LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế ngày nay,hoạt động kiểm toán đã được hình thành và phát triển một cách nhanh chóng.Cùng với sự ra đời của các công ty kiểm toán thì nhà nước hay đặc biệt là Bộ Tài chính đã ban hành các quy định, quy chế, chuẩn mực kế toán và kiểm toán để tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, ngành hoạt động một cách năng động hơn và có định hướng phát triển một cách rõ ràng hơn.Hoạt động kiểm toán đã đóng một vai trò tích cực trong sự phát triển chung của nền kinh tế ngày nay.
Kiểm toán đã trở thành một chuyên ngành đào tạo chính trong trường đại học Kinh tế quốc dân. Để giúp cho sinh viên nắm chắc được lý thuyết và đạt được một sự hiểu biết nhất định về thực tế nhà trường có dành một kỳ cho sinh viên thực tập.Trong quá trình thực tập tại các công ty Kiểm toán, chúng em được tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty cũng như về cơ cấu tổ chức, công tác kế toán, kiểm toán và các hoạt động kinh doanh khác. Đây là những bài học thực tế hết sức bổ ích để củng cố những kiến thức đã học trong nhà trường.
Tại công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) em được sự hướng dẫn đi sâu tìm hiểu chu trình kiểm toán mua hàng – thanh toán.Chính vì vậy em đã chọn đề tài thực tập tốt nghiệp “hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện”.
Trong quá trình nghiên cứu về lý luận thực tế em nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Th.s Đinh Thế Hùng và các bạn cũng như các anh chị trong công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam.Kết hợp với những kiến thức đã học ở trường và sự nỗ lực của bản thân nhưng do thời gian và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên đề tài thực tập tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót.
Ngoài lời nói đầu và kết luận đề tài thực tập được chia làm ba chương :
Chương I : Tổng quan về công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA)
Chương II : Thực trạng kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA).
Chương III : Một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị hòan thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA)thực hiện.
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán trong quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Các khoản phải thu; Các khoản phải trả; Doanh thu; Giá vốn hàng bán; Nguồn vốn kinh doanh; Chi phí sản xuất; Chi phí hoạt động…tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của từng khách hàng mà các KTV áp dụng linh hoạt chương trình kiểm toán một cách phù hợp nhất khi thực hiện công việc kiểm toán tại công ty khách hàng.
Kế hoạch kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán là các dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện. Kế hoạch kiểm toán nói chung bao gồm :thiết kế các thủ tục kiểm soát, thiết kế các thủ tục phân tích và thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết. Các thủ tục kiểm tra chi tiết đối với việc mua hàng và thanh toán liên quan đến kiểm toán chu trình hàng tồn kho và kiểm toán vốn ằng tiền vì vậy việc thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết chỉ bao gồm nội dung nợ phải trả nhà cung cấp.
Bảng 13 :CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TRA TỔNG THỂ
Các tài khoản, khoản mục
Phương pháp kiểm toán
Thủ tục kiểm toán
Tiền
Chọn mẫu
Phân tích
Các khoản phải thu
Chọn mẫu
Phân tích
Hàng tồn kho
Chọn mẫu
Đối chiếu công nợ
Tài sản ngắn hạn khác
Chọn mẫu
Kiểm tra chi tiết
Các khoản phải trả
Chọn mẫu
Kiểm tra chi tiết
Thuế
Chọn mẫu
Kiểm tra chi tiết
Nguồn vốn, quỹ
Chọn mẫu
Kiểm tra chi tíêt
Sau khi tiến hành các bước công việc trên thì trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành soạn thảo chương trình kiểm tra chi tiết.Và thực tế tại công ty đã có chương trình mẫu. Chương trình kiểm toán mẫu có thể được sử dụng để hướng dẫn thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết tài khoản này, KTV tiến hành điều chỉnh kế hoạch kiểm toán theo những thông tin mới thu thập được. Theo đó các thủ tục kiểm tra chi tiết của chương trình kiểm toán mẫu đối với phần hành này sẽ được bổ sung những thủ tục mới cần thiết (do KTV tự thiết kế) hoặc bỏ lại những thủ tục không cần thiết.
Sau đây sẽ là chương trình kiểm toán phải trả nhà cung cấp :
Khách hàng Người lập Ngày :
Năm tài chính Người soát xét Ngày :
Chương trình kiểm toán tài khoản phải trả người bán
Lưu ý: Tất cả các công việc kiểm toán được thực hiện phải thể hiện rõ các nội dung sau :
1.Mục tiêu công việc đã thực hiện.
2.Các công việc được thực hiện đã nằm trong kế hoạch kiểm toán và phương pháp kiểm toán được chọn để kiểm toán.
3.Kết quả công việc kiểm toán.
4.Kết luận.
Mục tiêu :Xem xét các cơ sở dẫn liệu liên quan đến tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác và tính trình bày, cụ thể là : xác định rằng tất cả các khoản phải trả đã được ghi chép đầy đủ, thể hiện đầy đủ tính pháp lý, thuộc về công ty, các khoản phải trả được phản ánh theo chính sách kế toán của công ty trên cơ sở nhất quán và những chính sách này tuân thủ các chuẩn mực kế toán.
Giá trị hàng hoá, tài sản, chi phí mua hàng thấp hơn thực tế.
+ Tính đầy đủ: hàng hoá, tài sản đã nhận được hoặc đã phát sinh chi phí nhưng chưa ghi vào khoản phải trả.
+ Ghi chép: giá trị hàng mua, chi phí ghi sổ thấp hơn thực tế.
+ Tính đúng kì:hàng hoá hoặc tài sản đã nhận được hoặc đã phát sinh trong kì này nhưng ghi nợ trong kì sau.
Hàng bán trả lại nhà cung cấp cao hơn thực tế
+ Tính hiện hữu: ghi giảm khoản phải trả, hàng chưa trả lại.
+ Ghi chép: ghi giảm khoản phải trả cao hơn thực tế.
+ Tính đúng kì:hàng trả lại kỳ sau ghi giảm khoản phải trả trong kỳ này.
Giá trị thanh toán nợ cao hơn thực tế
+ Tính hiện hữu: ghi sổ thanh toán nhưng chưa trả tiền.
+ Ghi chép: ghi sổ thanh toán cao hơn thực tế.
+ Tính đúng kỳ: trả tiền thanh toán kỳ sau ghi sổ thanh toán kỳ này.
Số dư khoản phải trả người bán
+ Phản ánh giá trị: số dư khoản phải trả người bán không được phản ánh đúng.
+ Trình bày số dư phải trả người bán không hợp lý.
Bảng 14: CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN
STT
Thủ tục kiểm toán
Người thực hiện
Tham chiếu
I
Kiểm tra hệ thống kiểm soát
1
Kiểm tra đánh giá hệ thống KSNB ( các quy định) của công ty đối với các khoản phải trả người bán
2
Kiểm tra phương pháp hạch toán và công nhận khoản phải trả người bán
3
Xem xét tính chất hợp lý và hợp pháp của các khoản vay về hình thức, thời hạn thanh toán đối với gốc và lãi
II
Phân tích soát xét
1
Xác định tỉ trọng các khoản phải trả ngắn hạn vơi tổng số công nợ phải trả
2
Phân tích tuổi nợ của từng khoản nợ để có kế hoạch trả nợ
3
Phân tích tỷ suất khả năng thanh toán chung và khả năng thanh toán nhanh
III
Kiểm tra chi tiết đói với mua hàng và chi phí mua hàng
1
Đối chiếu số dư đầu năm, tổng phát sinh và số dư cuối năm trên BCĐKT, sổ chi tiết, bảng tổng hợp nhập-xuất-tồn NVL
2
Kiểm tra tính đầy đủ của nghiệp vụ mua hàng
3
Kiểm tra tính đúng kỳ của nghiệp vụ mua hàng: chọn ra một số nghiệp vụ nua hàng trong 5 đến 10 ngày trước hoặc sau ngày khoá sổ kế toán để kiểm tra việc chia cắt niên độ có phù hợp không :
Soát xét phiếu nhập, hoá đơn mua trước và sau ngày khoá sổ để kiểm soát đối với “hàng trong kho” và “hàng không ở trong kho”
Đối chiếu lô hàng nhập cuối cùng vơi tài khoản phải trả thương mại và số hàng tồn kho.
IV
Kết luận
1
Hoàn thiện giấy tờ làm việc và giải quyết những vấn đề còn tồn tại
2
Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý
3
Lập bảng tổng hợp nhận xét cho các khoản mục thực hiện
2.3.Thực hiện kiểm toán.
Sau khi đã lập kế hoạch kiểm toán chi tiết như ở trên, công ty tiến hành thực hiện các bước công việc theo đúng các thủ tục đã đưa ra.Sau đây sẽ là việc thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng tai công ty B và kiểm toán các khoản phải trả người bán tại công ty A.
2.3.1.Kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán do AVA thực hiện tại công ty A.
Công ty A là công ty chuyên về hoạt động sản xuất kinh doanh nên các khoản công nợ chiếm tỷ trọng lớn trong đó có các khoản phải trả nhà cung cấp.KTV tại AVA thực hiện kiểm toán các khoản công nợ theo đúng các chương trình kiểm toán mẫu phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam cũng như các quy định đã được áp dụng. Để tiến hành kiểm toán KTV yêu cầu kế toán cung cấp các thông tin cụ thể sau :
Các BCTC của năm 2007
Bảng tổng hợp thanh toán với người bán
Các sổ chi tiết thanh toán với người bán.
Bảng kê số phát sinh tài khoản phải trả người bán
Sổ nhật ký mua hàng, báo cáo nhận hàng.
Sổ cái tài khoản phải trả người bán, tài khoản hàng tồn kho.
Biên bản đối chiếu công nợ.
Báo cáo kiểm toán năm trước.
Sổ cái và sổ chi tiết tài khoản tiền gửi ngân hàng, tiền mặt.
Các chứng từ và tài liệu liên quan khác…
Các kết quả kiểm toán được trình bày trên giấy tờ làm việc của KTV như sau :
2.3.1.1.Kiểm toán tổng hợp khoản phải trả người bán.
Sau đây sẽ là bảng tổng hợp về khoản phải trả người bán đã được kiểm tra đối chiếu và tổng hợp lại từ số liệu trên bảng kê số phát sinh phải trả người bán với số liệu trên BCTC và phản ánh trên giấy tờ làm việc của KTV tại AVA như sau :
Bảng 15: TRÍCH GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV
CÔNG TY TNHH T Ư VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAMVIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY CO.LTD (AVA)Số 160 Phơng Liệt - Thanh Xuân - Hà NộiTel: 04.868 9566 Webside: www.ava.pro.vn
Professional services
Tên khách hàng :Công ty A....................................................Niên độ : 2007.............................................................Khoản mục : phải trả người bán........................................Bước công việc : Tổng hợp phải trả ngưòi bán (TK 331).......
Tham chiếu : ………………Người thực hiện: PTH………
Ngày thực hiện : 07/03/2008..…
Mã KH
Tên KH
31/12/2006
31/12/2007
Ghi chú
Dư Nợ
Dư Có
NMBB015
Anh Việt
-
351.300
(*)
NMBB060
Ban quản lý cụm Công nghiệp Hà Tây
-
5.000.000.000
NMBH014
Chi nhánh công ty cổ phần bột giặt LIX
-
3.976.560
NMBB076
Chi nhánh công ty cổ phần vận tải 1 Traco HN
-
66.000.001
NMBC035
Công ty Bảo Minh Thăng Long
-
23.337.000
NMBB078
Công ty cổ phần nồi hơi Việt Nam
-
17.681.000
ü
NMBB058
Công ty cổ phần Phần mềm quản lý doanh nghiệp
-
3.600.000
NMBH019
Công ty TNHH chứng khoán ACB – chi nhánh HN
-
45.000.000
(*)
NMBH002
Công ty cổ phần dịch vụ đường sắt Hải Phòng
-
1.385.400.645
NMBB104
Công ty cổ phần thương mại vận tải Hà Lào
-
723.237.200
ü
NNNB005
Công ty thương mại Hồng Phúc
-
2.356.954.495
NMBB066
Công ty TNHH môi trường đô thị Thăng Long
-
20.000.000
(*)
NMBM036
Công ty TNHH sản xuất Thành Tín
-
45.863.280
NMBH005
Công ty TNHH Tân Thành Đồng
-
11.709.400
NMBB024
Công ty TNHH Trường Nam
-
5.829.832
ü
NMBB051
Công ty TNHH vận tải Việt Đức
-
15.608.880
NMBB009
Công ty vận chuyển Hải Phòng
-
2.230.000
ü
NMBB004
Công ty xây lắp Bắc Sơn
-
2.220.300
ü
NMBB007
Điện lực Thanh Xuân
-
66.531.152
NMBM050
HTX Toàn Thắng
-
9.896.579
NMBB029
HTX vận tải Hải Hà
-
22.330.875
NMBC013
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam
-
16.163.100
(*)
NNNB013
PCM INDUSTRIAL LIMITED
-
1.561.061.088
(*)
TCCD004
Trương Văn Minh
-
62.894.565
NMBB002
Trung tâm cung cấp dịch vụ bảo vệ - công ty Thăng Long
-
19.999.337
(*)
Người kiểm tra:
Ngày kiểm tra :
Kết luận :
Số liệu đã khớp đúng giữa Sổ chi tiết và Sổ cái, Bảng cân đối kế toán.
Các ký hiệu ghi chú :
(*) : Khớp đúng số liệu giữa biên bản xác nhận nợ của hai đơn vị tại ngày 31/12/2007.
ü: Đã gửi thư xác nhận nợ.
2.3.1.2.Kiểm tra chi tiết phải trả người bán.
* Kiểm tra giá trị và phản ánh trên tài khoản phải trả người bán.
KTV sẽ thực hiện chọn mẫu theo đối tượng có số phát sinh và số dư cuối kỳ lớn.Cụ thể tại công ty A KTV chọn ra một số nghiệp vụ được thể hiện trên giấy làm việc như sau :
Bảng 16: TRÍCH GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV
CÔNG TY TNHH T Ư VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAMVIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY CO.LTD (AVA)Số 160 Phơng Liệt - Thanh Xuân - Hà NộiTel: 04.868 9566 Webside: www.ava.pro.vn
Professional services
Tham chiếu : ………………Người thực hiện: PTH………Ngày thực hiện : 07/03/08
Tên khách hàng : .Công ty A...................................................Niên độ : .2007................................................................Khoản mục : ..phải trả người bán...........................................
Bước công việc : .Kiểm tra chi tiết tài khoản 331………......
CHỨNG TỪ
NỘI DUNG
TKĐƯ
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
SH
NT
NỢ
CÓ
PN-NK110
11/02/07
Nhập # 004/07,
TK 1430
1512
12.858.000
(1)
PN-NK132
28/02/07
Nhập # 006/07, TK 1264 + 1241
1512
100.137.780
(1)
PN-NK181
26/03/07
Nhập # 004/07, TK 1430 &1664
1512
535.492.582
(1)
PN-NK215
12/04/07
Nhập HĐ 004/07, TK1664+1680+
1686
1512
1.288.099.606
(1)
UNC 307TTDD
29/04/07
TT tiền hợp đồng No004/07-Haso/XNK
1512
3.327.429.547
(2)
PN-NK243
18/05/07
Nhập # 006/07, TK 1271+1295+1302
1512
300.314.400
(1)
PN-NK264
27/05/07
Nhập # 004/07, TK 740
1512
12.189.971
(1)
PN-NK287
07/06/07
Nhập # 008/07, TK 1713
1512
381.102.428
(1)
PKT 610 TTNN
26/06/07
Trả trước tiền HĐ số 016/07
1121
7.592.120.000
(2)
PN-NK315
19/08/07
Nhập # 013/07, TK 2245
1512
360.964.450
(1)
PN-NK341
31/08/07
Nhập # 014/07, TK 2057
1512
86.276.325
(1)
PN-NK370
17/09/07
Nhập # 014/07, TK 2179
1512
135.917.992
(1)
PKT 11 TTDT.1
10/10/07
TT tiền HĐ No 013/07
1121
2.701.600.200
(2)
PKT 11 TTDT.2
21/10/07
TT tiền HĐ No014/07
1121
3.947.736.190
(2)
PN-NK403
05/11/07
Nhập # 015/07, TK 2522
1512
432.249.038
(1)
PN-NK421
16/11/07
Nhập # 016/07, TK 2268
1512
161.091.965
(1)
PKT BTH 107
03/12/07
Bù trừ tiền đã trừ qua TT với Hồng Phúc
1388
13.783.742
(3)
PKT 712 TTNN
31/12/07
TT tiền HĐ 015/07
1121
3.937.087.861
(2)
PKT HT 07.1
31/12/07
Bổ sung giá trị hàng nhập thiếu của Hồng Phúc
1388
49.221.138
(3)
Số dư đầu năm
Số dư cuối năm
6.657.769.825
49.516.443.164
Người kiểm tra:
Ngày kiểm tra :
Các ký hiệu ghi chú :
(1) Kiểm tra các hoá đơn, bảng kê chi tiết, phiếu nhập kho và báo cáo nhận hàng.
(2) Kiểm tra các chứng từ thanh toán.
(3) Các khoản bù trừ với Hồng Phúc. Đã kiểm tra phiếu xuất kho, hoá đơn…
Kết luận :
Số liệu đã khớp trên đúng trên sổ chi tiết, biên bản đối chiếu công nợ và Bảng cân đối kế toán.
Khoản phải trả công ty Hồng Phúc của công ty A không có sai phạm trọng yếu.
* Kiểm tra tính đúng kỳ của việc ghi nhận nợ.
Sai phạm về tính đúng kỳ của việc ghi nhận nợ có thể xảy ra theo hai khả năng :khả năng thứ nhất là hàng mua kỳ này nhưng công nợ được ghi nhận vào kỳ sau làm cho công nợ của kỳ này bị giảm đi so với thực tế, khả năng thứ hai là đã ghi nhận công nợ cho hàng mua kỳ này nhưng thực tế các nghiệp vụ lại phát sinh ở kỳ sau làm tăng khoản công nợ phải trả.Trong đó thường bị sai phạm ở khả năng thứ nhất nhiều hơn. Để tiến hành kiểm tra tính đúng kỳ KTV sẽ chọn mẫu một số nghiệp vụ mua hàng tại thời điểm trước thời điểm khoá sổ 5 hoặc 10 ngày.
Bảng 17: TRÍCH GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAMVIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY CO.LTD (AVA)Số 160 Phơng Liệt - Thanh Xuân - Hà NộiTel: 04.868 9566 Webside: www.ava.pro.vn
Professional services
Tên khách hàng : .Công ty A...................................................Niên độ : .2007................................................................Khoản mục : ..phải trả người bán...........................................
Bước công việc : .Kiểm tra chi tiết tài khoản 331………......
Tham chiếu : ………………Người thực hiện: PTH………Ngày thực hiện : 07/03/08
CHỨNG TỪ
NỘI DUNG
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
SH
NT
PN-NK512
25/12/07
Mua NVL của công ty sản xuất Thành Tín
45.863.280
(*)
UNC 548 TTDD
26/12/07
Thanh toán tiền cho công ty TNHH Trường Nam
5.829.832
ü
PN-NK521
28/12/07
Mua NVL của HTX Toàn Thắng
9.896.597
ü
UNC 554
30/12/07
Thanh toán tiền cho công ty Hồng Phúc
535.495.582
ü
PKT 713 TTNN
31/12/07
Thanh toán tiền cho Trương Văn Minh
62.894.565
ü
Người kiểm tra:
Ngày kiểm tra :
Các ký hiệu ghi chú:
(*) Chưa hạch toán đúng
ü Số liệu đối chiếu khớp đúng với sổ chi tiết TK 331, TK 111, TK 112 và hoá đơn.
Kết luận :sau khi đã tiến hành chọn mẫu như trên, KTV còn thấy một nghiệp vụ mua NVL của công ty sản xuất Thành Tín trị giá 45.863.280đ (chưa bao gồm VAT) về nhập kho ngày 25/12/07 nhưng đến ngày 31/12/07 chưa có hoá đơn vềnhưng kế toán đã căn cứ vào khối lượng NVL thực tế nhập kho và hợp đồng để định khoản.Dẫn đến kết quả công nợ thấp hơn so với thực tế.
* Kiểm tra chứng từ
Công việc kiểm tra chứng từ thực tế được kết hợp song song với kiểm tra tính đúng đắn của việc hạch toán và phản ánh các khoản phải trả.Việc kiểm tra chứng từ thường tập trung vào việc xem xét các yếu tố cơ bản của chứng từ , việc định khoản và phê chuẩn trên chứng từ.Việc kiểm tra chứng từ cũng là một yếu tố hết sức quan trọng giúp KTV đưa ra ý kiến của mình trên báo cáo kiểm toán và thư quản lý.Thông thường số lượng chứng từ ở các công ty đều rất nhiều, vì vậy KTV không thể kiểm tra chi tiết hết tất cả các chứng từ đó.Chính vì vậy KTV cũng tiến hành chon mẫu các nghiệp vụ có số phát sinh lớn hoặc của các nhà cung cấp có số dư biến động bất thường.
* Gửi thư xác nhận số dư nợ phải trả người bán
Để chứng minh các khoản nợ của công ty là có thật và chính xác KTV phải tiến hành gửi thư xác nhận đối với các nhà cung cấp. Điều này để kiểm tra tính đúng đắn của số dư tài khoản phải trả người bán, thông qua đó giúp phát hiện những khoản phải trả chưa được ghi sổ hay ghi nhận không đúng thực tế. Để thực hiện gửi thư xác nhận KTV và Ban giám đốc khách hàng phải thống nhất về phạm vi và quy mô mẫu chọn.Tại AVA, KTV tiến hành chọn 5 nhà cung cấp có số phát sinh lớn và có số biến động bất thường trong năm để tiến hành gửi thư xác nhận (theo giấy làm việc).
Việc gửi thư xác nhận được tiến hành càng sớm càng tốt (thường vào ngày đầu tiên đến khách hàng) vì nếu để rời khách hàng mà vẫn không nhận được phúc đáp từ phía nhà cung cấp của khách hàng (kể cả sau khi đã gửi lần thứ hai), KTV không thể quay trở lại khách hàng để thực hiện các thủ tục thay thế nhằm có được bằng chứng hợp lý đảm bảo cho ý kiến của mình về khoản phải trả nhà cung cấp.Thư xác nhận cũng như thư phúc đáp đều được gửi và nhận trực tiếp giữa KTV và nhà cung cấp để tránh sự can thiệp của khách hàng.Vì sự xác nhận này là một bằng chứng có giá trị và làm giảm thiểu rất nhiều công việc kiểm tra chi tiết.
Bảng 18: MẪU THƯ XÁC NHẬN
Hà Nội ngày 14 tháng 02 năm 2008
THƯ XÁC NHẬN SỐ DƯ
Kính gửi: công ty cổ phần thương mại vận tải Hà Lào.
Địa chỉ: 370 đường Khánh Yên – P.Phố Mới – TP Lào Cai.
Tel: 020.835754 Fax: 020.252896
Để phục vụ cho yêu cầu kiểm toán hàng năm, xin quý vị vui lòng xác nhận các thông tin dưới đây tại thời điểm 31/12/07 (nếu có sự chênh lệch xin điền số liệu mà quý vị đang theo dõi vào bên cạnh). Sau đó quý vị ký đóng dấu (nếu có) và gửi trực tiếp cho KTV của chúng tôi theo địa chỉ dưới đây trước ngày 20/02/2008.
Kiểm toán viên : Phạm Thị Hường
Công ty Tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA)
Số 160 Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội
ĐT : 84-4-8689566 - Fax : 84.4-8686248
Xin lưu ý rằng việc xác nhận này để phục vụ cho việc đối chiếu số liệu của kiểm toán chứ không phải yêu cầu thanh toán.Cũng xin lưu ý rằng các khoản thanh toán phát sinh sau ngày 31/12/2007 không bao gồm trong số liệu này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Công ty A
(Ký tên, đóng dấu)
T/L Giám đốc
Trưởng phòng tài chính kế toán
Lê Hải Sơn
Chúng tôi xác nhận rằng khoản công nợ của chúng tôi với công ty cổ phần A tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2007 như sau:
Chúng tôi phải thu công ty A
Số tiền là : 723.237.200
(Bảy trăm hai mươi ba triệu hai trăm ma mươi bảy ngàn hai trăm đồng)
Chúng tôi phải trả công ty A
Ký tên, đóng dấu
Giám đốc
Ngô Văn Kỷ
Bảng 19: TRÍCH GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV
CÔNG TY TNHH T Ư VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAMVIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY CO.LTD (AVA)Số 160 Phơng Liệt - Thanh Xuân - Hà NộiTel: 04.868 9566 Webside: www.ava.pro.vn
Professional services
Tên khách hàng : ..Công ty A....................................................Niên độ : .2007.............................................................Khoản mục :.phải trả người bán......................................... Bước công việc :Tổng hợp gửi thư xác nhận..........................
Tham chiếu : ………………Người thực hiện:…PTH….
Ngày thực hiện:…07/03/08
Đơn vị : VNĐ
STT
TÊN NHÀ CUNG CẤP
ĐỊA CHỈ
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
1
Công ty CPTM Hà Lào
P.Phố Mới – TP Lào Cai
723.237.200
ü
2
Công ty vận chuyển Hải Phòng
TP hải Phòng
2.230.300
ü
3
Công ty TNHH Trường Nam
Hà Nội
5.829.832
ü
4
Công ty xây lắp Bắc Sơn
Hà Nội
2.220.300
ü
5
Công ty cổ phần nồi hơi VN
Hà Nội
17.681.000
ü
Người kiểm tra:
Ngày kiểm tra :
Ký hiệu : - ü đã nhận được thư xác nhận và không có chênh lệch
2.3.2.Kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán do AVA thực hiện tại công ty B.
Công ty B là công ty chuyên về cung cấp dịch vụ nên các nghiệp vụ mua hàng – thanh toán không trọng yếu nhưng số lượng các nghiệp vụ cũng nhiều.Tại công ty B KTV kiểm tra nghiệp vụ mua hàng theo dõi trên tài khoản 156 – hàng hoá.Sự khác biệt giữa kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán tại công ty B là tập trung vào việc kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng có đúng thủ tục quy định, có sự phê duyệt đầy đủ và được ghi nhận kịp thời hay không.
2.3.2.1.Kiểm tra tổng hợp nghiệp vụ mua hàng.
KTV thu thập các số liệu tổng hợp về hàng hoá mua vào từ bảng tổng hợp và bảng kê nhập xuất tồn kho hàng hoá.Cụ thể trích giấy tờ làm việc của KTV như sau:
Bảng 20: TRÍCH GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAMVIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY CO.LTD (AVA)Số 160 Phơng Liệt - Thanh Xuân - Hà NộiTel: 04.868 9566 Webside: www.ava.pro.vn
Professional services
Tên khách hàng :..Công ty B.............................................Niên độ :.2007...........................................................Khoản mục :.hàng hoá.....................................................Bước công việc.:.kiểm tra tài khoản 156............................
Tham chiếu : ………………Người thực hiện :…PTH…
Ngày thực hiện :…02/04/08
Đơn vị : VNĐ
KHOẢN MỤC
SỐ KH 31/12/2007
ĐIỀU CHỈNH
SỐ KIỂM TOÁN 31/12/2007
Hàng công ty
96.324.561
-
96.324.561
Hàng tự doanh
12.638.182
-
12.638.182
Chi nhánh LC
54.191.146
-
54.191.146
Chi nhánh QN
58.251.108
-
58.251.108
Cộng
221.404.997
221.404.997
Người kiểm tra:
Ngày kiểm tra :
Ta có : - Hàng hoá tại trụ sở chính: (1) + (2) = 108.962.743
Kết luận : số liệu khớp đúng giữa Sổ chi tiết với Sổ cái, Bảng cân đối kế toán.
2.3.2.2.Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ mua hàng tại công ty B.
Kiểm tra tính đầy đủ của nghiệp vụ mua hàng.
Bảng 21: TRÍCH GIẤY TỜ LÀM VIỆC CỦA KTV
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAMVIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY CO.LTD (AVA)Số 160 Phơng Liệt - Thanh Xuân - Hà NộiTel: 04.868 9566 Webside: www.ava.pro.vn
Professional services
Tên khách hàng : ...Công ty B.................................................Niên độ : .....2007........................................................Khoản mục : ... Hàng mua.................................................Bước công việc : .Kiểm tra việc ghi nhận giá trị vật tư............
Tham chiếu : ………………Người thực hiện: PTH………………Ngày thực hiện :02/04/08…………
Đơn vị : VNĐ
VẬT TƯ
KTV kiểm tra
Số phản ánh trên sổ kho
Số lượng
Thành tiền
Số lượng
Thành tiền
Mua vật tư
2
13.200.000
2
13.200.000
Mua vật tư
1
6.600.000
1
6.600.000
Mua vật tư
2
14.000.000
2
14.000.000
Mua vật tư
3
21.000.000
3
21.000.000
Mua vật tư
1
6.550.000
1
6.550.000
Mua vật tư
3
19.500.000
3
19.500.000
Mua vật tư
2
13.000.000
2
13.000.000
Mua vật tư
4
28.000.000
4
28.000.000
Cộng
18
121.850.000
18
121.850.000
Người kiểm tra:
Ngày kiểm tra :
Kết luận : đã khớp đúng giữa số liệu trên Sổ kho và số liệu KTV tính toán được.
Kiểm tra tính đúng kỳ của các nghiệp vụ mua hàng.
Các sai phạm có thể xảy ra đối với tính đúng kỳ của nghiệp vụ mua hàng cũng tương tự như ở các khoản phải trả.Có hai khả năng có thể xảy ra :một là hàng mua ở kỳ này nhưng đến kỳ sau mới được ghi sổ, hai là ghi sổ nhầm các nghiệp vụ phát sinh ở kỳ kế toán sau. Trong đó khả năng thứ nhất dễ xảy ra hơn.Chính vì vậy để kiểm tra mục tiêu này KTV cũng tiến hành tương tự như khoản phải trả.KTV chọn ra một số nghiệp vụ có số phát sinh lớn hay bất thường trong khoảng 5 đến 10 ngày trước và sau thời điểm khoá sổ, ngoài ra phải thu thập hoá đơn của người bán, phiếu nhập kho, báo cáo nhận hàng, sổ Nhật ký mua hàng và Sổ chi tiết thanh toán với người bán liên quan đến các nghiệp vụ này.Cần tiến hành so sánh , đối chiếu ngày trên các chứng từ sổ sách để xác minh các nghiệp vụ có được ghi sổ đúng kỳ hay không.
Để kiểm tra tính đúng kỳ của các nghiệp vụ mua hàng KTV đã tiến hành chọn mẫu ra 3 nghiệp vụ mua hàng cuối cùng của năm 2007 và 3 nghiệp vụ mua hàng đầu năm 2008 từ Sổ Nhật ký mua hàng , đối chiếu ngày mua trên sổ với ngày nhập trên phiếu nhập kho và ngày trên hoá đơn của người bán.Cụ thể kết quả được trình bày trên giấy làm việc như sau :
Bảng 22: TRÍCH GIẤY LÀM VIỆC CỦA KTV
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAMVIET NAM AUDITING AND ACCOUNTING CONSULTANCY CO.LTD (AVA)Số 160 Phơng Liệt - Thanh Xuân - Hà NộiTel: 04.868 9566 Webside: www.ava.pro.vn
Professional services
Tên khách hàng : .Công ty B....................................................Niên độ : ...2007..........................................................Khoản mục : ..hàng mua....................................................Bước công việc :Kiểm tra tính đúng kỳ của nghiệp vụ mua hàng
Tham chiếu : ………………Người thực hiện: …PTH……………Ngày thực hiện : 02/04/08……………
Đơn vị : VNĐ
NGÀY GHI SỔ
NỘI DUNG
PHIẾU NHẬP KHO
SỐ TIỀN
GHI CHÚ
SH
NT
25/12/2007
Mua thiết bị tại hội chợ Quảng Ninh
1312
25/12/07
13.240.365
V
26/12/2007
Mua vé máy bay của hãng hàng không Việt Nam
1316
26/12/07
72.404.256
V
31/12/2007
Mua vật tư của công ty Hanover
1350
31/12/07
149.500.000
V
02/01/2008
Mua thiết bị tại Hội chợ expo
01
02/01/08
25.500.000
V
03/01/2008
Mua vật tư của công ty sản xuất thiết bị gian hàng
03
03/01/08
34.902.250
V
04/01/2008
Mua thiết bị của công ty viễn thông
06
04/01/08
12.028.954
V
Người kiểm tra:
Ngày kiểm tra :
Kết luận :số liệu đối chiếu khớp đúng trên phiếu nhập kho, hoá đơn của người bán, sổ chi tiết phải trả người bán. Hàng nhập mua được phản ánh đầy đủ và kịp thời.
2.4.Kết thúc kiểm toán.
Đây là giai đoạn cuối cùng của một cuộc kiểm toán.Trong giai đoạn này KTV của AVA sẽ thực hiện các bước công việc sau :
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC.
- Đánh giá soát xét lại kết quả.
- Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và lập báo cáo dự thảo.
- Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
2.4.1.Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính.
Đây là một bước công việc quan trọng không thể thiếu giúp cho KTV đưa ra ý kiến kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Để thực hiện tốt bước công việc này KTV thực hiện các thủ tục được áp dụng tại công ty khách hàng như sau :
Xem xét lại các báo cáo nội bộ, ghi chú BCTC, các sổ sách và các biên bản sau ngày lập BCTC.
Thu thập thư giải trình của Ban giám đốc công ty khách hàng.
Phỏng vấn Ban giám đốc, kế toán trưởng về sự thay đổi cơ cấu tài sản, cơ cấu vốn, tình trạng hiện hành của các khoản mục chưa được giải quyết vào ngày lập BCTC.
Sau khi tiến hành kiểm toán tại hai công ty khách hàng A và B, KTV khẳng định : “Theo nhận định của BGĐ xét trên các khía cạnh trọng yếu, không có sự kiện bất thường nào xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán làm ảnh hưởng đến tình hình tài chính và hoạt động của công ty cần thiết phải điều chỉnh hoặc trình bày trên BCTC cho kỳ hoạt động từ 01/01/2008 đến 21/12/2008”.
2.4.2. Đánh giá soát xét lại kết quả.
2.4.2.1.Nhận xét chung.
Sau khi đã thu thập đầy đủ các bằng chứng KTV nhận xét rằng: các khoản mục trên BCTC của đơn vị được trình bày một cách trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu.Trong đó khoản nợ phải trả đã được tiến hành kiểm tra chi tiết từ bảng tổng hợp công nợ phải trả, bảng kê tài khoản 331, các Sổ chi tiết và các chứng từ liên quan khác.Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề sau:
- Kế toán đơn vị công ty A đã hạch toán công nợ thấp hơn so với thực tế :mua NVL của công ty sản xuất Thành Tín với số tiền (chưa bao gồm VAT) là 45.863.280đ (VAT 10%) kế toán đơn vị mới chỉ hạch toán giá trị NVL mà chưa phản ánh thuế giá trị gia tăng đần vào.
Cụ thể đơn vị hạch toán như sau : Nợ TK 152 : 45.862.280đ
Có TK 331 : 45.863.280đ
Ý kiến của KTV cần điều chỉnh thêm như sau :
Nợ TK 138 : 4.586.228đ
Có TK 331 : 4.486.228đ
Khi hoá đơn đã về: định khoản Nợ TK 133: 4.586.228đ
Có TK 138: 4.586.228đ
Ngoài các bút toán điều chỉnh như trên KTV nhận thấy ở cả hai công ty khách hàng A và B không có sai sót nào cần điều chỉnh.
2.4.2.2.Kết luận.
Sau khi đã xem xét lại các vấn đề như trên KTV sẽ đưa ra các kết luận kiểm toán:
Công ty A: KTV đánh giá khoản mục mua hàng và khoản phải trả người bán tại ngày kết thúc niên độ sau khi đã được điều chỉnh được phản ánh trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu.
Công ty B: KTV đưa ra kết luận rằng khoản mục mua hàng và khoản phải trả người bán tại ngày 31/12/2007 được phản ánh trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu.
2.4.3.Hoàn thiện hồ sơ kiểm toán và lập báo cáo dự thảo.
Kết thúc quá trình kiểm toán, các KTV tiến hành tổng hợp các bằng chứng thu thập được, soát xét tổng hợp lại các giấy tờ làm việc của mình để chuẩn bị lập báo cáo kiểm toán.Sau khi tiến hành thu thập thư giải trình của BGĐ khách hàng và lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán, KTV lập Báo cáo dự thảo. Báo cáo dự thảo này sẽ được gửi cho khách hàng xem xét để đi đến thống nhất số liệu và các bút toán điều chỉnh.Cuối cùng căn cứ vào kết quả thống nhất với khách hàng và kết quả soát xét lần cuối của BGĐ, KTV tiến hành lập Báo cáo kiểm toán thích hợp phát hành cho khách hàng. Như vậy trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức, hồ sơ kiểm toán phải trải qua ba lần soát xét chặt chẽ:
Soát xét của trưởng nhóm kiểm toán đối với giấy tờ làm việc của nhóm KTV.
Soát xét của trưởng phòng kiểm toán đối với hồ sơ kiểm toán và Báo cáo kiểm toán dự thảo.
Soát xét lần cuối của BGĐ công ty đối với hồ sơ kiểm toán và Báo cáo kiểm toán dự tháo để lập Báo cáo kiểm toán chính thức.
2.4.4.Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý.
Sau khi đã được BGĐ thống nhất về Báo cáo kiểm toán dự thảo, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có).Báo cáo kiểm toán của công ty AVA được lập theo đúng mẫu quy định của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam ban hành.
Báo cáo kiểm toán được lập thành hai bản trong đó một bản gửi cho BGĐ và các cổ đông của công ty, một bản sao lưu lại trong hồ sơ kiểm toán để làm tài liệu cho các cuộc kiểm toán sau.
2.5.Tổng kết quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán của công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA).
2.5.1.So sánh việc thực hiện kiểm toán giữa hai khách hàng A và B.
Nhìn chung công việc kiểm toán thực hiện tại hai khách hàng A và B đèu tuân theo quy trình kiểm toán chung về mua hàng – thanh toán tại AVA.Nhưng do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của hai công ty là khác nhau nên vẫn có sự khác nhau trong quá trình áp dụng các thủ tục kiểm toán cho từng khoản mục.Ngay trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán KTV đã đánh giá hệ thống KSNB ở cả hai công ty là đáng tin cậy.
Cụ thể ở công ty A, KTV tập trung vào kiểm toán khoản phải trả người bán – là một khoản mục có giá trị lớn và số nghiệp vụ phát sinh nhiều.Ngược lại ở công ty B, KTV tập trung vào các nghiệp vụ mua hàng.Ngoài ra do đặc điểm hạch toán tại từng công ty là khác nhau nên có những ảnh hưởng khác nhau trong việc thực hiện kiểm toán của KTV.
Tại công ty A, KTV thực hiện thủ tục gửi thư xác nhận khá tốt còn tại công ty B việc xác định chính xác giá trị hàng mua cũng được thực hiện một cách hiệu quả.
Ở cả hai công ty KTV đều đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần, nhưng tại
công ty A sau khi thống nhất điều chỉnh một khoản công nợ KTV mới đưa ra ys kiến chấp nhận toàn phần, còn tại công ty B không có nghiệp vụ nào cần pahỉ điều chỉnh.
2.5.2.Khái quát trình tự thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán tại công ty AVA.
Tại hai công ty khách hàng A và B đều được thực hiện theo quy trình kiểm toán mua hàng – thanh toán chung theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Quy trình kiểm toán chung đó có thể được khái quát lại theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN.
Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán
Lập và công bố Báo cáo kiểm toán
Soát xét bằng chứng thu thập được và các bút toán điều chỉnh
Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC
Kết thúc kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết
Thực hiện thủ tục phân tích
Lập
kế
hoạch
kiểm
toán
Thu thập thông tin cơ sở
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng, thực hiện thủ tục phân tích.
Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán
Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và thiết kế chương trình kiểm toán
Thực hiện thủ tục kiểm soát
Chương III
MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG – THANH TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH TƯ VẤN KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN VIỆT NAM.
3.1.Nhận xét và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động kiểm toán đối với chu trình mua hàng – thanh toán do AVA thực hiện.
3.1.1.Những thuận lợi và khó khăn của công ty.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì kiểm toán đã trở thành một ngành không thể thiếu. Mới ra đời và hoạt động chưa được bao lâu nhưng công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) đã có một vị thế nhất định trong ngành.Số lượng khách hàng mà công ty phục vụ rất đa dạng và rộng lớn trên nhiều lĩnh vực.Những thành công đó là do sự nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể nhân viên công ty cũng như công ty có một đội ngũ KTV với nhiều kinh nghiệm. Do là công ty mới thành lập nên đội ngũ nhân viên của công ty còn khá trẻ, đều rất năng động, sáng tạo,ham học hỏi và đã được đào tạo bài bản trong các lĩnh vực tài chính, kế toán và kiểm toán tại các trường đại học trong nước và quốc tế.Công ty còn tổ chức các khoá học đào tạo cho nhân viên khi kết thúc mùa kiểm toán để cập nhật kịp thờì các thay đổi của nhà nước.Bên cạnh đó các kiểm toán viên của công ty AVA luôn sẵn sàng đưa ra những lời tư vấn cần thiết giúp cho hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như công tác kế toán của công ty khách hàng ngày càng hoàn thiện hơn và hoạt động một cách hữu hiệu nhất.Chính sự nhiệt tình và hiểu biết của kiểm toán viên tại AVA đã tạo ra một khồng khí làm việc thoải mái hiệu quả và chiếm được nhiều cảm tình của khách hàng.Ngoài ra để giúp đỡ các sinh viên mới ra trường còn có nhiều bỡ ngỡ hoặc các trợ lý kiểm toán chưa có nhiều kinh nghiệm công ty thường tổ chức cho nhân viên mới được đi cùng những kiểm toán viên đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nhóm kiểm toán tạo cơ hội cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.Do vậy được học tập tìm hiểu tại AVA là một cơ hội tốt cho em.
Công ty AVA có được những thành công nhất định đó bởi công ty đã xây dựng được cho mình một chương trình kiểm toán từ việc thiết lập kế hoạch đến tiến hành kiểm toán là rất khoa học, hợp lý dựa trên các nguyên tắc kế toán, kiểm toán cũng như các chuẩn mực đã được ban hành. Hơn nữa sự linh hoạt sáng tạo của kiểm toán viên trong việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán trong chương trình kiểm toán mẫu cho từng khoản mục là điểm nổi bật của AVA.Kiểm toán viên căn cứ vào từng trường hợp cụ thể của từng cuộc kiểm toán để cân nhắc, lựa chọn các thủ tục kiểm toán thích hợp từ các thủ tục có sẵn trong chương trình kiểm toán mẫu,sửa đổi các thủ tục đó nếu cần thiết.Trưởng nhóm kiểm toán cũng có thể thiết kế các thủ tục kiểm toán bổ sung theo đánh giá của nhóm kiểm toán,các thủ tục kiểm toán được đưa ra trong chương trình kiểm toán mẫu là chưa bao quát được hết các sai sót tiềm tàng có liên quan hoặc chưa đủ các hướng dẫn cần thiết cho việc kiểm tra tài khoản.Tuy nhiên cần thấy vai trò của chương trình kiểm toán mẫu chỉ mang tính hỗ trợ. Để chương trình kiểm toán mẫu mang tính khả thi cho từng cuộc kiểm toán ở từng công ty khác nhau thì đòi hỏi phải có sự linh hoạt sáng tạo của kiểm toán viên trong việc lựa chọn và thiết kế các thủ tục phù hợp. Để làm được điều này kiểm toán viên phải thực sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng.Việc nắm bắt các rủi ro có thể xảy ra với các chu trình kiểm toán giúp kiểm toán viên tập trung vào hướng kiểm tra thích hợp,lựa chọn những thủ tục kiểm tra hiệu quả,giảm thiểu chi phí và thưòi gian kiểm tra chi tiết.Việc cập nhật và vận dụng các chuẩn mực kế toán, kiểm toán trong thực hiện công việc là yêu cầu bắt buộc đối với các kiểm toán viên của AVA và cũng như những người trong nghề kiểm toán nói chung.Việc nắm bắt vận dụng kịp thời các chuẩn mực sẽ đảm bảo cho công việc kiểm toán được thực hiện theo đúng kế hoạch và yêu cầu chung.
Bên cạnh những thành tựu nổi bật trên công ty còn gặp phải không ít những khó khăn trong quá trình hoạt động.Là một công ty thành lập được chưa lâu nên số lượng khách hàng của công ty còn chưa nhiều, công ty còn phải chịu một sức ép cạnh tranh khá lớn từ những công ty đã có tên tuổi như : KPMG, AASC, Deloitte, E & Y…Do kiểm toán là một lĩnh vực còn khá mới và có vai trò rất quan trọng nên số lượng các công ty kiểm toán ngày càng nhiều, đòi hỏi chất lượng dịch vụ kiểm toán ngày càng cao.Các công ty có xu hướng giảm thiểu chi phí kiểm toán để thu hút số lượng khách hàng. Đây chính là nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán và làm giảm số lượng khách hàng.
Không những thế AVA là một công ty còn khá non trẻ trên thị trường cung cấp dịch vụ chất xám chất lượng cao này, còn thiếu kinh nghiệm và nguồn lực, các chương trình kiểm toán do công ty xây dựng còn đang trong quá trình hoàn thiện.
Ngoài ra công ty còn chịu áp lực từ phía các doanh nghiệp được kiểm toán.Họ chưa nhận thức được tầm quan trọng cũng như lợi ích mà dịch vụ kiểm toán đem lại.Nhiều doanh nghiệp kiểm toán chỉ với mục đích đối phó hoặc theo yêu cầu của cấp trên mà không có sự hợp tác hay giúp đỡ kiểm toán viên trong quá trình thực hiện dẫn đến kết quả kiểm toán còn hạn chế.
3.1.2.Nhận xét trong từng giai đoạn kiểm toán.
Có thể nói các quy trình kiểm toán được xây dựng tại công ty AVA đã phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam cũng như quốc tế được thừa nhận. Có thể nhận xét về chương trình kiểm toán của công ty như sau :
Giai đoạn tiếp cận và lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.
Tiếp cận với khách hàng là bước thực hiện đầu tiên trong quy trình kiểm toán BCTC của AVA.Việc thực hiện tốt ngay từ công tác tiếp cận với khách hàng sẽ đảm bảo cho việc lập kế hoạch kiểm toán của AVA đạt hiệu quả cao, tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công của cuộc kiểm toán. Do đó AVA thường cử các lãnh đạo cao cấp của mình tham gia vào giai đoạn này như: trưởng phòng, chủ nhiệm kiểm toán.Thực tế cho thấy công tác tiếp cận với khách hàng được AVA tiến hành nhanh chóng, không gây khó khăn cho khách hàng, đưa ra các yêu cầu phù hợp do đó việc ký kết hợp đồng được diễn ra một cách nhanh chóng.Thủ tục ký kết hợp đồng được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc theo quy định hiện hành của pháp luật về Hợp đồng kinh tế và phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Công việc lập kế hoạch kiểm toán được AVA tiến hành một cách nhanh chóng, khoa học và hiệu quả, tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Trong bước này, KTV đã rất chú trọng thu thập, tìm hiểu các thông tin chi tiết về khách hàng thông qua việc quan sát, phỏng vấn, gặp gỡ trực tiếp với BGĐ khách hàng.
Đối với chu trình mua hàng – thanh toán việc lập kế hoạch đã tuân thủ qua các bước:
Chuẩn bị kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán.
Thu thập thông tin cơ sở về chu trình mua hàng – thanh toán.
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng và thực hiện thủ tục phân tích đối với chu trình mua hàng – thanh toán.
Đánh giá về trọng yếu và rủi ro trong chu trình.
Tìm hiểu HTKSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát đối với chu trình.
Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và lập chương trình kiểm toán.
Việc lập kế hoạch kiểm toán giúp cho KTV phân phối công việc một cách hiệu quả với nhau, theo đúng chương trình kiểm toán, tạo căn cứ thích hợp cho AVA đưa ra kết luận tránh được những bất đồng với khách hàng.
Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trên cơ sở kế hoạch đã được lập, các KTV đã được thực hiện một cách toàn diện. Mặc dù thời gian thực hiện cho cuộc kiểm toán là hạn chế nhưng các KTV đã thực hiện một cách linh hoạt các phương pháp kỹ thuật để thu thập bằng chứng một cách đầy đủ. Công việc này luôn đảm bảo 3 bước:
Thực hiện các thủ tục kiểm soát.
Thực hiện các thủ tục phân tích.
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Trong quá trình thực hiện kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán, các KTV của AVA luôn thực hiện đầy đủ các bước nêu trên. Việc thực hiện đầy đủ các bước cơ bản này là sự đảm bảo hạn chế tối đa rủi ro kiểm toán, do đi chệch hướng kiểm toán hay do vội vàng đưa ra kết luận mà thiếu đi các thủ tục kiểm tra chi tiết cần thiết. Chu trình mua hàng – thanh toán là một chu trình quan trọng và kết quả kiểm toán chu trình này có ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc kiểm toán, các bước kiểm toán nêu trên sẽ giúp cho KTV thu thập các bằng chứng thích hợp, đầy đủ và có hiệu lực làm cơ sở cho việc đưa ra kết luận sau này.
Trong quá trình kiểm toán các KTV của công ty AVA đã vận dụng linh hoạt lý thuyết vào thực tế, cụ thể KTV sắp xếp thực hiện các thủ tục kiểm toán một cách khoa học, tối thiểu hoá sự kiểm tra chồng chéo. Bên cạnh đó KTV còn sử dụng triệt để kết quả của các bước kiểm tra trước trong việc thiết kế các thủ tục kiểm toán tiếp theo.
Các thủ tục phân tích, đánh giá tổng quát cũng luôn được các KTV sử dụng trong quá trình kiểm toán bởi tính hiệu quả của nó. Thực tế đã chứng minh “phân tích” là một biện pháp nhanh chóng, ít tốn kém về thời gian, công sức nhưng bằng chứng thu được lại có tính hiệu lực cao. Việc sủ dụng hiệu quả các thủ tục phân tích cũng làm giảm bớt công việc kiểm tra chi tiết vốn, tốn ít thời gian và chi phí, nhờ đó đẩy nhanh tiến độ công việc và giảm thiểu chi phí kiểm toán.
Chu trình mua hàng – thanh toán có liên quan đến nhiều chu trình khác như chu trình Hàng tồn kho, Vốn bằng tiền, TSCĐ…cho nên khi tiến hành kiểm toán cần có sự phối hợp giữa các chu trình. Điều này sẽ giúp cho KTV có được sự lập lại trong các thủ tục kiểm toán, tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả công việc. Cụ thể trong quá trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán các KTV của AVA đã liên hệ với kết quả kiểm toán chu trình Hàng tồn kho, Vốn bằng tiền, TSCĐ để khẳng định tính có thật của các nghiệp vụ mua vào cũng như các nghiệp vụ thanh toán. Thêm vào đó các thủ tục kiểm toán đối với chu trình mua hàng – thanh toán luôn bám sát các mục tiêu đề ra, điều này sẽ tránh cho việc thực hiện các thủ tục không có tính hiệu quả hoặc hiệu quả thấp. Đồng thời khi phát hiện những sai sót, gian lận KTV luôn thận trọng xem xét bằng chứng, trao đổi với khách hàng để tìm ra nguyên nhân của những sai sót đó. Tất cả những biện pháp nêu trên sẽ giúp cho KTV tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc phát hiện và xử lý các gian lận, sai sót.
Giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Thông qua các bằng chứng thu thập được AVA đã phát hành Báo cáo kiểm toán căn cứ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Sau khi đưa ra Báo cáo kiểm toán AVA thường xem xét việc phát hành báo cáo có ảnh hưởng trọng yếu gì không. Nếu phát hiện ra các khía cạnh trọng yếu thì AVA xem xét một cách cẩn thận và thông báo lãnh đạo công ty khách hàng. Các công việc này được thực hiện để Báo cáo kiểm toán được phát hành là đầy đủ và phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán.
Chất lượng kiểm toán là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ và là một vấn đề đang được bàn tán sôi động, nhất là khi hiện nay thị trường kiểm toán độc lập đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự cạnh tranh gay gắt của các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế như KPMG, E & Y, Deloitte,…
Với phương châm đặt chất lượng cuộc kiểm toán lên hàng đầu do đó trong gia đoạn kết thúc kiểm toán, AVA luôn thực hiện việc soát xét lại toán bộ công việc kiểm toán của các giai đoạn trước đó. Việc soát xét này trước hết được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán (chủ nhiệm kiểm toán) và sau đó là BGĐ công ty trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức. Công việc này đã giúp cho công ty có thể phát hiện ra được các điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán.
Thực tế công tác kiểm toán tạo AVA cho thấy, công ty đã xây dựng được cơ chế kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán như yêu cầu của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Công việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại AVA thực sự có hiệu quả cao vì có một chương trình kiểm toán khoa học và chi tiết.Việc soát xét chất lượng này trải qua các bước rất chặt chẽ :
Soát xét của một kiểm toán viên cao cấp hoặc chủ nhiệm kiểm toán đối với giấy tờ làm việc của nhóm kiểm toán.
Soát xét của chủ nhiệm kiểm toán đối với toàn bộ hồ sơ kiểm toán trước khi trình BGĐ soát xét lần cuối.
Soát xét lần cuối của BGĐ đối với hồ sơ kiểm toán trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán chính thức.
Báo cáo kiểm toán do AVA phát hành luôn tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Trong đó các kết luận kiểm toán được đưa ra độc lập, khách quan, chính xác với thực tế, mang tính xây dựng cao và tạo được sự tin cậy của những người quan tâm.
3.2.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện việc kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán.
Chu trình mua hàng – thanh toán có vai trò quan trọng với hầu hết các doanh nghiệp. Kết quả của chu trình này ảnh hưởng trực tiếp tới giai đoạn sản xuất và chi phí cho hoạt động mua hàng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận ròng của doanh nghiệp. Do đó dưới góc độ quản lý chu trình này có một vai trò hết sức quan trọng.
Theo quan điểm của KTV chu trình mua hàng – thanh toán là đối tượng của kiểm toán khi kiểm toán BCTC. Kết quả kiểm toán của chu trình ảnh hưởng tới kết quả chung của cuộc kiểm toán. Do đó đòi hỏi công tác kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán không chỉ dừng lại ở việc phát hiện sai sót mà phải đưa ra được các ý kiến mang tính chất tư vấn cho doanh nghiệp trên giác độ quản lý. Đây là mục tiêu mà các nhà quản lý mong muốn từ các KTV. Với vai trò quan trọng như vậy có thể thấy việc hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán là không thể bỏ qua. Chương trình kiểm toán báo cáo tài chính do AVA thực hiện là khá hữu hiệu, cung cấp một phương pháp làm việc hiệu quả cao đây chính là một thế mạnh của công ty.
Qua những bài học kinh nghiệm ở trên có thể thấy rằng đây là một quy trình kiểm toán tốt mà các công ty kiểm toán khác nên tham khảo và học hỏi. Song bên cạnh những ưu điểm đáng chú ý ở trên quy trình kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán tại AVA vẫn còn những điểm lưu ý sau :
Thứ nhất là tìm hiểu về hệ thống KSNB của khách hàng chưa được kỹ càng.
Thứ hai là vấn đề KTV không kiểm tra giá trị hàng mua một cách đúng mức.
Thứ ba là việc nên áp dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công việc kiểm toán được tốt hơn.
3.2.1.Vấn đề tìm hiểu hệ thống KSNB của khách hàng.
Đây là một vấn đề quan trọng liên quan đến việc đánh giá rủi ro kiểm soát, lựa chọn phương pháp tiếp cận kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán. Cụ thể khi mà các KTV thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ không có hiệu lực tức là rủi ro kiểm soát cao thì phương pháp tiếp cận kiểm toán sẽ chủ yếu là sử dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết. Ngược lại khi rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp thì phương pháp tiếp cận kiểm toán thì phương pháp kiểm toán là áp dụng một số lượng lớn các thủ tục kiểm soát.
Trong quá trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát của công ty khách hàng, các KTV của AVA thường sử dụng bảng tường thuật và bảng phân tích soát xét hệ thống KSNB. Bảng tường thuật là một văn bản mô tả về cơ cấu KSNB của khách hàng. Việc sử dụng bảng này đôi khi gây khó khăn cho người đọc trong việc hình dung một cách chi tiết các công đoạn và các thủ tục kiểm soát sử dụng trong các công đoạn đó. Theo ý kiến của em cần có các lưu đồ kèm theo trong việc mô tả hệ thống KSNB bởi vì việc sử dụng các lưu đồ kèm theo sẽ giúp cho người xem dễ dàng hình dung hơn nếu chỉ có sự mô tả bằng từ ngữ. Bảng phân tích soát xét là hệ thống các câu hỏi được soan thảo theo mấu căn cứ theo các mục tiêu của hệ thống KSNB. Việc sử dụng bảng này sẽ giúp KTV có thể tiến hành nhanh chóng và không bỏ sót các vấn đề quan trọng. Nhưng nhược điểm là do thiết kế chung chung nên không phù hợp với mọi loại hình công ty do đó nên kết hợp việc sử dụng cả bảng mô tả tường thuật, bản phân tích soát xét, lưu đồ và các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
3.2.2.Kiểm tra giá trị hàng mua một cách đúng mức.
Đối với các đơn vị khách hàng, hàng mua ngoài có thể có giá trị cao hơn so vơi thực tế đẫn tới hiện tuợng có sự gian lận trong công tác mua hàng. Đó là sự thông đồng của bộ phận mua hàng và nhà cung cấp. Việc phát hiẹn các gian lận này không thuộc trách nhiệm trực tiếp của KTV bởi căn cứ để KTV đưa ra kết luận là các chứng từ gốc, KTV không chịu trách nhiệm phát hiện những gian lận nằm ngoài phạm vi kiểm toán. Tuy nhiên để bảo vệ lợi ích của khách hàng cũng như đối với việc tư vấn cho khách hàng về điều này.
Để đánh giá trung thực giá trị của hàng hoá mua vào KTV có thể tham khảo các mặt hàng cùng loại trên thị trường hoặc nhờ các chuyên gia về lĩnh vực này xác minh.
3.2.3.Việc áp dụng công nghệ thông tin tại AVA.
Để thực hiện tốt hơn nữa công việc kiểm toán cũng như đẩy mạnh tiến độ thời gian trong các cuộc kiểm toán thì công ty AVA nên có một phần mề kiểm toán chuyên dụng. Việc này giúp cho KTV hoàn thành tốt hơn công việc của mình và cho chất lượng cuộc kiểm toán được tốt hơn. Bên cạnh đó nó còn tạo sự cạnh tranh cho AVA với các công ty kiểm toán khác.
Trên đây là một số ý kiến nhằm hoàn thiện chu trình kiểm toán mua hàng – thanh toán. Tuy nhiên những kiến nghị này chỉ xuất phát từ việc đánh giá công tác kiểm toán của công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) tại khách hàng cụ thể là tại hai công ty A và B nên có thể chưa bao quát toàn bộ các cuộc kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán của công ty. Hơn nữa việc thực hiện các giải pháp này còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố chủ quan, khách quan trong các cuộc kiểm toán mà AVA thực hiện.
KẾT LUẬN
Hoạt động kiểm toán ở Việt Nam tuy mới chỉ thực sự phát triển trong hơn 10 năm trở lại đây song cũng đã phần nào hình thành trong nhận thức của mọi người về vị trí và vai trò của nó trong nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy là một kiểm toán viên tương lai em nhận thức được vai trò của mình phải nắm chắc những kiến thức cơ bản về nền kinh tế nói chung và ngành kiểm toán nói riêng.
Thông qua một thời gian thực tập tại công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) em đã tìm hiểu một số vấn đề về tổ chức quản lý của công ty cũng như công tác hoạt động kế toán, kiểm toán và các hoạt động khác của công ty. Hơn thế nữa em còn được đi thực tế kiểm toán tại đơn vị khách hàng để tìm hiểu về những vấn đề em đã được học.
Em xin cảm ơn thầy giáo và các anh chị trong công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam (AVA) đã nhiệt tình giúp đỡ em trong việc hoàn thành đề tài thực tập tốt nghiệp này. Em xin chúc công ty TNHH tư vấn kế toán và kiểm toán Việt Nam ngày càng không ngừng phấn đấu để trở thành một trong những công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam.
DANH M ỤC T ÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiểm toán tài chính – GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS.Ngô Trí Tuệ - NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 05/2006.
2. Lý thuyết kiểm toán – GS.TS Nguyễn Quang Quynh – NXB Tài chính, 01/2005.
3. Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Bộ Tài chính – NXB Tài chính.
4. Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam - Bộ Tài chính – NXB Tài chính.
5. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán quốc tế - NXB Tài chính.
6. Hồ sơ kiểm toán của công ty AVA.
7. Tạp chí kế toán, kiểm toán.
8. Các luận văn, chuyên đề thực tập các khoá 43,45.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT26.docx