- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thuần mà doanh nghiệp thực hiện được trong kỳ kế toán có thể thấp hơn doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ghi nhận ban đầu do các nguyên nhân: Doanh nghiệp chiết khấu thương mại, giảm giá hàng đã bán, hàng bán bị trả lại và doanh nghiệp phải nộp thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp được tính trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thực tế mà doanh nghiệp đã thực hiện trong một kỳ kế toán.
- Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” chỉ phản ánh doanh thu của khối lượng sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư đã bán; dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán trong kỳ không phân biệt doanh thu đã thu tiền hay sẽ thu được tiền.
- Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bá chưa có thuế GTGT.
75 trang |
Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 944 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty TNHH An Hưng Phát BT trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác", để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uý I năm 1999, công ty đã áp dụng hệ thống sổ sách mới vào công tác hạch toán của đơn vị mình và áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.
Trong nghiệp vụ bán hàng, các chứng từ sử dụng cho việc hạch toán ban đầu tại công ty bao gồm:
+ Hoá đơn GTGT :
Hoá đơn GTGT sử dụng theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành và được lập thành 3 liên có nội dung hoàn toàn giống nhau, chỉ khác là:
Liên 1: Được lưu tại quyển hoá đơn
Liên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Dùng để thanh toán
Biểu 1:
Hoá đơn
Giá trị gia tăng
Liên 1:Lưu
Mẫu số: 01GTKT - 3LL
HL/2006B
0017478
Đơn vị bán hàng: Công ty An Hưng Phát BT
Địa chỉ: 25-Lạc Trung- P. Vĩnh Tuy- Q.Hai Bà Trưng- HN
Số tài khoản:
Điện thoại: 04.2147368 MS: 0100108529 -1
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Nhất Nam
Địa chỉ: 17 – Tông Đản
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: TM MS: 0100236312
STT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
a
b
c
1
2
3=1*2
1
2
Bình sữa DB02
Bình sữa DB01
Cái
Cái
12
12
16.227
14.681
194.724
176.182
Cộng tiền hàng: 370.906
Thuế suất GTGT: 10% Tiền thuế GTGT: 37.090
Tổng cộng tiền thanh toán: 407.996
Số tiền viết bằng chữ: Bốn trăm linh bảy nghìn chín trăm chín mươi sáu đồng
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên)
+ Phiếu thu :
Khi khách hàng nhận hàng và thanh toán tiền hàng ngay bằng tiền mặt, ngân phiếu thì chứng từ hạch toán ban đầu là phiếu thu. Phiếu thu do kế toán thanh toán lập và được lập thành 3 liên ( đặt giấy than viết một lần). Sau đó chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ. Sauk hi đã nhận đủ số tiền, thủ quỹ đối chiếu số tiền thu thực tế với số tiền ghi trên phiếu trước khi kí tên.
Một liên ghi tại quyển phiếu thu của công ty
Một liên giao cho khách hàng
Một liên giao cho thủ quỹ
Cuối ngày, toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ kế toán.
Biểu 2:
Đơn vị: Công ty TNHH An Hưng Phát BT Địa chỉ: 25-Lạc Trung- Vĩnh Tuy
Tel: 04.2147368 / Fax: 04.5659482
Mẫu số 01-TT
Ban hành theo quyết định mã số số 1141 TC/QĐ/CĐKT Ngày 1/11/1995 của Bộ Tài Chính
Phiếu thu
Ngày 25 tháng 8 năm 206
Số CT 50
TK Nợ
TK Có
Người nộp tiền: Công ty cổ phần Nhất Nam
Địa chỉ: 17 Tông Đản
Lý do: Thanh toán tiền hàng
Số tiền: 407.996
Bằng chữ: Bốn trăm linh bảy nghìn chín trăm chín mươi sáu đồng./.
Kèm theo: chứng từ gốc
Đã nhận đủ số tiền ( viết bằng chữ):
Thủ trưởng
Kế toán trưởng
Kế toán thanh toán
Người nộp tiền
Thủ quỹ
(Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên)
+ Phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho dùng để theo dõi số lượng hàng hoá xuất kho bán cho các đơn vị khác. Ngoài ra phiếu xuất kho còn dùng để theo dõi số lượng công cụ dụng cụ làm căn cứ để hạch toán chi phí.
Biểu 3:
Đơn vị: Công ty TNHH An Hưng Phát BT
Tel: 04.2147368 / Fax: 04.5659482
Địa chỉ: 25-Lạc Trung- Vĩnh Tuy
Phiếu xuất kho
Ngày 05 tháng 02 năm 2006
Mã số khách hàng
Tên khách hàng
Ngày giờ đặt hàng
BBST - 009
HANG VUI -SHOP
04/02/2005
Nhân viên bán hàng
Nhân viên giao hàng
Ngày giờ giao hàng
Phan Thị Thanh Thuỷ
Hiếu
Sáng 05/02/6
Mã hàng
Tên hàng
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
WTP -011
BINH 250ML
3
26.350
79.050
WTP -060
CAN NUOU
6
8.920
53.520
HFL -206
BINH EO
3
24.230
72.690
WTP -03
BINH SUA CONG
Bằng chữ: Hai trăm sáu mươi ba nghìn tám trăm mười đồng./.
3
17.850
53.550
Khuyến mại: 0.00 Tổng cộng: 263.810
Người lập phiếu Duyệt Thủ kho Kế toán công nợ Khách hàng
+ Thẻ kho
Thẻ kho dùng để theo dõi số lượng nhập, xuất, tồn kho của từng mặt hàng đồng thời xác định trách nhiệm vật chất của thủ kho. Hàng ngày thủ kho căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho ghi vào các cột tương ứng trong thẻ kho. Mỗi chứng từ ghi một dòng. Cuối ngày tính số tồn kho. Theo định kỳ, nhân viên kế toán xuống kho nhận chứng từ và kiểm tra việc ghi chép của thẻ kho của thủ kho, sau đó ký xác nhận vào thẻ kho.
Biểu 4:
Đơn vị: Công ty TNHH An Hưng Phát BT
Địa chỉ: 25-Lạc Trung- Vĩnh Tuy
Tel: 04.2147368 / Fax: 04.5659482
Mẫu số: 06-VT
Tờ số:
thẻ kho
Ngày lập thẻ: 30/08/2005
Tên hàng: Bình sữa eo 225ml WTP007
Đơn vị: cái
Ngày nhập xuất
Chứng từ
Diễn giải
Số lượng
Xác nhận của kế toán
Số phiếu
Ngày tháng
Nhập
Xuất
Tồn
Nhập
Xuất
01/08
20/08
1.Tồn đầu
- Nhập kho
- Xuất kho bán cho công ty thực phẩm Hà Nội
- Xuất bán cho siêu thị Sao HN
-
-
2. Cộng tháng 8
70
204
179
10
80
74
25
1.2 . Tài khoản sử dụng:
Công ty An Hưng Phát BT kinh doanh rất nhiều mặt hàng khác nhau và để quản lý tốt tình hình tiêu thụ hàng hoá thì công ty không những sử dụng đúng tài hoản kế toán do Bộ Tài Chính quy định mà công ty còn vận dụng rất linh hoạt, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty phân loại mặt hàng kinh doanh theo nhiều tiêu chí khác nha như là theo nguồn hàng, theo mặt hàng,Vì vậy mà ngoài những tài khoản cấp một do Bộ Tài Chính quy định, công ty còn sử dụng các tài khoản cấp hai, ba chi tiết cho từng đối tượng kế toán. Với cách sử dụng các loại tài khoản chi tiết giúp cho kế toán được thuận lợi trong việc quản lý, kiểm tra, giám sát hàng hoá cũng như việc thông tin do kế toán cung cấp được chính xác, kịp thời.
Để hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng, kế toán ở công ty đã sử dụng các tài khoản sau để hạch toán:
* Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
Để quản lý doanh thu bán hàng của từng loại hàng hoá khác nhau, TK511 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau:
TK511G: Doanh thu bán hàng gia dụng
TK511B: Doanh thu bán hàng Baby
* Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”
Tài khoản này cũng được chi tiết thành những tài khoản cấp hai tương ứng với những tài khoản cấp hai phản ánh doanh thu bán hàng của công ty.
TK632G: Giá vốn hàng gia dụng
TK632B: Giá vốn hàng Baby
*Tài khoản 156 “Hàng hoá”
TK1561 “ Trị giá mua hàng hoá”
TK1562 “ Chi phí thu mua hàng hoá”
Công ty sử dụng tài khoản 1561”Trị giá mua hàng hoá” và chi tiết thành những tài khoản cấp 2 tương ứng với những tài khoản chi tiết phản ánh doanh thu cả hàng bán.
TK1561G: Giá mua hàng Gia dụng
TK1561B : Giá mua hàng Baby
*Tài khoản 641 “Chi phí bán hàng” : Được sử dụng để tập hợp chi phí bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ.
+ Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh
+ Bên Có: Kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả cuối kỳ
TK 641 không có số dư cuối kỳ, TK 641 có 7 tài khoản cấp 2:
TK 6411: chi phí nhân viên bán hàng
TK 6412: chi phí vật liệu, bao bì
TK 6413: chi phí công cụ, đồ dùng
TK 6414: chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6415: chi phí bảo hành sản phẩm
TK 6417: chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6418: chi phí bằng tiền khác
*Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: được sử dụng để phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ.
TK 642 không có số dư cuối kỳ, TK 641 có 8 tài khoản cấp 2:
TK 6421: chi phí nhân viên quản lý
TK 6422: chi phí vật liệu quản lý
TK 6423: chi phí đồ dùng văn phòng
TK 6424: chi phí khấu hao TSCĐ
TK 6425: thuế, phí và lệ phí
TK 6426: chi phí dự phòng
TK 6427: chi phí dịch vụ mua ngoài
TK 6428: chi phí bằng tiền khác
*Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: là một tài khoản tạm thời được sử dụng để so sánh giữa doanh thu của các hoạt động với chi phí tương ứng nhằm mục đích xác định lỗ, lãi.
+ Bên Nợ:
Chi phí của các hoạt động kinh doanh và hoạt động khác
Trị giá vốn của hàng hoá, dịch vụ
Kết chuyển lãi
+ Bên Có:
Doanh thu của các hoạt động được kết chuyển từ tài khoản liên quan
Kết chuyển lỗ
Ngoài ra, công ty còn sử dụng một số tài khoản khác để phản ánh kế toán nghiệp vụ bán hàng:
TK111 “Tiền mặt”
TK112 “Tiền gửi ngân hàng”
TK131 “Phải thu của khách hàng”
TK133(1331) “Thuế GTGT đầu vào”
TK333(3331) “Thuế GTGT đầu ra”
1.3. Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ bán hàng chủ yếu:
Công ty An Hưng Phát BT áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
1.3.1. Kế toán nghiệp vụ bán buôn qua kho:
* Khi phát sinh nghiệp vụ bán buôn hàng hoá qua kho của công ty, căn cứ vào hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng đã kí kết. Căn cứ vào hoá đơn GTGT, phiếu thu(nếu có) hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá như sau:
Giá vốn hàng xuất bán:
Nợ TK632: Trị vốn hàng bán
Có TK156: Trị giá mua hàng bán
Đồng thời ghi bút toán kết chuyển giá vốn:
Nợ TK111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
Có TK156 : Doanh thu bán hàng chưa thuế
Có TK 33311: Thuế GTGT của hàng xuất bán
Nếu phát sinh chi phí bán hàng (chi phí vận chuyển bốc dỡ ) kế toán căn cứ vào phiếu chi và các chứng từ khác ghi:
Nợ TK641 Giá phí chưa thuế
Nợ TK133 Thuế GTGT
Có TK111,112,: Giá thanh toán chi phí
VD: Ngày 30/2/06 công ty bán hàng cho công ty Cổ phần Nhất Nam tại kho Hà Nội, hoá đơn GTGT số 0038526 như sau:
06Bình sữa em bé 125ml, giá bán 19.500đ/1bình, giá mua 16.575đ/1bình, 06 cọ rửa bình sữa, giá bán 25.000đ/cái giá mua là 21.250đ/cái , 02 máy vắt cam KB1, giá bán là 420.000đ/cái, giá mua là 357.000đ/cái, thuế GTGT 10%, phương thức thanh toán trả chậm, thời hạn thanh toán là 11/3/06. Theo hợp đồng, chi phí vận chuyển do công ty chịu. Kế toán công ty định khoản số lượng hàng bán như sau:
Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK131: 1.217.700
Có TK511(511B): 267.000
Có TK511 (511G): 840.000
Có TK 333(33311): 110.700
Giá vốn hàng xuất bán:
Nợ TK632 (632G): 714.000
Nợ TK632 (632B): 226.950
TK156(156G): 714.000
TK1561(156B): 226.950
Ngày 11/03/06 Công ty cổ phần Nhất Nam thanh toán 1.217.700đ tiền hàng bằng tiền mặt. Căn cứ vào phiếu thu, kế toán ghi:
Nợ TK111 1.217.700đ
Có TK 131
* Trường hợp phát sinh chiết khấu thanh toán:
Chiết khấu thanh toán là khoản giảm trừ dành cho người mua được hưởng tính theo tỉ lệ % theo số phải thu khi khách hàng thanh toán sớm nằm trong điều kiện cho phép:
Nợ TK 111, 112: Số tiền thực thu
Nợ TK635: Chiết khấu thanh toán
Có TK 131: Công nợ khách hàng
VD: Công ty xuất kho bán cho công ty SX & TM Bảo Quang hoá đơn GTGT số 0030176 ngày25/08/06 02 máy vắt cam trị giá chưa thuế là 745.180đ, thuế suất 10%, tổng giá thanh toán 819.698đ. Công ty Bảo Quang thanh toán ngay sau khi nhận được hàng. Chiết khấu thanh toán mà công ty Bảo Quang được hưởng do thanh toán ngay là 3% trên giá trị lô hàng. Trị giá xuất kho là 732.000đ.
Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK111: 795.107
Nợ TK 635: 24.591
Có TK511(511G): 745.180
Có TK 333(33311): 74.518
Đồng thời phản ánh trị giá vốn hàng xuất bán:
Nợ TK632 (632G) 732.000
TK1561(156G)
* Trường hợp phát sinh hàng bán bị trả lại:
+ Phản ánh doanh thu hàng bị trả lại:
Nợ TK 521(5212): Doanh số bị trả lại
Nợ TK 3331: Giảm VAT đầu ra
Có TK 111, 112, 131: Giá thanh toán hàng trả lại
+ Các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hàng bị trả lại ( nếu có ):
Nợ TK 641
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 141
+ Phản ánh trị giá hàng bị trả lại:
Nợ TK 156, 157 Giá vốn thực tế
Có TK632
+ Cuối kỳ, kết chuyển doanh số bị trả lại để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511 Giảm trừ doanh thu
Có TK 521(5212)
VD: Trong lô hàng xuất giao cho công ty cổ phần Nhất Nam ngày 30/2/06 hoá đơn GTGT số 0038526 có 06 bình sữa 125ml bị sai Barcode, công ty cổ phần Nhất Nam không nhập mà xuất trả lại cho công ty. Kế toán hạch toán như sau:
Phản ánh doanh thu hàng bị trả lại:
Nợ TK 521 (5212): 117.000
Nợ TK 3331: 11.700
Có TK 111: 128.700
Phản ánh trị giá hàng bị trả lại:
Nợ TK 156( 156B) 99.450
Có TK632 (632B)
Cuối kỳ, kết chuyển doanh số bị trả lại để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511(5111B) 117.000
Có TK 521(5212)
* Trường hợp giảm giá hàng bán:
Căn cứ vào chứng từ chấp thuận giảm giá, kế toán phản ánh:
Nợ TK 521( 5213): Giảm giá phát sinh chưa thuế GTGT
Nợ TK 3331: Thuế GTGT
Có TK11, 112, 131: Giá thanh toán khoản giảm trừ
Cuối kỳ, kết chuyển giảm giá hàng bán để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511: Giảm trừ doanh thu
Có TK 521(5213): Giảm giá hàng bán
VD: Trong lô hàng xuất giao cho công ty Bảo Quang hoá đơn GTGT số 0030176 ngày25/08/06 có 01 máy vắt cam bị vỡ nắp, công ty Bảo Quang yêu cầu giảm giá 30% cho máy đó và được công ty chấp nhận. Kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 532: 111.777
Nợ TK 3331: 11.178
Có TK111: 122.955
Cuối kỳ, kết chuyển giảm giá hàng bán để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511 111.777
Có TK 532
1.3.2. Kế toán nghiệp vụ bán lẻ:
Khi doanh nghiệp gửi hàng cho cơ sở đại lý:
* Khi xuất kho hàng hoá chuyển giao cho bên nhận đại lý, kế toán ghi:
Nợ TK 157 Trị giá xuất kho
Có TK 156
* Khi cơ sở đại lý thanh toán:
- Th1: Nếu cơ sở đại lý thanh toán toàn bộ tiền hàng sau đó nhận hoa hồng:
+ Khi cơ sở đại lý thanh toán:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá thanh toán
Có TK 511 : Giá bán chưa thuế
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
+ Trả hoa hồng cho cơ sở đại lý:
Nợ TK 641: Hoa hồng đại lý
Nợ TK 133 : VAT đầu vào
Có TK 111, 112 : Giá thanh toán
- Th2: Cơ sở đại lý thanh toán sau khi khấu trừ hoa hồng được hưởng:
Nợ TK 111, 112, 131: Giá thanh toán
Nợ TK 641: Hoa hồng đại lý
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào hoa hồng
Có TK 511 : Giá bán chưa thuế
Có TK 33311: Thuế GTGT phải nộp
* Kết chuyển giá vốn của hàng đại lý đã bán:
Nợ TK 632
Có TK 157
VD: Công ty xuất kho gửi bán cho công ty Siêu thị Hà Nội – Tổng công ty Thương mại Hà Nội hoá đơn GTGT số 00841140 ngày 09/09/06, giá bán lô hàng gia dụng chưa thuế là 3.450.000đ, giá mua là 2.860.000đ thuế suất 10%. Hoa hồng mà công ty Siêu thị Hà nội được hưởng là 15%. Ngày 12/10/06 Công ty Siêu thị Hà nội thanh toán cho công ty bằng chuyển khoản, công ty Siêu thị Hà Nội đã trừ hoa hồng được hưởng. Kế toán hạch toán như sau:
Khi xuất kho hàng hoá chuyển giao cho bên nhận đại lý, kế toán ghi:
Nợ TK 157 (157G) 3.450.000đ
Có TK 156(1561G)
Cơ sở đại lý thanh toán sau khi khấu trừ hoa hồng được hưởng:
Nợ TK 112: 3.168.825
Nợ TK 641: ` 569.250
Nợ TK 133: 56.925
Có TK 511(511G) : 3.450.000
Có TK 33311: 345.000
Kết chuyển giá vốn của hàng đại lý đã bán:
Nợ TK 632 2.860.000
Có TK 157
Cuối kỳ kế toán, phòng kế toán phải thực hiện các bút toán:
Kết chuyển doanh thu thuần sang TK911 để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK511 Doanh thu thuần
Có TK911
Kết chuyển giá vốn , chi phí của hàng hoá đã tiêu thụ:
Nợ TK911
Có TK632, 641, 642
Nếu có lãi, kế toán ghi:
Nợ TK911 Số tiền lãi
Có TK421
Nếu bị lỗ, kế toán ghi:
Nợ TK421 Số tiền lỗ
Có TK911
Sơ đồ: hạch toán tổng hợp nghiệp vụ bán hàng ở
công ty tnhh an hưng phát bt
TK156 TK632 TK 911 TK511, 512 TK 111, 112
TK157 TK521 (1)
(3a)
(5) ( 7)
(3b)
(4)
(3)
TK 3331
TK 111,
112, 131 TK 641 TK133
(8)
(6) (6a)
TK133
TK 642 (2)
(9) (6b)
TK 421 TK 421
(10a)
(10b)
(1) Khách hàng trả tiền (6a) Kết chuyển chi phí bán hàng
(2) Thuế GTGT đầu ra (6b) Kết chuyển chi phí quản lý
(3) giá vốn hàng bán (7) Kết chuyển khoản giảm trừ doanh thu
(3a) Hàng gửi đi bán (8) Thuế GTGT phải nộp
(3b) Giá vốn hàng gửi đi bán (9)VAT đầu vào của dịch vụ v/chuyển
(4) Kết chuyển doanh thu thuần (10a) Kết chuyển lãi
(5) Kết chuyển giá vốn hàng bán (10b) Kết chuyển lỗ
(6) Chi phí bán hàng
1.4. Sổ kế toán nghiệp vụ bán hàng:
Công ty An Hưng Phát BT áp dụng hình thức Nhật ký chung, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty đều được ghi vào sổ kế toán theo trình tự thời gian. Công ty sử dụng sổ kế toán theo chế độ ban hành và một số mẫu sổ chi tiết do công ty tự thiết kế cho phù hợp với đặc điểm của công ty. Khi phát sinh nghiệp vụ bán hàng, hàng hoá được xác định là tiêu thụ và được ghi nhận doanh thu thì kế toán phải mở các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp để phản ánh nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh và thực sự hoàn thành. Kế toán bán hàng sử dụng các sổ sau để phản ánh:
- Sổ chi tiết công nợ phải thu TK131 ( Biểu 11) : Sổ này được mở chi tiết cho từng đối tượng mua hàng. Trên sổ chi tiết TK131 kế toán theo dõi tình hình công nợ phải thu theo từng nghành hàng. Cơ sở ghi chép vào sổ này là các hoá đơn GTGT, phiếu thu,
- Báo cáo công nợ phải thu TK 131 ( Biểu 12) : Tuỳ theo yêu cầu của công ty có thể mở cuối tháng hoặc nửa tháng 1 lần để tổng hợp công nợ phải thu theo từng ngành hàng. Cơ sở ghi chép là sổ chi tiết công nợ phải thu TK131.
- Sổ doanh thu bán hàng( Biểu 15): Sổ này được mở để theo dõi doanh thu bán hàng của từng ngành hàng. Cơ sở ghi chép là hoá đơn GTGT của từng ngành hàng.
- Sổ chi tiết chi phí bán hàng, sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp (Biểu 16,17): dùng để theo dõi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. Cơ sở ghi chép là phiếu chi, hoá đơn dịch vụ,
- Bảng kê số 6( Biểu 18): theo dõi tình hình nhập, xuất , tồn kho hàng hoá. Kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, phiếu nhập kho và các chứng từ khác có liên quan để ghi vào bảng kê này.
- Sổ cái tài khoản 511, 512( Biểu 20): Dùng để phản ánh số phát sinh Nợ, phát sinh Có và số dư cuối tháng của tài khoản 511.
- Sổ cái tài khoản 632 ( Biểu 21): Dùng để phản ánh số phát sinh Nợ, phát sinh Có và số dư cuối tháng của tài khoản 632.
Trình tự luân chuyển chứng từ và ghi sổ kế toán Nghiệp vụ bán hàng ở công ty TNHH An Hưng Phát BT thể hiện qua sơ đồ sau :
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Chứng từ gốc ( Hoá đơn GTGT, phiếu xuất kho, )
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết TK632, TK511, 131
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
TK511, TK 632,
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Sổ nhật ký chuyên dùng ( nhật ký bán hàng)
Mẫu sổ phản ánh kế toán nghiệp vụ bán hàng của công ty TNHH An Hưng Phát BT:
Sổ nhật ký chung
Năm ...
Ngày
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Đã ghi sổ cái
Số hiệu tài khoản
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
1
2
3
4
5
6
7
8
Cộng
(+)
(+)
Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sổ cái
Tháng 01 năm 2005
Tên tài khoản: Giá vốn hàng bán
Số hiệu: TK 632
Đơn vị tính : Đồng
Ngày
ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
TK
đối ứng
Số tiền
Số
Ngày
Nợ
Có
12/04/05
15/04/05
PC27Q07
PC28Q07
12/04/05
15/04/05
Chi phí mua văn phòng phẩm
Cước điện thoại tháng
111
111
432.000
3.125.000
Tổng cộng
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Sổ chi tiết TK 1561: Kế toán sử dụng sổ chi tiết theo dõi TK 1561G để theo dõi số hàng gia dụng tồn kho. Cơ sở để ghi vào sổ này là các chứng từ hóa đơn nhập - xuất và các chứng từ khác có liên quan.
Sổ chi tiết sản phẩm gia dụng
Tháng 01 năm 2005
Tên tài khoản: Hàng gia dụng
Số hiệu: TK 1561G
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Đơn giá
Nhập
Xuất
Tồn
Ghi chú
Số
Ngày
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
Lượng
Tiền
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Số dư đầu năm
Cộng
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Bên cạnh những sổ mở theo mẫu quy định chung của Bộ tài chính, cán bộ phòng kế toán còn tự thiết kế một số mẫu phục vụ cho công tác hạch toán trên cơ sở thực tế các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở công ty đòi hỏi.
Cụ thể, để phản ánh nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa, công ty đã sử dụng Sổ theo dõi TK 511 để theo dõi doanh thu bán hàng của công ty trong tháng, kế toán dở sổ theo dõi TK 511. Doanh thu của mỗi mặt hàng sẽ được phản ánh một dòng trên sổ theo dõi và được đối chiếu trên sổ theo dõi hóa đơn bán hàng.
Sổ theo dõi tài khoản 511
Chứng từ
Diễn giải
Giá mua
Giá bán
(chưa có thuế)
Thuế GTGT
Số
Ngày
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty còn mở nhật ký chuyên dùng là “Nhật ký bán hàng” để theo dõi nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá. Hàng ngày hoặc định kỳ tổng hợp số liệu ở nhật ký chuyên dùng để ghi vào sổ cái.
Mẫu sổ nhật ký bán hàng như sau:
NT ghi sổ
Chứng từ
Diễn giải
Ghi Nợ TK 131
Ghi Có các TK
Số tiền
Số
Ngày
TK156
TK511
Cộng
2. Đánh giá thực trạng về kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty TNHH An Hưng Phát BT
2.1. Về ưu điểm:
2.1.1.Về công tác tổ chức hạch toán ban đầu:
Các chứng từ ban đầu được lập tại công ty đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ. Việc mua bán hàng hoá đều có hoá đơn tài chính, các chứng từ được lập ở tất cả các khâu đều có đầy đủ chữ ký đại diện của các bên liên quan và sử dụng đúng mẫu của Bộ Tài chính đã quy định. Những thông tin kinh tế về nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, chính xác vào chứng từ.
Việc xác định các chứng từ bên ngoài được giám sát, kiểm tra rất chặt chẽ và được xử lý kịp thời. Công ty có kế hoạch luân chuyển chứng từ tương đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, theo trình tự thời gian, sau đó được lưu trữ gọn gàng, khoa học, thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu.
2.1.2.Về tài khoản sử dụng:
Công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo qquyết định số 1141/TC/QĐ-CĐKT Ngày 1/11/1995 Và bổ sung thêm một số tài khoản theo thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính, cùng với thông tư số 89/22/TT-BTC hướng dẫn thực hành bốn chuẩn mực kế toán mới ban hàng theo quyết định số 149/201/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Dựa trên hệ thống tài khoản đó để phù hợp với tình hình và đặc điểm hoạt động kinh doanh, công ty đã mở thêm một số tài khoản cấp II, Cấp III, để thuận tiện cho việc theo dõi hạch toán, tăng hiệu quả công tác kế toán của công ty.
2.1.3. Phương pháp hạch toán:
Nghiệp vụ kinh tế của công ty chủ yếu là bán buôn và bán lẻ, ít phát sinh các nghiệp vụ bất thường nên công việc hạch toán cũng không mấy khó khăn vì có sự trùng lặp, lặp đi lặp lại. Do khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, liên tục trong tháng nên định kỳ giữa tháng kế toán tiến hành tập hợp số liệu. Và để hạch toán tình hình biến động của hàng hoá, công ty áp dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là rất hợp lý.
Trong nền kinh tế thị trường, việc bán hàng đã trở thành một nghệ thuật kinh doanh, bán hàng như thế nào để thu hút được khách hàng là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp thương mại. Và công ty TNHH An Hưng Phát BT đã thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng như: chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng thanh toán ngay, giảm giá hàng bán,
2.1.4. Về công tác tổ chức hệ thống sổ sách kế toán:
Công ty hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung, các loại sổ sách tổng hợp và chi tiết được mở đầy đủ, rõ ràng, có sự thống nhất về mẫu sổ kế toán trong toàn công ty.
Công ty đã áp dụng chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính cho toàn công ty. Mọi công việc đều do máy thực hiện từ khâu nhập chứng từ, phân loại chứng từ, tính toán xử lý dữ liệu trên chứng từ cho đến khâu in sổ kế toán và báo cáo tài chính, đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh, chất lượng thông tin cao, giảm bớt được chi phí và thuận tiện cho việc lưu trữ và bảo quản số liệu.
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập đúng thời hạn quy định của Bộ tài chính, số lượng báo cáo và biẻu mẫu báo cáo của công ty là đầy đủ, số liệu phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của đơn vị.
Tất cả các tài liệu kế toán được đưa vào lưu trữ đầy đủ, có hệ thống, được phân loại sắp xếp thành từng bộ hồ sơ ( Hồ sơ chứng từ kế toán, hồ sơ sổ kế toán, báo cáo tài chính) Trong từng bộ hồ sơ, tài liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh theo mỗi niên độ ké toán, đảm bảo hợp lý, dễ tra cứu khi cần thiết.
Nhân viên kế toán được phân công quản lý phần hành kế toán nào thì có trách nhiệm phải bảo quản và lưu tữ tài liệu kế toán phát sinh liên quan đến phần hành đó. Và phải trịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và giám đốc công ty, trước pháp luật về sự mất mát hư hỏng hoặc sự cố khác đối với tài liệu kế toán đang lưu giữ do chủ quan mình gây ra.
2.2. Hạn chế :
Cùng với những ưu điểm trên, công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty còn tồn tại một số vấn đề hạn chế đòi hỏi phải đưa ra giải pháp cụ thể, có tính thực thi cao nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa để kế toán ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ vốn có của mình phục vụ cho yêu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay.
2.2.1. Về việc lập và luân chuyển chứng từ:
Công ty chưa thống nhất về biểu mẫu, nội dung, cách ghi chép đối với các chứng từ hướng dẫn, điều đó sẽ gây khó khăn trong công tác hạch toán, thống kê của toàn công ty.
Mặt khác, việc luân chuyển chứng từ công ty chưa quy định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân cho mỗi loại chứng từ khác nhau. Vì thế khi xảy ra mất mát không biết quy trách nhiệm về ai.
2.2.2. Về tài khoản sử dụng:
Công ty ngoài việc sử dụng các tài khoản do Bộ tài chính ban hành đã có sử dụng thêm một số tài khoản cấp II, III do công ty tự lập để phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng việc lập tài khoản thêm mới chỉ dừng lại ở ngành hàng thì vẫn chưa đủ, tại vì trong ngành hàng còn có rất nhiều các mặt hàng khác nhau nữa.
2.2.3. Về phương pháp hạch toán:
Công ty tuy đã có tính đến việc chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng thanh toán ngay, và giảm gía hàng bán đối với các hàng sai quy cách trong hợp đồng hoặc bị lỗi kĩ thuật, bị vỡ, nứt trong quá trình vận chuyển. Nhưng các khách hàng thanh toán trước thời hạn và mua hàng với số lượng nhiều công ty vẫn chưa có chính sách gì dành riêng cho họ. Điều này sẽ tạo khó khăn trong việc kích thích khách hàng mua hàng với số lượng lớn và không thu hồi được vốn nhanh.
2.2.4. Về hệ thống sổ sách kế toán:
Do đặc điểm các mặt hàng kinh doanh của công ty rất phức tạp và đa dạng nên kế toán chi tiết tiêu thụ hàng hóa cần có hệ thống sổ chi tiết hơn. Hiện nay doanh thu của toàn công ty được phản ánh trên bảng kê TK511, số liệu trên bảng kê này tương đối tổng hợp, nó theo dõi tất cả các loại hàng hoá và tất cả các phương thức bán. Điều này sẽ tạo ra hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho công tác quản trị. Với thông tin tổng hợp như vậy, nhà quản lý sẽ không biết được doanh số của từng loại hàng hoá, từng phương thức bán, do đó cũng sẽ gây khó khăn trong qúa trình các nhà quản trị lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh các mặt hàng, lựa chọn phương thức bán nhằm đem lại lợi ích tối đa cho công ty.
2.2.5. Những mặt hạn chế khác:
Hệ thống danh điểm hàng tồn kho
Tuy thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi hàng ngày tình hình nhập- xuất- tồn kho hàng hóa nhưng công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống danh điểm hàng tồn kho thống nhất toàn công ty. Hàng hóa của công ty đa dạng, phong phú về chủng loại, quy cách, nguồn gốc, . . . mà thủ kho mới chỉ phân chia các loại hàng hoá thành từng nhóm, điều này gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý hàng hoá và kế toán kho, kế toán giá vốn, việc theo dõi, hạch toán trên sổ cũng sẽ phức tạp, rắc rối và dễ phát sinh sai sót.
Khi đối chiếu từng loại hàng trong một nhóm, thủ kho và kế toán phải đối chiếu từng tên hàng, chủng loại, quy cách, nguồn gốc rất mất thời gian và công sức. Như vậy, nếu xây dựng được hệ thống danh điểm hàng tồn kho thống nhất toàn công ty sẽ giảm được khối lượng công việc cho thủ kho, kế toán, công việc quản lý hàng tồn kho sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
- Công ty áp dụng tính giá vốn hàng bán theo phương pháp đích danh sẽ làm tăng khối lượng công việc ghi sổ kế toán chi tiết và khó khăn trong hạch toán kế toán cũng như trong tập hợp số liệu.
- Công ty chưa thực hiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi có thể là mạo hiểm đối với công ty vì “thương trường như chiến trường” con người không thể lường trước được mọi điều xảy đến với mình.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý
Chi phí bán hàng trong kỳ tập hợp được bao nhiêu phân bổ hết cho hàng bán ra, điều này là hoàn toàn không hợp lý. Kế toán cần phải phân bổ chi phí bán hàng cho hàng hóa bán ra và hàng còn lại. Tuy nhiên, chỉ phân bố cho hàng còn lại những khoản chi phí dự trữ, bảo quản hàng hoá.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tập hợp trong kỳ phân bổ hết cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa làm ảnh hưởng đến việc thanh toán, xác định kết quả kinh doanh cho từng hoạt động vì công ty còn có hoạt động dịch vụ, góp vốn kinh doanh.
Chương 3 - Phương hướng hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty
I . Sự cần thiết và yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng trong công ty TNHH An Hưng Phát BT:
1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng:
Hoàn thiện công tác kế toán nói chung và hoàn thiện công tác tiêu thụ thành phẩm nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường. Bởi hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính Nhà nước, đảm bảo chức năng cung cấp thông tin có ích cho mọi đối tượng, quan tâm trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Tổ chức tốt công tác kế toán bán hàng tại mỗi doanh nghiệp là cơ sở giúp ích cho nhà quản lý trong hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời kết quả của quá trình hoạch toán này liên quan trực tiếp đến lợi ích của các đối tượng liên quan như: Nhà nước, người đầu tư, chủ nợ,Do vậy, nếu một doanh nghiệp nào đó chưa tổ chức tốt khâu này để thực sự phù hợp với chế độ kế toán hiện hành thì dẫn đến nhiều hậu quả đáng kể mà trong một số trường hợp không thể khác phục được. Chính vì vậy, mà hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại mỗi đơn vị là việc làm cấp thiết hiện nay.
2. Yêu cầu của việc hoàn thiện:
Do đặc thù kinh doanh của loại hình doanh nghiệp thương mại mà với hầu hết các doanh nghiệp thương mại đang hoạt động kinh doanh trên thị trường thì tiêu thụ hàng hóa là khâu quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi đẩy mạnh được quá trình bán hàng thì doanh thu ngày càng tăng, bù đắp chi phí và tạo ra khoản lợi nhuận ngày càng nhiều và đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện dần, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp đang trên đà phát triển. Chính vì vậy, mà kế toán nghiệp vụ bán hàng là một bộ phận công việc phức tạp và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ công việc kế toán. Để thực hiện được mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp thì đòi hỏi công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa phải được tổ chức một cách khoa học và hợp lý, luôn đổi mới và ngày càng hoàn thiện.
Để theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Nhà nước ta thường xuyên ra các thông tư nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán - tài chính, mà gần đây nhất là 4 chế độ kế toán mới về hàng tồn kho, TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và chế độ chuẩn mực kế toán về doanh thu và thu nhập khác đã được áp dụng vào các doanh nghiệp. Từ thực tế cho thấy yêu cầu hoàn thiện hơn nữa bộ máy kế toán ở các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH An Hưng Phát BT nói riêng là hết sức quan trọng và cấp thiết. Muốn thực hiện được điều này chúng ta cần phải làm tốt các yêu cầu sau:
- Yêu cầu phù hợp:
Mỗi một doanh nghiệp cần vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt sao cho phù hợp với chế độ hiện hành, với loại hình hoạt động, đặc điêm kinh doanh, đặc điểm tổ chức quản lý riêng của doanh nghiệp mình. Ngoài ra, nó cần đòi hỏi phải phù hợp giữa doanh thu và chi phí .
- Yêu cầu thống nhất
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hóa phải đảm bảo sự tập trung quản lý từ lãnh đạo công ty đến cơ sở, doanh nghiệp phải vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt để vừa đảm bảo sự tuân thủ những chính sách, chế độ, thể lệ về tài chính kế toán do Nhà nước ban hành , vừa phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Như vậy, yêu cầu thống nhất đòi hỏi trong công tác kế toán phải thực hiện thống nhất về nhiều mặt như về đánh giá hàng tồn kho, trích khấu hao TSCĐ, thống nhất về sử dụng tài khoản , về nội dụng, tên gọi và mẫu sổ . . .
- Yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả:
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều hướng tới việc sử dụng đồng vốn một cách tiết kiệm và có hiệu quả và mục đích cuối cùng là đạt được lợi nhuận kinh doanh cao nhất với chi phí hợp lý nhất. Do đó việc hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng cũng không nằm ngoài mục đích đó. Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng một mặt giúp giảm nhẹ công việc tổ chức, xử lý, ghi chép lưu trữ bảo quản chứng từ, sổ kế toán mà vẫn đảm bảo tính kịp thời , độ chính xác cao của thông tin kế toán.
- Yêu cầu chính xác và kịp thời:
Xuất phát từ nhiệm vụ của kế toán là cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác cho ban lãnh đaọ phục vụ công tác quản lý của doanh nghiệp. Cần tổ chức trang bị và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật và tính toán, ghi chép và xửlý thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác để từng bước nâng cao hiệu quả công tác kế toán. Hơn nữa, trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay và sự cạnh tranh ngày càng ngay gắt thì yêu cầu này càng trở nên quan trọng.
II. một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty tnhh An hưng Phát Bt
Sau một thời gian khảo sát, tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty TNHH An Hưng Phát BT, tôi nhận thấy nhìn chung công tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng khá khoa học, chính xác, tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định hiện hành. Đảm bảo được tính trung thực, khách quan của các chi tiêu tài chính. Tuy nhiên để phục vụ tốt cho công tác quản lý, để nang cao hiệu quả hoạt động của bộ máy kế toán và chấp hành đúng chế độ kế toán thì ngoài việc phát huy những mặt mạnh sẵn có công ty cần thực hiện thêm một số biện pháp hữu hiệu nữa. Dựa vào những kiến thức được trang bị tại trường và tình hình thực tế tại công ty, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp, hy vọng rằng nó sẽ giúp ích phần nào cho các anh chị, cô chú trong quá trình hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
1. Các giải pháp:
1.1. Về công tác tổ chức chứng từ kế toán và luân chuyển chứng từ kế toán
Đối với các chứng từ về kế toán bán hàng: Ngoài các chứng từ bắt buộc của Nhà nước, còn các chứng từ có tính chất hướng dẫn cần phải được thống nhất về biểu mẫu, nội dung, cách ghi chép. Có như vậy, mới tạo được điều kiện cho việc kiểm tra, đối chiếu được thuận lợi và dễ dàng trong công tác hạch toán thống kê của toàn công ty.
Về trình tự luân chuyển chứng từ kế toán: Kế toán công ty cần quy định rõ ràng trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quá trình luân chuyển chứng từ kế toán. Khi luân chuyển chứng từ kế toán cần quy định cụ thể cho từng loại chứng từ: chứng từ tiền mặt, chứng từ về doanh thu bán hàng, chứng từ thanh toán, Rồi quy định rõ người lập chứng từ, số thứ tự chứng từ cần lập, các yếu tố trên chứng từ, người kí duyệt chứng từ, thời gian luân chuyển chứng từ, Mục đích cuối cùng là làm sao cho trình tự luân chuyển chứng từ đựơc thực hiện một cách khoa học, hợp lý và có hiệu quả.
1.2. Về tài khoản sử dụng:
Trong quá trình kinh doanh công ty có rất nhiều ngành hàng, mỗi ngành hàng lại có rất nhiều các chủng loại khác nhau. Để phục vụ cho yêu cầu quản lý công ty cần mở các tài khoản chi tiết cấp 3 để theo dõi doanh thu của từng mặt hàng.
Nguyên tắc xây dựng tài khoản cấp 3:
Nghành hàng gia dụng: Ký hiệu chữ G
Trong ngành hàng gia dụng còn có rất nhiều nhãn hiệu, vì thế công ty cũng cần quy định rõ đối với từng nhãn hiệu như:
+ Sản phẩm Moulinex: Ký hiệu số 1
+ Sản phẩm Cornel: Ký hiệu số 2
+ Sản phẩm Sanyo: Ký hiệu số 3
+ Sản phẩm Krup: Ký hiệu số 4
Nghành hàng baby: Ký hiệu chữ B
+ Sản phẩm bình sữa: Ký hiệu số 1
+ Sản phẩm phụ trợ: Ký hiệu số 2
+ Sản phẩm giầy: Ký hiệu số 3
+ Bộ quà tặng: Ký hiệu số 4
Từ đó kế toán mở các tài khoản cấp 3 như:
* TK 511
“Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”
TK 511G
Doanh thu bán hàng gia dụng
TK 511G1
Doanh thu bán hàng Moulinex
TK 511G2
Doanh thu bán hàng Cornel
TK 511G3
Doanh thu bán hàng Sanyo
TK 511G4
Doanh thu bán hàng Krup
TK 511 B
Doanh thu bán hàng baby
TK 511 B1
Doanh thu sản phẩm bình sữa
TK 511 B2
Doanh thu sản phẩm phụ trợ
TK 511 B3
Doanh thu sản phẩm giầy
TK 511 B4
Doanh thu sản phẩm quà tặng
* TK 157
“Hàng gửi bán ”
TK 157G
Hàng gia dụng gửi bán
TK 157G1
Moulinex gửi bán
TK 157G2
Cornel gửi bán
TK 157G3
Sanyo gửi bán
TK 157G4
Krup gửi bán
TK 157 B
Hàng baby gửi bán
TK 157 B1
Sản phẩm bình sữa gửi bán
TK 157 B2
Sản phẩm phụ trợ gửi bán
TK 157 B3
Sản phẩm giầy gửi bán
TK 157 B4
Sản phẩm quà tặng gửi bán
.
Việc hạch toán trên là rất quan trọng và cần thiết vì nó tạo điều kiện để công ty có thể quản lý chặt chẽ doanh thu bán hàng phát sinh ở từng nghành hàng.
1.3. Về công tác ké toán:
- Xây dựng chiết khấu thanh toán:
Để khuyến khích khách hàng than toán nợ nhanh, giúp công ty mau chóng thu hồi vốn, tránh tình trạng ứ đọng vốn công ty nên có chính sách chiết khấu thanh toán với những khách hàng trả nợ sớm. Khoản chiết khấu thanh toán này sẽ được tính vào chi phí hoạt động tài chính (theo thông tư 89/202/TT-BTC ngày 9/10/2002) và được kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 635
Có TK131
- Chiết khấu thương mại:
Công ty nên có chính sách chiết khấu thương mại đối với những khách hàng mua hàng với số lượng nhiều. Điều này giúp công ty khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn. Khi thực hiện chiết khấu thương mại, kế toán ghi:
Nợ TK 521( 5211): Chiết khấu thương mại
Nợ TK 1333: Thuế GTGT phải nộp
Có TK111,112,131:Phải trả khách hàng
Cuối kỳ, kết chuyển sang TK 511 để xác định doanh thu thuần:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK521(5211): Chiết khấu thương mại
1.4. Về sổ sách kế toán:
Doanh thu là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng, đặc biệt là đối với công tác quản lý. Việc theo dõi chi tiết doanh thu không chỉ giúp chúng ta quản lý doanh thu mà nó còn là cơ sở để xác định kết quả tiêu thụ của từng loại hàng hoá, từng phương thức bán lỗ hay lãi, lỗ lãi bao nhiêu,từ đó sẽ giúp cho các nhà quản trị công ty có cơ sở để đưa ra những quyết định đúng đắn về việc sẽ tiếp tục đầu tư kinh doanh hay kinh doanh cầm chừng đối với những mặt hàng, lựa chọn những phương thức bán đem lại doanh số và hiệu quả cao, lựa chọn những phương hướng kinh doanh có lợi nhất. Bởi vậy, nhằm đáp ứng những yêu cầu của việc cung cấp thông tin, kế toán công ty, ngoài việc theo dõi chi tiết doanh thu như trên thì nên theo dõi chi tiết doanh thu hơn nữa. Để phục vụ cho công tác quản trị, kế toán có thể theo dõi chi tiết doanh thu từng nhóm, từng loại hàng hoá. Việc theo dõi như vậy sẽ giúp kế toán xác định được doanh thu của từng loại, từng nhóm hàng hoá, từ đó sẽ cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị biết được mặt hàng nào tiêu thụ tốt, doanh số cao để từ đó lựa chọn mặt hàng cần chú trọng đầu tư kinh doanh.
Để theo dõi doanh thu theo từng nhóm hàng, kế toán có thể mở sổ chi tiết theo từng nhóm hàng. Hàng ngày, khi phát sinh nghiệp vụ, kế toán phan loại chứng từ và vào các sổ chi tiết doanh thu. Từ các sổ chi tiết này, cuối tháng kế toán có thể lập bảng tổng hợp doanh thu để đoói chiếu với sổ cái.
Bảng tổng hợp doanh thu bán hàng (TK 511)
Tháng 12 năm 2005
STT
Tài khoản
SDĐT
Số phát sinh Nợ
Số phát sinh Có
SDCT
Mã tài khoản
Nội dung tài khoản
Nợ
Có
Nợ
Có
1
TK 5111
Doanh thu bán hàng
-
-
-
-
2
TK 511G
Doanh thu bán hàng gia dụng
-
-
-
-
3
TK 511G1
Doanh thu bán hàng Moulinex
-
-
-
-
4
TK 511G2
Doanh thu bán hàng Cornel
-
-
-
-
5
TK 511G3
Doanh thu bán hàng Sanyo
-
-
-
-
6
TK 511G4
Doanh thu bán hàng Krup
-
-
-
-
7
TK 511 B
Doanh thu bán hàng baby
-
-
-
-
8
TK 511 B1
Doanh thu sản phẩm bình sữa
-
-
-
-
9
TK 511 B2
Doanh thu sản phẩm phụ trợ
-
-
-
-
10
TK 511 B3
Doanh thu sản phẩm giầy
-
-
-
-
11
TK 511 B4
Doanh thu sản phẩm quà tặng
-
-
-
-
1.5. Các giải pháp khác:
1.5.1. Việc xây dựng hệ thống danh điểm hàng hoá
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại nhằm thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng nên số lượng, chủng loại hàng hoá của công ty rất đa dạng. Tuy nhiên công ty An Hưng Phát BT lại chưa xây dựng được hệ thống danh điểm hàng hoá, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý hàng hoá. Vì vậy, công ty cần xây dựng hệ thống danh điểm hàng hóa thống nhất toàn công ty để đảm bảo quản lý hàng hóa được chặt chẽ thống nhất, phục vụ cho việc kiểm tra, đối chiếu được dễ dàng và dễ phát hiện khi có sai sót giữa kho và phòng kế toán, . . . Danh điểm hàng hóa gắn liền với chủng loại , quy cách, kích cỡ của hàng hóa. Khi nhìn vào danh điểm của một loại hàng hóa nào đó có thể nêu tên cũng như đặc điểm chính của hàng hóa đó. Việc lập danh điểm có thể được thực hiện như sau:
Danh điểm các mặt hàng kinh doanh tại công ty
Ngành hàng
Nhóm hàng
Loại hàng
Tên hàng
Danh điểm
Gia dụng
01
Moulinex
01.01
Máy xay sinh tố
KB1
01.01.01
Máy xay đa chức năng
KB2
01.01.02
Máy hút bụi
EP3
01.01.03
Cornel
01.02
Lò vi sóng
P103
01.02.01
Bàn Là
PL102
01.02.02
Sanyo
01.03
Quạt nước
Q34
01.03.01
Nồi cơm điện
NĐ12
01.03.02
Krup
01.04
Nồi chiên
K302
01.04.01
Baby
02
Bình sữa
02.01
Bình sữa 125ml
DB
02.01.01
Bình sữa 225ml
WTP
02.01.02
Phụ trợ
02.02
Cắn răng
W060
02.02.01
Hệ thống danh điểm này được dùng thống nhất trong toàn công ty. Tuy thời gian đầu sử dụng, do bao quát khá nhiều các thông số kỹ thuật sẽ gây ra một số khó khăn, nhất là với bộ phận kế toán, nhưng về lâu dài nó sẽ phát huy được hiệu quả vì tạo được sự thống nhất dễ mở rộng danh điểm, dễ kiểm tra đối chiếu với tên, chủng loại, quy cách hàng hóa, nhất là khi tin học đang xâm nhập vào lĩnh vực kế toán ngày càng sâu thì quản lý hàng hóa trên cơ sở danh điểm sẽ thuận tiện, hợp lý hơn.
1.5.2. Việc tập hợp và phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý bán hàng:
Chi phí bán hàng là một trong những yếu tố để tính toán kết quả bán hàng. Tính toán chính xác chi phí bán hàng cho hàng bán ra trong kỳ là một trong những yêu cầu quan trọng để tính toán chính xác kết quả bán hàng.
Từ những chứng từ chi phí liên quan đến hàng tiêu thụ kế toán tập hợp trên các sổ chi tiết của chi phí bán hàng theo từng nội dung chi phí cuối kỳ (cuối tháng, cuối quý, cuối năm), trên cơ sở các sổ chi tiết này, kế toán tập hợp theo mẫu sổ sau:
Sổ tổng hợp và phân bổ chi phí bán hàng
Quý. . . Năm . . .
Chỉ tiêu
Nội dung chi phí
Chi phí nhân viên
Chi phí vật liệu
Công cụ dụng cụ
Cộng
1.Chi phí còn đầu kỳ
2. Chi phí phát sinh trong kỳ
3.Chi phí phân bổ cho hàng còn lại
4. Chi phí phân bổ cho hàng bán ra
Người ghi biểu Kế toán trưởng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Chi phí bán hàng liên quan trực tiếp tới hàng trong nước và hàng nhập khẩu (chủ yếu là hàng nhập khẩu). Đối với chi phí chung cần được phân bổ cho hàng còn lại và hàng bán ra ở các khoản như chi phí dự trữ, bảo quản hàng hóa, còn các khoản chi phí khác tập trung được bao nhiêu phân bổ hết cho hàng bán ra bấy nhiêu và phân bổ các chi phí này cho hàng đã bán theo công thức:
CP bán hàng phân bổ cho hàng đã bán
Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đầu kỳ
+
Trị giá vốn của hàng còn đầu kỳ
+
Trị giá vốn của hàng nhập trong kỳ
x
Trị giá vốn của hàng bán ra trong kỳ
Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng phát sinh trong kỳ
=
1.5.3. Về công tác kế toán thanh toán với khách mua:
Trong tổng số doanh thu bán hàng hiện nay của công ty thì doanh thu chậm trả chiếm tỷ lệ tuy không cao nhưng cũng có ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh của công ty. Cùng với việc tăng doanh số bán chịu cũng tăng khiến cho công ty bị chiếm dụng một khoản vốn nhất định, ảnh hưởng tới tình hình tài chiónh của công ty. Bởi vậy , công ty cần có những biện pháp tích cực để cải thiện và giải quyết tình trạng nợ nần tồn đọng. Để quản lý tốt các khoản nợ, kế toán có thể thực hiện theo phương hướng sau:
Kế toán phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ các khoản nợ, đối chiếu công nợ định kỳ với khách hàng và đốc thu khi đến hạn trả. Đối với các khoản nợ quá hạn phảI có các biện pháp cứng rắn để thu hồi như quy định tỷ lệ lãi quá hạn đối với khách hàng trả chậm, ngừng cung cấp hàng nếu không thanh toán nợ cũ, nhờ sự can thiệp của toà án kinh tế nếu như thấy có nguy cơ khách hàng trốn nợ, đặc biệt là đối với các khoản nợ lớn. Nếu các khoản nợ quá hạn đủ điều kiện lập dự phòng thì công ty phải tập hợp các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi là lập dự phòng cho năm tới. Mức dự phòng tối đa chỉ bằng 20% tổng số nợ phải thu vào thời điểm lập báo cáo tài chính( Thông tư 107/2001/TT-BTC) và được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp theo định khoản:
Nợ TK 642
Có TK 139
Việc lập dự phòng này sẽ giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất về nợ khó đòi có thể xảy ra trong năm tới, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, dảm bảo cho việc phản ánh các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
1.5.3. Về giá vốn hàng bán:
Công ty nên tính giá vốn hàng bán theo phương pháp tính trị giá mua của hàng hoá xuất kho trong trường hợp kế toán tổng hợp hàng hoá theo giá mua thực tế và kế toán chi tiết hàng hoá theo giá hạch toán.
Theo phương pháp này, để tính được trị giá mua thực tế của hàng hoá bán ra trong kỳ, kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết, phản ánh sự biến động của hàng hoá nhập, xuất trong kỳ theo hạch toán và theo giá mua thực tế.
Cuối tháng tính theo trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho trong kỳ theo công thức:
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán
=
Trị giá mua thực tế của hàng
hoá tồn đầu kỳ
+
Trị giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho trong kỳ
Trị giá hạch toán của hàng hoá tồn đầu kỳ
+
Trị giá hạch toán của hàng hoá nhập kho trong kỳ
Sau khi tính được hệ số chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán, tính trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho bằng công thức:
Trị giá thực tế của hàng hoá xuất kho
=
Trị giá hạch toán của hàng hoá xuất kho
x
Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán
áp dụng cách tín này sẽ làm giảm nhẹ kối lượng công việc ghi sổ kế toán chi tiết và tính toán giá vốn hàng bán.
2. Hiệu quả của giải pháp:
Trên cơ sở kết hợp giữa lý luận và thực tế công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty TNHH An Hưng Phát BT và với vốn kiến thức nhỏ của mình em đã nêu lên một số giải pháp, kiến nghị không nằm ngoài mục đích là hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty. Những kiến nghị nêu trên là có khả năng thực hiện trong thực tế công tác kế toán ở đơn vị bởi vì: xuất phát từ yêu cầu quản lý hoạt động kinh doanh ở công ty cần phân loại hoạt động kinh doanh, chi phí và thu nhập theo từng hoạt động để giám sát việc thực hiện kế hoạch kinh doanh. Đồng thời, cùng với hình thức kế toán của công ty và phục vụ việc quản lý, thực hiện công tác kế toán quản trị phức tạp thì việc ứng dụng tin học vào làm kế toán là rất cần thiết. Nó sẽ tạo ra khả năng giảm bớt được công việc của kế toán, đảm bảo tính chính xác, kịp thời của thông tin cũng như hoàn thành được báo cáo kế toán theo đúng quy định.
Xuất phát từ tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán ở công ty, cán bộ kế toán đều có trình độ và kinh nghiệm trong công tác kế toán, công việc được phân công rõ ràng đồng thời có mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán với nhau, do đó nếu áp dụng thì những kiến nghị trên sẽ thực hiện được và đem lại hiệu quả trong công việc.
Kết luận
Đứng trước xu hướng toàn cầu hoá thương mại trên thế giới hiện nay buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì cần phải đổi mới và hoàn thiện trên tất cả các mặt. Trong đó hoàn thiện công tác kế toán doanh nghiệp đã và đang là một trong những trung tâm của quá trình đổi mới hoàn thiện này. Việc hoàn thiện công tác kế toán tại doanh nghiệp là để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, của nền kinh tế mở, của sự hoà nhập với chuẩn mực và thông lệ phổ biến của kế toán các nước.
Đối với doanh nghiệp thương mại thì bán hàng là mục đích kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, có thúc đẩy được hoạt động bán hàng thùi doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được.
Trong những năm qua, trải qua một quá trình hoạt động công ty TNHH An Hưng Phát BT đã và đang từng ngày trưởng thành và lớn mạnh không ngừng về mọi mặt, trình độ cán bộ nhân viên ngày càng được nâng cao và phát triển Tuy nhiên khi Việt Nam đã là một thành viên của tổ chức thương mại thế giới ( WTO) thì công ty cũng cần pahỉ đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý tài chính kế toán để phù hợp với yêu cầu quản lý tài chính kế toán để phù hợp với yêu cầu quản lý của Nhà Nước và thúc đẩy nền kinh tế nước ta phát triển.
Trong thời gian thực tập tại phòng kế toán tài chính của công ty TNHH An hưng Phát BT, được tòm hiểu về công tác kế toán của công ty đặc biệt là công tác kế toán nghiệp vụ bán hàng, em thấy công tác kế toán được tổ chức khoa học và hợp lý, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số vấn đề còn hạn chế cần phải xem xét và hoàn thiện hơn. Vì vây, trong bản chuyên đề của mình em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đóng góp với mục đích hoàn thiện hơn nữa kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty.
Được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS. Đỗ Minh Thành và các anh chị, cô chú trong phòng kế toán của công ty TNHH An Hưng Phát BT đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do thời gian thực tế tại công ty và kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự xem xét, đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn.
Tài liệu tham khảo
Kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ - Trường Đại Học Thương Mại năm 2002
Sách kế toán tài chính – Nhà xuất bản thống kê năm 2004
Hướng dẫn thực hành ghi chép chứng từ và sổ sách kế toán trong doanh nghiệp vừa và nhỏ – Nhà xuất bản thống kê năm 2006
Kế toán tài chính doanh nghiệp – Trường Đại Học Kinh tế Quốc dân năm 2002
Giáo trình phân tích kinh tế – Trường Đại học Thương Mại năm 2004
Hỏi đáp về sổ kế toán và hoá đơn bán hàng – Nhà xuất bản thống kê năm 2002
Nhận xét của đơn vị thực tập
Họ và tên người nhận xét: Nguyễn Duy Thắng
Chức vụ : Giám đốc
Nhận xét báo cáo tốt nghiệp của:
Sinh viên : Dương thị Thuý Hằng
Lớp : 9C - Đại học bằng 2
Thời gian thực tập : Từ ngày 18/09/06 -> 8/1/07
Hà Nội, Ngày 09 tháng 01 năm 2007
Người nhận xét
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6510.doc