Thanh toán không trực tiếp là phương thức thanh toán được thực hiện bằng cáchh trích chuyển ở tài khoản của doang nghiệp hoặc bù trừ giữa hai bên thông qua các tổ chức kinh tế trung gian thường là Ngân hàng. Ngân hàng là tổ chức trung gian thanh toán, nó giúp cho việc thanh toán giữa người mua và người bán được thực hiện đầy đủ, nhanh chóng và đúng luật, tuỳ thuộc vào từng thương vụ, từng đối tượng khách hàng mà việc thanh toán không trực tiếp có thể được thực hiện theo một số hình thức sau:
- Hình thức thanh toán bằng uỷ nhiệm chi: Uỷ nhiệm chi là giấy uỷ nhiệm của chủ tài khoản mà Ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định để trả cho người cung cấp hàng hóa lao vụ.
68 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty TNHH Hương Thuỷ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi sổ; sổ cái; các sổ thẻ kế toán chi tiết.
Theo hình thức này thích hợp với mọi loại hình đơn vị, đơn giản, dễ ghi chép, dễ làm, thuận tiện cho việc áp dụng máy tính. Tuy nhiên, việc ghi chép bị trùng lặp nhiều nên việc lập báo cáo dễ bị chậm trễ nhất là trong điều kiện thủ công.
Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ
Sổ quỹ
Chứng từ gốc
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ đăng ký CTGS
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú: ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
4.2. Hình thức kế toán nhật ký chứng từ
Hình thức này có đặc điểm kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với việc hệ thống các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Kết hợp việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùng một sổ kế toán và trong cùng một quá trình ghi chép. Sử dụng các mẫu sổ in sẵn các quản hệ đối ứng tài khoản, chỉ tiêu quản lý kinh tế tài chính và lập báo cáo tài chính.
Sổ sách trong hình thức này gồm: Nhật ký chứng từ; sổ cái; bảng kê; bảng phân bổ; sổ chi tiết.
Hình thức nhật ký chứng từ thích hợp với doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều và điều kiện kế toán thủ công, dễ chuyên môn hoá cán bộ kế toán. Tuy nhiên, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán phải cao. Mặt khác không phù hợp với việc kế toán bằng máy.
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán nhật ký chứng từ
4.3. Hình thức nhật ký - sổ cái
Đặc trưng cơ bản của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh vào một quyển sổ gọi là Nhật ký - sổ cái. Sổ này là sổ hạch toán tổng hợp duy nhất, trong đó kết hợp phản ánh theo thời gian và theo hệ thống. Tất cả các tài khoản mà doanh nghiệp sử dụng được phản ánh cả hai bên Nợ - có trên cùng một vài trang sổ. Căn cứ ghivào sổ là chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, mỗi chứng từ ghi một dòng vào Nhật ký - sổ cái.
Trình tự hạch toán theo hình thức kế toán Nhật ký - sổ cái
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Chứng từ gốc
Sổ thẻ hạch toán chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Nhật ký sổ cái
Báo cáo tài chính
Sổ thẻ hạch toán chi tiết
Sổ quỹ
4.4. Hình thức kế toán nhật ký chung
Hình thức kế toán nhât ký chung là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào một quyển sổ gọi là Nhật ký chung. Sau đó, căn cứ vào Nhật ký chung, lấy số liệu để ghi vào sổ cái. Mỗi bút toán phản ánh trong sổ Nhật ký được chuyển vào sổ cái ít nhất cho hai tài khoản có liên quan. Đối với các tài khoản chủ yếu, phát sinh nhiều nghiêp vụ, có thể mở các nhật ký phụ. Cuối tháng (hoặc định kỳ), cộng các nhật ký phụ, lấy số liệu ghi vào thẳng sổ cái.
Ưu điểm: kết hợp các ưu điểm của hai hình thức Nhật ký - sổ cái và chứng từ ghi sổ, với hình thức này, các mẫu sổ đơn giản, dễ ghi chép, thuận lợi cho hiện đại hoá công tác kế toán. Nhưng nhược điểm là việc kiểm tra đối chiếu phải dồn đến cuối kỳ nên thông tin kế toán có thể không đưọc kịp thời.
Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Bảng cân đối số phát sinh
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Chương II:thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty tnhh hương thuỷ
i. tổng quan về công ty tnhh hương thuỷ
1. Sự ra đời của công ty
Công ty TNHH Hương Thủy được thành lập vào tháng 10 năm 1999 với đăng ký kinh doanh số 0102000845 do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội cấp. Công ty có trụ sở tại 34 Phan Phù Tiên - HN.
Công ty TNHH Hương Thủy ra đời và hoạt động trong nền kinh tế thị trường nên bước đầu Công ty cũng gặp không ít khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, Doanh nghiệp luôn đề ra những biện pháp để thực hiện, đó là: nâng cao tổng mức doanh thu, giảm tối đa tổng chi phí kinh doanh, sửa sang cơ sở vật chất Công ty, phục vụ công tác bảo quản dự trữ hàng hoá, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV trong đơn vị.
Mặt khác Doanh nghiệp cũng đi sâu nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng của nhân dân nhằm đa dạng hoá mặt hàng, cùng với các nhà sản xuất hàng hoá, nghiên cứu thay đổi mẫu mã các mặt hàng kinh doanh sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Công ty TNHH Hương Thủy là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi Doanh nghiệp phải tự chủ trong hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và có lãi.
Để thực hiện được yêu cầu đó, Ban Giám đốc và CBCNV công ty đã cố gắng vượt mọi khó khăn để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình, dần dần tiến tới thành lập và mở rộng mạng lưới bán hàng, tạo sự thuận tiện và dần đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
2.Chức năng và nhiệm vụ Công ty TNHH Hương Thủy
Công ty TNHH Hương Thủy là một Doanh nghiệp tư nhân. Chức năng chính của Công ty là buôn bán các loại sữa , bên cạnh đó công ty còn kinh doanh thêm nước tăng lực, cà fê...
Do vậy, công ty phải có trách nhiệm sử dụng vốn có hiệu quả, bảo đảm và phát triển vốn.
3. Đặc điểm kinh doanh, tổ chức bộ máy trong công ty
Do mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là sản phẩm sữa một mặt hàng mà không ít các cá nhân cần dùng. Bên cạnh đó Công ty cũng có thuận lợi là địa điểm kinh doanh đặt tại phố Phan Phù Tiên, Cát Linh, Hà Nội nên Công ty dễ dàng tiếp cận được với khách hàng . Tuy nhiên Công ty cũng gặp những khó khăn nhất định như việc tìm kiếm những nguồn hàng với giá rẻ, chất lượng tốt. Và để có những khách hàng tiềm năng có những lúc Công ty phải bán hàng lỗ.
Tổ chức bộ máy quản lý trong Công ty:
Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ theo cơ cấu quản lý 1 cấp. Công tác tổ chức quản lý của Công ty được tổ chức như sau:
Giám đốc
Phó Giám đốc
Kỹ thuật và kinh doanh
Đội xe vận tải bốc xếp
Phòng
Tiêu thụ
Phòng
Marketing
Phòng
Tài vụ
Phòng
Kỹ thuật
Quầy hàng
Kho
- Đứng đầu công ty là Giám đốc: Người có quyền lực cao nhất, chịu mọi trách nhiệm với nhà nước cũng như với tập thể trong lĩnh vực kinh doanh, giám sát, điều hành các hoạt động của Công ty.
- Phó Giám đốc kỹ thuật và kinh doanh: giúp Giám đốc phụ trách kỹ thuật sản xuất, tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng.
- Phòng Marketing: Nghiên cứu thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty, từ đó xây dựng chiến lược cạnh tranh cho Doanh nghiệp trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của Doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, xác lập nhu cầu tiêu dùng của nhân dân theo thời vụ, theo thời điểm, để xây dựng kế hoạch mua vào, dự trữ và bán ra hợp lý.
- Nghiên cứu, tổ chức các khâu mua vào, bán ra hàng hoá cũng như công tác lưu kho sao cho hợp lý, đạt hiệu quả tối ưu.
- Phòng tài vụ: Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về việc quản lý các mặt kế toán tài chính. Giám sát và phát hiện kịp thời việc thực hiện chế độ chính sách ở Công ty.
- Phòng tiêu thụ: Có nhiệm vụ theo dõi mặt hàng của Công ty trên thị trường so với sản phẩm của các đơn vị khác.
- Đội xe vận tải và bốc xếp: Vận chuyển hàng hoá từ nơi mua về kho bảo quản, tới quầy hàng cũng như vận chuyển hàng hoá tới tận tay người tiêu dùng khi cần thiết.
4. Đặc điểm về tổ chức công tác kế toán tại công ty TNHH Hương Thuỷ
Bộ máy kế toán của Công ty: Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất và trực tiếp của kế toán trưởng, đồng thời căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý ở Công ty mà bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán tổng hợp
Kế toán bảo hiểm
Kế toán thanh toán
Kế toán mua hàng
*01 kế toán trưởng: đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm chung về việc tổ chức và chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của Công ty đồng thời là người giúp Giám đốc trong việc tổ chức thông tin kinh tế và tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong Công ty. Kế toán trưởng có nhiệm vụ tổ chức bộ máy công tác kế toán gọn nhẹ, khoa học, hợp l ý, hướng dẫn toàn bộ công việc kế toán trong phòng, đảm bảo cho từng nhân viên phát huy hết khả năng chuyên môn của mình, kiểm tra việc chấp hành chế độ kế toán và chế độ quản lý kinh tế theo phát luật nhà nước.
*01 kế toán mua hàng: Theo dõi tình hình mua các mặt hàng nhằm đảm bảo đầy đủ, thường xuyên và kịp thời cho công tác dự trữ, bảo quản và bán ra.
*01 kế toán thanh toán: Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay ngân hàng, các khoản thanh toán với CBCNV, các khoản thanh toán với khách hàng.
*01kế toán bảo hiểm: Theo dõi các khoản bảo hiểm đặc biệt là bảo hiểm hàng hoá, tránh rủi ro trong kinh doanh.
*01kế toán tổng hợp: Theo dõi và tập hợp các chi phí kinh doanh, tính toán và xác định kết quả kinh doanh, số liệu do các thành phần có liên quan cung cấp.
Cuối tháng, quý lập báo các tháng, báo cáo quí, cuối năm lập báo cáo tài chính và các mẫu biểu báo cáo khác có liên quan theo đúng chế độ tài chính của nhà nước.
*01 thủ quỹ: Thu giữ các loại tiền của Công ty.
Phòng kế toán được đặt dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi Công ty, giúp Giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích hoạt động kinh tế, thực hiện đầy đủ các chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính.
Hình thức sổ kế toán
Phòng tài chính kế toán của Công ty TNHH Hương Thủy áp dụng phương pháp hạch toán “nhật ký chung”.
Sau đây là sơ đồ hạch toán kế toán.
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Do các đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên tất cả các nghiệp vụ tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là sổ nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi sổ cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hàng ngày căn cứ từ các chứng từ gốc như: báo cáo bán hàng của nhân viên bán hàng, phiếu nộp tiền.....kế toán lập định khoản và ghi vào nhật ký chung theo trình tự thời gian.
Đối với các đối tượng đã được mở sổ nhật ký đặc biệt thì căn cứ chứng từ kế toán ghi vào nhật ký đặc biệt mà không ghi vào nhật ký chung.
Đối với các đối tượng cần quản lý chỉ tiêu chi tiết như công nợ, TSCĐ, chi phí... thì căn cứ chứng từ kế toán ghi vào sổ chi tiết hoặc thẻ có liên quan.
Định kỳ 3, 5, 10 ngày....hoặc cuối tháng tuỳ khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, nhật ký chung để chuyển số liệu vào sổ cái các tài khoản tương ứng hàng ngày hoặc định kỳ.
Đối chiếu số liệu trên sổ cái của các tài khoản với bảng tổng hợp số liệu chi tiết. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết thì kế toán lập báo cáo tài chính.
Chính sách kế toán
- Niên độ kế toán: Bắt đầu 01/01, kết thúc 31/12.
- Đơn vị tiền tệ: VND
- Phương pháp quản lý tồn kho: Luôn ghi chép, phản ánh đầy đủ, kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của hàng tồn kho cả về mặt giá trị và hiện vật.
- Phương pháp định giá hàng tồn kho: Công ty sử dụng phương pháp tính theo đơn giá thực tế của từng lô hàng (đơn giá thực tế đích danh).
-Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán các nghiệp vụ mua nguyên vật liệu, vật tư và tính kết quả kinh doanh
- Đơn vị tiền tệ: VND
- Phương pháp nộp thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ.
- Phương pháp tính trích khấu hao TSCĐ: Công ty sử dụng phương pháp khấu hao bình quân. Tuỳ theo điều kiện và mức độ sử dụng TSCĐ ở Doanh nghiệp để có thể xác định hệ số điều chỉnh mức khấu hao cho phù hợp với tình hình thực tế sử dụng TSCĐ của Doanh nghiệp.
-Công ty áp dụng phương pháp sử dụng đồng thời hai loại tỷ giá (Tỷ giá hạch toán và tỷ giá thực tế) để hạch toán các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ.
II.thực trạng kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty tnhh hương thuỷ
Với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Hương Thuỷ, công ty tiêu thụ hàng hóa chủ yếu là qua phương thức bán buôn qua kho và phương thức bán giao hàng tại cảng, ứng với mỗi phương thức bán hàng sử dụng chứng từ ban đầu và trình tự luân chuyển chứng từ là khác nhau. Cùng với phương thức bán hàng, phương thức thanh toán với khách hàng là bằng tiền, tiền gửi Ngân hàng
1. Chứng từ sử dụng
Trong nghiệp vụ bán hàng, các chứng từ sử dụng cho việc hạch toán ban đầu tại công ty bao gồm: Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, thẻ kho, phiếu thu,. . .
+ Do công ty áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ nên chứng từ bán hàng của công ty là hoá đơn GTGT có mẫu do Bộ tài chính ban hành. Khi có nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa phát sinh kế toán lập hoá đơn GTGT (biểu 1). Hoá đơn được lập thành 3 liên có nội dung kinh tế hoàn toàn giống nhau, chỉ khác là:
Liên 1: được lưu tại cuống hoá đơn
Liên 2: giao cho khách hàng
Liên 3: dùng để thanh toán
+ Phiếu xuất kho (biểu 2): dùng để theo dõi số lượng hàng hóa xuất kho bán cho các đơn vị khác hoặc cho các bộ phận sử dụng trong đơn vị. Ngoài ra phiếu xuất kho còn dùng để theo dõi số lượng công cụ dụng cụ, làm căn cứ để hạch toán chi phí. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên: một liên lưu lại, một liên giao cho khách hàng và một liên chuyển về phòng kế toán.
+ Thẻ kho (biểu 3): dùng để theo dõi số lượng xuất nhập tồn kho từng loại mặt hàng ở từng kho làm căn cứ để xác định tồn kho và xác định trách nhiệm vật chất vủa thủ kho. Hàng ngày, thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho để ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho, mỗi chứng từ ghi một dòng.
Theo định kỳ (mười ngày hoặc cuối tháng) nhân viên kế toán xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép thẻ kho của thủ kho sau đó ký xác nhận vào thẻ kho.
+ Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (biểu 4 ): dùng để theo dõi số lượng hàng hóa di chuyển từ kho này đén kho khác trong nội bộ đơn vị, là căn cứ để thủ kho ghi vào thẻ kho, kế toán ghi sổ chi tiết, làm chứng từ vận chuyển trên đường.
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ do kế toán trạm lập thành hai liên. Sau khi xuất kho, thủ kho xuất ghi ngày tháng, năm xuất kho và ký, ghi rõ họ tên vào các liên của phiếu rồi giao cho người vận chuyển mang theo cùng hàng vận chuyển trên đường. Thủ kho nhập nhận hàng và ghi số thực nhập vào cột 2, ngày tháng năm nhập và cùng người vận chuyển ký vào các liên của phiếu. Thủ kho nhập giữ lại liên 2 còn liên 1 chuyển cho thủ khho xuất để ghi thẻ kho, sau đó chuyển cho phòng kế toán ghi vào cột 3,4 và sổ kế toán
Biểu 1
Hoá đơn (GTGT)
Liên 3: (Dùng để thanh toán)
Ngày 20/01/2002
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
EV: 00-B
No :012216
Đơn vị: Phan Phù Tiên, Hà nội Số tài khoản
1
0
0
1
0
0
3
6
1
3
0
Điện thoại:7340247 MS:
Họ tên người mua hàng: Nguyễn Thanh Hoằng
Đơn vị: Trung tâm thương mại Hải Dương.
1
0
0
1
0
0
3
6
0
0
2
1
3
0
Địa chỉ: Bạch Đằng, Hải Dương Số tài khoản
Hình thức thanh toán: MS:
STT
Tên hàng hoá
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá (VND)
Thành tiền (VND)
A
B
C
1
2
3
Sữa ANLENE
1
ANLENE 400G Trắng
Thùng
50
1087685
54384250
2
ANLENE 800G Trắng
Thùng
30
1081773
32453190
3
ANLENE 400G Vàng
Thùng
50
1253202
62660100
4
ANLENE 400G Vàng
Thùng
30
1229557
36886710
Tổng
Thùng
160
186384250
Cộng tiền hàng: 186384250đ
Thuế suất GTGT: 10%
Tiền thuế GTGT 18638425đ
Tổng cộng tiền thanh toán: 205022675đ
Số tiền viết bằng chữ: Hai trăm linh năm triệu, không trăm hai mươi hai nghìn, sáu trăm bảy mươi năm đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi
rõ họ tên)
Biểu 2
Phiếu xuất kho
Ngày 20 tháng 01 năm 2002
Họ tên người nhận hàng: Vũ Hoàng Anh
Đơn vị: Trung tâm Thương mại Hải Dương
Lý do xuất kho:
Xuất tại kho:
STT
Tên hàng hoá
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn
giá(VND)
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
Sữa ANLENE
1
ANLENE400GTrắng
Thùng
50
50
1087685
54384250
2
ANLENE800GTrắng
Thùng
30
30
1081773
32453190
3
ANLENE400GVàng
Thùng
50
50
1253202
62660100
4
ANLENE800GVàng
Thùng
30
30
1229557
36886710
Cộng
Thùng
160
160
186384250
Biểu 3
THẻ kho
Ngày lập thẻ: 01/01/2002
Kho: của Công ty TNHH Hương Thuỷ.
Tờ số : 1
Tên hàng : Sữa ANLENE
Mã số:
Đơn vị tính: Thùng
Chứng từ
Diễn giải
Ngày nhập xuất
Số lượng
Xác nhận của KT
Số
Ngày
Nhập
Xuất
Tồn
08
10
10/01/02
20/01/02
Tồn đầu tháng 01/2002
Nhập kho
Xuất kho
Cộng phát sinh
Tồn cuối tháng01/02
10/01
20/01
160
160
160
160
Biểu 4
Đơn vị: Công ty TNHH Hương Thuỷ
Địa chỉ: Phan Phù Tiên - Hà nội
Mẫu số 03-VT
Ban hành theo QĐ số 1141-tài chính/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính AM/99-B
Phiếu xuất kho
Kiêm vận chuyển nội bộ
Ngày 22 tháng 01 năm 2002
Liên2: Dùng để vận chuyển hàng
Căn cứ lệnh điều động số 34 ngày 22 tháng 01 năm 2002
Của về việc
Họ tên người vận chuyển: Anh Thắng
Phương tiện vận chuyển : xe 53M-5835
Xuất tại kho:
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Thành tiền
Thực xuất
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
Nước tăng lực M150
Cộng
Thùng
Thùng
1000
1000
1000
1000
160000000
160000000
Xuất ngày 22 tháng 01 năm 2002
Nhập ngày 22 tháng 01 năm 2002
Người lập biểu
(ký, họ tên)
Thủ kho xuất
(ký, họ tên)
Người vận chuyển
(ký, họ tên)
Thủ kho nhập
(ký, họ tên)
2. Tài khoản sử dụng
Để hạch toán tổng hợp các nghiệp vụ bán hàng, kế toán công ty sử dụng các tài khoản sau:
- Tài khoản 511”Doanh thu bán hàng”: Tài khoản này dùng để phản ánh tổng doanh thu bán hàng thực tế. Từ đó, xác định doanh thu thuần trong kỳ của doanh nghiệp. Nội dung ghi chép của tài khoản này như sau:
Bên nợ:
- Khoản giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại.
- Số thuế TTĐB phải nộp tính theo doanh thu bán hàng thực tế
- Kết chuyển doanh thu thuần về tiêu thụ trong kỳ
Bên có: Phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư .
+ TK5111”Doanh thu bán hàng hoá”
- Tài khoản 156”Hàng hoá”
Tài khoản 1561A”Hàng hóa xuất bán tại kho, trong đó chi tiết Tài khoản 1561A-gt”hàng bán thẳng tại cảng”
- Tài khoản 632”Giá vốn hàng bán”
- Tài khoản 641”Chi phí bán hàng”
- Tài khoản 642”Chi phí quản lý doanh nghiệp “
- Tài khoản 911”Xác định kết quả kinh doanh “
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản khác như: Tài khoản 111, 112, 131, 3331, 007,. . .
3. Trình tự hạch toán
3.1 Phương thức bán buôn qua kho
Khi xuất hàng hóa giao cho bên mua và đại diện bên mua ký nhận vào chứng từ xác định đã nhận đủ hàng và đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận nợ. Kế toán căn cứ hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, lập chứng từ ghi sổ phản ánh trị giá vốn của hàng xuất kho tiêu thụ theo định khoản:
Nợ TK131 Người mua chấp nhận nợ (tổng giá thanh toán)
Nợ TK111,112 Tổng giá thanh toán nhận bằng tiền
Có TK511(5111)Doanh thu bán hàng hóa
Có TK333(3331)Thuế GTGT phải nộp
Đồng thời ghi bút toán kết chuyển giá vốn:
Nợ TK632 Giá vốn hàng bán
Có TK156
Nếu phát sinh chi phí bán hàng (chi phí vận chuyển bốc dỡ ) kế toán căn cứ vào phiếu chi và các chứng từ khác ghi:
Nợ TK641 Giá phí chưa thuế
Nợ TK133 Thuế GTGT
Có TK111,112,.. .Giá thanh toán chi phí
Ví dụ: Ngày 20/01/02 công ty xuất kho bán hàng hoá (Hoá đơn GTGT số 012216 được tóm tắt như sau:
Tên hàng
Đvị
Số lượng
Đơn giá bán
Thành tiền
Sữa ANLENE
ANLENE 400G Trắng
Thùng
50
1087685
54389250
ANLENE 800G Trắng
Thùng
30
1081773
32453190
ANLENE 400G Vàng
Thùng
50
1253202
62660100
ANLENE 800G Vàng
Thùng
30
1229557
36886710
Tổng số
Thùng
160
186384250
Thuế suất thuế GTGT: 10%
Tiền thuế GTGT
18638425
Tổng cộng tiền thanh toán
205022675
Tiền hàng chưa thanh toán
Giá vốn của hàng bán là: 162073260đ
Căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán lập chứng từ ghi sổ ghi nhận doanh thu .
Nợ TK 131 : 205022675
Có TK511 (5111) : 186384250
Có TK 333 (33311): 18638425
Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán, kế toán ghi :
Nợ TK632 162073260
Có TK 156
3.2. Kế toán bán hàng tại cảng
Phòng kinh doanh cử người xuống cảng tiếp nhận hàng hoá có thể giao trực tiếp từ tàu xuống và bán cho khách hoặc kiểm nhận nhập kho rồi mới bán cho khách hàng. Khách hàng có thể đặt mua từ trước, đến công ty nộp tiền lấy hóa đơn, khi hàng về xuống cảng, đưa hóa đơn cho nhân viên tiếp nhận hàng của phòng kinh doanh để lấy hàng.
Nhân viên của phòng kinh doanh căn cứ vào hóa đơn để giao cho khách hàng. Khi người mua nhậnđủ hàng và ký xác nhận trên chứng từ bán hàng của doanh nghiệp, hàng xác định là tiêu thụ. Hóa đơn được chuyển về phòng kế toán,căn cứ vào đó lập bảng chứng từ ghi sổ.
Khi hàng về cảng kế toán ghi nhận trị giá hàng hóa vào TK 1561A-gt mà không hạch toán vào TK 151, theo trình tự như sau:
+ Nếu tỷ giá thực tế lớn hơn tỷ giá hạch toán:
Nợ TK 1561A-gt Trị giá hàng hóa theo tỷ giá thực tế
Có TK 413 Chênh lệch tỷ giá
Có TK 112 (1122) Nếu thanh toán bằng ngoại tệ (theo TGHT)
Có TK 331 Nếu doanh nghiệp chưa thanh toán
+ Nếu tỷ giá hạch toán lớn hơn tỷ giá thực tế:
Nợ TK 1561A-gt Trị giá hàng hóa theo tỷ giá thực tế
Nợ TK 413 Chênh lệch tỷ giá
Có TK 112 (1122) Nếu thanh toán bằng ngoại tệ (theo
Có TK 331 Doanh nghiệp chấp nhận nợ
Thuế nhập khẩu :
Nợ TK 1561A-gt Số thuế nhập khẩu phải nộp
Có TK 3333
Khi giao hàng hóa cho khách hàng, có hóa đơn chuyển về phòng kế toán, ghi:
Nợ TK 131 Tổng số tiền khách hàng phải thanh toán
Nợ TK 111, 112
Có TK 511 (5111) Doanh thu bán hàng chưa có thuế GTGT
Có TK 333 (33311) Thuế GTGT
Kết chuyển giá vốn của hàng bán:
Nợ TK 632 Giá vốn của hàng bán
Có TK 1561A-gt
4. Sổ kế toán và báo cáo kế toán.
Hệ thông sổ kế toán công ty sử dụng phục vụ cho công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa bao gồm hai loại:
- Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết
Bên cạnh những sổ mở theo mẫu quy định chung của Bộ tài chính, cán bộ phòng kế toán còn tự thiết kế một sốmẫu phục vụ cho công tác hạch toán trên cơ sở thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty đòi hỏi.
Cụ thể, để phản ánh nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa, công ty đã sử dụng các sổ kết toán sau:
- Sổ theo dõi TK 511
- Sổ theo dõi hóa đơn bán hàng
- Báo cáo chi tiết hàng giao thẳng
- Sổ chi tiết TK 1561A
- Sổ cái TK 632
- Báo cáo số dư hàng hóa
- Báo cáo chi phí bán hàng
- Bảng tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
* Sổ theo dõi hóa đơn bán hàng (Bảng 5)
Để theo dõi hóa đơn bán hàng của từng lần bán hàng trong từng tháng, công ty sử dụng sổ theo dõi hóa đơn bán hàng. Sổ này được lập chi tiết cho từng đơn hàngvà được lập trên cơ sở các hoá đơn GTGT. Phương pháp lập như sau:
- Cột hóa đơn : Ghi số hiệu, ngày tháng của các hoá đơn GTGT, được lập khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột tên hàng: Phản ánh tên của từng loại mặt hàng có trong hóa đơn GTGT.
- Cột thuế suất: Ghi thuế suất của từng loại mặt hàng có phản ánh trên hóa đơn GTGT.
- Cột giá bán chưa có thuế: Căn cứ vào hóa đơn GTGT để kế toán ghi đơn giá xuất bán khôn bao gồm cả thuế GTGT.
- Cột thuế GTGT: Phản ánh số tiền thuế GTGT của từng mặt hàng tương ứng với thuế suất của hàng hóa đó.
- Cột ghi chú: Ghi lại tên khách hàng đã mua hàng hóa của công ty và tình hình thanh toán của họ.
* Sổ theo dõi TK 511 (Bảng 6)
Để theo dõi doanh thu bán hàng của công ty trong tháng, kế toán dở sổ theo dõi TK 511. Doanh thu của mỗi mặt hàng sẽ được phản ánh một dòng trên sổ theo dõi và được đối chiếu trên sổ theo dõi hóa đơn bán hàng.
Phương pháp lập:
- Cột chứng từ: Ghi số hiệu và ngày tháng của từng hóa đơn GTGT (từng lần bán hàng) được ghi khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột diễn giải: Phản ánh nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột giá mua: Phản ánh trị giá mua của toàn bộ số hàng đã bán theo từng mặt hàng được xác định là bán trong kỳ.
- Cộtgiá bán(chưa có thuế): Ghi lại giá của hàng hóa xuất bán và đã được ghi trên hóa đơn GTGT, không bao gồm cả thuế GTGT.
- Cột thuế GTGT: Phản ánh số tiền thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hóa bán ra.
* Sổ chi tiết TK 1561A (Bảng 7)
Kế toán sử dụng sổ chi tiết theo dõi TK 1561A để theo dõi số hàng hóa tồn kho. Cơ sở để ghi vào sổ này là các chứng từ hóa đơn nhập - xuất và các chứng từ khác có liên quan.
Phương pháp ghi:
- Cột số thứ tự: Ghi thứ tự các mặt hàng theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TK 1561A.
- Cột diễn giải: Ghi tên các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cột dư đầu kỳ: Bên nợ của cột dư đầu kỳ phản ánh trị giá hàng hóa còn lại đầu kỳ. Số liệu của cột này được lấy từ cột tồn cuối của sổ chi tiết tài khoản 1561A kỳ trước.
- Cột phát sinh trong kỳ: Phản ánh trị giá hàng hóa nhập - xuất kho trong kỳ.
Cột ghi nợ: Ghi vào cột này khi có phát sinh hàng nhập kho trong kỳ.
Cột ghi có: Phản ánh tổng trị giá hàng xuất kho trong kỳ.
- Cột dư cuối kỳ: Phản ánh số tồn kho cuối tháng bằng số dư đầu kỳ cộng số phát sinh Nợ trừ số phát sinh Có trong kỳ.
* Báo cáo chi tiết hàng giao thẳng (Bảng 8)
Để theo dõi hàng hóa bán giao thẳng kế toán phản ánh trên báo cáo chi tiết hàng giao thẳng .Cơ sở để lập báo cáo này là sổ chi tiết tài khoản 1561A-gt ,các hoá đơn GTGT và chứng từ khác .
Phương pháp lập:
- Cột số thứ tự : Ghi thứ tự các mặt hàng đã nhập sau đó bán luôn tại cảng.
- Cột tên hàng : Phản ánh tên của các hàng hoá .
- Cột hóa đơn : Ghi lại số hoá đơn và ngày mà phát sinh nghiệp vụ kinh tế đó.
- Cột ghi nợ tài khoản 632 và ghi có tài khoản 1561A-gt : phản ánh bút toán kết chuyển gía vốn của hàng bán.
- Cột ghi nợ tài khoản 1561A-gt có các tài khoản 331,333 phản ánh trị giá trị giá thực tế của hàng nhập khẩu và các tài khoản đối ứng của nó.
* Sổ cái :
Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được qui định trong hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp . Mỗi tài khoản được mở một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán. Cuối kỳ, cuối niên độ kế toán phải khoá sổ, cộng sổ phát sinh nợ , và tổng số phát sinh có để tính ra số dư của từng tài khoản để làm căn cứ lập bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo tài chính.
Sổ cái chỉ ghi một lần vào ngày cuối tháng sau khi đã khoá sổ và kiểm kê đối chiếu với số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết.
Sổ cái tài khoản 632
Sổ cái tài khoản 642
* Báo cáo số dư hàng hóa: (Bảng 12)
Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là công ty tính giá vốn hàng xuất bán bằng trị giá mua thựctế của hàng nhập kho cộng với chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất trong kỳ hay chính là phương pháp tính theo đơn giá thực tế đích danh. Nên để quản lý hàng tồn kho theo từng lô hàng, kế toán phải lập báo cáo số dư hàng hóa để ban lãnh đạo công ty được biết và để quản lý tốt hơn . Phương pháp lập như sau:
- Cột số thứ tự: Ghi thứ tự các mặt hàng
- Cột khối hàng: Ghi tên, lô hàng còn đầu kỳ và nhập - xuất trong kỳ
- Cột xuất nhập trong kỳ: Phản ánh trị giá hàng hóa nhập xuất phát sinh trong kỳ.
- Cột số dư đầu kỳ: Phản ánh khối hàng còn lại ở đầu kỳ . Số liệu ở cột này được lấy từ cột tồn cuối kỳ của báo cáo số dư hàng hóa kỳ trước.
- Cột tồn kho cuối kỳ: Phản ánh trị giá của hàng hóa còn lại ở cuối kỳ, giá trị này được tính bằng số dư đầu kỳ cộng số hàng nhập trong kỳ trừ đi số hàng xuất trong kỳ.
* Báo cáo chi phí bán hàng (Bảng 13)
Chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, kế toán tập hợp trên các sổ chi tiết chi phí bán hàng theo từng nội dung chi phí. Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, trên cơ sở các sổ chi tiết chi phí, kế toán tập hợp theo bảng .
* Báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp:
Hàng ngày trên cơ sở các chứng từ liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh kế toán tiến hành phân loại, xử lý ghi vào TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Công ty không mở TK cấp 2 để phản ánh nội dung chi phí mà phản ánh trực tiếp. Kế toán tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp theo bảng 14.
Bảng 6
Sổ theo dõi tài khoản 511
Đ.vị: đồng
Chứng từ
Diễn giải
Giá mua
Giá bán
(chưa có thuế)
Thuế GTGT
Số
Ngày
012216
012218
034951
03925
035290
20/ 01/ 02
21/ 01/ 02
23/ 01/ 02
24/ 01/ 02
30/ 01/ 02
Sữa ANLENE-Thung tâm thương mại Hải Dương
M 150 ( Cty TNHH Hương Thuỷ )
Đại lý Hoà Bình ( M150 )
Đại lý Quảng Ninh ( M150 )
Đại lý Nghệ An ( ANLENE )
162073260
111923070
11923307
23846614
81036630
186384250
145500000
14550000
29100000
93192125
18638425
14500000
1450000
2900000
9319212
Người lập biểu Kế toán trưởng
(ký, họ tên) (ký, họ tên)
Bảng 10
Sổ cái
Tháng 01 năm 2002
Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán
Số hiệu: TK 632
Ngày
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
31/ 1
31/ 1
Sữa ANLENE đã bán
. . . . .
Kết chuyển giá vốn để xác định kết quả
Cộng sổ phát sinh, số dư cuối kỳ
1561AL
911
162073260
162073260
162073260
162073260
Người ghi Kế toántrưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 12
báo cáo số dư hàng hóa
Đến 31/ 03/ 2002
TT
Khối hàng
Số dư đầu kỳ
01/ 01/ 2001
Nhập – xuất trong kỳ
Tồn kho
cuối kỳ
Nhập
Xuất
1.
2.
3.
ANLENE
M150
Cafe Indo
Cộng
3.715.776.813
1.076.309.020
78.504.338
4870590171
1.717.590.400
586.831.600
2304422000
1.912.450.610
3.905.384
821.200
1917177194
3.520.916.603
1.659.235.272
77.743.138
5257895013
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 13
báo cáo chi phí bán hàng
Tài khoản: 642
Năm : 2002
(Văn phòng công ty)
Đ.vị: đồng
STT
Khoản mục
Số tiền
Ghi chú
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Chi phí tiếp nhận vận chuyển
Lương cán bộ công nhân viên
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Khấu hao TSCĐ
Chi phí khác bằng tiền
Thuế đất
Hàng hóa hao hụt, mất phẩm chất
Tổng cộng
1.845.330.361
815.062.907
102.292.731
13.639.031
13.639.031
554.963.527
2.146.99.421
105.436.241
452.385.100
6.049.648.350
Người lập biểu Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bảng 14
báo cáo chi phí quản lý doanh nghiệp
Tài khoản: 642
Năm :2002
(Văn phòng công ty)
Đơn vị tính: đồng
STT
Khoản mục
Số tiền
Ghi chú
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Lương cán bộ công nhân viên
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Kinh phí công đoàn
Khấu hao TSCĐ
Chi phí dịch vụ mua ngoài
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Chi phí khác bằng tiền
Trích trước chi phí phải trả
Tổng cộng
561.857.411
49.404.814
7.341.705
7.341.705
477.652.372
329.023.263
1.945.976.429
176.993.171
464.957.382
4.498.200.724
Người ghi Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
hương III:Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty tnhh hương thuỷ
sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty tnhh hương thuỷ
1.Sự cần thiết
-Nhận xét chung về công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng: Sau thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng kế toán của Công ty TNHH Hương Thuỷ, được tìm hiểu, tiếp xúc với thực tế công tác quản lý nói chung, công tác kế toán bán hàng nói riêng ở công ty, em nhận thấy công tác quản lý cũng như công tác kế toán đã tương đối hợp lý, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số vấn đề chưa phù hợp. Với mong muốn hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán ở công ty, em xin mạnh dạn nêu ra một số nhận xét của bản thân về tố chức công tác kế toán bán hàng ở công ty.
Về ưu điểm
Thứ nhất: Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán của Công ty nhìn chung là phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh ở Công ty. Công ty TNHH Hương Thuỷ là một công ty thương mại có quy mô lớn. Vì vậy, việc áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung là hợp lý, đảm bảo được hiệu quả hoạt động của phòng Kế toán. Các nhân viên kế toán được phân công công việc khá khoa học, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Hình thức kế toán theo hình thức nhật ký chung là dễ ghi chép , thuận tiện cho việc phân công lao động kế toán. Công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê thường xuyên là phù hợp với tình hình nhập - xuất hàng hóa diễn ra thường xuyên liên tục ở Công ty, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế toán bán hàng. Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất giúp kế toán ghi chép, phản ảnh đầu tư chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Thứ hai: Hệ thống chứng từ kế toán dùng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến kế toán bán hàng được sử dụng đầu đủ, đúng chế độ chứng từ kế toán Nhà nước ban hành. Trình tự luân chuyển chứng từ để ghi sổ kế toán hợp lý, tạo điều kiện cho việc hạch toán đúng, đủ , kịp thời quá trình bán hàng.
Thứ ba: Bộ phận kế toán bán hàng của Công ty tự lập các báo cáo chi tiết hàng hóa, nhật ký. . . để thuận tiện cho việc theo dõi tình hình xuất bán hàng hóa. Hạch toán chi tiết hàng hóa theo phương pháp ghi thẻ song song là phù hợp, đảm bảo sự kiểm tra, đối chiếu thường xuyên giữa kho và phòng kế toán (thẻ kho- sổ chi tiết hàng tồn kho- bảng kê tổng hợp nhập - xuất – tồn).
Kế toán trong Công ty đã hạch toán chi tiết kết quả tiêu thụ cho từng lô hàng và đã thiết lập các sổ, thẻ chi tiết tương đối hoàn chỉnh.
Những vấn đề còn tồn tại
Cùng với những ưu điểm trên, công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty còn tồn tại một số vấn đề hạn chế đòi hỏi phải đưa ra giải pháp cụ thể, có tính thực thi cao nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa để kế toán ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ vốn có của mình phục vụ cho yêu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay.
Thứ nhất: Ghi sổ kế toán chưa cụ thể
Sổ chi tiết tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng” còn đơn giản chỉ thể hiện ở mặt tổng số của từng lần tiêu thụ mà không thể hiện được đơn giá, số lượng từng lần tiêu thụ.
Thứ hai: Chi phí bán hàng và chi phí quản lý
Chi phí bán hàng trong kỳ tập hợp được bao nhiêu phân bổ hết cho hàng bán ra, điều này là hoàn toàn không hợp lý. Kế toán cần phải phân bổ chi phí bán hàng cho hàng hóa bán ra và hàng còn lại. Tuy nhiên, chỉ phân bố cho hàng còn lại những khoản chi phí dự trữ, bảo quản hàng hoá.
Chi phí quảnlý doanh nghiệp tập hợp trong kỳ phân bổ hết cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa làm ảnh hưởng đến việc thanh toán, xác định kế quả kinh doanh cho từng hoạt động vì Công ty còn có hoạt động dịch vụ, góp vốn kinh doanh.
Thứ tư: Hệ thống danh điểm hàng tồn kho
Tuy thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi hàng ngày tình hình nhập- xuất- tồn kho hàng hóa nhưng Công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống danh điểm hàng tồnkho thống nhất toàn công ty. Hàng hóa của Công ty đa dạng, phong phú về chủng loại, quy cách, nguồn gốc, . . . mà thủ kho mới chỉ phân chia các loại hàng hoá thành từng nhóm ( ví dụ như nhóm hàng sữa, nước khoáng, nước uống tăng lực M150,cafê . . .)
Khi đối chiếu từng loại hàng trong một nhóm, thủ kho và kế toán phải đối chiếu từng tên hàng, chủng loại, quy cách, nguồn gốc rất mất thời gian và công sức. Như vậy, nếu xây dựng được hệ thống danh điểm hàng tồn kho thống nhất toàn công ty sẽ giảm được khối lượng công việc cho thủ kho, kế toán, công việc quản lý hàng tồn kho sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
2. Yêu cầu của việc hoàn thiện
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hệ thống kế toán của Nước ta đã không ngừng được đổi mới cho phù hợp. Nhưng do tính chất công việc cải cách hệ thống kế toán rất phức tạp, lại diễn ra rất khẩn trương nên chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết và có những quy trình chưa được hoàn toàn phù hợp. Mặc dù hệ thống kế toán doanh nghiệp chưa được xây dựng thích ứng, phù hợp với đặc điểm kinh tế, yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay và tương lai nhưng trong quá trình nền kinh tế vận động, đổi mới có rất nhiều nghiệp vụ mới nảy sinh mà khi xây dựng chế độ kế toán các nhà kinh tế không lường hết đươc. Thêm nữa, khi áp dụng vào từng mô hình doanh nghiệp cụ thể lại phát sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải hoàn thiện dần hệ thống kế toán cho phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, với đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị cụ thể, có như vậy thì hệ thống kế toán mới phát huy tốt vai trò của mình trong việc quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế doanh nghiệp.
Do đặc thù kinh doanh của loại hình doanh nghiệp thương mại mà với hầu hết các doanh nghiệp thương mại đang hoạt động kinh doanh trên thị trường thì tiêu thụ hàng hóa là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi đẩy mạnh được quá trình bán hàng thì doanh thu ngày càng tăng, bù đắp chi phí và tạo ra khoản lợi nhuận ngày càng nhiều và đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện dần, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Chính vì vậy, mà kế toán nghiệp vụ bán hàng là một bộ phận công việc phức tạp và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán. Để thực hiện được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp thì đòi hỏi công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý, luôn đổi mới và ngày càng hoàn thiện.
Để theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Nhà nước ta thường xuyên ra các thông tư nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán - tài chính, mà gần đây nhất là 4 chế độ kế toán mới về hàng tồn kho, TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và chế độ chuẩn mực kế toán về doanh thu và thu nhập khác đã được áp dụng vào các doanh nghiệp. Từ thực tế cho thấy yêu cầu hoàn thiện hơn nữa bộ máy kế toán ở các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Hương Thuỷ nói riêng là hết sức quan trọng và cấp thiết. Muốn thực hiện được điều này chúng ta cần phải làm tốt các yêu cầu sau:
Yêu cầu phù hợp:
Trong kế toán Quốc tế, yêu cầu phù hợp đã trở thành một nguyên tắc, nghĩa là nó phải được đề cập đến trong kế toán. Vì vậy, khi hoàn thiện công tác kế toán cần coi trọng nguyên tắc này. Mỗi một doanh nghiệp cần vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt sao cho phù hợp với chế độ hiện hành , với loại hình hoạt động, đặc điêm kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý riêng của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, nó cần đòi hỏi phải phù hợp giữa doanh thu và chi phí .
Yêu cầu thống nhất
Yêu cầu này là một yêu cầu cơ bản nhằm tạo ra sự thống nhất về chế độ kế toán trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân nói chung, cũng như trong ngành thương mại nói riêng. Bởi vì, nó đảm bảo cho các quy định về thể lệ chế độ kế toán được thực hiện đầy đủ và đúng đắn trong doanh nghiệp.
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa phải đảm bảo sự tập trung quản lý từ lãnh đạo Công ty đến cơ sở, doanh nghiệp phải vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt để vừa đảm bảo sự tuân thủ những chính sách, chế độ, thể lệ về tài chính kế toán do Nhà nước ban hành , vừa phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, yêu cầu thống nhất đòi hỏi trong công tác kế toán phải thực hiện thống nhất về nhiều mặt như về đánh giá hàng tồn kho, trích khấu hao TSCĐ, thống nhất về sử dụng tài khoản , về nội dụng, tên gọi và mẫu sổ . . . Trong doanh nghiệp còn phải chú ý đến sự thống nhất về việc sử dụng tài khoản sổ kế toán giữa đơn vị chính và đơn vị phụ thuộc.
Yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới việc sử dụng đồng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận kinh doanh cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Do đó việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng một mặt giúp giảm nhẹ công việc tổ chức, xử lý, ghi chép lưu trữ bảo quản chứng từ, sổ kế toán mà vẫn đảm bảo tính kịp thời , độ chính xác cao của thông tin kế toán. Mặt khác, nhằm nâng cao hiệu quả của công tác kế toán trong giám đốc, quản lý việc sử dụng tài sản tiền vốn của doanh nghiệp.
Yêu cầu chính xác và kịp thời
Xuất phát từ nhiệm vụ của kế toán là cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác cho ban lãnh đaọ phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp. Cần tổ chức trang bị và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật và tính toán, ghi chép và xửlý thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác để từng bước nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay và sự cạnh tranh ngày càng ngay gắt thì yêu cầu này càng trở nên quan trọng.
II một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty tnhh hương thuỷ
1. Giải pháp
Trên cơ sở thực tế đi sâu nghiên cứu, tìm hiểu công tác kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa tại Công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện thêm công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty Vật tư và Thiết bị toàn bộ.
Thứ nhất: Do đặc điểm các mặt hàng kinh doanh của Công ty rất phức tạp và đa dạng nên kế toán chi tiết tiêu thụ hàng hóa cần có hệ thống sổ
Sổ chi tiết bán hàng
Lô hàng:
Chứng từ
Diễn giải
Ngày xuất hàng
Số lượng
đơn giá
Thành tiền
Ngày thanh toán
Ghi chú
Số
Ngay
Người ghi biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Cơ sở để ghi vào sổ chi tiết bán hàng theo lô hàng là các hóa đơn kiêm phiếu xuất kho và các hóa đơn thanh toán.
Ngoài ra, sổ chi tiết doanh thu bán hàng cho từng mặt hàng cần được mở theo mẫu sau:
Sổ chi tiết tk 511
Tháng . . ./. . . Mặt hàng
Ngày
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Đơn giá
Nợ
Có
Số
Ngày
Người ghi biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Thứ hai: Việc tập hợp và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý bán hàng.
Chi phí bán hàng là một trong những yếu tố để tính toán kết quả bán hàng. Tính toán chính xác chi phí bán hàng cho hàng bán ra trong kỳ là một trong những yêu cầu quan trọng để tính toán chính xác kết quả bán hàng.
Từ những chứng từ chi phí liên quan đến hàng tiêu thụ kế toán tập hợp trên các sổ chi tiết của chi phí bán hàng theo từng nội dung chi phí cuối kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm), trên cơ sở các sổ chi tiết này, kế toán tập hợp theo mẫu sổ sau:
Sổ tổng hợp và phân bổ chi phí bán hàng
Quý. . . Năm . . .
Chỉ tiêu
Nội dụng chi phí
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu
Công cụ dụng cụ
Cộng
1.Chi phí còn đầu kỳ
2. Chi phí phát sinh trong kỳ
3.Chi phí phân bổ cho hàng còn lại
4. Chi phí phân bổ cho hàng bán ra
Người ghi biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Chi phí bán hàng liên quan trực tiếp tới hàng trong nước (chủ yếu là hàng nhập khẩu). Đối với chi phí chung cần được phân bổ cho hàng còn lại và hàng bán ra ở các khoản như chi phí dự trữ, bảo quản hàng hóa, còn các khoản chi phí khác tập trung được bao nhiêu phân bổ hết cho hàng bán ra bấy nhiêu và phân bổ các chi phí này cho hàng đã bán theo công thức:
Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đã bán
Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đầu kỳ
+
Trị giá vốn của hàng còn đầu kỳ
+
Trị giá vốn của hàng nhập trong kỳ
x
Trị giá vốn của hàng bán ra trong kỳ
Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng phát sinh trong kỳ
=
Thứ ba: Công ty cần xây dựng hệ thống danh điểm hàng hóa thống nhất toàn Công ty. Để đảm bảo quản lý hàng hóa được chặt chẽ thống nhất, phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng và dễ phát hiện khi có sai sót giữa kho và phòng kế toán, tạo điều kiện cho việc áp dụng tin học vào công tác kế toán, . . . Công ty cần phải xây dựng một mẫu danh điểm thống nhât trong toàn Công ty. Danh điểm hàng hóa gắn liền với chủng loại , quy cách, kích cỡ của hàng hóa. Khi nhìn vào danh điểm của một loại hàng hóa nào đó có thể nêu tên cũng như đặc điểm chính của hàng hóa đó. Việc lập danh điểm như sau:
Bảng :Quy cách đánh danh điểm hàng hóa
Phòng kế toán lập sổ danh điểm hàng hóa
Hệ thống danh điểm này được dùng thống nhất trong toàn công ty. Tuy thời gian đầu sử dụng, do bao quát khá nhiều các thông số kỹ thuật sẽ gây ra một số khó khăn, nhất là với bộ phận kế toán, nhưng vềlâu dài nó sẽ phát huy được hiệu quả vì tạo được sự thống nhất dễ mở rộng danh điểm, dễ kiểm tra đối chiếu với tên, chủng loại, quy cách hàng hóa, nhất là khi tin học đang xâm nhập vào lĩnh vực kế toán ngày càng sâu thì quản lý hàng hóa trên cơ sở danh điểm sẽ thuận tiện, hợp lý hơn.
Thứ tư: Công ty nên từng bước thực hiện kế toán bán hàng trên máy vi tính.
Trong những năm gần đây ngành khoa học kỹ thuật phát triển rất mạnh, nhanh đặc biệt là máy vi tính. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu của việc xử lý thông tin một cách nhanh nhạy, có những quyết định kịp thời, phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã nhận thấy ưu điểm và hiệu quả của việc ứng dụng máy vi tính vào công tác kế toán. Ngày nay, khi công nghệ máy vi tính phát triển như vũ bão, đặc biệt là ứng dụng của máy vi tính vào hầu hết các công việc đều rât hiệu quả, vì vậy Công ty nên thực hiện công tác kế toán trên máy. Muốn làm được điều này thì việc tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ hiểu sâu sắc về kế toán và sử dụng thành thạo máy vi tính cũng là vấn đề cần được quan tâm.
Trong điều kiện ứng dụng máy vi tính, việc tổ chức cơ cấu bộ máy kế toán cần được sắp xếp lại cho phù hợp với nội dung công việc và khả năng , trình độ của cán bộ kế toán. Dần từng bước tổ chức lại hệ thống chứng từ, hệ thống sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết có kết cấu đơn giản. Trên cơ sở ứng dụng máy vi tính sẽ đẩy nhanh tiến độ của công tác kế toán, giảm bớt khối lượng công việc ghi chép, số lượng sổ sách, giảm bớt những công đoạn không cần thiết để phát huy hết khả năng, năng lực của nhân viên kế toán tránh ùn tắc công tác hạch toán kế toán nhằm khai thác số liệu một cách nhanh nhất và có hiệu quả nhất.
2. Hiệu quả của giải pháp
Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tế công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH Hương Thuỷ và với vốn kiến thức nhỏ của mình em đã nêu lên một số giải pháp, kiến nghị không nằm ngoài mục đích là hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty. Những kiến nghị nêu trên là có khả năng thực hiện trong thực tế công tác kế toán ở đơn vị bởi vì: xuất phát từ yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh ở công ty cần phân loại hoạt động kinh doanh, chi phí và thu nhập theo từng hoạt động để giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, cùng với hình thức kế toán của Công ty và phục vụ việc quản lý, thực hiện công tác kế toán quản trị phức tạp thì việc ứng dụng tin học vào làm kế toán là rất cần thiết. Nó sẽ tạo ra khả năng giảm bớt được công việc của kế toán, đảm bảo tính chính xác, kịp thời của thông tin cũng như hoàn thành được báo cáo kế toán theo đúng quy định.
Xuất phát từ tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán ở Công ty, cán bộ kế toán đều có trình độ và kinh nghiệm trong công tác kế toán, công việc được phân công rõ ràng đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán với nhau, do đó nếu áp dụng thì những kiến nghị trên sẽ thực hiện được và đem lại hiệu quả trong công việc.
Kết luận
Hàng hóa rất có vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp thương mại với lượng vốn dự trữ hàng hóa chiếm khoảng 80% - 90% trong tổng lượng vốn lưu động của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả, khẳng định được vị trí của mình trên thị trường cũng như giữ vững chữ tín đối với khách hàng, đạt được mục tiêu cuối cùng của mình là lợi nhuận thì doanh nghiệp đó phải bán được hàng. Đó là điều rât quan trọng có tính quyết định đến công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tổ chức bộ phận kế toán bán hàng cũng góp phần không nhỏ làm tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Hơn bao giờ hết, trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị trường thì bán hàng vừa là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, vừa là phương tiện để doanh nghiệp đạt được mục đích kinh doanh của mình. Do đó, việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng là hết sức cần thiết. Nó giúp cho kế toán phát huy hết vai trò của mình trong việc phản ánh, giám sát một cách chặt chẽ toàn diện về tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp ở mọi khâu trong quá trình tiêu thụ nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định chỉ đạo kinh doanh của ban lãnh đạo.
Là một sinh viên chuyên ngành kế toán, qua thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng kế toán của Công ty TNHH Hương Thuỷ, em nhận thấy công tác kế toán bán hàng có những điểm mạnh nhưng cũng có những điểm chưa hoàn thiện. Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài này để làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình và mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty.
Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu và khả năng trình độ kiến thức có hạn, trong chuyên đề này mới chỉ đi vào nghiên cứu một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận của công tác bán hàng nói chung, thực trạng tại Công ty TNHH Hương Thuỷ nói riêng. Từ cơ sở lý luận góp phần làm sáng tỏ hơn những tồn tại trong công tác kế toán bán hàng. Các ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng là quá trình nghiên cứu được trình bày trên cơ sở lý luận cơ bản và được vận dụng vào thực tế công ty. ý kiến này chỉ là những kiến nghị đề xuất nhưng em rất mong công ty xem xét và tiến tới thực hiện.
Bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy cô giáo mà đặc biệt là thầy giáo: Thạc sỹ Vũ Mạnh Chiến để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Thạc sỹ Vũ Mạnh Chiến và các thầy cô giáo trong bộ môn kế toán; các phòng ban lãnh đạo ; phòng Tài chính - Kế toán của Công ty TNHH Hương Thuỷ đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp.
Hà nội, ngày tháng năm 2002
Sinh viên
Phạm Thanh Minh
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình kế toán doanh nghiệp thương mại - dịch vụ của trường ĐHTM
2. Hướng dẫn thực hành và ghi chép chứng từ và sổ sách kế toán trong các loại hình doanh nghiệp.Tác giả: Nguyễn Văn Nhiệm. NXB Thống kê 1999
3. Kế toán tài chính doanh nghiệp. Tác giả: Nguyễn Văn Nhiệm. Nhà xuất bản Thống kê 2001
4. Hạch toán kế toán trong các DNTM. Chủ biên:TS Nguyễn Văn Công./2001
5. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam. NXB Tài chính - 2002
6. Các văn bản về thuế GTGT, thuế TNDN
7. Các luận văn của khoá trước
Nhận xét của đơn vị thực tập
Công ty Vật tư và thiết bị toàn bộ
(Đường Hoàng Quốc Việt - Hà nội)
Mục lục
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5116.doc