MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 2
THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1. Ngân hàng thương mại với hoạt động cho vay 2
1.2. Hoạt động cho vay của NHTM 2
1.2. Dự án đầu tư và đặc điểm của dự án đầu tư 4
2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 5
2.1. Khái niệm, mục đích, vai trò của Thẩm định tài chính dự án 5
2.2. Quy trình và nội dung TĐTCDA 8
2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư 8
2.2.2. Nội dung của công tác TĐTCDA 13
2.2.2.1. Phân tích tổng vốn đầu tư, cơ cấu sử dụng vốn và nguồn vốn 14
2.2.2.2. Phân tích các khoản doanh thu 16
2.2.2.3. Phân tích các khoản chi phí 16
2.2.2.4. Lập báo cáo tài chính dự kiến cho từng năm hoặc từng giai đoạn của đời dự án 18
2.2.2.5. Dự trù cân đối thu – chi 19
2.2.2.6. Một số chỉ tiêu trong TĐTCDA 23
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án 26
3.1. Nhân tố chủ quan 26
3.2. Nhân tố khách quan 27
4. Đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM 27
4.1. Trước khi cho vay 27
4.2. Trong quá trình khách hàng vay vốn 28
4.3. Sau khi cho vay 29
CHƯƠNG 2 31
THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ HÀ TÂY 31
1. Khái quát về chi nhánh 31
1.1. Lịch sử hình thành 31
1.2. Tình hình hoạt động của Chi nhánh trong thời gian qua 32
1.2.1. Công tác huy động vốn 33
1.2.2. Công tác sử dụng vốn của Chi nhánh 35
1.2.3. Tình hình về kết quả kinh doanh và dịch vụ của Chi nhánh 36
2. Thực trạng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại BIDV Hà Tây 38
2.1. Quy trình TĐDA tại BIDV Hà Tây 38
2.2. Một dự án cụ thể 41
3. Đánh giá thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại BIDV Hà Tây 53
3.1. Kết quả đạt được 53
3.2. Những hạn chế 61
CHƯƠNG 3 63
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG 63
DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH BIDV 63
HÀ TÂY 63
1. Định hướng phát triển của chi nhánh BIDV Hà Tây 63
1.1. Kế hoạch phát triển nguồn vốn 63
1.2. Kế hoạch sử dụng vốn 63
1.3. Về phát triển dịch vụ 64
1.4. Các chỉ tiêu 2008 64
2. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện thẩm định tài chính dự án tại BIDV 65
2.1. Nhóm giải pháp 65
2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành 67
2.3. Đối với NHNN 68
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
74 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ể tính toán chi phí đầu tư ban đầu, chi phí vốn (lãi, phí vay vốn cố định), chi phí sửa chữa tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao TSCĐ phải trích hàng năm, nợ phải trả.
Đánh giá về mặt thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án và phương án tiêu thụ sản phẩm sẽ đưa vào để tính toán : Mức huy động công suất so với công suất thiết kế, doanh thu dự kiến hàng năm.
Đánh giá về khả năng cung cấp vật tư, nguyên liệu đầu vào cùng với đặc tính của dây chuyền công nghệ để xác định giá thành đơn vị sản phẩm, tổng chi phí sản xuất trực tiếp.
Căn cứ vào tốc độ luân chuyển vốn lưu động hàng năm của dự án, của các doanh nghiệp cùng ngành nghề và mức vốn lưu động tự có của chủ dự án (phần tài chính doanh nghiệp) để xác định nhu cầu vốn lưu động, chi phí vốn lưu động hàng năm.
Các chế độ thuế hiện hành, các văn bản ưu đãi riêng đối với dự án để xác định phần trách nhiệm của chủ dự án đối với ngân sách.
Trên cơ sở những căn cứ nêu trên, Cán bộ thẩm định phải thiết lập được các bảng tính toán hiệu quả tài chính của dự án làm cơ sở cho việc đánh giá hiệu quả và khả năng trả nợ vốn vay.
Thông thường, việc tính toán sẽ sử dụng phần mềm Excel để thực hiện. Trong quá trình tính toán, cần liên kết các bảng tính lại với nhau để đảm bảo tính liên tục khi chỉnh sửa số liệu. Các bảng tính cơ bản yêu cầu bắt buộc phải thiết lập kèm theo Báo cáo thẩm định gồm :
Báo cáo kết quả kinh doanh
Dự kiến nguồn, khả năng trả nợ hàng năm và thời gian trả nợ
Nguồn trả nợ của khách hàng về cơ bản được huy động từ 3 nguồn chính, gồm :
Lợi nhuận sau thuế để lại (thông thường tính bằng 50-70%).
Khấu hao cơ bản
Các nguồn hợp pháp khác ngoài dự án.
Trong quá trình đánh giá hiẹu quả về mặt tài chính của dự án, có hai nhóm chỉ tiêu chính cần thiết phải đề cập, tính toán cụ thể, gồm :
* Nhóm chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của dự án :
- NPV
- IRR
- ROE (đối với dự án có vốn tự có tham gia)
* Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ.
- Nguồn trả nợ hàng năm.
- Thời gian hoàn trả vốn vay.
- DSCR (chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án)
Ngoài ra tùy theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như: khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, ... sẽ được đề cập tới tùy theo từng dự án cụ thể.
Việc tính toán các chỉ tiêu tài chính của dự án và lập các bảng tính được hướng dẫn tại PL-03/QT-TD-03 (Trích: Quy trình thẩm định dự án đầu tư. MS: QT-TD-03 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ).
2.2. Một dự án cụ thể
Để xem thực trạng công tác thẩm định tại BIDV Hà Tây ra sao, sau đây ta sẽ xem xét một dự án cụ thể.
Phòng tín dụng 2
Hà Đông, ngày tháng 11 năm 2007
TỜ TRÌNH CHO VAY VỐN TRUNG HẠN
Tên dự án: Xây dựng khu nhà kho SXKD hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
Tên khách hàng: Công ty TNHH TCMN XK A
Kính trình: Giám đốc Chi nhánh
I- CĂN CỨ TRÌNH
- Căn cứ quyết định số: 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam V/v ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng và các quyết định sửa đổi bổ sung.
Căn cứ vào quyết định số: 203/QĐ-HĐQT ngày 16/07/2004 của Hội đồng quản trị Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam V/v Ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng và các quyết định sửa đổi bổ sung.
- Căn cứ vào quy trình Cho vay và quản lý tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 5200 QĐ/QLTD3 ngày 08/09/2004 các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam.
- Căn cứ Quyết định số 9488/QĐ-TD3 ngày 01/12/2006 của NHĐT&PT Việt Nam V/v ban hành chính sách khách hàng.
- Trên cơ sở báo cáo thẩm định của tổ thẩm định chi nhánh ngày 31 tháng 10 năm 2007.
- Căn cứ vào Giấy đề nghị vay vốn, dự án đầu tư và tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Phú Nghĩa.
II/ GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
1. Tên dự án: Xây dựng khu nhà kho SXKD hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu
2. Chủ đầu tư: Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ xuất khẩu A
3. Loại hình dự án: Đầu tư mở rộng
4. Địa điểm đầu tư: Thôn Yên Kiện, xã Đông Sơn, Chương Mỹ, Hà Tây
5. Sản phẩm của dự án: Hàng thêu tay, sơn mài
6. Tổng vốn đầu tư: 1.509.630.000,đồng
Trong đó: Vốn tự có: 659.630.000,đồng Vốn vay: 850.000.000 đồng.
7. Quy mô: Nhà khung sắt lợp mái tôn.
III/ GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ
- Tên đơn vị: Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ xuất khẩu A.
- Đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Đức Trịnh - Giám đốc Công ty.
- Trụ sở chính: Xã Đông Sơn - Huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây
- Điện thoại: 034.3721706 Fax:
- Loại hình doanh nghiệp: vừa và nhỏ.
- Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập: 1.273.300.000,đồng, trong đó vốn thuộc sở hữu nhà nước chiếm: 0,đồng.
- Giấy đăng ký kinh doanh số: Số 0302000058 lần đầu tiên ngày 25/10/2000, đăng ký thay đổi lần thứ nhất ngày 19/05/2004 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hà Tây cấp.
- Ngành nghề kinh doanh:
Sản xuất kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ.
Kinh doanh vật tư hàng hoá phục vụ sản xuất và tiêu dùng
(Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo qui định của Pháp luật)./.
- Tài khoản giao dịch 450.10.00.001669.0 tại Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây.
- Mã số thuế 0500391249 do Cục thuế tỉnh Hà Tây cấp.
IV/ NHU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG:
1. Số tiền đề nghị vay: 850.000.000,đồng
2. Thời gian vay: 48 tháng
Trong đó thời gian ân hạn: 06 tháng
3. Lãi suất vay: theo quy định của Ngân hàng.
4. Mục đích: Mở rộng nhà xưởng phục vụ hoạt động SXKD
5. Hình thức trả nợ gốc và lãi: Gốc trả hàng quý, lãi trả hàng tháng
6. Tài sản đảm bảo: tài sản hình thành từ vốn vay
V/ TÍNH PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH:
1. Tính pháp lý:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0302000058 lần đầu ngày 25/10/2000 và thay đổi lần thứ nhất ngày 19/05/2004 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Hà Tây cấp.
- Điều lệ hoạt động của Công ty.
- Biên bản họp thành viên góp vốn thành lập Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ xuất khẩu A ngày 13/10/2000 và cử Ông Nguyễn Đức Trịnh làm Giám đốc
- Biên bản họp hội đồng thành viên của công ty họp thống nhất uỷ quyền cho ông Nguyễn Đức Trịnh giám đốc Công ty quan hệ tín dụng với Ngân hàng.
- Biên bản họp hội đồng thành viên công ty và quyết định của hội đồng thành viên công ty ngày 05/01/2004 V/v chuyển trụ sở làm việc và thay đổi cơ cấu vốn trong công ty.
- Biên bản họp hội đồng thành viên ngày 05/04/2005 V/v Nhất trí dùng tài sản của công ty vay vốn tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Hà Tây.
- Quyết định số 20/QĐ/PN ngày 05/0/42005 V/v Giao cho Ông Nguyễn Quốc Triệu được trực tiếp ký các hợp đồng xuất khẩu giữa công ty và đối tác nước ngoài.
- Quyết định bổ nhiệm Bà Nguyễn Thị Hồng Thuý làm kế toán trưởng Công ty ngày 31/07/2006.
2. Mô hình tổ chức, bố trí lao động.
Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật. Cơ quan quyết định cao nhất của Công ty là Hội đồng thành viên. Quản lý điều hành hoạt động của Công ty là Giám đốc do HĐTV bổ nhiệm và miễn nhiệm.
*/ Ban giám đốc gồm: Giám đốc Công ty và phó Giám đốc.
*/ Các phòng:
- Phòng nghiệp vụ
- Xưởng sản xuất
*/ Tổng số lao động 50 người
3. Tình hình hoạt động SXKD và tài chính.
a. Kết quả kinh doanh:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Doanh thu
5665
8312
Giá vốn hàng bán
5132
7549
Thuế thu nhập dn
22
33
Lợi nhuận sau thuế
57
85
Riêng 6 tháng đầu năm 2007, trên cơ sở các hợp đồng đã ký xuất hàng doanh thu ước tính 4.987trđ
Các khách hàng của DN: bán hàng trực tiếp cho khách hàng ở Đức, Ý, Hungary, Tây Ban Nha và các công ty XNK trong nước cụ thể như
+ Công ty ARTIMEX Nghệ An 269trđ
+ Công ty CP XNK TCMN 9trđ
+ Công ty Mây tre XK Phú Minh Hưng 1.980trđ
+ Khách hàng nước ngoài ở Mỹ 583trđ
+ Khách hàng nước ngoài ở Ý 484trđ
+ Khách hàng nước ngoài ở Tây Ban Nha 1.684trđ
+ Khách hàng nước ngoài ở Đức 613trđ
b. Tình hình tài chính:
Đơn vị: Triệu đồng
Tài sản
2005
2006
Nguồn vốn
2005
2006
A/ TSLĐ&ĐTNH
998
748
A/ Nợ phải trả
492
307
I.Tiền
853
589
I. Nợ ngắn hạn
192
7
II.Các khoản PT
144
160
1. Vay ngắn hạn
200
Phải thu của KH
2. Phải trả ĐV nội bộ
Phải thu khác
144
160
3. Phải trả CBCNV
III.Hàng tồn kho
4. Thuế và các KP nộp
-8
7
1.Nguyên, vật liệu
5. Phải trả ph nộp khác
2.C.phí SXKD d.d
II. Nợ dài hạn
300
3.Công cụ dụng cụ
1. Vay dài hạn
300
IV.TSLĐ khác
III. Nợ khác
B/ TSCĐ&ĐTDH
300
1023
B/ N.vốn chủ SH
806
1464
I. Tài sản cố định
150
I. Nguồn vốn - Quỹ
806
1464
1. TSCĐ hữu hình
150
1. Nguồn vốn KD
700
1273
- Nguyên giá
2. Các quỹ
II. Đầu tư TC DH
3. Lãi chưa phân phối
106
191
III. XDCB Ddang
300
873
II. Nguồn K.phí
TỔNG TÀI SẢN
1298
1772
TỔNG N VỐN
1298
1772
c. Một số chỉ tiêu phân tích tình hình tài chính:
Chỉ tiêu tài chính
N2005
N2006
Hệ số thanh toán nhanh
Tiền+ĐTngắn hạn+Phải thu
4.265
84.142
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn
Tài sản lưu động
4.99
106.857
Nợ ngắn hạn
Hệ số tài sản cố định
Tài sản cố định
0.372
0.699
Vốn chủ sở hữu
Hệ số nợ
Tài sản nợ
0.61
0.21
Vốn chủ sở hữu
Hệ số vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu
62.10%
82.62%
Tổng tài sản
Mức sinh lời trên tổng vốn sử dụng (ROA)
Thu nhập sau thuế
5.60%
5.54%
Bình quân Tổng nguồn vốn
Mức sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Thu nhập sau thuế
7.33%
156.12%
Bình quân Vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp từ bán hàng
9.41%
9.18%
Doanh thu
Doanh thu từ tổng tài sản
Doanh thu
5.57
5.41
Tổng tài sản bình quân
Thời gian chuyển đổi hàng tồn kho thành doanh thu
Hàng tồn kho bình quân
0
0
Doanh thu trung bình tháng
Tỷ lệ tăng trưởng DT
Doanh thu năm nay - năm trước
329%
86%
Doanh thu năm trước
Tỷ lệ tăng trưởng LN
Lợi nhuận năm nay - năm trước
533%
49%
Lợi nhuận năm trước
d. Nhận xét đánh giá chung
Từ báo cáo tài chính cho thấy năm 2005, 2006 Công ty đều làm ăn có lãi từ 57trđ lên 85trđ đồng thời doanh thu cũng tăng lớn 5665trđ lên 8312trđ.
Qua bảng cân đối kế toán cho thấy qua 2 năm đã có sự dịch chuyển lớn về cơ cấu tài sản; cụ thể tài sản lưu động giảm từ 998trđ xuống 748trđ (-250trđ) do tiền mặt được đầu tư vào tài sản cố định (tài sản vẫn đang hạch toán xây dựng cơ bản dở dang 873trđ). Cùng với sự dịch chuyển về cơ cấu tài sản đã kéo theo tổng tài sản tăng từ 1298trđ lên 1772trđ và sự tăng lên này là toàn bộ vốn chủ sở hữu tăng gần 660trđ được đầu tư toàn bộ vào tài sản cố định. Như vậy trong năm qua công ty đã xây dựng lại nhà xưởng và thu hút toàn bộ phần nguồn bổ xung, phần nợ dài hạn và tiền mặt tại quỹ.
Cũng qua bảng chỉ tiêu tài chính cho thấy hệ số thanh toán nhanh, thanh toán ngắn hạn của Công ty năm 2006 có sự tăng đột biến (84,142 và 106,857) nguyên nhân do cuối năm 2006 nợ ngắn hạn của Công ty giảm đi nhiều làm cải thiện các chỉ số trên. Hệ số tài sản cố định của Công ty qua 2 năm đã được cải thiện đáng kể từ 0,372 lên 0,699 là tốt do Công ty đang đầu tư xây dựng lại nhà xưởng. Hệ số nợ của công ty cũng giảm đi trong 2 năm từ 0,61 xuống 0,21 cũng do nguyên nhân giảm dư nợ ngắn hạn cuối năm.
Hệ số vốn và các mức sinh lời của Công ty đều tốt trong đó ROE đạt rất cao năm 2006 (156.12%). Các tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ tăng trưởng của Công ty đều cao trong các năm qua thể hiện Công ty làm ăn có lãi và hoạt động hiệu quả trong những năm qua.
Tóm lại Công ty TNHH TCMN XK Phú Nghĩa từ khi đi vào hoạt động cho đến nay đều sản xuất kinh doanh có lãi. Hàng năm đều có xuất khẩu đi các thị trường ngoài nước và bán hàng trong toàn quốc.
VI/ CÁC QUAN HỆ TÍN DỤNG, BẢO LÃNH VỚI NGÂN HÀNG VÀ TỔ CHỨC TÀI CHÍNH.
Dư nợ Ngân hàng chính sách Chương Mỹ: 300.000.000,đ
Dư nợ Ngân hàng ĐT&PT Hà Tây: 300.000.000,đ
VII/ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Giới thiệu về hồ sơ và dự án đầu tư
*/ Hồ sơ dự án:
- Nghị quyết Hội đồng thành viên Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Xuất khẩu A về việc xây dựng mở rộng khu nhà xưởng sản xuất ngày 30/09/2007
- Dự án Đầu tư của Công ty lập ngày 05/10/2007
*/ Về dự án đầu tư: Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Xuất khẩu A là đơn vị đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu. Hiện tại công ty có trụ sở và xưởng sản xuất chính tại thôn Yên Kiện, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Hàng năm đơn vị giải quyết việc làm khoảng 135 công nhân làm việc trực tiếp tại xưởng và hàng trăm lao động vệ tinh tại địa phương. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng mở rộng, ngoài thị trường khách quen trong nước, nay mở rộng ra một số thị trường nước ngoài như Mỹ, EU,....Sản phẩm của Công ty đã trực tiếp đến tay người tiêu dùng thông qua các kỳ hội chợ. Tới nay sản phẩm của Công ty đã có thương hiệu và chỗ đứng trên thương trường quốc tế. Để duy trì vị thế của mình trên thương trường quốc tế và nâng cao sức cạnh tranh thì việc mở rộng quy mô, cải biến về mẫu mã, chủng loại, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm....là điều tất yếu. Do vậy Ban giám đốc Công ty quyết định xây dựng mở rộng nhà xưởng sản xuất nhằm mở rộng thêm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như mặt hàng thêu tay, sơn mài ngoài mặt hàng mây tre giang đan truyền thống.
Dự án xây dựng 1.500m2 nhà xưởng để sản xuất hàng thêu tay và sơn mài xuất khẩu trên diện tích 6.722m2 đã được UBND huyện Chương Mỹ cho Ông Nguyễn Đức Trịnh (hiện là Giám đốc Công ty) thuê 50 năm tại xã Đông Sơn, Chương Mỹ, Hà Tây. Dựa án hoàn thành sẽ giải quyết được 70 lao động thường xuyên, trực tiếp tại xưởng sản xuất và nhiều lao động vệ tinh tại địa phương.
Dự án có tổng vốn đầu tư: 1.509.630.000,đồng. Trong đó vốn tự có và huy động khác chiếm 43,7%, còn lại là vốn xin vay Ngân hàng.
Đánh giá về nguồn vốn đầu tư và phương án nguồn vốn
Mức độ đầy đủ, hợp lý của tổng vốn đầu tư dự tính (gồm: Chi phí mua nhà tôn khung tiền chế, gạch xây dựng, cát, xi măng, tôn, cửa nhôm kính, sắt, công xây dựng...):
+ Tổng mức đầu tư đơn vị lập: 1.509.630.000,đồng (Trong đó vốn tự có và huy động khác của Cty chiếm 43,7%, còn lại vốn xin vay).
+ Tổng mức đầu tư sau thẩm định của Chi nhánh: 1.509.630.000,đồng. Trong đó:
Vốn tự có và huy động khác của Cty: 659.630.000, đồng (chiếm 43,7%)
Vốn vay Ngân hàng: 850.000.000, đồng (chiếm 56,3%)
Như vậy, tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn dự án là đầy đủ và hợp lý có tính khả thi.
Đánh giá về thị trường và khả năng tiêu thụ:
Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Xuất khẩu A là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Sản phẩm xuất khẩu của công ty trong những năm qua chiếm khoảng 60% doanh thu. Công ty đã thiết lập và đặt quan hệ với rất nhiều đối tác tiêu thụ sản phẩm. Thị trường tiêu thụ trong nước của Công ty chủ yếu là ở Hà Nội, Sài Gòn, Hưng Yên, Nghệ An...Ngoài ra Công ty còn thiết lập được nhiều mối quan hệ làm ăn với các đối tác nước ngoài như Mỹ, Eu.... Giá trị các hợp đồng đã ký năm 2006 và chuyển tiếp năm 2007
- Năm 2006 là 8.312trđ gồm: Công ty ARTIMEX, Công ty TNHH Hoà Gia, Công ty CP XNK TCMN, Công ty Mây tre XK Phú Minh và một số khách hàng nước ngoài Mỹ, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
- Năm 2007 là 4.987trđ của các khách hàng trên
Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào:
Nguồn nguyên liệu đầu vào của dự án là: Song, mây, tre, nứa, giang, vầu, gỗ,.. đây là nguồn nguyên liệu phong phú, dồi dào ở trong nước. Đặc biệt thị trường cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào này ở các tỉnh Tây Bắc là rất lớn, thuận tiện trong việc vận chuyển, tập kết về vị trí sản xuất của dự án.
Nguồn nhân công tại các xã và làng nghề quanh khu vực Phú Nghĩa và Đông Sơn
Cơ sở thuận tiện giao thông về chuyên chở NVL và sản phẩm bán đi
Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật:
Về sản phẩm theo tiêu chí làng nghề và mẫu hàng
Về dự án: quy mô sản xuất 6.355 sản phẩm thêu và 9.680 sản phẩm sơn mài.
Về phương án xây dựng khu xưởng sản xuất khung thép mái tôn đảm bảo về không gian và phù hợp để sản xuất được Công ty trực tiếp ký hợp đồng thuê đơn vị thi công.
Đánh giá phương diện tổ chức, quản lý dự án: Việc tổ chức, quản lý dự án được được thực hiện bởi các thành viên trong công ty - những người có kinh nghiệm trong việc điều hành sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ do vậy đảm bảo dự án là khả thi và hiệu quả.
VIII/ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ NĂNG ĐẢM BẢO TRẢ NỢ VAY.
Các kết quả tính toán có biểu đính kèm.
- Qua tính toán cho thấy dự án khả thi có hiệu quả, có khả năng trả nợ Ngân hàng.
Thời gian vay: 47 tháng, trong đó có 05 tháng ân hạn
Tổng doanh thu của dự án: 41.817, trđồng
Tổng chi phí của dự án: 41.172,trđồng.
Lợi nhuận sau thuế cả dự án: 645, trđồng
NPV = 149,trđồng với lãi suất triết khấu là 14%/năm
IRR = 17,58% > LSTK
- Khả năng trả nợ: Mức trả nợ gốc hàng năm 240,trđồng bằng nguồn khấu hao
IX/ PHÂN TÍCH RỦI RO
- Mặt hàng tạo nên doanh thu của dự án là hàng thêu và sơn mài, đòi hỏi kỹ thuật cao, giá nguyên vật liệu lớn do vậy chất liệu và độ tinh xảo của sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến doanh thu của công ty.
- Hàng thủ công mỹ là loại dễ cháy do đó trong khâu bảo quản phải rất cận trọng tránh gây hậu quả nghiêm trọng => biện pháp phòng chống cháy nổ là mua bảo hiểm và Công ty phải luôn chủ động có các biện pháp phòng cháy và chữa cháy
X/ TÀI SẢN ĐẢM BẢO
- Là Tài sản hình thành tư vốn vay dự án. Tổng giá trị 1.509.630.000,đồng
XI/ KẾT QUẢ CHẤM ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ THEO HỆ THỐNG ĐHTD NỘI BỘ.
Xếp loại doanh nghiệp Công ty được 77,44 điểm loại A Nhóm 1
XII/ NHẬN XÉT VỀ KHÁCH HÀNG VAY VỐN.
Qua bản số liệu và phân tích đánh giá một số chỉ tiêu như doanh thu, chỉ số tìa tích, quan hệ tín dụng cho thấy Doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tăng trưởng ổn định, tình hình tài chính lành mạnh và có hiệu quả, có uy tín trong quan hệ vay vốn.
XIII/ Ý KIẾN TRÌNH CỦA CÁN BỘ TÍN DỤNG
Qua thẩm định dự án và thẩm định về khách hành cho thấy Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Phú Nghĩa là khách hàng đã có quan hệ nhiều năm với Ngân hàng và là một khách hàng lâu năm trong lĩnh sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
Trên cơ sở báo cáo thẩm định của tổ thẩm định, qua thẩm định của cán bộ tín dụng cho thấy dự án là khả thi có hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả Ngân hàng và khách hàng.
Cán bộ tín dụng kính trình Giám đốc Chi nhánh xét duyệt cho Công ty TNHH thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Phú Nghĩa vay vốn trung hạn đầu tư Mở rộng khu nhà xưởng sản xuất, cụ thể như sau:
1/ Số tiền vay: 850.000.000 đồng (Tám trăm năm mươi triệu đồng chẵn )
2/ Lãi suất: Năm 2007 là 12,68%/năm. Các năm tiếp theo lãi suất vay bằng lãi suất cơ sở do Chi nhánh công bố vào ngày 01/01 và ngày 01/07 hàng năm, cộng (+) phí dịch vụ Ngân hàng 3,8% năm. Lãi vay được trả hàng tháng.
3/ Thời hạn vay: 47 tháng
4/ Thời gian trả nợ: 42 tháng (ân hạn 05 tháng)
5/ Nợ gốc trả theo 03 tháng/kỳ (Bắt đầu từ đầu quý I/2008)
6/ Đối tượng đầu tư: xây dựng mở rộng khu nhà xưởng sản xuất
7/ Hình thức bảo đảm nợ vay:
- Thế chấp toàn bộ tài sản hình thành từ vốn vay và năng lực tài chính
Nhận xét về quá trình thực hiện:
Trước khi cho vay dự án: Cán bộ thẩm định tuân theo đúng các trình tự, quy trình thẩm định. Từ việc tiếp nhận hồ sơ dự án, thẩm định về mặt kỹ thuật của dự án, cũng như thẩm định về mặt tài chính của dự án. Đây là một dự án nhỏ với quy mô vay vốn là 850.000.000 đồng, với thời gian thẩm định là 12 ngày.
Trong quá trình khách hàng vay vốn: Quá trình giải ngân, cán bộ thẩm định đến giám sát và kiểm tra tình hình thực hiện dự án, tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng vốn vay. Chi nhánh ngân hàng thực hiện hai hình thức giải ngân: giải ngân bằng tiền mặt và giải ngân bằng chuyển khoản theo nhu cầu của doanh nghiệp. Giải ngân bằng tiền mặt để doanh nghiệp trả tiền cho nhân công và xây dựng nhà xưởng. Khi giải ngân bằng tiền mặt thì trong vòng 7 ngày cán bộ tín dụng đến kiểm tra. Giải ngân bằng chuyển khoản khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu theo sự cam kết của doanh nghiệp. Khi giải ngân bằng chuyển khoản thì trong vòng 1 tháng cán bộ thẩm định đến kiểm tra tình hình thực hiện dự án.
Tình hình doanh nghiệp sử dụng vốn như thế nào, cán bộ thẩm định xem xét dựa vào sản phẩm doanh nghiệp năm đầu tạo ra có đúng với dự kiến của Ngân hàng không.
Ý kiến về dự án:
* Ở danh mục chi phí cho từng nhóm sản phẩm, các chi phí về nguyên vật liệu đầu vào cũng như chi phí nhân công,... tỷ lệ thuận với sản lượng. Tức là khi sản lượng tăng thì chi phí đầu vào cũng tăng với một tỷ lệ tương ứng. Như vậy, trong trường hợp thị trường biến động như hiện nay, tình hình lạm phát rất cao, liệu chi phí có tỷ lệ thuận với sản lượng hay không? hay biến động như thế nào? vì vậy doanh nghiệp cần phải đưa thêm các thông tin về hệ số giá điều chỉnh.
Trong trường hợp giá của sản phẩm cũng dễ dàng thay đổi thì không cần đưa thêm hệ số giá, vì khi tính LNST sẽ không đổi. Vì thế, sẽ phân tích rủi ro của dự án ở danh mục phân tích độ nhạy của dự án, nhưng trong bảng danh mục tính toán các chỉ tiêu tài chính không thấy cán bộ thẩm định đưa ra bảng tính độ nhạy để phân tích rủi ro của dự án.
* Trong bảng tính dòng tiền của dự án. Ta thấy:
Dòng tiền của dự án = LNST + KHTSCD + Lãi vay vốn cố định.
Trong công thức tính trên dòng tiền của dự án không bao gồm lãi vay vốn lưu động. Việc không đưa lãi vay vốn lưu động vào tính dòng tiền của dự án là hoàn toàn chính xác vì: như ta biết thì dòng tiền dự án dựa trên cơ sở các khoản thu chi trực tiếp liên quan đến dự án, còn nhu cầu vốn lưu động doanh nghiệp vay để giải quyết các nhu cầu chi trả ngắn hạn của doanh nghiệp, nên nó không liên quan trực tiếp đến dự án. Do vậy, lãi vay vốn lưu động không được tính vào dòng tiền của dự án. Vốn lưu động được thu hồi cuối mỗi năm, nên đến khi kết thúc dự án nó bằng 0.
* Về VAT, trong bảng tính hiệu quả kinh tế và chỉ tiêu đánh giá thì VAT không được đưa vào để tính toán. Có thể giải thích lý do như sau:
VAT được đưa vào doanh thu (VAT đầu ra)vì thế cũng phải đưa vào chi phí (VAT đầu vào) và VAT đầu vào = VAT đầu ra --> dòng tiền của dự án vẫn thế không thay đổi, nên việc không đưa vào cũng được. Tuy nhiên, khi nộp VAT có sự sai biệt về thời gian --> nên đưa vào để thấy được toàn bộ quy mô nhu cầu tiền của dự án. Trong dự án này, phần đơn giá đã có VAT rồi nên không ghi ra nữa. Và do tổng vốn dự toán của dự án này là không lớn lắm, nên không cần thiết phải ghi.
Tóm lại, trong dự án này cần phải tính toán độ nhạy của dự án để khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng với mức độ trọng yếu khác nhau đến dự án, tuy nhiên phân tích độ nhạy là tìm ra một số nhân tố trọng yếu nhất và đánh giá độ rủi ro của dự án dựa vào các nhân tốt này. Trong thị trường sản xuất kinh doanh, thị trường tài chính luôn biến động hiện nay thì rủi ro là lớn, cần phân tích độ nhạy để có thể dự báo trước và có biện pháp đề phòng.
3. Đánh giá thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại BIDV Hà Tây
3.1. Kết quả đạt được
* Thành tựu lớn nhất trong khâu thẩm định dự án mà ngân hàng làm, phải kể đến việc BIDV là ngân hàng đầu tiên hoàn thiện và đưa vào sử dụng hệ thống chấm điểm khách hàng. Hệ thống này được đưa vào áp dụng nhằm minh bạch hóa hoạt động ngân hàng và giảm thiểu rủi ro từ phía khách hàng vay vốn. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) ; hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là cá nhân và hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức tín dụng. Trong đó, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là doanh nghiệp có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.
BIDV thực hiện xếp hạng với mỗi khách hàng doanh nghiệp thông qua việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính có tính đến các yếu tố ảnh hưởng như : quy mô hoạt động, ngành nghề hoạt động ; loại hình sở hữu của khách hàng. Tùy theo tổng số điểm đạt được mà mỗi khách hàng sẽ được phân vào một trong 10 nhóm hạng tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau.
Năm 2005, BIDV vẫn áp dụng Điều 6 Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, năm 2006 đưa vào chạy thử nghiệm Điều 7. Đến 2007, chính thức áp dụng Điều 7 để phân loại nợ tại Ngân hàng . Việc áp dụng Điều 6 hay Điều 7 cũng chia nợ thành 5 nhóm. Tuy nhiên việc áp dụng Điều 7 sẽ làm cho việc phân loại nợ chính xác hơn, vì Điều 6 chỉ căn cứ theo tuổi nợ. Còn Điều 7, dựa trên đánh giá tổng hợp về tình hình tài chính, phi tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng… Việc chạy chương trình hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ sẽ giúp BIDV xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu tại mỗi thời điểm, và kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách thống nhất.
Có thể nói, hệ thống chấm điểm khách hàng mang lại những thuận lợi trong công tác thẩm định dự án đầu tư; góp phần giảm thiểu những rủi ro cho Ngân hàng, nâng cao chất lượng tín dụng, và có ý nghĩa quan trọng khi BIDV đang trong lộ trình tiến tới cổ phần hóa Ngân hàng vào tháng 6 tới. Hệ thống chấm điểm khách hàng được hoàn thiện và đưa vào ứng dụng là công nghệ hiện đại để đánh giá được khách hàng dựa trên tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng. Qua ví dụ trên, ta có thể xem xét và phân tích về bảng hệ thống chấm điểm khách hàng A của Chi nhánh như sau:
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAMChi nhánh: CN NHDT PT HA TAY
THÔNG TIN TỔNG HỢP VỀ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆPKỳ báo cáo: Kỳ báo cáo thời điểm 30/6/2007
Tên doanh nghiệp: Cty TNHH Thu cong my nghe AMã khách hàng (CIF): 459750Tổng dư nợ: 400.00 Triệu VNĐMã số thuế: 0500391249Tình trạng NQH: KH đang có dư nợ - không có nợ quá hạnThời hạn vay: Khách hàng chỉ có nợ vay ngắn hạnPhòng TD: TD2
Ngành hoạt động: Sản xuất, chế biến gỗ, lâm sảnLoại hình DN: DN khácLý do bắt buộc nhóm D: Điểm Quy mô: 7.00Quy mô doanh nghiệp: NhỏKiểm toán báo cáo tài chính: KhôngThời điểm báo cáo tài chính: 31/12/2006
TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP
Tỷ trọng
Điểm số
Điểm số * Tỷ trọng
Điểm cho thông tin tài chính:
30.00 %
91.60
27.48
Điểm cho thông tin phi tài chính:
65.00 %
76.86
49.96
Tổng cộng:
77.44
Xếp loại doanh nghiệp:
Loại A. Độ rủi ro: Thấp
Nhóm nợ:
Nợ nhóm 1
1. THÔNG TIN TÀI CHÍNH
CÁC CHỈ TIÊU
Tỷ trọng
Giá trị
Điểm số
Điểm số * Tỷ trọng
Chỉ tiêu thanh khoản
30.00%
1.Khả năng thanh toán hiện hành
13.00%
5.198
100.000
13.000
2. Khả năng thanh toán nhanh
13.00%
5.193
100.000
13.000
3. Khả năng thanh toán tức thời
4.00%
4.443
100.000
4.000
Chỉ tiêu hoạt động
20.00%
4. Vòng quay vốn lưu động
5.00%
6.534
100.000
5.000
5. Vòng quay hàng tồn kho
5.00%
5,132.000
100.000
5.000
6. Vòng quay các khoản phải thu
5.00%
78.681
100.000
5.000
7. Hiệu suất sử dụng TSCĐ
5.00%
37.767
100.000
5.000
Chỉ tiêu cân nợ
30.00%
8. Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản
20.00%
37.904
100.000
20.000
9. Nợ dài dạn/Vốn CSH
10.00%
37.221
80.000
8.000
Chỉ tiêu thu nhập
20.00%
10. Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần
5.00%
9.409
100.000
5.000
11. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh/Doanh thu thuần
5.00%
1.571
20.000
1.000
12. Lợi nhuận sau thuế/Vốn CSH bình quân
3.00%
7.331
60.000
1.800
13. Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân
3.00%
5.605
60.000
1.800
14. EBIT/Chi phí lãi vay
4.00%
8.900
100.000
4.000
TỔNG ĐIỂM CỦA THÔNG TIN TÀI CHÍNH
91.60
2. THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH
CÁC CHỈ TIÊU
Tỷ trọng
Giá trị
Điểm số
Điểm số * Tỷ trọng
Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ
Khả năng trả nợ gốc trung, dài hạn
3.00%
3 lần
100.000
3.000
Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của cán bộ tín dụng
2.00%
Nguồn trả nợ đáng tin cậy, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ đúng hạn
100.000
2.000
Trình độ quản lý và môi trường nội bộ
Lý lịch tư pháp của người đứng đầu doanh nghiệp/ kế toán trưởng
2.80%
Lý lịch tư pháp tốt, chưa từng có tiền án tiền sự theo thông tin mà CBTD có
100.000
2.800
Kinh nghiệm chuyên môn của người trực tiếp quản lý DN
3.36%
5 năm
60.000
2.016
Trình độ học vấn của người trực tiếp quản lý doanh nghiệp
2.80%
Dưới Đại học hoặc không có thông tin
20.000
0.560
Năng lực điều hành của người trực tiếp quản lý DN theo đánh giá của CBTD
3.92%
Khá
60.000
2.352
Quan hệ của Ban lãnh đạo với các cơ quan hữu quan
2.80%
Quan hệ không tốt
20.000
0.560
Tính năng động và độ nhạy bén của Ban lãnh đạo doanh nghiệp với sự thay đổi của thị trường theo đánh giá của CBTD
3.92%
Năng động ở mức bình thường
40.000
1.568
Môi trường kiểm soát nội bộ của DN theo đánh giá của CBTD
2.80%
Các quy trình kiểm soát nội bộ và quy trình hoạt động tồn tại nhưng chưa được thực hiện toàn diện trong thực tế. Cơ cấu tổ chức còn có hạn chế nhất định
60.000
1.680
Môi trường nhân sự nội bộ của doanh nghiệp
2.80%
Tốt
80.000
2.240
Tầm nhìn, chiến lược kinh doanh của DN trong giai đoạn từ 2 đến 5 năm tới
2.80%
Có tầm nhìn và chiến lược kinh doanh, tuy nhiên tính khả thi trong 1 số trường hợp còn hạn chế
60.000
1.680
Quan hệ với ngân hàng
Lịch sử trả nợ của KH (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng qua
4.44%
Luôn trả nợ đúng hạn
100.000
4.440
Số lần cơ cấu lại (bao gồm cả gốc và lãi) trong 12 tháng vừa qua
4.44%
1 lần
80.000
3.552
Tỷ trọng nợ (nợ gốc) cơ cấu lại trên tổng dư nợ tại thời điểm đánh giá
4.44%
0 %
100.000
4.440
Tình hình nợ quá hạn của dư nợ hiện tại
4.44%
Không có nợ quá hạn
100.000
4.440
Lịch sử quan hệ đối với các cam kết ngoại bảng (thư tín dụng, bảo lãnh, các cam kết thanh toán khác ...)
4.44%
BIDV chưa lần nào phải thực hiện thay các nghĩa vụ cho khách hàng trong 24 tháng qua; hoặc khách hàng không có giao dịch ngoại bảng
100.000
4.440
Tình hình cung cấp thông tin của KH theo yêu cầu của BIDV trong 12 tháng qua
2.96%
Thông tin được cung cấp đạt yêu cầu. Hợp tác ở mức trung bình
80.000
2.368
Tỷ trọng doanh thu chuyển qua BIDV trong tổng doanh thu (trong 12 tháng qua) so với tỷ trọng tài trợ vốn của BIDV trong tổng số vốn được tài trợ của DN
2.96%
100 %
100.000
2.960
Mức độ sử dụng các dịch vụ (tiền gửi và các dịch vụ khác) của BIDV
2.96%
Khách hàng chỉ sử dụng các dịch vụ của BIDV
100.000
2.960
Thời gian quan hệ tín dụng vói BIDV
2.96%
3 năm
60.000
1.776
Tình trạng nợ quá hạn tại các Ngân hàng khác trong 12 tháng qua
1.48%
Không có nợ quá hạn/ Không có dư nợ vay tại các ngân hàng khác
100.000
1.480
Định hướng quan hệ tín dụng với KH theo quan điểm của CBTD
1.48%
Duy trì
60.000
0.888
Các nhân tố bên ngoài
Triển vọng ngành
1.65%
Tương đối phát triển
80.000
1.320
Khả năng gia nhập thị trường của các DN mới theo đánh giá của CBTD
1.54%
Bình thường
60.000
0.924
Khả năng sản phẩm của DN bị thay thế bởi các "sản phẩm thay thế"
1.54%
Tương đối khó
80.000
1.232
Tính ổn định của nguồn nguyên liệu đầu vào (khối lượng và giá cả)
1.54%
Tương đối ổn định hoặc có biến động nhưng ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp
60.000
0.924
Các chính sách bảo hộ / ưu đãi của nhà nước
1.54%
Có chính sách bảo hộ/ khuyến khích/ ưu đãi và doanh nghiệp tận dụng các chính sách trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tuy nhiên hiệu quả mới ở mức thấp
80.000
1.232
Ảnh hưởng của các chính sách của các nước - thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp
1.65%
Thuận lợi
80.000
1.320
Mức độ phụ thuộc của hoạt động kinh doanh của DN vào các điều kiện tự nhiên
1.54%
Có phụ thuộc nhưng ảnh hưởng không đáng kể
80.000
1.232
Các đặc điểm hoạt động khác
Sự phụ thuộc vào một số ít nhà cung cấp (nguồn nguyên liệu đầu vào)
1.90%
Bình thường
60.000
1.140
Sự phụ thuộc vào một số ít người tiêu dùng (sản phẩm đầu ra)
1.52%
Nhu cầu về sản phẩm trên thị trường rất lớn
100.000
1.520
Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của doanh thu của DN trong 3 năm gần đây
1.71%
287 %
100.000
1.710
Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của lợi nhuận (sau thuế) của DN trong 3 năm gần đây
1.71%
288 %
100.000
1.710
Số năm hoạt động trong ngành
1.90%
5 Năm
60.000
1.140
Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp (tiêu thụ sản phẩm)
1.90%
Toàn quốc, có hoạt động xuất khẩu
100.000
1.900
Uy tín của doanh nghiệp với người tiêu dùng
1.71%
Có thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết đến hoặc được nhận các giải thưởng cấp tỉnh/ thành phố
80.000
1.368
Mức độ bảo hiểm tài sản
1.71%
0 %
20.000
0.342
Ảnh hưởng của sự biến động nhân sự đến hoạt động kinh doanh của DN trong 2 năm gần đây
1.52%
Có biến động, không ảnh hưởng đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; hoặc ít / không có biến động
60.000
0.912
Khả năng tiếp cận các nguồn vốn
1.52%
Có thể tiếp cận nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên, quy mô huy động còn hạn chế
80.000
1.216
Triển vọng phát triển của DN theo đánh giá của CBTD
1.90%
Phát triển ở mức độ trung bình và tương đối vững chắc trong 3 đến 5 năm tới
80.000
1.520
TỔNG ĐIỂM CỦA THÔNG TIN PHI TÀI CHÍNH
76.86
* Tình hình tín dụng trong thời gian qua.
Bảng. Hoạt động tín dụng của chi nhánh BIDV Hà Tây
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Doanh số cho vay
2170
2534
3241
Doanh số thu nợ
1986
2236
3008
Dư nợ tín dụng
916
1104
1338
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
0,46
0,28
0,08
Tỷ lệ nợ xấu (%)
1,5
1,93
2,8
Theo quan điểm của Chi nhánh Ngân hàng thì Nợ quá hạn là khi món vay bị quá hạn gốc hoặc lãi, nó không liên quan đến nhóm nợ. Trong khi đó Nợ xấu là từ nhóm 3 đến nhóm 5.
Ta có thể nhận thấy tỷ lệ nợ quá hạn qua 3 năm nhỏ hơn tỷ lệ nợ xấu. Lý do có thể giải thích như sau:
* Từ năm 2006 trở về trước, Chi nhánh Ngân hàng chưa áp dụng hệ thống chấm điểm khách hàng. Việc phân loại nợ chủ yếu dựa vào tuổi nợ của món vay. Khi đến hạn khách hàng chưa thanh toán được món nợ thì khách hàng được gia hạn khoản nợ vay, khoản nợ vay sẽ được chuyển sang nhóm kế tiếp tùy từng lần gia hạn. Và khi đó sẽ phát sinh nợ xấu khi khách hàng bị chuyển nhóm nợ. Nhưng khách hàng không có nợ quá hạn vì khoản vay được gia hạn nợ. Vì vậy, từ năm 2006 trở về trước tỷ lệ nợ xấu > tỷ lệ nợ quá hạn.
* Năm 2007 trở đi thì Ngân hàng áp dụng hệ thống chấm điểm khách hàng. Việc phân loại nợ dựa trên tình hình tài chính, và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng doanh nghiệp. Ví dụ, khi khách hàng có nợ quá hạn là 10tỷ, nhưng khi xếp hạng theo định hạng tín dụng vẫn có thể ở nhóm nợ tốt, do xếp cả chỉ tiêu phi tài chính. Do vậy, vẫn được xếp vào nợ quá hạn. Nhưng chỉ trong một thời điểm nhất định hy hữu. Vì khi nợ quá hạn lâu thì chỉ tiêu phi tài chính sẽ bị đánh giá thấp, nên có khả năng xuống hạng cao --> nợ xấu cao. Việc áp dụng hệ thống tính điểm khách hàng sẽ làm cho việc phân loại nợ chính xác hơn dựa trên tình hình tài chính và phi tài chính của khách hàng.
Trong năm 2007, tình hình về các nhóm nợ tại Ngân hàng như sau:
Nhóm nợ
Dư nợ (triệu đồng)
Tỷ trọng
Nợ nhóm 1
1.431.627
89,55%
Nợ nhóm 2
125.654
7, 86%
Nợ nhóm 3
40.962
2,56%
Nợ nhóm 4
100
0,01%
Nợ nhóm 5
326
0,02%
Tổng dư nợ
1.598.669
100%
Nợ xấu : 40.962 + 100 + 326 = 41.388 triệu đồng.
Tỷ lệ nợ xấu: ( 41.388 / 1.598.669) * 100% = 2,59 % < 5%, do đó Chi nhánh Ngân hàng được xếp hạng AA.
* Chỉ tiêu về thời gian thẩm định.
Thời gian tín dụng (ngày)
Thời gian thẩm định (ngày)
Dự án nhóm A
25
15
Dự án nhóm B
18
8
Dự án khác
12
6
Tại phòng tín dụng 2, trong năm vừa qua đã thực hiện được 15 dự án (thuộc nhóm dự án khác), trong đó có 12 dự án vượt tiêu chuẩn về thời gian thẩm định (từ 1 – 8 ngày) ; và 03 dự án đạt tiêu chuẩn (12 ngày). Thường khi tiếp nhận một dự án xin vay, các cán bộ của phòng đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao (có khi làm cả vào những ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật), hoàn thành sớm chỉ tiêu. Các quyết định đưa ra kịp thời, nhanh chóng, chính xác để không làm lỡ cơ hội kinh doanh của cả Ngân hàng và khách hàng.
3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được trên, Ngân hàng vẫn còn một số hạn chế nhất định.
Thứ nhất, về con người. Các cán bộ tín dụng và thẩm định phần lớn là tốt nghiệp các khối ngành kinh tế, do vậy những dự án liên quan đến yếu tố kỹ thuật sẽ mất nhiều thời gian và chi phí hơn để tìm hiểu và phân tích. BIDV với truyền thống là cho vay các công trình xây dựng lớn thì thường xuyên phải tiếp xúc với các khách hàng có những dự án xây dựng, liên quan đến các yếu tố kỹ thuật, do đó yêu cầu về trình độ cán bộ thẩm định có sự hiểu biết về kỹ thuật là cần thiết, và thời gian thẩm định các dự án để đưa ra kết luận không thể kéo dài. Hiện nay, BIDV đa thực hiện đa dạng hóa khách hàng, phục vụ nhiều đối tượng khách hàng hơn không chỉ trong các dự án trong ngành xây dựng. Trong bất cứ ngành nghề lĩnh vực nào của khách hàng cũng đòi hỏi người cán bộ tín dụng và thẩm định cần có sự hiểu biết sâu rộng để đưa ra các quyết định cho vay hợp lý, giảm thiểu rủi ro gây ra.
Thứ hai, Hiện nay Chi nhánh đang tiến hành trẻ hóa đội ngũ cán bộ nhân viên. Tuy nhiên, công việc thẩm định lại đòi hỏi kinh nghiệm và sự hiểu biết rộng rãi về các ngành nghề. Đây không chỉ là khó khăn riêng đối với Chi nhánh BIDV Hà Tây, mà còn đối với các NHTM khác.
Hiện nay, khi ngành ngân hàng đang phát triển có rất nhiều các ngân hàng mới được thành lập. Việc đòi hỏi cần có các cán bộ thẩm định có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng đối với nhiều ngành nghề là một điều khó khăn . Các cán bộ thẩm định muốn đưa ra các quyết định đúng đắn và hiệu quả thì cần phải có kinh nghiệm trong công tác, tức là phải công tác trong ngành lâu năm và phải có sự hiểu biết đa dạng các ngành nghề. Vì định hướng chung của các ngân hàng hiện nay là mở rộng đối tượng phục vụ từ cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay làng nghề, tín dụng bán lẻ...
Thứ ba, nguồn số liệu đầu vào của dự án. Các cán bộ thẩm định, tín dụng phải tự tìm hiểu và thu thập, do đó nhiều khi có sự sai số lớn khi mức độ nguồn cung cấp số liệu chưa được tin cậy tuyệt đối.
Thứ tư, chưa thu thập đủ các mô hình phân tích của các dạng dự án đầu tư. BIDV Hà Tây mới có các dự án về xây nhà, về xe máy thiết bị, taxi. Nhưng chưa có các dự án về bệnh viện, đóng tàu và nhiều dạng dự án khác. Do vậy, cần thu hút hơn nữa các dự án thuộc các ngành và lĩnh vực trên. Và các dự án cần phải được đưa ra các quy luật, mô hình phân tích để khi phân tích các dự án sau giảm được thời gian thẩm định.
Thứ năm, BIDV Hà Tây chủ yếu vẫn tính toán thẩm định dự án trên nền tảng Excel cơ bản, một số hàm phức tạp chưa được ứng dụng thường xuyên trong phân tích và đặc biệt chưa có phần mềm về giả định mô hình trong tính toán như một số Ngân hàng nước ngoài.
CHƯƠNG 3
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG
DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI CHI NHÁNH BIDV
HÀ TÂY
1. Định hướng phát triển của chi nhánh BIDV Hà Tây
Trong những năm tới hoạt động kinh doanh của Chi nhánh NHĐT & PT Hà Tây vẫn tiếp tục bám sát định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch của NHĐT & PT Việt Nam.
1.1. Kế hoạch phát triển nguồn vốn
Một là, tập trung đẩy mạnh công tác huy động vốn, mở rộng tăng cường nguồn vốn là yếu tố quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu. Nắm bắt tình hình biến động lãi suất thị trường trong và ngoài địa bàn để điều chỉnh lãi suất linh hoạt, phù hợp và đảm bảo kinh doanh theo đúng hướng chỉ đạo của NHĐT & PT Việt Nam.
Hai là, tăng cường các giải pháp quảng cáo tiếp thị sản phẩm mới và nâng cao phong cách giao dịch, phục vụ khách hàng và thực hiện có hiệu quả các loại sản phẩm dịch vụ huy động vốn.
Ba là, Nguồn huy động được cân đối và sử dụng có hiệu quả cao, đồng thời đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng.
1.2. Kế hoạch sử dụng vốn
Một là, luôn bám sát mục tiêu giới hạn tín dụng cao nhất và cơ cấu giới hạn tín dụng do Trung ương giao.
Hai là, thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định 9365/QLTD của NHĐT & PT Việt Nam.
Ba là, luôn tuân thủ và cẩn trọng trong nghịêp vụ tín dụng, lấy chất lượng tín dụng, hiệu quả đầu tư làm mục tiêu, động lực phát triển bền vững.
Bốn là, ưu tiên đối với các dự án phát triển kinh tế địa phương, thực hiện phục vụ trọn gói các sản phẩm tín dụng gắn với dịch vụ (từ mở tài khoản hoạt động, tín dụng, bảo lãnh, mở L/C bằng nội tệ và ngoại tệ, thanh toán trong và ngoài nướcchgteghiTD 1 cua ).
Năm là, không ngừng tăng gia chất lượng và quy mô dư nợ có đảm bảo bằng tài sản đối với các khoản vay của khách hàng.
1.3. Về phát triển dịch vụ
Một là, tăng cường quảng bá các loại hình sản phẩm dịch vụ thông qua các hoạt động truyền thống, chú trọng đến thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng: đài truyền hình, báo giới, internet…để nhân viên và khách hàng được biết đến.
Hai là, vận dụng linh hoạt cơ chế nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng tiện ích sản phẩm dịch vụ truyền thống, dịch vụ mới: Phone banking, Home banking…
Ba là, mở rộng dịch vụ Ngân hàng tự động tại địa bàn thuận lợi, có tính quảng bá.
1.4. Các chỉ tiêu 2008
Tăng tài sản 20% ( tức là năm 2007, tổng tài sản đạt 1680 tỷ đồng, năm 2008 chỉ tiêu đặt ra là: 2016 tỷ đồng).
Tăng huy động vốn bình quân 20% ( tức là năm 2007, nguồn huy động vốn bình quân đạt 1580 tỷ đồng; năm 2008 chỉ tiêu đặt ra là: 1896 tỷ đồng).
Tăng huy động vốn cuối kỳ 20% (năm 2007, huy động vốn cuối kỳ là 1677; chỉ tiêu năm 2008 là: 2012,4 tỷ đồng).
Tăng trưởng tín dụng bình quân 28% (năm 2007 chỉ tiêu này đạt 1338 tỷ đồng; năm 2008 chỉ tiêu đặt ra là: 1712,64 tỷ đồng).
Tăng trưởng tín dụng cuối kỳ 28%
Tăng thu dịch vụ ròng 50%
Trích dự phòng rủi ro theo QĐ 493
Chênh lệch lãi suất 3.2%
Nợ xấu <=2.4%
NQH <= 1%
Cơ cấu Tín dụng :
Trung và dài hạn trong tổng dư nợ 40%
Tín dụng bán lẻ .............................19%
Tín dụng ngoài QD.........................39%
TD có TSĐB..................................70%
2. Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện thẩm định tài chính dự án tại BIDV
2.1. Nhóm giải pháp
- Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực: Cán bộ nhân viên của Chi nhánh Ngân hàng chủ yếu tốt nghiệp ngành kinh tế, khi thẩm định khó khăn lớn nhất là phải hiểu rõ mọi ngành nghề, nhất là ngành kỹ thuật. Vì các dự án của BIDV là các dự án xây dựng. Do đó, những yêu cầu về trình độ cán bộ cần phải được ưu tiên hàng đầu.
Hơn nữa, con người là nhân tố trung tâm chi phối, ảnh hưởng quyết định đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định thì trước hết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ với các điều kiện như: Trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu này, các NHTM cần tập trung vào một số vấn đề như việc tuyển dụng cán bộ; bồi dưỡng cán bộ và chính sách đãi ngộ. Ngân hàng nên có chính sách ưu đãi cho cán bộ thẩm định để khuyến khích trách nhiệm, ý thức, tinh thần trách nhiệm vươn lên, tự hoàn thiện của mỗi cán bộ. Điều quan trọng là các cán bộ cần phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và luôn có ý thức vươn lên để hoàn thành tốt công việc được giao. Chính vì vậy, ngân hàng phải có chính sách khen thưởng đối với những cán bộ, chuyên gia làm việc giỏi để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”. Tuy nhiên, cũng cần có những biện pháp xử lý đối với những cán bộ làm việc không nghiêm túc gây thất thoát tài sản của ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và thuyên chuyển những cán bộ thẩm định không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác. Bố trí các cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan trọng chủ chốt để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người.
Nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, tận dụng kinh nghiệm, kiến thức của những người đi trước, các ngân hàng nên phát động phong trào nghiên cứu khoa học, qua đó tập hợp các đề xuất, ý kiến, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ cập và áp dụng trong toàn hệ thống. Hàng năm, trên cơ sở kế hoạch chung, ngân hàng cần xây dựng một chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ cho công tác thẩm định và có tổ chức tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm.
Bên cạnh những giải pháp trên, các ngân hàng cũng nên phát triển hệ thống trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng cũng như công tác thẩm định dự án đầu tư.
- Cần thu hút thêm nhiều dạng dự án phục vụ mọi thành phần kinh tế. Do chưa thu thập đủ các mô hình phân tích của các dạng dự án đầu tư. BIDV Hà Tây mới có các dự án về xây nhà, về xe máy thiết bị, taxi. Nhưng chưa có các dự án về bệnh viện, đóng tàu và nhiều dạng dự án khác. Do vậy, cần thu hút hơn nữa các dự án thuộc các ngành và lĩnh vực trên. Và các dự án cần phải được đưa ra các quy luật, mô hình phân tích để khi phân tích các dự án sau giảm được thời gian thẩm định.
- Cần áp dụng phương pháp tính toán mang tính chính xác hơn, như phương pháp của Monte Carlo chẳng hạn, trong việc tính toán và phân tích rủi ro. Như vậy, dự án sẽ chính xác hơn. BIDV Hà Tây chủ yếu vẫn tính toán thẩm định dự án trên nền tảng Excel cơ bản, một số hàm phức tạp chưa được ứng dụng thường xuyên trong phân tích và đặc biệt chưa có phần mềm về giả định mô hình trong tính toán như một số Ngân hàng nước ngoài.
Phương pháp Monte-Carlo được sử dụng phổ biến trong tài chính, từ tiền văn phòng (front office), nơi diễn ra các cuộc mua bán cho tới hậu văn phòng (back office), nơi đánh giả các rủi ro tài chính. Các sản phẩm tài chính thường được xác định giá bằng phương pháp Monte Carlo nếu nó được xây dựng trên một rổ các sản phẩm đơn giản thông dụng hơn, ví dụ có thể kể rà là quyền lựa chọn Hymalaya và quyền lựa chọn Best-Of. Việc nghiên cứu rủi ro của các ngân hàng cũng hay phải cầu đến phương pháp Monte Carlo để tạo ra các kịch bản cho bài toán tối ưu.
Phương pháp Monte-Carlo là là một lớp các thuật toán để giải quyết nhiều bài toán trên máy tính theo kiểu không tất định, thường bằng cách sử dụng các số ngẫu nhiên (thường là các số giả ngẫu nhiên), ngược lại với các thuật toán tất định. Một ứng dụng cổ điển của phương pháp này là việc tính tích phân xác định, đặc biệt là các tích phân nhiều chiều với các điều kiện biên phức tạp.Phương pháp Monte Carlo thường thực hiện lặp lại một số lượng rất lớn các bước đơn giản, song song với nhau; một phương pháp phù hợp cho máy tính. Kết quả của phương pháp này càng chính xác (tiệm cận về kết quả đúng) khi số lượng lặp các bước tăng.
- Lập các bảng cân đối kế toán dự kiến hàng năm hoặc định kỳ cho các năm dự án.
Mục đích của bảng cân đối kế toán sơ bộ là tạo ra được dòng tiền chính xác và đã loại trừ được các khoản doanh thu mà chưa thu được tiền về; chi phí mà chưa bỏ tiền ra trong năm, và cũng có các khoản thu từ năm trước nữa. NPV có thể âm hoặc dương khi có sự tham gia trả chậm.
2.2. Kiến nghị đối với Nhà nước và các Bộ, ngành
- Đề nghị NHNN phối hợp với các Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Tổng cục Thống kê... xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản... làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án.
- Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án.
- Nhà nước cần quy định rõ hơn trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Đã là chủ đầu tư thì thoát ly khỏi chức năng quản lý Nhà nước để tập trung vào công tác quản lý xây dựng, tổ chức hạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư.
- Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án.
2.3. Đối với NHNN
- NHNN cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về thẩm định dự án, hỗ trợ cho các NHTM và nâng cao nghiệp vụ thẩm định đồng thời mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, NHNN cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các NHTM trong công tác thẩm định.
- Đề nghị bộ phận thẩm định các NHTM Việt Nam phối hợp với nhau để trao đổi kinh nghiệm và thông tin. Đặc biệt, xu hướng hiện nay là các ngân hàng cho vay đồng tài trợ những dự án quy mô lớn, việc hợp tác sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi ngân hàng trong việc thẩm định.
KẾT LUẬN
Tín dụng là mảng hoạt động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn thu của Ngân hàng. Vậy để nâng cao chất lượng tín dụng thì cần quan tâm nhiều hơn nữa đến vấn đề thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của NHTM, trong đó có thẩm định tài chính dự án.
Tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Hà Tây đã và đang không ngừng cố gắng để hoàn thiện và nâng cao công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay; mục tiêu trong năm 2008 là tăng trưởng tín dụng bình quân đạt 28%. Từ những đánh giá về công tác thẩm định tài chính dự án, đặc biệt thông qua chất lượng tín dụng tại Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Hà Tây, chuyên đề đã nêu lên những khó khăn, hạn chế và những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế này, từ đó đưa ra những gải pháp đối với NHĐT&PTHT và những kiến nghị đối với những cơ quan có liên quan để cùng nhau giải quyết, nhằm nâng cao công tác thẩm định dự án đầu tư nói riêng và chất lượng tín dụng nói chung.
Do thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Em mong nhận được góp ý của các thầy cô, cán bộ Ngân hàng và những ai quan tâm đến đề tài này để đề tài này có thể được hoàn thiện và có tính thực tiễn cao hơn.
Em xin chân thành cám ơn cô, chú, anh và chị trong phòng TD2 của Chi nhánh BIBV Hà Tây đã giúp em hoàn thiện đề tài này. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn đã giúp đỡ em hoàn thiện chuyên đề này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Ngân hàng phát triển, Nhà xuất bản lao động – xã hội, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Chủ biên: TS. Phan Thị Thu Hà.
Thẩm định tài chính dự án, Nhà xuất bản tài chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, chủ biên: PGS.TS. Lưu Thị Hương.
Ngân hàng thương mại, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, PGS.TS. Phan Thị Thu Hà.
Bài tập và bài giả nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, TS. Nguyễn Minh Kiều.
www.hvnh.edu.vn
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Taichinh (26).doc