Để đáp ứng được đòi hỏi đặt ra đối với hoạt động kiểm toán khoản mục tài sản cố định kiểm toán viên cần không ngừng tìm hiểu nghiên cứu để có hiểu biết ngày một sâu sắc, toàn diện về công tác quản lý, hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp giữa tài sản cố định và các khoản mục khác trên báo cáo tài chính.
94 trang |
Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC) thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ịnh hao mòn TSCĐ phải đầy đủ, xác định đủ cho tất cả các tài sản theo quy định.
Việc ghi chép vào sổ sách kế toán đã đúng đắn hay chưa
Tính chính xác
Việc xác định khấu hao TSCĐ được tính toán một cách chính xác
Việc xác định hao mòn TSCĐ tăng hoặc giảm trong kỳ đã chính xác về mặt giá trị
Tính hợp lý
Thời gian khấu hao TSCĐ ấn định cho tài sản là hợp lý, tuân thủ theo đúng quy định hiện hành
Tính nhất quán
Phương pháp tính khấu hao trong kỳ phải nhất quán
Phân loại và trình bày
Báo cáo tài chính phải đầy đủ các thông tin về: phương pháp, tỷ lệ khấu hao TSCĐ đơn vị đang áp dụng, những khác biệt trong việc xác định tỷ lệ khấu hao TSCĐ so với quy định hiện hành.
Bảng 2.4: Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối vói khoản mục hao mòn TSCĐ
STT
Các vấn đề cần tìm hiểu
Trả lời
Tham chiếu
1
Việc trích khấu hao TSCĐ tại đơn vị được thực hiện theo chu kỳ như thế nào (tháng, quý, năm)
2
Nguyên tắc trích khấu hao tại đơn vị
3
Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi khấu hao và hao mòn TSCĐ tại đơn vị
Nhận xét:
Bảng 2.3: Thủ tục phân tích đối với khoản mục hao mòn TSCĐ
Nội dung
KTV
Tham chiếu
Phân tích biến động chi phí khấu hao giữa các kỳ (tháng, năm) kết hợp với kiểm tra tình hình tăng giảm TSCĐ để tìm ra những điều chỉnh bất thường
Ước tính mức khấu hao rồi so sánh với mưc khấu hao thực của đơn vị đã tính. Nếu có biến động lớn sẽ kiểm tra chi tiết kỹ hơn
Bảng 2.4: Kiểm tra chi tiết đối với khoản mục hao mòn TSCĐ
Chương trình làm việc
Tham chiếu
Người thực hiện
Ngày
1. Đối chiếu
1.1 - Đối chiếu số dư đầu kỳ so với báo cáo tài chính năm trước (đã được kiểm toán hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt)
1.2 - Đối chiếu giữa sổ chi tiết hao mòn TSCĐ và sổ tổng hợp và sổ tổng hợp với BCTC, bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ và hao mòn TSCĐ
1.3 – So sánh tỷ lệ khấu hao của năm nay so với năm trước của từng loại tài sản. Nếu có sự biến động về tỷ lệ khấu hao cần tìm hiểu rõ nguyên nhân đơn vị thay đổi tỷ lệ khấu hao đang áp dụng
2. Đối chiếu tổng nguyên giá TSCĐ với nguyên giá TSCĐ để tính khấu hao, nếu có chênh lệch phải tìm rõ nguyên nhân
3. Phân tích số phát sinh trong kỳ của tài khoản hao mòn TSCĐ theo đối ứng tài khoản. Tìm ra những đối ứng bất thường
4. Mức khấu hao TSCĐ phát sinh trong năm phải tuân thủ theo nguyên tắc: (KH TSCĐ nănm nay = K TSCĐ tăng – KH TSCĐ giảm)
5. Kiểm tra số phát sinh hao mòn TSCĐ tăng trong kỳ:
- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ phải nhất quán
- Tỷ lệ khấu hao TSCĐ phải đúng theo qui định hiện hành
Nếu tỷ lệ khấu hao TSCĐ đơn vị đang áp dụng khác so với quy định của Bộ tài chính thì phải có văn bản chấp thuận của các cơ quan chức năng (Phô tô lại văn bản chấp thuận này)
- Kiểm tra theo tỷ lệ % hoặc chọn mẫu để kiểm tra cách tính khấu hao TSCĐ tăng trong kỳ (Nêu rõ điều kiện chọn mẫu). Khấu hao TSCĐ phải thục hiện đúng theo quy định hiện hành.
- S ố khấu hao TSCĐ của TS tăng trong năm được tính toán phải được xác định theo nguyên tắc “ Tròn tháng”
- Đối chiếu mức khấu hao tài sản tăng trong năm với chi phí khấu hao TSCĐ, nếu có chênh lệch phải kiểm tra rõ nguyên nhân tại sao
- Đối chiếu chi phí khấu hao TSCĐ với khoản mục chi phí trên biểu chi phí, kiểm tra tính phù hợp giữa việc phân loại chi phí (Chi phí quản lý, chi phí bán hàng…) với việc phân loại tài sản theo mục đích sử dụng
6. Kiểm tra phát sinh giảm hao mòn trong kỳ
- Kiểm tra căn cứ xác định hao mòn TSCĐ trong kỳ
7. Đối chiếu chi phí khấu hao TSCĐ với TK ngoài bảng (TK 009). Kiểm tra tính hợp lý chung của việc tăng, giảm và sử dụng tài khoản 009 – “ Nguồn vốn khấu hao cơ bản”
8. Kiểm tra giấy tờ làm việc và điền đủ tham chiếu
2.2.2 Thực hiện kiểm toán:
Mặc dù chương trình kiểm toán được thiết kế cho hai Công ty ABC và XYZ là như nhau nhưng trên thực tế khi tiến hành, kiểm toán viên của ATC đã thực hiện kiểm toán một cách linh hoạt tùy thuộc vào từng Công ty. Cụ thể các bước công việc được tiền hành như sau:
2.2.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát:
Bằng các thủ tục quan sát, phỏng vấn đối với Ban giám đốc, kiểm toán viên đã thu thập thông tin cần thiết như sau:
Công ty ABC:
Đối với công ty ABC do đánh giá ban đầu vể rủi ro kiểm soát là cao do đó kiểm toán viên không chú trọng thực hiện các thủ tục kiểm soát mà để tiết kiệm thời gian kiểm toán viên tiến hành ngay các thủ tục kiểm tra cơ bản. (Kiểm toán viên đã không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế cho công ty ABC theo chương trình kiểm toán).
Công ty XYZ:
Bảng 2.5: Trích dẫn giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khách hàng XYZ
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Tham chiếu
Bước công việc: thử nghiệm kiểm soát
Năm tài chính
Ngày thực hiện
Người thực hiện:
Chi tiết: phỏng vấn và kiểm tra các sổ sách, qui định liên quan đến TSCĐcủa khách hàng.
Kết quả:
Tiêu chuẩn xác định TSCĐ tại đơn vị: tất các tài sản của Công ty XYZ đều hình thành từ việc mua sắm trực tiếp trên thị trường, kế toán hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ khi tài sản mua về có giá trị lớn hơn mười triệu đồng VN.
Việc mua sắm TSCĐ mới do Ban giám đốc phê duyệt căn cứ trên nhu cầu sản xuất của các đơn đặt hàng mới hoặc khi có đề nghị từ phía đội kiểm soát chất lượng sản phẩm sản xuất, thông báo tình hình các thiết bị hiện tại không đủ chất lượng để phục vụ cho sản xuất.
Công ty có thực hiện việc kiểm kê TSCĐ do một Ban kiểm kê được thành lập gồm 3 người: Phó giám đốc, trưởng phòng kế toán, 2 tổ trưởng sản xuất. Thủ tục kiểm kê bao gồm đếm số lượng các thiết bị và đối chiếu với sổ sách.
Việc nhận TSCĐ mua mới về có lập biên bản giao nhận TSCĐ
Công ty không có tài sản thuê tài chính
Công ty đăng ký áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng trên cơ sở hướng dẫn của Quyết định 206/2003/QĐ- BTC.
Kết luận:
Rủi ro kiểm soát được đánh giá đúng như nhận định ban đầu khi lập kế hoạch kiểm toán.
2.2.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích:
Để hỗ trợ cho các thủ tục kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên đã thực hiện các thủ tục phân tích sau:
Công ty ABC:
Phân tích tính hợp lý trong việc đầu tư mua sằm TSCĐ qua các năm
Để phân tích mức độ hợp lý trong đầu tư mua sắm TSCĐ, kiểm toán viên đã tập hợp số liệu về doanh thu thuần, nguyên giá TSCĐ qua các năm, từ năm 1998 đến năm 2004 và có được biểu đồ trên. Từ biểu đồ trên có thể thấy việc đầu tư mua sắm TSCĐ của Công ty ABC là có hiệu quả, doanh thu thuần tăng lên cùng chiều với việc tăng nguyên giá TSCĐ. Đặc biệt trong năm 2002 do có sự đầu tư lại hệ thống thiết bị máy móc nên năng lực sản xuất của doanh nghiệp tăng lên rõ rệt.
Xem xét biến động của khoản mục nguyên giá TSCĐ trong năm 2004
Để phân tích biến động của khoản mục TSCĐ, kiểm toán viên đã tiến hành so sánh số liệu của nguyên giá TSCĐ qua hai năm 2003 và năm 2004, sau đó xác định ra tỉ suất biến động, qua thủ tục phân tích này kiểm toán viên có thể đưa ra nhận định về tính hợp về biến động của TSCĐ trong tương quan với các loại tài sản khác của doanh nghiệp đồng thời xác định được trọng tâm của các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Đối với công ty XYZ, kiểm toán viên thu được kết quả sau:
Bảng 2.6: Trích dẫn giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về thủ tục phân tích biến dộng TSCĐ Công ty XYZ
Chỉ tiêu
31/12/2004
31/12/2003
Biến động
Tỷ lệ %
TSLĐ và ĐT ngắn hạn
44,185,372,001
44,504,721,856
-319,349,855
-1%
Tiền
3,678,984,000
4,789,912,500
-1,110,928,500
-23%
Các khỏan phải thu
18,970,654,799
13,789,341,956
5,181,312,843
38%
Hàng tồn kho
21,456,752,244
25,870,678,340
-4,413,926,096
-17%
TSLĐ khác
78,980,958
54,789,060
24,191,898
44%
TSCĐ và ĐT dài hạn
540,489,627,182
527,660,608,636
12,829,018,546
2%
TSCĐ hữu hình
538,301,976,285
525,472,957,739
12,829,018,546
2%
TSCĐ vô hình
2,187,650,897
2,187,650,897
0
0%
Tổng TS
584,674,999,183
572,165,330,492
12,509,668,691
2%
Qua bảng phân tích trên có thể thấy trong năm biến động của nguyên giá TSCĐ hữu hình trong năm là khá lớn xét trên số tuyệt đối, nguyên giá TSCĐ vô hình không có biến động trong năm, kiểm toán viên sẽ không phải thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết với các nghiệp vụ tăng hay giảm TSCĐ vô hình.
Đánh giá tính hợp lý của chi phí khầu hao trích trong năm:
Kiểm toán viên đã áp dụng phương pháp tỷ suất để đánh giá mức độ hợp lý của nguyên giá và giá trị khấu hao TSCĐ, so sánh kết quả tính toán giữa các năm tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Tuy nhiên kiểm toán viên đã không lưu lại kết quả tính toán trên giấy tờ làm việc.
Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Sau khi thực hiện các thủ tục kiểm soát và thủ tục phân tích, kiểm toán viên tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết theo chương trình kiểm toán đã thiết kế, bao gồm các bước sau:
- Kiểm toán khoản mục TSCĐ
- Kiểm toán khoản mục hao mòn TSCĐ
- Tổng hợp các bằng chứng kiểm toán và thực hiện các bút toán điều chỉnh phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán
Nội dung cụ thể kiểm toán viên đã thực hiện như sau:
Kiểm toán khoản mục TSCĐ:
Công ty XYZ:
Mục tiêu của kiểm tra tổng hợp số dư tài khoản TSCĐ là nhằm khẳng định số dư này thât sự tồn tại và chính xác về mặt giá trị. Để đạt được mục tiêu này kiểm toán viên đã lần lượt xác minh số dư đầu kỳ của tài khoản TSCĐ, phát sinh tăng và phát sinh giảm trong kỳ:
Đối với số dư đầu kỳ: vì Công ty XYZ là khách hàng mới ATC nên kiểm toán viên phải xác minh lại sơ dư đầu kỳ bằng cách đối chiếu giữa sổ cái TK 211 với sổ chi tiết các tài khoản TSCĐ. Kiểm toán viên đồng thời phải kiểm tra hồ sơ TSCĐ nhằm khẳng định quyền sở hữu hợp pháp của đơn vị đối với TSCĐ bao gồm các biên bản bàn giao TSCĐ, hợp đồng mua, biên bản nghiệm thu, hóa đơn bán hàng. Qua kiểm tra kiểm toán viên không phát hiện được chênh lệch nào nên khẳng định số dư đầu kỳ của TK 211 là trung thực và hợp lý.
Đối với phát sinh tăng: kiểm toán viên tiến hành kiểm tra sổ Cái tài khoản, đối chiếu với sổ chi tiết và bảng cân đối số phát sinh. Đồng thời để khẳng định các nghiệp vụ phát sinh được phản ánh đầy đủ, kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh trong năm và tiến hành kiểm tra như sau:
TSCĐ tăng trong năm là do mua sắm và xây dựng cơ bản hoàn thành:
Tăng do mua sắm: kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết bằng cách đối chiếu các chứng từ gốc có liên quan như: hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao, biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng đối chiếu số liệu trên chứng từ gốc với sổ liệu trên sổ sách, thủ tục kiểm tra này đồng thời xác minh được tính có thật và tính đầy đủ của các nghiệp vụ phát sinh. Cụ thể kiểm toán viên đã chọn mẫu và kiểm tra các TSCĐ mua mới trình bày trong giấy tờ làm việc như sau:
Bảng 2.7: Trích dẫn giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên về kiểm tra tính có thật và tính đầy đủ của các nghiệp vụ phát sinh đối với Công ty XYZ
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Tham chiếu:
Bước công việc: Kiểm tra nghiệp vụ mua mới TSCĐ
Năm tài chính:
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
Chi tiết:
Tên tài sản
Mô tả
Giá trị
Chứng từ, sổ sách tiến hành kiểm tra
Máy ép nước hoa quả
Mua mới, nhập khẩu từ Malaysia
1,876,980,768
hồ sơ nhập khẩu, quyết định mua TSCĐ được phê duyệt bởi Ban giám đốc, biên bản giao nhận TSCĐ, sổ chi tiểt và sổ cái TK 211
Máy điều hòa công nghiệp National
Mua mới
83,456,743,990
hóa đơn bán hàng, hóa đơn giá trị gia tăng, biên bản giao nhận TSCĐ, quyết định mua TSCĐ được phê duyệt của giám đốc, đơn đề nghị mua của tổ trưởng sản xuất phân đội 1, sổ chi tiểt và sổ cái TK 211
….
Kếtquả:
Các nghiệp vụ mua mới TSCĐ đều hợp lý, có thực và được ghi nhận chính xác trên sổ sách kế toán
Tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành: Trong năm công ty có đầu tư xây dựng thêm một xưởng sản xuất với số phát sinh quyết toán công trình là 8,970,653,219 đồng, kiểm toán viên đã xem xét Quyết định của Ban giám đốc Công ty, Biên bản nghiệm thu công trình, quyết toán công trình, kiểm tra bảng tổng hợp chi phí phát sinh cùng các chứng từ kèm theo. Qua kiểm tra kiểm toán viên kết luận giá trị công trình được hạch toán là hợp lý, các chi phí phát sinh là có thực. Cụ thể các chi phí phát sinh và kết chuyển thông qua tài khoản 241 được tổng hợp như sau:
Bảng : Trích dẫn giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên về kiểm tra giá trị quyết toán công trình xây dựng bàn giao của Công ty XYZ
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Tham chiếu:
Bước công việc: tính giá công trình xây dựng cơ bản hoàn thành
Năm tài chính:
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
Mục đích:
Để đảm bảo tính định giá của Công trình xây dựng cơ bản hoàn thành thông qua việc kiểm tra tính có thực và hợp lý của các chi phí phát sinh
Chi tiết: tiến hành kiểm tra quyết định của Ban giám đốc, Biên bản quyết toán công trình, Biên bản bàn giao công trình, chứng từ của các chi phí phát sinh bao gồm:
Tổng hợp các chi phí phát sinh:
Nguyên vật liệu:
6,507,048,153
Nhân công
1,478,590,145
Chi phí thiết kế:
321,476,890
Hệ thống thiết bị điện nước
573,897,455
Chi phí san lấp mặt bằng
89,640,576
Tổng cộng:
8,970,653,219
Kết luận:
Giá trị của công trình là hợp lý, các chi phí phát sinh có đầy đủ hoá đơn chứng từ hợp lệ.
Đối với phát sinh giảm: trong năm các phát sinh giảm TSCĐ chủ yếu là do nghiệp vụ thanh lý TSCĐ, tổng phát sinh giảm TSCĐ trong năm là: 2,782,715,440 Đồng, toàn bộ là các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ hữu hình. Kiểm toán viên đã đối chiếu giữa sổ Cái các tài khoản TSCĐ với Bảng kê TSCĐ, qua kiểm tra kiểm toán viên không phát hiện thấy chênh lệch nào, các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ đều tuân thủ theo qui định.
Từ số liệu của số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng, giảm trong kỳ đã được xác minh, kiểm toán viên tính ra số dư cuối kỳ và đối chiếu số dư này với số dư trên báo cáo tài chính của đơn vị tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2004. Căn cứ trên số liệu này và các sai phạm phát hiện được trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh cần thiết và số liệu sau kiểm toán.
Bảng 2.6: Trích dẫn giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên về kiểm tra số liệu tổng hợp khoản mục TSCĐ công ty XYZ
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Tham chiếu:
Tên tài khoản: 211
Năm tài chính:
Bước công việc: Kiểm tra số liệu tổng hợp
Người thực hiện:
Ngày thực hiện:
SDĐK
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
SDCK
TK 211 - TSCĐ Hữu hình
525,472,957,739
15,611,733986
2,782,715,440
529,331,323,066
Nhà cửa vật kiến trúc
182,453,182,760
8,970,653,219
182,453,182,760
Máy móc thiết bị
325,897,544,768
5,768,908,770
124,567,810
331,541,885,728
Phương tiện vận tải
15,876,908,321
856,732,190
2,654,937,180
14,078,703,331
Thiết bị dụng cụ quản lý
1,245,321,890
15,439,807
3,210,450
1,257,551,247
Trong quá trình kiểm tra số dư TK 211, đối chiếu với biên bản kiểm kê TSCĐ của đơn vị kiểm toán viên cũng phát hiện một số tài sản không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ (giá trị nhỏ hơn 10 triệu đồng) theo quyết định 206/2003/QĐ – BTC như sau:
Bảng 2.7: Trích dẫn giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về các tài sản ghi nhận sai theo quy định về TSCĐ của Công ty XYZ
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Tham chiếu
Bước công việc: kiểm tra chi tiết khoản mục TSCĐ
Năm tài chính:
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
Chi tiết:
Kiểm tra Biên bản kiểm kê TSCĐ của khách hàng, đối chiếu số dư với sổ sách và báo bảng cân đối kế toán
Kết quả:
Một số TS có giá trị không thoả thoả mãn điều kiện ghi nhận TSCĐ theo qui định hiện hành. Bao gồm như bảng sau:
Tên tài sản
Số lượng
Nguyên giá
Hao mòn lũy kế
Giá trị còn lại
Máy tính Sam Sung
3
21,373,500
18,910,620
2,462,880
Máy tính ĐNA
2
13,621,800
9,863,560
3,758,240
Máy tính IBM
2
18,249,300
4,578,906
13,670,394
Máy in laser 1210
2
8,641,752
4,456,027
4,185,725
Máy in laser 1200
1
4,260,880
1,321,786
2,939,094
Máy ĐH National
4
34,802,800
18,234,652
16,568,148
Tivi Sony
1
7,680,600
321,757
7,358,843
Tổng cộng
108,630,632
57,687,308
50,943,324
Kết luận:
Việc ghi nhân sai qui định làm cho khoản mục Nguyên giá TSCĐ bị ghi nhận tăng so với thực tế là 108,630,632 VNĐ, khoản mục hao mòn TSCĐ bị ghi nhận tăng 507,687,3087 VNĐ. Cần đưa ra bút toán điều chỉnh và kiến nghị với khách hàng về việc ghi nhận sai quy định của các TS nêu trên
Công ty ABC:
Đối với công ty ABC kiểm toán viên cũng thực hiện việc kiểm tra theo các bước như trên, tuy nhiên Công ty ABC là khách hàng cũ của ATC, nên có mốt số điểm khách biệt như sau:
Đối với số dư đầu kỳ kiểm toán viên chỉ tiến hành đối chiếu giữa số dư đầu kỳ này và số dư tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2003 do ATC đã tiến hành kiểm toán.
Đối với các nghiệp vụ tăng TSCĐ kiểm toán viên không tiến hành chọn mẫu mà kiểm tra tất cả các nghiệp vụ phát sinh do số lượng nghiệp vụ không nhiều. Kết quả kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng TSCĐ được thể hiện trong giấy tờ làm việc như sau:
Bảng 2.8: Trích dẫn giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên về kiểm tra chi tiết TSCĐ tăng trong năm của Công ty ABC
Tên khách hàng: Công ty ABC
Tham chiếu:
Bước công việc: Kiểm tra chi tiết mua mới TSCĐ
Năm tài chính:
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
Chi tiết: Kiểm toán viên kiểm tra toàn bộ nghiệp vụ mua mới titiaTSCĐ phát sinh trong năm. Cụ thể như sau:
TSCĐ
Mô tả
Nguyên giá
Ghi chú
Nhà cửa
Nâng cấp trần chống nắng
13,768,980
Các chi phí phát sinh có chứng từ hợp lệ
2 máy dệt
Nhập khẩu từ Nhật Bản
999,564,199
Đã kiểm tra Bộ hồ sơ nhập khẩu, hoá đơn thanh toán, Biên bản bàn giao TSCĐ
1 máy hút bụi vải
Máy hút bụi công nghiệp nhập khẩu từ Đức
542,406,993
1 xe đẩy hàng
Nhập khẩu từ Nhật Bản
14,327,076
máy móc thiết bị
thay thế linh kiện
815,672,788
có đủ chứng từ hợp lệ
Tổng cộng
2,385,740,036
Kết luận:
Các nghiệp vụ mua mới TSCĐ được phản ánh trung thực và hợp lý
Đối với nghiệp vụ giảm TSCĐ: Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ thanh lý TSCĐ diễn ra trong năm, qua kiểm tra kiểm toán viên phát hiện sai phạm sau: trong năm công ty đã tiến hành thanh lý 3 máy Xe chỉ nguyên giá 37,890,425 Đồng nhưng quên không ghi sổ nghiệp vụ này làm cho nguyên giá TK 211 bị tăng lên so với thực tế là: 37,890,425. Việc kiểm tra và sai phạm phát hiện được thể hiện trong giấy tờ làm việc của KTV như sau:
Bảng 2.9: Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về kiểm tra chi tiết nghiệp vụ thanh lý TSCĐ của Công ty ABC
Tên khách hàng: Công ty ABC
Tham chiếu
Bước công việc: Kiểm tra chi tiết NV giảm TSCĐ
Năm tài chính:
Ngày thực hiện
Người thực hiện
Chi tiết: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các nghiệp vụ giảm TSCĐ cụ thể như sau:
TSCĐ
Nguyên giá
Giá trị còn lại
Ghi chú
2 máy xe chỉ Nhật
24,897,630
890,120
đã kiểm tra phiếu thu , biên bản thanh lý, quyết đinh thanh lý của BGĐ, khớp đúng với sổ sách
3 máy hút bụi vải Nhật
137,890,750
15,150,642
2 máy dệt Đài Loan
893,684,780
19,874,156
3 máy xe chỉ Đài Loan
37,890,425
5,760,830
Không ghi nhận trong sổ
6 máy điều hòa công nghiệp National
584,204,865
12,650,430
đã kiểm tra phiếu thu , biên bản thanh lý, quyết đinh thanh lý của BGĐ, khớp đúng với sổ sách
Tổng cộng
1,678,568,450
54,326,178
Kết luận: Việc không ghi sổ nghiệp vụ thanh lý 3 máy xe chỉ làm tăng khoản mục nguyên giá TSCĐ so với thực tế là 37,890,750 VNĐ - cần đưa ra kiến nghị và bút toán điều chỉnh đối với thiếu xót trên
Sau khi đã kiểm tra tính đúng đắn của số dư đầu kỳ, số phát sinh tăng và giảm trong kỳ, KTV tiến hành tổng hợp số liệu như trong bảng sau:
Bảng 3.1: Trích dẫn giất tờ làm việc của KTV vể kiểm tra số liệu tổng hợp TSCĐ của công ty ABC
Tên khách hàng: Công ty ABC
Tham chiếu:
Tên tài khoản: 211
Năm tài chính:
Bước công việc: Kiểm tra số liệu tổng hợp
Người thực hiện:
Ngày thực hiện:
SDĐK
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
SDCK
TK 211 - TSCĐ HH
11,726,518,659
2,385,740,036
1,678,568,450
13,764,605,217
Nhà cửa vật kiến trúc
5,437,689,451
13,768,980
5,451,458,431
Máy móc thiết bị
5,789,439,770
2,357,643,980
1,678,568,450
7,799,430,272
Phương tiện vận tải
475,890,789
-
-
475,890,789
Thiết bị dụng cụ quản lý
23,498,649
14,327,076
37,825,725
Trên đây là số hiệu tồng hợp trước điều chỉnh đã được kiểm toán viên kiểm tra sự khớp đúng giữa sổ sách và báo cáo tài chính của đơn vị, dựa trên số liệu này cùng với các sai phạm phát hiện được kiểm toán viên sẽ đưa ra các bút toán điều chỉnh và số liệu sau kiểm toán.
Kiểm tra khoản mục khấu hao TSCĐ:
Công ty XYZ:
Để kiểm tra tính hợp lý của số khấu hao trích trong kỳ, KTV đã sử dụng thủ tục phân tích như sau:
Bảng 3.2: Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về thủ tục phân tích áp dụng với chi phí khấu hao trích trong kỳ của Công ty XYZ
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Tham chiếu
Bước công việc: phân tích biến giá trị KH TSCĐ đã trích
Năm tài chính
Ngày thực hiện
Người thực hiện
Số KH đã trích
312,459,853
301,289,654
335,478,912
394,153,076
Quý
1
2
3
4
Ghi chú: số khấu hao tăng nhiều trong hai quí cuối năm, trong quí III số KH tăng do nguyên giá TSCĐ tăng, quí IV một số TSCĐ bị thay đổi thời gian tính khấu hao làm số khấu hao bị tăng vọt, cần tính toán lại mức KH của các TSCĐ
Kiểm toán viên tiến hành tính lại số khấu hao của các TSCĐ theo đúng thời gian khấu hao đã đăng ký như sau:
Bảng3.3: Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về xác định mức chênh lệch số khấu hao đã trích trong kỳ của Công ty XYZ
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Tham chiếu
Bước công việc: Tính lại giá trị khấu hao TSCĐ
Năm tài chính
Ngày thực hiện
Người thực hiện
Nội dung
Số khấu hao theo sổ sách
Sô khấu hao tính toán lại
Chênh lệch
1. Nhà cửa vật kiến trúc
321,477,980
301,818,433
19,659,547
2. Máy móc thiết bị
879,125,653
763,455,780
115,669,873
3. Phương tiện vận tải
54,870,941
41,690,781
13,180,160
4. Thiết bị dụng cụ quản lý
87,906,921
72,146,993
15,759,928
Tổng cộng
1,343,381,495
1,179,111,987
164,269,508
Kết luận: việc thay đổi thời gian tính khấu hao TSCĐ đã làm tăng giá trị của khoản mục Hao mòn TSCĐ trên BL của đơn vị một khoản là 164,269,508 Đồng, cần đưa ra kiến nghị và bút toán điều chỉnh đối với sai phạm trên
Bảng 3.4: Trích dẫn giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về kiểm tra chi tiết hao mòn TSCĐ của công ty XYZ
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Tham chiếu:
Tên tài khoản: 214
Năm tài chính:
Bước công việc: Kiểm tra chi tiết
Người thực hiện:
Ngày thực hiện:
SDĐK
Tăng trong kỳ
Giảm trong kỳ
SDCK
TK 214- TSCĐ Hữu hình
4,039,154,391
1,343,381,495
72,337,533
5,310,198,353
Nhà cửa vật kiến trúc
967,854,193
321,477,980
1,289,332,173
Máy móc thiết bị
2,167,890,877
879,125,653
23,237,919
3,023,778,611
Phương tiện vận tải
879,876,445
54,870,941
48,970,654
885,776,732
Thiết bị dụng cụ quản lý
23,532,876
87,906,921
128,960
111,310,837
Công ty ABC:
Khác với Công ty XYZ, Công ty ABC là khách hàng cũ của ATC do đó để xác minh tính hợp lý của khoản mục khấu hao TSCĐ, KTV tiến hành tính toán lại chi phí khấu hao trích trong năm như sau:
Bảng 3.5: Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về tính lại chi phí khấu hao trích trong năm
Tên khách hàng: Công ty ABC
Tham chiếu:
Bước công việc: ước tính khấu hao TSCĐ
Năm tài chính:
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
Chi tiết:
Nội dung
Giá trị
Ghi chú
Số KH đã trích năm trước [1]
1,314,286,591
Số liệu đã được kiểm toán
Giá trị KH tăng do tăng TSCĐ [2]
154789566
Số liệu do KTV tính
Giá trị KH giảm do giảm TSCĐ [3]
28,491,148
Số liệu do KTV tính
Số KH phải trích trong năm [4]
1,440,585,009
[4] = [1]+[2]-[3]chênh lệch 21,214,899 Đồng so với sổ sách của đơn vị => là khoản khấu hao của máy dệt được đưa váo sử dụng từ 15/2/2004
Kết luận: đơn vị đã không trích khấu hao của máy dệt làm giá trị khấu hao phải trích trong kỳ giảm 21,214,899 Đồng so với thực tế, sai phạm này ảnh làm khoản mục HM TSCĐ tăng lên 21,214,899 Đồng s
Sau khi tính toán lại giá trị khấu hao phải trích trong kỳ, KTV tiến hành tổng hợp số liệu cho khoản mục hao mòn TSCĐ và tiến hành đối chiếu với số liệu trên bảng cân đối kế toán để làm cơ sở đưa ra bút toán điều chỉnh phù hợp như sau:
Bảng 3.6: Trích dẫn giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về kiểm tra chi tiết hao mòn TSCĐ của công ty ABC
Tên khách hàng: Công ty ABC
Tham chiếu:
Bước công việc: Kiểm tra chi tiết khoản mục 214
Năm tài chính:
Ngày thực hiện:
Người thực hiện:
Nội dung
Giá trị
Ghi chú
Số dư đầu kỳ
5,045,682,458
Số liệu đã được kiểm toán năm trước
Số phải trích trong năm
1,440,585,009
Số đã được điều chỉnh năm nay
Số giảm do thanh lý
1,662,133,022
Số liệu đã được điều chỉnh năm nay
Số dư cuối năm
5,066,583,181
chênh lệch so với số liệu của khách đơn vị là 21,214,899 Đồng
Kết luận: do số KH phải trích trong kỳ chênh lệch so với thực tế là 21,214,899 Đồng do đó số dư cuối năm cũng chênh lệch so với số liệu trên BL là 21,214,899 Đồng, cần đưa ra bút toán điều chỉnh cho sai sót trên
Tổng hợp các bằng chứng kiểm toán và thực hiện các bút toán điều chỉnh phục vụ cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán đối với khoản mục TSCĐ
Sau khi tiến hành đầy đủ các thủ tục kiểm toán cần thiết, kiểm toán viên tổng hợp lại các bằng chứng kiểm toán thu thập được và trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị và các bút toán điều chỉnh đối với khoản mục TSCĐ. Cụ thể kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ của hai Công ty như sau:
Bảng 3.7: Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ Công ty XYZ
Tên khách hàng: Công ty XYZ
Tham chiếu:
Chi tiết: Tổng hợp số liệu sau kiểm toán
Năm tài chính:
Người thực hiện:
Ngày thực hiện:
Nội dung
Số liệu trước kiểm toán
Điều chỉnh
Số liệu sau kiểm toán
TSCĐ hữu hình
529,331,323,066
-108,630,632
529,222,692,434
TSCĐ vô hình
2,187,650,897
2,187,650,897
Hao mòn TSCĐ
5,310,198,353
-164,269,508
5,145,928,845
Kiến nghị:
Kiến nghị 1: theo Quyết định 206/2003/QĐ – BTC của Bộ tài chính ban hành về qui chế quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ, các tài sản có giá trị nhỏ hơn 10 triệu Đồng không được phép ghi nhận là TSCĐ, do đó công ty cần tiến hành phân loại lại các tài sản có giá trị nhỏ hơn 10 triệu Đồng hiện giờ đang được ghi nhận là TSCĐ của đơn vị sang tài khoản chi phí trả trước dài hạn để phân bổ giá trị còn lại vào chi phí cho phù hợp
Kiến nghị 2: Đơn vị cần thực hiện việc tính và trích khấu hao TSCĐ một cách nhất quán trong suốt thời gian hữu dụng của TSCĐ theo hướng dẫn của Quyết định 206/2003/QĐ – BTC, trong trường hợp muốn thay đổi thời gian trích khấu hao đã đăng kí cần có sự phê chuẩn của cơ quan chủ quản
Bút toán phân loại lại:
Bút toán 1:
Nợ TK 242: 50,943,324
Nợ TK 214: 57,687,308
Có TK 211: 108,630,632
Bút toán 2
Nợ TK 214: 164,269,508
Có TK 421: 49,280.453
Có TK 333: 114,988,654
Ý kiến của Công ty XYZ: Công ty XYZ đồng ý thực hiện các điều chỉnh như trên
Ý kiến của KTV: Khoản mục TSCĐ và hao mòn TSCĐ của Công ty XYZ sau điều chỉnh được phản ánh một cách trung thực và hợp lý
Bảng 3.4: Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ Công ty ABC
Tên khách hàng: Công ty ABC
Tham chiếu:
Chi tiết: Tổng hợp số liệu sau kiểm toán
Năm tài chính:
Người thực hiện:
Ngày thực hiện:
Nội dung
Số liệu trước kiểm toán
Điều chỉnh
Số liệu sau kiểm toán
TSCĐ hữu hình
13,764,605,217
-37,890,425
13,726,714,792
TSCĐ vô hình
2,187,650,897
0
2,187,650,897
Hao mòn TSCĐ
5,066,583,181
21,214,899
5,087,798,080
Kiến nghị:
Kiến nghị 1: Công ty đã tiến hành thanh lý 2 máy xe chỉ nhưng không ghi nhận nghiệp vụ này, mua mới 1 máy dệt và đã đưa vào sử dụng nhưng không tiến hành trích khấu hao.
Bút toán phân loại lại:
Bút toán 1:
Nợ TK 214: 37,890,425
Có TK 211: 37,890,425
Bút toán 2:
Nợ TK 421: 16,573,361
Nợ TK 333: 5,949,412
Có TK 214: 21,247,899
Ý kiến của Công ty ABC: Công ty đồng ý thực hiện các điều chỉnh nêu trên
Ý kiến của KTV: Khoản mục TSCĐ và hao mòn TSCĐ của Công ty ABC sau điều chỉnh được phản ánh một cách trung thực và hợp lý
2.2.3 Kết thúc kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của mọi cuộc kiểm toán trong giai đoạn này ATC phải tiến hành thực hiện các bước công việc sau:
Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên
Sau khi các kiểm toán viên hoàn thành công việc của mình, chủ nhiệm kiểm toán và các thành viên trong Ban giám đốc tiến hành soát xét lại các giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên, thủ tục này nhằm mục đích: đảm bảo các mục tiểu kiểm toán đã được thỏa mãn, các bằng chứng thu thập được là đầy đủ và có hiệu lực để làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến kiểm toán, đảm bảo cuộc kiểm toán đã được tiến hành phù hợp với các chuẩn mực kiểm toán hiện hành.
Trong quá trình kiểm tra soát xét lại giấy tờ làm việc của kiểm toán viên nếu có nảy sinh các vấn đề chưa hoàn thiện, căn cứ vào tình hình cụ thể chủ nhiệm kiểm toán sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán bổ sung để đảm bảo công việc được hoàn tất.
Đối với hai khách hàng XYZ và ABC, việc soát xét lại giấy tờ làm việc của kiểm toán viên cho thấy cuộc kiểm toán được thực hiện đầy đủ và thận trọng nghề nghiệp thích đáng có đủ căn cứ để đưa ra ý kiến kiểm toán sau cùng.
Soát xét lại các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính:
Để phù hợp với nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp, kiểm toán viên phải xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính, các sự kiện này có thể phản ánh các thông tin ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính của đơn vị.
Trong trường hợp của hai đơn vị ABC và XYZ, sau ngày lập báo cáo tài chính không có sự kiện nào phát sinh ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.
Họp đánh giá sau kiểm toán
Đây là một công việc để kiểm toán viên và đơn vị được kiểm toán tiến hành trao đổi về công việc và kết quả đạt được. Trong cuộc họp kiểm toán viên có nghĩa vụ phải giải trình các sai phạm đã phát hiện được và đưa ra các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho phát hiện của mình.
Đối với ATC đây cũng là một công việc nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng, trong cuộc họp, hai bên sẽ cùng trao đổi để giải quyết mọi khúc mắc đi đến thống nhất, khẳng định chất lượng công tác kiểm toán đã được thực hiện một cách đầy đủ và tuân thủ chặt chẽ các qui định hiện hành.
Phát hành Báo cáo kiểm toán
Công việc sau cùng khi để hoàn thành cuộc kiểm toán, kiểm toán viên tiến hành tổng hợp toàn bộ kết quả kiểm toán bao gồm các bằng chứng kiểm toán, các bút toán điều chỉnh, các kiến nghị để lập bào cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán của ATC bao gồm các báo cáo sau: Báo cáo kiểm toán, báo cáo của Ban giám đốc, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính.
PHẦN III
PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN-TƯ VẤN THUẾ
3.1 . TÍNH TẤT YẾU PHẢI HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Sau hơn mười năm hình thành và phát triển hoạt động kiểm toán ở Việt Nam đã và đang đạt được những bước tiến vững chắc, từng bước bắt kịp với xu thế của các nước phát triển trên thế giới. Cùng với đó là sự ra đời của rất nhiều công ty kiểm toán độc lập hoạt động dưới nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau.
Hoạt động kiểm toán đang dần chứng tỏ được vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế. Góp phần làm minh bạch hệ thống tài chính, nâng cao niềm tin của người sử dụng báo cáo tài chính, đây là một yếu tố để thu hút các nhà đầu tư trên thế giới tiếp tục và tăng cường đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Tuy nhiên, để tương xứng với đòi hỏi ngày càng cao của người sử dụng thông tin tài chính đặc biệt là các nhà đầu tư, hoạt động kiểm toán ở Việt Nam cần không ngừng nâng cao chất lượng một cách toàn diện và có hệ thống. Công tác kiểm toán cần được xây dựng và hoàn thiện trên từng phần hành, từng khoản mục trong đó có khoản mục tài sản cố định. Kiểm toán khoản mục tài sản cố định có vai trò quan trọng xét trên bình diện kính tế vì tài sản cố định là cơ sở vật chất, phản ánh sức sản xuất ra của cải của một quốc gia. Tài sản cố định là điều kiện không thể thiếu được trong mọi hoạt động đầu tư sản xuất và phát triển.
Mặt khác xét trên khía cạnh các công ty kiểm toán độc lập, sự phát triển mạnh mẽ của ngành nghề lại đặt ra cho mỗi doanh nghiệp một sức ép cạnh tranh khốc liệt, để duy trì sự tồn tại và phát triển các công ty kiểm toán không còn cách nào khác là phải tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và hoàn thiện công tác kiểm toán. Trong quá trình từng bước hoàn thiện công tác kiểm toán, các công ty đều nhận thức được vai trò của kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính, từ đó có phương hướng xây dựng chương trình kiểm toán phù hợp và hiệu quả đối với khoản mục tài sản cố định
Nói tóm lại xét trên nhiều góc độ, hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định là một nhu cầu tất yếu khách quan. Một chu trình kiểm toán hiệu quả và phù hợp với từng khách hàng sẽ góp phần nâng cao vị thế của công ty trên thị trường, tăng khách hàng từ đó có cơ sở để nâng cao lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh.
3.2 NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN-TƯ VẤN THUẾ THỰC HIỆN
Sau một thời gian ngắn hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế (ATC) đã từng bước khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, trong quá trình hoạt động và hội nhập Công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ và hoàn thiện quy trình kiểm toán để thích ứng với xu thế phát triển của ngành nghề. Quy trình kiểm toán do Công ty xây dựng và áp dụng cho đến nay thể hiện nhiều ưu điểm, bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại mà Công ty đang tìm biện pháp khắc phục:
Ưu điểm: nhìn chung hoạt động kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng và kiểm toán báo cáo tài chính nói chung do ATC thực hiện đạt được kết quả cao, đáng tin cậy và mức rủi ro thấp.
Để đạt được thành tựu như vậy, một phần lớn là nhờ có sự lãnh đạo của Ban Giám Đốc Công ty, họ là những người đi đầu trong công tác mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng mới.
Với vai trò lãnh đạo, Ban giám đốc Công ty đã xây dựng được một môi trường làm việc có hiệu quả, khuyến khích các nhân viên trong công ty phát huy khả năng làm việc, đi sâu tìm tòi và nghiên cứu.
Các thành viên của Ban giám đốc cũng là những người chủ chốt trong công tác kiểm soát và nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp thông qua việc trực tiếp tham gia lập kế hoạch chiến lược cho từng khách hàng, giám sát chặt chẽ nội dung và tiến độ thực hiện công việc.
Quy trình kiểm toán do ATC thực hiện áp dụng cách tiếp cận theo khoản mục trên báo cáo tài chính nhưng lại có sự kết hợp chặt chẽ giữa các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện nên đã đảm bảo được tính chân thực và tin cậy của ý kiến kiểm toán đưa ra đồng thời lại tiết kiệm được chi phí và thời gian kiểm toán.
Nhược điểm: từ thực tế nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ của Công ty Cổ phần Kiểm Toán - Tư vấn thuế cho thấy mặc dù công tác kiểm toán của Công ty có nhiều ưu điểm xong cũng không tránh khỏi những hạn chế cần khắc phục. Bao gồm các vấn đề sau: sử dụng ý kiến chuyên gia để đánh giá chính xác giá trị TSCĐ trong trường hợp cần thiết, đánh giá chặt chẽ hệ thống kiểm soát nội bộ và vận dụng triệt để kết quả đánh giá này để giảm thiểu thủ tục kiểm tra chi tiết.
Sau một thời gian nghiên cứu, mặc dù còn hạn chế về mặt kinh nghiệm thực tế tuy nhiên em cũng xin được đưa ra một số nhận định và giải pháp khắc phục đối với những vấn đề còn tồn tại. Nội dung cụ thể được trình bày trong phần 3.3 sau đây.
3.3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN-TƯ VẤN THUẾ THỰC HIỆN
3.3.1 Sử dụng ý kiến chuyên gia
Cơ sở đưa ra ý kiến:
Tài sản cố định là một loại tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, việc đánh giá chính xác giá trị của tài sản không chỉ có ảnh hưởng đến thông tin tài chính trong 1 năm báo cáo của đơn vị mà còn ảnh hưởng đến báo cáo tài chính trong suốt thời gian hữu dụng của tài sản.
Nhưng việc đánh giá giá trị của TSCĐ lại là một vấn đề phức tạp đòi hỏi kiểm toán viên cần có những hiểu biết sâu sắc về các loại tài sản cố định, bao gồm cả các yếu tồ kỹ thuật và đặc trưng ngành nghề, trong thực tế việc đáp ứng đòi hỏi này là một thách thức đối với các kiểm toán viên, đặc biệt trong điều kiện phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, các loại máy móc thiết bị không ngừng được cải tiến, việc nhận định hoàn toàn chính xác về giá trị của tất cả các loại TSCĐ trong các doanh nghiệp vượt ra ngoài khả năng của kiểm toán viên.
Theo nguyên tắc Kiểm toán quốc tế số 18 - “Sử dụng ý kiến của các chuyên gia”: Trình độ và kinh nghiệm của bản thân sẽ giúp kiểm toán viên nắm bắt được những vấn đề kinh doanh nói chung nhưng kiểm toán viên không thể là những chuyên gia thông thạo trong mọi lĩnh vực, mọi chuyên ngành. Vì vậy, khi thực hiện kiểm toán một khách hàng có các nghiệp vụ phức tạp, kiểm toán viên có thể thu thập các ý kiến đánh giá của các chuyên gia”.
Hơn nữa trong điều kiện nước ta hiện nay, việc đánh giá giá trị của TSCĐ lại càng trở nên phức tạp hơn do việc mua sắm tài sản cố định có rất nhiều nguồn bao gồm cả việc nhập các loại máy móc đã qua sử dụng, rất khó có thể đánh giá được giá trị còn lại của các loại máy móc này do đã lạc hậu về công nghệ và qua thời gian sử dụng không rõ ràng.
Thực tế công tác kiểm toán tại ATC việc sử dụng ý kiến chuyên gia rất hạn chế, điều này dẫn đến trong một số trường hợp khi các TSCĐ của doanh nghiệp có tính chất phức tạp, giá trị của TSCĐ có thể bị phản ánh không hoàn toàn chính xác.
Phương hướng hoàn thiện:
Ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán cần xem xét ngay đến nhu cầu sử dụng ý kiến của các chuyên gia bên ngoài đối với khoản mục TSCĐ trên cơ sở đánh giá mức độ phức tạp của các TSCĐ trong đơn vị khách hàng.
Theo nguyên tắc Kiểm toán quốc tế số 18: “Các tư liệu chuyên gia cung cấp được coi như là những bằng chứng đặc biệt của kiểm toán” tuy nhiên kiểm toán viên vẫn là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với các kết quả đạt được do vậy kiểm toán viên cần cân nhắc tính khách quan, kỹ năng và trình độ nghiệp vụ của các chuyên gia trước khi quyết định sử dụng.
Điều kiện áp dụng:
Trong điều kiện hiện tại, khi sức ép cạnh tranh gia tăng đối với các công ty kiểm toán, việc sử dụng ý kiến của các chuyên gia sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian và chi phí kiểm toán, do đó ảnh hưởng tới khả năng thu hút khách hàng, kiểm toán viên cần phải xem xét vấn đề một cách kỹ càng, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện để áp dụng.
Đối với các doanh nghiệp có tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trên tổng giá trị tài sản, các loại tài sản lại có đặc điểm phức tạp mang tính chuyên dùng, kiểm toán viên nên sử dụng ý kiến của các chuyên gia vì trong trường hợp này khoản mục TSCĐ có ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính của đơn vị, ngược lại trong các trường hợp khác khi mức độ trọng yếu đối với khoản mục TSCĐ là không cao, kiểm toán viên không nhất thiết phải sử dụng ý kiến của các chuyên gia để giảm thiểu chi phí kiểm toán và tiết kiệm thời gian.
3.3.2 Hoàn thiện công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Cơ sở đưa ra ý kiến:
Tìm hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ là một yêu cầu bắt buộc trong mọi cuộc kiểm toán và được tiến hành ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ giúp kiểm toán viên đưa ra mức rủi ro kiểm soát phù hợp. Từ đó xác định mức rủi ro phát hiện cần đạt được và thiết kế các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Mức độ rủi ro kiểm soát càng được đánh giá chính xác bao nhiêu thì khả năng giảm số lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết đi bấy nhiêu.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của công việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, trong quá trình thực hiện kiểm toán các kiểm toán viên của ATC luôn chú trọng thu thập và tìm hiểu các thông tin về các thủ tục kiểm soát của khách hàng tuy nhiên trên thực tế công việc này chưa được thực hiện một cách tương xứng xét trên khía cạnh phạm vi và nội dung thực hiện.
Cụ thể, công tác tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ATC tiến hành còn một số tồn tại sau: mặc dù các thủ tục cụ thể để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đã được thiết kế trong chương trình kiểm toán tuy nhiên trên thực tế chỉ được áp dụng với các khách hàng lớn. Kiểm toán viên chỉ dừng lại ở việc đánh giá khái quát và không lưu lại trên các giấy tờ làm việc. Kiểm toán viên không thường xuyên áp dụng các công cụ được đánh giá là cần thiết và hữu hiệu khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ như: bảng tường thuật, bảng câu hỏi, ma trận kiểm soát hay lưu đồ kiểm soát.
Thực tế trên ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng và cả hệ thống báo cáo tài chính nói chung.
Phương hướng hoàn thiện:
Khi thực hiện kiểm toán, mọi thông tin thu thập được các kiểm toán viên cần lưu giữ một cách chọn lọc và có hệ thống để phục vụ cho việc đánh giá tại kỳ kiểm toán hiện thời và tham khảo cho các kỳ kiểm toán sau.
Bên cạnh việc phỏng vấn, kiểm toán viên cần lưu ý sử dụng các kỹ thuật tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khác như quan sát, kiểm tra sổ sách để nâng cao hiệu quả công việc, tiết kiệm thời gian.
Đặc biệt kiểm toán viên cần áp dụng một cách triệt để các thông tin thu thập được nhằm mục đích đưa ra mức rủi ro kiểm soát phù hợp.
Điều kiện áp dụng:
Trong quá trình áp dụng các kỹ thuật và thủ tục kiểm tra đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ kiểm toán viên cần cân nhắc áp dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với từng khách hàng.
Với những khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ quá phức tạp việc trình bày bằng lưu đồ sẽ tốn nhiều thời gian và không tiện sử dụng, với khách hàng đã thực hiện kiểm toán nhiều năm, kiểm toán không cần phải tiến hành đánh giá và xem xét lại toàn bộ hệ thống mà chỉ tiến hành cập nhật và đánh giá đối với những thay đổi có liên quan đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát.
3.3.3 Áp dụng thủ tục phân tích
Cơ sở đưa ra ý kiến:
Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam, thủ tục phân tích được coi là một trong những thử nghiệm cơ bản nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán, chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 520 - “Quy trình phân tích” thủ tục phân tích được yêu cầu sử dụng trong cả giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và giai đoạn kết thúc kiểm toán.
Trong thực hành kiểm toán thủ tục phân tích được khuyến khích sử dụng khi có điều kiện vì thủ tục này được đánh giá là hữu hiệu, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu đưa ra ý kiến đáng tin cậy.
Qua nghiên cứu thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong mối liên hệ với các khoản mục khác trên báo cáo tài chính do ATC thực hiện có thể thấy kiểm toán viên có thể áp dụng triệt để hơn nữa các thủ tục phân tích để nâng cao hiệu quả kiểm toán. Trong chương trình kiểm toán thiết kế , thủ tục phân tích chưa được coi là một thủ tục hữu hiệu để thu thập bằng chứng kiểm toán, các kiểm toán viên trong quá trình thực hiện không lưu lại dấu vết trên các giấy tờ làm việc và thường chỉ thực hiện các thủ tục phân tích như một biện pháp bổ sung cho thủ tục kiểm tra chi tiết.
Phương hướng hoàn thiện:
Ngay trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên cần áp dụng triệt để các thủ tục phân tích để có được cái nhìn bao quát về xu hướng biến động đối với khoản mục TSCĐ và các khoản mục khác. Từ đó kiểm toán viên có thể phát hiện ra những biến động bất thường và tập trung vào kiểm tra chi tiết, đặc biệt với khoản mục khấu hao TSCĐ kiểm toán viên có thể đánh giá mức độ hợp lý chung của chi phí khấu hao trích trong từng tháng trong mối tương quan với mức biến động của nguyên giá TSCĐ bằng việc xây dựng các biểu đồ biến động theo tháng.
Thủ tục phân tích cũng có thể áp dụng để so sánh các số liệu của đơn vị với mức độ trung của toàn ngành, điều này nên được áp dụng triệt để vì trong số khách hàng của ATC có một số lượng không nhỏ là các tổng công ty lớn, việc này sẽ giúp kiểm toán viên đánh giá được tình hình hoạt động của khách hàng và phán đoán các rủi ro có thể xảy ra.
Điều kiện áp dụng:
Việc vận dụng thủ tục phân tích đòi hỏi kiểm toán viên phải có được nguồn thông tin chính xác và xây dựng được một mô hình phân tích hợp lý trong các điều kiện khác nhau, nói cách khác thủ tục phân tích đòi hỏi kiểm toán viên phải có khả năng phán đoán nghề nghiệp sắc bén để đạt được hiệu quả tích cực vì vậy khi vận dụng kiểm toán viên cần cân nhắc khả năng áp dụng mức độ áp dụng để tránh tình trạng lãng phí thời gian và gia tăng chi phí kiểm toán.
KẾT LUẬN
Tài sản cố định là một yếu tố không thể thiếu được trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong điều kiện phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, tài sản cố định là điều kiện để đảm bảo sự duy trì và phát triển của một doanh nghiệp.
Kiểm toán khoản mục TSCĐ với tư cách là một phần trong kiểm toán tài chính không những góp phần phát hiện và sửa chữa những sai phạm liên quan đến tài sản cố định mà còn góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý sử dụng và hạch toán tài sản cố định.
Để đáp ứng được đòi hỏi đặt ra đối với hoạt động kiểm toán khoản mục tài sản cố định kiểm toán viên cần không ngừng tìm hiểu nghiên cứu để có hiểu biết ngày một sâu sắc, toàn diện về công tác quản lý, hạch toán tài sản cố định trong doanh nghiệp, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp giữa tài sản cố định và các khoản mục khác trên báo cáo tài chính.
Trên cơ sở kiến thức mang tính hàn lâm đã được trang bị trong nhà trường và kiến thức thực tế đã thu thập được trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế ATC, em đã có được nhìn nhận sâu sắc hơn về kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng và kiểm toán báo cáo tài chính nói chung, xét trên cả hai khía cạnh lí luận và thực tiễn.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian và kiến thức tích lũy được, luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót em mong tiếp tục nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo và các anh chị trong Công ty Cổ phần Kiểm toán và Tư vấn thuế để luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy giáo- Ths. Phan Trung Kiên cùng các anh chị Công ty Cổ Phần Kiểm toán - Tư vấn thuế đã nhiệt tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Alvin A. Arens
Auditing An Integrated approach. Prentice – Hall International, Inc.
Chuẩn mực kiểm toán Quyển I.
Chuẩn mực kiểm toán Quyển II.
Chuẩn mực kiểm toán Quyển III.
Chuẩn mực kiểm toán Quyển IV.
Chuẩn mực kiểm toán Quyển V.
Chuẩn mực kiểm toán Quyển VI.
GS.TS. Nguyễn Quang Quynh
Lý thuyết kiểm toán - ĐH Kinh tế Quốc dân. NXB Tài chính
GS.TS. Nguyễn Quang Quynh
Kiểm toán tài chính - ĐH Kinh tế Quốc dân. NXB Tài chính
Hồ sơ kiểm toán Công ty cổ phần kiểm toán - Tư vấn thuế năm 2004
Huỳnh Văn Nhị - Nguyễn Quang Quynh
Hệ thống Các chuẩn mực Kế toán Kiểm toán mới của Việt Nam
PGS.TS Nguyễn Văn Công
Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính
Quyết định 206/2003/QĐ- BTC ban hành về quy chế quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
Hồ sơ kiểm toán Công ty cổ phần kiểm toán - Tư vấn thuế năm 2004
Quyết định 206/2003/QĐ- BTC ban hành về quy chế quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
KÝ HIỆU VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT
TSCĐ
Tài sản cố định
XDCB
Xây dựng cơ bản
GTGT
Giá trị gia tăng
QĐ
Quyết định
KH
Khấu hao
ATC
Công ty Cổ phần Kiểm toán- Tư vấn thuế
BCTC
Báo cáo tài chính
KTV
Kiểm toán viên
DANH MỤC BẢNG BIỂU
TT
Tên bảng biểu
Sơ đồ 1.1
Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ
Sơ đồ 1.2
Trình tự hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ thuê tài chính
Sơ đồ 1.3
Trình tự hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ hữu hình
Sơ đồ 1.4
Trình tự hạch toán tình hình tăng giảm TSCĐ vô hình
Sơ đồ 1.5
Quy trình chung của kiểm toán khoản mục TSCĐ trong KTTC
Sơ đồ 1.6
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của ATC
Bảng 1.1
Các mục tiêu kiểm toán khoản mục TSCĐ
Bảng 1.2
Các thử nghiệm kiểm soát đối với TSCĐ
Bảng 1.3
Các khảo sát nghiệp vụ TSCĐ
Bảng 1.4
Các khảo sát chi tiết số dư tài khoản TSCĐ
Bảng 1.5
Sự tăng trưởng của CT Cổ phần Kiểm toán-Tư vấn thuế qua 3 năm
Bảng 1.6
Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về thu thập hiểu biết về khách hàng Công ty AB
Bảng 1.7
Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về thu thập hiểu biết về khách hàng Công ty XYZ
Bảng 1.8
Mục tiêu kiểm toán TSCĐ
Bảng 1.9
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục TSCĐ
Bảng 2.1
Thủ tục phân tích đối với khoản mục TSCĐ
Bảng 2.2
Kiểm tra chi tiết đối với khoản mục TSCĐ
Bảng 2.3
Mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục hao mòn TSCĐ
Bảng 2.4
Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối vói khoản mục hao mòn TSCĐ
Bảng 2.5
Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với khách hàng XYZ
Bảng 2.6
Trích dẫn giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về thủ tục phân tích biến dộng TSCĐ Công ty XYZ
Bảng 2.7
Trích dẫn giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên về kiểm tra tính có thật và tính đầy đủ của các nghiệp vụ phát sinh đối với Công ty XYZ
Bảng 2.8
Trích dẫn giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên về kiểm tra chi tiết TSCĐ tăng trong năm của Công ty ABC
Bảng 2.9
Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về thủ tục phân tích áp dụng với chi phí khấu hao trích trong kỳ của Công ty XYZ
Bảng 3.1
Trích dẫn giất tờ làm việc của KTV vể kiểm tra số liệu tổng hợp TSCĐ của công ty ABC
Bẩng 3.2
Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về thủ tục phân tích áp dụng với chi phí khấu hao trích trong kỳ của Công ty XYZ
Bảng 3.3
Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về xác định mức chênh lệch số khấu hao đã trích trong kỳ của Công ty XYZ
Bảng 3.4
Trích dẫn giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về kiểm tra chi tiết hao mòn TSCĐ của công ty XYZ
Bảng 3.5
Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về tính lại chi phí khấu hao trích trong năm
Bảng 3.6
Trích dẫn giấy tờ làm việc của kiểm toán viên về kiểm tra chi tiết hao mòn TSCĐ của công ty ABC
Bảng 3.7
Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ Công ty XYZ
Bảng 3.8
Trích dẫn giấy tờ làm việc của KTV về kết quả kiểm toán khoản mục TSCĐ Công ty ABC
Biểu đồ 1.1
Cơ cấu doanh thu theo loại hình dịch vụ cung cấp
Biểu đồ 1.2
Cơ cấu doanh thu theo loại hình khách hàng
Biểu đồ 1.3
Phân tích tính hợp lý trong việc đầu tư mua sắm TSCĐ
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0724.doc