Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản phải thu giữa nhà máy và các chi nhánh, kế toán sử dụng TK 136- “Phải thu nội bộ” và một số TK liên quan khác như TK111, 112.
Hệ thống sổ cho việc theo dõi các khoản phải thu nội bộ này gồm có: Sổ chi tiết TK136 ( mở cho từng chi nhánh), Bảng tổng hợp TK136, Sổ cái TK136 và Nhật ký tiền gửi, Nhật ký quỹ và một số sổ khác.
5.2.3.Trình tự hạch toán:
Thời điểm phát sinh khoản phải thu nội bộ về tiền bán hàng cho các chi nhánh là thời điểm ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ. Đó là lúc nhà máy nhận được Bảng kê tiêu thụ của các chi nhánh. Kế toán sẽ ghi vào Sổ chi tiết TK136 của từng chi nhánh khoản nợ về tiền bán hàng bao gồm doanh thu bán hàng nội bộ và thuế GTGT ( đối với các chi nhánh khác khu vực) và chỉ doanh thu bán hàng nội bộ không có thuế GTGT đối với các chi nhánh cùng khu vực)và theo dõi tình hình thanh toán tại sổ này.
95 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy thiết bị bưu điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thuế GTGT cho các hoạt động kinh doanh của mình tại địa bàn hoạt động.
-Đà nẵng: CN2 nộp thuế GTGT cho các hoạt động kinh doanh của mình tại địa bàn hoạt động.
-Hà nội: Nhà máy đứng ra kê khai nộp thuế cho nhà máy (VPNM) và các đơn vị phụ thuộc đóng ở địa bàn Hà Nội (CN1,TTBH, PX PVC m)
Chứng từ sử dụng:Hoá đơn GTGT ( khi bán hàng ) và Hoá đơn GTGT ( Khi mua hàng), ...
Tài khoản sử dụng: Để hạch toán thuế GTGT, ngoài các TK sử dụng trong kế toán doanh thu, kế toán còn sử dụng TK133 mở chi tiết cho TK1331-Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ và TK3331- Thuế GTGT phải nộp.
Trong vòng 10 ngày đầu mỗi tháng Kế toán kê khai, tính thuế GTGT phải nộp trong tháng như sau:
Thuế GTGT phải nộp của PX PVC m
Thuế GTGT phải nộp của TTBH
Thuế GTGT phải nộp của CN1
Thuế GTGT phải nộp của VPNM
Thuế GTGT phải nộp của nhà máy
+
+
+
=
Thuế GTGT phải nộp của VPNM
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Thuế GTGT đầu ra của SP tiêu thụ trực tiếp
Thuế GTGT đầu ra của Sp tiêu thụ tại CN3
Thuế GTGT đầu ra của SP tiêu thụ qua CN2
Trong đó :
-
+
+
=
Không bao gồm VAT của NM vì NM không xuất hoá đơn
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của CN1
Thuế GTGT đầu ra của CN1
Thuế GTGT phải nộp của CN1
-
=
Không bao gồm VAT của NM vì NM không xuất hoá đơn
Thuế GTGT đầu ra của TTBH
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TTBH
Thuế GTGT phải nộp của TTBH
-
=
Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của PX PVC m
Thuế GTGT đầu ra của PX PVCm
Thuế GTGT phải nộp của PX PVC m
=
-
Kế toán phải lập các bảng kê sau:
-Bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu vào được tổng hợp từ:Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ mua vào ứng với các TK111, TK112, 141, TK311, TK331, TK33312, Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào do CN1, TTBH, PVCm gửi đến
-Bảng kê tổng hợp thuế GTGT đầu ra được tổng hợp từ: Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra ứng với các TK111, TK112, TK131, TK136 (CN2, CN3), Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra của CN1, TTBH, PXPVC m gửi đến.
-Tờ khai thuế GTGT:
Bộ hồ sơ này được lập thành hai bản, một bản gửi cục thuế Hà nội, một bản lưu tại nhà máy.Ví dụ: trích bộ hồ sơ thuế GTGT T12/01 của Nhà máy Thiết bị Bưu điện
Biểu số 22 Tờ khai thuế giá trị gia tăng
Tháng 12 năm 2001
(Dùng cho cơ sỏ tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ)
STT
Chỉ tiêu kê khai
Doanh số T12 chưa có thuế GTGT
Thuế GTGT T12
1
Hàng hoá dịch vụ bán ra
16.036.518.015
2
Hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT
16.063.518.015
1.377.536.669
a
Hàng hoá xuất khẩuTS 0%
425.800.000
b
Hàng hoá dịch vụ TS 5%
3.629.913.710
176.772.874
c
Hàng hoá dịch vụ TS 10%
12.007.724.305
1.200.763.795
d
Hàng hoá dịch vụ TS 20%
3
Hàng hoá dịch vụ mua vào
13.354.611.877
4
Thuế GTGT của hàng hoá dịch vụ mua vào
1.128.420.952
5
Thuế GTGT được khấu trừ
1.128.420.952
6
Thuế GTGT phải nộp(+) hoặc luỹ thoái(-) trong kỳ
249.115.717
7
Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua
767.559.406
a
Nộp thiếu
767.559.406
b
Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ
8
Thuế GTGT đã nộp trong tháng
774.445.606
9
Thuế GTGT đã được hoàn trả trong tháng
0
10
Thuế GTGT phải nộp tháng này
242.229.817
Biểu số 21 Bảng tổng hợp thuế GTGT đầu ra
Tháng 12 năm 2001
Mã
Tên đơn vị
TK
ĐƯ
Doanh thu ( chưa có thuế)
Thuế GTGT
Tháng
Loại TS t0%
Loại TS 5%
Loại TS 10%
Cộng DT
Loại TS5%
Loại TS 10 %
Cộng thuế đầu ra
Tháng 12
12
1
VPNM
111
212.742.280
29.248.636
241.990.916
10.637.120
2.924.864
13.561.984
12
1
VPNM
131
425.880.000
629.822.974
894.320.742
1.950.023.716
31.491.006
89.432.108
120.923.114
12
1
VPNM
136
1.447.917.468
6.721.666.679
8.169.584.147
72.395.872
672.166.669
744.562.541
12
2
CN1
136
1.289.689.800
3.840.532.268
5.130.2220068
59.760.578
384.062.327
443.822.905
12
3
TTBH
136
10.410.000
362.394.824
372.804.824
520.500
362..939.483
36.759.983
12
4
PXPCVm
111
39.331.188
159.561.156
198.892.344
1.967.798
15.938.344
17.906.142
12
Tổng cộng
425.880.000
3.629.913.710
12.007.724.305
16.036.518.015
176.772.874
1.200.76.3.795
1.377.536.669
Căn cứ vào Bảng kê khai thuế GTGT kế toán ghi sổ kế toán theo trình tự sau:
Kết chuyển thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Nợ TK3331
Có TK133
Nộp thuế GTGT:
Nợ TK3331
Có TK112
Cuối mỗi quý kế toán sẽ tổng hợp các Nhật ký, sổ chi tiết liên quan để lập Bảng tổng hợp TK133 và TK333 lấy số liệu vào sổ cái.
Biểu số 23 Sổ cái
Quý IV năm 2001
Tên TK: Thuế và các khoản phải nộp Số hiệu: TK333
Ngày
Diễn giải
TK
ĐƯ
PSN
PSC
Số dư
1/10/01
Số dư đầu kỳ
1.104.052.560
Thuế Nhập khẩu và VAT hàng NK
111
8.697.000
Nộp ngân sách
112
4.778.977.695
Khấu trừ thuế GTGT Q4
133
3.352.101.775
Thuế GTGT đầu ra
111
49.997.069
Thuế GTGT đầu ra
131
290.723.542
Thuế GTGT hàng NK
133
3.967.193.371
...
2.650.474.262
Cộng PS Q4
9.734.446.269
11.194.590.566
31/12/01
Dư cuối kỳ
2.564.196.857
7.Hạch toán chi phí bán hàng
CPBH của Nhà máy Thiết bị Bưu điện bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ của nhà máy.Đó chính là CPBH phát sinh tại nhà máy và những chi phí phát sinh cho việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá do nhà máy sản xuất kinh doanh. Vì vậy, hầu hết các chi phí phát sinh tại đay đều phục vụ cho việc bán hàng. CPBH của các chi nhánh rất phong phú như: chi phí nhân viên; chi phí vật liệu bao bì ;chi phí dụng cụ đồ dùng ; chi phí về TSCĐ ; chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác như là công tác phí, hoạt động đoàn thể, hội họp, tiếp khách.
Còn ở nhà máy, CPBH chủ yếu là chi phí vật liệu bao bì dùng bao gói sản phẩm, chi phí khấu hao TSCDD sử dụng tại các chi nhánh, chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là thuê vác, chi phí khác bằng tiền chủ yếu là quảng cáo.
7.1. Chứng từ, tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 641 để hạch toán chi phí bán hàng. Kế toán ở đây không mở sổ chi tiết cho TK641 mà kết thúc căn cứ vào số liệu ở các sổ: Nhật ký quỹ, Nhật ký tiền gửi, Nhật ký tạm ứng, Nhật ký tiền vay, Nhật ký phải trả người bán, Sổ chi tiết TK136, bảng phân bổ khấu haoTSCĐ, Bảng phân bổ tiền lương và trích bảo hiểm xã hội, Bảng tính giá thực tế xuất kho vật tư, Bảng tính giá thực tế xuất kho sản phẩm và Bảng tổng hợp các TK để vào Sổ cái TK641.
7.2.Trình tự hạch toán:
Kế toán CPBH ở nhà máy thường có các nghiệp vụ sau:
-Bảng tính giá thực tế xuất kho vật liệu,Bảng tính gia thực tế xuất kho công cụ, dụng cụ; Bảng tính giá thực tế xuất kho thành phaamr: cuối kỳ xác định trị giá thực tế xuất kho dùng cho hoạt động bán hàng:
Nợ TK641
Có TK152, 153. 155
Trích khấu hao TSCĐ sử dụng tại các chi nhánh:
Nợ TK641
Có TK214
Xác định các khoản chi về dichj vụ mua ngoài, thuê ngoài cũng như các khoản chi khác bằng tiền như: thuê vác , quảng cáo :
Nợ TK 641
Có TK111, 112, 331
Hết quý , kế toán tổng hợp xác định và kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả:
Nợ TK911
Có TK641
Sơ đồ 22 Hạch toán CPBH ở Nhà máy thiết bị Bưu điện như sau
TK152, 153 TK641 TK911
Trị giá thực tế NVL,CCDC,SP
Xuất sử dụng cho khâu bán hàng
TK214
Trích khấu hao TSCĐ Kết chuyển CPBH xác định kết quả
dùng tại các chi nhánh
TK111, 112
Chi phí dịch vụ mua ngoài và
các chi phí khác bằng tiền
Biểu số 24
Sổ cái
Quý IV năm 2001
Tên TK: Chi phí bán hàng Số hiệu: TK641
Ngày
Diễn giải
TKĐƯ
PSN
PSC
Số dư
1/10/01
Dư đầu kỳ
0
CPBH
111
20.417.921
CPBH
112
53.272.745
KHTSCĐ Q4
214
967.448.565
CPBH
331
56.754.544
CPBH
152
228.743.101
CPBH
155
3.701.712
K/c CPBH
911
1.330.338.588
Cộng PS Q4
1.330.338.588
1.330.338.588
31/12/01
Dư cuối kỳ
0
8.Hạch toán CPQLDN
CPQLDN của Nhà máy Thiết bị Bưu điện là những chi phí chung liên quan đến hoạt động của nhà máy. Do vậy, tại các đơn vị phụ thuộc không phát sinh các CPQLDN mà chỉ ở nhà máy mới phát sinh chi phí này. cụ thể bao gồm các khoản sau:
-Chi phí nhân viên quản lý
-Chi phí vật liệu quản lý
-Chi phí đồ dùng văn phòng.
Cũng giống như CPBH, CPQLDN cũng không được mở sổ chi tiết mà căn cứ vào các nhật ký, bảng phân bổ liên quan ( tương tự phần CPBH) dể vào Sổ cái TK642.
Vật liệu, CCDC,SP dùng cho quản lý chung của nhà máy:
Nợ TK642
Có TK152, 153, 155
Trích khấu hao TSCĐ sử dụng chung cho cả nhà máy:
Nợ TK642
Có TK 214
Dịch vụ mua ngoài cho hoạt động quản lý:
Nợ TK642
Có TK 111, 112, 331
Tính lương, phụ cấp phải trả cho bộ phận quản lý( Bảng phân bổ tiền lương và trích BHXH):
Nợ TK642
Có TK334
Và trích BHXH, BHYT, KPCĐ :
Nợ TK 642
Có TK338 (3382, 3383, 3384)
Tính các khoản thuế đất, thuế môn bài ( từ Bảng tổng hợp TK333):
Nợ TK642
Có TK333
Trích lập dự phòng phải thu khó dòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho:
Nợ TK642
Có TK139, 159
Khoản ghi giảm CPQLDN như thu về sử dụng tài sản của các chi nhánh (từ Sổ chi tiết TK136)
Nợ TK 136,111
Có TK 642
Hết quý, kế toán tổng hợp xác định và kết chuyển CPQLDN để xác định kết quả:
Nợ TK 911
Có TK642
Có thể khái quát trình tự hạch toán CPQLDN qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 23 Hạch toán CPQLDN tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện
TK152, 153, 155 TK642
Trị giá thực tế VL,CCDC,
SP xuất dùng cho quản lý chung
TK214
TK111, 136
Trích kháu hao dùng chung
cho cả n/m
Thu sử dụng TS từ các CN
TK333
Thuế, phí và lệ phí phải nộp
TK 911
TK 334,338
Tính lương, trích BHXH, BHYT,
KPCĐ cho khối quản lý K/c CPQLDN để
xác định kết quả
TK139, 159
Trích lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi,giảm giá HTNK
TK 111, 112, 331
Chi phí dịch vụ mua ngoài và
chi phí bằng tiền khác
Biểu số 25 Sổ cái
Quý Iv năm 2001
Tên TK: CPQLDN Số hiệu : TK642
Ngày
Diễn giải
TK
ĐƯ
PSN
PDC
Số dư
1/10/01
Dư đầu kỳ
0
CPQLDN
111
267.362.814
CPQLDN
112
316.667.305
CPQLDN
141
98.054.812
KHTSCĐ Q4
214
900.000.000
CPQLDN
311
49.280.000
CPQLDN
331
228.880.363
K/c thuế đất KV TĐình năm 2001
333
181.000.000
Lương khối quản lý
334
1.048.946.840
CPQLDN
152
41.346.369
Xuất CCDC cho QLDN
153
949.672
CPQLDN
155
48.046.612
Dự phòng giảm giá HTK
159
5.000.000.000
Thu giảm CPQLDN
111
150.256
Thu sử dụng TS của các CN Q4
136
218.633.549
K/c CPQLDN
911
7.961.750.982
Cộng PS Q4/2001
8.180.534.787
8.180.534.787
31/12/01
Dư cuối kỳ
0
9.Hạch toán kết quả tiêu thụ sản phẩm
Tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện, kết thúc một kỳ kế toán (quý), kế toán phải tiến hành xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy ( văn phòng nhà máy). Sau đó, tổng hợp các Báo cáo kết quả kinh doanh của các đơn vị phụ thuộc gửi về để xác định kết quả kinh doanh của toàn nhà máy. Kỳ cuối cùng của năm, kế toán xác định kết quả kinh doanh quý 4 đồng thời xác định kết quả kinh doanh của cả năm.
Kế toán ở nhà máy sử dụng TK911 – “Xác định kết quả” để phản ánh xác định kết qủa kinh doanh tại văn phòng nhà máy. Cuối kỳ căn cứ số liệu các Sổ cái TK632, TK642, TK811, TK821, TK511, TK512, TK 711, TK721 đối chiếu số liệu với Bảng tổng hợp các TK này, kế toán vào Sổ cái TK911 theo các bút toán được khái quát qua sơ đồ sau :
Sơ đồ 24 : Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ SP
TK632 TK911 TK511
K/c GVHB xác định kết quả K/c DT thuần xác định kết quả
TK641 TK512
K/c CPBH xác định kết quả K/c DT thuần nội bộ
TK642 TK711
K/c CPQLDN xác định kết quả K/c Thu nhập TC xác định KQ
TK811 TK721
K/c CPHĐTC xác định kết quả K/c Thu nhập bất thường
xác định kết quả
TK821
K/c HĐBT xác định kết quả
TK421
TK421
K/c lỗ
K/c lãi
Sau đó, tính toán các chỉ tiêu để lập Báo cáo kết quả kinh doanh.
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần- Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận thuần từ HDDSXKD = Lợi tức gộp – CPBH –CPQLDNTổng hợp báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các chi nhánh, trung tâm gửi về lập Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Nhà máy trong đó thể hiện kết quả từng đơn vị và tổng của toàn nhà máy.
Dưới đây là Sổ cái TK911 Q4/2001 của Nhà máy Thiết bị Bưu điện.
Biểu số 26 Sổ cái
Quý IV năm 2001
Tên TK: Xác định kết quả kinh doanh Số hiệu: TK911
Ngày
Diễn giải
TK
ĐƯ
PSN
PSC
Số dư
01/10/01
Dư đầu kỳ
0
K/c GVHB
632
39.786.975.380
K/c CPBH
641
1.330.338.588
K/c CPQLDN
642
7.916.750.982
K/c CPHĐTC
811
648.535.016
K/c CP bất thường
821
10.671.695
K/c DT nội bộ
512
41.408.660.154
K/C DT
511
5.217.031.798
K/c TN hoạt động TC
711
1.044.544.819
K/c TN HĐ bất thường
721
6.292.831.039
K/c lãi Q4/2001
421
4.269.796.149
Cộng PS
53.963.067.810
53.963.067.810
31/12/01
Số dư cuối kỳ
0
Phần iii
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Nhà máy thiết bị Bưu điện
Đánh giá chung công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm
Ưu điểm
Cũng như các doanh nghiệp Việt Nam khác, trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tấp trung sang nề kinh tế thị trường dưới tác động mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hoá, Nhà máy thiết bị Bưu điện phải đối diện với những khó khăn và thử thách như vốn, công nghệ, nhân lực và đặc biệt sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Mặc dù vậy, với tư cách là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế mới, các doanh nghiệp trong ngành Bưu chính viễn thông trong đó có Nhà máy thiết bị Bưu điện nhất thiết phải trụ vững và phats triển để đưa nền kinh tế đất nước đi lên. Nhà máy thiết bị Bưu điện đang đẩy nhanh tốc độ hiện đại hoá máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ tăng năng lực sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm ngày càng cao, mẫu mã chủng loại ngày càng phong phú đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, đầu tư đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, tăng năng lực quản lý để kết quả cuối cùng ngày càng lớn vì mục tiêu tích luỹ cho bước phát triển mới.
Hạch toán kế toán với vai trò một công cụ quản lý kinh tế tài chính sắc bén được đầu tư đúng mức đã và đang đóng góp một phần không nhỏ trong việc tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý ở Nhà máy thiết bị Bưu điện. đặc biệt là phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ, thể hiện rõ những ưu điểm:
Sử dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán hợp lý
Nhà máy thiết bị Bưu điện lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán vừa tập trung vừa phân tán là phù hợp với đặc điểm của nhà máy: quy mô tương đối lớn, hoạt động tập trung tại khu vực miền Bắc cùng với văn phòng nhà máy là các phân xưởng sản xuất và 3 đơn vị phụ thuộc được phân cấp quản lý kinh tế tài chính mức độ cao là CN1, TTBH và PX PVC mềm, còn lại hai đơn vị phụ thuộc là CN2 và CN3 thì hoạt động phân tán tại khu vực miền Trung (Đà nẵng) và miền Nam ( Thành phố HCM) .
Từ đó bộ máy kế toán của nhà máy tổ chức khá chặt chẽ và hợp lý trên cơ sở phân công, phân nhiệm nhưng phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các bộ phận cấu thành đảm bảo thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ, nội dung của công tác kế toán nhà máy cũng như phát huy được khả năng và nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán góp phần tăng hiệu quả hoạt động kế toán. Công tác kế toán tài chính được thực hiện tốt bảo đảm chấp hành các chế độ, chính sách, quy định về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước. Công tác kế toán quản trị đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin của ban giám đốc phục vụ công tác điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.
1.2. Hệ thống chứng từ sử dụng tương đối đầy đủ
Hệ thống chứng từ nhà máy sử dụng tương đối đầy đủ và hoàn thiện bao gồm chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn. Các chỉ tiêu và các yếu tố của chứng từ luôn được điền đầy đủ. Hạch toán ban đầu được tổ chức ở tất cả các bộ phận trong nhà máy có nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, mọi nghiệp vụ nội sinh đều được kế toán lập chứng từ . Nhà máy quy định rõ người có trách nhiệm ghi nhận thông tin vào chứng từ, bộ phận quản lý, nhân viên kế toán có trách nhiệm kiểm tra thông tin trong chứng từ. Chương trình luân chuyển chứng từ được xây dựng thích hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế phát sinh đồng thời quy định rõ chứng từ khi nhập hoặc nhận được đến khi ghi sổ kế toán xong phải qua những bộ phận nào, cán bộ quản lý nào để xem xét, phê duyệt hoặc kiểm tra nội dung nghiệp vụ kinh tế tài chính đảm bảo việc ghi nhận thông tin vào sổ kế toán kịp thời.
1.3. Lựa chọn phương thức tiêu thụ hiệu quả
Một điểm nổi bật ở Nhà máy thiết bị Bưu điện là việc tiêu thụ sản phẩm qua các chi nhánh tiêu thụ và trung tâm là phương thức tiêu thụ chủ yếu. Kế toán nhà máy đã lựa chọn áp dụng phương pháp kế toán gửi hàng ( hay còn gọi là bán hàng qua đại lý) cho phương thức tiêu thụ này là đúng đắn. Giải pháp này xác định rõ mối quan hệ giữa nhà máy đối với các đơn vị phụ thuộc trong việc thực hiện nghĩa vụ & quyền lợi của nhà máy đối với các đơn vị phụ thuộc và ngược lại cũng như tạo cơ sở cho việc xác định kết quả kinh doanh của các đơn vị phụ thuộc giúp ban lãnh đạo nhà máy đưa ra các quyết định, các chính sách tiêu thụ đúng đắn. Để đánh giá đúng đắn tầm quan trọng của phương thức tiêu thụ qua chi nhánh và cũng để tính toán chính xác, hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến phương thức tiêu thụ này, kế toán nhà máy đã tổ chức kế toán hàng gửi bán tương đối công phu với một hệ thống chứng từ , sổ sách, báo cáo khá đầy đủ, hợp lý và hợp thức từ đó giúp phản ánh đúng đắn doanh thu hàng gửi bán, thuế GTGT của hàng gửi bán, các khoản phải thu của chi nhánh về tiêu thụ hàng gửi bán.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật đó, công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của Nhà máy thiết bị Bưu điện còn bộc lộ một số hạn chế:
2.1. Nhà máy chưa tính giá thực tế xuất kho cho từng loại sản phẩm gửi bán.
Về cơ bản kế toán hàng gửi bán ở Nhà máy thiết bị Bưu điện được tổ chức khá tốt. Xuất phát từ phương thức tiêu thụ chủ yéu là bán hàng qua chi nhánh. Việc chọn phương pháp kế toán theo phương thức tiêu thụ qua đại lý (phương thức gửi hàng) là hoàn toàn phù hợp. Từ đó, nhà máy sử dụng hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ kế toán để hạch toán và theo dõi hàng gửi bán của nhà máy. Tuy nhiên, còn có một điểm chưa được hoàn thiện: từng loại sản phẩm gửi bán, đã bán đều chưa được phản ánh giá thực tế. Đây là hậu quả của việc nhà máy không tính giá thành sản xuất cho từng loại sản phẩm mà chỉ tập hợp chi phí sản xuất và tính tổng giá thành một kỳ, từ đó trị giá sản phẩm nhập, xuất kho cũng không được tính cho từng loại. Và vì vậy, từng loại sản phẩm nhập vào kho hàng gửi bán (sản phẩm đem gửi bán ) không được phản ánh giá thực tế nhập kho và khi xuất khỏi kho hàng gửi bán ( hàng gửi bán đã được bán) cũng không được tính giá thực tế xuất kho. Thực vậy:
Nhật ký chứng từ số 7: tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, kết chuyển toàn bộ tính vào giá thành sản xuất sản phẩm nhập kho trong kỳ.
Bảng tính giá thực tế xuất kho sản phẩm: tính giá thực tế xuất kho của toàn bộ sản phẩm xuất kho trong kỳ và theo từng mục đích xuất ( Tổng PS Có TK 155 đối ứng Nợ với các TK ).
Bảng tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán: tính giá thực tế xuất kho của toàn bộ số hàng gửi bán đã bán (Tổng PS Có TK157 đối ứng Nợ TK 632) và của số hàng gửi bán bị trả lại kho sản phẩm (tổng PS Có TK 157 đối ứng Nợ TK 155).
2.2. Nhà máy chưa phản ánh chi tiết GVHB của từng loại sản phẩm.
Hiện nay, ở Nhà máy thiết bị Bưu điện, ngoài Sổ cái “Giá vốn hàng bán” được ghi cuối kỳ kế toán, không có một sổ kế toán nào khác được lập để theo dõi chi tiết GVHB cho từng loại sản phẩm đã bán hoặc bị trả lại trong kỳ. Không phản ánh GVHB của từng loại sản phẩm nên nhà máy không xác định được kết quả kinh doanh của từng loại, mặt hàng. Ngoài ra, việc này còn gây rất nhiều khó khăn trong việc tập hợp số liệu về GVHB để ghi sổ cái quý. Thực vậy, để ghi Sổ cái Giá vốn hàng bán, cuối quý kế toán đã phải thực hiện qua nhiều bước khá phức tạp. Kế toán phải sử dụng:
Bảng tính giá thành thực tế xuất kho sản phẩm-phần xuất- dòng đối ứng Nợ TK 632 để ghu giá vốn sản phẩm xuất bán và phần nhập để ghi giá vốn sản phẩm bán bị trả lại.
Bảng tính giá thực tế xuất kho hàng gửi bán – phần xuất – dòng đối ứng Nợ TK632 để ghi giá vốn hàng gửi bán đã bán.
NKCT số 7 – phần B - đối ứng Nợ TK632/Có TK154 để ghi giá vốn sản phẩm sản xuất hoàn thành bán ngay không qua kho.
Sau đó kế toán tính toán ngay trên Sổ cái để ghi GVHB kết chuyển sang TK 911 xác định kết quả kinh doanh.
Ta nhận thấy rằng với việc sử dụng và ghi Sổ cái như vậy, kế toán nhà máy đã không thể theo dõi được GVHB trong kỳ cũng như GVHB của từng loại sản phẩm. Nếu như ban giám đốc đột xuất yêu cầu những số liệu về GVHB làm cơ sở cho việc ra quyết định tức thời nào đó về tiêu thụ thì kế toán khó có thể cung cấp được một cách kịp thời. Mặt khác, sản phẩm của nhà máy được đánh giá theo giá hạch toán mà giá vốn không phản ánh giá hạch toán đã không đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán.
2.3. Nhà máy không mở sổ chi tiết theo dõi DTBH
Hiện nay Nhà máy thiết bị Bưu điện không mở sổ theo dõi DTBH mà theo dõi thông qua các tài khoản đối ứng với tài khoản doanh thu, đó là TK111, TK131, TK136 theo quan hệ đối ứng như sau:
+ Với trường hợp tiêu thụ trực tiếp:
Nợ TK 111 hoặc TK131
Có TK511
+Với trường hợp tiêu thụ qua chi nhánh:
Nợ TK 136
Có TK 512
Và tương ứng là các sổ:
Nhật ký quỹ – tất cả những dòng đối ứng Có TK511, cuối kỳ có Bảng TH TK 111 và Sổ cái TK111.
Sổ chi tiết TK 1331- cột đối ứng Có TK 511, cuối kỳ có bảng THTK 131 và Sổ cái TK 131.
Sổ chi tiết TK 136 – cột đối ứng Có TK 512, cuối kỳ có bảng TK136 và Sổ cái TK136.
Ngoài ra còn kết hợp theo dõi trên Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra được lập cho từng tài khoản đối ứng với TK doanh thu: TK111, TK131, TK136 và cuối cùng là Sổ cái TK511, TK512
Việc theo dõi doanh thu như trên bộc lộ một số nhược điểm:
Doanh thu của từng mặt hàng, từng nhóm hàng không được theo dõi, do đó không tính được kết quả tiêu thụ của từng mặt hàng, từng nhóm hàng.
Tổng doanh thu cũng không được tổng hợp trên một sổ kế toán tổng hợp doanh thu trước khi vào Sổ cái.
Việc tách thuế GTGT đầu ra khỏi tổng giá thanh toán để theo dõi riêng doanh thu chưa thuế là khá khó khăn. Phải kết hợp với các Bảng kê hoá đơn hàng hoá dịch vụ bán ra để tách.
2.4. Nhà máy không sử dụng TK531, TK532
Để hạch toán doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán nhà máy không sử dụng TK531, TK532 mà hạch toán thẳng vào bên Nợ TK511, 512 và không mở sổ sách theo dỗi doanh thu hàng bán bị trả lại và các khoản giảm giá hàng bán.
Làm như vậy là chưa đúng với chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ 1141), nhà máy sẽ không thể theo dõi doanh thu hàng bán bị trả lại và khoản giảm giá hàng bán vì các khoản này đều được tập trung bên Nợ TK511,512 lẫn với các khoản thuế làm giảm doanh thu ( thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu). Trong khi đó, việc theo dõi hàng bán bị trả lại cả về loại hàng, số lượng, số tiền, số thuế GTGT đầu ra là rất cần thiết cho việc quản lý bởi vì hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán là những khoản giảm trừDTBH nên cần phải theo dõi những khoản này để có biện pháp khắc phục trong kỳ tới nhằm tăng doanh thu, tăng chất lương sản phẩm, tăng uy tín của doanh nghiệp.
2.5. Nhà máy không ghi nhận doanh thu xuất tiêu dùng nội bộ.
Hiện nay đối với các sản phẩm xuất sử dụng trong nhà máy như hộp đấu dây, điện thoại,loa máy vi tính sử dụng ở các phòng ban không được kế toán ghi nhận giá vốn và doanh thu mà hạch toán thẳng vào chi phí theo định khoản:
Nợ TK: 641/TK642
Có TK: 155
Hạch toán như vậy là chưa đúng: giá vốn không được hạch toán đầy đủ và doanh thu trong kỳ sẽ bị thiếu một khoản .
2.6. Nhà máy chưa gọi đúng tên bảng kê số 11.
Kế toán thanh toán tiền hàng theo dõi tình hình mua hàng trả chậm và việc thanh toán trên TK131 và các sổ: Sổ chi tiết thanh toán với người mua, “ Sổ chi tiết TK131”, Bảng tổng hợp TK 131 và Sổ cáI TK 131.
Ta thấy rằng sổ mà ở Nhà máy thiết bị Bưu điện gọi là “Sổ chi tiết TK131” thực chất là Bảng kê số 11- Phải thu của khách hàng. Bảng kê này không phảI là sổ kế toán chi tiết mà là một sổ kế toán tổng hợp kết hợp theo dõi chi tiết tình hình thanh toán của từng khách hàng theo từng TK đối ứng Có & Nợ với TK 131
ở Nhà máy thiết bị Bưu điện, cuối mỗi tháng, sau khi cộng các Sổ chi tiết thanh toán với người mua, kế toán ghi vào sổ này các khoản phải thu và tình hình thanh toán của từng khách hàng theo từng TK đối ứng với TK131. Mỗi khách hàng sẽ được ghi một dòng trên sổ này trên cơ sở số liệu thông tin tính toán, ghi chép trên sổ chi tiết thanh toán với người mua- đối tượng là khách hàng đó.
Và như vậy, sổ này phản ánh các khoản phải thu & tình hình thanh toán của tất cả các khách hàng có quan hệ mua hàng thanh toán chậm của nhà máy.
Mẫu sổ và phương pháp ghi chép của sổ này hoàn toàn trùng với mẫu và phương pháp ghi chép của Bảng kê số 11. Vậy thì vì lẽ gì phải gọi nó là “Sổ chi tiết TK131” trong khi đã có Sổ chi tiết thanh toán với người mua để dễ gây nhầm lẫn trong sử dụng, mặt khác, lại không đúng với bản chất thông tin thể hiện trên sổ.
2.7. Nhà máy chưa có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản phải thu, số dư các khoản phải thu còn lớn.
Thu hồi là một vấn đề hết sức quan trọng.Vì chỉ có thu hồi vốn thì mới có thể tái sản xuất đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, số dư các khoản phải thu, tốc độ thu hồi các khoản phải thu còn thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có số dư các khoản phải thu lớn nghĩa là tình hình tài chính không lành mạnh, rủi ro tài chính cao. Điều này sẽ làm nản lòng các nhà đầu tư, làm giảm uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng và khách hàng.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong các hợp đòng kinh tế chỉ thấy có điều khoản về phương thức thanh toán ghi “ thanh toán chậm” nhưng không có điều khoản về thời hạn thanh toán. Sự không chặt chẽ này khi thoả thuận, ký kết hợp đồng kinh tế tạo điều kiện cho khách hàng mua chậm dây dưa các khoản nợ kéo dài thời gian chiếm dụng vốn của nhà máy. Hơn nữa, nhà máy không đưa ra quy định về chiết khấu bán hàng (chiết khấu thanh toán). Nhà máy Thiế bị Bưu điện chỉ có chính sách giá bán khác nhau giữa các phương thức thanh toán mà thôi. Còn quy định cụ thể về chiết khấu bán hàng cho những khách hàng thanh toán sớm thì không có. Việc định giá bán khác nhau đối với mỗi phương thức thanh toán chỉ quyết định việc lựa chọn hình thức thanh toán khi mua hàng của khách mà thôi chứ không khuyến khích khách hàng mua chịu thanh toán sớm.
2.8. Nhà máy Thiết bị Bưu điện chưa mở Sổ chi tiết để phản ánh, tập hợp và kết chuyển CPBH & CPQLD.
Giống như việc theo dõi giá vốn hang bán, Nhà máy Thiế bị Bưu điện chỉ mở Sổ cái CPBH & Sổ cái CPQLDN để ghi số liệu tổng hợp cuối quý về CPBH & CPQLDN. Ngoài ra không có một sổ nào để theo dõi hai khoản chi phí này. Đến cuối quý để ghi được vào Sổ cái CPBH & Sổ cái CPQLDN, kế toán nhà máy phải dựa vào quan hệ đối ứng TK giữa TK641, TK642 với các TK liên quan để nhặt số liệu từ các sổ kế toán tổng hợp phản ánh các TK này ghi số liệu tổng hợp về các khoản CPBH & CPQLDN đã phát sinh trong kỳ.
Làm như vậy thật không khoa học, dễ bỏ soát và làm tăng khối lượng công việc của kế toán vào cuối kỳ và làm mất đi cơ sở kiểm tra, đốichiếu số liệu giữa các Sổ kế toán tổng hợp. Hay nói cách khác, kế toán CPBH & CPQLDN của nhà máy đã không tuân thủ nguyên tắc khách quan của kế toán và nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả của quản lý.
Để đảm bảo những nguyên tắc này, chế độ đã quy định mọi khoản chi phí phát sinh đều phải được theo dõi chi tiết về thời gian phát sinh, nơi phát sinh, nội dung khoản chi phí, căn cứ ghi nhận khoản chi phí, giá trị khoản chi phí chưa kể đối với một số khoản chi phí còn có yêu cầu chi tiết đến đối tượng gánh chịu chi phí,phương pháp phan bổ và tiêu thức phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí và thậm chí cả những giải trình cụ thể. Yêu cầu quản lý chi phí chặt chẽ như vậy là hết sức cần thiết. Bởi vì chi phí tác động trực tiếp đến kết quả. Nhất thiết sản phẩm phải quản lý chi tiết , chặt chẽ để tiết kiệm tối đa, tìm biện pháp phù hợp giảm chi phí, hạn chế những khoản chi phí không cần thiết, ngăn chặn lãng phí.
2.9. Nhà máy đã không hạch toán đúng chi phí bảo hành sản phẩm.
Trong thời hạn bảo hành, khách hàng đem sản phẩm đến bảo hành, sản phẩm được:
Bảo hành tại TTBH: nếu sản phẩm hỏng hóc nhẹ, sửa chữa tương đối đơn giản, chi phí ít.
Bảo hành tại các phân xưởng: nếu sản phẩm hỏng nặng, cần máy móc và công nhân chuyên sửa chữa, chi phí lớn.
Như vậy, nhà máy vừa bảo hành sản phẩm tại bộ phận bảo hành độc lập vừa tự bảo hành tại phân xưởng.
Về việc hạch toán chi phí bảo hành được nhà máy tiến hành như sau:
Đối với trường hợp bảo hành tại TTBH:
+ Tại TTBH trong kỳ phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm, bộ phận kế toán ở đây sẽ tập hợp tính vào CPBH của TTBH.
+ Cuối kỳ gửi báo cáo tổng hợp về nhà máy để kế toán lên Báo cáo hợp nhất toàn nhà máy. Khoản CPBH của nhà máy sẽ bao gồm khoản chi phí bảo hành này.
Đối với trường hợp bảo hành tại phân xưởng:
+ Khi phát sinh chi phí về NVL, CCDC, nhân công, chi phí sản xuất chung để sửa chữa bảo hành sản phẩm, kế toán nhà máy tập hợp vào các khoản mục chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiép và chi phí sản xuất chung.
+ Cuối kỳ kết chuyển các khoản mục chi phí này sangTK154 tính toàn bộ vào giá thành của sản phẩm sản xuất hoàn thành cùng kỳ.
Những điểm bất hợp lý:
Đối với trường hợp bảo hành tại TTBH:
+ Thứ nhất, TTBH không ghi nhận khoản doanh thu về dịch vụ bảo hành cung cấp cho nhà máy.
+ Thứ hai, nhà máy không ghi nhận khoản chi phí bảo hành sản phẩm là khoản chi trả cho TTBH về dịch vụ bảo hành mà trung tâm này cung cấp cho nhà máy.
Do hạch toán như vậy, tuy trên Báo cáo tổng hợp CPBH của toàn nhà máy vẫn đúng nhưng doanh thu của TTBHvà CPBH của nhà máy đã không được phản ánh chính xác.
Đối với trương hợp bảo hành tại phân xưởng:
Một bộ phận của CPBH đã bị đẩy sang chi phí sản xuất làm tăng chi phí sản xuất, đội giá thành sản phẩm lên. trước tiên, các khoản chi phí không được phản ánh chính xác vi phạm nguyên tắc phù hợp của kế toán dẫn đến kết quả cũng sẽ không chính xác. Sau đó, việc giá thành bị tính cao hơn mức thực tế làm cho giá bán tăng gây giảm tính cạnh tranh của sản phẩm.
Như vậy trong cả hai trương hợp nhà máy đều không hạch toán đúng chi phí bảo hành sản phẩm. Điều này lý giải cho một thực tế ở Nhà máy Thiế bị Bưu điện: trong CPBH của nhà máy không có khoản chi phí bảo hành trong khi vẫn có hoạt dộng bảo hành sản phẩm.
2.10. Nhà máy không mở NKCT số 8.
Hiện nay ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện không mở NKCT số 8 để phản ánh tập trung số phát sinh Có các TK155, 156, 157, 131, 511, 512, 532, 632, 641,642, 911 thể hiện quá trình tiêu thụ và xd. điều này gây khó khăn ít nhiều cho việc vào Sổ cái các TK này và một số TK liên quan. Kế toán nhà máy thường phải dựa vàocác Bảng tổng hợp kết hợp với Sổ chi tiết để ghi Sổ cái quý. Việc này tốn khá nhiều thời gian. Nừu có NKCT số 8 thì công việc sẽ trở nên đơn giản hơn.
2.11. Nhà máy chưa chú trọng đến kế toán quản trị
Công tác kế toán chủ yếu chỉ tập trung vào kế toán tài chính, còn kế toán quản trị mới chỉ ở mức độ chi tiết của kế toán tài chính, chưa được tổ chức theo đúng nghĩa của nó. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở nhà máy cũng chưa được tổ chức kế toán quản trị một cách đầy đủ để phát huy được tác dụng của nó đáp ứng tốt nhất yêu cầu quản lý của nhà máy.
Qua qua trình thực tập ở nhà máy, tôi đã đi sâu tìm hiểu để nắm vững tình hình thực tế kết hợp với cơ sở lý luận đã dược học, trong khuôn khổ của một chuyên đề thực tập tôi xin mạnh dạn đưa ra đây một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở nhà máy.
Phương hướng hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện.
Về việc tính giá thực tế xuất kho cho từng loại sản phẩm gửi bán
Tôi xin đưa ra giải pháp là hoàn thiện mẫu sổ Báo cáo Nhập Xuất Tồn kho hàng gửi bán.
Giải pháp triệt để cho trường hợp này là nhà máy phải nghiên cứu tiến hành tính giá thành cho từng sản phẩm hoàn thành nhập kho làm cơ sở cho việc tính giá xuất kho từngloại sản phẩm. Thông đó có thể xác dịnh trị giá vốn hàng bán khi xuất bán trực tiếp và trị giá vốn hàng gửi bán kho xuất kho cho chi nhánh gửi bán.
Khi đó, hệ số giá sản phẩm hàng hoá có thể được tính cho từng loại, nhóm sản phẩm.Xác định được như vậy mới có cơ sở xác định cho từng loại sản phẩm nhà máy sản xuất.
Về việc theo dõi GVHB từng loại sản phẩm.
Ơ đây xin đưa ra giải pháp là mở sổ chi tiết theo dõi GVHB từng loại sản phẩm. Trên cơ sở hình thức sổ kế toán của Nhà máy Thiế bị Bưu điện là hình thức hỗn hợp giữa hình thức Nhật ký chứng từ và hình thức Nhật ký chung mẫu sổ kế toán chi tiết GVHB có thể lựa chọ một trong hai khả năng sau:
Mẫu 1:
Biểu số 27
Sổ chi tiết Giá vốn hàng bán (TK632)
Nhóm sản phẩm : Thiết bị Bưu chính
Năm 2001
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Số phát sinh
Số
Ngày
Nợ
Có
HT
TT
HT
TT
Kết cấu và phương pháp ghi sổ như sau :
Mẫu 1 :
Sổ chi tiết GVHB theo mẫu 1 là bảng dọc gồm các cột : số hiệu, ngày tháng của chứng từ ghi, diễn giải nội dung chứng từ, cột TK đối ứng ghi các TK đối ứng với TK 632 và cột Số phát sinh được chia ra thành PSN &PSC, mỗi cột PSN,PSC này lại được tách ra thành giá hạch toán và giá thực tế phục vụ cho việc ghi sổ đối với các TK đối ứng TK632 là các TK hàng tồn kho.
Hàng ngày phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến giá vốn hàng bán, căn cứ các chứng từ kế toán vào sổ : PSN TK632 đối wngs với các TK hàng tồn kho (chỉ vào giá hạch toán, cuối kỳ mới sử dụng hệ số giá tính ở các Bảng tính giá thực tế xuất kho NVL, SP, HH,HGB để tính ra giá thực tế, điền vào cột giá thực tế.
Cuối quý cộng số phát sinh, nếu cần cộng PSN, PSC TK632 đối ứng Có hoặc Nợ với từng TK để vào NKCT số 8 thì phải tổng hợp theo từng TK đối ứng.
Mẫu 2 :
Sổ chi tiết giá vốn hàng bán theo mẫu 2 là dạng bảng ngang nhiều cột.
PSN TK632 (Phần ghi Nợ TK632) phản ánh trị giá vốn của hàng bán trong kỳ và VAT đầu vào không được khấu trừ. Mỗi TK đối ứng trong phần này chiếm một cột, riêng các TK hàng tồn kho được tách thành giá hạch toán và giá thực tế. Tương tự phần PSC TK632 (phần ghi Có TK632) phản ánh trị giá vốn của hàng bán kết chuyển sang TK911 để xác định kết quả tiêu thụ. Các TK đối ứng trong phần này cũng được bố trí giống như phần ghi Nợ TK632.
Trong kỳ khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến giá vốn hàng bán, kế toán căn cứ các chứng từ để vào sổ ; phần ghi Nợ TK632- các cột tồn kho chỉ ghi giá hạch toán. đến cuối kỳ sử dụng hệ số giá được tính ra ở các Bảng kê tính giá thực tế xuất kho NVL, SP, HH, HGB để tính giá thực tế. Phần ghi Có TK632, các cột tồn kho : ghi luôn giá hạch toán và giá thực tế. Dòng tổng cộng sẽ được tổng howpj toàn bộ các SP, hàng hoá dùng để ghi vào NKCT số 8 (ý kiến 10 sẽ đề xuất)
Từ mẫu biểu đưa ra như trên ta thấy Sổ chi tiết theo mẫu 2 có ưu điểm là ghi chép ít, việc so sánh đối chiếu cũng dễ dàng vì quan hệ đối ứng thể hiện ngay trên sổvà đặc biệt cuói kỳ có thể tính ngay được tổng số PS Nợ đối ứng Có từng TK và tổng số PS CóTK 632 đối ứng Nợ với từng TK trên dòng cộng của trang sổ. Nhưng theo mẫu này, sổ có kết cấu khá phức tạp, cồng kềnh và việc ghi chép cũng khó khăn.Mẫu này không thích hợp cho việc đưa vào máy tính.
Còn mẫu sổ 1 thì lại có kết cấu đơn giản giúp cho việc ghi chép dễ dàng nhưng lại phải ghi chép nhiều hơn và dòng tổng cộng của sổ chỉ là tổng PS Nợ & Có TK632 mà không có chi tiết cho từng TK đối ứng. Nếu muốn tổng hợp nhanh số tổng phát sinh Nợ và Có TK632 đối ứng với từng TK thì có thể phải mở từng trang sổ cho từng TK đối ứng. Nếu thế thì công việc ghi chép lại nhiều hơn. Tuy nhiên, mẫu này phù hợp với việc tính toán trên máy vi tính.
Qua sự phân tích trên,có thể đưa ra kết luận cho hướng giải pháp này:
Trước mắt, tin học hoá mức độ cao chưa được xúc tiến tại Nhà máy Thiết bị Bưu điện thì lựa chọn Sổ chi tiết GVHB hạch toán mẫu 2 sẽ giúp cho công việc của kế toán GVHB dễ dàng hơn đồng thời đảm bảo việc cung cấp thông tin một cách kịp thời hơn cho Ban giám đốc phục vụ cho việc ra quyết định.
Về lâu dài, khi nhà máy đưa tin học vào công tác kế toán một cách toàn diện thì Sổ kế toán chi tiết GVHB theo mẫu 1 là rất thích hợp: về kết cấu mẫu sổ và đặc biệt sẽ khắc phục được nhược điểm của việc sử dụng mẫu này trong kế toán thủ công, đó là việc tổng hợp PS Nợ và Có của TK 632 đối ứng với từngTK liên quan sẽ được máy tính tổng hợp nhanh chóng. Nhờ đó công tác kế toán sẽ hiệu quả hơn nhiều
Mẫu số 2
Biểu số 28
Sổ chi tiết giá vốn hàng bán (TK632)
Nhóm sản phẩm: Thiết bị Bưu chính
Năm 2001
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ TK632, có các TK
Ghi Có TK632, Nợ các TK
Số
Ngày
152
154
155
156
157
133
Cộng PS Nợ TK632
152
155
911
Cộng PS Có TK632
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
HT
TT
Về việc mở sổ chi tiết để theo dõi DTBH.
Để khắc phục được nhược điểm trên theo tôi cần bổ sung một số sổ kế toán sau:
- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng.
Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng
Nhật ký chứng từ số 8
Nhà máy Thiết bị Bưu điện số sản phẩm lên đến 400 loại thì việc mở sổ chi tiết DTBH cho từng mặt hàng khó có thể thực hiện được. Vì thế, nhà máy nên mở sổ chi tiết cho từng nhóm sản phẩm chính của nhà máy.
Phương pháp ghi sổ:
Cột chứng từ ghi số hiệu ngày tháng của chứng từ, cột nội dung ghi nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh, cột TK đối ứng ghi số hiệu của TK đối ứng với TK doanh thu, các cột số lượng, đơn giá, thành tiền ghi số lượng, đơn giá, thành tiền của khối lượng sản phẩm hàn hoá đã bán ( không bao gồm thuế GTGT), cột TK 531, 532 ghi doanh hạch toán hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán, cột thuế xuất khẩu ghi số tiền nộp thuế xuất khẩu (nếu có), chỉ tiêu doanh thu thuần bằng cột thành tiền trừ đi cột cá khoản giảm trừ, chỉ tiêu GVHB ghi trị giá vốn của số sản phẩm đã bán; chỉ tiêu Lãi gộp bằng chỉ tiêu doanh thu thuần trừ chỉ tiêu GVHB.
Với sổ này, kế toán sẽ theo dõi được doanh thu của từng nhóm sản phẩm và sẽ cung cáp thông tin kịp thời về doanh thu, cố vấn cho ban giám đốc ra quyết định.
Cuối quý, cộng sổ chi tiết doanh thu bán hàng từng nhóm sản phẩm, vào bảng tổng hợp doanh thu bán hàng.
Biểu số 29 Sổ chi tiết doanh thu bán hàng
Nhóm sản phẩm:
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Doanh thu
Các khoản giảm trừ
Số
Ngày
SL
Đơn giá
TT
Hàng bán Bị trả lại & GG h.bán
Thuế XK
Quý ...
...
Cộng PS
DTT
GVHB
Lãi gộp
Biểu số 30 Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng
Quý... năm ...
Nhóm sản phẩm
Doanh thu
Các khoản giảm trừ
Doanh thu thuần
GVHB
Lãi gộp
TK531, TK532
Thuế XK
Cộng
4.Về việc hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Giải pháp: Sử dụng TK531, TK532 và mở sổ kế toán để hạch toán và theo dõi doanh thu hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán và mở Bảng kê hàng bán bị trả lại, Bảng kê giảm giá hàng bán để phản ánh tìnhhình hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán. Cuối kỳ kết chuyển hai khoản này sang TK511, TK512 để xác định doanh thu thuần trong kỳ.
Hạch toán trị giá vốn hàng bán và khoản giảm giá hàng bán như sau ( sơ đồ 25)
Nhà máy thiết bị Bưu điện nên mở thêm Bảng kê hàng bán bị trả lại và Bảng kê giảm giá hàng bán (biểu)
Biểu số 31 Bảng kê hàng bán bị trả lại
( hoặc Bảng kê giảm giá hàng bán)
Năm:
Chứng từ
Tên SP, hàng hoa
Số lượng
Ghi Nợ TK531/532 các TK
Ghi Có TK531/532 Nợ các TK
Số
Ngày
111
131
136
Cộng PS Nợ
511
512
Cộng PS Có
Cộng
Sơ đồ25: Hạch toán doanh thu hàng bán bị trả lại và giảm giá hàng bán
Trường hợp bán hàng trực tiếp
TK111,131 TK531,532 TK511
Trị giá h. bán bị trả lại hoặc K/c Dt h.bán bị trả lại
Giảm giá hàng bán hoặc khoản giảm giá hàng hoá
Trường hợp bán hàng qua chi nhánh
TK111,112 TK136 TK512
Khách đến trả hàng Trị giá hàng bán cho CN bị
hoặc y/cầu giảm giá đòi tiền ngay
trả lại hoặc khoản giảm giá cho CN
Về việc hạch toán doanh thu hàng xuất tiêu dùng nội bộ.
Giải pháp: Ghi nhận doanh thu và giá vốn của sản phẩm xuất tiêu dùng cho các mục đích sản xuất kinh doanh trong nhà máy.
Đối với trường hợp này nhà máy nên hạch toán như sau ( Số liệu lấy từ quý 4/2001)
Nhà máy có thể sử dụng giá vốn làm giá bán ghi doanh thu.
Sản phẩm xuất kho phục vụ khâu bán hàng:
Nợ TK641: 3.701.712
Nợ TK 1331: 370.171
Có TK512: 3.701.712
Có TK3331: 370.171
đồng thời phản ánh giá vốn:
Nợ TK632: 3.701.712
Có TK155: 3.701.712
Sản phẩm xuất kho dùng cho các phòng ban:
Nợ TK642: 48.046.612
Nợ TK1331: 4.804.661
Có TK512: 48.046.612
Có TK3331: 4.804.661
Và với việc hạch toán như thế này, TK DTBH của nhà máy không chỉ đối ứng với các TK111, TK131, TK136 mà còn đối ứng với TK641, TK642 hoặc một TK chi phí bất kỳ. Do vậy, nếu các sổ kế toán phản ánh các khoản chi phí chưa có phần thể hiện quan hệ đối ứng này thì cần phải mở thêm.
Về việc Bảng kê số 11 bị gọi là “ Sổ chi tiết TK131”
Giải pháp: nhà máy nên đổi lại là: Bảng kê số 11 -Phải thu của khách hàng để tránh nhầm lẫn.
Về việc đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản phải thu.
Từ việc phân tích nguyên nhân của tình trạng số dư các khoản phải thu lớn, ta có thể thấy ngay biện pháp cần thiết để cải thiện tình hình bị chiếm dụng vốn này là:
Thứ nhất, khi thoả thuận đi đến ký kết hợp đồng kinh tế cần phải đưa vào điều khoản về thời hạn thanh toán đối với những hợp đồng mua hàng thanh toán chậm.
Thứ hai, nghiên cứu ra quy định về chiết khấu bán hàng, có thể dử dụng lãi suất huy động vốn của ngân hàng hoặc cao hơn. Quy định về chiết khấu sẽ tác động tới tâm lý khách hàng khuyến khích họ thanh toán các khoản nợ nhanh hơn.
Ngoài ra, nếu có thể và xét thấy có lợi, nhà máy nên tăng cường xây dựng các mối quan hệ làm ăn với những khách hàng vừa là người mua đồng thời là người mán của nhà máy và nên mở rộng những mối quan hệ kiểu này vì 3 cái lợi: những khách hàng này chắc chắn phải là người làm ăn đứng đắn và có triển vọng, họ cũng cần giữ uy tín với ta vì ta cũng là một đối tác làm ăn của họ và lợi nhất là tránh được tình trạng “bùng nợ”.
Về việc mở sổ chi tiết CPBH & Sổ chi tiết CPQLDN
Để khắc phục những bất cập về việc theo dõi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp hiện nay, Nhà máy thiết bị Bưuu điện nên mở ngay hai sổ kế toán chi tiết để tập hợp CPBH &CPQLDN phát sinh trong kỳ theo yếu tố chi phí để có số liệu ghi NKCT số 8 (ý kiến 10 đề xuất) và Sổ cái. Hai sổ này được gọi là sổ chi tiết CPBH & CPQLDN.Mẫu sổ chi tiết CPBH & CPQLDN như sau.
Biểu số 32 Sổ chi tiết chi phí bán hàng
Quý:
Chứng từ
Diễn giải
TK
ĐƯ
Ghi nợ TK641
SH
Ngày
Tổng số
Trong đó
6412
6413
6414
6415
6417
6418
-Cộng PS
GhiCóTK641
Cộng
Tương tự mở sổ chi tiết cho TK642.
Về việc hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm.
Giải pháp cho việc hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm như sau:
Trước hết cần khẳng định bảo hành sản phẩm cho khách hàng là hoạt động thường xuyên của Nhà máy thiết bị Bưuu điện, xảy ra đều đặn trong kỳ nên chi phí về bảo hành sản phẩm cũng rải đều trong kỳ, thường không có các khoản chi phí bảo hành đột ngột lớn vào một thời điểm trong kỳ cho nên nhà máy không cần phải trích trước chi phí bảo hành sản phẩm.Vậy cách hạch toán như sau:
Đối với trường hợp bảo hành tại TTBH
ở TTBH : ở nhà máy
+ Trong kỳ khi phát sinh chi phí bảo hành, kế toán + Số tiền phải trả cho
tập hợp theo từng khoản mục chi phí: trung tâm về dịch vụ
Nợ TK621, 622,627 bảo hành:
CóTK liên quan: TK111, 152, 214, 334... Nợ TK 6416
+ Cuối kỳ kết chuyển tổng hợp chi phí bảo hành : Có TK 111,136
Nợ TK 154
Có TK621, 622, 627
+ Đồng thời phản ánh số doanh thu mà
nhà máy phải trả
Nợ TK111, 336
Có TK 512
Đối với trường hợp bảo hành tại phân xưởng :
Trong kỳ khi phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm, kế toán nhà máy tập hợp theo từng khoản mục chi phí :
Nợ TK621/TK622/TK627
Có TK152/TK153/TK334/TK214/TK111..
+ Cuối kỳ kết chuyển để tổng hợp chi phí bảo hành sản phẩm:
Nợ TK154 (Chi tiết chi phí bảo hành)
Có TK621/TK622/TK627
Nếu khó có thể tách riêng được các chi phí cho hoạt động bảo hành với các chi phí cho sản xuất thì có thể phân bổ tổng chi phí phát sinh cho hoạt động bảo hành và sản xuất sản phẩm.
Khi công việc bảo hành hoàn thành bàn giao sản phẩm cho khách hàng:
Nợ TK 6415
Có TK 154 ( chi tiết chi phí bảo hành)
Về việc mở Nhật ký chứng từ số 8
NHCT số 8 là một trong những sổ kế toán tổng hợp quan trọng nhất trong việc phản ánh quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ nên cần được mở. Tuy phải ghi chép thêm một sổ nhưng quy trình kế toán trở nên có hệ thống hơn, dễ dàng cho việc theo dõi quá trình tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ
Phương pháp ghi sổ: Căn cứ dòng cộng báo cáo nhập- xuất- tồn kho sản phẩm, Báo cáo nhập-xuất-tồn kho hàng gửi bán, Báo cáo tồn kho hàng hoá phần ghi Có để ghi các cột Có TK155/TK156/TK157
-Căn cứ Bảng kê số 11 – Phải thu của khách hàng- phần ghi Có để phản ánh cột Có TK131.
-Căn cứ Bảng tổng hợp thu bán hàng ghi cột Có TK511/TK512.
-Căn cứ Bảng kê hàng bán bị trả lại, bảng kê giảm giá hàng bán- phần ghi Có để ghi các cột Có TK531/TK532.
-Căn cứ vào các sổ chi tiết chi phí bán hàng, Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp – phần ghi Có để ghi vào cột Có các TK641, TK642.
-Căn cứ vào các Bảng kê hoặc sổ chi tiết các TK 159, 711,721,811,821,911 để ghi các cột Có các TK159, 711, 721, 811, 821, 911.
Cuối quý khoá sổ NKCT số 8, xác định tổng số phát sinh bên Có các TK 155, 156, 157,159, 131,511,512,531,532,632,641,642,711,811,821,911 dối ứng Nợ các TK liên quan và lấy số tổng cộng của NKCT số 8 để ghi Sổ cái.
Về việc tổ chức phân tích doanh thu chi phí và kết quả kinh doanh.
Để công tác kế toán tiêu thụ và xác dịnh kết quả kinh doanh được hoàn thiện thì cần phải cung cấp được những thông tin về tình hình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ đầy đủ và hữu ích tạo điều kiện cho Ban giám đốc ra được các quyết định tối ưu. Để thực hiện được mục tiêu này không thể không tăng cườngcông tác quản trị ở nhà máy mà một trong những nội dung là tổ chức phân tích doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trên cơ sở số liệu chi tiết đã thu nhận được và kế hoạch dự toán đã duyệt.
Phân tích doanh thu, ch phí và kết quả kinh doanh bao gồm các nội dung sau:
Phân tích doanh thu, chi phí của từng nhóm mặthànghợc theo từng loại sản phẩm dịch vụ.
Phân tích doanh thu, chi phí và kết quả theo chức năng hoạt động.
Phân tích doanh thu, chi phí và kết quả theo địa đyểm kinh doanh.
Xét diều kiện của nhà máy nên tiến hành :
Phân tích doanh thu, chi phí và kết quả theo nhóm sản phẩm chính của nhà máy.
Mục đích phân tích theo nhóm sản phẩm chính nhằm đánh giá tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của từng nhóm sản phẩm chính. Qua đó cung cấp thông tin chi tiết về doanh thu, chi phí và kết quả của từng nhóm sản phẩm chính của nhà máy giúp ban giám đốc quyết định lựa chọn, đẩy mạnh kinh doanh nhóm sản phẩm nào, tiết kiệm chi phí sản xuất, tiêu thụ như thế nào để có lãi.
Phân tích doanh thu, chi phí, kết quả theo chi nhánh tiêu thụ.
Mục đích phân tích doanh thu, chi phí và kết quả công tác ở từng chi nhánh để có chế dọ khuyến khích lợi ích vật chất và quyết định phương án đầu tư phát triển cho từng chi nhánh, trung tâm.
Trên đây là một vài ý kiến của em về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy Thiết bị Bưu điện với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán mà đã được những nhân viên nhiều kinh nghiệm thực hiện rất tốt. Rất mong Phòng Kế toán –Thống kê nhà máy tham khảo.
Biểu số 33
Nhật ký chứng từ số 8
Quý ... năm
STT
SH TK ghi Nợ
CácTKghi Các Có
TK ghi
Nợ
155
156
157
159
131
511
531
532
632
641
642
711
721
811
821
911
Cộng
111
112
113
131
138
128
222
511
632
139
159
911
...
Với toàn bộ nội dung đã trình bày ở trên chúng ta thấy rằng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng trong bất kỳ một doanh nghiệp nào. Công việc này cũng phức tạp vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phần hành kế toán để thực hiện tốt công việc.
Tầm quan trọng của phần hành kế toán này thể hiện ở chỗ nó là một bộ phận không thể thiếu được trong toàn bộ công tác kế toán, nó cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, kế toán tieu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm luôn được các nhà lãnh đạo quan tâm hàng đầu và được hoàn thiện không ngừng cho phù hợp với tình hình thực tế.
Như chúng ta đã biết, từ khi đất nước mở cửa phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp không bị bó hẹp trong quốc gia hay các nước XHCN nữa mà đã bắt tay làm ăn với các quốc gia có “thâm niên” lâu đời về kinh tế thị trường. Để quan hệ với các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước đòi hỏi doanh nghiệp phải có trình độ và kinh nghiệm cũng như số vốn đủ mạnh để đảm bảo không bị tụt hậu hay phá sản.
Khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại các hãng công ty viễn thông trên thế giới cũng phát triển theo. Do vậy ngành Bưu chính viễn thông muốn hoà nhập được với các quốc gia khác thì Nhà máy thiết bị Bưu điện nói riêng và các công ty thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam nói chung cần phả đổi mới, tăng nhanh tốc độ phát triển vươn ra cạnh tranh với thị trường quốc tế –có thể xuất khẩu ra các nước trong khu vực các sản phẩm của mình.
Hy vọng rằng Nhà máy thiết Bưu điện sẽ gặt hái được nhiều thành công trong sản xuất kinh doanh, liên tục phát triển và mãi mãi là lá cờ đầu của ngành Bưu điện trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước luôn giữ được lòng tin với bạn hàng trong cả nước cũng như với bạn hàng nước ngoài.
Trong thời gian thực tập tại Phòng Kế toán Nhà máy thiết bị Bưu điện, tôi đã đi sâu tìm hiểu về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy, tôi thấy Nhà máy đã phát huy được nhiều mặt mạnh, song bên cạnh đó cũng có nhiều vấn đề tồn tại. Để khắc phục được phần nào những tồn tại đó, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp đích thiện thêm phần hành kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm ở Nhà máy.
Do vốn kiến thức còn hạn chế và bước đầu áp dụng lý luận vào thực tế còn bỡ ngỡ nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự giúp đỡ của thầy cô và các bạn quan tâm.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô giáo trong Khoa Kế toán, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiết tình của Thầy giáo Nguyễn Ngọc Quang và sự giúp đỡ của Phòng Kế toán Thống kê Nhà máy thiết bị Bưu điện đã tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1432.doc