Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và phát triên nông thôn Phú Thọ

Phòng kế hoạch - kỹ thuật: là phòng tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo công ty marketting, dự báo, lập và báo cáo kế hoạch, quản lý kỹ thuật và công nghệ, lập hồ sơ dự án, lập hồ sơ đấu thầu, quản lý kỹ thuật thi công là chất lượng công trình, chất lượng sản phẩm sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng; quản lý biện pháp, quản lý tiến độ, các chương trình sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng; quản lý kỹ thuật, biện pháp thi công an toàn lao động và vệ sinh lao động; hoạch định xây dựng chiến lược phát triển và tổ chức thực hiện chương trình ứng dụng công nghệ mới, kỹ thuật mới trong toàn công ty.

doc64 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và phát triên nông thôn Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15.000 15.000 850 12.750.000 02 Đá M3 115 115 85.000 9.775.000 Cộng 22.525.000 (Viết bằng chữ: Hai mươi hai triệu, năm trăm hai mươi lăm nghìn đồng chẵn) Xuất, ngày 02 tháng 12 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Thủ kho Người nhận hàng Ký ký ký ký (Ghi họ tên) ( Ghi họ tên) (Ghi họ tên) (Ghi họ tên) Trường hợp NVL trực tiếp mua về không qua kho mà vận chuyển thẳng đến chân công trình, công ty không tiến hành lập phiếu nhập, phiếu xuất mà khi vật liệu về tới nơi thi công thì thủ kho, đội trưởng và phụ trách cung tiêu ký vào mặt sau của hóa đơn do bên bán giao cho. Hóa đơn đó được chuyển về phòng kế toán cho kế toán vật tư nhập liệu. Các loại vật liệu phụ như: cọc tre, các chất phụ gia, củi đốt, biển báo, các loại công cụ sản xuất có giá trị nhỏ như: cuốc, xẻng, xà beng, búakhi mua một phần hạch toán trực tiếp vào TK621 (nếu mua tại chân công trình), một phần nhập kho rồi mới xuất cho công trình sử dụng (nếu mua tại công ty). ở phòng kế toán căn cứ vào các phiếu xuất kho tiến hành tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình. Việc phân bổ chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ do chương trình kế toán máy tiến hành, kế toán vật tư chỉ việc khai báo thông số phân bổ. Trình tự kế toán máy về chi phí nguyên vật liệu: Với các nguyên tắc và phương pháp hạch toán nêu trên, trình tự kế toán máy của công ty được thể hiện như sau: Khi có chứng từ xuất NVL cho sản xuất (mẫu số 02-VT), kế toán sẽ nhập số liệu theo trình tự: Trên thanh menu chính bạn chọn mục Dữ liệu và chọn chứng từ kế toán (Mẫu ), một cửa sổ nhập dữ liệu hiện ra. Kích chuột vào nút Thêm sau đó bạn nhập lần lượt số chứng từ, ngày chứng từ, nội dung, đối tượngvv... Gõ số chứng từ vào ô số chứng từ, tại các ô Tài khoản Nợ, Tài khoản Có bạn gõ số tài khoản hoặc nếu không muốn gõ bạn có thể kích chuột vào mũi tên bên phải và chọn số tài khoản, ngoài ra bạn cũng có thể bấm vào nút có ký hiệu 3 chấm bên cạnh và bảng tài khoản sẽ hiển thị, sau khi đã định khoản xong bạn nhập số tiền của bút toán trên vào ô số Tiền. Muốn nhập chi tiết của một tài khoản bạn nhấp vào nút có 3 chấm, bảng các chi tiết sẽ hiển thị và bạn có thể chọn một chi tiết nào đó. Nếu bạn muốn định khoản một chứng từ kép bạn kích chuột vào nút Kép, chương trình sẽ gữi nguyên các nội dung mà bạn đã nhập bạn chỉ việc nhập bút toán thứ 2 và số tiền của định khoản kép. Chú ý: nếu bỏ dấu tích vào ô chứng từ kép thì nút Kép sẽ trở thành chức năng lọc chứng từ kép. Muốn sửa một chứng từ đã nhập, bạn phải đưa thanh sáng đến tài khoản đó và kích chuột vào nút sửa, tương tự như vậy muốn xóa một chứng từ bạn cũng phải đưa thanh sáng vào chứng từ đó và kích chuột vào nút xóa, - Đối với việc nhập liệu các chứng từ kế toán khác cũng tương tự như trên. Sau khi kế toán vật tư nhập liệu, căn cứ vào thông tin kế toán được nhập, chương trình kế toán máy xử lý và kết xuất ra toàn bộ báo biểu bao gồm sổ chi tiết, mẫu biểu liên quan đến thông tin đã nhập như: sổ chi tiết TK621, Sổ cái TK 621, sổ nhật ký chung và các sổ có liên quan Từ chứng từ xuất vật liệu chương trình kế toán máy sẽ ghi vào sổ chi tiết TK 621 Từ sổ chi tiết TK 621(chi tiết theo các công trình) kế toán tập hợp vào sổ tổng hợp chi tiết TK 621 và vào sổ cái tài khoản 621. Từ sổ tổng hợp chi tiết chương trình kế toán máy sẽ tự động chạy vào sổ giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp, và vào Bảng phân tích chi phí sản xuất, doanh thu, giá thành sản phẩm tiêu thụ . Biểu số 2.2.2:Công ty cổ phần XD & PTNT Phú Thọ Sổ chi tiết tài khoản Trong tháng 12 năm 2007 Tài khoản: 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tên đối tượng: 005006 – Công trình Trạm bơm Hoàng Hanh Chứng từ Trích yếu TK ĐƯ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Số CT Ngày CT Nợ Có Nợ Có 112 12/12 Hạch toán chi phí nvl 1388 22.525.000 22.525.000 113 12/12 Kết chuyển chi phí NVLTT 154 22.525.000 Cộng 22.525.000 22.525.000 Ngày 29 tháng 12 năm2007 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Người lập (kí, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Biểu số 2.2.3: Trích Sổ nhật ký chung Tháng 12 năm 2007 Ngày GS Số CT Ngày CT Diễn giải TK Nợ TK có Số tiền Nợ Số tiền Có 01/12 82 01/12 Phân bổ tiền thuê cốt pha T12/07 Ctr: Nam dư 126.754.600 126.754.600 Tạm ứng 141 123.187.600 Chi phí chờ kết chuyển 1422 123.187.600 Chi phí NVL trực tiếp 621 3.567.000 Chi phí chờ kết chuyển 1422 3.567.000 .. . . .. . . . 31/12 3H.2 31/12 Thuế VAT đầu vào T12/07 Ctr: chung cư HVKTQS 1.273.376.942 1.273.376.942 Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV 1331 11.633.332 Phải trả cho bên nhận thầu 3312 11.633.332 Sản phẩm dở dang-CPNVLTT 1541 143.877.249 Chi phí NVLTT 621 143.877.249 Sản phẩm dở dang- NCTT 1542 167.880.000 Chi phí NCTT 622 167.880.000 Sản phẩm dở dang-chi phí máy 1543 15.505.571 Chi phí sử dụng máy 623 15.505.571 Sản phẩm dở dang-CPSXC 1544 21.632.000 Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 21.632.000 Sản phẩm dở dang-CPSXC 1544 245.985 Chi phí bằng tiền khác 6278 245.985 Phải trả cho bên nhận thầu 3312 360.000.000 Tạm ứng 141 360.000.000 Phải trả công nhân viên 334 203.462.000 Phải trả cho bên nhận thầu 3312 203.462.000 Chi phí NVLTT 621 143.877.249 Phải trả cho bên nhận thầu 3312 143.877.249 Chi phí nhân công trực tiếp 622 167.880.000 Phải trả công nhân viên 334 167.880.000 Chi phí sử dụng máy 623 1.555.571 Phải trả cho bên nhận thầu 3312 1.555.571 Chi phí sử dụng máy 623 13.950.000 Phải trả công nhân viên 334 13.950.000 Chi phí nhân viên phân xưởng 6271 21.632.000 Phải trả công nhân viên 334 21.632.000 Chi phí bằng tiền khác 6278 245.985 Phải trả cho bên nhận thầu 3312 245.985 . . .. . .. Tổng cộng cuối trang 39.841.704.401 39.841.704.401 2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí nhân công là khoản chi phí trực tiếp ở công ty. Trong điều kiện máy móc thi công chưa đáp ứng được hoàn bộ nhu cầu sử dụng của công ty thì khoản mục chi phí nhân công vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành công trình xây dựng. Do đó, việc hạch toán đúng, đủ, chi phí nhân công có ý nghĩa quan trọng trong việc tính lương, trả lương chính xác kịp thời cho người lao động. Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp của công ty bao gồm: tiền lương chính, lương phụ, phụ cấpđược hạch toán vào TK622 – chi phí nhân công trực tiếp. Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức hợp đồng không thời hạn (với công nhân trong danh sách) và hợp đồng có thời hạn (với công nhân ngoài danh sách) đối với lao động trực tiếp sản xuất. Đối với các hợp đồng có thời hạn, tùy theo tiến độ thi công của từng công trình mà đội xây dựng chủ động thuê, đưa về công ty để ký hợp đồng lao động và an toàn lao động. Đồng thời, công ty áp dụng hai hình thức trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất là: lương trả theo thời gian và tiền lương trả theo sản phẩm. Cụ thể: hàng ngày tổ trưởng tổ sản xuất có nhiệm vụ theo dõi chấm công cho từng công nhân trong ngày, ghi vào các ngày tương ứng với các cột (từ cột 01 đến cột 31), theo các ký tự quy định ở bảng chấm công. Tổ trưởng sản xuất còn theo dõi thời gian sản xuất của từng công nhân phục vụ thi công cho từng công trình, hạng mục công trình cụ thể trong tháng ghi vào nhật ký làm việc (Đặc biệt khi các đội sản xuất trong tháng đảm nhận thi công nhiều công trình, hạng mục công trình khác nhau). Cuối tháng, phó giám đốc công ty phụ trách thi công hoặc đội trưởng sản xuất cùng với phòng kế hoạch kỹ thuật viên công trình tiến hành nghiệm thu khối lượng xây lắp làm trong tháng sau khi xem xét tài liệu, bản vẽ hồ sơ và kiểm tra xác minh tại hiện trường. Trên cơ sở đó đội sản xuất sẽ lập bảng sản lượng cho từng tháng có chi tiết từng công việc đã thực hiện theo ba yếu tố chi phí là: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công. Căn cứ vào bảng sản lượng từng tháng của đội sản xuất báo về phòng tổ chức hành chính, phòng tổ chức hành chính sẽ xác định chi phí nhân công trong trị giá khối lượng xây lắp là bao nhiêu. Tiền lương của toàn đội sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. Sau khi trừ đi chi phí tiền lương trả cho bộ phận gián tiếp sản xuất, qũy lương còn lại được chia cho bộ phận trực tiếp sản xuất khác. Chi phí nhân công được chia cho từng tổ sản xuất sẽ căn cứ vào khối lượng công việc thực hiện được trong tháng của từng tổ sản xuất. Khối lượng công việc thực hiện được của từng tổ sản xuất do cán bộ kỹ thuật theo dõi ghi vào sổ theo dõi khối lượng công việc hoàn thành. Tại các tổ sản xuất, căn cứ vào tổng số tiền lương chia cho số lao động trong tổ, khối lượng công việc của từng người lao động thực hiện để tiến hành bình xét lương cho từng công nhân và ghi vào bảng chia lương tháng. Riêng đối với nhân công thuộc diện lao động theo hợp đồng thời vụ thì tiền lương chi trả cho họ phải có sự thỏa thuận trước trong hợp đồng kinh tế nội bộ giữa đội sản xuất với người lao động làm thời vụ (khi họ đã hoàn thành khối lượng công việc giao khoán đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu ghi trong hợp đồng đã ký). L­¬ng thêi gian = Møc l­¬ng b×nh qu©n 1 ngµy Sè ngµy h­ëng l­¬ng thêi gian x Cách tính lương ở công ty: Mức lương bình quân một ngày của mỗi công nhân ở mỗi tổ có sự khác biệt L­¬ng s¶n phÈm = Sè l­îng s¶n phÈm x §¬n gi¸ l­¬ng s¶n phÈm phụ thuộc vào khối lượng, mức độ công việc của người công nhân thực hiện. Ngoài ra còn có các khoản phụ cấp khác như nghỉ phép, đi học (hưởng 100% lương cơ bản) được xác định = số ngày công ngừng vắng x Mức hưởng lương cơ bản bình quân 1 ngày Møc l­¬ng b×nh qu©n 1 ngµy L­¬ng b¶n 22 ngµy = Trong đó: Các khoản phụ cấp lương cũng được tính vào TK622, còn khoản ăn ca thì đựơc hạch toán vào TK6278 – chi phí chung bằng tiền khác. Sau khi tiến hành tính lương và lập bảng thanh toán lương, đội trưởng gửi bảng thanh toán lương về phòng giám đốc để duyệt. Sau đó mới thực hiện trả lương cho công nhân sản xuất. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương (đã có chữ ký của người nhận) do đội trưởng các đội chuyển về, kế toán tiền lương tiến hành nhập liệu vào máy theo trình tự sau: Trên thanh menu chính bạn chọn mục Dữ liệu và chọn chứng từ kế toán, một cửa sổ nhập dữ liệu hiện ra. Kích chuột vào nút Thêm sau đó bạn nhập lần lượt số chứng từ, ngày chứng từ, đối tượng..v..v... Phần nội dung bạn gõ vào là: thanh toán tiền lương cho công nhân sản xuất trực tiếp. Gõ số chứng từ vào ô số chứng từ, tại các ô tài khoản Nợ, tài khoản Có bạn gõ số tài khoản hoặc nếu không muốn gõ bạn có thể kích chuột vào mũi tên bên phải và chọn số tài khoản, ngoài ra bạn cũng có thể bấm vào nút có ký hiệu 3 chấm bên cạnh và bảng tài khoản sẽ hiển thị, ghi Nợ TK 622 , ghi Có TK 334, sau khi đã định khoản xong bạn nhập số tiền của bút toán trên vào ô số tiền. Muốn nhập chi tiết của một tài khoản bạn nhấp vào nút có 3 chấm, bảng các chi tiết sẽ hiển thị và bạn có thể chọn một chi tiết nào đó. Đối với lao động ngoài danh sách (hợp đồng thời vụ) khi có công trình, công ty thuê lao động tự do thì các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ công ty đều không tiến hành trích mà tính toán hợp lý trong đơn giá nhân công trả trực tiếp cho người lao động. Sau khi kế toán tiền lương nhập liệu, căn cứ vào thông tin kế toán được nhập, chương trình kế toán máy xử lý và kết xuất ra toàn bộ báo biểu gồm sổ nhật ký chung, sổ chi tiết, mẫu biểu liên quan đến thông tin đã nhập, như: sổ chi tiết tài khoản 622, sổ tổng hợp chi tiết TK622, sổ cái TK622, các sổ liên quan khác 2.4 Kế toán chi phí sử dụng máy thi công: Là doanh nghiệp xây lắp nên công ty cổ phần xây dựng nông thôn Phú Thọ có nhu cầu sử dụng máy thi công rất lớn. Trong điều kiện sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, để đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng công trình, công ty đã tiến hành tăng cường máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình thi công và xây dựng các công trình trong một tháng, nên để việc quản lý có hiệu quả và tiết kiệm, các đội sản xuất có nhu cầu sử dụng máy thi công cần lập kế hoạch sử dụng và lập phiếu yêu cầu về công ty. Căn cứ vào phiếu yêu cầu của đội, Ban vật tư thiết bị sẽ chuyển máy thi công cho các đội có nhu cầu. Trong trường hợp công ty không đáp ứng được nhu cầu, các đội xây dựng có thể thuê máy ngoài hoặc qua công ty ký hợp đồng thuê máy. Đối với các máy móc nhỏ như: máy trộn vữa, máy dùi, máy vạch thẳng.công ty vẫn trực tiếp quản lý (cụ thể ban vật tư thiết bị quản lý) và chỉ giao cho các đội sử dụng. Chi phí sử dụng máy thi công ở Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ bao gồm: a) Chi phí nhân công sử dụng máy thi công: Là khoản lương phải trả cho lái máy. Nó được theo dõi theo từng tổ đội sản xuất trong từng tháng. Chứng từ liên quan là phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công, bảng tổng hợp nhân công máy. Biểu số 2.4.1: Phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công Tháng 10\2007. Máy lu: 8 tiếng Ngày Người điều khiển Đối tượng sử dụng Nội dung công việc Số giờ chạy Loại xe, máy 1 Lê Văn Hùng HV KTQS Lu đường 8 Xe lu 19H-1628 .. 31 .. 8 Cộng Từ bảng thanh toán lương, kế toán tiến hành nhập định khoản: Nợ TK 623 Có TK liên quan . Biểu số 2.4.2: Bảng tổng hợp nhân công máy + Gián tiếp Công trình: Trạm bơm hoàng hanh Từ tháng 10/2007 đến tháng 12/2007 Số TT Ngày tháng Nhân công máy Nhân công gián tiếp Cộng lương gián tiếp TK623 TK6271 TK6278 5 Tháng 10/2007 3.585.400 6.486.103 1.450.000 7.936.103 6 Tháng 11/2007 3.585.400 6.486.103 1.450.000 7.936.103 7 Tháng 12/2007 3.585.400 6.486.103 1.450.000 7.936.103 Cộng 10.756.200 19.458.309 4.350.000 23.808.309 Ngày ...tháng...năm 2007 Đội trưởng Kế toán Người lập biểu (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) (Kí, họ tên) b) Kế toán nguyên vật liệu phục vụ máy thi công: Là khoản chi phí liên quan đến quá trình sử dụng máy thi công. Nó được theo dõi chi tiết cho từng tổ, đội sản xuất, từng công trình, hạng mục công trình. Chứng từ liên quan là phiếu xuất nguyên vật liệu (mẫu giống phiếu xuất NVL trực tiếp). Chi phí máy thi công là chi phí do ban vật tư thiết bị trực tiếp quản lý thì trình tự kế toán máy được thực hiện như sau: Căn cứ vào chứng gốc (cụ thể trong trường hợp này là phiếu xuất kho) đã có trong máy do Ban vật tư thiết bị chuyển xuống, kế toán tiến hành nhập định khoản: Nợ TK623 Có TK liên quan .. c) Chi phí công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế phục vụ máy thi công: Chứng từ liên quan là hóa đơn đỏ, phiếu xuất kho công cụ dụng cụ, phụ tùng thay thế. Từ đó kế toán chỉ viêc nhập định khoản Nợ TK623 Có TK liên quan .. d) Chi phí khấu hao máy thi công: Là khoản chi phí chi ra để bù đắp phần giá trị hao mòn trong quá trình sử dụng máy. Chi phí khấu hao máy thi công được theo dõi chung tại công ty. Căn cứ vào số giờ máy chạy ghi trên “phiếu theo dõi hoạt động của máy thi công”, kế toán TSCĐ tiến hành phân bổ khấu hao cho từng đối tượng sử dụng. Sau đó ghi vào bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ để làm căn cứ ghi sổ. Tương tự đối với chi phí mua ngoài phục vụ máy thi công và chi phí phục vụ máy thi công khác kế toán căn cứ vào hóa đơn đỏ để nhập liệu. Căn cứ vào: Bảng tổng hợp nhân công máy + gián tiếp (Biểu số 10) kế toán nhập liệu vào máy. Sau khi nhập liệu và lưu vào máy sẽ chuyển số liệu vào sổ chi tiết TK623, sổ tổng hợp chi tiết TK623, sổ giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp Biểu số 2.4.3 Sổ chi tiết tài khoản Trong tháng 11 năm 2007 Tài khoản: 623 - Chi phí sử dụng máy Tên đối tượng: 005006 –. Chứng từ Trích yếu TK đối ứng Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Số CT Ngày CT Nợ Có Nợ Có 005006 – C.tr nhà chung cư HVKT QS 3H.2 31/10/07 K/C CP máy DD T10/07C.tr chung cư HVKTQ S 1543 14.725.341 14.725.341 3H.2 31/10/07 Nhân công phải trả T10/07 Ctr chung cư HVKTQS 334 13.950.000 775.341 3H.2 31/10/07 Chi phí vật máy T10/07 Ctr chung cư HVKTQS 3312 775.341 3H.2 31/10/07 K/C CP máy DDT10/07 Ctr: chung cư HVKTQS 1543 780.230 780.230 3H.2 31/10/07 Chi phí máy T10/07 Ctr: chung cư HVKTQS 3312 780.230 Tổng cộng:005006-Ctr nhà chung cư HVQS 15.505.571 15.505.571 Ngày...tháng...năm.2007.. Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (kí, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí nhân viên quản lý đội, công trình, chi phí nhân viên phân xưởng (chi tiết TK 6271) Chi phí này bao gồm lương chính, các khoản phụ cấp cho nhân viên quản lý đội, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích trên tiền lương của công nhân trong danh sách, công nhân sử dụng máy thi công, bộ phận gián tiếp của công ty. Công ty thực hiện các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ là 25% trên lương cơ bản trong đó 6% khấu trừ vào lương của công nhân viên, 19% vào chi phí nhân công trực tiếp chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. Cụ thể: 15% BHXH, 2% BHYT, 2% KPCĐ tính trên tiền lương cơ bản của công nhân viên trong danh sách. Dựa vào bảng thanh toán lương (bộ phận gián tiếp) kế toán tiến hành nhập liệu sau đó máy sẽ chạy vào sổ chi tiết TK6271 Căn cứ vào sổ chi tiết tập hợp cho từng công trình máy sẽ chuyển số liệu vào sổ tổng hợp chi tiết TK6271. Từ sổ tổng hợp chi tiết TK6271 số liệu được chuyển vào sổ cái TK627, sổ tính giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp, Biểu số 2.5.1 Sổ chi tiết tài khoản Trong tháng 12 năm 2007 Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng Tên đối tượng: Công trình Chứng từ Trích yếu TK đối ứng Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Số CT Ngày CT Nợ Có Nợ Có 005006 – C.tr nhà chung cư HVKT QS 3H.2 31/12/07 K/C CP chung DD T5 Ctr: 1544 21.632.000 21.632.000 3H.2 31/12/07 CPNCTT Ctr: 334 21.632.000 Tổng cộng: 21.632.000 21.632.000 Ngày...tháng...năm2007 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (kí, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Chi phí dụng cụ sản xuất (chi tiết TK6273) thuộc loại này gồm có: cuốc, xà beng, xô, búa,dù là công cụ có giá trị lớn hay nhỏ thì thủ tục xuất kho cũng tương tự như thủ tục xuất dùng nguyên vật liệu trực tiếp. Sau khi có phiếu xuất kho và được nhập liệu vào máy, chương trình sẽ chạy vào sổ chi tiết TK6273. Căn cứ vào sổ chi tiết tập hợ cho từng công trình máy sẽ chuyển số liệu vào sổ tổng hợp chi tiết TK6273, sổ cái TK627, Chi phí khấu hao TSCĐ (chi tiết TK6274) Trong quá trình thi công, TSCĐ bị hao mòn dần. Trích khấu hao là tính vào chi phí một phần hao mòn của TSCĐ để tạo nguồn tái sản xuất cho TSCĐ đó. Theo em công ty tính và phân bổ khấu hao theo phương pháp tuyến tính Møc trÝch khÊu hao b×nh qu©n = Nguyªn gi¸ TSC§ Sè n¨m khÊu hao Tỉ lệ khấu hao TSCĐ được công ty thực hiện theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. Trong tháng, công trình nào sử dụng TSCĐ của công ty thì số khấu hao TSCĐ sẽ được tính vào chi phí của công trình, hạng mục công trình đó. Việc trích khấu hao được thực hiện hoàn toàn thông qua chương trình kế toán máy đã cài đặt sẵn. Khi có các nghiệp vụ tăng TSCĐ, kế toán TSCĐ chỉ cần nhập nguyên giá và số năm sử dụng, sau đó máy sẽ tự động tính và phân bổ khấu hao. Còn khi có nghiệp vụ giảm TSCĐ, máy sẽ tự động thôi tính khấu hao. Như vậy, khi tính và trích khấu hao máy sẽ tự động tính và ghi vào sổ chi tiết TK6274 của công trình sử dụng TSCĐ đó. Căn cứ vào sổ tổng hợp chi tiết tập hợp cho từng công trình máy sẽ chuyển số liệu vào sổ tổng hợp chi tiết TK6274, sổ cái TK6274, Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm tiền điện, nước, điện thoại, và dịch vụ mua ngoài khác. Do đặc tính công ty là các đội thi công ở cách biệt nhau, mỗi đội một địa điểm nên chi phí sản xuất chung của mỗi đội là rõ ràng, riêng biệt cuối tháng không phải tính toán phân bổ tiền điện, điện thoại, nước và các chi phí sản xuất chung khác. Các chứng từ liên quan đến chi phí mua ngoài dùng làm căn cứ để nhập liệu là các hóa đơn đỏ. Sau khi kế toán nhập liệu, số liệu sẽ chạy vào sổ chi tiết TK6277, sau đó đến sổ tổng hợp chi tiết TK6277, sổ cái TK627. Chi phí bằng tiền khác: Khoản này bao gồm tất cả các chi phí bằng tiền khác - ngoài các khoản chi phí kể trên - phát sinh phục vụ cho quá trình sản xuất chung của công ty. Các chi phí bằng tiền khác như: chi phí giao dịch, tiếp khách, nghiệm thu thanh toán, phôtô, in ấn, đánh máy tài liệu và tiền ăn ca của công nhân gián tiếp, Các chi phí phát sinh phục vụ cho công trình, hạng mục công trình nào thì được theo dõi, tập hợp trực tiếp vào chi phí sản xuất chung của công trình, hạng mục công trình đó. Các chứng từ liên quan đến chi phí khác bằng tiền dùng làm căn cứ để nhập liệu là phiếu chi, sau đó số liệu sẽ được tổng hợp vào bảng thanh toán tiền mặt Sau khi kế toán nhập liệu, số liệu sẽ chạy vào sổ chi tiết TK6278, căn cứ vào sổ chi tiết TK6278 tập hợp cho từng công trình máy sẽ chuyển số liệu vào sổ tổng hợp chi tiết TK6278. Từ sổ tổng hợp chi tiết TK6278 số liệu được chuyển vào sổ cái TK627, sổ tính giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp. Biểu số 2.5.2. Bảng thanh toán tiền mặt Tháng 11/2007 Số TT Diễn giải TK đối ứng Số tiền 1 Tiền vệ sinh tháng 11/2007 627 560.000 2 Tiền cước điện thoại T11/2007 627 1.600.500 3 ... ... ... Cộng 5.120.500 Biểu số 2.5.3: Sổ chi tiết tài khoản Trong tháng 12 năm 2007 Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác Tên đối tượng: .. Chứng từ Trích yếu TK đối ứng Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Số CT Ngày CT Nợ Có Nợ Có 27 15/12/07 Chi phí khác 336 2.360.000 35 27/12/07 Lương nhân viên quản lý 334 4.580.000 31/12/07 kết chuyển CPSXKD 154 6.940.000 Cộn phát sinh 6.940.000 6.940.000 Ngày.31..tháng12...năm2007... Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (kí, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.6. Kế toán chi phí sản xuất toàn công ty: Vì công ty sử dụng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình, đồng thời phương pháp tập hợp chi phí sản xuất là tập hợp chi phí theo công trình, hạng mục công trình, nên các chi phí phát sinh trong tháng, quý được theo dõi cho từng công trình, hạng mục công trình đó. Việc tập hợp được thực hiện thông qua chương trình kế toán máy. Cụ thể: TK sử dụng là TK154, tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ sử dụng 4 tài khoản cấp 2: TK 1541 - sản phẩm dở dang: chi phí NVLTT TK1542 - sản phẩm dở dang: chi phí NCTT TK1543 - sản phẩm dở dang: Chi phí máy TK1544 - sản phẩm dở dang: chi phí sản xuất chung Từ các sổ chi tiết chi phí từng công trình, hạng mục công trình kế toán tổng hợp sẽ thực hiện bút toán kết chuyển các TK đầu 6 sang TK154 theo trình tự sau: Vào menu chứng từ® chọn bút toán kết chuyển®chọn bút toán kết chuyển trong danh sách bút toán® vào khai báo bút toán để chọn kết chuyển các chi tiết liên quan® chọn ô cửa sổ danh sách bút toán ®nhấn vào nút kết chuyển ở ô cửa sổ này để máy thực hiện kết chuyển. Sau khi đã tập hợp kết chuyển chi phí, muốn xem các sổ chi tiết, sổ cái,các bảng kế toán liên quan vào menu báo biểu và chọn các tùy chọn thích hợp. Biểu số: 2.6.1 Sổ cái TK 621 ĐVT: đồng Tên tài khoản : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tên đơn vị : Công ty CPXD&PTNT Phú Thọ ĐV NTGS Chứng Từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 15/12 1 15/12 Xuất NVL cho công trình trạm bơm 152 143.877.249 20/12 3 20/12 Xuất NVL cho công trình Thọ Sơn 152 89.562.354 22/12 5 22/12 Xuất NVL cho công trình Phú Thọ 152 420.365.986 . Kết chuyển sang 154 653.805.589 Céng ph¸t sinh 653.805.589 653.805.589 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu (ký, ghi rõ ho tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) Biểu số: 2.6.2 Sổ cái TK 622 ĐVT: đồng Tên tài khoản : Chi phí nhân công trực tiếp Tên đơn vị : Công ty CPXD&PTNT Phú Thọ ĐV NTGS Chứng Từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 25/12 08 25/12 Tiên lương nhân công công trìnơnTrạm bơm 334 67.880.000 28/12 09 28/12 Tiền lương nhân công công trinh Thọ sơn 334 26.256.000 31/12 012 31/12 Tiên lương nhân công công trinh Phú Thọ 334 136.365.000 . Kết chuyển sang 154 220.501.000 Céng ph¸t sinh 220.501.000 220.501.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu (ký, ghi rõ ho tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) Biểu số: 2.6.3 Sổ cái TK 627 Tên tài khoản : Chi phí sản xuất chung Tên đơn vị : Công ty CPXD&PTNT Phú Thọ Đơn vị: đồng ĐV NTGS Chứng Từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 31/12 001 31/12 Chi lương cho nhân viên quản lý công trình trạm bơm. 334 21.877.985 31/12 002 31/12 Chi lương cho nhân viên quản lý công trinh thọ Sơn 334 17.563.859 31/12 003 31/12 Chi lương cho nhân viên quản lý công trình Phú thọ 334 54.653.894 31/12 004 31/12 Các khoản chi khác 336 12.060.500 . Kết chuyển sang 154 106.166238 Céng ph¸t sinh 106.166.238 106.166.238 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu (ký, ghi rõ ho tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) Biểu số: 2.6.4 Sổ cái TK 623 Tên tài khoản : Chi phí Sử dụng máy thi công Tên đơn vị : Công ty CPXD&PTNT Phú Thọ Đơn vị: đồng ĐV NTGS Chứng Từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 1/12 022 1/12 Lương công nhân lái máy và nguyên liệu, phụ tùng công trình trạm bơm 334,152 15.505.571 05/12 023 05/12 Lương cong nhân lái máy và nguyên liệu, phụ tùng công trình phú thọ 334,152 20.236.548 . Kết chuyển sang 154 35.742.119 Céng ph¸t sinh 35.742.119 35.742.119 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu (ký, ghi rõ ho tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) Biểu số: 2.6.5 Sổ cái TK 154 Tên tài khoản : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Tên đơn vị : Công ty CPXD&PTNT Phú Thọ Đơn vị: đồng ĐV NT GS Chứng Từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 31/12 Kết chuyển chi phí NVLTT 621 653.805.589 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 622 220.501.000 31/12 Kết chuyển chi phí sản xuất chung 627 106.166.238 31/12 Kết chuyên chi phí sử dụng máy thi công 623 35.742.119 . Kết chuyển 632 1.106.215.936 Céng ph¸t sinh 1.106.215.936 106.166.238 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người lập biểu (ký, ghi rõ ho tên) ( ký, ghi rõ họ tên) ( ký, ghi rõ họ tên) Biểu số 2.6.6: Trích bảng tổng hợp chi phí sản xuất Tháng 12/2007 Đơn vị: Đồng Tên công trình TK621 TK622 TK623 TK627 Tổng cộng Công trình trạm bơm 143.877.249 67.880.000 15.505.571 21.877.985 349.140.805 CTrình Ngân Hàng Thọ sơn 89.562.354 26.256.000 17.563.859 133.382.564 CTrình Ngân Hàng PhúThọ 420.365.986 136.365.000 20.236.548 54.653.894 631.622.026 . . . . .. . 2.7. Đánh giá sản phẩm dở dang tại Công ty cổ phần Xây ựng và phát triển nông thôn phú Thọ. Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh từ khi khởi công công trình, hạng mục công trình đến thời điểm kiểm kê đánh giá. Chi phí sản xuất đã được tập hợp trong kỳ và chi phí dở dang đầu kỳ tổng hợp lại cho các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành là chi phí dở dang cuối kỳ. Hay nói cách khác, chi phí sản xuất của công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành là tổng hợp chi phí kinh doanh dở dang. Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ + Chi phí thực tế khối lượng xây lắp thực hiện trong kỳ Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ được xác định như sau: Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ của công trình sẽ được phản ánh vào “ sổ giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp” hoàn thành trong quý của công ty ở cột chi phí thực tế sản phẩm dở dang cuối kỳ. Từ đó, tính ra giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành theo quý. 2.8. Kế toán tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ Đối tượng tính giá thành sản phẩm: Sản phẩm xây lắp của công ty được nền kinh tế thừa nhận theo từng công trình, hạng mục công trình. Mặt khác, do công ty có đặc điểm quy trình công nghệ phức tạp và liên tục, việc tổ chức sản xuất lại mang tính chất đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty được xác định là từng bộ phận công trình hoàn thành, giai đoạn công việc hoàn thành, công trình xây dựng hoàn thành. Kỳ tính giá thành: Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, với quy trình sản xuất lâu dài nên kỳ tính giá thành của công ty được xác định theo quý. Phương pháp tính giá thành : Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng. Mỗi công trình, hạng mục công trình được nhận giao thầu được công ty coi là một đơn đặt hàng. Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành được xác định theo phương pháp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh cho từng công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành bàn giao chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp: Như đã nói ở trên, do các công trình xây lắp có thời gian thi công dài nên trong quý công trình chỉ tính giá thành cho các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao hoặc các công trình, hạng mục công trình hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Trong trường hợp này, giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ của từng công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức: = + - Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành Chi phí thực khối lượng xây lắp ở dang đầu quý Chi phí thực của khối lượng xây lắp phát sinh trong quý Chi phí thực của khối lượng xay lắp dở dang cuối kỳ Trong đó, chi tiết từng khoản mục là: + Chi phí NVL: 2.763.966.767 + Chi phí CNTT: 604.388.600 + Chi phí MTC: 213.976.255 + Chi phí SXC: 311.107.078 Số liệu này được ghi vào sổ nhật ký chung, và ghi chuyển vào sổ cái TK154, TK 632 theo định khoản: Nợ TK 154: 3.893.438.700 Có TK632: 3.893.438.700 Các công trình khác được xác định tương tự và việc xác định giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành toàn công ty cũng được xác định theo công thức trên. Theo đó, công thức tổng quát tính giá thành cho tất cả các công trình của toàn công ty như sau: = + - Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao của tất cả các công trình Chi phí thực của khối lượng xây lắp dở dang đầu quý của tát cả các công trình Chi phí thực của khối lượng xây lắp phát sinh trong quý của tát cả các công trình Chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối quý của tất cả các công trình Căn cứ để xác lập biểu tính giá thành là bảng tổng hợp chi phí phát sinh trong quý. Sau khi kế toán tổng hợp thực hiện bút toán kết chuyển, chương trình kế toán máy sẽ tự động chạy ra các bảng tính giá thành liên quan: sổ giá thành công trình, hạng mục công trình xây lắp, bảng phân tích chi phí sản xuất, doanh thu, giá thành sản phẩm tiêu thụ Chương 3 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn Phú Thọ 3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn Phú Thọ: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành là khâu vô cùng quan trọng trong công tác kế toán ở các doanh nghiệp xây lắp. Việc tập hợp đầy đủ, chính xác tạo điều kiện cung cấp thông tin thích hợp cho lãnh đạo doanh nghiệp ra quyết định quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh đúng đắn, kịp thời, hiệu quả, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xây lắp trên thị trường. Còn giá thành phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn sử dụng chỉ tiêu giá thành vào quản lý cần thiết phải tổ chức đúng, đầy đủ giá thành sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra. Việc tính đúng, đầy đủ giá thành sản phẩm giúp cho doanh nghiệp phản ánh đúng tình hình kết quả tài chính, đồng thời nó phản ánh chính xác phần chi phí của doanh nghiệp đã chi ra, tránh tình trạng lãi giả, lỗ thật và ngược lại. Vì vậy, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm có ý nghĩa quan trọng và thiết thực với việc tăng cường công tác quản lý nói riêng và công cuộc quản lý kinh tế doanh nghiệp nói chung. Quản lý kinh tế nói chung, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh nói riêng suy cho cùng là để đảm bảo tạo ra hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong thời gian qua, dưới góc độ một sinh viên thực tập tìm hiểu các phần hành kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ, trên cơ sở những kiến thức đã học, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đánh giá về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ như sau: 3.1.1. Ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty: Nhìn chung, bộ máy kế toán của Công ty gọn nhẹ, đảm bảo yêu cầu về toàn bộ thông tin kế toán trong Công ty. Việc phân chia công việc theo từng phần hành kế toán đã giúp cho việc tổ chức công tác kế toán có hiệu quả, tránh chồng chéo trong công việc. Đội ngũ kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình và trung thực. Hệ thống sổ sách, báo biểu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tương đối đầy đủ và khoa học. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được cập nhật đầy đủ, kịp thời, phục vụ tốt cho công tác quản lý. Việc phân loại chi phí sản xuất theo 4 khoản mục về cơ bản đáp ứng được yêu cầu quản lý sản xuất, tạo điều kiện cho việc theo dõi quản lý chi phí ở các đội. Còn về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm ở Công ty: sản phẩm xây lắp của công ty mang những đặc điểm riêng có so với ngành sản xuất khác là thời gian thi công dài, giá trị lớn, quá trình thi công phức tạp trải qua nhiều giai đoạn. Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công trình, hạng mục công trình và theo đó, đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình đó. Theo em, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như vậy là rất hợp lý, khoa học và phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty. Đồng thời, đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho công tác chỉ đạo sản xuất quản lý giá thành và công tác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cũng được tổ chức khoa học và hợp lý, do đó giúp cho việc tính giá thành được kịp thời, và chính xác. Công ty xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao. Mỗi công trình, hạng mục công trình nhận thầu được coi là một đơn đặt hàng. Điều này rất hợp lý đối với các công trình, hạng mục công trình công ty đang thi công (đó là những công trình, hạng mục công trình vừa và nhỏ). Bởi vì, theo phương pháp này, việc tính chi phí sản xuất và giá thành xây lắp của các công trình, hạng mục công trình không phải đợi đến kỳ hạch toán nên đáp ứng kịp thời về số liệu cần thiết cho công tác quản lý (chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cũng chính là chi phí sản xuất của các công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành). Mặc dù, việc áp dụng hệ thống kế toán máy chưa lâu nhưng Công ty đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ: giảm thiểu được sự cồng kềnh của bộ máy kế toán, đáp ứng cung cấp thông tin nhanh, chính xác, nâng cao trình độ của cán bộ nhân viên phòng kế toán. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm kể trên, tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng ở Công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện. 3.1.2. Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty: Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm không phải không còn những khó khăn lớn và tồn tại nhất định. Cụ thể: Đối với chi phí nhân công trực tiếp: Công ty không thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất vào chi phí nhân công trong kỳ. Điều này sẽ phản ánh không đúng, không chính xác chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành của từng công trình, hạng mục công trình. Về chi phí bảo hành công trình: Công ty không hạch toán chi phí bảo hành công trình vào chi phí sản xuất trong kỳ mà coi là một khoản phải thu và hạch toán vào TK131 – “Phải thu của khách hàng” điều này đã không phản ánh đầy đủ chi phí thực tế phát sinh của công trình và không thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Về chi phí sử dụng máy thi công: Công ty vẫn theo dõi chung tất cả các chi phí thuộc về máy thi công vào TK623 mà không mở tài khoản chi tiết để theo dõi, điều này dẫn đến việc theo dõi chi tiết các chi phí sử dụng máy thi công gặp không ít khó khăn. Mặc dù công ty đã sử dụng phần mềm kế toán trong công tác hạch toán kế toán, song phần mềm kế toán này còn nhiều bất cập. Chẳng hạn như chương trình không đặt định khoản trước các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, chưa phân loại từng loại chứng từ của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh khi nhập dữ liệu vào máy, điều đó làm giảm tốc độ cập nhật và có thể sai sót trong quá trình hạch toán. Về chi phí sửa chữa lớn: hiện nay công ty không tiến hành sửa chữa lớn. Khi máy móc thiết bị cần sửa chữa lớn thì toàn bộ chi phí sửa chữa đó được hạch toán vào chi phí sử dụng máy thi công cho công trình, hạng mục công trình đang sử dụng máy móc đó. Điều này sẽ làm cho việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng công trình, hạng mục công trình không được chính xác. 3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn Phú Thọ Qua quá trình thực tập tại công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty như sau: 3.2.1. Về việc hạch toán trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép. Trên bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương của Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong kỳ. Trong khi đó, giải quyết chế độ cho công nhân trực tiếp sản xuất nghỉ phép thường tập trung vào các tháng mùa mưa hoặc vào dịp lễ tết. Vì vậy, tiền lương nghỉ phép của công nhân cũng tập trung vào những dịp này. Như vậy, sẽ gây khó khăn cho việc bố trí kế hoạch sản xuất và làm biến động chi phí tiền lương trong giá thành. Vì vậy, để đảm bảo chi phí sản xuất không biến động lớn giữa các kỳ, công ty nên thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Quá trình thực hiện như sau: Hàng tháng, quý phòng Tổ Chức Hành Chính tiến hành lập dự toán và xác định tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân, sau đó gửi sang cho phòng Tài Chính Kế Toán. Trên cơ sở đó phòng Tài Chính Kế Toán tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. Mức trích trước được xác định như sau: Mức trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất hàng tháng = Tỷ lệ trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch x Tiền lương chính thực tế của công nhân sản xuất trực tiếp trong tháng Tỉ lệ trích trước = Tổng số lương phép kế hoạch năm của công nhân trực tiếp sản xuất Tổng số lương cơ bản kế hoạch năm cửa công nhân trực tiếp sản xuất x 100 Trên thực tế, tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất trong năm 2007 của toàn công ty là 865.519.470(đ). Trong khi đó tiền lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất là 12.364.563.896(đ). Vì vậy, theo em công ty nên lập kế hoạch tiền lương phép và trích trước tiền lương nghỉ phép với tỉ lệ trích là 7%. Theo đó, công ty cần mở thêm bảng chi tiết theo dõi trích trước tiền lương nghỉ phép, có thể theo mẫu sau Biểu số 3.1: bảng chi tiết theo dõi trích trước tiền lương nghỉ phép Tháng 12 năm 2007 TT Tên đội thi công Tiền lương chính thực tế Tỉ lệ trích trước Mức trích trước tiền lương nghỉ phép 1 2 Đội thi công số 1 Đội thi công số 2 132.256.400 78.698.550 7% 7% 9.257.948 5.508.898,5 Cộng 2.230.267.500 7% 156.118.725 Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ ảnh hưởng đến các sổ kế toán liên quan sổ chi tiết TK622, sổ tổng hợp chi tiết TK622, sổ cái TK622, 3.2.2. Về hạch toán chi phí bảo hành công trình: Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ chi phí bảo hành công trình do bên A giữ lại nên công ty coi như khoản phải thu và đưa vào tài khoản 131- “Phải thu của khách hàng”. Điều này đã không phản ánh đầy đủ chi phí thực tế phát sinh của công trình và không thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Do vậy công ty nên hạch toán khoản chi phí bảo hành công trình như sau: -Khi trích trước chi phí bảo hành công trình, ghi: Nợ TK 627- chi phí sản xuất chung Có TK 335- chi phí phải trả -Khi phát sinh chi phí bảo hành công trình, kế toán ghi: Nợ TK lq (621,622,623) Có TK 111,112 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ để chi phí sửa chữa và bảo hành,ghi : Nợ TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Có TK lq (621,622,623.) - Khi công việc sửa chữa bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi: Nợ TK335- Chi phí phải trả (Nếu đã trích trước) Có TK154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh, phải hoàn nhập số trích trước về chi phí bảo hành còn lại ,ghi : Nợ TK 335- chi phí phải trả : Với công trình Trạm bơm Hoàng Hanh chi phí bảo hành công trình là 5% giá Có TK 711- Thu nhập khác Ví dụ trị dự toán công trình Khi thực hiện trích trước chi phí bảo hành công trình kế toán ghi: Nợ TK 627: 5% * 3.775.668.690 = 188.783.434,5 CóTK 335: 5% * 3.775.668.690 = 188.783.434,5 Điều này đã làm cho khoản mục chi phí chi phí chung trong giá thành tăng lên một khoản đúng bằng 188.783.434,5; từ đó làm cho giá thành công trình chung cư HVKTQS tăng lên là 188.783.434,5 và bằng 4.082.222.134,5 đ. 3.2.3. Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công: Tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ, chi phí sử dụng máy thi công được tập hợp vào TK623 mà không chi tiết theo riêng từng khoản vì thế mà rất khó trong việc theo dõi số liệu phát sinh để tiện cho việc quản lý. Theo em nên mở chi tiết cho TK 623 như sau: TK6231: chi phí nhân công TK6232: chi phí vật liệu TK 6233: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6238: Chi phí bằng tiền khác 3.2.4. Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn Chi phí sửa chữa lớn ở công ty bao gồm chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và chi phí sửa chữa lớn máy thi công. Đây là khoản chi phí tương đối lớn. Tuy nhiên, trên thực tế công ty đã không tiến hành trích trước khoản chi phí sửa chữa lớn mà tính trực tiếp vào từng công trình, hạng mục công trình. Việc tính trực tiếp vào chi phí công trình, hạng mục công trình có chi phí sửa chữa lớn phát sinh sẽ làm tăng đột biến giá thành của công trình, hạng mục công trình có phát sinh chi phí sửa chữa lớn. Trong khi đó, TSCĐ và máy thi công được sử dụng cho nhiều công trình. Do đó, để đảm bảo tính chính xác giá thành và thuận lợi cho việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của công trình, hạng mục công trình công ty nên tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn đối với TSCĐ và máy thi công. Việc trích trước được thực hiện căn cứ vào kế hoạch và dự toán chi phí từng công trình sửa chữa. Chẳng hạn, trong tháng 10/2007 chi phí sửa chữa lớn máy trộn bê tông đang sử dụng cho công trình ..là khoảng 23.497.000 (đ). Tuy nhiên, do không trích trước chi phí sửa chữa lớn nên khi tiến hành sửa chữa lớn đã làm cho chi phí của công trình tăng, kéo theo giá thành công trình cũng tăng lên. Do đó, để giá thành công trình không tăng đột biến, công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn theo quý với một tỷ lệ trích phù hợp. Theo ý kiến của em tỷ lệ trích có thể là 7%. Tài khoản sử dụng: TK 241(3) – Sửa chữa lớn TSCĐ Căn cứ vào kế hoạch trích trước chi phí sửa chữa vào chi phí sản xuất kinh doanh: Nợ TK 627, 623, 641, 642 Có TK 335 Khi chi phí thực tế sửa chữa lớn TSCĐ phát sinh: Nợ TK 2413 Có TK 111,112,... Khi công trình hoàn thành: Nợ TK 335 Có TK 2413 Trường hợp trích trước chi phí sửa chữa lớn cuối niên độ xử lý chênh lệch giữa khoản đã trích trước và chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh theo quy định hiện hành của cơ chế tài chính. + Nếu số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch được ghi giảm chi phí: Nợ TK 335 Có TK 627, 623, 641, 642 + Nếu số chi phí thực tế phát sinh về sửa chữa lớn TSCĐ lớn hơn số trích trước, thì số chênh lệch được tính vào chi phí: Nợ TK 627, 623, 641, 642.. Có TK 335. 3.2.5. Về phần mềm kế toán máy KTDN . Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại phần mềm kế toán khác nhau trong đó KTDN2000 là phần mềm đang được Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ áp dụng. Tuy nhiên, tính động của phần mềm kế toán này không cao, dẫn tới khó khăn trong công tác hạch toán những nghiệp vụ kinh tế phát sinh có yếu tố mới. Khi nhập liệu: vẫn phải nhập định khoản vào máy bằng tay. Điều này làm giảm tốc độ cập nhật và có thể xảy ra sai sót trong quá trình hạch toán. Mặc dù các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, xong rất ít xuất hiện các nghiệp vụ mới mà chủ yếu là lặp đi lặp lại, do vậy Công ty cần kết hợp với nhà cung cấp phần mềm kế toán để tạo ra các định khoản mặc định sẵn trong chương trình, nhằm giảm bớt thao tác nhập liệu nhưng vẫn đảm bảo tính chính xác cao. Kết luận Hạch toán kế toán là một trong những công cụ quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận thì các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần xây dựng cổ phần xây dựng nói riêng cần vận dụng công cụ đó một cách phù hợp, nhằm đáp ứng được yêu cầu quản lý cũng như đặc điểm của công ty. Việc làm thế nào để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm đã trở thành một bài toán mà bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh cũng phải nghiên cứu nó. Vì vậy, có thể nói kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có một vị trí hết sức quan trọng trong các doanh nghiệp - đặc biệt là doanh nghiệp xây lắp. Nhận thức được vấn đề đó, trong thời gian tìm hiểu thực tế tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ, với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các bạn đồng môn và đặc biệt là phòng kế toán công ty, em đã lựa chọn và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình với đề tài: “ Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn Phú Thọ”. Trong chuyên đề này em đã mạnh dạn trình bày một số kiến nghị của mình với nguyện vọng giúp cho công ty hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán tập hợp chi phí sao cho hợp lý và đúng với các chế độ về tài chính kế toán mới được ban hành, khắc phục một số hạn chế để công ty tiếp tục đạt được nhiều thành tích cao hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo Trương Anh Dũng và các cô chú, anh chị trong phòng Kế toán tài vụ của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. Sinh viên Phùng Mạnh Tiến MỤC LỤC LỜI MỞĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CPXD&PTNT PHÚ THỌ 3 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần XD&PTNT Phú Thọ 3 1.1.1. Giai đoạn từ khi thành lập đến năm 2005 3 1.1.2. Giai đoạn từ năm 20005 đến nay. 4 1.2. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động và phân cấp quản lý tái chính. 6 1.3. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Công Ty CP XD&PTNT Phú Thọ . 10 1.3.1. Đặc điểm lao động kế toán và tổ chức bộ máy kế toán . 10 1.3.1.1 Đặc điểm lao động kế toán: 10 1.3.1.2.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 10 1.3 .2. Đặc điểm tổ chức vận dụng chế độ kế toán 11 1.3.2.1.Đặc điển vận dụng chứng từ kế toán. 11 1.3.2.2. Đặc điểm vận dụng tài khoản kế toán 13 1.3.2.3. Đặc điểm vận dụng sổ sách kế toán 13 1.3.3.2. Sổ sách kế toán tổng hợp chung: 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PTNT PHÚ THỌ. 18 2.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất tại Công ty CPXD&PTNT Phú Thọ. 18 2.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất tại công ty 19 2.2.1. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất 19 2.2.2 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19 2.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 26 2.2.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 30 2.2.5. Kế toán chi phi sản xuất chung 35 2.2.6. Kế toán chi phí toàn công ty 40 2.2.7 Đánh giá sản phẩm làm dở ở Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ: 41 2.2.8. Kế toán tính giá thành sản phẩm ở Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ 41 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PTNT PHÚ THỌ 44 3.1. Đánh giá khái quát về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thônPhú Thọ: 44 3.1.1. Ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty: 45 3.1.2. Một số tồn tại cần hoàn thiện trong công tác kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty: 46 3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn Phú Thọ 47 3.2.1. Về việc hạch toán trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép. 47 3.2.2. Về hạch toán chi phí bảo hành công trình: 49 3.2.3. Về hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 51 3.2.4. Việc trích trước chi phí sửa chữa lớn 51 3.2.5. Về phần mềm kế toán máy KTDN . 53 KẾT LUẬN: 54 Các chữ viết tắt trong chuyên đề Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn: CPXD&PTNT Tài sản cố định : TSCĐ Kế toán doanh nghiệp : KTDN Tài khoản : TK Xây dựng cơ bản : XDCB Nguyên vật liệu trực tiếp : NVLTT Chi phí sản xuất chung : CPSXC Chi phí nhân công trực tiếp : CPNCTT

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6451.doc
Tài liệu liên quan