Chủ yếu lao động của công ty là lao động phổ thông hoặc đã qua đào tạo ngắn hạn được tuyển tại địa phương, khu vực được đầu tư dưới hình thức kí kết hợp đồng dài hạn, ngắn hạn tuỳ thuộc vào lượng công việc hoặc loại hình đầu tư xây dựng. Điều đó thuận lợi cho việc tuyển và sử dụng lao động, tránh các chi phí về di chuyển công nhân do đặc thù ngành là hay di chuyển, thay đổi về địa điểm.
- Đặc điểm về máy móc, thiết bị.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố không thể thiếu được ở bất kỳ một doanh nghiêp, đơn vị nào muốn tham gia sản xuất kinh doanh. Nó quyết định khả năng sản xuất kinh doanh, quyết định Công ty đó có khả năng sản xuất sản phẩm gì với chất lượng như thế nào. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, phù hợp là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đơn vị.
53 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng 19 - 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiết bị nội ngoại thất, xây dựng các nhà chung cư cao tầng, các biệt thự nhà vườn, khu giải trí cao cấp...
Công ty hoạt động theo chế độ hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân.
Với những kinh nghiệm vững chắc Công ty đặt ra phương trâm phát triển sản xuất kinh doanh trong uy tín và năng lực của mình, mong muốn khách hàng hợp tác trong các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, thương mại dịch vụ....
1.2. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty
1.2.1 Chức năng hoạt động
Công ty TNHH xây dựng 19-5 có các chức năng hoạt động như sau:
Dịch vụ đo đạc vẽ bản đồ
Tư vấn lập dự án các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cấp thoát nước.
Giám sát các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật, các công trình thuỷ lợi
Thiết kế công trình đường thuỷ, thuỷ lợi, dân dụng, công nghiệp
Xây dựng nhà các loại
Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng
Xây dựng công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng
San lấp mặt bằng
Cho thuê máy móc thiết bị xây dựng, máy công trình
1.2.2 Sản phẩm – Thị trường – Khách hàng
* Sản phẩm
Sản phẩm của công ty là những công trình dân dụng và công nghiệp
* Thị trường
Công ty có một thị trường rất rộng lớn bao gồm cả ba miền trong nước vì thế rất thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh của công ty, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
1.3.Tổ chức bộ máy quản lý
Mô hình tổ chức quản lý tại công ty hiện nay là mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Đứng đầu là giám đốc công ty, là người điều hành toàn bộ hoạt động của công ty. Dưới đó là phó giám đốc, dưới phó giám đốc là các trưởng phòng. Ngoài ra còn có các tổ thi công xây dựng do giám đốc và phó giám đốc quản lý trực tiếp như tổ điện, tổ máy thi công, tổ xây dựng.
Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy của công ty
Giám đốc
Tổ máy thi công
Phòng kế hoạch vật tư
Phòng kỹ thuật-giám sát
Phòng kế toán
Phòng tổng hợp-hành chính
Phó giám đốc
Tổ điện
Tổ xây dựng
1.4.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
* Phòng kế hoạch vật tư:
Chức năng:
Giúp giám đốc về việc lập kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Nhiệm vụ:
Hàng năm, căn cứ vào nhiệm vụ của công ty để lập kế hoạch cho sản xuất, trình cấp trên phê duyệt cho năm sau
Lập kế hoạch xin đầu tư và thanh lý các trang thiết bị phục vụ sản xuất
*Phòng kỹ thuật - Giám sát
Chức năng:
Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực kỹ thuật của sản xuất
Nhiệm vụ:
Lập các dự toán, quyết toán cho các công trình, sản phẩm được thực hiện.
Quản lý kỹ thuật cơ sở hạ tầng và phương tiện thiết bị
Hướng dẫn đào tạo tay nghề cho cán bộ công nhân viên
Giám sát thi công các công trình xây dựng
* Phòng hành chính- tồng hợp
Chức năng:
Giúp giám đốc về tổ chức cán bộ lao động tiền lương, thực hiện các chế độ, chính sách liên quan tới người lao động theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu sản xuất của đơn vị
Nhiệm vụ:
Quản lý con dấu, quản lý các văn bản tài liệu của công ty đảm bảo đúng nguyên tắc về quản lý hành chính của Nhà nước quy định
Tổ chức phục vụ đón tiếp khách đến cơ quan làm việc, công tác đối nội, đối ngoại, các ngày lễ tết, hội nghị của công ty
Dự trù mua sắm và bảo dưỡng thiết bị làm việc, sinh hoạt văn phòng của công ty.
* Phòng kế toán
Chức năng:
Tham mưu cho giám đốc công ty tổ chức chỉ đạo công tác tài chính kế toán, thống kê, thông tin về hạch toán kinh tế tại công ty theo cơ chế mới, đồng thời là kiểm soát viên kinh tế, tài chính của công ty
Nhiệm vụ:
Tổ chức công tác, thống kê phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của đơn vị, theo yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý, không ngừng cải thiện tổ chức bộ máy và công tác kế toán, thống kê.
Tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Tính toán trích nộp đúng đủ, kịp thời các khoản nộp Ngân sách, thanh toán đúng hạn các khoản vay, các khoản công nợ phải thu, phải trả.
* Tiếp đến là các tổ thi công, mỗi tổ có nhiệm vụ riêng theo tên gọi của mình. Đây chính là lực lượng thi công của công ty với khoảng 50 người, các tổ hợp thành một dây chuyền trong quá trình xây lắp, thi công các công trình.
1.5. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH xây dựng 19-5.
- Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu và đặc điểm mặt hàng kinh doanh.
+ Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu.
Đầu tư xây dựng, cải tạo, sửa chữa, thi công các công trình xây dựng công nghiệp và dân dụng.
Nhận thầu xây dựng, cải tạo, lắp đặt hệ thống điện, nước đối với các công trình công nghiệp, dân dụng nhà ở.
Kinh doanh nhà cao tầng, các khu chung cư dịch vụ giải trí,cho thuê nhà làm văn phòng hoặc nơi cư trú cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Sản xuất và kinh doanh các vật liệu xây dựng, đào đắp nền, gia công hàng nghìn tấn kết cấu thép, hàng trăm cọc thép phục vụ cho các công trình.
+ Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ.
Chủ yếu sản phẩm thuộc loại hình bất động sản. Khối lượng công việc không ổn định đôi khi tăng đột ngột, khi đổ trần cần lượng bê tông lớn, cần huy động rất nhiều nhân lực...
Sản phẩm chỉ được sản xuất khi có đơn đặt hàng của khách hàng, không thể sản xuất dự trữ nên khối lượng công việc không ổn định. Tuy nhiên khi có việc khối lượng lại rất lớn vì vậy cần huy động một lực lượng lao động cùng máy móc và nguyên vật liệu cho phù hợp. Trong trường hợp này sử dụng lao động thời vụ là một giải pháp tốt đồng thời có thể thuê các đơn vị bạn hoặc khoán sản phẩm.
Mỗi sản phẩm xây dựng có đặc thù riêng về địa điểm, cách thức xây dựng, khối lượng công việc, điều kiện phục vụ nguyên vật liệu nên không thể xác định được chính xác các bước công việc, bản mô tả công việc, định mức lao động. Do đó hoạt động đánh giá thực hiện công việc phải dựa vào các tiêu chuẩn riêng đặc thù của ngành xây dựng.
- Đặc điểm về các yếu tố đầu vào.
+ Đặc điểm về vốn.
Công ty thực hiện kế hoạch tài chính thống nhất, có sự quản lý, tập trung các nguồn vốn, các quỹ phân giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển.
Hình thành và sử dụng từ các nguồn như: Vốn điều lệ thành lập Công ty của các thành viên, vốn từ lợi nhuận kinh doanh, vốn đi vay, các quỹ dự trữ tài chính theo quy chế của sở, bộ chủ quản và quy định của bộ tài chính...
Xét về đặc điểm mặt hàng sản xuất của Công ty ta thấy: quá trình sản xuất xây dựng kéo dài,giá trị sản phẩm lớn, loại hình sản xuất mang tính gián đoạn và sản xuất theo dự án nên luôn có một khối lượng vốn ứ đọng. Bên cạnh đó nhiều công trình đã hoàn thành bàn giao nhưng lại chưa được thanh toán vì thế nhiều khi gây sức ép về vốn lưu động trong Công ty. Mặt khác chu kỳ sản xuất kéo dài, thường là trên một năm nên Công ty thường phải vay vốn trung hạn và dài hạn. Đây là khó khăn mang tính đặc thù của ngành. Xong Công ty vẫn cố gắng khắc phục, chứng tỏ mình trên thị trường cạnh tranh bằng khả năng và tiềm lực.Ta có thể nhận thấy qua bảng sau:
Bảng 1.1: Cơ cấu vốn của Công ty Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Vốn góp
6.168.495.854
8.256.342.125
9.358.269.876
Vốn đi vay
1.258.364.125
1.156.352.458
963.356.987
Vốn tự bổ sung từ kqkd
1.452.367.856
2.365.896.245
1.236.589.356
Từ bảng kê cơ cấu vốn của Công ty ta có thể nhận thấy: Vốn kinh doanh và số vốn tự bổ sung từ lợi nhuận của Công ty ngày càng được tăng lên và số vốn đi vay ngày càng giảm điều đó chứng tỏ với năng lực tài chính của mình và nguồn vốn đi vay Công ty tiến hành vừa đầu tư vừa quay vòng vốn và vẫn đảm bảo được yêu cầu về lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước hàng năm.
+ Đặc điểm về đầu vào lao động
Chủ yếu lao động của công ty là lao động phổ thông hoặc đã qua đào tạo ngắn hạn được tuyển tại địa phương, khu vực được đầu tư dưới hình thức kí kết hợp đồng dài hạn, ngắn hạn tuỳ thuộc vào lượng công việc hoặc loại hình đầu tư xây dựng. Điều đó thuận lợi cho việc tuyển và sử dụng lao động, tránh các chi phí về di chuyển công nhân do đặc thù ngành là hay di chuyển, thay đổi về địa điểm.
- Đặc điểm về máy móc, thiết bị.
Cơ sở vật chất kỹ thuật là một yếu tố không thể thiếu được ở bất kỳ một doanh nghiêp, đơn vị nào muốn tham gia sản xuất kinh doanh. Nó quyết định khả năng sản xuất kinh doanh, quyết định Công ty đó có khả năng sản xuất sản phẩm gì với chất lượng như thế nào. Cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, phù hợp là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, đơn vị.
Với tầm quan trọng đó, để đảm bảo tiến độ thi công các công trình Công ty đã trang bị cho mình một số trang thiết bị tiên tiến phù hợp với đăc thù và yêu cầu của công việc.Chủ yếu thiết bị được nhập trong nước hoặc từ nước ngoài
Công ty đã tham gia đấu thầu, chọn thầu nhiều công trình lớn, nhỏ ở Hải Phòng và các tỉnh thành. Từng bước nâng cao, đổi mới chất lượng hồ sơ đấu thầu, chọn thầu đáp ứng yêu cầu của thị trường xây dựng. Và đã đạt được một số kết quả trong sản xuất kinh doanh như sau:
Bảng 1.2: Bảng tổng hợp các chỉ tiêu :
(đơn vị: triệu đồng)
stt
Chỉ tiêu
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
1
Tổng doanh thu
17.496,608
19.514,144
21.767,297
2
Các khoản giảm trừ
1.058,076
1.398,325
1.614,470
3
Doanh thu thuần
16.438,532
18.115,819
20.152,827
4
Giá vốn hàng bán
15.154,249
16.715,982
17.296,511
5
Chi phí
quản lý
1.239,013
1.216,013
760,013
6
Lợi nhuận sau thuế
52,914.040
67,992.263
76,167.103
7
Thu nhập bình quân
0,981.549
1,136.900
1,286.753
Căn cứ vào các chỉ tiêu của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua ta thấy nhìn chung tình hình sản xuất kinh doanh duy trì ổn định và có hướng tăng trưởng và phát triển rõ rệt.
Ta có thể đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh thông qua bảng sau :
Bảng 1.3: Bảng phân tích các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh
S
Chỉ tiêu
Năm 2004 so với 2003
Năm 2005 so với 2004
Chênh lệch
(trđ)
Tỷ lệ (%)
Chênh lệch
(trđ)
Tỷ lệ
(%)
1
Tổng doanh thu
+2.017,536
+11,5
+2.253,153
+11,6
2
Doanh thu thuần
+1.677,287
+10,2
+2.037,008
+11,2
3
Gía vốn hàng bán
+1.561,733
+10,3
+580,529
+3,5
4
Lợi tức gộp
+115,554
+9
+1.186,489
+84,7
5
Chi phí quản lý
-23
-1,86
-456
-37,5
6
Tổng mức phí kinh doanh
+1.000,987
+96,1
+3.410,204
+167
Đánh giá chung về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối tốt, thể hiện sự cố gắng nỗ lực lớn không chỉ riêng của ban lãnh đạo mà còn là một sự nỗ lực lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, trong đó có sự đóng góp to lớn của bộ máy quản lý Công ty.
1.6. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty TNHH xây dựng 19-5.
1.6.1. Bộ máy kế toán
Công ty TNHH 19-5 là một doanh nghiệp theo mô hình vừa và nhỏ nên cơ cấu sản xuất, quản lý đã được tổ chức gọn nhẹ để phù hợp với đặc điểm của công ty.
Tổ chức bộ máy kế toán của công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
kế toán TSCĐ và quỹ
Kế toán vật tư, CC,DC
Kế toán doanh thu, vốn, thuế
Kế toán tiền lương
Kế toán tổng hợp chi phí và giá thành
2.
1.6.2 Hình thức tổ chức sổ sách kế toán áp dụng tại Công ty
áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. (Hệ thống tài khoản hiện đang sử dụng là theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính).
Với quy mô vừa và nhỏ, loại hình kinh doanh đơn giản và có khả năng phân công lao động kế toán, Công ty TNHH xây dựng 19-5 đã sử dụng hình thức sổ Chứng từ ghi sổ và tuân thủ đầy đủ các quy định trong chế độ kế toán về hệ thống sổ sách cũng như trình tự hạch toán kế toán.
Sổ kế toán là phương tiện vật chất để thực hiện các công việc kế toán. Việc lựa chọn hình thức sổ kế toán phù hợp với quy mô của doanh nghiệp, phù hợp với trình độ kế toán, ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác kế toán. Hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ sách có kết cấu khác nhau theo một trình tự hạch toán nhất định nhằm hệ thống hoá và tính toán các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý kinh doanh. Tại Công ty TNHH xây dựng 19-5 do yêu cầu quản lý, Chứng từ ghi sổ được lựa chọn là hình thức tổ chức sổ kế toán để hạch toán kế toán. Hiện nay, công ty đang sử dụng hệ thống máy vi tính để giảm nhẹ sức lao động cho bộ máy kế toán. Công ty thực hiện hình thức kế toán: Sổ nhật kí chứng từ.
_ Niên độ Công ty bắt đầu 01/01 kết thúc tại 31/12 hàng năm.
_ Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ, hợp pháp kế toán ghi trực tiếp vào sổ nhật kí chung theo thứ tự thời gian.
_ Căn số liệu nhật kí chứng từ để ghi sổ cái tài khoản theo hệ thống
_ Hàng ngày đối chiếu các nhiệm vụ kinh tế cần phải kế toán chi tiết thì căn cứ vào chứng từ gốc để ghi vào các sổ chi tiết có liên quan.
_ Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết lập các bảng chi tiết số phát sinh các tài khoản.
_ Đối chiếu số liệu giữa bảng chi tiết số phát sinh với số liệu trên tài khoản tập hợp tương ứng ở bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản.
_ Đối chiếu số dư tài khoản tiền mặt ở sổ quỹ với số với số dư của tài khoản đó trên bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản.
_ Sau khi đối chiếu khớp đúng số liệu có liên quan căn cứ vào các bảng chi tiết số phát sinh và bảng đối chiếu số phát sinh các tài khoản để lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính khác.
_ Hệ thống báo cáo kế toán của Công ty được thực hiện hoàn toàn trên máy tính. Công ty hiện đang sử dụng chương trình phần mềm kế toán do phòng kế toán Công ty lập dựa trên tình hình thực tế của nhiệm vụ kinh tế phát sinh trong Công ty.
Hệ thống sổ kế toán.
- Hệ thống sổ kế toán.
+ Nhật kí chứng từ.
+ Các loại sổ nhật kí đặc biệt.
- Các sổ chi tiết.
+ Sổ chi tiết vật liệu.
+ Sổ chi tiết TSCĐ.
+ Sổ chi tiết của khách hàng.
+ Sổ chi tiết tạm ứng.
+ Sổ chi tiết phải thu.
+ Sổ chi tiết phải trả.
+ Sổ chi tiết giá thành.
Sơ đồ luân chuyển xử lý chứng từ và trình tự ghi sổ kế toán
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Nhật kí chứng từ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Bảng kê
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Báo cáo tàI chính
Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
1.6.3. Hệ thống tài khoản kế toán.
Để hạch toán các nghiệp vụ, Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số 1141/TC/QĐ/ CĐKT. Vận dụng vào đặc điểm hoạt động kinh doanh, công ty lựa chọn chi tiết đến tài khoản cấp 2, cấp 3 tuỳ theo mục đích và nhu cầu sử dụng (do công ty tự quy ước).
Công ty sử dụng bao gồm một số tài khoản sau:
Tài khoản để sử dụng để hạch toán: TK611- mua hàng
TK611.1 - mua nguyên vật liệu
TK611.2 - mua hàng hoá
- TK 111 - Tiền mặt
- TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu
- TK 153 - Công cụ, dụng cụ
- TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
- TK 155 - Thành phẩm
- TK 214 - Hao mòn TSCĐ
- TK 336 - Phải trả nội bộ
- TK 627 - Chi phí sản xuất chung
Chương II: Thực trạng công tác kế toán
hạch toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh
xây dựng 19-5
2.1: Đặc điểm và phân loại vật liệu của công ty TNHH xây dựng 19-5
2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu tại Công ty
Vật liệu là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh. Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu là một trong những bộ phận chủ yếu của việc tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp. Vậy để tổ chức công tác kế toán về nguyên vật liệu thì trước hết phải tìm hiểu rõ về đặc điểm nguyên vật liệu, sử dụng trong quá trình xây dựng. Công ty xây dựng các công trình nhà ở và các khu công nghiệp do vậy nguyên vật liệu sử dụng mang đặc điểm hết sức riêng biệt không giống với đặc điểm nguyên vật liệu của doanh nghiệp khác. Nguyên vật liệu của Công ty là xi măng, cát, sắt thép, gạchVới mục tiêu ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến chủng loại, mẫu mã, tiến độ công trình, tính thẩm mĩ, giá thành hợp lý để đáp ứng nhu cầu của thị trường ngày một tăng. Do vậy, ngay từ khâu thu mua nguyên vật liệu đến khâu bảo quản, dự trữ là điều kiện rất cần thiết đối với Công ty TNHH xây dựng 19-5.
2.1.2.Phân loại nguyên vật liệu ở Công ty TNHH xây dựng 19-5.
Để có thể hoàn thành một công trình xây dựng, Công ty sử dụng một khối lượng vật liệu gồm nhiều thứ, nhiều loại khác nhau, mỗi loại đều có công dụng, tính năng lý hoá khác nhau. Để quản lý một cách chặt chẽ có hiệu quả, tổ chức hạch toán chi tiết đối với từng loại vật liệu. Nguyên vật liệu tại Công ty được chia thành các loại sau:
Nguyên vật liệu chính : là đối tượng lao động chủ yếu của Công ty, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể sản phẩm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường như : xi măng, gạch, cát, sắt
Nguyên vật liêu phụ:Vật liệu phụ không cấu thành nên thực thể công trình nhưng có tác dụng làm tăng thêm chất lượng công trình và tạo điều kiện cho quá trình xây dựng được hoàn thiện như : đinh ốc, gỗ
Nhiên liệu : là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho các máy móc, thiết bị cung cấp nhiệt lượng cho các loại máy móc thiết bị sản xuất và xe cộ của Công ty như : điện, nước, xăng, dầu
Phụ tùng thay thế : là các chi tiết phụ tùng dùng để sửa chữa thay thế cho các loại máy móc thiết bị như : máy cẩu, máy trộn bê tông và phương tiện vận tải như phụ tùng ô tô, phụ tùng cầu trục
Vật liệu khác như : sơn, vôi
2.2.Tính giá nguyên vật liệu nhập kho và xuất kho của công ty
2.2.1.Tính giá nguyên vật liệu nhập kho
Vật liệu ở Công ty nhập kho chủ yếu do mua ngoài và được đánh giá theo thực tế :
Giá thực tế vật liệu nhập kho
=
Giá mua chưa có thuế VAT
+
Các chi phí thu mua
-
Các khoản giảm giá
_Trường hợp bên bán vận chuyển vật tư cho Công ty thì giá thực tế nhập kho chính là giá mua trên hoá đơn.
Ví dụ1:Trên phiếu nhập kho số 131 ngày 01/07/2006 Nguyễn Thị Thuý nhập vật liệu vào kho Công ty theo hoá đơn số 013264 ngày 25/06/2006 của Công ty xi măng CHINFON số 12 Tràng Kênh.
Giá thực tế nhập là 10 tấn xi măng là :7.400.000 VNĐ (Giá trên hoá đơn)
_Trường hợp vật tư do đội xe của Công ty vận chuyển thì giá thực tế nhập kho chính là giá mua trên hoá đơn cộng phí vận chuyển.
Ví dụ2: Trên phiếu nhập kho số 133 ngày 19/07/2006. Trần Quốc Điền nhập vật liệu vào kho Công ty là 42 cây thép Việt úc và 43 cây thép Việt úc loại D18 theo hoá đơn số 02937 ngày 30/06/2006 của Công ty TNHH sản xuất và thương mại Phương Nam số 118 Nguyễn Văn Linh-Hải Phòng.
Giá thực tế nhập hoá đơn là:
Thép Việt úc D14 :42 cây x 102.000đ = 4.284.000đ
Thép Việt úc D18 :43 cây x 170.000đ = 7.310.000đ
Tổng : 11.594.000đ
Chi phí vận chuyển là : 100.000đ
Giá ghi trên hoá đơn là : 11.694.000đ
2.2.2.Tính giá nguyên vật liệu xuất kho
Giá thực tế vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất ở Công ty được tính theo phương pháp bình quân trong tháng. Theo phương pháp này thì giá thực tế vật liệu xuất dùng trong kì được tính bằng cách lấy số lượng vật liệu xuất dùng nhân với giá đơn vị bình quân. Trong đó giá đơn vị bình quân được tính theo cách sau:
Ví dụ 3: Theo phiếu xuất kho số 170 ngày 09/01/2006 xuất 13 tấn xi măng cho Nguyễn Thị Thuý đội xây dựng phục vụ cho việc xây dựng công trình cảng Vật Cách thì giá thực tế xuất 13 tấn xi măng được tính như sau:
Giá đơn vị bình quân cả kì dự trữ
=
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kì + Giá thực tế nhập trong kì
Lương thực tế vật liệu tồn đầu kì + Lương thực tế nhập trong kì
Giá thực tế vật liệu tồn đầu tháng (3 tấn ) 720.000 x 3 = 2.160.000đ
Giá thực tế nhập trong tháng (10 tấn ) 740.000 x 10 = 7.400.000đ
Giá xuất kho phương pháp bình quân
=
2.160.000 +7.400.000
=
735.384,6
10 + 3
Vậy giá thực tế xuất là : 13 tấn x 735.384,6 = 9.560.000đ
2.3.Kế toán chi tiết nguyên vật liệu
2.3.1. Thủ tục nhập xuất kho Nguyên vật liệu
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là bộ phận quan trọng trong tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu. Đặc biệt là đối với Công ty TNHH xây dựng 19-5 có khôí lượng lớn và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tương đối nhiều, có nhiều chủng loại về nguyên vật liệu nên việc tổ chức hạch toán chi tiết cũng rất phức tạp. Hiện nay phương pháp ghi sổ chi tiết vật liệu áp dụng tại Công ty là phương pháp ghi thẻ song song. Việc tiến hành ở 2 nơi là ở kho và phòng kế toán. Căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn và các chứng từ khác có liên quan.
*Thủ tục nhập
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của từng tháng, phòng kế hoạch vật tư cử người đi mua nguyên vật liệu. Khi nguyên vật liệu mua về theo đúng yêu cầu của phòng kế hoạch vật tư về chủng loại, kích cỡ, số lượng và được phòng cán bộ kĩ thuật kiểm tra về phẩm chất mẫu mã. Sau khi kiểm tra xong thấy đảm bảo đồng ý cho tiến hành thủ tục nhập kho. Người lập phiếu nhập phải đánh số liệu phiếu nhập, ngày, tháng, năm lập phiếu nhập, họ tên người nhập hoá đơn. Phiếu nhập kho được chia thành 3 liên, sau khi đăng kí vào cả 3 liên, phòng kế hoạch vật tư sẽ chuyển hết cho thủ kho. Thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho và số lượng thực tế mà ghi sổ thực nhập rồi kí cả vào ba liên phiếu nhập kho, sau đó vào thẻ kho.
Phiếu nhập kho còn được kế toán trưởng và giám đốc kí.
Liên 1:Do bộ phận phòng kế hoạch vật tư giữ
Liên 2: Do thủ kho sử dụng để hạch toán chi tiết
Liên 3: Giao cho người nhập vật tư chuyển về bộ phận sử dụng
Ví dụ 3: Ngày 15 /03 / 2006 Công ty cử ông Trần Quốc Điền mua vật tư của cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng Đoàn Văn Thẳng.
Cát xây Hà Bắc với giá 50.000đ/m3 x 40m3
Cát trát Hà Bắc với giá 35.000đ/m3 x 15m3
Mẫu hoá đơn và phiéu nhập kho được lập theo mẫu sau :
Bảng biểu số 01
Hoá đơn thuế gtgt Mẫusố02 GTGT – 3LL
Liên 2: Giao cho khách hàng AP/00 –B
Ngày 15 tháng03 năm2006 No:00347
Đơn vị bán hàng: Cửa hàng KD vật liệu XD Đoàn Văn Thẳng
Địa chỉ :Số 5 Trần Nguyên Hãn – Hải Phòng
Số TK:..
MST: 02.02219203
Đơn vị mua hàng: Trần Quốc Điền
Địa chỉ đơn vị :Công ty TNHH xây dựng 19-5 – Ngô Quyền – Hải Phòng
Hình thức thanh toán:Tiền mặt
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
01
Cát xây HàBắc
m3
400
50.000
20.000.000
02
Cát trát Hà Bắc
m3
150
35.000
5.250.000
Cộng tiền hàng
25.250.000
Thuế suất GTGT 10%
2.525.000
Tổng cộng
27.775.000
Số tiền viết bằng chữ : Hai mươi bảy triệu, bảy trăm bảy mươi năm nghìn đồng chẵn.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Căn cứ vào hoá đơn bán hàng và số hàng thực tế đã về, phòng kinh tế kế hoạch viết phiếu nhập kho. Thủ kho xác định số lượng và đơn giá tiến hành nhập kho.
Bảng biểu số 02
Đơn vị:
Phiếu nhập kho
Ngày04tháng 04 năm 2006
Mã số 01 –VT
QĐ số 1141 TC/ CĐKT
Ngày1-11-1995 BTC
Họ tên người giao hàng: Vũ Mạnh Tùng
Theo:..số..ngày.năm.200của
Nợ:..
Có:..
Nhập tại kho : Cảng Đình Vũ
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
01
Cát xây Hà Bắc
m3
100
100
66.000
6.600.000
02
Xi măng P400
Tấn
100
100
622.700
62.270.000
03
Đá Subbáe
m3
150
150
24.800
3.720.000
04
Vôi củ
Kg
200
200
480
96.000
Tổng cộng
72.686.000
Tổng số tiền(bằng chữ ) : Bảy hai triệu sáu trăm tám sáu nghìn.
Nhập ngày 04/04/2006
Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
*Thủ tục xuất kho
Khi có kế hoạch sản xuất, giám đốc phê duyệt, các đội căn cứ vào định mức đã được xây dựng để viết phiếu yêu cầu còn tồn kho phòng kế hoạch làm. Thủ tục xuất phiếu xuất kho cũng được lập thành 3 liên.
Liên 1:Do phòng kế hoạch lập
Liên 2 :Do thủ kho sử dụng
Liên 3: Giao cho người nhập vật tư
Ví dụ 4: Ngày 23 tháng 04 năm 2006. Chị Thuý đội xây dựng công trình nhà điêù khiển, phân phối trực ca, vận hành –TBA 110/22 KV- nhà máy thép Cửu Long gửi phiếu xin lĩnh vật tư lên phòng kế hoạch căn cứ vào kho sản xuất của tháng 04 và định mức của loại vật liệu này để xây dựng công trình theo kế hoạch sản xuất, lập phiếu xuất kho.
Bảng biểu số 03.
Đơn vị:.
.
Phiếu xuất kho
Số:01
Mẫu số:02-VT
(QĐ số 114TC/CĐKT)
Ngày1-11-1995củaBTC
Nợ :
Có :
Họ tên người nhận hàng: Chị Thuý Địa chỉ (bộ phận): Tổ xây dựng
Lý do xuất kho : Gia công công trình móng
Xuất tại kho: Cảng Đình Vũ
STT
Tên nhãn hiệu, quy cách phẩm chất vật tư
Mã số
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
01
Cát xây Hà Bắc
m3
75
75
66.000
4.950.000
02
Gạch chỉ 2 lỗ
Viên
1500
1500
490
735.000
03
Sơn Alkyd
Lít
15
15
21.637
324.555
04
Tấm trần thạch cao
Tấm
80
80
59.100
4.728.000
Tổng cộng
10.737.555
Tổng số tiền(viết bằng chữ): Mười triệu bảy trăm ba bảy nghìn năm trăm năm năm đồng
Xuất ngày 23 tháng 04 năm 2006
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Thủ kho
Cuối tháng giá vật liêu được tính theo cách sau:
Ví dụ 5: Sổ chi tiết vật tư : Cọc tre
Đầu tháng 5 kiểm kê thấy dư :100 cây = 350.000
Nhập trong tháng 5 :250 cây = 900.000
Giá xuất theo phương pháp bình quân
=
350.000+900.000
=
3.571đ
100 +250
Ví dụ 6 : Sổ chi tiết vật tư : gạch chỉ 2 lỗ 220x105x65 lò tuyen loại A1
Đầu tháng 6 tồn kho gạch : 1550 viên Giá 409đ/viên x 1550 = 633.950đ
Nhập vào trong tháng 6 :2970 viên Giá 455đ/viên x 2970 = 1.351.350đ
Giá xuất kho theo phương pháp bình quân
=
633.950 + 1.315.350
1550+ 2970
=
439đ/viên
2.3.2. Quá trình hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng 19-5
Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là công việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế hoạch nhằm mục đích theo dõi tình hình Nhập – Xuất – Tồn kho của từng loại nguyên vật liệu cả về số lượng, chủng loại, chất lượng giá trị tại Công ty rất phức tạp, nghiệp vụ Nhập - Xuất diễn ra hàng ngày do đó nhiệm vụ của kế toán chi tiết vật liệu là vô cùng quan trọng.
Nội dung phương pháp ghi thẻ song song được thực hiện tại Công ty.
*ở kho:
Thủ kho sử dụng thẻ kho để tiến hành ghi chép tình hình biến động của nguyên vật liêu về mặt số lượng. Thẻ kho được lập chi tiết từng loại nguyên vật liêu khi nhận được các chứng từ Nhập –Xuất, thủ kho kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ rồi ghi số thực Nhập- Xuất vào thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn kho của từng loại nguyên vật liệu và cũng phản ánh vào thẻ kho.
Như vật, thẻ kho phản ánh tình hình Nhập – Xuất- Tồn kho của từng loại nguyên vật liệu cũng phản ánh vào thẻ theo chỉ tiêu số lượng. Mỗi chứng từ được ghi tương ứng với một dòng trên thẻ kho. Mỗi thẻ kho được mở trên 1 tờ số hoặc nhiều tờ tuỳ vào số lượng ghi chép và nghiệp vụ phát sinh.
Các chứng từ Nhập –Xuất vật liệu hàng ngày được thủ kho phân loại theo từng loại nguyên vật liệu rồi giao cho kế toán nguyên vật liệu tiến hành hạch toán.
Mẫu thẻ kho của Công ty đã có sẵn.
*Tại phòng kế toán.
Định kì, kế toán nguyên vật liệu xuống kho hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ kho. Khi nhận được các chứng từ Nhập-Xuất kho nguyên vật liệu do thủ kho chuyển lên, kế toán nguyên vật liệu kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý của chứng từ rồi tiến hành vào sổ chi tiết rồi lập cho từng loại nguyên vật liệu theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị.
Sau khi ghi sổ chi tiết, kế toán tiến hành cộng sổ để tính ra tổng Nhập- Xuất kho cho từng loại nguyên vật liệu về mặt số lượng và giá trị. Số lượng nguyên vật liêu tồn kho phản ánh trên sổ chi tiết nguyên vật liệu ghi trên thẻ kho của thủ kho. Mọi sai sót phải được kiểm tra, xác minh và điều chỉnh kịp thời theo đúng thực tế. Cuối tháng, kế toán tiến hành tổng hợp sổ chi tiết nguyên vật liệu vào bảng kê chi tiết nguyên vật liệu tháng.
Bảng biểu số 04
Công ty TNHH xây dựng 19-5 Mẫu số 06-VT
Tên kho: Cảng Đình Vũ
Thẻ kho
Ngày lập thẻ: 01/04/2006
Tên nhãn hiệu(sản phẩm hàng hoá): Xi măng Trang :01
Quy cách phẩm chất:.. Đơn vị tính:Tấn
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ghi chú
Ngày tháng
Số phiếu
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
Dư đầu năm
0
Dư đầu tháng 04
100
04/04
02
Nhập xi măng P400
100
21/04
12
Xuất đổ bê tông lót đầm
50
30/04
21
Xuất xây móng
20
Cộngphát sinh tháng04
100
70
Dư cuối tháng
130
Bảng biểu số 05
Công ty TNHH xây dựng 19-5 Mẫu số06-VT
Tên kho: Cảng Đình Vũ
Thẻ kho
Ngày lập thẻ: 01/06/2006
Tên nhãn hiệu: Gạch chỉ 2 lỗ Trang :01
Quy cách phẩm chất:.. Đơnvị tính:Viên
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Ghi chú
Ngày tháng
Số phiếu
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
Dư đầu năm
0
Dư đầu tháng 06
2.000
01/06
08
Nhập 1 xe gạch của CTY CP xây dựng miền đông
6.000
16/04
28
Nhập 2 xe gạch gò công
10.000
30/06
19
Xuất xây công trình Cảng Vật Cách
9.000
Cộng phát sinh
16.000
Dư cuối tháng
9.000
Biểu số 6
Công ty TNHH xây dựng 19-5
Sổ chi tiết nguyên vật liệu
Mở sổ ngày 01 tháng 04 năm 2006
Tên nguyên vật liệu : Tôn màu thường AC 880
Đơn vị tính : m2
Quy cách phẩm chất :Việt Nam
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Tồn đầu kì
100
7.857.000
10
14/04
Nhập tôn của cửa hàng tôn AUSTNAM
111
78.570
250
19.642.500
20
28/04
Xuất lợp mái cho công trình nhà máy sx bao bì giấy An Thịnh
621
79.000
150
11.850.000
Cộng phát sinh
250
19.642.500
150
11.850.000
200
15.649.500
Ngày 30 tháng 03 năm 2006
Người ghi sổ Kế toán trưởng
biểu số 7
Sổ chi tiết nguyên vật liệu
Mở sổ, ngày 01 tháng 04 năm 2006
Tên nguyên vật liệu :Xi măng
Đơn vị tính :Tấn
Quy cách phẩm chất : Việt Nam
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số
Ngày
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Tồn đầu kì
100
62.270.000
02
04/04
Nhập xi măng P400 của Chinfon-HP
111
622.700
100
62.270.000
12
21/04
Xuất đổ bê tông lót đầm
621
622.700
50
31.135.000
22
30/04
Xuất xây móng
621
622.700
20
12.454.000
Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Người ghi sổ Kế toán trưởng
Biểu số 8
Sổ chi tiết thanh toán
Tài khoản 331
Số
chứng từ
Ngày
Diễn giải
Thời hạn chiết khấu
TK
đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Nợ
Có
Nợ
Có
Tồn đầu tháng 04
76.015.500
01
04/04
Cát xây Hà Bắc
152
6.600.000
02
04/04
Xi măng P400
152
62.270.000
03
04/04
Đá Subase
152
3.720.000
04
04/04
Vôi củ
152
96.000
05
07/04
Gạch chỉ 2 lỗ 220x105x65
152
980.000
06
08/04
Gạch men gốm TQ 20x10
152
2.025.000
07
08/04
Cửa gỗ pano dày 3,5-4,5 cm
152
1.975.000
08
10/04
Thép cây SD 295/CII
152
28.290.000
09
12/04
Sơn Alkyd thường
152
432.740
10
14/04
Tôn màu thường AS 880
152
19.642.500
11
21/04
Tấm trần thạch cao
125
413.700
Tổng cộng
126.445.440
76.015.555
Bảng biểu số 9
Bảng tổng hợp
Nhập – Tồn – Xuất kho nguyên vật liệu
Tháng 04 năm 2006
stt
Tên vật tư
Đơn vị
Tồn đầu tháng
Nhập trong tháng
Xuất trong tháng
Tồn cuối kì
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
01
Cát xây Hà Bắc
M3
0
0
100
6.600.000
75
4.950.000
25
1.650.000
02
Xi măng P400
Tấn
100
62.270.000
100
62.270.000
70
43.589.000
130
80.951.000
03
Đá Subbase
M3
20
496.000
150
3.720.000
0
0
170
4.216.000
04
Vôi củ
Kg
0
0
200
96.000
200
96.000
0
0
05
Gạch chỉ 2 lỗ
Viên
150
73.500
2000
980.000
1500
735.000
650
318.500
06
Gạch men gốm20x10
Viên
0
0
1500
2.025.000
1250
1.687.500
250
337.500
07
Cửa gỗ pano
M2
0
0
5
1.975.000
4
1.580.000
1
395.000
08
Thép SD 295
Kg
0
0
3500
28.290.500
3500
28.290.500
0
0
09
Sơn Alkyd
Lit
0
0
20
432.740
15
324.555
5
108.185
10
Tôn màu AS 880
M2
100
7.857.000
250
19.642.500
150
11.850.000
200
15.649.500
11
Tấm trần thạch cao
Tấm
90
5.319.000
7
413.700
80
4.728.000
17
1.004.700
Tổng
76.015.500
126.445.440
97.830.555
104.630.385
Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Người ghi sổ Kế toán trưởng
<Đã kí
Cuối tháng kế toán vật liệu căn cứ vào các phiếu nhập, xuất vật liệu trong tháng. Tập hợp toàn bộ phiêú nhập lập bảng kê chi tiết.
Ví dụ 7: Mua bằng tiền mặt
Ngày 04/04/2006 nhập kho vật tư cát xây Hà Bắc. Giá thanh toán là 6.600.000đ trong đó thuế GTGT được khấu trừ 10%.
Ngày 04/04/2006 nhập kho vật tư xi măng P400. Giá thanh toán là 62.270.000đ trong đoá thuế GTGT được khấu trừ 10%
Ngày 08/04/2006 nhập gạch men gốm TQ20x10. Giá thanh toán là 2.025.000đ trong đó thuế GTGT được khấu trừ 10%.
Ngày 14/04/2006 nhập tôn thường AS 880 giá thanh toán là 19.642.500đ trong đó thuế GTGTđược khấu trừ 10%.
Bảng biểu số 10.
Bảng kê chi tiết nhập vật tư Bảng kê số 01
Tháng 04 năm 2006
(Mua bằng tiền mặt)
Ngày
Số phiếu
Diễn giải
Số tiền
04/04
04/04
08/04
14/04
01
02
06
10
Nhập cát xây Hà Bắc
Nhập xi măng P400
Nhập gạch men gốm TQ20x10
Nhập tôn màu thường AS880
6.600.000
62.270.000
2.025.000
19.642.500
Tổng cộng
90.537.500
Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Người lập bảng kê
Căn cứ vào bảng kê số 01: Kế toán định khoản
Nợ TK 152 :90.537.000
Nợ TK 133 : 9.053.700
Có TK 111 :99.590.700
Ví dụ:Mua bằng tiền gửi ngân hàng
Ngày 04/04 Nhập đá Subbase với giá chưa thuế 3.720.000.
Ngày 08/04 Nhập cửa gỗ pano 3,5-4,5 giá chưa thuế là 1.975.000.
Ngày 12/04 Nhập sơn Alkyd thường với giá chưa thuế là 432.740.
Ngày 21/04 Nhập tấm trần thạch cao chưa thuế giá 413.700.
Thuế GTGT được khấu trừ 10%
Bảng biểu số 11.
Bảng kê chi tiết nhập vật tư Bảng kê số 02
Tháng 04 năm 2006
(Mua bằng tiền gửi ngân hàng)
Ngày
Số phiếu
Diễn giải
Số tiền
04/04
08/04
12/04
21/04
03
07
09
11
Nhập đá Subbase
Nhập cửa gỗ pano dày 3,5-4,5cm
Nhập sơn Alkyd thường
Nhập tấm trần thạch cao
3.720.000
1.975.000
432.700
413.700
Tổng cộng
6.541.440
Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Người lập bảng kê
Căn cứ vào bảng kê số 02: Kế toán định khoản
Nợ TK 152 :6.541.440
Nợ TK 133 : 654.144
Có TK 112 :7.195.584
2.4. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu
Mỗi khi Công ty có nhu cầu mua vật tư, đơn vị bán gửi phiếu này Công ty chuẩn bị tiền để có thể chuyển trả trước hoặc sau tuỳ thuộc vào khả năng. Để theo dõi quan hệ thanh toán với người bán Công ty sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người bán (TK 331) được mở theo người bán.
Ví dụ:Trong tháng 04 Công ty có các nghiệp vụ phát sinh sau:
Nhập vôi củ ngày 04/04 với giá chưa thuế 96.000 chưa trả người bán
Nhập gạch 220x105x65 ngày 07/04 với giá chưa thuế 980.000
Nhập thép cây SD 295/CII ngày 10.04 với giá chưa thuế 28.290.000
Bảng biểu số 12
Bảng kê chi tiết nhập vật tư Bảng kê số 03
Tháng 04 năm 2006
(Mua chưa thanh toán người bán)
Ngày
Số phiếu
Diễn giải
Số tiền
04/04
07/04
10/04
04
05
08
Nhập vôi củ
Nhập gạch chỉ 220x105x65
Nhập thép cây SD 295/CII
96.000
980.000
28.290.000
Tổng cộng
29.366.500
Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Người lập bảng kê
Căn cứ vào bảng kê số 03: Kế toán định khoản
Nợ TK 152 :29.366.500
Nợ TK 133 : 2.936.650
Có TK 331 :32.303.150
Căn cứ và các bảng kê, kế toán lập chứng từ ghi sổ.
Bảng biểu số 13 Chứng từ ghi sổ
Nhập vật tư tháng 04 năm 2006
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
01
02
06
10
04/04
04/04
08/04
14/04
Nhập cát xây Hà Bắc
Nhập xi măng P400
Nhập gạch men gốm TQ 20x10
Nhập tôn màu thường AS880
152
152
152
152
111
111
111
111
6.600.000
62.270.000
2.025.000
19.537.500
Tổng cộng
90.537.500
Kèm theo chứng từ gốc Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Bảng biểu 14 Chứng từ ghi sổ
Nhập vật tư tháng 04 năm 2006
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
03
07
09
11
04/04
08/04
12/04
21/04
Nhập đá Subbase
Nhập của gỗ pano dày 3,5-4,5
Nhập sơn Alkyd thường
Nhập tấm trần thạch cao
152
152
152
152
112
112
112
112
3.720.000
1.975.000
432.740
413.700
Tổng cộng
6.541.440
Kèm theo chứng từ gốc Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Bảng biểu số 15
Chứng từ ghi sổ
Nhập vật tư tháng 04 năm 2006
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Số tiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
04
05
08
04/04
07/04
10/04
Nhập vôi củ
Nhập gạch chỉ 220x105x65
Nhập thép cây SD 295/CII
152
152
152
331
331
331
96.000
980.000
28.290.000
Tổng cộng
29.366.500
Kèm theo chứng từ gốc Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Kế toán xuất kho nguyên vật liệu tập hợp phiếu xuất có cùng mục đích hạch toán vào bảng kê chi tiết xuất vật tư trong tháng
Bảng biểu số 16
Bảng kê chi tiết xuất vật tư cho sản xuất Số 01
Tháng04 năm 2006
Ngày
Số
CT
Nội dung
Số tiền
05/04
05/04
07/04
09/04
12/04
21/04
25/04
28/04
29/04
30/04
30/04
01
02
03
04
07
12
15
20
21
22
25
Xuất cát xây Hà bắc cho công trình cảng
Xuất vôi củ cho công trình cảng HảiPhòng
Xuất gạch chỉ 2 lỗ cho CT đường đập MinhĐức
Xuất sơn Alkyd cho CT nhà xưởng Cty Ngân Hà
Xuất thép SD295 cho Cty Kỳ Thượng
Xuất xi măng đổ bê tông lót đầm
Xuất gạch men gốm cho CT Cảng Vật Cách
Xuất tôn màu AC880 cho CT nhà máy bao bì
Xuất cửa gỗ pano choCT văn hoá Lãn Thượng
Xuất xi măng xây móng
Xuất tám trần thạch cao cho CT Hoàn Bồ-QN
4.950.000
96.000
735.000
324.555
28.290.500
31.135.000
1.687.500
11.850.000
1.580.000
12.454.000
4.728.000
Tổng cộng
97.832.555
Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Người lập
Kế toán định khoản:
Nợ TK 621 :97.830.555
Có TK 152 :97.830.555
Căn cứ vào bảng kê xuất vật tư tháng 04 năm 2006 kế toán lập chứng từ ghi sổ xuất vật tư tháng 04 năm 2006.
Bảng biểu số 17
Bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ mua hàng
Tháng 04 năm 2006
Tên cơ sở kinh doanh : Công ty TNHH xây dựng 19-5
Địa chỉ : Ngô Quyền - Hải Phòng
CT hàng
oá mua vào
Tên đơn vị người bán
Thuế GTGT
đầu vào
Ghi chú
Số
Ngày
01
04/04
CT vật tư Kiến An
660.000
02
04/04
CT xi măng HP
6.227.000
03
04/04
CT đá phụ gia và XD Minh Đức
372.000
04
04/04
CT vật tư Kiến An
9.600
05
07/04
CT cổ phần XD Miền đông
98.000
06
08/04
Xí nghiệp 359-QK 3
202.500
07
08/04
CT TNHH Lam Bình
197.500
08
10/04
CT thép VSC- POSCO
2.829.050
09
12/04
CT CP sơn HP
43.274
10
14/04
CT CP xây lắp HP
1.964.250
11
21/04
CT CP xây dựng Bạch Đằng
41.370
Tổng cộng
12.644.544
Bảng biểu số 18
Chứng từ ghi sổ Số 04
Xuất vật tư tháng 04 năm 2006
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Sốtiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
01
05/04
Xuất cát xây Hà Bắc cho CT cảng Vật cách
621
152
4.950.000
02
05/04
Xuất vôi củ cho CT CảngHP
621
152
96.000
03
07/04
Xuất gạch chỉ 2 lỗ cho CT đường đập Minh Đức
621
152
735.000
04
09/04
Xuất sơn Alkyd cho CT nhà xưởng Cty TNHH Ngân Hà
621
152
324.555
07
12/04
Xuất thép cho CT Kì Thượng
621
152
28.290.500
12
21/04
Xuất xi măng đổ bê tông lót đầm
621
152
31.135.000
15
25/04
Xuất gạch men gốm cho CT Cảng Vật Cách
621
152
1.687.000
20
28/04
Xuất tôn màu AC880 choCT nhà máy bao bì
621
152
11.850.000
21
29/04
Xuất cửa gỗ pano cho CT văn hoá Lãn Thượng
621
152
1.580.000
22
30/04
Xuất xi măng xây móng
621
152
12.454.000
25
30/04
Xuất tấm trần thạch cao cho CT Hoành Bồ- QN
621
152
4.728.000
Tổng cộng
97.830.555
Kèm theo : chứng từ gốc Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Khi nhận được các chứng từ ghi sổ, chứng từ gốc của kế toán vật tư chuyển sang, kế toán tổng hợp kiểm tra đối chiếu với các bộ phận khác về tính hợp pháp hợp lý của từng loại chứng từ sau đó căn cứ vào chứng từ ghi sổ đăng kí chứng từ ghi sổ vào sổ cái các tài khoản có liên quan.
Bảng biểu số 19
Chứng từ ghi sổ Số 05
Xuất vật tư tháng 04 năm 2006
Chứng từ
Trích yếu
Số hiệu TK
Sốtiền
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
01
04
Nhập cát xây Hà Bắc
133
111
6.600.000
02
04
Nhập xi măng P400
133
111
62.270.000
03
04
Nhập đá Subbse
133
112
3.720.000
04
04
Nhập vôi củ
133
331
96.000
05
07
Nhập gạch chỉ 220x105x65
133
331
980.000
06
08
Nhập gạch men gốm TQ 20x10
133
111
2.025.000
07
08
Nhập cửa gỗ pano dày 3,5-4,5
133
112
1.975.000
08
10
Nhập thép cây SD 295/CII
133
331
28.290.500
09
12
Nhập sơn thường Alkyd thường
133
112
432.740
10
14
Nhập tôn màu thường AS880
133
111
19.642.500
11
21
Nhập tấm trần thạch cao
133
112
413.700
Tổng cộng
126.445.440
Kèm theo : chứng từ gốc Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Kế toán trưởng Người ghi sổ
Bảng biểu số 20 sổ Đăng kí chứng từ
Chứng từ ghi sổ
Nội dung
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
01
30/04
Nhập vật tư mua bằng tiền mặt
90.537.500
02
30/04
Nhập vật tư mua bằng tiền gửi
6.541.440
03
30/04
Nhập vật tư chưa thanh toán với người bán
29.366.500
04
30/04
Xuất vật tư cho sản xuất
97.838.555
05
30/04
Thuế VAT đầu vào
12.644.544
Ngày 30 tháng 04 năm 2006
Người ghi sổ
*Kế toán tổng hợp sau khi căn cứ vào chứng từ ghi sổ, các sổ chi tiết , bảng kê, sổ đăng kí, chứng từ ghi sổ và kiểm tra cụ thể rồi vào sổ cái các tài khoản liên quan.
Cuối tháng cộng số phát sinh bên nợ, bên có và rút ra số dư các tài khoản, lập bảng cân đối phát sinh
Bảng biểu số 21
Sổ cái
Trang:..
Số hiệu :Tài khoản 152
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giảI
TK
đối ững
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
Tháng 04
Dư đầu tháng 04
76.015.500
Nhập vật tư bằng tiền mặt
111
90.537.500
Nhập vật tư bằng tiền gửi ngân hàng
112
6.541.440
Nhập vật tư chưa thanh toán người bán
331
29.366.500
Xuất vật tư cho sản xuất
621
97.838.555
Tổng cộng
126.445.440
97.838.555
Dư cuối tháng 04
104.622.385
Chương III: Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty tnhh xây dựng 19-5
3.1. Đánh giá về thực trạng hạch toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng 19-5
Trải qua quá trình phát triển 6 năm, Công ty TNHH xây dựng 19-5 đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt khẳng định được vị trí và vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay ngắt và khốc liệt đòi hỏi các nhà quản lý phải quán triệt toàn bộ công tác quản lý. Trong đó hạch toán kế toán là một bộ phận quan trọng của công cụ quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời cũng là công cụ phục vụ đắc lực cho nhà nước trong công tác quản lý lãnh đạo và chỉ đạo kinh doanh. Do vậy kế toán phải thực hiện đầy đủ những quy định cụ thể trong công tác hạch toán kế toán. Cho đến nay đối với bất kì một doanh nghiệp sản xuất nào việc nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán nguyên vật liệu nói riêng là một vấn đề rất bức thiết nhất là đối với Công ty TNHH xây dựng 19-5. Việc hạch toán kinh doanh tự chủ càng trở nên bức thiết hơn, do đó công ty cần phải thực hiện đúng các nguyên tắc sau:
Kế toán nguyên vật liệu cần lắm vững chức năng, nhiệm vụ của hạch toán nguyên vật liệu một cách nhanh chóng và tiết kiệm kịp thời cung cấp các thông tin chính xác phục vụ cho quản lý.
Xuất phát từ đặc trưng cụ thể của doanh nghiệp để tổ chức hạch toán vật tư một cách hữu hiệu, khách quan và tiết kiệm, kế toán phải ghi chép hạch toán đầy đủ đúng quy định và vận hành đúng vào đơn vị mình.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH xây dựng 19-5 bằng những điều ghi nhận được em cảm thấy công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu tại công ty có những ưu- nhược điểm sau :
3.1.1. Những điểm mạnh
Đối với phân loại vật liệu : Công ty đã xác định vai trò, công dụng của nguyên vật liệu để chia thành nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế. Việc phân loại này rất thuận tiện cho việc hạch toán chi tiết nguyên vật liệu.
Về việc tổ chức kho bảo quản : Nhằm bảo đảm không bị hao hụt về nguyên vật liệu, công ty có 3 kho bảo quản vật liệu, theo mỗi công trình là một kho. Như vậy đã giúp cho kế toán thuận tiện hơn trong quá trình thu mua, dự trữ, bảo quản và sử dụng dễ dàng hơn.
Việc ghi chép phản ánh số liệu kế toán nói chung ở Công ty là hợp lý, trung thực, khách quan và tuân thủ đúng chế độ quy định.
Công ty đã tổ chức hạch toán vật liệu theo từng công trình, hạng mục công trình theo từng tháng, quý rõ ràng phục vụ yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.
Kế toán luôn cập nhập, phản ánh chính xác một cách kịp thời và đầy đủ tình hình biến động tăng giảm nguyên vật liệu trong năm lên hệ thống sổ kế toán của Công ty.
Bộ chứng từ cho mỗi vật liệu phát sinh liên quan đến nguyên vật liệu được chuẩn bị theo đủ thứ tự và các chứng từ đều hợp lệ, đúng quy định của Bộ Tài Chính.
3.1.2.Những mặt còn hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm trên, trong công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu của Công ty còn có một số tồn tại cần được khắc phục, nhằm không ngừng củng cố và hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu để nó thực sự trở thành công cụ quản lý cụ thể:
Tại Công ty sử dụng một khối lượng vật liệu lớn gồm nhiều thứ, mỗi loại có phẩm chất, công dụng khác nhau. Tuy nhiên việc phân loại chưa khoa học và hợp lý. Công ty hiện vẫn chưa lập sổ danh điểm vật liệu để sắp xếp các loại vật liệu theo thứ tự. Do đó việc đối chiếu số liệu giữa kho và phòng kế toán gặp nhiều khó khăn và thiếu chính xác.
Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty vẫn chưa được áp dụng. Vật liệu chủ yếu phục vụ cho việc xây dựng để tránh ứ đọng nguồn vốn cho vật tư nhập đã lâu, công ty cần phải có kế hoạch thu mua sao cho hợp lý.
Hiện nay công ty chưa thực hiện và rất coi nhẹ vấn đề phân tích kinh tế cụ thể. ở đây việc phân tích tình hình quản lý và sử dụng đối với các khoản chi vật liệu trong giá thành sản phẩm để từ đó có thể thấy được sự tiết kiệm hay lãng phí về chi phí nhằm đưa ra các biện pháp tích cực phấn đấu giảm chi phí nguyên vật liệu, hạ giá thành sản phẩm.
3.2.Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH xây dựng 19-5.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay bất kì một doanh nghiệp sản xuất nào để có thể tồn tại và phát triển thì yêu cầu sống còn là phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Để làm được điều đó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển tốt và nhà quản trị giỏi. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xây dựng cũng vậy, việc nâng cao sử dụng nguyên vật liệu là một trong những biện pháp tích cực góp phần đầu tư phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên ở Công ty TNHH xây dựng 19-5, công tác quản lý và hạch toán tài sản nói chung và nguyên vật liệu nói riêng bên cạnh những mặt tích còn có những mặt hạn chế cần khắc phục. Thời gian tôi thực tập tại Công ty khá hạn chế nhưng cũng xin đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng 19-5 như sau:
ý kiến 1 : Lập sổ danh điểm nguyên vật liệu.
Việc hạch toán kế toán nguyên vật liệu muốn được chính xác và thuận lợi thì vật liệu phải được phân loại khoa học và hợp lý, chia nguyên vật liệu thành vật liệu và công cụ dụng cụ để thuận tiện cho việc phân loại và hạch toán chi tiết. Sau khi phân loại nguyên vật liệu thành từng nhóm, từng loại thì phải lập sổ danh điểm nguyên vật liệu. Tên các loại vật liệu sẽ được mã hoá và ghi vào thẻ kho, sổ chi tiết vật liệu và các sổ khác. Nhờ vậy công tác hạch toán nguyên vật liệu sẽ chính xác hơn, thuận lợi hơn giảm bớt được thời gian thi công có công tác kiểm kê, kiểm tra. Đây còn là một thuận lợi để Công ty tiến hành cơ giới hoá công tác kế toán bằng máy vi tính đảm bảo cho việc cung cấp các thông tin, phục vụ quản lý và chỉ đạo sản xuất kịp thời hơn.
ý kiến 2: Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá là sự xác định về phương diện kế toán một khoản giảm giá trị tài sản do một số nguyên nhân mà hậu quả của chúng không chắc chắn.
Các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Vai trò đó được thể hiện như sau:
+ Nhờ các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp phản ánh chính xác hơn giá trị thực tế của tài sản.
+ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận như một khoản chi phí làm giảm lợi nhuận phát sinh để tính ra lợi nhuận thực tế.
ý kiến 3 :Tình hình sử dụng vật tư tại Công ty:
Hiện nay tại Công ty TNHH xây dựng 19-5 công việc sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình thi công lãng phí do việc kiểm tra, giám sát thi công của đội trưởng công trình không chặt chẽ. Bên cạnh đó các công trình có khối lượng thi công lớn, phế liệu nhiều nhưng Công ty lại không tiến hành việc thu hồi phế liệu. Theo tôi để khắc phục tình trạng này đội trưởng công trình phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thi công cũng như việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật liệu trên cơ sở định mức tiêu hao. Đồng thời khuyến khích việc phát huy cải tiến, sử dụng tiết kiệm vật liệu, tận dụng phế liệu thu hồi, có như vậy mới bớt được chi phí về nguyên vật liệu.
Kết luận
Như vậy qua đây ta lại khẳng định một lần nữa vai trò to lớn của kế toán nguyên vật liệu trong quản lý kinh tế. Hoàn thiện được công tác hạch toán nguyên vật liệu giúp cho đơn vị sản xuất kinh doanh quản lý tốt nguyên vật liệu. Ngăn ngừa các hiện tượng tiêu hao, lãng phí, mất mát làm thiệt hại đến tài sản của doanh nghiệp đồng thời góp phần làm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Qua đó kế toán phát huy được vai trò của mình trong quản lý kinh tế, cung cấp các thông tin quản lý chính xác phục vụ cho việc lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh..Đồng thời phải quan tâm đến việc sử dụng tiết kiệm vật liệu nhưng vẫn giữ được chất lượng sản phẩm góp phần hạ thấp chi phí, giảm giá thành, tăng thu nhập cho doanh nghiệp và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Tính cho đến nay Công ty TNHH xây dựng 19-5 đã tổ chức tốt công tác quản lý hạch toán nguyên vật liệu ngay từ khâu thu mua. Tuy nhiên phải thừa nhận rằng bên cạnh những thành tích mà Công ty đã đạt được vẫn còn tồn tại những hạn chế Công ty cần phải khắc phục trong thời gian tới để hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu của mình
Thời gian thực tập tại Công ty tôi đã có điều kiện đi sâu nghiên cứu tiếp cận với thực tế, tìm hiểu công tác hạch toán kế toán nói chung và hạch toán kế toán nguyên vật liệu nói riêng, trên cơ sở đó tôi đã đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác hạch toán kế toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH xây dựng 19-5. Do vậy tôi rất mong nhận được sự góp ý kiến của các thầy cô giáo để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Hà nội ngày 29 tháng 03 năm 2008
Danh mục tàI liệu tham khảo
01
Giáo trình kế toán tài chính
Chủ biên: GS.TS . Ngô Thế Chi
TS. Trương Thị Thuỷ
Nhà xuất bản tài chính năm 2007
02
Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam
Chủ biên: Nguyễn Thị Đông
Nhà xuất bản tài chính năm 2003
03
Sách hệ thống kế toán doanh nghiệp
Hướng dẫn lập chứng từ kế toán – Hướng dẫn ghi sổ kế toán
Nhà xuất bản tài chính năm 2006
04
Quyết định 15 ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính
05
Báo cáo tài chính, chứng từ và sổ kế toán, sơ đồ kế toán.
NXB Tài chính Hà Nội - 2006.
06
Các tài liệu khác.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6616.doc