Chứng từ kế toán là những giấy tờ phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt đông sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực, khách quan vào chứng từ kế toán.
Công ty Cổ phần Phát hành sách thực hiện sử dụng chứng từ kế toán các loại theo mẫu quy định của Nhà nước.Các loại chứng từ được sử dụng theo quy định của chế độ kế toán và phù hợp với tình hình đặc điểm kinh doanh của Công ty.
52 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 947 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ Phần Phát hành sách Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọ được thể hiện ở sơ đồ (1.2) dưới đây:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ (1.2)
Kế toán trưởng
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán hàng hoá
Kế toán tại các cửa hàng trực thuộc
Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo:
Quan hệ cung cấp số liệu:
1.4.2- Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán.
Do quy mô của Công ty Cổ phần Phát hành sách Phú thọ không phải là doanh nghiệp lớn nên Chế độ kế toán Công ty hiện đang áp dụng theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa (Được ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ).
* Niên độ kế toán từ ngày 01/01 đến ngày 31/12.
* Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc; phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối năm Công ty áp dụng phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
* Phương pháp tính thuế Giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ.
* Phương pháp khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp khấu hao đường thẳng
* Hình thức kế toán Công ty áp dụng: Hình thức “ Chứng từ ghi sổ”.
Đây là hình thức được áp dụng phù hợp với quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lý của Công ty, phù hợp với trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ kế toán trong Công ty.
Hình thức kế toán được thể hiện qua sơ đồ (1.3) dưới đây:
Sơ đồ (1.3)
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ Chứng từ ghi sổ”
Chứng từ kế toán
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán
cùng loại
Sổ,thẻ kế toán chi tiết
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
* Về chứng từ kế toán:
Chứng từ kế toán là những giấy tờ phản ảnh các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong quá trình hoạt đông sản xuất, kinh doanh ở đơn vị đều phải lập chứng từ và ghi chép đầy đủ, trung thực, khách quan vào chứng từ kế toán.
Công ty Cổ phần Phát hành sách thực hiện sử dụng chứng từ kế toán các loại theo mẫu quy định của Nhà nước.Các loại chứng từ được sử dụng theo quy định của chế độ kế toán và phù hợp với tình hình đặc điểm kinh doanh của Công ty.
* Về Hệ thống tài khoản kế toán áp dụng:
Công ty sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ( Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ), hệ thống tài khoản kế toán bao gồm các tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2, tài khoản trong Bảng cân đối kế toán và tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán.
Tuy nhiên do đặc điểm của Công ty nên hiện tại có một số tài khoản cấp 1 và tài khoản cấp 2 không sử dụng như:
Tài khoản 1113, 1123 “Vàng bạc, kim khí, đá quý”
Tài khoản 121 “Đầu tư tài chính ngắn hạn”,
Tài khoản 154 “Chi phí kinh doanh dở dang”,
Tài khoản 155 “Thành phẩm”,
Tài khoản 1591 “Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ngắn hạn”,
Tài khoản 2147 “Hao mòn bất động sản đầu tư”,
Tài khoản 217 “Bất động sản đầu tư”
Tài khoản 221 “Đầu tư tài chính dài hạn”,
Tài khoản 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn”,
* Về Sổ kế toán Công ty áp dụng:
Công ty thực hiện các quy định về sổ kế toán theo Luật Kế toán.
Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp.
Mỗi kỳ kế toán năm có 01 hệ thống sổ kế toán chính thức và duy nhất, gồm Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết theo mẫu và nội dung quy định.
Sổ kế toán tổng hợp :Sổ Cái
Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết..
+ Sổ kế toán tổng hợp:
- Sổ Cái dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong từng kỳ và trong một niên độ kế toán theo các tài khoản kế toán được quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán quy định. Số liệu kế toán trên sổ Cái phản ánh tổng hợp tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Số cái phản ảnh đầy đủ các nội dung: Ngày, tháng ghi sổ; Số hiệu và ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ; Tóm tắt nội dung của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh; Số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản.
+ Sổ kế toán chi tiết: Dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán cần thiết phải theo dõi chi tiết theo yêu cầu quản lý. Số liệu trên sổ kế toán chi tiết cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý từng loại tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí chưa được phản ảnh trên Sổ Cái.
* Về thực hiện chế độ Báo cáo tài chính
Công ty Cổ phần Phát hành sách Phú thọ tuân thủ theo chế độ quy định về việc lập báo cáo tài chính.
Hệ thống báo cáo tài chính có mục đích và ý nghĩa rất quan trọng:
+ Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một năm tài chính.
+ Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trong năm tài chính đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng cho việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh, đồng thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước.
Hệ thống báo cáo tài chính năm tại Công ty gồm:
- Bảng Cân đối kế toán - Mẫu số B01-DNN
- Bảng Cân đối tài khoản - Mẫu số F01-DNN
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh - Mẫu số B02-DNN
- Bản Thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu số 09-DNN
PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH SÁCH PHÚ THỌ.
2.1 Tổng quan về tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Phát hành sách Phú Thọ.
“ Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lựơng công việc mà người lao động đã tham gia làm việc cho doanh nghiệp. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, kinh doanh ở các doanh nghiệp. Chi phí sử dụng lao động được thể hiện bằng phạm trù tiền lương và các khoản trích theo lương. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ phục vụ cho công tác quản lý mà còn là tiền đề để hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.
Từ khái niệm mang tính lý luận chung trên đây, đối với Công ty cổ phần phát hành sách Phú thọ đã sử dụng tiền lương làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần làm việc và năng động trong kinh doanh của cán bộ công nhân viên Công ty. Tiền lương phải trả cho cán bộ, công nhân viên là một yếu tố chi phí cấu thành nên kết quả kinh doanh do công ty tạo ra. Do vậy việc sử dụng lao động có hiệu quả để tiết kiệm chi phí tiền lương là một việc rất cần thiết.
Do đặc điểm kinh doanh của Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại cho nên việc trả lương cho cán bộ, công nhân viên áp dụng theo hình thức trả lương theo thời gian mà cụ thể là trả lương theo hàng tháng. Người lao động được trả lương căn cứ tính trên lương cấp bậc, theo số ngày công thực tế làm việc tại Công ty.
Tiền lương phải trả = ( Mức lương tối thiểu * Hệ số lương) + Phụ cấp
(Mức lương tối thiểu Nhà nước quy định năm 2007 là 450.000 đ/tháng)
= (450.000 đ * Hệ số lương) + phụ cấp
Các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần phát hành sách Phú thọ thực hiện theo chế độ quy định hiện hành như: Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Quỹ lương để trích các khoản Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn được tính trên tổng quỹ lương cấp bậc của cán bộ, nhân viên trong danh sách.
Lương cấp bậc = Lương tối thiểu do Nhà nước quy định * Hệ số lương.
Đối với bảo hiểm xã hội, tỷ lệ trích là 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc, trong đó 15% tính vào chi phí quản lý kinh doanh, 5% người lao động phải nộp.
Đối với bảo hiểm y tế, tỷ lệ trích là 3 % trên tổng quỹ lương cấp bậc, trong đó 2 % tính vào chi phí quản lý kinh doanh và 1 % người lao động phải nộp.
Đối với kinh phí công đoàn, tỷ lệ trích là 2% trên tổng quỹ lương và hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh.
Việc tính lương và các khoản trích theo lương ở Công ty cổ phần Phát hành sách được thực hiện như sau:
- Đối với văn phòng Công ty và cửa hàng sách tự chọn do Phòng kế toán Công ty tính toán xác định;
- Đối với các đơn vị trực thuộc là hiệu sách các huyện, thành, thị thì do các hiệu sách tự tính toán xác định.
Chứng từ sổ sách cần sử dụng :
+ Bảng chấm công;
+ Phiếu nghỉ hưởng BHXH;
+ Sổ Danh sách lao động;
+ Bảng thanh toán tiền lương;
+ Bảng thanh toán BHXH;
+ Bảng kê trích nộp các khoản theo lương;
+ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
2.2- Hạch toán số lượng lao động, sử dụng thời gian lao động và kết quả lao động tại Công ty Cổ phần Phát hành sách Phú Thọ.
2.2.1 - Hạch toán số lượng lao động:
Số lượng cán bộ, công nhân viên Công ty Cổ phần Phát hành sách Phú thọ có 62 người, được bố trí sắp xếp phù hợp từ trên Văn phòng Công ty đến các đơn vị trực thuộc là các cửa hàng, hiệu sách các huyện, thành thị trên địa bàn toàn tỉnh Phú thọ. Trong đó Văn phòng công ty có 14 người, cửa hàng sách tự chọn có 12 người.
Chỉ tiêu số lượng lao động được phản ảnh trên “Sổ danh sách lao động” (Biểu 02)của Công ty do phòng Tổ chức – Hành chính lập dựa trên số lao động hiện có.
Biểu số 02
Cty CP PH sách Phú thọ
SỔ DANH SÁCH LAO ĐỘNG
Năm 2007
STT
HỌ VÀ TÊN
Năm sinh
Địa chỉ
Ghi chú
1
Phan Thị Kim Hồng
1958
Việt trì - Phú thọ
2
Lê Quốc Chiến
1972
Tam nông - Phú thọ
3
Hán Vĩnh Hà
1982
Việt trì - Phú thọ
4
Nguyễn Anh Tuấn
1980
Thanh ba- Phú thọ
5
Phạm Quyết Tiến
1981
Việt trì - Phú thọ
6
Nguyễn Xuân Hưng
1982
Việt trì - Phú thọ
7
Vũ Thị Xuân
1961
Việt trì - Phú thọ
8
Vũ Thị Hồng
1970
Phù ninh - Phú thọ
9
Lê Thị Lành
1972
Lâm thao - Phú thọ
10
Nguyễn Thị Hạnh
1973
Lâm thao - Phú thọ
11
Vi Thuý Mai
1977
Hạ hoà - Phú thọ
12
Lê Hồng Phương
1981
Cẩm khê - Phú thọ
13
Nguyễn Bích Hạnh
1979
Đoan hùng - Phú thọ
14
Trần Thị Thuý
1982
Vĩnh tường-Vĩnh phúc
15
Nguyễn Thị Ân
1978
Thanh thuỷ - Phú thọ
16
Lê Kim Loan
1984
Lâm thao - Phú thọ
17
Phạm Phương Thanh
1982
Việt trì - Phú thọ
18
Nguyễn Thanh Hiếu
1979
Việt trì - Phú thọ
................
“Sổ danh sách lao động” được lập chung cho toàn Công ty và lập riêng cho từng bộ phận nhằm thường xuyên nắm chắc được số lượng lao động hiện có, sự biến động tăng, giảm của từng bộ phận và toàn Công ty.
Chứng từ ban đầu làm cơ sở để ghi “Sổ danh sách lao động” là hồ sơ tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, nâng bậc, nghỉ việc...
Tất cả mọi sự thay đổi biến động về số lượng lao động trong Công ty đều được ghi chép kịp thời vào “Sổ danh sách lao động”. Trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc tính lương phải trả và các khoản trích nộp theo lương cho người lao động được kịp thời và đảm bảo.
2.2.2- Hạch toán sử dụng thời gian lao động.
Thời gian lao động là một trong những căn cứ để tính lương phải trả cho người lao động. Do vậy việc ghi chép, phản ảnh chính xác số ngày công, giờ công làm việc thực tế, số ngày công nghỉ việc của từng người lao động trong từng bộ phận của Công ty phải được thực hiện đầy đủ và kịp thời.
Hạch toán thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc quản lý lao động, qua đó đánh giá được việc chấp hành kỷ luật lao động và làm căn cứ tính lương, bình xét phân loại thi đua, tính thưởng cho người lao động.
Để hạch toán thời gian lao động trong Công ty, chứng từ ban đầu quan trọng nhất là “Bảng chấm công” (Mẫu số 01a- LĐTL chế độ chứng từ kế toán). (Biểu 03)
“Bảng chấm công” được lập riêng cho từng bộ phận. Ở Văn phòng Công ty “Bảng chấm công” được lập riêng cho từng phòng và cửa hàng sách tự chọn. Ở các huyện, thành, thị “Bảng chấm công” được lập riêng cho từng Hiệu sách.
“Bảng chấm công” dùng trong 1 tháng tương ứng với kỳ tính lương.
“Bảng chấm công” được để tại vị trí công khai, dễ xem để mọi người đều biết được thời gian lao động của mình và của những người khác trong cùng một bộ phận.
Đối với những trường hợp nghỉ việc do ốm đau, thai sản... đều phải có “Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội” của cơ quan y tế... và được ghi vào “Bảng chấm công” theo những ký hiệu quy định.
Hàng ngày trưởng phòng, cửa hàng; chủ nhiệm hiệu sách hoặc người được uỷ quyền, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mình để chấm công cho từng người trong ngày, tương ứng trong các cột theo các ký hiệu quy định trên “Bảng chấm công”. Ví dụ: Ốm (Ô), nghỉ phép (P), hội họp, học tập (H), v.v....
Luân chuyển chứng từ, hạch toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Phát hành sách Phú Thọ.
Cuối tháng, người chấm công và phụ trách các bộ phận ký vào “Bảng chấm công”.
Đối với văn phòng Công ty và cửa hàng sách tự chọn thì “Bảng chấm công” đó cùng với các chứng từ liên quan như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, Giấy xin nghỉ việc không lương... được chuyển đến phòng kế toán công ty.
Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người trên “Bảng chấm công” để tính ra số ngày công theo từng loại. Sau đó kế toán tính toán số tiền lương, phụ cấp theo quy định phải trả, tính trích các khoản theo lương như BHXH, BHYT, kinh phí Công đoàn của từng người trên “Bảng thanh toán lương” (Mẫu số 02-LĐTL chế độ chứng t ừ kế to án)
Và kế toán tiến hành hạch toán, lập phiếu chi tiền thanh toán tiền lương, ghi chép, phản ảnh vào sổ sách kế toán.
Quy trình hạch toán tiền lương và thanh toán với CNV tại Công ty Cổ phần Phát hành sách Phú Thọ.
Việc hạch toán kế toán và thanh toán với công nhân viên thực hiện theo chế độ kế toán các doanh nghiệp nhỏ và vừa (Ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14 tháng 9 năm 2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính).
Tài khoản kế toán sử dụng: Tài khoản 334 “Phải trả người lao động”
Tài khoản 334 dùng để phản ảnh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.
* Quy trình ghi sổ hạch toán tiền lương và thanh toán với công nhân viên tại Công ty cổ phần Phát hành sách Phú Thọ :
+ Từ “bảng chấm công” hàng tháng, kế toán tính toán và lập “Bảng thanh toán lương”;
+ Từ “Bảng thanh toán lương” lập “Chứng từ ghi sổ”;
Từ “Bảng thanh toán lương” lập “Phiếu chi”;
+ Từ “Bảng thanh toán lương” và “Phiếu chi” vào “Sổ chi tiết tài khoản 334”;
+ Từ “Chứng từ ghi sổ” vào “Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ”;
Từ “Chứng từ ghi sổ” vào “Sổ cái” Tài khoản 334.
CỤ THỂ: Tháng 11 năm 2007, tại văn phòng Công ty, ngày 05 /11/2007, phiếu chi số 209 - thanh toán lương kỳ 2 của tháng 10/2007 của cán bộ, công nhân viên, số tiền 11.862.760 đ.
Ngày 16/11/2007, phiếu chi số 220 chi lương tạm ứng kỳ 1 cho cán bộ, công nhân viên tháng 11 năm 2007, số tiền 8.650.000 đ
Cuối ngày 30 tháng 11 năm 2007, bảng chấm công của các bộ phận văn phòng và cửa hàng sách tự chọn được chuyển đến phòng kế toán Công ty.
+ Căn cứ phiếu chi số 209 ngày 05 tháng 11 năm 2007, chi thanh toán lương kỳ 2 tháng 10 năm 2007, kế toán định khoản và vào “Sổ quỹ” :
Nợ TK 334 - (Phải trả người lao động) 11.862.760 đ
Có TK 111 – (Tiền mặt) 11.862.760 đ
Cty CP PH Sách PThọ Mẫu số 02-TT
PHIẾU CHI Số 209
Ngày 05 tháng 11 năm 2007 Nợ TK 334
Có TK 111
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Tuyến
Địa chỉ: Văn phòng Công ty
Lý do chi: Thanh toán lương kỳ 2 tháng 10 năm 2007 cho cán bộ CNV văn phòng và Cửa hàng tự chọn
Số tiền: 11.862.760 đ (Viết bằng chữ: Mười một triệu, tám trăm sáu mươi hai ngàn, bảy trăm sáu mươi đồng)
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Ngày 05 tháng 11 năm 2007
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận
+ Căn cứ phiếu chi số 220 ngày 16 tháng 11 năm 2007, chi lương tạm ứng kỳ 1 tháng 11 năm 2007, kế toán định khoản và vào “Sổ quỹ”:
Nợ TK 334 - (Phải trả người lao động) 8.650.000 đ
Có TK 111 – (Tiền mặt) 8.650.000 đ
Cty CP PH Sách PThọ Mẫu số 02-TT
PHIẾU CHI Số 220
Ngày 16 tháng 11 năm 2007 Nợ TK 334
Có TK 111
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Tuyến
Địa chỉ: Văn phòng Công ty
Lý do chi: Chi lương tạm ứng kỳ 1 tháng 11 năm 2007 cho cán bộ CNV văn phòng và Cửa hàng tự chọn
Số tiền: 8.650.000 đ (Viết bằng chữ: Tám triệu, sáu trăm năm mươi ngàn đồng)
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Ngày 16 tháng 11năm 2007
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận
* Từ “Bảng chấm công” của các bộ phận chuyển đến phòng kế toán;
+ Tính số công của từng người: Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công trên bảng chấm công để tính ra số ngày công từng loại của từng người.
Cụ thể : Căn cứ vào bảng chấm công (Biểu số 03 và 04):
- Trường hợp Chị Vũ Thị Xuân bộ phận Cửa hàng sách tự chọn:
Số ngày công hưởng lương thời gian là 26 công.
- Trường hợp Anh Nguyễn Xuân Hưng bộ phận phòng nghiệp vụ:
Số ngày công hưởng lương thời gian là 19 công
Số công hưởng bảo hiểm xã hội là 7 công.
Công ty Cổ Phần phát hành sách Phú Thọ
Biểu số 03
Mẫu số 01a- LĐTL
Bộ phận: Cửa hàng tự chọn
Bảng chấm công
Tháng 11 năm 2007
STT
Họ tên
Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ
Ngày trong tháng
Quy ra công
1
2
3
.....
30
Số công hưởng lương SP
Số công hưởng lương Tgian
Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng % lương
Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng .... lương
Số công hưởng BHXH
A
B
C
1
2
3
....
30
32
33
34
35
36
1
Vũ Thị Xuân
x
x
x
x
x
26
2
Vũ Thị Hồng
x
x
x
x
x
26
3
Lê Thị Lành
x
x
x
x
x
26
4
Nguyễn Thị Hạnh
x
x
x
x
x
26
5
Vi Thuý Mai
x
x
x
x
x
26
6
Lê Hồng Phương
x
x
x
x
x
26
7
Nguyễn Bích Hạnh
x
x
x
x
x
26
8
Trần Thị Thuý
x
x
x
x
x
26
9
Nguyễn Thị Ân
x
x
x
x
x
26
10
Lê Kim Loan
x
x
x
x
x
26
11
Phạm Phương Thanh
x
x
x
x
x
26
12
Nguyễn Thanh Hiếu
x
x
x
x
x
26
Tổng cộng
312
Người chấm công
Phụ trách bộ phận
Người duyệt
Công ty CP phát hành sách Phú Thọ
Biểu số 04
Mẫu số 01a- LĐTL
Bộ phận: Phòng nghiệp vụ
Bảng chấm công
Tháng 11 năm 2007
STT
Họ tên
Ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ
Ngày trong tháng
Quy ra công
1
2
3
.....
30
Số công hưởng lương SP
Số công hưởng lương Tgian
Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương
Số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng .... lương
Số công hưởng BHXH
A
B
C
1
2
3
....
30
32
33
34
35
36
1
Phan Thị Kim Hồng
x
x
x
x
x
26
2
Lê Quốc Chiến
x
x
x
x
x
26
3
Hán Vĩnh Hà
x
x
x
x
x
26
4
Nguyễn Anh Tuấn
x
x
x
x
x
26
5
Phạm Quyết Tiến
x
x
x
x
x
26
6
Nguyễn Xuân Hưng
x
Ô
Ô
x
x
19
7
Tổng cộng
149
7
Người chấm công
Phụ trách bộ phận
Người duyệt
+ Tính lương: Sau khi đã xác định được số công, kế toán tính lương của từng người theo bảng chấm công;
Cụ thể:
- Trường hợp 1: Tính lương tháng 11/2007 cho anh Nguyễn Xuân Hưng nhân viên phòng nghiệp vụ:
Lương tối thiểu : 450.000 đ
Hệ số lương : 1.8
Lương cấp bậc : 450.000 * 1,8 = 810.000 đ/ tháng; 31.154 đ/ ngày
Số ngày công làm thực tế tháng 11/2007 là 19 công
Lương được hưởng tháng 11/2007 là: 31.154 đ * 19 công = 591.923 đ.
Anh Hưng tham gia đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế nên Công ty đã tiến hành trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải nộp tháng 11/2007 như sau:
Tỷ lệ quy định trích bảo hiểm xã hội 5 %, bảo hiểm y tế 1 % trên lương cấp bậc.
Số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải trích là : Lương cấp bậc * 6 %
= 810.000 đ * 6 % = 48.600 đ
Số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải nộp của anh Hưng là 48.600 đ được trừ trên bảng thanh toán lương tháng 11/2007.
Lương tạm ứng kỳ I tháng 11/2007 anh Hưng đã nhận 350.000 đ
Như vậy thanh toán lương tháng 11/2007 anh Hưng còn được nhận số tiền là:
591.923 đ – 350.000 đ – 48.600 đ = 193.323 đ
- Trường hợp 2: Tính lương cho chị Vũ Thị Xuân cửa hàng sách tự chọn:
Lương tối thiểu : 450.000 đ
Hệ số lương : 3,98
Lương cấp bậc : 450.000 đ * 3,98 = 1.791.000 đ
Số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế phải nộp 6 % trừ trên bảng lương tháng 11/2007 là: 1.791.000 đ * 6 % = 107.460 đ
Ngoài ra chị Xuân còn được hưởng phụ cấp chức vụ là 120.000 đ
Tổng thu nhập của chị Xuân trong tháng 11/2007 :
1.791.000 đ + 120.000 đ = 1.911.000 đ
Chị Xuân đã tạm ứng lương kỳ I tháng 11/2007 là 700.000 đ
Số còn được lĩnh kỳ II là: (1.911.000 đ – 700.000 đ – 107.460 đ) = 1.103.540 đ
+ Lập “Bảng thanh toán lương”: Sau khi đã tính toán lương cho từng cán bộ công nhân viên, kế toán tiến hành lâp “Bảng thanh toán lương” theo từng bộ phận: Cửa hàng sách tự chọn và phòng nghiệp vụ. (Biểu số 05)
Biếu số 05
Công ty Cổ phần Phát hành sách Phú Thọ
Mẫu số 02 - LĐTL
Bảng thanh toán tiền lương
Tháng 11 năm 2007
STT
Họ tên
Bậc lương
Hệ số
Lương thời gian
Phụ cấp chức vụ
Tổng số
Tạm ứng kỳ I
Các khoản giảm trừ
Tổng được lĩnh kỳ II
Số công
Số tiền
BHXH
BHYT
Tổng số giảm trừ
Số tiền
Ký nhận
A
B
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
C
I: Cửa hàng tự chọn
1
Vũ Thị Xuân
3.98
26
1,791,000
120,000
1,911,000
700,000
89,550
17,910
107,460
1,103,540
2
Vũ Thị Hồng
3.27
26
1,471,500
1,471,500
500,000
73,575
14,715
88,290
883,210
3
Lê Thị Lành
3.98
26
1,791,000
1,791,000
600,000
89,550
17,910
107,460
1,083,540
4
Nguyễn Thị Hạnh
3.38
26
1,521,000
1,521,000
500,000
76,050
15,210
91,260
929,740
5
Vi Thuý Mai
2.96
26
1,332,000
1,332,000
450,000
66,600
13,320
79,920
802,080
6
Lê Hồng Phương
2.34
26
1,053,000
1,053,000
300,000
52,650
10,530
63,180
689,820
7
Nguyễn Bích Hạnh
1.8
26
810,000
810,000
300,000
40,500
8,100
48,600
461,400
8
Trần Thị Thuý
1.8
26
810,000
810,000
300,000
40,500
8,100
48,600
461,400
9
Nguyễn Thị Ân
1.8
26
810,000
810,000
300,000
40,500
8,100
48,600
461,400
10
Lê Kim Loan
1.8
26
810,000
810,000
300,000
40,500
8,100
48,600
461,400
11
Phạm Phương Thanh
1.8
26
810,000
810,000
300,000
40,500
8,100
48,600
461,400
12
Nguyễn Thanh Hiếu
1.8
26
810,000
810,000
300,000
40,500
8,100
48,600
461,400
Cộng
312
13,819,500
120,000
13,939,500
4,850,000
690,975
138,195
829,170
8,260,330
II: Phòng Nghiệp vụ
1
Phan Thị Kim Hồng
3.89
26
1,750,500
160,000
1,910,500
1,000,000
87,525
17,505
105,030
805,470
2
Lê Quốc Chiến
2.96
26
1,332,000
1,332,000
700,000
66,600
13,320
79,920
552,080
3
Hán Vĩnh Hà
2.34
26
1,053,000
1,053,000
500,000
52,650
10,530
63,180
489,820
4
Nguyễn Anh Tuấn
2.34
26
1,053,000
1,053,000
500,000
52,650
10,530
63,180
489,820
5
Nguyễn mỹ Hạnh
1.99
26
895,500
895,500
400,000
44,775
8,955
53,730
441,770
6
Phạm Quyết Tiến
1.8
26
810,000
810,000
350,000
40,500
8,100
48,600
411,400
7
Nguyễn Xuân Hưng
1.8
19
591,923
591,923
350,000
40,500
8,100
48,600
193,323
Cộng
175
7,485,923
160,000
7,645,923
3,800,000
385,200
77,040
462,240
3,383,683
Tổng cộng: I + II
21,305,423
280,000
21,585,423
8,650,000
1,076,175
215,235
1,291,410
11,644,013
+ Lập “Chứng từ ghi sổ”:
Căn cứ vào “Bảng thanh toán lương” tháng 11 năm 2007 sau khi đã được kế toán tiền lương tính toán xác định (Biểu số 05):
- Theo số liệu ở cột (6) Biểu số 05 - Tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cán bộ, công nhân viên, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” số 73 ( Biểu số 06-b trang 38) theo định khoản:
Nợ TK 6421 –(Chi phí bán hàng) 13.939.500 đ
(Lương phải trả của cửa hàng sách tự chọn)
Nợ TK 6422 – (Chi phí QL doanh nghiệp) 7.645.923 đ
( Lương của bộ phận văn phòng)
Có TK 334 – (Phải trả người lao động) 21.585.423 đ
Diễn giải : Tiền lương phải trả cán bộ công nhân viên tháng 11/2007 hạch toán vào chi phí kinh doanh.
- Theo số liệu cột (8) (Biểu số 05) “Giảm trừ bảo hiểm xã hội”, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” số 73 (Biểu số 06-b) theo định khoản:
Nợ TK 334 – (Phải trả người lao động ) 1.076.175 đ
Có TK 3383 – (Bảo hiểm xã hội ) 1.076.175 đ
Diễn giải: Trích 5 % bảo hiểm xã hội của người lao động tháng 11/2007 khấu trừ trên bảng thanh toán lương.
- Theo số liệu ở cột (9) (Biểu số 05) “ Giảm trừ bảo hiểm y tế”, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” số 73 (Biểu số 06-b) theo định khoản:
Nợ TK 334 – (Phải trả người lao động) 215.253 đ
Có TK 3384 – (Bảo hiểm y tế ) 215.253 đ
Diễn giải: Trích 1 % bảo hiểm y tế phải nộp của người lao động tháng 11/2007 khẩu trừ trên bảng thanh toán lương.
+ Từ “Bảng thanh toán lương”, kế toán lập “Phiếu chi” thanh toán lương (Phiếu chi số 245); vào sổ quỹ, vào “Chứng từ ghi sổ” số 72 (Biểu 6-a) và vào “Sổ chi tiết tài khoản 334” (Biểu số 08).
Cty CP PH Sách PThọ Mẫu số 02-TT
PHIẾU CHI Số 245
Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Nợ TK 334
Có TK 111
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Tuyến
Địa chỉ: Văn phòng Công ty
Lý do chi: Chi thanh toán lương kỳ 2 tháng 11 năm 2007 cho cán bộ CNV văn phòng và Cửa hàng tự chọn
Số tiền: 11.644.013đ (Viết bằng chữ: Mười một triệu, sáu trăm bốn mươi bốn ngàn, không trăm mười ba đồng)
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Ngày 30 tháng 11năm 2007
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận
+ Từ “Chứng từ ghi sổ” số 72, 73 vào “Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ” (Biểu số 07 trang 39)
Từ “Chứng từ ghi sổ” số 72, 73 vào “Số cái” Tài khoản 334’ (Biểu số 10)
2.5. Quy trình hạch toán các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Phát hành sách Phú Thọ.
Các khoản trích theo luơng theo chế độ Nhà nước quy định tại Công ty cổ phần Phát hành sách Phú Thọ áp dụng trích các khoản:
- Quỹ bảo hiểm xã hội
- Quỹ bảo hiểm y tế
- Kinh phí công đoàn.
Tài khoản kế toán sử dụng:
TK 3383- (Bảo hiểm xã hội )
TK 3384 – (Bảo hiểm y tế )
TK 3382 – (Kinh phí công đoàn )
* Quy trình hạch toán và ghi sổ các khoản trích theo lương:
Từ “Bảng chấm công” hàng tháng, kèm theo “Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội” kết hợp với “Sổ danh sách lao động” để kế toán tính toán, xác định các khoản phải trích theo lương: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn.
Từ số liệu xác định được các khoản trích theo lương, kế toán tính trừ trên bảng thanh toán lương các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động phải nộp.
Từ số liệu xác định được các khoản trích theo lương và các khoản phải nộp của người lao động về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trừ trên “Bảng thanh toán lương”, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” và vào “Sổ chi tiết TK 3383, 3384, 3382 ”;
- Từ chứng từ ghi sổ vào “Sổ Cái” tài khoản 338
Cụ thể: Căn cứ vào “Bảng chấm công” (biểu 03, 04) kèm theo “Giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội” , căn cứ vào “Sổ danh sách lao động” (Biểu 02), kế toán tiền lương tính toán xác định:
A/ Tính toán trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo lương cấp bậc như sau:
* Trích bảo hiểm xã hội:
+ Số tiền bảo hiểm xã hội phải trích 20 % trên quỹ lương cấp bậc tháng 11/2007: 21.585.423 x 20 % = 4.317.084 đ;
Trong đó: - 15 % tính vào chi phí 3.240.909 đ
Gồm Chi phí bán hàng (cửa hàng sách tự chọn) 2.094.021 đ
Chi phí quản lý doanh nghiệp (Bộ phận văn phòng) 1.146.888 đ
- 5 % người lao động phải nộp 1.076.175 đ
* Trích bảo hiểm y tế: Bảo hiểm y tế trích 3 % trên quỹ lương cấp bậc tháng 11/2007: ( 21.585.423 x 3%) = 647.562 đ.
Trong đó: 2 % tính vào chi phí là 432.327 đ,
Gồm Chi phí bán hàng (Cửa hàng sách tự chọn) 278.790 đ
Chi phí quản lý doanh nghiệp (Bộ phận văn phòng) 153.537 đ;
Và 1 % người lao động phải nộp là 215.235 đ.
* Trích kinh phí công đoàn 2 % trên quỹ lương tính vào chi phí kinh doanh tháng 11/2007 (( 21.585.423 x 2%) = 432.327 đ.
B/ Lập “chứng từ ghi sổ”:
Căn cứ số liệu tính toán ở phần A về các khoản trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn:
1- Số tiền bảo hiểm xã hội trích 15 % tính vào chi phí kinh doanh, Kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” số 74 (Biểu 06-c trang 38) theo định khoản:
Nợ TK 6421 – (Chi phí bán hàng) 2.094.021 đ
Nợ TK 6422 – (Chi phí quản lý doanh nghiệp) 1.146.888 đ
Có TK 3383 – (BHXH) 3.240.909 đ Vao
2- Số tiền BHXH trích 5 % người lao động phải nộp trừ trên bảng thanh toán lương tháng 11/2007, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” số 73 (Biểu 06-b) theo định khoản:
Nợ TK 334- (Phải trả người lao động) 1.076.175 đ
Có TK 3383 – (BHXH) 1.076.175 đ
3- Số tiền bảo hiểm y tế: Trích 2 % vào chi phí kinh doanh, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” số 74 (Biểu 06-c) theo định khoản:
Nợ TK 6421- (Chi phí bán hàng) 278.790 đ
Nợ TK 6422 – (Chi phí quản lý doanh nghiệp) 153.537 đ
Có TK 3384 – (Bảo hiểm y tế) 432.327 đ
4- Số tiền bảo hiểm y tế: Trích 1 % người lao động phải nộp, trừ trên bảng thanh toán lương tháng 11/2007, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” số 73 (Biểu 06-b) theo định khoản:
Nợ TK 334- (Phải trả người lao động) 215.235 đ
Có TK 3384-(Bảo hiểm y tế) 215.235 đ
5- Trích kinh phí công đoàn 2 % trên quỹ lương tính vào chi phí kinh doanh tháng 11/2007, số tiền 432.327 đ, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” số 73 (Biểu 06-b) theo định khoản:
Nợ TK 6421- (Chi phí bán hàng) 278.790 đ
Nợ TK 64222-(Chi phí quản lý DN) 153.537 đ
Có TK 3382 –(Kinh phí công đoàn) 432.327 đ
6- Căn cứ trên “Bảng chấm công” tháng 11/2007 (Biểu 04) và “Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng Bảo hiểm xã hội” do bị ốm đối trường hợp anh Nguyễn Xuân Hưng thuộc bộ phận phòng nghiệp vụ, Kế toán tính bảo hiểm xã hội phải trả như sau:
- Lương cấp bậc: 31.154 đ/ 1ngày công,
- Số công nghỉ ốm: 07 công,
- Hưởng bảo hiểm xã hội 75 %
- Số tiền bảo hiểm xã hội phải trả (31.154 đ x 7ngày) x 75 % = 163.560 đ.
SỞ Y TẾ PHÚ THỌ
BV Tỉnh Phú thọ
Mẫu số C03-BH
GIẤY CHỨNG NHẬN
NGHỈ VIỆC HƯỞNG BHXH
Quyển số 286
Số ......
Họ tên: Nguyễn Xuân Hưng Tuổi 28
Đơn vị công tác: Công ty CP Phát hành sách Phú thọ
Lý do nghỉ việc: Xuất huyết dạ dày
Số ngày cho nghỉ: 08 ngày
Từ ngày 02/11/2007 đến hết ngày 09/11/2007
XÁC NHẬN CỦA PHỤ TRÁCH ĐƠN VỊ
(Đã ký)
Ngày 09 tháng 11 năm 2007
Y BÁC SỸ KHÁM BỆNH
(Đã ký)
Sau đó lập “Bảng thanh toán Bảo hiểm xã hội”
Bảng thanh toán BHXH
Số ngày nghỉ tính BHXH
Lương bình quân ngày (đồng )
% trích BHXH
Số tiền hưởng BHXH (đồng )
1
2
3
4
7 ngày
31.154
75 %
163.560
Kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” số 74 (Biểu 06-c) theo định khoản:
Nợ TK 3383 – (Bảo hiểm xã hội) 163.560 đ
Có TK 334 – (Phải trả người lao động) 163.560 đ
Và lập “Phiếu chi” thanh toán tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội cho anh Hưng số tiền là 163.560 đ, vào sổ quỹ và định khoản :
Nợ TK 334 - Phải trả người lao động 163.560 đ
Có TK 111 - Tiền mặt 163.560 đ
Cty CP PH sách PThọ Mẫu số 02-TT
PHIẾU CHI Số 246
Ngày 30 tháng 11 năm 2007 Nợ TK 334
Có TK 111
Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Xuân Hưng
Địa chỉ: Văn phòng Công ty
Lý do chi: Chi trợ cấp BHXH ốm đau
Số tiền: 163.560 đ (Viết bằng chữ: Một trăm sáu mươi ba ngàn năm trăm sáu mươi đồng)
Kèm theo 01 chứng từ gốc
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận
Căn cứ vào bảng tổng hợp chứng từ cùng loại trên sổ quỹ, kế toán lập “Chứng từ ghi sổ” số 72 (Biểu 06-a trang 37), theo định khoản:
Nợ TK 334 – (Phải trả người lao động) 163.560 đ
Có TK 111 – (Tiền mặt) 163.560 đ
C/ Vào sổ chi tiết tài khoản:
Từ “Chứng từ ghi sổ” số 72. 73, 74 (Biểu 06-a, 06-b, 06-c) vào “Sổ chi tiết tài khoản 3383, 3384 và 3382” (Biểu 09).
D/ Vào “Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ”:
Từ “Chứng từ ghi sổ” số 72, 73, 74 (Biểu 06-a, 06-b, 06-c) vào sổ “Đăng ký Chứng từ ghi sổ” (Biểu 07 trang 37).
E/ Vào “Sổ cái”:
Từ “chứng từ ghi sổ” số 72, 73, 74 (Biểu 06-a, 06-b, 06-c) vào “Sổ cái Tài khoản 338” (Biểu 11 trang 45)
G/ Lập “Bảng kê trích nộp các khoản theo lương”, “Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội”:
Từ “Chứng từ ghi sổ” số 72, 73 (Biểu 06-b, 06-c) và “Sổ chi tiết tài khoản 338” (Biểu 09 trang 41) để lập “Bảng trích nộp các khoản theo lương” (Biểu 12 trang 41);
Từ “Chứng từ ghi sổ” số 72, 73 (Biểu 06-b, 06-c) và “Sổ chi tiết tài khoản
338” (Biểu 09), “Sổ chi tiết tài khoản 334” (Biểu 08 trang 40), để lập “Bảng phân bổ tiền lương và Bảo hiểm xã hội” (Biểu 13 trang 43)
C TY CP PH SÁCH PHÚ THỌ
Biểu 06 - a
Mẫu số S02 a - DNN
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số 72
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
S
TT
TRÍCH YẾU
Số hiệu tài khoản
Số tiền
NỢ
CÓ
Nợ
Có
1
Chi lương kỳ 2 tháng
10/2007 cho CNV
334
11,862,760
111
11,862,760
2
Chi lương tạm ứng kỳ 1
tháng 11/2007 cho CB CNV
334
8,650,000
111
8,650,000
3
Chi thanh toán lương kỳ 2
tháng 11/2007 cho CB CNV
334
11.644.013
111
11.644.013
4
Chi trợ cấp BHXH ốm đau
Tháng 11/2007
334
163.560
111
163.560
Cộng
32.320.333
32.320.333
C TY CP PH SÁCH PHÚ THỌ Biểu 06-b
Mẫu số S02 a - DNN
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số 73
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
S
TT
TRÍCH YẾU
Số hiệu tài khoản
Số tiền
NỢ
CÓ
Nợ
Có
1
Tiền lương phải trả CB CNV tháng
6421
13,939,500
11/2007 hạch toán vào chi phí KD
6422
7,645,923
334
21.585.423
2
Trừ trên bảng lương tháng 11/2007
334
1.291.410
- Khoản 5 % BHXH người lao động phải nộp
3383
1.076.175
- Khoản 1 % BHYT người lao động phải nộp -
3384
215.235
Cộng
22.876.833
22.876.833
C TY CP PH SÁCH PHÚ THỌ
Biểu 06-c
Mẫu số S02 a - DNN
CHỨNG TỪ GHI SỔ
Số 74
Ngày 30 tháng 11 năm 2007
S
TT
TRÍCH YẾU
Số hiệu tài khoản
Số tiền
NỢ
CÓ
Nợ
Có
1
Tr ích 15 % BHXH th áng 11/2007
6421
2.094.021
hạch toán vào chi phí KDoanh
6422
1.146.888
3383
3.240.909
2
Tr ích 2 % BHYT th áng 11/2007
6421
278.790
hạch toán vào chi phí KDoanh
6422
153.537
3384
432.327
3
Tr ích 2 % KPCĐ th áng 11/2007
6421
278.790
hạch toán vào chi phí KDoanh
6422
153.537
3382
432.327
4
BHXH phải trả cho người LĐ
3383
163,560
nghỉ ốm tháng 11/2007
334
163,560
Cộng
4.269.123
4.269.123
CÔNG TY CP PH SÁCH PHÚ THỌ Biểu 07
Mẫu số: S02b – DNN
SỔ ĐĂNG KÝ CHỨNG TỪ GHI SỔ
Năm 2007
Chứng tù ghi sổ
Số hiệu
Ngày tháng
Số tiền
Ghi chú
72
30/11
32.320.333
73
30/11
22.876.833
74
30/11
4.269.123
Cộng tháng 11 /2007
59.466.289
Người ghi sổ
Kế toán trưởng
Giám đốc
Từ chứng từ ghi sô kế toán vào chi tiết TK 334, TK 338 sau đó vào bảng kê Các khoản trích theo lương
CÔNG TY CP PH SÁCH PHÚ THỌ Biểu 08
Mẫu số S 20 - DNN
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TK 334 - Phải trả người lao động
Tháng 11 năm 2007
NT
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Số hiệu
NT
NỢ
CÓ
NỢ
CÓ
A
B
C
D
E
1
2
3
4
Số dư đầu kỳ
11,862,760
5/11
209
5/11
Chi lương kỳ 2 tháng
10/2007 cho CNV
111
11,862,760
16/11
220
16/11
Chi lương tạm ứng kỳ 1
tháng 11/07cho CNV
111
8,650,000
30/11
246
30/11
Chi trợ cấp BHXH ốm đau Tháng 11/2007
111
163.560
30/11
73
30/11
Tiền lương phải trả CNV hạch toán vào CP tháng 11/07
6421
13,939,500
6422
7,645,923
30/11
73
30/11
Trích 5% BHXH của người LĐ phải nộp trừ trên bảng thanh toán lương tháng 11/07
3383
1,076,175
30/11
73
30/11
Trích 1% BHYT của người lao
động phải nộp trừ trên bảng thanh toán lương
3384
215,235
tháng 11/07
30/11
7
30/11
BHXH phải trả cho người lao động nghỉ ốm
tháng 11/2007
3383
163,560
30/11
Chi thanh toán lương kỳ 2 tháng 11/2007
cho CB CNV
111
11.644.013
CỘNG PHÁT SINH
33.611.743
21.748.983
Số dư cuối kỳ
0
0
CÔNG TY CP PH SÁCH PHÚ THỌ Biểu 09
Mẫu số S 20 - DNN
SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN
TK 338 - Phải trả phải nộp khác
( TK 3382, 3383, 3384)
Tháng 11 năm 2007
NT
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
SH
NT
NỢ
CÓ
NỢ
CÓ
A
B
C
D
E
1
2
3
4
Số dư đầu kỳ
0
0
1/ TK 3382- KPCĐ
30/11
74
30/11
Trích 2 % KPCĐ
6421
278,790
tính vào CP tháng 11/2007
6422
153,537
Cộng phát sinh
432,327
Số dư cuối kỳ
432,327
2/ TK 3383-
Bảo hiểm xã hội
Số dư đầu kỳ
0
0
30/11
74
30/11
Trích 15 % BHXH hạch toán vào chi phí tháng 11/07
6421
2,094,021
6422
1,146,888
30/11
73
30/11
Trích 5% BHXH của người LĐ phải nộp tr ừ trên bảng thanh toán lương tháng 11/2007
334
1.076.175
30/11
74
30/11
BHXH phải trả cho người LĐ nghỉ ốm
334
163,560
tháng 11/2007
Cộng
163,560
4.317.084
Số dư cuối kỳ
4.153.524
2/ TK 3384-
Bảo hiểm y tế
Số dư đầu kỳ
1,250,000
72
30/11
Trích 2 % BHYT hạch toán vào chi phí tháng 11/07
6421
278,790
6422
153,537
72
30/11
Trích 1% BHYT của người LĐ phải nộp trừ trên bảng thanh toán lương tháng 11/2007
334
215,235
Cộng phát sinh
647,562
Số dư cuối kỳ
602,438
CTY CP PH SÁCH PHÚ THỌ Biểu 12
Mẫu số 10-LĐTL
BẢNG KÊ
Trích nộp các khoản theo lương
Tháng 11 năm 2007
STT
Số tháng
trích BHXH,
BHYT,
K PCĐ
Tổng quỹ lương trích BHXH, BHYT KPCĐ
BHXH, BHYT
Kinh phí Công đoàn
Tổng số
Trong đó
Tổng số
Trong đó
Trích vào chi phí
Trừ
vào lương
Trích vào chi phí
Trừ vào lương
1
Tháng 11/07
21,585,423
4,964,646
3,673,236
1,291,410
432,327
432,327
Cộng
21,585,423
4,964,646
3,673,236
1,291,410
432,327
432,327
Lậpbiểu
Kếtoántrưởng
Tiếp đến kế toán vào bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hôị,vào Sổ Cái
Cty CP PHS Phú Thọ
Biểu 13
Mẫu số 11- LĐTL
BẢNG PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
Tháng 11 năm 2007
STT
Ghi có các TK
Ghi nợ
các TK
TK 334- Ptrả người lao động
TK 338- Phải trả phải nộp khác
Lương
Các khoản khác
Cộng có TK 334
Kinh phí công đoàn 3382
BHXH 3383
BHYT 3384
Cộng có TK 338 (3382,3383,3384)
1
TK 642- Chi phí QL kinh doanh
21,305,423
280,000
21,585,423
432,327
3,240,909
432,327
4,105,563
- TK 6421- Cphí bán hàng
13,819,500
120,000
13,939,500
278,790
2,094,021
278,790
2,651,601
- TK 6422- Cphí QL DNghiệp
7,485,923
160,000
7,645,923
153,537
1,146,888
153,537
1,453,962
- TK 334- Phải trả người lao động
1,076,175
215,235
1,291,410
Người lập
Kế toán trưởng
CÔNG TY CP PH SÁCH PHÚ THỌ Biểu 10
Mẫu số S 02 c 1 -DNN
SỔ CÁI Năm 2007
Tên tài khoản 334 - PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
Số hiệu
Ngày tháng
NỢ
CÓ
Số dư đầu năm
0
Số dư đầu kỳ
11.862.760.
Số phát sinh trong tháng 11/07
30/11
209
05/11
Chi lương kỳ 2 tháng 10/2007 cho CNV
111
11,862,760
30/11
220
16/11
Chi lương T Ư kỳ 1 tháng 11/07cho CNV
111
8,650,000
30/11
72
30/11
Tiền lương phải trả tháng 11 /07 trích vào chi phi kinh doanh
6421
13,939,500
6422
7,645,923
30/11
74
30/11
BHXH phải trả cho người lao động tháng 11/2007
3383
163,560
30/11
72
30/11
Trích 5 % BHXH của người lao động phải nộp tháng 11/2007, trừ trên bảng lương
3383
1,076,175
30/11
72
30/11
Trích 1 % BHYT của người lao động phải nộp tháng 11/2007, trừ trên bảng lương
3384
215,235
30/11
245
30/11
Chi thanh toán lương kỳ 2 tháng11/07
111
11.644.013
Cộng số phát sinh tháng 11/2007
33.611.743
21,748,983
Số dư cuối tháng 11/2007
0
CÔNG TY CP PH SÁCH PHÚ THỌ Biểu 11
Mẫu số S 02 c 1 -DNN
SỔ CÁI Năm 2007
TÀI KHOẢN 338 - PHẢI TRẢ PHẢI NỘP KHÁC
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền
Ghi chú
SH
NT
NỢ
CÓ
Số dư đầu năm
0
Số phát sinh trong tháng 11/07
30/11
74
30/11
Trích 2 % kinh phí công đoàn tính vào chi phí kinh doanh tháng 11/2007
6421
278,790
6422
153,537
30/11
74
30/11
Trích 15 % BHXH tính vào chi phí kinh doanh tháng 11/2007
6421
2,094,021
6422
1,146,888
30/11
73
30/11
Trích 5 % BHXH người lao động phải nộp tháng 11/2007 trừ trên bảng thanh toán lương
334
1,076,175
30/11
74
30/11
BHXH phải trả người lao động nghỉ ốm tháng 11/2007
334
163,560
30/11
74
30/11
Trích 2% BHYT tính vào chi phí kinh doanh tháng 11/2007
6421
278,790
6422
153,537
30/11
73
30/11
Trích 1 % BHYT người lao động phải nộp tháng 11/2007 trừ trên bảng thanh toán lương
334
215,235
Cộng số phát sinh tháng 11/2007
163,560
5,396,973
Số dư cuối tháng 11/2007
5.233.413
PHẦN III
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TAỊ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT HÀNH SÁCH PHÚ THỌ
3.1 – Đánh giá thực trạng kế toán tiên lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Phát hành sách Phú Thọ
3.1.1- Những ưu điểm
Việc hạch toán lao động rất được Công ty coi trọng cho nên việc hạch toán số lượng lao động, thời gian lao động được các bộ phận thực hiên tốt , đảm bảo việc theo dõi một cách chính xác và kịp thời số lượng lao động cũng như thời gian lao động của toàn Công ty và làm cơ sở cho việc tính lương, thưởng một cách công bằng.
Việc trả lương theo thời gian làm cho cán bộ công nhân viên sẽ tích cực đi làm vì khi đi làm đủ công thì sẽ được chấm công và được hưởng đủ lương.
Việc tính lương dễ dàng, không phức tạp do căn cứ vào bảng chấm công kế toán sẽ biết được số ngày đi làm, số ngày nghỉ của cán bô công nhân viên trong tháng và làm căn cứ tính lương, trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và thanh toán các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên.
3.1.2 - Những hạn chế
Việc trả lương theo thời gian nếu không có sự quản lý tốt và ý thức tự giác của người lao động kém thì dẫn đến năng suất lao động không cao. Do trả lương theo thời gian nên có trường hợp người lao động làm việc thiếu hăng hái. Việc trả lương theo thời gian không gắn liền với sức lao động mà cán bộ công nhân viên đã tiêu hao và không gắn với chất lượng lao động. Vì vậy không khuyến khích họ nghiêm chỉnh thực hiện công việc được giao.
Người làm việc tốt, tích cực, vất vả cũng hưởng lương như những người làm việc kém, hiệu quả thấp, cho nên phát sinh tư tưởng ỷ lại, suy bì lẫn nhau. Và tiền lương chưa thực sự là đòn bẩy kinh tế để kích thích năng suất, chất lượng, hiệu quả làm việc của người lao động và thúc đẩy kinh doanh phát triển.
Việc trả lương theo thời gian tính theo lương cấp bậc là thu nhập thấp so với mặt bằng lương và giá cả thị trường cho nên đời sống người lao động còn gặp nhiều khó khăn.
3.2- Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Phát hành sách Phú Thọ
Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường khi nền kinh tế đất nước đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Là một doanh nghiệp đã cổ phần hoá, Công ty cổ phần Phát hành sách Phú Thọ có tồn tại và phát triển bền vững được hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của Công ty. Mà vấn đề này là cả sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty dưới sự điều hành của Hội đồng quản trị, Ban giám đốc của Công ty.
Để điều hành được thì phải nắm bắt được các thông tin kịp thời và đầy đủ về tình hình kinh doanh và quan tâm hơn nữa đến thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Những thông tin này muốn có được thì phải từ kế toán.
Do vậy kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Thông qua đó mà lãnh đạo Công ty nắm được tình hình và quan tâm đến đời sống thực tế của cán bộ công nhân viên trong Công ty và hoàn thành việc trích nộp, chi trả bảo hiểm xã hội giúp cho cán bộ công nhân viên yên tâm công tác góp phần tăng năng suất và để đạt được kết quả kinh doanh ngày càng cao hơn..
Cho nên phải luôn chú trọng quan tâm việc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương là vấn đề cần thiết đối với Công ty
3.3- Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần Phát hành sách Phú Thọ.
Ý kiến 1:
Hình thức trả lương của Công ty áp dụng trả lương theo thời gian tính trên mức lương cấp bậc. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty có lãi. Để động viên, khuyến khích cán bộ, công nhân viên làm việc năng suất, chất lượng, hiệu quả thì Công ty cần xây dựng quỹ tiền lương dựa trên doanh thu tiêu thụ, quy chế tiêu chuẩn thi đua, hệ số trích thưởng để hàng tháng bình xét, chi tiền thưởng theo xếp loại thi đua. Đối với cửa hàng sách tự chọn cần khoán doanh thu để trả lương.
Như vậy mới khai thác và phát huy được tính tích cực, năng động trong kinh doanh của cán bộ, công nhân viên Công ty và thúc đẩy kinh doanh phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ý kiến 2:
Việc trả lương theo thời gian: nếu chỉ chú ý đến việc quản lý thời gian giờ giấc mà không quản lý kiểm tra giám sát công việc chặt chẽ thì công việc sẽ trì trệ, không kịp thời, lỡ cơ hội trong kinh doanh. Do vậy Công ty cần phải kết hợp quản lý thời gian với quản lý công việc được giao.
Do những hạn chế này khi áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian cần thực hiện một số giải pháp như: Động viên khuyến khích vật chất, tinh thần dưới các hình thức tiền thưởng và thường xuyên kiểm tra việc chấp hành kỷ luật lao động và sử dụng thời gian lao động. Việc phối hợp nhiều biện pháp sẽ tạo cho người lao động tự giác lao động và chấp hành tốt kỷ luật lao động.
Công ty nên áp dụng hình thức lương khoán để thúc đẩy tích cực lao động của cán bộ công nhân viên trong quá trình kinh doanh. Áp dụng lương khoán sẽ làm cho cán bộ công nhân viên tìm kiếm thị trường tiêu thụ và sáng tạo trong kinh doanh để vượt mức khoán và có được mức thu nhập của mình và sẽ được thưởng do vượt kế hoạch.
Ý kiến 3:
Theo chế độ Nhà nước quy định doanh nghiệp phải trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Mức trích từ 1 đến 3 % lương cấp bậc và hạch toán vào chi phí quản lý kinh doanh, nhưng hàng năm Công ty chưa thực hiện việc trích lập quỹ này. Do vậy nếu khi cần giải quyết trợ cấp mất việc làm cho cán bộ, công nhân viên thì không có đủ nguồn. Nếu trong năm tài chính đó mà trích cao hơn mức quy định thì khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp sẽ phải trừ khỏi chi phí số chênh lệch giữa số trích với số được trích theo chế độ quy định.
Ý kiến 4:
Hiện nay việc ghi chép sổ sách kế toán vẫn thực hiện theo phương pháp thủ công. Trong khi đó khối lượng công việc kế toán thì nhiều, phòng kế toán thì ít người cho nên việc cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho công tác quản lý còn có những lúc chưa đảm bảo kịp thời.
Công ty nên làm kế toán trên máy vi tính để công việc thực hiện được nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Kết luận
Trong giai đoạn hiện nay việc đảm bảo lợi ích cho người lao động là động
lực cơ bản khuyến khích mọi người đem hết khả năng nỗ lực phấn đấu, năng động sáng tạo trong kinh doanh.Trong đó yếu tố quyết định sẽ thúc đẩy hoặc kìm hãm đó là yếu tố tiền lương và chế độ thưởng phạt đối với người lao động.
Hạch toán tiền lương là một nội dung hết sức quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Nó là nhân tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp thực hiện và hoàn thành kế hoạch kinh doanh của mình. Do vậy doanh nghiệp phải sử dụng lao động có hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Chính vì vậy đòi hỏi công tác hạch toán tiền lương phải tổ chức hợp lý công tác kế toán đồng thời đáp ứng được yêu cầu quản lý, yêu cầu của người lao động và đảm bảo tiền lương trong doanh nghiệp ngày càng được cải thiện tôt hơn, điều này không chỉ tuỳ thuộc vào chính sách tiền lương do Nhà nước quy định mà còn liên quan đến việc quản lý sử dụng lao động và phương pháp tính và trả lương trong doanh nghiệp.
Việc xây dựng quy chế phân phối trả lương cho người lao động phải thể hiện tính dân chủ trong quản lý của doanh nghiệp. Mục đích của việc xây dựng quy chế lao động, tiền lương nhằm thực hiện công bằng trong thu nhập của người lao động.
Do xác định lao động và tiền lương có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp nên em đã chọn chuyên đề này.
Nhưng do kiến thức lý luận và thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong thầy, cô giáo và phòng kế toán của Công ty cổ phần Phát hành sách Phú Thọ góp ý để báo cáo thực tập của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo - TS Phạm Thị Bích Chi cùng toàn thể các cô, các chú và các chị trong Công ty cổ phần Phát hành sách Phú Thọ đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập của mình.
Em xin trân thành cảm ơn !
Ý kiến nhận xét của đơn vị thực tập
(Công ty cổ phần Phát hành sách Phú Thọ)
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên, đóng dấu)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6439.doc