Đề tài Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn may quốc tế Jeil

Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp Với những ý nghĩa trên nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính gồm: • Đánh giá tình hình sử dụng vốn, nguồn vốn như: xem xét việc phân bổ vốn, nguồn vốn có hợp lý hay không? Xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa, thiếu vốn. • Đánh giá tình hình thanh toán, khả năng thanh toán của xí nghiệp, tình hình chấp hành các chế độ, chính sách tài chính, tín dụng của nhà nước. • Đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn. • Phát hiện khả năng tiềm tàng, đề ra các biện pháp động viên, khai thác khả năng tiềm tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

doc62 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn may quốc tế Jeil, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ốn bị chiếm dụng chưa tốt; đây là biểu hiện không tốt trong việc quản lý vốn của công ty. Đặc biệt khi xét các khoản phải thu ta thấy ở khoản mục phải thu của khách hàng : năm 2005 so với năm 2004 phải thu của khách hàng tăng 46,65% ( 1.221.074.676đ ), đến năm 2006 lại tăng lên 1.802.174.272đ với tỷ lệ tăng tương ứng 46,95%. Như vậy, về mặt lý thuyết chúng ta có thể đánh giá là công ty đã để ứ đọng vốn quá nhiều gây khó khăn cho khâu thanh toán, do chưa tích cực thu hồi các khoản nợ. Mặc dù trên thực tế, năm 2006 công ty đã mở rộng thêm thị trường mới, có thêm nhiều khách hàng mới và công ty bán sản phẩm trả chậm cho khách hàng để nâng sản lượng tiêu thụ lên nhằm cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Nhưng yếu tố các khoản phải thu của khách hàng chiếm một tỷ lệ cao trong tài sản lưu động sẽ dẫn đến việc sử dụng tài sản lưu động kém hiệu quả. + Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ năm 2005 tăng 1.204.759.234đ với tỷ lệ tăng 115,29% so với năm 2004, đến năm 2006 giảm nhẹ với tỷ lệ giảm 6,62%. Nguyên nhân là do công ty chưa làm thủ tục hoàn thuế kịp thời. Công ty cần làm tốt các thủ tục hoàn thuế để không bị chiếm dụng vốn. - Hàng tồn kho: Năm 2005 giảm so với năm 2004 với tỷ lệ giảm 18,02% là do các khoản mục trong hàng tồn kho đều giảm, trong đó nguyên liệu, vật liệu tồn kho và thành phẩm tồn kho. Chứng tỏ năm 2005 công ty đã thực hiện không cần phải dự trữ nhiều nguyên liệu, vật liệu để sử dụng vốn hợp lý và đã đẩy mạnh đầu ra cho sản phẩm. Đến năm 2006 hàng tồn kho tăng 4.022.973.681đ với tỷ lệ tăng 44,93% so với năm 2005, trong đó chủ yếu là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm tồn kho và hàng hóa tồn kho tại cửa hàng. Nguyên nhân là do: + Năm 2006 công ty đã đẩy mạnh được mặt hàng mì ly, phở, hủ tiếu, cháo... nên cần phải làm trước một số gia vị để chuẩn bị kịp thời cho khâu thành phẩm . Do đó mà chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đã tăng mạnh với tỷ lệ tăng 2893,26%. + Thành phẩm tồn kho năm 2006 tăng 238,38% so với năm 2005, nguyên nhân là do năm 2006 công ty đã mở rộng thêm thị trường mới nên lượng thành phẩm được tăng thêm và chưa kịp đẩy ra thị trường chứ không phải hàng bị ứ đọng không bán được. + Hàng tồn kho tại cửa hàng năm 2006 tăng so với năm 2005 với tỷ lệ tăng 709,74%. Do năm 2006 công ty mở thêm một số cửa hàng nên lượng hàng hoá tại cửa hàng tăng lên. - Tài sản lưu động khác: năm 2005 giảm 61,70% so với năm 2004, đến năm 2006 lại tăng mạnh với tỷ lệ tăng1395,53%. Nguyên nhân là do tạm ứng cho công nhân viên và chi phí chờ kết chuyển tăng . Công ty cần nhắc nhở nhân viên làm tốt việc hoàn ứng kịp thời sau mỗi đợt công tác hoặc mua lại vật tư hàng hóa. Tóm lại, sự tăng lên của tài sản lưu động qua 3 năm cho thấy quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển theo chiều hướng thuận lợi. ™ Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn Bảng phân tích kết cấu tài sản Phần tài sản cố định và đầu tư dài hạn ĐVT: đồng 2004 2005 2006 Chênh lệch % tăng giảm Chênh lệch % tăng giảm B. Tài sản cố định và ĐTDH 14,948,428,006 12,762,974,704 11,732,899,512 -2,185,453,302 -14.62% -1,030,075,192 -8.07% I. Tài sản cố định 14,357,428,006 12,741,974,704 11,714,899,512 -1,615,453,302 -11.25% -1,027,075,192 -8.06% 1. Tài sản cố định hữu hình 13,595,100,037 12,033,114,330 11,006,039,138 -1,561,985,707 -11.49% -1,027,075,192 -8.54% 2. Tài sản cố định thuê tài chính 3. Tài sản cố định vô hình 762,327,969 708,860,374 708,860,374 -53,467,595 -7.01% 0 II. Đầu tư tài chính dài hạn 570,000,000 -570,000,000 III. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang IV. Các khoản ký quỹ ký cược dài hạn 21,000,000 21,000,000 18,000,000 0 -3,000,000 -14.29% Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ Qua bảng phân tích trên cho thấy tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn năm 2005 so với năm 2004 giảm 2.185.453.302đ, tỷ lệ giảm 14,62%. Đến năm 2006 tài sản cố định và đầu tư dài hạn tiếp tục giảm 1.030.075.195đ, tỷ lệ giảm 8,07%, trong đó: + Tài sản cố định năm 2005 giảm 1.615.453.302đ ( tỷ lệ giảm 11,25%) đến năm 2006 tiếp tục giảm 1.027.075.192đ ( tỷ lệ giảm 8,06%). Tài sản cố định giảm là do công ty thanh lý một số tài sản cố định và chuyển một số tài sản cố định sang công cụ. + Năm 2005 đầu tư tài chính dài hạn giảm 570.000.000đ, tỷ lệ giảm 100% do công ty thanh lý thu hồi vốn. Năm 2006 các khoản đầu tư tài chính dài hạn không phát sinh. + Năm 2006 các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn giảm 3.000.000đ, tỷ lệ giảm 14,25%. Việc đầu tư chiều sâu, đầu tư mua sắm trang thiết bị được đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất đầu tư. Tỷ suất này phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xư hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 14.948.428.006 + Năm 2004: Tỷ suất đầu tư = 29.849.012.340 x100% = 50,08% 12.762.974.704 + Năm 2005: Tỷ suất đầu tư = 31.305.919.743 x100% = 40,77% 11.732.899.512 + Năm 2006: Tỷ suất đầu tư = 33.495.768.174 x100% = 35,02% Nhận xét: Tỷ suất đầu tư qua 3 năm có chiều hướng giảm, năm 2005 giảm 9,31% ( 50,08%-40,77% ) so với năm 2004, đến năm 2006 tiếp tục giảm 5,75% (40,77% – 35,02% ). Tỷ suất đầu tư giảm cho thấy công ty đang tính toán thu lại việc đầu tư chiều sâu, trang bị cơ sở vật chất trong 2 năm 2005, 2006. Tuy nhiên tỷ suất đầu tư giảm không phải là do năng lực sản xuất của công ty giảm mà là do các năm trước công ty đã đầu tư rất mạnh về việc nâng cấp xây dựng mới cho nhà xưởng và trang thiết bị, đến năm 2006 công ty đã thanh lý được một số tài sản cố định hư hỏng và chuyển một số tài sản cố định sang công cụ, dụng cụ. Từ đó làm cho tỷ lệ tài sản cố định trong tổng tài sản giảm xuống. 1.4. Phân tích kết cấu và biến động của nguồn vốn Phân tích kết cấu và biến động của nguồn vốn là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, mặt khác thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. ™ Nợ phải trả ( Nguồn: Phòng Kế toán – tài vụ ) Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn Phần nợ phải trả  ĐVT: đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chênh lệch % tăng giảm Chênh lệch % tăng giảm A. Nợ phải trả 21.934.615.815 19.196.116.001 17.457.962.068 -2.738.499.814 -12.48% -1.738.153.933 -9.05% I. Nợ ngắn hạn 21.215.074.531 17.970.618.294 16.461.612.163 -3.244.456.237 -15.29% -1.509.006.131 -8.40% 1. Vay ngắn hạn 8.033.538.078 10.426.606.465 13.124.299.648 2.393.068.387 29.79% 2.697.693.183 25.87% 2. Nợ dài hạn đến hạn trả 3. Phải trả cho người bán 11.722.635.099 4.591.284.790 395.530.335 -7.131.350.309 -60.83% -4.195.754.455 -91.39% 4. Người mua trả tiền trước 5. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1411706091 2854137599 2.628.134.479 1.442.431.508 102.18% -226.003.120 -7.92% 6. Phải trả công nhân viên 7. Phải trả các đơn vị nội bộ 8. Các khoản phải trả phải nộp khác 47.195.263 98.589.440 313.647.701 51.394.177 108.90% 215.058.261 218.14% II. Nợ dài hạn 1. Vay dài hạn 2. Nợ dài hạn III. Nợ khác 719.541.284 1.225.497.707 996.349.905 505.956.423 70.32% -229.147.802 -18.70% 1. Chi phí phải trả 1.207.993.585 970.667.478 1.207.993.585 -237.326.107 -19.65% 2. Tài sản thừa chờ xử lý 719.541.284 17.504.122 25.682.427 -702.037.162 -97.57% 8.178.305 46.72% 3. Nhận ký cược, ký quỹ dài hạn Qua bảng phân tích ta thấy nợ phải trả qua ba năm có xu hướng giảm. Năm 2005 so với năm 2004 nợ phải trả giảm 2.738.499.814đ với tỷ lệ giảm tương ứng 12,48% , đến năm 2006 tiếp tục giảm 1.738.153.933đ (tỷ lệ giảm 9,05% ), trong đó biến động lớn nhất là khoản vay ngắn hạn, phải trả người bán, thuế... - Vay ngắn hạn năm 2005 so với năm 2004 tăng 2.393.068.387đ với tỷ lệ tăng 29,79%, đến năm 2006 lại tăng 2.697.693.183đ, tỷ lệ tăng 25,87%. - Phải trả cho người bán năm 2005 giảm 60,83% so với năm 2004, đến năm 2006 tiếp tục giảm mạnh với tỷ lệ giảm 91,39%. Khoản này giảm nhiều là do công ty phải trả nợ mua nguyên liệu cho phía cung cấp nước ngoài và trong năm 2006 công ty mua hàng với phương thức trả ngay để giảm giá thành. - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước năm 2005 tăng số tiền 1.442.431.508đ so với năm 2004 tỷ lệ tăng tương ứng 102,18%. Đến năm 2006 khoản này giảm với tỷ lệ giảm là 7,92%, số tiền giảm còn thấp so với khoản phải nộp. Điều này cho thấy công ty đã không làm tốt nghĩa vụ nộp ngân sách đối với Nhà nước. Tóm lại, trong các khoản nợ, phần lớn là nợ ngắn hạn như các khoản: phải trả người bán, vay ngắn hạn, thuế và các khoản phải nộp Nhà nước là những khoản vốn công ty đi chiếm dụng của bên ngoài để sử dụng. Công ty cần xem xét khoản nào là chiếm dụng hợp lý, khoản nào là chiếm dụng không hợp lý để sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả hơn. ™ Nguồn vốn chủ sở hữu: ( Nguồn: phòng kế toán - tài vụ ) 33 Bảng phân tích kết cấu nguồn vốn Phần nguồn vốn chủ sở hữu ĐVT: đồng 2005/2004 2006/2005 2004 2005 2006 Chênh lệch % tăng giảm Chênh lệch % tăng giảm B. Nguồn vốn chủ sở hữu 7,914,396,525 12,109,803,742 16,037,806,106 4,195,407,217 53.01% 3,928,002,364 32.44% I. Nguồn vốn - quỹ 7,914,396,525 12,109,803,742 15,753,160,053 4,195,407,217 53.01% 3,643,356,311 30.09% 1) Nguồn vốn kinh doanh 7,914,396,525 12,076,190,975 15,326,190,975 4,161,794,450 3,250,000,000 26.91% - Nguồn vốn ngân sách 4,838,205,550 9,000,000,000 12,250,000,000 4,161,794,450 3,250,000,000 36.11% - Vốn tự bổ sung 3,076,190,975 3,076,190,975 3,076,190,975 0 0 2) Chênh lệch đánh giá lại tài sản 3) Chênh lệch tỷ giá 4) Quỹ đầu tư phát triển 355,807,565 355,807,565 5) Quỹ dự phòng tài chính 71,161,513 71,161,513 6) Lãi chưa phân phối 33,612,767 33,612,767 -33,612,767 7) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản II. Nguồn kinh phí 284,646,053 284,646,053 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 35,580,757 35,580,757 Quỹ khen thưởng phúc lợi 249,065,296 249,065,296 Tổng nguồn vốn 29,849,012,340 31,305,919,743 33,495,768,174 Qua bảng phân tích ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu qua ba năm đều tăng lên. Năm 2005 nguồn vốn chủ sở hữu tăng 53,01% so với năm 2004, đến năm 2006 lại tăng lên 32,44%. Nguyên nhân là do: - Năm 2005 nguồn vốn kinh doanh tăng số tiền 4.161.794.450đ với tỷ lệ tăng 52,59% do công ty được cấp trên cấp thêm vốn. - Năm 2006: nguồn vốn chủ sở hữu tăng so với năm 2005 chủ yếu là do nguồn vốn kinh doanh tăng lên và các quỹ cũng tăng, cho thấy tích lũy từ nội bộ của công ty tăng lên. Tuy nhiên, để đánh giá sự biến động của nguồn vốn chủ sở hữu ta xem xét sự biến động của chỉ tiêu tỷ suất tài trợ. Chỉ tiêu tỷ suất tài trợ phản ánh khả năng tự chủ về mặt tài chính từ đó cho thấy khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong hoạt động của mình. 7.914.396.525 - Năm 2004: Tỷ suất tự tài trợ = 29.849.012.340 x 100% = 26,51% 12.109.803.742 - Năm 2005: Tỷ suất tự tài trợ = 31.305.919.743 x 100% = 38,68% 16.037.806.106 - Năm 2006: Tỷ suất tự tài trợ = 33.495.768.174 x 100% = 47,88% Nhận xét: - Năm 2004: tỷ suất tự tài trợ là 26,51% nghĩa là trong 100 đồng vốn chỉ có 26,51 đồng thực sự thuộc sở hữu của doanh nghiệp, còn lại 63,49 đồng là do doanh nghiệp đi vay, đi chiếm dụng... Điều này là bất lợi vì doanh nghiệp phải trả thêm những chi phí cho việc sử dụng những khoản vốn này đồng thời lại kém chủ động trong việc chi tiêu. - Năm 2005: tỷ suất tự tài trợ là 38,68%, tăng 12,17% là do trong năm công ty được ngân sách cấp thêm một số vốn làm nguồn vốn chủ sở hữu tăng. - Năm 2006: tỷ suất tự tài trợ là 47,88%, tăng 9,2%. Đây là biểu hiện tốt chứng tỏ hiệu quả hoạy động sản xuất kinh doanh đã được nâng cao. Nhìn chung qua 3 năm tỷ suất tự tài trợ của công ty ngày càng tăng, chứng tỏ công ty ngày càng thể hiện khả năng độc lập cao về mặt tài chính, khả năng tự tài trợ của công ty ngày càng cao. Tóm lại, qua 3 năm nguồn vốn chủ sở hữu của công ty tăng lên về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng chứng tỏ công ty sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, tình hình tài chính tương đối ổn định. 34 2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua các tỷ số tài chính 2.1. Phân tích tình hình thanh toán của công ty Tình hình công nợ thể hiện quan hệ chiếm dụng trong thanh toán, khi nguồn bù đắp cho tài sản dự trữ thiếu doanh nghiệp đi chiếm dụng, ngược lại khi nguồn bù đắp cho tài sản thừa doanh nghiệp bị chiếm dụng. Nếu vốn bị chiếm dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế ta cần phải phân tích tình hình thanh toán để thấy rõ hơn hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, các khoản phải trả. ™ Phân tích các khoản phải thu: 35 36 Bảng phân tích các khoản phải thu ĐVT: đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chênh lệch % tăng giảm Chênh lệch % tăng giảm 1. Phải thu của khách hàng 2,617,467,285 3,838,541,961 5,640,716,233 1,221,074,676 46.65% 1,802,174,272 46.95% 2. Trả trước cho người bán 238,173,900 -238,173,900 -100% 3. Thuế GTGT được khấu trừ 1,044,996,966 2,249,756,200 2,100,785,160 1,204,759,234 115.29% -148,971,040 -6.62% 4. Các khoản phải thu khác 21,324,000 -21,324,000 -100% 5. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi -131,804,582 -208,696,917 -208,696,917 76,892,335 58.34% 6. Tạm ứng 51,727,056 41,602,561 261,661,005 -10,124,495 -19.57% 220,058,444 528.95% 7. Chi phí chờ kết chuyển 56,897,379 360,519,714 -56,897,379 -100% 360,519,714 Tổng cộng 3,898,782,004 5,921,203,805 8,154,985,195 2,022,421,801 51.87% 2,233,781,390 37.73% ( Nguồn: phòng kế toán - tài vụ ) + Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và nguồn vốn. Công thức tính: Tổng giá trị các khoản phải thu Tỷ lệ giữa tổng giá trị CKPT và tổng nguồn vốn = Tổng nguồn vốn x100% + Năm 2004: 3.898.782.004 Tỷ lệ giữa tổng giá trị CKPT và tổng nguồn vốn =29.849.012.340 x100% = 13,06% + Năm 2005: 5.921.203.805 Tỷ lệ giữa tổng giá trị CKPT và tổng nguồn vốn =31.305.919.743 x100% = 18,91% +Năm 2006: 8.154.985.195 Tỷ lệ giữa tổng giá trị CKPT và tổng nguồn vốn =33.495.768.174 x100% = 24,34% - Năm 2005: Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn năm 2005 so với năm 2004 tăng 5,85% ( 18,91% - 13,06% ). Đây là biểu hiện không tốt chứng tỏ tỷ lệ vốn bị chiếm dụng tăng, tỷ lệ vốn thực chất tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh giảm. Xét về số tuyệt đối tổng các khoản phải thu tăng 2.022.421.801đ, trong đó khoản phải thu của khách hàng tăng 1.221.074.676đ, tỷ lệ tăng 46,65%; thuế giá trị gia tăng tăng 1.204.759.234đ. Đây là khoản tăng hợp lí vì nhu cầu kinh doanh của công ty ngày càng mở rộng nên lượng khách hàng có tăng, từ đó công nợ tăng theo chứ không phải công ty không tích cực thu hồi. Còn phần thuế giá trị gia tăng chưa được hoàn là do phụ thuộc vào thủ tục và cục Thuế. Tuy nhiên dự phòng các khoản phải thu khó đòi tăng lên 76.892.335đ cho thấy có những khoản nợ phải thu có khả năng khó đòi hơn. - Năm 2006: Tỷ lệ giữa tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn năm 2006 so với năm 2005 tăng 5,43% ( 24,34% - 18,91% ) chứng tỏ vốn bị chiếm dụng của công ty tăng. Xét về số tuyệt đối tổng các khoản phải thu tăng số tiền 2.233.781.390đ chủ yếu là do khoản thu của khách hàng tăng. Nhìn chung qua ba năm tỷ lệ các khoản phải thu có chiều hướng tăng, chứng tỏ công tác quản lý thu hồi các khoản phải thu của công ty không tốt. Công ty cần tích cực hơn nữa trong việc đôn đốc thu hồi các khoản nợ của khách hàng để giảm lượng vốn bị chiếm dụng, tạo điều kiện cho việc sản xuất kinh doanh được thuận lợi. ™ Phân tích các khoản phải trả: 37 Bảng phân tích các khoản phải trả ĐVT: đồng 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005 Chênh lệch % tăng giảm Chênh lệch % tăng giảm 1. Nợ dài hạn đến kỳ hạn trả 2. Phải trả người bán 11,722,635,099 4,591,284,790 395,530,335 -7,131,350,309 -60.83% -4,195,754,455 -91.39% 3. Người mua trả trước 4. Thuế và các khoản phải nộp 1,411,706,091 2,854,137,599 2,628,134,479 1,442,431,508 102.18% -226,003,120 -7.92% 5. Phải trả công nhân viên 6. Phải trả nội bộ 7. Các khoản phải trả khác 47,195,263 98,589,440 313,647,701 51,394,177 108.90% 215,058,261 218.14% 8. Chi phí phải trả 1,207,993,585 970,667,478 1,207,993,585 -237,326,107 -19.65% 9. Tài sản thừa chờ xử lý 719,541,284 17,504,122 25,682,427 -702,037,162 -97.57% 8,178,305 46.72% 10. Vay ngắn hạn 8,033,538,078 10,426,606,465 13,124,299,648 2,393,068,387 29.79% 2,697,693,183 25.87% Tổng cộng 21,934,615,815 19,196,116,001 17,457,962,068 -2,738,499,814 -12.48% -1,738,153,933 -9.05% ( Nguồn: phòng kế toán - tài vụ ) Công thức: Tỷ lệ nợ phải trả = Tổng số nợ phải trả Tổng tài sản x100% Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ nợ phải trả 21.934.615.815 29.849.012.340 x100% = 73,48% 19.196.116.001 31.305.919.743 x100% = 61,31% 17.457.962.068 33.495.768.174 x100% = 52,11% - Năm 2005 tỷ lệ nợ phải trả giảm 12,17% so với năm 2004 cho thấy mức độ nợ trong tài sản công ty giảm thể hiện khả năng thanh toán của công ty rất tốt. Tổng các khoản nợ phải trả giảm 2.738.499.814đ trong đó vay ngắn hạn tăng 2.393.068.387đ, phải trả cho người cung cấp giảm 7.131.350.309đ, thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng 1.442.431.508đ, phải trả phải nộp khác tăng 51.394.177đ, tài sản thiếu chờ xử lý 719.541.284đ. - Năm 2006 so với năm 2005 tỷ lệ nợ phải trả giảm 9,25 cho thấy, trong năm 2006 mức độ nợ trong tổng tài sản của công ty đã có chiều hướng giảm, điều này nói lên khả năng thanh toán của công ty tốt. ™ Để đánh giá rõ hơn tình hình công nợ và thanh toán ta so sánh các khoản phải thu và các khoản phải trả biến động qua các năm như thế nào. Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả = Tổng số nợ phải thu Tổng số nợ phải trả x100% Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỷ lệ các khoản phải thu với các khoản phải trả 2.853.785.038 21.934.615.815 x100% = 13,01% 5.921.203.805 19.196.116.001 x100% = 30,84% 8.154.985.195 17.457.962.068 x100% = 46,71% Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả tăng từ 13,01% lên 30,84% năm 2005 và tiếp tục tăng lên 46,71% năm 2006, cho thấy khoản vốn đơn vị bị chiếm dụng có chiều hướng tăng lên. Công ty đã có cố gắng giảm các khoản phải trả; nhưng công ty cũng để các khoản phải thu gia tăng quá lớn. Nhưng trong cả 3 năm tỷ lệ này đều nhỏ hơn 100% cho thấy số vốn đơn vị đi chiếm dụng đơn vị khác nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng. 2.2. Phân tích các tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn a) Hệ số khả năng thanh toán hiện thời: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động và ĐTNH Nợ ngắn hạn x100% Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hệ số khả năng thanh toán hiện hành 14.900.584.334 21.215.074.531 = 0,7 18.542.945.039 17.970.618.294 = 1,03 21.762.868.662 16.461.612.163 = 1,32 - Năm 2005: Khả năng thanh toán của công ty ở cuối năm 2005 cao hơn so với năm 2004, cụ thể ở đầu năm 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,7đ tài sản lưu động thì đến cuối năm 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,03đ tài sản lưu động. Điều này cho thấy khả năng thanh toán của công ty được cải thiện tốt. - Năm 2006: Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty tăng lên 1,32 cho thấy khả năng thanh toán của công ty đã được cải thiện tốt. Nguyên nhân tăng là do tài sản lưu động tăng với tốc độ tăng là 17,36%, trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm với tỷ lệ giảm là 15,29%. Qua số liệu phân tích trên có thể cho ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty ngày càng có chiều hướng tốt. Tuy nhiên để xác định khả năng thanh toán của công ty ở mức độ cao hơn, an toàn hơn ta xác định hệ số thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán bằng tiền. b) Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tiền + ĐTTCNH + các khoản phải thu Nợ ngắn hạn Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hệ số khả năng thanh toán nhanh 78.347.423+3.790.157.569 21.215.074.531 = 0,18 3.667.055.605+5.879.601.244 17.970.618.294 = 0,53 630.224.157+7.532.804.476 16.461.612.163 = 0,5 Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng doanh nghiệp chuyển nhanh thành tiền các loại tài sản lưu động để trả nợ. - Năm 2004 hệ số thanh toán nhanh bằng 0,18 cho thấy khả năng thanh toán của công ty rất thấp. - Năm 2005 hệ số này tăng lên 0,53: công ty đã cải thiện được tình hình tài chính. Sự tăng lên này là do tiền tăng lên rất mạnh, trong khi đó nợ ngắn hạn lại giảm. - Năm 2006, hệ số này giảm nhẹ còn 0,5 nguyên nhân là do tiền giảm. Nhìn chung, trong cả 3 năm hệ số thanh toán nhanh của công ty đều nhỏ hơn 1 cho thấy công ty vẫn gặp khó khăn trong thanh toán, công ty cần phấn đấu để cải thiện tình hình này. c) Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền: Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền = Tiền + ĐTTCNH Nợ ngắn hạn Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Hệ số khả năng thanh toán bằng tiền 78.347.423 21.215.074.531 = 0,003 3.667.055.605 17.970.618.294 = 0,2 630.224.157 16.461.612.163 = 0,04 Nếu các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu chưa thu hồi ngay được thì doanh nghiệp chỉ có thể sử dụng tiền mặt tại quỹ để trả nợ, khi đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp quá thấp. Năm 2004 là 0,003, đến năm 2005 tăng lên 0,2 và lại giảm xuống 0,04 trong năm 2006. Như vậy vốn bằng tiền của công ty không đủ để đáp ứng cho việc thanh toán nếu những món nợ đến hạn phải thanh toán cùng một lúc. 2.3. Phân tích các tỷ số hoạt động Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu, bởi vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm của nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. a) Số vòng quay hàng tồn kho Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho= Trị giá hàng hoá tồn kho bình quân + Năm 2005: 42.641.873.694 Số vòng quay hàng tồn kho = 10.923.454.907 + 8.954.685.629 = 4,29 vòng 2 + Năm 2006: 46.165.080.190 Số vòng quay hàng tồn kho = 8.954.685.629+12.977.659.310 = 4,21 vòng 2 Qua kết quả trên ta thấy số vòng quay hàng tồn kho năm 2006 so với năm 2005 đã giảm nhưng không nhiều, cụ thể năm 2005 là 4,29 vòng/năm sang năm 2006 là 4,21 vòng/năm. Từ đó cho thấy tình hình bán ra của năm 2006 chưa tốt. b) Hệ số quay vòng các khoản phải thu: Hệ số quay vòng các khoản phải thu =  Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân - Năm 2005: + Các khoản phải thu bình quân = 3.790.157.569 + 5.879.601.244 2 = 4.834.879.407đ Hệ số quay vòng các khoản phải thu = 44.763.571.503 4.834.879.407 = 9,26 vòng/năm - Năm 2006: + Các khoản phải thu bình quân =  5.879.601.244+ 7.532.804.476 2 = 6.760.202.860đ Hệ số quay vòng các khoản phải thu = 51.742.125.009 6.760.202.860 = 7,71 vòng/năm - Năm 2005: các khoản phải thu đạt 9,26 vòng quay một năm cho thấy tình hình thu nợ của công ty chậm. - Năm 2006: các khoản phải thu giảm 1,55 vòng còn 7,71 vòng quay một năm. Nguyên nhân giảm do các khoản phải thu tăng 39,82% lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần ( doanh thu thuần tăng 15,59% ). Điều này cho thấy công ty thu hồi các khoản công nợ chậm, và khả năng chuyển đổi thành tiền của các khoản phải thu chậm ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán của đơn vị. c) Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay: Chỉ tiêu này là cơ sở để đánh giá khả năng đảm bảo của công ty đối với nợ vay dài hạn. Nó cho biết khả năng thanh toán lãi của công ty và mức độ an toàn có thể có đối với người cung cấp tín dụng. Thông thường, hệ số khả năng thanh toán lãi vay > 2 được xem là thích hợp để đảm bảo trả lãi dài hạn. Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào xu hướng thu nhập lâu dài của doanh nghiệp. + Căn cứ chi tiết phí của công ty cấp: Lãi nợ vay: năm 2005: 1.464.007.959đ năm 2006: 431.087.475đ Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợi nhuận trước thuế + lãi vay Chi phí lãi vay - Năm 2005: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = -4.938.875.408 + 1.464.007.959 1.464.007.959 = -2,37 - Năm 2006: Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 1.012.880.072 + 431.087.475 431.083.475 = 3,35 Qua số liệu trên cho thấy, năm 2005 công ty kinh doanh bị lỗ 4.938.875.408đ nên hệ số trả lãi vay là –2,37. Đến năm 2006 công ty đã cố gắng trong hoạt động kinh doanh có lãi 1.012.880.072đ, hệ số khả năng thanh toán lãi vay là 3,35 tức là 1 đồng tiền lãi được đảm bảo bằng 3,35 đồng thu nhập trước thuế cho thấy công ty đảm bảo khả năng trả lãi vay. 3. Phân tích tỷ số nợ Để đánh giá khả năng thanh toán nợ dài hạn ta cũng có thể sử dụng chỉ tiêu tỷ số nợ: Tỷ số nợ = Tổng số nợ phải trả Tổng tài sản x 100% Đối với nhà cho vay họ thích tỷ số nợ càng thấp bởi vì nợ của họ được đảm bảo nếu doanh nghiệp bị phá sản. Còn đối với chủ sở hữu doanh nghiệp họ thích tỷ số nợ cao bởi vì có thể tăng lợi nhuận nhưng không phải sử dụng vốn của mình. Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tỷ số nợ 21.934.615.815 29.849.012.340 x100% = 73,48% 19.196.116.001 31.305.919.743 x100% = 61,31% 17.457.962.068 33.495.768.174 x100% = 52,11% Nhận xét: Tỷ số nợ năm 2005 so với năm 2006 giảm 12,17% ( 73,48% - 61,31% ). Đến năm 2006 tỷ số này tiếp tục giảm 9,2% ( 61,31% - 52,11% ) cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty ngày càng tốt. 4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn Trích bảng cân đối kế toán năm 2004 – 2005 – 2006 ĐVT: đồng 2004 2005 2006 1. Tài sản lưu động và ĐTNH 14.900.584.334 18.542.945.039 21.762.868.662 2. Tài sản cố định và ĐTDH 14.948.428.006 12.762.974.704 11.732.899.512 3. Tổng cộng nguồn vốn 29.849.012.340 31.305.919.743 33.495.768.174 4.1. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn: ™ Hiệu quả sử dụng tổng số vốn: Doanh thu thuần Hệ số quay vòng của vốn = Tổng số vốn sử dụng bình quân + Tổng số vốn sử dụng bình quân: 2 · Năm 2005 = 29.849.012.340 + 31.305.919.743  = 30.577.466.042đ 2 · Năm 2006 = 31.305.919.743+ 33.495.768.174  =32.400.843.959đ 44.763.751.503 + Hệ số quay vòng của vốn năm 2005 =30.577.466.042 = 1,46 vòng /năm 51.742.125.009 + Hệ số quay vòng của vốn năm 2006 =32.400.843.959 = 1,60 vòng /năm ™ Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Doanh thu thuần Số vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động sử dụng bình quân 14.900.584.334 +18.542.945.039 + Vốn lưu động sử dụng bình = 2 = 16.721.764.687đ quân năm 2005 18.542.945.039 + 21.762.868.662 + Vốn lưu động sử dụng bình = 2 = 20.152.906.851đ quân năm 2006 44.763.751.503 + Số vòng quay vốn lưu động năm 2005 = 16.721.764.687 = 2,67 vòng / năm 51.742.125.009 + Số vòng quay vốn lưu động năm 2006 = 20.152.906.851 = 2,57 vòng / năm Chỉ tiêu này nói lên năm 2005 mỗi đồng vốn lưu động sẽ cho 2,67 đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện 2,67 vòng luân chuyển trong năm. Năm 2006 một đồng vốn lưu động sẽ cho 2,57 đồng doanh thu thuần hay vốn lưu động sẽ thực hiện 2,57 vòng luân chuyển trong năm . Vậy trong năm 2006 công ty sử dụng vốn lưu động chưa hiệu quả hơn so với năm 2005 số vòng quay giảm 0,1 vòng / năm. ™ Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định =  Doanh thu thuần Vốn cố định sử dụng bình quân + Vốn cố định sử dụng bình = 14.948.428.006 +12.762.974.704 2 = 13.855.701.355đ quân năm 2005 + Vốn cố định sử dụng bình =  12.762.974.704 + 11.732.899.512 2 = 12.247.937.108đ quân năm 2006 44.763.751.503 + Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2005 = 13.855.701.355 = 3,23 51.742.125.009 + Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2006 = 12.247.937.108 = 4,22 Chỉ tiêu này đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt hiệu quả như thế nào ? Cụ thể năm 2005 mỗi đồng tài sản cố định được đầu tư tạo ra 3,23 đồng doanh thu thuần, năm 2006 mỗi đồng tài sản cố định được đầu tư tạo ra 4,22 đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn cố định năm 2006 cao hơn năm 2005 0,99 đồng vốn cố định bỏ ra. ĐVT: đồng Chỉ tiêu 2005 2006 So sánh 2005/2006 1. Doanh thu thuần 44.763.751.503 51.742.125.009 6.978.373.506 2. Vốn lưu động bình quân 16.721.764.687 20.152.906.851 3.431.142.164 3. Vốn cố định bình quân 13.855.701.355 12.247.937.108 -1.607.764.247 4. Tổng số vốn sử dụng bình quân 30.577.466.042 32.400.843.958 1.823.377.916 5. Số vòng quay toàn bộ vốn 1.46 1.6 0.14 6. Số vòng quay vốn lưu động 2.67 2.57 -0.1 7. Số vòng quay vốn cố định 3.23 4.22 0.99 Qua bảng phân tích trên ta thấy: + Số vòng quay toàn bộ vốn năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,14 vòng / năm + Số vòng quay vốn lưu động năm 2006 so với năm 2005 giảm 0,1 vòng / năm + Hiệu suất sử dụng vốn cố định năm 2006 so với năm 2005 tăng 0,99 Từ đó cho thấy hiệu suất sử dụng vốn của doanh nghiệp ngày càng có hiệu quả . Mặc dù vốn cố định năm 2006 thấp hơn năm 2005 nhưng hiệu quả sử dụng vốn cố định lại tăng cho thấy tình hình sử dụng tài sản cố định của công ty ngày càng tốt. Tuy nhiên số vòng quay của các loại vốn ở cả hai năm còn chậm chứng tỏ công ty sử dụng tài sản chưa hiệu quả lắm. 4.2. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động Số ngày của một vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân x 360 Doanh thu thuần + Năm 2005 = 16.721.764.687 x 360 44.763.571.503 = 135 ngày + Năm 2006 = 20.152.906.851 x 360 51.742.125.009 = 140 ngày Ta thấy tốc độ luân chuyển của vốn lưu động năm 2006 so với năm 2005 tăng. Và do tốc độ luân chuyển của vốn lưu động tăng dẫn đến tình trạng đơn vị phải gia tăng thêm lượng vốn là: 51.742.125.009 360 x ( 140 – 135 ) = 718.640.625 đ Nhận xét: Qua số liệu tính toán trên cho ta thấy: + Số vòng quay vốn lưu động năm 2006 so với năm 2005 giảm 0,1 vòng / năm + Số ngày của một vòng quay vốn lưu động cũng tăng hơn và do đó đã làm cho số vốn lưu động trong năm phải sử dụng thêm một giá trị nữa là: 718.640.625đ. Điều đó cho thấy việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động có ý nghĩa rất quan trọng với việc phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động công ty có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng nhưng vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ, và mở rộng thêm về quy mô sản xuất kinh doanh. 5. Phân tích các tỷ số phản ánh hiệu quả và khả năng sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ( 31 / 12 năm 2005 và 2006 ) ĐVT: đồng 2005 2006 2006/2005 Chênh lệch %tăng giảm Tổng doanh thu 45,020,408,472 52,317,241,415 7,296,832,943 16.21% Các khoản giảm trừ 256,836,969 575,116,406 318,279,437 123.92% Chiết khấu 4,602,128 4,602,128 Giảm giá 189,606,850 570,514,278 380,907,428 200.89% Giá trị hàng bán bị trả lại 67,230,119 0 -67,230,119 1. Doanh thu thuần 44,763,571,503 51,742,125,009 6,978,553,506 15.59% 2. Giá vốn hàng bán 42,641,873,694 46,165,080,190 3,523,206,496 8.26% 3. Lợi nhuận gộp 2,121,697,809 5,577,044,819 3,455,347,010 162.86% 4. Chi phí bán hàng 1,908,650,170 4,376,828,388 2,468,178,218 129.32% 5. Chi phí quản lý DN 4,331,534,201 2,330,752,481 -2,000,781,720 -46.19% 6. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh -4,118,486,562 -1,130,536,050 7. Lợi nhuận hoạt động tài chính -2,037,957,547 -437,721,041 8. Lợi nhuận bất thường 1,217,568,701 2,581,137,763 9. Lợi nhuận trước thuế -4,938,875,408 1,012,880,672 10. Thuế thu nhập DN 324,121,815 11. Lợi nhuận sau thuế 688,758,857 ( Nguồn: phòng kế toán - tài vụ ) Tổng doanh thu qua hai năm có sự gia tăng, năm 2006 tăng 16,21%, trong đó doanh thu thuần cũng tăng với tỷ lệ gần bằng tỷ lệ tăng của tổng doanh thu 15,59%. Lợi nhuận gộp năm 2006 tăng 162,86%, chi phí bán hàng của năm 2006 cũng tăng mạnh 129,32% (2.468.178.218đ ), chi phí quản lý giảm 46,19% (2.000.781.720đ ). Năm 2006 chi phí bán hàng và quản lý tăng với tốc độ nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận nên lợi nhuận thuần đã tăng lên. Tuy nhiên, nếu xét về số tuyệt đối công ty vẫn còn bị lỗ, thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty còn thấp. Doanh nghiệp cần cố gắng nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa. 5.1. Tỷ lệ lãi gộp Lãi gộp Tỷ lệ lãi gộp = Doanh thu thuần x 100% 2.121.697.809 + Năm 2005: Tỷ lệ lãi gộp = 44.763.571.503 x 100% = 4,74% 5.577.044.819 + Năm 2006: Tỷ lệ lãi gộp = 51.742.125.009 x 100% = 10,78% Tỷ lệ lãi gộp năm 2006 so với năm 2005 tăng 6,04% ( 10,78% - 4,74% ), nguyên nhân là do lãi gộp tăng tốc độ lớn hơn tốc độ tăng doanh thu thuần: lãi gộp tăng 162,82% trong khi doanh thu thuần chỉ tăng 120,51%. Tỷ lệ lãi gộp tăng chứng tỏ phần giá trị mới sáng tạo để bù đắp chi phí ngoài sản xuất càng lớn, công ty càng được đánh giá cao. 5.2. Doanh lợi tiêu thụ Doanh lợi tiêu thụ = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần x 100% + Năm 2005: Công ty bị lỗ + Năm 2006: Doanh lợi tiêu thụ =  688.758.857 51.742.125.009 x 100% = 1,33% Nhận xét: Trong năm 2006 doanh lợi tiêu thụ đạt 1,33%, so với năm 2005 từ bị lỗ công ty đã kinh doanh có hiệu quả, từ 100đ doanh thu tạo ra được 1,33đ lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh lợi tiêu thụ quá thấp phản ảnh lợi nhuận của hoạt động kinh doanh thấp, nguyên nhân là do chi phí còn cao. Năm 2006, doanh lợi tiêu thụ tăng lên là do doanh thu tăng lớn hơn sự tăng của chi phí chung. Đây là những chi phí ngoài sản xuất, phản ảnh chất lượng công tác quản lý của doanh nghiệp. Do đó công ty cần có những biện pháp quản lí các loại chi phí nhằm tiết kiệm chi phí để gia tăng sinh lời. 5.3. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng = Vốn sử dụng bình quân x100% -4.938.875.408 + Năm 2005: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng = 30.577.466.042 x100% = -16,15% 1.012.880.672 + Năm 2006: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng = 32.400.843.958 x100% = 3,13% Qua số liệu trên ta thấy tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng năm 2006 tăng so với năm 2005 cho thấy công ty sử dụng vốn ngày càng có hiệu quả. Nếu trong năm 2005 công ty đầu tư 100đ vốn vào hoạt động kinh doanh sẽ bị mất 16,15đ tiền vốn, thì trong năm 2006 cứ đầu tư 100đ vốn công ty sẽ thu được 3,13đ lợi nhuận. 5.4. Tỷ lệ sinh lời vốn cố định Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ sinh lời vốn cố định = Vốn cố định sử dụng bình quân x100% + Năm 2005: Công ty bị lỗ 1.012.880.672 + Năm 2006: Tỷ lệ sinh lời vốn cố định = 12.247.937.108 x100% = 8,27% Nhận xét: Tỷ lệ sinh lời vốn cố định năm 2006 đạt 8,27% cho thấy công ty cũng có chú trọng nhiều trong việc trang bị cơ sở vật chất, có đầu tư nâng cấp cải tạo một số dây chuyền sản xuất mì nhằm để phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy vậy, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng không cao, hiệu quả kinh doanh thấp. Công ty nên xem xét lại tình hình sử dụng vốn để nâng cao hơn nữa hiệu quả vốn kinh doanh. 5.5. Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động Lợi nhuận sau thuế Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động = Vốn lưu động sử dụng bình quân x100% + Năm 2005: Công ty bị lỗ 1.012.880.672 + Năm 2006: Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động = 20.152.906.851 x100% = 5,03% Nhận xét: Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động năm 2006 đạt 5,03% cho thấy cứ 100đ vốn lưu động thì tạo ra được 5,03đ lợi nhuận. Lợi nhuận cho thấy việc sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao (năm 2005 công ty lỗ 4.938.875.408đ sang năm 2006 lãi 1.012.880.072đ ). 5.6. Doanh lợi vốn tự có Doanh lợi vốn tự có = Lợi nhuận sau thuế Vốn tự có x100% + Năm 2005: Công ty bị lỗ 1.012.880.672 + Năm 2006: Doanh lợi vốn tự có = 14.073.804.924 x100% = 7,20% Nhận xét: Doanh lợi vốn tự có năm 2006 đạt 7,20%, nghĩa là cứ 100đ vốn chủ sở hữu ở năm 2006 thì tạo ra được 7,2đ lợi nhuận, cho thấy công ty cũng đã cố gắng để tăng lợi nhuận bổ sung cho nguồn vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu 2005 2006 1. Tỷ lệ lãi gộp 2. Doanh lợi tiêu thụ 3. Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn sử dụng 4. Tỷ lệ sinh lời vốn cố định 5. Tỷ lệ sinh lời vốn lưu động 6. Doanh lợi vốn tự có 4,74% Công ty bị lỗ -16,15% Công ty bị lỗ Công ty bị lỗ Công ty bị lỗ 10,78% 1,33% 3,13% 8,27% 5,03% 7,20% Qua bảng trên ta thấy các chỉ tiêu tỷ số doanh lợi đều tăng, điều này chứng tỏ công ty đã sử dụng toàn bộ vốn và từng loại vốn trong năm 2006 rất hiệu quả. 6. Nhận xét chung về tình hình tài chính của công ty Thông qua việc phân tích các báo cáo tài chính của công ty TNHH may quốc tế Jeil, chúng ta rút ra được một số nhận xét như sau: - Thứ nhất, tổng tài sản qua 3 năm có xu hướng tăng lên chứng tỏ qui mô sản xuất kinh doanh của công ty đang được cải thiện - Thứ hai, tuy mức tích luỹ tài sản cố định năm 2006 thấp hơn 2005 nhưng hiệu quả sử dụng tài sản cố định lại có xu hướng tăng. Nguyên nhân là do công ty đã đầu tư và sử dụng hợp lý tài sản cố định, sử dụng tối đa công suất máy móc thiết bị, thanh lý các máy móc hư hỏng không dùng nữa. Từ đó đem lại hiệu quả sử dụng tài sản cố định cao hơn. - Thứ ba, tuy mức tích lũy tài sản lưu động năm 2006 cao hơn năm 2005 nhưng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động lại có xu hướng giảm, do mức tăng của doanh thu tăng chậm hơn mức tăng của tài sản lưu động vào năm 2006. Vì vậy, công ty cần có biện pháp kích thích, tìm kiếm thị trường để cung cấp sản phẩm của mình từ đó mới tăng doanh thu lên được. - Thứ tư, các khoản phải thu của công ty năm 2006 lại tăng lên, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tài sản lưu động mà công ty hiện có nhất là khoản phải thu của khách hàng. Điều này nói lên công ty bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều. Công ty cần cố gắng hơn nữa để đôn đốc khách hàng trả nợ. - Thứ năm, doanh lợi tiêu thụ và tỷ suất lợi nhuận trên các loại vốn của công ty có xu hướng tăng, chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã được cải thiện so với năm 2005. Tuy nhiên, lợi nhuận tạo ra vẫn còn thấp do chi phí của công ty còn cao và vấn đề tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng rất khó khăn. - Thứ sáu, tỷ số nợ của công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 nhưng vẫn còn cao, chứng tỏ công ty đã tận dụng hết các khoản đi chiếm dụng. Tuy đã tận dụng hết các khoản vốn đi chiếm dụng nhưng hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty vẫn không cao cho thấy công ty sử dụng vốn chưa có hiệu quả. Mặt khác tỷ số nợ quá cao công ty sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Trên cơ sở những nhận xét trên cùng với diễn biến tình hình tài chính của công ty, chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian sắp tới. CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH MAY QUỐC TẾ JEIL I. Định hướng hoạt động của Công ty TNHH may quốc tế Jeil trong thời gian tới Mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2008: Quan điểm, mục tiêu: Quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo: Phát huy cao nhất nội lực, đồng thời tranh thủ có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, hạn chế những ảnh hưởng xấu, tận dụng những cơ hội mới để phát triển nhanh và bền vững. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2007. Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, căn cứ vào tình hình cụ thể của công ty, Đảng uỷ công ty đề ra mục tiêu chung là: “khai thác tốt các nguồn lực hiện có, tranh thủ các yếu tố thuận lợi, mở rộng quan hệ, sự ủng hộ giúp đỡ từ bên ngoài, thu hút nhiều vốn hơn về cho công ty. Năm 2008 phấn đấu thực hiện : tăng sản lượng, tăng doanh thu, tăng sức cạnh tranh, mở rộng thị phần tư vấn, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, tư vấn hợp tác liên doanh với nước ngoài nhằm tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Coi trọng việc xây dựng con người mới, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có kiến thức, năng lực, tâm huyết với công ty; đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng chung của công ty từ 7% đến 10%. Các mục tiêu phấn đấu năm 2008: 1.Tăng trưởng: Phấn đấu đảm bảo đạt và vượt mức tăng trưởng từ 7%-10% đối với các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu, lãi, năng suất lao động, đầu tư cơ sở vật chất, nộp ngân sách, bình quân thu nhập. 2.Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng KHCN, đầu tư đổi mới thiết bị có chiều sâu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, có nhiều sản phẩm mới ra đời với chất lượng cao. Thực hiện mục tiêu đơn vị 5 nhất, tạo ra thế và lực mới trong cạnh tranh. 3.Phát huy hiệu quả đầu tư, sử dụng nguồn vốn hợp lí, tăng thu, tiết kiệm chi, có tích luỹ để tái sản xuất mở rộng. 4.Giữ vững sự ổn định chính trị nội bộ, trật tự an toàn cơ quan đơn vị, không để có vụ việc xảy ra vi phạm đến an toàn sản xuất, chính sách pháp luật, kỉ cương trật tự xã hội... 5.Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lí, cán bộ kĩ thuật đáp ứng được yêu cầu mới. Đẩy mạnh đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao khả năng, trình độ cho CBCNV, tiếp tục đi sâu thực hiện chiến lược con người. 6.Đảm bảo đủ việc làm cho tất cả các bộ phận, đời sống vật chất tinh thần của CBCNV không ngừng được cải thiện. Cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty ngày càng được nâng cao. Về các chỉ tiêu cụ thể: 1.Giá trị sản lượng: 32 tỷ đồng. 2.Doanh thu: 31 tỷ đồng. 3.Lãi thực hiện: 1,7 tỷ đồng. 4.Đầu tư CSVC: 2,7 tỷ đồng. 5.Năng suất lao động: 90 triệu đồng/người/năm. 6.Nộp ngân sách: 2,9 tỷ đồng. 7.Bình quân thu nhập: 2,0 triệu đồng/người/tháng. Biện pháp chủ yếu do công ty đề ra: 1.Khâu điều hành kế hoạch phải cụ thể, rõ ràng, theo sát được tiến độ thực hiện từng công trình, kịp thời phát hiện và xử lí các tình huống linh hoạt, tăng cường tốt hơn nữa công tác điều độ kế hoạch. 2.Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát (Mỗi người phải tự kiểm tra, kiểm tra ở từng cấp độ) phát huy tính tự giác và nêu cao trách nhiệm của mỗi cá nhân; cương quyết thực hiện thưởng, phạt theo qui chế để tránh sai sót, ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ thiết kế. nhân khối Khảo sát địa chất. 3.Tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ, tạo điều kiện tốt của các cơ quan ban ngành hữu quan, giúp cho quá trình thực hiện công việc được thuận lợi, có kết quả. Tiếp tục hợp đồng với các chuyên gia trong và ngoài ngành, hợp tác với các tư vấn để không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ. II. Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính tại Công ty TNHH may quốc tế Jeil Trên đây, ta đã phân tích từng nét chung, riêng tình hình tài chính của công ty TNHH may quốc tế Jeil. Từ sự phân tích đó, phần nào thấy được mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại. Đối với những mặt tích cực, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy hơn nữa , còn những mặt còn hạn chế nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục . Trong những mặt hạn chế tại doanh nghiệp, có những vấn đề thuộc về những nguyên nhân khách quan mà mọi doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều gặp phải : sự cạnh tranh khốc liệt cả trong và ngoài nước khiến hoạt đông kinh doanh ngày càng khó khăn; chính sách chế độ của Nhà nước trong các lĩnh vực; những thay đổi trong quan điểm của người tiêu dùng ... Những mặt khách quan này đòi hỏi doanh nghiệp phải linh động, uyển chuyển để thích nghi và khắc phục, chính những điều đó sẽ giúp gạn lọc những doanh nghiệp có khả năng thích nghi thì tồn tại, nếu không sẽ bị phá sản . Để tồn tại đã khó, để đứng vững càng khó khăn hơn. Lúc này, vấn đề của doanh nghiệp là khắc phục những khó khăn chủ quan phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp. Những khó khăn này là cản trở trên con đường phát triển của doanh nghiệp . Từ những nhận định đó, cộng thêm sự hiểu biết về tình hình thực tế doanh nghiệp, em mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị với mong muốn đóng góp phần nhỏ bé vào sự phát triển chung của cả doanh nghiệp. 1. Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích tài chính: Một số chỉ tiêu như hệ só khả năng thanh toán, hệ số vốn chủ sở hữu trong tổng tài sản là những chỉ tiêu chính, chủ yếu và vô cùng quan trọng; nhưng bên cạnh đó, các loại phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động.. cũng nên đưa vào sử dụng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo phản ánh toàn diện tình hình tài chính nhưng vẫn chưa được chú trọng nhiều. Số vòng quay hàng tồn kho: Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu, bởi vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm của nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho. Hệ số này thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Trị giá hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho cao thì doanh nghiệp được đánh giá hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho trở thành hàng ứ đọng. Các chỉ tiêu về hiệu suất sử dụng vốn Hiệu suất sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động: Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động sử dụng bình quân Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Số vòng quay vốn cố định = Doanh thu thuần / Vốn cố định sử dụng bình quân Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn: Tỷ số này phản ánh toàn bộ vốn đã sinh ra và doanh thu như thế nào, qua đó đánh giá khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng của vốn = Doanh thu thuần / Tổng số vốn sử dụng bình quân 2. Hoàn thiện các phương pháp phân tích tài chính: - Do phương pháp so sánh là: người ta so sánh giữa số thực tế và số kế hoạch; giữa số đầu kỳ và cuối kỳ của thời điểm này và thời điểm khác; trong một số trường hợp, người ta so sánh doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên nhân. Sử dụng phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối hoặc bằng số tương đối: Số tuyệt đối: Y = Y1 – Y0 Y1: Trị số của chỉ tiêu phân tích Y0: Trị số của chỉ tiêu gốc Số tương đối: T = Y1 / Y0 * 100% Nhược điểm của phương pháp so sánh là chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi của chính phủ. - Phương pháp phân tích tỷ lệ là: tính toán các tỷ lệ và rút ra nhận xét Ta có thể kết hợp phương pháp phân tích tỷ lệ với phương pháp so sánh, tức là so sánh các tỷ lệ (hạn chế biến động giá); so sánh các tỷ lệ còn cho phép ta so sánh với số trung bình của ngành nghề kinh doanh. III. Một số kiến nghị 1. Đối với công ty - Một khó khăn đối với công ty là vốn thiếu. Do đó công ty cần phải gia tăng tỷ lệ tích lũy vốn bằng cách tăng quỹ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng cường mối quan hệ tốt đối với các công ty, các tổ chức tài chính, ngân hàng để có thể tìm được các khoản tín dụng với lãi suất ưu đãi. - Quản lý tài sản lưu động: xác định nhu cầu tài sản cần thiết cho từng kỳ sản xuất nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu không tính đúng nhu cầu tài sản lưu động công ty hoặc sẽ gặp khó khăn trong thanh toán, sản xuất bị ngừng trệ hoặc sẽ dẫn đến lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động. - Quản lý tài sản cố định: bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý, khai thác hết công suất và nâng cao hiệu suất hoạt động của máy móc thiết bị, xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng, lỗi thời không còn phù hợp với quy mô sản xuất nhằm thu hồi vốn cố định, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm. Hoặc đưa vào luân chuyển, bổ sung vào tài sản lưu động cho sản xuất kinh doanh nhiều hơn. - Công ty phải từng bước hiện đại hóa phương pháp quản lý, cập nhật nhanh thông tin, giữ nghiêm tính kỷ luật của chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ để làm cơ sở ra quyết định nhanh chóng, chính xác. Đối với thị trường nước ngoài, việc thu thập thông tin qua mạng lưới thông tin Quốc tế và trao đổi giao dịch qua fax, telex...là cần thiết và phù hợp với qui mô công ty hiện nay. - Công ty cần có đường lối chủ trương chính sách kinh doanh đúng đắn, triển khai công việc kịp thời đồng bộ. Về quản lý, giao quyền cho các phòng ban trực thuộc công ty, cho người quản lý điều hành, quản lý, bảo toàn, phát triển và trực tiếp chịu trách nhiệm, có chế độ thưởng phạt rõ ràng. Mạnh dạn đào tạo cán bộ đủ năng lực và trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới. 2. Đối với Nhà Nước - Tình hình vốn vừa qua của công ty còn rất hạn chế. Nhà nước cần xem xét cấp bổ sung vốn cho công ty để đảm bảo công ty có đủ vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh. - Do tình hình lịch sử công ty đã để lại đội ngũ công nhân viên chức công ty trình độ hạn chế, biên chế dư, song công ty không thể tự giải quyết được bằng quỹ của công ty. Nhà Nước cần có chính sách đối với số lao động dư này, đảm bảo cho họ tìm việc khác. - Về chính sách đầu tư: chính sách của Đảng và Nhà nước là đầu tư và nắm giữ các doanh nghiệp có liên quan đến an ninh quốc gia, các doanh nghiệp công ích Tuy vậy đối với loại hình công ty, Nhà nước nên có chính sách dầu tư gián tiếp vì ngành chế biến không phải là ngành kinh tế mũi nhọn. Việc đầu tư gián tiếp thông qua việc cấp tín dụng, mở rộng tín dụng dài hạn là phù hợp, để công ty có lãi, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PGS.TS Lưu Thị Hương – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Thống kê 2005. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2004), Giáo trình Quản trị kinh doanh, Bộ môn Quản trị kinh doanh tổng hợp, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. PGS.TS Đặng Thị Loan – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình Kế toán Tài chính trong các doanh nghiệp – Nhà xuất bản Thống kê 2004. TS. Lê Thị Xuân và nhóm tác giả bộ môn TCDN – Học viện Ngân hàng, Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh – Nhà xuất bản thống kê 2006. Quản trị tài chính Doanh nghiệp, 2005, Nguyễn Hải Sản, Nhà xuất bản Tài chính. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Hà Nội, ngày .. tháng năm 2008

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7836.doc
Tài liệu liên quan