Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Vietnam

LỜI MỞ ĐẦU Hoà cùng xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, Việt Nam đang chuyển mình đổi thay và đã thu được những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội quan trọng và hết sức đáng mừng, được cả cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao. Trong bối cảnh đó, hoạt động kiểm toán đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với các cơ quan quản lý chức năng mà còn đối với cả doanh nghiệp được kiểm toán và là nhu cầu tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Một nền kinh tế phát triển lành mạnh và an toàn đòi hỏi phải được cung cấp các dịch vụ kiểm toán hoàn hảo có chất lượng cao. Hoạt động của các công ty kiểm toán rất phát triển ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ở Việt Nam, kiểm toán độc lập chính thức xuất hiện vào năm 1991 với sự ra đời của hai công ty kiểm toán là công ty VACO (nay là Deloitte Vietnam) và công ty AASC. Đến nay, kiểm toán độc lập ở Việt Nam đã phát triển nhanh tróng bằng việc hình thành một hệ thống các công ty kiểm toán độc lập với đầy đủ hình thức sở hữu (Nhà nước , TNHH, 100% vốn nước ngoài, liên doanh ). Hiện nay, dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính rất phát triển do nhu cầu được kiểm toán Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp là rất lớn. Một phần vì Báo cáo tài chính giống như tấm gương phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Khoản mục Tài sản cố định thường đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Vì vậy, việc hạch toán tài sản cố định cũng như việc trích lập chi phí khấu hao cần phải được tính toán chính xác. Bên cạnh đó, tài sản cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nên những sai sót sẽ có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Với những lý do đó cho thấy kiểm toán khoản mục tài sản cố định có vai trò hết sức quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, trong thời gian thực tập từ ngày 1/1/2008 đến 15/4/2008, em đã được tìm hiểu hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng tại Công ty TNHH Deloitte Vietnam. Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em được chia làm ba phần với nội dung khái quát như sau: ã Chương I: Tổng quan về Công ty TNHH Deloitte Vietnam. ã Chương II: Thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH Deloitte Vietnam thực hiện. ã Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Vietnam. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Deloitte Vietnam, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của các anh chị trong công ty và cô giáo Th.s Nguyễn Thị Mỹ cùng với sự cố gắng của bản thân để hoàn thành Báo cáo chuyên đề này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị trong công ty và cô giáo Th.s Nguyễn Thị Mỹ đã giúp em hoàn thành báo cáo này. Em xin chân thành cảm ơn!

docx92 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2255 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Deloitte Vietnam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TTH 6/4/2007 Công việc: So sánh các chỉ số trên BCĐKT Người soát sét: 7/4/2007 Nguồn dữ liệu: BCĐKT của khách hàng Kỳ kế toán: 31/12/2006 Đơn vị: VND Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch Chú thích >0.0% >$0 Tiền mặt 435,100,641,620 164,524,648,267 164.5 270,575,993,353 {a} Chứng khoán có giá - Các khoản phải thu 104,978,022,777 117,715,173,470 (10.8) (12,737,150,693) Khoản phải thu khác 9,971,767,360 7,657,153,414 30.2 2,314,613,946 Tổng tài sản ngắn hạn 550,050,431,757 289,896,975,151 89.7 260,153,456,606 Hàng tồn kho 611,356,715,287 588,056,891,741 4.0 23,299,823,546 {b} Tài sản lưu động khác 1,229,182,814 1,253,473,344 (1.9) (24,290,530) Tổng tài sản lưu động 612,585,898,101 589,310,365,085 3.9 23,275,533,016 Máy móc thiết bị 305,125,503,795 325,980,052,964 (6.4) (20,854,549,169) {c} Chi phí XD dở dang - - - Đầu tư TC dài hạn 553,601,159,362 557,106,706,228 (0.6) (3,505,546,866) Tổng tài sản cố định 858,726,663,157 883,086,759,192 (2.8) (24,360,096,035) TỔNG TÀI SẢN 2,021,362,993,015 1,762,294,099,428 14.7 259,068,893,587 Nợ ngắn hạn (650,591,093,568) (365,173,172,491) 78.2 (285,417,921,077) {d} Nợ dài hạn (34,872,641) (34,872,641) - - Nợ dài hạn khác (119,177,449,436) (117,648,808,738) 1.3 (1,528,640,698) Tổng công nợ (769,803,415,645) (482,856,853,870) 59.4 (286,946,561,775) Vốn hoạt động và quỹ (982,579,532,539) (1,040,659,173,637) (5.6) 58,079,641,098 {e} LN chưa phân phối (268,980,044,831) (238,778,071,921) 12.6 (30,201,972,910) {f} Tổng vốn chủ sở hữu (1,251,559,577,370) (1,279,437,245,558) (2.2) 27,877,668,188 TỔNG NGUỒN VỐN (2,021,362,993,015) (1,762,294,099,428) 14.7 (259,068,893,587) Kết luận: đạt được mục tiêu kiểm toán. Bảng 2.6: Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả kinh doanh tại Công ty XYZ Mục đích: Phân tích sơ bộ Bảng cân đối kế toán Người lập: NTTH 6/4/2007 Công việc: So sánh các chỉ số trên BCĐKT Người soát sét: 7/4/2007 Nguồn dữ liệu: BCĐKT của khách hàng Kỳ kế toán: 31/12/2006 Đơn vị: VND Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2005 Chênh lệch Chú thích >0.0% >$0 Doanh thu thuần (2,270,035,762,161) (1,607,669,746,356) 41.2 (662,366,015,805) {h} Giá vốn hàng bán 1,652,886,874,234 1,209,232,544,085 36.7 443,654,330,149 {h} Lợi nhuận gộp (617,148,887,927) (398,437,202,271) 54.9 (218,711,685,656) {h} Chi phí quản lý 94,523,149,711 61,262,091,114 54.3 33,261,058,597 {i} Chi phí bán hàng 164,419,957,644 102,739,096,698 60.0 61,680,860,946 {i} Thu nhập từ HĐ SX (358,205,780,572) (234,436,014,459) 52.8 (123,769,766,113) Thu nhập - chi phí khác (2,968,520,602) 9,742,436,876 (130.5) (12,710,957,478) {j} Lợi nhuận trước thuế (361,174,301,174) (224,693,577,583) 60.7 (136,480,723,591) Thuế TNDN (9 tháng đầu) 94,206,827,687 58,420,330,172 61.3 35,786,497,515 Lợi nhuận sau thuế (266,967,473,487) (166,273,247,411) 60.6 (100,694,226,076) Kết luận: đạt được mục tiêu kiểm toán. Chú thích: {a} Đơn vị tăng huy động vốn ngắn hạn trong khi chưa phat sinh nhu cầu vay vốn. Dẫn đến số dư tiền tăng mạnh, tương đương với khoản tiền vay ngắn hạn. Việc đi vay của Công ty chủ yếu cho việc xác định phân phối lợi nhuận theo ND199 (vốn NN và vốn Cty tự huy động). {b} Hàng tồn kho tăng chủ yếu là do tăn CP SXKD DD. Cần xem xét chính sách dự trữ NVL của Công ty và xem xét việc tính giá thành và xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. {c} TSCĐ giảm chủ yếu là do trích khấu hao và mua sắm mới. Kiểm tra các tài sản mua sắm mới, đảm bảo có đầy đủ chứng từ và nằm trong kế hoạch được phê duyệt. {e} Các khoản nợ ngắn hạn tăng chủ yếu là do tăng chi phí phải trả (134,8 tỷ) do các công trình sửa chữa lớn chưa hoàn thành. Vay ngắn hạn tăng 87 tỷ và chưa thực hiện thanh toán trong kỳ => xem xét việc ghi nhận chi phí lãi vay. Người mua trả tiền trước giảm 10,6 tỷ, phải trả người lao động giảm 33,8 tỷ. Các khoản phải trả phải nộp ngắn hạn khác giảm 118,5 tỷ chủ yếu là do nộp khoản lợi nhuận được chia theo vốn NN năm 2005 về Tổng công ty. {f} Chưa phân phối lợi nhuận năm 2006. {h} Tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng giá vốn => lợi nhuận gộp tăng cao. Trong điều kiện các chi phí về dầu, than, điện tăng cao => cần tìm hiểu lý do tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng giá vốn thông qua việc xem xét chính sách giá bán và phương pháp tập hợp chi phí, tính giá thành của đơn vị trong kỳ. {i} Chi phí quản lý và chi phí bán hàng tăng mạnh so với tốc độ tăng doanh thu => cần thực hiện phân tích biến động chi phí theo tháng và so với cùng kỳ năm trước, đánh giá tính hợp lý của việc tăng chi phí, đảm bảo chi phí được phản ánh phù hợp. {j} Đây là các khoản thu nhập khác - chi phí khác => thực hiện kiểm tra chi tiết các khoản chi phí và thu nhập này. KTV cũng đã tiến hành phân tích một số chỉ số tài chính liên quan đến tài sản đối với công ty XYZ và kết luận tài sản được sử dụng có hiệu quả. Tại công ty ABC, các nghiệp vụ về TSCĐ phát sinh tương đối đơn giản, số lượng nghiệp vụ không nhiều, tăng tài sản chủ yếu là do mua sắm mới. Nhìn nhận một cách tổng thể, sai sót xảy ra với khoản mục TSCĐ tại công ty ABC ít hơn so với công ty XYZ do quy mô cũng như việc tính toán và phân bổ khấu hao không phức tạp bằng. Qua phân tích sơ bộ, KTV nhận thấy không có những biến động bất trường nào liên quan đến khoản mục TSCĐ tại hai công ty khách hàng. d) Đánh giá mức trọng yếu: Trong hồ sơ kiểm toán AS/2, đánh giá mức trọng yếu được trình bày trong chỉ mục 1710 – Xác định mức trọng yếu. Việc tiến hành đánh giá mức trọng yếu thường do trưởng nhóm thu thập dữ liệu cho những tính toán và các Partner sẽ là người đưa ra quyết định cuối cùng. Các KTV xác định mức độ sai sót mà được cho là trọng yếu đối với Báo cáo tài chính gọi là mức độ trọng yếu PM (Planning materiability) của cuộc kiểm toán, từ đó ước tính mức độ sai sót có thể chấp nhận được. Việc xác định PM rất phức tạp đòi hỏi sự phán đoán chuyên nghiệp của KTV, cần hiểu biết rõ về hoạt động khách hàng cũng như môi trường kinh doanh, những đánh giá về rủi ro của cuộc kiểm toán. Sau khi tính toán được PM, cả nhóm kiểm toán đều được thông báo về mức độ trọng yếu chung của Báo cáo tài chính để xác định giá trị chênh lệch có thể chấp nhận được đối với các khoản mục kiểm toán mà mình chịu trách nhiệm. Tại Deloitte Vietnam thường xác định PM dựa trên chỉ số doanh thu. Ngoài ra PM cũng được xây dựng trên chỉ tiêu thu nhập sau thuế, tổng tài sản lưu động hay tổng số vốn góp. Có thể tham khảo cách tính PM theo doanh thu ở bảng dưới. Bảng 2.7: Tỷ lệ tính PM theo doanh thu Doanh thu (USD) Tỷ lệ quy định (%) 0 - 500.000 3,0 600.000 2,5 700.000 2,3 800.000 2,0 900.000 1,8 1.000.000 1,7 2.000.000 1,6 6.000.000 1,5 10.000.000 1,2 15.000.000 1,0 30.000.000 0,9 50.000.000 0,8 100.000.000 0,7 300.000.000 0,6 >= 1.000.000.000 0,5 Dựa trên cách tính này, PM cho cuộc kiểm toán tại công ty XYZ được trưởng nhóm xác định như sau: Tổng doanh thu thuần: 2,270,035,762,161 VND Quy đổi ra USD theo tỷ giá tại thời điểm 31/12/2006 là 1 USD = 15.890 VND Tổng doanh thu thuần: 142,859,393 USD Sau khi nhập số liệu, phần mềm AS/2 tự động chạy ra PM theo công thức: PM = 0.6% * 142,859,393 = 85,715,636 USD = 1,362,021,456,040 VND. Từ đó tính ra được MP = 73,715,447 USD = 1,171,338,452,194 VND Trên thực tế, kết hợp với kinh nghiệm của kiểm toán viên, partner của cuộc kiểm toán tính ra PM = 25,183,000,000 VND và MP = 18,045,000,000 VND Tính toán tương tự tại công ty ABC ta có PM = 99,559 USD = 1,582,000,000 VND và MP = 87,476 USD = 1,390,000,000 VND. 2.2.1.2. Thiết kế chương trình kiểm toán: Chương trình kiểm toán được Deloitte Vietnam lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán. Trong đó xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện đối với từng khoản mục, từng bộ phận được kiểm toán. Qua quá trình tìm hiểu đánh giá về hệ thống kiểm soát cũng như những biến động xung quanh TSCĐ, KTV sẽ có được những thông tin cần thiết để đưa vào phần mềm AS/2, khi đó phần mềm sẽ tự động chạy ra một chường trình kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng phù hợp với từng khách hàng. Về cơ bản, chương trình kiểm toán được thiết lập dựa theo các câu hỏi mà phần mềm AS/2 đưa ra giống như phần 2.1.2. Chương trình kiểm toán khoản mục TSCĐ tại hai công ty ABC và XYZ là khác nhau. Điều này hoàn toàn dễ hiểu vì đặc điểm của mỗi công ty là khác nhau: từ ngành nghề kinh doanh đến quy mô. Đối với công ty ABC, chương trình kiểm toán TSCĐ hữu hình áp dụng thủ tục kiểm toán tổng hợp theo các câu hỏi 1, 2, 3, 4, 10, 11, 12, 13. Áp dụng cho TSCĐ vô hình là 1, 2, 3, 11, 13. Đối với công ty XYZ, chương trình kiểm toán TSCĐ hữu hình áp dụng thủ tục kiểm toán tổng hợp theo các câu hỏi 1, 2, 3, 6, 10, 11, 12, 13. Thủ tục kiểm toán tổng hợp với TSCĐ vô hình là 1, 2, 3, 6, 11, 13. 2.2.2. Giai đoạn thực hiện: Toàn bộ quá trình thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ được kiểm toán viên lưu lại trong hồ sơ kiểm toán tại hai chỉ mục lớn là 5600 – Kiểm toán TSCĐ hữu hình và 5700 – Kiểm toán TSCĐ vô hình và các TSCĐ khác. Trong hai chỉ mục lớn này còn chia nhỏ thành các chỉ mục bé hơn, số của các chỉ mục này được dùng làm số tham chiếu trên giấy tờ làm việc của KTV. Giấy tờ làm việc của kiểm toán viên là tài liệu mô tả lại những công việc mà KTV đã thực hiện trong quá trình kiểm toán, đó là cơ sở để đưa ra các kết luận kiểm toán về tính trung thực và hợp lý của số dư tài khoản. Bảng 2.8: Tổng hợp chỉ mục kiểm toán TSCĐ. STT Chỉ mục/Tham chiếu Nội dung 1 5600 TSCĐ hữu hình 2 5610 Bảng tổng hợp 3 5620 Ghi chú soát xét hệ thống 4 5625 Tóm tắt kết quả kiểm toán 5 5630 Chương trình kiểm toán 6 5640 Giấy tờ làm việc 7 5700 TSCĐ vô hình và TSCĐ khác 8 5710 Bảng tổng hợp 9 5720 Ghi chú soát xét hệ thống 10 5725 Tóm tắt kết quả kiểm toán 11 5730 Chương trình kiểm toán 12 5740 Giấy tờ làm việc 2.2.2.1. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định hữu hình: Bước đầu tiên KTV tiến hành tổng hợp số liệu về TSCĐ hữu hình. Các số liệu được tổng hợp là số dư, tăng, giảm, giá trị còn lại, hao mòn chi tiết cho từng nhóm tài sản. Sau đây em xin được trích giấy tờ làm việc của KTV. * Tại công ty ABC: Bảng 2.9: Tổng hợp TSCĐ hữu hình tại công ty ABC Mục đích: Đảm bảo khớp số THọp và chi tiết Người lập: PTL 28/3/2007 Công việc: Lập bảng THợp từ sổ chi tiết Người soát sét: 30/3/2007 Nguồn dữ liệu: Sổ chi tiết, số liệu khách hàng Kỳ kế toán: 31/12/2006 Diễn giải Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Phương tiện truyền dẫn Thiết bị văn phòng Total I. Nguyên giá Tại 01/01/2006 51,922,837,163 227,311,207,979 8,571,453,348 504,468,598 288,309,967,088 Tăng trong kỳ 196,209,090 1,269,823,500 1,835,585,019 56,407,419 3,358,025,028 Mua sắm mới 1,269,823,500 1,835,585,019 56,407,419 3,161,815,938 Tăng nguyên giá 196,209,090 196,209,090 Giảm trong kỳ 189,255,680 189,255,680 Thanh lý, nhượng bán 189,255,680 189,255,680 Tại 31/12/2006 52,119,046,253 228,581,031,479 10,217,782,687 560,876,017 291,478,736,436 II. Hao mòn luỹ kế - Tại 01/01/2006 7,169,576,457 54,663,010,508 2,396,881,429 312,335,340 64,541,803,734 Tăng trong kỳ: 4,351,576,908 22,853,990,718 969,831,666 141,661,943 28,317,061,235 Trích khấu hao 4,351,576,908 22,853,990,718 969,831,666 141,661,943 28,317,061,235 Giảm trong kỳ 189,255,680 189,255,680 Thanh lý, nhượng bán 189,255,680 189,255,680 Tại 31/12/2006 11,521,153,365 77,517,001,226 3,177,457,415 453,997,283 92,669,609,289 III. Giá trị còn lại - Tại 01/01/2006 44,753,260,706 172,648,197,471 6,174,571,919 192,133,258 223,768,163,354 Tại 31/12/2006 40,597,892,888 151,064,030,253 7,040,325,272 106,878,734 198,809,127,147 Kết luận: đạt được mục tiêu kiểm toán. Bảng 2.10: Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình tại công ty ABC Mục đích: Kiểm tra TOD tăng TSCĐ HH Người lập: PTL 28/3/2007 Công việc: lập bảng kiểm tra, thu thâp bằng chứng Người soát sét: 30/3/2007 Nguồn dữ liệu: số liệu khách hàng Kỳ kế toán: 31/12/2006 Thiết kế mẫu kiêm tra chi tiết: MP 3,686,440,040 [1710] R 1.7 Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả J = MP/R 2,168,494,141 P 3,358,025,028 [5640] N = P/J 2 Chứng từ Diễn giải Nguyên giá Chú thích SH Ngày tháng 21131617-01 1/9/2006 Máy biến áp MBA 2000KVA 22/0,4-0,7 383,600,000 {a} 21140101-02 1/4/2006 Cần trục lốp 43H-3254 533,333,333 {b} Kết luận: đạt được mục tiêu kiểm toán. Chú thích: {a} Kiểm tra đến hợp đồng kinh tế số 52 CT/HDKT ngày 18/05/06 về cung cấp lắp đặt máy biến áp với tổng giá trị hợp đồng 402.780.000 VND Biên bản bàn giao ngày 08/09/2006 Hóa đơn VAT số 0040665 ngày 08/09/2006 số tiền 402.730.000 VND, trong đó tiền hàng 383.600.000 VND, thuế (5%): 19.180.000 VND. {a} Kiểm tra đến hợp đồng kinh tế số 30CT/HDKT ngày 18/04/2006 mua xe cần cẩu bánh lốp đã qua sử dụng 43H3254 tổng giá trị 560.000.000 VND. Biên bản giao nhận ngày 22/04/2006. Hóa đơn GTGT số 0021683 ngày 10/05/2006 tổng số tiền 560.000.000 VND, trong đó tiền hàng 533.333.333 VND, tiền thuế (5%) 26.666.667 VND. Bảng 2.11: Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hình tại công ty ABC Mục đích: Kiểm tra TOD giảm TSCĐ HH Người lập: PTL 28/3/2007 Công việc: test 100% do ít nghiệp vụ Người soát sét: 30/3/2007 Nguồn dữ liệu: số liệu khách hàng Kỳ kế toán: 31/12/2006 Chứng từ Diễn giải Đối ứng Nguyên giá KH lũy kế GT CL Chú thích Số hiệu Ngày tháng TSCĐ01/7 1/7/2006 Thanh lý TSCĐ (Xe Maz sơ mi 28H-0071) 2141 91,520,000 91,520,000 0 {a} 11/8/2006 Thanh lý TSCĐ (xe ô tô Huyn Đai 29K-3934 ) 2141 97,735,680 97,735,680 0 {b} Kết luận: đạt được mục tiêu kiểm toán. Chú thích: {a} Không có quyết định. {b} Biên bản thanh lý ngày 11/08/2006 xe Huyndai 29K-3934 có nguyên giá 97.735.680 VND, giá trị còn lại 0 VND. Giá ước thu hồi (đã bao gồm thuế VAT) 25.000.000 VND để làm cơ sở đấu giá. Quyết định thanh lý số 649CT/QD-TBCN của TGĐ thành lập hội đồng thanh lý. * Tại công ty XYZ: Cũng giống như tại công ty ABC, ban đầu KTV tiến hành tổng hợp TSCĐ hữu hình. Tuy nhiên, do quy mô lớn nên tại công ty XYZ, ngoài tổng hợp chung TSCĐ hữu hình, KTV tiến hành tổng hợp chi tiết hơn: Tổng hợp tăng tài sản, tổng hợp giảm tài sản. Dưới đây em xin được trích giấy tờ làm việc của KTV về tổng hợp chung TSCĐ hữu hình. Bảng 2.12: Tổng hợp TSCĐ hữu hình tại công ty XYZ Mục đích: Đảm bảo khớp số THọp và chi tiết Người lập: NTTH 6/4/2007 Công việc: Lập bảng THợp từ sổ chi tiết Người soát sét: 7/4/2007 Nguồn dữ liệu: Sổ chi tiết, số liệu khách hàng Kỳ kế toán: 31/12/2006 Diễn giải Nhà cửa vật kiến trúc Máy móc thiết bị Thiết bị văn phòng Phương tiện vận tải Total Tham chiếu I. NGUYÊN GIÁ Tại 01/01/2006 966,413,044,459 1,995,691,249,477 21,494,111,007 383,288,594,103 3,366,886,999,046 Tăng trong kỳ 29,412,330,526 1,949,143,472 1,925,801,663 3,961,481,377 37,248,757,038 [5641] Mua sắm mới 1,943,325,461 1,925,801,663 1,988,957,244 5,858,084,368 Đầu tư XDCB HT 29,412,330,526 5,818,011 29,418,148,537 Điều chỉnh 1,972,524,133 Giảm trong kỳ 234,253,708 4,042,027,584 28,000,000 977,021,428 5,281,302,720 [5642] Thanh lý, nhượng bán 234,253,708 4,042,027,584 977,021,428 5,253,302,720 Giảm khác 28,000,000 Tại 31/12/2006 995,591,121,277 1,993,598,365,365 23,391,912,670 386,273,054,052 3,398,854,453,364 Trong đó: - Chưa sử dụng - 600,097,805 41,023,165 - 641,120,970 [5600] Đã hết KH nhưng vẫn SD 306,510,968,957 1,743,046,911,265 18,044,649,580 349,642,007,431 2,417,244,537,233 Chờ thanh lý - 5,786,743,688 1,901,118,598 868,022,469 8,555,884,755 [5600] II. HAO MÒN LŨY KẾ - Tại 01/01/2006 702,243,072,964 1,957,334,435,039 18,761,603,841 362,567,834,238 3,040,906,946,082 Tăng trong kỳ: 38,941,374,596 11,988,795,385 1,230,414,287 5,942,721,939 58,103,306,207 [5643] Trích khấu hao vào chi phí 38,559,034,460 11,942,265,721 1,131,680,435 5,942,721,939 57,575,702,555 [5650] HM TSCĐ hình thành băng quỹ phúc lợi 382,340,136 46,529,664 98,733,852 - 527,603,652 [5650] Giảm trong kỳ 234,253,708 4,042,027,584 28,000,000 977,021,428 5,281,302,720 Thanh lý, nhượng bán 234,253,708 4,042,027,584 977,021,428 5,253,302,720 [5643] Giảm khác 28,000,000 28,000,000 [5643] Tại 31/12/2006 740,950,193,852 1,965,281,202,840 19,964,018,128 367,533,534,749 3,093,728,949,569 [5600] III. GIÁ TRỊ CÒN LẠI - Tại 01/01/2006 264,169,971,495 38,356,814,438 2,732,507,166 20,720,759,865 325,980,052,964 Tại 31/12/2006 254,640,927,425 28,317,162,525 3,427,894,542 18,739,519,303 305,125,503,795 Kết luận: đạt được mục tiêu kiểm toán. Tại công ty XYZ, các nghiệp vụ tăng TSCĐ hữu hình là tương đối lớn, để giảm bớt rủi ro, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng do nhiều nguyên nhân: Do mua sắm và xây dựng cơ bản dở dang hoàn thành, do điều chỉnh quyết toán. Dưới đây xin được trích một phần giấy tờ làm việc của KTV. Bảng 2.13: Kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình do mua sắm và XDCB bàn giao tại công ty XYZ Mục đích: Kiểm tra tính chính xác, ghi chép Người lập: NTTH 6/4/2007 Công việc: Kiểm tra chi tiết tài sản tăng Người soát sét: 7/4/2007 Nguồn dữ liệu: Bảng tổng hợp tài sản tăng Kỳ kế toán: 31/12/2006 Thiết kế mẫu kiêm tra chi tiết: MP 18,045,000,000 R 2 J 9,022,500,000 P [5641] 10,181,798,887 Tổng tài sản tăng P1 [5641] 2,585,501,938 Tăng do điều chỉnh Quyết toán KTV sẽ TOD riêng P - TOD [5645-i] 7,596,296,949 Tăng do mua xắm và XDCB hoàn thành N 1 Số mẫu được chọn là 1 tuy nhiên KTV mở rộng thêm một số mẫu chọn để đảm bảo mỗi nội dung tăng đều có tối thiểu 1 mẫu STT Mã tài sản Tên tài sản Ngày Hạch toán tăng TS Ngày Bàn giao đưa vào sd Nguyên giá Khấu hao tính thiếu {a} {b} {c} {d} 1 3160 Tường rào ngăn cách DC2 và DC3 9/30/2006 6/23/2006 925,139,782 {1} 36,344,777 v v v v 2 3116 Xe Ôtô Toyota Camry 2.4 G 4/25/2006 4/25/2006 778,871,076 {2} - v v v v 3 3139 Hệ thống mạng P. Tài vụ IBM ThinkVision 6/14/2006 6/14/2006 704,928,000 - v v v v 4 3110 Hệ thống cân Ôtô 80 tấn GLOBAL 1/6/2006 1/6/2006 638,000,000 - v v v v {1} Theo dự toán Hạng mục công trình: Dự toán phần xây lắp: 925,139,782 Chi phí khác: 97,027,214 Tại thời điểm 30/9. Công trình chưa có Quyết toán nhưng đã có BB nghiệm thu đưa vào sử dụng giữa hai bên. Công ty mới chỉ hạch toán tạm tăng Giá trị phần xây lắp và chưa hạch toán tạm tăng Giá trị phần chi phí khác. Phần chi phí xây lắp đơn vị đang hạch toán tăng bao gồm cả 10% VAT. Kiểm toán viên khi thực hiện kiểm toán 31/12 cần thực chú ý đối với tài sản này khi đã có Quyết toán chính thức. {2} Giá hoá đơn: 747,355,622 Thuế trước bạ: 16,400,000 Chi phí Đăng kiểm: 2,540,000 Chi phí Bảo hiểm: 12,575,454 Như vậy đơn vị đã hạch toán cả chi phí Bảo hiểm xe vào Nguyên giá của Tài sản. Kiểm toán viên kiểm tra toàn bộ hồ sơ tăng của 3 xe ôtô (Bao gồm 02 xe Camry 2.4 và 01 Xe Toyota HIACE) tăng trong năm. Trong Tổng NG tăng có bao gồm tổng chi phí Bảo hiểm là: 34,055,454 Khấu hao đã trích (KTV tính trên tỷ lệ khấu hao đang áp dụng: 13,515 ). Kiểm toán viên đề nghị Bút toán điều chỉnh sang chi phí Quản lý Doanh nghiệp: Nợ TK 642 34,041,939 Nơ TK 214 13,515 Có TK 2114 34,055,454 {a} Kiểm tra dự án đầu tư, hiệu quả đầu tư và Quyết định đầu tư của TGĐ. {b} Kiểm tra Hồ sơ mời thầu, BB đấu thầu và chấm thầu. {c} Kiểm tra hợp đồng, Hoá đơn của nhà cung cấp. {d} Kiểm tra BB bàn giao đưa vào sử dụng Kết luận: đạt được mục tiêu kiểm toán. Cũng giống như kiểm tra chi tiết tăng TSCĐ hữu hình, đối với kiểm tra chi tiết giảm KTV cũng kiểm tra trên hai nguyên nhân: giảm do thanh lý và giảm do điều chỉnh quyết toán. Dưới đây ẽmin được trích giấy tờ làm việc của kiểm toán về kiểm tra chi tiết TSCĐ hữu hình giảm do điều chỉnh quyết toán. Bảng 2.14: Kiểm tra chi tiết giảm TSCĐ hữu hình do điều chỉnh quyết toán tại công ty XYZ Mục đích: Kiểm tra tính chính xác, ghi chép Người lập: NTTH 6/4/2007 Công việc: Kiểm tra chi tiết tài sản giảm Người soát sét: 7/4/2007 Nguồn dữ liệu: Bảng tổng hợp tài sản giảm Kỳ kế toán: 31/12/2006 Thiết kế mẫu kiêm tra chi tiết: MP 18,045,000,000 R 2 J 9,022,500,000 P 330,491,669 [5642] N 1 Chú ý: Trong 9 tháng đầu năm 2006 các công trình được xây lắp từ thời điềm trước năm 2006 đơn vị đã hạch toán tạm tăng từ trước năm 2006 nay đã hoàn thành và có Quyết toán chính thức. Công ty tiến hành điều chỉnh Nguyên giá của Tài sản cố định theo giá trị Quyết toán chính thức. Kiểm toán viên chọn mẫu một số các công trình để đối chiếu giữa Nguyên giá tạm tăng với Quyết toán chính thức để đảm bảo số điều chỉnh Quyết toán của đơn vị là phù hợp. S TT Mã tài sản Tên tài sản Ngày điều chỉnh Giá trị Quyết toán TM Giá trị đã tạm tăng TM Giá trị cần điều chỉnh Số đơn vị điều chỉnh 1 2934 --Đ/C GTCT Xây dựng cơ bản Mỏ E 8/30/06 1,081,242,259 [5649] 1,273,698,657 [5643] 192,456,398 192,456,398 Note: Đã kiểm tra Quyết định điều chỉnh quyết toán. Kết luận: đạt được mục tiêu kiểm toán. Công việc tiếp theo là KTV kiểm tra chi tiết khấu hao bằng cách tổng hợp và tính lại khấu hao. Tại công ty XYZ, giấy tờ làm việc của KTV về kiểm tra chi tiết khấu hao gồm có các chỉ mục sau: 5650 – Tổng hợp khấu hao, 5651 – tổng hợp nguồn khấu hao, 5652 – Tính lại khấu hao năm 2005 theo thời gian mới, 5653 – Tính lại khấu hao năm 2006 theo mức khấu hao năm 2005. Dưới đây em xin được trích một giấy tờ làm việc tại chỉ mục 5650. Bảng 2.15: Tổng hợp đối ứng khấu hao tại công ty XYZ Mục đích: Khớp số liệu các phần hành Người lập: NTTH 6/4/2007 Công việc: tổng hợp khấu hao theo đối ứng Người soát sét: 7/4/2007 Nguồn dữ liệu: số liệu khách hàng Kỳ kế toán: 31/12/2006 TK đối ứng Nợ Có Tham chiếu 211 5,281,302,720 431 527,603,652 627 51,106,277,289 [5441] 641 325,987,885 642 5,754,837,292 [8350] 811 388,600,089 Tổng cộng 5,281,302,720 58,103,306,207 Kết luận: đạt được mục tiêu kiểm toán. Qua việc xem xét một số giấy tờ làm việc của KTV tại hai công ty khi tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình ta nhận thấy rõ rằng việc tiến hành các thủ tục kiểm tra chi tiết tại công ty XYZ được thực hiện nhiều hơn. Điều này là dễ dàng nhận thấy, các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ hữu hình tại công ty XYZ xảy ra rất nhiều trong khi tại công ty ABC chỉ xảy ra một số nghiệp vụ. Tuy nhiên, rủi ro gặp phải tại công ty XYZ lớn hơn do việc kiểm tra chi tiết chỉ là chọn mẫu. Tại công ty ABC, nghiệp vụ giảm tài chi xảy ra rất ít nên KTV có thể tiến hành kiểm tra chi tiết tất cả các nghiệp vụ giảm do đó giảm được rủi ro kiểm toán. 2.2.2.2. Kiểm toán khoản mục Tài sản cố định vô hình và tài sản khác: Việc tiến hành kiểm toán khoản mục TSCĐ vô hình và tài sản khác cũng diễn ra tương tự như kiểm toán khoản mục TSCĐ hữu hình. Tất cả đều được thực hiện theo một chương trình kiểm toán đã được lập từ trước trong giai đoạn lập kế hoạch. * Tại công ty ABC: TSCĐ vô hình của công ty chỉ gồm có quyền sử dụng đất và phần mềm, trong năm không có biến động gì. Do đó, KTV chỉ tiến hành soát sét chứ không đi vào kiểm tra chi tiết. Việc soát sét này đảm bảo số liệu ghi trên sổ kế toán khớp đúng và việc trích khấu hợp lý. Để đảm bảo việc kiểm tra được toàn diện, KTV tiến hành kiểm tra các phát sinh đối với khoản mục Xây dựng cơ bản, vì đây là khoản mục hình thành nên TSCĐ. Dưới đây xin được trích giấy tờ làm việc của KTV tại chỉ mục 5741 – Kiểm tra chi tiết CP XDCB dở dang. Bảng 2.16: Kiểm tra chi tiết CP XDCB dở dang tại công ty ABC Mục đích: Đảm bảo các khoản CP XDCB DD được phản ánh hợp lý Người lập: PTL 28/3/2007 Công việc: Chọn mẫu một số nghiệp vụ TOD Người soát sét: 30/3/2007 Nguồn dữ liệu: Sổ cái 241 Kỳ kế toán: 31/12/2006 Thiết kế mẫu kiểm tra chi tiết: P 2,346,647,059 [5740] MP 1,390,000,000 R 1.7 J 817,647,059 N 3 Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền Chú thích Số hiệu Ngày tháng HĐ0017020 01/9/2006 Phải trả tiền khảo sát địa chất cho Công ty tư vấn thiết kế CTXD Hải Phòng 3311 89,590,000 {a} HĐ0094875 01/9/2006 Phải trả Công ty tư vấn Sông đà tiền thiết kế bản vẽ thi công xưởng SX phụ 3311 29,828,179 {a} TTH29/09 26/9/2006 Trần Đức Hạnh - T Toán tiền mua vật tư thi công nhà xưởng SX phụ 141 118,120,264 {b} PC 971 8/8/2006 Chi phí phục vụ lễ ký kết hợp đồng vay cho dự án nhà máy phôi thép 111 34,900,000 {c} Kết luận: đạt được mục tiêu kiểm toán. Chú thích: {a} Đã kiểm tra hóa đơn, hợp đồng, biên bản khảo sát nghiệp thu, biên bản thanh lý hợp đồng. {b} Thi công các hạng mục của xưởng sản xuất phụ, có giấy giao nhiệm vụ của TGĐ, dự toán. Kiểm tra tới các hoá đơn mua vật tư phù hợp. {c} Chi phí phục vụ lễ ký kết hợp đồng vay tài trợ cho Dự án nhà máy phôi thép tại Hải Phòng. Chỉ có dự toán chi phí được duyệt và giấy đề nghị thanh toán, không có các chứng từ kèm theo. * Tại công ty ABC: Công ty không có TSCĐ vô hình nhưng khoản phát sinh về chi phí XDCB dở dang và sửa chữa lớn là rất lớn. Hồ sơ kiểm toán tại phần này gồm có: 5740 – Tổng hợp chi phí XDCB dở dang. 5741 – Chi tiết XDCB dở dang theo công trình. 5742 – Kiểm tra chi phí sửa chữa lớn. 5743 – Kiểm tra chi phí XDCB dở dang. 5745 – Tiến độ thực hiện sửa chữa lớn. 5750 – Tổng hợp các khoản đầu tư. 5760 – Tổng hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ. … Dưới đây em xin được trích một số giấy tờ làm việc của KTV. Bảng 2.17: Tổng hợp chi phí sửa chữa lớn TSCĐ tại công ty XYZ Mục đích: Khớp số liệu sổ chi tiết Người lập: NTTH 6/4/2007 Công việc: tổng hợp số liều từ sổ cái Người soát sét: 7/4/2007 Nguồn dữ liệu: Báo cáo TC, sổ cái, sổ chi tiết Kỳ kế toán: 31/12/2006 Công trình 1/1/2006 Tham chiếu Phát sinh nợ Phát sinh có 31/12/2006 Chú thích XDCB dở dang xây lắp 262,820,129 57,962,520 204,857,609 {a} SCL TSCD - Hệ thống phòng thay đồ, phòng máy nén khí 190,276,655 252,747,195 443,023,850 - Hệ thống thông gió nhà tháp 23,751,208 23,751,208 - Hệ thống lọc bụi 1,000,000 1,000,000 - Cộng 214,027,863 [5710] 516,567,324 525,737,578 204,857,609 [5700] Kết luận: liệu sổ cái khớp BCTC 31/12/2006 Chú thích: {a} Đây là công trình xây dựng nhà gara đã phát sinh năm 2005 với giá trị là 204 857 609. nhưng đến nay vẫn chưa quyết toán. Nhìn chung, cũng giống với khoản mục TSCĐ hữu hình, việc tiến hành kiểm tra chi tiết tài sản khác tại công ty XYZ được tiến hành nhiều hơn tại công ty ABC do số lượng nghiệp vụ phát sinh lớn và phức tạp hơn. Mức độ rủi ro tại công ty XYZ tại khoản mục này vẫn được xác định là cao hơn so với công ty ABC. 2.2.3. Giai đoạn kết thúc: Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc kiểm toán khi mà kiểm toán tổng hợp và kiểm toán chi tiết đã hoàn thành. Trong giai đoạn này, KTV cần thực hiện các bước công việc chính sau: Soát xét giấy tờ làm việc. Soát xét những sự kiện sau ngày lập báo cáo. Thu thập giải trình của Ban giám đốc. Tổng hợp kết quả kiểm toán đối với mỗi khoản mục, cụ thể ở đây là khoản mục tài sản cố định. Lập và phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý. Soát xét giấy tờ làm việc: đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn kết thúc kiểm toán. Công việc này chủ yếu được thực hiện bởi trưởng nhóm kiểm toán. Tuy nhiên, bản thân các kiểm toán viên cũng soát xét lại giấy tờ làm việc của mình đã chính xác và kết luận đưa ra có hợp lý không?. Có cần phải thu thập thêm bằng chứng gì xoay quanh TSCĐ?. Việc đánh các tham chiếu cũng cần phải xem lại cho đúng. Công việc của trưởng nhóm là tiến hành tập hợp và kiểm tra soát xét các giấy tờ làm việc nhằm mục đích: Đảm bảo các mục tiêu kiểm toán xác định được thỏa mãn. Quá trình kiểm toán có được thực hiện phù hợp với chuẩn mực, quy định của Deloitte Vietnam. Đảm bảo các bằng chứng đã thu thập đầy đủ, trung thực, khách quan với những thông tin về hoạt đông kinh doanh của khách hàng. Khẳng định giấy tờ làm việc của kiểm toán viên đã chứa đựng đầy đủ thông tin cần thiết làm cơ sở cho Báo cáo kiểm toán sau này. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo: Các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính đến khi phát hành Báo cáo kiểm toán là khá nhiều. Những sự kiện này có thể ảnh hưởng trọng yếu hoặc không trọng yếu đến Báo cáo kiểm toán. Do đó, việc xem xét này rât cần thiết, phù hợp với nguyên tắc thận trọng nghề nghiệp. Qua xem xét tại công ty ABC và công ty XYZ, đối với phần hành TSCĐ không thấy có những sự kiện bất thường nào xảy ra gây ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán. Thu thập giải trình của Ban giám đốc: công việc này được KTV tiến hành ngay trong quá trình KTV tiến hành kiểm toán. Giải trình là sự thừa nhận trách nhiệm của Ban giám đốc về tính trung thực hợp lý của Báo cáo tài chính. Đây cũng được coi là bằng chứng kiểm toán đặc biệt mà KTV cần thu thập. Tại hai công ty ABC và công ty XYZ, KTV cũng đã thu thập một số những giải trình của Ban giám đốc khách hàng và lưu lại trong chỉ mục 2300. Tổng hợp kết quả kiểm toán: Công việc này sẽ do trưởng nhóm kiểm toán chịu trách nhiệm. Sau tổng hợp kết quả kiểm toán, Deloitte Vietnam sẽ phát hành báo cáo kiểm toán cho hai khách hàng cùng với các bút toán điều chỉnh (nếu có). Riêng đối với khoản mục TSCĐ của hai khách hàng công ty ABC và công ty XYZ, kết quả kiểm toán cuối cùng là khoản mục này được kế toán đơn vị khách hàng phản ánh trung thực và hợp lý. Đối với công ty ABC, KTV không có bút toán điều chỉnh. Đối với công ty XYZ, KTV đã đề nghị bút toán điều chỉnh và được khách hàng chấp nhận điều chỉnh. Nhóm kiểm toán cũng có một số vấn đề nêu trong thư quản lý. 2. 3. Đánh giá và kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán giữa hai khách hàng: Chất lượng hoạt động kiểm toán: Là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của kiểm toán viên; đồng thời thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của kiểm toán viên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý. Việc đánh giá chất lượng kiểm toán được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán và các thành viên trong Ban giám đốc. Ngoài ra, ý kiến của khách hàng cũng quan trọng. Đánh giá chất lượng trở thành một khâu quan trọng sau khi kết thúc mỗi cuộc kiểm toán. Giống như cách nhìn vào một con đường đã qua, KTV sẽ biết được nhưng gì đã làm được, đã đi được và những gì còn vướng mắc, cần phải rút kinh nghiệm cho lần sau. Tại Deloitte Vietnam, chất lượng kiểm toán được đặt lên hàng đầu nên vấn đề kiểm soát chất lượng kiểm toán rát được quan tâm. Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện trong suốt cuộc kiểm toán và đây là một yêu cầu bắt buộc đối với mỗi một cuộc kiểm toán. Theo hướng dẫn kiểm toán của Deloitte toàn cầu nói chung và Deloitte Vietnam nói riêng, việc kiểm tra, xem xét các tài liệu kiểm toán được thực hiện một cách nghiêm ngặt và gắn với trách nhiệm của kiểm toán viên. Đối với mỗi cuộc kiểm toán, việc kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện bởi các kiểm toán viên chính thức có ít nhất 2 năm kinh nghiệm nghề nghiệp cho đến các giám đốc kiểm toán (partner nghề nghiệp). Để hạn chế các rủi ro đến mức thấp nhất, trong mỗi cuộc kiểm toán sẽ có một giám đốc nghề nghiệp và một chuyên gia người nước ngoài phụ trách. Và trước khi báo cáo kiểm toán được phát hành thì giám đốc công ty sẽ là người soát xét cuối cùng để đảm bảo rằng báo cáo kiểm toán không có bất cứ một sai sót đáng kể nào. Chính vì cuộc kiểm toán được sự kiểm soát chặt chẽ như vậy mà chất lượng các cuộc kiểm toán của công ty không ngừng được nâng cao. Kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán tại hai khách hàng là công ty ABC và công ty XYZ cũng giống như tại những khách hàng khác và đều tuân thủ theo quy định chung của ngành kiểm toán cũng như quy định riêng của Deloitte Vietnam. Các chính sách mà công ty vẫn thường áp dụng để kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán gồm: * Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp của công ty kiểm toán phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kiểm toán, gồm: độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, bí mật, tính cách nghề nghiệp và tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. * Kỹ năng và năng lực chuyên môn: Cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp của công ty kiểm toán phải có kỹ năng và năng lực chuyên môn, phải thường xuyên duy trì, cập nhật và nâng cao kiến thức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. * Giao việc: Công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế. Thực tế tại khách hàng ABC nhóm kiểm toán tham gia gồm 6 người, còn tại khách hàng XYZ nhóm kiểm toán gồm 11 người. Điều này đảm bảo cho sự phân công công việc cũng như hoàn thành công việc được giao đúng tiến độ với chất lượng tốt. * Hướng dẫn và giám sát: Công việc kiểm toán phải được hướng dẫn, giám sát thực hiện đầy đủ ở tất cả các cấp cán bộ, nhân viên nhằm đảm bảo là công việc kiểm toán đã được thực hiện phù hợp với chuẩn mực kiểm toán và các quy định có liên quan. Tất cả các giấy tờ làm việc của KTV cấp dưới đều được các KTV cấp trên xem xét và cho ý kiện nhận xét vào từng mục đã thực hiện. * Duy trì và chấp nhận khách hàng: Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán và tính chính trực của Ban quản lý của khách hàng. Đối với hai khách hàng ABC và XYZ đều được Deloitte Vietnam nhận định là khách hàng tiềm năng. * Kiểm tra: Công ty kiểm toán phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra tính đầy đủ và tính hiệu quả trong quá trình thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán của công ty. CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DELOITTE VIETNAM 3.1. Nhận xét chung: 3.1.1. Nhận xét chung về công ty: Deloitte Touche Tohmatsu là một trong những hãng kiểm toán và tư vấn quốc tế hàng đầu. Với mạng lưới hoạt động của các hãng thành viên trên gần 150 quốc gia. Deloitte cung cấp các nguồn lực chuyên nghiệp để giúp khách hàng phát triển vượt bậc. Là thành viên của hãng Deloitte Touche Tohmatsu, Deloitte Vietnam cung cấp các dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, kết hợp giữa sự thông hiểu về môi trường kinh doanh, luật pháp tại Việt Nam với thế mạnh và kinh nghiệm của một hãng cung cấp dịch vụ đẳng cấp quốc tế để giúp khách hàng thành công vượt bậc. Việc chuyển đổi sở hữu và mô hình quản lý này tạo cho Deloitte Vietnam có thêm những thuận lợi quan trọng, tăng cường năng lực cạnh tranh. Tăng khả năng cạnh tranh bình đẳng với các Công ty kiểm toán nước ngoài mà trước đây luôn bị hạn chế bởi sở hữu nhà nước trong khu vực dự án quốc tế, khu vực đầu tư nước ngoài. Tăng khả năng phát triển nguồn nhân lực bao gồm thu hút nhân viên tốt, giữ nhân viên giỏi, tuyển dụng thêm chuyên gia giỏi trong và ngoài nước thông qua chính sách tiền lương mà trước đây luôn bị hạn chể bởi cơ chế doanh nghiệp Nhà nước. Tăng cường tính độc lập, chủ động trong quản lý và phát triển kinh doanh. Deloitte Vietnam là một mô hình Công ty được các Hãng kiểm toán tư vấn Quốc tế phát triển rộng rãi ở các nước trên thế giới nhằm phát huy hiệu quả hoạt động của hãng toàn cầu tại từng thị trường cụ thể. Theo mô hình này, Deloitte Vietnam là Công ty kiểm toán được sở hữu và quản lý bởi người Vietnam, nhưng Công ty có nhiều chuyên gia giỏi trên các lĩnh vực dịch vụ khác nhau, ngành kinh tế khác nhau của Deloitte đến từ nhiều nước khác nhau đến Việt Nam cùng làm việc, chịu trách nhiệm phát triển thị trường và đào tạo người Việt Nam. Mô hình này được các tập đoàn kiểm toán hàng đầu thế giới áp dụng phát triển rộng rãi ở tất cả các nước. Mô hình này sẽ tạo ra được thế mạnh của Công ty, làm nền tảng cho sự phát triển bền vững bởi sự kết hợp hài hòa yếu tố thông hiểu luật pháp và văn hóa kinh doanh của người Việt Nam với các kiến thức và kinh nghiệm quốc tế của các chuyên gia. Sự phát triển bền vững của mô hình này thể hiện rõ ràng nhất thông quan việc đội ngũ lãnh đạo và nhân viên Việt Nam được Deloitte đầu tư rất nhiều qua đào tạo một cách hệ thống và đầy đủ, cả trong nước và ngoài nước, cả kỹ thuật nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và các kiến thức quốc tế cập nhật trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tài chính. Ngoài ra, Deloitte Vietnam còn nhận được sự hỗ trợ về kỹ thuật kiểm toán của Deloitte quốc tế, đặc biệt phải kể đến phần mềm AS/2 đã tạo cho Deloitte sự khác biệt so với các công ty kiểm toán khác. 3.1.2. Nhận xét về quy trình thực hiện kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty: 3.1.2.1. Ưu điểm: Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về công tác kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại hai công ty khách hàng của Deloitte Vietnam nhân thấy rằng công ty luôn tuân thủ theo quy trình kiểm toán chuẩn của Deloitte quốc tế mà cụ thể ở đây là phần mềm AS/2. Các chuẩn mực kiểm toán được áp dụng và tuân thủ đầy đủ. Việc tiến hành kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Công ty ABC và Công ty XYZ được tuân thủ theo quy trình chuẩn về kiểm toán TSCĐ mà phầm mềm AS/2 đưa ra. Hồ sơ kiểm toán được trình bày khoa học giúp cho người đọc dễ dàng tìm hiểu nghiên cứu. Thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ đều do những KTV có trình độ nghiệp cụ tương xứng thực hiện, trưởng nhóm kiểm toán là người có kinh nghiệm kiểm toán dầy dặn. Việc bố trí nhóm kiểm toán rất hợp lý, tại Công ty ABC và Công ty XYZ, đội ngũ KTV là những người có kinh nghiệm kiểm toán trong các ngành thuộc lĩnh vực sản xuất mà cụ thể là sản xuất thép và xi măng. Một ưu điểm lớn khi thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ là việc KTV đã tiến hành kiểm tra định hướng trước khi kiểm tra chi tiết. Điều này giúp các KTV xác định được mục tiêu nào là trọng tâm phải tiến hành kiểm tra chi tiết toàn bộ, đối với phần nào chỉ tiến hành kiểm tra chọn mẫu. Từ việc phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính của khách hàng, KTV cũng xác định được những khoản nào bất thường để tập trung kiểm tra. Mức trọng yếu cũng được xác định rõ ràng cho từng khoản mục giúp cho KTV có thể giảm bớt rủi ro kiểm toán bằng cách tập trung kiểm tra vào những khoản mục trọng yếu. Tất cả các công việc được giao tại cuộc kiểm toán cho hai công ty khách hàng đều hoàn thành đúng kế hoạch. Các giấy tờ làm việc của KTV được trình bày hợp lý theo hồ sơ kiểm toán AS/2. Các KTV sử dụng phần mềm kiểm toán AS/2 rất thành thạo, hiệu quả công việc cao, thời gian làm việc được tận dụng triệt để. Bằng chứng kiểm toán thu được có độ tin cậy cao. Kết quả kiểm toán khoản mục tài sản cố định nói riêng và Báo cáo tài chính nói chung cho hai công ty ABC và XYZ phản ánh trung thực hợp lý thông tin khách hàng trình bày. Công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng được triển khai cơ bản, tuân thủ theo quy định chung của ngành kiểm toán nói riêng và quy định của công ty nói riêng. Kết thúc một ngày làm việc, nhóm kiểm toán đã họp lại để tổng kết những công việc đã làm được và những gì còn tồn tại đồng thời lên kế hoạch cho ngày kiểm toán tiếp theo. 3.1.2.2. Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm đã nói ở trên, công tác thực hiện kiểm toán khoản mục TSCĐ nói riêng và kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung ở Deloitte Vietnam còn tồn tại một số những hạn chế nhất định. Đặc biệt là trong điều kiện thực tế hiện nay đòi hỏi cao ở chất lượng kiểm toán. Tại hai công ty khách hàng ABC và XYZ là hai công ty sản xuất nên tài sản cố định chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Việc đánh giá chính xác giá trị còn lại của các TSCĐ là rất quan trọng. Công việc này đòi hỏi KTV phải có kiến thức sâu sắc bản chất của các tài sản cố định để kiểm tra. Trong thời kỳ khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại như ngày nay, để nâng cao năng suất lao động và khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp đều không ngừng cải tiến kỹ thuật, đầu tư máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao hiệu quả sản xuất. Do đó, tài sản cố định tại những doanh nghiệp này thường xuyên có sự biến động, đối với những tài sản là các máy móc thiết bị hiện đại KTV sẽ khó xác định được giá trị chính xác của nó. Trên thực tế, các KTV chỉ có thể nắm chắc được các kiến thức về nghiệp vụ, còn đối với các máy móc thiết bị không thuộc về chuyên môn nên việc đánh giá chúng sẽ thiếu chính xác và trở thành một khó khăn đối với các KTV. Tồn tại thứ hai khi tiến hành kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Deloitte Vietnam là việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty khách hàng chưa được triệt để. Mặc dù có tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng nhưng việc đánh giá kiểm soát đối với từng khoản mục chưa được các KTV tìm hiểu kỹ, cụ thể ở đây là việc đánh giá hệ thống kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ. Việc tiến hành đánh giá này có ý nghĩa rất quan trọng, thông qua việc đánh giá KTV có thể quyết định xem có thể giảm bớt các thủ tục kiểm tra chi tiết từ dó giảm thời gian cũng như chi phí cuộc kiểm toán hay tăng các thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm giảm bớt rủi ro kiểm toán. Thực tế, trong quá trình kiểm toán khoản mục TSCĐ, việc đánh giá hệ thống kiểm soát mới chỉ được thực hiện một cách đơn giản, chưa khai thác hết được lợi ích của công việc này. Tại hai công ty khách hàng do số lượng TSCĐ lớn nên KTV cũng không tham gia kiểm kế thực tế cuối năm. Đối với các cuộc kiểm toán nói chung, việc tiến hành quan sát vật chất tài sản cố định để đánh giá hiện trạng, tình hình hoạt động của TSCĐ cũng không được tiến hành thường xuyên. Công việc đánh giá phần lớn chỉ dừng lại ở việc phỏng vấn những cá nhân liên quan do đó kết quả thu được không đảm bảo tính khách quan. Một tồn tại nữa cần được đề cập đến là việc áp dụng thủ tục phân tích được Deloitte Vietnam thực hiện chưa triệt để. Mặc dù thủ tục phân tích đã được thực hiện bằng cách so sánh số liệu giữa các nắm, tính ra các tỷ suất tài chính nhưng việc đi sâu phân tích lại chưa được thực hiện nhiều, đặc biệt là với các tỷ suất tài chính. Hiệu quả của việc áp dụng thủ tục phân tích chưa cao. Việc áp dụng thủ tục phân tích mới chỉ dừng lại ở việc so sánh số liệu của năm nay với năm trước kết hợp với phân tích một số tỷ suất tài chính. Qua thực tiễn kiểm toán tài sản cố định tại hai công ty khách hàng, thủ tục phân tích chủ yếu được thực hiện trong giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán nhằm phát hiện những biến động bất thường từ đó hướng các thủ tục kiểm tra chi tiết vào những khoản mục đó. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, thủ tục phân tích được áp dụng chưa nhiều. Trên đây là một số những mặt còn tồn tại mà em đưa ra trong quá trình nghiên cứu quy trình kiểm toán tài sản cố định tại Deloitte Vietnam. Từ những nhìn nhận này em xin được đưa ra một số những phương hướng được trình bày ở phần tiếp theo để khắc phục những tồn tại trên nhằm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định tại Deloitte Vietnam. 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty: * Sử dụng ý kiến chuyên gia: Như đã nêu ở trên, việc đánh giá tài sản cố định đối với các KTV là khó khăn, độ chính xác không cao. Đề xuất giải quyết cho vấn đề này là thuê chuyên gia. Để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán thì việc sử dụng ý kiến chuyên gia trong những trường hợp này là rất cần thiết. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, tìm hiểu về khách hàng, KTV cần đánh giá tính phức tạp của tài sản cố định để cân nhắc việc sử dụng ý kiến của chuyên gia bên ngoài. Sử dụng ý kiến đánh giá của chuyên gia bên ngoài là một loại bằng chứng đặc biệt trong kiểm toán khoản mục tài sản cố định giúp cho KTV đưa ra ý kiến đánh giá chính xác hơn về số liệu kiểm toán. Khi mời các chuyên gia thì cần xem xét tới trình độ cũng như sự khách quan của các chuyên gia và giá phí của việc sử dụng ý kiến này nhằm đảm bảo chất lượng của các ý kiến đánh giá cũng như chi phí kiểm toán được hợp lý. * Đánh giá hệ thống kiểm soát tài sản cố định tại công ty khách hàng: Việc tiến hành đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát với TSCĐ nói riêng tại công ty khách hàng cần được tiến hành chặt chẽ hơn. KTV cần tiến hành kết hợp giữa hình thức phỏng vấn khách hàng và quan sát thực tế một cách hiệu quả. Dưới đây em xin được đề xuất ý kiến cho một số công việc mà KTV nên tiến hành: Đối với các khách hàng quen thuộc, KTV nên dựa vào những nguồn thông tin quan trọng từ những năm trước được lưu trong hồ sơ kiểm toán. Đối với những khách hàng mới, KTV nên tham khảo kinh nghiệm của những KTV đã từng kiểm toán tại đây. Đây là nguồn thông tin quan trọng giúp KTV thu thập được những bằng chứng về hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách hàng. KTV cần thiết lập một bảng những câu hỏi liên quan đến quản lý TSCĐ và yêu cầu những người có trách nhiệm trả lời. KTV cần tìm hiểu rõ quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ, việc kiểm tra và theo dõi những tài sản mới được mua về ra sao. Nhận xét về tính hợp lý chung trong khâu quản lý TSCĐ, nhận định về tính chính xác của thông tin qua điều tra phỏng vấn. KTV cần lập một sơ đồ miêu tả quy trình kiểm soát TSCĐ tại công ty khách hàng. Dựa trên sơ đồ cần chỉ ra những điểm được và những điểm còn yếu kém, chưa chặt chẽ. Hiện nay, việc kiểm tra về mặt vật chất đã được các KTV thực hiện nhưng chưa phổ biến. Thông qua quan sát vật chất TSCĐ, KTV sẽ kết luận được rằng TSCĐ đang sử dụng tại công ty có bị lạc hậu, xuống cấp không. Hoạt động của máy móc có được vận hành tốt theo công suất, tiêu chuẩn không, qua đó đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng tài sản cố định. * Hoàn thiện thủ tục phân tích: Để quy trình phân tích có hiệu quả, KTV nên kết hợp với khả năng xét đoán nghề nghiệp để phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân của những biến động và sự kiện phát sinh bất thường. KTV cần phân tích kết hợp với số liệu chung toàn ngành, so sánh số liệu của khách hàng với các đơn vị khác trong ngành. Việc tính ra các tỷ suất tài chính đã được các kiểm toán viên thực hiện nhưng chưa đi sâu vào phân tích. KTV có thể tiến hành phân tích tìm hiểu nguyên nhân cho sự tăng lên hay giảm xuống của một số tỷ suất. So sánh giá trị của các tỷ suất với tỷ suất bình quân trong toàn ngành. Ví dụ như tỷ suất đầu tư. Tỷ suất đầu tư = TSCĐ và đầu tư dài hạn Tổng tài sản Tỷ suất này đối với mỗi ngành kinh doanh sẽ có một giá trị hợp lý khác nhau: đối với ngành chế biến thực phẩm vào khoảng 0,1 – 0,3, ngành công nghiệp luyện kim là 0,7, ngành khai thác dầu khí là 0,9. Như đã trình bày ở trên, thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục TSCĐ được KTV tiến hành chủ yếu ở giai đoạn lập kế hoạch, ở hai giai đoạn sau của cuộc kiểm toán được thực hiện không nhiều. Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV có thể áp dụng thủ tục phân tích bằng cách dự đoán số dư tài khoản liên quan đến khoản mục TSCĐ như hao mòn, chi phí khấu hao… Để ước tính được các số liệu này KTV cần phải đảm bảo tính độc lập và tin cậy của các dữ liệu tài chính. Sau đó, tiến hành so sánh giữa giá trị ghi sổ và giá trị ước tính, tiến hành phân tích nguyên nhân của những chênh lệch. Mức chênh lệch này được so sánh với một giá trị được xác định gọi là ngưỡng có thể chấp nhận được (threshold). Mức chênh lệch tính ra được so sánh với threshold, nếu nhỏ hơn thì không cần phải điều chỉnh, ngược lại thì cần phải điều chỉnh. KẾT LUẬN Công ty TNHH Deloitte Vietnam là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ với nghành kinh doanh chính là kiểm toán và tư vấn tài chính. Đối với nghành kiểm toán độc lập nói chung và công ty Deloitte Vietnam nói riêng, trong nền kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, dịch vụ mà công ty cung cấp tạo ra cần phải có đủ sức mạnh cạnh tranh với thị trường, đòi hỏi dịch vụ công ty cung cấp phải hoàn hảo, có chất lượng cao, giá phí hợp lý. Đó là một thử thách rất lớn mà Công ty luôn phải đối đầu, đặc biệt trong thị trường kiểm toán đang rất phát triển hiện nay. Tuy nhiên, việc trở thành thành viên của Deloitte toàn cầu đã tạo rất nhiều thuận lợi nâng cao uy tín cũng như vị thế của công ty. Với một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động sáng tạo, luôn nhạy bén với sự đổi mới chế độ kế toán, kiểm toán vận dụng phù hợp với những quy định chung của Nhà nước, công ty đã từng bước vươn lên và ngày càng hoàn thiện trong lĩnh vực kiểm toán. Qua thời gian thực tập tổng hợp tại Công ty TNHH Deloitte Vietnam, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s Nguyễn Thị Mỹ cùng các anh, chị trong công ty, em đã được tìm hiểu về Công ty Deloitte Vietnam nói chung, tổ chức quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định tại công ty nói riêng và hoàn thành Báo cáo chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Do giới hạn về nhận thức và thời gian kiến tập nên Báo cáo chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các anh chị trong công ty để Báo cáo của em được hoàn thiện hơn nữa. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn Th.s Nguyễn Thị Mỹ và các anh, chị trong trong công ty đã giúp em hoàn thành Báo cáo kiến tập này! Hà Nội, Tháng 4 năm 2008 Sinh viên D­¬ng H¶i Nam TÀI LIỆU THAM KHẢO GS-TS Nguyễn Quang Quynh, Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính, Tháng 1/2005. GS-TS Nguyễn Quang Quynh, PGS-TS Ngô Trí Tuệ, Giáo trình Kiểm toán báo cáo tài chính, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, Năm 2006. Nguyễn Thu An, Đường vào nghề Kiểm toán, NXB Trẻ. (Diễn đàn kiểm toán viên) (Bộ Tài chính Việt Nam) (Hiệp hội kiểm toán viên Việt Nam) (diễn đàn doanh nghiệp) Quy chế nhân viên. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxKT16.docx
Tài liệu liên quan