Đề tài Hoàn thiện phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ Vật tư Bưu điện Hà Nội trong điều kiện vận dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước. Lao động là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh và là yếu tố mang tính quyết định nhất. Để sản xuất kinh doanh có hiệu quả người ta phải tính đến các yếu tố chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như phí nguyên vật liệu, chi phí hao mòn máy móc thiết bị nhà xưởng, chi phí quản lý doanh nghiệp Song có một yếu tố góp phần đến yếu tố sản xuất kinh doanh không thể không đề cập đến là chi phí lao động sống. Đó là một yếu tố cơ bản cấu thành nên giá thành sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Sử dụng hợp lý lao động cũng chính là tiết kiệm chi phí lao động do đó hạ thấp giá thành sản phẩm, tăng doanh lợi cho doanh nghiệp và là điều kiện cải thiện nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công nhân viên, cho người lao động trong doanh nghiệp.

doc72 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1219 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của người lao động tại Công ty Dịch vụ Vật tư Bưu điện Hà Nội trong điều kiện vận dụng các chuẩn mực kế toán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh rồi tổ chức tiêu thụ, bán ra cho cả các thành viên nội bộ Bưu điện Hà Nội, cả thị trường trong và ngoài nước. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của bộ máy kế toán *Hình thức tổ chức công tác kế toán : Với hình thức tổ chức kế toán theo dạng phân tán ,công tác kế toán không chỉ được tổ chức ở các đơn vị chính mà ở các đơn vị cơ sở cũng tổ chức công tác kế toán tương đối hoàn chỉnh. ở đơn vị cơ sở thành lập tổ kế toán , mở các sổ tổng hợp, sổ chi tiết để phản ánh các hoạt động kinh tế phát sinh tại đơn vị chính đồng thời theo dõi hoạt động kinh tế phát sinh tại đơn vị cơ sở. Cuối kỳ lập báo cáo kế toán cho phần đơn vị chính đồng thời kết hợp với các báo cáo do các đơn vị cơ sở gửi lên để tổng hợp lên các báo cáo chung của đơn vị. Nhờ hình thức tổ chức công tác kế toán này mà công tác kế toán bám sát được quá trình sản xuất, có tác dụng thúc đẩy hạch toán kinh tế nội bộ, đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời phục vụ quản lý ở từng đơn vị cơ sở. Tuy nhiên hình thức kế toán này cũng tồn tại những khó khăn, chậm trễ trong công tác tập hợp thông tin ở đơn vị quản lý cấp cao và trong phạm vi toàn công ty. Hình thức này phù hợp với điều kiện của công ty có quy mô rộng ,các đơn vị thành viên phân tán trên nhiều địa bàn nhưng chưa trang bị được nhiều máy móc và phương tiện kỹ thuật hiện đại. *Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Để thực hịên một cách có hiệu quẩ công tác kế toán và thực hiện được các mục tiêu quản lý tài chính kế toán, hiện nay công ty áp dụng hình thức tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung, toàn bộ công việc kế toán tập trung tại phòng kế toán và được phân công, bố trí và sắp xếp hợp lý, bao gồm: 01 kế toán trưởng và 8 nhân viên. Mỗi cán bộ đều có chức năng và những nhiệm vụ riêng, đảm đương những phần hành cụ thể riêng: Kế toán trưởng:Đồng thời là trưởng phòng kế toán tài chính của công ty, có nhiệm vụ chỉ đạo nghiệp vụ và tổ chức phòng kế toán tài chính: chịu trách nhiệm quản lý chung phòng kế toán – tài chính và phân công công việc cho các cán bộ dưới quyền. Đảm bảo công việc được thực hiện một cách chính xác, nhanh chóng và hiệu quả; chịu trách nhiệm trước ban quản lý và trước pháp luật về trách nhiệm của mình trong công tác tài chính kế toán. Phó phòng kế toán: Đồng thời là kế toán tổng hợp, thực hiện tổng hợp các số liệu phát sinh của các phần hành kế toán do các kế toán viên thực hiện; hàng quý lập các báo cáo quyết toán, ký và trình kế toán trưởng và Giám đốc kiểm tra và ký; sau đó nộp lên Bưu điện Hà Nội. Ngoài ra, Phó phòng kế toán còn phụ trách theo dõi các hợp đồng ngoại và thanh toán quốc tế. Kế toán thanh toán tiền mặt:Theo dõi việc thu chi tiền mặt; theo dõi các tài khoản (TK) kế toán 111, TK 141, ghi chép hàng ngày, liên tục trình tự phát sinh các khoản thu , chi nhập quỹ tiền mặt ngân phiếu. Kế toán ngân hàng:Theo dõi các hoạt động thanh toán với ngân hàng và các khoản: TK 112, TK 113, chuyển khoản, uỷ nhiệm chi với khách hàng mua và bán. Kế toán theo dõi thanh toán với người bán:Theo dõi phần nhập vật tư và thanh toán với người bán; theo dõi các tài khoản: TK 151, TK 152, TK 153, TK 155, TK 156 các tài khoản: TK 331. Kế toán theo dõi thanh toán với người mua:Theo dõi phần xuất vật tư và thanh toán với người mua và các tài khoản: TK 131, TK 136, TK 138. Kế toán sản xuất phụ: Theo dõi các bộ phận: vật tư bán ngoài tự khai thác; đại lý Vina phone; lắpđặt tổng đài; dich vụ vận chuyển, sửa chữa, dây thuê bao. Kế toán máy:Có nhiệm vụ truyền các số liệu liên quan đến vật tư vào máy tính từ các hoá đơn và các chứng từ liên quan khác như phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, . Thủ quỹ:Quản lý tiền mặt; thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quỹ trên cơ sở chứng từ kế toán hợp lý, hợp lệ theo đúng quy định. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Dịch vụ Vật tư Bưu điện Hà Nội. Thủ quỹ Kế toán máy Kế toán thanh toán với người bán hàng Kế toán SX phụ Kế toán TT với người mua Kế toán ngân hàng Kế toán tiền mặt Kế toán trưởng P kế toán Trưởng (KTTH) *Hình thức kế toán Công ty áp dụng kế toán bằng máy vi tính ,tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ. Các chứng từ ban đầu làm cơ sở để ghi sổ kế toán của công ty được lập theo mẫu quy định của Bộ Tài chính như: Phiếu thu, Phiếu chi, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho.. Niên độ kế toán công ty bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc ngày 31/12/N Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán xử lý nghiệp vụ trên chứng từ ghi sổ đồng thời nhập dữ liêu vào máy vi tính. Tất cả các dữ liệu này được chuyển vào kho dữ liệu sau khi được sử lý bàng phần mền của chương trình máy tính, dữ liệu sẽ tự động cập nhật vào các danh mục liên quan như sổ chi tiết tài khoản đã được chi tiết tiểu khoản. * Các loại sổ kế toán Công ty sử dụng: (1) Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ: Cán bộ kế toán phải căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại, lập định khoản ghi vào chứng từ ghi sổ để làm căn cứ ghi sổ kế toán tổng hợp. (2) Sổ cái: Là sổ kế toán tổng hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh theo từng tài khoản kế toán. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kế toán lấy số liệu để ghi vào sổ cái của từng tài khoản. (3) Sổ chi tiết: Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý cụ thể đối với từng loại nghiệp vụ cụ thể như: tài sản, hàng hoá Đấy là loại sổ kế toán dùng để ghi chép các sự việc đã ghi trên sổ kế toán tổng hợp nhằm phục vụ yêu cầu của công tác quản lý, kiểm tra và phân tích. * Các chứng từ kế toán Công ty sử dụng: (1) Chứng từ thanh toán: gồm hoá đơn thanh toán, bảng kê chi tiết từng tháng, séc, chuyển khoản. (2) Chứng từ tiền mặt: Gồn phiếu thu, phiếu chi và các chứng từ liên quan khác. (3) Chứng từ ngân hàng: gồmn giấy UNC, giấy báo nợ, giấy báo có, của ngân hàng, bảng kê nộp séc. (4) Các chứng từ khác. Trình tự ghi sổ kế toán theo chứng từ ghi sổ tại công ty Dịch vụ vật tư Bưu điện. Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp Báo cáo tài chính Ghi chú: Hằng ngày Định kỳ Đối chiếu Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán Người thanh toán (2) Kế toán TSCĐ, XDCB, vật tư, CP (1a) Thủ quỹ Kế toán tiền mặt (2) (3a) (2a) (3) Thủ trưởng đvị KT trưởng (3a) (2a) Kế toán thành phần (3) Ngân hàng Kế toán TGNH Ghi chú: (1) Nhận CTKT từ người thanh toán (1a) KT phần hành sau khi kiểm tra chứng từ, lập CTGS chuyển kế toán thanh toán. (2) KT thanh toán sau khi kiểm tra chứng từ, lập CTGS chuyển kế toán thanh toán. (2a) Trình thủ trưởng duyệt chứng từ. (3) Trình KT trưởng ký duyệt phiếu thu, chi, UNC, séc (3a) Trình thủ trưởng đơn vị ký duyệt phiếu thu, chi, UNC, séc (4) KT tiền mặt chuyển chứng từ và phiếu chi cho thủ quỹ. (4a) KT TGNH chuyển chứng từ kế toán đi ngân hàng. 2.1.5. Kết quả kinh doanh của Công ty trong một số năm gần đây *Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Dịch vụ vật tư Bưu điện năm 2005 và 2006 Trong xu thế phát triển của đất nước trong thời kỳ đổi mới công ty Dịch vụ vật tư Bưu điện Hà Nội luôn được đánh giá là con chim đầu đàn trong nghành sản xuất dây thuê bao. Với khả năng và nỗ lực phấn đấu Công ty đã đạt được những kết quả không nhỏ mà ta sẽ thấy thông qua một số chỉ tiêu được thể hiện trên những báo cáo trong những năm gần đây: Biểu số1 Đơn vị : triệu đồng TT Tên chỉ tiêu ĐV Năm2005 Năm2006 So sánh Chênh lệch TL(%) 1 Doanhthu thuần VNĐ 133.754.906 135.954.791 2.219.885 1,64 2 Tổng chi phí VNĐ 119.621.763 120.450.525 828.762 0,69 3 Lợi nhuận trước thuế VNĐ 9.933.693 11.856.616 1.922.923 19.36 4 Thuế và các khoản Phải nộp nhà nước VNĐ 3.178.781,76 3.794.117,12 615.335,36 19,36 5 Lợi nhuận sau thuế VNĐ 6.754.911,24 8.062.498,88 1.307.587,64 19,36 6 Thu nhập bình quân người lao động VNĐ 470 550 Qua bảng số liệu ta thấy kết qua kinh doanh của công ty trong hai năm gần đây đều tăng. Cụ thể là doanh thu thuần 2.219.885 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ1,64%. Bên cạnh đó tổng chi phí SXKD cũng tăng nhưng tăng với tỷ lệ thấp hơn doanh thu: 0, 69% tương ứng với số tiền 828.762 triệu đồng, so với năm 2005 cho thấy công ty đã có nhiều biện pháp trong quản lý và chi dùng. Đó cũng là nguyên nhân làm cho nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà Nước của doanh nghiệp cũng tăng 19,36% với số tiền là 615.335,36 triệu đồng. Từ đó lợi nhuận sau thuế cũng tăng 1.307.587,64 triệu đồng. Đây cũng là nguyên nhân chính nâng mức thu nhập bình quân người lao động tăng. Nhìn kết quả kinh doanh của công ty trong hai năm đã thể hiện được sự phấn đấu không mệt mỏi của ban Giám Đốc và toàn thể Công Nhân Viên trong công ty. Điều đó phần nào đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường và phần nào đem lại thu nhập cao và ổn định cho người lao động. Đồng thời khẳng định được phương hướng phát triển phù hợp với chính sách của Đảng, của cơ chế thị trường. 2.2. Thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty. 2.2.1. Quy định kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty * Các quy định chung của Công ty trong việc trả lương: Quy chế trả lương của Công ty Dịch vụ vật tư Bưu điện đã được ban hành theo quyết định số 142/QĐ-HĐQT ngày 31/12/2003 của Ban giám đốc Công ty Dịch vụ vật tư bưu điện. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2004 và được áp dụng trong toàn Công ty. - Công ty xây dựng các tiêu chuẩn chức danh công việc và hệ số cấp bậc để xác định và tính mức lương cho người lao động gắn với mức độ đóng góp và hiệu quả công việc của từng cá nhân. - Công ty khuyến khích tập thể và mỗi CBCNV phát huy tính chủ động, sáng tạo nâng cao năng lực hiệu quả công tác. - Công ty sẽ trả lương theo quy chế này đối với toàn thể cán bộ CNV Công ty đã ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hợp đồng lao động không xác định thời hạn. - Đối tượng không áp dụng quy chế này để thực hiện trả lương là: các lao động theo hợp đồng thời vụ, hợp đồng thử việc. - Đối với các thành viên của Ban giám đốc là Tổng giám đốc sẽ thực hiện “quy định trả lương cho tổng giám đốc, phó tổng giám đốc và kế toán trưởng”. Ban hành đồng thời với quy chế này. * Phân phối tiền lương cho cá nhân người lao động: - Thực hiện phân phối tiền lương theo tính chất công việc và kết quả thực hiện công việc, người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật cao, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty thì được hưởng mức lương cao. - Gắn chế độ trả lương của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của bộ phận và của Công ty. - Ngày 20 hàng tháng tạm ứng 100% tiền lương chính sách cho người lao động. - Ngày 5 của tháng sau tạm ứng tiền lương cấp bậc cho người lao động và khấu trừ phần tiền lương chính sách đã tạm ứng cho người lao động do không đủ ngày công trong tháng. + Quy định các trường hợp trả lương khác: 1. Những CBCNV được Công ty cử đi học các khoá học, lớp học ngắn hạn, dài hạn được hưởng lương như sau: - Trường hợp được cử đi đào tạo các khoá học có thời gian tập trung liên tục 06 tháng thì được hưởng nguyên lương như đang đi làm (100% lương chính sách và 100% lương cấp bậc). - Trường hợp được cử đi đào tạo các khoá học có thời gian tập trung liên tục từ 06 tháng trở lên thì được hưởng 100% lương chính sách và 50% lương cấp bậc. 2. Tiền lương trong thời gian nghỉ điều trị tai nạn lao động. CBCNV được trả lương theo quy định tại điều 16 – nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của chính phủ với mức quy định tại mục 1, phần III thông tư số 06/LĐTBXH ngày 04/4/1995 của Bộ lao động thương binh xã hội. 3. Thời gian CBCNV bị tạm giam giữ theo khoản 3 điều 67 của Bộ luật lao động, thời gian nghỉ do tạm đình chỉ công tác theo điều 92 bộ luật lao động thì tiền lương được tạm ứng bằng 50% tiền lương theo hợp đồng của tháng trước liền kề. 4. CBCNV nghỉ phép hàng năm, nghỉ ngày lễ nghỉ việc riêng có lương theo quy định thì được hưởng nguyên lương như đang đi làm (gồm lương cơ bản, lương cấp bậc). 5. Những trường hợp khác theo quy định của Bộ luật lao động. 2.2.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: 1. Hạch toán ban đầu: Quỹ tiền lương Công ty được sử dụng để chi trả tiền lương hàng tháng, thanh toán lương hàng quý và quyết toán lương cuối năm cho CBCNV trong Công ty. Quỹ tiền lương của Công ty không vượt quá đơn giá tiền lương trên lợi nhuận do Ban giám đốc phê duyệt. Quỹ tiền lương Công ty bao gồm: quỹ tiền lương của người lao động và quỹ tiền lương của Ban giám đốc. Nguồn hình thành quỹ tiền lương của Công ty từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, các hoạt động sản xuất lắp ráp cơ khí, điện tử, dịch vụ công nghệ viên thông, dịch vụ tin học và các dịch vụ khác. Hàng tháng thực hiện trả đủ 100% quỹ tiền lương tạm ứng hàng tháng cho người lao động. Cuối mỗi quý sau khi xác định được quỹ tiền lương hiệu quả quý của người lao động sẽ thực hiện thanh toán như sau: + Trích 2% quỹ tiền lương hiệu quả quý để làm quỹ khen thưởng của tổng giám đốc nhằm động viên khen thưởng kịp thời các cá nhân, đơn vị có thành tích tốt, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. + 100% quỹ tiền lương hiệu quả quý còn lại dùng để thanh toán cho người lao động. * Cách tính lương ở Công ty: Tính tiền lương ở bộ phận gián tiếp (bộ phận quản lý thuộc khối văn phòng) - Xác định quỹ tiền lương tạm ứng hàng tháng của người lao động Quỹ tiền lương tạm ứng của người lao động là một bộ phận của quỹ tiền lương tạm ứng của Công ty. - Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty và kết quả kinh doanh của năm trước. Công ty xác định quỹ tiền lương kế hoạch, tổng quỹ tiền lương kế hoạch của năm. QTLKH = 100% = QTLKHLĐ + QTLKHBGĐ Trong đó: QTLKH : Quỹ tiền lương kế hoạch cả năm của Công ty. QTLKHLĐ : Quỹ tiền lương kế hoạch cả năm của người lao động QTLKHBGĐ: Quỹ tiền lương kế hoạch cả năm của Ban giám đốc - Kết cấu quỹ tiền lương: QTLTƯ = QTLCS + QTLCB Trong đó: QTLTƯ: Quỹ tiền lương tạm ứng QTLCS : Quỹ tiền lương chính sách của người lao động QTLCB : Quỹ tiền lương cấp bậc của người lao động. - Tỷ lệ phân bổ cho 2 quỹ trên do Giám đốc Công ty và Chủ tịch công đoàn Công ty quyết định cho từng năm, từng quý. Quý III năm 2006: + 40% lương chính sách + lương cấp bậc + 60% lương hiệu quả Tập thể được Công ty phân phối tiền lương theo quy chế này gồm: + Văn phòng Công ty + Các trung tâm công nghệ viễn thông. - Kết cấu tiền lương của cá nhân người lao động: TL = LCS + LCB + LHQQuý Trong đó: TL: tiền lương cho cá nhân người lao động LCS: tiền lương chính sách của cá nhân người lao động xác định theo quy định của Nhà nước LCB: tiền lương cấp bậc của cá nhân người lao động xác định theo hệ số cấp bậc của Công ty và hệ số hoàn thành công việc cá nhân. LHQquý: tiền lương hiệu quả quý của cá nhân người lao động xác định theo hệ số cấp bậc của Công ty, hệ số hoàn thành công việc trong quý. Bảng 2: Bảng hệ số cấp bậc Công ty dịch vụ vật tư bưu điện hà nội TT Chức danh Bậc 1 Bậc 2 Bậc 3 Bậc 4 Bậc 5 Bậc 6 Bậc 7 Bậc 8 Bậc 9 Bậc 10 1 Trưởng đơn vị, phòng ban 3.6 3.9 4.2 4.5 4.8 5.2 5.6 2 Phó đơn vị, phòng ban 2.9 3.1 3.3 3.5 3.8 4.1 4.5 3 Chuyên gia 3.5 4.0 4.5 5.0 5.6 4 Chuyên viên, Kỹ sư 2.1 2.2 2.3 2.5 2.7 2.9 3.1 3.3 3.6 3.9 5 Kỹ thuật viên, Cán sự 1.3 1.4 1.5 1.6 1.7 1.9 2.1 2.3 2.5 2.7 6 Công nhân 1.3 1.4 1.5 1.7 1.9 2.1 2.3 7 Thủ kho 1.4 1.5 1.6 1.7 1.8 8 Thủ quỹ 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 9 Lái xe 1.5 1.6 1.7 1.8 1.9 10 Bảo vệ 1.1 1.2 1.3 1.4 1.5 11 Tạp vụ 0.9 1.0 Nguồn trích dẫn: Phòng tài chính Bảng 3: Thang lương cơ bản của cán bộ công nhân viên Đơn vị : 1000đ Chức danh Hệ số mức lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Chuyên viên chi, kiểm toán viên chi, kỹ sư chi - Hệ số 3,26 3,54 3,82 4,10 4,38 4,66 - Mức lương 1467 1593 1719 1845 1971 2097 2. Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư - Hệ số 1,78 2,02 2,26 2,50 2,74 2,98 3,23 3,48 - Mức lương 801 909 1017 1125 1233 1341 1453,5 1566 3. Cán sự, kỹ thuật viên - Hệ số 1,46 1,58 1,70 1,82 1,94 2,06 2,18 2,30 2,42 2,55 2,68 2,81 - Mức lương 657 711 765 819 873 927 981 1035 1089 1147,5 1206 1264,5 4. Nhân viên văn thư - Hệ số 1,22 1,31 1,40 1,49 1,58 1,67 1,76 1,85 1,94 2,03 2,12 2,21 - Mức lương 549 589,5 630 670,5 711 751,5 792 832,5 873 913,5 954 994,5 5. Nhân viên phục vụ - Hệ số 1,00 1,09 1,18 1,27 1,36 1,45 1,54 1,63 1,72 1,81 1,90 1,99 - Mức lương 450 490,5 531 571,5 612 652,5 693 733,5 774 814,5 855 895,5 6. Nhiệm vụ cửa hàng giới thiệu sản phẩm - Hệ số 1,16 1,32 1,5 1,7 2,04 2,45 - Mức lương 522 594 675 765 918 1102,5 7. Bảo vệ - Hệ số 1,35 1,44 1,53 1,62 1,71 1,8 1,89 1,98 2,07 2,16 2,25 2,34 - Mức lương 607,5 648 688,5 729 769,5 810 850,5 891 931,5 972 1012,5 1053 Bảng 4: Bảng lương chức vụ quản lý doanh nghiệp Đơn vị: 1000đ Hạng doanh nghiệp Chức danh Hệ số, mức lương Đặc biệt I II III IV 1. Giám đốc - Hệ số 6,72-7,06 5,72-6,03 4,98-5,26 4,32-4,60 3,66-3,94 - Mức lương thực hiện từ 01/01/2007 3024-3177 2574-2713,5 2241-2367 1944-2070 1647-1773 2. Phó giám đốc và kế toán trưởng - Hệ số 6,03-6,34 4,98-5,26 4,32-4,60 3,66-3,94 3,04-3,28 - mức lương thực hiện từ 01/01/2007 2713,5-2853 2241-2367 1944-2070 1647-1773 1368-1476 - Xác định tiền lương chính sách cho cá nhân người lao động: Trong đó: TLmin: tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định (450.000đ) HCS: Hệ số lương chính sách HPC: Hệ số phụ cấp bao gồm các loại phụ cấp theo lương do Công ty quy định. NTC: Ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng của Bộ luật lao động. NTT : số ngày công thực tế - Xác định tiền lương cấp bậc Trong đó: Lcbj: lương cấp bậc của người lao động thứ j QTLcb: quỹ tiền lương cấp bậc của người lao động HScbj: hệ số cấp bậc của người thứ j được xác định theo bảng hệ số chức danh quy định tại quy chế này. HShtj: hệ số hoàn thành công việc trong tháng của người thứ j được xác định theo quy chế của Công ty (gồm 10 mức. Mức cao nhất là 1 và thấp nhất là 0. Độ giãn cách giữa các mức 0,1). NTTj: ngày làm việc thực tế trong tháng của người thứ j - Xác định tiền lương hiệu quả quý cho người lao động: Trong đó: TLhqquý: tiền lương hiệu quả của người lao động thứ j trong đơn vị QTLhqqj: quỹ tiền lương hiệu quả quý của người lao động HShqj: Hệ số hiệu quả công việc của người thứ j được xác định theo quy chế của Công ty (gồm 20 mức. Mức cao nhất là 2 và thấp nhất là 0. Độ giãn cách giữa các mức 0,1). Nttj: ngày làm việc thực tế trong quý của người thứ j Bảng 5: Thang bảng lương cấp bậc phòng kinh doanh tháng 10/2006 STt Họ và tên Hệ số lương chính sách Hệ số lương cấp bậc Chức danh Hệ số hoàn thành công việc (7/2004) Ngày công thực tế Lương chính sách Lương cấp bậc Tổng lương tạm ứng Lương chính sách (TU kỳ I) Lương được nhận kỳ này Hệ số hiệu quả quý Lương hiệu quả A B 1 2 3 4 5 6 7 8=6+7 9 10=8-9 11 12 1 Nguyễn Thế Thịnh 3,28 4,2 Trưởng đv bậc 3 1 22 951.200 1.270.093 2.221.293 951.200 1.270.093 2 2.538.150 2 Nguyễn Thành Hiếu 2,46 3,8 Phó đvị bậc 5 1 22 713.400 1.118.465 1.831.865 713.400 1.831.865 1,9 2.327.484 3 Hoàng Anh Lộc 2,46 3,8 Phó đvị bậc 5 1 22 713.400 1.118.465 1.831.865 713.400 1.831.865 1,9 2.327.484 4 Hoàng Hoài Thương 2,26 2,2 C.viên bậc 2 1 22 655.400 981.500 1.636.900 655.400 1.636.900 1,3 1.748.200 5 Lê Quỳnh Trang 2,02 2,1 C.viên bậc 1 1 22 585.500 827.524 1.413.024 585.500 827.524 1,2 1.537.895 6 Lưu Vĩnh Hải 2,26 2,5 C.viên bậc 4 1 22 655.400 1.003.187 1.658.587 655.400 1.003.187 1,5 1.987.425 7 Lê Thị Hà Bình 1,78 2,9 C.viên bậc 6 1 22 516.200 1.084.272 1.600.472 516.200 1.084.272 1,6 2.104.215 (Nguồn số liệu trích dẫn từ Bảng thanh toán tiền lương của Công ty) VD: Tính lương phải trả cho ông Nguyễn Thế Thịnh – trưởng đơn vị bậc 3 - Căn cứ vào quyết định của Công ty thì quỹ lương quý 4 năm 2006 được phân phối như sau: - Dựa vào kết quả kinh doanh và lợi nhuận của Công ty thì quỹ lương tháng 10 năm 2006 là: 1.500.000.000đ Mà theo quyết định của Công ty thì quỹ lương được chia như sau: + 40% là Lcb và Lcs = 600.000.000đ + 60% là Lhq = 900.000.000đ - Với ông Thịnh: + Hệ số lương chính sách (Hcs) là: 3,28 + Hệ số lương cấp bậc (Hcb) là: 4,2 (do Công ty quy định) + Hệ số hiệu quả của quý (Hhq) là: 2 (do Công ty quy định) + Hệ số hoàn thành công việc (Hht) là: 1(do Công ty quy định) + Ngày công làm việc thực tế: 22 ngày - Vậy tiền lương chính sách của ông Thịnh là: Lcs = 450.000 x 3,28 = 1476000 - Tiền lương cấp bậc của ông Thịnh: - Tiền lương hiệu quả quý: Lhqquý = - Vậy tiền lương được nhận quý này của ông Thịnh là: 1.476.000 + 1.270.093 + 2.538.150 = 5.284.243 Bảng 6: Bảng tính chi phí tiền lương, bảo hiểm Q4/2006 A-Tiền lương STT Diễn giải Tài khoản Tổng doanh thu I Doanh thu 1 Tiêu thụ sản phẩm 1.569.915.000 Tăng âm 51111 24.653.000 Điện thoại lắp trong nước 51112 1.439.945.000 Sản phẩm cơ khí 51113 53.127.000 Thiết bị cảnh báo 51116 36.000.000 Sản phẩm khác 51118 16.190.000 2 Hoạt động dịch vụ 11.165.558.392 Lắp đặt thi công 511211 3.119.821.319 Lắp đặt các công trình khác 511212 287.964.453 Bảo trì bảo dưỡng duy tu 51122 5.485.665.746 Hoạt động tin học 51123 1.627.355.994 Hoạt động vận chuyển 51124 4.500.000 Hoạt động khác 51128 1.240.250.880 3 Bán hàng hoá 26.376.942.074 Vật tư thiết bị Tổng Công ty 51131 Vật tư thiết bị kinh doanh 51132 6.185.266.006 Bán vật tư phụ trợ 51133 Bán điện thoại 51134 Bán thiết bị tin học 51135 17.633.519.590 Kinh doanh hàng hoá khác 51138 2.558.156.478 4 Thu nhập hoạt động tài chính 47.634.346 5 Thu nhập hoạt động khác 83.773.000 Tổng cộng 39.243.822.812 II Chi phí trước lương và khác khoản giảm trừ LN 1 Giá vốn hàng bán 28.629.066.263 Thành phẩm 1.200.979.500 Hàng hoá 25.058.094.970 Hoạt động dịch vụ hoàn thành trong kỳ 2.369.991.793 2 Chi phí bán hàng 164.787.051 3 Chi phí QLXN 1.527.823.945 4 Chi phí hoạt động tài chính + khác 171.784.814 5 Chi phí khấu hao cơ bản 1.503.080.059 6 BHXH + BHYT 67.711.085 Tổng cộng 32.064.253.217 III Lợi nhuận trước lương (I-II) 7.179.569.595 IV Tỷ lệ trích TL trong kỳ 0,5812 V tiền lương trích trong kỳ 4.172.564.840 (Nguồn số liệu trích từ Bảng tính chi phí tiền lương của Công ty quý 4/2006) B- Bảo hiểm: STT Diễn giải Tài khoản Tiền lương I Cơ sở trích bảo hiểm 1 Tiền lương cơ bản trong kỳ 398.300.500 2 Tiền lương thực tế trích trong kỳ 4.172.564.840 II Các chỉ tiêu trích chi phí 1 Kinh phí công đoàn 3382 83.451.297 2 Bảo hiểm xã hội 3383 59.745.075 3 Bảo hiểm y tế 3384 7.966.010 (Nguồn số liệu trích từ Bảng tính chi phí tiền lương của Công ty quý 4/2006) Việc thanh toán lương được tiến hành vào cuối mỗi tuần, kế toán tiền lương căn cứ vào bảng “Thanh toán lương và các khoản trích theo lương” để phát lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty sau đó lập Bảng tạm ứng lương để cuối quý quyết toán. Sau khi tính ra Tổng quỹ lương kế toán lập bảng “Bảng tính và phân bổ lương cho từng hoạt động” Bảng 7: Bảng tính và phân bổ lương Q4/2006 STT Diễn giải Số lượng Giá bán Chi phí lương PB GTSL,DT I Tiền lương cho sản xuất 310.839.771 A Lương quản lý phân xưởng 94.228.016 1 Tiền lương cho SX tăng âm - 2 Tiền lương cho sản xuất điện thoại 87.523.084 3 Tiền lương cho sản xuất SP cơ khí 6.621.584 4 Tiền lương sản xuất hộp cảnh báo - 5 Tiền lương sản xuất sản phẩm khác 83.347 B Lương trực tiếp 216.611.755 1 Tiền lương cho sản xuất tăng âm - - Tăng âm 120W 210.000 - - Tăng âm 300 W - - Tăng âm 150 W - - Tăng âm 40 W 68.182 - 2 Tiền lương cho sản xuất điện thoại 201.198.431 - Điện thoại LG 486 CE 200 360.000 11.240.659 - Điện thoại CT6010 190.000 - - Điện thoại SAMSUNG - - Điện thoại LG5140 5.593 180.000 157.172.516 - Điện thoại LG5140S 1.000 210.000 32.785.256 3 TL sản xuất sản phẩm cơ khí 15.221.726 - Hộp cáp 10-20 đôi 100.000 - - Hộp cáp 30-50 đôi 180.000 - - Khung giá viba 50 1.950.000 15.221.726 4 Tiền lương sản xuất hộp cảnh báo 13.850.000 - 5 Tiền lương sản xuất sản phẩm khác 191.599 - Biến áp truyền thanh 50 24.545 191.599 - Bộ tiếp đất feeder 150.000 - II TL phân bổ cho hoạt động dịch vụ A Lương quản lý PX 2.485.010.707 1 Hoạt động LĐTL&ĐTHôNG BáO 311.495.767 - Hoạt động lắp đặt di động 231.770.831 - Hoạt động lắp đặt khác 81.305.169 - Hoạt động bảo trì 7.504.596 2 Hoạt động tin học 79.724.936 B Lương trực tiếp 2.173.514.940 1 Hoạt động LĐTL&ĐTHôNG BáO 1.646.916.372 - Hoạt động lắp đặt di động 577.737.990 - Hoạt động lắp đặt khác 53.326.132 - Hoạt động bảo trì 1.015.852.249 2 Hoạt động tin học 526.598.569 III TL phân bổ cho bộ phận quản lý 1.376.714.364 (Nguồn số liệu trích từ Bảng tính lương và phân bổ lương ở Công ty quý4/2006) Tổng cộng 4.172.564.840 Căn cứ vào số liệu tập hợp được và “Bảng tính và phân bổ lương” kế toán lập “Bảng tính và phân bổ KPCĐ, BHXH, BHYT” Bảng 8: Bảng tính và phân bổ KPCĐ, BHXH, BHYT STT Diễn giải Tiền lương KPCĐ BHXH BHYT I Phân bổ cho sản xuất sản phẩm 310.839.771 6.369.013 4.450.775 593.437 A CPNV quản lý phân xưởng 94.228.016 1.884.560 1.349.208 179.894 1 Tiền lương cho SX tăng âm - - - - 2 Tiền lương cho sản xuất điện thoại 87.523.084 1.750.462 1.253.204 167.094 3 Tiền lương cho sản xuất SP cơ khí 6.621.584 132.432 94.811 12.642 4 Tiền lương sản xuất hộp cảnh báo - - - - 5 Tiền lương sản xuất sản phẩm khác 83.347 1.667 1.193 159 B CPNV trực tiếp sản xuất 216.611.755 4.484.452 3.101.566 413.542 1 CPNV cho sản xuất - - - - - Tăng âm 100W - - - - - Tăng âm 300 W - - - - - Tăng âm 150 W - - - - - Tăng âm 40 W - - - - 2 CP cho sản xuất điện thoại 201.198.431 4.023.969 2.880.870 384.116 - Điện thoại GS 480 F 11.240.659 224.813 160.950 21.460 - Điện thoại GS198F - - - - - Điện thoại SAMSUNG - - - - - Điện thoại LG5140 157.172.516 3.143.450 2.250.482 300.064 - Điện thoại LG5140S 32.785.256 655.705 469.437 62.592 3 Chi phí sản xuất sản phẩm cơ khí 15.221.726 456.652 217.953 29.060 - Hộp cáp 10-30 đôi - - - - - Hộp cáp 30-50 đôi - - - - - Khung giá viba 15.221.726 456.652 217.953 299.060 4 CP sản xuất hộp cảnh báo - - - - 5 CP sản xuất sản phẩm khác 191.599 3.832 2.743 366 - Biến áp truyền thanh 191.599 3.832 2.743 366 - Bộ tiếp đất feeder - - - - II Phân bổ cho hoạt động dịch vụ 49.700.213 35.581.747 4.744.235 A CPNV quản lý PX 2.485.010.707 6.229.914 4.460.166 594.689 1 Hoạt động LĐTL&ĐTB 311.495.767 4.635.417 3.318.622 442.483 - Hoạt động lắp đặt di động 231.770.831 1.626.103 1.164.172 155.223 - Hoạt động lắp đặt khác 81.305.169 150.092 107.455 14.327 - Hoạt động bảo trì 7.504.596 2.859.221 2.046.995 272.933 2 Hoạt động tin học 79.724.936 1.594.498 1.141.544 152.206 B CPNV trực tiếp sản xuất 2.173.514.940 43.470.299 31.121.581 4.149.546 1 Hoạt động LĐTL&ĐTBD 1.646.916.372 32.938.327 23.581.453 3.144.194 - Hoạt động lắp đặt di động 577.737.990 11.554.760 8.272.370 1.102.983 - Hoạt động lắp đặt khác 53.326.132 1.006.523 763.553 101.807 - Hoạt động bảo trì 1.015.852.249 20.317.045 14.545.530 1.939.404 2 Hoạt động tin học 526.598.569 10.531.971 7.540.128 1.005.352 III Phân bổ cho bộ phận QLXN 1.376.714.364 27.382.069 19.712.552 2.628.340 Tổng cộng 4.172.564.840 83.451.297 59.745.075 7.966.010 * Trích BHXH, BHYT, KPCĐ: Công ty Cổ phần CT – IN trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo chế độ quy định của Nhà nước 25% quỹ lương. + BHXH trích 20% trong đó Công ty chịu 15% còn cá nhân người lao động chịu 5%. + BHYT trích 3% trong đó Công ty chịu 2% còn cá nhân người lao động chịu 1%. + KPCĐ trích 2% tổng quỹ lương Công ty chịu. Đối vơi BHXH, BHYT, KPCĐ trích trên cơ sở tổng tiền lương chính sách của CBCNV còn KPCĐ thì Công ty trích trên tổng tiền lương thực tế Công ty trả CBCNV. Việc tính BHXH, BHYT, KPCĐ được tiến hành theo từng quý. Toàn bộ số tiền mà Công ty trích nộp lên Công ty BH, khi phát sinh các trường hợp ốm đau thai sản, tai nạn lao động được hưởng BHXH thì mang các chứng từ hợp lý, hợp lệ đến để thanh toán. - Thủ tục tính BHXH phải trả trực tiếp CNCNV: Nhà nước quy định chính sách BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động bị ốm hoặc khó khăn khác. Công ty CT-IN thực hiện đúng quy định chính sách của n bằng cách trợ cấp cho CBCNV khi gặp những trường hợp trên. Về việc trợ cấp theo lương cơ bản và tỷ lệ mà CNV được hưởng. Tỷ lệ hưởng BHXH được quy định như sau: + Trường hợp ốm đau được hưởng 75% lương + Trường hợp tai nạn lao động, thai sản được hưởng 100% lương Cách tính BHXH phải trả CNV: + Lương bình quân 1 ngày = Lương cơ bản 26 + Số tiền BHXH = Lương bình quân 1 ngày ´ tỷ lệ BHXH VD: Trong tháng 10/2006, phiếu nghỉ hưởng BHXH của đồng chí Nguyễn Thế Thịnh Cơ quan cấp trên: Đơn vị: Bộ phận: Phiếu nghỉ hưởng BHXH Số: Họ tên: Nguyễn Thế Thịnh Mẫu số: CO2 – BH (Ban hành quyết định số 1058a – TC/CĐKT ngày 29/9/1995 của Bộ tài chính) Tên cơ quan y tế Ngày tháng năm Lý do Căn bệnh Số ngày cho nghỉ Y, bác sỹ ký tên đóng dấu Số ngày thực nghỉ Xác nhận của phụ trách cộng Tổng số Từ ngày Đến ngày A B C D 1 2 3 E 4 G Y tế C.ty 6/10/06 Nghỉ ốm 5 9/10/06 14/10/06 5 Phần thanh toán Số ngày nghỉ tính BHXH Lương bq 1 ngày % tính bhxh số tiền lĩnh bhxh 05 1.476.000 / 26 =56.769 75% 56.769 x 5 x 75% = 212.884 Trưởng ban bhxh Ngày 06 tháng 10 năm 2006 Kế toán bhxh Qũy BHYT thực chất là sự trợ cấp về y tế cho người tham gia đóng BH với mục đích tạo lập 1 mạng lưới y tế bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, quỹ BHYT được chi tiêu cho tiền thuốc men, tiêm viện phí, tiền khám chữa bệnh cho những người đóng BH khi họ ốm đau. KPCĐ là nguồn kinh phí của 1 đoàn thể đại diện cho người lao động nói lên tiếng nói chung của người lao động, bảo vệ người lao động. KPCĐ ngoài chức năng duy trì hoạt động tổ chức nó còn được chi để thăm hỏi người ốm, trợ cấp khó khăn cho CNV. Hàng tháng, Công ty tiến hành xem xét những số liệu, tình hình thực tế thu nhập làm cơ sở để tính lương, phân bổ lương và các khoản liên quan đến tiền lương. Thông thường việc tiến hành phân bổ lương và giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp có sự khác biệt. Song việc phân bổ BHXH, BHYT luôn luôn phải thực hiện đúng chính sách quy định của Nhà nước. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ====˜²™==== Danh sách người lao động hưởng bảo hiểm xã hội Quý 3 năm 2006 Chế độ nghỉ ốm STT Họ và tên Số sổ BHXH TL tháng đóng BHXH Thời gian đóng BHXH Đơn vị đề nghị Tổng cộng Số ngày nghỉ Số tiền Số ngày nghỉ Số tiền Trong kỳ Luỹ kế Trợ cấp Trợ cấp 1 lần Trong kỳ Luỹ kế Trợ cấp Trợ cấp 1 lần 1 Ng. Quang Minh 100024796 449,500 1993 9 9 116,694 9 9 116.694 116,694 2 Ng. Duy Chính 199041431 675,700 1997 5 5 97,455 5 5 97.455 97,455 Cộng 14 14 214,149 14 214.149 214,149 Kèm theo 20 chứng từ gốc: Cơ quan BHXH duyệt Số người: 2 Số ngày: 14 Số tiền: 214.149 (Bằng chữ: Hai trăm mười bốn nghìn, một trăm bốn chín đồng) Ngày 16 tháng 10 năm 2006 Cán bộ thu Cán bộ chi Phòng kế toán Giám đốc BHXH Kế toán đơn vị Thủ trưởng đơn vị Chứng từ ghi sổ Số 37/Q3 Ngày 30 tháng 11 năm 2006 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Hạch toán trích chi phí tiền lương trong kỳ 6221 62212 62213 62216 3341 3341 3341 3341 - 201.198.431 15.221.726 - Cộng . Kèm theo Chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số 39/Q3 Ngày 30 tháng 11 năm 2006 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Hạch toán trích chi phí BHXH trong kỳ 6221 62212 62213 62216 3383 3383 3383 3383 - 2.880.870 217.953 - Cộng . Kèm theo Chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số 40/Q3 Ngày 30 tháng 11 năm 2006 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Hạch toán chi phí trích kinh phí BHYT trong kỳ 62211 62212 62213 62216 3384 3384 3384 3384 - 384.116 20.060 - . Cộng . Kèm theo Chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ Số 38/Q3 Ngày 30 tháng 11 năm 2006 Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Ghi chú Nợ Có Hạch toán chi phí trích KPCĐ trong kỳ 62211 62212 62213 62216 3382 3382 3382 3382 - 4.023.969 456.652 - . Cộng . Kèm theo Chứng từ gốc Người lập Kế toán trưởng Kế toán căn cứ vào các chứng từ ghi sổ lập sổ chi tiết TK6221 Sổ chi tiết tài khoản Từ ngày 1/10/2006 đến ngày 30/12/2006 TK6221 – Chi phí nhân công trực tiếp Dư đầu kỳ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 37/Q3 30/9 Hạch toán chi phí tiền lương TTQ3 3341 201198.431 38/Q3 30/9 Hạch toán chi phí trích KPCĐ TTQ3 3382 4.023.969 39/Q3 30/9 Hạch toán chi phí trích BHXH TTQ3 3383 2.880.870 40/Q3 30/9 Hạch toán chi phí trích BHYT TTQ3 3384 384.116 21/Q3 30/9 Kết chuyển chi phí NCTT 1541 27.408.798 Phát sinh nợ: 27.408.798 Phát sinh có: 27.408.798 Dư cuối kỳ Sau khi lập xong các chứng từ ghi sổ được chuyên cho kế toán tổng hợp để vào sổ cái TK6221 theo mẫu. Sổ cái tài khoản Từ ngày 1/10/2006 đến ngày 30/12/2006 Tài khoản 6221- Chi phí nhân công trực tiếp CTT – CS Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT Nợ Có 37/Q3 30/9 CP lương CNV 3341 201.198.431 37/Q3 30/9 CP lương CNV 3341 15.221.726 37/Q3 30/9 CP lương CNV 3341 191.599 37/Q3 30/9 CP lương CNV 3341 577.737.990 37/Q3 30/9 CP lương CNV 3341 53.326.132 38/Q3 30/9 CP trích KPCĐ 3382 4.023.969 38/Q3 30/9 CP trích KPCĐ 3382 456.652 38/Q3 30/9 CP trích KPCĐ 3382 3832 39/Q3 30/9 Trích BHXH 3383 2.880.870 39/Q3 30/9 Trích BHXH 3383 217.953 39/Q3 30/9 Trích BHXH 3383 2743 39/Q3 30/9 Trích BHXH 3383 8.272.370 40/Q3 30/9 Trích BHYT 3384 384.116 40/Q3 30/9 Trích BHYT 3384 20.060 40/Q3 30/9 Trích BHYT 3384 366 40/Q3 30/9 Trích BHYT 3384 1.102.983 40/Q3 30/9 Trích BHYT 3384 101.807 Cộng phát sinh 25.514.279 25.514.279 Người ghi sổ Kế toán trưởng Thủ trưởng Chương 3 Các giải pháp hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở Công ty 3.1. Nhận xét đánh giá chung về Công ty: 3.1.1. Thành tựu đạt được: Qua quá trình thực tập tại Công ty Dịch vụ vật tư Bưu điện Hà nội và đi sâu tìm hiểu đề tài “Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Dịch vụ Vật tư Bưu điện Hà nội” em nhận thấy cùng với sự phát triển đi lên của đất nước Công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, cơ cấu tổ chức, quy mô và cơ sở vật chất kỹ thuật. Hàng năm Công ty luôn phấn đấu hoàn thành kế hoạch của cục giao và đặc biệt chú trọng xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh cung cấp hàng hoá, dịch vụ đảm bảo thoả mãn nhu cầu xã hội đồng thời xuất khẩu một số vật tư, thiết bị bưu chính viễn thông ra thị trường nước ngoài dựa trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng sản phẩm với giá cả hợp lý. Đó là kết quả của những định hướng phát triển đúng đắn, toàn diện, mạnh dạn đầu tư chiều sâu như trang thiết bị kỹ thuật mới cho nghiên cứu sản xuất, thay đổi cơ cấu tổ chức lao động bằng cách giảm tỷ lệ lao động gián tiếp, trẻ hoá đội ngũ cán bộ và công nhân có trình độ cao, năng động. Và Công ty có những chính sách lương bổng, đãi ngộ hợp lý, quan tâm đến lợi ích cán bộ công nhân viên. Nhận thức được vai trò to lớn của tổ chức công tác kế toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh kế toán không chỉ đảm bảo tính chính xác của thông tin mà còn có tác dụng củng cố nề nếp sản xuất kinh doanh nên Công ty đã không ngừng nâng cao công tác kế toán. Cụ thể: Thứ nhất: Về bộ máy kế toán của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty phù hợp với tình hình thực tế về quy mô hoạt động, loại hình sản xuất kinh doanh. Bộ máy kế toán gọn nhẹ, được tổ chức tương đối hoàn chỉnh với đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ vững vàng, tinh thần trách nhiệm cao và được phân công phân nhiệm rõ ràng theo từng phần hành kế toán. Mỗi phần hành kế toán được phân công cho từng người theo đúng yêu cầu tách biệt của các phần hành kế toán cơ bản, đảm bảo cho việc giám sát theo dõi đối với sản xuất. Đồng thời sự phân công phân nhiệm rõ ràng thúc đẩy kế toán các phần hành hoàn thành nhiệm vụ được giao. Thứ hai: Về hệ thống sổ sách Hệ thống chứng từ, sổ sách của Công ty đang áp dụng tương đối đầy đủ, đảm bảo tính chính xác khi phản ánh các bút toán và phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống chứng từ, sổ sách được luân chuyển một cách khoa học, chặt chẽ đáp ứng nhu cầu thôn tin và tạo mối quan hệ mật thiết giữa các phần hành kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán của Công ty. Thứ 3: Về việc sử dụng phần mềm kế toán Fast Cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, yêu cầu quản lý khối lượng và chất lượng thông tin ngày càng cao, đồng thời để đáp ứng yêu cầu chính xác, nhanh chúng kịp thời của hạch toán chi phí sản phẩm, Công ty đã sớm áp dụng kế toán máy làm đơn giản hoá công tác kế toán. Thứ 4: Về công tác trả lương. Công ty đã lựa chọn hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên là phù hợp với quy mô, tổ chức sản xuất, đặc điểm sản phẩm và đáp ứng được nhu cầu thông tin ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Việc áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân sản xuất đảm bảo gắn lợi ích của công nhân với kết quả sản xuất. Do vậy khuyến khích được người lao động tích cực tham gia sản xuất. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn những hạn chế. 3.1.2. Hạn chế: - Về chứng từ, sổ sách: Công ty áp dụng hệ thống sổ sách cho công tác tính giá thành chưa đầy đủ cụ thể chưa sử dụng chứng từ ghi sổ cho các bút toán tập hợp chi phí và không mở sổ đăng ký chứng từ – ghi sổ. - Về chi phí nhân công trực tiếp: Công ty không tiến hành trích trước tiền lương phép của công nhân sản xuất mà phải đến cuối năm kế toán căn cứ vào các bảng chấm công tổng hợp cả năm để xác định số ngày nghỉ phép thực tế phát sinh để tính lương phép của CNSX. Toàn bộ lương phép này được tính vào chi phí nhân công trực tiếp của kỳ tính lương phép (lương phép của năm 2006 phát sinh sẽ được tính vào chi phí nhân công trực tiếp trong quý 1 năm 2007 nếu quy định kỳ tính lương phép là quý I năm 2007). Vậy có nghĩa là không hạch toán đúng chi phí phát sinh trong kỳ làm ảnh hưởng đến chi phí của kỳ tới. Công ty còn gặp một số vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất, đó là việc trả chậm lương cho cán bộ công nhân viên, tuy nhiên đó không phải là vấn đề thường xuyên của Công ty. Thực không chỉ có Công ty Dịch vụ Vật tư Bưu điện nói riêng mà rất nhiều doanh nghiệp khác cũng trong tình trạng này. Đó chính là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính. Tuy nhiên đó cũng chỉ là mặt nhỏ hạn chế ở Công ty, nhìn chung tiền lương tới người CNV vẫn đúng hạn, thực sự đã khẳng định niềm tin vào công việc, có được điều lạc quan đó chính là sự quan tâm của ban lãnh đạo Công ty tới toàn thể CNV, cùng đưa ra những phương pháp khắc phục nhược điểm của mình. 3.2. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương tại Công ty Dịch vụ Vật tư Bưu điện. Để tiếp tục đổi mới cơ chế duyệt, quản lý mức chi phí tiền lương, cần thực hiện một số vấn đề sau: 3.2.1. Đối với nhà quản lý: Đối với liên bộ cần có thông tư yêu cầu các bộ, ngành chủ quản báo cáo thực trạng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có các chi tiết về chỉ tiêu như: lao động, mức lương đang thực hiện khoán chi phí tiền lương. Văn bản Nhà nước phải thống nhất quy định đơn vị tính mức chi phí tiền lương khoán (chẳng hạn theo lợi nhuận hoặc tổng thu trừ tổng chi) Đối với các nhóm ngành, nhóm doanh nghiệp, sau đó mới uỷ quyền kiểm tra, quản lý cho các cấp chủ quản, nếu đó không phải là doanh nghiệp trong danh mục Nhà nước quản lý. Hiện nay, Chính phủ đã cho phép thành lập mô hình các Công ty mạnh. Vì vậy việc xét duyệt và quản lý mức chi phí tiền lương của doanh nghiệp nên giao cho tổng Công ty, để khắc phục sự quan liêu, thiếu thực tế của cấp bộ, ngành, địa phương với doanh nghiệp. Điều 43 luật doanh nghiệp Nhà nước đã ghi Tổng Công ty “được Nhà nước giao quản lý vốn, tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác Thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp Nhà nước”. Như vậy nếu Tổng Công ty thiếu trách nhiệm sâu sát trong khâu duyệt và quản lý định mức chi phí tiền lương của doanh nghiệp thành viên thì hậu quả Tổng Công ty phải chịu trách nhiệm cả đối với Nhà nước và đối với đơn vị mà mình quản lý. Mặt khác, các doanh nghiệp thành viên cũng có thể cạnh tranh với nhau, nên có thể góp phần hạn chế sự bất hợp lý, bất bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các doanh nghiệp với nhau trong Tổng Công ty. Thứ ba không hình thành một cách máy móc và quan liêu việc xét duyệt, quản lý các mức chi phí tiền lương như trước đây. Việc đổi mới cơ chế duyệt và quản lý mức chi phí tiền lương cần quán triệt phương châm: Chính xác, hiệu quả nhưng vẫn tôn trọng quyền chủ động của các doanh nghiệp trong lĩnh vực lao động, tiền lương. Vì vậy các doanh nghiệp khi xây dựng các mức chi phí tiền lương của mình phải giải trình chi tiết. Thứ 4, trên cơ sở quyết định của Chính phủ về quản lý quỹ tiền lương thông qua các định mức chi phí tiền lương trong các doanh nghiệp Nhà nước, các ngành chức năng: lao động tài chính, ngân hàng, thuế cần thống nhất, bổ sung vào thông tư liên bộ quyền và trách nhiệm trước Nhà nước của các cấp được giao xét duyệt, quản lý mức chi phí tiền lương. 3.2.2. Công tác tổ chức tiền lương: Trong doanh nghiệp đang từng bước cải tiền, tinh giảm bộ máy quản lý cũng như sắp xếp bố trí công nhân lao động hơpk lý, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh nhằm giảm thiểu chi phí nhân công, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp căn cứ vào phương thức sản xuất và tổ chức lao động để ra chính sách tiền lương phù hợp, Mỗi phương thức tổ chức lao động đều có một cơ chế tiền lương tương ứng. Tổ chức lao động càng chặt chẽ, khoa học, chính sách quản lý tiền lương càng hiệu quả và ngược lại. Thống kê kiểm tra nghiệm thu sản phẩm là khâu quan trọng phản ánh kết quả lao động của người công nhân về mặt chất lượng, số lượng sản phẩm. Với hình thức trả lương theo sản phẩm kết hợp với trả lương theo thời gian nhằm khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động nhưng để đảm bảo chất lượng thì yêu cầu đặt ra là công tác thống kê ghi chép các số liệu rất quan trọng. Ghi chép đầy đủ lượng sản phẩm cho từng cá nhân thì mới tiền hành trả lương chính xác. Mỗi cá nhân phụ trách công tác này phải chịu trách nhiệm ghi chép thống kê đầy đủ, đề ra các bảng biểu cho phù hợp với đặc thù của từng công việc, từng giai đoạn để tiện cho việc thống kê, ghi chép. Công tác tiền lương, tiền thưởng không chỉ có tác dụng là một bộ phận trong tiền lương, tăng thu nhập cho người lao động mà còn là một đòn bẩy quan trọng thúc đẩy người lao động làm việc tốt hơn. Có nhiều hình thức thưởng hợp có có thể khuyến khích người lao động làm việc chăm chỉ, sáng tạo trong sản xuất để cải tiến kỹ thuật. Coi tiền thưởng như một đòn bẩy kinh tế quan trọng sau tiền lương có tác dụng khuyến khích CBCNV trong Công ty làm việc hăng hái, nhiệt tình hơn, tự mình phấn đấu để không ngừng nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, tiết kiệm chi phí sản xuất đem lại nguồn lợi cho Công ty. áp dụng nhiều hình thức tiền thưởng như: thưởng sáng kiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức sản xuất cho cán bộ kỹ thụât và cán bộ quản lý Tăng cường quản lý lao động, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Điều này đòi hỏi trình độ văn hoá, kỹ thuật của người lao động. Vì vậy có thể nói chiến lược phát triển con người là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển bền vững theo chiều sâu. 3.2.3. Chính sách đãi ngộ đối với người lao động: Để kích thích tinh thần làm việc hơn nữa của người lao động ngoài việc tính lương theo thời gian hay theo sản phẩm kết hợp với hệ số lương cũng như bậc thợ mà hiện nay Công ty đã áp dụng, Công ty còn đề ra những chính sách thưởng phạt rõ ràng. Khi đó người lao động làm việc tốt sẽ được nhận thêm một khoản tiền thưởng. Ngược lại ai làm việc không tốt gây hậu quả đến năng suất sẽ bị trừ đi một khoản tiền nhất định gọi là tiền phạt. Mức độ thưởng phạt thế nào Công ty cần có quy định cụ thể và phổ biến đến từng người lao động. Khoản tiền trích thưởng cho CBCNV được lấy từ nguồn “Quỹ khen thưởng, phúc lợi” - Khen thưởng: + Hàng tháng, hàng quý Công ty sẽ trích một phần trên đây để chia đều cho toàn bộ CBCNV của Công ty để động viên khuyến khích họ, nó thể hiện sự quan tâm của Công ty đến người lao động. + Phần này dùng để khen thưởng cho các bộ phận, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có sáng kiến, thưởng cho nhân viên ký kết được hợp đồng mới cho doanh nghiệp. - Phúc lợi: Cũng như quỹ tiền lương, quỹ này được lập ra trên cơ sở trích một phần lợi nhuận của Công ty. Quỹ này có thể chi vào các dịp tổng kết cuối năm, ngày lễ tết, tạo không khí phấn khởi chung trong Công ty. Đồng thời một phần quỹ phúc lợi sử dụng để tổ chức thăm quan, hoạt động thể thao, văn nghệ Xét về mặt giá trị thì không lớn, nhưng nó là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tinh thần mỗi người, làm cho họ gần gũi nhau hơn. Từ đó Công ty sẽ có một sức mạnh chung trong công việc thúc đẩy sản xuất. Quỹ khen thưởng, phúc lợi: TK431 Bên Nợ: Dùng quỹ khen thưởng phúc lợi để chi, trích nộp cấp trên, bôt sung nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Bên có: được cấp, được nộp lên, tạm trích. Tài khoản này có 2TK cấp 2: + TK4311 “Quỹ khen thưởng” + TK4312 “Quỹ phúc lợi” Khi công nhân viên được thưởng thi đua, thưởng năng suất lấy tiền thưởng từ quỹ khen thưởng trả công nhân kế toán ghi sổ. Nợ TK431 “Quỹ khen thưởng phúc lợi” Có TK334 “Phải trả công nhân viên” Bằng cách hạch toán thưởng phạt rõ ràng công minh kết hợp với đường lối lãnh đạo đúng đắn đã tạo được niềm tin trong tập thể công nhân viên. Kết luận Qua nghiên cứu về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, em thấy rằng với các doanh nghiệp kế toán tiền lương là một phần quan trọng trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và có quan hệ trực tiếp, có tác động nhân quả đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận doanh nghiệp không thuần tuý chỉ phụ thuộc vào tiền công cao hay thấp như Đ.Ricacdo đã nhận xét, mặc dù đó là một yếu tố rất quan trọng, mà còn phụ thuộc rất căn bản vào việc doanh nghiệp sử dụng đồng tiền chi ra để trả lương như thế nào. Để xây dựng và phát triển nền sản xuất hàng hoá, nhiều thành phần theo cơ chế thị trường thì lương BHXH và các khoản thu nhập khác thực sự phải làm được chức năng là đòn bẩy kinh tế, phải trở thành động lực chính để thúc đẩy năng suất lao động làm việc có hiệu quả cao. Mỗi hình thức trả lương đều có ưu nhược điểm riêng. Nhưng điều quan trọng là việc kết hợp hài hoà có khoa học giữa các hình thức trả lương cho thích hợp trong loại hình doanh nghiệp của mình để phát huy được các ưu điểm của chúng. Thực hiện đúng nguyên tắc phân phối theo lao động, tổng hoà giữa các lợi ích: lợi ích Nhà nước, lợi ích doanh nghiệp và lợi ích người lao động. Thực tế, việc hình thành vận dụng chế độ kế toán tiền lương để đảm bảo quyền lợi không chỉ của doanh nghiệp mà còn quyền lợi của người lao động và toàn xã hội là công việc rất khó khăn, vì nó bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác. Và hiệu quả của việc vận dụng chế độ tiền lương thể hiện ở thu nhập của người lao động, tinh thần trách nhiệm của công nhân viên và kết quả lao động của họ cũng như của doanh nghiệp. Công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương đóng góp rất to lớn trong quản lý lao động tiền lương nếu như ta hạch toán đúng, đủ, chính xác, kịp thời trong thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương là động lực thúc đẩy người sản xuất kinh doanh tăng năng suất lao động, phát huy tính năng động, sáng tạo. Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao là phương pháp đúng đắn nhất để tăng thu nhập cho chính mình tích luỹ cho doanh nghiệp và xã hội. Ngược lại hạch toán không chính xác nó có thể trở thành vật cản kìm hãm sự phát triển kinh tế thậm chí mang lại hậu quả không tốt. Ngày nay trong mỗi doanh nghiệp tiền lương trước hết là giá cả sức lao động. Nên khi xác định tiền lương tối thiểu phải tính đúng, tính đủ các yếu tố, đảm bảo đủ tái sản xuất sức lao động phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của doanh nghiệp và của xã hội. Các yếu tố cấu thành lương tối thiểu phải bao gồm tất cả ăn, ở, sinh hoạt và một phần tích luỹ nhỏ. Tuy nhiên do thời gian và kiến thức còn nhiều hạn chế đặc biệt là thời gian tiếp xúc làm việc thực tế ít nên đề tài của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô, cùng toàn thể CBCNV, kế toán thuộc phòng kế toán tài chính Công ty để bài viết này hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và cán bộ phòng tài chính kế toán đã tạo điều kiện cung cấp tài liệu và hướng dẫn em trong quá trình thực tập này. Đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo Nguyễn Thi Thanh Phương cùng các thầy cô trong trường đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngàythángnăm 2007 Sinh viên Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Văn Công – PTS. Giáo trình kế toán doanh nghiệp trong cơ chế thị trường – NXB Tài chính – năm 1998. 2. Nguyễn Văn Công – PTS. 400 sơ đồ KTTCDN – NXB Tài chính – Trường ĐHKTQD – năm 1999. 3. Nguyễn Thị Đông – PTS. Giáo trình lý thuyết hạch toán – NXB Tài chính – Trường ĐHKTQD – năm 1997. 4. Lương Đình Huệ – PTS. Giáo trình kế toán quản trị – NXB Tài chính – Học viện Tài chính – 1999. 5. Đặng Thị Loan – PTS. Giáo trình kế toán tài chính – NXB Tài chính – Trường ĐHTCKT Hà Nội – 1998. 6. Những văn bản hướng dẫn mới về tiền lương – NXB Lao động. 7. RonalSJ.Thacker – Nguyên lý kế toán Mỹ. 8. Các tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3340.doc
Tài liệu liên quan