Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai vấn đề vô cùng quan trọng . Nó thể hiện khả năng , năng lực quản lý cùa nhà lãnh đạo . Nừu biết quản lý tốt chi phí , biết tiết kiệm chi phí thí làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường . Ngược lại , quản lý không tốt gây lãng phí hoặc thất thoát làm cho cho chi phí tăng , giá thành sản phẩm cao làm giảm sức canh tranh trên thị trường . Song để quản lý tốt chi phí thì khong phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm đượ . Để có nhưng só liệu đúng đắn và kịp thời , đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý thì phải có đội ngũ kế toán tài năng ,có trình độ nhất định ,có khả năng kiển soát tốt được các quá trình .
Trong thực tế , doanh nghiệp thực hiện phân công lao động trong các phòng kế toán chưa hợp lý làm giảm hiệu quả của kế toán . Mặc dù số lượng lớn nhân viên nhưng quá trình hạch toán vẫn còn chậm , không đáp uắng được yêu cầu quản lý . Bên cạnh đó , sự phối hợp giữa các bộ phận chưa được chặt chẽ , việc áp dụng các hình thức kế toán còn chưa phù hợp với đặc diểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , làm cho kế toán gặp khó khăn trong quá trình hạch toán .
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Chuyển nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế vớ cơ chế quản lý tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN là một yêu cầu khách quan phù hợp với xu thế thời đại và nguyện vọng của nhân dân ta . Quá trình đó nhằm thay đổi bộ mặt kinh tế nước ta , phát triển nền kinh tế cũng như phát triển lực lượng sản xuất . Nền kinh tế thị trường cũng đặt nhân dân ta , nhà nước ta trong đó có doanh ngiệp vào một cuộc chơi với những thử thách và thời cơ . Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt . vì vậy , để tồn tại và phát triển , yêu cầu các nhà quản lý phải có quuyết định đúng đắn , kịp thời thì mới nắm bắt được thời cơ , giảm bớt rủi ro . Một trong những yếu tố để cạnh tranh với các đối thủ đó là giá cả . Giá cả hợp lý giúp doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường , đáp ứng được nhu cầu rên thị trường . Để có gí cả hợp lý các nhà quản lý phải biết sử dụng một cách hợp lý các yếu tố đầu vào làm hạ giá thành sản phẩm . Nhất là đối với các doanh nghiệp sản xuất , chi phí và giá thành là hai yếu tố vô cùng quan trọng góp phần tạo nên sự thành công hay thất baị của doanh nghiệp . Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng thực hiện tốt chức năng này . có nhiều doanh nghiệp hạch toán không đúng làm giảm hiệu qủả của công tác quản lý . Chính vì vậy , trong khuôn khổ đề tài này em xin đề cập đến vấn đề : Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
Chuyên đề gồm có hai phần :
Phần I : Lý luận cơ bảnvề hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phảm
Phần II : Thực trạng và một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Phần I
Cơ sở lý luận chung về việc hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất
I- Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất
1.1-Khái niệm :
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các khoản hao phí lao động sống , hao phí lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác doanh nghiệp đã bỏ ra để tiến hành quá trình sản xuất trong mọt thời kỳ nhất định .
1.2- Phân loại chi phí
Phân theo nội dung , tính chất của chi phí có thể chia chi phí thành các loại:
Chi phí nguyên vật liệu (NVL) : bao gồm giá trị NVL , nhiên liệu đã sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất
Chi phí tiền lương : Là số tiền lương , tiền công phải trả trong quá trình sản xuất
Chi phí về các khoản trích theo lương : Kinh phí công đoàn , BHXH,BHYT
Chi phí công cụ dụng cụ : Là gía trị công cụ dụng cụ xuất dùng tính phân bổ vào chi phí sản xuất
Chi phí khấu hao tài sản cố định : Là giá trị hao mòn của TSCĐsử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất
Chi phí dịch vụ mua ngoài : là các khoản chi phí trả bằng tiền , dịch vụ do bên ngoài cung cấp phục vụ cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp như tiền điện , nước, điện thoại …
Các khoản chi phí bằng tiền khác : như chi hí tiếp khách , hội ghị ở phân xưởng sản xuất
Phân theo khoản mục giá thành có thể chia thành ba loại :
Chi phí NVL trực tiếp : bao gồm trị giá NVL(NVLchính , phụ , nhiên liệu …) đã sử dụng phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm
Chi phí nhân công trực tiếp : bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất
Chi phí sản xuất chung : bao gồm các khoản chi phí trực tiếp sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất ngoài hai khoản chi phí trên như : chi phí nhân viên quản lý phân xưởng , chi phí về công cụ dụng cụ , chi phí khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp cho sản xuất , chi phí dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác
Phân theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm hoàn thành :
Chi phí cố định : bao gồm các khoản chi phí không thay đổi , biến động so với tổng sản lượng sản phẩm sản xuất hư chi phí khấu hao TSCĐ tính theo thời gian ,tiền thuê nhà …
Chi phí biến đổi : là những khỏan chi phí thay đổi biến động tỉ lệ thuận với tổng sản lượng sản phẩm sản xuất như : chi phí diện thoại , chi chi phí trả lương theo thời gian
Chi phí hỗn hợp : là những khoản chi phí mang đặc điểm tính chất của cả hai loại chi phí trên, nghĩa là trong một giới hạn nhất dịnh nó là chi phí cố định , vượt quá giới hạn đó thì nó trở thành chi phí biến đổi như : chi phí điện thoại , …
Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí, có thẻ chia thành hai loại :
Chi phí trực tiếp : là những chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí, với những khoản chi phí này , căn cứ vào số lượng phản ánh trong chứng từ tập hợp trực tiếp vào chi phí
Chi phí dán tiếp : là những chi phí liên quan đến nhiều đối tượngchịu chi phí . Đối với chi phí này , kế toán phải tính toán , phân bổ chi phí theonhững tiêu thức phù hợp
Phân loạichi phí theo cấu thành của chi phí
Chi phí đơn nhất : là những chi phí chỉ do một yếu tố duy nhất cấu thành , ví dụ : nguyên liệu chính trong sản xuất , tiền lương của công nhân sản xuất
Chi phí tổng hợp : là những khoản chi phí do nhiều yếu tố khác nhau tập hợp lại theo cùng mọt công dụng như chi phí sản xuất chung
2. Giá thành sản phẩm
2.1- Khái niệm
Giá thành sản pham là biểu hiện bằng tiền của các chi phí sản xuất tính cho một khố lượngcông việc (sản phẩm , lao vụ )nhất định đã hoàn thành .
Giá thành là chỉ tiêu kinh té tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt đống sản xuất, kết quả sử dụng lao động , vật tư , tiền vốn trong quá trình sản xuất
2.2 – Các loại giá thành sản phẩm
Theo thời gian và cơ sở dữ liệu tính thì giá thành có ba loại
Giá thành kế hoạch : là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sỏchi phí sản xuất kế hoạch , sản lượng kế hoạch , giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch tính trước khi bắt đầu quá trình sản xuất , chế tạo sản phẩm
Giá thành định mức : là gía thành sản phẩm được tính trên định mức chi phí hiện hành . Viẹc tính giá thành định mức là thước đo khi tiến hành quá rình sản xuất , chế tạo sản hẩm .Giá thành định mức là thước đo để xác định kết quả sử dụg các loại tài sản , vật tư , tiền vốn của doanh nghiệp , từ đó có cơ sở đánh giá các giả pháp kinh tế kĩ thuật doanh nghiệp đã áp dụng
Giá thành thực tế : là loạI gía thành được xác định trên cơ sở sốliệu chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tập hợp trong kỳ , Giá thành thực tế chỉ có thể được xác định sau khi kết thúc qúa trình sản xuất , chế tạo sản phẩm
3-Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản hảm là hai khái niệm riêng biệt nhưng có quan hệ mật thiết với nhau về chất vì đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm . Tuy nhiên, xét về mặt lượng thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại không giống nhau vì chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳnhất định, còn giá thành sản phẩm gắn với một loại sản phẩm công việc nhất định. Chi phí sản xuất chỉ bao gồm những chi phí phát sinh kỳ này , còn giá thành sản phẩm chứa đựng cả một phẩn chi phí kỳ trước (chi phí làm giở đầu kỳ )
II-Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất va tính giá thành sản phẩm
2.1- Yêu cầu quản lý
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế quan trọng, nó phản ánh chất lượng của quá trình sản xuất của doanh nghiệp , do vậy trong công tác quản lý chi phí và giá thành sản phẩm luôn được các nhà quản lý quan tâm . Việc quản lý chi phí và tính giá thành không chỉ dừng ở mức độ tổng thể , tức là chỉ xem xét tổng mức chi phí sản xuất tiêu hao hay giá trị sản phẩm hoàn thành nhập kho mà còn phải quản lý chi phí một cách cụ thẻ chi tiết đối với nhiều yếu tố chi phí , từng địa đIểm phát sinh , từng đối tượng chịu chi phí và đối tượng tính giá thành . Quản lý chi phí một cách tổng thể sẽ cho các nhà quản lý cái nhín sâu sắc hơn về chi chi phí sản xuất của doanh nghiệp , nắm rõ được tình sử dụng chi phí . đồng thời biết được tiêu hao chi phí của từng chi phí của từng đối tượng tính giá thành . Từ đó giúp các nhà quản trị đề ra được biệnpháp quyết dịnh đúng đẳn trong công tác quản lý chi phí . Mặt khác ,việc quản lý chi phí và tính giá thành sản phẩm là việc đánh giá xem xét ra các quyết định để thực hiện chi hí và hạ giá thành sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp
Thông tin phục vụ cho công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp đều do kế toán cung cấp . Tổ chức công tác kế toán và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác quản lý chi phí sản xuất chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng ,nó đòi hỏi kế toán phải tập hợp chi phí sản xuất và giá thành một cách chính xác . Các thông tin do kế toán mang lại phải phản ánh được tổng mức chi phí và chi tiết theo các yếu tố chi phí theo từng địa đIểm phát sinh , từng đối tượng chịu chi phí cũng như từng đối tượng tính giá thành . Mặt khác , công tác kế toán tính giá thành phải được tổ chức một cách hợp lý , có phương pháp đánh giá sản phẩm giở dang cuói kỳ phù hợp và phương tính giá thành đúng đắn để giá thành sản phẩm được tính toán một cách chính xác và đầy đủ
2.2 Nhiệm vụ của kế toán
Xuất phát từ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm , kế toán cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây :
Căn cứ vào đặc đIểm sản xuất kinh doanh , quy trình công nghệ ,đặc điểm về chi phí và đặc điểm về tổ chức sảnphảm sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp mà xác đinh đối tượng , phưông pháp tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phảm cho phù hợp
Tổ chức tập hợp , kết chuyển hoặc phân bỏ chi phí theo đúng đối tượng tạp hợp chi phí đã xác định theo yếu tố chi phí và khoản mục giá thành
Tổ chức kiểm kê và đánh giá khói lượng sản phẩm dở dang một cách khoa học hợp lý , xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phảm hoàn thành sản xuất trong kỳ một cách chính xác và đầy đủ
Tổ chức vận dụng các tài khoản kế táon để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp lựa chọn
Thường xuyên kiểm tra , đối chiếuđịnh kỳ phân tích tình hình thực hiện các định mức chi phí , các dự toán chi phí để đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý và tiết kiệm chi phí sản xuất phục vụ cho nhu cầu hạch toán
định kỳ tập hợp báo cáo chi phí sản xuất theocác yếu tố chi phí đúng chế độ và thời hạn
III- Đối tượng và phương pháp tập hợp cho phí
3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất hay đối tưọng chịu chi phí . Việc lựa chọn và xác định đối tượng ập hợp chi phí từng doanh nghiệp có sự khác nhau . Việc lựa chọn phải dựa trên đặc điểm tổ chức kinh doanh và qui mô trình độ kĩ thuật , công nghệ sản xuất sản phẩm , yêu cầu trình độ quản của doanh nghiệp
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp có thể là từng phân xưởng , tổ đội sản xuất hoặc toàn doanh nghiệp , từng giai đoạn của quá trình công nghệ hoặc toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm từng sản phẩm , nhóm sản phẩm hay từng đơn đắt hàng , hạng mục công trình hoặc cũng có thể là từng bộ phạn hay chi tiết sản phẩm
3.2 Phương pháp tạp hợp và phân bổ chi phí
Hiện nay thường dùng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chủ yếu sau :
Phương pháp trực tiếp : đưc áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến đối tưộng tập hợp chi phí và có thể hạch toán trực tiếp đối tượng đó . Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sẽ căn cứ vào tài khoản mở chi tiết cho từng đối tượng
Phương pháp phân bổ dán tiếp : đựơc áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất có liên quan đến nhiều đối tưọng tập hợp chi phí sản xuất khác nhau mà không thể hạch toán riêng cho từng đối tưọng đựơc . Phương pháp dán tiếp thường áp dụng đối với chi phí sản xuát chung , tuy nhiên các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp nếu liên quan đến nhiều đối tượng cũng được phân bổ gián tiếp
IV- Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
4.1 Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên
4.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung , tài khoản sử dụng
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm : chi phí NVL chính , nhiên liệu sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất chế tạo ra sản phẩm . Những chi phí về vật liệu trực tiếp liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí nào sẽ tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó . Nhưng nếu chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí phải tập hợp chung sau đó phân bổ theo tiêu thức phù hợp : theo định mức tiêu hao NVL , có thể phân bổ theo chi phí vật liệu chính , theo khối lượng sản phảm sản xuất ra
Để tập hợp chính xác chi phí NVL trực tiếp kế toán cần xác định chính xác trị giá thực tế NVL sử dụng cho bộ phận sản xuất . Trị giá NVL còn lại chưa dử dụng hết đến cuối cùng và giá trị phế liệu thu hồi (nếu có ) để loại khỏi chi phí NVL trực tiếp trong kỳ
Công thức tính như sau :
t giá NVL t giá NVL t giá NVL t giáNVL tgiá NVL
t.tiếp = còn lạI + xuất sd - còn lại ck - phế liệu
sd trog kì đầu kỳ trong kỳ chưa sd thu hồi
Để tập hợp chi phí NVL kế toán sử dụng TK621
các tk được phép ghi giảm cp nvl trực tiếp trong kỳ
- cuối kỳ kc chi phí nvl trực tiếp sang tk tính gt
- tập hợp cp nvl
trực tiếp phát sinh trong kỳ
621 66621621
Kết cấu TK621:
TK621không có số dư cuối kỳ
Trình tự hạch toán
Khi xuất kho vl phục vụ cho sản xuất chế tạo sản phẩm , kế toán ghi:
Nợ TK621
Có TK152 _trị giá nvl xuất dùng
Tk 621 có thể được mở chi tiết cho từng đơn vị
NVLchuyển thẳng xuông bộ phận sử dụng , không thông qua nhập kho , kế toán ghi :
Nợ TK621- trị giá nvl chưa thuế
Nợ TK133-VAT(nếu có)
Có TK111,112,331- tỏng giá thanh toán
_Trường hợp nvl mua chuyển thẳng xuống bộ phận sử dụng không thông qua nhập kho , nếu phát sinh các khoản giảm giá hoặc trả lại , kế toán ghi:
Nợ TK111,112,331_số giảm trừ
Có TK621_trị giá vl chưa thuế
Có TK133_thuế GTGT
Nếu phát sinh khoản chiết khấu tín dụng do thanh toán sớm , kế toán ghi:
Nợ TK331-số tiền phải thanh toán
Có Tk111,112- số tiền thực tế thanh toán
Có TK711- khoản chiết khấu tín dụng
Cuối kỳ nếu có vật liệu sd không hết nhập lạI kho hoặc phế liệu thu hồi , kế toán ghi:
Nợ TK152,111,112
Có TK621- trị giá nvl không hết nhập kho
- Cuối kỳ kết chuyển , phân bổ chi phí nvl trực tiếp cho từng đối tượng:
NợTK154
Có TK621
4.1.2-Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
a.Nội dung và tài khoản sử dụng:
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm : các khoản lương chính phụ , khoản phụcấp trả cho công nhân trực tiếp sản xuất , các khoản chi phí BHXH,BHYT, kinh phí công đoàn trích theo lương của công nhân sản xuất vào chi phí , khoản trích trước tiền ương ngày sản xuất theokế hoạch
Để tập hợp chi phí nhân công trực tiếp , kế toán sử dụng TK622, TK622 có kết cấu giống TK621
b.Trình tự hạch toán:
-Hàng tháng , căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương ,BHXH, kế toán ghi :
+Trích lương trực tiếp trả cho công nhân sản xuất:
Nợ TK622
Có TK334- lương phảI trả công nhân trực tiếp sx
Các khoản trích theo lương , ngày sản xuất theo kế hoach :
Nợ TK622
Có TK338(3382,3383,3384
+Trích trước tiền lương nghỉ phép , lương ngày sản xuất theokế hoach:
Nợ TK622
Có TK335-số trích trước
Tài khoản 335 có nhiều TKchi tiết
_ Cuối kỳ kết chuyển và phân bổ chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành :
Nợ TK154
Có TK622 – tổng chi phí nhân công trực tiếp sx
4.1.3- Kế toán chi phí sản xuất chung
Nội dung
Chi phí sản xuất chung là các khoản chi hí phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh ngaòi chi hí nvl trực tiếp và chi phí nhâncông trực tiếp . Chi phí sản xuất chung thường được hạch toántheo địa điểm phát sinh chi phí ,sauđó sẽ phân bổcho các đối tượng chịu chi phí theo những tiêu thức hù hợp
Tài khoản sử dụng : để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng tài khoản627
Kết cấu Tk627:
-Tập hợp chi phí sx
- kết chuyển chi phí sxphân bổ cho các đối tượng sang tk liên quan để tính gt
627
TK627 không có số dư cuối kỳ
Trình tự hạch toán
Khi tính lương phả trả cho nhân viên quản lý phân xưởng , các khoản bảo hiểm trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng , kế toán ghi :
Nợ TK627(6271)
Có Tk334, 338 (3382,3383,3384)
Khi xuất vật liệu dùng cho quản lý phân xưởng , kế toán ghi :
Nợ Tk627(6272)
Có TK152-trị giá vật liệ xuất dùng
Khi xuất công cụ dụng cụ kế toán ghi:
+Đối với loạI phân bổ 100% giá trị :
Nợ TK627(6272)
Có Tk153- trị giá công cụ dụng cụ xuất dùng
+Đối với loạI phân bỏ hai hoăcnhiều lần :
Nợ TK142(1421)
Có TK153- trị giá vật liệu xuất dùng
Đồng thời căn cứ cào kế hoạch phân bổ :
Nợ TK627
CóTK142(1421)
Hàng tháng căn cứ vào bảng tính và trích khấu hao TSCĐ phản ánh KHTS phục vụ cho sản xuất:
Nợ TK627
Có TK214(2141)
Đồng thời ghi NợTK009
Khi phát sinh các khoản dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí bằng tiền khác phục vụ cho quá trìng sản xuất , kế toán ghi :
Nợ TK627 (6277, 6278)
Nợ TK133(VAT, nếu có )
Có TK111,113,331)- tổng giá thanh toán
Nếu phát sinh các khoản được phép ghi giảm chi phí sản xuất , kế toán ghi :
Nợ TK111,152,138-số giảm trừ
Có TK627
4.1.4 – Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
a.Nội dung
Trên cơ sở các chi phí sản xuất đã hạch toán theo từng khoản mục , kế toán tập hợp chi phí sản xuất làm cơ sở tính giá thành sản phẩm . Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp áp dụng .
b.Tài khoản sử dụng:
Trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo hương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng Tk154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang để tổng hợp chi phí sản xuất phục vụ cho việc tính toán giá thành sản phẩm , lao vụ
trị giá phế liệu thu hồi , giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được
giá thành t. Tế của sản phẩm đã chế tạo xong chuyển bán hoặc nhập kho
-chi phí nl,vl,cp nhân công t. Tiếp, chi phí sxc kết chuyển cuối kỳ
Kết cấu TK154:
Sdck:chi phí sản xuất còn dd cuối kỳ
TK154
TK154được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí
Trình tự hạch toán
Cuối tháng , căn cứ vào các sổ chi phí nvl trực tiếp , nhân công trực tiếp , chi phí ản xuất chung , kế toans ghi :
Nợ TK154
Có TK621
Có Tk622
Có Tk627
Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được , người gây ra thiệt hại phải bồi thường , kế toán ghi:
Nợ TK138_khoản bồi thường
Nợ TK334_trừ vào lương
Có TK154- các khoản giảm trừ
4.2- Kế toán chi phí theo phương kiểm kê định kỳ
4.2.1 Kế toán chi phí nvl trực tiếp
Cuối tháng căn cứ vào kết quả kiểm kê xác định trị giá vật liêu xuất dùng cho sản xuất tạo sản phẩm , kết toán ghi :
Nợ Tk621
Có TK611
- Cuối kỳ kết chuyển chi phí nvl trực tiếp vào Tk tình giá thành
Kế toán chi phí nhân công trực tiếp :
-Tập hợp chi hí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ , kết toán ghi :
Nợ Tk622
Có TK334
Cuối kỳ kết chuyênt chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành :
Nợ TK631
Có TK622
Kế toán chi phí sản xuất chung
Tập hợp chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ
+Xuất vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ cho quá trình sản xuất:
Nợ TK627(6272,6273)
Có TK611
+Các khoản chi phí khác bằng tiền hoặc dịch vụ mua ngoài , kế toán ghi
Nợ TK627(6277,6278)
Nợ TK133(VAT,nếu có)
Có TK111,112,331
+Các khoản lương cho nhân viên quản lý phân xưởng , tổ đội sản xuất :
Nợ TK627
Có TK34
Cuối kỳ tính và phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung sang TK tính giá thành :
Nợ TK631
Có TK627
V – Tính giá thành sản phẩm
Trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp kế toán cần tính tổng giá thành và giá thành đơnvị cho các dối tượng tính giá thành . Để tính chính xác giá thành sản phẩm cần xác định đối tượng tập hợp , kỳ tính giá thành và phương pháp tính giá thành phù hợp với đối tượng tính giá thành
5.1 Đối tượng tính gí thành và kỳ tính giá thành
Đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất là các loại sản phẩm , công việc lao vụ do doanh nghiệp sản xuất và hoàn thành . Đối tượng tính giá thành cụ thể trong các doah nghiệp có thể là :
Từng công việc , sản phẩm , đơn đặt hàng đã hoàn thành
Từng chi tiết bộ phận sản phẩm
Để phục vụ ho việc tính giá thành sản phẩm kế toán còn phải xác định kỳ tính giá thành . Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tính giá cho các đối tượng tính giá thành
5.2 Các phương pháp tính giá thành
5.2.1 Phương pháp tính giá thành giản đơn
Phương pháp này được tính trên cơ sở chi phí sản xuất đã tập hợp trongkỳ , chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ
5.2.3 Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp này thích hợp đối với các doang nghiệp có qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục , sản phẩm trải qua nhiều giai đoạn chế biến liên tục kế tiếp nhau , nửa thành phẩm ở giai đoạn trước là đối tượng tiếp tục sản xuất ở giai đoạn sau
Theo phương pháp này đối tưọng tạp hợp chi phí sản xuất thường là từng phân xưởng hoặc là từng giai đoạn công nghệ , đối tượng tính giá thành là thành phụ thuộc vào dậc diiểm qui trình công nghệ , tính chất của sản phẩm
+Nếu qui rtình sản xuất kiẻu liên tục , đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng . Nừu có bàn thành phẩm bán ra ngoài thì dôanh nghiệp phải tiến hành tính giá thành cho nửa thành phảm ở từng phân xưởng
+ Nếu qui trình sản xuất hỗn hợp thì đối tưọng tính giá thành là các loạI thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng và có thể là nửa thành phảmở từng giai đoạn
+ Trường hợp qui trình sản xuất kiể song song , đối tượng tính giá thành có thể là thành phẩm hoặc nửa thành phẩm
5.1.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Theo phương pháp này kế toán không phải tính chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ mà chỉ tập hợp chi phí phát sinh theo từng tháng hoặc theo từng thời gian nhất đinh . Khi hoàn thành sản phẩm thì giá được tập hợp chính là giá thành sản phẩm
5.1.4Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có cùng một qui rình công nghệ , sử dụng cùng một loại nguyên vật liệu , kết quả sản xuất thu được nhièu loại sản phẩm khác nhau . Trong trương hợp này , đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ cong nghệ , đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm
Ngoài các phương pháp tính giá thành trên kế toán cón sử dụng phương pháptính giá thành theo tỉ lệ ,theo phương pháp loại trừ chi phí sản xuất phụ và theo định mức
VI- Về sổ kế toán
Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp , vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó mà có thể áp dụng các hình thức kế toán khác nhau . Đối với doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng hình thức nhật ký chứng từ
Để hạch toán chi phí nvl trực tiếp kế toán sử dụng bản kê số 4- tập hợp chi phí ản xuất theo phân xưởng để tổng hợp số phát sinh bên nợ TK621. Bảng kê số 4 được lập trên cơ sở số liêu của bảng phân bổ nvl , công cụ dụng cụ . Số liệu trên bảng kê số 4 la cơ sở để kế toán ghi vào nhật ký chứng từ số 7.
Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng bảng phân bổ số 1- bảng phân bổ tiền lương và BHXH để tập hợp và phân bổ tiền lương thực tế phải trả , BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn phải trích lập trong tháng cho các đối tưọng sử dụng lao động . Sau đó căn cứ vào bảng phân bổ số 1 kế toán ghi và bảng kê số 4và các sổ kế toán có liên quan . Cơ sở lập bảng phân bổ số 1 là bang thanh toán lương thanh toán làm thêm giờ và tỉ lệ trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn , ngoài ra kế toán cón sử dụng bảng kê số 6 để phản ánh chi phí phải trả và chi phí trả trước . Cơ sở ghi bảng kê số 6 là các bảng phân bổ tiền lương , nvl, các chứng từ liên quan đến kế hoach phân bổ chi phí. Cuối tháng khoá sổ làm căn cưa ghi nhật ký chứng từ số 7 TK142
Khi tổng hợp chi phí kế toán sử dụng nhật ký chứng từ số7 để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và dung để phản ánh số phát sinh bên có các tài khoản liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh như: TK142, TK152, TK153, TK154, TK214, TK334, TK335, TK338, TK621, TK622, TK627, TL631...
VII- Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm đã trở thành điều kiện khồn thể thiếu được trong hạch toán kinh tế, là một khâu trung tâm của cong tác hạch toán trong các doanh nghiệp sản xuất . Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế , việc áp dụng kế toán mới được bộ tàI chính ban hành trong cả nước , kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phải được đổi mới đẻ phù hợp với sự thay đổi đó . Tuy nhiên , hiện nay việc thực hiện và vận dụng chế độ kế toán về chi phí sản xuất và tính giá thành còn nhiều bất cập . Nhiều doanh nghiệp hạch toán chi phí và giá thành còn chưa chính xác , xácđịnh các khoản mục chi phí không đúng , chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa chi phí nguyên vật liệu xuấtdùng cho sản xuất và cho phân xưởng . Việc áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm , việc xác định các đối tượng chi phí chưa phù hợp với đIũu kiện sản xuất của doanh nghiệp . Vận dụng sổ sáchkế toán trong tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm chưa được đồng bộ, chưa đảm bảo cung cấp thông tin cho lãnh đạo một cách kịp thời chính xác .
Việc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là một yểtố khách quan phù hợp với qui luật phát triển của nền kinh tế . Nó sẽ giúp cho doanh ngiệp tính đúng ,đủ chi phí sản xuất , xác định chính xác giá thành sản phẩm , từ đó có những biện pháp hạ giá thành sản phẩm , tạo lợi thế cạnh tranh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp .
Xuất phát từ thực tế trên , hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phảm cần thực hiện các yêu cầu sau :
Hoàn thiện xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Hoàn thiện hạch toán ban đầu
Hoàn thiện vận dụng tài khoản kế toán
Hoàn thiện khâu vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Phần II
Thực trạng và một số ý kiến đề xuất
I-Thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai vấn đề vô cùng quan trọng . Nó thể hiện khả năng , năng lực quản lý cùa nhà lãnh đạo . Nừu biết quản lý tốt chi phí , biết tiết kiệm chi phí thí làm giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường . Ngược lại , quản lý không tốt gây lãng phí hoặc thất thoát làm cho cho chi phí tăng , giá thành sản phẩm cao làm giảm sức canh tranh trên thị trường . Song để quản lý tốt chi phí thì khong phải bất cứ doanh nghiệp nào cũng làm đượ . Để có nhưng só liệu đúng đắn và kịp thời , đáp ứng được yêu cầu của nhà quản lý thì phải có đội ngũ kế toán tài năng ,có trình độ nhất định ,có khả năng kiển soát tốt được các quá trình .
Trong thực tế , doanh nghiệp thực hiện phân công lao động trong các phòng kế toán chưa hợp lý làm giảm hiệu quả của kế toán . Mặc dù số lượng lớn nhân viên nhưng quá trình hạch toán vẫn còn chậm , không đáp uắng được yêu cầu quản lý . Bên cạnh đó , sự phối hợp giữa các bộ phận chưa được chặt chẽ , việc áp dụng các hình thức kế toán còn chưa phù hợp với đặc diểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , làm cho kế toán gặp khó khăn trong quá trình hạch toán .
Quản lý nguyên vật liệu cũng là một vấn đề phức tạp đối với doanh nghiệp sản xuất , nguyên vật liệu là yếu tố chính cấu thành nên sản phẩm trong doanh nghiệp , chính vì vậy quá trình nhập xuất nguyênvật liệu diễn ra thường xuyênvà liên tục . Không phải nguyên vật liệu xuất ra là dùng hết mà sau đó còn một bọ phận chưa sửdụng phải nhập lại kho . Theo nguyên tắc chỉ được hạch toán vào chi phí những nguyên vật liệu đã được sử dụng để tạo nên sản hẩm . Như vậy khi hạch toán chi phí thì phải loại chi phí nguyên vật liệu không dùng hết ra khỏi chi phí . Nhưng có một số doanh nghiệp không làm như vậy , kế toán đã hạch toán hết những khoản này vào chi phí làm cho chi phí sản xuất tăng lên , giá thành tăng lên làm giảm khả năng cạnh tranh . Việc quản lý nguyên vật liệu còn có nhiều mặt hạn chế , một phần do trình độ quản lý kém , một phần do bản thân nguyên tắc hạch toám là kẽ hở cho việc rút nguyên vật liệu ra khỏi doanh nghiệp . Trong khâu hạch toán , khi mua nguyên vật liệu chuyển thẳng xuống bộ phận sản xuất , kế toán đã hạch toán qua kho sau đó mới dùng bút toán xuất nguyên vật liệu . Điều này rất dễ làm thất thoát nguyên vật liệu
Tỉ lệ khấu hao TSCĐ cũng chưa được thống nhất một cách cụ thể . Có thể nói đây là tài khoản để kế toán điều chỉnh chi phí . Khấu hao không đúng gây bất lợi cho doanh nghiệp tong công tác định giá . Nừu khấu hao quá lớn làm cho chi phí tăng , giá thành sản phảm tăng không phản ánh đúng khả năng sản xuất của doanh nghiệp .
Để có độ chính xác cao trong việc tính giá thành sản phẩm , doanh nghiệp phải có phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ hợp lý . Đây là công việc khó khăn và phức tạp , không phải doanh nghiệp nào cũng có phương háp đáng giá sản phẩm dở dang cuối kỳ hợp lý. Đánh giá sản phẩm đang cuối kỳ sai làm cho giá thang sản phẩm trong kỳ xác, không phản ánh đúng năng lực sản xuất của doanhnghiệp , gây khó khăn cho các nhà quản trị trong công tác lập kế hoạch sản xuất tiếp theo và chính sách gía trên thị trường.
Theo nguyên tắc trích trước chi phí là để giảm bớt những khoản chi phí quá lớn sẽ phát sinh ở kỳ sau . Trong thực tế kế toán có thể sử dụng tài khoản này đểđIũu chỉnh chi phí . Nếu muốn chi phí tăng lên thì tăng khoản trích trước và ngược lạI giảm chi phí trích rước so với lượng cần lập làm cho quá trình tổng hợp chi phí và tính giá thành không trung thực , không phản ánh đúng tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Theo nguyên tắc thì toàn bộ chi phí nguyên vật liêuh trực tiếp phải được tập hợp vào tàI khoản 621, sau đó kết chuyển sang TK154- TK tính giá thành . Nnưng một số doanh nghiệp lại hạch toán tắt không qua tài khoản 621 mà tập hợp luôn vào tài khoản 154, như vậy không phản ánh được từng đối tượng chịu chi phí , gây khó khăn trong quá trình quản lý nguyên vật liệu.
Trên đây là những tồn tại mà các doanh nghiệp thường gặp phải . một số doanh nghiệp do trình độ quản lý kém , do áp dụng phương pháp hạch toán . Bên cạnh đó có nhiều doanh nghiệp cố tình hạch toán sai vì mục đích riêng của mình . Tăng chi phí làm cho lợi nhuận giảm đi , thuế thu nhập phải nộp ít đi , điều này gây thiệt hại cho nhà nước về khoản thu ngân sách . Nếu sai do trình độ quản lý hoặc do phương pháp thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong công tác quản lý . Thông tin từ kế toán sai làm cho nhà quản lý có quyết định sai , họ không biết thực chất của doanh nghiệp mình để có quyết định dúng đắn .
Sở dĩ còn tồn tại những nhược điểm trên là do nhận thức chưa đúng đắn về chi phí và giá thành , không hiểu hết ý nghĩa của nó đối với doanh nghiệp , hoặc do tinh thần trách nhiệm không cao , mặt khác do trình đọ quản lý chưa tốt tạo điều kiện cho việc gian lận . Chính vì vậy phải có biện pháp đúng đắn để thực hiện tốt công tác kế toán chi phí và tính giá thành . Tạo được môi trường lành mạnh trong doanh nghiệp , để thông tin mà kế toán mang lại là thông tin chính xác đáng tin cậy giúp các nhà quản lý ra quyết định một cách đúng đắn kịp thời , sản phẩm mà doanh nghiệp tạo ra là sản phẩm tốt với chi phí hợp lý và có sức cạnh tranh trên thị trường
II-Một số ý kiến đề xuất hoàn thiện công tác hạch toán kế toán và tính giá thành sản phẩm
Trên đâylà một số tồn tại ở các doanh nghiệp trong quá trinhf kế toán sản xuất và tính giá thành sản phẩm . Để giải quyết những tồn tại trên nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành em xin đề xuất một số ý kiến sau :
Để có một đội ngũ kế toán tin cậy cần phải thường xuyên đào tạo và tuyển lựa những kế toán có trình độ , năng lực và có phẩm chất tốt . Mặt khác doanh nghiệp cần xem xét thực trạng của doanh nghiệp mình để áp dụng phương pháp kế toán một cách hợp lý và phù hợp . Cần có sự phân công rõ ràng chức năng , trách nhiệm của từng kế toán một cách cụ thể tạo đIũu kiện tốt cho cho kế toán thực hiện chức năng của mình .
Để quản lý tốt nguyên vật liệu cần phải quản lý tốt chứng từ kế toán trong quá trình nhập xuất nguyên vật liệu . Cần phải có sự so sánh giữa kế hoạch và thực hiện chi phí nguyên vật liệu để có thể phát hiện những mâu thuẫn ngăn chặn chứng từ giả , nhập khống xuất khống để rút nguyên vật liệu . Để tránh tình trạng này cần yêu cầu kế toán thực hiện đúng nguyên tắc hạch toán , không được dùng các bút toán ghi tắt . chẳng hạn khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu chuỷen thẳng xuống bộ phận sản xuất không được ghi :
Nợ TK152
Nợ TK133
Có TK111, 331 …
Sau đó ghi :
Nợ TK621
Có TK152
Cần yêu cầu kế toán ghi đúng như sau:
Nợ TK621
Nợ TK133
Có TK111,112,331…
Khi tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , kế toán phải ghi đúng:
Nợ TK621
Có TK152
Sau đó mới kết chuyển vào tàI khoản tính giá thành :
Nợ TK154
Có TK621
Nhà nước cần có một tỉ lệ khấu hao một cách cụ thể để doanh nghiệp áp dụng trong kế toán khấu hao TSCĐ , để doanh nghiệp có tỉ lẹ phân bổ hợp lý . Đối với doanh nghiệp cũng phải có kế hoạch khấu hao hợp lý để đảm bảo đúng chi phí và có thể phục hồi được năng lực sản xuất cho doanh nghiệp , hạn chế hao mòn vô hình .
Để tính toán đúng giá thành doanh nghiệp cũng cần phải có phương pháp đánh gía sản phẩm dở dang một cách hợp lý . Tuỳ từng đIũu kiện sản xuất kinh doanh , tuỳ từng loại hình sản xuất , mặt hàng sản xuất mà có phương pháp hợp lý .
Doanh nghiệp cần xem xét các khoản chi phí hiện tại và dụa đoán các chi phí phát sinh kỳ sau mọt cách chính xác để có kế hoạch trích trước một cách hợp lý , làm tăng tính chính xác trong quá rình kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm .
Nhưng có lẽ quan trọng và khó khăn nhất đó là tạo môi trường làm việc, làm cho kế toán có được những hiểu biết nhất định về chi phí và giá thành, biết được tầm quan trọng của các số liệu kế toán trong công tác quản trị . Làm cho mỗi kế toán tự nhận biết, tự hoàn thiện mình để có thể chấp hành đúng các nguyên tắc kế toán đã đề ra, có ý thức trong công việc và trung thành với doanh nghiệp .
kết luận
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan trọng và khó khăn của kế toán . Chi phí và giá thành phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Để hạch toán đúng và hợp lý nó không phải là vấn đề đơn giản . Chế độ kế toán nước ta đã trải qua bao nhiêu làn sửa đổi để phù hợp với quá trình và xu thế phát triển của đất nước . Các qui tắc và chuẩn mực của kế toán đã góp phần tích cực trong công tác kế toán để đảm bảo tính chính xác và công bằng . Bên cạnh đó còn một số hạn chế gây khó khăn trong công tác kế toán làm cho kế toán dễ hiểu sai hoặc hạch toán không đúng . Qua tìm tòi và học hỏi em đã mạnh dạn đưa ra một số sai sót mà các doanh nghiệp thường gặp phải và một số ý kiến đề xuất . Song những ý kiến này vẫn còn mang nặng tính lý thuyết chưa thực tế . Nó chỉ là những nhận định còn mang nặng tính chủ quan . Hoàn thiện kế toán chi phí vầ tính giá thành sản phẩm không phải là đơn giản , vì vậy nó đòi hỏi sự tham gia góp ý của các thành viên của tập thể và cấp có thẩm quyền , nhất là những người có kinh nhiệm . Em làm chuyên đề này không có mong muốn gì hơn là được hiểu biết thêm về hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng , nó sẽ có ích cho em sau này trong quá trình làm việc , để hạn chế những sai sót không đáng có . Em rất mong được sự chỉ bảo , đóng góp ý kiến của các thầy ,các cô và các bạn .
Tài liệu tham khảo
- Giáo trình kế toán sản xuất (trường ĐHTM)
- Giáo trình kế toán quản
- Giáo trình lý thuyết kế toán
- Các thông tư về khấu hao TSCĐ
mục lục
chi phí và tính giá thành sản phẩm
Trang 1 : - Lời mở đầu
Trang2 : - Cơ sở lý luận về kế toán
chi phí và tính giá thành sản phẩm
Trang 6 : - Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Trang 12 : - Tính giá thành sản phẩm
Trang 14 : - Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán
Trang 15 : - Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm
Trang 17 : - Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
Trang 19 : - Kết luận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0291.doc