Đề tài Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành

- Hội đồng quản trị: là những cổ đông lớn của công ty chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và quản lý công ty. - Ban kiểm soát hội đồng quản trị: là những người kiểm tra theo dõi và đánh giá việc điều hành của hội đồng quản trị. - Giám Đốc Công ty: Là người đứng đầu quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động của công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: Là người phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc sản xuất kinh doanh của công ty điều hành trực tiếp các mặt nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu tiêu thụ sản phẩm. - Phó giám đốc sản xuất: Là người điều hành trực tiếp về máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ, phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất ra.

doc67 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1036 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán TSCĐ tại công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tại Sơn La Đại lý cấp 1 Phân xưởng đúc P. tổ chức lao động tiền lương Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Chi nhánh tại Hà Nội Chi nhánh tai TPHCM Chi nhánh tại Đà Nẵng Phân xưởng cán ép Phân xưởng ô xy hoá Kho thành phẩm *Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận: - Hội đồng quản trị: là những cổ đông lớn của công ty chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh và quản lý công ty. - Ban kiểm soát hội đồng quản trị: là những người kiểm tra theo dõi và đánh giá việc điều hành của hội đồng quản trị. - Giám Đốc Công ty: Là người đứng đầu quyết định và chỉ đạo mọi hoạt động của công ty. - Phó giám đốc kinh doanh: Là người phải chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc sản xuất kinh doanh của công ty điều hành trực tiếp các mặt nghiên cứu thị trường nguyên vật liệu tiêu thụ sản phẩm. - Phó giám đốc sản xuất: Là người điều hành trực tiếp về máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ, phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do công ty sản xuất ra. - Phó giám đốc xây dựng: Là người chịu trách nhiệm về đầu tư xây dựng của công ty, chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc và hội đồng quản trị. - Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát về các hoạt động kinh tế tài chính trong công ty. Thu thập ghi chép và tính toán số liệu, trên cơ sở đó giúp ban giám đốc trong việc phân tích các hoạt động kinh tế để đưa ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh của công ty ngoài ra phòng tài chính kế toán còn có nhiệm vụ báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài chính của công ty và các cơ quan chức năng. - Phòng tổ chức lao động: Có nhiệm vụ quản lý lao động tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức, thi đua khen thưởng, giải quyết chế độ chính sách cho nguời lao động và còn phụ trách về văn thư, bảo vệ, y tế, - Phòng kinh doanh: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của phó giám đốc kinh doanh. Căn cứ vào kế hoạch và nhu cầu sản xuất kinh doanh để lập kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo đúng tiến độ. Thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm, makettinh, thông tin quảng cáo và cung cấp hàng hoá đến nơi tiêu thụ. - Phòng kỹ thuật: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất, kiểm tra chỉ đạo khâu kỹ thuật trong toàn bộ quá trình sản xuất đồng thời theo dõi tiến độ sản xuất của các phân xưởng. - Các phân xưởng sản xuất: Trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của công ty theo từng giai đoạn của dây chuyền sản xuất. - Các chi nhánh: Có nhiệm vụ giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm của công ty đây là nơi đưa sản phẩm của công ty tiếp cận với người tiêu dung trong cả nước. 1.4. Thực tế tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành. 1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty theo mô hình trực tuyến, đứng đầu là Ban giám đốc sau đó đến các phòng ban dưới các phòng ban là các phân xưởng sản xuất sử dụng hình thức chứng từ ghi sổ, sử dụng đơn vị tiền tệ là Việt Nam đồng. - Phương pháp kế toán nguyên vật liệu nhập trước xuất trước, nguyên vật liệu được tính theo giá thực tế xuất kho trên cơ sở là lô nào nhập vào kho trước thì sẽ xuất dùng trước; hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, thuế giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ. Về tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu áp dụng phương pháp số dư Công việc kế toán ghi chép chi tiết, kế toán tổng hợp lập báo cáo đều được thực hiện tại phòng kế toán, mỗi thành viên trong phòng kế toán đều có chức năng và nhiệm vụ riêng: Kế toán trưởng (01 người): Có nhiệm vụ tập hợp sổ sách chi tiết của các bộ phận kế toán khác để lập báo cáo tài chính, làm công việc kế toán tổng hợp. Kế toán tiền lương (02người): Phụ trách toàn bộ mảng tính lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn (tài khoản 334, tài khoản 338). Kế toán bán hàng (02 người): Có nhiệm vụ ghi chép sản phẩm hàng hoá xuất bán ghi hoá đơn thuế giá trị gia tăng cho từng lô hàng xuất bán trong ngày, thu tiền bán hàng về nộp quỹ. Kế toán thanh toán với bên ngoài (01 người): Có nhiệm vụ thanh toán với nhà cung cấp, thanh toán với khách hàng giao dịch với ngân hàng, phụ trách mảng thuế và các khoản phải nộp khác. Kế toán vật tư (02 người): Phụ trách phần xuất nhập nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng hoá sản phẩm, theo dõi trên phiếu xuất, phiếu nhập, số lượng tồn nguyên vật liệu, sổ tổng hợp (tài khoản 152, 153). Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty được thể hiện như sau: Sơ đồ 2.1.2 (phần 2) Kế toán trưởng Kế toán vật tư Kế toán tiền lương Kế toán thanh toán Kế toán bán hàng 1.4.2. Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành. 1.4.2.1. Thực tế vận dụng hệ thống chứng từ kế toán và chương trình luân chuyển một số chứng từ kế toán: 1.4.2.2. Hệ thống chứng từ kế toán sử dụng tại Công ty. Hệ thống chứng từ kế toán của Công ty bao gồm: Mẫu hướng dẫn do Công ty tự in, mẫu bắt buộc do Công ty mua: * Chứng từ về tiền tệ: - Phiếu thu Mẫu hướng dẫn - Phiếu chi Mẫu hướng dẫn * Chứng từ về bán hàng: - Phiếu nhập kho Mẫu bắt buộc - Phiếu nhập kho Mẫu bắt buộc * Chứng từ hàng tồn kho: * Chứng từ nguyên vật liệu, CCDC: * Chứng từ về lao động tiền lương: - Bảng chấm công Mẫu hướng dẫn - Bảng thanh toán lương Mẫu hướng dẫn - Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ “ - Bảng phân bổ tiền lương và BHXH “ * Chứng từ Tài sản cố định (TSCĐ) - Biên bản giao nhận TSCĐ Mẫu hướng dẫn - Biên bản thanh lý TSCĐ “ - Biên bản giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành “ - Biên bản kiểm kê TSCĐ “ - Biên bản tính và phân bổ khấu hao TSCĐ “ * Chứng từ thuế: - Hoá đơn giá trị gia tăng Mẫu bắt buộc 1.4.2.3. Chương trình luân chuyển một số chứng từ chủ yếu: * Các bước công việc và trách nhiệm luân chuyển chứng từ thu tiền mặt: Bước 1: Đề nghị nộp tiền Bước 2: Lập phiếu thu tiền ( do kế toán thanh toán tiền mặt lập ) Bước 3: Ký phiếu thu ( do kế toán trưởng, Giám đốc Công ty ký ) Bước 4: Thu tiền ( do thủ quỹ thu ) Bước 5: Ghi sổ ( do kế toán thanh toán tiền mặt ghi ) Bước 6: Bảo quản và lưu trữ tiền mặt * Các bước công việc và trách nhiệm luân chuyển chứng từ chi tiền mặt; Bước 1: Đề nghị chi tiền Bước 2: Duyệt lệnh chi ( do kế toán trưởng, GĐ Công ty duyệt chi ) Bước 3: Viết phiếu chi ( do kế toán thanh toán tiền mặt viết ) Bước 4: Ký phiếu chi ( do kế toán trưởng, GĐ Công ty ký ) Bước 5: Chi tiền ( do thủ quỹ chi 0 Bước 6; Ghi sổ ( do kế toán thanh toán tiền mặt ghi ) Bước 7: Bảo quản, lưu trữ. 1.4.2.4. Thực tế vận dụng hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty TNHH 1.4.2.5.Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành: Hệ thống sổ kế toán của Công ty được áp dụng theo hình thức chứng từ ghi sổ, theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính. - Chứng từ ghi sổ: Được mở hàng ngày để theo dối với từng loại chứng từ, riêng đối với loại chứng từ của các nghiệp vụ thu tiền, chi tiền, mua hàng, thì được mở theo tháng và được mở theo từng đối tượng tính giá thành đơn vị sản phẩm. - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Dùng để phản ánh các chứng từ ghi sổ đã lập trong kỳ và để kiểm tra, đối chiếu số liệu với bảng cân đối số phát sinh. * Hệ thống sổ tổng hợp: - Sổ cái TK 111; 112; 131; 133; 142; 152; 153; 154; 155; 156; 211; 214; 331; 333; 334; 341; 411, * Hệ thống sổ chi tiết: Sổ chi tiết Nguyên vật liệu Sổ chi tiết phải thu của khách hàng Sổ chi tiết phải trả cho người bán Sổ chi tiết tiền vay Sổ tiền gửi ngân hàng Sổ chi tiết bán hàng Sổ theo dõi thuế GTGT. * Trình tự ghi sổ: Từ chứng từ kế toán vào chứng từ ghi sổ, sau đó vào Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ kế toán vào Sổ quĩ tiền mặt và vào các Sổ chi tiết: Nguyên vật liệu, phải thu của khách hàng, phải trả người bán Từ chứng từ kế toán vào sổ cái các tài khoản: 111,112,131,133,152 Cuối kỳ cộng Sổ cái các tài khoản vào Sổ cân đối số phát sinh, vào Báo cáo tài chính. 1.4.2.6. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thàn Hệ thống báo cáo Công Ty sử dụng là Báo cáo tài chính, được ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính. -Tên báo cáo: Báo cáo tài chính bao gồm: Báo cáo kết quả kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bảng cân đối kế toán, Bản thuyết minh báo cáo tài chính, các mẫu báo cáo do Công ty tự mua. - Kỳ lập báo cáo: Báo cáo được lập theo năm. - Nơi nhận báo cáo: Là cơ quan thuế; Chi cục thống kê thành phố; Ngân hàng Công thương Việt trì. PHẦN THỨ HAI THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÀN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI LONG THÀNH 2.1. Đặc Điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành. Tài sản cố định của Công ty chủ yếu là máy móc thiết bị khá lớn phục vụ cho sản xuất sản phẩm hàng hóa, ngoài ra Công ty còn đầu tư xây dựng nhà xưởng mở rộng sản xuất. Vì vậy Công ty cần quản lý tài sản cố định chặt chẽ, luôn theo dõi quá trình hoạt động của TSCĐ để kịp thời xử lý những tài sản cố định hỏng, yếu kém gây ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất. Quản lý TSCĐ theo từng bộ phận, từng loại tài sản, từng phân xưởng sản xuất Để đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì Công ty sẽ tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới máy móc thiết bị trong một vài năm tới. Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ thì công tác quản lý TSCĐ theo các chỉ tiêu giá trị là: nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn TSCĐ và giá trị còn lại. Tại Công ty, yêu cầu xây dựng quy chế quản lý TSCĐ: xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong trong việc bảo quản sử dụng TSCĐ. Công ty thực hiện việc quản lý đối với TSCĐ đã khấu hao hết nhưng vẫn tham gia vào hoạt động kinh doanhnhư những TSCĐ bình thường. Mặt khác, định kỳ vào cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê TSCĐ, mọi trường hợp phát hiện thừa, thiếu TSCĐ dều phải lập biên bản sau đó tìm nguyên nhân và biện pháp xử lý. 2.1.1. Đặc điểm và cơ cấu TSCĐ tại Công ty TNHH Thương Mại và Vận tải Long Thành. TSCĐ của Công ty đều tham gia vào quá trình sản xuất vì vậy cơ cấu TSCĐ của Công ty phân theo từng ngành, từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh như: sản xúât nhôm, kinh doanh vận tải ( tàu, thuyền. ô tô..) mỗi bộ phận đều có sự riêng biệt TSCĐ của Công ty được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình: - TSCĐ hữu hình: Là những tài sản như: nhà xưởg, văn phòng làm việc, là TSCĐ cảu Công ty được hình thành sau qúa trình xây dựng trụ sở làm việc nhà kho sân bãi Máy móc thiết bị: là toàn bộ máy móc thiết bị dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty: máy chuyên dùng, dây truyền sản xuất Phương tiện vận tải: ô tô, tàu thuyền, hệ thống điện Thiết bị quản lý: máy vi tính, máy photo phục vụ cho quản lý. - TSCĐ vô hình: quyền sử dụng đất, đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp. 2.1.2. Phân loại, đánh giá TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành. Tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành hiện có nhiều loại tài sản cố định khác nhau về tính chất kỹ thuật, công dụng sản xuất, thời gian sử dụng. Vì vậy việc phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau, đó là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý thống nhất TSCĐ trong doanh nghiệp, phục vụ việc phân tích đánh giá tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ để xác định các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến TSCĐ của Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành Phân loại TSCĐ theo kết cấu, việc phân loại này đã giúp cho công tác kế toán tính toán và phân bổ khấu hao vào đối tượng sử dụng TSCĐ được thuận tiện. Mặt khác còn giúp cho công tác quản lý còn biết được hiệu quả sử dụng TSCĐ để đầu tư những tài sản phát huy được hiệu quả nhằm để tái đầu tư vào bảo toàn vốn cố định. Tài sản cố định của Công ty được phân thành những loại chủ yếu sau: + Máy móc thiết bị + Phương tiện vận tải. Giá trị từng loại TSCĐ trong thuyết minh báo cáo tài chính được thể hiện như sau: Bảng số 01: BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số B09-DN Long Thành ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC Địa chỉ: BH - Việt Trì – Phú Thọ Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) Khoản mục Nhà của VKT Máy móc thiết bị Phương tiện vận tải TSCĐ HH khác Tổng cộng (1) Nguyên gái TSCĐ HH Ô tô -Số dư đầu năm 60.000.000 - Số tăng trong năm + Mua máy hàn: 24.000.000 - Số giảm trong năm + Nhượng bán (60.000.000) - Số dư cuối năm (0) (2) Giá trị hao mòn luỹ kế - Số đầu năm 5.000.000 - Số tăng trong năm 4.900.000 5.000.000 - Số giảm trong năm 10.000.000 - Số dư cuối năm (0) (3) Giá trị còn lại của TSCĐ - Tại thời điểm cuối năm 33.600.000 Người lập bảng Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký. họ tên ) 2.2. Kế toán chi tiết TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành. 2.2.1. Thủ tục, chứng từ hạch toán tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành. Căn cứ vào chứng từ tăng, giảm TSCĐ sau đó mở thẻ TSCĐ và vào sổ chi tiết TSCĐ. Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện cho từng TSCĐ, từng nhóm TSCĐ và theo nơi sử dụng TSCĐ. Để theo dõi, quản lý từng TSCĐ kế toán sử dụng thẻ TSCĐ, thẻ TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ, thẻ được lập như sau: Bảng sô 02: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S23-DN Long Thành ( Ban hành theo QĐ số 15/2006 QĐ-BTC Địa chỉ: BH - Việt Trì – Phú Thọ Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC) THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Số 20 Ngày 2 tháng 1 năm 2007 lập thẻ Kế toán trưởng ký tên - Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 04 ngày 01 tháng 01 năm 2007 - Tên, ký hiệu, mã TSCĐ: Máy vi tinh - Nước sản xuất: China Năm sản xuất: 2007 - Bộ phận quản lý sử dụng: Phòng kế toán - Năm đưa vào sử dụng: năm 2007 Số hiệu Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn CT Ngày, tháng Diễn giải NG Năm GT Hao mòn Luỹ kế 018247 12/10/2007 Mua máy mới 12.500.000 2006 1.250.000 1.250.000 2007 1.500.000 2.750.000 Ghi giảm TSCĐ: Chứng từ số ngày tháng năm Lý do giảm: - Mỗi bộ phận theo dõi riêng, chứng từ được sử dụng là: + Hợp đồng kinh tế + Hoá đơn mua bán TSCĐ + Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ 2.2.2. Hệ thống sổ chi tiết TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành. - Sổ TSCĐ - Sổ theo dõi TSCĐ công cụ, dụng cụ - Thẻ TSCĐ 2.3. Kế toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành. 2.3.1. Kế toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành Trong quá trình sản xuất kinh doanh TSCĐ của Công ty thường xuyên biến động, do vậy ngoài việc tổ chức kế toán chi tiết thì phải tổ chức kế toán tổng nhằm quản lý và nắm chắc tình hình tăng, giảm TSCĐ về hiện vật và giá trị, tình hình hao mòn TSCĐ trong quá trình sử dụng. 2.3.1.1. Kế toán tăng TSCĐ: Công ty mua sắm TSCĐ thì làm cho TSCĐ tăng, hồ sơ tăng gồm có: - Hợp đồng mua bán TSCĐ, ( Hợp đồng này là căn cứ xác định TSCĐ tăng theo quyết định cuă Giám đốc Công ty) - Biên bản nghiệm th, kiểm nhận TSCĐ. - Biên bản bàn giao TSCĐ: Biên bản được lập thành 3 bản có đầy đủ chữ ký của các thành phần như: Một bản giao cho bên giao giữ, một bản giao cho bên nhận giữ, một bản giao cho phòng Kế toán giữ để làm chứng từ gốc ghi hạch toán tăng TSCĐ. Tài khoản sử dụng: + TK 211: TSCĐ hữu hình + TK 214: Hao mòn TSCĐ + TK 411: Nguồn vốn kinh doanh * Tình hình tăng TSCĐ: Ngày 06 tháng 1 năm 2007 Công ty mua một máy hàn từ quỹ đầu tư phát triển với giá trị: 24.000.000 đồng, chưa thanh toán tiền cho người bán, thuế GTGT là 5% nộp theo thuế suất. Hồ sơ tài sản gồm có: - Hợp đồng kinh tế: - Hoá đơn mua bán TSCĐ - Biên bản nghiệm thu, Biên bản bàn giao TSCĐ. HỢP ĐỒNG KINH TẾ Mua bán hàng hoá Số: 010207/HĐKT - Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng nhà nước ban hành ngày 25 tháng 9 năm 1989. - Căn cứ vào nghị định 17/HĐKT của hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ) về việc ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế. Hôm nay ngày 06 tháng 01 năm 2007 tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành chúng tôi gồm có: I-Bên A ( Bên mua) CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI LONG THÀNH: Đại diện là ông: Hồ Ứng Thành Chức vụ: Giám Đốc Địa chỉ: Bạch Hạc- Việt Trì- Phú Thọ Điện thoại: 0210.861234 Mã số thuế: 2600225752 II- Bên B ( Bên bán ) CÔNG TY TNHH BÌNH MINH Đại diện là ông: Nguyễn Văn Hùng Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Số 98- Thị xã Phú Thọ Điện thoại: 0210.794109 Hai bên cùng thoả thuận, thống nhất ký kết hợp đồng kinh tế với các điều khoản sau: Điều 1: Hàng hoá Bên B đồng ý cấp cho bên A: 01 máy hàn EUOCOMPACCT- 230 Thông số ký thuật: Công suất: 8,0 KVA Giá bán: 25.200.000 ( bao gồm cả thuế GTGT 5 %) ( Hai mươi lăm triệu, hai trăm ngàn đồng chẵn ) Nguồn điện: 2 pha 210V/ 350V Điều 2: Quy cách phẩm chất Đây là mặt hang mới 100% theo đúng tỉêu chuẩn của nhà sản xuất. Điều 3: Phương thức thanh toán Thanh toán 100% giá trị hợp đồng trong vồng 10 ngày kể từ ngày bàn giao thiết bị, máy móc, bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Điều 4: Trách nhiệm hai bên - Bên A: Có trách nhiệm chuẩn bị kho, bến bãi, và hỗ trợ bên giao nhận, chạy thử máy móc thiết bị, thanh toán tiền đầy đủ cho bên B. - Bên B: Có trách nhiệm lắp đặt chuyển giao vàhuóng dãn sử dụng Thiét bị để hàn sản phẩm nhôm tại nhà máy bên A (Có cotalo kèm theo máy ). Giao hang đầy đủ như điều 1, đúng thời gian. -Bảo hành các thiết bị cho bên A, mà lỗi thuộc về nhà chế tạo.Thời hạn bảo hành 12 tháng. Điều 5: Cam kết chung Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng này Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký, được lập thành 4 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số:02 GTKT- 2LL Liên 2: (Giao cho khách hàng) 03- B Ngày 06 tháng 01 năm 2007 BO 218024 Đơn vị bán: Công ty TNHH Bình Minh Địa chỉ: Số 98 Thị xã Phú Thọ Điện thoại:. Mã số thuế Họ tên người mua: Hồ Ứng Thành Đơn vị : Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành Địa chỉ : Bạch Hạc - Việt Trì Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Mã số thuế 2600336862 TT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Máy hàn MIC/MAG EUOCOMPACT320 Bộ 01 24.000.000 24.000.000 Cộng tiền hàng 24.000.000 Thuế suất GTGT 5% 1.200.000 Cộng tiền thanh toán 25.200.000 Số tiền bằng chữ: (Hai lăm triệu, hai trăm ngàn đồng chẵn) Người mua hàn Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN NGHIỆM THU VÀ BÀN GIAO THIẾT BỊ Hôm nay là ngày 06 tháng 01 năm 2007 tại công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành chúng tôi gồm có : Bên giao: Công ty TNHH Bình Minh Đại diện: Ông: Nguyễn Văn Hùng - Phó giám đốc kỹ thuật Bên nhận : Công ty TNHH Thương Mại Và Vận Tải Long Thành Ông: Nguyễn Anh Dũng -Phó giám đốc công ty Sau khi kiểm tra, Chạy thử hai bên nhất trí tiến hành nhiệm thu và bàn giao thiết bị hàn cùng các phụ kiện đi kèm sau đây : - Máy hàn EUOMPACT 230 - Số lượng : 1 chiếc Đồng bộ gồm có : Mũ hàn Súng hàn MIG(3m) Kẹp mát + cáp mát Đồng hồ +mũ hàn Ruột hàn Nguồn hàn EUOCOMPACT 230 Lưu ý: Việc bảo hành không được thược hiện, vật tư hỏng hóc do người sử dụng vận hành sai quy phạm gây nên Thời gian bảo hành : 24 tháng tại Việt trì. Tất cả các hàng hoá trên đều vận hành tốt, bảo đảm đúng thong số kỹ thuật của nhà sản xuất Biên bản này được lập thành 02 bản mỗi bên giữ hai bản Đại diện bên giao Đại diện bên nhận * Từ chứng từ trên kế toán hạch toán: Nợ TK 211: 24.000.000 Nợ TK 133: 1.200.000 Có TK 331: 25.200.000 Định khoản trên vào sổ: - Sổ TSCĐ bên tăng - Sổ theo dõi thuế GTGT - Sổ cái TK 211; 133; 331 Bảng số 03: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S61- DN Long Thành ( Theo QĐ 15/2006 – BTC Ngày 20/3/2006 của BỘ trưởng BTC ) SỔ THEO DÕI THUẾ GTGT Năm 2007 NT Chứng từ Diễn giải Số thuế GTGT Đầu ra PSTK Số thuế GTGT Đầu vào PSTK Số thuế PN Số thuế ĐN Số N-T 06/1 02 06/1 Thuế GTGT hàng mua vào 1.200.000 Cộng số P/S 1.200.000 Ngày 06 tháng 1 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng (Ký, họ tên ) ( Ký, Họ tên) Bảng số 04: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S02c1-DN Long Thành ( Theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC SỔ CÁI TK 211 Năm 2007 N -T GS Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số tiền Ghi chú SH N-T Nợ Có Số dư ĐK 1.500.000 06/1 02 06/1 Mua máy hàn 331 24.000.000 Cộng số P/S 24.000.000 Dư cuối kỳ 25.500.000 Ngày mở sổ: ngày 06 tháng 1 năm 2007 Ngày 06 tháng 1 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên, đóng dấu ) Bảng số 05: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S61-DN Long Thành ( Theo QĐ 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) SỔ CÁI TK 133 Năm 2007 N-T GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Ghi chú SH N-T Nợ Có Số dư đầu kỳ 06/1 02 06/1 Mua máy hàn 331 25.200.000 Cộng P/S 25.200.000 Dư cuối kỳ Ngày mở sổ: Ngày 06 tháng 1 năm 2007 Ngày 06 tháng 1 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên, đóng dấu ) Bảng số 06: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S61-DN Long Thành ( Theo QĐ 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) SỔ CÁI TK 331 Năm 2007 N-T GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Ghi chú SH N-T Nợ Có Số dư đầu kỳ 35.000.000 06/1 02 06/1 Mua máy hàn 211 24.000.000 133 1.200.000 Cộng P/S 25.200.000 Dư cuối kỳ 60.200.000 Ngày mở sổ: Ngày 06 tháng 1 năm 2007 Ngày 06 tháng 1 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên, đóng dấu ) Trong quá trình mua sắm tài sản phát sinh chi phí được hạch toán như sau: Nợ TK 211: 2.000.000 Có TK 111: 2.000.000 Định khoản trên được vào sổ cái TK 211; sổ cái TK 111. Nguyên giá máy hàn: 24.000.000 + 2.000.000 = 26.000.000 Nợ TK 411: 26.000.000 Có TK 414: 26.000.000 Bảng số 07: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S6-DN Long Thành ( Theo QĐ 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 411 Năm 2007 N-T GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số dư SH N-T Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 500.000.000 Số ps trong kỳ 6/1 02 6/1 Đầu tư vào TS 414 26.000.000 Cộng số P/S 26.000000 Dư cuối kỳ 474.000.000 Ngày mở sổ: Ngày 06 tháng 1 năm 2007 Ngày 06 tháng 1 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Bảng số 08: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S6-DN Long Thành ( Theo QĐ 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 414 Năm 2007 N-T GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số phát sinh Số dư SH N-T Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 50.000.000 Số ps trong kỳ 06/1 02 06/1 Đầu tư vào TS 411 26.000.000 Cộng số P/S 26.000.000 Dư cuối kỳ 76.000.000 Ngày mở sổ: Ngày 06 tháng 1 năm 2007 Ngày 06 tháng 1 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Các trường hợp tăng TSCĐ tại Công ty: Tăng TSCĐ do xây dựng cơ bản bàn giao: Các công trình xây dựng cơ bản của Công ty chủ yếu là tự làm. Tăng TSCĐ do mua sắm bằng các nguồn vốn. 2.3.1.2. Kế toán giảm TSCĐ: Trường hợp giảm TSCĐ của Công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành là rất ít, mới chỉ có một trường hợp giảm do không có nhu cầu sử dụng, đó là xe ô tô KIA Ngày mùng 10 tháng 01 năm 2007 Công ty tiến hành nhượng bán xe ô tô KIA: Nguyên giá: 60.000.000 đồng Giá bán: 70.000.000 đồng Hồ sơ giảm TSCĐ gồm có: Hoá đơn GTGT bán xe Biên bản bàn giao xe Hồ sơ đấu giá Hợp đồng mua bán xe. Theo hình thức chứng từ ghi sổ: Căn cứ vào chứng từ gốc, lập chứng từ ghi sổ: + Ghi sổ đăng lý chứng từ ghi sổ + Ghi sổ cái các TK đối ứng HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số: 01 GTKT – 3LL Liên 2: (Giao cho khách hàng) 02- B Ngày 10 tháng 01 Năm 2007 AB 005308 Đơn vị bán: Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành Địa chỉ: Bạch Hạc - Việt Trì - Phú Thọ Điện thoại: Mã số thuế: 2600336862 Họ tên người mua hàng: Lê quyết Chiến Địa chỉ: Hoà Phong - Việt Trì - Phú Thọ Mã số thuế: 2600207313 Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Xe KIA 4 chỗ Cái 01 70.000.000 70.000.000 Cộng tiền hàng 70.000.000 Thuế GTGT 10 % Tiền thuế 7.000.000 Cộng tiền thanh toán: 77.000.000 Số tiền bằng chữ: (Bảy mươi triệu đồng chẵn) Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) CÔNG TY TNHH TM & VT LONG THÀNH TC/ QĐ/ CĐKT Mẫu số 01 - TSCĐ (Ban hành theo QĐ số 141 ngày 01/11/1995 của Bộ Tài Chính) BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ Ngày 10 tháng 1 năm 2007 Căn cứ vào quyếtt định số ........ ngày .........tháng......... năm của Về việc bàn giao TSCĐ Bản giao nhận TSCĐ gồm: Ông: Đinh Văn Dũng - Trưởng phòng KTCN - Đại diện bên giao Ông: Nguyễn Bá Mạnh - Nhân viên kỹ thuật - Đại diện bên giao Bà: Nguyễn Thị Lan - Nhân viên - Đại diện bên nhận Địa điểm giao TSCĐ: Công ty TNHH Thương Mại và vận tải Long Thành Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau: Tên TSCĐ: Xe KIA 4 chỗ Số hiệu TSCĐ: LC 11 Nước sản xuất: CHINA Năm sản xuất: 1995 Số máy: B2728101 Số khung: K11 VK 001122 Biển đăng ký: 19K 2211 Giá bán cả thuế: 77.000.000 đồng Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Người nhận Người giao Bảng số 09: Đơn vị: Công ty TNHH Long Thành Mẫu số: SO2a – DN Địa chỉ: Bạch Hạc-Việt Trì-Phú Thọ (Theo QĐ số 15/2006 QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính) CHỨNG TỪ GHI SỔ Số: 07 Ngày 10 tháng 1 năm 2007 Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Nợ Có A B C 1 D Thu tiền bán xe KIA 111 77.000.000 711 70.000.000 33311 7.000.000 TS giảm do nhượng bán 2141 47.000.000 811 30.000.000 2114 77.000.000 Mua mới một máy hàn 2113 24.000.000 133 1.200.000 331 25.200.000 Chi phí mua que hàn 2113 2.000.000 111 2.000.000 Giảm quỹ đầu tư phát triển 414 26.000.000 411 26.000.000 Cộng 414.400.000 Kèm theo: 03 chứng từ gốc Ngày 10 tháng 1 năm 2007 Người lập Kế toán trưởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng số 10: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S6-DN Long Thành ( Theo QĐ 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) SỔ CÁI TK 211 Năm 2007 Chứng từ Diễn giải TK đối ứng Số phát sinh Số dư Số N/T Nợ Có Nợ Có Số dư đầu kỳ 1.500.000 10/1 Bán ô tô 111 60.000.000 06/01 Mua mới một máy hàn 331 24.000.000 30/12 Giảm do nhượng bán 811 55.000.000 2141 5.000.000 Cộng P/S Dư cuối kỳ 84.000.000 25.500.000 60.000.000 Ngày mở sổ: Ngày 30 tháng 12 năm 2007 Ngày 30 tháng 12 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Bảng số 11: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Long Thành SỔ TĂNG GIẢM TÀI SẢN Tháng 12 năm 2007 Tên TSC Đ SL Giá trị hao mòn Nguyên giá phân chia theo nguồn vốn Nguyên giá Đã khấu hao Giá trị còn lại Tự bổ xung Vay NH Khác Phần tăng 24.000.000 2.400000 21.600.000 24.000.000 Máy hàn 01 24.000.000. 2.400.000 21.600.000 24.000.000 Phần giảm 60.000.000 5.000.000 55.000.000 Xe ô tô KIA 01 60.000.000 5.000.000 55.000.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Trong trường hợp này, doanh nghiệp hạch toán như sau: Kế toán ghi giảm tài sản: Nợ TK 2141: 5.000.000 (Giá trị hao mòn) Nợ TK 811: 55.000.000 (Giá trị còn lại) Có TK 2114: 60.000.000 (Nguyên giá) Tiền thu được do bán xe: Nợ TK 111: 77.000.000 Có TK 711: 70.000.000 Có TK 3331: 7.000.000 Định khoản trên được kế toán lập chứng từ ghi sổ, vào sổ: - Sổ chi tiết TK: 811; 711 - Sổ cái các TK: 214; 211, 111, 811, 711. - Sổ theo dõi thuế GTGT Bảng số 12: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S21-DN Long Thành ( Theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/3/2006của Bộ trưởng BTC ) SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Năm 2007 ( Đơn vị tính: Triệu đồng ) Số TT Ghi tăng TSCĐ KH TSCĐ ghi giảmTSCĐ C.Từ Tên TSCĐ Nước SX T,N S D SH N.G TSCĐ Khấu hao KH đến Khi giảm Lý do SH NT % mức SH N,T A B C D E G H 1 2 3 4 I K L 01 31/12 M.hàn TQ 24 10 2.4 02 31/12 Ô tô TQ 60 12 5 NB Cộng 84 7.4 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên, đóng dấu ) 2.3.2. Kế toán khấu hao TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành: Tại Công ty trong qúa trình sản xuất kinh doanh giá trị TSCĐ hao mòn dần và chuyển vào giá trị của sản phẩm mới sáng tạo ra, theo mức độ hao mòn của chúng dưới hình thức khấu hao TSCĐ tính vào giá thành sản phẩm. Việc khấu hao này nhằm thu hồi lại vốn. Khấu hao TSCĐ là biện pháp nhằm bù đắp hay khôi phục lại từng phần và toàn bộ giá trị TSCĐ . Công ty quy định đúng mức khấu hao đã phản ánh chính xác được hao mòn của TSCĐ. Tính đúng được giá trị còn lại đảm bảo tái sản xuất TSCĐ, vì thế nếu quy định tỷ lệ khấu hao cao với điều kiện sản xuất kinh doanh có lãi, ngược lại nếu quy định tỷ lệ thấp sẽ không đủ bù đắp cho hao mòn của TSCĐ. * Việc tính khấu hao phải được tuân thủ theo những quy định sau: Tất cả các TSCĐ hiện có đang dùng cho sản xuất kinh doanh và phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh đều phải tính khấu hao để đưa vào giá thành sản phẩm nhằm thu hồi lại vốn, tái đầu tư cho sản xuất và hình thành nguồn vốnmua sắm đổi mới thay thế TSCĐ. Trường hợp TSCĐ chưa cần dung, không cần dung, TSCĐ đang chờ thanh lý thì Công ty không phải tính khấu hao. Công ty tính khấu hao theo phương pháp tròn tháng.Việc tính khấu hao cơ bản căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và tỷ lệ khấu hao theo quy định của Bộ Tài Chính. Vì vậy việc phân loại TSCĐ tại Công ty được thực hiện phân loại theo tính năng, tác dụng nên việc phân bổ khấu hao cũng dễ dàng. thuận tiện, đúng với đồi tượng. Do Công ty tính khấu hao theo phương pháp tròn tháng nên khung thời gian khấu hao của từng nhóm TSCĐ tại Công ty được áp dụng theo đúng QĐ 166/1999/QĐ-BTC ngày 30 tháng 12 năm 1999 của Bộ Tài Chính. Bảng số 12: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Long Thành Bảng tính khấu hao tháng 12 năm 2007 của Công ty như sau: Chỉ tiêu Nguyên giá TSCĐ Số khấu hao phân bổ Toàn Công ty TK 642 TK 627 Số KHđã tính tháng trước 60.000.000 416.667 416.667 Số KH tăng tháng này 24.000.000 200.000 200.000 Số KH giảm tháng này Số KH phải trích tháng này 84.000.000 616.667 416.667 200.000 Người lập bảng Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Từ bảng tính khấu hao trên kế toán hạch toán vào các đối tượng sử dụng: Nợ TK 627: Khấu hao TSCĐ dung cho sản xuất Nợ TK 642: Khấu hao TSCĐ dung cho QLDN Có TK 2141: Tổng khấu hao phải trích Từ định khoản trên kế toán: - Lập chứng từ ghi sổ - Vào sổ cái TK 627; 642; 214 Bảng số 13: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Long Thành CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 12 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 01 31/12 Khấu hao Máy hàn 627 214 2.400.000 02 31/12 Ô tô 642 214 5.000.000 Cộng 7.400.000 Kèm theo 03 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Bảng số 13: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số 06 - TSCĐ Long Thành ( Theo QĐ số 15/ 2006 QĐ- BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Năm 2007 Số TT Chỉ tiêu T.G sử dụng Toàn Công ty Tk 627 Tk 642 .. N.G TSCĐ Số KH PX 1 Máy hàn 10 24.000.000 2.400.000 2.400.000 2 Ô tô 12 60.000.000 5.000.000 5.000.000 Cộng 86.000.000 7.400.000 2.400.000 5.000.000 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người lập bảng Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Bảng số 14: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S6-DN Long Thành ( Theo QĐ 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) SỔ CÁI TK 214 Tháng 12 năm 2007 NT GS Chứng từ Diến giải TK ĐƯ Số tiền Ghi chú SH N-T Nợ Có Số đầu năm 31/12 01 31/12 Mày hàn 627 2.400.000 31/12 02 31/12 Ô tô 642 5.000.000 Khấu hao giảm 211 5.000.000 Cộng P/S 5.000.000 7.400.000 Số dư cuối kỳ 2.400.000 Ngày mở sổ: Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Ngày 31 tháng 12 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Là một Công ty sản xuất nhôm, do đặc điểm của ngành sản xuất đang phải cạnh tranh với cơ chế thị trường, vì vậy số khấu hao cơ bản naàyCông ty được để lại để thay thế, đổi mới TSCĐ và sử dụng vốn khấu hao này theo đúng hướng dẫn của thông tư 36, ngày 27 tháng 4 của Bộ Tài Chính. Ngoài ra các hạng mục công trình xây và cải tạo, cơ sở tính là định mức và giá trị dự toán khi hoàn thành thủ tục bàn giao và quyết toán, có một số trường hợp cải tạo nâmg cấp khi gái trị TSCĐ tăng lên được tính theo tỷ lệ quy định của nhà nước. 2.3.3. Kế toán sửa chữa TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành. Tại Công ty để duy trì tốt hoạt động cho TSCĐ trong suốt quá trìmh sử dụng thì doanh nghiệp phải thường xuyên bảo dưỡng và sửa chữa TSCĐ, Công việc sửa chữa TSCĐ được chia thành 2 loại đó là sửa chữa lớn TSCĐ và sửa chữa nhỏ TSCĐ. Là một đơn vị mới thành lập nên tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành chỉ phát sinh việc sửa chữa nhỏ TSCĐ. Tháng 5 năm 2007 tại doanh nghiệp có một tài sản là máy potocoppy bị hỏng cần phải sửa chữa. Trích chứng từ tiền mặt số 510 ngày 06 tháng 5 năm 2007 như sau: Từ chứng từ trên kế toán hạch toán chi phí sửa chữa TSCĐ như sau: Nợ TK 642: 500.000 đồng Nợ TK 133: 25.000 Có TK 111: 525.000 HOÁ ĐƠN GTGT Mẫu số: 01 GTKT – 3LL Liên 2: (Giao cho khách hàng) 02- B Ngày 06 tháng 5 Năm 2007 AB 005308 Đơn vị bán: Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành Địa chỉ: Bạch Hạc - Việt Trì - Phú Thọ Điện thoại: Mã số thuế: 2600336862 Họ tên người mua hàng: Đinh Địa chỉ: Hoà Phong - Việt Trì - Phú Thọ Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền 01 Sửa chữa máy Pôtô Cái 500.000 500.000 Cộng tiền hàng 500.000 Thuế GTGT 5 % Tiền thuế 25.000 Cộng tiền thanh toán: 525.000 Số tiền bằng chữ: ( Năm trăm hai mươi lăm nghàn đồng chẵn ) Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) Bảng số 15: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Long Thành CHỨNG TỪ GHI SỔ Tháng 5 năm 2007 Chứng từ Trích yếu Số hiệu tài khoản Số tiền Ghi chú Số Ngày Nợ Có 510 06/5 Sửa chữa máy Pôtô 642 111 500.000 133 25.000 Cộng 525.000 Kèm theo 01 chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Bảng số 16: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S6-DN Long Thành ( Theo QĐ 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) SỔ CÁI TK 642 Năm 20007 NT GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có Số dư đầu năm 510 6/5 111 500.000 Cộng số P/S 500.000 Số dư cuối tháng Ngày mở sổ: Ngày 6 tháng 5 năm 2007 Ngày 6 tháng 5 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Bảng số 17: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S6-DN Long Thành ( Theo QĐ 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) SỔ CÁI TÀI KHOẢN 133 Năm 2007 NT GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có Số dư đầu năm 510 6/5 Sửa chữa máy Phôtô 111 25.000 Cộng P/S 25.000 Số dư cuối tháng Ngày mở sổ: Ngày 6 tháng 5 năm 2007 Ngày 6 tháng 5 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) Bảng số 18: Đơn vị: Công ty TNHH TM & VT Mẫu số S6-DN Long Thành ( Theo QĐ 15/2006QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC ) SỔ CÁI TK 111 NT GS Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Ghi chú SH NT Nợ Có Số dư đầu năm 510 06/5 Chi phí sửa chữa 642 500.000 133 25.000 Cộng P/S 525.000 Số dư cuối tháng Ngày mở sổ: Ngày 6 tháng 5 năm 2007 Ngày 6 tháng 5 năm 2007 Người ghi sổ Kế toán trưởng ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) PHẦN THỨ BA MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI LONG THÀNH Theo em kế toán là một công cụ quan trọng của hệ thống quản lý, kế toán được sử dụng như một công cụ sắc bén và có hiệu lực nhất để phản ánh một cách khách quan và giám sát một cách toàn diện có hiệu qủa hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Chế độ kế toán nước ta hiện nay đang trong quá trình cải sửa đổi và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh và trinh độ quản lý kinh tế. Do đó kế toán TSCĐ ở Công ty, xí nghiệp nói chung, công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành nói riêng cũng phải được nghiên cứu và hoàn thiện để đáp ứng với yêu cầu quản lý kinh tế trong cơ chế thị trường hiện nay. Qua thời gian được thực tập tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành, đi sâu vào nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tại TSCĐ tại Công ty, em xin đưa ra một số ý kiến nhận xét nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty như sau. 3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành. 3.1.1. Ưu điểm: Công ty đã áp dụng hình thức kế toán tập chung và hạch toán theo hình thức “Chứng từ ghi sổ” hình thức này là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với số lượng TSCĐ lớn , luôn đảm bảo luân chuyển chứng từ một cách kịp thời, thông tin về TSCĐ luân chính xác nhanh về tình hình biến động của TSCĐ tại Công ty. Kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành được tổ chức gọn nhẹ, khoa học và hợp lý, nhân viên kế toán theo dõi TSCĐ được đào tạo đúng chuyên môn, nghiệp vụ, có trình độ và năng lực phù hợp với công việc được giao. Tổ chức hạch toán và ghi sổ kế toán theo đúng quy định của Bộ tài chính. Công ty đã áp dụng cách thức phân loại TSCĐ theo công dụng và tình sử dụng tạo điều kiện cho kế toán tính toán và phân bổ chính xác số khấu hao vào đối tượng sử dụng. Từ đó giúp Công ty biết được số lượng TSCĐ chờ thanh lý, số lượng TSCĐ không cần dung là bao nhiêu để có phương hướng xử lý kịp thời, đúng mức. 3.1.2. Nhược điểm: Công việc kiểm kê đánh giá lại TSCĐ cảu Công ty hang năm chỉ kiểm kê TSCĐ về hiện vật vào thời điểm cuối năm (ngày 31 tháng 12). Vì vậy việc đánh giá TSCĐ tại Công ty chưa kết hợp với việc kiểm kê cho nên giá cả chưa phù hợp với thực tế. Theo em Công ty có thể kết hợp việc đánh giá TSCĐ cùng với việc kiểm kê TSCĐ và đánh giá chính xác giá trị của tài sản sẽ là căn cứ để tính khấu hao nhằm thu hồi vốn. Thông qua việc đánh giá và đánh giá lại TSCĐ còn giúp cho người quản lý nắm được tình hình biến động về vốn của đơn vị để có biện pháp điều chỉnh thích hợp như: Chọn hình thức khấu hao phù hợp, thanh lý giải phóng vốn của Công ty. Mặt khác, trong doanh nghiệp TSCĐ thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ giá trị tài sản của doanh nghiệp do đó thực hiện việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đôi với Công ty. 3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành. Qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, em thấy rằng: hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công TNHH Thương mại và vận tải Long Thành là rất cần trhiết và quan trọng. Bởi vì kế toán là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, do đó để phục vụ cho việc quản lý , giám sát chặt chẽ nhằm sử dụng có hiệu quả TSCĐ, cần phải tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ và phải quản lý TSCĐ như một yếu tố tư liệu sản xuất. Kế toán TSCĐ đóng vai trò quan trọng đối với công tác quản lý và sử dụng TSCĐ thông qua việc tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ, kiểm tra việc bảo quản , bảo dưỡng và sử sụng TSCĐ hợp lý và có hiệu quả. Kế toán tính toán và phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh , giám sát chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn hình thành do trích khấu hao TSCĐ. Kế toán tham gia lập sự toán chi phí sửa chữa TSCĐ phản ánh kịp thời, chính xác chi phí sửa chữa và kiểm tra tình hình thực hiện dự toán chi phí sửa chữa nhằm tiết kiệm chi phí TSCĐ. Kế toán TSCĐ hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐ, mở các sổ cần thiết và hạch toán TSCĐ theo đúng chế độ đúng phương pháp quy định. Thông qua việc phân tích công việc kế toán TSCĐ ta thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành. 3.3. Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành. * Các yêu cầu hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ: Tại Công ty để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh yêu cầu phải có TSCĐ và sử dụng nó có hiệu quả. Vì vậy TSCĐ của Công ty là tài sản có giá trị sử dụng lớn và đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài. Mặt khác TSCĐ phải có đủ các yêu cầu sau: TSCĐ của Công ty phải đem lại lợi ích kinh tế lâu dài từ việc sử dụng tài sản đó, nó được biểu hiện ở việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng của sản phẩm của Công ty khi sử dụng tài sản vào sản xuất. Giá trị bán đầu của tài sản phải được xác định chính xác, tin cậy: phải có nhãn hiệu hàng hoá TSCĐ của Công ty có thời gian sử dụng 1 năm trở lên: do Công ty mua sắm và tự tạo. TSCĐ của Công ty có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên. * Các nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ: - Tại Công ty mỗi TSCĐ phải có bộ hồ sơ riêng để theo dõi, TSCĐ phải được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng và được theop dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ và được phản ánh trong sổ theo dõi TSCĐ của kế toán. - Kế toán phải ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng và giá trị TSCĐ hiện có, phản ánh tình hình tăng giảm và hiện trạng của TSCĐ trong phạm vi toàn Công ty cũng như bộ phận sử dụng TSCĐ tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong Công ty. - Kế toán TSCĐ phải tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo mức độ hao mòn của TSCĐ. - Kế toán tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, tâpkj hợp và phân bổ hợp lý chi phí sửa chữa TSCĐ vào choi phí kinh doanh của Công ty. 3.4. Môt số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành em xin có một số yư kiến sauu đây: Thứ nhất: Công ty sửa chữa và xác định hiệu quả kinh tế của TSCĐ trong quá trình tái sản xuất TSCĐ. Nếu quỹ khấu hao cơ bản có mục đích để tái sản xuất giản đơn toàn bộ TSCĐ thì quỹ sửa chữa lại nhằm để tái sản xuất giản đơnbộ phận tài sản, chi phí sửa chữa nhằm duy trì năng lực hoạt động bình thường của TSCĐ trong suốt thời gian hoạt động của nó cũng được coi là biện pháp bảo toàn vốn cố định, nhưng phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra so với việc thu hồi hết giá trị còn lại của máy móc thiết bị nếu thấy chi phí thấp thì quyết định. Thứ hai: Công ty cố gắng duy trì và phát huy, lựa chọn phương pháp khấu hao và mức khấu hao TSCĐ cho thích hợp để có hiệu quả kinh tế cao. Khấu hao TSCĐ là sự bù đắp và thu hồi vốn, khấu hao TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo toàn vốn. Việc trích khấu hao trong giai đoạn hiện nay với khoa học kỹ thuật phát triển mạnh mẽ, giá cả biến động làm cho TSCĐ dễ bị hao mòn vô hình , riêng đối với Công ty để cạnh tranh và đứng vững trên thị trường Công ty đã vay vốn mua và lắp đặt trang thiết bị dây truyền sản xuất hiện đại phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm tiêu thụ nội địa và tiến tới xuất khẩu trên thị trường. Vì vậy để đảm bảo cho quỹ khấu hao nhằm thu hồi vốn để tái đầu thư TSCĐ và nhanh chóng đổi mới trang thiết bị phục vụ tốt cho sản xuất. Thứ ba: Công ty đã quan tâm đến vấn đề bảo toàn vốn cố định, nhưng cần phải duy trì và phát huy hơn nữa. Chúng ta đã biết việc bảo toàn vốn nói chung và bảo toàn vốn nói riêng là điều kiện để tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Việc bảo toàn vố có nghĩa là trong quá trình vận động nó được biểu hiện dưới trạng thái nào thì vốn vẫn được tái lập ít nhất cũng bằng quy mô cũ để có thể trang bị lại tài sản mới, bằng hoặc hơn cũ ở thời giá hiện tại. Sự bảo toàn vốn sẽ bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố do đó việc bảo toàn vốn bao gồm cả về mặt hiện vật và giá trị: Về hiện vật, thì phải đảm bảo tài sản không bị mất mát hoặc hư hỏng trước thời hạn hoặc ăn chia vào vốn; Về giá trị sử dụng, vốn phải được thường xuyên duy trì được đồng vốn của mình, thể hiện bằng việc mua sắm đổi mới trang thiết bị năng lực sản xuất của TSCĐ. Do đó Công ty phải khai thác được các tiềm năng của vốn và hạn chế các nguyên nhân làm thất thoát vốn. Mặt khác, ngoài việc bảo toàn vố Công ty cố gắng phát triển vốn để mở rộng và đổi mới trang thiết bị nhằm đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Thứ tư: Hiện nay, trong điều kiện kinh tế thi trường với chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ với các nước trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực kinh tế, các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng nhiều máy móc trang thiết bị ngày càng hiện đại hơn cho nên Công ty cần đổi mới TSCĐ nhằm bảo đảm cho sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều sản phẩm tôt phong phú, giá cả hợp lý với thị trường nước ta. Thứ năm: Với những TSCĐ không cần dùng, chờ thanh lý và xin thanh lýVì vậy không tính khấu hao, chỉ tính nguyên giá TSCĐ. 3.5. Điều kiện hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH thương mại và vận tải Long Thành. 3.5.1. Về phía nhà nước: Đối với Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành nhà nước cần quan tâm hơn trong việc kiểm tra đánh giá lại TSCĐ theo từng quý để theo dõi chi tiết hơn tình hình biến động của TSCĐ trong Công ty. Kiểm tra công việc kế toán theo đúng quy định của nhà nước. 3.5.2. Về phía Công ty: Thực hiện đúng trình tự công việc kế toán TSCĐ chi tiết hạch toán theo dõi từng khoản mục cụ thể, từng loại TSCĐ của Công ty. Củng cố hơn bộ máy kế toán. PHẦN KẾT LUẬN Trong thời gian được thực tập tại Công ty TNHH Thương Mại và Vận tải Long Thành, em đã được tìm hiểu và phân tích tình hình hoạt động của công ty và có một só kiến nghị sau: Đối với nguyên vật liệu cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm vật liệu thông qua việc xây dựng định mức tieê hao vật liệu cho từng loại sản phẩm một cách tối ưu nhất, trên cơ sở đó thực hiện việc cấp phát nguyên vật liệu hợp lý cho từng phân xưởng. Đối với phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất phải tận dụng triệt để có thể bán ra ngoài và đưa vàp sản xuất. Công ty cần đổi mới một số thiết bị máy móc dây chuyền công nghệ để thay thế thiết bị đã cũ, lạc hậu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đa dạng hoá mẫu mã thì công ty mới tạo được thế vững chắc trên thị trường. Mặt khác công ty phải không ngừng nâng cao hơn nữa việc chọn lọc đội ngũ nhân viên Maketting thực sự giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao có năng lực và hoạt bát để thúc đẩy hơn nữa việc bán hang. Công ty cần có một chuyên gia về kinh tế. Trên đây là một số ý kiến về các mặt của công ty mà trong thời gian đầu thực tập em đã mạnh dạn đề xuất với hy vọng mong công ty phát triển ngày càng phát triển vững mạnh. - Riêng đối với cá nhân em thời gian thực tập tại công ty em đaãhọc hỏi được rất nhiều kinh nghiệm làm việc, mở rộng thêm kiến thức mà các thầy cô giáo đã truyền đạt ở trường. Em hy vọng trong thời gian thực tập chuyên ngành còn được học hỏi và trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa, hiểu hơn về công việc kế toán. - Thời gian thực tập và viết bài sẽ không thể tránh những thiếu sót nhất định rất mong sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội và tập thể lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Công ty TNHH Thương mại và vận tải Long Thành. Em xin được cảm ơn của cô giáo Đặng Thị Loan đã giúp đỡ em hoàn thành bài thực tập này. Việt trì, ngày 12 tháng 8 năm 2008 Sinh viên Đỗ Thị Hoài Thanh TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất Hướng dẫn thực hành kế toán doing nghiệp Hệ thống kế toán doanh nghiệp Các tài liệu, chế độ quyết định, thông tư của Bộ tài chính quy định. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI LONG THÀNH LỜI MỞ ĐẦU Phần I: Tổng quan về Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý Thực tế tổ chức kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 1.4.1- Tổ chức bộ máy kế toán 1.4.2- Thực tế vận dụng chế độ kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành Phần II: Thực tế công tác kế toán tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 2.1- Đặc điểm và yêu cầu quản lý TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 2.1.1- Đặc điểm và cơ cấu TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 2.1.2- Phân loại, đánh giá TSCĐ TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 2.1.3- Yêu cầu quản lý TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 2.2- Kế toán chi tiết TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 2.2.1- Thủ tục chứng từ hạch toán tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 2.2.2- Hệ thống sổ chi tiết TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 2.3- Kế toán tổng hợp TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 2.3.1- Kế toán tình hình biến động TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 2.3.2- Kế toán khấu hao TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 2.3.3- Kế toán sửa chữa TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 3.1- Đánh giá chung về công tác kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 3.1.1- Ưu điểm 3.1.2- Nhược điểm 3.2- Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 3.3- Các yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 3.4- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Long Thành 3.5- Điều kiện thực hiện 3.5.1- Về phía nhà nước 3.5.2- Về phía Công ty Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6371.doc
Tài liệu liên quan