Đề tài Hoàn thiện Quy chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC)

Năng suất lao động không ngừng tăng lên, đó là một quy luật. Tiền lương của người lao động cũng không ngừng tăng lên do tác dụng của các nhân tố khách quan. Nhưng giữa tăng tiền lương và tăng năng suất lao động có liên quan chặt chẽ với nhau. Ta sẽ đi giải thích mối quan hệ đó và tính hợp lí của nguyên tắc: bảo đảm năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân. Xét các yếu tố, các nguyên nhân trực tiếp làm tăng tiền lương và tiền lương bình quân là do trình độ tổ chức và quản lí sản xuất ngày càng hiệu quả hơn, Đối với năng suất lao động, ngoài những yếu tố gắn liền với việc nâng cao kĩ năng làm việc và trình độ tổ chức quản lí lao động như trên thì tăng năng suất lao động còn do các nguyên nhân khác như đối mới công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ trang bị kĩ thuật trong lao động, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên Có thể thấy là năng suất lao động có khả năng khách quan tăng nhanh hơn tiền lương bình quân.

doc91 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện Quy chế phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông tác trợ lí giám đốc, kiểm toán nội bộ, chuyên traác công tác Đảng, Công đoàn. Lspj = ( Vlsp : LĐql ) x Hlspj x Hnvj Trong đó: Vlsp : quỹ lương sản phẩm của khối quản lí. Vlsp = Vql – Vcsql Vlql : số lao động của khối quản lí ( tính theo ngày công và hệ số lương sản phẩm của các cá nhân trên). Hlspj : hệ số lương sản phẩm của cá nhân j được hưởng so với mức lương sản phẩm bình quân của 01 lao động khối quản lí. Hnvj : hệ số hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân j Bảng 2.3 :Bảng hệ số lương sản phẩm cá nhân của khối quản lí: TT Chức danh công việc Hệ số lương sản phẩm Ghi chú Trưởng phong, ban ,nhóm công ty 2.20 So với mức lương sản phẩm trung bình khối quản lí của công ty Phó phòng, ban. Nhóm công ty 1.85 Trưởng ban ACÁSIA 1.85 Quản lí dịch vụ Mega VNN 1.85 Trợ lí giám đốc 1.40 Trưởng nhóm M- Commerce 1.40 Kiểm toán nội bộ 1.30 Chuyên viên chuyên trách công tác Đảng 1.05 Chuyên viên chuyên trách công tác công đoàn 1.03 Lái xe 0.66 Nhân viên hành chính 0.55 Nhân viên thường trực 0.5 Cách tính hệ số hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân j + Trưởng phó các phòng ban quản lí, được hưởng hệ số hoàn thành nhiệm vụ bằng “ hệ số phòng” . Hệ số phòng được tính như sau: Hệ số phòng (Hp) = hệ số khối lượng x hệ số hoàn thành Công việc của phòng nhiệm vụ của phòng (1).Hệ số khối lượng công việc của phòng: - Tính điểm định mức công việc của cả phòng - Tính điểm định mức công việc bình quân của 01 lao đông của phòng - Hệ số KL công việc của phòng = (điểm định mức công việc bình quân của 01 lao động của phòng) / (điểm định mức công việc bình quân của 1 lao động của khồi quản lí). (2) . Hệ số hoàn thành nhiệm vụ của phòng: HShtnv = HSklht x 0.4 + HSclht x 0.3 + HSctnv x 0.2 + HShđc x 0.1 - HSklht : hệ số khối lượng công việc hoàn thành = điểm khối lượng công việc : 100( mẫu PL – 03) - HSclht : hệ số chất lượng công việc hoàn thành = điểm chất lượng công việc : 100 điểm chất lượng = (điểm clcv + điểm phạt cl ) / 2 Điểm clcv: điểm chất lượng thực hiện công việc trong tháng ( mẫu PL – 04) - HSctnv : hệ số công tác nội vụ = điểm công tác nội vụ : 100 Điểm công tác nội vụ : mẫu PL -01 - HShđc : hệ số tham gia hoật động chung = điểm hoạt động chung : 100 Điểm hoạt động chung : mẫu PL – 02 + Trợ lí giám đốc, kiểm toán nội bộ, chuyên trách công tác Đảng, công đoàn được lãnh đạo trực tiếp đánh giá hệ số hoàn thành nhiệm vụ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao. b.2. Đối với cá nhân khác trong khối quản lí : Vlsp2 Lspj = ĐIEMj x Hpi x (ĐIEM j x Hpi ) ĐIEM j = ĐIEM v Và ĐIEM v = Ap x Bp x Tđm x KLgiao x KLth x CLth Ap x Bp x Tđm = đơn công Trong đó -Lsp j : tiền lương sản phẩm của cá nhân j - Vlsp : quỹ lương sản phẩm của khối QL còn lại sau khi đã phân phối cho các chức danh công việc ở trên. - ĐIEMj : điểm để tính lương mà cá nhân j đạt được - Hpi : hệ số phòng I – đơn vị mà cá nhận j đang công tác - ĐIEM v: điểm đạt được của cá nhân j khi thực hiện công việc v - Ap : điểm mức độ phức tạp chủ quan của công việc (mẫu PL – 05) - Bp: điểm mức độ phức tạp khách quan của công việc v (mẫu PL – 06) - Tđm : tổng thời gian cần thiết để thực hiện công việc(đơn vị : phút) - Kl giao : khối lượng công việc được giao - Kl th : khối lượng công việc thực hiện - CLth : chất lượng hoàn thành công việc. 2.6.3. Cá nhân trong khối các đơn vị sản xuất : Tiền lương của các cá nhân cũng bao gồm lương chính sách và lương sản phẩm. Lương chính sách tính tương tự như các cá nhân trong khối quản lí. Lương sản phẩm được tính cụ thể như sau: V2sp i Lspj = ĐIEM j x ( DIEM j ) Trong đó : Lsp j : lương sản phẩm của cá nhân j V2sp : quỹ tiền lương SP của đơn vị sản xuất. ĐIEM j : điểm để tính lương của cá nhân j Điểm để tính lương của cá nhân được tính như sau : Đối với trưởng , phó đơn vị sản xuất : ĐIEM j ĐIEM tp(pp) = x NC tp(pp) x 2.2 (1,85) NC j Trong đó: ĐIEM tp(pp) : điểm để tính lương của trưởng,(phó) dơn vị. ĐIEM j : điểm để tính lương của cá nhân j NC j : ngày công thực tế của các cá nhân trong đơn vị NCtp(pp) : ngày công thực tế của trưởng (phó) đơn vị Trưởng, phó các đơn vị trực tiếp tham gia sản xuất : có thể áp dụng phương pháp chấm điểm cho lãnh đạo đơn vị theo các công việc thực hiện. Đối với các cá nhận khác ĐIEM j = ĐIEM v ĐIEMv : điểm đạt được của cá nhân j khi thực hiện công việc v ĐIEM v được tính như sau: + Trường hợp 1 : Đối với người lao động được khoán theo công việc ĐIEMv = Ap x Bp x Tđm x KLgiao x KLth x CLth Ap x Bp x Tđm = Đơn công + Trường hợp 2 : Đối với người lao động được khoán theo sản phẩm (hoặc doanh thu, lợi nhuận.. .) ĐIEM v được tính theo đơn giá trên một sản phẩm, số lượng sản phẩm hoàn thành cùng với việc thực hiện các chỉ tiêu chất lượng trên sản phẩm đã giao. Đơn giá và các chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm do đơn vị sản xuát tự xây dựng và được thống nhất trong đơn vị đồng thời báo cáo về công ty qua phòng TCLĐ. ĐIEM v = ĐG x KLth x CLth ĐG : đơn giá được tính cho 01 sản phẩm ( hoặc 1000đ DT hoặc 1000đ lợi nhuânj) KLth : khối lượng sản phẩm v ( hoặc DT hoặc LN ) thực hiện. CLth : chất lượng hoàn thành sản phẩm v ( do đơn vị quy định) Hàng tháng trưởng các đơn vị chấm điểm cho các cá nhân trong phòng mình theo các đầu mục công việc được ghi trong nhật kí công việc. Kết hợp với ngày công trong bảng chấm công và áp dụng vào công thức tính điểm để tính ra điểm tính lương của từng cá nhân. Tổng hợp các điểm của từng cá nhân của các phòng được đưa về phòng tổ chức lao động tổng hợp sau đó phòng tổ chức lao động chuyển lên cho phòng kế toán tài chính tính lương trả cho người lao động. Dưới đây ta xét các ví dụ về báo cáo nhật kí công việc hàng ngày của cá nhân, bảng chấm công và bảng đánh giá chấm điểm kết quả thực hiện công việc của từng cá nhân công ty. BÁO CÁO NHẬT KÍ CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY Từ ngày đến ngày Phòng : Ngày làm Người thực hiện Nội dung công việc Công việc hàng ngày Bảng 2.4 : BẢNG ĐÁNH GIÁ CHẤM ĐIỂM KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC Người được đánh giá : Đơn vị: STT Mã CV Tên CV Định mức Kế hoạch Đánh giá kết quả thực hiện Ap Bp Tđm (p) Đơn công KLgiao (dự kiến) Công LĐ kế hoạch (điểm) KLthực hiện(so với KL dự kiến) Công LĐ thực hiện(điểm) Chất lượng Công lao động trả lương (điểm) Chất lương công việc Thực hiện quy trình, quy chế, nội quy Tinh thần thái độ Hệ số chất lượng 1 2 3 4 5 6 7=4x5x6 8 9=7x8 10 11=9x10 12 13 14 15=(12x60 +13x20 +14x20)/100 16=11 x 15 Điểm v Tổng = Điểm j Giải thích công tác xác định điểm cho mỗi công việc(ĐIEM v): a. Mức độ phức tạp chủ quan : (mẫu PL – 05) Yếu tố cấu thành mức độ phức tạp chủ quan bao gồm : - Yếu tố kiến thức kinh nghiệm - Yếu tố kĩ năng - Yếu tố về trách nhiệm, tầm quan trọng. - Yếu tố về cường độ và môi trường làm việc Hệ số mức độ phức tạp chủ quan cho mỗi vị trí công việc được xác định là tổng điểm của các yếu tố cấu thành nên mức độ phức tạp trên. b. Mức độ phức tạp khách quan (mẫu PL – 06) Hệ số mức độ phức tạp khách quan được xác định trên cơ sở các điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện công việc. C . Thời gian định mức của công việc v : thời gian (phút) để hoàn thành công việc v(01 lần) đảm bảo yêu cầu chất lượng quy định. d. Khối lượng công việc được giao được tính bằng số lần giao để thực hiện hoặc 100%. e. Khối lượng công việc thực hiện trong tháng : được tính bằng tỉ lệ % giữa khối lượng công việc thực hiện với khối lượng công việc được giao theo kế hoạch. f. Hệ số chất lượng thực hiện công việc v : được tính theo 3 tiêu chí: - Chất lượng công việc thực hiện so với yêu cầu ( 60đ) - Việc chấp hành các quy chế, quy định, nghiệp vụ.(20đ) -Viêc chấp hành NQLĐ, thái độ làm việc(20đ) 2.7. Quy định về việc hưởng lương đối với một số trường hợp đặc biệt: - Người lao động nghỉ ngày lễ, nghỉ việc riêng (điều 73 của bộ luật lao động – đã được sửa đổi bổ sung năm 2002) được hưởng 100% tiền lương chính sách. - Người lao động nghỉ phép(điều 74,75,76,77 của Bộ luật lao đông – đã được sửa đổi bổ sung năm 2002) được hưởng 100 % lương thu nhập của công ty. - Người lao động nghỉ ốm, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Tiền lương do cơ quan Bảo hiểm xã hội địa phương chi trả. - Người lao động nghỉ việc để đi điều dưỡng, đi nghỉ mát theo tiêu chuẩn được hưởng 100% tiền lương chính sách. - Người lao động làm them giờ, làm việc vào ban đêm được hưởng lương làm them giờ, làm việc vào ban đêm theo quy định tại điều 61 của bộ luật lao động(đã được sửa đổi bổ sung năm 2002) - Người lao động đươc cử đi đào tạo ở nước ngoài : tiền lương được hưởng theo các quy chế hiện hành của Tập đoàn. - Người lao động được cử đi đào tạo ở trong nước : tiền lương được hưởng theo các quy chế hiện hành của Tập đoàn. Công ty quy định cụ thể mức lương và tiền thưởng được hưởng theo kết quả học tập như sau : *Học dài hạn ( từ 1 năm trở lên ): + Được hưởng 100% lương cơ bản và phụ cấp (nếu có) + Được hưởng lương sản phẩm theo kết quả học tập : Giỏi – 40%, Khá -32.5% ; Trung bình – 25%; Yếu – 0% so với tiền lương sản phẩm của người đó nếu làm việc bình thường. + Được hưởng tối đa 50 % mức tiền thưởng của người đó nếu làm việc bình thường. * Học ngắn hạn( dưới 01 năm) + Được hưởng 100 % lương cơ bản và phụ cấp ( nếu có) + Được hưởng lương sản phẩm theo kết quả học tập: Giỏi – 80 %, khá – 65.5% ; trung bình – 50% ; yếu -0%; so với tiền lương sản phẩm của người đó nếu làm việc bình thường. + Được hưởng tiền thưởng theo kết quả học tập : Giỏi – 100% ; Khá – 80 %; Trung bình – 60 %; Yếu – 0%. So với mức thưởng của người đó nếu làm việc bình thường. - Người lao động kí hợp đồng thử việc được trả mức lương 700.000 đ một tháng. - Người lao động kí hợp đồng ngắn hạn 1 năm được nhận mức lương đúng với bậc lưong đầu tiên của ngành. Bảng 2.5. Điểm tính lương sản phẩm của cán bộ phòng tổ chức lao động tháng 12 -2007 STT Họ tên Điểm Vũ Quang Thiều 65.565.230 Nguyễn Thanh Vân 67.222.000 Trịnh Thị Ngọc 59.345.210 Nguyễn Yên Trang 79.125.560 Tô Thị Mai Loan 71.640.333 Nguyễn Thị Cẩm 60.389.000 Nguyễn Ngọc Hà 72.556.000 Nguyễn Thị Hiên 63.896.450 Nguyễn Thị Luyến 75.238.000 Đỗ Thuý Nga 62.565.000 Lê Ngọc Hưng 61.352.295 Nguyễn Thị Mai 74.986.000 2.7. Đánh giá kết quả thực hiện quy chế trả lương của người lao động tai công ty : 2.7.1.Sự thoả mãn của người lao động với quy chế trả lương: Thông qua phát phiếu điều tra tới 30 cán bộ công ty trả lời cho câu hỏi : anh (chị) có thoả mãn với tiền lương sản phẩm hiện giờ của mình hay không? Với đáp án lực chọn là hài lòng, bình thường, chưa hài lòng. Thu đuợc kết quả như sau: Như vậy có gần 50% hài long với cách tính toán lương sản phẩm mà công ty dang áp dụng, 27 % còn lạo không hài long và 13 % không có ý kiến gì. Qua đánh giá hồi quy mẫu có thể nói là quy chế trả lương mà công ty đang áp dụng chưa thu được kết quả cao. Các đối tượng đánh giá về các công thức tính lương mà công ty đang áp dụng chưa cụ thể rõ ràng, và chưa sát với công sức lao động mà họ bỏ ra, người lao động không theo dõi được quá trình tính điểm và tính lương của mình. 2.7.2. Vấn đề tiền lương bình quân: Sự biến động tiến lương, thu nhập bình quân của Công ty giai đoạn 2005 – 2007 như sau : Bảng 2.6 Tình hình thu nhập của nhân viên công ty năm 2005 -2006 Đơn vị : đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Thu nhập bình quân tháng 4.145.000 4.293.000 5.685.000 Tiến lương bình quân tháng 4.017.000 4.245.000 4.912.000 (nguồn : phòng kế toán tài chính ) Bảng số liệu trên cho thấy: Tiền lương và thu nhập bình quân tháng của nhân viên công ty tăng qua các năm. Điều này là hoàn toàn hợp lí vì theo phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty có xu hướng tăng lên, các sản lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thị tăng và doanh thu thuần qua các năm đều tăng. Tiền lương bình quân chiếm 80% thu nhập là điều tương đối hợp lí vì kết câú tiền thưởng của công ty dành cho người lao động. Tuy nhiên, tốc độ tăng tiền lương bình quân qua các năm nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân cho thấy tiền thưởng của công ty và các khoản thu nhập khác ngoài lương mà công ty dành cho nhân viên có xu hưóng giảm. Mức thu nhập, tiền lương của công ty hiện nay (hơn 5 và 4 triệu) là tương đối cao so với các công ty nhà nước khác. Điều này cũng góp phần lớn giúp người lao động ổn định cuộc sống và tăng khả năng khuyến khích người lao động. Nhưng mức này chưa cao so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhất là trong thời gian hiện nay giá cá sinh hoạt tăng cao làm cho mức tiền lương thực tế chưa hẳn đã cao. 2.7.3.Những ưu điểm của quy chế trả lương mà công ty áp dụng: Quy chế trả lương của công ty phần lớn dựa trên cách tính điểm cho từng nhân viên . Các hệ số tính lương cũng đựoc tính toán bằng hình thức cho điểm. Kết quả lương hàng tháng của người lao động trong khối sản xuất và bộ phận nhân viên thuộc khối quản lí được tồn tại dưới hình thức cho điểm. Người lao động trong công ty chỉ theo dõi được điểm của các đơn vị mà không thấy thực tế tiền lương của các cán bộ trong các đơn vị. Điều này làm giảm mâu thuẫn nội bộ giữa các nhân viên khi so sánh mức tiền lương mình được nhận so với những người khác. Vì tính lương sản phẩm dựa hoàn toàn vào công việc chấm điểm cho các công viêc thực hiện trong tháng nên làm tăng ý thức viết nhật kí công việc hàng ngày của công nhân viên. Họ ý thức được báo cáo nhật kí công việc hàng ngày là căn cứ để tính lương chính xác, gắn với kết quả thực hiên công việc của mình. Điều này làm một mặt đã giúp công ty quản lí tốt các hoạt động tác nghiệp của người lao động. Việc tính toán lương của các cá nhân, đơn vị được áp dụng theo công thức một cách khoa hoc cho thấy sự đầu tư của công ty cho công tác tiền lương là tương đối cao. Điều này hoàn toàn hợp lí vì công ty có một số lượng lao động lớn và khối lượng hoạt động sản xuất kinh doanh lớn. Công tác trả lương cho người lao động trong trung tâm luôn được tiến hành kịp thời, đúng hạn quy định đảm bảo tiền lương của người lao động có tính ổn định thường xuyên đem lại sự yên tâm cho người lao động. 2.7.4. Những thiếu xót của quy chế trả lương : Việc tính lương theo điểm đôi khi không phản ánh chính xác công sức lao động mà họ bỏ ra vì những người làm công tác chấm điểm trong quá trình thực hiện nhiều khi không tránh được sự thiếu xót, bỏ xót hoặc mang màu sắc chủ quan nên có thể gây nên chấm không chính xác điểm số của người lao động. Các cách tính toán hệ số tính lương và cách tính điểm để tính lương cho công nhân viên tương đối phức tạp, khó hiểu, dễ dẫn đến tính nhầm. Việc tính toán các điểm số này thường giao cho cán bộ am hiểu công tác tính lương tính xong thực tế thì công việc chấm điểm tính lương thường do các trưởng phòng các đơn vị chấm cho từng nhân viên. Vì thế nếu những người này không nắm vững công thức thì sẽ dẫn đến tính nhầm, hoặc mất thời gian tính toán lâu. Công tác định mức cho lao động quản lí chưa đựoc cụ thể hoá. Đinh mức lao động của lao đông quản lí dùng để tính hệ số khối lượng công việc của phòng chưa được nêu rõ nên gây khó khăn cho công tác tính điểm cho lao động quản lí trong công ty. Thực tế là Công ty đã đặt hợp đồng với Trường Kinh tế quốc dân để tính toán định mức lao động và các cán bộ tiền lương đang đưa các chỉ tiêu này vào quy chế nhằm hoàn thiện quy chế. Là một doanh nghiệp nhà nước việc thăng tiến, bổ nhiệm cán bộ quản lí của các phòng ban thường dựa vào thâm niên công tác, đồng thời đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học chiếm phần lớn nhưng trong quy chế trả lương các hệ số thâm niên và các hệ số khuyến khích nếu là thạc sĩ thì trả lương có tăng thêm đều không có. Việc khen thưởng của VDC thực tế được tiến hành thường xuyên cả về khuyến khích tài chính lẫn phi tài chính nhưng không được nêu rõ trong quy chế trả lương. Điều này làm cho chính sách thu hút nhân tài bị hạn chế và việc theo dõi tình hình trả lương, tâm lí thoả mãn trong công bằng trả lương của người lao động bị giảm. Điểm cho mức độ phức tạp chủ quan của các công việc còn thấp. (Đánh giá điều này dựa vào PL – 05). Các yếu tố đưa ra đánh giá còn ít. Cần thêm nhiều yếu tố nữa. CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY CHẾ TRẢ LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU VDC 3.1.PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY NĂM 2008: 3.1.1. Định hướng Bình ổn tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh. Xác định vai trò điều tiết của doanh nghiệp nhà nước đối với thị trường và xã hội. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị trong Tập đoàn để tạo sức mạnh tổng hợp, nhằm đạt mục tiêu chung của Tập đoàn. Hợp tác với buư điẹn tỉnh và các đại lí để chiếm giữ thị trường và cung cấp dịch vụ. Thực hiện quy hoạch dịch vụ trên cơ sở phân tách các lớp của dịch vụ và tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ. Đồng thời triển khai quy hoạch lại cấu trúc mạng lưới và định hướng phát triển đến năm 2010. Tối ưu hoá mạng Core VNN thành trục duy nhất, phân mạng hợp lí để chông nghẽn cục bộ. Tập trung phát triển các dịch vụ tiềm năng như dịch vụ băng rộng, dịch vụ giá trị tăng, các dịch vụ trực tuyến, dịch vụ thông tin cho di động, internet băng rộng, dịch vụ E Commerce, triển khai Wifi, wimax phù hợp với nhu cấu từng địa bàn. Tăng cường phát triển dịch vụ internet cho các mảng thị trường giáo dục, ytế nông thôn, vùng sâu vùng sa. Tiếp tục đẩy mạnh hướng phát triển và thực hiện các dự án CNTT trong ngành, cung cấp các giải pháp CNTT phục vụ quản lí, điều hành sản xuất kinh doanh cho các đơn vị trong ngành. Mở rộng các thị trường ngoài ngành, đặc biệt tập trung vào các lĩnh vực giáo dục, ytế, và các bộ, ngành, các Tổng công ty lớn, có chiến lược chú trọng vào các địa bàn và các dự án lớn. 3.1.2. Các chỉ tiêu kế hoạch năm 2008 : TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch đăng kí 2008 KH2008/ TH2007 I Doanh thu 1 Tổng doanh BC – VT thu phát sinh Tỉ đồng 515 107% Tổng doanh BC_VT thu phát sinh ( không mua bán hàng hoá) Tỉ đồng 485.551 107% 2 Tổng doanh thu thuần BC – VT Tỉ đồng 1000 121% II Sản lượng – Thuê bao phát triển 1 Mega VNN Thuê bao 900.000 180% 2 Internet trực tiếp Thuê bao 4000 102% 3 Frame Relay Thuê bao 300 44% 4 IP VPN Thuê bao 2000 114% 3.2.Các giải pháp hoàn thiện quy chế trả lương: 3.2.1. Hoàn thiện các bước xác định mức độ phức tạp của công viêc Các bước thực hiện xác định mức độ phức tạp của công việc: Bước 1 : Xây dựng các quy trình quản lí, sản xuất và định danh theo quy định Bươc 2 : Xác định biên bản giao việc - Đối với trường hợp CVNV không giữ chức vụ lãnh đạo : xác lập biên bản giao việc giữa Trưởng bộ phận( thừa lệnh Giám đốc kí và đống dấu ) với từng CBCNV của bộ phận mình. - Đối với cán bộ là lãnh đạo đơn vị, bộ phận: lập bản phân công trách nhiệm giữa các lãnh đạo, có xác nhận của Giám đốc đơn vị, kí tên, đóng dấu. Bước 3 : Lập bản mô tả công việc : Xây dựng bản mô tả công việc cho mỗi nội dung công việc được giao. Với mỗi nội dung công việc cần được mô tả cụ thể các chi tiết sau : - Các nội dung, chực năng cần thực hiện - Trách nhiệm quyền hạn của người thực hiện công việc - Định mức về thời gian thực hiện công việc - Điều kiện làm việc - Các tiêu chuẩn đối với người thực hiện.: về trình độ kinh nghiệm, tuổi tác, phong cách tính tình Bước 4 : Xác định mức độ phức tạp công việc : Dựa vào bản mô tả công việc, chấm điểm để xác định mức độ phức tạp của công việc - Lãnh đạo các bộ phận có trách nhiệm xác định hệ số mức độ phức tạp công việc của vị trí công việc thuộc bộ phận mình báo cáo về công ty. - Hệ số mức độ phức tạp công việc được giám đốc phê duyệt bằng quýêt định - Hệ số mức độ phức tạp công việc được đơn vị xem xét điều chỉnh bổ sung định kì hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của đơn vị. 3.2.2.Hoàn thiện việc xác định mức độ hoàn thành công việc Việc xác định mức độ hoàn thành công việc theo khối lượng và chất lượng công việc được xác định hàng tháng Căn cứ vào kết quả hoạt động của từng cá nhân người lao động, trưởng đơn vị được giám đốc uỷ quyền xem xét và xác định mức độ hoàn thành công việc trong tháng của từng cá nhân của bộ phận mình quản lí. 3.2.3.Một số kiến nghị về phương pháp phân phối : Tạm ứng lương tháng : Lương chính sách tạm ứng 100%. Lương sản phẩm : theo kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và toàn công ty trong tháng, đánh giá chấm điểm của lãnh đạo phòng đối với cá nhân trong tháng, thời điểm từ 2 đến 3 lần/ tháng vào các ngày 10,20,30 hàng tháng. Quyết toán lương năm: Lưong sản phẩm: theo kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và toàn công ty trong năm. Đánh giá chấm điểm của lãnh đạo phòng đối với cá nhân. Xem xét của phó giám đốc về chấm điểm của lãnh đạo phòng đối với cá nhân trong năm ở các đơn vị mà phó giám đốc phụ trách. Phê duyệt của giám đốc công ty về điểm chấm của lãnh đạo đối với cá nhân trong năm. 3.2.4.Hoàn thiện một số chế độ trả lương khác: a. Trả lương trong thời gian thử việc : Căn cứ của nhà nước : - Quy định của nhà nước về thời gian thử việc - Quy định của nhà nước mức tối thiểu trả cho người lao động thử việc(70% tiền lương của cán bộ công nhân viên bình thường ) - Đặc điểm của ngành : cần bao nhiêu thời gian tìm hiểu và làm quen với công việc như cán bộ viên chức bình thường( theo công ty thì 3 tháng là cần thiết ) Dựa vào những căn cứ trên có thể quy định trả lương trong thời gian thử việc như sau : Cán bộ viên chức đang trong thời gian thử việc( ngoài ngành chuyển đến, sinh viên mới ra trường ) theo quy định của pháp luật lao động được trả 70% lương chế độ. Sau thời gian thử việc nếu được tuyển dụng chính thức thì được trả 100% tiền lương chế độ và trả tiền lương theo quy định khoán đối với đơn vị. b..Trả lương khi chuyển sang làm công việc khác trong công ty thì được trả theo nguyên tắc: “ làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì được hưởng lương theo công việc đó chức vụ đó”. Trường hợp công việc mới có mức lương thấp hơn công việc trước thì được trả như sau : - Cán bộ viên chức được chuyển sang làm công việc khác không quá 60 ngày theo quy định tại điều 34 của luật lao động, nếu công việc mới chức vụ mới có hệ số lương thấp hơn công việc cũ thì bảo lưu phần chênh lệch đó cho đến hết thời gian tạm chuyển. - Cán bộ viên chức được chính thức ban lãnh đạo công ty điều động sang làm công việc khác( trừ đối tượng trong mục trên). Nễu công việc mới có chức danh công việc thấp hơn trước khi điều động thì được bảo lưu phần chênh lệch trong thời hạn tối đa là 6 tháng. - Cán bộ viên chức xin làm công việc khác và được lãnh đạo công ty đồng ý thì được nhận tiền lương theo công việc mới không bảo lưu công việc cũ. c. Trả lương cho người lao động tạm nghỉ hoặc ngừng việc: Thời gian nghỉ để điều trị tai nạn lao động được tính theo quy định tại điều 16 nghị đinh 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ với mức quy định theo công thức sau : Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của TLtnlđ = Tháng trước khi nghỉ TNLĐ x Số ngày nghỉ Ngỳa công chế độ tháng TNLĐ - Tiền lương cho người lao động bị tạm giữ tạm giam và thời gian nghỉ tạm đình chỉ công việc theo khoản 3 điều 67 và theo điều 92 của bộ luật lao độnh thì tiền lương được tạm ứng có mức bằng 50 % tiền lương chính sách của tháng liền kề. Thời gian bị đình chỉ công việc không quá 15 ngày, trong trường hợp đặc biệt cũng không quá 3 tháng. Hết hạn đình chỉ công việc, người lao động phải tiếp tục làm việc. Nếu người lao động không có lỗi , Công ty trả đủ lương và phụ cấp theo nghị định 25 /và 26 của Chính phủ trong thời gian tạm đình chỉ. d.Tiền lương đối với những lao động được tiếp nhận từ đơn vị khác : - Đối với công nhân viên chức trong ngành bưu điện chuyển đến thì được hương lương như sau : + Bảo lưu bậc lương cơ bản ( lương chính sách) + Lương khoán làm việc ở chức danh nào thì hưởng lương theo chức danh đó.( Do giám đốc quyết định) - Đối với công nhân viên chức ngoài ngành bưu điện chuyển đến thì tiếp nhận làm việc ở chức danh nào thì hương lương theo lương chính sách và lương khoán ở chức danh đó.( do giám đốc quyết định). 3.2.5.Các giải pháp hỗ trợ : a. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tiền lương: Nhìn chung nước ta, trong những năm trước đây, do chưa thấy được vai trò của hoạt động quản trị nhân lực đối với sự phát triển chung của các tổ chức, doanh nghiệp nên các đơn vị thường không coi trọng vai trò của đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức lao động nói chung và công tác tiền lương nói riêng vì thế trong các tổ chức, kế cả các doanh nghiệp có số lượng lao động lớn , công tác này thường mang tính chất kiêm nhiệm, đội ngũ lao động này thường mỏng về số lượng và yếu về chất lượng. Những năm gần đây, ở nước ta, các doanh nghiệp đã nhận thấy vai trò to lớn của đội ngũ này nên các doanh nghiệp đã đầu tư nhiều vào tuyển dụng và đào tạo nâng cao đội ngũ này cả về số lượng và chất lượng. Trong các văn phòng công ty hoặc tập đoàn lớn, nhiều đơn vị đã tách các cán bộ làm công tác tiền lương và cán bộ làm công tác tổ chức ra thành hai phòng, ban nhằm nâng cao tính chuyên trách của các công tác này. Tuy nhiên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thi hoạt động này nói chung còn yếu và còn cần phải đầu tư nhiều. Ỏ VDC thì cán bộ làm công tác tiền lương được chú trọng rất nhiều. Có một phó phòng đảm nhiệm riêng về hoạt động này và một cán bộ phụ trách cùng trong phòng chuyên trách( phòng Tổ chức lao động). Các phòng ban khác cũng tham gia vào công tác tính lương cho đơn vị mình. Các cán bộ tham gia công tác chấm điểm đều có trình độ đại học và trên đại học( do trưởng các phòng ban chấm cho đơn vị mình). Mặc dù vậy khối lượng công việc về mảng tiền lương ở VDC khá lớn, bao gồm cả vấn đề tiền lương của các đơn vị thuộc khối văn phòng công ty và chính sách tiền lương cho các trung tâm, mà chỉ có 2 người đảm nhiệm vai trò này. Vì vậy gây khó khăn cho cán bộ chuyên trách trong việc tác nghiệp và ổn định cuộc sống vì khối lượng công việc lớn, phải hoàn thành theo khoán công việc nên các cán bộ tiền lương nhiều khi phải đem công việc về nhà làm. Trong thời gian tới công ty nên bổ sung them một hoặc hai người làm công tác tiền lương, đồng thời phải cho họ tham gia học thêm những lớp nghiệp vụ ngắn hạn về tiền lương vì hiện nay xoay quanh vấn đề tiền lương cũng có những đổi mới như tiền lương tối thiếu, lương thu hút,vì vậy họ cần tiếp thu những cái mới để tác nghiệp có hiệu quả. b. Tiến hành phân tích công việc: Trong công tác lao động tiền lương một số doanh nghiệp thường mắc phải các vấn đề như : Các nhân viên không hiểu rõ nhiệm vụ quyền hạn của mình, các nhân viên tỏ ra bất mãn vì họ cho rằng mức lương thưởng không phù hợp với năng lực và nỗ lực của họ, doanh nghiệp gặp tình trạng lúc thiếu lúc thừa lao động do thiếu căn cứ để xác định nhu cầu về lao động, Để giải quyết các vấn đề đó doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành phân tích công việc. Phân tích công việc là quá trình thu thập và sử lí thông tin một cách có hệ thống. Nhờ có phân tích công việc mà các hoạt động quản trị nhân lực nói chung và hoạt động tiền lương trong doanh nghiệp được giải quyết tốt. Cụ thể với công tác tiền lương, nhờ phân tích công việc mà doanh nghiệp có thể xây dựng một chế độ lương thưởng công bằng hơn. Với khối lượng công việc lớn hơn các yêu cấu về kĩ năng cao hơn cần chế độ lương cao hơn và ngược lại. Ở VDC công tác phân tích công việc đang được tiến hành nhằm định mức lao động cho cán bộ quản lí. Dưới đây em xin trình bày một tham khảo về các bước tiến hành phân tích công việc nhằm giúp công ty thực hiện tốt hơn vấn đề này : Bươc 1 : Xác định mục đích phân tích công việc, qua đó xác định thông tin cần thu thập về công việc một cách chính xác. Bước 2 : Xem xét các thông tin cơ bản có liiên quan ví dụ như : cơ cấu tổ chức của VDC, các vị trí có trong công ty theo chức vụ công việc, các chức năng của các phòng ban, các công việc cụ thể trong phòng ban Bước 3 : Lực chọn người thực hiện công việc tiêu biểu để phân tích: Lựa chọn ai sẽ là người quan sát phỏng vấn, liệu đó có phải người đạt mức xuất sắc hay đạt yêu cầu. Bước 4 : Thu thập thông tin về công việc : Xác định các thông tin về công việc cần thu thập, Thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin, lựa chọn phương pháp thu thập thông tin. Để thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin cần : Liệt kê tất cả các thông tin về công việc cần thu thập và mức độ cần phải tìm hiểu đối với từng thông tin; chuyển thông tin thành các câu hỏi dưới dạng các câu hỏi mở, câu hỏi đóng hoặc câu hỏi lựa chọn. Các phương pháp thu thập thông tin thường dùng như : phỏng vấn, điều tra bằng phiếu câu hỏi, quan sát, nhật kí công việc, Tình huống cấp thiết bất ngờ. Để lựa chọn phương pháp thu thập thông tin cần căn cứ vao : bản chất công việc, đặc điểm của người thực hiện công việc, ngân quỹ và thời gian, ưu và nhược điểm từng phương pháp. Bước 5 : Thẩm định kết quả phân tích: kiểm tra, xác minh độ chính xác của thông tin đối với mỗi thành viên trong đơn vị mình. Bước 6 : Viết các tài liệu về công việc: bản mô tả công việc, Bản yêu cầu về chuyên môn công việc, bản tiêu chuẩn kết quả công việc. Trên cơ sở phân tích công việc, công ty cần xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn chức danh công việc nhằm quy định rõ mỗi chức danh công việc thì cần những yêu cầu và những quy định gì Trên cơ sở đó xác định được nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban trong năm kế hoạch, sau đó xác định số lượng biên chế cho từng phòng ban. Làm được điều này giúp cho công ty không xảy ra tình trạng thừa thiếu lao động, hiệu quả làm việc của mỗi người đều tăng vì các lí do sau: khối lượng công việc nhiều hơn buộc họ phải hoàn thành, quỹ tiền lương không đổi trong khi số người hưởng lương giảm đi kéo theo tiền lương của mỗi người sẽ tăng lên làm tăng tác dụng kích thích của tiền lương. c.Tạo động lực : Trong quy chế trả lương của VDC có thể đề cập đến hình thức thưởng mặc dù thực tế VDC có thực hiện điều này thông qua việc xây dựng quỹ tiền lương khuyến khích cho lao động giỏi, lao động có thành tích Thực tế trong thời gian thực tập tại VDC em có thấy công ty thưởng cho lao động đạt chỉ tiêu vượt mức kế hoạch, thưởng cho lao động được kết nạp vào đảng... Nhằm hoàn thiện hơn các hình thức thưởng của công ty em xin đề xuất một số hình thức thưởng mà công ty có thể áp dụng : - Hình thức thưởng từ lợi nhuận : hình thức thưởng này dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh mà người lao động tạo ra. - Hình thức thưởng do tiết kiệm vật tư : là hình thức thưởng hết sức hữu ích đối với không chỉ khối sản xuất mà cả khối quản lí. Nó có tác dụng khuyến khích nhân viên nâng cao trách nhiệm trong sử dụng, bảo quản tốt vật tư nhằm giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. - Hình thức thưởng sáng chế: Với những phát minh sáng chế mới của lao động đều được thưởng. Đặc biệt VDC là một công ty có nhiều phong ban nghiên cứu ứng dụng phần mềm nên việc sáng tạo các phần mềm tin học là một công việc phổ biến của nhiều nhóm cán bộ. Việc áp dụng hình thức thưởng này sẽ có tác dụng khuyến khích tốt. Đối tượng thưởng là: những người đã kí hợp đồng xác định thời hạn từ một năm trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn,. Điều kiện thưởng : Có thành tích và hoàn thành nhiệm vụ được giao hoặc vượt chỉ tiêu đề ra. Nguồn khen thưởng lấy từ quỹ khuyến khích mà công ty trích lập hàng năm. Mức tiền thưởng do giám đốc công ty quyết định. Các giải pháp tạo động lực cho người lao động ngoài hình thức thưởng còn nhiều hình thức khuyến khích tinh thần khác. Để nâng cao đời sống tinh thần công ty cần tăng cường các hoạt động văn nghệ, thể thao giải trí cho người lao động. Các hoạt động này có thể tổ chức trong nội bộ công ty hoặc giao lưu với các tổ chức khác, nhằm giúp nhân viên trong công ty có một đời sống tinh thần phong phú và thoải mái hơn. Trong quy chế khen thưởng của công ty cần chú ý : khi sử dụng các hình thức thưởng phải chú ý tới chất lượng sản phẩm để tránh trường hợp người lao động chú ý tới tiền thưởng mà bỏ qua chất lượng. Ngoài thưởng vật chất có thể áp dụng các hình thức khuyến khích khác như khen ngợi động viên của lãnh đạo. Thực tế VDC có áp dụng các hính thưởng tặng bằng khen cho các cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc có cống hiến nhiều năm cho công tyVí dụ như bằng khen cho cá nhân đảm nhiệm tôt chức danh trợ lí giám đốc trong sự nghiêpj 10 năm của VDC từ 1997 -2007. d.. Công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng: Tiền lương của người lao động trả theo chế độ khoán phụ thuộc rất lớn vào sản phẩm làm ra. Với VDC thì sản phẩm làm ra của công ty là các sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Đối với các sản phẩm về phần mềm và dịch vụ lien quan đến viễn thông thì đều có các máy móc thiết bị và những phần mềm kiểm tra chất lượng. Tuy nhiên với công tác kiểm tra chất lượng này thì máy móc chỉ kiểm tra được tính kĩ thuật là phần mềm này có sử dụng được hay không mà không kiểm tra được tính kinh tế của sản phẩm.. Vì phần mềm cũng như giải một bài toán, có rất nhiều cách dẫn đến kết quả như nhau nhưng cách ngắn hay và không tốn công sức thì máy lại không kiểm tra được. Điều này đòi hỏi một đội ngũ công nghệ thông tin phải thành thạo và chuyên nghiệp cả trong khâu sản xuất cũng như kiểm tra. Đối với đội bán hàng thì sản phẩm chính là số lượng sản phẩm dịch vụ bán ra. Số lượng sản phẩm tiêu thụ được xác định bằng phiếu giao nhận và hợp đồng kinh tế giữa VDC và khách hàng. Để giảm những vấn đề nảy sinh khi mua bán thì phải tăng cường công tác nghiệm thu sản phẩm. KẾT LUẬN Thời gian thực tập cuối khoá đã kết thúc cũng là lúc em hoàn thiện và khẳng định về kiến thức chuyên ngành kinh tế lao động mà em nghiên cứu suốt 4 năm trên ghế nhà trường. Một khối lượng kiến thức đồ sộ được truyền đạt bởi tâm huyết của thầy cô đến sinh viên nhưng vì điều kiện không cho phép nên em không thể chứng minh được tất cả những gì đã học. Bởi vậy sau khi thực tập tai công ty VDC, trong khuôn khổ của chuyên đề thực tập em xin chọn nghiên cứu đề tài; Hoàn thiện quy chế trả lương của công ty VDC. Trong chuyên đề này trước hết em hệ thống lại được phần nào kiến thức chuyên ngành đã học, đặc biệt là kiến thức về công tác tiền lương. Sau đó áp dụng các phương pháp đã học và cùng với tài liệu của công ty em đã phân tích những nội dung trong quy chế trả lương của công ty, đồng thời cùng việc phát phiếu thăm dò mức độ hài long của nhân viên trong công ty về quy chế trả lương đang áp dụng, từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện quy chế trả lương của công ty. Cuối cùng do hạn chế về số liệu thu thập được và hạn chế về kiến thức nên trong chuyên đề thực tập này còn nhiều hạn chế, em xin được có ý kiến đóng góp sửa chữa của thầy cô Công ty Điện toán và truyền số liệu BIỂU CHẤM ĐIỂM CÔNG TÁC NÔI VỤ Đơn vị đánh giá : Năm 200 Mẫu PL - 01 Đoen vị được đánh giá: STT Nội dung Điểm chuẩn Trọng số Điểm chấm Tổng điểm có trọng số Nhận xét a b 1 2 3 4=2x3 5 Công tác xây dựng kế hoạch 100 Quản lí tiến độ thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị. 100 Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch vè điều chỉnh cho phù hợp 100 Phân công nhiệm vụ rõ ràng và hợp lí trong lãnh đạo và nhân viên 100 Quản lí việc sử dụng lao động, việc thực hiện nội quy, quy định ( kỉ luật lao động, thời gian làm việc, ngày công của người lao động) 100 Đánh giá kết quả làm việc của tập thể và cá nhân trong đơn vị, công bằng, đảm bảo có tác dụng tốt trong lao động sản xuất. 100 Xây dựng, tổ chức, triển khai, quản lí, tốt các chương trình, nội dung thi đua của đơn vị. Đề xuất kịp thời, đúng mức các nội dung khen thưởng kỉ luật. 100 Có phương pháp quản lí hệ thống các tài liệu liên quan đến hoạt động chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, đảm bảo kết quả tốt trong các chương trình kiểm tra đánh giá nội bộ 100 Thực hiện công tác bảo mật, an ninh, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, tự vệ quốc phòng toàn dân. 100 Quản lí tổ chức các hoạt động nội vụ. Đảm bảo trật tự vệ sinh nơi làm việc theo quy định, môi trường làm việc sạch đẹp. 100 Thực hiện trách nhiệm và nội dung báo cáo thường xuyên , định kì, đột xuất. 100 Thực hành nghiêm chỉnh các chế độ tài chính hiện hành, thực hiện tiết kiệm. 100 Thực hiện các yêu cầu đột xuất. 100 Cộng Hà nội, ngày tháng năm 200 Ghi chú: Người đánh giá Cột 2 : Trọng số người đánh giá tự ghi Cột 3 : điểm chấm, theo thang điểm 100 Điểm công tác nội vụ = Tổng côt 4 / Tổng cột 2 Cột 5 ghi nhận xét để giải thích kết quả chấm điểm cho nội dung tương ứng. MẪU PL -02 Công ty điện toán và truyền số liệu Đơn vị đánh giá........ Đơn vị được đánh giá........ BIỂU CHẤM ĐIỂM CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG CHUNG stt Nội dung Điểm chuẩn Trọng số Điểm chấm Tổng điểm có trọng số Nhận xét a b 1 2 3 4=2*3 5 Đóng góp cho các hoạt động của Đảng 100 10 Đóng góp cho các hoạt động của công đoàn 100 10 Đóng góp cho các hoạt động của đoàn TNCSHCM và các đoàn thể công tác xã hội khác. 100 10 Tham gia các phong trào chung 100 10 Đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh, phong phú. 100 10 Đoàn kết nội bộ 100 10 Tổng điểm 600 60 Hà nội ngày tháng năm Cột 2 trọng số người đánh giá tự ghi Người đánh giá Cột 3 điểm chấm theo thang điểm 100 Điểm hoạt động chung = Tổng cột 4 / tổng côt 1 Cột 5 ghi nhận xét để giải thích kết quả chấm điểm cho nội dung tương ứng. Công ty Điện toán và Truyền số liệu MẪU PL -03 Đơn vị đánh giá Đơn vị được đánh giá CHẤM ĐIỂM KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC stt Nội dung Điểm chuẩn Trọng số Điểm chấm Tổng điểm có trọng số Nhận xét a b 1 2 3 4=2*3 5 1 100 2 100 3 100 .. 100 cộng Hà nội ngày tháng năm Ghi chú Người đánh giá Cột 2 trọng số người đánh giá tự ghi Cột 3 điểm chấm theo thang điểm 100 Điểm khối lượng bằng tổng cột 4 / tổng cột 2 MẪU PL -04 Công ty điện toán và truyền số liệu CHẤM ĐIỂM CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC Đơn vị đánh giá. Đơn vị được đánh giá.. stt Nội dung Điểm chuẩn Trọng số Chấm điểm chất lượng theo 4 tiêu chí Tổng điểm có trọng số Nhận xét Chất lượng triển khai CV Mức độ bao quát CNNV Tiến độ thực hiện Thực hiện quy định QC Tổng điểm 4 tiêu chí 40 10 30 20 a b (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=((3)*40+(4)*10+(5)*30+(6)*20)/100 (8)=(2)*(7) (9) 1 100 2 100 3 100 .. 100 Cộng Điểm chất lượng = Tổng côt 8/ tổng cột 2 Hà nội ngày tháng năm Người đánh giá MẪU PL -05 BẢNG TÍNH ĐIỂM CHO CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỨC ĐỘ PHỨC TẠP CHỦ QUAN CỦA CÔNG VIỆC - Điểm mức độ phức tạp cho mỗi công việc được xác định bằng tổng điểm của 4 yếu tố cấu thành và được tính điểm theo các biểu dưới đây - Hệ số mức độ phức tạp của mỗi vị trí công việc được xác định là điểm mức độ phức tạp của vị trí công việc đó chia cho điểm vị trí công việc đơn giản nhất. 1 . Yếu tố kiến thức và kinh nghiệm : Biểu 1. Trình độ đào tạo do công việc đòi hỏi MỨC CẤP TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CÔNG VIỆC THEO YÊU CẦU ĐIỂM 1 Học hết phổ thông trung học hoặc phổ thông cơ sở có qua lớp đào tạo nghiệp vụ từ 3 đến 6 tháng 1 2 Học hết phổ thông trung học có qua lớp đào tạo nghiệp vụ từ 6 tháng đến dưới 1 năm 2 3 Học hết phổ thông trung học có qua lớp đào tạo nghiệp vụ từ 12 đến 18 tháng, đào tạo sơ cấp 3 4 Qua đào tạo trung cấp(đúng người) 4 5 Qua đào tạo cao đẳng (đúng nghề) 5 6 Tốt nghiệp đại học 7 7 Tốt nghiệp đại học (đúng nghề) và phải qua một lớp đào tạo ngắn hạn chuyên sâu. 9 8 Tốt nghiệp nhiều bằng đại học(ít nhất 02 bằng, ít nhất 01 bằng đúng nghề) hoặc tốt nghiệp đại học (đúng nghề.) và phải đào tạo sau đại học chuyên sâu. 10 9 Trên đại học đúng nghề và ít nhất 01 bằng đại học có liên quan đến nghề đang làm và được đào tạo qua một lớp chuyên đề chuyên sâu. 15 Biểu 2 : Thâm niên làm việc và mức độ tích luỹ công việc. MỨC THỜI GIAN VÀ MỨC ĐỘ TÍCH LUỸ CÔNG VIỆC YÊU CẦU ĐIỂM 1 Làm được ngay, hoặc chỉ thời gian tích luỹ dưới 01 tháng 1 2 Cần có thời gian tích luỹ từ 01 đến 6 tháng 1.5 3 Phải có thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, mức độ công việc giản đơn, lặp lại ít thay đổi. 2 4 Có đòi hỏi mức thời gian nắm được công việc , am hiểu và thạo việc . Mức độ công việc hơi phức tạp 3 5 Đòi hỏi phải có 2 đến 3 năm tích luỹ mới thành thạo công việc , mức độ công việc lặp lại nhưng khá phức tạp , có kinh nghiệm trong công việc và trong quản lí. 4.5 6 Đòi hỏi phải nắm vững bản chất và thông thạo với công việc có nhiều thay đổi với những xử lí khá phức tapj có ảnh hưởng lớn đến SXKD, cớ nhiều kinh nghiệm trong công việc và trong công tác quản lí, đòi hỏi có trên 5 năm tích luỹ. 6 7 Đáp ứng yêu cầu mức 6, đồng thời cần tích luỹ kinh nghệm về tổ chức phân công lao động, tổ chức hợp tác quy mô vừa độc lập tự chịu trách nhiệm. 8 8 Đáp ứng yêu cầu mức 7 , đồng thời tích luỹ kinh nghiệm về tổ chức phân công lao động trong quá trình lao động ở quy mô tương đối lớn, xử lí tổng hợp các kiến thức và tri thức kinh tế xã hội. 9 9 Đáp ứng yêu cầu mức 8 , Cần có kinh nghịêm tích luỹ về tổ chức, phân công lao đông ở quy mô khá lớn. 10 2.Yếu tố kĩ năng Biểu 3 : tính tư duy chủ động sáng tạo MỨC MỨC SÁNG TẠO TỔ CHỨC XỬ LÍ CÔNG VIỆC ĐIỂM 1 Công việc đơn giản không đòi hỏi sự sáng tạo 1 2 Công việc đòi hỏi sự sáng tạo ở mức thấp 2 3 Công viêc đòi hỏi phải thu thập, suy nghĩ và giải quyết thông tin theo quy định có sẵn 3 4 Công việc phải thu thập sử lí bằng nhiều thông tin, phải nhớ, phải chủ động XD những phương án, biện pháp,quy chế để thực hiện linh hoạt 5 5 Công việc đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều, liên tục phải xử lí thông tin, phải dùng trí nhớ nhiều. Phải chủ động xây dựng phương án, tìm tòi biện pháp để hoàn thiện và giải quyết những công việc phức tạp, nhũng mâu thuẫn nảy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. 7 6 Công việc đòi hỏi phải suy nghĩ nhiều, liên tục phải xử lí thông tin , phải dùng trí nhớ nhiều. Phải chủ động xây dựng phương án, tìm mọi biện pháp để hoàn thiện và giải quyết những công việc phức tạp, nhiều mâu thuẫn nảy sinh đa dạng và yêu cầu tính độc lập sáng tạo cao 9 7 Công việc đòi hỏi phải suy nghĩ, lựa chọn thông tin rất phức tạp mang tính tổng hợp tình hình thông tin kinh tế xã hội, phải phân tích hiện trạng, yêu cầu phải tự tổng hợp và thiết kế phương án trong điều kiện khá phức tạp , vận dụng thành tựu khoa học sáng tạo/ 15 Biểu 4 : Mức độ hợp tác của công việc MỨC YÊU CẦU SỰ HỢP TÁC TỔ CHỨC PHỐI HỢP TRONG CÔNG VIỆC ĐIỂM 1 Công việc mang tính riêng lẻ không đòi hỏi hợp tác với những người khác 1 2 Công việc phải hợp tác với một số đối tượng đơn giản 2 3 Công việc phải hợp tác với nhiều đối tượng có liên quan, có giữ vị trí phối hợp xây dựng nội dung. Phươngán. 4 4 Công việc đòi hỏi phải có sự phối hợp nhiều đối tượng khác mà cá nhân giữ vị trí chủ yếu tập hợp và đề xuất phương an nội dung trong khuôn khổ quy định. 5 5 Công việc đòi hỏi phải có một tập thể nghiên cứu mà cá nhân ở vị trí chủ trì trong việc thiết kế, lập chương trình, hướng dẫn các hoạt động đa dạng , phức tạp và linh hoạt . Quá trình thực hiện phải bàn bạc xử lí các mâu thuẫn có tác động đến người khác 7 6 Công việc đòi hỏi phải hợp tác với hàng loạt chuyên gía ( tầm chiến lược) khác để thiết kế, lập chương trình, tổng hợp phân tích đánh giá xử lí, phải có sự lựa chọn cán bộ và tổ chức lao động cho những người khác (ở quy mô lớn), đòi hỏi phải có sự tiếp xúc , va chạm xã hội có tác động đến các phương án kinh tế, quy mô lớn. 10 Biểu 5 : Sự nhạy bén khi xử lí công việc MỨC SỰ NHẠY BÉN CÔNG VIỆC YÊU CẦU ĐIỂM 1 Công việc giản đơn không đòi hỏi sự nhạy bén 1 2 Công việc đòi hỏi sự nhạy bén ở mức độ giản đơn , mang tính máy móc, theo đúng quy chế quy trình có sẵn. 2.5 3 Công việc đòi hỏi sự nhạy bén linh hoạt, khéo léo( ở mức độ bình thường) mới đảm bảo được thực hiện ccông việc 4 4 Công việc đòi hỏi có sự nhạy bén, linh hoạt, khéo léo ở mức độ hơi phức tạp mới hoàn thành công việc 6 5 Công việc đòi hỏi có sự nhạy bén linh hoạt , tiếp cận với các lĩnh vực đa dạng , phức tạp, đòi hỏi phải có giải pháp tốt mới đảm bảo được thực hịên công vịêc. 8 6 Công việc đòi hỏi phải rất nhạy bén, linh hoạt tiếp cận với môi trường đa dạng , đòi hỏi phải có kĩ năng 12 7 Công việc đòi hỏi phải rất nhạy bén, linh hoạt, tiếp cận với môi trường đa dạng, đòi hỏi phải có kĩ năng, kĩ sảo mới hoàn thành công việc 15 Biểu 6 : khả năng thuyết phục MỨC KĨ NĂNG THUYẾT PHỤC DO CÔNG VIỆC ĐÒI HỎI ĐIỂM 1 Công viêc không cần thuyết phục những người khác 0.5 2 Công việc cần phải thuyết phục một số lượng người(hay khách hàng) tương đuơng một nhóm 2.5 3 Công việc cần phải thuyết phục một số lượng người(hay khách hàng) tương đương một phòng ban. 3.5 4 Công việc cần phải thuyết phục số lượng người ( hay khách hàng) tương đối lớn(tương đương một đơn vị). 5 5 Công việc cần phải thuyết phục số lượng người ( hay khách hàng) tương đối lớn( tương đương một đơn vị gồm nhiều thành viên. 10 Biếu 7: Năng lực lãnh đạo MỨC NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO DO CÔNG VIỆC ĐÒI HỎI ĐIỂM 1 Công việc không cần năng lực lãnh đạo 0.5 2 Công việc cần lãnh đạo một nhóm nhỏ 2 3 Công việc cần lãnh đạo một phòng ban của công ty 5 4 Công việc cần lãnh đạo một đơn vị nhỏ tương đương một trung tâm của công ty/. 10 5 Công việc cần lãnh đạo một đơn vị lớn( tương đương công ty) 15 3) Yếu tố trách nhiệm, tầm quan trọng Biểu 8a : trách nhiệm trong công việc(áp dụng cho cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo) MỨC YÊU CẦU TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG VIỆC ĐIỂM 1 Công việc giản đơn chỉ cần kiểm tra sơ bộ 0.5 2 Công việc hơi phức tạp cần kiểm tra từng phần 2 3 Công việc đòi hỏi phải quán xuyến rộng nhưng không phức tạp, cần kiểm sự làm viêc của một nhóm người hoặc có trách nhiệm ở phạm vi nhỏ/ 3 4 Công việc đòi hỏi phải quán xuyến rộng, cần kiểm tra và chịu trách nhiệm các phần việc của một số đối tượng, công đoạn với phạm vi tương đối lớn/ 4 5 Công việc cần quán xuyến kiểm tra và chịu trách nhiệm cao và phức tạp về các phần việc nhiều đối tượng.công đoạn ở phạm vi lớn, có quy mô lớn. ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động SXKD 6 Biểu 8b . trách nhiệm trong công việc ở mức độ cao và phức tạp(áp dụng đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo) MỨC YÊU CẦU TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG VIỆC ĐIỂM 1 Phó phòng ban thuộc trung tâm 10 2 Phó phòng ban thuộc công ty, Kế toán trưởng, trưởng phòng ban đài thuộc trung tâm/ 12 3 Trưởng phòng, ban thuộc công ty. Phó giám đốc trung tâm 14 4 Giám đốc trung tâm 16 5 Phó giám đốc, kế toán trưởng công ty 18 6 Giám đốc công ty 20 Biểu 9 Trách nhiệm đối với phương tiện tài sản MỨC TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VÀ TÀI SẢN ĐIỂM 1 Trách nhiệm không lớn đối với phương tiện 0.5 2 Trách nhiệm lớn đối với các phương tiện tài sản dễ mất dễ hư hỏng 3 Biểu 10 : trách nhệm với tính mạng con người MỨC TRÁCH NHIỆM ĐỐI VỚI TÍNH MẠNG CON NGƯỜI ĐIỂM 1 Công việc không đòi hỏi trách nhiệm đối với tính mạng con người 0.5 2 Công việc đòi hỏi phải có trách nhiệm đối với tính mạng con người 3.0 Biểu 11 : trách nhiệm trong quan hệ đối ngoại MỨC YÊU CẦU TIẾP XÚC ĐỐI NGOẠI ĐIỂM 1 Công tác không cần có tiếp xúc đối ngoại 0.5 2 Công việc cần phải có tiếp xúc đối với những vấn đề giản đơn, với các đối tượng ổn định 1.5 3 Công việc phải thường xuyên tiếp xúc , xử lí nhiều vấn đề khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau 3 4 Công việc đòi hỏi tiếp xúc với nhiều đối tượng, nhiều cơ quan, nhiều lĩnh vực khác nhau- phải đối thoại xử lí chính xác, phải trao đổi truyền đạt các thông tin. 5 5 Công tác đòi hỏi tiếp xúc với nhiều đối tượng, nhiều cơ quan, nhiều lĩnh vực khác nhau, phải đối thoại và xử lí chính xác, phải trao đổi truyền đạt các thông tin để định hướng cho sự phát triển của đơn vị. 9 4/ Yêu tố về cường độ và môi trường lao động Biểu 12 : mức cường độ lao động về thể lực MỨC MỨC CƯỜNG ĐỘ LAO ĐỘNG VỀ THỂ LỰC ĐIỂM 1 Làm việc trong tư thế thoải mái, phải đi lại nhưnh ở mức độ bình thường 0.5 2 Làm việc trong tư thế không thuận lợi hoặc đi lại nhiều sự bận rộn trung bình 1.0 3 Phải cử đông đi lại khá nhiều sự bận rộn liên tục trong ngày, phải mang vác nặng, tư thế làm việc không thuận lợi 2.0 Biểu 13: mức độ tập trung về thần kinh trí tuệ MỨC YÊU CẦU CÔNG VIỆC VỚI ĐỘ CĂNG THẲNG ĐIỂM 1 Mức căng thẳng thần kinh và sự tập trung bình thường, thoải mái 0.5 2 Phải có sự tập trung chú ý theo từng thời điểm 1.5 3 Công việc phải có sự tập trung chú ý căng thẳng phần lớn trong quá trình thực hiện 3 4 Công việc phải có sự tập trung rất lớn suốt quá trình thực hiện. phải chịu đựng về mặt tự chủ và sự phản ứng nhanh nhạy 5 Biếu 14: Cường độ làm việc về trí não MỨC YÊU CẦU CÔNG VIỆC ĐÒI HỎI ĐIỂM 1 Suy nghĩ mức bình thường, xử lí những thông tin đơn giản không cần nhớ 0.5 2 Luôn phải suy nghĩ và giải quyết những thông tin, thỉnh thoảng phải tập trung suy nghĩ và nhớ, xử lí thông tin phức tạp 1.5 3 Phải suy nghĩ nhiều, liên tục phải xử lí thông tin( có nhiều) phải dùng trí nhớ nhiều 3 4 Phải suy nghĩ căng thẳng, xử lí lụă chọn những thông tin rất phức tạp đồng thời phải nhớ 5 Biểu 15 : mức độ độc hại, nguy hiểm của môi trường làm việc MỨC MỨC ĐỘC HẠI NGUY HIỂM TRONG CÔNG VIỆC ĐIỂM 1 Môi trường làm việc bình thường 0.5 2 Phải tiếp xúc bởi các yếu tố như ánh sáng chói, nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, bụi, tia laze 1 3 Môi trường làm việc có yếu tố hoá học như chất độc, hơi khí, chất phóng xạ, sóng điện từ, mức độ tương đối cao. 2 4 Làm việc trong môi trường có yếu tố hoá học như chất độc, hơi khí, chất phóng xạ, song điện từ ở mức độ cao, dễ gây ra bệnh nghề nghiệp. 3 MẪU PL – 06 XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ PHỨC TẠP KHÁCH QUAN CỦA CÔNG VIỆC Các yếu tố cấu thành mức độ phức tạp khách quan bao gồm các yếu tố bên ngoài( không phải do chính bản than công việc đòi hỏi) có tác động tới quá trình thực hiện công việc của người lao động, cụ thể là : - Các điều kiện về công cụ lao động phục vụ thực hiện công việc - Các khó khăn thuận lợi về hoàn cảnh, môi trường thực hiện công việc - Các điều kiện về hệ thống quản lí - Các yếu tố bất khả kháng khác tác động trong quá trình thực hiện công việc. Hệ số mức độ phức tạp khách quan tỉ lệ nghịch với các yếu tố cấu thành mang tính thuân lợi và tỉ lệ thuận với các yếu tố cấu thành mang tính khó khăn trong quá trình thực hiện công việc. Và được xác định cụ thể như sau: Hệ số 1.00 1.02 1.02 1.06 1.08 1.10 mức độ tương ứng Các yếu tố cấu thành mang tính thuận lợi Các yếu tố cấu thành mang tính khó khăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7462.doc
Tài liệu liên quan