Đề tài Hoàn thiện quá trình lập và phát hành kiểm toán tài chính ở Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội - CPA Hanoi

Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng và quan trọng nhất của tất cả các cuộc kiểm toán, thể hiện ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính được kiểm toán. Vì vậy, báo cáo kiểm toán phải được soát xét chặt chẽ về cả hình thức và nội dung. Đồng thời, kiểm toán viên phải lưu giữ đầy đủ cá thủ tục này trong hồ sơ kiểm toán. Hiện nay, thủ tục của CPA Hanoi về việ soát xét báo cáo kiểm toán mới chỉ dừng lại ở việc soát xét hình thức báo cáo kiểm toán. Do vậy, Công ty nên bổ sung thêm những quy định trong việc soát xét nội dung báo cáo kiểm toán. Những quy định này phải được lập thành một bản mẫu về soát xét nội dung báo cáo kiểm toán. Bản mẫu này có thể được lập như sau: Bản soát xét nội dung báo cáo kiểm toán Khách hàng: Kỳ kiểm toán: 1. Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán đã được trình bày đầy đủ theo chuẩn mực kiểm toán. 2. Kiểm tra câu từ, mẵu biểu của báo cáo kiểm toán phù hợp với các quy định mẫu của Công ty và báo cáo theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế đang áp dụng. Đặc biệt kiểm tra câu từ và mẫu biểu sử dụng cho báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến không phải là dạnh ý kiến chấp nhận toàn bộ. 3.Đối chiếu các thông tin liên quan đến công nợ bất thường , kiện tụng hoặc vấn đề khác với báo cáo tài chính , thư giải trình của Ban giám đốc. 4. So sánh số liệu trên báo cáo kiểm toán với số liệu trên thư giải trình của Ban giám đốc.

doc72 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1188 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quá trình lập và phát hành kiểm toán tài chính ở Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội - CPA Hanoi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kế toán từ 1/1 đến 31/12 hàng năm. Riêng năm tài chính đầu tiên thì bắt đầu từ ngày được cấp giấy phép. 2.1.4.3 Đồng tiền hạch toán Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ trong hạch toán là VNĐ và hạch toán theo nguyên tắc giá gốc. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ đều được quy đổi sang VNĐ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ được phản ánh ở báo cáo kết quả kinh doanh. 2.1.5 Chính sách kế toán và thuế áp dụng ở công ty 2.1.5.1 Tài sản cố định và khấu hao tài sản cố định Tài sản cố định của công ty được hạch toán theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử... Chi phí thành lập công ty bao gồm các chi phí: chi phí xin phép thành lập công ty, chi phí cho quảng cáo khai trương,…,chi phí về tiền phạt của lãnh đạo, nhân viên do thôi việc ở công ty khác được coi là tài sản cố định vô hình và được phân bổ dần trong 5 năm. Khấu hao tài sản cố định và vô hình được thực hiện theo phương pháp đường thẳng theo thời gian sử dụng ước tính của tài sản. Tỷ lệ khấu hao được tính phù hợp theo quy định của Bộ Tài chính. Tỷ lệ khấu hao cụ thể của công ty như sau: Thiết bị văn phòng: 20% Chi phí trước hợp đồng (TSCĐ) vô hình : 30% 2.1.5.2 Hạch toán doanh thu Tiền thu được của khách hàng trên cơ sở hợp đồng kinh tế được ghi nhận là số doanh thu khi dịch vụ đã hoàn thành và thu tiền. Thu nhập hoạt động khác là số tiền thực thu về thanh lý tài sản, tài liệu, sách báo… Mọi khoản doanh thu đều phải được lập hoá đơn hoặc có chứng từ hợp lệ. Phương pháp hạch toán doanh thu được quy định cụ thể trong chính sách kế toán của Công ty. Số tiền mà khách hàng trả trước hay tạm ứng theo hợp đồng kiểm toán chưa được ghi nhận là doanh thu mà được hạch toán vào thanh toán với người mua. 2.1.5.3 Nghĩa vụ thuế Công ty trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế với cục thuế Hà Nội. Cụ thể là: VAT10% Căn cứ vào báo cáo tài chính hàng năm của Công ty, nếu có lãi thì Công ty thực hiện nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định là 32% . 2.2 Thực trạng lập và phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA HANOI) 2.2.1 Khái quát về việc lập và phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ở CPA Hanoi Trong năm 2001, CPA Hanoi đã thực hiện dịch vụ tư vấn kiểm toán cho trên 200 khách hàng. Trong đó, khách hàng thường xuyên chiếm trên 50%. Cơ cấu doanh thu của công ty được thực hiện theo loại hình doanh nghiệp,đồng thời đi kèm với loại hình dịch vụ. Theo hạch toán của kế toán công ty thì doanh thu năm 2001 đạt khoảng 1400 triệu đồng và dự kiến năm 2002 đạt 2000 triệu đồng.Cơ cấu doanh thu của công ty phân theo loại hình doanh nghiệp : - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 50% - Doanh nghiệp Nhà nước 10% - Cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội 30% - Các doanh nghiệp khác 10% Từ khi đi vào hoạt động, Công ty đã phát hành trên 500 báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính. Trong đó: - Báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần 30% - Báo cáo kiểm toán dạng ngoại trừ 70% 2.2.2 Quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính ở CPA HANOI Tiếp cận khách hàng Lập kế hoạch kiểm toán Thực hiện kiểm toán Hoàn thành cuộc kiểm toán Quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính ở CPA HANOI có thể được khái quát thành các giai đoạn sau: 2.2.2.1 Tiếp cận khách hàng Nhằm từng bước khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kiểm toán độc lập cũng như tăng cường sức mạnh cạnh tranh với các công ty kiểm toán lớn đang hoạt động tại Việt Nam, CPA HANOI luông chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng. Khách hàng của Công ty có thể chia làm 2 loại sau: Khách hàng thường xuyên Khách hàng kiểm toán năm đầu tiên Khách hàng thường xuyên Khách hàng thường xuyên là những khách hàng đã được CPA Hanoi kiểm toán năm trước. Đối với những khách hàng này, Công ty thường thực hiện những thủ tục sau: - Cuối mỗi năm tài chính, Công ty sẽ gửi cho khách hàng một thư chào hàng đã có phí kiểm toán hoặc gửi cho họ một hợp đồng kiểm toán sau khi đã tìm hiểu sơ bộ về đơn vị. Việc tìm hiểu ở đây chủ yếu là xem xét những thay đổi trong hoạt động kinh doanh cũng như quy chế kiểm soát nội bộ của đơn vị… - Công ty sẽ thảo luận với khách hàng về thư chào hàng hoặc hợp đồng kiểm toán dự thảo. Sau khi hai bên thống nhất thì sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chính thức Trong trường hợp, Công ty đã ký được hợp đồng kiểm toán cho nhiều năm thì trong những năm sau, nếu có sự thay đổi cơ bản trong hoạt động kinh doanh cũng như phát sinh những vấn đề ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán cũng như phí kiểm toán tới trách nhiệm của kiểm toán viên thì kiểm toán viên của Công ty phải trao đổi với đơn vị để sửa đổi, bổ sung hợp đồng kiểm toán. Khách hàng kiểm toán năm đầu tiên và những khách hàng tiềm năng Đối với những khách hàng này,Công ty sẽ gửi thư chào hàng. Thư chào hàng được xem như lời quảng cáo về uy tín, chất lượng dịch vụ cũng như phạm vi hoạt động của Công ty. Sau khi nhận được thư chào hàng, nếu khách hàng có nhu cầu kiểm toán thì họ sẽ mời kiểm toán viên tham quan văn phòng và trao đổi ý kiến. Sau khi tìm hiểu sơ bộ về hoạt động kinh doanh của khách hàng và hai bên cùng thống nhất thì hợp đồng kiểm toán sẽ được ký kết. 2.2.2.2 Lập kế hoạch kiểm toán Giai đoạn này bao gồm: Chiến lược kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán Chương trình kiểm toán a.Xây dựng chiến lược kiểm toán Chiến lược kiểm toán thường do Ban giám đốc của Công ty soạn thảo hoặc uỷ quyền cho một số nhân viên thực hiện một số nội dung trong phần chiến lược. Khi chiến lược kiểm toán được lập xong và được Ban giám đốc Công ty phê duyệt thì sẽ được phổ biến cho nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán ở doanh nghiệp. Căn cứ vào chiến lược kiểm toán,chủ nhiệm kiểm toán thực hiện việc lập kế hoạch chi tiết. Bên cạnh đó, chiến lược kiểm toán còn thể hiện phương hướng hoạt động và phát triển của Công ty . Lập kế hoạch kiểm toán Kế hoạch kiểm toán được Công ty lập cho một cuộc kiểm toán hoặc một năm kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán bao gồm 2 nội dung chính sau: * Những vấn đề về mặt kỹ thuật, bao gồm: - Kiểm toán viên thực hiện thủ tục phân tích để hỗ trợ trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán trên cơ sở những thông tin thu thập được. - Xác định rủi ro kiểm toán - Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp + Tìm hiểu các quy chế kiểm soát nội bộ của đơn vị về thủ tục ban hành, thẩm quyền ban hành, cách thức và phương pháp ban hành, hiệu lực của các quy chế, các hoạt động kiểm tra, đánh giá và giám sát việc thực thi các quy chế. + Tìm hiểu và đánh giá hệ thống kế toán của doanh nghiệp: chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng, hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống sổ kế toán, báo cáo kế toán và công tác tổ chức bộ máy kế toán của doanh nghiệp. - Xác định mức độ trọng yếu về mặt định tính và định lượng - Đối với khách hàng thường xuyên, kiểm toán viên sẽ xem xét và thu thập lại các vấn đề tồn tại của năm kiểm toán trước - Lập bảng ghi nhớ kế hoạch và lưu vào hồ sơ kiểm toán năm. Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán, sau khi được Giám đốc Công ty phê duyệt sẽ được thông báo cho nhóm kiểm toán và làm cơ sở để thiết kế và xây dựng chương trình kiểm toán chi tiết. - Xem xét tính hoạt động liên tục của doanh nghiệp. * Những vấn đề về mặt hậu cần, bao gồm: - Xác định thời gian tiến hành cuộc kiểm toán - Xác định nhân lực thực hiện cuộc kiểm toán: tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp của đơn vị được kiểm toán mà kiểm toán viên dự kiến số lượng người tham gia cuộc kiểm toán cũng như sự hỗ trợ của các chuyên gia, các kiểm toán viên khác và kiểm toán nội bộ. - Xác định điều kiện, phương tiện để thực hiện cuộc kiểm toán - Dự kiến chi phí kiểm toán Chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán được CPA Hanoi xây dựng bao gồm những mục tiêu kiểm toán cụ cho từng khoản mục Tất cả các công việc kiểm toán được thực hiện phải thể hiện rõ hoặc chỉ ra các nội dung sau: - Mục tiêu của các công việc đã thực hiện - Các công việc được thực hiện đã nằm trong kế hoạch kiểm toán và phương pháp kiểm toán được chọn để kiểm tra - Kết quả công việc được kiểm toán - Kết luận Phụ lục 01: Chương trình kiểm toán các khoản đầu tư ngắn hạn 2.2.2.3 Thực hiện kiểm toán Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên của công ty thường thực hiện các thủ tục sau: - Kiểm tra hệ thống kiểm soát. - Phân tích soát xét - Kiểm tra chi tiết Việc thực hiện kiểm toán được tiến hành theo từng phần hành cụ thể, bao gồm: Kiểm toán tài khoản tiền Kiểm toán các khoản đầu tư ngắn hạn Kiểm toán các khoản phải thu. Kiểm toán hàng tồn kho Kiểm toán TSLĐ khác Kiểm toán chi phí sự nghiệp Kiểm toán TSCĐ và hao mòn Kiểm toán tài sản vô hình và các TSCĐ khác. Kiểm toán tài khoản phải trả ngắn hạn Kiểm toán tiền lương và các khoản trích trên lương Kiểm toán doanh thu Kiểm toán giá vốn hàng bán .……. Đối với mỗi chu kỳ hoặc mỗi loại tài khoản, kiểm toán viên xác định những phương pháp kiểm toán thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro kiểm toán, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm thời gian và hạ chi phí. Các phương pháp kiểm toán chủ yếu mà kiểm toán viên thường sử dụng là: Kiểm kê, chọn mẫu, khoản mục chủ yếu, kiểm tra 100% chứng từ, gửi thư xác nhận... 2.2.2.4 Hoàn thành cuộc kiểm toán Đây là giai đoạn kết thúc quá trình kiểm toán. Trong giai đoạn này, kiểm toán viên đưa ra một sản phẩm quan trọng nhất của cuộc kiểm toán. Đó là báo cáo kiểm toán thể hiện ý kiến nhận xét, đánh giá của kiểm toán viên về các báo cáo tài chính được kiểm toán. 2.2.3 Các công việc trong giai đoạn hoàn thành cuộc kiểm toán. Các công việc trong giai đoạn hoàn thành cuộc kiểm toán ở CPA Hà nội có thể được khái quát theo sơ đồ sau: Tổng hợp kết quả kiểm toán và thảo luận với khách hàng Lập dự thảo báo cáo và thư quản lý( nếu có) Soát xét dự thảo báo cáo và hồ sơ kiểm toán Đánh giá tổng quát Thảo luận lại với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán 2.2.3.1 Tổng hợp và đánh giá lại kết quả kiểm toán Dựa vào tính cẩn trọng nghề nghiệp, kiểm toán viên của Công ty thường thực hiện kiểm tra lại các kết quả kiểm toán đã thực hiện và thường xảy ra 2 khả năng: - Nếu kiểm toán viên thấy thoả mãn về kết qủa đánh giá thì kiểm toán viên sẽ đưa ra dạng nhận xét thích hợp với kết quả kiểm toán. - Nếu kiểm toán viên chưa thoả mãn ở một khía cạnh nào đó thì kiểm toán viên sẽ thu thập thêm bằng chứng để chứng minh bổ sung. Nếu bằng chứng bổ sung là thoả mãn ( tức là bằng chứng không bác bỏ kết quả kiểm toán đã thực hiện) thì kiểm toán viên sẽ lựa chọn dạng nhận xét thích hợp trong báo cáo kiểm toán Sau khi thực hiện kiểm toán ở đơn vị khách hàng, nhóm kiểm toán sẽ họp và thảo luận tổng hợp các kết quả kiểm toán. Các kết quả kiểm toán này bao gồm: - Các vấn đề mà kiểm toán viên phát hiện trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán. - Các sai sót và các bút toán mà kiểm toán viên đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh và trình bày lại. Việc tổng hợp kết quả kiểm toán đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoàn thiện cuộc kiểm toán. Tác dụng của nó được thể hiện trên các khía cạnh chủ yếu sau: + Các kết quả kiểm toán được tổng hợp giúp cho kiểm toán viên lựa chọn dạng nhận xét phù hợp với báo cáo tài chính của doanh nghiệp đồng thời giúp kiểm toán viên viết thư quản lý gửi cho đơn vị. Thư quản lý được hiểu là thư mà kiểm toán viên gửi cho các nhà quản trị để giải trình chi tiết các sai phạm trên báo cáo tài chính của doang nghiệp. Trong thư, kiểm toán viên đưa ra những kiến nghị hặc những ý kiến tư vấn. Thư quản lý có thể có hoặc không, tuỳ thuộc vào yêu cầu của các nhà quản trị. + Các vấn đề, sai sót mà kiểm toán viên phát hiện trong quá trình kiểm toán sẽ được ghi vào trong hồ sơ kiểm toán hằng năm để chuẩn bị cho cuộc kiểm toán năm sau. Khi thực hiện cuộc kiểm toán cho doanh nghiệp vào năm sau, kiểm toán viên sẽ xem xét liệu các sai sót này đã được doanh nghiệp khắc phục chưa. Từ đó có thể nhanh chóng phát hiện những tồn tại của doanh nghiệp, rút ngắn thời gian kiểm toán cũng như phí kiểm toán. Sau khi phát hiện ra các sai sót trong hạch toán kế toán của doanh nghiệp, kiểm toán viên thường đưa ra các bút toán yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh. * Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán, kiểm toán viên sẽ thảo luận với khách hàng về những sai sót phát hiện trong cuộc kiểm toán (nếu có) và đưa ra các bút toán điều chỉnh, yêu cầu đơn vị trình bày lại. Tham khảo số liệu kiểm toán Công ty ABC: Sau khi tiến hành kiểm toán từng phần hành cụ thể của Công ty ABC, một công ty 100% vốn nước ngoài hoạt đông trong lĩnh vực chế biến rau quả với sản lượng tiêu thụ nội địa là 40% và sản lượng xuất khẩu là 60%, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp kết quả của từng phần hành kiểm toán. Phần thuế Công ty phản ánh thiếu khoản thuế VAT phải nộp của việc thanh lý xe ô tô. Hiện tại khoản thuế đó, Công ty hạch toán nhầm sang tài khoản thuế xuất nhập khẩu. Do vậy, Công ty cần điều chỉnh Nợ TK 3333: 12.380.952 Có TK 3331: 12.380.952 Khi kết chuyển VAT được khấu trừ tháng 5, doanh nghiệp đã hạch toán: Nợ TK 1331: 92.890.819 Có TK 3331: 92.890.819 Do vậy, đã làm tăng phát sinh của TK 3331. Công ty cần điều chỉnh theo bút toán sau: Nợ TK 1331: ( 92.890.819 ) Có TK 3331: ( 92.890.819 ) Điều chỉnh khoản VAT khấu trừ lớn hơn mức cho phép Nợ TK 3331: ( 452.868.646 ) Có TK 133: ( 452.868.646 ) 4.Đối với khoản thuế nhập khẩu và VAT nhập khẩu: kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra 100% chứng từ nhập khẩu trong kỳ. Kết quả kiểm tra được thể hiện trên bảng tổng hợp nhập khẩu. - Bổ sung khoản thuế VAT nhập khẩu hạch toán thiếu: Nợ TK 133: 31.108.151 Có TK 333: 31.108.151 - Thuế nhập khẩu hạch toán thiếu của dầu cọ: Nợ TK 152: 18.506.292 Nợ TK 632: 48.733.605 Có TK 3333: 67.239.897 - Bổ sung khoản nhập khẩu lọ, Công ty chưa hạch toán: Nợ TK 152: 159.195.998 Có TK 3333: 26.811.382 Có TK 331: 132.384.616 5.Thuế nhập khẩu được thanh khoản Nợ TK 3333: 168.425.713 Có TK 721: 168.425.713 6. Thuế VAT được thanh khoản Nợ TK 3331: 94.448.080 Có TK 133: 94.448.080 7. Kết chuyển thuế môn bài Nợ TK 642: 850.000 Có TK 333: 850.000 Phần TSCĐ và khấu hao TSCĐ Kiểm toán viên đã tiến hành kiểm tra 100% chứng từ đối với việc tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ, phát hiện: một số loại tài sản mà doanh nghiệp mua vào chưa đủ điều kiện trở thành TSCĐ nhưng kế toán đã hạch toán tăng TSCĐ. Do vậy cần phải điều chỉnh lại. Phân loại tăng TSCĐ do chưa hạch toán tăng mà hạch toán tăng nguyên vật liệu: Nợ TK 211 : 114.611.384 Có TK 152: 114.611.384 2.Phân loại lại do hạch toán một số loại không đủ diều kiện trở thành TSCĐ Nợ TK 142: 23.603.161 Có TK 211: 23.603.161 3.Điều chỉnh sổ khấu hao: Nợ TK 214: 101.878.637 Có Tk 632: 101.878.637 Lương và các khoản trích theo lương 1.Trích lương của Ban giám đốc trích thiếu tháng 8: Nợ TK 6421: 19.500.000 Có TK 334: 19.500.000 Xử lý tiền lương năm 2000 của nhân viên do không phải trả: Nợ TK 334: 19.500.000 Có TK 721: 19.500.000 Hàng tồn kho -Cuối năm tài chính,doanh nghiệp đã tiến hành kiểm kê hàng tồn kho nhưng chưa ghi các bút toánphản ánh giá tri hàng òn kho thừa trong kiểm kê.Do vậy, cần phải bổ sung: Nợ TK 152: 495.600 Có TK: 495.600 - Giá trị hàng bán bị trả lại, doanh nghiệp chưa hạch toán: Nợ TK 155: 36.540.206 Có TK 632: 36.540.206 Sau khi tổng hợp kết quả sau kiểm toán, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh và lập báo cáo tài chính dự thảo gửi cho khách hàng. Cty TNHH ABC Tổng hợp các bút toán điều chỉnh STT Nội dung TK Nợ TK Có Số tiền 1 Trình bày lại khoản thuế VAT thanh lý xe do công ty hạch toán nhẩm 333 333 12.380.952 2 Sửa lại VAT khấu trừ tháng 5 do hạch toán sai 133 333 (92.890.819) 3 Điều chỉnh lại khoản VAT khấu trừ lớn hơn mức cho phép 333 133 (452.868.646) 4 Bổ sung khoản VAT nhập khẩu hạch toán thiếu 133 333 31.108.151 5 Thuế nhập khẩu hạch toán thiếu của dầu cọ 152 333 18.506.292 6 Thuế nhập khẩu hạch toán thiếu của dầu cọ 632 333 48.733.605 7 Bổ sung khoản nhập khẩu lọ công ty chưa hạch toán 152 331 132.384.616 8 Bổ sung khoản nhập khẩu lọ công ty chưa hạch toán 152 333 26.811.382 9 Thuế nhập khẩu được thanh khoản 333 721 168.425.713 10 Thuế VAT được thanh khoản 333 133 94.448.080 11 Kết chuyển thuế môn bài 642 333 850.000 12 Phân loại tăng TSCĐ 211 152 114.611.384 13 Phân loại lại do hạch toán một số loại không đủ điều kiện trở thành TSCĐ 142 211 23.603.161 14 Điều chỉnh số khấu hao 214 632 101.878.637 15 Lương Ban giám đốc trích thiếu 642 334 19.500.000 16 Xử lý tiền lương năm 2000 do không phải trả 334 721 19.500.000 17 Bổ sung giá trị vật liệu thừa trong kiểm kê 152 721 495.600 18 Giá vốn hàng bán bị trả lại, công ty chưa hạch toán 155 632 36.540.206 Bảng cân đối kế toán Tại ngày 31/12/2001 Đơn vị tính: VND Số trước đ/c Số đ/c Số sau đ/c Tài sản A. TSLĐ & Đầu tư ngắn hạn I. Tiền 78.322.565 78.322.565 1. Tiền mặt 3.442.041 3.442.041 2. Tiền gửi NH 74.880.524 74.880.524 II. Các khoản phải thu 1.Phải thu khách hàng 416.371.245 416.371.245 2. Thuế VAT được khấu trừ 391.085.978 391.085.978 3. Các khoản phải thu khác 15.116.937 15.116.937 III. Hàng tồn kho 1. Nguyên vật liệu 1.605.219.881 292.290.906 1.897.510.797 2. Công cụ dụng cụ 30.303.753 30.303.753 3. Thành phẩm 1.887.314.483 36.540.206 1.913.854.689 B. TSCĐ & Đầu tư dài hạn 1.TSCĐ hữu hình 17.130.870.289 192.886.860 17.322.757.149 2. Nguyên giá 21.834.844.959 91.008.223 21.843.836.736 3. Giá trị hao mòn luý kế (4.703.974.670) 101.878.637 (4.602.096.033) Tổng tài sản Nguồn vốn A. Nợ phải trả 1. Vay ngắn hạn 219.350.782 219.350.782 2. Phải trả người bán 2.386.598.549 132.384.616 2.518.982.965 3. Thuế và các khoản phải nộp NS 570.243.570 4. Phải trả công nhân viên 76.731.038 76.731.038 B. Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Báo cáo kết quả kinh doanh Từ ngày 01/01/2001 đến ngày 31/12/2001 Đơn vị tính: VND Phẩn I - Lãi, lỗ Chỉ tiêu Số trước đ/c Số đ/c Số sau đ/c Tổng doanh thu 7.103.853.268 Trong đó: Doanh thu hàng XK 6.755.963.460 Doanh thu nội địa 347.889.808 1. Doanh thu thuần 7.103.853.268 7.103.853.268 2. Giá vốn hàng bán 7.078.980.824 89.685.238 7.168.666.062 3. Chi phí bán hàng 207.699.874 207.699.874 4. Chi phí quản lý DN 1.548.223.777 20.350.000 1.568.573.777 5. Lợi nhuận thuần từ HĐ SX KD (1.731.051.207) (1.841.086.446) 6. Lợi nhuân HĐ TC (19.522.153) (19.522.153) Thu nhập HĐ TC 10.429.585 10.429.585 Chi phí HĐ TC 29.951.738 29.951.738 7. Lợi nhuận bất thường 159.975.533 547.641.166 Thu nhập bất thường 259.219.853 188.421.313 448.396.846 Chi phí bất thường 99.244.320 99.244.320 Tổng lợi nhuân trước thuế (1.590.597.827) (1.247.923.133) 2.2.3.2 Lập dự thảo báo cáo và thư quản lý (nếu có) a. Lập dự thảo báo cáo kiểm toán Sau khi tổng hợp kết quả kiểm toán, nhóm kiểm toán sẽ lập dự tháo báo cáo , bao gồm: Báo cáo kiểm toán dự thảo Bảng cân đối kế toán sau điều chỉnh Báo cáo kết quả kinh doanh dự thảo Báo cáo lưu chuyển tiền tệ dự thảo (nếucó) Báo cáo kiểm toán được do CPA Hanoi lập bao gồm đầy đủ các yếu tố cơ bản của một báo cáo kiểm toán được quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt nam và chuẩn mực kiểm toán quóc tế số 700. Dựa vào kết quả tổng hợp của cuộc kiểm toán Công ty ABC,so sánh với mức trọng yếu,thảo luận và yêu cầu đơn vị sửa lại báo cáo tài chính theo số liệu của kiểm toán viên,nhóm kiểm toán lập lập dự thảo báo cáo kiểm toán dạng ngoại trừ do phạm vi kiểm toán bị hạn chế. Báo cáo kiểm toán dạng ngoại trừ do Công ty lập bao gồm những nội dung cơ bản sau: - Tên và địa chỉ CPA Hanoi - Số hiệu và ngày tháng phát hành báo cáo kiểm toán: báo cáo kiểm toán do CPA Hanoi phát hành đã ghi rõ số hiệu báo cáo theo số đăng ký chính thức trong hệ thống văn bản của Công ty để thuận tiện cho việc tham chiếu. - Tiêu đề cảu báo cáo đã nêu rõ: báo cáo của kiểm toán viên độc lập về báo cáo tài chính của Công ty ABC cho năm tài chính kết thúc vào ngày31/12/2001 - Người nhận báo cáo kiểm toán: Hội đồng quản trị và Ban giám đốc Công ty ABC - Mở đầu báo cáo kiểm toán: báo cáo kiểm toán đã nêu rõ báo cáo tài chính là đối tượng của cuộc kiểm toán cũng như số tham chiếu của báo cáo tài chính - Trách nhiệm của Ban giám đốc Công ty ABC đối với việc lập các báo cáo tài chính và trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc đưa ra lời nhận. - Cơ sở của ý kiến: trong phần này, kiểm toán viên mô tả khái quát các công việc đã thực hiện trong cuộc kiểm toán làm cơ sở cho nhận xét của mình trong báo cáo kiểm toán như kiểm tra theo phương pháp chọn mẫu, đánh giá những kế hoạch quan trọng của Ban giám đốc. Đồng thời khẳng định rằng các công việc đó đã cung cấp những cơ sở hợp lý cho ý kiến của kiểm toán viên. - Giới hạn phạm vi kiểm toán: trong quá trình kiểm toán, nếu kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng làm cơ sở cho nhận xét của mình thì kiểm toán viên sẽ mô tả trong phần này. Đối với Công ty ABC, kiểm toán viên thấy rằng: công ty chưa có phương pháp đánh giá giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và phương pháp tính giá thành hợp lý. Vì vậy, những bằng chứng mà kiểm toán viên thu thập đuợc đã không cung cấp đầy đủ cơ sở cho sự đánh giá của kiểm toán xien về giá trị sản phẩm dở dang và giá trị thành phẩm cuối kỳ. Đồng thời kiểm toán viên chưa được cung cấp đầy đủ các tài liệu về khoản thu nhập và nộp thuế thu nhập phát sinh tại nước ngoài. - ý kiến của kiểm toán viên: đối với một báo cáo kiểm toán dạng ngoại trừ, kiểm toán viên sẽ nêu rõ: ngoại trừ những vấn đề có ảnh hưởng tới báo cáo tài chính như đã nêu tại phần giới hạn phạm vi kiểm toán, xét trên khía cạnh trọng yếu thì báo cáo tài chính của công ty ABC đã phản ánh trung thực và hợp lý về tình hình tài sản, công nợ của công ty; phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Phụ lục 02: Báo cáo kiểm toán (dạng ngoại trừ) b. Thư quản lý Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán , ngoài Báo cáo kiểm toán, CPA Hà nội cũng gửi kèm theo thư quản lý tới doanh nghiệp được kiểm toán. Trong thư quản lý, kiểm toán viên ghi chép những đánh giá của mình về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Những đánh giá này, kiểm toán viên đã rút ra được từ cuộc kiểm toán nhằm cung cấp các ý kiến trợ giúp mang tính chất xây dựng đối với ban giám đốc doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh. Nội dung của thư quản lý được kiểm toán viên trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Đối với một vấn đề cần hoàn thiện thì thường bao gồm các mục: Kiểm tra của kiểm toán viên, phát hiện và ý kiến của kiểm toán viên. Thư quản lý thường bao gồm hai nội dung sau: - Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ - Các phần hành kế toán chủ yếu 2.2.3.3 Soát xét dự thảo báo cáo kiểm toán và hồ sơ kiểm toán. a. Soát xét dự thảo báo cáo kiểm toán. Dự thảo báo cáo kiểm toán được soát xét theo các nội dung sau: - Báo cáo kiểm toán +Số và ngày trong báo cáo kiểm toán đã được ghi chính xác + Họ tên và số giấy phép hành nghề kiểm toán viên của người ký báo cáo tài chính đã được ghi chính xác + ý kiến của kiểm toán viên: . Báo cáo năm trước: Trong trường hợp báo cáo kiểm toán năm trước đã đưa ra ý kiến “ ngoại trừ” hoặc lưu ý đến một vấn đề nào đó thì những ý kiến này đã được đề cập trong báo cáo kiểm toán năm nay . Báo cáo năm nay: báo cáo kiểm toán năm nay đã tuân theo các chuẩn mực kế toán quốc tế hay hệ thống kế toán Việt Nam - Các tiêu đề ( tên công ty, kỳ kiểm toán,tên báo cáo kiểm toán ) đã được ghi chính xác và thống nhất trong các trang của báo cáo tài chính. -“ Kỳ kết thúc niên độ kế toán” đã được trình bày nhất quán. - Kỳ/năm tài chính và đồng tiền sử dụng đã được trình bày chính xác và nhất quán - Dấu cách hàng nghìn trong báo cáo tài chính đã được trình bày chính xác. . Tiếng Anh- dấu cách hàng nghìn VND và USD là dấu phảy(,) . Tiếng Việt- dấu cách hàng nghìn VND và USD là dấu chấm(.) - Số trang đã được đánh đúng thứ tự - Số trang trong phần mục lục đã được đánh đúng thứ tự - Số liệu trong phần “ Ghi chú các báo cáo tài chính” đã được trình bày chính xác - Những số liệu trong phần “ghi chú bổ sung” (nếu có) đã được trình bày chính xác - Những số liệu trong phần nêu dưới đây đã được trình bày nhất quán với phần “ Ghi chú các báo cáotài chính” + Báo cáo của kiểm toán viên độc lập: + Bảng cân đối kế toán; + Báo cáo kết quả kinh doanh; + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ( nếu có) - Đoạn văn “Các ghi chú kèm theo từ trang… đến trang… là một bộ phận hợp thành của báo cáo tài chính đã được ghi chính xác. - Số liệu trong các báo cáo tài chính được nêu dưới đây đã được trình bày nhất quán (bao gồm cả số liệu so sánh): + Số liệu về lỗ luỹ kế hoặc lãi lưu giữ trình bày trong báo cáo kết qủa kinh doanh và bảng cân đối kế toán + Số lãi/ lỗ năm nay trong báo cáo kết quả kinh doanh - Chi phí khấu hao,các khoản dự phòng đã được trình bày nhất quán trong các báo cáo kết quả kinh doanh, phần ghi chú các báo cáo tài chính (bao gồm cả số liệu so sánh) Khoản chênh lệch tỷ giá đã được trình bày đúng đắn và hợp lý trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh phù hợp với chế độ kế toán áp dụng - Số dư tài khoản thuế phải trả trong bảng cân đối kế toán đã được trình bày nhất quán trong phần ghi chú báo cáo tài chính và nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước(áp dụng cho hệ thống kế toán Việt Nam) - Các chính sách kế toán chủ yếu doanh nghiệp áp dụng đã được trình bày trong phần ghi chú báo cáo tài chính - Các số dư trình bày trên báo cáo tài chính đã được cộng lại kiểm tra - Không có lỗi đánh máy trong báo cáo tài chính - Đối với các số liệu so sánh trong báo cáo kiểm toán năm trước: + Các số liệu so sánh đã khớp đúng với số liệu trình bày trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước; + Các bút toán phân loại lại đã được trình bày đầy đủ trong báo cáo tài chính năm nay. b.Soát xét hồ sơ kiểm toán Kiểm toán viên thực hiện soát xét hồ sơ kiểm toán về trình bày và nội dung hồ sơ * Soát xét về trình bày hồ sơ kiểm toán - Đối với những khách hàng thường xuyên của công ty, nhóm kiểm toán sẽ lập và lưu trữ hồ sơ thành hai loại. + Hồ sơ kiểm toán chung + Hồ sơ kiểm toán năm - Các kiểm toán viên xem xét các tài liệu trong mỗi loại hồ sơ có được: + Sắp xếp theo thứ tự quy định của công ty hay không? + Các tài liệu có được đánh tham chiếu đúng quy định không? + Mỗi loại tài liệu trong hồ sơ có dùng các ký hiệu, hoặc cách đánh dấu để phân biệt (mầu sắc của giấy tờ làm việc)? + Bên ngoài mỗi loại hồ sơ đều ghi tên, địa chỉ, tel,fax của khách hàng và ngưòi thực hiện? + Mỗi loại hồ sơ đều đảm bảo các tài liệu theo quy định của công ty ? - Các hồ sơ kiểm toán được lập và kiểm tra soát xét của kiểm toán viên chính trước khi trình chủ nhiệm kiểm toán và ban giám đốc. * Soát xét về nội dung hồ sơ kiểm toán - Trong mỗi loại hồ sơ kiểm toán đều bao gồm đầy đủ những tài liệu và nội dung theo quy định của công ty ? +Hồ sơ kiểm toán chung . Tên gọi và số hiệu hồ sơ, ngày tháng lập và lưu trữ . Các thông tin chung về khách hàng: quyết định thành lập, điều lệ công ty, giấy phép đầu tư, đăng ký kinh doanh , môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý… . Các tài liệu về thuế: văn bản riêng trong hoạt động của khách hàng . Các tài liệu về nhân sự: thoả ước lao động, hợp đồng lao động… . Tài liệu về kế toán: văn bản chấp thuận. +Hồ sơ kiểm toán năm: bao gồm các tài liệu được sắp xếp theo quy định của công ty - Các giấy tờ đều được: + Ghi chép theo quy định của công ty từ tờ tổng hợp đến các tờ chi tiết. + Tất cả các giấy tờ làm việc đều ghi đủ các yếu tố: tên đơn vị, niên độ kế toán, người lập, ngày tháng, người kiểm tra, ngày tháng kiểm tra, đánh số tham chiếu, chữ ký người lập và người soát xét … +Các thông tin về từng nội dung đều được ghi chép đầy đủvà rõ ràng và là cơ sở để đưa ra ý kiến của kiểm toán viên. -Các bằng chứng kiểm toán đều được: + Đánh số tham chiếu + Thu thập một mức độ cần thiết và hợp lý. + Có tính thuyết phục + Những vấn đề quan trọng đều được đánh dấu 2.2.3.4 Đánh giá tổng quát Việc đánh tổng quát được thành viên Ban giám đốc trực tiếp quản lý hợp đồng quản lý thực hiệnvà được lập thành bản soát xét tổng hợp bao gồm các câu trả lời Có, Không và Không áp dụng. Đối với các câu trả lời Không và Không áp dụng cần được giải thích. Bản soát xét tổng hợp được lưu trong hồ sơ kiểm toán cùng với các giấy tờ làm việc. Bản soát xét tổng hợp bao gồm các câu hỏi về những vấn đề sau: a. Lập kế hoạch kiểm toán . 1. Chúng ta có thực hiện đầy đủ việc lập kế hoạch kiểm toán và đánh giá rủi ro theo hướng dẫn của công ty và theo hướng dẫn của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế hay không? 2. Chúng ta có xem xét và đồng ý với các kết luận chung về việc chấp nhận cung cấp dịch vụ cho khách hàng mới và tiếp tục dịch vụ cho khách hàng cũ theo các mẫu “ bản phê duyệt thực hiện kiểm toán khách hàng mới” hoặc “ bản phê duyệt tiếp tục thực hiện kiểm toán” hay không? 3. Trong trường hợp rủi ro được đánh giá là cao hơn mức trung bình, vấn đề này có được thảo luận với các thành viên khác trong Ban giám đốc hay không? 4. Chúng ta có thực hiện đầy đủ cam kết về tính độc lập và xử lý các vấn đề liên quan đến mâu thuẫn lợi ích (nếu có) hay không? Bản cam kết về tính độc lập có được kiểm toán viên ký trước khi kiểm toán hay không? 5. Chúng ta có thực hiện xem xét “ hợp đồng kiểm toán” và đồng ý với các điều khoản nêu trong hợp đồng hay không? b. Thực hiện kiểm toán 1. Trên cơ sở kế hoạch được lập, chúng ta có thực hiện kế hoạch soát xét một cách tổng quát hệ thống kế toán và thực hiện việc kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng không? 2. Trên cơ sở kết quả kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ nêu trên cùng một số dữ liệu sẵn có, chúng ta đã có kết luận chính xác về sự tin cậy và hệ thống kiểm soát nội bộ hay không? 3. Chúng ta có soát xét đầy đủ các giấy tờ làm việc cần thiết bao gồm kế hoạch kiểm toán, các bản phân tích, bằng chứng kiểm toán để khẳng định kết quả kiểm tra và kết luận kiểm toán hay không? 4. Toàn bộ các nội dung như các bút toán điều chỉnh, sự kiện bất thường, các vấn đề quan trọng khác có được đề cập đầy đủ trong bản soát xét giấy tờ làm việc hay không? 5. Toàn bộ các nội dung quan trọng nêu trong bản soát xét giấy tờ làm việc bao gồm các bút toán điều chỉnh, những điểm cần nêu trong thư quản lý có được thảo luận, xử lý, giải thích rõ ràng và lưu trong hồ sơ kiểm toán hay không? c. Lập báo cáo và quản lý kiểm toán 1.Trên cơ sở kết quả các cuộc họp, chúng ta có tổng hợp và đề cập đầy đủ các nội dung quan trọng trong bản tổng hợp kết quả kiểm toán và bản đánh giá các sai sót? 2.Chúng ta có đề cập, và phản ánh đầy đủ các vấn đề như các sự kiện phát sinh sau ngày lập bảng tổng kết tài sản bao gồm cả vấn đề về tính hoạt động liên tục hay không? 3.Trước khi phát hành báo cáo, chúng ta có thu thập đầy đủ từ khách hàng thư giải trình của ban Giám đốc đã được ký, cam kết những vấn đề chung của doanh nghiệp hoặc thư xác nhận của người thứ ba hoặc của luật sư về những công nợ bất thường của khách hàng và khẳng định những vấn đề quan trọng đã được đề cập trong thư hay không? 4. Toàn bộ hồ sơ như thư quản lý dự thảo, thông tin về tình hình khách hàng( nếu có), giấy tờ làm việc của phần ghi chú các báo cáo tài chính, giấy tờ làm việc của phần báo cáo lưu chuyển tiền tệ, bảng cân đối kế toán, các bút toán điều chỉnh,các số dư cuối kỳ có được cập nhật, lưu trữ và soát xét một cách đầy đủ hay không? 5. Chúng ta có thực hiện soát xét đầy đủ các báo cáo tiếng Anh, và tiếng Việt theo các chuẩn mực của công ty hay không? 6. Chúng ta có thực hiện soát xét đầy đủ việc trình bày báo cáo kiểm toán theo các chuẩn mực của công ty hay không? 7. Sau khi hoàn thành việc soát xét, chúng ta có lập và ký tên đầy đủ vào bản phê duyệt phát hành, soát xét và lưu trữ báo cáo kiểm toán theo các chuẩn mực của công ty hay không? 8. Các tài liệu khác, và bản đánh giá nhân viên có được lập và soát xét đầy đủ không? 9. Không có sai sót nào khác phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính gây ảnh hưởng đến báo cáo tài chính cho năm kết thúc cùng ngày. 2.2.3.5 Thảo luận lại với khách hàng và phát hành báo cáo kiểm toán Sau khi đưa ra báo cáo kiểm toán dưới dạng dự thảo, kiểm toán viên sẽ gửi cho khách hàng để lấy ý kiến đồng thời thảo luận với khách hàng. Cuộc thảo luận này xoay quanh những vấn đề, những sai phạm mà kiểm toán viên phát hiện được trong quá trình kiểm toán. Nếu khách hàng không thoả mãn và đưa ra các bằng chứng mới để chứng minh thì kiểm toán viên cũng đưa ra các bằng chứng( hồ sơ kiểm toán ) được dùng làm cơ sở cho nhận xét của mình. Nếu các bằng chứng của khách hàng không thuyết phục hoặc khách hàng không đưa ra được những bằng chứng giải trình hoặc khách hàng không có ý kiến gì về những phát hiện của kiểm toán viên thì hai ngày sau khi nhận được ý kiến cuối cùng của khách hàng về báo cáo kiểm toán dự thảo, kiểm toán viên sẽ phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Ngoài ra, các kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán cũng tiến hành xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày công bố báo cáo kiểm toán. Trong truờng hợp, kiểm toán viên phát hiện có những sai phạm nghiêm trọng là ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên báo cáo tài chính hoặc là sự xuyên tạc các thông tin này qua việc không tuân thủ các nguyên tắc kế toán thì kiểm toán viên sẽ yêu cầu khách hàng mở một cuộc kiểm toán bổ sung để công khai các kết quả kiểm toán bổ sung theo luật pháp hiện hành thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán không chịu trách nhiệm về sự kiện này. Tuy nhiên theo các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, không cho phép kiểm toán viên của CPA Hà nội bỏ qua các sai phạm nói trên. Kiểm toán viên sẽ thực hiện quyền lực cao nhất mà pháp luật cho phép là yêu cầu khách hàng phải mở cuộc kiểm toán bổ sung để công khai kết quả bổ sung đó. Nếu khách hàng từ chối thì kiểm toán viên sẽ thông qua các phương tiện thông tin để công khai những phát hiện của mình và tuyên bố sự mất hiệu lực về lời nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán. Chương 3 Hoàn thiện quá trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ở công ty kiểm toán và kế toán Hà nội 3.1 Đánh giá, nhận xét thực trạng lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính ở CPA Hà nội CPA Hanoi là công ty TNHH kiểm toán chuyên nghiệp hợp pháp đầu tiên ở Hà nội, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn tài chính kế toán. Sau 3 năm hoạt động, Công ty đã đạt được những bước phát triển đáng kể. CPA Hanoi đã từng bước khẳng định được uy tín, vị trí của mình trong lĩnh vực kiểm toán độc lập ở Việt nam. Trong năm qua, công ty đã tiến hành kiểm toán cho trên 200 khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế. Bên cạnh những mặt mạnh mà công ty có được khi thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập thì công ty còn một số tồn tại cần phải hoàn thiện để có thể đáp ứng được tốt nhất cho các nhu cầu về kiểm toán của khách hàng 3.1.1 Những ưu điểm a. Về nhân sự Ban lãnh đạo công ty là những nguời năng động, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, đã từng giữ những vị trí then chốt quan trọng trong các công ty kiểm toán có uy tín ở Việt nam. Do đó, công việc thực hiện kiểm toán được tổ chức một cách có khoa học, tạo sự phối kết hợp giữa các nhân viên. Việc phân công các nhóm kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán được tiến hành chặt chẽ, hợp lý, đảm bảo đúng tiến độ kiểm toán. Đồng thời thái độ làm việc của ban lãnh đạo công ty rất nghiêm túc, luôn tôn trọng khách hàng và cố gắng tạo mọi kiều kiện để phục vụ khách hàng một cách tốt hơn Đội ngũ nhân viên của công ty rất trẻ. Chính nhờ điều này, với lòng nhiệt tình, ham học hỏi của tuổi trẻ đã tạo ra một không khí làm việc khẩn trương, giúp cho công việc đạt hiệu quả cao, tạo thêm sức mạnh cạnh tranh, khẳng định được vị trí của Công ty trong lĩnh vực kiểm toán độc lập ở Việt Nam. Về chuyên môn nghiệp vụ Công ty có mối quan hệ hợp tác với nhiều Công ty kiểm toán lớn trên Thế giới được phép được hoạt động tại Việt nam. Qua đó, Công ty đã tiếp cận, học hỏi những phương pháp và kinh nghiệm làm việc khoa học của họ, vận dụng sáng tạo sao cho vận dụng phù hợp với công việc thực hiện kiểm toán của Công ty. Công ty đã xây dựng được 1 hệ thống các quy chế kiểm soát nội bộ chặt chẽ, giúp cho hoạt động của công ty diễn ra một cách hiệu quả Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với quy mô và lĩnh vực hoạt động của công ty Đặc biệt trong khâu lập báo cáo kiểm toán và quản lý cuộc kiểm toán, công ty đã xây dựng được hệ thống chuẩn mực thực hiện soát xét riêng nhằm đảm bảo chất lượng của báo cáo kiểm toán được phát hành. Hệ thống chuẩn mực thực hiện soát xét này mang sắc thái riêng của CPA Hanoi – một hãng chuyên ngành tài chính kế toán – kiểm toán, bao gồm: soát xét báo cáo kiểm toán, soát xét về trình bày hồ sơ kiểm toán, soát xét về nội dung hồ sơ kiểm toán… Hồ sơ kiểm toán của Công ty được trình bày khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham chiếu, nghiên cứu cũng như việc kiểm tra soát xét. Trong quá trình kiểm toán, nhóm kiểm toán luôn được sự hỗ trợ về mọi mặt của ban lãnh đạo. Sau mỗi cuộc kiểm toán, Công ty thường tổ chứ một cuộc họp để rút kinh nghiệm, tạo điều kiện thực hiện tốt các cuộc kiểm toán sau. Kết quả hoạt động trong 3 năm qua của Công ty đã chứng minh điều này. Nhờ có những ưu thế đó, Công ty đang dần chiếm được lòng tin của khách hàng. Những vấn đề cần hoàn thiện Bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đã đạt được,trong quá trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty còn một số vấn đề tồn tại cần phải hoàn thiện. - Ghi chép của kiểm toán viên: CPA Hanoi có quy định riêng và phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt nam về cách sắp xếp, lưu trữ và thiết kế hồ sơ kiểm toán một cách hợp lý. Điều này không chỉ giúp cho kiểm toán viên ghi chép một cách nhanh hơn mà còn giúp cho các chủ nhiệm kiểm toán và Ban Giám đốc Công ty trong việc soát xét lại kết quả của toàn bộ cuộc kiểm toán Tuy nhiên, trên thực tế kiểm toán viên chỉ ghi chép những phát hiện trên giấy tờ làm việc, những thông tin khác như mức độ trọng yếu được phân bổ như thế nào, quy mô mẫu….không được ghi chép một cách đầy đủ. Đặc bịêt, trong quá trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán, theo kế hoạch kiểm toán thì kiểm toán viên phải tiến hành tổng hợp kết quả các phần hành kiểm toán. Nhưng trong một số hồ sơ kiểm toán, việc tổng hợp kết quả sau kiểm toán chưa được kiểm toán viên ghi chép và lưu vào hồ sơ kiểm toán. Điều này là do sự hạn chế về thời gian kiểm toán nhưng sẽ gây khó khăn cho Ban Giám đốc Công ty trong việc xem xét các kết quả kiểm toán, lựa chọn dạng nhận xét trên báo cáo kiểm toán cũng như việc đưa ra các quyết định khác - Thủ tục trong quá trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán CPA Hanoi đã xây dựng một hệ thống các quy định trong quá trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán, bao gồm: Soát xét báo cáo kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán, quản lý kiểm toán, đánh giá tổng quát dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đánh giá nhóm kiểm toán, phê duyệt phát hành báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, trên thực tế một số thủ tục trong quá trình này chưa được các kiểm toán viên thực hiện một cách đầy đủ và chặt chẽ. Chẳng hạn việc đánh giá tổng quát dịch vụ cung cấp cho khách hàng, đánh giá nhóm kiểm toán, bản phê duyệt phát hành báo cáo kiểm toán cũng như việc xem xét tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng mới chỉ là các bản mẫu được lưu vào hồ sơ kiểm toán. - Mức độ trọng yếu: Mức độ trọng yếu của cuộc kiểm toán được kiểm toán viên xác định theo công thức: Mức độ trọng yếu = Doanh thu x Tỷ lệ phần trăm Trong các cuộc kiểm toán, kiểm toán viên mới chỉ xác định mức độ trọng yếu cho toàn bộ cuộc kiểm toán mà chưa phân bổ mức độ trọng yếu đó cho từng khoản mục được kiểm toán.Tính trọng yếu rất quan trọng đối với một cuộc kiểm toán. Đó là cơ sở để xác định mức độ trung thực và hợp lý của các thông tin trong báo cáo tài chính, yêu cầu đơn vị điều chỉnh lại theo số liệu của kiểm toán viên.Căn cứ vào đó, kiểm toán viên sẽ quyết định lựa chọn dạng nhận xét trên báo cáo kiểm toán. 3.2 Hoàn thiện việc lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính ở CPA Hanoi Qua quá trình tìm hiểu thực tế quy trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính tại CPA Hanoi, bên cạnh những mặt mạnh mà Công ty đạt được thì còn có những tồn tại cần khắc phục.Do đó, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện và năng cao chất lượng của quy trình này. * Thủ tục trong quá trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng và quan trọng nhất của tất cả các cuộc kiểm toán, thể hiện ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính được kiểm toán. Vì vậy, báo cáo kiểm toán phải được soát xét chặt chẽ về cả hình thức và nội dung. Đồng thời, kiểm toán viên phải lưu giữ đầy đủ cá thủ tục này trong hồ sơ kiểm toán. Hiện nay, thủ tục của CPA Hanoi về việ soát xét báo cáo kiểm toán mới chỉ dừng lại ở việc soát xét hình thức báo cáo kiểm toán. Do vậy, Công ty nên bổ sung thêm những quy định trong việc soát xét nội dung báo cáo kiểm toán. Những quy định này phải được lập thành một bản mẫu về soát xét nội dung báo cáo kiểm toán. Bản mẫu này có thể được lập như sau: Bản soát xét nội dung báo cáo kiểm toán Khách hàng: Kỳ kiểm toán: 1. Các yếu tố cơ bản của báo cáo kiểm toán đã được trình bày đầy đủ theo chuẩn mực kiểm toán. 2. Kiểm tra câu từ, mẵu biểu của báo cáo kiểm toán phù hợp với các quy định mẫu của Công ty và báo cáo theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế đang áp dụng. Đặc biệt kiểm tra câu từ và mẫu biểu sử dụng cho báo cáo kiểm toán đưa ra ý kiến không phải là dạnh ý kiến chấp nhận toàn bộ. 3.Đối chiếu các thông tin liên quan đến công nợ bất thường , kiện tụng hoặc vấn đề khác với báo cáo tài chính , thư giải trình của Ban giám đốc. 4. So sánh số liệu trên báo cáo kiểm toán với số liệu trên thư giải trình của Ban giám đốc. 5. Trong trường hợp, Công ty lập báo cáo kiểm toán bằng tiếng Anh, kiểm toán viên phải so sánh các thông tin trên báo cáo tiếng Anh với tiếng Việt và ngược lại. Khẳng định câu từ trong bản dịch tiếng Anh là đầy đủ và bản chất của những thông tin giải trình trong báo cáo tiếng Anh và tiếng Việt là tương đương nhau. Người soát xét Ngày/tháng/năm 1 2 3 *Thủ tục xem xét tính liên tục hoạt động Kiểm toán viên phải đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp. Việc đánh giá này sẽ có thể là cơ sở để thiết lập kế hoạch kiểm toán và áp dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp. Đặc biệt, việc phân tích đánh giá tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp đóng một vai trò quan trọng khi phát hành báo cáo kiểm toán. Vì báo cáo kiểm toán chỉ có giá trị khi doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai.Vì vậy, các kiểm toán viên nên phân tích, đánh giá một cách chặt chẽ tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Việc phân tích này có thể bao gồm những nội dung sau: Các yếu tố ảnh hưởng xấu đến tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp Các dấu hiệu về tài chính - Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp là âm - Doanh nghiệp không thể trả các khoản vay đến hạn - Các khoản phải thu quá hạn lớn mà không có khả năng thu hồi - Lạm dụng tín dụng ngắn hạn để tài trợ cho các khoản tín dụng dài hạn - Người cung cấp từ chối bán hàng trả chậm mà chỉ giao hàng khi được thanh toán ngay - Không tìm được các nguồn tài trợ dể phát triển một sản phẩm mới hoặc các khoản đầu tư cấp thiết khác Các dấu hiệu về hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp - Thành viên quan trọng của ban giám đốc từ chức mà không có người thay thế - Mất một thị trường quan trọng, một nhà cung cấp chính.. - Rối loạn trong nhân sự - Thiếu những nguyên vật liệu thiết yếu - Khác Các dấu hiệu khác - Không đủ hoặc không tuân thủ các quy định về vốn pháp định hoặc các quy định khác trong điều lệ - Doanh nghiệp đang có những vụ kiện có thể có kết cục xấu đến sự tồn tại của doanh nghiệp - Sự thay đổi trong pháp luật hoặc chính sách của Chính phủ Các yếu tố giảm nhẹ - Về tài chính - Về hoạt động kinh doanh - Khác: hoạt động kinh doanh lỗ nhưng nằm trong kế hoạch * Mức độ trọng yếu Các kết luận của kiểm toán viên về báo cáo tài chính của doanh nghiệp chỉ được xem xét trên các khía cạnh trọng yếu. Do đó, việc xem xét tính trọngyếu đóng vai trò quan trọng trọng mọi cuộc kiểm toán. Tuy nhiên, việc vận dụng tính trọng yếu trong các cuộc kiểm toán của CPA Hanoi còn chưa chặt chẽ và do đó cần phải được hoàn thiện. Các kiểm toán viên cần có một sự hiểu biết thấu đáo về việc vận dụng tính trọng yếu và cần thực hiện đầy đủ trong việc kiểm toán từng phần hành cụ thể. Mô hìmh vận dụng tính trọng yếu có thể được khái quát như sau: Bước 1: Ước lượng sơ bộ về tính trọng yếu Sự ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là lượng tối đa mà kiểm toán viên tin rằng ở đó các báo cáo tài chính có thể bị sai nhưng chưa ảnh hưởngtới các quyết định của những người sử dụng thông tin. Bước 2: Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho cácbộ phận Số ước tính ban đầu về tính trọng yếu sẽ được phân bổ cho từng bộ phận, khoản mục trên báo cáo tài chính, hình thành mức độ trọng yếu của từngbộ phận, khoản mục được kiểm toán. Bước 3: Ước tính tổng quát số sai sót trong từng bộ phận Khi tiến hành kiểm toán từng khoản mục, bộ phận của báo cáo tài chính, kiểm toán viên dựa trên những sai sót phát hiện trong mẫu để ước tính sai sót của toàn bộ một khoản mục, bộ phận. Sai sót này được gọi là sai sót dự kiến và được dùng với sai sót có thể bỏ qua nhằm quyết định chấp nhận hay không khoản mục đó hoặc phải tiến hành thêm các thủ tục kiểm toán thíchhợp. Bước 4: Ước tính sai số kết hợp của báo cáo tài chính Trên cơ sở sai sót dự kiến của từng bộ phận, khoản mục, kiểm toán viên tổng hợp sai sót dự kiến của tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính. Bước 5: So sánh ước tính sai số tổng hợp với ước lượng ban đầu về tính trọng yếu Sai sót ước tính tổng hợp của toàn bộ báo cáo tài chính sẽ được so sánh với ước tính ban đầu về tính trọng yếu của toàn bộ báo cáo tài chính hoặc ước lượng sai số đã được điều chỉnh trong quá trình kiểm toán. Việc so sánh này cho phép đánh giá toàn bộ các sai sót trong các khoản mục có vượt quá giới hạn về mức trọng yếu chung của toàn bộ báo cáo tài chính hay không. Kết hợp với việc so sánh sai sót dự kiến và sai sót có thể bỏ qua của từng khoản mục (bước 3), kiểm toán viên sẽ quyết định lập báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn bộ, chấp nhận từng phần hoặc báo cáo kiểm toán dạng trái ngược đối với các báo cáo tài chính đã đựoc kiểm toán. 3.3 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chuẩn mực kiểm toán Việt Nam - Báo cáo kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 700, tồn tại 4 dạng nhận xét trên báo cáo kiểm toán, bao gồm: + Dạng nhận xét chấp nhận toàn bộ + Dạng nhận xét ngoại trừ + Dạng nhận xét trái ngược + Dạng từ chối bày tỏ ý kiến Tuy nhiên, theo xu hướng Quốc tế và dự thảo bổ sung, điều chỉnh chuẩn mực kiểm toán Quốc tế thì chỉ tồn tại 2 dạng nhận xét trong báo cáo kiểm toán. Đó là: + Dạng nhận xét chấp nhận toàn bộ + Dạng nhận xét không chấp nhận toàn bộ Trong dạng nhận xét không chấp nhận toàn bộ lại bao gồm: + Dạng nhận xét ngoại trừ + Dạng nhận xét trái ngược + Dạng từ chối bày tỏ ý kiến Xét về bản chất, sự phân loại về các dạng nhận xét trong báo cáo kiểm toán không có sự khác biệt. Tuy nhiên, xét về tư duy lôzích, lại có sự khác biệt. Sự phân loại của dự thảo bổ sung, điều chỉnh chuẩn mực kiểm toán Quốc tế ở một tư duy cao hơn. Các báo cáo kiểm toán ở dạng nhận xét thứ ( dạng nhận xét không chấp nhận toàn ) chứa đựng một sự cảnh báo đối với người đọc, phải xem xét lại độ tin cậy của các thông tin tài chính trước khi đưa ra các quyết định. Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với khu vực và Thế giới, hiện nay ngày càng có nhiều hãng kiểm toán Quốc tế hoạt động tại Việt Nam. Do vậy, Bộ Tài chính cũng nên xem xét để bổ sung,sửa đổi lại chuẩn mực kiểm toán cho phù hợp với xu hướng chungcủa Quốc tế. - Ban hành chuẩn mực kiểm toán về tính liên tục hoạt động Việc xem xét, đánh giá tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp không chỉ làcơ sở thiét lập kế hoạch kiểm toán và áp dụng các phương pháp kiểm toán thích hợp mà còn đặc biệt quan trọng khi phát hành báo cáo kiểm toán. Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 16 chuẩn mực kiểm toán Việt nam. Trong đó, có 6 chuẩn mực mới ban hành tháng 5 năm 2002. Tuy nhiên, vẫn chưa có chuẩn mực về việc xem xét tính liên tục hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, Bộ Tài chính nên nhanh chóng xem xét và ban hành chuẩn mực này căn cứ vào chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 570 nhằm nâng cao giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán. - Hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán Hiện nay, Bộ Tài chính đã ban hành 16 chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có văn bản nào hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực này. Do vậy, đã gây nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng chuẩn mực trong thực tế. Thiết nghĩ,Bộ Tài chính nên sớm ban hành một văn bản hướng hướng dẫn chuẩn mực. Kết luận Qua quá trình thực tập tại Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà nội, tuy thời gian ngắn nhưng em đã có những hiểu biết nhất định về quy trình tiến hành một cuộc kiểm toán cũng như các công việc cụ thể trong quá trình lập và phát hành báo cáo kiểm toán của công ty, những ưu điểm cũng như những mặt còn tồn tại. Ban Giám đốc Công ty cùng toàn thể nhân viên rất năng đông, nhiệt tình với công việc, luôn có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu của Công ty. Trong luận văn tốt nghiệp này, mặc dù đã có rất nhiều cố gắng để soạn thảo nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ bản thân nên luận văn còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của thầy giáo hướng dẫn và Ban giám đốc Công ty để chuyên đề được hoàn thiện. Em xin gửi lời cảm ơn tới thầy Vương Đình Huệ, xin cảm ơn sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của Ban giám đốc Công ty Kiểm toán và Kế toán Hà nội cũng như toàn thể các anh chị ở phòng nghiệp vụ 2 đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu thực tế và hoàn thành đề tài này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0265.doc
Tài liệu liên quan