Phương thức này được áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh được Nhà nước cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ trực tiếp tổ chức đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà cung cấp nước ngoài, trực tiếp nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Các doanh nghiệp tiến hành nhập khẩu trực tiếp trên cơ sở tự cân đối về tài chính, có quyền tìm kiếm bạn hàng, định đoạt giá cả, lựa chọn phương thức thanh toán và thị trường, xác định phạm vi kinh doanh nhưng trong khuôn khổ chính sách quản lý xuất nhập khẩu của Nhà nước. Phương thức nhập khẩu này thường được tiến hành khi doanh nghiệp thực sự am hiểu về thị trường cũng như mặt hàng nhập khẩu.
♦ Phương thức nhập khẩu uỷ thác:
109 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1225 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Minerxport, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng
05/03
PT/1352
Công ty CS đặt cọc trước
131CS
200.000.000
15/03
PC/462
Chi hộ Công ty CS phí HQ,VC
131CS
4.000.000
22/03
PT/1361
Cty CS thanh toán hợp đồng
131CS
2.197.750.816
Cộng số phát sinh
Số dư cuối tháng
Căn cứ vào hoá đơn GTGT kế toán phản ánh phí hoa hồng uỷ thác nhập khẩu được hưởng:
Nợ TK 131 UT: 20.820.600
Có TK 511: 18.927.818
Có TK 33311: 1.892.7812
Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng, tờ khai hàng hoá nhập khẩu, giấy thông báo thuế của Hải quan, kế toán định khoản:
Nợ TK 33331 UT: 94.291.392
Nợ TK 33312 UT: 198.471.594
Có TK 112 (1121): 292.762.986
Kế toán sử dụng Sổ chi tiết công nợ (Sổ chi tiết TK 131UT và Sổ chi tiết TK 331UT) để theo dõi các khoản phải thu, phải trả đối với từng khách hàng, từng nhà cung cấp. Sổ chi tiết TK 131UT (Biểu 2.10) gồm có 2 phần: phần phản ánh số phát sinh bên Có của TK 131UT đối ứng Nợ với các tài khoản liên quan, phần phản ánh số phát sinh bên Nợ của TK 131UT đối ứng Có với các tài khoản liên quan.
Biểu 2.10:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ
Tài khoản: 131 UT- Phải thu khách hàng uỷ thác
Khách hàng: Công ty TNHH Kỹ nghệ- Công nghiệp Cát Sơn
Từ ngày 01/03/2006 đến ngày 31/03/2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
05/03
PT/1352
Công ty CS đặt cọc trước
1111
200.000.000
15/03
PC/462
Chi hộ CS phí Hải quan, vận chuyển
1111
4.000.000
16/03
Gnn026
Chuyển hàng cho CS
331 XIA
1.892.781.830
16/03
Gnn027
Thuế GTGT chi hộ
33312CS
198.471.594
16/03
Gnn028
Thuế NK chi hộ
33331CS
94.291.392
16/03
Phí uỷ thác NK
511
18.927.818
16/03
Thuế GTGT
33311
1.892.782
22/03
PT/1361
Cty CS thanh toán HĐ
1111
2.010.365.416
Cộng số phát sinh
2.210.365.416
2.210.365.416
Số dư cuối tháng
Căn cứ vào tờ khi hàng hoá nhập khẩu, biên bản giao hàng kiêm giấy nhận nợ kế toán ghi định khoản chuyển phần thuế GTGT và thuế nhập khẩu cho khách hàng uỷ thác:
Nợ TK 131 UT: 292.762.986
Có TK 33331 UT: 94.291.392
Có TK 33312 UT: 198.471.594
Đến ngày 22/03/2006 Công ty TNHH Kỹ nghệ- Công nghiệp Cát Sơn thanh toán số tiền còn lại của hợp đồng uỷ thác đồng thời làm biên bản thanh lý hợp đồng. Kế toán Tiền mặt sẽ lập phiếu thu chuyển cho người nộp tiền, khi thủ quỹ đã thu tiền xong và chuyển phiếu thu lại cho kế toán Tiền mặt để ghi sổ:
Nợ TK 1111: 2.197.750.816
Có TK 131 UT: 2.197.750.816
Ngày 25/03 Công ty chuyển tiền trả cho Công ty XIANGTAN IRON & STEEL GROUP để thanh toán hợp đồng ngoại. Khi ngân hàng gửi giấy báo Nợ thông báo đã thanh toán, kế toán thanh toán định khoản:
Nợ TK 331 UT- XIA: 1.892.781.830
Có TK 1122b: 567.127.364
Có TK 1122a: 1.323.297.181
Có TK 413: 2.357.285
Đến cuối tháng, trên cơ sở các Sổ chi tiết TK 131UT, kế toán tập hợp tình hình thanh toán của tất cả các khách hàng, số tổng cộng cuối tháng của mỗi Sổ chi tiết công nợ được ghi một lần vào một dòng của Bảng kê số 11 (Biểu 2.11), sau đó máy tính sẽ tự chuyển số liệu vào Sổ Cái TK 131UT.
Biểu 2.11:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
BẢNG KÊ SỐ 11
Phải thu của khách hàng uỷ thác (TK 131UT)
Tháng 03/2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Tên khách
SD Nợ đầu tháng
Ghi Nợ TK 131 UT, ghi Có các TK
Ghi Có TK 131 UT, ghi Nợ các TK
SD Nợ cuối tháng
1111
331UT
33311
33312UT
33331UT
5113
Cộng Nợ 131 UT
1111
Cộng Có 131 UT
Cty CS
4.000.000
1.892.781.830
1.892.782
198.471.594
94.291.392
18.927.818
2.210.365.416
.
Cộng
Kế toán phản ánh các khoản phải trả người bán trên Sổ chi tiết TK 331UT (Biểu 2.12) tương tự như phần hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp.
Biểu 2.12:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ
Tài khoản: 331 UT- Phải trả người bán uỷ thác
Khách hàng: Công ty XIANGTAN IRON & STEEL GROUP CO., LTD
Từ ngày 01/03/2006 đến ngày 31/03/2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
16/03
Gnn026
Chuyển hàng cho Công ty Cát Sơn
131UT
1.892.781.830
25/03
Gbn831
Trả tiền cho Công ty XIA
1122a
567.127.364
25/03
Gbn831
Trả tiền cho Công ty XIA
1122b
1.323.297.181
25/03
Gbn831
Chênh lệch tỷ giá
413
2.357.285
Cộng số phát sinh
1.892.781.830
1.892.781.830
Số dư cuối tháng
Kế toán sử dụng Sổ chi tiết TK 33331UT (Biểu 2.13), Sổ chi tiết TK 33312UT (Biểu 2.14) để theo dõi thuế nhập khẩu ủy thác và thuế GTGT hàng nhập khẩu ủy thác, sổ gồm có 2 phần: phần phản ánh số phát sinh bên Có của TK 33331UT, TK 33312UT đối ứng Nợ với các tài khoản liên quan, phần phản ánh số phát sinh bên Nợ của TK 33331UT, TK 33312UT đối ứng Có với các tài khoản liên quan. Cuối tháng lấy số tổng cộng để ghi Sổ Cái TK 33331UT, TK 33312UT.
Biểu 2.13:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản: 33331 UT- Thuế nhập khẩu hàng uỷ thác
Khách hàng: Công ty TNHH Kỹ nghệ- Công nghiệp Cát Sơn
Tháng 03/2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
16/03
Gbn0557
Thuế nhập khẩu phải nộp
1121
94.291.392
16/03
Gnn 027
Thuế NK chi hộ Công ty Cát Sơn
131 UT
94.291.392
Cộng số phát sinh
Số dư cuối tháng
94.291.392
94.291.392
Biểu 2.14:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản: 33312 UT- Thuế GTGT hàng nhập khẩu uỷ thác
Khách hàng: Công ty TNHH Kỹ nghệ- Công nghiệp Cát Sơn
Tháng 03/2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
16/03
Gbn0557
Thuế GTGT phải nộp
1121
198.471.594
16/03
Gnn 027
Thuế GTGT chi hộ Công ty Cát Sơn
131 UT
198.471.594
Cộng số phát sinh
198.471.594
198.471.594
Số dư cuối tháng
Kế toán sử dụng Sổ chi tiết doanh thu để theo dõi doanh thu hoa hồng ủy thác nhập khẩu. Sổ chi tiết TK 5113 (Biểu 2.15) gồm có 2 phần: phần phản ánh số phát sinh bên Có của TK 5113 đối ứng Nợ với các tài khoản liên quan, phần phản ánh số phát sinh bên Nợ của TK 5113 đối ứng Có với các tài khoản liên quan.
Biểu 2.15:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
SỔ CHI TIẾT DOANH THU
Tài khoản: 5113- Doanh thu hoa hồng uỷ thác nhập khẩu
Tháng 03 năm 2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
16/03
Phí uỷ thác nhập khẩu
131UT
18.927.818
31/03
Kết chuyển doanh thu
911
161.471.462
Cộng số phát sinh
161.471.462
161.471.462
Số dư cuối tháng
2.3. Thực trạng kế toán tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Khoáng sản
2.3.1. Các phương thức tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu và tài khoản sử dụng
Phương thức tiêu thụ mà Công ty đang áp dụng hiện nay là bán vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán. Hàng hoá mà Công ty nhập khẩu về không nhập kho mà giao thẳng cho khách hàng. Công ty đồng thời tiến hành thanh toán với cả nhà cung cấp và khách hàng. Bán hàng theo phương thức này gồm có bán giao tay ba và gửi hàng nhưng chủ yếu Công ty áp dụng phương thức tiêu thụ giao tay ba, khi hàng về đến cảng Công ty sẽ thông báo cho khách hàng đến nhận hàng trực tiếp ngay tại cảng và hàng hoá được coi là tiêu thụ sau khi hoàn tất việc giao hàng.
Các tài khoản thường được sử dụng trong kế toán tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản bao gồm:
Tài khoản 131: Phải thu khách hàng
Bên Nợ: phản ánh số tiền bán hàng phải thu của khách hàng
Bên Có: phản ánh số tiền đã thu của khách hàng, số tiền người mua ứng trước
Số dư bên Nợ: phản ánh số tiền doanh nghiệp còn phải thu của khách hàng
Số dư bên Có: phản ánh số tiền người mua đặt trước hoặc trả thừa
Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Bên Nợ: ghi nhận các khoản giảm trừ doanh thu, kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Bên Có: phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ
Tài khoản này không có số dư cuối kỳ vì toàn bộ doanh thu sẽ được kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán: Tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá xuất bán trong kỳ
Bên Nợ: phản ánh trị giá vốn của hàng nhập khẩu
Bên Có: kết chuyển giá vốn của hàng nhập khẩu đã tiêu thụ
Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ vì toàn bộ giá vốn sẽ được kết chuyển vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
Ngoài các tài khoản được sử dụng chủ yếu ở trên, trong kế toán tiêu thụ hàng nhập khẩu còn sử dụng các tài khoản sau: TK 1111, TK 1122, TK 156, TK 133, TK 3331, TK 334, TK 338 (TK 3382, TK 3383, TK 3384), TK 421.
2.3.2. Kế toán tiêu thụ hàng nhập khẩu
Hàng ngày, căn cứ vào phiếu thu tiền, hoá đơn GTGT, biên bản giao hàng hoá kiêm giấy nhận Nợ, tờ khai hàng hoá nhập khẩu, kế toán vào máy tính phần hành Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, phần hành Phải thu. Sau khi chứng từ được cập nhật vào máy, phần mềm sẽ tự động chuyển số liệu đến Sổ chi tiết TK 1111, TK 131 (chi tiết cho từng khách hàng), Sổ chi tiết TK 5111, bảng kê số 1, bảng kê số 11, NKCT số 8. Cuối tháng, số liệu được tổng hợp vào Sổ Cái các TK 1111, TK 131, TK 5111.
Kế toán vào phần hành Bán hàng để nhập phiếu xuất hàng hoá. Sau đó, máy sẽ tự động chuyển số liệu vào Sổ chi tiết vật tư hàng hoá, Sổ chi tiết TK 632. Cuối tháng số liệu tổng cộng sẽ được chuyển vào Sổ Cái TK 156, TK 632.
Căn cứ vào các hoá đơn, biên lai thu phí Hải quan, tờ khai thuế, kế toán thực hiện vào máy tính phần hành Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng chứng từ phiếu chi tiền mặt hoặc giấy báo Nợ của ngân hàng. Phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển số liệu vào Sổ chi tiết các TK 641, TK 642, TK 111, TK 112, NKCT số 1, NKCT số 2, bảng kê số 5. Cuối kỳ phần mềm kế toán sẽ tự động chuyển số liệu tổng cộng vào Sổ Cái các TK có liên quan.
Ngày 01/10 khi hợp đồng mua bán giữa Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản và Công ty Cổ phần Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Long Hải (Phụ lục 1.2) được ký kết xong, kế toán quỹ lập phiếu thu tiền mặt giao cho người nộp tiền của Công ty Long Hải. Sau khi người đó nộp tiền đặt cọc và giao lại phiếu thu cho thủ quỹ, kế toán sẽ định khoản:
Nợ TK 1111: 3.000.000.000
Có TK 131TD- LH: 3.000.000.000
Khi hàng về đến cảng, Công ty tiến hành kiểm tra hàng hoá nhập về đồng thời chuyển giao hàng bán luôn cho Công ty Long Hải. Cán bộ phòng kinh doanh lập hóa đơn GTGT.
Mẫu số: 01 GTKT- 3LL
HOÁ ĐƠN AV/2006B
GTGT 0047370
Liên 3: Nội bộ
Ngày 19 tháng 10 năm 2006
Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Khoáng sản
Địa chỉ: 28 Bà Triệu- Quận Hoàn Kiếm- Hà Nội
Số TK:
Điện thoại:
Mã số thuế: 01 00107885
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Long Hải
Địa chỉ: 53 Nguyên Hồng- Quận Đống Đa- Hà Nội
Số TK:
Điện thoại:
Mã số thuế: 01 00229499
Hình thức thanh toán: Tiền mặt và chuyển khoản.
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3=1*2
1
Phân bón DAP
Tấn
3 293,75
4.958.600
16.332.388.750
Cộng tiền hàng: 16.332.388.750
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 816.619.450
Tổng cộng tiền thanh toán: 17.149.008.200
Số tiền viết bằng chữ: Mười bảy tỷ một trăm bốn mươi chín triệu không trăm linh tám nghìn hai trăm đồng.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Căn cứ vào hoá đơn GTGT số 0047370, biên bản bàn giao hàng hoá kiêm giấy nhận nợ, tờ khai hàng hoá nhập khẩu kế toán ghi sổ:
Nợ TK 131TD- LH: 17.149.008.200
Có TK 5111: 16.332.388.750
Có TK 33311: 816.619.450
Đồng thời kế toán xác định luôn giá xuất hàng hoá:
Nợ TK 632: 16.057.394.100
Có TK 156: 16.057.394.100
Kế toán sử dụng Sổ chi tiết TK 632 (Biểu 2.16) để theo dõi chi tiết giá vốn của hàng tiêu thụ. Sổ gồm có 2 phần: phần phản ánh số phát sinh bên Có của TK 632 đối ứng Nợ với các tài khoản liên quan, phần phản ánh số phát sinh bên Nợ của TK 632 đối ứng Có với các tài khoản liên quan. Cuối tháng lấy số tổng cộng để ghi vào Sổ Cái TK 632.
Biểu 2.16:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
SỔ CHI TIẾT GIÁ VỐN
Tài khoản: 632- Giá vốn hàng bán
Tháng 10 năm 2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số tiền
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
PX/6725
Bán hàng cho cty LH
156
16.057.394.100
31/10
Kết chuyển giá vốn
911
64.900.074.184
Cộng số phát sinh
64.900.074.184
64.900.074.184
Số dư cuối tháng
Khi Công ty Cổ phần Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Long Hải thanh toán số tiền còn lại của lô hàng, kế toán quỹ lập phiếu thu giao cho người nộp tiền. Thủ quỹ thu tiền, ký xác nhận và giao phiếu thu cho kế toán quỹ ghi sổ:
Nợ TK 1111: 14.149.008.200
Có TK 131TD- LH: 14.149.008.200
Kế toán sử dụng Sổ chi tiết TK 131TD để theo dõi tình hình thanh toán của từng khách hàng. Mẫu Sổ chi tiết TK 131TD như biểu 2.17.
Biểu 2.17:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
SỔ CHI TIẾT CÔNG NỢ
Tài khoản: 131 TD- Phải thu của khách hàng tự doanh
Khách hàng: Công ty Cổ phần Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ
Long Hải
Từ ngày 01/10/2006 đến ngày 31/10/2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số tiền
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
01/10
PT/1353
Thu tiền đặt cọc của LH
1111
3.000.000.000
19/10
Gnn029
Doanh thu bán hàng
5111
16.332.388.750
19/10
Gnn029
Thuế GTGT
33311
816.619.450
Cty LH thanh toán HĐ
1111
14.149.008.200
Cộng số phát sinh
17.149.008.200
17.149.008.200
Số dư cuối tháng
Dựa trên biên lai thu lệ phí Hải quan, tờ khai thuế, hoá đơn bán hàng kế toán ghi sổ:
Nợ TK 6411: 2.500.000
Có TK 1111: 2.500.000
Căn cứ vào giấy báo Nợ của ngân hàng về phí mở L/C, kế toán ghi:
Nợ TK 6412: 16.057.394
Nợ TK 133: 1.605.739
Có TK 1121: 17.663.133
Kế toán sử dụng các Sổ chi tiết TK 641 (Biểu 2.18, Biểu 2.19) để phản ánh chi phí thu mua hàng nhập khẩu. Sổ gồm có 2 phần: phần phản ánh số phát sinh bên Có của TK 641 đối ứng Nợ với các tài khoản liên quan, phần phản ánh số phát sinh bên Nợ của TK 641 đối ứng Có với các tài khoản liên quan. Cuối tháng, số tổng cộng trên các Sổ chi tiết này được ghi vào Sổ Cái TK 641.
Biểu 2.18:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản: 6411- Chi phí vận tải, bốc xếp, bán hàng, giao nhận
Tháng 10 năm 2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
Chi công tác phí
1111
2.500.000
Cộng số phát sinh
Số dư cuối tháng
Biểu 2.19:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản: 6412- Phí ngân hàng, lệ phí
Tháng 10 năm 2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
Phí mở L/C
1121
16.057.394
Cộng số phát sinh
Số dư cuối tháng
Khi nhận được chứng từ về các khoản chi phí công tác, lệ phí Hải quan, kế toán xác định đây là chi phí thu mua hàng hoá nhưng không hạch toán vào tài khoản 1562- Chi phí thu mua mà hạch toán vào tài khoản 641- Chi phí bán hàng. Chi phí thu mua hàng nhập khẩu là các chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện một hợp đồng nhập khẩu hàng hoá. Các chi phí này được tính ngay từ khi Công ty bắt đầu ký kết hợp đồng nhập khẩu với nhà cung cấp cho tới khi hàng về đến địa điểm đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại và được xuất bán cho khách hàng.
Chi phí bán hàng của Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản khác với các đơn vị khác trong khối kinh doanh là không có chi phí quảng cáo, tiếp thị mà chỉ bao gồm chi phí tiền lương và các chi phí trực tiếp khác của khối kinh doanh như chi phí tiền điện, tiền điện thoại, internet, chi tiếp khách
Căn cứ vào bảng tính lương và các khoản trích theo lương kế toán ghi:
Nợ TK 641: 32.792.807
Nợ TK 642: 21.861.870
Có TK 334: 45.928.300
Có TK 338: 8.726.377
TK 3382: 918.566
TK 3383: 6.889.245
TK 3384: 8.726.377
Căn cứ vào phiếu chi kế toán ghi:
Nợ TK 334: 45.928.300
Có TK 1111: 45.928.300
Kế toán sử dụng Sổ chi tiết TK 6414 để phản ánh chi phí bán hàng phát sinh. Cuối tháng lấy số tổng cộng để ghi vào Sổ Cái TK 641. Mẫu Sổ chi tiết TK 6414 như biểu 2.20.
Biểu 2.20:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
SỔ CHI TIẾT
Tài khoản: 6414- Lương của khối kinh doanh
Tháng 10 năm 2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
Lương bộ phận KD
334
27.556.980
Các khoản trích theo lương
338
5.235.827
Cộng số phát sinh
32.792.807
Số dư cuối tháng
Kế toán sử dụng Sổ chi tiết TK 5111 (Biểu 2.21) để phản ánh doanh thu từ bán hàng nhập khẩu. Sổ gồm có 2 phần: phần phản ánh số phát sinh bên Có của TK 5111 đối ứng Nợ với các tài khoản liên quan, phần phản ánh số phát sinh bên Nợ của TK 5111 đối ứng Có với các tài khoản liên quan.
Biểu 2.21:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
SỔ CHI TIẾT DOANH THU
Tài khoản: 5111- Doanh thu bán hàng nhập khẩu
Tháng 10 năm 2006
(Đơn vị tính: Đồng)
Chứng từ
Diễn giải
TK đ/ư
Số tiền
Ngày
Số hiệu
Nợ
Có
Số dư đầu tháng
DT bán hàng cho Công ty Long Hải
131 TD
16.332.388.750
31/10
Kết chuyển DT
911
66.288.740.469
Cộng số phát sinh
66.288.740.469
66.288.740.469
Số dư cuối tháng
Căn cứ vào Bảng kê số 11 và các Sổ chi tiết khác có liên quan, kế toán phản ánh vào Nhật ký- chứng từ số 8 (Biểu 2.22). NKCT số 8 dùng để phản ánh số phát sinh bên Có các TK 156, 131, 511, 632, 641, 642, 911 đối ứng Nợ các tài khoản có liên quan.
Biểu 2.22:
BỘ THƯƠNG MẠI
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
Minexport
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 8
Tháng 10 năm 2006
(Đơn vị tính: Đồng)
STT
TK ghi nợ
TK ghi có
Cộng
TK 156
TK 5111
TK 5113
TK 632
TK 641
TK 642
TK 911
131 TD
66.288.740.469
131 UT
161.471.462
5111
66.288.740.469
5113
161.471.462
632
64.900.074.184
911
64.900.074.184
591.087.174
865.463.255
Cộng
Phần 3: Hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Khoáng sản MINERXPORT
3.1. Đánh giá khái quát thực trạng kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu
Kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu được Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản đặc biệt chú trọng, vì nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty và để nâng cao khả năng cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Nhìn chung, Công ty đã thực hiện khá tốt kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu, điều này đòi hỏi một sự cố gắng rất lớn của Ban Giám đốc cũng như của phòng kế toán.
Xuất phát từ tình hình thực tế về kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản, trên cơ sở những kiến thức đã học ở trường, em xin đưa ra một số nhận xét khái quát về tổ chức kế toán nói chung và kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty như sau:
3.1.1. Về tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với đặc điểm quản lý và quy mô kinh doanh của Công ty, bộ máy kế toán có cơ cấu tổ chức rất gọn nhẹ, hoàn chỉnh, có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các phần hành với nhau, đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính toán, ghi chép. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh, khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo hình thức tập trung. Hình thức tổ chức này tạo điều kiện cho kế toán có thể nắm bắt được thông tin một cách nhanh chóng, từ đó thực hiện sự kiểm tra và chỉ đạo sát sao, kịp thời các hoạt động của toàn doanh nghiệp.
Các cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ cao và tương đối đồng đều, với 100% tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán, nắm vững và am hiểu các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, khả năng ngoại ngữ và trình độ ngoại thương tốt, có kinh nghiệm công tác, không ngừng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt hơn công việc được giao. Đặc biệt, kế toán trưởng là người luôn sắp xếp, phân công công việc hợp lý, đúng người, đúng việc và đội ngũ cán bộ kế toán là những người nhiệt tình, có trách nhiệm đối với công việc.
Trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc cạnh tranh giữa các Công ty cùng ngành trong cả nước là điều không thể tránh khỏi, doanh nghiệp cần áp dụng kế toán quản trị trong công tác quản lý kế toán tài chính để tạo được thế mạnh so với các đối thủ cạnh tranh. Một vấn đề mà Công ty còn bỏ sót đó là đào tạo cán bộ kế toán quản trị. Kế toán quản trị có thể giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được những cơ hội rất lớn để phát triển, tìm ra được lỗ hổng trong kinh doanh, những nguy cơ, những chính sách, những khả năng phù hợp với doanh nghiệp giúp doanh nghiệp phát triển ngày một mạnh hơn.
3.1.2. Về vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
Công ty sử dụng và chấp hành nghiêm chỉnh mọi hoá đơn chứng từ theo đúng mẫu của Bộ Tài Chính ban hành. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh một cách trung thực trên chứng từ, là cơ sở cho việc kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu kế toán với thực tế. Các chứng từ đều được ký hiệu và đánh số theo thứ tự thời gian và được kiểm tra thường xuyên về nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra các chứng từ gốc kèm theo, kiểm tra các con số, các chữ ký, kiểm tra các định khoản... Do đặc điểm của hoạt động nhập khẩu là thực hiện theo hợp đồng nên Công ty phải quản lý theo từng hợp đồng, từng khoản mục, từng khách hàng, tạo điều kiện cho việc tìm kiếm, kiểm tra khi cần thiết.
Quy trình luân chuyển chứng từ được tổ chức theo đúng quy định của chế độ và phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh doanh đã phát huy được chức năng thông tin và kiểm tra chứng từ, đảm bảo cho kế toán có thể tiến hành việc ghi sổ, mã hoá thông tin, lập báo cáo kế toán một cách kịp thời, chuẩn xác.
Khi áp dụng luật thuế GTGT, công tác quản lý chứng từ thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào được chia thành hai mảng rõ ràng và thuận tiện cho việc kê khai thuế GTGT và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
3.1.3. Về vận dụng hệ thống tài khoản kế toán
Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban hành theo quyết định số 1141 ngày 01/11/1995 và đã sửa đổi bổ sung theo thông tư 89/2002/ TT- BTC ban hành ngày 09/10/2002 của BTC. Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty được tổ chức rất chi tiết, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Cụ thể như:
Tài khoản 112 được chi tiết thành các tiểu khoản 1121 và 1122, căn cứ vào đó kế toán có thể theo dõi tình hình biến động tăng, giảm và số dư của tài khoản tiền gửi chi tiết theo từng ngân hàng.
Công ty đã chi tiết tài khoản 131, 331 theo từng khách hàng và chủ nợ để dễ dàng theo dõi. Những khách hàng, chủ nợ có quan hệ giao dịch thường xuyên với Công ty thì được theo dõi riêng trên từng trang sổ. Điều này rất thuận tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu, đặc biệt khi có khiếu nại tranh chấp xảy ra thì nó sẽ cung cấp thông tin chính xác theo đúng yêu cầu.
Đối với nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác, để theo dõi các khoản nhận tiền của bên giao uỷ thác dễ dàng, Công ty đã chi tiết tài khoản 131 theo từng đơn vị giao uỷ thác đảm bảo không bị nhầm lẫn với các khách hàng của Công ty. Điều này giúp cho việc kiểm tra số liệu trên số dư của các tài khoản dễ dàng hơn, thuận tiện hơn và chính xác hơn.
Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, việc tổ chức vận dụng tài khoản kế toán tại Công ty còn nhiều hạn chế cần khắc phục như:
Mặc dù Công ty có quan hệ thương mại với nhiều nước trên thế giới và phải sử dụng nhiều loại ngoại tệ để thanh toán với các đối tác nước ngoài nhưng Công ty lại không sử dụng tài khoản 007- Ngoại tệ các loại để theo dõi số phát sinh tăng, giảm cũng như số dư nguyên tệ của mỗi loại ngoại tệ. Trong khi đó, một nguyên tắc trong hạch toán ngoại tệ là khi phát sinh các nghiệp vụ về thu chi ngoại tệ, số nguyên tệ phải được theo dõi trên tài khoản 007 theo từng tài khoản “tiền mặt”, “tiền gửi ngân hàng”, “tiền đang chuyển” và trên Sổ chi tiết công nợ phải thu, phải trả. Công ty đã có tài khoản chi tiết để theo dõi số ngoại tệ của Công ty tại ngân hàng và hiện có tại doanh nghiệp. Đó là các tài khoản chi tiết về số nguyên tệ đã được quy đổi ra đồng tiền Việt Nam theo tỷ giá tại thời điểm quy đổi nên thông tin về ngoại tệ là không chính xác vì tỷ giá thay đổi hàng ngày, mỗi khi cần biết thông tin chi tiết về nguyên tệ của Công ty, kế toán lại phải mất thời gian tính toán. Khi doanh nghiệp không sử dụng tài khoản 007 thì Công ty rất khó khăn trong việc tính toán chênh lệch tỷ giá lúc cuối kỳ, như vậy sẽ mất đi một khoản thu nhập tài chính khi tỷ giá tăng hoặc làm cho chi phí tài chính bị giảm đi khi tỷ giá giảm dẫn đến thuế thu nhập của doanh nghiệp bị đẩy cao lên so với thực tế.
Việc ghi chép hàng hoá nhập kho của Công ty trong tài khoản 156 là không chính xác vì trong thực tế Công ty không có kho, và hàng hoá mà Công ty nhập về đều được tổ chức bán thẳng cho các đơn vị bạn, không nhập kho.
Công ty không sử dụng tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường. Từ khi nhập khẩu qua hải quan để vận chuyển trực tiếp bán cho khách hàng cũng mất một khoảng thời gian nhất định, có những lô hàng Công ty đã mua nhưng chưa về đến địa điểm giao nhận trong hợp đồng, hoặc những lô hàng đã về đến nơi nhưng chưa có hoá đơn hay chưa làm xong thủ tục kiểm nhận lô hàng. Thực tế vào cuối tháng lượng hàng mua đang đi đường của Công ty là rất lớn nhưng Công ty không phản ánh trên tài khoản 151 nên đã làm cho chỉ tiêu tài sản lưu động của Công ty bị giảm. Điều này gây rất nhiều bất lợi cho công tác quản lý hàng hoá và ra quyết định kinh doanh của lãnh đạo.
Việc không sử dụng tài khoản 157 - Hàng gửi bán cũng là một hạn chế. Trong thực tế, Công ty không lưu kho hàng hoá, hàng nhập khẩu về được chuyển thẳng cho khách hàng nhưng chưa được xác định là tiêu thụ thì đối với những nghiệp vụ này Công ty nên theo dõi trên tài khoản 157.
Trong chế độ kế toán mới theo quy định của Bộ Tài Chính thì những khoản chi phí liên quan đến việc mua hàng (trừ tiền hàng và thuế nhập khẩu phát sinh trước lúc hàng nhập kho hoặc tiêu thụ trực tiếp) thì phải phản ánh vào tài khoản 156 (chi tiết 1562)- Chi phí mua hàng, đến cuối kỳ phân bổ cho hàng đã tiêu thụ. Những khoản chi phí lưu thông, chi phí tiếp thị, quảng cáo và các khoản chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thì phải hạch toán vào tài khoản 641- Chi phí bán hàng. Tuy nhiên, thực tế trong quá trình thu mua hàng hoá, mọi chi phí thu mua phát sinh Công ty không tập hợp riêng trên tài khoản 1562- Chi phí thu mua hàng hoá mà được phản ánh vào tài khoản 641- Chi phí bán hàng. Cuối kỳ các khoản chi phí này được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả kinh doanh chứ không phân biệt chi phí phân bổ cho hàng đã tiêu thụ hay hàng tồn kho, điều này là chưa chính xác với chế độ kế toán.
Mặc dù việc tập hợp chi phí thu mua hàng hoá, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp trên cùng tài khoản 641 là đơn giản cho công tác ghi sổ nhưng về bản chất là không phản ánh đúng các khoản chi phí của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, không xác định chính xác kết quả kinh doanh của từng mặt hàng. Khi hạch toán chi phí thu mua vào chi phí bán hàng thì phần chi phí bán hàng của doanh nghiệp sẽ tăng trong khi giá vốn của hàng bán ra lại giảm đi, nếu hàng mua được tiêu thụ ngay trong kỳ thì kết quả của kỳ kế toán không đổi, nhưng nếu hàng mua mà chưa tiêu thụ được thì lợi nhuận của kỳ kinh doanh sẽ giảm đi, hoặc hàng đã xuất đi tiêu thụ nhưng đến kỳ sau mới xác định doanh thu sẽ dẫn đến báo cáo kế toán được lập ra thiếu chính xác. Việc không bóc tách các khoản chi phí này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý, đặc biệt là về việc theo dõi để có kế hoạch giảm chi phí thu mua, giảm chi phí hành chính và tăng hiệu quả của chi phí bán hàng, đồng thời cũng không phản ánh đúng giá vốn của hàng hoá mua vào, gây sai lệch thông tin kế toán.
3.1.4. Về vận dụng hệ thống sổ sách kế toán
Hình thức sổ kế toán Công ty áp dụng là hình thức Nhật ký- chứng từ. Đây là hình thức phù hợp với quy mô và đặc điểm kinh doanh của Công ty. Với cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh gồm nhiều phòng kinh doanh, có trụ sở đặt tại các tỉnh, thành phố và các cửa hàng là các đơn vị hạch toán phụ thuộc, cuối mỗi tháng các đơn vị phụ thuộc nộp lên phòng kế toán của Công ty các Bảng kê mua bán hàng hoá và các hoá đơn, chứng từ có liên quan để phòng kế toán tổng hợp ghi sổ, lập các báo cáo kế toán. Do đó, sử dụng hình thức Nhật ký- chứng từ, việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian kết hợp với việc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế (theo tài khoản) đã giảm bớt khối lượng công việc ghi sổ kế toán so với các hình thức khác.
Áp dụng hình thức ghi sổ này, hệ thống sổ kế toán được mở một cách thích hợp, đặc biệt là hệ thống Sổ chi tiết, phục vụ cho yêu cầu quản lý của Công ty. Để theo dõi các khoản phải thu, phải trả đối với khách hàng cũng như với nhà cung cấp trong mỗi tháng, kế toán thanh toán sử dụng Sổ chi tiết công nợ (Sổ chi tiết TK 131, 331) được mở theo từng tháng, riêng cho từng khách hàng và từng nhà cung cấp.
Công ty không mở Sổ chi tiết theo dõi cho từng mặt hàng khiến cho công tác đối chiếu giữa lượng hàng hoá thực tế và ghi sổ chỉ được thực hiện trên tổng thể theo nhóm hàng mà không cụ thể theo từng mặt hàng được. Điều này gây ra nhiều bất lợi khi cần thông tin nhanh về một loại hàng hoá cụ thể phục vụ cho ban lãnh đạo ra quyết định kinh doanh.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
3.2.1. Hoàn thiện kế toán hàng gửi bán và hàng mua đang đi đường
Do hàng hoá của Công ty khi bán thường là chưa thu được tiền ngay thì đối với các nghiệp vụ này Công ty nên mở thêm tài khoản 157- Hàng gửi bán để theo dõi chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Hiện nay, đối với những lô hàng Công ty bán nhưng chưa thu tiền hay khách hàng chưa chấp nhận thanh toán, kế toán xác định luôn giá vốn và định khoản:
Nợ TK 632
Có TK 156
- Thay vì dùng định khoản trên, khi phát sinh nghiệp vụ này kế toán tiến hành kết chuyển giá trị hàng ghi nhận hàng gửi bán:
Nợ TK 157
Có TK 156
- Khi khách hàng chấp nhận thanh toán kế toán mới ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632
Có TK 157
Để phản ánh đúng thời điểm hàng hoá nhập khẩu thuộc quyền sở hữu của Công ty và để theo dõi chặt chẽ hơn nữa hàng hoá trong quá trình nhập khẩu Công ty nên mở thêm tài khoản 151- Hàng mua đang đi đường, như vậy sẽ phản ánh đúng giá trị của các lô hàng mà Công ty đã mua nhưng chưa về đến địa điểm giao nhận trong hợp đồng hoặc những lô hàng đã về đến nơi nhưng chưa có hoá đơn hay chưa làm xong thủ tục kiểm nhận.
- Đối với những lô hàng chưa về đến nơi lúc cuối tháng hay cuối quý hoặc đã về đến nơi nhưng chưa có hoá đơn, chưa làm xong thủ tục thông quan, kế toán dùng định khoản sau để theo dõi:
Nợ TK 151 (Trị giá lô hàng theo tỷ giá thực tế)
Có TK 111, 112, 331, (Theo tỷ giá hạch toán)
- Khi hàng về hoặc đã có đủ chứng nhận là hàng thuộc sở hữu của đơn vị, kế toán ghi:
Nợ TK 157 (Nếu chuyển hàng ngay cho người mua)
Nợ TK 156 (Nếu thuê kho để giữ hàng)
Có TK 151
Trình tự kế toán hàng gửi bán và hàng mua đang đi đường có thể được khái quát qua sơ đồ sau:
TK 331
TK 151
TK 632
TK 157
Hàng NK đang
đi đường cuối kỳ
Hàng về bán ngay
Hàng NK chuyển
đi tiêu thụ
Người mua chấp
nhận thanh toán
Hàng NK tiêu thụ trực tiếp
không qua kho
cho khách hàng
Sơ đồ 3.1: Hoàn thiện kế toán hàng gửi bán và hàng mua đang đi đư
3.2.2. Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác
Đối với nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác, thay vì việc chỉ sử dụng TK 131 và 331 để phản ánh các quan hệ thanh toán với nhà cung cấp nước ngoài và với bên giao ủy thác, kế toán nên sử dụng TK 1388 và 3388. Khi Công ty nhận tiền đặt cọc của bên giao ủy thác để thanh toán tiền hàng nhập khẩu, nộp hộ thuế và chi cho các khoản khác liên quan đến việc nhập hàng, kế toán phản ánh trên TK 3388. Còn đối với các khoản chi hộ bên giao ủy thác và hoa hồng ủy thác được hưởng thì kế toán phản ánh trên TK 1388.
(4)
Trình tự kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác có thể khái quát qua sơ đồ sau:
TK 331
TK 144
TK 111, 112
TK 3388UT
(8)
(2)
(1)
(6)
TK 111, 112
TK 1388UT
(9)
(3)
(7)
TK 5113
(5)
TK 3331
Sơ đồ 3.2: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác
Chú thích:
1. Nhận tiền đặt cọc của bên giao uỷ thác
2. Ký quỹ mở L/C
3. Các khoản chi hộ cho bên giao uỷ thác
4. Số tiền hàng phải thanh toán cho nhà cung cấp nước ngoài
5. Hoa hồng uỷ thác được hưởng
6. Bên giao uỷ thác chuyển tiền để Công ty nộp hộ thuế và chi cho các khoản khác liên quan đến việc nhập hàng
7. Nộp thuế và chi cho các khoản khác mà bên giao uỷ thác phải chịu
8. Thanh toán cho nhà cung cấp nước ngoài
9. Bên giao uỷ thác thanh toán hợp đồng
3.2.3. Hoàn thiện kế toán chi phí thu mua hàng hoá
Để phản ánh đúng tính chất các khoản chi phí và để thuận lợi cho việc xác định chính xác trị giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ, Công ty nên hạch toán riêng các khoản chi phí thuộc quá trình mua hàng với các khoản chi phí thuộc quá trình tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu. Công ty nên chi tiết tài khoản 156 thành hai tài khoản cấp hai: TK 1561- Hàng hoá về nhập kho, TK 1562- Chi phí thu mua hàng. Các chi phí liên quan đến quá trình bán hàng thì hạch toán vào tài khoản 641- Chi phí bán hàng, còn chi phí thu mua phát sinh trong quá trình nhập khẩu hàng hoá thì hạch toán vào tài khoản 1562.
- Các chi phí thu mua hàng hoá phát sinh trong quá trình nhập khẩu kế toán ghi:
Nợ TK 1562:
Có TK 111, 112
- Cuối kỳ kế toán phân bổ chi phí cho hàng đã tiêu thụ để xác định kết quả:
Nợ TK 632:
Có TK 1562:
Kế toán có thể phân bổ chi phí thu mua theo công thức sau:
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng tiêu thụ trong kỳ
=
Chi phí thu mua đầu kỳ
+
Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ
*
Trị giá hàng xuất tiêu thụ trong kỳ
Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ
+
Trị giá mua của hàng còn lại cuối kỳ
Trong đó:
Chi phí thu mua đầu kỳ là chi phí mua hàng ứng với trị giá hàng hoá tồn đầu kỳ
Chi phí thu mua phát sinh trong kỳ bằng chi phí phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá trừ đi các khoản giảm trừ chi phí
Trị giá hàng tiêu thụ trong kỳ là trị giá mua của hàng đã xuất bán trong kỳ
Trị giá mua của hàng còn lại cuối kỳ bao gồm hàng tồn kho (dư Nợ TK 1561), hàng gửi bán, gửi đại lý (dư Nợ TK 157), hàng mua đang đi đường (dư Nợ TK 151) còn lại cuối kỳ.
Hoàn thiện kế toán chi phí thu mua hàng nhập khẩu có thể khái quát qua sơ đồ sau:
TK 111,112,331
TK 1562
TK 1331
Chi phí thu mua chưa thuế
Thuế
GTGT
Phân bổ chi phí thu mua
TK 632
vào giá vốn hàng bán
Sơ đồ 3.3: Hoàn thiện kế toán chi phí thu mua hàng nhập khẩu
3.2.4. Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu
Theo thông tư 105/2003/TT- BTC ngày 04/11/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ- BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái trong các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến ngoại tệ được hạch toán vào tài khoản 515- Doanh thu hoạt động tài chính, tài khoản 635- Chi phí tài chính.
Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, kế toán ghi Nợ TK 635: Phần chênh lệch tỷ giá.
Đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, kế toán ghi Có TK 515: Phần chênh lệch tỷ giá.
- Đối với nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu, kế toán ghi:
Nợ TK 1561: Theo tỷ giá thực tế
Nợ TK 635: Lỗ tỷ giá hối đoái
Có TK 1112, 1122, 331: Theo tỷ giá hạch toán
Có TK 515: Lãi tỷ giá hối đoái
- Khi thanh toán tiền mua hàng:
Nợ TK 331: Theo tỷ giá hạch toán
Có TK 1112, 1122: Theo tỷ giá hạch toán
- Đánh giá chênh lệch cuối năm:
Nếu lãi:
Nợ TK 1112, 1122, 131, 331:
Có TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Nếu lỗ:
Nợ TK 413: Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Có TK 1112, 1122, 131, 331:
- Xử lý chênh lệch cuối năm:
Nếu lãi:
Nợ TK 413:
Có TK 515: Doanh thu tài chính
Nếu lỗ:
Nợ TK 635: Chi phí tài chính
Có TK 413:
Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu có thể khái quát qua sơ đồ sau:
TK 156
TK 515
TK 111, 112, 331
TK 635
Thanh toán tiền mua hàng
Lãi tỷ giá
Lỗ tỷ giá
Sơ đồ 3.4: Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu
3.2.5. Hoàn thiện kế toán khoản ký quỹ tại ngân hàng
Khi ký quỹ mở L/C thì kế toán phản ánh:
Nợ TK 1122b:
Có TK 1122a:
Trên thực tế, khi doanh nghiệp ký quỹ mở L/C thì khoản tiền ký quỹ đó bị ngân hàng phong toả doanh nghiệp không được quyền sử dụng nữa, tiền gửi ngân hàng đã bị giảm đi và tiền ký cược, ký quỹ tăng lên. Theo bút toán trên thì tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp không bị giảm mà chỉ chuyển từ Sổ chi tiết này sang Sổ chi tiết khác, do vậy không phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp. Để phản ánh đúng khoản ký quỹ và theo dõi chặt chẽ hơn nữa tài khoản tiền gửi ngân hàng, để tránh nhầm lẫn giữa tiền gửi ngân hàng và tiền ký quỹ, Công ty nên sử dụng tài khoản 144- Ký cược, ký quỹ ngắn hạn.
Khi chuyển tiền để ký quỹ, kế toán ghi:
Nợ TK 144: Ký cược ký quỹ ngắn hạn
Có TK 1122: Tiền gửi ngân hàng
Khi nhận được thông báo của ngân hàng về việc dùng tiền ký quỹ để thanh toán cho nhà cung cấp nước ngoài, kế toán ghi:
Nợ TK 331
Có TK 144
Việc định khoản như vậy sẽ giúp kế toán xác định được chính xác số dư trên tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp.
3.2.6. Hoàn thiện chứng từ nhập kho
Trong quá trình lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu, khi Công ty nhập mua hàng về mà chưa bán được ngay thì Công ty phải thuê kho để giữ hàng, Công ty phải dùng các chứng từ nhập kho, xuất kho để làm căn cứ ghi sổ kế toán. Hiện nay, các chứng từ nhập kho của Công ty sử dụng chỉ dựa trên hoá đơn thương mại mà không có chứng từ nhập kho theo quy định của Bộ Tài chính, điều này gây khó khăn cho kế toán trong công tác thanh tra, kiểm tra tài chính cuối quý, cuối năm hay đột xuất.
Công ty nên sử dụng phiếu nhập kho ban hành theo quyết định số 1141/TC/QĐ- CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính như sau:
Đơn vị: Mẫu số: 01- VT
Địa chỉ:
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày... tháng... năm...
Số:
Nợ: ...
Có:
Họ tên người giao hàng:
Theo.. số.. ngày.. tháng.. năm.. của:..
Nhập tại kho:..
STT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất hàng hoá
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Theo chứng từ
Thực nhập
A
B
C
D
1
2
3
4
Cộng
Nhập ngày tháng năm
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
(Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới và tự hoàn thiện mình để có thể phát huy được tính chủ động sáng tạo trong kinh doanh đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp đồng thời góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, kế toán nói chung cũng như kế toán nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu nói riêng phải ngày càng được hoàn thiện.
Trong suốt thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản, em đã cố gắng tìm hiểu về công tác quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh đặc biệt là các vấn đề thuộc lĩnh vực kế toán của Công ty. Trên đây là phần trình bày những hiểu biết của em về Công ty. Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do trình độ nhận thức còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít và thời gian thực tập chưa nhiều nên bài viết của em mới chỉ đề cập tới những vấn đề có tính chất cơ bản và chỉ đưa ra những ý kiến bước đầu chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Văn Công và các cô chú trong phòng kế toán Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản đã hướng dẫn và tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình "Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính"- PGS.TS. Nguyễn Văn Công- NXB Tài chính- 2004
2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp, hướng dẫn lập chứng từ, hướng dẫn ghi sổ kế toán- NXB Tài chính- 2005
3. Thông tư 105/2003/TT- BTC ngày 04/11/2003 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 165/2002/QĐ- BTC ngày 31/12/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
4. Thông tư số 108/2001/TT- BTC ngày 31/12/2001 của Bộ Tài chính
5. Chế độ kế toán doanh nghiệp (Ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)- NXB Lao động Xã hội- 2006
6. Giáo trình “Thanh toán quốc tế”- PGS.TS. Lê Văn Tề- NXB Thống kê- 2004
7. Thanh toán quốc tế trong ngoại thương- NXB Giáo dục- 2002
8. Hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Khoáng sản.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1.1: Tờ khai hàng hoá nhập khẩu
HẢI QUAN VIỆT NAM TỜ KHAI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
Bản lưu người khai Hải quan
TỔNG CỤC HẢI QUAN
Cục Hải quan: TP HCM
Chi cục Hải quan: KV2
Tờ khai số 4003/ NK/ D/ KV2
Ngày đăng ký: 20/10/2006
Số lượng phụ lục tờ khai: 0
Cán bộ đăng ký
(Ký, ghi rõ họ tên)
A- PHẦN DÀNH CHO NGƯỜI KHAI HẢI QUAN KÊ KHAI VÀ TÍNH THUẾ
1. Người nhập khẩu:
0
1
0
0
1
0
7
8
8
5
Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
28 Bà Triệu- Hà Nội
5. Loại hình
KD ĐT GC
SXXK NTX
TN
6. Giấy phép (nếu có)
Số:
Ngày:
Ngày hết hạn:
7. Hợp đồng
Số:UC06WX 2044-TN2
Ngày: 1/10/2006
Ngày hết hạn:
2. Người xuất khẩu:
YUNTIANHUA UNITED COMMERCE CO., LTD
Yunnan, China
8. Hoá đơn thương mại số THDAP 1023
Ngày 03/10/2006
9. Phương tiện vận tải:
Tên, số hiệu: Bình Minh 19
Ngày đến: 31/10/2006
10. Vận tải đơn số: 06 EX 204
Ngày 03/10/2006
3. Người uỷ thác:
11. Nước Xuất khẩu: CHINA
12. Cảng, địa điểm xếp hàng: FANGCHENG
13. Cảng, địa điểm dỡ hàng:
NHÀ RỒNG
4. Đại lý làm thủ tục Hải quan
14. Điều kiện giao hàng: CIF HCM City
15. Đồng tiền thanh toán:USD
Tỷ giá tính thuế: 16.039
16. Phương thức thanh toán: L/C
17. TÊN HÀNG, QUY CÁCH PHẨM CHẤT
18. MÃ SỐ HH
19.XUẤT XỨ
20. LƯỢNG
21. ĐƠN VỊ TÍNH
22. ĐƠN GIÁ NGUYÊN TỆ
23. TRỊ GIÁ NGUYÊN TỆ
Phân bón DAP
(Hàng bao)
+/- 10%
310530
China
3.300
(66.000
Tấn
bao)
303
999.900
Cộng
999.900
24. THUẾ NHẬP KHẨU
25. THUẾ GTGT (HOẶC TTĐB)
26. THU KHÁC
Trị giá tính thuế
Thuế suất (%)
Tiền thuế
Trị giá tính thuế
Thuế suất (%)
Tiền thuế
Tỷ lệ (%)
Số tiền
16.088.175.335
0%
0
16.088.175.335
5%
804.408.767
27. Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 24+25+26): Bằng số: 804.408.767
Bằng chữ: Tám trăm linh tư triệu bốn trăm linh tám nghìn bảy trăm sáu mươi bảy đồng.
28. Chứng từ kèm
- Hợp đồng thương mại
- Hoá đơn thương mại
- Bản kê chi tiết
- Vận tải đơn
Bản chính
Bản sao
1
1
1
1
29. Tôi xin cam đoan, chịu trách nhiệm trước pháp luật về những nội dung khai báo trên tờ khai này.
Ngày 20 tháng 10 năm 2006
Giám đốc
Trần Thị Lan Anh
B- PHẦN DÀNH CHO KIỂM TRA CỦA HẢI QUAN
I- PHẦN KIỂM TRA HÀNG HOÁ
30. Phần ghi kết quả kiểm tra của Hải quan
Người quyết định hình thức kiểm tra: (ghi rõ họ tên)
Hình thức kiểm tra: ڤMiễn kiểm tra ڤKiểm tra xác suất, tỷ lệ% ڤKiểm tra toàn bộ
Địa điểm kiểm tra:
Kết quả kiểm tra:
31. Đại diện doanh nghiệp (ký, ghi rõ họ tên)
32. Cán bộ kiểm tra (ký, ghi rõ họ tên)
II- PHẦN KIỂM TRA THUẾ
Số TT
Mã số hàng hoá
Lượng
Xuất xứ
Đơn giá tính thuế
Tiền thuế nhập khẩu
Trị giá tính thuế
Thuế suất(%)
Tiền thuế
Cộng
Số TT
Tiền thuế GTGT (hoặc TTĐB)
Thu khác
33. Tổng số tiền phải điều chỉnh sau khi kiểm tra:
Bằng số:
Bằng chữ:
Trị giá tính thuế
Thuế suất (%)
Tiền thuế
Tỷ lệ %
Số tiền
Cộng
34. Tổng số thuế và thu khác phải nộp (ô 27+33): 804.408.767
Bằng chữ: Tám trăm linh tư triệu bốn trăm linh tám nghìn bảy trăm sáu mươi bảy đồng.
35. Lệ phí Hải quan: Bằng chữ:
36. Cán bộ kiểm tra thuế
(Ký, ghi rõ họ tên)
37. Ghi chép khác của Hải quan
38. Xác nhận đã làm thủ tục Hải quan (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Phụ lục 1.2: Hợp đồng mua bán hàng hoá
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG MUA BÁN
Số 39/06/KS3- LH
- Căn cứ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế
- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của mỗi bên
Hôm nay ngày 01 tháng 10 năm 2006 tại Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản
BÊN BÁN: Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản (gọi tắt là bên A)
Địa chỉ: 28 Bà Triệu- Hoàn Kiếm- Hà Nội
Mã số thuế: 0100107885
Số TK: 0011000013056 Ngân hàng Ngoại thương
Điện thoại: 04 7712925
Fax: 04 7712930
Do bà: Trần Thị Lan Anh- Giám đốc làm đại diện
BÊN MUA: Công ty Cổ phần Ứng dụng và Chuyển giao Công nghệ Long Hải (Gọi tắt là bên B)
Địa chỉ: 53 Nguyên Hồng- Quận Đống Đa- Hà Nội
Mã số thuế: 0100229499-1
Số TK: 0011001541977- Ngân hàng Ngoại thương
Điện thoại: 04 8353543
Fax: 04 8311778
Do ông: Nguyễn Cửu Long- Giám đốc làm đại diện
Hai bên cùng nhau thoả thuận và thống nhất ký hợp đồng mua bán theo những điều kiện và điều khoản sau:
Điều 1: HÀNG HOÁ
1.1 Bên A bán cho bên B hàng hoá các loại có tên hiệu, số lượng, đơn giá theo bảng sau đây:
Số TT
Tên hàng
Số lượng (Tấn)
+/- 10%
Đơn giá USD/ MT
Thành tiền (USD) +/- 10%
1
Phân bón DAP
3000
309.902
929.706
1.2 Giá trên tính trên cơ sở lãi vay 90 ngày và phí ngân hàng, chưa kể thuế GTGT, phí giao nhận, vận chuyển. Khi hàng về sẽ được thanh toán chính thức theo hoá đơn GTGT.
1.3 - Quy cách hàng hoá: Theo hợp đồng ngoại số UC 06 WX 2044- TH 2
- Chất lượng: Nitrogen: 17,5% Min
P2O5: 46% Min
Độ hạt: Từ 1- 4 mm chiếm tới 90% min
Độ ẩm: 3% Max
Màu sắc: Màu nâu
- Đóng gói: Đóng trong bao 2 lớp PP/PE, trọng lượng tịnh 50 Kg/ Bao
1.4 Nguồn gốc: Trung Quốc
Điều 2: GIAO HÀNG
Chậm nhất vào ngày 25/10/2006, tại cảng thành phố Hồ Chí Minh
Điều 3: THANH TOÁN
Thanh toán bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá của ngân hàng Ngoại Thương bán ra ngày bên A mua ngoại tệ thanh toán trả nợ vay tín dụng ngân hàng (Kể cả trường hợp phải ký hợp đồng Forward để mua ngoại tệ thanh toán trả nợ)
Bên B đặt cọc: 1.605.000.000 đồng (Một tỷ sáu trăm linh năm triệu đồng chẵn) để bên A mở L/C.
Số tiền đặt cọc được tính vào hoá đơn cuối cùng của lô hàng.
Bên B nộp tiền thuế GTGT vào tài khoản của bên A trước hạn quy định ghi ở thông báo thuế của Hải quan 10 ngày để bên A kịp nộp thuế cho Hải quan.
Trường hợp sau khi thanh lý hợp đồng mà có quyết định điều chỉnh tăng thuế GTGT của Hải quan thì bên B phải thanh toán cho bên A để bên A nộp cho Hải quan được kịp thời.
Bên B được thanh toán chậm trong vòng 90 ngày kể từ ngày bên A thanh toán cho nước ngoài. Nếu quá hạn quy định trong hợp đồng thì bên A không hoàn lại tiền đặt cọc, nếu vẫn thiếu tiền so với hợp đồng thì bên B phải bồi thường cho đủ.
Điều 4: TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN
Bên A:
- Làm thủ tục mở L/C và thủ tục Hải quan để nhận hàng nhanh gọn.
- Giao hàng ngay cho bên B tại cảng thành phố Hồ Chí Minh. Nếu hàng vè chưa kịp giao cho bên B thì bên A có trách nhiệm thuê kho để bảo quản hàng hoá.
- Làm biên bản giao nhận hàng kiêm giấy nhận Nợ do Giám đốc của hai bên ký.
Bên B:
- Thanh toán tiền cho bên A đúng hạn như quy định trong điều 3 của hợp đồng này.
-Thuế GTGT và các chi phí khác phát sinh sẽ do bên B chịu.
-Khi hàng về, trong bất kỳ trường hợp nào bên B không được từ chối nhận lô hàng trên.
- Thanh toán phí thuê kho khi bên A thuê để giữ hàng.
Điều 5: CAM KẾT CHUNG
Hai bên cam kết thực hiên đầy đủ các điều khoản của hợp đồng này. Trong quá trình thực hiện nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung thì hai bên phải cùng nhau thống nhất bằng văn bản. Nếu có tranh chấp không thương lượng được thì vấn đề sẽ được giải quyết tại toà án kinh tế- Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội hoặc tại các cơ quan pháp luật của Nhà nước có thẩm quyền. Phán quyết của toà án có giá trị cuối cùng buộc hai bên phải tuân theo, án phí do bên thua kiện chịu.
Hợp đồng này lập thành 05 bản, mỗi bên giữ 02 bản, Ngân hàng Ngoại Thương giữ 01 bản có giá trị pháp lý như nhau và có hiệu lực kể từ ngày ký.
Đại diện bên A Đại diện bên B
Giám đốc Giám đốc
Trần Thị Lan Anh Nguyễn Cửu long
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
1. SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Trình tự thanh toán theo phương thức chuyển tiền 7
Sơ đồ 1.2: Trình tự thanh toán theo phương thức ghi sổ hay phương thức mở tài khoản 8
Sơ đồ 1.3: Trình tự thanh toán theo phương thức nhờ thu phiếu trơn 9
Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản 38
Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản 41
Sơ đồ 2.3: Trình tự ghi sổ nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản 43
Sơ đồ 2.4: Kế toán tổng hợp nghiệp vụ nhập khẩu trực tiếp tại Công ty Cổ phần XNK khoáng sản 48
Sơ đồ 2.5: Kế toán tổng hợp nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác tại Công ty Cổ phần XNK khoáng sản 60
Sơ đồ 3.1: Hoàn thiện kế toán hàng gửi bán và hàng mua đang đi đường 89
Sơ đồ 3.2: Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác 90
Sơ đồ 3.3: Hoàn thiện kế toán chi phí thu mua hàng nhập khẩu 92
Sơ đồ 3.4: Hoàn thiện kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu 94
2. BIỂU
Biểu 2.1: Sổ chi tiết tài khoản 1122a 52
Biểu 2.2: Sổ chi tiết tài khoản 1122b 52
Biểu 2.3: Sổ chi tiết công nợ (Tài khoản 331TD) 53
Biểu 2.4: Nhật ký- chứng từ số 5 55
Biểu 2.5: Sổ chi tiết vật tư hàng hoá 56
Biểu 2.6: Sổ Cái tài khoản 331TD 57
Biểu 2.7: Sổ chi tiết tài khoản 33312TD 58
Biểu 2.8: Sổ chi tiết tài khoản 1331 58
Biểu 2.9: Sổ chi tiết tài khoản 1111 64
Biểu 2.10: Sổ chi tiết công nợ (Tài khoản 131UT) 65
Biểu 2.11: Bảng kê số 11 67
Biểu 2.12: Sổ chi tiết công nợ (Tài khoản 331UT) 68
Biểu 2.13: Sổ chi tiết tài khoản 33331UT 69
Biểu 2.14: Sổ chi tiết tài khoản 33312UT 69
Biểu 2.15: Sổ chi tiết doanh thu (Tài khoản 5113) 70
Biểu 2.16: Sổ chi tiết giá vốn 74
Biểu 2.17: Sổ chi tiết công nợ (Tài khoản 131TD) 75
Biểu 2.18: Sổ chi tiết tài khoản 6411 76
Biểu 2.19: Sổ chi tiết tài khoản 6412 77
Biểu 2.20: Sổ chi tiết tài khoản 6414 78
Biểu 2.21: Sổ chi tiết doanh thu 79
Biểu 2.22: Nhật ký chứng từ số 8 80
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
XNK
Xuất nhập khẩu
NK
Nhập khẩu
GTGT
Giá trị gia tăng
TTĐB
Tiêu thụ đặc biệt
TK
Tài khoản
BTC
Bộ Tài Chính
TSCĐ
Tài sản cố định
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
NKCT
Nhật ký- chứng từ
LH
Long Hải
CS
Cát Sơn
UT
Ủy thác
TD
Tự doanh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3327.doc