Đề tài Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh

Trong số các tài sản mà doanh nghiệp nắm giữ có một loại tài sản đặc biệt – đó là tiền. Chính dự trữ tiền cho phép doanh nghiệp mua các hàng hóa, dịch vụ cần thiết để tạo ra những hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho mục đích trao đổi. Mọi quá trình trao đổi đều được thực hiện thông qua trung gian là tiền và khái niệm dòng vật chất và dòng tiền phát sinh từ đó, tức là sự dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ và sự dịch chuyển tiền giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Như vậy, tương ứng với dòng vật chất đi vào (hàng hóa, dịch vụ đầu vào) là dòng tiền đi ra; ngược lại, tương ứng với dòng tiền vật chất đi ra (hàng hóa, dịch vụ đầu ra) là dòng tiền đi vào.

doc56 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t nhất có thể. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, nhiều thiết bị hiện đại ra đời. Nó xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực khác nhau của xã hội và thay đổi toàn bộ bộ mặt của nền kinh tế. Quá trình thực hiện giao dịch trực tiếp qua điện thoại hoặc giữa hai người với nhau được thay thế bằng hoạt động giao dịch qua điện thoại, thư giao dịch, dần dần các hoạt động này được thực hiện thông qua mạng internet. Việc giao dịch qua mạng hay qua điện thoại giải quyết được nhiều vấn đề như tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cũng giảm rất nhiều về cấu trúc hiện hữu giữa người mua và người bán. Cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh: Mới hiểu được các khách hàng của mình không thôi là chưa đủ. Một cong ty muốn kinh doanh thành công trên thương trường thì không chỉ hiểu biết và nắm rõ nhu cầu của khách hàng mà còn biết đối thủ cạnh tranh của mình là ai? Và hiểu được chiến lược kinh doanh của họ là gì? Đây là điều cực kỳ quan trọng làm tiền đề cho việc thiết lập các chương trình hành động phù hợp và công ty TNHH quảng cáo Liên Minh đã làm được điều đó. Hiện nay trên thị trường số lượng các công ty quảng cáo đã tăng lên nhanh chóng chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nôi, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minhlàm cho mức độ cạnh tranh trong nước gia tăng. Sự đa dạng hóa của các công ty quảng cáo là cung cấp những dịch vụ phong phú, giá bán, chất lượng, kiểu cách phân phối hàng hóa cũng như hình thức dịch vụ kèm theo đã làm tăng tính cạnh tranh trong các công ty quảng cáo. 1.3.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm qua: Trong thơì gian hoạt động kể từ khi bắt đầu năm 2000 cho đến nay, công ty đã khẳng định được sự tồn tại và phát triển của mình. Điều đó được thể hiện khi các hợp đồng quảng cáo ngày càng nhiều cũng như lợi nhuận của công ty liên tục tăng qua các năm và có vị trí vững chắc trên thị trường. Có thể xem như trong cuộc chiến thương hiệu công ty TNHH quảng cáo Liên Minh đã đạt được thành công lớn, nếu chún ta nhìn lại quá trình khẳng định mình trong những năm đầu của công ty thì có thể thấy được điều đó. Nhờ có sự nỗ lực hết mình, áp dụng những chính sách xúc tiến bán hàng thích hợp, hiện nay công ty đã vươn lên chiếm giữ khoảng 50% thị phần tức là công ty cung cấp khoảng 50% số lượng các dịch vụ quảng cáo. Sự gia tăng nhanh chóng doanh thu của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh do rất nhiều nguyên nhân tác động tới, nhưng có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau: Chủng loại các ngành nghề kinh doanh của công ty được mở rộng, nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau về một loại hàng hóa dịch vụ, không chỉ tăng thêm các chương trình quảng cáo mà còn tăng thêm đối với hoạt động bán hàng và dạy nghề. Kết quả của việc xúc tiến nghiên cứu và bao quát thị trường tốt, sự cố gắng nỗ lực và sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng của toàn thể các cán bộ công nhân viên trong công ty cũng là một nhân tố quan trọng không thể thiếu tác động tới việc doanh thu của công ty không ngừng tăng lên và kéo theo đó là lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng qua các năm. Việc tăng doanh thu và lợi nhuận lên đã kích thích công ty tăng đầu tư mở rộng mặt bằng cơ sở và cũng loại bỏnhững mất xích kém hiệu quả. Công ty đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường qua 7 năm hoạt động, khách hàng đã quen thuộc với những dịch vụ quảng cáo thương mại.Khách hàng thường xuyên nhất của công ty là Mobiphone và truyền hình kĩ thuật số VTC. Các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng cũng như công tác bảo hành sản phẩm đã được công ty thực hiện triệt để trong vòng 12 tháng kể từ khi sản phẩm được bán. Tức là bắt đầu từ khi khách hàng có nhu cầu về sản phẩm của công ty thì đã được gợi ý để chọn những sản phẩm sao cho thích hợp nhất và khách hàng thấy đúng yêu cầu đến khi vận chuyển, lắp đặt và sản phẩm mà khách hàng lựa chọn vẫn được công ty quan tâm đến trong 12 tháng tiếp theo đó. Hoạt động của công ty luôn hướng tới sư tối đa hóa lợi nhuận dựa trên cơ sở đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu nghĩa là chỉ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ đã qua kiểm tra đáp ứng các nhu cầu kĩ thuật. Vì thế phòng thiết kế cũng rất quan trọng đối với công ty vì họ có trách nhiệm kiểm tra, giám sát tình hình, hoàn thiên sản phẩm dịch vụ cho khách hàng đồng thời xử lý những sai sót bất ngờ xảy ra.Chính họ là một nhân tố quan trọng đem đến cho công ty uy tín đối với khách hàng, giúp cho công ty ngày càng nâng cao lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh: 1.1. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp: Nhìn chung, công ty đã sử dụng phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh để phân tích tài chính. Việc sử dụng hai phương pháp này về khía cạnh nào đó cũng cho ta thấy những mặt cơ bản nhất của hoạt động tài chính. Nhưng hai phương pháp này chỉ thực sư phát huy hiệu quả khi nó đươc kết hợp nhuần nhuyễn, sử dụng đúng các chỉ tiêu và đặt chúng trong các mối liên hệ với các chỉ tiêu khác, với chỉ tiêu trung bình của ngành và các doanh nghiệp có cùng tính chất. Thế nhưng, việc sử dụng kết hợp hai phương pháp tỷ số này vẫn còn đơn điệu , cứng nhắc, các chỉ tiêu tính toán chưa đúng. Điều này gây ra sự hạn chế trong việc xác định điểm mạnh, điểm yếu, chất lượng các chỉ tiêu, dự báo tình hình để lãnh đạo ra quyết định. Cũng từ đòi hỏi của hai phương pháp này cũng nói lên những nhược điểm của chúng khi không tìm thấy số liệu so sánh. Mà tìm số liệu để so sánh trong điều kiện hiện nay là rất khó. Phương pháp DUPONT hiện đang được sử dung rộng rãi có ưu điểm trong việc tìm nguyên nhân của vấn đề nhưng vẫn chưa được công ty sử dụng, chưa kể các phương pháp ưu việt như phương pháp phân tích theo mô hình hồi quy kinh tế lượng, phương pháp tính độ co giãn giúp dự báo các chỉ tiêu. Phương pháp tỷ số thể hiên trong các bản báo cáo tài chính và một số chỉ tiêu tài chính sẽ được trình bày ở phần sau. 1.2. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh: * Báo cáo kết quả kinh doanh, công ty TNHH quảng cáo Liên Minh trong một số năm qua (giai đoạn 2003- 2006 ): BCKQKD: Đơn vị: 1000 đ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Doanh thu thuần 8.542.300 9.346.723 11.555.782 13.457.321 Giá vốn 7.913.200 8.658.336 10.704.698 12.466.189 Chi phí quản lý kinh doanh 184.531 201.889 239.604 290.677 Chi phí khác 27.000 25.432 29.040 31.000 LNTT và lãi 417.587 461.066 582.440 669.455 Lãi vay 146.990 162.295 240.424 168.702 LNTT 270.597 298.771 342.014 500.753 Thuế thu nhập doanh nghiệp 86.591 95.606 109.445 160.241 Lợi nhuận sau thuế 184.006 203.165 232.571 340.512 Nguồn:phòng TC –KT công ty TNHH quảng cáo Liên Minh *Bảng cân đối kế toán công ty TNHH quảng cáo Liên Minh (giai đoạn 2003- 2006) BCĐKT Đơn vị: 1000 đ Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 I. tài sản lưu động -Tiền mặt -Tiền gửi ngân hàng -Phải thu khách hàng -Phải thu khác -VAT khấu trừ -Hàng tồn kho II. Tài sản cố định -TSCĐ (nguyên giá ) -Khấu hao -TSCĐ (giá trị còn lại ) 2.099.697 6.761 851.327 68.143 7.678 137.845 1.027.943 147.345 3.678 143.667 2.397.450 7.719 972.051 77.807 8.152 157.392 1.174.392 172.347 4.200 168.147 2.792.510 8.992 1.132.229 90.628 8.235 183.328 1.369.098 200.000 7.532 192.468 3.451.802 11.115 1.399.540 112.024 11.400 226.611 1.691.112 212.000 8.047 203.953 Tổng TS 2.243.364 2.565.597 2.984.978 3.655.755 I. Nợ phải trả -Nợ ngắn hạn -Nợ dài hạn II. Vốn chủ sở hữu 1.280.815 1.139.925 140.890 962.549 1.429.048 1.236.133 192.915 1.136.549 1.648.429 1.415.471 233.258 1.336.549 2.088.956 1.831.553 257.403 1.566.799 Tổng NV 2.243.364 2.565.579 2.984.978 3.655.755 Nguồn: Phòng TC – KT công ty TNHH quảng cáo Liên Minh *Phân tích tình hình tài chính của công ty: Sự phát triển của công ty được thể hiện qua tốc độ gia tăng của vốn năm 2003 nguồn vốn của công ty là 2.243.364.000 đồng, năm 2004 là 2.565.597.000 đồng (tăng 14,3% so với năm 2003 )đến năm 2006 tổng nguồn là 3.655.755.000 đồng (tăng 62,9% so với năm 2003). Công ty TNHH quảng cáo Liên Minh đã khai thác tốt các nguồn huy động, tuy nhiên vốn tăng lên chủ yếu là do vay ngắn han.Trong đó tỷ trọng vốn chủ sở hữu qua các năm như sau: năm 2003 là 42,9%; năm 2004 là 44,3%...năm 2006 là 42,8%. Điều này, cho ta thấy công ty có xu hướng sử dụng nợ vay để tài trợ cho các tài sản của mình hơn là sử dụng vốn chủ sở hữu. Điều này, giúp công ty có khả năng gia tăng nhanh lợi nhuận nhưng vẫn nắm được quuyền kiểm soát công ty. Tuy nhiên nó cũng mang lại rủi ro, đó là làm giảm khả năng thanh toán của công ty. Tổng tài sản của công ty không ngừng tăng, nhưng chủ yếu là do tài sản lưu động tăng lên, đặc biệt là do hàng tồn kho tăng mạnh điều này là do sản xuất tăng lên. Qua các báo cáo trên có thể thấy doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm, cụ thể: doanh thu năm 2003 đạt 8.542.300.000 đồng, năm 2004 là 9.346.723.300 đồng (tăng 9,4% so với năm 2003). Đến năm 2005 là 11.555.782.000 đồng (tăng 23,6% so với năm 2004) và đến năm 2006 doanh thu tăng thêm 16,4% so với năm 2005. Doanh thu của công ty đã tăng đột biến vào năm 2005 và vẫn tăng ở mức cao vào năm 2006, điều này là do nhiều yếu tố mang lại. Những chiến lược kinh doanh mà công ty triển khai đã bắt đầu phát huy hiệu quả, lượng khách hàng tăng nhanh, thương hiệu công ty đã bắt đầu trở nên quen thuộc với khách hàng. Bên cạnh đó công ty đã khai thác rất tốt khả năng huy động vốn vay với tỷ số nợ trên tổng tài sản qua các năm như sau: năm 2003 đạt 57,1%; năm 2004 đạt 55,7%; năm 2006 đạt 57%. Tác dụng của việc này là gia tăng nhanh lợi nhuận cho công ty, nhưng chủ sở hữu vẫn lắm quyền kiểm soát công ty, tuy nhiên việc để tỷ số này ở mức cao chưa hẳn là hoàn toàn tốt, việc này chúng ta sẽ xem xét trong phần sau: Ngoài ra, còn có nguyên nhân khách quan tác động tới vấn đề này. Đó là, do nền kinh tế nước ta đã và đang phát triển mạnh, thu nhập tăng cao so với trước, đời sống nhân dân được cải thiện, nhu cầu và ước muốn của xã hội ngày càng phát triển theo xu hướng gia tăng cấp độ và mức độ. Mặt khác, xu hướng sử dụng các dịch vụ quảng cáo không chỉ thỏa mãn nhu cầu sử dụng của khách hàng mà còn đem lại giá trị thẩm mĩ và giá trị tinh thần của khách hàng. Cầu về những dịch vụ này đã tăng lên, số lượng và doanh số bán của các doanh nghiệp kinh doanh loại này cũng tăng lên, do vậy Công ty TNHH Quảng cáo Liên Minh tăng doanh thu cũng là kết quả tất yếu. Doanh thu tăng, trong khi đó tốc độ gia tăng của chi phí không cao, do đó lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng lên. Năm 2003 lợi nhuận sau thuế đạt 184.000.000đ, năm 2004 là 203.165.000đ đến năm 2006 đạt mức 340.513.000đ. Vấn đề phân tích tài chính của Công ty TNHH Quảng cáo Liên Minh: Dựa vào các báo cáo tài chính của công ty TNHH Quảng Cáo Liên Minh, đưa vào phân tích theo các công cụ đã đưa ra, chúng ta thu được những kết quả như sau: Bảng thuyết minh một số chỉ tiêu phân tích tài chính: Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 Khả năng TTHH 1,8420 1,9400 1,9730 1,8850 Khả năng TTN 0,9410 0,9894 1,0050 0,9613 Khả năng TTLV 2,8400 2,8410 2,4200 3,9700 Vòng quay dự trữ 8,30 7,95 8,44 7,96 DT/VLĐR (%) 95,91 96 96,2 96 Nợ trên tổng tài sản (%) 57,1 55,7 55,2 57 ROE (%) 19,1 17,8 17,45 21,7 ROA (%) 8,2 7,91 7,8 9,3 Từ Bảng trên ta thấy, các chỉ tiêu đều tương đối ít biến động qua các năm, một số chỉ tiêu hầu như không thay đổi ( dự trữ trên vốn lưu động ròng). Điều này cho ta thấy công ty đang ở trong chu kỳ phát triển tương đối ổn định, tuy nhiên đi vào chi tiết chúng ta sẽ thấy một số vấn đề cần quan tâm đối với tình hình tài chính của Công ty. Doanh thu tăng lên trong các năm qua, trong khi đó khả năng thanh toán hiện hành luôn ở mức cao ( năm 2003 là 1,842; năm 2004 là 1,94; năm 2005 là 1,973; năm 2006 là 1,885). Trong khi nợ ngắn hạn cũng không ngừng tăng lên, điều này cũng cho thấy sản xuất không ngừng gia tăng qua các năm. Vì vậy có thể nói, công ty vẫn đáp ứng được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của mình. Nhưng cùng với việc đáp ứng được khả năng thanh toán thì công ty cũng sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của mình vì chi phí quản lý của công ty sẽ tăng lên. Tỷ số khả năng thanh tóan nhanh lần lượt qua các năm như sau, năm 2003 là 0,941; năm2004 là 0,9894; năm 2005 là 1,005: năm 2006 là 0,9613. Có thể nhận ra là tốc độ gia tăng nợ ngắn hạn là tuwong đối nhanh qua các năm. Tuy dự trữ có thể đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn nhưng, có thể sẽ rất nguy hiểm khi thị trường đạt được sự bão hòa, hàng hóa ứ đọng nhiều. Chi phí của công ty sẽ tăng cao, rất dễ dẫn tới mất khả năng thanh toán có thể kéo theo là việc phá sản. Tỷ số nợ / Tổng tài sản, qua bảng trên ta nhận thấy tỷ số này là tương đối cao vì vậy công ty sẽ khó huy động thêm vốn trong thời gian tới . Tỷ số này cao đồng nghĩa với công ty có lợi nhiều hơn, nhưng cũng có nhiều trách nhiệm hơn đối với các chủ nợ . Ngoài ra, các chỉ tiêu khác như khả năng thanh toán lãi vay như trên thể hiện, khả năng thanh toán của công ty là chưa cao so với những gì mà công ty đã thể hiện. Tỷ số Dự trữ / Vốn lưu động ròng, không thay đổi nhiều nhưng ở mức cao. Tức là, dự trữ đang trở thành gánh nặng cho tài sản lưu động, vì vậy tỷ số này cần được giảm xuống nhằm nâng cao khả năng tài trợ cho dự trữ của công ty. Về nhóm chỉ tiêu doanh lợi, có thể thấy doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2004 và 2005 có giảm nhưng không đáng kể, đến năm 2006 lại tăng mạnh điều này có thể nói đã làm thỏa mãn các chủ sở hữu. Tuy nhiên doanh lợi tài sản(ROA), thì chưa cao. Qua tất cả những phân tích trên, có thể thấy tình hình tài chính của công ty là rất sáng sủa, công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước, chấp hành kỷ luật thanh toán với các đối tác kinh doanh và tiếp tục có lãi. Tuy nhiên cũng qua đó, ta nhận thấy vì công ty đang ở trong một chu kỳ phát triển tốt cho nên những yếu kém về quản lý tài chính chưa bộc lộ rõ ràng, nhưng luôn tiềm ẩn sự nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Từ đó có thể nhận thấy việc phân tích tài chính là rất cần thiết đối với công ty, nhằm đảm bảo cho hoạt động của công ty được an toàn. Tránh tình trạng chủ quan, phiến diện, sự tồn tại và phát triển của công ty phải dựa trên những cơ sở khoa học,dấy mới là sự phát triển thực sự của công ty. Mặc dù trong những năm qua, công ty TNHH quảng cáo Liên Minh đã chú ý tới nhiều vấn đề này nhưng chưa quán triệt, thậm chí đôi lúc còn coi phân tích tài chính như là một công việc của kế toán. Chính vì vậy trong công tác phân tích tài chính của công ty không tránh khỏi tồn tại nhiều hạn chế. Những ưu điểm và tồn tại trong phân tích tài chính của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh Những ưu điểm. Qua quá trình hoạt động và phát triển, công ty TNHH quảng cáo Liên Minh đã đạt được một số thành tựu đáng kể. Doanh thu liên tục tăng, thị phần ngày càng mở rộng, dịch vụ hàng hóa của công ty ngày càng trở nên quen thuộc với khách hàngcó được điều này là do khả năng nắm bắt xu hướng thị phần tốt của bộ máy lãnh đạo. Đội ngũ nhân viên có năng lực, khả năng làm việc tập thể rất tốt, không khí làm việc sôi nổi đoàn kết, nhưng không thiếu tính cạnh tranh, những điều này giúp cho công ty đạt được hiệu xuất công việc cao. Công ty liên tục có sự đổi mới về dịch vụ quảng cáo thương mại, không ngừng nâng cao chất lượng đa dạng về mẫu mã. Chủng loại mặt hàng và các dịch vụ của công ty được mở rộng về chiều dài. Dịch vụ sau bán cũng như công tác bảo hiểm được công ty quan tâm triệt để, công ty hoạt động hướng tới tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, nghĩa là chỉ cung cấp cho khách hàng những sản phẩm và những dịch vụ quảng cáo đã qua kiểm tra, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật. Trong cuộc chiến thương hiệu , công ty đã dần khẳng địnhđược vị thế của mình trước các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó công ty đã đạt được những bước tiến nhảy vọt, nhờ vào khả năng huy động vốn và sử dụng vốn tương đối hiệu quả. Lợi nhuận của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, thu nhập công nhân viên của công tyngày càng tăng trong khi đó công ty luôn thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước, qua việc nộp thuế, và các loại phí và lệ phí. Tuy nhiên công ty cũng còn tồn tại nhiều hạn chế mà chúng ta sẽ bàn tới trong phần sau. Những tồn tại trong việc phân tích tài chính. Công tác tài chính chưa được chú trọng: cũng giống như đa số các công ty quảng cáo trong nước, công ty TNHH quảng cáo Liên Minh chưa thực sự quan tâm đến công tác phân tích tài chính, mà chủ yếu nắm bắt tình hình tài chính của công ty thông qua các báo cáo tài chính được báo cáo bởi kế toán trưởng. Có một ưu điểm nổi bật của công ty TNHh quảng cáo Liên Minh là đã tuyển chọn được một đội ngũ kế toán không chỉ có bằng cấp (đại học và sau đại học) mà thực sự là những kế toán vững vàng về nghiệp vụ , sổ sách minh bạch, lưu trữ cẩn thận, sắp xếp khoa học. Khi lập các báo cáo tài chính họ đã tuân thủ nghiêm chỉnh khâu kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán giữa các sổ sách có liên quan, do đó số liệu trên các báo cáo tài chính đảm bảo tình chính xác. Đây thực sự là một thuận lợi của công ty trong quá trình tiến hành phân tích tài chính của công ty. Tuy nhiên, mặc dù công tác phân tích tài chính ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh đã được đề cập đến nhưng chưa được coi trọng điều này thể hiện qua những hạn chế sau: Công ty chưa lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ hàng năm, do vậy lãnh đạo công ty gặp khó khăn trong việc đánh giá khả năng tạo ra luồng tiền trong kỳ tiếp theo, sự biến động của tài sản và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính của công ty mới chỉ được so sánh giữa các năm với nhau mà chưa được đối chiếu với các chỉ tiêu cùng loại cảu các công ty kinh doanh cùng ngành quảng cáo khác, cũng chưa đối chiếu với mức trung bình ngành để thấy được vị thế của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh trong ngành kinh doanh dịch vụ quảng cáo. Ngoài ra, phân tích tài chính tại công ty chỉ dựa chủ yếu vào các số liệu kế toán cảu các báo cáo tài chính, mà chưa sử dụng các thông tin khác về bối cảnh kinh tế trong nước cũng như quốc tế. Phân tích tài chính của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh mới chỉ được tiến hành trên cơ sở tính toán một số chỉ tiêu tài chính theo phương pháp tỷ lệ kết hợp với phương pháp so sánh, nhằm xem xét xu hướng biến động của từng chỉ tiêu qua các năm, các năm từ 2003 đến năm 2006. Rõ ràng nếu chỉ làm như thế thì chưa phong phú. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu còn cần phải sử dụng thêm một số phương pháp khác thì mới có thể đánh giá chính xác tình hình tài chính của công ty. Công ty chưa phân tích đầy đủ các nội dung, và với mỗi nội dung được phân tích những đánh giá những nhận xét còn chưa sâu sắc . Công ty chú ý nhiều vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi mà còn xem nhẹ các chỉ tiêu khác phản ánh khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, tình hình cơ cấu vốn. Đối với nhà quản lý doanh nghiệp, khả năng sinh lợi là quan trọng nhưng cũng không thể xem nhẹ các yếu tố khác trong hoạt động của mình. Vì khả năng sinh lợi chỉ được cải thiện vững chắc khi khả năng thanh toán và tình hình cơ cấu vốn được đảm bảo hợp lý, tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn có hiệu quả. Phân tích tại công ty TNHH quảng cáo Liên Minh còn có những hạn chế là do những nguyên nhân sau: Nguyên nhân chủ quan: Lập và tổ chức công tác tài chính chưa được tốt . Phân tích tài chính của công ty mới chỉ dừng ở dạng thuyết minh báo cáo tài chính. Phân tích tài chính là công tác khoa học nên rất khó, được làm ra để lãnh đạo sử dụng có kết quả vào công việc lên kế hoạnh kinh doanh, điều chỉnh các hoạt động trong doanh nghiệp. Vì thế người làm phân tích tài chính ngoài các nghiệp vụ còn phải rất có kinh nghiệm. Tuy nhiên công ty TNHH quảng cáo Liên Minh chưa có cán bộ chuyên trách về phân tích tài chính (việc phân tích tài chính do nhân viên phòng tài chính kế toán kiêm nhiệm). Trình độ cán bộ làm phân tích tài chính còn hạn chế. Các nhân viên phòng tài chính - kế toán của công ty đều làm tốt công việc kế toán và có tâm lý chỉ tập trung vào công tác kế toán. Còn phân tích tài chính tuy ai cũng nhận thức được đó là một công tác rất quan trọng, nhưng quan trọng với lãnh đạo công ty thôi. Có lẽ vì thế nên khi lập báo cáo tái chính và phân tích tài chính từ các số liệu của kế toán tài vụ và kế toán tổng hợp người ta chưa dốc sức làm kỹ càng , cứ theo lối mòn đã cò mà làm, một số chỉ tiêu tài chính rất cần cho phân tích tài chính luôn bị thiếu vắng. Ngoài ra, còn do các phương pháp phân tích luôn được bổ sung và đổi mới mà các nhân viên phòng Tài chính – Kế toán chưa tiếp cận được nên bỏ qua, một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính bị bỏ qua do thiếu thông tin bên ngoài (như các số liệu khác thuộc các công ty khác cùng ngành hàng). Thông tin sử dụng trong phân tích còn thiếu. Lãnh đạo công ty tuy coi trọng phân tích tài chính nhưng lại chưa thấy hết tầm quan trọng của các thông tin , nhất là thông tin từ bên ngoài. Phân tích tài chính đòi hỏi những thông tin phải chính xác, đầy đủ, kịp thời trên nhiều lĩnh vực. Rõ ràng để kinh daonh có hiệu quả, nhất là trong môi trường cạnh tranh như hiện nay, thị trường có nhiều biến động không chỉ từng tháng mà có khi là từng ngày, thì việc thu thập thông tin từ bên ngoài là rất quan trọng, trong đó có thông tin tỷ giá, giá cả, các thông tin về các công ty kinh doanh cung ngành quảng cáo. Còn phải kể đến thông tyin thị truwongf tiêu thụ . Chính vì vậy, thu thập thông tin , xử lý thông tin, có những thông tin do chính phủ cung cấp, có những thông tin phải mua hoặc truy cập qua internet là rất cần thiết, vậy mà đến nay công ty TNHH quảng cáo Liên Minh vẫn chưa có được nhân viên đặc trách công tác thông tin. Các chỉ tiêu phân tích tài chính chưa đầy đủ. Lãnh đạo công ty có ý thức coi trọng công tác phân tích tài chính, nhưng để mất quá nhiều thời giancho việc nghiên cứu và đánh giá các báo cáo tài chính, các phân tích tài chính do kế toán trưởng trình lên. Giám đốc ít khi yêu cầu phải cung cấp thêm các chỉ tiêu tài chính mà báo cáo tài chính được trình lên để giám đốc hoàn thiện việc phân tích tài chính. Nguyên nhân khách quan: Phân tích tài chính còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Đây là một nguyên nhân là các doanh nghiệp trứớc đây sản xuất kinh doanh cái gì? Cho ai và như thế nào đều do cấp trên giao. Khái niệm chi phí vốn chưa hề được biết đến. Các quyết định cảu nhà quản trị không tính đến hiệu quả tài chính : tìm nguồn tài trợ nào để chi phí thấp nhất và đảm bảo các lợi ích khác, làm thế nào với nguồn vốn nhàn rỗi của doanh nghiệp? lượng tồn kho phải là bao nhiêu để vừa đảm bảo sự liên tục của nguồn hàng vừa giảm chi phí, với tiền mặt cũng như vậy, nên mua hay đi thuê tài sản cố định. - Công tác kế tóan chưa hòan thiện nên phân tích tài chính chưa được đầy đủ, chính xác. Báo cáo tài chính của các công ty không được công khai, do đó khi tiến hành phân tích tài chính công ty không thể biết được các chỉ tiêu tài chính tương tụ ở các doanh nghiệp khác trong cùng ngành và chưa có cỏ quan nào chính thức đứng ra cung cấp mức trung bình của một ngành một cách đầy đủ, kịp thời để công ty tiến hành so sánh , xác định vị thế của công ty. - Trong công tác kế toán, việc lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ chưa phải là yêu cầu bắt buộc nên công ty không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, do đó nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính là chưa đầy đủ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một tài liệu rất quan trọng cung cấp các thông tin về luồng tiền vào, ra trong chu kỳ của công ty, là cơ sở để công ty có chính sách quản lý ngân quỹ hợp lý . Nhiều thuật ngữ sử dụng trong các văn bản pháp quy còn chưa thống nhất và chưa chímh xác dễ gây nhầm lẫn. - Thị trường tiền tệ, thị trường vốn của Việt Nam chưa phát triển nên phân tích tài chính chưa được quan tâm đúng mức. Khí các thị trường này được xây dựng hoàn chỉnh và hoạt động đầy đủ thì nhà đầu tư mới có cơ hội đầu tư vào các doanh nghiệp và do đó họ cần phải biết đượctình hình tài chính của doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư, tức là họ phải phân tích tài chính doanh nghiệp và đến lúc đó, các công ty sẽ phải công khai hóa các báo cáo tài chính và có công ty kiểm toán thẩm địnhlại tính chính xáccủa báo cáo này, nhờ đó công tác phân tích tài chính sẽ được thực hiện có hiệu quả hơn. Trong khi đó, hiện nay ở Việt Nam thị trường chhứng khoán đã thực sự sôi động, số lượng công ty tham gia niêm yết trên sàn đã tăng một cách chóng mặt, các công ty chứng khoán cũng được thành lập rất nhiều, các nhà đầu tư ngày một nhiều. Vì vậy phân tích tài chính cần phải coi trọng nhiều hơn nữa. - Đặc thù kinh doanh của công ty: đặc điểm sản xuất kinh doanh cảu công ty phụ thuộc vào dân cư, tình trạng của nền kinh tế hay nói khác đi là phụ thuộc vào mức thu nhập của dân cư, do đó, dù cố gắng hết sức thì tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận còn phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. - Bản thân hai phương pháp đang phân tích công ty đang sử dụng cũng có những hạn chế của nó, đó là không cho thấy nguyên nhân sau xa của các hiện tượng và đo lường sự thay đổicảu yếu tố này đến yếu tố khác, tính dự báo không cao và chỉ phát huy hiệu quả nếu được so sánh với các doanh nghiệp cùng tính chất hoạt động. CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO LIÊN MINH Định hướng hoạt động của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh. Các mục tiêu chính. Mục tiêu của công ty trong 5 năm tới: Phát triển đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên mon cao, cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lực con người trong 10 năm tới. Triển khai thực hiện nhiều dự án kinh doanh mới. Đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực quản lý. Những vấn đề then chốt. Tiếp tục nghiên cứu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh, đặc biệt là trong dịch vụ quảng cáo thương mại. Mở rộng địa bàn ra các tỉnh lân cận, thiết lập hệ thống các chhi nhánh ở các tỉnh. Đầu tư trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh trên địa bàn. Hoàn thiện cơ chế tự ứng vốn kinh doanh đối với công ty nhằm khai thác tối đa nội lực của công ty. Nghiên cứu cơ chế huy động vốn, tạo nguồn vốn và có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt quan tâm đến thu nhập cảu cán bộ công nhân viên. Các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu trên. Hoàn thiện cơ cấu bộ máy công : Để thực hiện tốt mục tiêu trên, chiến lược phát triển do công ty đề ra cần phải rà soát lại cơ cấu tổ chức, cơ cấu bộ máy, quy chế tuyển dụng để thu hút cán bộ trẻ bổ sung cho công ty. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Đổi mới quản lý tài chính là yêu cầu khách quan của nền kinh tế, tính chất của tài chính doanh nghiệp phụ thuộc vào trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp muốn đạt được các mục tiêu đã định trước cần làm tốt hai yếu tố: yếu tố về trình độ vận dụng cảu cán bộ quản lý tài chính thể hiện ở những công cụ quản lý thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp và yếu tố môi trường pháp lý, thông tin tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp. Công ty có chính sách thu hút vốn hợp lý và tin cậy, song song với các giải pháp thu hút và sử dụng vốn có hiệu quả. - Đổi mới công nghệ, đầu tư chiều sâu: Trước sự phát triển không ngừng của công nghệ quảng cáo tiên tiến, ngành quảng cáo phải có chiến lược đầu tư dài hạn để nâng cao năng lực quảng cáo, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Trong phương hướng phát triển công ty từ nay đến năm 2010, công ty đã xây dựng kế hoạch đầu tư vào các thiết bị phục vụ quảng cáo. Giải pháp hòan thiện công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Liên Minh. Mục tiêu cảu phân tích tài chính là phản ánh tình hình tài chính của công ty làm cơ sở cho các quyết định và giúp lập kế hoạch tài chính cho tương lai. Tuy nhiên, với những nội dung như hiện tại , phân tích tài chính của công ty chưa thể đạt đến mục tiêu đó. Vì vậy, giải pháp đưa ra gồm: Lập và tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty TNHH quảng cáo Liên Minh. Công tác phân tích tài chính của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh đã được triển khai nhưng chưa được thực hiện một cách có bài bản, dựa trên một hệ thống cơ sở lý luận vững chắc, phương pháp phân tích hoàn chỉnh. Điều này gây khó khăn cho các cơ quan nhà nước nói chung và cho các nhà quản lý doanh nghiệp nói riêng trong việc đưa ra các quyết định quản lý phù hợp. Vì vậy để khắc phục những hạn chế đó, công ty nên thực hiện phân tích theo một quy trình hoàn chỉnh với đầy đủ nội dung phân tích, phương pháp và thông tin sử dụng, đảm bảo tốt chất lượng nhân sự cho công tác phân tích. Cụ thể công ty nên tiến hành phân tích theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị cho công tác phân tích. Phải xác định được mục tiêu chính cần phân tích, từ đó lập kế họach phân tích (thời gian tiến hành, số lượng nhân sự và phân công chi tiết). Thông báo cho các bộ phận để có kế hoạch phối hợp thực hiện phân tích. Thu thập, xử lý sơ bộ các thông tin : từ thông tin bên ngoài cho đến thông tin nội bộ mà quan trọng hơn hết là thông tin kế toán. Bước 2: Tiến hành phân tích Tiến hành phân tích đầy đủ các nội dung theo quy định của Nhà nước và theo yêu cầu của công ty. Trên cơ sở đó, tùy theo mục tiêu nghiên cứu, ứng dụng cụ thể sẽ đi sâuvào phân tích các nội dung có liên quan. Bước 3: Báo cáo kết qủa phân tích. Tổng hợp số liệu để đưa ra các nhận xét, đánh giá về kết quả kinh daonh của công ty trong kỳ phân tích trên cơ sở so sánh với kỳ trước, với các daonh nghiệp khác cùng ngành. Dựa vào đó, đưa ra các giải pháp để phát huy những thành công đã đạt được và khắc phục những hạn chế còn tồn tại, lập kế hoạch tài chính chung cho năm tới và đưa ra các dự báo tài chính cụ thể. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng phân tích, khi tiến hành phân tích theo quy trình trên, thì trước hết công ty phải nâng cao chất lượng nhân sự phân tích tài chính, thông tin, phương pháp sử dụng trong phân tích tài chính , hoàn thiện các chỉ tiêu đánh giá công tác phân tích tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt đọng của công ty. Nâng cao trình độ cán bộ phân tích Chất lượng phân tích tài chính phụ thuộc rất nhiều vào trình độ cán bộ thực hiện công tác phân tích tài chính. Hiện nay, các nhân viên phòng tài chính- kế toán hầu như đều tốt nghiệp đại học, có kiến thức khá vững chắc về kế toán. Mặc dù vậy, với nhhững thay đổi mang tính chất thường xuyên của hệ thống kế toán, pháp luật Việt Nam, trước mắt công ty cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán để nâng cao chất lượng kết quả phân tích tài chính. Công ty nên tổ chức các khía bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ kế toán bằng cách mời các chuyên gia có kinh nghiệm đến giảng dạy hoặc cử nhân viên tham gia các lớp học về kế toán do Bộ Tài Chính mở. Hơn nữa, trong tình hình hiện nay, các doanh nghiệp phải hoạt động trong môi trưiờng cạnh tranh gay gắt, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng quản lý. Chính vì vậy, tầm quan trọng của phân tích tài chính ngày càng được khẳmg định và đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ cán bộ phân tích tài chính giỏi về chuyên môn, hiểu biết sâu rộng về đặc điểm hoạt động kinh daonh của daonh nghiệp, về môi trường kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính của nhà nước, chính sách thuế, những xu hướng biến động của nền kinh tế trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra hiện nay là công ty TNHH quảng cáo Liên Minh cũng như nhiều công ty khác không có cán bộ chuyên trách về phân tích tài chính, công việc này do các nhân viên phòng Tài chính- Kế toán thực hiện, mà cũng chỉ mới thực hiện dưới hình thức thuyết minh báo cáo tài chính, không đủ cơ sở để đánh giá toàn diện tình hình tài chính của công ty. Vì thế, về lâu dài, công ty bên cạnh việc cử nhân viên đi bồi dưỡng nghiệp vụ hàng nămcũng cần phải tuyển thêm một người chuyên trách phân tích tài chính của công ty , để đào tạo chỉ thực hiện công tác phân tích tài chính của công ty. Công ty cũng cần tổ chức hướng đẫn, cập nhật cho các cán bộ quản lý nói chung và cán bộ phân tích nói riêng về việc áp dụng các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty mới được ban hành. Sử dụng đầy đủ thông tin và phương pháp phân tích. Để công tác tài chính đạt được kết quả chính xác, đánh giá đúng thực trạng bức tanh tài chính của doanh nghiệp, yêu cầu nhà phân tích phải kết hợp đồng bộ nhiều thông tin. Với nguồn thông tin bên ngoài. Hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành: đây là hệ thống chỉ tiêu tham chiếu quan trọng của công ty. Nhìn chung, đến nay hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đã có nhưng chưa đầy đủ và thường xuyên không chính xác, cập nhật. Hiện nay, theo quy định của Nhà Nước, mỗi năm các doanh nghiệp phải gửi báo cáo tài chính cảu mình cho cơ quan tài chính, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, đối với một số doanh nghiệp, theo quy định của nha nước phải công bố công khai một số tỷ lệ tài chính. Vì vậy, các cơ quan nói trên hoàn toàn có thể cung cấp các chỉ tiêu trung bình ngành cho công ty khi công ty yêu cầu. Tuy nhiên, một thực trạng hết sức phổ biến ở các doanh nghiệp hiện nay là khâu hạch toán thường làm để đối phó với các cơ quan thuế vụ và cấo trên. Không hiếm trường hợp một doanh nghiệp tồn tại ba loại sổ sách hạch toán riêng: một cho mình, một cho cấp trên, một cho cơ quan thuế vụ. Chính vì vậy, các chỉ tiêu trung bình ngành thường sai lệch so với thực tế. Mặt khác, hoạt động phân tích tài chính ở nước tachưa trở thành việc làm thường xuyên và hệ thống thông tin chưa hoàn hảo nên các chhỉ tiêu trung bình ngành dù quan trọng nhưng hiện tại, công ty TNHH quảng cáo Liên Minh chỉ nên xem nó là tiêu chuẩn để tham khảo. Do đó, các cán bộ phân tích giỏi về chuyên môn, am hiểu thị trường mới là quan trọng.Nguồn thông tin bên ngoài còn bao gồm những thông tin về tình hình trong nước và quốc tế có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, do đó, cán bộ phân tích tài chính của công ty cần thực hiện theo các giải pháp sau. + Theo dõi sự biến động cảu lãi suất ngân hàng một cách thường xuyên bởi nó ảnh hưởng đến số lãi vay ngân hàng của các khoản nợ ngắn và dài hạn, đến các khoản đầu tư tài chính của công ty. + Thu thập các thông tin về sự thay đổi chỉ số giá các yéu tố đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh để kết hợp trong phân tích, có các giải pháp hợp lý trong trường hợp khan hiếm nguyên liệu đầu vào hay trường hợp chỉ số giábiến động thất thường. + Tìm hiểu về chiến lược kinh doanh của các đối thủ để có biện pháp đối phó kịp thời vì nó ảnh hưởng đến doanh thhu, lợi nhuận của công ty. + Các chủ trương, chính sách của nhà nước liên quan đến xuất nhập khẩu, đặc biệt các chính sách liên quan đến xuất nhập khẩu, đặc biệt là chính sách liên quan đến lĩnh vực quảng cáo cần đựoc quan tâm. Để có được nguồn thông tin này các cán bộ phân tích có thể theo dõi trên các phương tiên thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, internetđặt mua các văn bản pháp luật mới có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của công ty. Trên cơ sở đó, cán bộ phân tích sử dụng những thông tin này để dự tóan nhu cầu tài chính doanh nghiệp , xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tới. Với nguồn thông tin bên trong. Công ty cần thu thập tất cả các số liệu kế toán cần thiết để lập đầy đủ các báo cáo tài chính, nguồn thông tin chủ yếu cho việc phân tích tài chính. Các thông tin này phải được cung cấp một cách kịp thời, cập nhật, đầy đủ để công tác phân tích đạt hiệu quả. Hiện nay, công ty chưa tiên hành lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ và đây quả là một thiếu sót của công ty, mặc dù biết rằng vẫn biết rằng báo cáo lưu chuyển tiền tệ tạm thời chưa được quy định là bắt buộcđối với các daonh nghiệp nhưng nó vẫn được khuyến khích lập và sử dụng. Bởi thông qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ có được những thông tin rõ nét về việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá khả năng tạo tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán và dự đoán luồng tiền trong kỳ tiếp theo. Mặt khác, báo cáo lưu chuyển tiền tệ còn cung cấp các thông tin để tạo ra các tài sản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền, cung cấp các thông tin về nguồn hình thành từ các lĩnh vực hoạt động kinh daonh, đầu tư tài chính, hoạt động bất thườngđể đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động đó đối với tình hình tài chính của doanh nghiệp. Vì vậy, việc lập đủ các báo cáo tài chính sẽ tạo ra một ấn tượng tốt về sự quy củ trong quản lý tài chính củ công ty trước các đối tác, tạo nên lợi thế cho công ty trong cạnh tranh trong thời gian tới. Sử dụng thông tin phải kết hợp với yêu cầu thông tin sử dụng phải có tính chính xác. Do đó, kế toán trưởng nên chỉ đạo công tác kiểm toán nội bộ trong công ty để đảm bảo thông tin sử dụng là thông tin “ sạch” . Bên cạnh đó, công ty cũng nên khuyến khích sự phân tích, đề xuất cảu cán bộ công nhân viên về tình hình sản xuất kinh daonh, tiêu thụ hàng hóa bởi đây cũng là nguồn thông tin bổ sung quan trọng, góp phần làm tăng thông tin cho công tác phân tích. Kết hợp các phương pháp phân tích. Phương pháp phân tích tỷ lệ cho phép nhà phân tích đánh giá, so sánh các chỉ tiêu tài chính đặc trưng qua các thời kỳ để thấy được tình hình tài chính của công ty mạnh yếu thế nào. Còn phương pháp Dupont lại giúp đánh giá mối quan hệ tác động qua lại giữa các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của công ty. Vì vậy, để có được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính doanh nghiệp, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa các phương pháp tài chính. ROE = LNST / VCSH = LNST / DT x DT / TS x TS / VCSH Qua phương pháp này ta thấy được tác động cảu doanh thu tiêu thụ, hiệu suất sử dụng tài sản, nghịch đảo của hệ số cơ cấu nguồn vốn đối với sự biến động của doanh lợi vốn chủ sở hữu. ROE = = LNST TS ROA = = TS – Nợ 1 – Hệ số nợ TS Sự phân tích các thành phần cảu daonh lợi vốn chủ sở hữu cho thấy khi hệ số nợ tăng lên thì doanh lợi vốn chủ sở hữu cũng cao hơn. Tuy nhiên, nợ lại là công cụ có tính hai mặt: Một mặt nó khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, các dự án đầu tư từ vốn vay đem lại tỷ lệ hoàn vốn cao hơn chi phí lãi vay và phần chênh lệch bổ sungcho lợi nhuận của chủ sở hữu; mặt khác vay nợ có thể làm thua lỗ thêm nặng nề nếu doanh nghiệp đang thua lỗ hoặc lợ nhuận thấp thì phải đeo gánh nặng chi phí lãi. Trên đây là những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh. Em hy vọng rằng nững điều đó cũng giúp ích một phần nào đấy cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Những tiền đề thực hiện những giải pháp đã nêu. Bên cạnh những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, thì Nhà nước cũng phỉa có những sự đổi mới nhằm tạo điều kiệncho các doanh nghiệp phát huy được hết khả năng của mình . Vì vậy, em xin có một số kiến nghị với Nhà nước như sau: Hoàn thiện chế độ kế toán. Nền kinh tế nước ta trong hơn một thập kỷ qua đã có nhiều biến chuyển với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Chế độ kế toán Việt Nam qua đó cũng liên tục được đổi mới chc phù hợp. Trong những năm tới, xu hướng hòa nhập sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, do đó Nhà Nước cần phải tiếp tục có các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán của Việt Nam nhằm đảm bảo chế độ này luôn phù hợp với mọi thành phần kinh tế và nguyên tắc thông lệ có tính phổ biến của kế toán ở các nước đang phát triển. Đồng thời Nhà Nước luôn phải chú ý đến những vướng mắc về chế độ kế toán có thể phát sinh để xử lý kịp thời. Pháp lệnh kế toán Việt Nam ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nước ta từng bứơc chuyển sang kinh tế thị trường nên còn nhiều tồn tại, bất cập. Vì vậy, Nhà Nước nên sớm hoàn thiện luật kế toán Việt Nam nhằm tạo nền tảng và cơ sở pháp lý hoàn chỉnh về kế toán và kiểm toán, tránh không xảy ra tình trạng nhiều cơ quan cùng có những quy định khác nhau về cùng một lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, Bộ Tài Chính cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhàm cung cấp các thông tin về luồng tiền vào, ra trong kỳ, phản ánh trạng thái động của daonh nghiệp để bổ sung các tài liệu khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh khi đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác, nên có quy địnhcụ thể về vấn đề các doanh nghiệp phải thực hiện công khai báo cáo tài chính để làm cơ sở cho việc quản lý doanh nghiệp và phân tích tài chính được dễ dàng, thuận lợi, chính xác hơn. Hiện nay, chỉ có bản thân doanh nghiệp và các cơ quan quản lý doanh nghiệp là có đủ tài liệu để phân tích còn nững người ngoài doanh nghiệp thì chưa để tìm hiểu cụ thể về doanh nghiệp mà mình quan tâm. Ngoài ra, cần tiến tới yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện phân tích tài chính để tự đánh giá hoạt động của mình và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên. Phân tích tài chính vẫn còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp nên Bộ Tài Chính cần có sự hướng dẫn cụ thể và các biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phân tích tài chính tại doanh nghiệp mình. Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán. Công tác kiểm toán ở Việt Nam tuy mới ra đời và phát triển nhưng đã có địa vị pháp lý vững chắc, công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp đã được thực hiện, trong những năm qua là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý tài chính của các doanh nghiệp này. Trên thực tế, phạm vi và mục đích của kiểm toán nội bộ thường biến động và phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì thế, một mặt để đảm bảo tính khách quan của công tác kiểm toán, mặt khác để tăng cường sự kiểm tra của Nhà Nước về tính hợp lý của chế độ kế toán, tình hình tài chính doanh nghiệp và việc thực hiện cxác chủ trương chính sách của Nhà Nước thì các cơ quan kiểm toán của Nhà Nước như: kiểm toán Nhà Nước, kiểm toán Bộ Tài Chính cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo công tác kiểm toán của các cơ quan này tiến hành tại các doanh nghiệp được thực hiện đúng theo thời gian quy định, đầy đủ các nội dung nghiệp vụ, báo cáo kịp thời lên Bộ Tài Chính những bất hợp lý phát sinh. Qua đó thúc đẩy tính chuyên nghiệp, quy củ trong công tác quản lý tài chính nói chung và phân tích tài chính nói riêng ở các doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua đó cung cấp thông tin cho Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư nắm bắt được những thuận lợivà khó khăn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để có hướng giải quyết, tạo môi trừơng đầu tư hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư. Đồng thời giúp cho cơ quan thuế phát hiện được tình trạng chốn thuế của các doanh ngghiệp. Tiến tới hoàn thiện việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành. Hiện nay hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đã có nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời. Cho dù không phải bất cứ một doanh nghiệp nào đạt được các chỉ tiêu theo hệ thống này là rất hiệu quả, bởi còn nhiều yếu tố cần được xem xét để mang lại kết luận chính xác nhưng hệ thống này rõ ràng là một căn cứ quan trọng giúp cho các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp tự đánh giá hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy, đề nghị Nhà Nựớc sớm có những văn bản cụ thể hơn về việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành nhằm góp phần mang lại hiệu quả cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Các cơ quan đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này như tổng cục Thông Kê, Bộ Tài Chính cần được tăng cường thêm một số quyền hạn cần thiết và phải đảm bảo thực hiện tốt, khắc phục được những nhược điểm đã nói ở trên. IV. Một số kiến nghị. Nhà Nước cần có chính sách đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phân tích quản lý tài chính, hình thành nên đội ngũ chuyên viên tài chính để công tác phân tích tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp có hiệu quả. Đồng thời xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát tình hình tài chính ở doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý những hiện tượng làm thay đổi số liệu tài chính với các mục đích mờ ám. Nhà Nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh: + Lĩnh vực ngân hàng cần có những điều chỉnh về cơ chế tín dụng hợp lý theo hướng kết hợp giữa thế chấp và tín chấp để các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng , giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà trong khi vay và cần có thái độ hợp tác với khách hàng. + Nhà Nước cần có những điều chỉnh hợp lý đối với chính sách thuế theo hướng sắp xếp lại các sắc lệnh thuế cho phùh hợp với tính chất cảu từng loại thuế, phù hợp với tiến trình hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cần xem xét lại cách đánh thuế, tránh tình trạng chồng chéo, không phản ánh được bản chất của mỗi loại thuế (chẳng hạn như việc thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa vừa nhập về chưa có tác động gì), quy định cụ thể nhóm mặt hàng chuị thuế và thuế suất với từng mặt hàngđể tránh tình trạng thông đồng giữa các daonh nghiệp và cán bộ thuế, gây thất thoát cho Nhà Nước, khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. + Nhà Nước cần có những điều chỉnh về thủ tục hành chính và pháp lý đối với các đối tác nước ngoài như: xóa bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, xóa bỏ quy định doanh nghiệp phải xin phép điều chỉnh vốn điều lệ và vốn đầu tư, mà nên quy định daonh nghiệp chỉ cần đăng ký thay đổi vốn điều lệ và vốn đầu tư với Bộ kế Hoạch và Đầu Tư để họ mạnh dạn bỏ thêm vốn vào liên kết, liên doanh, hợp tác đầu tư. Khi các doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, Nhà Nước sẽ có các điều kiện tiền đề để từng bước xây dựng các chính sách nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các quỹ đầu tưđể hòa nhập thị trường vốn trong nước với khu vực và thế giới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán, qua đó có thể tự huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, có điều kiện và nhu cầu thực hiện phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp KẾT LUẬN Như đã trình bày, từ những gì đã được học, khi đến thực tập tại công ty TNHH quảng cáo Liên Minh em càng thấy rõ hơn tầm quan trọng hơn của công tác phân tích tài chính của một doanh nghiệp Với những cố gắng nhằm nêu bật lên sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, mà công ty TNHH quảng cáo Liên Minh là môi trường cần nghiên cứu. Phân tích tài chính doanh nghiệp là một vấn đề bao quát, do vậy trong phạm vi chuyên đề này em chỉ đề cập tổng thể thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty đồng thời đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu. Rút ra nhận xét và qua đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp. Do kiến thức còn hạn chế, thực tế chưa nhiều nên chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của thầy cô giáo, bạn bè, để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài, cảm ơn ban lãnh đạo của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh đã giúp em hoàn thành chuyên đề này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp (NXB Giáo dục – 2005) PGS.TS. Lưu Thị Hương. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp (NXB tài chính – 2006) PGS. TS. Lưu Thị Hương. PGS. TS. Vũ Duy Hào. Giáo trình quản trị tài chính (NXB tài chính – 2004) TS. Đào Văn Tú Giáo trình Lý thuyết tài chính – tiền tệ (NXB thống kê – 2002) PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (NXB giáo dục – 2001) Các báo: Tạp chí tài chính, tạp chhí ngân hàng, thời báo kinh tế Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU: 1 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 3 I. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 3 Những đặc điểm về môi trường hoạt động 3 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 4 Phân tích tài chính doanh nghiệp 7 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp 7 Những thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp 8 Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 11 Phương pháp phân tích tài chính 11 Nội dung phân tích tài chính 12 2.4. Nhân tố ảnh hưởng tới phân tích tài chính doanh nghiệp 20 2.4.1. Sự đầy đủ và chất lượng thông tin sử dụng 20 2.4.2. Trình độ cán bộ phân tích 21 2.4.3. Công nghệ và phần mềm sử dụng trong phân tích tài chính 21 2.4.4. Sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp 22 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Ở CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO LIÊN MINH 23 I. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh 23 Quá trình hình thành 23 Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban 22 Tình hình cạnh tranh trên thị trường và hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh trong một số năm qua 27 Tình hình cạnh tranh trên thị trường 27 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm qua 29 Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh 30 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh 30 Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh 31 Những ưu điểm và tồn tại trong phân tích trài chính tại công ty TNHH quảng cáo Liên Minh 37 Những ưu điểm 37 Những việc còn tồn tại trong phân tích tài chính doanh nghiệp 38 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO LIÊN MINH 42 Định hướng hoạt động của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh 42 Các mục tiêu chính 42 Những vấn đề then chốt 42 Các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu trên 42 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tại công ty TNHH quảng cáo Liên Minh 43 1.1. Lập và tổ chức công tác phân tích tài chính tại Công ty TNHH Quảng cáo Liên Minh 43 1.2. Nâng cao trình độ cán bộ phân tich 44 1.3. Sử dụng đầy đủ thông tin và phương pháp phân tích 45 Những tiền đề thực hiện những giải pháp đã nêu 48 Hoàn thiện chế độ kế toán 49 Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán 50 Tiến tới việc hoàn thiện việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành 50 Một số kiến nghị 51 KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3725.doc
Tài liệu liên quan