc vào đối tượng tính giá thành sản phẩm mà đơn vị sản lượng lính giá thành sản phẩm có thể là cái hoặc kg (tấn)
2.5.3 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Để xác định giá thành sản phẩm một cách chính xác thì việc kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ hợp lý chính xác là cực kỳ quan trọng.
Tại Công ty cổ phần Tam Kim do đặc điểm chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất (chiếm từ 72% - 74%), trong khi CPSX, sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ là tương đối ổn định, do vậy Công ty đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Còn các chi phí khác liên quan đến sản xuất sản phẩm được tính hết cho thành phẩm.
Chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ được tính theo công thức:
Chi phí NVL dở + Chi phí NVL phát
Chi phí SPDD = dang đầu kỳ sinh trong kỳ x SP dở dang
cuối kỳ Sản phẩm hoàn + SP dở dang cuối kỳ
thành trong kỳ cuối kỳ
Ví dụ: Tháng 6/2007 Công ty sản xuất 10 máy biến áp công suất 250kVA-10/0,4kV mã số 040311-01-:- 10, cuối tháng hoàn thành xuất xưởng là 08 máy còn dở dang 02 máy. Kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối tháng theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
Chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong tháng được kế toán tổng hợp theo phiếu xuất kho là: 426,449,554đ, chi phí dở dang đầu kỳ bằng không.
Áp dụng công thức trên tính được:
Chi phí SPDD cuối kỳ = 0 + 426,449,554 x 2 = 85,289,911(đ)
theo NVL trực tiếp 8 + 2
2.5.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ việc xác định đối tượng tập hợp chi phí là tập hợp chung cho toàn phân xưởng và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, Công ty tiến hành tính giá thành cho từng loại sản phẩm theo phương pháp giản đơn (phương pháp trực tiếp).
Công thức:
Tổng giá thành = Chi phí SPDD + Chi phí SX phát + Chi phí SPDD
sản phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ
Giá thành Tổng giá thành
đơn vị =
sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Trình tự tính như sau:
Cuối tháng kế toán căn cứ kết quả tập hợp chi phí sản xuất chung cho toàn phân xưởng để phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp cũng được phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành.
Tiêu chuẩn kế toán dùng làm tiêu thức phân bổ là tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng. Như vậy để phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại máy biến áp kế toán tiến hành phân bổ như sau:
Tổng chi phí cần phân bổ x Tiền lương của
Tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất từng loại máy
Sau đó kế toán tiến hành tính giá thành của các sản phẩm hoàn thành và lập bảng tính giá thành sản phẩm.
Cụ thể: Tháng 6 năm 2007 :
Tiền lương khoán của công nhân trực tiếp sản xuất 10 máy biến áp 250kVA-10/0,4kV là: 18,000,000 đ
Căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng- bảng kê số 4 dòng, tổng tiền lương của phân xưởng biến áp là: 1,725,383,000đ. Ta tính được chi phí sản xuất chung phân bổ trong tháng cho 10 máy biến áp 250kVA-10/0,4kV như sau:
- Chi phí nhân viên phân xưởng:
48,584,181 x 18,000,000 = 506,853( đ)
1,725,383,000
Chi phí khấu hao TSCĐ:
396,414,290 x 18,000,000 = 4,135,579(đ)
1,725,383,000
Chi phí dịch vụ mua ngoài:
258,807,450 x 18,000,000 = 2,700,000(đ)
1,725,383,000
Chi phí bằng tiền khác:
195,796,113 x 18,000,000 = 2,042,636(đ)
1,725,383,000
Chi phí sản xuất kinh doanh phụ:
337,659,600 x 18,000,000 = 3,522,622(đ)
1,725,383,000
Vậy tổng chi phí sản xuất chung cho 10 máy biến áp là:
506,853 + 4,135,579 + 2,700,000 + 2,042,636 + 3,522,622 = 12,907,690(đ)
Áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn, kế toán tiến hành tính giá thành cho 10 máy biến áp như sau:
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ:
0
Giá trị phát sinh trong kỳ:
Trong đó:
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương
Bảo hiểm
Chi phí sản xuất chung
Giá trị PX Cơ điện phục vụ chuyển sang
458,577,244
426,449,554
19,220,000
18,000,000
1,220,000
12,907,690
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ:
85,289,911
Tổng giá thành của 8 máy = Giá trị SPDD + Giá trị phát - Giá trị SPDD
biến áp hoàn thành đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ
Tổng giá thành của 8 máy biến áp hoàn thành:
0 + (426,449,554 + 19,220,000 + 12,907,690) – 85,289,911 = 373,287,333(đ)
Giá thành đơn vị của = 373,287,333 = 46,660,917(đ)
01 máy biến áp 8
PHẦN III.
NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI
PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
CỦACÔNG TY CỔ PHẦN TAM KIM
3.1 Một số nhận xét vê công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
3.1.1 Ưu điểm.
Về bộ máy tổ chức của phòng đơn giản gọn nhẹ, đội ngũ kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng, nhiệt tình trong công việc, cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết cho nhà quản trị.
Về hình thức kế toán: Công ty sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ nên việc tập hợp và hệ thống hóa nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên có của tài khoản, kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đó theo các tài khoản đối ứng nợ, kết hợp với việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống các nghiệp vụ. Theo nội dung kinh tế, kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong một quá trình ghi chép sử dụng các mẫu sổ in sẵn, các quan hệ đối ứng TK chi tiết quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
Đối tượng tập hợp chi phí trên góc độ toàn doanh nghiệp nên việc đánh giá về tổng chi phí của kỳ này so với kỳ trước tương ứng với tỷ lệ sản xuất sản phẩm có thể so sánh được dễ dàng. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng nên việc tính toán không có sự trùng lặp.
Hệ thống tài khoản theo dõi và sử dụng đúng như yêu cầu và chế độ ban hành của Bộ Tài chính. Các bảng biểu, sổ theo dõi có hệ thống nghiêm ngặt nhất là phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên, phù hợp với quy trình sản xuất và yêu cầu quản lý các công ty.
Cùng với sự đổi mới của cơ chế thị trường và những quy định về chế độ kế toán có độ chính xác và tin cậy cao. Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty nhìn chung là đi vào nề nếp và luôn đổi mới.
3.1.2 Nhược điểm
Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Vật liệu điện và dụng cụ cơ khí có nhiều ưu điểm, song bên cạnh đó một số hạn chế còn tồn tại đó là:
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất của Công ty được xác định trên góc độ toàn doanh nghiệp. Chính vì việc xác định đối tượng tập hợp như vậy nên không xác định được địa điểm phát sinh chi phí. Trong khi đó, chi phí sản xuất sản phẩm cần phải xác định chi phí tập hợp cho từng địa điểm phát sinh theo phân xưởng. Một hạn chế nữa của kế toán xác định sản phẩm dở dang trong kỳ: mặt hạn chế của việc xác định sản phẩm dở dang trong các công đoạn tái chế biến chỉ tính thuốc qua cân trộn và que hàn que áp trên dàn, còn ở những công đoạn khác thì lại tính bù trừ tức là số sản phẩm đã qua chế biến ở các công đoạn, loại trừ số sản phẩm đã chế biến này vào giảm xuất vật liệu..
3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện công tác kế toán.
Đảm bảo tôn trọng cơ chế tài chính, nguyên tắc, chế độ kế toán của nhà nước ban hành. Trên cơ sở đó áp dụng vào Công ty sao cho phù hợp yêu cầu quản lý và quy trình công nghệ sản xuất. Tập hợp chi phí sản xuất đúng với từng đối tượng chi phí.
Phương pháp tính giá thành phải tính đúng, đủ. Để cung cấp thông tin cho nhà quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Trên cở sở đó, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữa kỳ trước và kỳ sau hoặc giữa giá kế hoạch và giá thực tế để so sánh, phân tích, đánh giá. Từ đó rút ra được phương án kinh doanh tối ưu nhất.
Trong lĩnh vực sản xuất, việc hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm là một phần hành kế toán gần như mang tính chủ chốt của toàn bộ công tác hạch toán kế toán và xác định kết quả kinh doanh. Bởi hạch toán chi phí là cả quá trình phản ánh các hao phí về vật chất, về lao động sống và lao động vật hoá bằng các phương pháp kế toán. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành là hai quá trình có quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời, vì hạch toán chi phí chính xác sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được hệ thống giá thành hợp lý, nhằm làm cơ sở đúng đắn cho việc định giá bán của sản phẩm.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều công ty sản xuất thiết bị điện, các công ty này đều chiếm lĩnh một vị trí nhất định. Đối mặt với sự cạnh tranh này, công ty thiết bị điện Tam Kim đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, hầu như chất lượng sản phẩm của các công ty khác trong cơ chế thị trường hiện nay đều rất tốt và được quản lý bằng hệ thống chất lượng ISO 9002, vì vậy để cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác, để đững vững và phát triển công ty cổ phần Tam Kim luôn luôn phải chú trọng đến việc hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nhằm tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm để có được chiến lược xây dựng hệ thống giá bán hợp lý sao cho sản phẩm của công ty vừa có chất lượng tốt, giá thành rẻ. Vừa tăng khả năng cạnh tranh trong nước vừa mở rộng thị trường ra nước ngoài, đưa sản phẩm của công ty đến với các nước trên thế giới và luôn luôn theo kịp quá trình hội nhập kinh tế của đất nước.
3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.
Một là: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất.
Để tổ chức kế toán đúng, hợp lý, chính xác chi phí sản xuất và tính đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí giá thành, tổ chức kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các chi phí phát sinh ở Công ty nói chung và ở từng bộ phận nói riêng. Việc trước tiên phải xác định được đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý cũng như quy trình công nghệ sản phẩm của công ty. Khi xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trước hết phải căn cứ vào địa điểm phát sinh. Trong khi đó, tại Công ty cổ phần Tam Kim xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chỉ căn cứ vào mục đích sử dụng bỏ qua căn cứ vào địa điểm phát sinh chính vì thế mà mọi chi phí phát sinh trong thời kỳ không xác định được rõ ràng về thời gian địa điểm, tức là không phân biệt được sự tăng giảm và chi phí của từng phân xưởng sản xuất phải tập hợp đủ, đúng đối tượng, phải biết phân tích đánh giá từng hiệu quả của chi phí sản xuất thông qua việc tính giá thành sản phẩm của từng kỳ sản xuất. Nhiệm vụ của kế toán còn phải phản ánh đích thực của từng đối tượng tập hợp chi phí, hướng tới của công ty nên xác định lại đối tượng tập hợp chi phí để biết rõ nguồn gốc phát sinh chi phí để từ đó đánh giá và điều chỉnh kịp thời. Dựa vào đặc điểm và quy trình công nghệ sản xuất dây cáp. Đối với các phân xưởng sản xuất nên tập hợp chi phí theo từng phân xưởng vì ở đây các phân xưởng sản xuất có tính chất và đặc thù rât khác nhau. Hầu như mọi chi phí phát sinh ban đầu tập trung chủ yếu ở phân xưởng cắt chất bọc, đây là phân xưởng chế biến ban đầu nên trong quá trình sản xuất phát sinh nhiều chi phí do nhiều nguyên nhân khách quan như có kỳ do nguyên vật liệu cung cấp về phẩm chất, chất lượng kém, đòi hỏi việc xử lý, chế biến phải mất nhiều công hơn, hơn nữa mức tiêu hao vật tư sẽ thay đổi theo nên chi phí sẽ tăng và ngược lại. Do vậy kế toán phải theo dõi chi tiết chặt chẽ mọi chi phí phát sinh ở từng công đoạn cụ thể, xác định địa điểm phát sinh chi phí, việc xác định này căn cứ vào mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng công đoạn, từng đối tượng, kế toán phải tính toán để giảm hi phí về vật tư, tiền lương.
Hai là : Kế toán xác định sản phẩm dở dang.
Việc tính giá thành phẩm đúng và khách quan sẽ phụ thuộc một phần lớn vao việc đánh giá sản phẩm dở dang. Do vậy khi đánhh giá sản phẩm dở dang phải xác định được mức độ hoàn thành của từng loại sản phẩm dở dang của từng giai đoạn chế biến. Đồng thời vận dụng các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cho phù hợp.
Về việc kế toán xác định sản phẩm dở dang : Căn cứ vào quy trình sản xuất dây cáp như đã trình bày ở trên. Quy trình đó có rất nhiều công đoạn và mỗi công đoạn phải chế tạo rất nhiều loại vật liệu khác nhau. Trong quá trình sản xuất ở cuối mỗi kỳ kế toán, số nguyên liệu này tồn tại ở các công đoạn khác nhau đều có và với số lượng có kỳ nhiều, có kỳ ít. Do vậy, để xác định đúng và chính xác, hợp lý của từng đồng chi phí bỏ ra và để xác định chi phí của từng kỳ cần phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang ở tất cả các công đoạn sản xuất. Có như vậy chi phí phát sinh trong kỳ mới phản ánh đầy đủ và đúng được. Để xác định được là bao nhiêu phải căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật của công ty. Căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành ở từng công đoạn. Căn cứ vào định mức kỹ thuật.
KẾT LUẬN
Tìm hiểu thực tế là một giai đoạn rất quan trọng giúp cho sinh viên được thử nghiệm những kiến thức đã được tiếp thu qua bài giảng của nhà trường và hệ thống hóa thực tế về công tác kế toán.
Toàn bộ những nội dung lý luận và thực tiễn đã đề cập đến trong chuyên đề tốt nghiệp đã chứng minh chỉ tiêu chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có ý nghĩa và vai trò đặc biệt đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung và mỗi doanh nghiệp sản xuất nói riêng.
Thời gian thực tập ở Công ty cổ phần Tam Kim em nhận thấy công tác tập hợp chi phí sản xuất của Công ty đã đáp ứng phần lớn yêu cầu quản lý.
Những phân tích và ý kiến đề xuất trong chuyên đề này. Với góc độ nhìn của một sinh viên kế toán, trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế về sản xuất kinh doanh xây lắp còn ít ỏi do vậy khó tránh khỏi những thiếu sót.
Em hy vọng những ý kiến đưa ra trong chuyên đề này có ý nghĩa về mặt lý luận và có tính khả thi trong thực tế.
Quá trình thực tập em nhận được sự giúp đỡ của phòng kế toán và lãnh đạo Công ty cùng sự chỉ bảo của thầy cô giáo hướng dẫn trong bộ môn kế toán
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Lê Kim Ngọc và Ban lãnh đạo cùng tập thể cán bộ Công ty cổ phần Tam Kim đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
MỤC LỤC.
Lời nói đầu..........1
Phần I. Tổng quan về công ty cổ phần Tam kim. ....2
Quá trình hình thành và phát triển của công ty. .2
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của công ty.3
Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty. .5
1.2.1 Ban giám đốc của công ty ....6
1.2.2 Các phòng ban của công ty ......8
Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. ..10
1.3.1 Các phân xưởng sản xuất chính .10
1.3.2 Các phân xưởng sản xuất phụ 12
Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. ..12
1.4.1 Đặc điểm bộ máy kế toán ..13
1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán .13
1.4.3 Sơ đồ tổ chức hệ thống kế toán của công ty ...15
Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại công ty. ...15
1.5.1 Chế độ kế toán và chính sách kế toán áp dụng ..15
1.5.2 Tình hình vận dụng chế độ chứng từ, sổ sách kế toán16
Phần II. Thực trạng kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Tam Kim .......17
2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh tác động đến công tác kế toán chi phí sản xuất kinh doanh của công ty. ...17
2.2 Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty. ...18
2.3 Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất. ....18
2.4 Kế toán chi phí sản xuất. ...19
2.4.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .19
2.4.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .24
2.4.3 Kế toán chi phí sản xuất chung ...28
2.4.4 Hạch toán phân bổ chi phí sản xuất phụ cho các đối tượng ...34
2.4.5 Tổng hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm ......37
2.5 Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm tại công ty. ...40
2.5.1 Xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm. 40
2.5.2 Kỳ tính giá thành và đơn vị sản lượng tính giá thành sản phẩm.41
2.5.3 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ.41
2.5.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm..............................................42
Phần III. Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần Tam Kim. .45
3.1 Một số nhận xét về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ...45
3.1.1 Ưu điểm .45
3.1.2 Nhược điểm ....46
3.2 Yêu cầu của việc hoàn thiện về công tác kế toán ........46
3.2.1 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty ...47
Kết luận. ....50
Mục lục...51
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHÒNG KẾ TOÁN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6628.doc