Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán thực hiện

Theo hình thái biểu hiện TSCĐ được chia thành TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình. TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất. TSCĐ hữu hình có thể có kết cấu độc lập hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ kết hợp với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kì bộ phận nào thì cả hệ thống đó không hoạt động được. TSCĐ hữu hình được chi tiết thành các nhóm sau:  Nhà cửa, vật kiến trúc;  Máy móc, thiết bị;  Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn;  Thiết bị, dụng cụ quản lý;  Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và/ hoặc cho sản phẩm;  Các loại TSCĐ khác

doc112 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1037 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế toán và Kiểm toán thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m tài chính 2007, các nghiệp vụ phát sinh không nhiều, không có đầu xây dựng cơ bản, các nghiệp vụ chủ yếu là mua sắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ. Hơn nữa, quy mô khoản mục TSCĐ tại Công ty XYZ tương đối nhỏ nên ít khả năng xảy ra sót sót hơn so với Công ty ABC. 2.2.2.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết Với những phân tích tổng quan tình hình biến động TSCĐ của hai đơn vị ở trên, KTV tiến hành thu thập bằng chứng kiểm toán tập trung vào các vùng đã nêu trong phần phân tích. Các bước công việc thực hiện theo trình tự sau: Kiểm kê TSCĐ; Kiểm tra tổng hợp số dư TK TSCĐ; Các nghiệp vụ tăng TSCĐ; Các nghiệp vụ giảm TSCĐ; Kiểm tra khoản mục khấu hao TSCĐ. Kiểm kê TSCĐ Công ty ABC Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nên KTV không có điều kiện tham gia kiểm kê. Do vậy, KTV phải tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến cuộc kiểm kê như biên bản kiểm kê, cách thức kiểm kê và các chỉ dẫn cho nhân viên thực hiện. Tiếp theo, KTV chọn mẫu một số TSCĐ để tiến hành kiểm kê nhằm đánh giá lại công việc kiểm kê có được thực hiện đúng theo các tài liệu được cung cấp. Các TSCĐ của đơn vị có thực sự thuộc quyền sở hữu của đơn vị, giá trị còn lại có phản ánh đúng tình trạng và thời gian sử dụng của tài sản đó hay không. Qua kiểm tra kiểm toán viên đánh giá, công tác kiểm kê tại Công ty ABC được thực hiện tương đối tốt. Các tài sản được phản ánh tương đối chính xác trên sổ sách kế toán. Công ty XYZ Công ty XYZ là khách hàng thường xuyên của AASC, do vậy KTV đã liên hệ để tham gia kiểm kê TSCĐ của Công ty XYZ tại thời điểm kết thúc niên độ kế toán. Trong quá trình tham gia kiểm kê, KTV các TSCĐ được phản ánh tương đối chính xác giá trị thực tế của TSCĐ trên sổ kế toán và các TSCĐ đều có đầy đủ các chứng từ khẳng định giá trị TSCĐ thuộc sở hữu của Công ty. Kiểm tra tổng hợp số dư TK TSCĐ Kiểm tra tổng hợp được thực hiện nhằm khẳng định số dư khoản mục TSCĐ tại thời điểm cuối kỳ là thực sự tồn tại về giá trị. Thông qua kiểm tra số dư đầu kỳ, tổng phát sinh tăng, giảm trong kỳ để khẳng định độ tin cậy của số dư cuối kỳ. KTV phải tiến hành thu thập các số liệu sau: Số dư đầu kì: Công ty ABC là khách hàng kiểm toán năm đầu tiên nhưng KTV hệ thống KSNB của đơn vị hoạt động khá hữu hiệu. Cuối năm 2007, đơn vị đã tiến hành kiểm kê tài sản, do vậy KTV đánh giá sự tồn tại và hiện hữu của TSCĐ tại đơn vị vào đầu niên độ (01/01/2007) là khả quan. KTV Tiến hành đối chiếu số dư đầu kì trên bảng cân đối phát sinh năm 2007 với số liệu trên bảng cân đối kế toán năm 2006 và không thấy có sự chênh lệch. Số phát sinh trong kì: KTV đối chiếu sổ chi tiết tài khoản TSCĐ với sổ tổng hợp và bảng cân đối kế toán năm 2007. Số dư cuối kỳ: Trên cơ sở kết quả kiểm tra SDĐK, số phát sinh tăng, giảm trong kỳ, KTV tính ra SDCK và đối chiếu với số dư của khoản mục này trên BCTC cho niên độ kết thúc 31/12/2007. Sau đó, KTV sẽ tổng hợp kết quả thu được trên giấy tờ làm việc như sau: Bảng 2.13: Trích giấy tờ làm việc: Kiểm tra tổng hợp số dư TSCĐ Công ty ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hàng Công ty ABC Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TSCĐ Người thực hiện: Bước công việc Kiểm tra số liệu tổng hợp Ngày thực hiện: 08/02/2008 TK 211: TSCĐ hữu hình Số dư đầu kỳ: 178.770.522.176 (Ly) Phát sinh Nợ : 29.951.151.493 (*) Phát sinh Có: 2.297.157.346 (*) Số dư cuối kỳ: 206.424.516.323 (Ag) TK 214: Khấu TSCĐ Số dư đầu kỳ: 92.433.584.579 (Ly) Phát sinh Nợ: - (*) Phát sinh Có: 6.705.680.850 (*) Số dư cuối kỳ: 99.139.265.429 (Ag) Ghi chú: (Ly): Khớp với số dư cuối năm trên BCTC năm 2006 (*): Khớp với Bảng cân đối số phát sinh năm 2007 (Ag): Khớp với BCĐKT 31/12/2007 : Cộng dọc đúng CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hàng Công ty XYZ Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TSCĐ hữu hình Người thực hiện: Bước công việc Kiểm tra số liệu tổng hợp Ngày thực hiện: 08/02/2008 TK 211: TSCĐ hữu hình Số dư đầu kỳ: 19.926.804.059 (Ly) Phát sinh Nợ: 423.374.596 (*) Phát sinh Có: 592.048.069 (*) Số dư cuối kỳ: 19.758.130.586 (Ag) TK 214: Khấu hao TSCĐ Số dư đầu kỳ: 10.319.936.891 (Ly) Phát sinh Nợ: - (*) Phát sinh Có: 1.128.224.409 (*) Số dư cuối kỳ:11.448.161.300 (Ag) Ghi chú: (Ly): Khớp với số dư cuối năm trên BCTC năm 2006 (*): Khớp với Bảng cân đối số phát sinh năm 2007 (Ag): Khớp với BCĐKT 31/12/2007 : Cộng dọc đúng Công ty XYZ: Bảng 2.14: Trích giấy tờ làm việc: Kiểm tra tổng hợp số dư TSCĐ Công ty ABC Sau khi kiểm tra tổng hợp số dư, không phát hiện vấn đề trọng yếu phát sinh trong kì, KTV tiến hành thu thập bảng tăng, giảm tài sản của đơn vị. Kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ Công ty ABC Do hệ thống KSNB tại Công ty ABC được đánh giá hữu hiệu nên để tiết kiệm chi phi thì KTV kiểm tra chọn mẫu một số nghiệp vụ bất thường và có giá trị lớn (đối với Nguyên giá là trên 50 triệu, chi phí sửa chữa TSCĐ là 10 triệu). KTV thu thập bảng tổng hợp số liệu TSCĐ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hàng Công ty ABC Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TK 211 – TSCĐ hữu hình Người thực hiện: Bước công việc Kiểm tra số liệu tổng hợp Ngày thực hiện: 08/02/2008 (đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiên vận tải Tổng cộng I. Nguyên giá 1.Số đầu kỳ 102.548.939.788 53.570.453.449 22.651.128.939 178.770.522.176 2.Tăng trong kỳ 8.589.504.643 12.600.056.342 8.761.590.508 29.951.151.493 Mua sắm 12.600.056.342 8.761.590.508 21.361.646.850 Xây dựng cơ bản 8.589.504.643 8.589.504.643 3.Giảm trong kỳ 1.076.565.213 1.220.592.133 2.297.157.346 Thanh lý 1.076.565.213 1.220.592.133 2.297.157.346 Số cuối kỳ 111.138.444.431 65.093.944.578 30.192.127.314 206.424.516.323 II. Hao mòn TSCĐ 1. Số đầu kỳ 45.859.467.338 28.869.468.395 17.704.648.846 92.433.584.579 2. Tăng trong kỳ 3.234.473.496 2.824.677.659 1.543.209.567 7.602.360.722 3. Giảm trong kỳ 375.480.650 521.199.222 896.679.872 Thanh lý 375.480.650 521.199.222 896.679.872 4. Số cuối kỳ 49.093.940.834 31.318.665.404 18.726.659.192 99.139.265.429 III. Giá trị còn lại 1. Số đầu kỳ 56.689.472.450 24.700.985.054 4.946.480.093 86.336.937.597 2. Số cuối kỳ 62.044.503.598 33.775.279.174 11.465.468.123 107.285.250.894 Bảng 2.15: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Tổng hợp số liệu TK 211 tại Công ty ABC Từ bảng tổng hợp số liệu TSCĐ, kiểm toán xác định được tài sản của đơn vị tăng chủ yếu do mua sắm và xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. Do vậy, KTV tập trung kiểm tra chọn mẫu các nghiệp vụ tăng tài sản bất thường hoặc có giá trị lớn. Công ty ABC là một doanh nghiệp Nhà nước được Tổng Công ty DEF giao vốn, đất đai và các nguồn lực khác thực hiện các mục tiêu kinh doanh theo kế hoạch được giao. Do vậy, việc mua sắm hay đầu tư mới các TSCĐ đều phải được cấp trên xem xét và thông qua. Do vậy, khi kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ trong năm, KTV đặc biệt quan tâm đến dấu hiệu của sự phê chuẩn. Đối với TSCĐ tăng do mua sắm: Thủ tục kiểm tra chi tiết đối với các trường hợp TSCĐ tăng do mua sắm được thực hiện thông qua đối chiếu với các chứng từ có liên quan như hoá đơn (GTGT), hoá đơn bán hàng, giấy đề nghị thanh toán, phiếu chi, quyết định mua sắm, hợp đồng kinh tế, biên bản bàn giao, thanh lý hợp đồng với các TSCĐ được ghi tăng tron nằm nhằm đảm bảo các TSCĐ tăng được ghi nhận đầy đủ và các TSCĐ thực sự thuộc về đơn vị đó. Bảng 2.16: Trích giấy làm việc của KTV - Kiểm tra chi tiết tăng TSC Đ tại Công ty ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hàng Công ty ABC Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TK 211 – TSCĐ hữu hình Người thực hiện: Bước công việc Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ Ngày thực hiện: 08/02/2008 Kiểm tra Nguyên giá máy kiểm định công tơ Số tiền theo các hoá đơn: 2.745.549.458 đồng Số tiền đơn vị ghi tăng nguyên giá trên sổ sách kế toán: 2.741.546.321đồng Qua quá trình kiểm tra, KTV được biết khoản chênh lệch này là chi phí lắp đặt, chạy thử nhưng đơn vị không ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ tăng trong kỳ. KTV đề nghị hạch toán tăng nguyên giá khoản chi phí này theo bút toán sau: Nợ TK 211: 4.003.137 Có TK 241: 4.003.137 Đối với TSCĐ tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao Trong năm 2007, Công ty ABC có một số TSCĐ do xây dựng cơ bản được thực hiện bởi chính đơn vị. Do vậy, cần kiểm tra các chứng từ nhằm khẳng định các khoản chi thực sự tồn tại, đúng giá trị và thực sự phục vụ cho việc xây dựng TSCĐ. Ngoài ra, KTV còn phải kiểm tra các quyết định về việc ghi nhận TSCĐ tự làm do tổng Công ty DEF đã duyệt để đảm bảo việc ghi nhận giá trị của TSCĐ. Đối với TSCĐ do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, KTV cần lưu ý kiểm tra ngày tháng trên biên bản bàn giao phải là ngày ghi tăng giá trị TSCĐ theo đúng quyết định QĐ206/2003. Bảng 2.17: Trích giấy làm việc của KTV - Kiểm tra tài sản do XDCB bàn giao tại Công ty ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hàng Công ty ABC Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TK 211 - TSCĐ hữu hình Người thực hiện: Bước công việc Kiểm tra tài sản tăng do XDCB hoàn thành bàn giao Ngày thực hiện: 08/02/2008 Kiểm tra sự phê chuẩn và việc ghi nhận TSCĐ do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao Trong năm 2007, Công ty XYZ thực hiện xây dựng trạm biến áp cho huyện Phú Xuyên Khi tiếp nhận TSCĐ này, đơn vị đã hạch toán như sau: Nợ TK 211: 1.233.544.454 Có TK 241: 1.233.544.454 Qua kiểm tra trên sổ sách kế toán, KTV được biết: Đơn vị đã ghi trội giá xi măng so với hóa đơn tổng cộng 10.344.434 đồng Ý kiến của KTV: Điều chỉnh: Nợ TK 241: 10.344.434 Có TK 211: 10.344.434 Công ty XYZ Bảng 2.18: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Tổng hợp số liệu TK 211 - Công ty XYZ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hàng Công ty XYZ Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TK 211 – TSCĐ hữu hình Người thực hiện: Bước công việc Kiểm tra số liệu tổng hợp Ngày thực hiện: 08/02/2008 Chỉ tiêu Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc, thiết bị Phương tiên vận tải Tổng cộng I. Nguyên giá 1.Số đầu kỳ 18.674.914.331 480.725.630 771.164.098 19.926.804.059 2.Tăng trong kỳ 423.374.596 423.374.596 Mua sắm 423.374.596 423.374.596 Xây dựng cơ bản 0 3.Giảm trong kỳ 592.048.069 592.048.069 Thanh lý 592.048.069 592.048.069 Số cuối kỳ 18.674.914.331 904.100.226 179.116.029 19.758.130.586 II. Hao mòn TSCĐ 0 1. Số đầu kỳ 9.671.592.934 243.885.690 404.458.267 10.319.936.891 2. Tăng trong kỳ 1.246.816.457 106.750.190 54.899.700 1.408.466.347 3. Giảm trong kỳ 280.241.938 280.241.938 Thanh lý 280.241.938  280.241.938 Khấu hao hết 0 4. Số cuối kỳ 10.918.409.391 350.635.880 179.116.029 11.448.161.300 III. Giá trị còn lại 0 1. Số đầu kỳ 9.003.321.397 236.839.940 366.705.831 9.606.867.168 2. Số cuối kỳ 7.756.504.940 553.464.346 0 8.309.969.286 Kiểm tra nghiệp vụ tăng TSCĐ cũng được KTV thực hiện tương tự như Công ty ABC. Do nghiệp vụ tăng trong kì ít nên KTV sẽ thực hiện kiểm tra 100%. Về mặt chứng từ: Việc mua sắm TSCĐ trong năm tại đơn vị đảm bảo đầy đủ. Hầu như các trường hợp mua sắm TSCĐ đều có hoá đơn tài chính, giấy đề nghị thanh toán, Phiếu chi và Giấy báo ngân hàng. Ngoài ra, đơn vị còn có Quyết định mua sắm TSCĐ, Biên bản nghiệm thu, bàn giao TSCĐ. Về mặt giá trị: Do có ít nghiệp vụ phát sinh nên việc kiểm soát của đơn vị thực hiện rất tốt. Các TSCĐ được ghi nhận đúng giá theo hợp đồng cũng như các hóa đơn xuất của nhà cung cấp. Kiểm tra nghiệp vụ giảm TSCĐ Công ty ABC Đơn vị ABC có thanh lý một số tài sản, KTV tiến hành kiểm tra các chứng từ liên quan để khẳng định thủ tục thanh lý là hợp lý, các nghiệp vụ giảm TSCĐ đã ghi nhận trong năm là thực sự tồn tại. Cuối cùng, KTV tiến hành đối chiếu giữa Bảng kê với Sổ chi tiết và Sổ Cái TSCĐ nhằm khẳng định việc ghi nhận là chính xác về mặt giá trị, nếu có chênh lệch phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để kịp thời điều chỉnh. Bảng 2.19: Trích giấy làm việc của KTV - Kiểm tra TSCĐ thanh lý tại Công ty ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hàng Công ty ABC Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TK 211 - TSCĐ hữu hình Người thực hiện: Bước công việc Kiểm tra TSCĐ thanh lý Ngày thực hiện: 08/02/2008 Chứng từ Diễn giải TKĐƯ Số tiền Ghi chú ngày tháng Số hiệu Nợ Có 6/1/2006 Thanh lý ô tô 811 2113 658.656.775 Quyết định thanh lý của Ban giám đốc 2141 82.445.867 Lập Hội đồng thanh lý rồi bán theo hình thức đấu thầu 2/5/2006 Thanh lý máy biến áp 811 987.324.674 Quyết định của Ban giám đốc 2141 2113 98.732.467 Quy trình thanh lý: Lập Hội đồng thanh lý rồi bán theo hình thức đấu thầu Đối chiếu giữa Sổ cái với Bảng kê cho thấy không có chênh lệch nào được phát hiện trong việc ghi nhận giá trị TSCĐ giảm do thanh lý trong năm Thủ tục thanh lý TSCĐ được Công ty thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Công ty XYZ Đối với Công ty XYZ, KTV cung thực hiện tương tự. Trong năm 2007, Công ty XYZ chỉ thanh lý một chiếc ô tô và đã thực hiện đúng theo quy định về thanh lý tài sản của Công ty. Giá trị sổ sách được phản ánh đúng với giá bán được ghi nhận trên hóa đơn. Đến cuối năm 2007, đơn vị tồn tại một số TSCĐ đã hết khấu hao nhưng có nguyên giá nhỏ hơn 10 triệu với tổng giá trị là 54.393.923 đồng. Theo quyết định 206/2003 của Bộ Tài chính những tài sản này sẽ được chuyển theo dõi trên tài khoản công cụ dụng cụ. Vấn đề này đã được nêu trong báo cáo kiểm toán năm 2006, nhưng đơn vị chưa thực hiện. Đề nghị đơn vị thực hiện điều chính để đảm bảo tính tuân thủ các quy định của Nhà nước. Bảng 2.20: Trích giấy tờ làm việc của KTV – Kiểm tra tài sản giảm Công ty XYZ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hang Công ty XYZ Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TK 211 Người thực hiện: Bước công việc Ngày thực hiện: 08/02/2008 Stt Tên TSCĐ Năm sử dụng Bộ phận sử dụng Nguyên giá Khấu hao lũy kế Số năm trích KH 1 Máy điều hoà 2000 Nhà ăn 7.545.000 7.545.000 5 2 Máy điều hoà 2000 Hội trường 8.900.000 8.900.000 5 3 Máy điều hoà 2000 Hội trường 9.356.500 9.356.500 5 4 Máy điều hòa 2000 Hội trường 9.350.980 9.350.980 5 5 Máy điều hoà VP 2000 Văn phòng 9.393.568 9.393.568 5 6 Máy điều hòa 1999 9.847.875 9.847.875 5 Tổng cộng 54.393.923 Bút toán điều chỉnh: Nợ TK 153: 54.393.923 Có TK 211: 54.393.923 Kiểm tra khoản mục khấu hao TSCĐ KTV thường tập trung xem xét khi kiểm toán khoản mục khấu hao TSCĐ là xem xét phương pháp trích khấu hao áp dụng tại đơn vị có nhất quán không, mức trích khấu có phù hợp với các văn bản quy định của Nhà nước không, số khấu hao tăng - giảm trong kỳ có được tính toán theo nguyên tắc tròn tháng hay không; các tài sản sự nghiệp, phúc lợi có được đơn vị trích và phân bổ khấu hao vào chi phí trong kỳ không. KTV đặc biệt chú ý đến những TSCĐ có giá trị lớn để xem xét việc trích khấu hao cho các TSCĐ này có đúng hay không. KTV cũng tập trung vào những trường hợp nâng cấp TSCĐ hoàn thành trong năm làm tăng nguyên giá và mức trích khấu hao để xem xét đơn vị có trích khấu hao cho các tài sản này theo mức khấu hao mới hay không. Đối chiếu với các Sổ chi tiết để khẳng định việc hạch toán khấu hao TSCĐ tại đơn vị là phù hợp với các quy định hiện hành. Công ty ABC: Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ trong năm: KTV thường thực hiện các công việc sau: Thu thập bảng đăng ký khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp có xét duyệt của cấp có thẩm quyền. Tính lại khấu hao theo các tiêu chí của bảng đăng kí và đối chiếu với khấu hao thực tế Kiểm tra phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận sử dụng trong doanh nghiệp. Kiểm tra việc hạch toán khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định và việc ghi chép chúng trên các sổ chi tiết. Trong quá trình kiểm tra, KTV đặc biệt chú ý đến những tài sản đã khấu hao hết, những tài sản không dùng cho mục đích kinh doanh nhưng vẫn được trích khấu hao Qua kiểm tra, KTV phát hiện thấy những vấn đề phát sinh như: Thực tế trích khấu hao tại đơn vị: Qua kiểm tra Bảng tính khấu hao TSCĐ thực tế tại đơn vị và đối chiếu với Bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ, KTV phát hiện một số tài sản đã khấu hao hết và một số tài sản không sử dụng cho hoạt động kinh doanh nhưng đơn vị vẫn trích khấu hao và phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Qua kiểm tra hồ sơ TSCĐ đối chiếu với số liệu được ghi trong sổ theo dõi TSCĐ KTV phát hiện một số TSCĐ ghi nhận chậm hơn so với ngày bàn giao TSCĐ dẫn đến trích thiếu khấu hao cho một số trạm biến áp. Bảng 2.21: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ tại Công ty ABC Tên khách hang Công ty ABC Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TK 214 - khấu hao TSCĐ Người thực hiện: Bước công việc Kiểm tra chi phí khấu hao Ngày thực hiện: 08/02/2008 CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Stt Tên TSCĐ Năm sử dụng Bộ phận sử dụng Nguyên giá Khấu hao năm 2006 Số năm trích KH 1 Tủ lạnh National 2000 Nhà ăn 13,545,000 2,257,500 6 2 Tivi Sony 2000 Hội trường 11,900,000 1,983,333 6 3 Máy điều hoà 2000 Hội trường 11,356,500 1,892,750 6 4 Máy điều hòa 2000 Hội trường 15,350,980 2,558,497 6 5 Máy điều hoà văn phòng 2000 Văn phòng 12,393,568 2,065,595 6 Tổng cộng 10,757,675 Như vậy trong năm 2007 đơn vị đã tính và phân bổ vào chi phí kinh doanh trong kỳ khấu hao của một số TSCĐ đã khấu hao hết với số tiền là 10,757,675 đồng. Kiến nghị: đơn vị điều chỉnh theo các bút toán: Điều chỉnh giảm chi khấu hao của TSCĐ đã được khấu hao hết: Nợ TK 214: 10,757,675 Có TK 421: 10,757,675 Bảng 2.22: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra khấu hao TSCĐ tăng trong năm tại Công ty ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Bảng tổng hợp các TSCĐ ghi nhận chậm so với ngày bàn giao Tên khách hang Công ty ABC Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TK 214 - khấu hao TSCĐ Người thực hiện: Bước công việc Kiểm tra chi phí khấu hao Ngày thực hiện: 08/02/2008 STT Tên TSCĐ Giá trị Mức KH Ngày Ngày Chênh lệch Mức KH tháng bàn giao Ghi tăng ( ngày) bổ sung 1 TBA xã Quang Trung 1,865,856,854 15,548,807 14/03/2007 31/03/2007 18 9,028,340 2 TBA xã Hùng Tiến 634,959,505 5,291,329 05/05/2007 31/5/2007 27 4,608,577 3 TBA xã Đa Lộc 285,806,556 2,381,721 16/07/2007 30/07/2007 15 1,190,861 Tổng Cộng 14,827,777 Qua đối chiếu biên bản bàn giao TSCĐ và ngày tháng hạch toán trên sổ sách kế toán của đơn vị, KTV nhận thấy một số TSCĐ của đơn vị chưa được ghi nhận đúng theo quyết định QĐ 206/2003 của Bộ Tài chính. Do vậy, dẫn tới đơn vị thực hiện trích khấu hao thiếu cho những tài sản này tổng số tiền là 14.827.777 đồng. Kiến nghị Đơn vị cần trích bổ sung khấu hao Nợ TK 421: 14.827.777 Có TK 214: 14.827.777 Công ty XYZ KTV tiến hành đối chiếu giữa Bảng tính khấu hao đã được Kế toán trưởng Công ty ký duyệt với Sổ Nhật ký TK 214, các chứng từ tăng - giảm TSCĐ nhằm phát hiện các sai sót trong hạch toán khoản mục khấu hao TSCĐ và tính toán lại mức khấu hao theo phương pháp của đơn vị để khẳng định TSCĐ đã được trích khấu hao đầy đủ theo các quy định của Nhà nước. KTV đặc biệt quan tâm lại các vấn đề còn tồn tại của cuộc kiểm toán năm 2006 xem đơn vị đã có biện khắc phục hay chưa. Qua quá trình kiểm tra, KTV phát hiện hai máy điều hòa văn phòng với tổng giá trị 22.800.000 đồng được tính trích khấu hao trong 6 năm nhưng tổng số trích khấu hao KTV thu thập được trong năm 2007 của 2 TSCĐ này là 1.900.000 đồng tương đương với khấu hao trong 12 năm. Theo quyết định QĐ 206/2003 hai máy điều hòa thuộc TSCĐ công cụ quản lý, do vậy số năm khấu hao tối đa của hai máy điều hòa này là 8 năm. KTV kiến nghị trích bổ sung khấu hao trong năm 2007 cho hai TSCĐ này đến mức khấu hao tối thiểu là 2.850.000, là mức khấu hao của TSCĐ trong vòng 8 năm. Bút toán điều chỉnh như sau: Nợ TK 421: 950.000 Có TK 214: 950.000 2.2.3.3. Tổng hợp các bút toán điều chỉnh phần hành kiểm toán TSCĐ Bước công việc cuối cùng của phần thực hiện kiểm toán là lập tờ kết luận kiểm toán. Tờ kết luận kiểm toán này thực chất là bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh của phần hành TSCĐ nhằm phục vụ cho trưởng nhóm kiểm toán tập hợp số liệu kiểm toán để đưa ra ý kiến trong báo kiểm toán. Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm tra chi tiết, KTV đưa ra kết luận kiểm toán đối với 2 đơn vị khách hàng như sau: Bảng 2.23: Trích giấy làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 211 tại Công ty ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hàng Công ty ABC Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TK 211 Người thực hiện: Bước công việc Kết luận kiểm toán Ngày thực hiện: 08/02/2008 Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần TK 211 đã tiến hành theo đúng chương trình kiểm toán Các vấn đề phát sinh Điều chỉnh tăng Nguyên giá TSCĐ Nợ TK 211: 6.341.297 Có TK 241: 6.341.297 Kết luận Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi: Ngoài trừ vấn đề trên Cơ sở dẫn liệu cho phần TK 211 là thích hợp trên các khia cạnh trọng yếu và tổng số dư khoản mục TSCĐ là 107.285.250.894 (đồng) là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. . CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hàng Công ty XYZ Niên độ kế toán 31/12/07 Tham chiếu: Khoản mục TK 211 Người thực hiện: Bước công việc Kết luận kiểm toán Ngày thực hiện: 08/02/2008 Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần TK 211 đã tiến hành theo đúng chương trình kiểm toán Các vấn đề phát sinh Điều chỉnh Nợ TK 153: 54.393.923 Có TK 211: 54.393.923 Kết luận Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi: Ngoại trừ vấn đề trên Cơ sở dẫn liệu cho phần TK 211 là thích hợp trên các khia cạnh trọng yếu và tổng số dư khoản mục TSCĐ 8.309.969.286 đồng là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. Bảng 2.24: Trích giấy làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 211 tại Công ty XYZ Bảng 2.25: Trích giấy làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 214 tại Công ty ABC CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hàng Công ty ABC Niên độ kế toán 31/12/2007 Tham chiếu: Khoản mục TK 214 – Khấu hao TSCĐ Người thực hiện: Bước công việc Kết luận kiểm toán Ngày thực hiện: 08/02/2008 Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần TK 214 đã tiến hành theo đúng chương trình kiểm toán Các vấn đề phát sinh Điều chinh giảm chi phí khấu hao Nợ TK 421: 4.070.102 Có TK 214: 4.070.102 Kết luận Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi: Ngoài trừ vấn đề trên Cơ sở dẫn liệu cho phần TK 214 là thích hợp trên các khia cạnh trọng yếu và tổng số dư khoản mục TSCĐ là 107.285.250.894 (đồng) là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. Bảng 2.26: Trích giấy làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 214 tại Công ty XYZ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN AUDITING AND ACCOUNTING FINANCIAL CONSULTANCY SERVICE COMPANY THÀNH VIÊN INPACT QUỐC TẾ Tên khách hàng Công ty XYZ Niên độ kế toán 31/12/2007 Tham chiếu: Khoản mục TK 214 – Khấu hao TSCĐ Người thực hiện: Bước công việc Kết luận kiểm toán Ngày thực hiện: 08/02/2008 Kết luận kiểm toán Công việc đã tiến hành Công việc thực hiện đối với phần TK 214 đã tiến hành theo đúng chương trình kiểm toán Các vấn đề phát sinh Điều chỉnh tăng chi phí khấu hao Nợ TK 214: 950.000 Có TK 421: 950.000 Kết luận Dựa vào kết quả công việc, theo ý kiến tôi: Ngoài trừ vấn đề trên Cơ sở dẫn liệu cho phần TK 214 là thích hợp trên các khia cạnh trọng yếu và tổng số dư khoản mục TSCĐ là 8.309.969.286 đồng là trung thực theo đúng các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung và được lập nhất quán với các năm trước. Để xác định sai phạm có trong yếu hay không, KTV so sánh tổng mức điểu chỉnh của khoản mục với mức trọng yếu đã phân bổ cho khoản mục TSCĐ. Từ đó, KTV đưa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán. Công ty ABC Mức trọng yếu được phân bổ cho phần hành TSCĐ của Công ty ABC là 106.433.765 đồng Khoản mục Điều chỉnh kiểm toán Đánh giá mức trọng yếu Nguyên giá TSCĐ 6.341.297 Dưới mức trọng yếu Khấu hao TSCĐ 4.070.102 Dưới mức trọng yếu Tổng cộng 10.411.399 Dưới mức trọng yếu Công ty XYZ Mức trọng yếu được phân bổ cho phần hành TSCĐ của Công ty ABC là 60.506.872 đồng Khoản mục Điều chỉnh kiểm toán Đánh giá mức trọng yếu Nguyên giá TSCĐ 54.393.923 Dưới mức trọng yếu Khấu hao TSCĐ 950.000 Dưới mức trọng yếu Tổng cộng 55.343.293 Dưới mức trọng yếu 2.2.4. Kết thúc kiểm toán 2.2.4.1. Soát xét giấy tờ làm việc của kiểm toán viên Đây là bước quan trọng trước khi AASC phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Đây là bước kiểm tra chất lượng quan trọng của cuộc kiểm toán. Trước tiên, các KTV thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ soát xét giấy tờ làm việc của mình; đánh giá về tính chính xác, đầy đủ và hợp lý của bằng chứng kiểm toán; bổ sung những bằng chứng mới thu thập được hoặc nếu thiếu thì cần nhanh chóng hoàn thiện, thu thập. Sau đó việc soát xét giấy tờ làm việc được thực hiện bởi KTV chính, chủ nhiệm kiểm toán và thành viên ban giám đốc phụ trách nhóm kiểm toán của AASC. Quá trình kiểm soát chất lượng ba cấp trên của AASC nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán tập hợp giấy tờ của các KTV phần hành, xem xét và yêu cầu KTV giải trình hoặc thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ. Nhóm trưởng phải đặc biệt chú ý đến các sai sót và các bút toán điều chỉnh để đảm bảo đầy đủ bằng chứng cho những sai sót và những bút toán điều chỉnh đó. Việc soát xét phải đảm bảo các yêu cầu sau: Giấy tờ làm việc phải được trình bày rõ ràng, đánh tham chiếu đầy đủ. các bút toán điều chỉnh có đầy đủ bằng chứng. Các kiểm toán viên thực hiện đúng và đủ quy trình kiểm toán TSCĐ. Các kết luận đưa ra có nhất quán với quá trình kiểm toán đã được thực hiện. Những bằng chứng thu được phải hỗ trợ cho việc đưa ra ý kiến về BCTC của đơn vị khách hàng. Sau đó, nhóm trưởng kí nháy vào giấy tờ làm việc đã soát xét và đưa lên cho chủ nhiệm kiểm toán, thành viên Ban giám đốc phụ trách phòng kiểm toán 2 soát xét. Đối với hai khách hàng là Công ty ABC và XYZ, qua soát xét giấy tờ làm việc của KTV đối với phần hành TSCĐ cho thấy quy trình kiểm toán đã được thực hiện khá đầy đủ, trình bày rõ ràng, đảm bảo cơ sở vững chắc để KTV đưa ra kết luận kiểm toán. 2.2.4.2. Xem xét các sự kiện sau ngày lập BCTC Trong các cuộc kiểm toán thời gian từ khi lập bảng cân đối kế toán đến khi KTV phát hành báo cáo kiểm toán có thể có những sự kiện xảy ra ảnh hưởng đến BCTC của khách hàng. Những sự kiện này có thể gây ảnh hưởng trọng yếu hoặc không trọng yếu đến BCTC. Tuy nhiên xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ luôn được đánh giá là cần thiết và phù hợp với nguyên tắc thận trọng trong nghề nghiệp. Đối với hai khách hàng ABC và XYZ, tình hình hoạt động của khách hàng sau ngày kết thúc niên độ là ổn định, không phát sinh sự kiện nào gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC kết thúc ngày 31/12/2007. 2.2.4.3. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý Trước khi phát hành Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý, KTV tổ chức họp thống nhất kết quả kiểm toán với Công ty khách hàng. Trong cuộc họp KTV phải giải trình được những sai phạm đã phát hiện và đưa ra các bằng chứng phù hợp để chứng minh cho các sai phạm đó là đúng đắn. Dựa trên sự thống nhất cả hai phía, KTV đưa ra ý kiến của mình về hoạt động của khách hàng. Các khách hàng sử dụng dịch vụ kiểm toán của AASC thường có yêu cầu KTV lập thêm thư quản lý để tư vấn để hoàn thiện và nâng cao các hoạt động KSNB, công tác quản lý, hạch toán kế toán tại đơn vị khách hàng. 2.3. So sánh việc thực hiện kiểm toán TSCĐ giữa hai khách hàng ABC và XYZ Trong quá trình lập kế hoạch: Do Công ty ABC có giá trị TSCĐ lớn, nằm trải dài trên phạm vi toàn tỉnh và các nghiệp vụ xảy ra nhiều, KTV xác định mức độ rủi ro cho khoản mục lớn hơn so với Công ty XYZ. Ngoài ra, với số lượng, giá trị nghiệp vụ lớn và dải rác nên KTV chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐ của Công ty ABC có nguyên giá từ 50 triệu đồng trở lên. Trong khi đó, đối với Công ty XYZ được kiểm toán 100% các nghiệp vụ phát sinh do số lượng nghiệp vụ trong kì không nhiều. Qua thực hiện kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng TSCĐ đối với hai khách hàng có loại hình sản xuất kinh doanh khác nhau, hình thức sở hữu khác nhau và quy mô khác nhau em nhận thấy một sự khác biệt cơ bản là: Công ty ABC là doanh nghiệp Nhà nước, do vậy đối với các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ phải có sự phê chuẩn của Tổng Công ty mà ABC trực thuộc, có sự phân cấp trong đầu tư, cụ thể Giám đốc Công ty chỉ được phép ký quyết định đầu tư trong một giới hạn giá trị công trình cho phép. Hơn nữa, do ABC là Công ty Nhà nước nên Công ty không chỉ quan tâm tới tối ưu hóa hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn quan tâm đến hiệu quả trong việc phục vụ các mục tiêu chính trị, xã hội. Do đó, thủ tục kiểm toán TSCĐ đối với ABC cần phải chú trọng đến nguồn hình thành tài sản, xem xét liệu TSCĐ đó được hình thành có nguồn hợp lý không hay là tài sản tăng nhưng thiếu nguồn hoặc không đúng bản chất đầu tư. Đối với Công ty XYZ, quyền quyết định đầu tư TSCĐ hoàn toàn do Tổng Giám đốc Công ty, việc đầu tư TSCĐ đối với doanh nghiệp quan tâm đến hiệu quả sử dụng của tài sản đầu tư, tới hiệu quả kinh tế trong tương lai mà tài sản đó mang lại. Bởi vậy, kiểm toán tăng TSCĐ tại Công ty XYZ, KTV tập trung nhiều vào sự trung thực và hợp lý của bản thân nghiệp vụ, của sự phản ánh nghiệp vụ. CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TSCĐ TẠI AASC 3.1. Đánh giá 3.1.1. Đánh giá về quy trình kiểm toán của AASC 3.1.1.1. Ưu điểm Với bề dày hơn 16 năm lĩnh vực Tài chính, kế toán và kiểm toán AASC đã xây dựng cho mình được một quy trình kiểm toán tương đối hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu kiểm toán của hàng nghìn doanh nghiệp, trong đó có rất nhiều tổng Công ty lớn của Nhà nước. Quy trình kiểm toán của AASC được thiết lập trên cơ sở chuẩn mực kiểm toán quốc tế và chuẩn mục kiểm toán Việt Nam và đang từng bước hoàn thiện để có thể áp dụng linh hoạt cho các loại hình kinh doanh đa dạng đã và đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam. AASC là Công ty Việt Nam đi đầu trong việc thành lập phòng chức năng chuyên biệt nghiên để kiểm soát chất lượng, cập nhật và đào tạo nâng cao kiến thức kiểm toán cho các KTV. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ nghiên cứu các quy trình kiểm toán nhằm hoàn thiện và nâng cao tinh linh hoạt của quy trình kiểm toán nói chung và các quy trình kiểm toán các phần hành nói riêng. AASC cũng đã thực hiện kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ trong quy trình kiểm toán của mình với hệ thống soát xét ba cấp. Sự chặt chẽ được thể hiện ngay trong khâu lập kế hoạch với việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho thành viên trong ban giám đốc phụ trách cuộc kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán. Ngoài ra, quy trình kiểm toán của AASC có độ linh hoạt khá cao có thể áp dụng đối với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau với quy mô khác nhau. Nhược điểm Thứ nhất: Quy trình kiểm toán Quy trình kiểm toán của AASC nhìn chung mang tính hướng dẫn. Do vậy, trong quá trình kiểm toán các KTV thực hiện cuộc kiểm toán theo kinh nghiệm của mình dẫn đến không có sự thống nhất trong việc trình bày giấy tờ làm việc, trình tự công việc, khối lượng công việc cần thực hiện. Chính sự không thống nhất này đã gây khó khăn khi thực hiện cuộc kiểm toán lớn. Đặc biệt ở khâu tổng hợp kết quả kiểm toán, Thứ hai: Phần mềm kiểm toán Hiện nay, quy trình kiểm toán của AASC thực hiện hầu như không có phần mềm chuyên dụng hỗ trợ kiểm toán. Do vậy, công việc của KTV phải thực hiện rất vất vả, hơn nữa việc thực hiện thủ công nên có thể xảy ra nhiều sai sót trong quá trình kiểm toán. Chính vì vậy hiệu quả lao động không cao, chi phí kiểm toán tốn kém. Trong điều kiện hiện nay, các Công ty kiểm toán ra đời nhanh chóng, đặc biệt là sự tham gia của các Công ty liên doanh với nước ngoài, nên sự cạnh tranh trở lên rất khốc liệt. Do vậy, phần mềm hóa các quy trình kiểm toán là điều vô cùng cấp thiết đối với AASC trong giai đoạn tới. Thứ ba: Giấy tờ làm việc Công việc kiểm toán còn thực hiện trên giấy viết nên chưa thể hiện tính chuyên nghiệp. Việc thực hiện giấy tờ làm việc trên giấy còn gây khó khăn cho các trưởng nhóm kiểm toán nếu các KTV viết tắt, dùng kí hiệu, hay viết chữ khó đọc. Việc lưu giấy tờ làm việc trên giấy nếu xảy ra mất mát, hư hỏng thì việc phục hồi các giấy tờ làm việc này trở lên khó khăn hơn, KTV có thể phải thực hiện lại cuộc kiểm toán tốn rất nhiều công sức và chi phí. Hơn nữa, khi cần kiểm tra hay muốn xem lại các thông tin kiểm toán cũng khó khăn hơn so với việc lưu các giấy tờ làm việc trên máy vi tính. 3.1.2. Đánh giá về quy trình kiểm toán TSCĐ của AASC Đối với quy trình kiểm toán TSCĐ của AASC ngoài những vấn đề chung đã được nêu trong phần đánh giá quy trình kiểm toán còn một số vấn đề sau: 3.1.2.1. Ưu điểm Do TSCĐ là phần trọng yếu trong hầu hết các doanh nghiệp và có ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong tương lai nên AASC đã xây dựng quy trình kiểm toán tương đối chặt chẽ cho phần hành này. Các bước công việc trong phần hành được hướng dẫn chi tiết nhưng không cứng nhắc. Các KTV có thể vận dụng linh hoạt các bước công việc đối với từng loại hình và quy mô doanh nghiệp. Qua việc nghiên cứu hai Công ty ABC và XYZ, có hình thức sở hưu khác nhau, quy mô TSCĐ khác nhau, loại hình kinh doanh khác nhau cho thấy sự linh hoạt của quy trình kiểm toán tại AASC. Quy trình kiểm toán TSCĐ được xây dựng trên cơ sở chuẩn mục kiểm toán Việt Nam và chuẩn mực kiểm toán quốc tế và được xây được phù hợp với quy trình chung của kiểm toán BCTC tại AASC. Do vậy, quy trình kiểm toán TSCĐ tại AASC có thể thực hiện hiệu quả và đảm bảo không bỏ sót các vấn đề trọng yếu. Do vậy, quy trình kiểm toán TSCĐ của AASC có thể cung cấp cho những người quan tâm những thông tin chính xác, hiệu quả về tình hình TSCĐ của mỗi doanh nghiệp. 3.1.2.2. Nhược điểm Thứ nhất: ý kiến chuyên gia Kiểm toán khoản mục TSCĐ chỉ sử dụng ý kiến của chuyên gia khi định giá lại TSCĐ, còn các trường hợp khác khi thực hiện kiểm toán BCTC chưa có kế hoạch sử dụng chuyên gia bên ngoài trợ giúp kiểm toán khoản mục TSCĐ. Đây cũng là một trong những nhược điểm của các Công ty kiểm toán Việt Nam. Do nguồn vốn hạn hẹp lại chịu sư cạnh tranh lớn từ rất nhiều Công ty kiểm toán mới ra đời nên các Công ty rất khó khăn trong việc đảm bảo đầy đủ trong việc thủ tục kiểm toán. Thứ hai: Thủ tục phân tích Tại AASC hiện nay thủ tục phân tích chưa được chú trọng, hầu hết các khoản mục được kiểm toán nếu có sử dụng thủ tục phân tích thì chỉ là kết hợp với thủ tục kiểm tra chi tiết. Thủ tục phân tích chỉ dừng lại ở việc phân tích các biến động nhằm hiểu rõ hơn tình hình hoạt động của khách hàng, đồng thời phán đoán những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản mục trên BCTC. Nhìn chung thủ tục phân tích chỉ được dùng như một công cụ hỗ trợ kiểm toán viên trong việc khoanh vùng rủi ro mà không được sử dụng như một phương pháp kiểm toán cơ bản nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán. Do vậy, kiểm toán tại AASC hướng nhiều đến các thủ tục kiểm tra chi tiết. Chính điều này đã góp phần làm chi phí kiểm toán tăng cao gây khó khăn cho KTV trong việc đảm bảo thời gian và chất lượng kiểm toán. Thứ ba: Câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB Tại AASC, các KTV luôn thận trọng và đảm bảo thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng. Trong mỗi File “Hồ sơ kiểm toán”, KTV đều lưu giữ bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB ứng với mỗi phần hành. Việc đánh giá hệ thống KSNB tại AASC được thiết kế trên chương trình kiểm toán nhưng thực tế công việc này chỉ được thực hiện đối với những khách hàng lớn. Hơn nữa, việc đánh giá nhiều khi mang tính chất khái quát chủ yếu qua sự phán xét của KTV. 3.2. Kiến nghị 3.2.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán của AASC Thứ nhất: Quy trình kiểm toán Công ty cần tập trung cho việc xây dựng một quy trình chuẩn áp dụng thống nhất giữa văn phòng Công ty và các chi nhánh. Quy trình cầu được thực hiện chính xác đối với những sự việc giống nhau, về ngôn từ và các thủ tục. Quy trình chuẩn sẽ giúp cho việc tập hợp số liệu thuận lợi hơn, giúp việc kiểm soát dễ dàng hơn và có thể đánh giá được trình độ cũng như tinh thần trách nhiệm của các KTV khi thực hiện kiểm toán. Hơn nữa, sự chuẩn hóa sẽ giúp công việc kiểm toán có sự phối hợp hiệu quả giữa các nhóm, phát hiện được những vấn đề mới khi có sự khác biệt trong việc thực hiện kiểm toán giữa các nhóm. Từ quy trình kiểm toán được chuẩn hóa, sẽ dễ dàng hơn rất nhiều cho phòng Hành chính Tổng hợp của Công ty nghiên cứu các phần mềm chương trình kiểm toán dễ dàng, hiệu quả và áp dụng nhanh chóng hiệu quả hơn. Thứ hai: Phần mềm kiểm toán Hiện nay các KTV thực hiện việc kiểm toán của mình dựa vào kinh nghiệm đã được tích lũy. Do vậy, hiệu quả công việc không cao, thời gian thực hiện công việc rất mất thời gian. Trong khi đó, phòng tổng hợp có trách nhiệm nghiên cứu về các phần mềm, chương trình kiểm toán, các chuẩn mục, nghị định và điều luật mới lại không thể có đủ điều kiện tiếp xúc thực tế với đầy đủ các loại hình và quy mô doanh nghiệp. Kết quả, không thể đưa ra được phần mềm hiệu quả áp dụng trong toàn Công ty. Do vậy, AASC nên thực hiện chính sách khuyến khích các KTV sáng tạo ra các sáng kiến hữu ích, các phần mềm chương trình kiểm toán hiệu quả trong quá trình họ thực hiện kiểm toán. Hàng tháng, hàng quý và cả năm AASC nên tập hợp những sáng kiến và sáng tạo đó đề ban giám đốc xét duyệt khen thưởng các giải sáng kiến của tháng, quý và năm. Điều này vừa khích lệ KTV tìm hiểu về các công cụ trợ giúp hiệu quả, thiết thực vừa mang lại những tài sản vô cùng quý giá cho AASC. Sau đó, phòng tổng hợp bên cạnh các công việc hàng ngày, sẽ thực hiện tổng hợp các đánh giá đó và có thể cải tiến để có thể áp dụng đối với nhiều loại hình và quy mô doanh nghiệp. Trong dài hạn, Công ty cần có phương hướng hợp tác mạnh mẽ với các đối tác nước ngoài nhằm tận dụng trình độ quản lý cũng như các phần mềm chuyên dụng hỗ trợ cho công việc kiểm toán của họ. Công việc kiểm toán được phần mềm hóa, vi tính hóa là một trong những yếu tố quan trọng trong sự phát triển của AASC trong giai đoạn tới. Thứ ba: Giấy tờ làm việc Việc thực hiện lưu giấy tờ làm việc đã được thực hiện ở rất nhiều Công ty, đặc biệt là các Công ty nước ngoài và cho thấy tính chuyên nghiệp cao. Hiện nay, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt nếu không bắt kịp với xu thế của thời đại thì khó có thể cạnh tranh được. Do vậy, ngoài yếu tố có thêm cở sở lưu trữ giấy tờ làm việc, lưu trữ giấy làm việc trên máy vi tính giúp KTV thường xuyên rèn rũa kĩ năng làm việc và tính chuyên nghiệp. Do vậy, Công ty cần đưa ra quy chế bắt buộc đối với việc thực hiện ghi chép trên giấy từ làm việc và xem xét như một chỉ tiêu đánh giá năng lực của các trợ lý kiểm toán và các KTV. Thứ tư, AASC cần tích cực phát huy, bổ sung những thành quả đã đạt được trong hơn 16 năm qua, vững bước là Công ty kiểm toán hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, AASC cần tích cực hợp tác hơn nữa với các đối tác nước ngoài nhằm tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức, tác phong và tư duy làm việc khoa học và đặc biệt là học hỏi nhưng công nghệ kiểm toán hiện đại để có thể giảm bớt chi phí kiểm toán để ngày càng phát triển mạnh mẽ vươn ra khu vực Đông Nám Á và thế giới. 3.2.2. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán TSCĐ Thứ nhất: Ý kiến chuyên gia Việc thực hiện thủ tục kiểm toán về lấy ý kiến chuyên gia là một thủ tục nhằm nâng cao tính trung thực của BCTC trong các vấn đề khoa học tự nhiên mà KTV không thể nắm bắt được. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn vốn của AASC khá hạn hẹp trong khi đó khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp trong nước nên mức phí kiểm toán thấp. Chính vì vậy, việc thực hiện đầy đủ các thủ tục như trong chuẩn mực kiểm toán về ý kiến chuyên gia gặp nhiều khó khăn. Do vậy, AASC cần phải nâng cao sức mạnh về tài chính bằng cách hợp tác với doanh nghiệp trong và ngoài nước để có thêm nguồn vốn, đẩy mạnh uy tín và thương hiệu. Từ đó, AASC từng bước chiếm lĩnh thị trường doanh nghiệp liên doanh và đầu tư nước ngoài để có thêm thu thập bổ sung cho các chi phí kiểm như thuê chuyên gia định giá tài sảnViệc này đòi hỏi AASC phải có chiến lược dài hạn và thực hiện trong tương lai. Hiện tại, AASC nên áp dụng thủ tục ý kiến chuyên gia về TSCĐ đối với các khách hàng quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán và nâng cao uy tín của AASC trên thị trường kiểm toán. Bên cạnh đó, KTV cần có những thủ tục kiểm toán thay thế nhằm đảm bảo tính trung thực của khoản mục TSCĐ nói riêng và tính trung thực của BCTC nói chung. Thứ hai: Thủ tục phân tích Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế số 12 :“Phương pháp phân tích được coi là một dạng của phương pháp kiểm toán cơ bản nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán”. Do vậy, đây là một phương pháp hết sức quan trọng và cần thiết. Trong xu thế hiện nay, việc sử dụng thủ tục phân tích đang được tích cực khuyến khích sử dụng mỗi khi có điều kiện thoả mãn. Thủ tục phân tích sẽ được xem xét thực hiện để thay thế kiểm tra chi tiết, tiết kiệm thời gian và chi phí kiểm toán; đồng thời nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán. Để khắc phục thiếu sót này của quy trình kiểm toán TSCĐ nói riêng và toàn bộ các quy trình kiểm toán nói chung, cần sự thay đổi trong kết cấu của quy trình TSCĐ dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Công ty. Qua đó, ban hành chương trình kiểm toán TSCĐ sửa đổi trong đó cần tập trung những nội dung sau: KTV vận dụng quy trình phân tích chuẩn kết hợp với xét đoán nghề nghiệp của mình tiến hành phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân chênh lệch và phát hiện sự kiện bất thường. KTV tiến hành thu thập số liệu chung của toàn ngành, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác cùng ngành và số liệu trong toàn ngành. KTV có thể tính toán và phân tích một số tỷ suất sau: tỷ suất giữa doanh thu với tổng TSCĐ, tỷ suất tổng TSCĐ với vốn chủ sở hữu, tỷ suất giữa lợi nhuận thuần với tổng TSCĐ ( tỷ suất hoàn vốn của TSCĐ), so sánh tỷ suất giữa tổng chi phí khấu hao TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước, so sánh tỷ suất tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ trên tổng nguyên giá TSCĐ năm nay với năm trước Ngoài ra, AASC cần thường xuyên bổ sung kiến thức cho các trợ lý kiểm toán về các kĩ thuật kiểm toán, đặc biệt là kĩ thuật phân tích để họ có thể dễ dàng áp dụng khi gặp các loại hình doanh nghiệp cũng như quy mô TSCĐ khác nhau. Hơn nữa, cần khuyến khích những KTV có sáng kiến trong việc áp dụng thủ tục phân tích hiệu quả rút ngắn được thời gian cũng như công sức trong việc kiểm toán. Để làm được điều này, Ban Giám đốc và phòng Tổng hợp cần có sự quan tâm sâu sát đến các nhân viên để có thể phát hiện và kịp thời nhân rộng những sáng kiến hiệu quả của họ cũng như có sự khuyến khích xứng đáng để họ có thể tiếp tục phát huy. Thứ ba: Câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB KTV cần đánh giá hệ thống KSNB một cách thận trọng để có thể sử dụng trong việc giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết. Muốn vậy ngoài việc phỏng vấn khách hàng, KTV phải xem xét sổ tay về thủ tục và chế độ của Công ty khách hàng. Sau đó, KTV nên kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn tất để thấy được việc vận dụng các thủ tục và chế độ tại Công ty khách hàng đang được áp dụng. Sau đó, KTV nên quan sát các hoạt động về TSCĐ của Công ty khách hàng để củng cố thêm việc vận dụng các thủ tục kiểm soát đối với phần hành TSCĐ tại đơn vị khách hàng. Ngoài ra, trong bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống KSNB ứng với từng phần hành, ngoài các câu hỏi “có”, “không”, “không áp dụng”, KTV nên thiết kế mở rộng Bảng câu hỏi dưới dạng câu hỏi mở. Ngoài ra, sau khi có các thông tin về khách hàng, KTV nên tóm tắt các thông tin đó dưới dạng Bảng tường thuật hoặc lưu đồ. Bảng 3.1: Mẫu bảng câu đánh giá kiểm soát nội bộ dưới dạng “mở” Câu hỏi Có Không Chú thích 1. Có bộ phận khác ngoài kế toán theo dõi TSCĐ? 2. Khấu hao được tính theo quy định hiện hành? Để thực hiện được các thủ tục nêu trên một cách thực tế và hiệu quả, AASC cần phải xây dựng hệ thống quy định rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng một cách chuẩn mục. Bên cạnh đó, cần xây dựng thêm các chế tài thích hợp đối với việc thực hiện các thủ tục KSNB mang tính hình thức, không hiệu quả, không hỗ trợ được cho công việc thực hiện kiểm toán. KẾT LUẬN TSCĐ là phần hành quan trọng trong hầu hết các loại hình doanh nghiệp bởi giá trị lớn của nó cũng như tác động đến khả năng hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp. Do vậy, kiểm toán phần hành TSCĐ cũng đóng vai trò quan trọng trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Chính vì thế đòi hỏi KTV và Công ty kiểm toán phải lập kế hoạch khoa học và chính xác đối với từng loại hình doanh nghiệp để có thể đánh giá chính xác sự trung thực và hợp lý của phần hành TSCĐ nói riêng và sự trung thực và hợp lý của BCTC nói chung. Qua quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân và quá trình kiểm toán thực tế tại một số doanh nghiệp đã giúp em có được những kiến thức lý thuyết và thực tế hết sức quý báu về quy trình kiểm toán phần hành TSCĐ nói riêng và quy trình kiểm toán BCTC nói chung. Mặc dù được sự dạy bảo tận tình của các thầy cô giáo cũng như sự giúp đỡ, tạo điều kiện nhiệt tình của các anh, chị trong phòng kiểm toán 2, nhưng do khả năng còn hạn chế và thời gian thực tập ngắn nên em không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong được sự chỉ bảo của Ths. Nguyễn Thị Hồng Thúy và các anh, chị trong Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán để em có thể hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp cũng như có được sự hiểu biết đầy đủ về quy trình kiểm toán TSCĐ trên cả phương diện lý thuyết và thực tế. Em xin chân thành cảm ơn! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.TS Nguyễn Quang Quynh – TS.Ngô Trí Tuệ, Giáo trình kiểm toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006 GS.TS.Nguyễn Quang Quynh, Giáo trình Lý thuyết kiểm toán, Đại học Kinh tế Quốc dân – NXB Tài chính, Hà Nội tháng 01/2005 PGS.TS.Nguyễn Văn Công, Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 8/2006 Hồ sơ kiểm toán, giấy tờ làm việc của KTV tại Công ty AASC Chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính KSNB Kiểm soát nội bộ KTV Kiểm toán viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định XDCB Xây dựng cơ bản VNĐ Việt Nam đồng DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ 1.1 : Hạch toán tổng hợp tăng TSCĐ 15 Sơ đồ 1.2 : Hạch toán tổng hợp giảm TSCĐ 16 Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán TSCĐ 19 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý Công ty AASC 11 Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của AASC trong giai đoạn 2004 - 2006 10 Bảng 2.2: Cơ cấu góp vốn của Công ty XYZ 24 Bảng 2.3.: Đánh giá hệ thống KSNB tại Công ty ABC 27 Bảng 2.4: Đánh giá rủi ro tiềm tàng trên toàn bộ BCTC của Công ty XYZ 28 Bảng 2.5: Mô hình đánh giá rủi ro phát hiện 29 Bảng 2.6: Đánh giá hệ thống KSNB khoản mục TSCĐ 29 Bảng 2.7: Bảng phân bổ tỉ lệ trọng yếu 31 Bảng 2.8: Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty ABC 31 Bảng 2.9: Bảng xác định mức trọng yếu tại Công ty XYZ 32 Bảng 2.10: Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ 37 Bảng 2.11: Phân tích tổng quan TSCĐ tại Công ty ABC 42 Bảng 2.12: Phân tích tổng quan TSCĐ tại Công ty XYZ 43 Bảng 2.13: Trích giấy tờ làm việc: Kiểm tra tổng hợp số dư TSCĐ Công ty ABC 46 Bảng 2.14: Trích giấy tờ làm việc: Kiểm tra tổng hợp số dư TSCĐ Công ty XYZ 47 Bảng 2.15: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Tổng hợp số liệu TK 211 tại Công ty ABC 48 Bảng 2.16: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ tại Công ty ABC 50 Bảng 2.17: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra tài sản do XDCB hoàn thành bàn giao của Công ty ABC 51 Bảng 2.18: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Tổng hợp số liệu TK 211- Công ty XYZ 52 Bảng 2.19: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra TSCĐ thanh lý tại Công ty ABC 54 Bảng 2.20: Trích giấy tờ làm việc của KTV – Kiểm tra tài sản giảm Công ty XYZ 55 Bảng 2.21: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra chi phí khấu hao TSCĐ tại Công ty ABC 57 Bảng 2.22: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kiểm tra khấu hao TSCĐ tăng trong năm tại Công ty ABC 58 Bảng 2.23: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 211 tại Công ty ABC 60 Bảng 2.24: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 211 tại Công ty XYZ 61 Bảng 2.25: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 214 tại Công ty ABC 62 Bảng 2.26: Trích giấy tờ làm việc của KTV - Kết luận kiểm toán TK 214 tại Công ty XYZ 63 Bảng 3.1: Mẫu bảng câu đánh giá kiểm soát nội bộ dưới dạng “mở” 65 MỤC LỤC Trang NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7300.doc
Tài liệu liên quan