Xét trên góc độ phương pháp luận, thì công tác tập hợp chi phí sản xuất, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có một vị trí quan trọng nhất trong công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất hạch toán kế toán, nó xuyên suốt toàn bộ quá trình hạch toán lại từng bộ phận. Để phát huy một cách hiệu lực, tổ chức hạch toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm phải luôn luôn được cải tiến và hoàn thiện để phản ánh một cách đầy đủ và chính xác, đề ra những biện pháp hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm góp phần bảo đảm sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Với những đặc điểm của xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I khiến cho việc tính đúng tính đủ chi phí, xác định chính xác giá thành cho từng loại sản phẩm trở thành vấn đề sống còn. Chính vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn giành được sự quan tâm hàng đầu trong quá trình đổi mới công tác hạch toán kế toán.
93 trang |
Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chấm công (theo sản phẩm)thì căn cứ vào định mức thời gian lao động và đơn giá sản phẩm đã lập sẵn cho từng sản phẩm (chi tiết sản phẩm)tính ra số lượng phải trả cho công nhân sản xuất ra sản phẩm (chi tiết sản phẩm)đó. Phòng tổng hợp lập “Bảng thanh toán lượng công nhân” gửi số liệu cho phòng kế toán để hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp và tiến hành trả lương.
Ở phòng kế toán, căn cứ vào “bảng thanh toán lương công nhân” theo từng sản phẩm (từng hoạt động) để tính và phân bổ tiền lương, kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo từng quí cho từng sản phẩm (từng hoạt động). Kế toán lập “bảng tính và phân bổ tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT”.
Tiền lương của bộ phận quản lý phân xưởng (quản đốc phân xưởng, tổ trưởng từng bộ phận sản xuất) do phát sinh không nhiều trong kỳ nên được hạch toán toàn bộ vào chi phí nhân công trực tiếp mà không hạch toán vào phần chi phí sản xuất chung. Do đó phần chi phí nhân công trực tiếp lại bao gồm cả chi phí nhân công thuộc chi phí sản xuất chung.
* Trình tự hạch toán và sổ sách kế toán
Căn cứ vào “Bảng tính và phân bổ tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT, kế toán cuối quí ghi vào các “chứng từ ghi sổ” và đồng thời lấy số liệu ở bảng để vào cho “sổ chi tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp” cho từng đối tượng.
Cuối quí số liệu ở các “chứng từ ghi sổ” được máy vi tính vào cho sổ cái TK 622.
Số liệu ở các “chứng từ ghi sổ” và ở “sổ chi tiết tài khoản 622” được định khoản như sau :
- Nợ TK 622 : 12.263.128
Sản phẩm tăng âm 9.034.600
Sản phẩm điện thoại 3.228.528
Có TK 334 12.263.128
- Nợ TK 622 245.263
Sản phẩm tăng âm 180.692
Sản phẩm điện thoại 64.571
Có TK 338 (3382) 245.263
- Nợ TK 622 227.351
Sản phẩm tăng âm 167.496
Sản phẩm điện thoại 59.855
Có TK 338 (3383) 227.351
- Nợ TK 622 30.314
Sản phẩm tăng âm 22.333
Sản phẩm điện thoại 7.981
Có TK 338 (3384) 30. 314
2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung trong phạm vi xí nghiệp cũng bao gồm các khoản mục : chi phí nhân viên phân xưởng; chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất phục vụ cho sản xuất; khấu hao máy móc thiết bị và các khoản chi phí khác. Chi phí sản xuất chung được theo dõi trên TK 627 và được mở chi tiết theo từng sản phẩm (từng hoạt động).
TK 627.11. Chi phí sản xuất chung – tăng âm
TK 627.12. Chi phí sản xuất chung - điện thoại
TK 627.13. Chi phí sản xuất chung – sản phẩm cơ khí
TK 627.14. Chi phí sản xuất chung – sản phẩm SKD
TK 627.18. Chi phí sản xuất chung – sản phẩm khác
TK 627.21. Chi phí sản xuất chung – hoạt động lắp đặt.
TK 627.22. Chi phí sản xuất chung – hoạt động, bảo dưỡng, bảo trì.
Trong đó ở từng sản phẩm (từng hoạt động) phần chi phí sản xuất chung được mở chi tiết theo các khoản mục :
Chi phí lương và bảo hiểm cho nhân viên quản lý phân xưởng.
Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất chung.
Chi phí dụng cụ phục vụ sản xuất chung
Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị.
Chi phí khác.
2.3.1. Lương và bảo hiểm của nhân viên quản lý phân xưởng sản xuất.
Như ở phần trên đã đề cập, mặc dù chi phí này ở phân xưởng sản xuất có phát sinh song không lớn nên kế hoạch của xí nghiệp đã hạch toán toàn bộ vào chi phí nhân công trực tiếp. Cách tính lương của bộ phận này (thuộc khối uản lý không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm) được áp dụng theo công thức :
L + TLmin (1 + Kđc) (HCB + HTN + HNN + HKK) HXN
2.3.2. Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất
Phương pháp hạch toán vật liệu và dụng cụ phục vụ cho sản xuất chung cũng tương tự như nguyên vật liệu trực tiếp. Trong đó :
- Chi phí vật liệu ở các phân xưởng là những vật liệu không trực tiếp cấu thành nên thực thể sản phẩm như chi phí về vật liệu bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ được tập hợp trên TK 672 (chi tiết cho từng đối tượng).
Chi phí dụng cụ là các công cụ dụng cụ dùng chung cho nhu cầu ở các phân xưởng, tổ đội sản xuất (như kéo, thước đo, quần áo bảo hộ lao động ) Chúng được tập hợp trên TK 6273 (chi tiết cho từng đối tượng).
Hàng quí, căn cứ vào các phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung để ghi vào bảng tổng hợp ghi có TK 152, 153 và ghi nợ TK 627 (chi tiết) đồng thời ghi vào các sổ chi tiết TK 6272, TK 6273 cho từng đối tượng. Cuối quý căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc để vào số liệu cho sổ cái TK 627.
Căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc và các sổ chi tiết, kế toán định khoản như sau :
Đối với vật liệu phục vụ sản xuất :
Nợ TK 6272 : 3.189.120
Sản phẩm tăng âm 120 W 3.189.120
Có TK 152 3.189.120
Đối với công cụ sản xuất
Nợ TK 6273 657.320
Sản phẩm tăng âm 120W 10.000
Sản phẩm điện thoại 647.320
Có TK 153 657.320
2.3.3. Chi phí khấu hao TSCĐ
Các TSCĐ phát sinh được kế toán theo dõi và ghi chép trên “Sổ TSCĐ” và tại đơn vị nơi sử dụng TSCĐ phải theo dõi phần TSCĐ của phân xưởng mình trên “Sổ quản lý máy móc thiết bị dùng trong quản lý kinh doanh”.
Cuối mỗi quý, căn cứ vào sổ trên, kế toán TSCĐ của xí nghiệp lập bảng trích khấu hao TSCĐ. Khấu hao TSCĐ tại xí nghiệp được tính theo phương pháp khấu hao đều, mức trích khấu hao đều được xác định theo công thức :
Mức trích khấu hao bình quân hàng quí của TSCĐ
Nguyên giá máy móc thiết bị
Thời gian sử dụng (năm) x 4
=
Hàng quí, dựa vào “sổ quản lý máy móc thiết bị dùng trong quản lý kinh doanh” do phân xưởng gửi lên, bộ phận kế toán xác định loại tài sản cố định phục vụ cho từng đối tượng sử dụng. Chẳng hạn như tài sản cố định phục vụ cho từng đối tượng sử dụng. Chẳng hạn như tài sản cố định là máy đột dập 63 tấn, máy tiện ren vít T616 v.v.. được sử dụng để sản xuất sản phẩm tăng âm hay máy fax, máy in kim Epson, máy vi tính dùng trong công tác quản lý. Do đó việc mở “bảng trích khấu hao tài sản cố định” như trên để theo dõi từng nhóm tài sản đã gây khó khăn cho kế toán. Cuối quí, kế toán phải nhặt số khấu hao của từng loại tài sản cố định riêng lẻ để xác định tỏng mức khấu hao tài sản cố định phục vụ cho một đối tượng sử dụng. Căn cứ vào đây, kế toán lập “chứng từ ghi sổ” tại thời điểm cuối quí.
Do đặc điểm của sản xuất sản phẩm nên ở khâu sản xuất điện thoại thường chủ yếu là sử dụng lao động thủ công và công cụ dụng cụ vì vậy khấu hao cho bộ phận sản phẩm này là hầu như không có.
Căn cứ vào “chứng từ ghi sổ”, kế toán định khoản như sau :
Nợ TK 627 (6274) 4.605.147
Sản phẩm tăng âm 120W 4.605.147
Có TK 214 4.605.147
2.3.4. Chi phí khác
Đây là toàn bộ những khoản chi phí phatsinh không thuộc những khoản chi phí ở trên phục vụ cho việc tổ chức quản lý sản xuất liên quan đến hoạt động sản xuất chung trong phạm vi các phân xưởng sản xuất.
Nhìn chung ở xí nghiệp, các khoản chi phí này đều phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng sản phẩm (hoạt động) nên được tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng đó như : chi phí về dịch vụ mua ngoài, trả tiền vận chuyển, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định
Căn cứ vào các phiếu chi, các chứng từ nhận nợ, các hợp đồng mua bán dịch vụ kế toán vào bảng tổng hợp chứng từ gốc và đồng thời vào cho các sổ chi tiết TK 627 (chi phí khác cho sản xuất).
Nợ TK 627 (6278) 4.548.300
Sản phẩm tăng âm 120W 1.848.300
Sản phẩm điện thoại 2.700.000
Có TK 111 (1111) 3.548.300
Có TK 141 (1411) 1.000.000
2.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất – kinh doanh trong kỳ, kế toán xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I sử dụng tài khoản 154 – chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và được mở chi tiết cho từng sản phẩm (từng hoạt động).
TK 154.11. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – Tăng âm
TK 154.12. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - Điện thoại
TK 154.13. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – sản phẩm cơ khí
TK 154.14. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – sản phẩm SKD
TK 154.18. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – sản phẩm khác
TK 154.21. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – hoạt động lắp đặt.
TK 154.22. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang – hoạt động bảo dưỡng, bảo trì.
Toàn bộ các khoản chi phí phát sinh tại các phân xưởng bao gồm : chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung sau khi được kết chuyển vào bên nợ TK 154 (chi tiết cho từng đối tượng). Việc kết chuyển này được kế toán phản ánh vào các “chứng từ ghi sổ” và vào các sổ chi tiết TK 154 (theo từng đối tượng). Số liệu của các “chứng từ ghi sổ” sẽ được máy tính chuyển vào sổ cái TK154.
Nợ TK 154 942.280.387
Sản phẩm tăng âm 51.279.676
Sản phẩm điện thoại 891.000.711
Có TK 621 942.280.387
Nợ TK 154 12.766.056
Sản phẩm tăng âm 9.405.121
Sản phẩm điện thoại 3.360.935
Có TK 622 12.766.056
Nợ TK 154 12.999.887
Sản phẩm tăng âm 9.652.567
Sản phẩm điện thoại 3.347.320
Có TK 627 12.998.887
Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang ở xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I được tién hành vào cuối quí.Những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn sản xuất còn đang ở trong qui trình công nghệ sản xuất thì đều được tính là sản phẩm dở dang. Ở đơn vị, tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp so với tổng chi phí sản xuất là tương đối lớn nên đơn vị đã áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
Chi phí NVL trực tiếp đầu kỳ
Chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
=
+
+
x
Cuối mỗi quý, căn cứ vào khối lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang của tăng âm và điện thoại do ở các phân xưởng sản xuất gửi lên cho phòng kế toán. Kế toán mở sổ chi tiết TK 154 (theo từng đối tượng) lấy số liệu về chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ (tính theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) và số liệu về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ được tập hợp ở bên nợ TK 154 đối ứng với bên có TK 621 (chi tiết) để tính ra giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Ví dụ : sản phẩm điện thoại GS480F trong quí, số liệu về chi phí sản xuất tập hợp được như sau :
- Chi phí sản phẩm dở dang đầu quý (theo NVL trực tiếp ) O
- Chi phí nguyên vật liệu, trực tiếp trong quý : 258.744.775
Đồng thời đến cuối quí hoàn thành 356 (sản phẩm), 664 (sản phẩm) còn dở dang.
Giá trị sản phẩm điện thoại GS480F dở dang cuối quý
258.744.775
1020
x 664 = 168.404.296
=
Giá trị sản phẩm dởdang cuối kỳ của các sản phẩm khác cũng được tính tương tự.
IV- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI XÍ NGHIỆP KHOA HỌC SẢN XUẤT THIẾT BỊ THÔNG TIN I
1- Đối tượng tính giá thành và kỳtính giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng trong các doanh nghiệp nói chung và ở xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I nói riêng. Việc xác định đúng đắn giá thành sản phẩm sẽ có ảnh hưởng lớn đến giá bán và lợi nhuận của xí nghiệp. Do đó muốn xác định được giá thành sản phẩm, trước hết xí nghiệp phải xácđịnh được đối tượng tính giá thành. Như ở phần trước đã đề cập, đối tượng tập hợp chi phí là từng loại sản phẩm (từng hoạt động) nên xí nghiẹp cũng xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm (từng hoạt động) cho phù hợp và thuận tiện cho công tacs tính toán, đặc điểm yêu cầu quản lý của xí nghiệp.
Do việc tổ chức thựchiện công tác kế toán là quyết toán theo quý, khối lượng chi phí phát sinh không lớn nên xí nghiệp đã áp dụng kỳtính giá thành là từng quí trong năm. Đến cuối quý, căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho và số lượng sản phẩm còn dở dang ở trong qui trình công nghệ sản xuất, kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để xác định giá thành của sản phẩm đó.
2- Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là cùng loại sản phẩm (từng hoạt động) nên xí nghiệp đã áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn.
Tổng giá thành sản phẩm
Chi phí sản phẩm dở dang đầy kỳ
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Chi phí sp dở dang cuối kỳ
=
+
-
Giá thành đơn vị của sản phẩm hoàn thành
Tổng giá thành sản phẩm
Khối lượng sản phẩm hoàn thành
=
Kết thúc qui trình sản xuất, kế toán sử dụng phương pháp tính giá thành trên để tính giá thành cho từng loại sản phẩm (hoạt động) sau đó vào cho bảng tính giá thành sản phẩm sản xuất lập cho từng quí.
3- Tính giá thành cho sản phẩm sản xuất
Trên cơ sở số liệu của sổ chi tiết TK 154 (theo từng đối tượng), khối lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang do phân xưởng gửi lên, kế toán tính ra chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ để làm căn cứ tính giá thành sản phẩm.
Số liệu về sản phẩm tăng âm, điện thoại như sau :
a- Sản phẩm tăng âm 40W
Chi phí sản xuất dở dang đầu quí 4 : 50.650.095
Chi phí sản xuất phát sinh trong quí 4 : 20.558.795
Chi phí sản xuất dở dang cuối quý 4 : 0
Sản phẩm hoàn thành nhập kho : 500
Như vậy : Giá thành sản phẩm tăng âm 40W là :
50.650.095 + 20.558.795 = 71.208.890
Giá thành đơn vị =
71.208.890
500
= 142.417,78
b- Sản phẩm tăng âm 120W
Chi phí sản xuất dở dang đầu quý 4 : 9.289.863
Chi phí sản xuất phát sinh trong quý 4 : 49.778.569
Chi phí sản xuất dở dang cuối quý 4 : 0
Sản phẩm hoàn thành nhập kho : 300
Như vậy : Giá thành sảnphẩm tăng âm 120W là :
9.289.865 + 49.778.569 = 59.068.432
Giá thành đơn vị =
59.068.432
300
= 196.894,77
c- Sản phẩm điện thoại GS480F :
Chi phí sản xuất dở dang đầu quý 4 : 0
Chi phí sản xuất phát sinh trong quý 4 : 260.057.945
Chi phí sản xuất dở dang cuối quý 4 : 168.404.296
Sản phẩm hoàn thành nhập kho : 356
Như vậy, giá thành sản phẩm điện thoại GS 480F là :
260.057.945 – 168.404.296 = 91.653.649
Giá thành đơn vị =
91.653.649
3356
= 257.454,07
d- Sản phẩm điện thoại LG5140
Chi phí sản xuất dở dang đầu quý 4 : 0
Chi phí sản xuất phát sinh trong quý 4 : 637.651.021
Chi phí sản xuất dở dang cuối quý 4 : 570.519.564
Sản phẩm hoàn thành nhập kho : 500
Như vậy, giá thành sản phẩm điện thoại LG 5140 là :
647.651.021 – 570.519.564 = 67.131.457
Giá thành đơn vị =
67.131.457
500
= 134.262,91
PHẦN III
PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP KHOA HỌC SẢN XUẤT THIẾT BỊ THÔNG TIN I
I. SỰ CẦN THIẾT, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
Ngày này, hoạch toán kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho công tác điều hành và sản xuất kinh doanh. Theo su hướng phát triển của nền sản xuất xã hội tất yếu hoạch toán kế toán phải đổi mới và hoàn thiện cho phù hợp. Với tư cách là một bộ phận của hoạch toán kế toán , công tác hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đòi hỏi cũng phải ngày cạng hoàn thiện theo.
Trên góc độ của doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai yếu tố quan trọng bậc nhất để đánh giá chất lượng hoạt động cuả các doanh nghiệp sản xuất. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, mọi doanh nghiệp đều phải tự hoạch toán kinh doanh và tìm mọi biện pháp để sản xuất ra sản phẩm với số lượng nhiều nhất, chất lượng cao nhất nhưng chi phí bỏ ra là thấp nhất và thu được lãi nhiều nhất. Với các doanh nghiệp sản xuất điều này có thể thực hiện được phải dựa phần lớn vào công tác hoạch toán chi phí và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên trên thực tế chất lượng của công tác này ở nhiều doanh nghiệp còn chưa được coi trọng thể hiện từ khâu quy định lập và luân chuyển chứng từ, lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán cho đến việc áp dụng sổ sách kế toán chưa khoa học và hợp lý, khó khăn trong việc xác định nội dung, phạm vi chi phí, giá thành sản phẩm không được tính đúng, tính đủ. Trong tương lai sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật, công nghệ sản xuất , sự phát triển nhu cầu thị trường kéo theo một loạt các thay đổi của các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến công tác hoạch toán chi phí và giá thành sản phẩm đòi hỏi Nhà nước và các doanh nghiệp phải có sự nhìn nhận đúng đắn để có những thay đổi, cải tiến thích hợp về hoạch toán kế toán nói chung và kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng.
Từ những vấn đề kể trên có thể nói rằng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là việc làm rất cần thiết trong các doanh nghiệp.
2. Nội dung hoàn thiện kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
2.1. Hoàn thiện và hoạch toán ban đầu
Mọi nghiệp vụ kinh tế – tài chính phát sinh và thực sự hoàn thành đề phải lập chứng từ làm cơ sở pháp lý cho mọi số liệu tren tài khoản, sổ kế toán và báo cáo kế toán. Hệ thống chứng từ kế toán đồng bộ, khoa học, chính xác là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho công tác tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Hệ thống chứng từ ban đầu ở các doanh nghiệp phải phản ánh cụ thể, rõ ràng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nói chung và các nghiệp vụ liên quan đến hoạch toán chi phí và giá thành sản phẩm nói riêng. Do đó hoạch toán ban đầu là khâu mở đầu của công việc kế toán, có vị trí quan trọng và quyết định đến chất lượng của toàn bộ công tác kế toán sau này.
Muốn phản ánh chính xác, kịp thời chi phí sản xuất và giá thành thì đòi hỏi công tác kế toán hoạch toán ban đầu phải thực hiện đúng các nội dung sau:
- Căn cứ vào những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp, căn cứ vào hệ thống chứng từ ban đầu theo quy định của Bộ tài chính, kế toán phải lập danh sách các chứng từ sử dụng cho hoạch toán ban đầu với từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở từng bộ phận.
- Phản ánh cụ thể và quy định rõ trách nhiệm của từng người trong việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các chứng từ ban đầu đảm bảo phản ánh một cách chính xác.
- Phòng kế toán của doanh nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn việc ghi chép ban đầu cho tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, cũng như có trách nhiệm xây dựng các quy định luân chuyển chứng từ thích hợp với đặc điểm của doanh nghiệp và thích hợp vơí từng loại chứng từ ban đầu.
- Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế, là phương tiện truyền tải các thông tin phục vụ cho công tác quản lý của doanh nghiệp. Bên cạnh các chứng từ do Nhà nước ban hànhdoanh nghiệp có thể lập thêm một số chứng từ tự lập khác để phản ánh.
- Kế toán phải tiến hành lập đầy đủ số liệu của các chứng từ theo quy định, việc ghi chép phải rõ ràng, trung thực. Kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị tuyệt đối không nên ký tên trước vào các chứng từ trắng không có nội dung.
- Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, với nội dung kinh tế, công dụng khác nhau, phát sinh theo những địa điểm khác nhau. Mục đích của việc bỏ ra chi phí là để tạo ra những sản phẩm, lao vụ. Những sản phẩm lao vụ này lại được sản xuất, chế tạo ở các phân xưởng, bộ phận khác nhau theo một quy trình công nghệ nào đó. Do vậy các chi phí phát sinh cần được lập theo các yếu tố, khoản mục chi phí và theo từng giới hạn, phạm vi nhất định để thuận tiện cho công tác tính giá thành. Đây chính là việc xác định đối tượng tập hợp chi phí. Việc xây dựng hoàn thiện đối tượng tập hợp chi phí phải đảm bảo nguyên tắc chi phí được tập hợp đầy đủ, nhanh tróng và chính xác muốn vậy când phải căn cứ vào các cơ cấu tổ chức sản xuất , yêu cầu và chỉnh độ quản lý kinh tế vào quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất để xác định một cách chính xác đối tượng tập hợp chi phí.
- Kết quả của quá trình sản xuất là phải đánh giá đúng đắn và đầy đủ chi phí đã kết tinh vào sản phẩm, lao vụ hay chính là việc xác định giá thành sản phẩm. Yêu cầu đòi hỏi đầu tiên trong công tác tính giá thành là phải xác định được đối tượng tính giá thành trên cơ sở đó để tập hợp, tính toán và phân bổ chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm , lao vụ. Hoàn thiện đối tượng tính giá thành là việc xác định đối tượng tính giá thành phù hợp với doanh nghiệp. Muốn vậy cần tuân theo những căn cứ sau:
+ Căn cứ vào tổ chức sản xuất của xí nghiệp. Nếu sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm , từng công việc hoàn thành; nếu tổ chức sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm hoàn thành.
+ Căn cứ vào quy trình công nghệ của sản phẩm để xác định, nếu quy trình công nghệ giản đơn thì đối tượng tính gias thành có thể là loại sản phẩm đã hoàn thành cuối quy trình công nghệ, nếu quy trình công nghệ phức tạp kiểu chế biến liên tục thì đối tượng tính giá thành ngoài thành phẩm ở bước công nghệ cuối cùng còn có thể là bán thành phẩm ở từng giai đoạn sản xuất .
2.3. Vận dụng hợp lý hệ thống tài khoản
Các chứng từ kế toán trong hoạch toán ban đầu chỉ cung cấp thông tin có tính chất rời rạc về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Do đó chưa đáp ứng được nhu cầu quản lý. Để đáp ứng được những yêu cầu đó đòi hởi kế toán phải tiến hành hoạch toán tổng hợp để có được các thông tin tổng hợp.
Trong quá trình hoạch toán tổng hợp, kế toán sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình nếu vận dụng hợp lý hệ thống tài khoản. Các tài khoản giúp ké toán phản ánh, kiểm tra và giám xát từng đối tượng cụ thể trong doanh nghiệp.
Việc phản ánh tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các tài khoản tổng hợp vẫn chưa đủ. Mà kế toán cần hoạch toán chi tiết chi phí sản xuất về giá thành theo từng đối tượng cần hoạch toán như từng mặt hang, nhóm hàng. Căn cứ vào việc sản xuất, cũng như yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, kế toán có thể mở chi tiết các tài khoản cấp 2, 3 để theo dõi chi tiết chi phí sản xuất và giá thành. Chẳng hạn như TK 154 “chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” có thế mở chi tiết theo từng phân xưởng, từng mặt hàng, từng nhóm hàngtương ứng doanh nghiệp có thể mở các TK cấp 2, 3 cho các TK 621, 622, 627 để phản ánh chi tiêt.
2.4. Tổ chức khoa học hệ thống sổ sách
Cùng với việc hoàn thiện hệ thống tài khoản cần phải hoàn thiện hệ thống sổ sách. Tuy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng, trình độ của nhân vien kế toán, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật trong công tác kê toán mà kế toán có thể lựa chọn hệ thống sổ sách cho khoa học, gọn nhẹ theo 4 hình thức ghi sổ sau:
-Hình thức sổ kế toá Nhất ký chung
-Hình thức sổ kế toán Nhật ký sổ cái
-Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ
-Hình thức sổ kế toán Nhật ký chúng từ
Các loại sổ kế toán thường dùng là:
- Sổ kế toán tổng hợp
- Sổ kế toán chi tiết
Trong đó, sổ kế toán Tổng hợp có 2 sổ kế toán chủ yếu là: Sổ cái và Sổ nhật ký. Còn sổ kế toán chi tiết gồm các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
- Sổ Nhật ký chung dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong từng kỳ kế toán và trong niên độ kế toán theo trình tự thời gian và quan hệ đối ứng các tài khoản của các nghiệp vụ đó. Số liệu kế toán trên sổ nhật ký trung phản ánh tống số phát sinh bên nợ và bên có của tất cả các tài khoản sử dụng ở doanh nghiệp.
- Sổ cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong thời kỳ, trong niên độ kế toán theo các tài khoản kế toan được quy định trong chế độ tài khoả kế toán áp dụng cho các doanh nghiệp. Số liệu trên Sổ cái sẽ được dùng để lập các báo cáo tài chính.
- Sổ kế toán chi tiết dùng đẻ ghi chép các đồi tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu kế toán trên sổ kế toán chi tiết cung cấp các thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, công nợ chi tiết được phản ánh trên Sổ chi tiết và Sổ cái.
Tổ chức khoa học hệ thống sổ kế toán là rất cần thiêt. Trên thực tế thì vẫn còn tồn tại về sổ sách kế toán cần được hoàn thiện như công tác ghi sổ còn nhiều rườm rà phức tạp, mở và ghi chép sổ không đúng với nguyên tắc và phương pháp kế toán dẫn số liệu kế toán nhiều khi không đầy đủ, thiếu chính xác, thiếu trung thực. Để hoàn thiện thì sổ sách kế toán cần phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Áp dụng hệ thống sổ đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện cho việc ghi chép, giảm tới mức thấp nhất công việc ghi chép của kế toán nhưng vẫn phản ánh đầy đủ chính xác thông tin.
- Tuỳ theo từng nghiệp vụ phát sinh cũng như yêu cầu theo dõi chi tiết từng hoạt động mà mở thêm các sổ chi tiết để theo dõi.
2.5. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán
Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo các nguyên tắc gọn nhẹ xong vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ khối lượng công tác kế toán và các phần hành kế toán. Mặt khác các nguyên tắc như nguyên tắc bất vị thân, bất kiêm nhiệm; hiệu quả và tiết kiệm; chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao độngcần phải đựoc chú trọng. Tuỳ vào đặc điểm sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp mà tổ chức bộ máy kế toán có thể được tổ chức tập trung hay phân tán hoặc kết hợp cả tập chung và phân tán. Với các đơn vị có quy mô nhỏ hoặc đơn vị có quy mô lớn nhưng các đơn vị thành viên phân bố trên cùng một địa bàn có trang bị các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại thì nên tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Nhưng với các đơn vị có quy mô lớn, các đơn vị thành viên phân bố rộng khắp trên nhiều địa bàn, trang thiết bị thông tin liên lạc không cao thì tôt nhất bộ máy kế toán được tổ chức phân tán.
3. Nguyên tắc của việc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.
- Hoàn thiện phải phù hợp với chế độ kế toán hiện hành và các chế dộ kinh tế – tài chính của Nhà nước đồng thời phải thích ứng với xu hướng phát triển trong tương lai. Chế độ kinh tế – tài chính, chế độ kế toán của Nhà nước là những văn bản mang tính chất bắt buộc thể hiện đương lối, chủ trương, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực kế toán – tài chính ở một giai đoạn nhất định. Việc tuân theo nguyên tắc giúp cho sự hoàn thiện của doanh nghiệp thực hiện đúng pháp luật. Mặt khác xu hướng trong tương lai có nhiều biến chuyển lớn đòi hởi sự hoàn thiện trong các doanh nghiệp phải kịp thời nắm bắt cho phù hợp.
- Hoàn thiện phải phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu quản lý và trình độ nhân viên kế toán trong doanh nghiệp đây chính là nguyên tấc cơ bản của sự hoàn thiện trong doanh nghiệp. Nguyên tắc này bắt nguồn từ các yếu tố nội tại đó là những tồn tại hãn chế trong doanh nghiệp. Các điều kiện về sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nhân viên kế toán sẽ giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn sâu sắc hơn trong quá trình hoàn thiện.
- Hoàn thiện phải mang tính khả thi cao trên quan điểm tiết kiệm và hiệu quả. Thành công của một phương án hoàn thiện không chỉ thể hiện ở việc xây dựng được một lý luận khoa học, logic mà nó còn phải chứng minh được là két quả của phương án hoàn thiện đó có thể áp dụng được trong thực tiễn và thực hiện tốt. Thực tế cho thấy có rất nhiều phương án hoàn thiện tuy có thể đem ứng dụng trong thực tế song hiệu quả đem lại không cao do chi phí để thực hiện nó là quá lớn. Do đó quan điểm vừa tiết kiệm vừa hiệu quả cũng sẽ chi phối khi xây dựng được một phương án hoàn thiện khả thi.
4. Ý nghĩa của việc hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành
- Đối với công tác kế toán, hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm giúp cho kế toán nhanh trong, chính xác trong việc thu thập , xử lý, tính toán và tập hợp chi phí và giá thành nhờ có một hệ thống thống nhất, đồng bộ các chứng từ kế toán và phương pháp hoạch toán phù hợp, đảm bảo cho công tác tính đúng, tính đủ chi phí vào trong giá thành sản phẩm. Ngoài ra việc hoàn thiện còn giúp kế toán quản lý chặt chẽ mối quan hệ giữa các yếu tố chi phí, cung cấp các số liệu cho nhiều bộ phận có liên qua thông qua hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán khoa học.
- Đối với công tác quản lý doanh nghiệp, hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm cung cấp các thông tin đầy đủ hơn, chính xác hơn, khoa học hơn cho các nhà quản lý để trên có sở đó nhà quản lý phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự đoán chi phí, tình hình sử dụng các tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động, tình hình thực hiện giá thành sản phẩm để có các quyết định quản lý thích hợp về việc tiết kiệm chi phí và phấn đấu hạn giá thành sản phẩm
II. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở XÍ NGHIỆP CT – IN
Trong những năm gần đây, cùng với xu hướng thay đổi chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không ngừng đổi mới, hoàn thiện cả về cơ cấu tổ chức và phương pháp hạch toán. Là một doanh nghiệp nhà nước có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, xí nghiệp CT-IN cũng không ngừng đổi mới và vững mạnh. Bên cạnh đó, công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng không ngừng hoàn thiện và đạt được nhiều thành tựu . Bộ máy kế toán của xí nghiệp thường xuyên được kiện toàn và tổ chức lại một cách hợp lý và hiệu quả, phù hợp với qui mô sản xuất, tính chất hoạt động của xí nghiệp, đảm bảo chức năng xử lý thông tin và cung cấp thông tin cho bộ phận quản lý xí nghiệp. Từ chỗ bộ máy kế toán cồng kềnh nay chỉ còn 6 nhân viên kế toán được phân công giao việc cụ thể, đáp ứng được yêu cầu luân chuyển chứng từ hợp lý, dễ phân công công việc và thuận tiện cho việc cơ giới hoá áp dụng máy vi tính. Hàng năm, xí nghiệp đã cử những cán bộ kế toán có năng lực đi học nhằm nâng cao chuyên môn, nắm bắt được những thông tin mới trong nước và thông lệ kế toán quốc tế.
Đánh giá được vai trò quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, xí nghiệp CT-IN đã không ngừng hoàn thiện công tác hạch toán sao cho đảm bảo tính khoa học, chính xác của số liệu và phản ánh được nguyên vẹn sự việc kinh tế phát sinh giúp cho chi phí của sản phẩm đầu ra được tính đúng, tính đủ.
Hiện nay, kế toán của xí nghiệp áp dụng hạch toán theo hình thức “chứng từ ghi sổ” cho thấy xí nghiệp đã có một sự cân nhắc kỹ càng, lựa chọn hợp lý và đúng đắn để phản ánh hoạt động sản xuất – kinh doanh, hình thức này khá đơn giản, dễ làm và thực tế đã tỏ ra phù hợp với đặc điểm qui mô sản xuất – kinh doanh của xí nghiệp, thuận tiện cho việc áp dụng trang bị máy vi tính vào công tác kế toán trong xí nghiệp. Công tác hạch toán của xí nghiệp trong các khâu chứng từ, sổ sách đã đivào nề nếp, nhìn chung đã đảm bảo tính chính xác, rõ ràng với chế độ kế toán hiện hành góp phần cung cấp đầy đủ số liệu để tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp theo đúng định kỳ. Xí nghiệp cũng đã áp dụng tính lương theo sảnphẩm sản xuất đối với bộ phận trực tiếp tham gia sanr xuất, chế tạo sản phẩm và tính lương dựa trên hiệu quả sản xuất chung toàn xí nghiệp đối với bộ phận quản lý, kỹthuật. Có thể thấy đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt số lượng lao động với chất lượng lao động. Do đó, nó có tác dụng là động lực kinh tế thúc đẩy mọi người làm việc năng suất lao dộng chất lượng và hiệu quả cao.
Việ xác định đối tượng tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm (từng loại hoạt động) cụ thể đã giúp cho công tác quản lý, theo dõi chi phí sản xuất theo từng mặt hàng sảnphẩm và do đó có tác động trực tiếp tới việc hạ gía thành sản phẩm của xí nghiệp. Bên cạnh đó, việc tập hợp chi phí theo từng khoản mục đã tạo điều kiện cho việc tính giá thành kịp thời, chính xác, công tác phân loại chi phí khoa học đảm bảo cho nhu cầu quản lý chi phí dễ dàng, tránh được việc hạch toán trùng lắp giữa các công đoạn sản xuất. Ngoài ra, công tác tính giá thành của xí nghiệp được hạch toán theo từng quí, nó thuận tiện cho việc đảm bảo và tập hợp đầy đủ các khoản mục chi phí tính giá thành phát sinh trong quí. Là tiền đề cho giá thành được tính đúng, tính đủ.
Cùng với sự lớn mạnh của xí nghiệp, tổ chức công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng đã không ngừng hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán với các bộ phận liên quan, đồng thời phản ánh trung thực khách quan tình hình hiện có và sự biến động của chi phí và giá thành sản phẩm. Do đó về cơ bản công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở xí nghiệp phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị có qui mô vừa, sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành bưu điện và điện tử dân dụng.
Song bên cạnh những thành tích đã đạt được trên, công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp còn có một số hạn chế nhất định cần phải tiếp tục hoàn thiện.
1- Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nếu như chi phí sản xuất tính cho một thời kỳ nhất định thì giá thành sản phẩm lại tính cho những sản phẩm hoàn thành nhưng cả hai đều thống nhất ở một lượng hao phí về vật tư, lao động, tiền vốn. Tính giá thành sản phẩm chính là mục đích của việc hạch toán chi phí. Do đó mà việc hạch toán đúng đắn chi phí sản xuất sẽ làm tiền đề cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác. Ở xí nghiệp, nguyên vật liệu là một bộ phận lớn nhất cấu thành nên giá thành sản phẩm và đồng thời cũng là một phần nằm trong chi phí sản xuất. Việc tính đúng và tính đủ giá trị nguyên vật liệu đã tham gia vào quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm sẽ góp phần vào việc đảm bảo cho sự chính xác của giá thành. Trong quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu ở xí nghiệp, kế toán nguyên vật liệu mở chi tiết theo từng loại nguyên vật liệu chính (theo từng chủng loại, từng bộ nguyên vật liệu) để theo dõi quá trình nhập, xuất, tồn kho nguyên vật liệu chính trong kỳ. Trong khi đó ở bộ phận nguyên vật liệu phụ như sơn, nhãn, mác, bao bì kế toán nguyên vật liệu lại không mở sổ để theo dõi riêng (có thể mở nhiều sổ chi tiết hoặc một sổ chi tiết để theo dõi chung cho toàn bộ vật liệu phụ). Do không mở sổ theo dõi và quản lý khoản chi phí này nên không đảm bảo cho nguyên tắc đúng và tính đủ chi phí nguyên vật liệu vào giá thành và đồng thời không thể cung cấp số liệu cho các bộ phận có liên quan như kỹ thuật, kế hoạch tính toán và xây dựng định mức kinh tế – kỹ thuật phục vụ cho yêu cầu quản lý.
2- Về hạch toán chi phí nhân công
Như ở phần hai đã đề cập, bộ phận chi phí nhân công trực tiếp ngoài phần tiền lương, khoản lương nghỉ phép của người công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm thì còn bao gồm cả chi phí nhân công (tiền lương) của bộ phận quản lý phân xưởng như quản đốc , phó quản đốc phân xưởng, nhân viên thống kê phân xưởng Đây là bộ phận không tham gia trực tiếp tạo nên sản phẩm mà khi khi có trách nhiệm giám sát chung tình hình thực hiện công việc sản xuất của tưngf nhân viên trong phân xưởng. Mặc dù, khi kế toán của xí nghiệp có tính chi phí tiền lương của bộ phận quản lý phân xưởng này vào trong chi phí nhân công trực tiếp thì kết quả cuối cùng làgiá thành sản phẩm không sai song việc đưa khoản chi phí này vào trong chi phí nhân công trực tiếp sẽ không phản ánh đúng nội dung của chi phí. Do vậy khi phân tích tỷ trọng các yếu tố chi phí nằm trong giá thành sản phẩm sẽ không chính xác. vì vậy cần phải hạch toán khoản chi phí này về chi phí sản xuất chung.
Mặt khác, trong điều kiện hiện nay việc xem xét và tính toán lương nghỉ phép của bộ phận lao động trực tiếp tạo ra sản phẩm là việc làm đúng đắn và rất cần thiết. Song quan trọng hơn là việc hạch toán như thế nào cho đúng đắn. việc tính lương nghỉ phép phụ thuộc nhiều vào nhân tố cả chủ quan và khách quan. Nhân tố khách quan đó là việc xuất hiện tần xuất (số ngày) nghỉ phép thực tế của người công nhân trong khi đó nhân tố chủ quan đó là việc có tính đến việc trích trước hay không trích trước lương nghỉ phép của bộ phận này. cả nhân tố chủ quan và khách quan đều có ảnh hưởng cuối cùng đến giá thành sản phẩm. Thực tế ở xí nghiệp, bộ phận lương nghỉ phép được được tính theo từng quý và được hạch toán ngay vào trong chi phí của quý đó. Trong khi số lượng côngnhân nghỉ phép theo từng quý là không ổn định do đó có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác hạch toán và quản lý do vậy xí nghiệp cần phải xem xét và điều chỉnh cho hợp lý.
3. Về hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định.
Khấu hao tài sản cố định là một bộ phận chi phí nằm trong chi phí sản xuất chung cấu thành nên giá trị sản phẩm. Việc tính, trích và sản phân bổ phải được xây dựng trên những căn cứ khoa học và hợp lý phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của xí nghiệp cũng như phải phù hợp với các quy định ban đầu của Bộ Tài chính. Trên thực tế công tác hạch toán chi phí khấu hao tài sản cố định của xí nghiệp còn nhiều điểm hạn chế như chỉ dựa vào “Bảng tính khấu hao tài sản cố định” và số quản lý máy móc thiết bị dùng trong quản lý, sản xuất kinh doanh do phân xưởng gửi lên để làm căn cứ ghi vào các sổ sách kế toán có liên quan. Bảng tính khấu hao TSCĐ được mở để theo dõi mức trích khấu hao của từng loại tài sản nằm trong nhóm tài sản bằng cách liệt kê hết thời gian sử dụng. Bảng này được lập theo từng quý nhưng như vậy căn cứ vào bảng sẽ không giúp cho các nhà quản lý thấy được tình hình trích khấu hao của quý trước, tình hình tăng giảm mức khấu hao TSCĐ trong quý trên cơ sở đó tính toán mức trích khấu hao trong quý. Mặt khác, bảgn tính và trích khấu hao TSCĐ chưa cho thấy được tình hình phân bổ mức khấu haođã được trích lập cho từng đối tượng sử dụng TSCĐ. Do vậy, cần thiết phải tổ chức xây dựng lại bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ lại cho phù hợp.
4. Về quy trình hạch toán và hệ thống sổ sách theo quy định.
Với hình thức ghi chép kế toán hiện nay của xí nghiệp là “chứng từ ghi sổ ” hoàn toàn phù hợp với quy mô sản xuất của xí nghiệp. Về nguyên tắc hình thức này cho phép một htg sổ sách đơn giản, thuận tiện và dễ làm đồng thời cũng cho phép thưcj hiện được công tác kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán. song trong công tác ghi chép thiết kế sổ sách ở xí nghiệp còn tồn tại một số hạn chế. Đó là việc đơn vị hạch toán bằng máy vi tính, bộ phận kế toán chỉ mở “chứng từ ghi sổ” cho các nghiệp vụ chưa có chứng từ gốc như nghiệp vụ kết chuyển hay phân bổ còn các nghiệp khác có chứng từ gốc lập theo mẫu quy định thống nhất của nhà nước nhuư phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập xuất kho kế toán vào cho “bảng tổng hợp chứng từ gốc” có cùng nội dung kinh tế. Cuối kỳ, số liệu của các “chứng từ ghi sổ ” và “bảng tổng hợp chứng từ gốc” được vào cho các sổ cái và từ sổ cái để lập bảng cân đối tài khoản. tuy nhiên, trong quy trình hạch toán tổng hợp, kế toán có thể ghi bỏ xót nghiệp vụ, trùng lặp số liệu hoặc ghi sai về quan hệ đối ứng tài khoản thì không có một cơ sở nào giúp kế toán phát hiện những sai sót của mình. Vì vậy, để có căn cứ lập các báo cáo tài chính, kế toán cần phải có một sổ để tổgn hợp toàn bộ các phát sinh trong kỳ và là cơ sở để kế toán kiểm tra khớp đúng với số liệu trên bảng cân đối tài khoản. sổ này chính là sổ “đăng ký chứng từ ghi sổ” trong hình thức “chứng từ ghi sổ”.
Như vậy công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở xí nghiệp CT – IN về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho xí nghiệp và nếu xí nghiệp khắc phục những thiếu sót và có sự điều chỉnh hợp lý thì công tác hạch toán sẽ hoàn thiện hơn và trở thành công cụ cung cấp thông tin đắc lực cho các nhà quản lý và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GTSP Ở XÍ NGHIỆP CT- IN.
1. Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu.
Hiện nay tài khoản phản ánh nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính) ở xí nghiệp là tài khoản 152. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng chủng loại từng bộ nguyên vật liệu cvhính như sau.
TK152. 111 : nguyên vật liệu chính – tôn.
TK152. 112 : nguyên vật liệu chính – thép
TK152. 121 : nguyên vật liệu chính – vỏ điện thoại.
TK152. 122 : nguyên vật liệu chính – linh kiện điện tử.
..
Như vậy mới chỉ dừng lại ở nguyên vật liệu chính nhưng gtsp lại còn bao gồm giá trị nguyên vật liệu phụ do vậy cần phải mở chi tiết tk 152 để theo dõi toàn bộ vật liệu phụ như TK 152.2 : nguyên vật liệu phụ.
đồng thời có thể mở chi tiết hơn cho từng loại nguyên vật liệu chính như tôn 0.8 ly tôn 1 ly, vỏ điện thoaị GS 480F và IG5140 Việc đưa vào sử dụng các tk chi tiết nói trên có thể phục vụ cho nhu cầu thông tin chi tiết, tỷ mỉ, trên cơ sở những tk đó thì kế toán sẽ có thể công nhận xử lý chính xác về các mặt chi phí và giá thành sản phẩm.
Với số lượng nguyên vật liệu rất lớn thì ngoài việc theo dõi chi tiết cho từng danh mục nguyên vật liệu, kế toán còn phải tổng hợp tình hình nguyên vật liệu có ở trong kỳ dưới một sổ gọi là “sổ danh điểm nguyênvật liệu”. Sổ này liệt kê toàn bộ nguyên vật liệu sử dụng trong xí nghiệp và thống nhất về tên gọi nguyên vật liệu, mã số, qui cách, đơn vị tính, đơn giá nguyên vật liệu. Việc xây dựng “sổ danh điểm nguyên vật liệu” rất thuận lợi trong việc sử dụng máy vi tính, khi cần thông tin về một loại nguyên vật liệu nào đó, kế toán xem xét mã số của nguyên vật liệu đó, do đó mà rút ngắn được thời gian cho kế toán theo dõi được tình hình nhập, xuất, tồn nguyên vật liệu. Mẫu sổ có thể như sau :
SỔ DANH ĐIỂM NGUYÊN VẬT LIỆU
STT
Mã (danh điểm) vật liệu
Tên, qui cách nguyên vật liệu
Đơn vị tính
Đơn giá
Ghi chú
1
152111
Tôn
Kg
152111-01
Tôn 0,8 ly
Kg
152111-02
Tôn 1 ly
Kg
2
152112
Thép
Kg
3
152121
Vỏ điện thoại
Chiếc
.
.
Thông tin về nguyên vật liệu trong kỳ một mặt phải đảm bảo tính chính xác và đầy đủ mặt khác phải đảm bảo cung cấp một cách khoa học và hợp lý nhất cho nhà quản lý. Việc xuất kho nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm (từng hoạt động) cũng cần phải được phản ánh vào một sổ riêng giúp cho đối tượng quản lý thấy được các chỉ tiêu về số lượng, giá trị và từng đối tượng sử dụng bởi nếu như ở sổ chi tiết chi phí nguyên vật liệu chỉ cho thấy chỉ tiêu về giá trị của từng loại nguyên vật liệu xuất cho một đối tượng nào đó hoặc trong khi ở sổ chi tiết nguyên vật liệu chỉ cho thấy việc xuất nguyên vật liệu cho nhiều đối tượng. Vì vậy, kế toán có thể lập một sổ riêng gọi là “bảng xuất nguyên vật liệu”.
BẢNG XUẤT NGUYÊN VẬT LIỆU
Loại
Đơn giá
(đồng)
621.11
621.12
621.13
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá giá
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
NVL chính
Tôn
Thép
Vỏ điện thoại
Linh kiện ĐT
.
.
.
.
.
.
Cộng
x
x
2- Hoàn thiện chi phí nhân công
=
Về mặt bản chất, chi phí nhân công trong chi phí sản xuất chung là một khoản chi phí mang tính chất quản lý chung, hoạt động sản xuất kinh doanh không thể đưa chi phí này vào trong chi phí nhân công trực tiếp cuả công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm. Do vậy, khi tính toán lương của bộ phận quản lý phân xưởng dựa trên công thức như ở phần hai đã đề cập, kế toán sẽ ghi nhận vào chi phí nhân công trong khoản mục chi phí sản xuất chung. Đồng thời, kế toán sẽ tiến hành phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm. Tiêu thức phân bổ được lựa chọn ở đây có thể là chi phí nhân công trực tiếp cho từng sản phẩm (hoạt động) do đó mà công thức phân bổ được xây dựng như sau :
Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm tăng âm
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng cho sản phẩm tăng âm
Hệ số phân bổ
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng cần phân bổ
Tổng chi phí nhân công trực tiếp của toàn bộ sản phẩm (hoạt động)
x
=
Hệ số phân bổ
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng cho sản phẩm điện thoại
Hệ số phân bổ
Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm điện thoại
x
=
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng cho sản phẩm khác
Hệ số phân bổ
Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm khác
x
=
Kế toán căn cứ vào số liệu đã được tính và phân bổ tiến hành định khoản:
Nợ TK 627 (6271) (Chi tiết theo từng đối tượng)
Có TK 334
Mặt khác, khi tính lượng nghỉ phép, do số lượng công nhân trực tiếp sản xuất với nhiều lý do khác nhau nên việc nghỉ phép của họ có thể diễn ra không theo một kế hoạch định trước, điều này sẽlàm cho sản phẩm làm ra giảm xuống mà lương nghỉ phép của quí nào được tính vào chi phí của quí đó sẽ dẫn đến giá thành sản phẩm không ổn định ảnh hưởng tới công tác hạch toán. Vì vậy để đảm bảo cho giá thành sản phẩm được ổn định nên trích trước lương nghỉ phép cho công nhân trực tiếp sản xuất và phân bổ vào các quí sao cho hợp lý coi đây như là một khoản chi phí phải trả. Do đơn vị có xây dựng kế hoạch hàng năm nen việc trích trước lương nghỉ phép được xác định theo công thức :
Mức trích trước tiền lương nghỉ phép kế hoạch
Tiền lương chính thực tế phải trả công nhân trực tiếp sản xuất trong quí
Tỉ lệ trích trước
x
x
Tỉ lệ trích trước
Tổng lương nghỉ phép kế hoạch năm của công nhân TTSX
Tổng quĩ lương kế hoạch năm của công nhân TTSX
x 100%
=
- Hàng quí, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi :
Nợ TK 622
Có TK 335
Trong quí khi phát sinh số lượng nghỉ phép thực tế phải trả công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi :
Nợ TK 335
Có TK 334
- Trong trường hợp có chênh lệch giữa số trích trước và số phát sinh thực tế thì tuỳ theo quy định, kế toán có thể hạch toán phù hợp.
Khi mức trích trước lớn hơn số thực tế phát sinh, kế toán ghi giảm phí bằng phần chênh lệch vào quí cuối cùng của năm kế toán :
Nợ TK 335
Có TK 622 phần chênh lệch
Khi mức trích trước nhỏ hơn số thực tế phát sinh, phản ánh phần chênh lệch, kế toán ghi :
Nợ TK 622
Có TK 335 phần chênh lệch
Khi phát sinh chi phí lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán phải mở thêm sổ chi tiết TK 335 – chi phí lương nghỉ phép, để quản lý và theo dõi riêng tình hình trích trước và hạch toán lương nghỉ phép của bộ phận trực tiếp sản xuất.
Sổ chi tiết TK 335 được lập theo mẫu qui định của xí nghiệp
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
Từ ngày 30/9/2000 đến ngày 31/12/2000
Tài khoản : 335 – chi phí lương nghỉ phép
Dư nợ đầu kỳ
Ngày
Số
Diễn giải
TK dư
PS nợ
PS có
31/10
264
Thanh toán lương cho NV sản xuất
334
1.192.000
29/11
304
Thanh toán lương cho NV sản xuất
334
547.350
Phát sinh nợ :
Phát sinh có :
Dư nợ cuối kỳ
3- Hoàn thiện về hạch toán khấu hao tài sản cố định
Việc xây dựng “Bảng tính khấu hao tài sản cố định” ở xí nghiệp còn khá chung chung, chưa phản ánh được những thông tin mà kế toán cần đó là tình hình trích khấu hao tài sản cố định kỳ trước, sự thay đổi tài sản cố định trong kỳ và đặc biệt là chưa cho thấy việc phân bổ mức khấu hao tài sản cố định cho từng đối tượng sử dụng. Do vậy để khắc phục hạn chế trên, kế toán vẫn có thể sử dụng “Bảng tính khấu hao tài sản cố định” của xí nghiệp như một bảng để theo dõi toàn bộ tài sản cố định của xí nghiệp theo từng nhóm danh mục tài sản. Mặt khác, kế toán có thể lập thêm “bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định” theo mẫu qui định để xem xét tình hình trích khấu hao tài sản kỳ trước, tình hình tăng giảm tài sản trong kỳ và tình hình phân bổ khấu hao tài sản cố định đã được trích lập cho từng đối tượng sử dụng tài sản.
Mẫu bảng “tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định” như sau :
4- Hoàn thiện qui trình hạch toán và sổ sách kế toán theo qui định
Sổ “đăng ký chứng từ ghi sổ” là một sổ kế toán tổng hợp để đăng ký tổng số tiền của toàn bộ các nghiệp vụ số liệu của các chứng từ ghi sổ. Thực chất ở xí nghiệp, kế toán mở “bảng tổng hợp chứng từ” cho các chứng từ gốc có cùng nội dung kinh tế cũng tương tự như các “chứng từ ghi sổ” mở cho các chứng từ tự lập. Do đó để có cơ sở lập sổ “đăng ký chứng từ ghi sổ” làm căn cứ cho việc kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối tài khoản thì kế toán xí nghiệp có thể đổi tên “bảng tổng hợp các chứng từ gốc” thành các “chứng từ ghi sổ” cho phù hợp. Dựa trên sổ tổng cộng trên các “chứng từ ghi sổ” đã được xây dựng, kế toán sẽ ghi vào cột “số tiền” trên sổ “đăng ký chứng từ ghi sổ”. Sổ “đăng kýchứng từ ghi sổ” có một ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý các “chứng từ ghi sổ” và để kiểm tra đối chiếu với tổng số tiền mà kế toán đã ghi trên các tài khoản kế toán.
Mẫu biểu sổ “đăng ký chứng từ ghi sổ” được lập theo đúng qui định
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Chứng từ ghi sổ
Số tiền
Chứng từ ghi sỏ
Số tiền
Số hiệu
Ngày
Số hiệu
Ngày
35/Q4
31/12
1.474.879.415
35/Q4
31/12
29.497.588
37/Q4
31/12
27.352.619
38/Q4
31/12
3.647.016
.
94/Q4
31/12
444.975.654
C.sang trang bên
C.sang trang bên
Khi đó toàn bộ qui trình hạch toán nói chung và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được trình bày theo sơ đồ sau :
Chứng từ gốc
Thủ quỹ
Chứng từ tự lập
Sổ chi tiết
Sổ đăng ký
Chứng từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết
QUY TRÌNH HẠCH TOÁN THEO HÌNH THỨC “CHỨNG TỪ GHI SỔ”
Ghi chú :
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ (cuối quý)
Đối chiếu, kiểm tra
KẾT LUẬN
Xét trên góc độ phương pháp luận, thì công tác tập hợp chi phí sản xuất, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có một vị trí quan trọng nhất trong công tác hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất hạch toán kế toán, nó xuyên suốt toàn bộ quá trình hạch toán lại từng bộ phận. Để phát huy một cách hiệu lực, tổ chức hạch toán chi phí sản xuất vàtính giá thành sản phẩm phải luôn luôn được cải tiến và hoàn thiện để phản ánh một cách đầy đủ và chính xác, đề ra những biện pháp hữu hiệu nhất giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm góp phần bảo đảm sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Với những đặc điểm của xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I khiến cho việc tính đúng tính đủ chi phí, xác định chính xác giá thành cho từng loại sản phẩm trở thành vấn đề sống còn. Chính vì vậy, hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn giành được sự quan tâm hàng đầu trong quá trình đổi mới công tác hạch toán kế toán.
Từ cơ sở lý luận đã nêu trong luận văn góp phần làm sáng tỏ hơn những tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nêu ở phần cuối của luận văn, ý kiến đề xuất đó là quá trình nghiên cứu được trình bày trên cơ sở lý luận cơ bản và được vận dụng vào thực tế của xí nghiệp.
Qua luận văn của mình, em xin mạnh dạn hơn nữa đưa ra một số phương hướng nhằm hoàn thiện hơn trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của xí nghiệp khoa học sản xuất thiết bị thông tin I. Mặc dù là ý kiến cá nhân nhưng em mong có sự tham gia, đóng góp ý kiến của xí nghiệp để giúp cho công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty được tốt hơn nữa.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm chỉ đạo của cô giáo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hà và các cô, chú trong phòng tài chính kế toán của xí nghiệp đã giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2001
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8447.doc