Đề tài Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công ty Bia rượu Viger

Quyền phát hành: Là toàn bộ các chi phí thực tế DN đã chi ra để có quyền phát hành. + Bản quyền, bằng sáng chế: Là các chi phí thực tế DN đã chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế. + Nhãn hiệu hàng hoá: Là các chi phí thực tế DN đã chi ra liên quan trực tiếp tới việc mua nhãn hiệu hàng hoá. + Phần mềm máy vi tính: Là toàn bộ các chi phí thực tế DN đã chi ra để có phần mềm máy vi tính. + Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: Là các khoản chi ra để DN có được giấy phép và giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại ản phẩm mới + TSCĐ VH khác: Bao gồm những loại TSCĐ VH khác chưa chưa qui định phản ánh ở trên như: bản quyền, quyền sử dụng hợp đồng Phân loại TSCĐ theo hình thái vật chất sẽ giúp cho người quản lý có một nhãn quan tổng thể về cơ cấu đầu tư của DN. Đây là một căn cứ quan trọng để xây dựng các quyết định đầu tư hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư cho phù hợp với tình hình thực tế. Mặt khác, nhà quản lý có thể dùng cách phân loại này để đề ra các biện pháp quản lý tài sản, quản lý vốn, tính toán khấu hao chính xác và hợp lý.

doc72 trang | Chia sẻ: DUng Lona | Lượt xem: 1155 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công ty Bia rượu Viger, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ừng công trình, sau khi hoàn thành được coi như một khoản chi phí theo dự toán và sẽ đựoc đưa vào chi phí phải trả(nếu sửa chữa theo kế hoạch) hay chi phí trả trước(nếu sửa chữa ngoài kế hoạch) * Trong kế hoạch - Hàng kỳ trích trước chi phí sửa lớn theo kế hoạch: Nợ TK 627,641,642 Có TK 335 Tập hợp chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh Nợ TK 2413 Nợ TK 133 Có TK 331,111, 152, 334, 338 Khi hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn TSCĐ Nợ TK 335 Có TK 2413 Xử lý chênh lệch giữa số trích trước và chi phí thực tế phát sinh + Nếu số trích trước lớn hơn chi phí thực tế phát sinh: Kết chuyển vào TK 711 phần chênh lệch. Nợ TK 335 Có TK 711 + Nếu số trích trước nhỏ hơn chi phí thực tế phát sinh: Trích bổ sung phần chênh lệch: Nợ TK 627,641,642 Có TK 335 * Ngoài kế hoạch: - Tập hợp chi phí sửa lớn thực tế phát sinh Nợ TK 2413 Nợ TK 133 Có TK 111,331 - Kết chuyển chi phí sửa lớn ngoài kế hoạch, khi hoàn thành Nợ TK 1421, 242 Có TK 2413 Phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐ ngoài kế hoạch Nợ TK 627,641,642 Có TK 1421, 242 1.2.5.3. Kế toán sửa chữa nâng cấp TSCĐ Sửa chữa nâng cấp nhằm kéo dài tuổi thọ của TSCĐ hay nâng cao năng suất, tính năng của TSCĐ như cải tạo, thay thế, xây lắp, trang bị thêm một số bộ phận của TSCĐ. Việc hạch toán sửa chữa nâng cấp tiến hành như sửa chữa lớn mang tính phục hồi, nghĩa là chi phí phát sinh được tập hợp riêng theo từng công trình qua TK 2413. Khi công trình hoàn thành, bàn giao, giá trị nâng cấp sẽ được ghi tăng NG TSCĐ (không phân biệt sửa chữa trong hay ngoài kế hoạch): BT1) Ghi tăng NG TSCĐ: Nợ TK 211 Có TK 2413 BT2) Kết chuyển NV: Nợ TK 414,431,441 Có TK 411 Chú ý: Nếu việc sửa chữa, nâng cấp dùng bằng NV vay hoặc NV kinh doanh thì không phải phản ánh BT2. Nếu việc sửa chữa, nâng cấp dùng bằng NV KH thì không phải phản ánh BT2 nhưng phải ghi Có TK 009 Sơ đồ 1.3: Kế toán sửa chữa TSCĐ TK 627,641,642 TK 111,152 CP sửa nhỏ thực tế phát sinh Tự làm TK 2413 TK 335 Trích trước CP KC CP thực tế PS khi đã hoàn thành CP sửa lớn sửa chữa lớn có kế hoạch sửa lớn có KH Thực tế PS TK 331 KC NV của TSCĐ được nâng cấp KC CP nâng cấp TSCĐ sửa chữa lớn ngoài KH KC CP thực tế PS khi đã hoàn thành Thuế GTGT được trừ TK 133 Phân bổ dần CP Thuê ngoài sửa lớn ngoài KH TK 414,441,431 TK 411 TK 211 TK 1421, 242 Phần 2: Thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty Bia rượu Viger 2.1. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của công ty Bia rượu Viger ảnh hưởng đến kế toán TSCĐ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Bia rượu Viger (Đường Rượu Bia Việt Trì) là một Doanh nghiệp nhà nước được thành lập lại theo Quyết định số: 1188/QĐ-UB ngày 11 tháng 11 năm 1992 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phú, nay là tỉnh Phú Thọ . Hiện nay Công ty trực thuộc Tổng Công ty Mía Đường I Bộ Nông nghiệp và PTNT với nhiệm vụ chính là sản xuất đường kính, bia, rượu, kẹo và phân vi sinh. Cùng với sự ra đời của khu Công nghiệp Việt Trì, nhà máy đường Việt Trì - tiền thân của Công ty Bia rượu Viger ngày nay -thuộc Tổng Công ty Mía Đường I được thành lập năm 1958 và chính thức đi vào hoạt động vụ sản xuất đầu tiên năm 1960-1961 với công suất thiết kế ban đầu là 350 tấn mía/ngày và 3000 lít cồn 96 0/ngày.Tính đến nay Công ty đã trải qua quá trình xây dựng và phát triển được hơn 40 năm với bao khó khăn, kể từ khi đặt móng san nền cho đến lúc ra mẻ đường đầu tiên. Đến năm 1972 Trung Quốc giúp nhà máy cải tạo, mở rộng sản xuất, nâng công suất chế biến đường lên 500 tấn mía/ngày. Sau đó trong quá trình phát triển của mình, nhà máy đã mở rộng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và đã xây dựng, lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất bia với công suất thiết kế 1 triệu lít /năm. Khi mới ra đời nhà máy trực thuộc sự quản lý của Bộ Công nghiệp Việt Nam. Nền kinh tế phát triển và ngành công nghiệp dần lớn mạnh và hình thành nên nhiều Bộ công nghiệp chuyên ngành. Công ty Bia rượu Viger lần lượt được đặt dưới sự quản lý của các Bộ công nghiệp chủ quản như: Bộ công nghiệp thực phẩm, Bộ lương thực thực phẩm. Đến năm 1985, Công ty được chuyển giao từ Trung ương về địa phương quản lý và trực thuộc sự quản lý của Sở Công Nghiệp và tiểu thủ Công nghiệp Vĩnh Phú. Tháng 4/1998, Công ty trực thuộc sự quản lý của Tổng Công ty Mía Đường I thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Năm 1989, Nhà máy đường Việt Trì được đổi tên thành Xí nghiệp Đường Rượu Bia Việt Trì. Năm 1991, Xí nghiệp được trao tặng Huân chương lao động hạng 3 và cũng là lá cờ đầu của ngành công nghiệp tỉnh Vĩnh Phú. Năm 1993, Xí nghiệp được Nhà nước cho vay vốn đầu tư dài hạn để cải tạo, đổi mới thiết bị sản xuất đường với công suất lớn hơn (700 tấn mía/ ngày), với quy trình công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn. Tháng 1 năm 1996, xí nghiệp lắp đặt một dây chuyền sản xuất Bia VIGER với công suất 5 triệu lít/ năm của Cộng hoà Liên bang Đức và đang chiếm lĩnh dần thị trường tiêu thụ trong và ngoài tỉnh. Với sự phát triển đó, năm 1994 Xí nghiệp Đường Rượu Bia Việt Trì được đổi tên thành Công ty Đường Rượu Bia Việt Trì. Nay đổi thành Công ty Bia rượu Viger. Đây là một DN có quy mô lớn thuộc ngành công nghiệp địa phương. Hiện nay, với số vốn kinh doanh trên 5 tỷ đồng trong đó vốn cố định trên 4 tỷ đồng (Từ nguồn vốn ngân sách là trên 2 tỷ đồng và vốn bổ sung hàng năm trên 1 tỷ đồng), vốn lưu động trên 1 tỷ đồng (với 100% là nguồn từ Ngân sách nhà nước). Công ty đang mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn khác nhau để tăng cường sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty. 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Công ty Bia rượu Viger là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, Công ty có tư cách pháp nhân và tổ chức quản lý theo chế độ tập trung dân chủ, thống nhất quản lý. Việc tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty một cách trực tiếp, giao nhiệm vụ cụ thể đến từng thành viên trong Công ty. Ban Giám Đốc lãnh đạo và chỉ đạo chung mọi mặt của Công ty. Các phòng ban chức năng và nghiệp vụ được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý kinh doanh và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám Đốc. Ban Giám Đốc Công ty gồm có: 1 Giám Đốc, 3 Phó Giám Đốc. - Giám Đốc: Chịu trách nhiệm về toàn bộ công tác quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, kiêm Bí thư Đảng uỷ của Công ty - Phó Giám Đốc 1: Phụ trách kỹ thuật. - Phó Giám Đốc 2: Phụ trách tài chính của Công ty. - Phó Giám Đốc 3: Phụ trách thị trường tiêu thụ. Các phòng ban chức năng và nghiệp vụ của Công ty không trực tiếp chỉ huy đến các phân xưởng nhưng có nhiệm vụ theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, tiến độ sản xuất. Các phòng ban chức năng của Công ty gồm: - Phòng Vật tư: Cung ứng vật tư, nguyên liệu cho sản xuất. - Phòng Tài vụ: Tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính-kế toán. Đảm bảo phản ánh đúng, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong toàn công ty. Phản ánh chính xác tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh , lập báo cáo tài chính theo quy định, cung cấp thông tin kịp thời cho các bộ phận khác sử dụng thông tin. - Phòng Kế hoạch: Lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh. - Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức nhân sự , công tác lao động tiền lương. - Phòng Kỹ thuật: Quản lý chất lượng sản phẩm sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu. Đảm bảo hoạt động cho các máy móc thiết bị sản xuất. - Phòng Thị trường: Đi thực tế thị trường, kiểm tra doanh số bán hàng từng khu vực , đốc thúc quá trình bán hàng tại các điểm phân phối hàng hoá của công ty, xác định biến động của thị trường về hàng hoá. - Phòng Bảo vệ: Bảo vệ tài sản của công ty, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an ninh trong khu vực công ty. - Phân xưởng Đường: Sản xuất Đường mía - Phân xưởng Rượu, Bia: Sản xuất rượu các loại, bia hơi, bia chai - Phân xưởng Kẹo: sản xuất kẹo các loại Giám Đốc Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bia rượu Viger Phó Giám Đốc Tài chính Phó Giám Đốc Kỹ thuật Phó Giám Đốc Thị trường Phòng vật tư Phòng tổ chức hành chính Phòng Kế hoạch Phòng thị trường Phòng bảo vệ Phòng tài vụ thống kê Phòng Kỹ thuật Phân xưởng Đường Phân xưởng Rượu, Bia Phân xưởng Kẹo 2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Công ty Bia rượu Viger là doanh nghiệp sản xuất đa sản phẩm, đối tượng chế biến mỗi sản phẩm là khác nhau: mía cây, gạo... Đối với mỗi loại sản phẩm của Công ty đều có những quy trình công nghệ sản xuất riêng biệt. Do đặc điểm sản xuất các loại sản phẩm của Công ty là sản xuất phức tạp, chế biến liên tục, khép kín qua nhiều công đoạn khác nhau để cho ra sản phẩm cuối cùng là đường, rượu, bia... Đây là căn cứ quan trọng để xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Công ty Bia rượu Viger là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp do đó việc tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty có những đặc điểm riêng. Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty mang tính thời vụ, phụ thuộc hoàn toàn vào mùa vụ của nguyên liệu. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu là sản xuất liên tục, khép kín, không gián đoạn về kỹ thuật và thời gian. Tổ chức sản xuất của Công ty tự đảm bảo đầu vào nguyên liệu cho đến đầu ra tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Công ty tổ chức phân vùng đầu tư trồng mía để lấy nguyên liệu đầu vào cho sản xuất. Đất trồng mía là của dân, Công ty cung ứng giống, phân bón cho người trồng mía. Mối quan hệ giữa Công ty và người trồng mía ngoài khoản nghĩa vụ người trồng mía phải trả cho Công ty (tiền giống, phân bón..) là quan hệ thị trường, quan hệ mua bán theo hợp đồng đầu tư. Một đặc điểm nổi bật của Công ty là ngoài sản phẩm đường kính ra, sản phẩm sản xuất của Công ty rất đa dạng, phong phú, gồm: bia, rượu các loại, cồn 96 0, kẹo, phân vi sinh. Tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 574 người, trong đó cán bộ quản lý là 40 người, phần lớn cán bộ chủ chốt của công ty có trình độ Đại học. Lực lượng lao động của công ty được chia thành 2 bộ phận chính như sau: - Bộ phận lao động gián tiếp: Bao gồm các phòng ban. - Bộ phận lao động trực tiếp: Bao gồm các phân xưởng sản xuất, phòng nguyên liệu , phòng thị trường. Cơ cấu sản xuất của công ty gồm 3 phân xưởng sản xuất chính đó là: - Phân xưởng rượu bia. - Phân xưởng đường. - Phân xưởng kẹo. Mỗi phân xưởng được chia thành các ca sản xuất, mỗi ca sản xuất chia thành các tổ sản xuất. Đứng đầu phân xưởng là Quản đốc phân xưởng, đứng đầu mỗi ca sản xuất là các ca trưởng và đứng đầu mỗi tổ sản xuất là các tổ trưởng. Sơ đồ 2.2: Mô hình tổ chức sản xuất ở công ty Bia rượu Viger Công ty bia rượu viger Phân xưởng sản xuất kẹo Phân xưởng sản xuất rượu, bia Phân xưởng sản xuất đường Ca sản xuất Ca sản xuất Ca sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất rượu Cân H2SO4 Axit hoá Mật rỉ Đun Cất H2O Cồn 960 Men giống ủ men Hương liệu Rượu Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất bia Ma LT Gạo Hồ hoá Nghiền Đường hoá hoa Lọc Đun sôi Tách bã hoa Lạnh sơ bộ Nấu men CO2 Bia hơi Thành phẩm Lọc Lên men phụ Lên men chính Bia chai Đóng chai Thanh trùng Sơ đồ 2.5: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất đường mía Bục xả mía Dao băm 2 Dao băm 1 Sản xuất hơi điện cấp cho chế luyện Bã mía Hệ thống 5 máy ép mía Lò hơi Sữa vôi SO2 Thùng trung hoà Thùng gia nhiệt 1 Nước mía hỗn hợp Bùn khô thải ra Nước bùn Lắng Thùng gia nhiệt 2 Lọc chân không Nước mía trong Thùng gia nhiệt 3 Bốc hơi nước mía Mật chè Sông SO2 Nấu đường Phân xưởng chế biến cồn, rượu Mật rỉ Phân ly Trợ tinh Kho thành phẩm Đường thành phẩm Máy đóng bao Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ tại nhiều tỉnh trên toàn quốc. Kênh phân phối được tổ chức thông qua đại lý cấp 1 của Công ty. Ngoài ra, sản phẩm còn được xuất khẩu qua Lào, Trung Quốc. 2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán của công ty 2.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Công ty Bia rượu Viger có quy mô hoạt động sản xuất và phạm vi hoạt động lớn. Khối lượng công việc kế toán yêu cầu tính toán và quản lý chặt chẽ, sát sao. Do đó để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, điều kiện và trình độ quản lý của công ty, công ty lựa chọn hình thức tổ chức công tác hạch toán tập trung. Phòng tài vụ của Công ty có 6 người, được tổ chức theo phần hành kế toán khác nhau: - Trưởng phòng kế toán kiêm kế toán trưởng - Phụ trách chung về nghiệp vụ hạch toán, phân tích kết quả, ký duyệt chứng từ thu, chi, hoá đơn nhập xuất, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về giám đốc tài chính. Bên cạnh đó, kế toán trưởng Công ty có nhiệm vụ tìm nguồn vốn đáp ứng sản xuất kinh doanh một cách kịp thời và có hiệu quả. - Phó phòng: Thay mặt kế toán trưởng ký duyệt các hoá đơn... đồng thời thực hiện kế toán tổng hợp, theo dõi phần hành kế toán về các khoản phải trả: Phải trả người bán (Tài khoản 331), phải trả công nhân viên (tài khoản 334), phải trả khác (tài khoản 338) và kế toán tài sản cố định. - Kế toán tiêu thụ và vốn bằng tiền : theo dõi thuế đầu ra, theo dõi tiền mặt và chi phí bán hàng (tài khoản 641), kế toán thành phẩm (tài khoản 155). - Kế toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm : Đến kỳ tính giá thành kế toán căn cứ vào các bảng kê và nhật ký chứng từ đã được lập, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất vào bảng kê số 4 theo từng đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành cho từng loại sản phẩm hoàn thành trong kỳ. Đồng thời theo dõi khoản chi phí quản lý doanh nghiệp (tài khoản 642) và khoản tạm ứng (tài khoản 141). - Kế toán vật tư, ngân hàng : Theo dõi vật tư, đồng thời hạch toán thuế đầu vào và tiền gửi ngân hàng (tài khoản 112). - Thủ quỹ: do một nhân viên đặc trách, là người duy nhất được giao nhiệm vụ bảo quản, thu, chi tiền mặt và lên các báo cáo quỹ. Sơ đồ 2.6: Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Bia rượu Viger Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả, KT tiền mặt Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Kế toán tổng hợp tiền lương, BHXH, thanh toán với người bán, TSCĐ Kế toán vật tư, tiền Ngân hàng 2.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ số kế toán Do đặc điểm và quy mô tổ chức sản xuất kinh doanh, Công ty Bia rượu Viger đã chọn áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. Đặc điểm chủ yếu của hình thức này là sự kết hợp ghi chép theo thứ tự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày và ghi chép cuối tháng. Hệ thống sổ kế toán mà công ty sử dụng bao gồm: - Sổ nhật ký chứng từ, từ số 1 đến số 10. - Bảng kê, từ số 1 đến số 11(trừ số 7 không có). - Bảng phân bổ, từ số 1 đến số 3. - Sổ cái các tài khoản. - Sổ kế toán chi tiết( Sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết phải trả chi người bán, sổ chi tiết TSCĐ) Sơ đồ2.7: Trình tự ghi sổ theo hình thức nhật ký chứng từ tại Công ty Bia rượu Viger Bảng tổng hợp chi tiết Thẻ và sổ kế toán chi tiết TSCĐ Báo cáo tài chính Bảng kê NKCT Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Sổ cái Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra Ghi chú: Trình tự ghi sổ: - Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, vào bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Đối với các loại chi phí SXKD phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan. - Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ Cái. Đối với chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào đó lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng TK để đối chiếu với sổ Cái. Số liệu tổng cộng ở sổ Cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. 2.3. Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại công ty Bia rượu Viger 2.3.1. Đặc điểm và phân loại TSCĐ tại công ty Công ty Bia rượu Viger Việt Trì là một DN Nhà nước được thành lập cách đây 42 năm. Thiết bị chủ yếu do Trung Quốc, một số nước Châu Âu và Việt Nam cung cấp. Trải qua bao nhiêu năm hoạt động (đặc biệt đối với các thiết bị máy móc), xét trên phương diện phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và đến nay máy móc, thiết bị nói riêng và TSCĐ nói chung đã quá cũ kỹ, lạc hậu, có một số TSCĐ đã KH hết nhưng vẫn chưa đổi mới được, cụ thể tính đến đầu năm 2002 tổng NG TSCĐ đã KH hết đang dùng là 633.204.238đ, trong đó thuộc vốn ngân sách là 538.683.624đ. Trong năm 2002 số TSCĐ đã KH hết tăng lên là 2.137.540.187đ, song Công ty mới giải quyết thanh lý được số ít, một số thì đưa vào diện chờ thanh lý. Tính đến cuối tháng 12 / 2002 thì tổng NG TSCĐ chờ thanh lý ở phân xưởng kẹo là 141.468.942đ. Chính vì vậy, sản xuất kém hiệu quả dẫn đến các sản phẩm của công ty không cạnh tranh được với các đơn vị trên thị trường. Nhìn vào bảng TSCĐ của công ty ta có thể thấy TSCĐ đã hao mòn khá nhiều và tỉ lệ hao mòn không đồng đều trong quá trình sử dụng TSCĐ. Hơn nữa, cơ cấu TSCĐ còn chưa phù hợp. Do vậy để đảm bảo cho quá trình SXKD được thuận lợi, chất lượng sản phẩm tốt đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng, và đứng vững trên thị trường, hàng năm công ty đánh giá lại và thanh lý một số TSCĐ bị lạc hậu, cho sửa chữa hoặc thay thế các thiết bị cho năng suất hiệu quả kém, đồng thời mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Ta có thể tham khảo Báo cáo tình hình TSCĐ trong một số phân xưởng của Công ty qua bảng sau: Báo cáo tình hình tài sản cố định trong một số phân xưởng của công ty Đầu năm 2003 TT Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn luỹ kế Giá trị còn lại Số năm SD I Nhà xưởng 7.392.197.618 4.290.668.947 3.101.528.671 2 1 Nhà làm việc loại 1 315.991.087 252.792.869. 63.198.218 50 2 Nhà làm việc loại 2 300.416.486 150.208.243 150.208.243 50 3 Kho tổng hợp 60.358.300 32.191.933 28.166.367 30 4 Nhà bán hàng 312.000.000 149.760.000 162.240.000 50 5 Nhà sản xuất 2.371.619.745 1.422.971.847 948.647.898 40 6 Nhà kho 1 1.083.120.004 866.496.003 216.624.001 30 7 Hệ thống xử lý nước thải 1 246.292.143 36.943.821 209.348.322 20 8 Trạm xử lý nước sạch 58.773.638 8.816.056 49.957.582 20 9 Nhà xưởng 1.780.868.000 1.068.520.800 712.347.200 40 10 Nhà kho 2 862.758.215 301.965.398 560.792.817 40 II Máy móc thiết bị 64.111.859.281 9.744.698.002 54.367.161.279 1 Máy chiết bia 66.000.000 4.400.000 61.600.000 5 2 Thiết bị sản xuất bia 48.587.733.841 7.764.622.307 38.823.111.534 38 3 Thiết bị làm lạnh bia 121.543.300 3.038.582 118.504.718 10 4 Thiết bị sản xuất rượu 17.336.582.140 1.972.637.133 15.363.945.007 15 III Phương tiện vận tải 584.689.124 380.241.262 204.447.862 1 Xe ô tô LADA 336.874.800 157.208.100 179.666.400 30 2 ôtô vận tải (Xe Zin 130) 247.814.624 223.033.162 24.781.462 30 IV Dụng cụ quản lý 1.052.684.258 115.788.677 936.895.581 1 Máy vi tính, máy in 23.754.900 7.126.470 16.628.430 10 2 Máy điều hoà nhiệt độ 18.087.000 5.426.100 12.660.900 10 3 Máy Fax, máy ĐTDĐ 18.200.000 9.100.000 9.100.000 20 4 Máy photocopy 16.000.000 6.400.000 9.600.000 20 5 Hệthống đèn chiếu sáng 641.236.498 64.123.650 557.112.848 20 6 cân 5.366.000 1.609.800 3.756.200 10 7 Hệ thống đèn chiếu sáng 2 330.039.860 22.002.657 308.037.203 15 * Phân loại TSCĐ: Căn cứ vào tính chất của TSCĐ Công ty đã tiến hành phân loại TSCĐ theo các chỉ tiêu sau: - Theo nguồn hình thành: + TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách + TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn tự bổ sung. + TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn vay. - Theo kết cấu: + Nhà cửa, vật kiến trúc + Máy móc thiết bị + Phương tiện vận tải, truyền dẫn + Thiết bị, dụng cụ quản lý - Theo tình hình sử dụng TSCĐ: + TSCĐ đang dùng. + TSCĐ chờ xử lý. 2.3.2. Kế toán tăng, giảm TSCĐ tại công ty 2.3.2.1. Tài khoản kế toán sử dụng Kế toán tài sản cố định Công ty sử dụng các tài khoản sau để hạch toán: - TK 211: Tài sản cố định hữu hình + TK 2112: nhà cửa vật kiến trúc + TK 2113: Máy móc thiết bị + TK 2114: Phương tiện vân tải, truyền dẫn + TK 2115: Thiết bị công cụ quản lý - TK 214: Hao mòn tài sản cố định và một số TK liên quan. 2.3.2.2. Hạch toán tăng, giảm TSCĐ a) Hạch toán chi tiết tăng TSCĐ: Căn cứ vào thủ tục chứng từ hợp lý, hợp lệ kế toán tiến hành ghi tăng nguyên giá tài sản cố định. Sau đây là trích dẫn một số nghiệp vụ phát sinh trong năm 2003 của Công ty như sau: Trường hợp Mua sắm mới TSCĐ: Phòng Kỹ thuật có tờ trình ngày 25/11/2003 đề nghị 01 thiết bị làm lạnh bia phục vụ yêu cầu sản xuất. Giám đốc Công ty đã ký duyệt cho phép mua sắm mới bằng nguồn vốn tự bổ sung. Công ty đã ký hợp đồng mua bán với Công ty Thương mại Sông Lô - Việt Trì. Tổng giá thanh toán: 115.500.000 (đã có VAT 10%). Toàn bộ tiền hàng và chi phí đầu tư đều đã trả bằng tiền mặt. Hai bên lập biên bản giao nhận và thanh lý hợp đồng ngày 05/12/2003. ở nghiệp vụ này chứng từ gốc để ghi sổ là: Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng kinh tế, các hoá đơn tài chính. Kế toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ gốc để lập thẻ TSCĐ và vào sổ chi tiết theo dõi TSCĐ hiện có, sổ chi tiết tăng TSCĐ. Dưới đây là trích dẫn một số chứng từ gốc trực tiếp và cách ghi thẻ. hoá đơn (GTGT) Ngày 04 tháng 12 năm 2003 N0 014682 Đơn vị bán hàng: Công ty Thương mại Sông Lô - Việt Trì. Địa chỉ : Việt Trì. Điện thoại:.. Họ tên người mua hàng: Công ty Bia rượu Viger Việt Trì - Phú Thọ. Hình thức thanh toán: Tiền mặt. STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền (VND) 01 Thiết bị làm lạnh bia Cái 01 105.000.000 105.000.000 Tổng tiền hàng 105.000.000 Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 10.500.000 Tổng cộng tiền thanh toán: 115.500.000 Số tiền viết bằng chữ: Một trăm mười lăm triệu năm trăm ngàn đồng chẵn. Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Đóng dấu, ký, ghi rõ họ tên) Đơn vị:.. .. Mẫu số:01-TSCĐ Địa chỉ :.. .. Ban hành theo QĐ số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01 tháng01năm 1995 của Bộ tài chính. Biên bản giao nhận tài sản cố định Ngày 05 tháng 12 năm 2003 Số: 04 Nợ TK: 2113 Có TK: 111 Căn cứ quyết định số ngày tháng năm về việc bàn giao tài sản cố định. Ban giao nhận tài sản cố định gồm có: + Ông (bà): Nguyễn Quang Tiến Đại diện bên giao. + Ông (bà): Đào Sen Đại diện bên nhận. + Ông (bà): Nguyễn Xuân Quý Đại diện bên nhận. Địa điểm giao nhận tài sản cố định: Công ty Bia rượu Viger Việt Trì. Xác nhận việc giao nhận tài sản cố định như sau: Chỉ tiêu Tính nguyên giá TSCĐ tỉ lệ hao mòn tài liệu KT kèm theo TT tên mã hiệu quy cách Số hiệu TSCĐ nước sản xuất (XD) Năm sản xuất Năm đưa vào SD Công suất thiết kế Giá mua Chi phí khác Nguyên giá 01 TBSX 1095 Hàn Quốc 2003 2003 115.500.000 115.500.000 10% Cộng x x X x X 115.500.000 115.500.000 x X Dụng cụ phụ tùng kèm theo STT Tên, qui cách, dụng cụ, phụ tùng Đơn vị tính Số lượng Giá trị A B C 1 2 Đại diện bên giao. Đại diện bên nhận. (ký, họ tên, đóng dấu) ( ký, họ tên, đóng dấu) Mục đích của “Biên bản giao nhận TSCĐ” là nhằm xác định việc giao nhận TSCĐ, sau khi hoàn thành mua sắm đưa vào sử dụng tại Công ty. Biên bản giao nhận TSCĐ là căn cứ để giao nhận TSCĐ và kế toán ghi sổ thẻ TSCĐ, sổ kế toán có liên quan. Căn cứ vào các hồ sơ TSCĐ, phòng kế toán mở thẻ hoặc sổ kế toán để hạch toán chi tiết TSCĐ theo mẫu thống nhất. Thẻ TSCĐ lập thành một bản và để tại phòng kế toán theo dõi, ghi chép diễn biến phát sinh trong quá trình sử dụng TSCĐ. Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ kế toán lập thẻ TSCĐ và ghi sổ chi tiết TSCĐ, và ghi sổ chi tiết tăng TSCĐ. thẻ tàI sản cố định Số: 016 ĐM Ngày 08 tháng 12 năm 2003 Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ ngày 05 tháng 12 năm 2003 Tên, ký mã hiệu, quy cách (cấp hạng) TSCĐ: Thiết bị làm lạnh bia Số hiệu TSCĐ: Nước sản xuất : Hàn Quốc. Năm sản xuất: 2003. Bộ phận quản lý, sử dụng: Phân xưởng Bia. Năm đưa vào sử dụng: năm 2003. Công suất ( diện tích) thiết kế: Số C. từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị HM Cộng dồn 04 05/12 Thiết bị làm lạnh bia 115.500.000 Cộng 115.500.000 Ngày 08 tháng 12 năm 2003 Người lập thẻ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị Trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản: Theo yêu cầu của sở Công nghệ và môi trường tỉnh Phú Thọ. Theo đề nghị của phòng kế hoạch. Ngày 12/9/2003, Giám đốc Công ty đã ra quyết định số 120/KHĐT-XDCB phê chuẩn dự toán công trình" Hệ thống xử lý nước thải thuộc khu B". Công ty đã ký hợp đồng giao nhận thầu với công ty Xây dựng công nghiệp và đã lập biên bản nghiệm thu bàn giao ngày 20/12/2003. Kế toán xây dựng cơ bản đã duyệt chứng từ gốc gồm: - Quyết định phê duyệt dự toán quyết định 120/KHĐT- XDCB. - Biên bản nghiệm thu bàn giao để đưa công trình xây dựng xong vào sử dụng - Hợp đồng giao thầu. Công ty Bia rượu Viger Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Việt Trì - phú thọ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số : 120/KHĐT-XDCB Việt Trì, ngày 12 tháng 9 năm 2003 - Căn cứ Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ. - Căn cứ khối lượng dự toán do Công ty tư vấn xây dựng - Sở Xây dựng thực hiện. - Xét đề nghị của ông trưởng phòng Kỹ thuật. Quyết định "Về việc phê chuẩn dự toán công trình " Hệ thống xử lý nước thải thuộc khu B". Điều 1: Phê chuẩn dự toán công trình "Hệ thống xử lý nước thải - Khu B" Điều 2: Tổng dự toán kinh phí được duyệt là: 1.300.000.000đ, Lấy từ nguồn vốn XDCB Điều 3: Giao cho Phòng Kỹ thuật chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Giám đốc Công ty giao là: Giám sát kỹ thuật, chất lượng, khối lượng và nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng. Điều 4: Các ông trưởng Phòng Kỹ thuật, Phòng tài vụ, phòng Hành chính làm đúng chức trách và quyền hạn của mình. Giám đốc Công ty (ký, họ tên, đóng dấu) biên bản nghiệm thu bàn giao để đưa công trình xây dựng xong vào sử dụng số: 12 Tên công trình: Hệ thống xử lý nước thải Địa điểm : Khu B - Phân xưởng rượu, bia. - Căn cứ vào hợp đồng số : 12 ngày 25/9/2003 giữa Công ty Bia rượu Viger – Việt Trì và Công ty Xây dựng công nghiệp. - Căn cứ vào hồ sơ thiết kế, dự toán công trình, được Công ty Bia rượu Viger Việt Trì - Phú Thọ phê duyệt tại quyết định số 120 ngày 12/9/2003. - Căn cứ vào khối lượng thi công bên nhận thầu xây lắp đã thi công hoàn thành. Hôm nay ngày 28/12/2003 tại Công trình xây dựng chúng tôi gồm có : * Đại diện chủ đầu tư : Công ty Bia rượu Viger Việt Trì - Phú Thọ 1) Ông Nguyễn Đức Thành - Phó giám đốc Công ty 2) Ông Trần Văn Hoà - Trưởng phòng kỹ thuật. 3) Ông Phùng Văn Quang - Cán bộ giám sát thi công * Đại diện bên nhận thầu xây dựng : Công ty xây dựng công nghiệp. 1) Ông Hoàng Minh Tuấn - Giám đốc xí nghiệp 2) Ông Nguyễn Đình Chiến - Phụ trách XD công trình. Hai bên cùng thống nhất và lập biên bản này về các vấn đề sau : - Toàn bộ hồ sơ thiết kế công trình : Thiết kế để thi công, nhật ký công trình, các văn bản nghiệm thu chuyển tiếp giai đoạn. - Các văn bản kiểm tra chất lượng toàn bộ công trình trên cơ sở nghiệm thu, kiểm tra công trình tại hiện trường các bên xác nhận những việc sau đây : + Công tác xây lắp công trình : Công trình đã được xây dựng xong đúng theo thiết kế, chất lượng tốt, kỹ mỹ thuật đẹp. + Về thời gian xây dựng công trình : Đảm bảo đúng hợp đồng Khởi công ngày : 02/9/ 2003 Hoàn thành ngày : 25/12/2003 + Về công suất và vận hành của công trình : - Theo thiết kế đã được duyệt của Công ty. Thực tế công trình đã đạt được đảm bảo đúng thiết kế, yêu cầu chất lượng, kỹ, mỹ thuật. + Về chất lượng các loại công tác xây dựng chủ yếu cho toàn bộ công trình. Chất lượng phần xây lắp đảm bảo đúng thiết kế, chất lượng tốt. + Về sửa đổi khác trong quá trình xây dựng so với thiết kế (ghi những sửa đổi lớn) : Kết luận : Công trình xây dựng đúng thiết kế đảm bảo chất lượng, kỹ mỹ thuật đủ điều kiện đưa vào sử dụng. Đại diện chủ đầu tư Đại diện bên nhận thầu xây lắp Căn cứ vào biên bản nghiệm thu, bàn giao công trình, kế toán lập thẻ TSCĐ. Đơn vị: Công ty Bia rượu Viger Mẫu số 01 - TSCĐ Địa chỉ:. Việt Trì, Phú Thọ Ban hành theo quyết định số 1864/QĐ-BTC Ngày 16 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài chính Thẻ tài sản cố định Ngày 28 tháng 12 năm 2003 Số : 021 ĐN Nợ TK: 2112 Có TK: 331 Căn cứ vào biên bản nghiệm thu số ngày 28 tháng 12 năm 2003 Tên, ký hiệu, mã, quy cách, cấp hạng TSCĐ: Hệ thống xử lý nước thải Số hiệu TSCĐ: Nước sản xuất, xây dựng: Việt Nam. Năm đưa vào sử dụng: 2003 Công suất diện tích thiết kế: Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày..... tháng.....năm.... lý do đình chỉ: số Nguyên giá tài sản cố định Giá trị hao mòn tài sản cố định C. từ Diễn giải Nguyên giá Năm sử dụng % KHCB GTHM Cộng dồn 12 Xây mới 1.292.948.364 2003 4 Ghi giảm TSCĐ, chứng từ số:...............ngày...... tháng..... năm..... Lý do giảm:............................................................................................. Ngày 28 tháng 12 năm 2003 Người lập thẻ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị b) Hạch toán chi tiết giảm TSCĐ: Đối với các trường hợp giảm TSCĐ, căn cứ vào các chứng từ như: Biên bản thanh lý TSCĐ, các chứng từ liên quan khác để kế toán ghi giảm TSCĐ trên sổ chi tiết TSCĐ. Sau đây là trích dẫn một số nghiệp vụ phát sinh trong năm 2003 của Công ty như sau: Trường hợp thanh lý TSCĐ: Phòng Kỹ thuật có tờ trình đề nghị Giám đốc Công ty cho thanh lý, Biên bản họp Hội đồng thanh lý tài sản đã thống nhất cho thanh lý các TSCĐ không dùng được chờ thanh lý ngày 25/9/2003. Giám đốc Công ty đã ra quyết định thanh lý số 256 ngày 05/10/2003. Hội đồng thanh lý lập biên bản thanh lý TSCĐ. Kế toán TSCĐ căn cứ vào các chứng từ trên để hạch toán TSCĐ như sau: Công ty Bia rượu Viger Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam Việt Trì - phú thọ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 256/QĐ Việt Trì, ngày 05 tháng 10 năm 2003 Quyết định của giám đốc Công ty "Về việc thanh lý tài sản cố định" - Căn cứ vào tình trạng TSCĐ .. - Căn cứ tờ trình số 123/TT của Trưởng phòng kế hoạch về việc xin thanh lý một số TSCĐ đang chờ thanh lý. Quyết định Điều 1: Thanh lý xe ô tô Zin 130, đưa vào sử dụng từ tháng 12/1992, thuộc phòng Hành chính quản lý. Nguyên giá : 42.240.000đ Khấu hao luỹ kế : 42.240.000đ Giá trị còn lại : 0 Nguồn vốn đầu tư : Tự bổ sung. Điều 2: Giao cho Phòng Tài vụ tổ chức đánh giá, giá trị còn lại thực tế của các tài sản trên báo cáo hội đồng thanh lý tài sản Công ty. Điều 3: Các ông (bà) trưởng phòng Tài vụ, phòng hành chính, phòng kế hoạch và ban thanh lý chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Giám đốc Công ty Đơn vị: Cty Bia rượu Viger Mẫu số 03 - TSCĐ Địa chỉ: Việt Trì Ban hành theo QĐ số 1141-CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ Tài chính Biên bản thanh lý TSCĐ Ngày 10 tháng 10 năm 2003 Số: 15 Nợ TK 214: 42.240.000 Có TK 211: 42.240.000 Căn cứ quyết định số 256 ngày 05/10/2003 của giám đốc Công ty, về việc thanh lý TSCĐ. I . Thành phần ban thanh lý, gồm: 1. Ông (bà): Đào Sen Phó giám đốc, là trưởng ban. 2. Ông (bà): Nguyễn Xuân Quý Kế toán trưởng, là uỷ viên 3. Ông (bà): Nguyễn Công Khanh Phòng Hành chính, là uỷ viên II. Tiến hành thanh lý TSCĐ - Tên TSCĐ: Xe ô tô Zin 130. - Nước sản xuất: - Năm đưa vào sử dụng: 1992 - Nguyên giá: 42.240.000 đồng - Giá trị hao mòn đã trích đến thời điểm thanh lý: 42.240.000 đồng. III. Kết luận của ban thanh lý: Xe sử dụng đã lâu, tính năng tác dụng không đảm bảo và Công ty đã thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu nên tiến hành thanh lý để đầu tư đổi mới tài sản khác thay thế. Số thu hồi thanh lý được coi là một khoản thu nhập bất thường. Ngày 10/ 10/ 2003 Trưởng ban thanh lý. (Ký, họ và tên) Từ các chứng từ liên quan kế toán ghi vào sổ chi tiết TSCĐ. Sổ chi tiết TSCĐ được lập để theo dõi chi tiết từng tài sản trên cơ sở thẻ TSCĐ, từng nhóm TSCĐ và từng nơi sử dụng. Mỗi TSCĐ được theo dõi trên sổ chi tiết kể từ khi bắt đầu đưa vào sử dụng cho đến khi thanh lý,nhượng bán, theo cả nguyên giá, giá trị còn lại, số khấu hao. Và theo dõi theo từng nguồn hình thành, tính năng tác dụng, thời gian sử dụng ước tính, nước sản xuất, c) Kế toán tổng hợp TSCĐ * Phương pháp hạch toán: Căn cứ vào hoá đơn, biên bản giao nhận TSCĐ và các chứng từ liên quan khác để ghi tăng nguyên giá TSCĐ. Đồng thời căn cứ vào kế hoạch sử dụng nguồn vốn để kết chuyển nguồn vốn. Căn cứ vào biên bản thanh lý TSCĐ và các chứng từ liên quan khác, kế toán ghi giảm nguyên giá, giảm khấu hao TSCĐ. Số thu từ thanh lý TSCĐ được coi là một khoản thu nhập bất thường, căn cứ vào chứng từ thu tiền, kế toán ghi: Nợ TK 131: 8.000.000đ Có TK 711: 8.000.000đ * Phương pháp ghi sổ: Các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, kế toán tổng hợp ghi vào sổ Nhật ký chứng từ số 9. Căn cứ vào: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý TSCĐ, bảng tính và phân bổ KH TSCĐ,Số liệu của Nhật ký chứng từ số 9 được sử dụng để ghi vào sổ cái cho các TK 211, TK 212, TK 213 Cuối mỗi tháng, kế toán lại căn cứ vào các nhật ký chứng từ để ghi vào sổ Cái theo đúng với mẫu quy định bằng phương pháp thủ công. TSCĐ của Công ty được theo dõi theo từng nhóm TS, từng bộ phận sử dụng. 2.3.3. Kế toán KH TSCĐ tại công ty Việc tính, trích khấu hao TSCĐ trong công ty áp dụng theo quy định của Nhà nước ở quyết định số 166/ QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1991. Song thời gian sử dụng máy móc thiết bị ở công ty được tính chủ yếu là 10 năm, tỷ lệ trích khấu hao là 10%/ năm. Nhà cửa được tính thời gian sử dụng ước tính là 25 năm, tỷ lệ trích khấu hao là 4%/ năm. Do vậy, mức trích khấu hao trung bình hàng tháng cho TSCĐ theo công thức: Mức trích KH TSCĐ NG TSCĐ x tỷ lệ KH trung bình = hàng tháng 12 Việc phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán thực hiện trên bảng phân bổ số 3. Căn cứ vào bảng phân bổ số 3, ghi sổ Nhật ký chứng từ số 9 và sổ Cái TK 214 – Hao mòn TSCĐ. Kế toán chi tiết theo dõi khấu hao ở sổ chi tiết TSCĐ. Phương pháp ghi sổ được thực hiện như ghi sổ kế toán TSCĐ. 2.3.4. Kế toán sửa chữa TSCĐ tại công ty Để TSCĐ có đầy đủ khả năng hoạt động bình thường, đảm bảo đúng các thông số kỹ thuật, đảm bảo năng xuất hoặc tăng năng suất trong quá trình sử dụng TSCĐ ngoài việc bảo quản duy trì tốt, Công ty đã tiến hành sửa chữa thường xuyên và, sửa chữa nâng cấp. Hạch toán như sau: * Đối với sửa chữa thường xuyên: Tập hợp chi phí phát sinh được hạch toán thẳng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. * Đối với sửa chữa nâng cấp TSCĐ: Phòng kế hoạch đầu tư XDCB hàng quí lập kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, các đơn vị có TSCĐ sửa chữa lớn lập dự toán trình duyệt, TSCĐ sửa chữa lớn đa số là thuê ngoài, đơn vị phải ký kết hợp đồng kinh tế sửa chữa TSCĐ, sau khi sửa chữa xong có biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, kế toán tiến hành hạch toán trên cơ sở quyết toán sửa chữa lớn được duyệt. Cụ thể, trong quí IV/2003 đã tiến hành cải tạo hệ thống cáp điện 6 KV từ trạm về Công ty. Hồ sơ sửa chữa TSCĐ gồm: Quyết định về việc sửa chữa, hợp đồng kinh tế, dự án kinh phí, biên bản nghiệm thu bàn giao, quyết toán công trình, bảng tổng hợp chi phí... kế toán căn cứ vào các chứng từ trên tiến hành ghi sổ. Nhìn chung, Công ty đã tổ chức tốt công tác sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ hàng năm. Song vẫn không lập được kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ trong năm để có thể có dự toán chi phí làm cơ sở cho kế toán trích trước chi phí sửa chữa lớn. Trích một số sổ TSCĐ của Công ty liên quan đến các nghiệp vụ nêu trên: trang sau Phần 3: Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại công ty Bia rượu Viger 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán TSCĐ tại công ty Bia rượu Viger Việc mở rộng quy mô TSCĐ nâng cao hiệu quả trong quá trình sử dụng TSCĐ góp phần tăng cường hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh là mối quan tâm chung của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó đặt ra đối với công tác quản lý TSCĐ ngày càng cao và nhất thiết phải tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp. Tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ, góp phần phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, thu hồi nhanh vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, đổi mới TSCĐ. Để cho TSCĐ phát huy được hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý TSCĐ ngày càng cao và công tác tổ chức kế toán TSCĐ ngày càng phải được hoàn thiện. Công ty Bia rượu Viger Việt Trì - Phú Thọ có một lịch sử phát triển lâu dài. Để đáp ứng được công tác quản lý SXKD, công tác kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng đã được Công ty quan tâm tuyệt đối. Cùng với các biện pháp quản lý kinh tế nói chung, Công ty đã tổ chức công tác lập kế hoạch đầu tư trang thiết bị, nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Công ty có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với việc tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, Nhằm khuyến khích người lao động, nâng cao hiệu quả công tác. Đối với bộ phận kế toán của Công ty chỉ có 6 người, mỗi người được phân công đảm nhiệm từ 1 đến 2 phần hành kế toán. Với nhiệm vụ được giao tuy không nhiều nhưng khối lượng công việc của từng phần hành kế toán lại rất lớn. Các phân xưởng sản xuất đều được bố trí nhân viên thống kê thực hiện nhiệm vụ thu thập chứng từ phát sinh ở phân xưởng mình. Cuối tháng tổng hợp thành các báo cáo gửi về phòng Tài vụ Công ty. Công ty áp dụng hình thức kế toán " Nhật ký chứng từ ", đây là hình thức kế toán được áp dụng phổ biến ở các DN có quy mô lớn. Song thực tế cho thấy: Việc Công ty áp dụng hình thức kế toán này là chưa phù hợp với điều kiện Công ty trang bị cho phòng Tài vụ một máy vi tính có phần mềm ứng dụng kế toán để thực hiện công tác kế toán, nhưng chỉ thực hiện việc tổng hợp và lập báo cáo kế toán còn các phần việc kế toán khác lại được thực hiện bằng phương pháp thủ công. 3.2. Đánh giá kế toán TSCĐ tại công ty Bia rượu Viger 3.2.1. Ưu điểm Công tác quản lý TSCĐ tại Công ty rất chặt chẽ, điều đó được thể hiện qua việc quản lý, ghi chép trong hệ thống sổ sách, chứng từ. Tất cả các TSCĐ khi có biến động tăng giảm đều được lập chứng từ một cách kịp thời theo các thủ tục đã quy định, hệ thống sổ sách ghi chép những thông tin về tình hình TSCĐ của công ty đều được phản ánh kịp thời, chính xác giúp cho lãnh đạo Công ty có những định hướng quyết định đúng đắn trong việc đầu tư đổi mới TSCĐ trong quá trình SXKD. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, lựa chọn các tài khoản kế toán phù hợp với điều kiện thực tế của DN. Tổ chức bộ máy kế toán gọn, nhẹ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu công tác quản lý. Mặt khác nó còn thể hiện sự phân công trách nhiệm giữa các cá nhân, bộ phận và có mối quan hệ công tác chặt chẽ giữa các cá nhân trong phòng với các phòng, ban, các bộ phận trong Công ty. Việc bảo quản và lưu giữ chứng từ sau mỗi kỳ hạch toán được thực hiện tốt theo đúng quy định của Nhà nước về lưu trữ số liệu kế toán. 3.2.2. Tồn tại Là một DN SXKD, để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động Công ty đã không ngừng củng cố và phát triển công tác quản lý và hạch toán TSCĐ. Tuy nhiên trong công tác này không thể tránh khỏi một số thiếu sót nhất định ở một số khâu, do đó cần có những biện pháp cụ thể để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những thiếu sót đó là: Thứ nhất: Việc áp dụng hình thức kế toán: Do Công ty áp dụng hình thức kế toán " Nhật ký chứng từ " nên việc ghi sổ nhật ký chứng từ số 9 không thực hiện được trên máy mà phải ghi bằng tay. Đối với sổ cái kế toán sau khi thực hiện tổng hợp trên máy tính có thể in ra được nhưng lại không đúng mẫu sổ quy định trong hình thức này. Vì vậy kế toán lại phải căn cứ vào các Nhật ký chứng từ để ghi sổ cái theo phương pháp thủ công. Như thế khi thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính đã không giảm nhẹ khối lượng công việc thậm chí còn làm tăng thêm khối lượng công việc cho kế toán. Điều đó cho thấy việc Công ty sử dụng máy vi tính và cũng là sử dụng TSCĐ không có hiệu quả. Thứ hai: Việc tính, trích khấu hao TSCĐ: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng, và thực hiện việc tính khấu hao TSCĐ theo quy định của Nhà nước. Song khi lập bảng phân bổ khấu hao (Bảng phân bổ số 3 ) thì lại không thực hiện ghi đầy đủ các chỉ tiêu quy định ở mẫu biểu mà chỉ ghi một dòng duy nhất "Số khấu hao trích trong tháng". Thứ ba: Về công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ kế toán: Cán bộ kế toán của công ty chưa thường xuyên được bồi dưỡng cập nhật kiến thức mà mới chỉ trực tiếp tiếp thu tại công ty. Phương tiện làm việc còn hạn chế, chưa sử dụng thành thạo công nghệ tin học trong công tác kế toán nên khối lượng công việc phải thực hiện nhiều, mất nhiều công sức và thời gian. 3.3. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại công ty Bia rượu Viger Để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, mục tiêu hàng đầu của tất cả các cơ sở SXKD nói chung và Công ty Bia rượu Viger nói riêng phải không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD, hoạt động với chi phí thấp nhất nhưng sản phẩm phải đạt chất lượng cao thì mới mang lại lợi nhuận. Cho nên, việc nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, thiết bị, giảm bớt thời gian ngừng việc của thiết bị do thiếu nguyên vật liệu và sửa chữa bất thường, có thể nâng cao số lượng sản phẩm sản xuất và giảm mức khấu hao máy móc thiết bị cho một đơn vị sản phẩm. Để làm tốt hơn công tác kế toán TSCĐ ở Công ty Bia rượu Viger, theo tôi Công ty nên thực hiện một số biện pháp sau: Thứ nhất: Về công tác kế toán khấu hao TSCĐ: Khi lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ kế toán không nên ghi chung số khấu hao của toàn bộ TSCĐ trên một dòng duy nhất, như vậy nhìn vào bảng tính và phân bổ khấu hao sẽ không biết được số khấu hao trích của từng nhóm tài sản, từng loại tài sản, ảnh hưởng đến công tác quản lý TSCĐ. Nên ghi chi tiết khấu hao của từng nhóm tài sản như: Máy móc thiết bị, nhà cửa, phương tiện vận tải. Thứ hai: Việc thực hiện các quy định về mẫu biểu, sổ sách kế toán: Kế toán nên thực hiện đúng quy định trong chế độ sổ kế toán. Thực hiện việc ghi sổ: Bảng phân bổ số 3, Nhật ký chứng từ số 9 theo đúng mẫu. Thứ ba: Kế toán chi phí sửa chữa lớn TSCĐ: Kế toán không nên tính trực tiếp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí SXKD trong kỳ mà nên trích trước hoặc phân bổ dần vào chi phí SXKD để tránh gây tăng đột biến chi phí SXKD, ảnh hưởng tới việc xác định kết quả của kỳ kế toán. Do Công ty không lập kế hoạch và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ nên kế toán không trích trước chi phí, nhưng nếu như vậy thì cũng nên phân bổ dần chi phí sau khi đã tập hợp toàn bộ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, làm như vậy sẽ hiệu quả và chính xác hơn trong công tác quản lý và phân tích kinh tế. Thứ tư: Về công tác tổ chức: Công ty cần thiết phải xây dựng nội quy, nguyên tắc sử dụng TSCĐ, hướng dẫn quy trình thao tác khi sử dụng TSCĐ, định kỳ có lịch bảo dưỡng, kiểm tra, kiểm kê để nắm bắt thực trạng TSCĐ của Công ty. Trong từng thời gian nhất định, Công ty cần cử cán bộ nghiệp vụ đi học bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Đó là một công việc thiết thực trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác, Công ty phải tranh thủ mọi nguồn tài trợ để đổi mới kỹ thuật, công nghệ nói chung và TSCĐ nói riêng, để không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường để mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm bia của Công ty. Thứ năm: Về việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán và hình thức kế toán phù hợp: Việc Công ty áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán là điều rất quan trọng. Nhưng trong thực tế việc áp dụng máy vi tính tại phòng Tài vụ của công ty lại chưa phát huy được vai trò của công tác kế toán. Tuy nhiên việc áp dụng máy vi tính vào công tác kế toán đặt ra một số yêu cầu nhất định như đào tạo nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ cho cán bộ kế toán nhất là việc sử dụng và xử lý thao tác chương trình phần mềm kế toán cài đặt. Công ty nên lựa chọn hình thức kế toán phù hợp để thực hiện công việc kế toán trên máy vi tính. Vì hình thức kế toán Nhật ký chứng từ có kết cấu mẫu sổ rất phức tạp, số lượng sổ nhiều không thể thực hiện trên máy vi tính được. Để thực hiện tốt công tác kế toán trên máy vi tính, Công ty có thể áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung hoặc hình thức Chứng từ - ghi sổ sẽ rất phù hợp. Vì hai hình thức kế toán này có hệ thống sổ với số lượng ít, mẫu sổ đơn giản, phương pháp ghi sổ dễ thuận tiện cho việc phân công lao động kế toá, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của công ty hiện nay. Từ đó công tác kế toán của công ty lại càng có điều kiện để phát huy hiệu quả. Thứ sáu: nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty theo hướng cụ thể sau: * Một là : Lựa chọn đúng đắn phương án đầu tư mua sắm TSCĐ Đây là công việc hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng TSCĐ, chất lượng công tác mua sắm và đầu tư xây dựng TSCĐ có tốt thì TSCĐ được đầu tư mới đảm bảo đúng các yêu cầu kỹ thuật đề ra và hiệu quả sử dụng TSCĐ mới cao. Công ty cần thiết phải tăng cường hơn nữa công tác tìm kiếm nguồn vốn đầu tư. Bên cạnh các nguồn vốn do ngân sách cấp, do tự bổ xung, vay ngân hàng, chiếm dụng vốn của nhà cung cấp... thì doanh nghiệp huy động thêm từ các nguồn khác như: Huy động vốn nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên, thông qua hoạt động liên doanh với các đơn vị khác, Mỗi doanh nghiệp trước khi thực hiện quá trình đầu tư mua sắm TSCĐ đều cần phải căn cứ vào thực trạng hiện có của doanh nghiệp mình, phải sắp xếp các loại TSCĐ theo yêu cầu sản xuất chính, lập tỷ lệ cần thiết giữa phần TSCĐ theo kết cấu công dụng, lập tỷ lệ phân phối theo yêu cầu công nghệ các loại TSCĐ giữa các khâu sản xuất chính và sản xuất phụ trợ. Việc đầu tư mua sắm TSCĐ cần phải được tiến hành theo xu hướng TSCĐ dùng trong sản xuất kinh doanh đóng vai trò chủ đạo, chiếm tỷ trọng ngày càng cao, TSCĐ dùng ngoài SXKD có xu thế giảm. Căn cứ vào việc xác định tỷ lệ hợp lý giữa các loại TSCĐ, giữa các khâu quy trình công nghệ trong tổng số TSCĐ hiện có của doanh nghiệp để lập kế hoạch điều chỉnh cơ cấu và kế hoạch đầu tư theo hướng đồng bộ hoá thiết bị sẵn có, cải tạo máy móc thiết bị cũ, thải loại những TSCĐ mà chi phí sửa chữa phục hồi lớn hơn chi phí mua sắm mới; đồng thời có kế hoạch đầu tư mua sắm, thay thế từng phần hoặc toàn bộ TSCĐ. Xác định TSCĐ không cần dùng để thanh lý và nhượng bán. *Hai là : Tổ chức quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Cần thiết phải bố trí dây truyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất thiết kế và nâng cao hiệu suất công tác của máy móc thiết bị sử dụng triệt để diện tích sản xuất, đảm bảo mức chi phí khấu hao phù hợp trong giá thành sản phẩm. - Cần xử lý nhanh những TSCĐ không cần sử dụng hoặc hư hỏng không thể dùng được nữa nhằm tránh lãng phí nguồn vốn trong doanh nghiệp, đưa thêm vốn vào luân chuyển, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Cần tiến hành phân cấp quản lý TSCĐ cho bộ phận sản xuất trong Công ty nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong quản lý, chấp hành nội quy, quy chế sử dụng bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ, giảm tối đa thời gian ngừng làm việc giữa ca. - Phải thường xuyên quan tâm tới việc bảo toàn vốn cố định, quản lý chặt chẽ TSCĐ về mặt hiện vật, không để mất mát, hư hỏng TSCĐ trước thời hạn khấu hao hàng năm phải tính, trích khấu hao theo tỷ lệ Nhà nước quy định và kịp thời điều chỉnh giá trị TSCĐ khi có trượt giá để tính đúng, tính đủ khấu hao vào giá thành sản phẩm và bảo toàn vốn cố định. * Ba là: Tổ chức tốt công tác kế toán và phân tích hoạt động kinh tế: Qua các số liệu trên các tài liệu kế toán đặc biệt là các báo cáo tài chính kế toán chúng ta có thể nắm được số vốn hiện có của doanh nghiệp cả về giá trị và hiện vật. Vì vậy, tổ chức tốt công tác kế toán trong doanh nghiệp là một trong những yêu cầu quan trọng, giúp lãnh đạo Công ty có những giải pháp tăng cường quản lý, kiểm tra quá trình SXKD, sử dụng vốn nói chung và vốn cố định nói riêng, hướng tới một hiệu quả kinh tế cao nhất. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, kế toán chỉ là hệ thống tư liệu thông tin mà tự nó chưa thể đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý và sử dụng TSCĐ và còn đòi hỏi các nhà quản lý DN phải tiến hành phân tích hoạt động SXKD, phân tích tài chính và hiệu quả sử dụng TSCĐ trong kỳ, trên cơ sở đó phát huy những mặt tốt đã đạt được, cũng như khắc phục những yếu kém còn tồn tại trong quá trình sử dụng TSCĐ. Kết luận Kế toán là một công cụ đắc lực phục vụ cho công tác quản lý của các DN, đặc biệt từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong bài luận đã trình bày khái niệm, phân loại TSCĐ trong DN sản xuất. Đã đi sâu phân tích cơ sở lý luận của kế toán TSCĐ. Trên cơ sở lý luận đó đã nêu bật nội dung công tác kế toán TSCĐ của Công ty Bia rượu Viger Việt Trì; đối chiếu, so sánh với ý luận để rút ra những ưu nhược điểm của việc tổ chức công tác kế toán TSCĐ ở công ty. Trên cơ sở những nhận xét đó đã nêu ra một số ý kiến, phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ của công ty. Đó là: - Về áp dụng các bảng biểu, sổ sách kế toán. - Về trích và phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ - Về công tác tổ chức và áp dụng công nghệ thông tin trong công tác kế toán. - Phương hướng nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Công ty. Tuy nhiên do khả năng hiểu biết còn hạn chế nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự góp ý, hướng dẫn của các cô chú nhân viên phòng Tài vụ Công ty Bia rượu Viger Việt Trì, và các Thầy giáo, Cô giáo. Việt Trì, ngày 26/2/2004 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Kim Thuý

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2325.doc
Tài liệu liên quan