Chủ tịch hôi đồng quản trị: Phụ trách chung và trực tiếp điều hành công tác kế toán, công tác tổ chức cán bộ, công tác đầu tư phát triển mở rộng xây dựng cơ bản, công tác lao động tiền lương, khen thưởng kỷ luật.
Ban kiểm soát: Có nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của Công ty, báo cáo trước đại hội về kết quả kiểm soát được.
Giám đốc Công ty: là người trực tiếp điều hành hoạt động của các phòng ban, chịu trách nhiệm về kết quả các hoạt động sản xuất kinh doanh. Có nhiệm vụ trình hội đồng quản trị về kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính về sử dụng và huy động vốn.
Phó giám đốc kỹ thuật: là người giúp giám đốc điều hành về kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, thay giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi vắng.
Phó giám đốc kinh doanh: là người giúp giám đốc điều hành hoạt động thương mại, nghiên cứu thị trường, tham mưu cho giám đốc trong hoạt động thương mại. Thay giám đốc giải quyết công việc khi giám đốc đi
95 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 980 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chưa phân phối, để hạch toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty .
Căn cứ vào chứng từ gốc, bảng kê, bảng phân bổ, Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN để xác định kết quả kinh doanh, ghi vào nhật ký chứng từ số 8.
Tháng 12 năm 2007, kế toán kết chuyển các khoản doanh thu và chi phí vào TK 911 như sau:
Kết chuyển doanh thu thuần:
Nợ TK 511: 9.486.161.000
Có TK 911: 9.486.161.000
Kết chuyển giá vốn hàng bán:
Nợ TK 911: 9.240.456.000
Có TK 632: 9.240.456.000
Kết chuyển chi phí bán hàng:
Nợ TK 911: 25.890.000
Có TK 641: 25.890.000
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp:
Nợ TK 911: 27.350.000
Có TK 642: 27.350.000
Kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành:
Nợ TK 911: 53.890.200
Có TK 8211: 53.890.200
Kế toán xác định được lãi tháng 12/2007 là:
Tổng Có TK 911 - Tổng Nợ TK 911 = 138.574.800 định khoản:
Nợ TK 911: 138.574.800
Có TK 421: 138.574.800
CÔNG TY CP VÂT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Tháng 12/2007
STT
Chỉ tiêu
Mã số
Số tiền
1
Doanh thu bán hàng
01
9.486.161.000
2
Các khoản giảm trừ
02
3
Doanh thu thuần
10
9.486.161.000
4
Giá vốn hàng bán
11
9.240.456.000
5
Lợi nhuận gộp
20
245.705.000
6
Doanh thu hoạt động tài chính
21
7
Chi phí tài chính
22
8
Chi phí bán hàng
24
25.890.000
9
Chi phí quản lý DN
25
27.350.000
10
Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD
30
192.465.000
11
Thu nhập khác
40
12
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
50
192.465.000
13
Chi phí thuế TNDN hiện hành
51
53.890.200
14
Lợi nhuận sau thuế
60
138.574.800
CHƯƠNG 3
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT LIỆU XÂY DỰNG VĂN GIANG
Hạch toán kế toán là một công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế tài chính, trong đó kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ ảnh hưởng lớn đến mục tiêu lợi nhuận của công ty. Do vậy đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ nói riêng là một nhu cầu tất yếu trong công tác điều hành hoạt động của mỗi công ty. Cơ chế thị trường với nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất kinh doanh cạnh tranh và phát triển, do vậy muốn đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh phải có lãi. Là một công cụ quan trọng trong công tác quản lý kinh tế tài chính, đổi mới và hoàn thiện tổ chức công tác kế toán là một nhu cầu cần thiết của công tác quản lý, là tiền đề quan trọng cho công tác điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ là công việc rất cần thiết nhằm góp phần tăng doanh thu và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn để thấy được những gì đã làm được cần phát huy và phát hiện những gì chưa làm được thì cần phải cố gắng khắc phục để hoàn thiện.
I. Đánh giá khái quát công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang.
1. Đánh giá khái quát về tổ chức bộ máy kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang đã lựa chọn hình thức kế toán phù hợp với yêu cầu của công việc, phù hợp với chuyên môn của từng người. Công tác kế toán của công ty được tổ chức quy củ có kế hoạch, sắp xếp và chỉ đạo từ trên xuống dưới, đặc biệt là theo phân cấp của phòng kế toán. Công ty hạch toán tiêu thụ sản phẩm nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống sổ sách kế toán do Bộ tài chính ban hành.
Về ưu điểm:
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả ở công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang được tiến hành tương đối hoàn chỉnh.
Đối với khâu tổ chức hạch toán ban đầu.
Các chứng từ ban đầu đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sổ pháp lý của nghiệp vụ.
Các chứng từ đều sử dụng đúng mẫu của Bộ tài chính ban hành, những thông tin kinh tế, những nội dung kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ vào chứng từ.
Các chứng từ đều được kiểm tra giám sát chặt chẽ, hoàn chỉnh và xử lý kịp thời. Việc luân chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, theo trình tự thời gian trước khi đi vào khâu lưu trữ.
Đối với công tác tổ chức sổ kế toán.
Công ty đã áp dụng chương trình phần mềm kế toán trên máy lên giảm bớt được khối lượng công việc ghi chép trên sổ sách, đảm bảo cung cấp số liệu nhanh chóng, chính xác.
Công ty đã áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chứng từ” tuy nhiên hình thức sổ cũng được kế toán công ty thay đổi cải tiến sao cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty.
Nói chung hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh là nội dung quan trọng trong công tác kế toán của công ty. Nó liên quan đến khoản thu nhập thực tế và phần phải nộp cho ngân sách nhà nước đồng thời nó phản ánh sự vân động của tài sản, tiền vốn của công ty trong sản xuất kinh doanh.
Nhược điểm: Cùng với sự phát triển nhanh của khoa hoc kỹ thuật, nhu cầu ngày càng cao về thu thập, xử lý thông tin nhanh nhạy để có những quyết định kịp thời, phù hợp. Mặc dù đội ngũ cán bộ và nhân viên phòng kế toán Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang đã nhận thấy ưu điểm và hiệu quả của việc ứng dụng máy vi tính nhưng tốc độ và việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán chưa cao. Trong công tác kế toán tuy kinh nghiệm làm việc là ưu thế quan trọng xong biết kết hợp với công nghệ thông tin như sử dụng phần mềm kế toán đem lại những lợi ích hết sức thiết thực, không những tận dụng được kinh nghiệm hạch toán kế toán tích luỹ mà còn đẩy nhanh quá trình xử lý thông tin, đồng thời tính chính xác cao do có sự liên kết, chuyển đổi số liệu để đối chiếu so sánh giữa các báo cáo khác nhau.
2. Đánh giá khái quát về hình thức kế toán áp dụng tại công ty.
Ưu điểm: Công ty sử dụng hình thức nhật ký chứng từ, hình thức này có độ chính xác cao, quy trình luân chuyển chứng từ chặt chẽ, số liệu trên sổ có tính đối chiếu cao, phản ánh trung thực và có tác dụng kiểm tra chéo các bộ phận, không thất thoát tài sản, giúp lãnh đạo trong điều hành sản xuất.
Nhược điểm: Hình thức kế toán này phức tạp, tốn nhiều công sức hơn so với các hình thức khác. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay khi chuyển sang xử lý công tác kế toán trên máy vi tính thì hình thức này lại càng trở lên phức tạp và khó áp dụng.
3. Đánh giá khái quát về việc sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán.
Ưu điểm: Hệ thống sổ sách của công ty tương đối đầy đủ và được lập theo đúng mẫu quy định hiện hành. Các chứng từ được cập nhật thường xuyên liên tục, chính xác về mặt số lượng và giá trị theo đúng nguyên tắc hạch toán của phương pháp kê khai thường xuyên.
Nhược điểm: Hệ thống chứng từ sổ sách còn rườm rà, phản ánh chưa đầy đủ được các thông tin cần thiết và không phù hợp, chưa tiện ích với việc thực hiện xử lý thông tin trên máy vi tính.
4. Đánh giá khái quát về vận dụng hệ thống báo cáo kế toán của công ty.
Ưu điểm: Công ty đã thực hiện đúng chế độ báo cáo, đúng mẫu quy định của Bộ tài chính và thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê kế toán. Số liệu trong báo cáo mang tính chính xác tương đối cao.
Nhược điểm: Một số báo cáo phục vụ công tác quản trị của doanh nghiệp, chất lượng chưa cao. Vì vậy dẫn đến việc điều hành sản xuất của Ban lãnh đạo công ty đôi lúc bị hạn chế, chưa đạt hiệu quả tối ưu.
II. Giải pháp hoàn hiện kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang.
Bên cạnh những thành tích đạt được, công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty vẫn còn một số tồn tại mà công ty có khả năng cải tiến và hoàn thiện nhằm đáp ứng hơn nữa yêu cầu quản lý.
Phương hướng hoàn thiện quá trình hạch toán tiêu thụ thành phẩm tại công ty là tổ chức công tác kế toán, tổ chức trình tự và cách thức ghi chép sổ sách sao cho việc đối chiếu, kiểm tra đơn giản, nhanh gọn nhất mà vẫn đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ chính xác. Ngoài ra để quá trình tiêu thụ diễn ra hiệu quả, lưu chuyển sản phẩm nhanh, thu hồi vốn nhanh. Đảm bảo cho công ty làm ăn có lãi thì không chỉ cần có hệ thống hoàn chỉnh mà nó còn đồi hỏi phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận liên quan trong toàn công ty. Thị trường của công ty chủ yếu là thị trường trong nước. Những tồn tại hạn chế đã gây cản trở nhiều đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty. Đó cũng là trăn trở của công ty trên con đường tìm kiếm các giải pháp của tiến trình tiêu thụ hiện nay. Để góp phần giải quyết những vấn đề nổi cộm trên, Với sự nhận thức của cá nhân em qua một thời gian thực tập tại công ty, mặc dù thời gian có hạn và kiến thức thực tế còn hạn chế, em xin mạnh dạn đề đạt một số biện pháp để góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.
* Biện pháp thứ nhất: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Vì chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất và có sự ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm: nó góp phần thúc đẩy hay kìm hãm công tác tiêu thụ sản phẩm. Chất lượng sản phẩm tốt không chỉ thu hút khách hàng mà còn tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao giá bán sản phẩm một cách hợp lý mà vẫn thu hút được khách hàng. Ngược lại chất lượng sản phẩm thấp thì việc tiêu thụ sẽ khó khăn và ngay cả khi giá bán rẻ vẫn không được người tiêu dùng chấp nhận.Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng sản phẩm là vũ khí sắc bén có thể dễ dàng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh. Ý thức được điều đó, nên hiện nay các nhà sản xuất luôn cố gắng sao cho sản phẩm của mình ngày một tốt hơn. Vì thế diễn ra một sự chạy đua cạnh tranh rất quyết liệt giữa những nhà sản xuất.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm trong điều kiện hiện nay của công ty, công ty có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Sửa chữa bảo dưỡng máy móc trang thiết bị:
Mặc dù máy móc thiết bị của công ty hiện nay tương đối hiện đại, đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng và đảm bảo về chất lượng nhưng không thể chỉ biết khai thác mà không quan tâm đến việc duy trì và nâng cao năng lực sản xuất của máy móc thiết bị nhằm đảm bảo cho sản xuất được liên tục, sản phẩm sản xuất chất lượng ngày một cao và không có phế phẩm. Muốn vậy công ty cần đặt ra các định mức kỹ thuật về nguyên liệu, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, dụng cụ sửa chữa, thời gian sửa chữa, bảo dưỡng. Ngoài ra công ty cần đảm bảo tốt chế độ bảo dưỡng máy móc thiết bị theo đúng yêu cầu kỹ thuật và thực trạng của máy móc thiết bị. Công tác bảo dưỡng này cần được gắn liền với từng phân xưởng sử dụng máy và gắn liền với lợi ích vật chất của công nhân bảo dưỡng máy móc thiết bị. Làm tốt công tác bảo dưỡng này vừa đảm bảo duy trì năng lực sản xuất của máy móc thiết bị góp phần đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa hạn chế sự hỏng hóc, tiết kiệm chi phí sửa chữa.
Nâng cao năng lực, trình độ tay nghề của công nhân sản xuất.
Công nhân sản xuất là người trực tiếp vận hành máy móc thiết bị, cho nên ngay cả trong điều kiện sản xuất tự động hoá thì máy móc thiết bị vẫn chịu sự chi phối của người điều hành. Hiện nay công ty có một đội ngũ công nhân với tay nghề vững chắc. Nhưng trong điều kiện đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa, thì chất lượng của lao động sống không phải chỉ dừng ở đó, mà cần thiết phải tốt hơn. Để thực hiện các điều kiện đó có thể áp dụng các hình thức như:
Mở lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kỹ thuật ngắn hạn.
Tổ chức các buổi hội thảo rút kinh nghiệm, báo cáo kinh nghiệm trong phạm vi từng phân xưởng cũng như trong toàn bộ công ty.
Huấn luyện kỹ thuật, rút kinh nghiệm trực tiếp trên máy móc thiết bị phương tiện sản xuất.
Tổ chức các hội thi tay nghề để công nhân tự phấn đấu, học hỏi nâng cao tay nghề tích luỹ kinh nghiệm sản xuất.
Bên cạnh đó, việc quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện giúp đỡ những công nhân có điều kiện hoàn cảnh khó khăn cũng là việc làm cần thiết để công nhân tập trung vào sản xuất.
* Biện pháp thứ 2: Tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường.
Thị trường là nơi đưa sản phẩm ra tiêu thụ, là nơi giao lưu giữa người mua và người bán. Vì vậy tiêu thụ và thị trường tiêu thụ phải gắn liền với nhau. Sản phẩm tiêu thụ nhanh hay chậm tuỳ thuộc vào mức độ chấp nhận của thị trường, phụ thuộc vào điều tra nghiên cứu thị trường của công ty. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường công ty mới có thể tổ chức sản xuất, tiêu thụ theo phương châm bán ra những sản phẩm thị trường cần chứ không phải chỉ bán sản phẩm mình có.
Thời gian qua công tác điều tra nghiên cứu thị trường hầu như chưa được quan tâm đến. Cho nên muốn thực hiện tốt công tác này trước hết nó phải là hoạt động thường xuyên chính thức của công ty. Khi nghiên cứu thị trường cần phải điều tra nghiên cứu cả thị trường đầu ra và thị trường đầu vào. Công ty cần quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tin thị trường, đặt các loại sách báo tạp chí kinh tế rất phong phú hiện nay để bổ sung các thông tin cần thiết mà nhân viên của công ty chưa kịp hoặc chưa có khả năng thu thập.
Cùng với việc điều tra thị trường qua sách báo tạp chí, công ty cần tăng cường điều tra trực tiếp người tiêu dùng trên diện rộng. Công việc này đòi hỏi phải có thời gian và sự đầu tư hợp lý cũng như tinh thần ý thức trách nhiệm của nhân viên điều tra thị trường. Công ty có thể tiến hành theo cách.cử nhân viên điều tra thị trường một số vùng thị trường tiêu thụ mạnh sản phẩm của công ty và một số vùng trọng điểm dân cư nhưng tiêu thụ được ít sản phẩm để điều tra trực tiếp người tiêu dùng, tổ chức các đợt trưng cầu ý kiến của người tiêu dùng thông qua các đại lý, các cửa hàng bán lẻ .
Các ý kiến đóng góp của người tiêu dung sẽ được tập hợp về phòng kế hoạch để các nhân viên thị trường phân loại xử lý.
* Biện pháp thứ 3: Xây dựng một chiến lược quảng cáo tổng hợp.
Quảng cáo là một vấn đề có tính chất chiến lược, nó thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tiêu thụ sản phẩm. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin cô đọng đặc trưng nhất về sản phẩm để khách hàng có thể so sánh với những sản phẩm khác, trước khi đi đến quyết định mua sản phẩm nào. Đối với sản phẩm mới quảng cáo sẽ giúp cho khách hàng làm quen với sản phẩm, thấy được tính ưu việt của nó từ đó khơi dậy những nhu cầu mới để khách hàng tìm đến với doanh nghiệp.
Đó là tầm quan trọng của quảng cáo, ngày nay chính là thời đại bùng nổ quảng cáo, doanh nghiệp nào cũng muốn giới thiệu về mình, muốn khách hàng biết đến sản phẩm của mình và mua sản phẩm của mình nhiều hơn. Vì thế công ty không thể chìm đi trong không khí nóng bỏng đó, mà cần phải khuyếch trương danh tiếng của mình hơn nữa nhằm tạo uy tín với khách hàng đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm.
Quảng cáo có muôn vàn cách khách nhau và có thể đòi hỏi những khoản chi phí tương đối lớn. Vấn đề là quảng cáo phải sao cho có hiệu quả, tiết kiệm được chi phí. Công ty có thể lựa chọn hình thức quảng cáo trên báo chí, trên đài phát thanh, đài truyền hình hoặc thông qua các bài viết, hình ảnh giới thiệu về công ty nhằm đưa tới khách hàng thông tin về sự tồn tại và phát triển của công ty, địa chỉ hiện tại cũng như phương thức làm ăn của công ty.
Hàng năm công ty nên tham gia vào các hội chợ, triển lãm. Những đợt triển lãm này là cơ hội của công ty thực hiện được nhiều mục đích: quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, nắm bắt được các thông tin từ phía người tiêu dùng, học tập kinh nghiệm bán hàng của các đơn vị bạn, tranh thủ tìm kiếm khách hàng
* Biện pháp thứ 4: Tăng cường và áp dụng các biện pháp kinh tế tài chính có tính chất đòn bẩy thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.
Các biện pháp kinh tế tài chính có vị trí xứng đáng trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Cũng là những sản phẩm như nhau về chất lượng, giá cả nhưng nếu sản phẩm nào có thêm các biện pháp kinh tế tài chính làm đòn bẩy thì sẽ tạo cho sản phẩm có sức hấp dẫn hơn, từ đó sản phẩm được tiêu thụ nhanh hơn. Hiện nay mặc dù công ty đã cố gắng áp dụng một số biện pháp như giảm cước phí vận chuyểnnhưng những biện pháp này còn chưa phong phú đa dạng và chưa phát huy hết hiệu quả của nó.
Để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm công ty có thể sử dụng một số biện pháp là :
Áp dụng tỷ lệ chiết khấu bán hàng một cách hợp lý.
Sử dụng chiết khấu bán hàng nhằm thúc đẩy khách hàng thanh toán nhanh, hạn chế việc thanh toán chậm và nợ nần dây dưa. Vì vậy tỉ lệ chiết khấu phải được định ra sao cho thích hợp và phát huy được hiệu quả của nó.
Duy trì hình thức giảm phí vận chuyển cho khách hàng và áp dụng hình thức vận chuyển miễn phí với đơn đặt hàng lớn.
Sử dụng hình thức vận chuyển miễn phí, giảm phí cho khách hàng có thể nói có tác động rất lớn đến tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng thế mạnh và tạo nét riêng cho công ty. Để làm tốt công tác vận chuyển này công ty cần tổ chức được đội ngũ lái xe có tay nghề vững, phẩm chất tốt, phục vụ nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.Đội xe phải đảm bảo về số lượng, tốt về chất lượng đồng thời phải thường xuyên bảo dưỡng sửa chữa để đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng công tác vận chuyển.
Áp dụng hồi khấu cho khách hàng làm tốt công tác thanh toán.
Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, thì bên cạnh việc thực hiện chiết khấu bán hàng cho khách hàng thanh toán nhanh, công ty có thể thực hiện hồi khấu cho khách hàng làm tốt công tác thanh toán. Để làm việc này, hàng kỳ công ty lập bảng theo dõi tình hình thanh toán công nợ cho từng khách hàng, qua đó đối chiếu lựa chọn ra những khách hàng làm tốt công tác thanh toán, tiêu thụ nhiều sản phẩm của công ty, do hưởng một khoản giảm trừ nhất định trên tổng số tiền khách hàng đã thanh toán trong kỳ. Sau đó công ty có thể tổ chức hội nghị khách hàng để thông báo quyết định hồi khấu của mình, nhằm khích lệ khách hàng thanh toán nhanh. Hoặc công ty có thể gửi thông báo tới từng khách hàng được hưởng hồi khấu và kết hợp thông báo trên các phương tiện thông tin cho mọi khách hàng đều biết.
Biện pháp thứ 5:
Mẫu mã sản phẩm là điểm đầu tiên gây ấn tượng với khách hàng, sản phẩm ngoài chất lượng tốt ra cũng cần có mẫu mã đẹp để thu hút sự chú ý của khách hàng và tiêu thụ sẽ được nhiều hơn.
Biện pháp thứ 6: Cải tiến công tác tổ chức bán hàng
Sau khi chuẩn bị các điều kiện về sản phẩm như: chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã hấp dẫn, quảng cáo giới thiệu sản phẩm, và hàng loạt các biện pháp yểm trợ kèm theo thì việc đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng sao cho thuận tiện nhất để thu hút được nhiều khách hàng, đẩy nhanh tấc độ tiêu thụ sản phẩm còn phụ thuộc vào công tác bán hàng. Nhằm thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm diễn ra nhanh hơn công ty có thể cải tiến công tác tổ chức bán hang theo các điểm sau:
Thiết lập hệ thống đại lý phân phối sản phẩm trên diện rộng giúp công ty thu hồi được vốn nhanh, không bị ứ đọng vốn. Muốn vậy công ty phải mở rộng đại lý. Tuy nhiên việc mở rộng đại lý phải chú ý đến vấn đề thanh toán của đại lý. Thông thường các đại lý thường xảy ra tình trạng chậm thanh toán, chiếm dụng vốn. Vì vậy công ty cần đặt ra kỷ luật thanh toán chặt chẽ, tốt nhất là phải có tài sản thế chấp yêu cầu thiết lập chứng từ sổ sách đầy đủ. Định kỳ, công ty cần trực tiếp đi kiểm tra các đại lý để phát hiện kịp thời các sai sót yếu kém và có biện pháp khắc phục kịp thời. Các đại lý làm tốt có thể thưởng bằng cách tăng tỷ lệ hoa hồng. Nếu phát hiện thấy đại lý cố tình dây dưa chiếm dụng vốn của công ty, thì tuỳ theo mức độ có thể cảnh cáo xử phạt, thậm chí thu hồi tài sản cho công ty, đóng cửa đại lý đó.
Tăng cường kỷ luật thanh toán.
Đồng thời với việc áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Công ty cũng cần thắt chặt thêm kỷ luật thanh toán, nên khách hàng có thể lợi dụng việc cho phép trả chậm để chiếm dụng vốn của công ty sử dụng vào mục đích kinh doanh khác. Việc cho phép trả chậm trong điều kiện kỷ luật thanh toán lỏng lẻo sẽ dẫn đến việc công ty bị chiếm dụng vốn. Để khắc phục tình trạng này công ty cần phải:
Thực hiện nghiêm túc kỹ thuật thanh toán đã đặt ra: số tiền cho phép trả chậm, thời gian trả chậm.
Áp dụng tỷ lệ chiết khấu hợp lý
Bổ sung một số điều khoản trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
Hiện nay, trong hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa được chặt chẽ, làm cho công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty lâm vào tình trạng bị động. Công ty cần bổ sung thêm một số điều khoản sau:
Số lần xuất giao sản phẩm.
Số lượng sản phẩm giao mỗi lần.
Thời điểm xuất giao.
Qua đó công ty mới chủ động trong sản xuất cũng như trong tiêu thụ sản phẩm ở mọi thời điểm. Tuy nhiên cũng tạo điều kiện cho khách hàng thay đổi lại nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng với một phạm vi nhất định, với điều kiện khách hàng phải báo cáo trước một khoảng thời gian nào đó, đủ để công ty thực hiện các thay đổi đó. Trường hợp có thiệt hại cho công ty khách hàng phải chịu cùng công ty.
III. Điều kiện thực hiện các giải pháp.
Qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang, được trực tiếp nghiên cứu, xem xét các hoạt động kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý và các hoạt động tài chính kế toán tại công ty, cùng với các thông tin tài liệu thu thập được đã giúp em có thêm nhiều kiến thức thực tế, hoàn thiện hơn về những kiến thức đã học trên giảng đường, biết nhìn nhận và đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Qua quá trình tìm hiểu công ty em xin đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Về tổ chức hoạt động của công ty
Hiện nay thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu là trên địa bàn và một số tỉnh lân cận nhưng lượng tiêu thụ chưa cao. Theo em, công ty nên đầu tư hơn nữa cho quá trình sản xuất sản phẩm để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh bạn.
Công ty nên đầu tư một khoản chi phí cho việc tiếp thị sản phẩm của mình như: quảng cáo thông qua mạng internet, báo kinh tế
2. Về tổ chức công tác kế toán tại công ty
2.1. Với việc áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký-Chứng từ công ty đã thực hiện không hoàn toàn giống với Quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính mà bỏ bớt một số bước như không sử dụng sổ, thẻ kế toán chi tiết, mà cuối mỗi kỳ, kế toán máy tính sẽ tự tổng hợp và lập sổ cái, bảng cân đối số phát sinh và các bảng báo cáo tài chính. Điều này gây khó khăn trong việc đối chiếu và truy xuất số liệu giữa sổ cái, bảng cân đối số phát sinh, dễ gây ra nhầm lẫn và sai lệch, rất khó phát hiện để điều chỉnh dẫn đến những số liệu trên sổ cái, bảng cân đối số phát sinh và các báo cáo tài chính sai lệch gây hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để tuân thủ đúng với quy định hiện hành.
Việc hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp khi thanh toán tạm ứng ở công ty khác với quy định, cụ thể:
Theo Quyết định số 15/20060-QĐ/BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính:
Khi chi tạm ứng, kế toán định khoản:
Nợ TK 141
Có TK 111
Khi thanh toán tạm ứng, kế toán định khoản:
Nợ TK 641, 642
Có TK 111
Thực tế
Khi chi tạm ứng, kế toán định khoản:
Nợ TK 141
Có TK 111
Khi thanh toán tạm ứng phải lập hai bút toán:
Lập phiếu thu hồi tạm ứng
Nợ TK 111
Có TK 141
Đồng thời lập phiếu chi theo hóa đơn mua sắm và phản ánh:
Nợ TK 641, 642
Có TK 111
Khi lập phiếu thu, ghi thu đủ số tiền tạm ứng nhưng thực ra không thu tiền mà đồng thời lập phiếu chi theo hóa đơn hay bảng quyết toán đã được Giám đốc duyệt các khoản cho công việc. Thực tế cũng không chi theo số tiền ghi trên phiếu chi và chỉ ghi thêm số tiền còn thừa khi số tiền tạm ứng nhỏ hơn số tiền phải thực chi trên hóa đơn. Chính điều này dẫn đến việc thu khống, chi khống và dẫn đến sai lệch khi phân tích tình hình tài chính của công ty (ở khoản tiền mặt). Vì vậy, kế toán nên tuân thủ các bước hạch toán như quy định để hạn chế tổn thất cho công ty.
Việc thu hồi công nợ của công ty không thể thực hiện nhanh chóng, gặp nhiều khó khăn mà lý do chủ yếu xuất phát từ phía khách hàng. Vì vậy, biện pháp để tăng tốc độ thu hồi công nợ có thể áp dụng là:
Đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ bằng cách áp dụng tỉ lệ chiết khấu đối với những khoản nợ thanh toán sớm hay đúng hạn.
Hạn chế xuất sản phẩm cho những khách hàng còn nợ dây dưa hoặc công nợ quá lớn, chưa tích cực chi trả.
Công ty có thể tiến hành phân tích xác suất trả nợ đúng hạn của công ty thông qua các giao dịch mua bán trong quá khứ để đánh giá khả năng thanh toán của họ trước khi ký kết hợp đồng tiếp theo.
2.2. Hàng năm công ty nên trích lập dự phòng các khoản giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Cuối năm tài chính công ty căn cứ vào tình hình giảm giá của hàng hoá tồn kho hiện có để xác định mức dự phòng trích lập cho năm kế hoạch. Nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay cao hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước thì Công ty trích thêm vào giá vốn hàng bán phần chênh lệch lớn hơn giữa số phải lập năm nay so với số dự phòng năm trước, kế toán ghi:
Nợ TK: 632 - Gía vốn hàng bán
Có TK: 159 - Các khoản dự phòng
Ngược lại nếu số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn năm trước thì Công ty phải hoàn nhập ghi giảm giá vốn hàng bán phần chênh lệch nhỏ hơn giữa số dự phòng phải lập năm nay so với số dự phòng đã lập năm trước, kế toán ghi:
Nợ TK 159: Các khoản dự phòng
Có TK632: Gía vốn hàng bán
Dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Cuối năm tài chính Công ty căn cứ vào tình hình nợ phải thu khó đòi, dự kiến có thể xảy ra trong năm kế hoạch, kế toán tính dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi năm nay lớn hơn năm trước thì công ty trích thêm phần chênh lệch lớn hơn giữa số phải lập năm nay so với số phải lập năm trước chưa sử dụng hết, kế toán ghi:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK 159 - Các khoản dự phòng
Ngược lại nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi năm nay nhỏ hơn năm trước chưa sử dụng hết thì Công ty phải hoàn nhập ghi giảm chi phí quản lý kinh doanh phần chênh lệch nhỏ hơn giữa số dự phòng phải lập năm nay so với số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết, kế toán ghi:
Nợ TK 159 - Các khoản dự phòng
Có TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh
Cuối năm tài chính nếu có khoản nợ phải thu khó đòi đã thực sự không thể thu được, căn cứ những văn bản xác nhận có chứng cứ pháp lý, công ty xác định mức độ tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là phần còn lại sau khí lấy số dư nợ phải thu ghi trên sổ kế toán trừ đi số nợ đã thu hồi được làm thủ tục xoá sổ theo quy định. Khi được phép xoá sổ doanh nghiệp được dùng số dự phòng đã trích lập để bù đắp, nếu số dự phòng không đủ bù đắp thì số chênh lệch giữa số tổn thất và số dự phòng đã trích lập được phản ánh vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 159 - Các khoản dự phòng
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh
Có TK 131 - Phải thu của khách hàng
Có TK 138 - Phải thu khác
Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài bảng cân đối kế toán).
Đối với những khoản phải thu khó đòi đã được xử lý xoá sổ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, kế toán ghi:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 711 - Thu nhập khác
Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý (Tài khoản ngoài bảng cân dối kế toán).
2.3. Công ty nên có các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán với tỉ lệ thích hợp đối với khách hàng mua với số lượng lớn và khách hàng thường xuyên của công ty. Điều đó sẽ góp phần đẩy mạnh doanh thu tiêu thụ của công ty cũng như mở rộng thêm được những khách hàng tiềm năng tiêu thụ với số lượng lớn. Công ty nên có các khoản chiết khấu, giảm giá hàng bán với những khách hàng mua với số lượng lớn, mà còn nên có các khoản chiết khấu thanh toán với thời gian hết sức rõ ràng. Tạo điều kiện thu hồi vốn nhanh tránh bị khách hàng lạm dụng vốn.
Việc hoàn thiện quá trình hạch toán và xác định đòi hỏi phải hợp lý 3 khâu:
Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ một cách hệ thống khoa học hợp lý nhằm tạo điều kiện cho việc tổng hợp số liệu phục vụ cho yêu cầu quản lý.
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất, phản ánh đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh trong đơn vị, đáp ứng nhu cầu thông tin và kiểm tra công tác quản lý của đơn vị.
Tổ chức lập báo cáo và phân tích báo cáo tài chính kịp thời, hữu hiệu phục vụ cho công việc điều chỉnh ra quyết định quản lý cho phù hợp. Tuy nhiên thực tế cho thấy các chính sách quy định của nhà nước về công tác kế toán chưa đổi mới và bắt kịp ví những biến đổi không ngừng của nền kinh tế thị trường. Vì vậy trong thời gian tới các doanh nghiệp có điều kiện hoàn thiện bộ máy kế toán và tuân thủ các quy định của nhà nước phải đưa ra các văn bản cụ thể hơn. Thực hiện quản lý chặt chẽ không chỉ trong công tác hạch toán kế toán nói chung mà còn trong cả hoạt động tiêu thụ và xác định kết quả nói riêng.
KẾT LUẬN
Khoa học ngày một phát triển, thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lớn mạnh hoà nhập với nền kinh tế mở, đòi hỏi phải không ngừng tiết kiệm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm. Muốn vậy doanh nghiệp phải phát huy một cách có hiệu lực công cụ kế toán nói chung và đặc biệt là kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh. Việc tổ chức công tác kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh luôn luôn phải được cải tiến và hoàn thiện để phản ánh một cách đầy đủ và chính xác tình hình biến động của nguyên vật liệu cả về số lượng, chất lượng, chủng loại.
Nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần vật liệu xây dựng Văn Giang, đã trải qua những bước thăng trầm, những khó khăn nhiều hơn thuận lợi. Xong với ý trí và tinh thần sáng tạo, sự đoàn kết nhất trí cao của đội ngũ cán bộ và Ban lãnh đạo của công ty, công ty đã từng bước khắc phục được những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, đưa công ty phát triển từng bước dần lớn mạnh và chiếm lĩnh được ưu thế trên thị trường. Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế thị trường thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng biến đổi không ngừng để thích ứng với cơ chế quản lý mới và dần hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của xu thế hội nhập.
Thời kỳ đầu mới thành lập công ty đã gặp phải rất nhiều khó khăn do công nghệ, thiết bị sản xuất lạc hậu, tỷ lệ phế phẩm cao. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo công ty, cùng với sự phối hợp nhiệt tình của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. Đến nay công ty đã khắc phục được khó khăn và thu được những thành quả to lớn trong hoạt động kinh doanh. Doanh thu của công ty tăng dần qua các năm, thu nhập của người lao động trong công ty từng bước được nâng cao.
Qua tìm hiểu thực tế em đã đưa ra một số ý kiến và đề xuất với mong muốn hoàn thiện hơn nữa thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cũng như công tác hạch toán quá trình tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. Với thời gian thực tập chưa nhiều nên đề tài này còn có nhiều thiếu sót nhất định, kính mong được sự góp ý của thầy cô cũng như các cô chú và anh chị trong công ty để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Hưng Yên, ngày 14 tháng 08 năm 2008
Sinh viên
Nguyễn Thị Hiếu
Mục lục
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Tổng quan về công ty Cổ phần VLXD Văn Giang 4
I. Tổng quan về công ty Cổ phần VLXD Văn Giang 4
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty . 4
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất. 5
2.1 Điều kiện sản xuất và nguồn nhân lực 5 2.2 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 6
2.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh. 8
II. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại 11
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 11
2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho. 14
3. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty. 14
4. Chính sách kế toán chung áp dụng tại công ty. 15
5. Áp dụng chế độ kế toán. 16
Chương 2: Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả 19
I. Khái quát chung về tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ. 19
1.Khái niệm về hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 19
2. Doanh thu, kết quả bán hàng. 20
II. Quy trình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ.. 25 1. Đặc điểm tiêu thụ thành phẩm của công ty. 25
2. Kế toán chi tiết tiêu thụ thành phẩm. 25
2.1 Kế toán giá vốn hàng bán 28
2.2 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý 36
2.3 Kế toán doanh thu bán hàng 41
Chương 3: Hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định . 48
I. Đánh giá khái quát công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm 48
1. Đánh giá khái quát về tổ chức bộ máy kế toán. 48
2. Đánh giá khái quát về hình thức kế toán .. 49
3. Đánh giá khái quát về việc sử dụng hệ thống chứng từ 49
4. Đánh giá khái quát về vận dụng hê thống báo cáo kế toán 49
II. Giải pháp hoàn thiện kế toán tiêu thụ và xác định.. 50
III. Điều kiện thực hiện các giải pháp 57
1. Về tổ chức hoạt động của công ty 57
2. Về tổ chức công tác kế toán tại công ty 57
Kết luận 62
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. VNĐ: Việt Nam đồng
2. BTC: Bộ tài chính
3. TK: Tài khoản
4. VLXD: Vật liệu xây dựng
5. PXSX: Phân xưởng sản xuất
6. DN: Doanh nghiệp
7. BHXH: Bảo hiểm xã hội
8. BHYT: Bảo hiểm y tế
9. KPCĐ: Kinh phí công đoàn
10. TSCĐ: Tài sản cố định
11. NKCT: Nhật ký chứng từ
12. GTGT: Giá trị gia tăng
13. GV: Giá vốn
14. DT: Doanh thu
15. KD: Kinh doanh
16. TNDN: Thu nhập doanh nghiệp
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán – NXB ĐH KTQD
Giáo trình Kế toán tài chính doanh nghiệp – NXB ĐH KTQD
Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán – NXB ĐH KTQD
Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – NXB ĐH KTQD
Giáo trình Phân tích báo cáo tài chính – NXB ĐH KTQD
Giáo trình Kế toán quản trị - NXB ĐH KTQD
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam –NXB TC Hà Nội tháng 04/2006
Chế độ kế toán doanh nghiệp – BTC – NXB TC Hà Nội 2006
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Trang
Sơ đồ 1: Sơ đồ dây chuyền công nghệ sản xuất gạch xây 2 lỗ 7
Sơ đồ 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 9
Sơ đồ 3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán 12
Sơ đồ 4: Sơ đồ hạch toán kế toán theo hình thức ghi sổ NKCT 15
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính của công ty 5
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số S03b – DN
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.10
SỔ CÁI
Tháng 03 năm 2008
Tên TK 621: Nguyên vật liệu trực tiếp
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
SH TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Trang số
Stt dòng
Nợ
Có
Số dư đầu năm
PS trong tháng
08/03
PX-1
02/03
Cấp cho sx-Phân xưởng cơ điện
13
16
152.3
25.753.455
08/03
PX-2
04/03
Gom cát- Phân xưởng cơ điện
13
28
152.2
1.718.136
08/03
PX-3
05/03
Chạy điện-Phân xưởng cơ điện
13
37
152.3
864.903
08/03
PX-4
08/ 03
Chạy điện-Phân xưởng cơ điện
14
13
152.3
464.724
15/03
PX-5
13/ 03
Bơm nước-Đội 1
15
03
152.3
10.198.110
22/03
PX-6
17/ 03
Cấp cho sx-Phân xưởng vận tải thủy
15
17
152.2
15.872.304
22/03
PX-7
17/ 03
Hút cát-Đội sx2
15
20
152.3
6.596.499
22/03
PX-10
20/03
Bơm nước-P xưởng tải thủy
15
36
152.3
11.876.280
22/03
PX-12
22/03
Chạy điện-Đôi 2
16
10
152.3
645.450
31/03
PX-13
23/03
Gom cát-Đội sx2
16
13
152.2
872.704
31/03
PX-14
27/03
Hút cát- Đội 2
16
36
152.2
1.718.136
31/03
PX-15
28/03
Hút cát- Đội 1
17
06
152.3
7.964.853
31/03
PX-16
28/03
Cấp cho sx-P xưởng cơ điện
17
12
152.3
20.331.675
31/03
KC-1
31/03
K/c sang 154
17
26
154
104.877.229
Số Ps trong tháng
104.877.229
104.877.229
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số S03b – DN
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.14
SỔ CÁI
Tháng 03 năm 2008
Tên TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
SH TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Trang số
Stt dòng
Nợ
Có
Số dư đầu năm
PS trong tháng
31/03
PK6
31/03
Tính ra tiền lương phải trả CNTT sx
18
06
334
170.125.500
31/03
PK7
31/03
Trích trước
18
09
335
11.712.000
31/03
PK8
31/03
Các khoản trích vào chi phí
18
12
338
34.549.125
31/03
KC3
31/03
K/c sang TK 154
18
15
154
216.386.625
Cộng số Ps trong tháng
216.386.625
216.386.625
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số S03b – DN
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.17
SỔ CÁI
Tháng 03 năm 2008
Tên TK 627: Chi phí xản xuất chung
ĐVT: Đồng
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
SH TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Trang số
Stt dòng
Nợ
Có
Số dư đầu năm
PS trong tháng
08/03
PC-1
01/03
Ttoán tiền mua mái tôn
13
06
111
1.250.000
08/03
PC-2
01/03
Mua đường ống nước
13
13
152.3
957.000
08/03
PC-3
03/03
Làm đường
13
19
111
7.650.000
08/03
GBN1
08/03
Tttiền điện
14
09
112.1
24.500.000
15/03
PC-7
10/03
Ttoán tiền sửa Gara
14
28
111
6.545.390
22/03
PC-8
16/03
Tt tiền mua ắc quy xe 6010
15
14
111
2.500.000
22/03
PX8
18/03
Xuất mỡ bảo dưỡng máy
15
23
152.1
89.250
22/03
PX9
19/03
Xuất dầu trơn động cơ
15
33
152.4
1.575.000
22/03
PX-11
21/03
Xuất bảo hộ LĐ
16
07
153.1
12.500.000
31/03
PC-09
25/03
Ttoán tiền điện thoại
16
26
111
1.500.000
31/03
PC-10
26/03
Ttoán tiền sơn trạm ND
16
30
111
2.900.000
31/03
PC-11
26/03
Tiền mua đường ống nước
16
33
111
7.065.000
31/03
PC12
28/03
Bóc tầng phủ
17
09
111
195.550.000
31/03
PK-01
28/03
Trích thuế tài nguyên
17
23
333.6
25.500.000
31/03
PK-02
31/03
Trích KHTSCD
17
29
214
197.057.256
31/03
PK-03
31/03
Lương cho CNV
17
32
334
52.179.000
31/03
PK-04
31/03
Trích trước
17
35
335
6.246.400
31/03
PK-05
31/03
Trích vào chi phí lương
17
38
338
11.100.826
31/03
KC2
31/03
K/c sang 154
18
03
154
556.665.122
Ps trong tháng
556.665.122
556.665.122
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số 11 – LĐTL
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.11: TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH, KPCĐ, BHYT
Tháng 03/ 2008 ĐVT : Đồng
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334
TK 338
TK 335
Tổng cộng
Lương cơ bản
Đơn giá (đ/ tấn)
Lương theo sp
Phụ cấp
Tổng TK 334
338.2
338.3
338.4
Tổng 338
I
TK 622
147.933.000
6000
49.200.000
197.133.000
3.636.750
27.275.625
3.636.750
34.549.125
11.712.000
216.386.625
Vận hành Nhà máy
78.915.600
1000
8.200.000
87.115.600
1.549.500
1.162.1250
1.549.500
14.720.250
3.904.000
92.195.250
Tổ kỹ thuật
9.860.400
1000
8.200.000
18.060.400
398.580
2.989.350
398.580
3.786.510
3.904.000
2.371.5510
Tổ lái xe
59.157.000
4000
32.800.000
91.957.000
1.688.670
12.665.025
1.688.670
16.042.365
3.904.000
100.475.865
II
TK 627
34.506.000
3000
23424000
52.179.000
1.168.508
8.763.810
1.168.508
11.100.826
6.246.400
69.526.226
Quản lý xí nghiệp
21.999.600
2000
15616000
33.949.000
757.060
5.677.950
757.060
7.192.070
3.904.000
45.045.070
Bảo vệ
7.452.000
1000
7808000
14.018.000
327.208
2.454.060
327.208
3.108.476
2.342.400
19.468.876
Cấp dưỡng
5.054.400
1.200.000
5.412.000
108.240
811.800
108.240
1.028.280
6.440.280
Tổng
182.439.000
1.200.000
222.304.500
4.805.258
36.039.435
4.805.258
45.649.951
17.958.400
285.912.851
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số 06 – TSCĐ
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.15 : BẢNG THEO DÕI KHẤU HAO TSCĐ
Tháng 03/ 2008
ĐVT : Đồng
Tên TSCĐ
Số dư đầu kỳ
Khấu hao 2008
KH luỹ kế
Gtrị còn lại
N. giá
KH luỹ kế
Gtrị còn lại
Th 01
Th 02
Tháng 03
Tsản của công ty
40.780.222.000
18.726.732.270
22.063.489.730
265.280.671
Nhà cửa vật kiến trúc
17.056.706.000
5.654.801.420
11.401.904.580
80.114.324
Ptiện vận tải
10.456.026.000
4.805.364.655
5.650.651.345
68.079.880
Thiết bị văn phòng
683.119.000
427.719.341
255.399.659
6.697.245
May móc thiết bị
12.584.371.000
7.838.846.854
4.745.524.146
110.389.222
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số 06 – TSCĐ
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.16: BẢNG PHÂN BỔ KHẤU HAO
Tháng 03 năm 2008
ĐVT: Đồng
Tên TSCĐ
Nơi sdụng
Toàn DN
Chi phí cho sx
Chi phí cho bán hàng
Chi phí cho quản lý
Chi phí tài chính
Ngiá
Số KH
NG
Số KH
NG
Số KH
NG
Số KH
NG
Số KH
Tsản của công ty
40.780.222.000
265.280.671
28.183.777.000
197.057.256
3.635.026.000
21.637.000
9.958.419.000
46.616.415
Nhà cửa vật kiến trúc
17.056.706.000
80.114.324
9.981.706.000
50.227.654
8.075.000.000
29.916.670
Ptiện vận tải
10.456.026.000
68.079.880
5.620.700.000
36.440.380
3.635.026.000
21.637.000
1.200.300.000
10.002.500
Thiết bị văn phòng
683.119.000
6.697.245
683.119.000
6.697.245
May móc thiết bị
12.584.371.000
110.389.222
12.581.371.000
110.389.222
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số 06 – TSCĐ
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.6: SỔ CHI TIẾT
Tài khoản 152.3 - Nguyên vật liệu
Tên kho: Kho vật tư
Tên vật liệu : Diezen
Tháng 03 năm 2008
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
S H
Ngày tháng
Số lượng
T tiền
Số lượng
T tiền
Số lượng
T tiền
PN1
01/03
Nhập của công ty xăng dầu B12
112
12.909
8.925
115.212.825
PX1
02/03
Cấp cho sx-Phân xưởng cơ điện
621
12.909
1.995
25.753.455
6.930
89.459.370
PX3
05/03
Chạy điện-Phân xưởng cơ điện
621
12.909
67
864.903
6.863
88.594467
PX4
08/03
Chạy điện-Phân xưởng cơ điện
621
12.909
36
464.724
6.827
88.129.743
PX5
13/03
Bơm nước-Đội 1
621
12.909
790
10.198.110
6.037
77.931.633
PX7
17/03
Hút cát-Đội sx2
621
12.909
511
6.596.499
5.526
71.335.134
PX10
20/03
Bơm nước – P xưởng thủy
621
12.909
920
11.876.280
4.606
59.958.854
PX12
22/03
Chạy điện - Đội 2
621
12.909
50
645.450
4.556
58.813.404
PX15
28/03
Hút cát - đội 1
621
12.909
617
7.964.853
3.939
50848.551
PX16
28/03
Cấp cho sx – P xưởng cơ điện
621
12.909
1.575
20.331.675
2.364
30.516.876
Cộng
8.925
115.212.825
6.561
84.695.949
2.364
30.516.876
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: CTY TNHH Viglacera - VH
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số S10 – DN
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.5: SỔ CHI TIẾT
Tài khoản 152.2 - Nguyên vật liệu
Tên kho: Kho vật tư
Tên vật liệu : Dầu thủy lực - D40
Tháng 03 năm 2008 Đvt : đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số hiệu
Ngày tháng
Số lượng
T tiền
Số lượng
T tiền
Số lượng
T tiền
01/03
Tồn đầu tháng
27.272
60
1.636.320
PX2
04/03
Gom cát- Phân xưởng cơ điện
621
27.272
63
1.718.136
3
81.816
PN2
09/03
Nhập của công ty
Thủy An
331
27.272
800
21.817.600
803
21.899.416
PX6
17/03
Cấp cho sx- P xưởng vận tải thủy
621
27.272
582
15.872.304
221
6.027.112
PX13
23/03
Gom cát - đội 2
621
27.272
32
872.704
189
5.154.408
PX14
27/03
Hút cát - đội 2
621
27.272
63
1.718.136
126
3.436.272
Cộng
800
21.817.600
740
20.181.280
126
3.436.272
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Người lập Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số S10 – DN
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.7: SỔ CHI TIẾT
Tài khoản 152.4 : Nguyên vật liệu
Tên kho: Kho vật tư
Tên vật liệu : Dầu CN 20
Tháng 03 năm 2008
ĐVT : Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số hiệu
Ngày tháng
Số lượng
T tiền
Số lượng
T tiền
Số lượng
T tiền
01/03
Tồn đầu tháng
25.454
40
1.018.160
PN3
15/03
Nhập dầu CN của công ty VITEC
112
25.454
63
1.603.602
PX19
19/03
Xuất dầu trơn động cơ
627
25.454
95
2.418.130
8
203.632
Cộng
63
1.603.602
95
2.418.130
8
203.632
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số S10 – DN
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.4 : SỔ CHI TIẾT
Tài khoản 152.1 - Nguyên vật liệu
Tên kho: Kho vật tư
Tên vật liệu : Mỡ - CN
Tháng 03 năm 2008
ĐVT: Đồng
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Số hiệu
Ngày tháng
Số lượng
T tiền
Số lượng
T tiền
Số lượng
T tiền
01/03
Tồn đầu tháng
31.818
12
381.816
PX18
18/03
Xuất mỡ bảo dưỡng máy
627
31.818
8,9
283.180
3,1
98.635
Cộng
8,9
283.180
3,1
98.635
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số S11 – DN
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.9 : BẢNG TỔNG HỢP CHI TIẾT NHIÊN LIỆU
Tài khoản 152 - Nguyên vật liệu
Tên kho: Kho vật tư
Tên vật liệu: Dầu Diezen, dầu công nghiệp, dầu thủy lực, mỡ
Tháng 03 năm 2008 Đvt: đồng
TT
Tên nhiên liệu
ĐVT
Đơn giá
Tồn đầu
Nhập
Xuất
Tồn
Số lượng
T tiền
Số lượng
T tiền
Số lượng
T tiền
Số lượng
T tiền
1
Dầu Diezen
lít
12.909
8.925
115.212.825
6.561
84.695.949
2.364
30.516.876
2
Dầu công nghiệp
lít
25.454
40
1.018.160
63
1.603.602
95
2.478.130
8
203.632
3
Dầu thủy lực
lít
27.272
60
1.636.320
800
21.817.600
740
20.181.280
126
3.436.272
4
Mỡ
kg
31.818
12
381.816
8,9
283.180
3,1
98.635
Cộng
3.036.296
136.634.027
107.638.539
34.255.415
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số 07-VT
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.8: BẢNG PHÂN BỔ NHIÊN LIỆU CÔNG CỤ DỤNG CỤ
Tháng 03 năm 2008 Số 03
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 152
153
152.1
152.2
152.3
152.4
153.1
1
TK 621
20.181.280
84.695.949
2
TK627
283.180
2.418.130
12.500.000
3
TK641
4
TK642
.
Cộng
283.180
20.181.280
84.695.949
2.418.130
12.500.000
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số S03b – DN
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.18: SỔ CÁI
Tháng 03 năm 2008
Tên TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Ngày tháng ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Nhật ký chung
SH TK đối ứng
Số tiền
Số hiệu
Ngày tháng
Trang số
Stt dòng
Nợ
Có
31/03
KC1
31/ 03
K/c chi phí NVLTT
17
26
621
71.976.200
31/03
KC2
31/03
K/c chi phí sản xuất chung
18
3
627
556.665.122
31/03
KC3
31/03
K/c chi phí NCTT
18
15
622
216.386.625
31/03
KC4
31/03
K/c tính giá thành
sản phẩm
18
18
155
845.027.947
Cộng số Ps trong tháng
845.027.947
845.027.947
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số 07-VT
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.19: BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
Tháng 03 năm 2008
Sản lượng: 8.200 tấn ĐVT: đồng
STT
Khoản mục chi phí
Chi phí sxkd dở dang đầu tháng
Chi phí sxps trong tháng
Chi phí sxkd dở dang cuối tháng
Giá thành
Tổng giá thành
Giá thành đơn vị
1
Chi phí NVLTT
0
71.976.200
0
71.976.200
8.777.58
2
Chi phí NCTT
0
216.386.625
0
216.386.625
26.388,61
3
Chi phí SXC
0
556.665.122
0
556.665.122
67.885,99
Cộng
0
845.027.947
0
845.027.947
103.052,18
Người lập
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Giám đốc
( Ký, họ tên)
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Mẫu số: 10- LĐTL
Địa chỉ: Hạ Long - Quảng Ninh
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ - BTC ngày 20/03/2006
của Bộ trương BTC
Bảng 2.12:
TỔNG HỢP LƯƠNG CƠ BẢN
Tháng 3 năm 2008
TT
Tên bộ phận
Lương tối thiểu
Hệ số lương
Lương cơ bản
Lao động trực tiếp
540.000
273.95
147.933.000
Vận hành xúc lật
540.000
146.14
78.915.600
Tổ kỹ thuật
540.000
18.26
9.860.400
Tổ lái xe
540.000
109.55
59.157.000
II
Lao động khác
540.000
63.9
34.506.000
Quản lý nhà máy
540.000
40.74
21.999.600
Bảo vệ
540.000
13.8
7.452.000
Cấp dỡng
540.000
9.36
5.054.400
Tổng
337.85
182.439.000
Người lập
Ngày 31 tháng 3 năm 2008
Kế toán trưởng
Đvị: Cty CP Viglacera Vân Hải
Địa chỉ: Hạ Long – Quảng Ninh
Mẫu số 11 – LĐTL
( Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC )
Bảng 2.11: PHÂN BỔ TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH, KPCĐ, BHYT
Tháng 03 năm 2008 ĐVT: Đồng
STT
Ghi có TK
Ghi nợ TK
TK 334
TK 338
TK 335
Tổng cộng
338.2
338.3
338.4
Tổng 338
I
TK 622
197.133.500
3.636.750
27.275.625
3.636.750
34.549.125
11.712.000
216.386.625
Sản phẩm cát trắng
197.133.500
3.636.750
27.275.625
3.636.750
34.549.125
11.712.000
216.386.625
II
TK 627
52.179.000
1.168.508
8.763.810
1.168.508
11.100.826
6.246.400
69.526.226
Sản phẩm cát trắng
52.179.000
1.168.508
8.763.810
1.168.508
11.100.826
6.246.400
69.526.226
Tổng
222.304.500
4.805.258
36.039.435
4.805.258
45.649.951
17.958.400
28.5912.851
Ngày 31 tháng 03 năm 2008
Người lập Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6460.doc