Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề quan tâm của các Doanh nghiệp sản xuất trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Do đó công tác này luôn luôn cần được cải tiến và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý kinh tế. Phát huy vai trò của kế toán là giám đốc bằng đồng tiền đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống, phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng trong quá trình hoạt động.
Ở HTX Vận Tải Trường Sơn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, bên cạnh những ưu điểm cũng còn nhiều tồn tại hạn chế.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vận tải, em đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất với nguyện vọng góp phần củng cố nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vận tải góp phần tăng cường chế độ hạch toán sản xuất, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các chi phí, tập hợp chi phí và phân bổ các chi phí một cách hợp lý để xác định chỉ tiêu giá thành sản phẩm vận tải ở HTXDVVT Trường Sơn
94 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 909 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vận tải tại hợp tác xã dịch vụ vận tải Trường Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hơn và như vậy sẽ dẫn tới tiêu hao nhiên liệu sẽ tăng lên. Xét về khả năng này để tính nhiên liệu và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho lái xe chạy điều hành tập trung của HTX, các tuyến đường chạy đều được qui đổi về đường tiêu chuẩn với một “Hệ số qui đổi đường tiêu chuẩn”. Căn cứ vào tình hình đường xá, tiêu hao nhiên liệu trên các tuyến đường xấu sẽ được phép nhiều hơn với việc qui đổi các tuyến hành trình dài hơn.
BẢNG 1:BẢNG HỆ SỐ QUI ĐỔI ĐƯỜNG TIÊU CHUẨN TÍNH BÌNH QUÂN CHO MỘT SỐ TUYẾN ĐƯỜNG
TT
Luồng tuyến
Cự ly thực tế
Hệ số tính đổi bình quân
Ghi chú
1
Hà nội – Lạng sơn
134
1,060
2
Hà nội – Bắc giang
51
1,000
3
Hà nội – Bắc ninh
31
1,000
4
Hà nội - Cao bằng
285
1,115
5
Hà nội – Thái nguyên
80
1,000
6
Hà nội – Hà giang
318
1,160
7
Hà nội – Bắc quang
273
1,130
8
Hà nội - Vĩnh tuy
240
1,070
9
Hà nội - Tuyên quang
165
1,050
10
Hà nội - Việt trì
85
1,020
11
Hà nội - Vĩnh yên
63
1,000
12
Hà nội - Phúc yên
46
1,000
13
Hà nội – Sơn la
308
1,146
14
Hà nội – Hát lót
279
1,136
15
Hà nội - Mộc châu
190
1,115
16
Hà nội – Hoà bình
76
1,000
17
Hà nội – Lào cai
338
1,204
...
..........
..........
..........
Với một hợp đồng vận chuyển hàng hoá ghi nhận trong giấy đi đường. Phòng kế hoạch và điều độ giao nhiệm vụ cho từng lái xe với từng tuyến cung đường có tính toán cụ thể số km hành trình và căn cứ tạm tính số nhiên liệu tiêu hao, ước tính nhiên liệu tiêu hao được chuyển xuống phòng kế toán ghi nhận và thanh toán.
Căn cứ hành trình, ước tính chiều dài hành trình khoảng 600 km. Với mức tiêu hao nhiên liệu ước tính khoảng 25 lít cho 100 km. Như vậy số nhiên liệu cấp phát tạm ứng sẽ là:
600 x = 150 lít
Với giá nhiên liệu là 7.500 đồng/ lít. Số tiền tạm ứng cấp phát nhiên liệu được kế toán ghi nhận: 7..500 đồng/ lít x 150 lít = 1.125.000 đồng.
Giấy đi đường được lái xe nộp sau khi hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển. Kế toán tiến hành tính toán mức tiêu hao nhiên liệu thực tế thông qua những hệ số định mức tiêu hao nhiên liệu cho từng loại xe và đoạn đường hành trình có hàng không được ghi chi tiết trong phần lái xe tự ghi.
Tổng km xe thực chạy: 340 km.
Xe chạy tuyến đường Hà nội - Lạng sơn. Căn cứ vào bảng hệ số qui đổi đường tiêu chuẩn, hệ số qui đổi 1,060.
Tđổi = 340 x 1,060 = 360 km.
Tấn vận chuyển: Q = 7 Tấn.
Tấn luân chuyển (P):
P = Tấn vận chuyển x km xe chạy có hàng.
P = 7 x 170 = 1190
Tấn luân chuyển qui đổi theo đường tiêu chuẩn:
P1= 1190 x 1,060 =1261 Tkm
Kế toán tiến hành tính toán nhiên liệu tiêu hao thực tế theo các định mức K1, K2, K3:
K1 = 360 km x 16 lít/100km = 57,6 lít
K2 = 1261Tkm x 0,9 lít/100Tkm = 11,4 lít
K3 = 360 km x 0,6 lít/100km = 2,2 lít
Tổng tiêu hao nhiên liệu thực tế = 57,6+ 11,4+ 2,2 = 71,2 lít
Như vậy chi phí nhiên liệu tiêu hao thực tế = 5.100 x 71,2 = 363.120 đồng.
Kế toán tiến hành hạch toán chi phí nhiên liệu:
Quá trình tạm ứng tiền cho lái xe mua xăng;
HTXDVVT Trường Sơn 417 Minh Khai - HBT
Mẫu số 03-TT
ban hành theo QĐ số : 1141-TC/QĐ/CĐKT
Ngày 01 tháng 1 năm 1995 của Bộ Tài Chính
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
ngày 01 tháng 6 năm 2006
Kính gửi : Phòng kế toán tài chính HTXDVVT Trường Sơn
Tên tôi là : Vũ Văn Sơn – Lái xe HTXDVVT Trường Sơn
Địa chỉ : 417 Minh Khai – HBT_ HN
Đề nghị cho tạm ứng số tiền : 1.125.000 đ
Bằng chữ : Một triệu một trăm hai mưoi năm ngàn đồng chẵn .
Người đề nghị Kế toán trưởng Thủ Quỹ
Sau Khi kết thúc hành trình, lái xe mang hoá đơn mua xăng thực tế về nộp cho phòng kế toán .
TK 111 TK 141 TK621
1.125.000 1.200.000 1.125000 1.125000
Chi phí dầu nhờn
Trong ngành vận tải, ngoài chi phí nhiên liệu xăng và dầu Diezen còn có thêm khoản chi phí dầu nhờn. Dầu nhờn cần thiết để bảo dưỡng, duy trì và đảm bảo tính năng kỹ thuật của xe.
Dầu nhờn cần thiết để bôi trơn các bộ phận động cơ của xe vận tải, đảm bảo độ an toàn cũng như tính năng kỹ thuật của xe trong quá trình hoạt động vận
tải. Chi phí dầu nhờn cũng được tính cùng với chi phí nhiên liệu của xe trong quãng đường hành trình.
Tỷ lệ dầu nhờn được tính trên cơ sở 100 lít nhiên liệu tiêu hao thực tế và cũng được đưa thành qui định cho từng loại xe. Với căn cứ này sẽ tính được chi phí dầu nhờn cho từng phương tiện. Hạch toán chi phí dầu nhờn cũng được tiến hành tương tự như hạch toán chi phí nhiên liệu.
Xe HuynDai 3.5T do anh Vũ Văn Sơn lái xe sẽ được phép tiêu hao nhiên liệu 0,6 lít dầu nhờn ứng với 100 lít nhiên liệu thực tế :
Tiêu hao dầu nhờn = = 0,4 lít
Với giá lít dầu nhờn là 11.000 đồng/ lít
Chi phí dầu nhờn = 18.000 x 0,4 = 7.200 đồng
Kế toán ghi hạch toán chi phí dầu nhờn:
TK 141 TK 621dầu.nhờn
7.200 7.200
Tiến hành tập hợp chi phí nhiên liệu cho tất cả các giấy đi đường trong tháng, kế toán sẽ hạch toán được chi phí nhiên liệu trong cả tháng.
Để phục vụ cho công việc này tiến hành được dễ dàng, hợp lý và đầy đủ HTX có mẫu bảng kê nhiên liệu từng xe.
Bảng số 2:BẢNG KÊ NHIÊN LIỆU TỪNG XE
HỌ TÊN LÁI XE: TRƯƠNG VĂN PHÙNG BKS; 29M-0439
ĐVT : VNĐ
ngày
Số hoá đơn
Số Lít
Đơn Giá
Thành tiền
Ghi Chú
12/4/04
0003752
100
5.500
550.000
13/4/04
005724
50
5.500
275.000
18/4/04
015463
70
5.500
385.000
27/4/04
0042357
100
5.500
550.000
TC
2.400.000
Lái xe ký nhận
Kế toán NVL xác nhận
* Chi phí săm lốp
Chi phí săm lốp bao gồm các khoản chi phí thay thế săm lốp ôtô hư hỏng , sửa chữa đắp lại lốp, vá lại săm, thưởng tiết kiệm săm lốp....
Trong quá trình vận tải săm lốp bị hao mòn với mức độ nhanh hơn mức khấu hao đầu xe nên thường phải thay thế nhiều lần nhưng giá trị săm lốp thay thế không tính vào giá thành vận tải ngay một lúc khi xuất dùng thay thế mà chuyển dần từng tháng. Như vậy hàng tháng, các đơn vị vận tải ôtô phải trích trước khoản chi phí này tính vào giá thành vận tải để giữ cho giá thành vận tải tương đối ổn định.
BẢNG 3: BẢNG CỤ THỂ ĐỊNH MỨC TRÍCH SĂM LỐP CỦA CÔNG TY:
GIÁ LỐP TÍNH THỰC TẾ
Chủng loại lốp
Đơn giá ( VNĐ/ chiếc )
Loại xe
Số lốp ( bộ )
900 – 20
1.820.000
IFA + Chenglong
6
1000 – 20
2.490.000
Huyndai - 8 Tấn
6
1100 – 20
2.639.000
Huyndai - 11 Tấn
10
750-16
1.300.000
Huyndai- 3.5T
2
GIÁ LỐP ĐẦU TƯ BAN ĐẦU
- Xe Chenglong (6 à 7 Tấn)
1.550.000 VNĐ/ Bộ
- Xe Huyndai 8 Tấn
2.470.500 VNĐ/ Bộ
- Xe Huyndai 11 Tấn + Xe Ssangyyong 17 Tấn
2.554.800 VNĐ/ Bộ
- Xe IFA: Nguyên giá tài sản không có lốp
BẢNG 4: HỆ SỐ TÍNH TRÍCH LỐP CHO 100 KM LĂN BÁNH
1. Loại xe IFA(Định ngạch là 72.000 km)
2.Xe TOYOTA 16 chỗ ngồi( Định ngạch là
3. Loại xe Huyndai 8 tấn(Định ngạch là 70.000 km)
4. Loại xe Huyndai 11 tấn(Định ngạch là 68.000 km)
5. Loại xe Mitsumitsi (Định ngạch là 68.000 km)
150.000VND/ 100km
/ 100km
170.500 VND/ 100km
327.900 VND/ 100km
393.500 VND/ 100km
Sau khi đã tập hợp được hoá đơn , chứng từ xăng dầu, cầu phà ,Kế toán tiến hành hạch toán như sau :
Hạch toán minh hoạ xe 3.5T 29V-9927 –Vũ Văn Sơn
* Tiền xăng dầu
Nợ TK 621: 1.125.090
Có TK111: 1.125.090
Nợ TK 154 :1.125.090
CóTK 621:1.125.090
* Tiền vé cầu phà :
Nợ TK 627:630.000
Có TK 111:630.000
Nợ TK154:630.000
Có TK 627:630.000
*Tiền Săm Lốp :
Nợ TK627: 2.525.000
Có Tk 111:2.525.000
Nợ Tk 154: 2.525.000
Có TK627: 2.525.000
SƠ ĐỒ 1: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN PHẨM VẬN TẢI TRONG THÁNG
TK 152, 111, 112,... TK 154 TK 621
Các khoản ghi giảm chi phí
Chi phí NVL trực tiếp
TK 334
TK 622
Tiền lương lái xe,CNV
Chi phí NC trực tiếp
TK 141
TK 627
Tạm ứng chi phí
Chi Phí sản xuất chung
242
Khấu hao săm lôp,phụ tùng
214
Hao
Áp dụng thực tế ở HTX , tính toán mức định mức:
Định mức chi phí cho 1km xe chạy trên đường tiêu chuẩn
=
1.820.000
72.000
x
6
-
1.550.000 x 6
370,272
Mức định mức = 139,1 đồng/km đường tiêu chuẩn
Để minh hoạ đơn giản ta tính chi phí trích trước săm lốp cho giấy đi đường số 1601:
Số trích trước chi phí săm lốp
=
Định mức chi phí cho 1km xe chạy trên đường tiêu chuẩn (loại 1)
x
Số km xe đã hoạt động
x
Hệ số tính đổi sang đường tiêu chuẩn( đường loại 1)
Ta cũng lấy ví dụ với giấy đi đường 1060 của lái xe Vũ Văn Triệu , lái xe HuynDai 29V - 8093 chạy hành trình Hà nội - Lạng sơn và ngược lại, tổng km hành trình là 340 km, thì trích một chuyến săm lốp là:
139,1 x 340 x1,060= 51.131 đồng
HTX phải lập phiếu kiểm kê săm lốp cho từng phương tiện, sau đó tổng hợp chung tại HTX. Căn cứ vào kết quả tổng hợp kiểm kê, tính toán số phải trích vào giá thành như nói trên.
Để tính chi phí săm lốp trong tháng cho 1 đầu xe, ta tiếp tục lấy ví dụ với xe mang biển số 29V- 8093 với tuyến hành trình Hà nội - Lạng sơn với Tđổi = 360km trong thời gian từ ngày 17/12 đến 20/12. Như vậy, trong một tháng xe sẽ chạy được khoảng 6 chuyến như vậy.
Chi phí săm lốp trong một tháng của xe trên và cũng là chi phí trích trước cho một đầu xe sẽ là:
51.131 đồng x 6 = 306.786 đồng
Trên thực tế để tính số trích trước chi phí săm lốp cho cả tháng nhanh gọn và thuận tiện người ta lấy mức định mức trên nhân (x) với tổng Tđổi của toàn bộ các xe hoạt động vận tải trong tháng của bảng kê nhiên liệu từng xe.
Kế toán ghi hạch toán trích trước chi phí săm lốp:
Nợ TK 621- Chi phí giá thành
Có TK 335 - Chi phí trích trước
Khi xe đủ định ngạch qui định được thay lốp dựa vào phiếu xuất lốp của kho, kế toán hạch toán
Nợ TK 335XL
Có TK 152
Cuối tháng kế toán tập hợp chi phí vật liệu- nhiên liệu trực tiếp trên bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu và CCDC để vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo định khoản:
Nợ TK 335: 10.210.466
Có TK 152: 10.210.466
2.2.2.2.. Hạch toán chi phí sửa chữa phương tiện
Để đảm bảo giá thành vận tải được tương đối ổn định, hiện nay người ta áp dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa phương tiện vận tải vào chi phí sản xuất, dịch vụ (áp dụng cho cả sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn). Theo chế độ báo cáo kế toán định kỳ của ngành Giao thông vận tải, chi phí sửa chữa phương tiện là một khoản mục trong giá thành giao thông vận tải. Nhưng điều đáng lưu ý là trong khoản mục “Sửa chữa phương tiện” được chi tiết và sửa chữa thường xuyên “Trong đó: Sửa chữa lớn”. Vì vậy, trường hợp sửa chữa lớn phương tiện, chi phí sửa chữa lớn được tập hợp, theo dõi hạch toán riêng để khi lập báo cáo kế toán cho phù hợp.
Sửa chữa phương tiện vận tải có thể do công nhân của đơn vị có phương tiện vận tải đó tự làm, do phân xưởng sản xuất phụ của HTX đảm nhận hoặc thuê ngoài. Nếu sửa chữa phương tiện do công nhân tự làm không qua phân xưởng sản xuất phụ hay thuê bên ngoài thì các khoản chi phí phát sinh ghi trực tiếp bên Nợ TK 335 - Chi phí trích trước.
Để đảm bảo giá thành vận tải được tương đối ổn định, HTX áp dụng phương pháp trích trước chi phí sửa chữa phương tiện vào chi phí sản xuất, dịch vụ và áp dụng cho cả sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn.
Trích trước để sửa chữa lớn phương tiện vận tải được tính bằng mức 5% nguyên giá / năm.
Căn cứ vào kế hoạch chi cả năm để tính số trích hàng tháng vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 154 - Chi phí giá thành
Có TK 335SCL- Trích trước chi phí sửa chữa lớn
Do HTX có trạm bảo dưỡng và sửa chữa nên mọi hoạt động sửa chữa và bảo dưỡng xe vận tải HTX không phải thuê ngoài nên mọi chi phí sửa chữa được tập hợp vào bên Nợ TK 154 “Sản xuất kinh doanh phụ” và sau đó kết chuyển sang TK 335 “Chi phí trích trước”.
Nợ 335- Chi phí trích trước
Có TK 154 - Sản xuất kinh doanh phụ
HTX có qui định định ngạch cho mỗi đầu xe vận tải là sau khoảng 150.000 km hành trình (1/3 mỗi đời xe) thì phải được đại tu.
Công ty thực hiện chế độ bảo dưỡng cấp 2 (chế độ bảo dưỡng cấp 1 do lái xe tự làm khi cần thiết và tự thanh toán chi phí). Qui định mức phí bảo dưỡng cấp 2 được thực hiện cho từng loại xe.
Chi phí sửa chữa thường xuyên
NỘI DUNG:
a. Chi phí bảo dưỡng cấp 1
Đây là phần bảo dưỡng mà lái xe tự làm. Dựa vào thống kê cây số xe thực tế lăn bánh đủ định mức cây số vào bảo dưỡng cấp 1 (6000 km). Lái xe thông báo cho phòng kế toán của đơn vị trước để kế toán vật tư trình lên Chủ Nhiệm HTX sau đó kế toán sẽ làm tạm ứng tiền cho lái xe tự mang ra xưởng tự thay để đảm bảo tính năng bôi trơn động cơ và mỡ bơm để bơm vào vú mỡ nhằm làm giảm sự mài mòn của các bạc ổ bi trong hệ thống gầm ô tô.
Cụ thể định mức đối với loại xe 6000 km qui đổi.
BẢNG 7: BẢNG ĐỊNH MỨC BẢO DƯỠNG CẤP 1
Chủng loại xe
Định mức km lăn bánh
Định mức vật tư
Dầu bôi trơn (lít)
Mỡ bơm (kg)
- KIA 1.25T
6000
8
0,2
- Xe IFA W50
6000
16
0,5
- Xe Chenglong
6000
16
0,5
- Xe Huyndai 8 Tấn
6000
13
0,5
-HuynDai 3.5T
6000
10
0.5
- Huyn Dai 2.5T
6000
10
0,5
b. Chi phí bảo dưỡng cấp 2
Phần bảo dưỡng này lái xe phải đưa vào trạm bảo dưỡng sửa chữa của HTX để thợ sửa chữa làm. Cán bộ thuộc phòng kỹ thuật - vật tư phải rà soát từng đầu phương tiện xem đã đủ cây số vào bảo dưỡng cấp 2 (12.000 km ) để thông báo từng lái xe đưa xe váo bảo dướng.
Trước khi vào xưởng để làm bảo dưỡng cấp 2, phòng kỹ thuật - vật tư phải viết phương án đưa cho lái xe để lái xe nộp cho xưởng và đồng thời đây cũng là chứng từ để làm cơ sở thanh toán chi phí cho HTX
HTXDVVT TRƯỜNG SƠN
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHƯƠNG ÁN XE VÀO BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA
Họ và tên lái xe: Vũ văn Sơn Số đăng ký xe: 29V - 9927
Loại xe: Hyundai Nơi BDSC: 571 Tam Chinh
TT
Tên tổng thành
Nội dung BDSC
I
Động cơ ôtô
- Kiểm tra vệ sinh sạch sẽ các chi tiết thuộc động cơ
- Xiết chặt tất cả các mối ghép bằng bulong, biên, baliê, đúng mômen lực và qui trình kỹ thuật.
- Tháo thay hoặc sửa bộ phận lọc, thay dầu bôi trơn của động cơ, bơm cao áp, bầu lọc khí.
- Bơm mỡ vào các vú mỡ theo qui định
II
Hệ thống điện
- Kiểm tra xiết chặt các mối ghép của đường dây điện trong hệ thống điện.
- Tháo, làm sạch bảo dưỡng đề mazơ, máy phát điện, rơle tổng đề.
- Kiểm tra xiết chặt, làm sạch đầu boọc ắcqui, đổ bổ sung nước cất, nạp thêm điện cho ắc qui.
- Kiểm tra điều chỉnh lại đèn pha.
III
Phần gầm xe
- Kiểm tra xiết chặt các mối ghép bulong hệ thống gầm xe, nhíp xe, hệ thống lái.
- Điều chỉnh độ chụm bánh xe.
- Tháo làm vệ sinh, bảo dưỡng thay mỡ mới các moayơ bánh xe, hệ thống phanh.
IV
Vỏ thân xe
- Xiết chặt, vệ sinh cabin, sátxi, bệ mui xe.
Ấn định ngày vào: 01/6/2004
Ngày ra: 04/6/2006
Lái xe
Trạm hoặc xưởng
Cán bộ kiểm tra
PhòngKTKT
Dựa vào phương án bảo dưỡng và định mức vật tư, phòng kỹ thuật - vật tư của trạm viết phiếu lĩnh vật tư giao cho công nhân trực tiếp lĩnh. Khi làm xong bảo dưỡng cấp 2 phải có biên bản nghiệm thu có xác nhận của cán bộ KCS Công ty xác nhận thì HTX mới thanh toán.
Bảng kê định mức chi tiết bảo dưỡng các loại xe năm 2004 xem trang bên
Chi phí sửa chữa đột suất
Trong quá trình vận chuyển, xe chạy còn có phần hỏng phát sinh chưa đến kỳ đại tu gọi là sửa chữa đột suất. Sửa chữa đột suất này không có định mức. Khi xe hỏng, lái xe khai báo về phòng kỹ thuật - vật tư, nếu xe hỏng trên đường vận chuyển và hỏng đơn giản thì phòng kỹ thuật cho phương án lái xe sửa chữa trên đường, nếu xe hỏng nặng thì cho xe sửa tạm trên đường hoặc kéo về xưởng sửa chữa. Phòng kỹ thuật cùng với cán bộ trạm sửa chữa tháo xem xét xe hỏng thực tế và làm phương án cho trạm sửa chữa, sau đó quyết toán chi phí theo phương án.
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN
Để dễ và tiện quản lý, hàng tháng kế toán tiến hành ước tính chi phí sửa chữa thường xuyên trong tháng và đưa vào TK 335 coi như một khoản chi phí trích trước.
- Hạch toán vật liệu - nhiên liệu:
Cuối tháng dựa vào các phiếu xuất vật tư của các bộ phận phòng ban HTX và phiếu xuất vật tư của trạm bảo dưỡng, kế toán tập hợp và lên bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ vật liệu - nhiên liệu, công cụ dụng cụ”.
Nợ TK 154 - Sản xuất kinh doanh phụ
Có TK 152
Cuối tháng kết chuyển
Nợ TK 335 TX
Có TK 154 - Sản xuất kinh doanh phụ
- Hạch toán tiền lương và bảo hiểm xã hội:
Dựa vào định mức lao động tiền lương của các cấp bảo dưỡng mà trạm bảo dưỡng thực hiện và sửa chữa đột suất ấn định giờ công tiền lương, kế toán lập bảng lương cho từng công nhân sửa chữa và bảng lương của văn phòng trạm sửa chữa, sau đó lên bảng phân bổ số 1 “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.
Nợ TK 154 - Sản xuất kinh doanh phụ
Có TK 334
Cuối tháng kết chuyển
Nợ TK 335TX
Có TK 154 - Sản xuất kinh doanh phụ
Khi trả lương cho công nhân, kế toán hạch toán
Nợ TK 334
Có TK 111
Chi phí sửa chữa lớn
NỘI DUNG
Đối với các loại xe đảm bảo công số lăn bánh từ 250.000 đến 300.000 thì tiến hành đại tu từng bộ phận, thường thì HTX tiến hành đại tu động cơ đầu tiên sau đó mới tiến hành đại tu phần gầm và đại tu thùng bệ cabin xe. Kế hoạch hàng năm và kế hoạch tháng cân đối với tình hình sản xuất và cân đối chi phí HTX lập kế hoạch đưa xe vào đại tu để thông báo với các đội xe và thông báo với trạm sửa chữa biết.
Khi xe vào đại tu, phòng kỹ thuật lập phương án cho xe đại tu (như phần mẫu phương án bảo dưỡng cấp 2 nhưng nội dung là của xe đại tu).
Đồng thời lập dự toán chi phí đại tu cho trạm bảo dưỡng sửa chữa và đây là cơ sở để quyết toán chi phí sửa chữa lớn cho trạm.
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ
- Chi phí nhiên liệu - vật liệu và phụ tùng:
Dựa vào phiếu xuất vật tư cho xe đại tu kế toán lên bảng phân bổ nhiên liệu - vật liệu.
Nợ TK 154 - Sản xuất kinh doanh phụ
Có TK 152
Cuối tháng kết chuyển
Nợ TK 335 SCL
Có TK 154
- Chi phí tiền lương
Nợ TK 154 - Sản xuất kinh doanh phụ
Có TK 334
Cũng giống như hạch toán sửa chữa thường xuyên, đối tượng chịu chi phí là sửa chữa lớn phương tiện.
2.2.2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Tiền lương là bộ phận quan trọng để cấu thành nên chi phí sản xuất, cho nên việc tính toán và phân bổ chính xác tiền lương và giá thành sản phẩm sẽ góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm,tăng tích luỹ và cải thiện đời sống cho các bộ phận công nhân viên.
HTX Trường Sơn chi phí nhân công trực tiếp thường chiểm tỷ trọng 8% - 10% trong tổng chi phí sản xuất. Chi phí nhân công trực tiếp cũng giống như chi phí vật liệu - nhiên liệu trực tiếp được tập hợp cho từng đội xe và các trạm. Để tập hợp chi phí vật liệu - nguyên liệu trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Về nội dung chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ (lương chính, lương phụ) và các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quĩ BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ hiện hành (việc đóng góp là như nhau đối với tất cả cán bộ nhân viên trong HTX).
Trích BHXH bằng 15% tổng lương công nhân hưởng theo cấp bậc.
Trích BHYT bằng 2% tổng lương công nhân hưởng theo cấp bậc.
Trích KPCĐ bằng 2% tổng lương thực tế.
Chi phí tiền lương lái, phụ xe
Tiền lương lái, phụ xe là khoản tiền trả công cho lái, phụ xe tương ứng với số lượng, chất lượng và kết quả lao động. Cơ sở để tính tiền lương lái, phụ xe dựa trên đơn giá tiền lương sản phẩm và sản phẩm làm ra.
Kế toán hạch toán tiền lương lái, phụ xe như sau:
Nợ TK 622 - Chi phí tiền lương lái, phụ xe
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
Nợ TK 154
Có TK 622
- Khi trả lương cho công nhân lái xe
Nợ TK 334
Có TK 111
Chi phí bảo hiểm lái, phụ xe
Chi phí bảo hiểm lái, phụ xe dựa trên tổng quĩ lương cơ bản của lái, phụ xe nhân (x) với tỷ lệ trích bảo hiểm do nhà nước qui định. Tổng mức trích là 19%, trong đó 17% trích theo tổng quĩ lương cơ bản, 2% kinh phí công đoàn trích theo tổng quĩ lương thực tế.
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 622- Chi phí bảo hiểm lái, phụ xe
Có TK 338- Phải trả, phải nộp khác
338.2- Kinh phí công đoàn(2%)
338.3- Bảo hiểm xã hội (15%)
338.4- Bảo hiểm y tế(2%)
Chi phí về tiền lương, bảo hiểm xã hội của công nhân lái, phụ xe đều phải căn cứ vào chứng từ gốc (Bảng kê lương, bảng thanh toán lương,....) để tập hợp trong các bảng tổng hợp phân bổ tiền lương, bảng tính khấu hao TSCĐ... làm căn cứ ghi vào đối tượng tính giá thành.
HÌNH THỨC TRẢ LƯƠNG TẠI HỢP TÁC XÃ
Việc tính lương và các khoản phải trả có tính chất lượng cho chi phí nhân công trực tiếp được thực hiện dưới hai hình thức trả lương cơ bản: lương thời gian và lương sản phẩm.
- Hình thức trả lương theo sản phẩm:
Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo số lượng, lượng sản phẩm hoàn thành; đảm bảo thực hiện đầy đủ nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng với chất lượng lao động; động viên, khuyến khích người lao động hăng say lao động sáng tạo, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội.
Đối với công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm được hưởng theo lương sản phẩm là chủ yếu, chế độ tiền lương này đã khuyến khích công nhân tích cực sản xuất tăng năng suất lao động bởi nó tác động trực tiếp tới lợi ích kinh tế của từng người, theo hình thức này thì:
Tiền lương phải trả
=
Số lượng sản phẩm hoàn thành
X
Đơn giá tiền lương
Cơ sở của các bước tính lương của công nhân lái xe được xác định qua các bước sau:
+ Mỗi một lãi xe đều có bảng kê theo dõi phần hành trình đi đường . Cuối tháng kế toán tổng hợp bảng kê sản phẩm hoàn thành và dựa vào đơn giá tiền lương mà HTX đã định mức từ đó tính được lương sản phẩm của công nhân lái xe.
Lương sản phẩm của lái xe
=
Tổng doanh thu thực hiện
x
Đơn giá sản phẩm(%)
BẢNG 9: ĐỊNH MỨC ĐƠN GIÁ TIỀN LƯƠNG SẢN PHẨM
(đồng lương/ 1000đ doanh thu)
Cự ly vận chuyển
Xe KIA
1.25T
Hyundai
2.5T
Huynđai 8T
Huynđai 11T
Từ 70km trở xuống
50đ
75đ
95đ
110đ
Trên 70km
45đ
60đ
90đ
105
- Hình thức trả lương thời gian:
Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động được tính theo lương thời gian làm việc, cấp bậc hoặc theo chức danh và thang lương tiêu chuẩn Nhà nước qui định. Do tính chất lao động khác nhau mà mỗi ngành nghề cụ thể có một bảng lương riêng; mỗi bảng lương được chia làm nhiều bậc lương theo tiêu chuẩn trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn.
Ngoài tiền lương chính trả theo lương sản phẩm công nhân lái xe còn được hưởng các khoản lương phụ trong thời gian nghỉ phép, hội họp, nghỉ lễ và những ngày xe vào bảo dưỡng thường xuyên mà lái xe có theo xe để cùng bảo dưỡng với các xưởng. Kế toán căn cứ vào số ngày công và lương cấp bậc của từng lái xe để tính ra số tiền lương phải trả.
Tiền lương phải trả trong tháng
=
Mức lương ngày
x
Số ngày làm việc trong tháng
Mức lương ngày
=
Mức lương tháng theo cấp bậc
Số ngày làm việc trong tháng theo chế độ( 22ngày)
Hình thức trả lương theo thời gian thì chứng từ gốc HTX sử dụng là bảng chấm công và các chứng từ khác có liên quan, bảng chấm công này do kế toán tiền lương kiểm tra ký duyệt sau đó gửi sang phòng kế toán thống kê kèm theo các phiếu báo nghỉ họp, nghỉ lễ, ngày bảo dưỡng xe.... Sau đó kế toán kiểm tra xác nhận và làm cơ sở để lập thanh toán tiền lương.
Ví dụ lái xe Nguyễn Xuân Thẩm, lái xe HuynDai bậc 3/3 có bảng lương cơ bản là 2,92 tương đương: 2,92x 210.000 = 613.200đ. Trong tháng 6 năm 2006
nghỉ phép và nghỉ lễ là 4,5 ngày, vậy lương phải trả cho công nhân này trong 4,5 ngày nghỉ phép, nghỉ lễ là:
x 4,5 = 98.600đ
Dựa vào phiếu theo dõi số lượng sản phẩm hoàn thành kế toán tiền lương
tính được tiền lương sản phẩm phải trả cho lái xe Nguyễn Xuân Thẩm là 613.200. Vậy tổng thu nhập của lái xe này trong tháng 1/2006 là:
613.200 + 114.975 = 728.175 đ
Phương pháp tập hợp:
Nhân viên kế toán thuộc phòng thống kê kế toán HTX hàng tháng dựa vào bảng kê sản phẩm thực hiện của từng đầu xe và bảng chấm công của các xe , kế toán dựa trên cơ sở đó để lên bảng thanh toán lương cho từng xe. Kế toán tổng hợp chi phí nhân công trưc tiếp, lập bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp của các xe. Bảng này là cơ sở để vào “Bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH”.
Cuối tháng tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho các xe vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất theo định khoản.
Nợ TK 622 75.458.993
Có TK 334 68.842.832
Có TK 338 6.616.161
Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng chịu chi phí, kế toán ghi trên sổ tổng hợp chi phí:
Nợ TK 154 72.458.993
Có TK 622 75.458.993
2.2.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là toàn bộ chi phí phát sinh, chi phí khấu hao, quản lý đội xe và các chi phí phát sinh không thuộc chi phí trực tiếp nhiên liệu và lương lái xe. Khoản mục chi phí sản xuất chung ở HTX bao gồm các yếu tố:
- Chi phí khấu hao phương tiện.
- Chi phí cho thuê vận chuyển.
- Chi phí cầu phà.
- Chi phí khác.
Do chi phí sản xuất liên quan đến việc chỉ đạo sản xuất, việc thực hiện kế hoạch liên quan tới quyền lợi của cán bộ công nhân viên nên việc phản ánh chính xác các khoản chi phí và giám sát chặt chẽ quá trình phát sinh các khoản chi phí, đảm bảo đúng chính sách, chế độ kế toán là một yêu cầu thiết yếu vô cùng quan trọng.
Để theo dõi các khoản chi phí này, kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung và được mở chi tiết theo từng khoản mục chi phí.
Việc tính toán chi phí sản xuất chung cũng tiến hành tính toán từng đầu xe và các đội xe sau đó cuối tháng tập hợp lại cho HTX. Cuối tháng sau khi trừ đi các khoản phát sinh làm giảm chi phí, toàn bộ phần còn lại được kết chuyển vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm.
Chi phí khấu hao phương tiện
Trong quá trình sử dụng, phương tiện bị hao mòn về giá trị và hiện vật, phần giá trị bị hao mòn của sản phẩm dưới hình thức trích khấu hao cơ bản phương tiện. Khấu hao cơ bản phương tiện là sự biểu hiện bằng tiền của phần giá trị phương tiện đã hao mòn. Trích khấu hao phương tiện cũng là để thu hồi vốn đầu tư sau một thời gian nhất định để tái đầu tư phương tiện khi phương tiện hư hỏng phải loại bỏ.
Để hạch toán chi phí khấu hao cơ bản phương tiện, kế toán ghi:
Nợ TK 627.4 - Chi phí sản xuất chung
Có TK 214 - Khấu hao
Trong quá trình tiến hành sản xuất, TSCĐ dịch chuyển dần giá trị vào sản phẩm. Chính vì vậy hàng tháng kế toán tiến hành xác định hao mòn của tài sản và tính trích khấu hao.
Tài sản cố định của HTX bao gồm: , văn phòng, máy móc thiết bị.,xe ô HTX thì chi phí khấu hao của chúng được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp (Tập hợp vào bên Nợ TK 642)
Hàng năm HTX phải lập bảng danh sách TSCĐ, bảng phân bổ khấu hao đối với từng loại tài sản cố định.
Việc tính khấu hao TSCĐ được dựa trên nguyên giá và tỷ lệ khấu hao theo qui định của Nhà nước để tính ra số khấu hao trích hàng tháng. TSCĐ của HTX được tính khấu hao theo tỷ lệ12,5% năm.
Khấu hao TSCĐ thường được tính từ đầu năm và được điều chỉnh vào cuối năm. Theo phương pháp khấu hao trên thì:
Mức khấu hao bình quân phải trích hàng năm
=
Nguyên giá TSCĐ
x
Tỷ lệ khấu hao
Nhưng việc tính khấu hao TSCĐ là một tháng nên mức khấu hao cơ bản là hàng tháng được xác định:
Mức khấu hao TSCĐ một tháng
=
Mức khấu hao TSCĐ trong năm
12 tháng
Trên cơ sở khấu hao tính được của từng các xe, kế toán TSCĐ lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo từng xe và tập hợp cho toàn HTX theo bảng “Phân bổ khấu hao TSCĐ”.
BẢNG 13 : BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO CƠ BẢN TSCĐ
Tháng 1 - 2006
TK Nợ
Nơi sử dụng
Chi phí khấu hao
TK 627
60.000.000
TK 642
- Chi phí QLDN
11.294.7-00
TK 335
- Xưởng sửa chữa phương tiện
5.567.500
Cộng
148.005.968
Từ bảng phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán ghi vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất theo định khoản:
Nợ TK 627: 60.000.000
Có TK 214: 60.000.000
Chi phí thuê vận chuyển:
Trong khối lượng hàng vận chuyển, ký kết hợp đồng với các chủ hàng HTX chủ yếu tham gia vận chuyển. Ngoài ra, HTX không đảm nhiệm vận chuyển hết được thì HTX có thuê các xe của tư nhân và các đơn vị vận tải khác cùng tham gia vận chuyển do đó có phát sinh chi phí trả các khách hàng dựa vào các hợp đồng ký kết giá thoả định tấn tới đích của từng chuyến hàng.
Khi kế toán thanh toán trả tiền thuê vận chuyển thì hạch toán:
Nợ TK 627.4
Có TK 111, 112, 331
Chi phí cầu phà
Như đã nói đặc điểm của ngành Giao thông vận tải ở trên, sản phẩm của ngành vận tải là đưa một tấn hàng từ điểm nọ đến điểm kia. Trong quá trình tạo ra sản phẩm còn một chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển đó là lệ phí đường và lệ phí cầu phà ngoài chi phí lệ phí giao thông nằm trong đơn giá xăng dầu.
Khi thanh toán cho lái xe kết thúc hành trình vận chuyển kế toán dựa vào vé cầu phà và lệ phí đường, kế toán hạch toán:
Nợ TK 627.4
Có TK 111, 141
Tất cả các lệ phí cầu phà của từng chuyến xe cũng đều được hạch toán trên bảng kê sản phẩm của từng đầu xe và tổng hợp cho từng đội xe.
Chi phí khác
Là những khoản chi phí ăn ca của công nhân lái, phụ xe. Theo qui định của HTX mỗi công nhân lái xe được 7.000 đồng tiền ăn trưa cho mỗi ngày thực tế làm việc như những ngày lái xe thực tế hoạt động vận chuyển và những ngày ra vào bảo dưỡng sửa chữa lái xe theo xe.
Tuy là một khoản chi phí nhỏ nhưng nó giúp cho công nhân có tinh thần trách nhiệm hơn trong nhiệm vụ của mình, khuyến khích công nhân tích cực nâng cao năng suất lao động. Khoản chi phí này được tính vào bảng thanh toán lương của công nhân lái, phụ xe.
Nợ TK 627
CóTK 334
BẢNG 15: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG
Tháng 1 - 2006
Đơn vị tính: VNĐ
Loại xe
Chi phí TK 627
Tổng cộng
Khấu hao TSCĐ
Cầu phà
Chi phí khác
xe 3.5T
12.000.000
3.000.000
950.000
15.950.000
xe 2.5T
11.000.000
2.500.000
900.000
14.400.000
xe 1.25T
10.000.000
2.000.000
850.000
12.850.000
xe 15c
12.000.000
3500.0000
1.000.000
16.500.000
xe 5T
15.000.000
3.000.000
800.000
18.800.000
Cộng
60.000.000
14.000.000
4.500.000
78.500.0000
2.2.2.5. Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp
HTXDVVT Trường Sơn hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên sau khi đã tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất theo từng khoản mục trong giá thành sản phẩm vào các TK 621, 622, 627. Kế toán tiến hành tập hợp chi phí(kết chuyển) sản xuất toàn HTX vào TK 154 và tính tổng giá thành thực tế của sản phẩm trong tháng của HTX.
Căn cứ vào bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ- dụng cụ; bảng phân bổ tiền lương và BHXH; bảng phân bổ chi phí sản xuất chung kế toán ghi vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất chung theo các định khoản sau:
Ví dụ số liệu của các xe HTX hoạt động trong tháng
Nợ TK 154: 95.000.000
Có TK 335SC: 5000.000
Có TK 621: 40.000.000
Có TK 622: 15.000.000
Có TK 627: 35.000.000
BẢNG 16: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ GIÁ THÀNH VẬN TẢI
Tháng 1 - 2006
Chi phí sản xuất
Vận tải hàng hoá
Vận tải hành khách
Cộng
1. Chi phí sửa chữa thường xuyên
36.500.000
-
36.500.000
2. Chi phí sửa chữa lớn
2.000.000
-
2.000.000
3. Chi phí vật liệu - nhiên liệu
120.000.000
-
120.000.000
4. Chi phí lương lái, phụ xe
30.425.000
-
30.425.000
5. Chi phí sản xuất chung
92750.000
-
92750.000
Cộng
281.675.000
-
281.675.000
2.3.Phương pháp tính giá thành sản phẩm vận tải tại HTXDVVT Trường Sơn
2.3.1 Đối tượng tính giá và kỳ giá
Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của HTX, tính chất sản phẩm để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Đối tượng tính giá thành của HTX được xác định là những sản phẩm hoàn thành (Tkm), đối tượng tính giá thành này hoàn toàn phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí sản xuất theo từng xe.
Do tính chất của sản phẩm vận tải là Tkm và căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kì sản xuất nên kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng, vào thời điểm cuối mỗi tháng.
2.3.2. Phương pháp tính giá thành vận tải
Với tình hình đặc điểm về qui trình sản xuất, đặc điểm về kinh tế - kỹ thuật của ngành vận tải so với lĩnh vực sản xuất vật chất khác ở chỗ nó không sản xuất ra những sản phẩm vật chất độc lập, không sáng tạo ra giá trị sử dụng mới, ví như sản phẩm của vận tải( T/km hoặc H/km). Vì là ngành có sản phẩm đặc biệt nên HTX chỉ có một sản phẩm duy nhất là Tkm và cũng không có giá trị sản phẩm dở dang đầu kì và cuối kì.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại HTX là từng đầu xe. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm đã hoàn thành. Mặt khác quá trình sản xuất trong vận tải gắn liền với quá trình tiêu thụ nên HTX áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn. Theo phương pháp này, giá thành được xác định bằng cách căn cứ vào chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kì.
Tính tổng giá thành sản phẩm hoàn thành theo công thức:
Tổng giá thành thực tế của sản phẩm
=
Tổng chi phí phát sinh trong kì
Giá thành đơn vị sản phẩm
=
Tổng giá thành sản phẩm
Khối lượng sản phẩm hoàn thành (Tkm)
Để minh hoạ cho phương pháp tính giá thành sản phẩm tại HTXDVVT Trường Sơn , dưới đây là phần trình bày việc tính giá sản phẩm trong tháng 1 năm 2006 của HTX
Tính toán chi phí nhiên liệu, dầu nhờn, săm lốp qui mô cho đầu xe toàn HTX. Tính toán thực tế chi phí sửa chữa thường xuyên, sửa chữa phát sinh cụ thể trong tháng. Tính toán chi phí cầu phà thực tế, chi phí khấu hao phương tiện, chế độ lương, thưởng và bảo hiểm của lái, phụ xe theo chế độ thu được.
Tổng hợp chi phí giá thành của HTX tháng 1 năm 2006 như sau:
- 335SCL- Chi phí sửa chữa lớn.
621- Chi phí vật liệu - nhiên liệu.
- 622- Chi phí lương lái, phụ xe.
- 627- Chi phí sản xuất chung.
2.000.000
2000.000
120.000.000
30.425.000
92.750.000
Trong quá trình tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất chung chỉ tính riêng cho từng xe vì vậy ta phải trừ đi chi phí trả khách hàng đại lý như ta đã nêu ở trên vì khách hàng của HTX không thống kê vào sản phẩm.
Sản lượng sản phẩm hoàn thành của tháng 1 năm 2006 là: 497.505 TKm
PHẦN III
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VẬN TẢI TẠI HTXDVVT TRƯỜNG SƠN
3.1 SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VẬN TẢI TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI
3.1.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện
Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành của hệ thống công cụ quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đồng thời cũng là một công cụ đắc lực của Nhà nước trong việc chỉ đạo quản lý nền kinh tế quốc dân. Với chức năng quản lý và giám sát mọi hoạt động kinh tế tài chính, hạch toán kế toán cung cấp những thông tin hiện thực và toàn diện có hệ thống về tình hình tài sản, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từng đơn vị, từng ngành.
Hiện nay, đứng trước sự cạnh tranh đầy khó khăn và gay gắt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển là một doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, nghĩa là thu phải bù đắp đủ các chi phí đã bỏ ra và có lợi nhuận, đồng thời phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Đây là vấn đề bao trùm xuyên suốt hoạt động sản xuất của mỗi doanh nghiệp, nó thể hiện chất lượng của công tác quản lý kinh tế. Doanh nghiệp sản xuất là một đơn vị sản xuất hàng hoá độc lập, tự chủ trong hoạt động kinh tế. Nhà nước thực hiện việc giao quyền sử dụng vốn, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước nhằm tạo được sự độc lập tương đối trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức sử dụng vốn. Do đó, việc các doanh nghiệp hạch toán đầy đủ chính xác các khoản chi phí đã bỏ vào quá trình sản xuất không những là cần thiết mà còn là việc làm mang tính nguyên tắc theo qui định của Nhà nước. Các doanh nghiệp phải hạch toán sản xuất thực sự và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh với mục đích hạ thấp giá thành, tăng lợi nhuận. Muốn có lãi cao thì một trong những biện pháp quan trọng là tối thiểu hoá một cách hợp lý lượng chi phí sản xuất chi ra. Mặt khác chi phí sản xuất lại cấu thành lên giá trị sản phẩm, bởi vậy việc phấn đấu hạ giá thành sản phẩm chỉ có thể thực hiện trên cơ sở tiết kiệm chi phí, các chi phí theo khoản mục giá thành. Khi đó kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm là phần kế toán quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất và giá thành sản phẩm là một khâu không thể thiếu trong công tác hạch toán kế toán. Vì vậy nâng cao và hoàn thiện công tác hạch toán kế toán, giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong chiến lược sản xuất kinh doanh, đồng thời khẳng định vị thế của họ trên thương trường.
Như vậy, việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một việc cần thiết.
3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện
Việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề hết sức phức tạp và quan trọng. Nó vừa có ý nghĩa thực tiễn trong công tác quản lý chi phí nói chung và quản lý sản xuất, giá thành nói riêng.
Nhằm phù hợp với điều kiện thực tế của HTX, đồng thời dựa vào phương hướng đổi mới kế toán tài chính thì việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải dựa theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Phải tuân theo chế độ kế toán Nhà nước qui định.
Chế độ kế toán cơ bản Nhà nước ban hành là nhằm hướng dẫn các doanh nghiệp hạch toán một cách thống nhất, dễ dàng cho việc kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chế độ kế toán ban hành đồng bộ bao gồm: chế độ chứng từ, sổ tài khoản kế toán và báo cáo tài chính, tạo điều kiện áp dụng thuận lợi trong quản lý thực tế. Mọi doanh nghiệp đều có thể cụ thể hoá và vận dụng một cách phù hợp với đặc điểm, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngành mình. Song sự vận dụng phù hợp hay không phù hợp đến mức nào thì công việc hạch toán kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm nói riêng cũng phải đảm bảo đúng chế độ kế toán Nhà nước ban hành.
- Phải phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của HTX, khả năng trình độ đội ngũ cán bộ kế toán trong HTX.
Mỗi cách tổ chức kế toán đều đòi hỏi những điều kiện riêng biệt đó là những điều kiện về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ đội ngũ cán bộ, điều kiện vật chất.... Do đó việc phù hợp giữa công tác kế toán với khả năng, trình độ đội ngũ cán bộ HTX là hết sức cần thiết.
Việc hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm.
3.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI HTXDVVT TRƯỜNG SƠN
Qua thời gian thực tập tại HTXDVVT Trường Sơn em nhận thấy rằng cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường thì hoạt động của HTX cũng có những biến đổi thích ứng. Từ một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế quản lý tập trung, sản xuất sản xuất còn yếu kém Nhà nước còn phải bù lỗ nhiều. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng cùng với sự năng động của bộ máy quản lý cùng với sự lỗ lực, cố gắng của toàn thể các bộ công nhân viên,xã viên trong HTX, đến nay HTX đã khắc phục được dần những khó khăn, hoạt động đã từng bước mang lại hiệu quả cao.
Các phòng ban của HTX được phân chia sắp xếp một cách hợp lý, phù hợp với qui mô của HTX và phục vụ tốt cho việc sản xuất kinh doanh của HTX. Song song với quá trình chuyển đổi ấy, hệ thống công tác kế toán tài chính của HTX đã không ngừng được biến đổi cả về cơ cấu lẫn phương pháp hạch toán. Ta có thể nhận thấy rõ điều đó qua những ưu và nhược điểm trong Công tác kế toán hiện nay của HTX như sau:
3.2.1. Ưu điểm
- Thứ nhất: Là một doanh nghiệp có thể đứng vứng và phát triển trên thị trường là kết quả của những cố gắng hết sức lớn lao của Chủ Nhiệm HTX và toàn thể công nhân viên,xã viên trong HTX. Nhận thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm HTX đã tăng cường công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất kinh doanh và trước hết là quản lý chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm mà phòng thống kê kế toán đảm nhận.
- Thứ hai: HTX đã lập được định mức cả về nhiên liệu, vật liệu, lương chặt chẽ và tương đối chính xác làm cho công tác kế toán hiệu quả hơn và từ đó dẫn đến tính giá thành một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Thứ ba : Với đội ngũ kế toán lành nghề, nhiều kinh nghiệm, việc áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ phù hợp với đặc điểm sản xuất vưà tập trung vừa phân tán trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong quá trình hạch toán HTX đã áp dụng các chứng từ, sổ sách theo đúng qui định của Bộ tài chính ban hành.
- Thứ tư: Về việc áp dụng hình thức lương theo ngày công và lương theo sản phẩm của người lao động với thời gian làm việc là điều kiện thúc đẩy công nhân có ý thức tiết kiệm trong sản xuất. Việc tính toán một cách hợp lý các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn mà công nhân được hưởng góp phần khuyến khích được tinh thần lao động của lãi xe, tạo điều kiện nâng cao sản lượng và thu nhập của xã viên , đội ngũ cán bộ công nhân viên.
Tuy nhiên trong quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm còn tồn tại những vướng mắc chưa hợp lý mà theo em nếu khắc phục được sẽ giúp HTX mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất.
3.2.2. Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm như đã trình bày ở trên, HTX vẫn còn một số tồn tại trong kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm làm hạn chế tính chính xác của số liệu. Những tồn tại này thể hiện ở khâu hạch toán ban đầu và vận dụng hệ thống sổ sách kế toán vào việc tính phân bổ chi phí sản xuất. Mặt khác do trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế, trình độ chuyên môn kế toán không đồng đều đã phần nào làm giảm năng suất lao động kế toán. Tuy những tồn tại trên là không lớn song nếu được khắc phục thì nó cũng góp phần đáng kể vào việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán của HTX, làm kế toán phát huy đầy đủ vai trò, tác dụng đối với công tác quản lý sản xuất kinh doanh.
3.3 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở HTXDVVT TRƯỜNG SƠN
Với mong muốn góp phần cải tiến, hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại HTXDVVT Trường Sơn em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
Ý kiến thứ nhất: Do đặc thù của ngành vận tải không có sản phẩm dở dang nên trong khâu hạch toán ta có thể hạch toán thẳng vào TK 632 – Giá vốn hàng bán mà không cần hạch toán vào TK 154- Giá thành vận tải trừ trường hợp hạch toán chi phí giá thành của sửa chữa như hoạt động sản xuất kinh doanh phụ.
Ý kiến thứ hai: Trong phần hạch toán chi phí sản xuất chung cụ thể là chi phí cho thuê vận chuyển không hạch toán vào TK 627 vì đây chỉ là hoạt động môi giới mà HTX nên hạch toán vào TK 811- chi phí khác và TK711- thu nhập khác (theo chuẩn mực kế toán mới ban hành tháng 10 năm 2002 của Bộ tài chính ).
Trình tự hạch toán :
Căn cứ vào bảng hạch toán thuê, kế toán ghi :
Nợ TK 811
Có TK 111, 331
Doanh thu từ vận chuyển, kế toán ghi :
Nợ TK 111,112,131
Có TK 711
-Cuối kỳ kết chuyển chi phí , kế toán ghi :
Nợ TK 911
Có TK 811
Kết chuyển doanh thu, kế toán ghi :
Nợ TK 711
Có TK 911
Ý kiến thứ tư: Mở bảng kê số 6 để theo dõi TK 335 – chi phí trích trước và TK 335 nên mở chi tiết theo các tiểu khoản (để biết thêm chi tiết xin xem bảng kê số 4).
Ý kiến thứ năm: Mở thêm Nhật ký chứng từ số 8 để theo dõi các TK131, 632, 641, 642, 711, 811 để thấy rõ hơn việc hạch toán và luân chuyển chứng từ một cách chặt chẽ.
phí và tinh giá thành sản phẩm .
Ý kiến thứ sáu: Về tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức công tác hạch toán
HTX phân chia bộ máy quản lý theo 5 phòng ban và 6 kế toán theo em là không hợp lý, lãng phí. Theo ý kiến của em thì nên phân chia như sau :
-Tổ chức bộ máy quản lý rút lại thành 3 phòng đó là:
+ Phòng hành chính bảo vệ và phòng tổ chức lao động gộp lại làm một.
+ Phòng thống kê kế toán giữ nguyên .
+ Phòng kỹ thuật vật tư và phòng kế hoạch sản xuất làm một.
- Tổ chức bộ máy kế toán chia làm 3 loại :
+ Kế toán vốn bằng tiền, kế toán thanh toán và thủ quỹ.
+ Kế toán giá thành , kế toán tiêu thụ và kế toán doanh thu.
+ Kế toán vật tư và kế toán tài sản cố định và khấu hao.
Việc phân chia như vậy sẽ làm giảm sự cồng kềnh trong công tác quản lý và công việc hiệu quả hơn.
Ý kiến thứ tám: Cùng với sự phát triển của xã hội hiện nay, nền sản xuất cũng không ngừng phát triển để đáp ứng yêu cầu mới. Để có thể đáp ứng được sản xuất thì yêu cầu về thông tin là rất quan trọng. Yêu cầu của công tác quản lý về khối lượng và chất lượng thông tin hạch toán ngày càng tăng. Đặc biệt công tác quản trị doanh ngiệp trong cơ chế thị trường cạnh tranh đòi hỏi phải tính toán chính xác, kịp thời hơn chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm để có thể đưa ra được những quyết định nhanh nhạy, tạo được sự cạnh tranh trên thị trường. Tất cả những điều này khẳng định sự cần thiết phải áp dụng máy tính trong công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Sử dụng máy tính nhanh và chính xác mà còn giảm được lao động kế toán, tiết kiệm một khoản chi phí cho doanh nghiệp. Nếu như kế toán thủ công thì cần phải tra nhiều loại sổ sách và việc ghi chép đôi khi lại trùng nhau và dễ nhầm lẫn khó sửa đổi. Áp dụng kế toán máy tránh được những công việc trùng lặp đó là việc tự động hoá trong luân chuyển sổ sách, giúp tránh được nhầm lẫn, tiết kiệm thời gian và việc lưu giữ thông tin trở nên nhẹ nhàng và thuận tiện hơn.
Hiện nay, phòng thống kê kế toán của HTX đã trang bị 01 bộ máy tính nhưng chỉ nhằm phục vụ cho việc soạn thảo các văn bản mà chưa chú trọng vào phần mềm kế toán để giúp đỡ các nhân viên trong phòng giảm bớt những tài liệu lưu trữ cồng kềnh và dễ dàng tìm được tài liệu khi cần thiết.
Xét điều kiện thực tế của HTX cũng như phòng thống kê kế toán theo em nên trang bị hai máy tính và nên tổ chức như sau:
- Kế toán trưởng có nhiệm vụ tham mưu cho chủ nhiệm HTX, tổ chức lãnh đạo chung cho toàn phòng, xem xét và kiểm tra công tác kế toán của kế toán viên.
- Kế toán tổng hợp và kế toán giá thành: Nhiệm vụ hàng ngày là tập hợp các chứng từ về các khoản chi phí sản xuất phát sinh, kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp rồi tiến hành nhập vào máy vi tính.
- Kế toán vật liệu- nhiên liệu, tiền lương, thanh toán: Tập hợp các chứng từ về thanh toán, vật liệu- nhiên liệu, tiền lương kiểm tra đối chiếu rồi nhập vào máy vi tính.
Hiện nay có hai chương trình kế toán được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp, đó là chương trình kế toán IMAS của Bộ tài chính và chương trình kế toán Fastcouting của FPT. HTX có thể lựa chọn một trong hai chương trình kế toán trên để áp dụng vào kế toán
KẾT LUẬN
N
ghiên cứu đổi mới và tổ chức hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vận tải nhằm tăng cường công tác quản trị ở HTX DVVT Trường Sơn là công việc không thể thiếu trong công tác kế toán của HTX , nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay.
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là vấn đề quan tâm của các Doanh nghiệp sản xuất trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay. Do đó công tác này luôn luôn cần được cải tiến và hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác quản lý kinh tế. Phát huy vai trò của kế toán là giám đốc bằng đồng tiền đối với quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp một cách toàn diện và có hệ thống, phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tàng trong quá trình hoạt động.
Ở HTX Vận Tải Trường Sơn xuất phát từ những nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, bên cạnh những ưu điểm cũng còn nhiều tồn tại hạn chế.
Qua thời gian thực tập, tìm hiểu tình hình thực tế về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vận tải, em đã mạnh dạn đưa ra những ý kiến đề xuất với nguyện vọng góp phần củng cố nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vận tải góp phần tăng cường chế độ hạch toán sản xuất, giám sát chặt chẽ việc sử dụng các chi phí, tập hợp chi phí và phân bổ các chi phí một cách hợp lý để xác định chỉ tiêu giá thành sản phẩm vận tải ở HTXDVVT Trường Sơn
Với đội ngũ kế toán có năng lực, trình độ, có tinh thần trách nhiệm cùng với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại nhất định công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vận tải nói riêng cuả HTX sẽ là cơ sở thúc đẩy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển đem lại hiệu quả cao.
Mặc dù đã nỗ lực cố gắng, nhưng do điều kiện còn hạn chế về mặt kiến thức và thời gian nghiên cứu khảo sát thực tế nên bài luận văn không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của các thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Ngiêm Văn Lợi và các cán bộ trong HTX nói chung cũng như các cô chú, anh chị trong phòng Thống kê kế toán nói riêng đã giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Tên đầy đủ
TSCĐ
Tài sản cố định
VL-NL
Vật liệu – nhiên liệu
CCDC
Công cụ dụng cụ
TK
Tài khoản
NC
Nhân công
SXC
Sản xuất chung
BHXH
Bảo hiểm xã hội
BHYT
Bảo hiểm y tế
KPCĐ
Kinh phí công đoàn
CHI PHÍ
Chi phí
TX
Thường xuyên
SCL
Sửa chữa lớn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Bảng hệ số qui đổi đường tiêu chuẩn tính bình quân cho một số tuyến đường
Bảng 2: Bảng kê lương lái xe
Bảng 3: Bảng cụ thể định mức trích săm lốp của HTX
Bảng 4: Bảng hệ số tính trích lốp cho 100 km lăn bánh
Bảng 5: Bảng phân bổ nhiên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
Bảng 6: Bảng tổng hợp chi phí vật liệu- nhiên liệu
Bảng 7 : Định mức bảo dưỡng cấp 1
Bảng 8: Bảo dưỡng chi tiết các loại xe
Bảng 9: Định mức đơn giá tiền lương sản phẩm
Bảng 10: Phân bổ tiền lương và trích BHXH
Bảng 11: Bảng quyết toán lương
Bảng 12: Bảng tổng hợp lương
Bảng 13: Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
Bảng 14: Tổng hợp chi trả cước vận chuyển cho các đại lý vận tải
Bảng 15: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung
Bảng 16: Bảng tổng hợp chi phí giá thành vận tải
Bảng 17: Nhật ký chứng từ số 7
Bảng 18: Bảng báo cáo sản lượng vận tải
Bảng 19: Bảng tính giá thành vận tải hàng hóa
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Trang
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm vận tải
Sơ đồ 2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí VL- NL trực tiếp
Sơ đồ 3: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 5: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán
Sơ đồ 6: Sơ đồ bộ máy quản lý HTXDVVT Trường Sơn
Sơ đồ 7: Sơ đồ bộ máy kế toán tạị HTXDVVT Trường Sơn
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------------&--------------
BẢN THẢO CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Tên chuyên đề : HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM VẬN TẢI TẠI HTX DỊCH VỤ VẬN TẢI TRƯỜNG SƠN .
Giáo viên hướng dẫn : Nghiêm Văn Lợi
Sinh viên thực hiện : Trần thị Xuân Nam
Khoá 34 : Lớp Kế Toán 7
---------Hà Nội 2006--------
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8452.doc