Hinh thức tổ chức công tác kế toán của Công ty khá chặt chẽ, việc phân công, phân nhiệm khoa học, phù hợp với thực trạng của Công ty.
Trình tự thực hiện tài khoản thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty được phối hợp rất chặt chẽ từ thủ kho đến tài khoản đảm bảo hạch toán đúng, đủ và trung thực số hàng xuất – nhập – tồn kho tạo điều kiện cho doanh nghiệp đánh giá chính xác thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh tại doanh nghiệp mình. Ngoài ra, phần hành kế toán này đã tận dụng những ưu điểm của hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ .
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính ở doanh nghiệp đồng thời thực hiện việc kiểm tra kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế, tài chính ở doanh nghiệp. Kế toán trưởng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.
Chức trách nhiệm vụ của kế toán trưởng:
- Tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán ở Công ty.
- Tổ chức hướng dẫn thực hiện ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và các hoạt động kinh tế tài chính của Công ty.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra các chế độ, thể lệ kế toán, các chính sách chế độ, kinh tế tài chính trong doanh nghiệp.
- Tổ chức hướng dẫn cho các nhân viên kế toán, công nhân viên khác trong doanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ về kế toán và kiểm tra việc thực hiện chế độ.
- Chấp hành nghiêm mệnh lệnh kiểm tra kế toán của các cơ quan có thẩm quyền, cung cấp tài liệu, giải thích và trả lời câu hỏi phục vụ công tác kiểm tra kế toán, ký biên bản kiểm tra, tổ chức thực hiện các kiến nghị đã ghi trong biên bản kiểm tra.
- Tổ chức và chứng kiến việc bàn giao công việc của cán bộ, nhân viên kế toán, thủ kho, thủ quỹ mỗi khi có sự thuyên chuyển thay đổi.
- Tổ chức kiểm kê tài sản, chuẩn bị đầy đủ và kịp thời các thủ tục, tài liệu cần thiết cho việc xử lý kết quả kiểm kê, kiểm tra việc giả quyết và xử lý kết quả kiểm kê.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên kế toán.
- Tổ chức phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính trong doanh nghiệp nhằm đánh giá đúng tình hình có những kiến nghị nhằm thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.
- Tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện kế hoặch sản xuất - kỹ thuật - tài chính của doanh nghiệp.
- Báo cáo một cách kịp thời, chính xác và đúng đắn với Giám đốc doanh nghiệp, với cơ quan quản lý cấp trên (Công ty mía đường I), cơ quan pháp luật về những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm chính sách, chế độ, thể lệ về kinh tế, tài chính - kế toán cũng như những quy định mà Nhà nước và doanh nghiệp đã ban hành.
1.2. Kế toán trưởng trực tiếp chỉ đạo năm kế toán viên và một thủ quỹ. Các bộ phận kế toán đều do kế toán trưởng phân công phân nhiệm
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán theo sơ đồ bộ máy kế toán đã minh hoạ, cụ thể như sau:
1.2.1. Kế toán tiền mặt, lương và các khoản trích theo lương có nhiệm vụ:
- Ghi chép phản ánh số hiện có và tình hình biến động của tiền mặt, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
- Tính lương và bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động trong Công ty.
- Ghi chép kế toán tổng hợp, tiền lương quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn, phân bổ tiền lương, bảo hiểm, kinh phí.
1.2.2. Kế toán tiền gửi ngân hàng và huy động vốn có nhiệm vụ:
- Giúp kế toán trưởng xây dựng, quản lý kế hoặch tài chính của doanh nghiệp.
- Ghi chép phản ánh sự biến động của tổng số tiền gửi ngân hàng, số vốn huy động.
- Ghi chép tổng hợp các khoản vay, các khoản công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu.
- Lập các báo cáo về các khoản công nợ, về các nguồn vốn.
1.2.3. Kế toán vật tư tài sản cố định có nhiệm vụ:
- Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tài sản cố định, cung cụ dụng cụ tồn kho, nguyên vật liệu tồn kho.
- Tính kế hoạch khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ, dụng cụ, tính trị giá vốn, vật liệu xuất kho.
- Lập các báo cáo kế toán nội bộ về tăng giảm tài sản cố định, báo cáo nguyên vật liệu tồn kho.
- Theo dõi tài sản cố định và công cụ dụng cụ đang sử dụng ở các bộ phận trong doanh nghiệp.
1.2.4. Kế toán chi phí, giá thành, thống kê:
- Ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết chi phí sản xuất trực tiếp phát sinh trong kỳ và tính giá thành sản xuất sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang.
- Ghi chép kế toán quản trị chi phí sản xuất trực tiếp và tính giá thành sản xuất của từng loại sản phẩm và giá thành đơn vị sản phẩm.
- Lập các báo cáo nội bộ yêu cầu quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản xuất sản phẩm.
1.2.5. Kế toán tiêu thụ, kết quả kinh doanh:
- Ghi chép kế toán tổng hợp thành phẩm tồn kho.
- Ghi chép phản ánh doanh thu bán hàng và các khoản điều chỉnh doanh thu.
- Ghi chép phản ánh và theo dõi thanh toán thuế giá trị gia tăng.
- Ghi chép tổng hợp và kế toán chi tiết bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Lập các báo cáo nội bộ về tình hình thực hiện kế hoặch chi phí bán hàng, chi phí quản lý, về kết quả kinh doanh của từng nhóm hàng, mặt hàng tiêu thụ chủ yếu, báo cáo về thành phẩm tồn kho.
1.2.6. Thủ quỹ có nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Đối chiếu, so sánh số tiền tồn quỹ cuối ngày với kế toán tiền mặt sao cho khớp đúng.
- Cùng kế toán tiền gửi ngân hàng đem tiền đến ngân hàng gửi hoặc rút tiền gửi từ ngân hàng về.
- Chịu trách nhiệm chi lương, thưởng và các khoản chi khác cho các phòng ban phân xưởng.
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán ở Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ.
2.1. Đặc điểm của hình thức nhật ký - chứng từ
Hình thức này xuất hiện ở Liên bang Xô Viết (cũ) từ năm 1957 đến năm 1970 được áp dụng rộng rãi.
Hình thức nhật ký chứng từ có những đặc điểm sau:
- Kết hợp trình tự ghi sổ theo trật tự thời gian với trình tự ghi sổ phân loại theo hệ thống các nghiệp vụ kinh tế cùng loại phát sinh vào sổ kế toán tổng hợp riêng biệt gọi là sổ Nhật ký - chứng từ. Sổ này vừa là sổ nhật ký của các nghiệp vụ cùng loại, vừa là chứng từ ghi sổ để ghi sổ cái cuối tháng (số tổng cộng cuối tháng ở nhật ký - chứng từ là định khoản kế toán để ghi sổ cái)
Người ta lấy bên Có của tài khoản kế toán làm tiêu thức để phân loại các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hay nói cách khác là nhật ký - chứng từ được mở cho bên Có của tài khoản kế toán để ghi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến bên Có của tài khoản này theo trật tự thời gian phát sinh của chúng trong suốt tháng.
- Có thể kết hợp được phần kế toán chi tiết với kế toán tổng hợp ngay trong các nhật ký - chứng từ, song xu hướng chung là không nên kết hợp, vì nếu kết hợp sẽ làm cho kết cấu mẫu sổ phức tạp.
- Không cần lập bảng cân đối tài khoản cuối tháng vì có thể kiểm tra tính chính xác của việc ghi tài khoản cấp I ngay trong sổ tổng cộng cuối tháng của các nhật ký - chứng từ.
2.2. Trình tự hệ thống hoá thông tin kế toán theo hình thức nhật ký - chứng từ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại
Bảng kê và
các bảng phân bố
Các nhật ký chứng từ
Sổ cái
Bảng cân đối kế toán và các báo cáo kế toán khác
Chứng từ gốc
Báo cáo quỹ hàng ngày
Sổ kế toán chi tiết
Bảng chi tiết số phát sinh
Ghi chú
Ghi cuối tháng
Đối chiếu sổ luân chuyển
Ghi hàng ngày
Sơ đồ 10: hình thức kế toán nhật ký chứng từ
2.3. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Doanh nghiệp mở những Nhật ký chứng từ sau:
- Nhật ký chứng từ số 1
- Nhật ký chứng từ số 2
- Nhật ký chứng từ số 5
- Nhật ký chứng từ số 6
- Nhật ký chứng từ số 7
- Nhật ký chứng từ số 8
- Nhật ký chứng từ số 9
- Nhật ký chứng từ số 10
- Nhật ký chứng từ số 11
Công việc sổ sách của Công ty vừa được thực hiện thủ công bằng tay và bằng máy tính cầm tay đồng thời cũng được thực hiện trên cửa sổ Windows với bảng tính Excel do quy mô của Công ty chỉ ở mức trung bình và số lượng công việc cần thực hiện ở mức độ vừa phải.
Công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán của mình theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
III. Kế toán chi tiết thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 thực hiện kế toán chi tiết thành phẩm với phương pháp thẻ song song.
Kế toán thành phẩm của Công ty theo dõi sự biến động của thành phẩm thông qua thẻ kho (thẻ này có nội dung tương ứng với thẻ kho mở ở kho nhưng theo dõi cả mặt giá trị của thành phẩm).
- Đầu kỳ: Kế toán chuyển số dư cuối kỳ ở thẻ kho mở kỳ trước sang số dư đầu kỳ ở thẻ kho mở kỳ này.
- Trong kỳ: Kế toán ghi giảm thành phẩm xuất kho (bán, giao đại lý hay tiêu thụ nội bộ) tương ứng với số thực xuất trên các phiếu xuất kho cho từng danh điểm hàng hoá.
- Cuối kỳ:
+ Sau khi nhập kho thành phẩm kế toán lập bảng tính giá thành phẩm và đơn vị thành phẩm.
+ Thực hiện việc đối chiếu, kiểm kê thành phẩm thực có trong kho để xác định số dư cuối kỳ trên thẻ kho.
+ Kế toán tổng hợp các thẻ kho để vào bảng kê số 8 (bảng kê xuất nhập thành phẩm).
Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty sử dụng thẻ kho có kết cấu tương tự như sổ kế toán chi tiết và bảng kê số 8 thay cho bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu.
Đơn vị: Công ty KNTP 19/5
phiếu nhập kho
Mẫu số: 01-VT
QĐ số: 1141 TC/QĐ/CDKT
Ngày 31 tháng 1 năm 2004
Ngày 1 - 11 - 1995 của BTC
Số: 84
Nợ 1552
Có 154
Họ, tên người giao hàng: Chị Thu - Phân xưởng đường nước
Theo ........ Số ........... ngày .......... tháng ......... năm ........ của ....................
Nhập tại kho: Thành phẩm
Số
Tên, nhãn hiệu, quy cách
Mã
Đơn
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
TT
phẩm chất vật tư
số
vị
Theo
Thực nhập
(sản phẩm, hàng hoá)
tính
chứng từ
A
B
C
D
1
2
3
4
Nha 2 sao
0
kg
97055,4
Cộng tiền hàng :
Thuế suất GTGT: 0 % Tiền thuế GTGT: 0
Tổng cộng tiền thanh toán:
Số tiền bằng chữ: Bốn triệu bốn trăm mười sáu nghìn đồng chẵn
Nhập ngày 31 tháng 1 năm 2004
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Chu Nguyên Minh Thu Văn Hiệu Nguyễn T Nga Nguyễn Văn Hồng
Bảng 2: Mẫu phiếu nhập kho thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
bảng tính giá
sản phẩm : nha 2 sao
tháng 1 năm 2004
Đơn vị tính : kg
Số lượng : 97055,4
ĐVT : Đồng
Khoản mục giá thành
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
188.994.086
72.806.798
62.806.798
1.942
750
647
Cộng
324.107.682
3339
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 3: Mẫu bảng tính giá thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Đơn vị: Công ty KNTP 19/5
phiếu Xuất kho
Mẫu số: 02-VT
Địa chỉ: Sơn Tây - Hà Tây
QĐ số: 1141 TC/QĐ/CDKT
Ngày 26 tháng 1 năm 2004
Ngày 1 - 11 - 1995 của BTC
Số: 106
Nợ 632
Có 1552
Họ, tên người giao hàng: Phí Thị Phương Lê địa chỉ (bộ phận) Phòng kinh doanh
Lý do xuất kho: Giao hàng cho LD Hải Hà Kotobuki
Xuất tại kho: Thành phẩm
Số
Tên, nhãn hiệu, quy cách
Mã
Đơn
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
TT
phẩm chất vật tư
số
vị
Yêu cầu
Thực xuất
(sản phẩm, hàng hoá)
tính
A
B
C
D
1
2
3
4
Nha 2 sao
2
kg
2560
2560
3576
9154560
Cộng
9154560
Cộng thành tiền (bằng chữ): Chín triệu một trăm năm mươi tư nghìn năm trăm sáu mươi đồng
Nhập ngày 26 tháng 1 năm 2004
Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
Nguyễn Văn Hồng Nguyễn T Nga Chu Nguyên PTP Lê Văn Hiệu
Bảng 4: Mẫu phiếu xuất kho thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Đơn vị: Công ty KNTP 19/5
thẻ kho
Số thẻ kho: 8415
Kho: Thành phẩm
Mã số VT: 06
Tên VT . NT: Nha 2 sao ĐVT: kg
Tài khoản VT: 1555
chứng từ
Diễn giải
Đơn
Nhập kho
Xuất kho
Tồn kho
Số
Ngày
Tài khoản
giá
Số lượng
Giá trị
Số
lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
đối ứng
(đồng)
(đồng)
(đồng)
(đồng)
A
B
C
D
E
1
2
3
4
5
6
1
Dư đầu kỳ
3576
33835,2
121016754
106
26
632
Xuất bán - Hải Hà Kotobuki
3576
2560
9154560
84
31
154
Nhập kho
3
97055,4
324107682
Cộng
97055,4
324107682
94450
321199559
36440,6
123924877
Bảng 5: Mẫu thẻ kho thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Phòng KT - TC
Bảng kê số 8
Bảng kê xuất nhập thành phẩm
Tháng 1/2007
ĐVT: Đồng
TT
Tên sản phẩm
Tồn kho 1/1/04
Cộng nhập
Cộng xuất
Tồn kho 31/1/04
Giá vốn
Số lượng
Giá trị
Số
lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
Số lượng
Giá trị
1
Đường bột
50471,8
527565390
-
-
3820,6
39935495
46651,2
487629893
3821
39935495
2
Đường nha
33835,2
121016754
97055,4
324107682
94450
321199559
36440,6
123924877
94450
321199559
…
5
Kẹo gôm
41789,9
329471231
17250
154420167
27226
223147810
31813
260743588
27226
223147810
...
15
Kẹo socola mềm
134048
194045878
129510
1472485660
389
478190129
227666
2934753140
26750
34588202
Cộng
8454071096
7628072001
7543480347
8538662750
7602918873
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 6: Mẫu bảng kê số 8: Bảng kê xuất nhập thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
IV. Kế toán tổng hợp thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
- Ghi tăng thành phẩm:
+ Kế toán ghi tăng thành phẩm khi có phiếu nhập kho và bảng tính giá:
Nợ tài khoản 155 - Thành phẩm
1551 - Đường glucoza bột
1552 - Nha 2 sao
1553 - Kẹo cứng dừa
1534 - Kẹo cứng có nhân
1555 - Kẹo gôm
…….
Có tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Ví dụ:
Ngày 30/1/2004 Công ty nhập kho từ sản xuất 97055,4 kg nha 2 sao. Sau khi lập bảng tính giá kế toán xác định được tổng trị giá của số thành phẩm này là 324107682 đồng tức là 3339 đồng/kg. Như vậy, bút toán mà kế toán Công ty sử dụng là:
Nợ tài khoản 1552 - 324107682
Có tài khoản 154 - 324107682
Trong phiếu nhập kho kế toán chỉ ghi số lượng nhập chỉ sau khi đã tính giá thành phẩm kế toán mới ghi nhận nghiệp vụ này trên thẻ kho (thành phẩm nha 2 sao). Tài khoản đối ứng 154 - '' Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang''.
+ Trường hợp thành phẩm gửi bán theo phương thức trực tiếp cũng như theo phương thức đại lý mà khách hàng từ chối, hàng được nhận về kho kế toán ghi:
Nợ tài khoản 155 - Thành phẩm
Có tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
Trong trường hợp này, kế toán ghi theo giá xuất kho lúc trước.
Ví dụ:
Ngày 16/1/2004 Công ty thương mại Hải Dương trả lại 36kg kẹo sôcôla đã mua từ 1/9/2003 do kẹo hỏng trước hạn bảo hành. Giá thành của lô thành phẩm này là 521131 đồng. Kế toán thực hiện bút toán:
Nợ tài khoản 1559 - 521131
Có tài khoản 632 - 521131
Kế toán sử dụng phiếu nhập kho thành phẩm để nhập lại số sản phẩm này vào kho thành phẩm theo giá xuất kho lúc trước (trong khi chờ sử lý). Trong thẻ kho (thành phẩm sôcôla) nghiệp vụ này được diễn giải bằng chữ ''nhập lại'' với tài khoản đối ứng là 632 - '' Giá vốn hàng bán ''.
- Ghi giảm thành phẩm:
+ Trong trường hợp xuất kho thành phẩm cả bán trực tiếp hay bán hàng đại lý, biếu, tặng (phục vụ hội nghị khách hàng) kế toán phản ánh:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn
Có tài khoản 155 _ Thành phẩm
Ví dụ:
Ngày 26/1/2004 theo yêu cầu của khách hàng là Công ty Hải Hà - Kotobuki Công ty xuất bán 2560kg nha 2 sao với giá đơn vị là 3576 đồng (phương pháp thực tế đích danh). Kế toán Công ty thực hiện bút toán:
Nợ tài khoản 632 - 9154560
Có tài khoản 1552 - 9154560
Trong phiếu xuất kho thành phẩm kế toán ghi nhận cả mặt số lượng cũng như giá trị của thành phẩm xuất bán, sau đó, theo dõi trên thẻ kho (Thành phẩm : nha 2 sao) với tài khoản đối ứng 632 - ''Giá vốn hàng bán''.
- Trường hợp phát hiện thừa, thiếu thành phẩm khi kiểm kê:
+ Trường hợp phát hiện thừa hay thiếu thành phẩm kế toán đều lập biên bản dưới sự chứng kiến của thủ kho và bảo vệ của Công ty.
+ Nếu sai sót do ghi chép hoặc cân đong, đo đếm kế toán sẽ điều chỉnh sổ kế toán theo các phương pháp sửa sổ phù hợp.
+ Trường hợp chưa xác định được nguyên nhân, căn cứ vào biên bản kiểm kê:
* Nếu thiếu chưa xác định được nguyên nhân kế toán ghi:
Nợ tài khoản 1381 - Trị giá tài sản thiếu chờ xử lý
Có tài khoản 155- Thành phẩm
Ví dụ:
Ngày 31/1/2004 - kiểm kê kho thành phẩm, kế toán phát hiện thừa 1 thùng đường 10kg có giá 104526 đồng. Kế toán thực hiện bút toán:
Nợ tài khoản 1381 - 104526
Có tài khoản 1551 - 104526
* Nếu thừa chưa xác định được nguyên nhân kế toán ghi
Nợ tài khoản 155 - Thành phẩm
Có tài khoản 3381 - Trị giá tài sản thừa chờ xử lý
Ví dụ:
Ngày 31/1/2004 - kiểm kê kho thành phẩm, kế toán phát hiện thiếu 2 thùng bánh Happy (10kg/thùng) với giá trị 205078 đồng. Kế toán thực hiện bút toán:
Nợ tài khoản 1558 - 205078
Có tài khoản 3381 - 205078
V. Kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩn 19/5
1. Các hình thức tiêu thụ hàng hoá tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty kỹ nghệ thực phẩn 19/5 tiêu thụ hàng hoá theo các hình thức sau
- Hình thức bán hàng trực tiếp: Khác hàng của Công ty trực tiếp đến nhận hàng hoặc Công ty giao tận nơi (có tính cước phí vận chuyển). Khách hàng của Công ty ở hình thức bán hàng này có:
+ Công ty liên doanh Hải Hà Kotobuki (mua đường glucoza nước).
+ Công ty bánh kẹo Hải Châu (mua đường glucoza nước).
+ Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Hải Châu (mua đường glucoza tiêm)
+ Bộ phận bán hàng Quân đội - Quân đoàn 2 (mua bánh kẹo các loại).
+ Công ty thương mại Hải Dương (mua bánh kẹo các loại).
+ Công ty bách hoá số 5 Nam Bộ (mua bánh kẹo các loại).
+ Một số khách hàng khác (mua đường, bánh kẹo các loại).
- Hình thức tiêu thụ nội bộ: ở hình thức này Công ty dùng hàng của mình để:
+ Khuyến khích, khen thưởng cán bộ công nhân viên.
+ Làm quà cho cán bộ công nhân viên dịp lễ tết.
+ Phục vụ cho hội nghị khách hàng.
- Hình thức tiêu thụ thông qua đại lý: Khách hàng của Công ty trong hình thức này là các đại lý của Công ty ở các tỉnh: Hải Dương, Vinh, Bắc Giang, Hà Nội, Thái Nguyên … có thể kể đến một số đại lý:
+ Công Thị Vân Hà (Hà Nội)
+ Trần Thị Hoà (Hà Nội)
+ Trịnh Thị Nhung (Bắc Giang)
+ Nguyễn Thị Liên (Nam Định)
+ Nguyễn Thị Nguyệt (Ninh Bình) v.v.
2. trình tự theo dõi tiêu thụ tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
- Vào hoá đơn bán hàng.
- Lập các sổ chi tiết doanh thu theo khách hàng, doanh thu theo sản phẩm.
- Theo dõi thanh toán tiền hàng qua ''sổ quỹ''.
- Theo dõi công nợ qua sổ chi tiết tài khoản 131 ''Phải thu khách hàng''.
- Lập bảng kê số 11.
- Lập nhật ký chứng từ số 8, số 10.
- Sử dụng các bảng kê, nhật ký nhật ký kế toán lập sổ cái.
- Lập bảng doanh thu theo từng sản phẩm.
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh.
3. kế toán tổng hợp tiêu thụ thành phẩm
Dựa vào hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho do phòng kinh doanh chuyển. Kế toán tiêu thụ phản ánh bằng những bút toán:
a/ Với hình thức bán hàng trực tiếp kế toán ghi:
Nợ tài khoản 111, 112 - Thu tiền ngay
Nợ tài khoản 131 - Phải thu khách hàng
LD Hải Hà Kotobuki
Công ty bánh kẹo Hải Châu
Có tài khoản 511 - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm
Bánh xốp trứng 230g
Kẹo socola 450g
Kẹo cứng dừa v.v.
Có tài khoản 33311 - Thuế VAT phải nộp
Ví dụ:
Ngày 26/1 Công ty Hải Hà Kotobuki mua 2560 kg nha 2 sao của Công ty với giá bán cả VAT là 4400 đồng, trả bằng tiền mặt. Kế toán phản ánh
Nợ tài khoản 111 - 11264000
Có tài khoản 511 - 10240000
Có tài khoản 3331 - 1024000
Do thu ngay được tiền nên Công ty sẽ phản ánh vào ''sổ quỹ'' số tiền thu được đồng thời phản ánh vào ''sổ chi tiết doanh thu theo sản phẩm''.
b/ Với hình thức tiêu thụ nội bộ kế toán phản ánh:
- Khen thưởng, tặng, làm quà cho cán bộ công nhân viên
Nợ tài khoản 334 - Phải trả cho công nhân viên
Có tài khoản 511 - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm
Có tài khoản 33311 - Thuế VAT phải nộp
- Sử dụng trong hội nghị khách hàng
Nợ tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Có tài khoản 511 - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm
(Trường hợp này Công ty không phản ánh bút toán thuế giá trị gia tăng phải nộp)
Ví dụ:
Ngày 31/12/1003 Công ty dùng bánh kẹo làm quà cho 374 cán bộ công nhân viên nhân dịp tết dương lịch gồm:
+ 2 gói kẹo quê hương đơn giá 8464 đồng.
+ 2 bánh xốp trứng đơn giá 2764 đồng
+ 1 bánh quy cam đơn giá 3455 đồng
Với tổng giá trị là 25911 đồng (chưa có VAT) trên 1 suất quà. Kế toán phản ánh:
Nợ tài khoản 334 - 10659785
Có tài khoản 511 - 9690714
Có tài khoản 33311 - 969071
c/ Với hình thức bán hàng đại lý kế toán sử dụng bút toán:
- Khi nào thu được tiền thì phản ánh doanh thu
Nợ tài khoản 111, 112 - Trả tiền, TGNH
Có tài khoản 511 - Doanh thu tiêu thụ thành phẩm
Có tài khoản 33311 - Thuế VAT phải nộp
- Phản ánh số hoa hồng đại lý được hưởng
Nợ tài khoản 811 - Hoa hồng đại lý
Có tài khoản 111, 112 - Trả bằng tiền mặt, TGNH
Ví dụ:
Ngày 24/12/2003 đại lý Công Thị Vân Hà (Hà Nội) thông báo bán được:
+ 22 thùng kẹo sôcôla (mỗi thùng 10kg) có giá bán là 165000 đồng/thùng chưa có VAT.
+ 56 thùng kẹo quê hương (mỗi thùng 10kg) có giá bán là 84640 đồng/thùng chưa có VAT.
Đã thanh toán cho Công ty bằng tiền mặt, hoa hồng đại lý 5%.
Nợ tài khoản 111 – 9260824
Có tài khoản 511 – 8369840
Kẹo sôcôla – 3630000
Kẹo quê hương – 4739840
Có tài khoản 33311 - 836984
Phản ánh hao hồng đại lý, Công ty chuyển trả cho đại lý 5%:
Nợ tài khoản 811 – 418492
Có tài khoản 111 - 418492
d/ Khi hàng bán bị trả lại: đại lý không bán hết, chất lượng không đảm bảo nên khách hàng trả lại
- Ghi tăng thành phẩm nhập lại kho
Nợ tài khoản 155 - Tăng thành phẩm
Có tài khoản 632 - Giảm giá vốn thành phẩm
- Giá trị hàng bị trả lại (trường hợp bán hàng đại lý không phản ánh bút toán này)
Nợ tài khoản 531 - Trị giá hàng trả lại
Nợ tài khoản 3331 - Giảm số thuế phải nộp
Có tài khoản 1111, 112 - Trả lại bằng tiền
Có tài khoản 131 - Giảm số tiền phải thu khách hàng
Ví dụ:
Ngày 16/1/2004 Công ty thương mại Hải Dương trả lại 36kg kẹo sôcôla đã mua từ 1/9/2003 do kẹo hỏng trước hạn bảo hành. Giá bán của lô này chưa có thuế là 594000 đồng. Công ty trừ vào khoản phải thu. Kế toán thực hiện bút toán:
Nợ tài khoản 531 – 594000
Nợ tài khoản 3331 – 59400
Có tài khoản 131 - 653400
e/ Khi chấp thuận giảm giá hàng bán kế toán sử dụng bút toán
Nợ tài khoản 33311 - Số thuế VAT phải nộp giảm tương ứng
Nợ tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán
Có tài khoản 111, 112 - Trả bằng tiền hoặc TGNH
Có tài khoản 131 - Trừ số tiền phải thu
Ví dụ:
Ngày 6/1/2004 Công ty liên doanh Hải Hà Kotobuki yêu cầu Công ty giảm giá lô hàng mua ngày 2/1/2004 do chất lượng không đảm bảo. Công ty đồng ý giảm giá 3%. Giá bán chưa thuế của lô hàng 13818160 đồng, Công ty liên doanh Hải Hà đã thanh toán tiền hàng. Kế toán thực hiện bút toán:
Nợ tài khoản 532 – 414545
Nợ tài khoản 3331 – 41454
Có tài khoản 111 - 455999
f/ Khi cho khách hàng hưởng chiết khấu thanhtoán, chiết khấu thương mại, kế toán Công ty phản ánh
Nợ tài khoản 811 - Chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại
Có tài khoản 111, 112 - Trả tiền mặt hoặc TGNH
Có tài khoản 131 - Giảm số tiền khách hàng phải trả (chỉ có ở chiết khấu thương mại)
Ví dụ:
Ngày 17/12/2003 Công ty Hải Châu trả 600000000 đồng tiền hàng còn nợ. Công ty hưởng chiết khấu thanh toán 0,2%. Kế toán thực hiện bút toán:
Nợ tài khoản 811 – 1200000
Có tài khoản 111 - 1200000
4. Trình tự tổ chức bộ sổ kế toán tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
hoá đơn
Mẫu số: 01 GTKT-3LL
giá trị gia tăng
ES/2003B
Liên 4: Nội bộ
Ngày 26 tháng 1 năm 2004
Đơn vị bán hàng: Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Địa chỉ: Thị xã Sơn Tây – Hà Tây
Số tài khoản: ...............................................................................
Điện thoại: .........................................MS: 0500237695 - 1
Họ tên người mua hàng: ...............Chị Phượng...........................
Tên đơn vị: .................................Liên Doanh Hải Hà Kotobuki
Địa chỉ: Trương Định – Hà Nội
Số tài khoản: ......................................................................................
Hình thức thanh toán: ....Tiền mặt .... MS:
STT
Tên hàng hoá dịch vụ
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
tính
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
Nha 2 sao
kg
2560
4000
10240000
Cộng tiền hàng
10240000
Thuế GTGT: 10% Tiền thuế GTGT:
1024000
Tổng cộng tiền thanh toán
11264000
Số tiền viết bằng chữ: Mười một triệu hai trăm sáu mươi tư đồng
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Hoàng Minh Phượng Chu Nguyên Nguyễn Văn Hồng
Bảng 7: Mẫu hoá đơn bán hàng tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Sơn Tây – Hà Tây
Sổ Quỹ
Tháng 1/2004
ĐVT: Đồng
Ngày
Tháng
Số chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số tiền
Thu
Chi
Nợ
Có
Nợ
Có
2/1
26/1
17
125
126
127
Phân xưởng liên doanh trả trước tiền hàng
…..
Thu tiền hàng Hải Hà Kotobuki
Quân đoàn 2 trả tiền hàng
Bà Minh – Ninh Bình
331
131
131
131
2140000
11264000
35000000
40000000
Người lập biểu Kế toán trưởng
Trần Thị Hiến Nguyễn Thị Nga
Bảng 8: Mẫu sổ quỹ tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Phòng KT - TC
Sổ chi tiết doanh thu theo khách hàng
tháng 01/2004
ĐVT: Đồng
Ngày
Tháng
Số HĐ
Tên khách hàng
Thành tiền
Tổng số tiền
VAT
Người giao
1
1
27299
Phân xưởng liên doanh
271600
298760
27160
Tự lấy hàng
1
1
27300
Phân xưởng liên doanh
260000
286000
26000
Tự lấy hàng
1
1
27301
Phân xưởng liên doanh
305000
335500
30500
Tự lấy hàng
18
1
27498
Phân xưởng liên doanh
1109612
1220573
110961
Tự lấy hàng
1946212
2140833
194621
2
1
27309
Công ty LD Hải Hà Kotobuki
6909080
7600000
690920
Phí Thị Phương Lê
5
1
27332
Công ty LD Hải Hà Kotobuki
13818160
15200000
1381820
Phí Thị Phương Lê
.......
26
1
27554
Công ty LD Hải Hà Kotobuki
10240000
11264000
1024000
Phí Thị Phương Lê
30
1
27614
Công ty LD Hải Hà Kotobuki
14476000
15200000
724000
Nguyễn Thế Tiến
31
1
27516
Công ty LD Hải Hà Kotobuki
14476000
15200000
724000
Nguyễn Thế Tiến
185556640
197600000
12043360
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 9: Mẫu sổ chi tiết doanh thu theo khách hàng
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Phòng KT - TC
Sổ chi tiết doanh thu theo sản phẩm
tháng 01/2004
ĐVT: Đồng
Ngày
Tháng
Số HĐ
Tên khách hàng
Tên sản phẩm
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
VAT
Tổng số tiền
5
1
27333
Trần Thị Hiến
Gluco 300g
Gói
60
4114
246840
12342
259182
8
1
27381
CT TP Vạn Điểm
Gluco 300g
Gói
100
4114
411400
20570
431970
...
20
1
27669
Đinh Văn Hải
Gluco 300g
Gói
49
4114
201586
10080
211666
295
1213630
58625
1272255
3
1
27320
Trần Văn Tú
Gluco uống
kg
100
11905
1190500
59500
1250000
...
30
1
27669
Đinh Văn Hải
Gluco uống
kg
15
11905
178575
8755
187330
524
6204541
310130
6514671
2
1
27256
CTBK Hải Châu
Nha 2 sao
kg
3100
4000
12400000
1240000
13640000
…
26
1
27527
CTLD Hải Hà Kotobuki
Nha 2 sao
kg
2560
4000
10240000
1024000
11264000
94450
377800000
37780000
415580000
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 10: Mẫu sổ chi tiết doanh thu theo sản phẩm
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Phòng KT - TC
Sổ chi tiết phải thu của khách hàng
tháng 01/2004
Đơn vị : Triệu Đồng
TT
Tên khách hàng
Địa chỉ
Dư nợ
PS nợ TK 131
Cộng PS
Có TK 131
Cộng PS
Dư nợ
01/01/2004
5111
33311
Nợ TK 131
111
112
531
3331
331
811
Có TK 131
31/1/2004
1
Phân xưởng liên doanh
Công ty
0
1,946
0,194
2,140
2,140
2,140
0
2
CTLD Hải Hà Kotobuki
Hà Nội
626,994
185,556
12,043
197,600
121,6
174,8
296,4
528,194
...
...
...
34
Bà Trần Thị Thuỷ
Hải Dương
16,436
15,612
1,561
17,173
29,9
29,9
3,656
35
Đức Giang
Thái Bình
60,371
15,240
1,524
16,764
26,7
26,7
50,731
…
50
Công ty TMDV Vinh
Vinh
97,311
60,106
6,01
66,117
96,42
96,42
67,001
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 11: Mẫu sổ chi tiết doanh thu theo khách hàng
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Phòng KT - TC
Bảng kê số 11
Tháng 01/2004
Phải thu của khách hàng
Tài khoản 131
ĐV: Triệu đồng
TT
Tên khách hàng Địa chỉ
Dư đầu kỳ
Ghi nợ TK 131
Ghi có TK 131
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
511
3331
Cộng nợ
111
112
531
3331
331
811
Cộng có
Nợ
Có
Tổng cộng
1634
4725
472,5
5197,5
2325
1344
695
4364
2467,5
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 12: Mẫu bảng kê số 11: Phải thu của khách hàng tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Doanh nghiệp: Công ty KNTP 19/5
Thị xã Sơn Tây - Hà Tây
Nhật ký chứng từ số 8
Tháng 1/2004
Ghi có TK: 155, 156, 157, 131, 511, 512, 521, 515, 641, 532, 635, 711, 811, 911
ĐV: Trtệu đồng
TT
SHTK
Ghi có các TK
155
131
511
531
532
632
641
642
515
635
711
811
911
Cộng
Ghi nợ
TK ghi nợ
1
111
Tiền mặt
2325
3237
5
1568
2
112
Tiền gửi ngân hàng
1344
0.247
344
3
131
Phải thu của khách hàng
4725
4725
...
...
13
511
Doanh thu
6
0,495
7868
7874
14
531
Hàng bán bị trả lại
6
6
...
...
22
911
Xác định kết quả kinh doanh
7594
80
97
84
7858
Cộng
1608
4364
7968
6
0,495
7602
80
97
0,247
84
55
7916
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 13: Mẫu nhật ký chứng từ số 8 tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Doanh nghiệp: Công ty KNTP 19/5
Thị xã Sơn Tây - Hà Tây
Nhật ký chứng từ số 10
Tháng 1/2004
Ghi có TK: 3331
ĐV: Triệu đồng
TT
Diễn giải
Dư đầu kỳ
Ghi có TK 3331 - Nợ các TK
Ghi nợ TK 3331 - Có các TK
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
131
334
111
Tổng PS có
133
131
112
711
Tổng PS nợ
Nợ
Có
1
Thuế GTGT
1060
472,5
223,7
696,2
428
0,69
150
579
1177,2
2
Cộng
1060
696,2
579
1177,2
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 14: Mẫu nhật ký chứng từ số 10 – Ghi Có tài khoản 3331 tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Doanh nghiệp: Công ty KNTP 19/5
Thị xã Sơn Tây - Hà Tây
Nhật ký chứng từ số 10
Tháng 1/2004
Ghi có TK: 421
ĐVT: Triệu đồng
TT
Diễn giải
Dư đầu kỳ
Ghi Có TK 4212 - Nợ các TK
Ghi Nợ TK 4212 - Có các TK
Dư cuối kỳ
Nợ
Có
911
3334
333
Tổng có
911
3334
333
Tổng Nợ
Nợ
Có
1
Lợi nhuận năm trước
1325058013
2
Lợi nhuận kỳ này
102407755
102407755
3
Dư cuối kỳ
1325058013
102407755
1427465768
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 15: Mẫu nhật ký chứng từ số 10 – Ghi Có tài khoản 421 tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Sổ cái
Tài khoản 511
Năm 2004
Số dư đầu năm
Nợ
Có
ĐVT: Đồng
STT
Ghi Có các TK đối ứng
Tháng 1
Tháng2
…
…
ghi nợ với TK này
531
6974253
532
495853
911
7961140120
Cộng phát sinh Nợ
7968583226
Có
7968583226
Số dư cuối tháng Nợ
Có
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 16: Mẫu sổ cái – Tài khoản 511 tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Doanh nghiệp: Công ty KNTP 19/5
Thị xã Sơn Tây - Hà Tây
kết qủa kinh doanh theo từng sản phẩm
Tháng 1/2004
ĐVT: Đồng
TT
Tên sản phẩm
Doanh thu
Giá vốn
Chi phí
Chi phí QL
Thu nhập
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
bán hàng
hàng bán
bán hàng
doanh nghiệp
HĐ tài chính
khác
HĐ tài chính
trước thuế
1
Đường bột
58.183.292
39.935.495
2.458.094
2.825.369
1.217.275
4.070.105
10.111.502
2
Nha 2 sao
377.800.000
321.199.559
8.458.872
8.632.792
115.260
5.890.115
12.675.867
32.838.285
...
33
Bánh quy kem
5.533.206
5.020.028
233.764
303.885
27.312
1.000.000
1.508.437
-505.595
...
...
44
Mứt tết
121.328.343
76.125.664
5.125.810
5.685.766
2.414.173
9.710.139
27.095.136
Cộng
7.961.140.120
7.602.918.873
80.743.953
97.741.873
247.953
55.209.244
84.592.978
150.599.640
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 17: Bảng kết quả kinh doanh theo từng sản phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Bộ nông nghiệp và PTNT
Tổng công ty mía đường 1
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
kết quả hoạt động kinh doanh
Tháng 1 năm 2004
phần I - lãi, lỗ
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
mã số
kỳ này
Tổng doanh thu
01
7,968,583,226
Các khoản giảm trừ (04+05+06+07)
03
7,443,106
+ Chiết khấu thương mại
04
+ Giảm giá hàng bán
05
495,853
+ Hàng bị trả lại
06
6,974,253
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp phải nộp
07
1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 03)
10
7,961,140,120
2. Giá vốn hàng bán
11
7,602,918,873
3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 - 11)
20
358,221,247
4. Doanh thu hoạt động tài chính
21
247,953
5. Chi phí tài chính
22
84,592,978
- Trong đó lãi vay phải trả
23
84,592,978
6. Chi phí bán hàng
24
80,743,953
7. Chi phí quản lý doanh nghiệp
25
97,741,873
8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + (21-22) - (24 + 25))
30
95,390,396
9. Thu nhập khác
31
55,209,244
10. Chi phí khác
32
11. Lợi nhuận khác (40 = 31-32)
40
55,209,244
12. Tổng lợi nhuận trước thuế (50 = 30 + 40)
50
150,599,640
13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
51
48,191,885
14. Lợi nhuận sau thuế (60 = 50 - 51)
60
102,407,755
Người lập biểu Kế toán trưởng
Chu Thị Thu Phương Nguyễn Thị Nga
Bảng 18: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Phần III: Phương hướng hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm
I. Đánh giá thực trạng kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Là một doanh nghiệp chế biến thực phẩm thuộc Tổng công ty mía đường I, Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 nhìn chung đã tuân thủ các quy định về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh theo quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính. Ta có thể thấy một số đặc điểm nổi bật của phần hành kế toán này tại Công ty:
1. Ưu điểm:
Hinh thức tổ chức công tác kế toán của Công ty khá chặt chẽ, việc phân công, phân nhiệm khoa học, phù hợp với thực trạng của Công ty.
Trình tự thực hiện tài khoản thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty được phối hợp rất chặt chẽ từ thủ kho đến tài khoản đảm bảo hạch toán đúng, đủ và trung thực số hàng xuất – nhập – tồn kho tạo điều kiện cho doanh nghiệp đánh giá chính xác thực trạng hoạt động sản xuất – kinh doanh tại doanh nghiệp mình. Ngoài ra, phần hành kế toán này đã tận dụng những ưu điểm của hình thức ghi sổ nhật ký chứng từ .
2. Nhược điểm
Có thể nói với trên 40 danh điểm hàng hoá và dịch vụ thì việc thực hiện kế toán với phần hành này là một công việc khó khăn nên phần hành này không tránh khỏi một số thiếu sót trong các khâu:
- Kế toán tổng hợp thành phẩm: kế toán phản ánh giá vốn hàng bán với sản phẩm tiêu thụ theo phương thức đại lý khi đại lý chưa thông báo bán hàng (ngay từ khâu xuất bán).
- Kế toán tiêu thụ thành phẩm:
+ Kế toán sử dụng tài khoản 511 – “ Doanh thu bán hàng” với những mặt hàng tiêu thụ nội bộ.
+ Kế toán không phản ánh bút toán thuế khi xuất hàng phục vụ hội nghị khách hàng.
+ Kế toán phản ánh hoa hồng đại lý, chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại vào tài khoản 811 – “ Chi phí khác “.
+ Việc khách hàng chiếm dụng vốn (nợ đọng lâu với số tiền lớn) sẽ gây thiệt hại cho Công ty nếu Công ty không áp dụng các biện pháp thích hợp nhất là thời điểm gần đây trong 3 tháng đầu năm giá các mặt hàng tăng 4,5%.
Qua phần đánh giá khái quát trên về kế toán thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh của Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 em xin đưa ra một số giải pháp về hoàn thiện phần hành kế toán này.
Em mong nhận được sự góp ý và đánh giá của thầy Nguyễn Viết Tiến và các thầy cô giáo trong khoa kinh tế & QTKD.
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
1. Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán biến động thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
- Việc phản ánh tình hình biến động thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 nhìn chung đã tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán. Tuy nhiên, ta có thể thấy tồn tại lớn nhất ở khâu này là khi gửi hàng cho đại lý kế toán đã ghi:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn thành phẩm
Có tài khoản 155 - Thành phẩm
Ta biết, đây là phương thức ký gửi hàng nên khi hàng được xuất ra khỏi kho của Công ty thì số hàng này vẫn thuộc quyền sở hữu của Công ty. Số hàng chỉ chính thức được coi là tiêu thụ ghi bên đại lý chính thức thông báo.
Hơn nữa, định nghĩa của tài khoản 632 - " Giá vốn hàng bán" có ghi rõ: " tài khoản này dùng để theo dõi trị giá vốn của hàng hoá, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán có thể là giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm hay giá thành thực tế của lao vụ". Kết cấu của tài khoản này có:
Bên Nợ: Phản ánh trị giá vốn của thành phẩm, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp (đã được coi là tiêu thụ trong kỳ).
Bên Có: Kết chuyển giá vốn hàng tiêu thụ trong kỳ.
Như vậy có thể nói, doanh nghiệp sử dụng bút toán này trong trường hợp bán hàng đại lý là chưa phù hợp mà phải sử dụng bút toán:
Nợ tài khoản 157 - Thành phẩm gửi bán
Có tài khoản 155 - Thành phẩm
Đến khi được thông báo số thành phẩm gửi bán đã được tiêu thụ kế toán ghi:
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán
Có tài khoản 157 - Thành phẩm gửi bán
Đồng thời ghi nhận doanh thu.
- Việc ghi chưa phù hợp của kế toán sẽ gây ảnh hưởng tới
+ B01 : Bảng cân đối kế toán.
+ B02 : Báo cáo kết quả kinh doanh - Phần I và Phần II.
2. Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm
2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ nội bộ tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Công ty sử dụng các bút toán sau khi phản ánh tiêu thụ nội bộ:
+ Khi xuất thành phẩm để khen thưởng làm quà cho cán bộ công nhân viên
Nợ tài khoản 334
Có tài khoản 511
Có tài khoản 33311
+ khi xuất phục vụ hội nghị khách hàng
Nợ tài khoản 641
Có tài khoản 511
(Trường hợp này Công ty không phản ánh bút toán thuế giá trị gia tăng phải nộp)
- Việc kế toán sử dụng tài khoản 511 trong kế toán tiêu thụ nội bộ là chưa phù hợp vì theo định nghĩa của tài khoản 511 - "Doanh thu bán hàng" thì: Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu hoạt động bán hàng của doanh nghiệp trong một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Doanh thu bán hàng là giá trị của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, đã cung cấp cho khách hàng (đã được thực hiện). Giá trị của hàng bán được thoả thuận ghi trong hợp đồng kinh tế về mua bán và cung cấp sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ và đã dược ghi trên hoá đơn bán hàng, hoặc ghi trên các chứng từ khác có liên quan tới việc bán hàng, hoặc sự thoả thuận về giá bán hàng giữa người mua và người bán.
Như vậy, tài khoản 511 chỉ phản ánh doanh thu số hàng tiêu thụ phạm vi ngoài doanh nghiệp còn để phản ánh số sản phẩm tiêu thụ trong nội bộ kế toán dùng tài khoản 512 - "Doanh thu bán hàng nội bộ" để phản ánh. Như vậy, bút toán phù hợp sẽ là:
+ Khi xuất thành phẩm để khen thưởng, làm quà cho cán bộ công nhân viên
Nợ tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên
Có tài khoản 512 - Doanh thu tiêu thụ nội bộ
Có tài khoản 33311 - Thuế VAT phải nộp
+ Khi xuất thành phẩm để phục vụ trong hội nghị khách hàng
Nợ tài khoản 641 - Chi phí bán hàng
Có tài khoản 512 - Doanh thu tiêu thụ nội bộ
- Khi xuất thành phẩm đẻ phục vụ cho hội nghị khách hàng kế toán đã không phản ánh thuế giá trị gia tăng phải nộp. Theo quy định tại điều 2 - luật thuế giá trị gia tăng thì " các loại hàng hoá, dịch vụ, nhập hoặc sản xuất trong nước bán cho các đối tượng sản xuất, kinh doanh hay tiêu dùng khác ở Việt Nam đều thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng".
Việc xuất dùng nội bộ cũng là một quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng nên việc phản ánh bút toán thuế là nghĩa vụ, quyền lợi của doanh nghiệp.
Theo chuẩn mực kế toán thì bút toán phản ánh thuế trong trường hợp này như sau:
Nợ tài khoản 1331 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có tài khoản 33311 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp
Việc phản ánh chưa chính xác của doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới:
+ B01 : Bảng cân đối kế toán.
+ B02 : Báo cáo kết quả kinh doanh Phần I và Phần II.
2.2. Giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm - hình thức bán hàng đại lý tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
Với hình thức này kế toán đã thực hiện đúng khi phản ánh bút toán ghi nhận doanh thu nhưng khi pảhn ánh số hoa hồng đại lý được hưởng thì còn thấy có thiếu sót.
Bút toán phản ánh số hoa hồng đại lý được hưởng:
Nợ tài khoản 811 - Hoa hồng đại lý được hưởng
Có tài khoản 111,112 - Trả bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Tài khoản 811 - "Chi phí khác" được định nghĩa " Tài khoản này phản ánh các khoản lỗ và những chi phí do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp".
Chi phí khác có thể do chủ quan hay khách quan mang lại gồm có:
- Chi phí thanh lý nhượng bán tài sản cố định.
- Giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý và nhượng bán tài sản cố định.
- Tiền phạt do vi phạm hợp đồng.
- Bị phạt thuế, truy nộp thuế.
- Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hay bỏ sót khi vào sổ v.v.
Khi ghi các khoản chi phí khác vào sổ kế toán phải có biên bản của hội đồng xử lý và phải được Giám đốc và kế toán trưởng phê duyệt
Như vậy, theo định nghĩa ta có thể thấy việc phản ánh số hoa hồng đại lý được hưởng và tài khoản 811 là không phù hợp vì thực chất đây là chi phí bắt buộc khi doanh nghiệp muốn đại lý bán hàng cho mình, việc này không phải thông qua bất kỳ biên bản nào nên đây được coi như chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm và được phản ánh vào tài khoản 641 chi tiết tài khoản 6417 (chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chữa tài sản cố định, tiền thuê kho bãi, tiền thuê bốc vác vận chuyển hàng hoá đi tiêu thụ, hoa hồng phải trả cho đại lý và các đơn vị nhập uỷ thác xuất khẩu).
Vậy, bút toán phù hợp sẽ là:
Nợ tài khoản 641 - Hoa hồng đạilý
Có tài khoản 111, 112
Việc phản ánh chưa chính xác bút toán này kế toán gây ảnh hưởng đến:
+ B01 : Báo cáo kết quả kinh doanh phần I
2.3. Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm - Trường hợp cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán
Kế toán Công ty phản ánh nút toán này như sau:
Nợ tài khoản 811 - Chiết khấu thanh toán
Có tài khoản 111, 112 - Trả bằng tiền
Theo định nghĩa về tài khoản 811 tại mục II/2/2.2 thì việc phản ánh của kế toán như vậy là chưa phù hợp vì thông thường khi khách hàng trả tiền nhanh, trước thời hạn thì doanh nghiệp sẽ khuyến khích bằng việc cho khách hàng hưởng chiết khấu thanh toán.
Chi phí này đối với doanh nghiệp sẽ được coi như chi phí liên quan đến hoạt động về vốn nên phải hạch toán vào tài khoản 635 - Chi phí tài chính.
Bút toán phù hợp ở đây sẽ là:
Nợ tài khoản 635 - Tổng chiết khấu thanh toán
Có tài khoản 111, 112 - Trả bằng tiền, TGNH cho khách
Việc phản ánh chưa chính xác ở bút toán này sẽ ảnh hưởng tới
+ B02 : Báo cáo kết quả kinh doanh Phần I, lãi – lỗ.
2.4. Hoàn thiện kế toán tiêu thụ - Trường hợp cho khách hàng hưởng chiết khấu thương mại
Trong trường hợp này kế toán Công ty phản ánh
Nợ tài khoản 811 - số chiết khấu được hưởng
Có tài khoản 111, 112 - Trả bằng tiền
Có tài khoản 131 - Trừ vào số tiền phải trả
Theo định nghĩa đã nêu mục II/2/2.2 - ta có thấy số chiết khấu thương mại mà kế toán phản ánh thông qua tài khoản 811 là hoàn toàn không hợp lý vì "Chiết khấu thương mại là khoản tiền là doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng đã mau hàng với khối lượng lớn theo thoả thuận về chiết khấu thương mại đã ghi trên hợp đồng kinh tế mau bán hoặc cam kết mau, bán hàng". Do vậy đối với trường hợp này kế toán sử dụng tài khoản 521 - "Chiết khấu thương mại" chi tiết tài khoản 5212 - "Chiết khấu thành phẩm" : phản ánh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại tính trên khối lượng sản phẩm đã bán ra cho người mua thành phẩm.
Bút toán phù hợp với trường hợp này sẽ là:
Nợ tài khoản 5212 - Số chiết khấu được hưởng
Có tài khoản 111, 112 - Trả bằng tiền
Có tài khoản 131 - Trừ số phải thu của khách
Việc ghi chưa chính xác bút toán này của kế toán làm ảnh hưởng đến
+ B02 : Báo cáo tài chính Phần I
2.5. Phương hướng hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm - Bổ xung hình thức kế toán tiêu thụ theo phương thức trả chậm
Theo sổ chi tiết phải thu của khách hàng tháng 1/2004 của Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5. Ta có thể thấy bà Trần Thị Hoà - Hà Nội có số dư nợ trên tài khoản 131 là 1.090.396.713 đồng đến cuối tháng 1 (tức là 31/1/2004) số vốn tiền chưa trả của bà Hoà đã lên tới 1.119.245.405 đồng. Đối với một Công ty có quy mô trung bình như Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 với lợi nhuận hàng năm xấp xỉ 30 tỷ thì đây là một khoản đáng kể. Do doanh nghiệp không tính lãi suất nên mặc dù trả chậm, bà Hoà vẫn chỉ phải trả số tiền tương ứng với số tiền bà mua chịu của doanh nghiệp trước đây.
Để tránh tình trạng nợ đọng kéo dài gây thiệt hại cho doanh nghiệp và để cho người mua có trách nhiệm hơn với số vốn mà họ tạm thời chiếm dụng doanh nghiệp nên bổ xung hình thức tiêu thụ theo phương pháp trả chậm.
Công ty nên quy định thời gian thanh toán nhất định nếu vượt quá thời gian đó khách hàng phải trả thêm khoản lãi tương ứng với lãi suất hiện hành - với phương thức này kế toán ghi nhận doanh thu theo giá bán trả ngay còn phần lãi phải trả được ghi nhận vào tài khoản doanh thu chưa thực hiện tài khoản 3387.
Các bước thực hiện như sau:
Bút toán 1: Phản ánh giá vốn
Nợ tài khoản 632 - Giá vốn thành phẩm
Có tài khoản 155 - Thành phẩm
Bút toán 2: Ghi nhận doanh thu và lãi xuất chênh lệch khi trả chậm
Nợ tài khoản 111, 112 - Khoản trả trước
Nợ tài khoản 131 - Số còn nợ (trả sau hạn quy định)
Có tài khoản 511 - Doanh thu (Theo giá bán trả ngay)
Có tài khoản 3387 - Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa bán trả chậm và trả ngay)
Có tài khoản 33314 - Thuế VAT phải nộp
Bút toán 3: Hàng kỳ, tính, xác định và kết chuyển doanh thu tiền lãi trả chậm. Kế toán ghi:
Nợ tài khoản 337 - Doanh thu chưa thực hiện
Có tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính
Bút toán 4: Khi thực thu tiền bán hàng trả chậm trong đó gồm cả lãi bán hàng. Kế toán ghi:
Nợ tài khoản 111,112 - Thu bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng
Có tài khoản 131 - Phải thu khách hàng
Kết luận
Sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao, có chỗ đứng trên thị trường nhằm tiêu thụ với số lượng lớn, đem lại lợi nhuận luôn là mong muốn của các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Để thực hiện được mục tiêu ấy đòi hỏi người lãnh đạo phải có những quyết định kịp thời, đúng đắn. Một trong hững công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc ra quyết định của lãnh đạo là thông tin từ phần hành kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm.
Là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 rất coi trọng vai trò của bộ phận kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm. Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bộ phận này đã kết hợp những ưu điểm của phương pháp thẻ song song (kế toán chi tiết vật liệu) và phương pháp nhật ký – chứng từ (kế toán tổng hợp thành phẩm) một cách hiệu quả, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Kế toán thành phẩm đã góp phần tính chính xác giá của sản phẩm nhập kho, xuất bán giúp đơn vị xác định được giá vốn hàng bán. Cung cấp thông tin, tạo điều kiện tốt cho bộ phận quản lý doanh nghiệp xem xét việc sử dụng các tư liệu đầu vào của sản xuất sản phẩm nhằm sử dụng tiết kiệm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của sản phẩm, mang lại uy tín và lợi nhuận doanh nghiệp.
Kế toán tiêu thụ thành phẩm đã hạch toán chính xác doanh thu của từng sản phẩm giúp doanh nghiệp đánh giá năng lực của mình và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước.
Với số danh điểm thành phẩm lớn, phần hành kế toán này không tránh khỏi những thiếu xót nhất định nhưng những cố gắng nỗ lực là không thể phủ nhận. Bộ phận kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm ở Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 đang ngày một hoàn thiện góp sức xây dựng Công ty.
Sau thời gian thực tập tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5, nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phòng Kế toán – tài chính em đã làm thành chuyên đề:
“Hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5”
Trong chuyên đề, em đã tổng kết lý luận về phần hành kế toán này, thực tế kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Công ty. Từ đó, đánh giá ưu, nhược điểm để đề ra những giải pháp dựa trên chế độ và chính sách của Bộ tài chính. Tuy nhiên, do lượng kiến thức còn hạn chế, thời gian vận dụng vào thực tế chưa nhiều nên đề tài không tránh khỏi những thiếu xót nhất định. Em mong nhận được sự giúp đỡ từ các thầy cô trong khoa Kinh tế và quản trị kinh doanh nói chung và thầy Nguyễn Viết Tiến nói riêng.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô đã nhiệt tình hướng dẫn, dạy bảo em trong bốn năm học tại Viện đại học Mở Hà Nội.
Cảm ơn thầy Nguyễn Viết Tiến đã hướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này.
Cảm ơn phòng Kế toán – tài chính Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 đã giúp đỡ, cung cấp tài liệu giúp em hoàn thành đề tài của mình.
Sơn Nội ngày 11 tháng 5 năm 2004
Sinh viên: Nguyễn Thị Việt Hà
Tài liệu tham khảo
1/ Giáo trình “ Kế toán tài chính doanh nghiệp công nghiệp” – Nhà xuất bản tài chính – Chủ biên: Phan Trọng Phức, Nguyễn Văn Công
2/ Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán mới – Nhà xuất bản tài chính - Chủ biên: Võ Văn Nhị
3/ Nhà xuất bản tài chính - Hệ thống kế toán doanh nghiệp những văn bản pháp quy
4/ Giáo trình “ Tổ chức công tác kế toán ” – Nhà xuất bản tài chính – Chủ biên: Lê Gia Lục
5/ Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 - “ Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5 – 35 năm xây dựng và trưởng thành”
Bảng kê chữ viết tắt
FIFO
:
Fist in, first out
LIFO
:
Last in, first out
VAT
:
Value added tax
CTKNTP 19/5
:
Công ty kỹ nghệ thực phẩm 19/5
LD
:
Liên doanh
TGNH
:
Tiền gửi ngân hàng
HĐ
:
Hợp đồng
KT-TC
:
Kế toán – Tài chính
ĐVT
:
Đơn vị tính
PS
:
Phát sinh
TK
:
Tài khoản
CTLD
:
Công ty liên doanh
TMDV
:
Thương mại dịch vụ
CTTP
:
Công ty thực phẩm
SHTK
:
Số hiệu tài khoản
TT
:
Thứ tự
GTGT
:
Giá trị gia tăng
QL
:
Quản lý
HĐ
:
Hoạt động
QTKD
:
Quản trị kinh doanh
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0493.doc