+ Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động hàng tháng (khối gián
tiếp + khối phụ trợ + công nhân): 80% tổng quỹ lương.
+ Quỹ khen thưởng từ quỹ tiền lương đối với người có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác: 10% tổng quỹ lương.
+Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi: 2% tổng quỹ lương.
+Quỹ dự phòng cho năm sau: 8% tổng quỹ lương.
-Phương pháp chi trả lương gắn với kết quả lao động:
+Trả lương cho khối lao động gián tiếp công ty.
+Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
+Trả lương cho các đối tượng khác của công ty.
Trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi mức độ hoàn thành của công việc vì ngày công thực tế không phụ thuộc và hệ số mức lương được sắp xếp theo Nghị định 28/CP.
Trả lương cho người lao động vừa theo hệ số mức lương được sắp xếp theo Nghị định 28/CP, vừa theo kết quả cuối cùng của từng người, từng bộ phận tức là công ty có thể áp dụng trả lương theo thời gian có thưởng cho bộ phận gián tiếp.
51 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1952 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Simcô Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xã hội. Lao động là một mắt xích quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tái sản xuất nói chung và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng được diễn ra thường xuyên, liên tục thì trước hết phải đảm bảo tái sản xuất lao động.
2. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:
2.1. Phân loại lao động theo thời gian lao động:
*Lao động thường xuyên, trong danh sách: Là lao động mà trong danh sách tính lương và thanh toán lương của doanh nghiệp đó bao gồm lao động ngắn hạn và lao động dài hạn.
*Lao động tạm thời mang tính thời vụ: Là lao động làm theo thời vụ khi đến vụ thì làm, hết thời vụ lại nghỉ.
2.2. Phân loại lao động theo quan hệ với quá trình sản xuất:
Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân loại lao động của doanh nghiệp thành hai loại sau:
Lao động trực tiếp sản xuất: Là bộ phận công nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ lao động.
Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận lao động tham gia một cách gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bộ phận này bao gồm các nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý kinh tế, nhân viên quản lý hành chính.....
2.3. Phân loại lao động theo chức năng của lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh:
Theo cách này, toàn bộ lao động trong doanh nghiệp có thể chia làm 3 loại như sau:
Lao động thực hiện chức năng sản xuất, chế biến: Là những lao động tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ.
Lao động thực hiện chức năng bán hàng: Là những lao động tham gia hoạt động tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ bán hàng.
Lao động thực hiện chức năng quản lý: Là những lao động tham gia hoạt động quản trị kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp.
3. ý nghĩa, tác dụng của công tác tổ chức lao động, quản lý lao động:
Quản lý lao động và tiền lương là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là nhân tố căn bản, quan trọng để doanh nghiệp hoàn thành và vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
Tổ chức hạch toán lao động tiền lương giúp cho công tác quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp vào khuôn khổ. Thúc đẩy người lao động chấp hành nghiêm kỷ luật để phát triển nền kinh tế sản xuất, nâng cao năng suất lao động và hiệu suất của công tác quản lý.
Hơn nữa, đó còn là cơ sở tính lương đúng nguyên tắc, đúng chế độ. Nó còn là nhân quả của nguyên tắc phân phối trong lao động. Tổ chức tốt công tác hạch toán lao động tiền lương giúp doanh nghiệp quản lý tốt quỹ tiền lương và quỹ bảo hiểm xã hội.
Là động lực to lớn khuyến khích người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Đồng thời, tạo điều kiện và phân bổ chi phí tiền lương, chi phí nhân công vào giá thành sản phẩm được chính xác.
4. Các chỉ tiêu về lao động
Bảng I-1: Chỉ tiêu về lao động
Đvt: 1 lđ
Số tt
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
I
Tổng số lao động
1185
1264
1310
II
Trình độ chuyên môn
Đại học
21
20
24
Cao đẳng
15
12
16
Trung cấp
8
6
12
III
Lao động cho thuê
1141
1226
1258
Lao động Nam
426
312
533
Lao động Nữ
715
914
725
- Thu nhập bình quân 1 lđ/ tháng:
Bảng I-2: Bảng thu nhập bình quân
Đơn vị tính: 1.000đ
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Lao động có trình độ
2.450
2.360
2.930
Lao động cho thuê
1.220
1.270
1.810
II. Các vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương.
1. Các khái niệm:
1.1. Khái niệm tiền lương.
Tiền lương chính là biểu hiện bằng tiền của giá cả sức lao động. Hay nói rộng hơn, tiền lương chính là số tiền thù lao mà các doanh nghiệp phải trả cho người lao động, theo số lượng và chất lượng công việc mà họ đóng góp để tái sản xuất sức lao động, họ đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra người lao động còn được hưởng một khoản trợ cấp thuộc quỹ: BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Kế toán tiền lương trong doanh nghiệp còn là công cụ chính xác nhất trong việc tổng hợp về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động và các khoản trích theo lương, phân bổ nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động. Hướng dẫn kiểm tra việc hạch toán ở các phân xưởng, các công ty con ( Công ty TNHH Simcô, Nhà máy Sản Xuất Giấy Hà Tây…) các bộ phận sản xuất kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về tiền lương theo đúng chế độ, đúng phương pháp. Theo dõi tiền lương, tiền thưởng và các khoản trợ cấp cho người lao động. Lập các báo cáo về lao động tiền lương phục vụ cho công tác quản lý của nhà nước, quản lý doanh nghiệp tốt hơn.
1.2. ý nghĩa của tiền lương.
Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động của người lao động. Hay nói cách khác, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động. Tiền lương là một công cụ sắc bén để các doanh nghiệp sử dụng làm đòn bẩy để khuyến khích tinh thần lao động, là nhân tố thúc đẩy năng suất lao động. Đối với doanh nghiệp, tiền lương phải trả cho người lao động chiếm một tỷ trọng lớn và quan trọng trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và hơn hết, nó còn là một yếu tố cấu thành lên giá trị của sản phẩm, dịch vụ.
2. Các khoản trích theo lương.
2.1 Quỹ bảo hiểm xã hội:
*Nguồn gốc:
Quỹ bảo hiểm xã hội là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong trường hợp họ mất khả năng lao động như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí.....
Theo chế độ tài chính hiện nay, quỹ BHXH được hình thành từ cách tính, trích theo tỷ lệ quy định, tỷ lệ 20% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp trong đó:
+ 15% do đơn vị hay người sử dụng lao động phải nộp trên quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+ 5% còn lại do người lao động trực tiếp đóng góp và được trừ vào lương tháng.
Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động trong các trường hợp như: ốm đau, tai nạn... được tính trên cơ sở mức lương hàng ngày của họ, thời gian nghỉ đẻ (phải có chứng từ hợp lệ) và trợ cấp BHXH. Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ, hưởng BHXH cho tổng số người và phải lập bảng thanh toán với phòng quản lý quỹ.
2.2. Quỹ BHYT
*Nguồn gốc:
Quỹ BHYT là quỹ được sủ dụng để trợ cấp cho người tham gia đóng góp quỹ cho hoạt động khám chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành, các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ BHYT bằng 3% quỹ lương. Trong đó:
+ 2% doanh nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.
+1% trừ vào thu nhập của người lao động.
Quỹ BHYT do cơ quan y tế thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy khi tính BHYT các doanh nghiệp phải nộp BHYT.
2.3. Kinh Phí Công Đoàn
*Nguồn gốc:
Kinh Phí Công Đoàn là nguồn tài trợ công đoàn ở các cấp.
Theo chế độ tài chính hiện hành, Kinh Phí Công Đoàn được trích theo % trong tổng số lương phải trả cho người lao động mà doanh nghiệp phải chịu toàn bộ ( Doanh Nghiệp tính vào chi phí sản xuất kinh doanh).
Kinh phí công đoàn một nửa phải nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi cho hoạt động công đoàn tại đơn vị.
III. Các hình thức trả lương của doanh nghiệp
1. Hình thức trả lương theo thời gian.
1.1. Khái niệm hình thức tiền lương trả theo thời gian lao động
Trả lương theo thời gian lao động là hình thức trả lương cho người lao đông theo thời gian làm việc thực tế.
1.2. Các hình thức tiền lương thời gian và phương pháp tính lương
Hình thức tiền lương được xác định trên cơ sở căn cứ thời gian làm việc của lao động.
*Hình thức tiền lương thời gian giản đơn:
Tiền lương tháng: được quy định với từng bậc lương trong các tháng lương.Lương tháng được áp dụng để trả cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, hành chính và các nhân viên lao động phụ, các nghành không có tính chất sản xuất
Lương tháng = mức lương tối thiểu x hệ số lương cơ bản
Tiền lương tuần: là số tiền lương phải trả cho người lao động trong một tuần làm việc.
Lương tuần= Lương tháng x 12 tháng
52 tuần
Tiền lương ngày: là số tiền lương phải trả cho 1 ngày làm việc của người lao động.
Lương ngày= lương tháng
22 ngày
Tiền lương giờ: Là số tiền phải trả cho một giờ làm việc của người lao động
Lương giờ = Mức lương ngày
8 giờ
*Hình thức tiền lương thời gian có thưởng:
Dựa trên hình thức trả lương thời gian, kết hợp chế độ tiền thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc.
Nhìn chung, hình thức tiền lương thời gian có tính giản đơn dễ tính toán. Cơ sở là bảng chấm công có mặt hạn chế là mang tính bình quân nhiều khi không phù hợp với kết quả lao động. Vì vậy chỉ những trường hợp nào chưa đủ điều kiện thực hiện hình thức tiền lương theo sản phẩm mới áp dụng hình thức tiền lương theo thời gian.
2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm.
Là hình thức trả lương cho người lao động căn cứ vào số lượng, chất lượng sản phẩm họ làm ra và đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm.
2.1. Phương pháp xác định định mức lao đông và đơn giá tiền lương sản phẩm.
Tiền lương = Số lượng sản phẩm x Đơn giá tiền lương
Thực tế nhận người lao động làm ra cho một sản phẩm
2.2. Các phương pháp trả lương cho sản phẩm.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm không hạn chế: với hình thức tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng hoàn thành đúng qui cách phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm quy định.
Lương thực tế = Số lượng sản phẩm x Tiền lương
Sản phẩm hoàn thành trả cho một sản phẩm
Hình thức tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả cho công nhân phục vụ sản xuất gián tiếp ở các bộ phận sản xuất.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng, phạt:
Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp người lao động còn được hưởng trong sản xuất như: thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng tăng năng suất, lao động tiết kiệm chi phí....Và ngược lai nếu người lao động làm ra số sản phẩm hỏng thì phải chịu phạt theo quy định.
Hình thức tiền lương theo sản phẩm luỹ tiến:
Ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn có một phần tiền thưởng được tính trên cơ sở tăng đơn giá tiền lương các mức năng suất cao thì chất lương luỹ tiến càng lớn. Hình thức này, có tác dụng khuyến khích người lao động duy trì hiệu suất lao động luôn ở mức tối đa.
3. Hình thức tiền lương khoán
Tiền lương khoán là hình thức trả lương cho các cá nhân hay tập thể người lao động dựa theo khối lượng công việc mà doanh nghiệp giao khoán cho họ.
Ngoài chế độ lương, doanh nghiệp còn xây dựng một chế độ tiền thưởng cho cá nhân, tập thể có thành tích trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
IV. Khái niệm quỹ lương, nội dung quỹ tiền lương và phân loại quỹ tiền lương.
1. Khái niệm quỹ tiền lương.
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền lương mà doanh nghiệp có thể trả cho tất cả số lao động mà doanh nghiệp quản lý.
2. Nội dung quỹ tiền lương.
- Thành phần quỹ tiền lương bao gồm: Các khoản chủ yếu là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc (theo thời gian, theo sản phẩm......) Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ việc, nghỉ phép…
- Phân loại quỹ tiền lương trong hạch toán để thuận tiện cho công tác hạch toán nói riêng và quản lý nói chung đạt hiệu quả cao, quỹ tiền lương được chia làm 2 loại:
+Tiền lương chính: là toàn bộ tiền thưởng trả cho người lao động trong thời gian thực tế làm việc, đã được quy định bao gồm: tiền lương cấp bậc, tiền thưởng, các khoản phụ cấp thường xuyên về tiền lương trong sản xuất.
+Tiền lương phụ: Là toàn bộ tiền lương trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép, hội họp, học tập, lễ tết....
--->Việc phân loại quỹ tiền lương chính và phụ có ý nghĩa quan trọng và quyết định cho công tác hạch toán tiền lương của doanh nghiệp. Phân bổ tiền lương theo đúng đối tượng phân bổ chi phí chính xác. Ngoài ra nó còn có vai trò to lớn đối với công tác phân tích và sử dụng quỹ tiền lương của chính doanh nghiệp.
V. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.
Kế toán lao động, tiền lương và các khoản trích theo lương tổ chức tốt là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của các nhà quản lý. Để đảm bảo cho công việc chi trả lương và BHXH đúng nguyên tắc, đúng ché độ, kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động, tạo điều kiện để tính và phân bổ chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương vào giá thành sản phẩm một cách chính xác.
Vì vậy, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương phải thực hiện các nhiệm vụ trọng yếu sau:
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lương lao động, thời gian lao động, kết quả lao động của từng người, từng bộ phận một cách chính xác, kịp thời;
Tính và phân bổ chính xác tiền lương và các khoản trích theo lương cho các đối tượng sử dụng;
Hướng dẫn, kiểm tra nhân viên phân xưởng, phòng ban và các ban liên quan thực hiện đầy đủ việc hạch toán ban đầu về lao động, tiền lương theo đúng quy định;
Lập báo cáo về lao động và tiền lương kịp thời, chính xác;
Tham gia phân tích tình hình quản lý, sử dụng lao động cả về số lượng, thời gian, năng suất. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động;
Phân tích tình hình quản lý, sử dụng tiền quỹ lương, xây dựng phương án trả lương hợp lý nhằm kích thích người lao động, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm.
VI. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương.
1. Chứng từ sử dụng:
- Bảng chấm công
- Biên bản ngừng việc
- Phiếu xác nhân sản phẩm hoặc công lực hoàn thành.
Hợp đồng giao nhận.
Phiếu báo hỏng
Sổ sách lao động
Sổ quỹ tiền lương do doanh nghiệp tự lập cho từng bộ phận trong Doanh nghiệp.
Bảng thanh toán trực tiếp để CVN ký sau đó kế toán phản ánh toàn bộ vào quỹ lương của doanh nghiệp.
2. Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán tổng hợp tiền lương, thưởng và các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ và trích trước tiền lương nghỉ phép của CNV trực tiếp sản xuất, kế toán sử dụng một số tài khoản chủ yếu sau:
3. Nội dung và kết cấu TK 334:
* Nội dung: Dùng để phản ánh các khoản tiền lương, tiền trợ cấp, các khoản tăng ca mà người lao động được hương tuỳ theo thời gian, chất lượng mà người lao động đã đóng góp cho Doanh nghiệp.
Tài khoản 334: Phải trả công nhân viên
TK 334(1): Thanh toán lương dùng để phản ánh các khoản thu nhập không có tính chất lương như: Trợ cấp BHXH, tiền thưởng trích từ quỹ khen thưởng...mà Doanh nghiệp trả cho người lao động.
TK 334(8): Các khoản khác dùng để phản ánh các khoản thu nhập không có tính chất lương như: Trợ cấp BHXH, tiền thưởng trích từ quỹ khen thưởng...Mà doanh nghiệp trả cho người lao động.
Kết cấu tài khoản 334:
Nợ TK334 Có
Số dư ĐK(nếu có):
Phản ánh số tiền lương mà DN trả thừa cho CNV
Số dư ĐK:
Phản ánh số tiền lương các khoản trích theo lương phải trả cho CNV
SPS(nếu có):
+ Phản ánh số tiền lương chi trả thực tế cho CNV
+Phản ánh các khoản tiền thưởng, trợ cấp đã trả cho CNV.
+Phản ánh các khoản khấu trừ vào lương.
+Phản ánh số tiền BHXH thực tế dư.
SPS:
+Phản ánh số tiền lương phải trả CNV.
+Phản ánh các khoản tiền lương phải trả CNV.
+Phản ánh các khoản BHXH, người lao động được hưởng.
Số dư CK(nếu có):
Phản ánh số tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả CNV ở cuối kỳ.
Số dư CK:
Phản ánh số tiền lương và các khoản trích theo lương phải trả CNV ở cuối kỳ.
A. Nội dung TK 335.
Nội dung : Chi phí phải trả.
+ Chi phí phải trả là những khoản chi phí chắc chắn phải chi trả nhưng thực tế tại thời điểm hạch toán tăng chi phí chưa chi.
+ Trích trước lương phép là hiện tượng tăng chi phí tiền lương phép ở từng thời kỳ kế toán nhưng ở thời điểm đó chưa chi tiền lương phép.
+ Mục đích trước lương phép để ổn định giá thành, giá bán, chi phí và lợi nhuận.
Dùng để phản ánh tiền lương phải trả cho người lao động trong thời gian sản xuất hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch.
-Khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp.
Có TK 335: Chi phí phải trả.
Khi tính lương nghỉ phép thực tế phải trả cho CNTT.
Nợ TK 335: Chi phí phải trả.
Có TK 334: Phải trả công nhân viên.
B.Nội dung và kết cấu TK 338
* Nội dung TK 338
Phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác, trừ đối tượng khách hàng của Doanh nghiệp, trừ người lao động, trừ ngân sách nhà nước...
+TK 338(2) : Kinh phí công đoàn
+TK 338(3) : BHXH
+TK 338(4) : BHYT
Ngoài ra còn có một số tài khoản khác liên quan:
+ TK622 : Phải trả cho người lao động trực tiếp
+TK 627 : Phải trả cho công nhân phân xưởng.
+ TK 641: Phải trả cho nhân viên bán hàng.
+ TK 431: Quỹ khen thưởng phúc lợi
+TK 111 : Tiền mặt
+TK 112 : Tiền gửi ngân hàng.
+TK 138 : Phải thu khác.
+TK 141 : Tạm ứng
+ Tk 333 : Thuế & các khoản phải nộp.
*Kết cấu TK 338:
Nợ TK338 Có
Số dư ĐK(nếu có):
Phản ánh số tiền phải trả, phải nộp thiếu chưa quyêt toán ở đầu kỳ.
Số dư ĐK:
Phản ánh số tiền phải nộp khác, giá trị tài sản thừa chưa sử lý.
SPS(nếu có):
+ Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác đã nộp cho cấp trên.
+ Phản ánh giá trị TS thừa đã xử lý.
+ Phản ánh các khoản phải trả phải nộp đã được thực hiện.
SPS:
+ Phản ánh số tiền phải trả phát sinh trong kỳ.+ Phản ánh giá trị thừa chưa rõ nguyên nhân.+ Phản ánh các khoản phải trả, phải nộp khác hoặc các khoản cho vay tạm thời.
Số dư CK(nếu có):
Phản ánh số tiền phải trả, phải nộp khác, đã nộp thừa hoặc chưa quyết toán ở cuối kỳ.
Số dư CK:
Phản ánh số tiền phải trả, phải nộp khác hoặc giá trị tài sản thừa chưa xử lý ở cuối kỳ.
4. Kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương:
Căn cứ vào bảng thanh toán lương và bảng thanh toán tiền thưởng, Kế toán phân loại tiền lương và các khoản có tính chất lương và chi phí sản xuất kinh doanh.
* Kế toán ghi:
Nợ TK 622 : Phải trả cho lao động trực tiếp.
Nợ TK 627 : Phải trả nhân viên Phân xưởng.
Nợ TK 641 : Phải trả nhân viên bán hàng.
Nợ TK 642 : Phải trả nhân viên quản lý.
Có TK 334: Tổng tiền lương, tiền thưởng trả CNV.
Phản ánh các khoản trợ cấp, phụ thưởng có ngồn gốc bù đắp riêng như: Trợ cấp ốm đau từ quỹ BHXH, tiền thưởng thi đua, trích quỹ khen thưởng trả cho người lao động.
Nợ TK 431(1) : Tiền thưởng trích từ quỹ khen thưởng.
Nợ TK 431(2) : Tiền trợ cấp trích từ quỹ phúc lợi
Nợ TK 338 : Tiền trợ cấp từ quỹ BHXH
Có TK 334 : Tổng quỹ lương phải trả.
Phản ánh các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động, như tiền lương tạm ứng thừa BHXH, BHYT mà người lao động phải nộp, thuế thu nhập...
Nợ TK 334 :Phải trả CNV
Có TK338 :Tiền phạt, tiền bồi thường phải thu
Có TK 333(5) :Thu hộ thuế thu nhập cá nhân cho nhà nước
Có TK 141 :Hoàn ứng
Khi thanh toán cho người lao động, kế toán ghi:
+ TH1: Nếu thanh toán bằng tiền.
Nợ TK 334 : Phải trả CNV
Có TK 111 : Phải trả bằng tiền mặt
Có TK 112 : Phải trả bằng chuyển khoản
+ TH2: Nếu trả bằng sản phẩm, hàng hoá
Nợ TK 334 :Phải trả CNV
Có TK 512 :Doanh thu nội bộ
Có Tk 3331 :Thuế GTGT được khấu trừ
Chương ii:Thực trang kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần simco sông đà
I. Khái quát về Công ty cổ phần simco sông đà
1. Sự hình thành của công ty:
- Công ty Cổ phần Simco Sông Đà là công ty chuyên Xuất Khẩu Lao Động, Đầu Tư Tài Chính, Đào Tạo Nghề… Tuy là Công ty trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà nhưng lại có tính kinh doanh độc lập.Do nền kinh tế thị trường và cơ cấu tổ chức của nhà nước về nền kinh tế thị trường mà công ty đã tìm hiểu và đề ra những phương án để đưa công ty ngày một đi lên mạnh mẽ và đứng vững trong nền kinh tế hiện nay.
- Trụ sở chính : Toà nhà G10- Thanh Xuân- TP Hà Nội.
Điện thoại : 04.35523181 - 04.35521071
Fax : 04.35523181.
Công ty Cổ phần Simco Sông Đà có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng, có tài khoản riêng. Công ty được phân cấp về mặt vật tư kỹ thuật, tổ chức lao động tiền lương và tài chính. Công ty có quyền giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế với các các nhân, đơn vị trong và ngoài Công ty.
2. Chức năng và nhịêm vụ của Công ty
Khai thác và Cung ứng nhân lực ( Công ty có xây dựng Trường Trung Cấp dạy nghề cho người lao động ) cho thị trường lao động trong và ngoài nước. Lập và tổ chức thực hiện các dự án đầu tư và xây dựng, nhận thầu xây dựng các công trình công nghiệp, dân dung, giao thông đường bộ, công trình thuỷ lợi và các công trình kỹ thuật hạ tầng, lắp đặt và trang trí nội thất. Đầu tư tài chính vào các công ty con và các công ty liên kết.
Kinh doanh bất động sản, nhà ở, khách sạn và các loại dịch vụ phục vụ nhu cầu đời sống xã hội.
3. Tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của Công ty:
1Giám đốc
3 Phó giám đốc
Phòng TCHC
Phòng
KT-TC
VP
Giám Đốc
Phòng P.triển KD
Phòng
Q.lý XNK
Phân xưởng sản xuất
Hội đồng quản trị
Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
*- Ban giám đốc công ty gồm:
- Chủ tịnh hội đồng quản trị
- 1 Giám đốc: Phụ trách chung toàn Công ty
- 3 Phó giám đốc: Phụ trách Xuất khẩu lao động, Phụ trách Phát triển kinh doanh, Phụ trách Kế toán-Tài chính.
*- Bộ máy tổ chức quản lý bao gồm các phòng chức năng:
- Phòng Tổ chức hành chính: Làm công tác tổ chức, tham mưu giúp giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận…
- Phòng Phát triển kinh doanh: tham mưu giúp giám đốc lựa chọn những dự án đầu tư tài chính khả thi, thị trường lao động tiềm năng, duy trì và phát triển những dự án và thị trường đã khai thác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty.
- Phòng kế toán tài chính: giúp Giám đốc xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính, cân đối và huy động nguồn vốn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của công ty, tham mưu xây dựng các quy chế kiểm soát nội bộ về tài chính- kế toán- thống kê trong công ty phù hợp với chính sách và quy định của Nhà nước. Tổ chức công tác kế toán thống kê theo quy định của kế toán và lập báo cáo quyết toán, thống kê hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Kiểm soát, kiểm kê việc thực hiện các chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế, tiền vốn, bảo đảm sử dụng một cách hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích để đạt hiệu quả kinh tế cao. Tổ chức kiểm tra giám sát việc hạch toán kế toán tiền lương của người lao động, các khoản chi phí và mọi hoạt động kinh tế của Công ty.
- Văn phòng Giám đốc: giúp Giám đốc về công việc hành chính, văn thư, văn phòng, tham gia sắp xếp các hội thảo, hội nghị, tiếp khách…
- Phòng Quản lý Xuất Nhập khẩu: có chức năng theo dõi và kiểm soát lượng công nhân đang lao động hợp tác ở nước ngoài, xây dựng và quản lý số lượng công nhân mới thông qua thủ tục hành chính đúng với quy định của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội, và Cục Xuất nhập cảnh.
Bảng I-1
BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUA CÁC NĂM
CHỈ TIấU
2007
2008
2009
Chờnh lệch 2008 với 2007
Chờnh lệch 2009 với 2008
1
2
3
4
Số tiền
TL %
Số tiền
TL %
1. Doanh thu bỏn hàng và cung cấp dịch vụ
9,256,000
10,568,921
8,524,613
1,312,921
14.18
(2,044,308)
(19.34)
2. Cỏc khoản giảm trừ doanh thu
1,269,200
1,332,658
1,358,492
63,458
5.00
25,834
1.94
3. Doanh thu thuần
7,986,800
9,236,263
7,166,121
1,249,463
15.64
(2,070,142)
(22.41)
4. Giỏ vốn hàng bỏn
5,025,300
5,769,541
4,215,698
744,241
14.81
(1,553,843)
(26.93)
5. Lợi nhuận gộp
2,961,500
3,466,722
2,950,423
505,222
17.06
(516,299)
(14.89)
6. Doanh thu hoạt động tài chớnh
64,563
78,023
58,654
13,460
20.85
(19,369)
(24.82)
7. Chi phớ tài chớnh
29,652
34,258
31,025
4,606
15.53
(3,233)
(9.44)
8. Chi phớ bỏn hàng
247,520
305,621
324,156
58,101
23.47
18,535
6.06
9. Chi phớ quản lý doanh nghiệp
591,205
758,255
824,576
167,050
28.26
66,321
8.75
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
2,157,686
2,446,611
1,829,320
288,925
13.39
(617,291)
(25.23)
11. Thu nhập khỏc
1,856,210
2,056,981
865,472
200,771
10.82
(1,191,509)
(57.93)
12. Chi phớ khỏc
50,312
156,021
124,568
105,709
210.11
(31,453)
(20.16)
13. Lợi nhuận khỏc
1,805,898
1,900,960
740,904
95,062
5.26
(1,160,056)
(61.02)
14. Tổng lợi nhuận kế toỏn trước thuế
3,963,584
4,347,571
2,570,224
383,987
9.69
(1,777,347)
(40.88)
15. Chi phớ thuế TNDN hiện hành
1,109,804
1,217,320
719,663
107,516
9.69
(497,657)
(40.88)
16. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
2,853,780
3,130,251
1,850,561
276,471
9.69
(1,279,690)
(40.88)
4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Simco Sông Đà
* Hình thức tổ chức công tác kế toán:
Hoạt động của bộ máy kế toán trong đơn vị cũng như hoạt động sản xuất bao gồm nhiều công việc khác nhau được sắp xếp theo quy trình nhất định. ở mỗi công việc phải bố trí nhân viên kế toán cùng với phương tiện kỹ thuật ghi chép phù hợp đảm bảo cho bộ máy kế toán từng người hoạt động tốt.
Hình thức này bao gồm có phòng kế toán ở trung tâm, các bộ phân cơ cấu phù hợp với các công việc, các phần hành kế toán và các nhân viên kế toán được bố trí các bộ phận phụ thuộc đơn vị. Phòng trung tâm thực hiện toàn bộ công việc kế toán từ khâu thu thập, xử lý, tổng hợp chứng từ, ghi sổ tổng hợp, sổ chi tiết đến việc báo cáo kế toán.
Niên độ kế toán từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm.
Kỳ kế toán được áp dụng theo quý.
- Chứng từ kế toán Công ty sử dụng là: hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu thu chi tiền mặt tiền séc, giấy báo Nợ báo Có, bảng chấm công….
- Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán hiện hành.
- Hệ thống báo cáo kế toán mà Công ty áp dụng là: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính .
* Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty :
Hiện nay công ty áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Nhiệm vụ của phòng kế toán là:
- Ghi chép, tính toán, phản ánh đầy đủ chính xác số liệu trong quá trình sản xuất, tiêu hao vật tư nguyên liệu và các chi phí khác, sử dụng tài sản vật tư lao động và tiền vốn.
- Tính toán chi phí sản xuất, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, các khoản thanh toán với nhà nước, cung cấp thông tin cần thiết, chính xác phục vụ cho công tác điều hành SXKD của lãnh đạo Công ty.
-Theo dõi thực hiện kế hoạch SXKD, phân tích tổng hợp chi phí sản xuất, những nhân tố tăng giảm giá thành từng loại sản phẩm.
- Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm trong công tác quản lý tài chính, thực hiện nghiêm chỉnh đầy đủ chức năng giám đốc về công tác kế toán thống kê tài chính của Công ty.
Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Thủ quỹ
Kế toán lao động tiền lương
Kế toán thanh toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán NVL và TSCĐ
Phòng kế toán gồm có 12 người, đảm nhận một số nghiệp vụ kinh tế ( phần hành kế toán ) như sau:
+ Kế toán trưởng: Phụ trách phòng kế toán, tổ chức hoạt động, kiểm tra dodon đốc giám sát việc thực hiện công việc kế toán. Trực tiếp tham mưu báo cáo các thông tin kế toán tài chính lên giám đốc và cơ quan có thẩm quyền chịu trách nhiệm trước pháp luật về các số liệu đã báo cáo.
+ Thủ quỹ: Thực hiện việc thu chi cùng với kế toán có liên quan, theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền mặt đảm bảo an toàn đúng nguyên tắc bảo quản tiền mặt.
+ Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ giúp kế toán trưởng theo dõi sự biến động tiền mặt và TK131 trong Công ty. Tiến hàng thanh toán với người bán và bộ phận có liên quan lập các chứng từ thu, chi đúng nguyên tắc, đúng với chế độ quy định, chính sách hiện hành đảm bảo việc sử dụng vốn một cách có hiệu quả.
+ Kế toán tổng hợp: Tiến hành hạch toán trên sổ sách tổng hợp, lập báo cáo của toàn đơn vị kinh tế cơ sở, giúp việc cho kế toán trưởng về việc luân chuyển chứng từ vào sổ sách hợp lý, phân tích tình hình kinh doanh, đề xuất ý kiến về chiến lược kinh doanh, tình hình tiêu thụ, sản xuất để đạt được hiệu quả kinh tế cao.
+ Kế toán lao động tiền lương: Tổ chức ghi chép phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động, kết quả lao động, từ đó tính lương phải trả và các khoản phải trả, phải nộp khác, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. Phân bổ tiền lương vào các đối tượng sử dụng. Hướng dẫn kiểm tra các nhân viên hạch toán phân xưởng, các phòng ban.
+Kế toán nguyên vật liệu và TSCĐ: Ghi chép các chứng từ ban đầu NVL, phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch thu mua NVL, tình hình tăng giảm NVL trong kho và thực hiện các định mức tiêu hao và phân bổ vật tư xuất dùng cho từng đối tượng sử dụng. Phản ảnh tổng hợp số liệu về hiện trạng, giá trị TSCĐ, tính toán phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động kinh doanh.
* Hình thức sổ kế toán:
Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Tất cả các chứng từ biểu mẫu mà kế toán sử dụng để theo dõi đều theo hướng dẫn và quy định của Bộ tài chính và pháp lệnh kế toán thống kê, được theo dõi từ cáonTrung tâm đào tạo, Phân xưởng đến công ty con và tổng hợp toàn Công ty.
Dưới đây là sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chứng từ:
Sơ đồ hạch toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc
Bảng kê và phân bổ
Bảng phân bổ
Sổ kế toán chi tiết
Báo cáo quỹ hàng ngày
Nhật ký
Chứng từ
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ Cái
Bảng cân đối kế toán và các Báo cáo kế toán khác
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
* Hệ thống sổ kế toán mà Công ty áp dụng :
- Sổ kế toán tổng hợp: gồm các Nhật ký chứng từ, các Sổ Cái, các Bảng kê, Bảng phân bổ
- Sổ kế toán chi tiết: mở cho tất cả các tài khoản cấp 1 cần theo dõi chi tiết.
5. Các hình thức trả lương tại Công ty Cổ phần Simco Sông Đà
- Trả lương theo sản phẩm khoán gọn: áp dụng cho các bộ phận phân xưởng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,.
-Trả lương theo thời gian có gắn với độ phức tạp của công việc được giao áp dụng cho bộ phận quản lý, nghiệp vụ, phục vụ và tạp vụ văn phòng.
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty để xác định tổng quỹ lương thực hiện kỳ kế hoạch. Tổng quỹ lương của toàn công ty bao gồm tổng quỹ tiền lương sản phẩm của phân xưởng, công ty con. Phương pháp tính trả lương: Quỹ tiền lương được trả trực tiếp cho người lao động theo lương sản phẩm, lương thời gian ít nhất bằng 87% tổng quỹ tiền lương, số còn lại được dùng để: khen thưởng năng suất chất lượng 5%, dự phòng 5%, CNV thoả thuận đóng góp để thực hiện các hoạt động VHXH 3%.
Tiền lương và trợ cấp BHXH của CNV trong công ty được thanh toán mỗi tháng một lần nhưng việc trả lương thường chia làm 2 kỳ. Kế toán tiền lương căn cứ vào tình hình sản xuất của các bộ phận trong công ty mà lập bảng tạm ứng lương cho các bộ phận, thường thì công ty trả lương tạm ứng cho CNV vào ngày 15 hàng tháng. Đến cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công và các chứng từ có liên quan kế toán lập bảng thanh toán lương và khoản phụ cấp được nhận trong tháng, khoản phải khấu trừ(5% BHXH), lương tạm ứng kỳ 1 và số còn lại được lĩnh.
II. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty cổ phần simco sông đà
1. Vận dụng TK kế toán tại Công ty:
Căn cứ vào phiếu giao nhận sản phẩm hàng ngày kế toán tổng hợp toàn bộ số phiếu có trong tháng để lập bảng kê sản phẩm của từng tổ, sau đó nhân với đơn giá tiền lương mà Công ty quy định thì sẽ được tổng quỹ tiền lương sản phẩm của phân xưởng.
Bảng tổng hợp số lượng lao động xuất khẩu
Tháng 6 năm 2009
Đvt: đồng
TT
Diễn giải
Số người
đơn giá
(đồng)
thành tiền
(đồng)
1
Malayxia
34
18.450.000
627.300.000
2
Đài loan
42
7.050.000
296.100.000
3
Libirea
16
23.590.002
377.440.032
4
Nhật Bản
27
121.350.770
3.276.470.790
5
Hàn Quốc
33
85.466.000
2820378000
Cộng
152
7397688822
Trong tháng 6 năm 2009 kế toán đã tính được:
-Tổng quỹ tiền lương sản phẩm của phân xưởng là 97669372 đồng
Tổng quỹ tiền lương của toàn Công ty bao gồm tổng quỹ tiền lương sản phẩm của Trung tâm đào tạo, phân xưởng và công ty con. Trên cơ sở đó kế toán lập bảng quyết toán quỹ tiền lương như sau:
-Tiền lương trả cho khối phân xưởng:
Quỹ tiền lương của phân xưởng trả trực tiếp cho người lao động:
117.265.543´ 87% =102.021.022đồng
Mẫu số 01- LĐTL
Đơn vị: Công ty cổ phần simco sông đà
Ban hành theo QĐ số 114-TC/QĐ/CĐKT
Công ty TNHH SimCo Sông đà
Ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính
Bảng chấm công
Tháng 6 năm 2009
t T
họ và tên
Ngày trong tháng
1
2
3
...
29
30
31
Số công hưởng lương sản phẩm
số công hưởng lương thời gian
Số công nghỉ việc hưởng 100% lương
số công nghỉ việc hưởng ... % lương
Số công hưởng BHXH
1
Nguyễn Ngọc Hải
K
K
K
...
K
K
K
22
2
Lê Thị Nguyên
K
K
Ô
...
H
H
K
15
2
5
3
Nguyễn Đức Tài
K
K
P
...
P
K
K
20
2
4
Lê Hữu Viên
K
H
K
...
K
P
H
17
3
2
.. . . ..
...
...
...
...
...
...
...
...
...
10
Nguyễn Tất Đạt
K
K
K
...
P
K
K
22
Cộng
7
2
5
Người duyệt Phụ trách bộ phận Người chấm công
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Ký hiệu chấm công:
Đơn vị: Công ty Cổ phần Simco Sông Đà
Bảng thanh toán tiền lương
Tháng 6 năm 2009
ĐVT: Đồng
tt
họ và tên
bậc
lương
Lương
sản phẩm
Lương thời gian và nghỉ ngừng việc hưởng 100% lương
Lương vòng II
Nghỉ việc, ngừng việc hưởng.. % lương
phụ cấp thuộc ql
phụ cấp
khác
tổng số
tạm ứng kỳ I
5% BHXH
Kỳ ii thực lĩnh
số sp
Số tiền
số công
số tiền
số công
số tiền
số công
số tiền
1
Nguyễn Ngọc Hải
1,92
609
557.740
21.000
578.740
200.000
21.210
357.530
2
Lê Thị Nguyên
1,92
342,6
313.763
2
36.655
350.417
200.000
21.210
129.207
3
Nguyễn Đức Tài
2,33
533
488.137
2
44.482
532.618
200.000
25.515
307.103
4
Lê Hữu Viên
2,33
587
537.591
3
66.723
21.000
625.314
200.000
25.515
399.799
5
Nguyễn Hồng Long
2,33
437
400.217
5
111205
511.422
200.000
25.515
285.907
6
Nguyễn Xuân Thu
2,33
462
423.113
423.113
200.000
25.515
197.598
7
Nguyễn Thị Mai
2,33
561
513.780
3
66.723
580.503
200.000
25.515
354.988
8
Dương Thị Ninh
2,33
492
450.588
3
66.723
517.310
200.000
25.515
291.795
9
Vũ Thanh Tùng
2,33
404
369.995
2
44.482
414.477
200.000
25.515
188.962
10
Nguyễn Tất Đạt
2,33
436
399.301
399.301
200.000
25.515
173.786
Tổng Cộng
22,5
4.864
4.454.224
18,0
436.991
42.000
4.933.215
2.000.000
246.540
2.686.675
Ngày 25 tháng 6 năm 2009
kế toán thanh toán kế toán trưởng Phòng Tổ chức hành chính Giám đốc công ty
ĐƠN Vị: Công ty Cổ phần Simco Sông Đà
Bảng thanh toán tiền lương
Tháng 6 năm 2009
ĐVT: Đồng
tt
họ và tên
bậc
lương
Lương
sản phẩm
Lương thời gian và nghỉ ngừng việc hưởng 100% lương
Lương vòng II
Nghỉ việc, ngừng việc hưởng.. % lương
phụ cấp thuộc ql
phụ cấp
khác
tổng số
tạm ứng kỳ I
5% BHXH
Kỳ ii thực lĩnh
số sp
Số tiền
số công
số tiền
số công
số tiền
số công
số tiền
1
Ngô Thiệu Thắng
5,26
22
1.575.840
-
1,3
402.445
-
110.500
2.088.785
600.000
56.280
1.432.505
2
Nguyễn Tuấn Hùng
4,32
22
1.299.480
-
1
309.573
1.609.053
500.000
46.410
1.062.643
3
Ngô Long Biên
3,82
17
890.553
5
182.318
0,62
191.372
63.000
73.500
1.400.743
400.000
44310
956.433
4
Nguyễn Kinh Hiệp
3,82
22
1.152.480
-
0,6
185.744
31.500
63.000
1.432.724
400.000
41.160
991.564
5
Đinh Tiến Dũng
2,92
22
887.880
-
0,55
170.265
1.058.145
400.000
31.710
626.435
6
Lê Văn Đê.
2,73
22
832.020
-
0,55
170.265
1.002.285
400.000
29.715
572.570
7
Trịnh Thị Tuyến
2,55
22
779.100
-
0,6
185.744
964.844
400.000
27.825
537.019
8
Đoàn Thị Hoan
2,81
22
855.540
-
0,6
185.744
1.041.284
400.000
30.555
610.729
9
Vũ Thị Canh
2,32
22
711.480
-
0,55
170.265
881.745
400.000
25.410
456.335
10
Nguyễn Tiến Hoa
1,46
22
458.640
-
0,6
185.744
644.384
300.000
16.380
328.004
Tổng cộng
32,01
215
9.443.013
5,0
182.318
7
2.157.161
-
-
94.500
247.000
12.124.115
4.200.000
349.755
7.574.236
Ngày 25 tháng 6 năm 2009
kế toán thanh toán kế toán trưởng Phòng Tổ chức hành chính Giám đốc công ty
Đơn vị: Công ty cổ phần simco sông đà
Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương
Tháng 6 năm 2009
ĐVT: Đồng
TT
tên bộ phận
S hệ số
(S điểm)
lương
sản phẩm
lương vòng I I
Lương phép
Lương thời gian
Phụ cấp thuộc QL
Phụ cấp khác
Tổng số
Tạm ứ ng
kỳ I
5% BHXH
Kỳ II thực lĩnh
1
Phòng hành chính
7
9.443.013
2.157.161
182.318
94.500
247.000
12.123.991
4.200.000
346.605
7.574.236
2
Phòng Kế hoạch
6
8.427.109
1.934.831
51.164
126.000
10.539.104
4.600.000
316.890
5.622.214
3
Phòng Bảo vệ
5
7.003.080
1.656.215
330.383
63.000
73.500
9.126.178
3.700.000
250.110
5.176.068
4
Phòng Kế toán
4
3.893.629
1.212.963
63.000
147.000
5.316.592
2.250.000
141.750
2.924.842
Cộng
22
28.766.831
6.961.170
233.482
330.383
220.500
593.623
37.105.988
14.750.000
1.058.505
21.297.360
5
Phòng Thu mua
573
19.591.152
105.000
63.000
19.759.152
5.000.000
489.300
14.269.852
6
Phân xưởng xếp dỡ
14.958
15.639.437
1.001.273
176.960
231.000
63.000
17.111.670
7.300.000
785.085
9.131.585
7
Tổ bán hàng
4
3.425.100
2.245.543
558.400
21.000
6.250.043
2.000.000
122.325
4.127.718
Tổng cộng
67.422.520
9.206.713
1.793.155
507.343
577.500
719.623
80.226.730
29.050.000
2.455.215
48.826.515
Ngày 25 tháng 6 năm 2009
kế toán thanh toán kế toán trưởng Trưởng phòng Tổ chức HC Giám đốc công ty
Bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Tháng 06 năm 2009
ĐVT: Đồng
Có TK
Nợ TK
TK 334
TK 338
TK 3382
TK 3383
TK 3384
33821
33822
33831
33833
TK 642
82043297
1230650
410217
7013160
935088
TK 641
15626075
234391
78130
352485
46998
TK 334
2455215
491043
Cộng
97669372
1465041
488347
7365645
2455215
1473129
Hạch toán chi trả lương: Kế toán ghi các định khoản sau (ĐVT: đồng)
- Khi tạm ứng lương cho CNV kế toán ghi: Nợ TK 334: 29.050.000
Có TK 111: 29.050.000
- Quyết toán lương tháng 8 cho CNV: Nợ TK 334: 52.826.515
Có TK 111: 52.826.515
- Tiền lương phân bổ vào chi phí quản lý: Nợ TK 642: 82.043.297
Có TK334: 82.043.297
-Tiền lương phân bổ vào chi phí bán hàng: Nợ TK 641: 15.626.075
Có TK 334: 15.626.075
-BHXH trừ vào lương: Nợ TK334: 2.455.215
Có TK 3383: 2.455.215
-BHYT trừ vào lương: Nợ TK 334: 491.043
Có TK 3384: 491.043
Tổng quỹ lương tháng 9 của Công ty: 97.669.372 đồng, trong đó:
Dùng để chi lương: 79.507.230 đồng
5% khen thưởng năng suất chất lượng: 97.669.372 x 5% = 4.883.469 đồng
5% dự phòng: 97.669.372 x 5% = 4.883.469 đồng
3% CNV thoả thuận đóng góp HĐ VHTT: 97.669.372 x 3% = 2.930.081 đồng
7% Khuyến khích tiết kiệm LĐ sống: 78.073.201 x 7% = 5.465.124 đồng
Kế toán tiến hành ghi sổ tổng hợp các TK có liên quan:
Nhật ký chứng từ: số 1
Ghi Có TK 111 “Tiền mặt”
Tháng6/2006
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Có TK 111; ghi Nợ TK dưới đây:
Cộng có TK
S
N
152
156
641
642
334
…
Tạm ứng cho CNV
Quyết toán lương T8 cho CNV
29050000
52826515
29050000
52826515
Cộng cuối tháng
81876515
Nhật ký chứng từ: số 7(Mở cho bên Có các TK: 334, 335, 338, 622....)
Tháng 6/2006
TK Có
TK Nợ
334
335
338
627
…
Cộng nợ
621
622
627
641
642
…..
15626075
82043297
712004
9589115
16338079
91632412
Cộng có
97669372
10301119
107970491
Sổ cáI
Phải trả công nhân viên
Số dư đầu năm:0
Tháng 6 năm 2009
Dư Nợ:0
Dư Có: 152.30.0000
ĐVT: Đồng
Các TK đối ứng ghi Có với bên Nợ TK này
Tháng1
…
Tháng 6
…
Cộng cả năm
Từ NKCT số 1, ghi Có TK 111
Từ NKCT số..., ghi Có TK 338
81876515
2946258
Cộng số phát sinh bên Nợ
84822773
Số phát sinh bên Có từ NKCT số 7
97669372
Số dư cuối tháng: Dư Nợ
Dư Có
165146599
Kế toán định khoản các khoản trích theo lương như sau:
+ Kinh phí Công đoàn 2%,trong đó:
Kinh phí công đoàn nộp cấp trên 1,5%
Nợ TK 642: 1.230.650
Nợ TK 641: 234.391
Có TK 33821: 1.465.041
0,5% giữ lại XN: Nợ TK 642: 410.217
Nợ TK 641: 78.130
Có TK: 33822: 488.347
+ Bảo hiểm xã hội 20%, trong đó:
15% tính vào giá thành: Nợ TK 642: 7.013.160
Nợ TK 641: 352.485
Có TK 33831: 7.365.645
5% khấu trừ vào lương CB CNV: Nợ TK 334 : 2.455.215
Có TK 33833: 2.455.215
+Bảo hiểm y tế 3%,trong đó:
BHYT 2% tính vào giá thành: Nợ TK 642: 935.088
Nợ TK 641: 46.998
Có TK 3384: 982.086
1% Trừ vào lương: Nợ TK 334: 491.043
Có TK 3384: 491.043
Bảng tính BHXH, BHYT
Tháng 6 năm 2009
Họ tên
Tổng lương tháng
Lương tính BHXH,BHYT
Khấu trừ vào lương
5%
BHXH
1% BHYT
Cộng
Ngô thiệu Thắng
2088785
1125600
56280
11256
67536
Ng. Tuấn Hùng
1609053
928200
46410
9282
55692
Ngô Long Biên
1400743
886200
44310
8862
53172
…..
…..
…..
…..
….
….
Cộng
97669372
49104300
2455215
491043
2946258
Bảng tính Bhxh, bhyt, kpcđ
Tháng 6 năm 2009
Họ tên
Tổng lương tháng
Lương tính BHXH, BHYT
Các khoản trích theo lương
15% BHXH
2% BHYT
2% KPCĐ
Cộng
Ngôthiệu Thắng
2088785
1125600
168840
22512
41775,7
233127,7
Ng. Tuấn Hùng
1609053
928200
139230
18564
32181
189975
Ngô long Biên
1400743
886200
132930
17724
28014,8
178668,8
…….
……
…..
….
…
Cộng
97669372
49104300
7365645
982086
1953388
4899646
Số dư đầu năm: Sổ cáI
Dư Nợ: 0 TK338 “ Phải trả, phải nộp khác”
Dư Có:0 Tháng 6 năm 2009 (Đơn vị: Đồng)
Các TK đối ứng ghi Có với bên Nợ TK này
Tháng1
…
Tháng 6
…
Cộng cả năm
Từ NKCT số.. , ghi Có TK…
Từ NKCT số..., ghi Có TK…
Cộng số phát sinh bên Nợ
Số phát sinh bên Có từ NKCT số 7
10301119
Số dư cuối tháng: Dư Nợ
Dư Có
10301119
Chương III:Các giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần simco sông đà
I. Đánh giá thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty cổ phần simco sông đà
*Đánh giá chung:
- Sau thời gian trực tiếp khảo sát thực tế và tìm hiểu kỹ các hình thức trả lương, tổ chức thanh toán, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Simco Sông Đà, em nhận thấy đây là một đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về chế độ trả lương cho người lao động.
-Công ty làm ăn có hiệu quả, công ty đã xây dựng một mô hình quản lý và hạch toán gọn nhẹ, khoa học, có hiệu quả. Cách tổ chức của công ty là khoán gọn công việc về các tổ đội, phân cấp quản lý rõ ràng đã phát huy được hiệu quả tích cực cho lãnh đạo công ty nắm bắt được tình hình sản xuất kịp thời. Phòng kế toán tài chính của công ty có đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn cao, nhiệt tình, trung thực được bố trí những công việc phù hợp với trình độ khả năng chuyên môn của từng người, tạo điều kiện nâng cao nghiệp vụ chuyên môn và trách nhiệm công việc được giao.
II. Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần Simco Sông Đà:
Qua thực tế ở công ty đã vận dụng theo chế độ kế toán hiện hành của nhà nước và có bổ xung theo thực tế của đơn vị khá hiệu quả. Điều này được thể hiện trong công tác kế toán tiền lương của đơn vị. Tiền lương là phần thu nhập chủ yếu của cán bộ CNV công tyvà là điều kiện để người lao động gắn chặt mình với công ty.Do đặc thù của công ty là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại nên phương pháp tính lương của công ty có phần khác với các đơn vị khác, công ty tính trả lương theo hai hình thức cơ bản là trả lương theo sản phẩm khoán gọn cho các bộ phận và trả lương theo thời gian có gắn với độ phức tạp của công việc được giao.
Trong quá trình áp dụng vào thực tế công tác kế toán tiền lương của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà cũng không tránh khỏi những điều chưa hợp lý. Việc trả lương còn mang tính bình quân, hệ số lương còn chưa phù hợp nên chưa khuyến khích được người lao động hăng hái sản xuất tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm; chưa khích lệ được tinh thần làm việc sáng tạo, hăng say học hỏi, nâng cao tay nghề của người lao động trong từng bộ phận... Chính vì vậy đòi hỏi công ty cần phải khắc phục, điều chỉnh, hoàn thiện và tìm ra hướng tốt nhất để hạch toán có hiệu quả, tạo được sự công bằng trong trả lương, tạo lòng tin cho người lao động, giúp công ty vững mạnh trên con đường kinh doanh.
Vì vậy việc nghiên cứu công tác tổ chức kế toán tiền lương và tìm ra được những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiền lương là điều cần thiết giúp công ty ngày càng vững mạnh và phát triển trong nền kinh tế hiện nay.
*Tạo nguồn tiền lương:
-Mở rộng thị trường, địa bàn hoạt động.
-Tăng cường về chất lượng.
*Tăng cường công tác định mức lao động:
-Xây dựng đội ngũ làm công tác định mức.
-Quản lý và điều chỉnh định mức.
*Điều chỉnh cách tính lương cho một số bộ phận:
-Nguồn hình thành quỹ lương.
-Sử dụng tổng quỹ tiền lương: quỹ tiền lương của công ty nên phân bổ như sau:
+ Quỹ tiền lương trả trực tiếp cho người lao động hàng tháng (khối gián
tiếp + khối phụ trợ + công nhân): 80% tổng quỹ lương.
+ Quỹ khen thưởng từ quỹ tiền lương đối với người có năng suất, chất lượng cao, có thành tích trong công tác: 10% tổng quỹ lương.
+Quỹ khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi: 2% tổng quỹ lương.
+Quỹ dự phòng cho năm sau: 8% tổng quỹ lương.
-Phương pháp chi trả lương gắn với kết quả lao động:
+Trả lương cho khối lao động gián tiếp công ty.
+Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất.
+Trả lương cho các đối tượng khác của công ty.
Trả lương theo công việc được giao gắn với mức độ phức tạp, tính trách nhiệm của công việc đòi hỏi mức độ hoàn thành của công việc vì ngày công thực tế không phụ thuộc và hệ số mức lương được sắp xếp theo Nghị định 28/CP.
Trả lương cho người lao động vừa theo hệ số mức lương được sắp xếp theo Nghị định 28/CP, vừa theo kết quả cuối cùng của từng người, từng bộ phận tức là công ty có thể áp dụng trả lương theo thời gian có thưởng cho bộ phận gián tiếp.
*Gắn tiền lương với các hoạt động quản lý sử dụng tiết kiệm vật tư và bảo dưỡng sửa chữa máy móc thiết bị:
*Đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho người lao động:
-Đối tượng đào tạo và đào tạo lại đội ngũ quản lý.
-Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ trí thức có trình độ cao và đào tạo cả những người lao động bình thường.
*Về con người:
Công ty hiện có đội ngũ cán bộ công nhân viên có năng lực và chuyên môn tốt,đảm bảo đáp ứng được yêu cầu về mọi mặt(chuyên môn,nghiệp vụ,ngoại ngữ,vi tính và chính trị).
Kết Luận
Tuân theo quy luật của cuộc sống, quan hệ giữa Tiền-Hàng-Tiền, người lao động phải có tiền để trang trải các chi phí khác trong cuộc sống của họ, từ đó họ mới có thể tồn tại để tiếp tục chu kỳ của cuộc sống và làm việc được. Do đó tiền lương có thể là động lực thúc đẩy người lao động tăng năng suất lao động nếu họ được trả đúng theo sức lao động đã đóng góp, nhưng cũng có thể làm giảm năng suất lao động khiến cho quá trình sản xuất chậm lại, không đạt hiệu quả nếu tiền lương được trả thấp hơn không cân xứng với những gì người lao động đã bỏ ra. ( Có một nguyên nhân đang được xem xét đó là :” Liệu có phải do nhu cầu của cuộc sống ngày càng cao, đòi hỏi của con người ngày càng lớn mà tiền lương thì lại không thể trang trải nổi khiến cho “Nạn Tham Nhũng” xuất hiện ngày một nhiều hơn??)
Đứng trên góc độ của toàn bộ nền kinh tế, tiền lương là sự cụ thể hơn của quá trình phân phối của cải vật chất do chính người lao động làm ra. Cho nên việc xây dựng các bảng lương, thang bậc lương, chọn các hình thức thanh toán lương thật hợp lý để sao cho tiền lương vừa là khoản thu nhập để người lao động đảm bảo nhu cầu cả về vật chất lẫn tinh thần, đồng thời làm cho tiền lương trở thành công cụ, động lực thúc đẩy người lao động làm việc hiệu quả hơn, tốt hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn với công việc của họ là việc hết sức cần thiết.
Qua lý thuyết và thực tế về tiền lương ở Công ty Cổ phần Simco Sông Đà cho thấy kế toán tiền lương là một phần quan trọng trong công tác kế toán của mỗi doanh nghiệp. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của mỗi cá nhân trong Xã Hội, nó liên quan trực tiếp tới thu nhập của người lao động, của doanh nghiệp và của xã hội.
Công ty Cổ phần Simco Sông Đà đã vận dụng theo chế độ kế toán hiện hành của Nhà nước và có bổ xung theo thực tế của đơn vị khá hiệu quả đặc biệt là trong công tác kế toán tiền lương. công ty đã lựa chọn hình thức trả lương, phương pháp tính trả lương và các khoản trích theo lương phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, dựa trên hệ thống chứng từ sử dụng để hạch toán chi trả lương cho cán bộ CNV trong công ty. Tuy vậy trong quá trình áp dụng vào thực tế, công tác kế toán tiền lương của công ty cũng không tránh khỏi những điều chưa hợp lý nhưng công ty luôn chú ý điều chỉnh hoàn thiện và tìm ra những giải pháp tốt nhất để hạch toán có hiệu quả.Sau thời gian thực tập tìm hiểu công việc kế toán tiền lương tại công ty cùng với những hiểu biết về chế độ tiền lương đã được học ở trường em đã lựa chọn chuyên đề “Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Simco Sông Đà”. Do trình độ và thời gian có hạn nên việc thực hiện đề tài này của em không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét và chỉ bảo của các thầy cô giáo, của các cô chú trong phòng kế toán tài chính công ty để em có thêm hiểu biết thực tế hoàn thiện tốt hơn nữa đề tài của mình.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú trong phòng kế toán tài chính công ty, các thầy cô giáo và đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình, tận tuỵ của cô giáo Th.S Nguyễn Thị Hồng Thúy đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.
Hà nội ngày, 19/05/2010
Sinh viên
Nguyễn Bảo Toàn
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình tổ chức hạch toán kế toán của Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà nội.
2. Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Quyết định số 48/2006/ QĐ BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Nhà xuất bản Thống kê Hà nội 2006.
3. Quy chế phân phối tiền lương, trích thưởng của Công ty Cổ phần Simco Sông Đà.
4. Bộ luật Lao động của Nhà nước CHXHCNVN.
5. Giáo trình Kinh tế Lao động cua Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. NXB-GD-1998.
6. Giáo trình Quản trị nhân lực của Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân–NXB-GD-1998.
7. Các Văn bản quy định chế độ Tiền lương mới- tập4, tập5 của Bộ LĐ&TBXH.
8. Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý Tiền lương trong nền Kinh tế thị trường ở Việt Nam của Tống Văn Đường -NXB- Chính trị Quốc gia.
9. Thông tư số 04, số 82 năm 2003/ TT-BLĐ&TBXH.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26518.doc