Đề tài Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội Thất Học Đường trực thuộc Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I

Tiền lương cũng ảnh hưởng lớn đến các mặt của xã hội. Khi tiền lương của người lao động tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng và tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ, tăng sức mua trên thị trường và từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển làm cho nền kinh tế tăng trưởng, xã hội phát triển. Mặt khác việc tăng tiền lương có thể làm cho giá cả tăng lên, lại làm cho mức sống của những lao động có thu nhập thấp bị giảm sút. Tiền lương của người lao động tăng lên còn chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả và điều đó cũng cho thấy xã hội phát triển. Tiền lương của người lao động đóng góp một phần trong thu nhập quốc dân thông qua thuế thu nhập vì vậy tiền lương tăng sẽ làm tăng thu nhập quốc dân, ngân sách của Nhà nước cũng tăng lên, khi đó Chính phủ có điều kiện để điều tiết các mặt xã hội làm cho xã hội sẽ ngày càng phát triển, văn minh tiến bộ hơn.

doc72 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện thang, bảng lương cho Trung tâm Nội Thất Học Đường trực thuộc Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ức ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN GIÁM ĐỐC Ban kiểm soát Khối văn phòng Các trung tâm Phòng tổ chức hành chính quản trị Phòng kinh doanh Phòng tài chính kế toán Phòng dự án Văn phòng đại diện phía nam Trung tâm Chế bản và In Trung tâm đồ chơi và thiết bị mâm non Trung tâm nội thât học đường Trung tâm tin học và thiết bị giáo dục Trung tâm sản xuất thiết bị giáo dục II.1.2. Trung tâm Nội thất học đường: II.1.2.1. Khái quát về Trung tâm Nội thất học đường: Trung tâm Nội thất học đường là một trung tâm trực thuộc Công ty cổ phần Thiết bị giáo dục I với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đổ dùng nội thất trong các phòng học, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn phục vụ quá trình học tập và giảng dạy trong nhà trường của tất cả các cấp học. Cũng như các trung tâm khác, trung tâm nội thất học đường là một đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh và hạch toán báo sổ của Công ty. Trung tâm hoạt động tương đối độc lập và là một trong những đơn vị sản xuất lớn của Công ty. Với chức năng nhiệm vụ của mình trong thời gian qua trung tâm thực hiện rất nhiều hợp đồng cung cấp, lắp đặt thiết bị nội thất cho các trường học với các sản phẩm như: Bảng, bàn ghế, tủ, các thiết bị trong phòng thí nghiệm trong đó có các dự án của Bộ Giáo dục và đào tạo về cung cấp các thiết bị bàn ghế cho các trường trung học cơ sở trong cả nước. Điều này có ý nghĩa rất lớn không những giúp cải thiện cơ sở vật chất cho các trường học, mà còn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy ở các trường. Hiện nay trung tâm có hai xưởng sản xuất chính là xưởng cơ khí và xưởng mộc. Các xưởng đều được trang bị các thiết bị và máy móc chuyên dùng phục vụ quá trình sản xuất như: Máy tiện, máy phay, mài, máy uốn thép, máy bào B665, Máy khoan bàn G2508, máy cán thép, hệ thống sơn tĩnh điện, hệ thống làm sạch bề mặt Hiện nay tổng số lao động chính thức của trung tâm là 24 người, ngoài ra có khoảng 60 công nhân thời vụ. Tuy nhiên họ đều có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, vì vậy sản phẩm cung cấp ra thị trường có chất lượng cao, đáp ứng tiêu chuẩn dạy và học tại các trường. II.1.2.2. Đặc điểm sản phẩm dịch vụ của trung tâm Nội thất học đường: Sản phẩm chủ yếu mà trung tâm Nội thất học đường sản xuất, kinh doanh là các sản phẩm như: Bàn ghế học sinh cho các cấp học, bàn ghế giáo viên, Bảng viết, Tủ, giá thiết bị ở các phòng bộ môn, giường tầng của sinh viên mỗi loại lại có các sản phẩm với các kích cỡ khác nhau tuỳ thuộc vào từng đơn đặt hàng cụ thể. Ví dụ với sản phẩm bàn ghế học sinh thì có bàn ghế cho học sinh mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học, bàn học sinh 2 chỗ, bàn học sinh 3 chỗ Hiện nay sản phẩm của trung tâm được tiêu thụ theo đơn đặt hàng. Sau khi ký hợp đồng trung tâm tiến hành các hoạt động sản xuất sản phẩm theo hợp đồng đã ký, sau khi hoàn thành trung tâm (đại diện cho Công ty) cùng khách hàng tiến hành nghiệm thu bàn giao và thanh lý hợp đồng. Trung tâm Nội thất học đường sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với những kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Tuy nhiên quy trình sản xuất các sản phẩm của trung tâm thường được tiến hành theo các bước: Bước 1: gia công cơ khí (đối với các sản phẩm làm từ sắt thép), gia công mộc ( với các sản phẩm làm từ gỗ) Bước 2: Làm sạch sản phẩm và sơn Bước 3: Kiểm tra, bao gói, nhập kho. Quy trình sản xuất sản phẩm bàn ghế học sinh: Sản xuất bàn ghế học sinh gồm 2 phần: phần mộc và kết cấu khung thép. Phần mộc do phân xưởng mộc đảm nhiệm sản xuất các chi tiết làm bằng gỗ; Phần kết cấu khung thép do phân xưởng cơ khí đảm nhiệm. PX mộc Sơn Nguyên vật liệu Kiểm tra, nhập kho. PX cơ khí Sơn Bước 1 : Gia công mộc và gia công cơ khí: + Tại phân xưởng mộc gỗ được cắt bằng máy cắt gỗ theo kích thước quy định, sau đó được bào, mài để đảm bảo độ nhẵn, phẳng. + Tại phân xưởng cơ khí thép được cắt theo kích thước thích hợp bằng máy cắt chuyên dùng sau đó đến công đoạn uốn định hình, sau khi đã được uốn định hình các chi tiết sẽ được hàn lại với nhau. Bước 2: Làm sạch và sơn. Đây là bước rất quan trọng để đảm bảo độ bền của mặt sơn trong quá trình sử dụng. + Các chi tiết bằng gỗ sẽ được làm sạch tại phân xưởng mộc sau đó sẽ được chuyển đến bộ phận sơn hoàn thiện. + Các chi tiết làm bằng thép sau khi hàn xong các mối hàn sẽ được làm sạch để đảm bảo độ nhẵn phẳng tại các mối hàn, sau đó các chi tiết sẽ được tẩy rửa bề mặt bằng các hoá chất tẩy rửa, rồi được sấy khô và đưa vào sơn phủ bề mặt bằng hệ thống sơn tĩnh điện. Bước 3: Kiểm tra, bao gói, nhập kho. Các chi tiết sẽ được kiểm tra bởi cán bộ kỹ thuật để đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm sau đó được bao gói và nhập kho. Tương tự đối với sản phẩm tủ, giá thiết bị trong phòng học bộ môn, Các sản phẩm này được làm hoàn toàn bằng thép, cũng bao gồm 3 bước : Gia công cơ khí (cắt, uốn, hàn thép) à Làm sạch và Sơn tĩnh điện àKiểm tra, bao gói, nhập kho. II.1.3. Thực trạng Thang, bảng lương đang áp dụng tại Trung tâm Nội thất học đường II.1.3.1. Thang, bảng lương đang áp dụng tại trung tâm Nội thất học đường Công ty cổ phần Thiết bị giáo dục I trước đây là doanh nghiệp Nhà nước và hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà nước vì vậy thang, bảng lương mà Công ty sử dụng là thang, bảng lương theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ Quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước. Ở trung tâm Nội Thất học đường áp dụng các thang, bảng lương sau: Thang lương 7 bậc nhóm ngành Chế biến lâm sản - Nhóm III thuộc hệ thống thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh để áp dụng trả lương cho công nhân thợ mộc. Thang lương 7 bậc nhóm ngành cơ khí, điện, điện tử-tin học – Nhóm II thuộc hệ thống thang lương công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh, áp dụng trả lương cho công nhân thợ cơ khí. Bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ ở các Công ty Nhà nước để áp dụng trả lương cho các chuyên viên, kỹ sư, nhân viên, cán sự, kỹ thuật viên của của trung tâm. Bảng lương của Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng để áp dụng trả lương cho giám đốc trung tâm. Bảng lương công nhân lái xe, áp dụng trả lương cho công nhân lái xe của trung tâm. Cụ thể việc áp dụng các thang, bảng lương như sau: Bảng II.1 Hệ số lương áp dụng cho Giám đốc trung tâm Chức danh Doanh nghiệp hạng II Hệ số Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc 5.32 – 5.65   ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) Bảng II.2 Hệ số lương áp dụng cho chuyên viên quản lý sản xuất, nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh, quản lý phân xưởng. Chức danh Hệ số 1 2 3 4 5 6 7 8 Chuyên viên, kinh tế viên, kỹ sư 2.34 2.65 2.96 3.27 3.58 3.89 4.20 4.51 ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) Bảng II.3 Hệ số lương áp dụng cho nhân viên văn thư, thủ kho Chức danh Hệ số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Cán sự, kỹ thuật viên 1.80 1.99 2.18 2.37 2.56 2.75 2.94 3.13 3.32 3.51 3.70 3.89 ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) Bảng II.4 Hệ số lương áp dụng cho công nhân thợ Mộc Ngành/Nhóm ngành Bậc Chế biến lâm sản - Hệ số I II III IV V VI VII 1.67 1.96 2.31 2.71 3.19 3.74 4.40 ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) Bảng II.5 Hệ số lương áp dụng cho công nhân cơ khí Ngành/Nhóm ngành Bậc Cơ khí, điện, điện tử-tin học - Hệ số I II III IV V VI VII 1.67 1.96 2.31 2.71 3.19 3.74 4.4 ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) Bảng II.6 Hệ số lương áp dụng cho lái xe Nhóm xe Hệ số I II III IV Xe tải, xe cẩu từ 3.5 tấn đến dưới 7.5 tấn, xe khách từ 20 ghế đến dưới 40 ghế 2.35 2.76 3.25 3.82 ( nguồn : Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp) II.1.3.2. Sự cần thiết phải xây dựng thang, bảng lương mới cho trung tâm Nội thất học đường Hiện nay việc xây dựng thang, bảng lương cho trung tâm Nội thất học đường nói riêng cũng như xây dựng thang, bảng lương cho Công ty Cổ phẩn Thiết bị Giáo dục I nói chung là rất cần thiết bởi: Trước đây Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước nên áp dụng thang, bảng lương của Nhà nước nhưng hiện nay sau khi đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần, Công ty cần xây dựng cho mình một hệ thống thang, bảng lương mới phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty và đảm bảo quy định của pháp luật “ Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng thang lương, bảng lương, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân, chức danh, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ viên chức” Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương binh xã hội đồng thời “ doanh nghiệp phải đăng ký hệ thống thang lương, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính” Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 5 năm 2003 của Bộ Lao động-Thương binh xã hội . Các thang, bảng lương do Nhà nước được xây dựng để áp dụng chung cho các doanh nghiệp Nhà nước, nó không tính đến các đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp và việc áp dụng ở doanh nghiệp lại mang tính chủ quan, máy móc không tính đến giá trị của từng vị trí công việc. Ví dụ: Kế toán kho và kế toán tổng hợp được xếp vào cùng một bảng lương. Trong khi công việc của kế toán kho và kế toán tổng hợp khác nhau nhiều và yêu cầu về trình độ cũng khác nhau. Đây là một sự bất hợp lý trong việc trả lương cho người lao động. Vì vậy, cần phải xây dựng một thang, bảng lương mới cho trung tâm cũng như cho toàn Công ty. Phần III: Kiến nghị trình tự xây dựng thang, bảng lương mới cho Trung tâm Nội thất học đường III.1. Hoàn thiện thang, bảng lương tại trung tâm NộI thất học đường III.1.1. Xác định chức danh công việc Hiện nay, tại trung tâm có hai loại hoạt động lao động chính là: Hoạt động lao động gián tiếp và hoạt động lao động trực tiếp sản xuất. Các hoạt động lao động gián tiếp gồm có: - Quản lý các hoạt động của trung tâm - Quản lý sản xuất chung - Quản lý sổ sách kế toán - Quản lý phân xưởng - Quản lý kỹ thuật - Quản lý tiêu thụ - Quản lý kho - Lưu trữ hồ sơ tài liệu - Lái xe Các hoạt động lao động trực tiếp sản xuất : - Sản xuất các sản phẩm từ thép - Sản xuất các sản phẩm từ gỗ Mỗi hoạt động sản xuất đều có những chức danh công việc cụ thể ví dụ như quản lý sổ sách kế toán có các chức danh : - Kế toán tổng hợp - Kế toán kho - Kế toán công nghệ đầu ra - Kế toán công nghệ đầu vào Dưới đây là bảng thống kê các chức danh công việc chính tại trung tâm Bảng III.1 Bảng thống kê các chức danh công việc chính tại trung tâm STT Tên chức danh Mã số chức danh I Hoạt động lao động gián tiếp Quản lý trung tâm 1 Giám đốc trung tâm MS01 Quản lý sản xuất chung 2 Chuyên viên điều hành sản xuất MS02 Quản lý sổ sách kế toán 3 Kế toán tổng hợp MS03 4 Kế toán công nghệ đầu ra MS04 5 Kế toán công nghệ đầu vào MS05 6 Kế toán kho MS06 Quản lý kỹ thuật 7 Nhân viên kỹ thuật MS07 Quản lý tiêu thụ 8 Nhân viên kinh doanh MS08 Quản lý kho 9 Thủ kho MS09 Quản lý phân xưởng 10 Nhân viên quản lý phân xưởng MS10 Lưu trữ hồ sơ, tài liệu 11 Nhân viên văn thư MS11 Lái xe 12 Nhân viên lái xe MS12 II Hoạt động lao động sản xuất trực tiếp Sản xuất sản phẩm từ thép 13 Thợ nguội MS13 14 Thợ hàn MS14 Sản xuất sản phẩm tử gỗ 15 Thợ mộc MS15 Sau khi xác định đầy đủ các chức danh công việc, tiến hành phân tích công việc cho từng vị trí, thiết lập các bản mô tả công việc và bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện Ví dụ: Công việc: Kế toán tổng hợp Bản mô tả công việc 1.Chức danh công việc: Nhân viên kế toán tổng hợp 2. Mã số: MS03 3.Nhiệm vụ: - Tính toán, tổng hợp và phân bổ các số liệu kế toán thuộc phần việc kế toán mình phụ trách. - Tổ chức công việc kế toán và lập các báo cáo kế toán. - Cung cấp các tài liệu, số liệu kế toán của trung tâm cho Giám đốc trung tâm và cho bộ phận tài chính kế toán của Công ty. - Thanh toán lương cho cán bộ, công nhân viên của trung tâm. 4.Mối quan hệ trong công việc: Báo cáo với Giám đốc trung tâm về tình hình sử dụng vốn của trung tâm. Chịu sự quản lý của Giám đốc trung tâm. 5. Điều kiện làm việc: Làm việc tại văn phòng. 6. Trách nhiệm giám sát, quản lý: Không Bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện công việc 1.Yêu cầu về trình độ: Tốt nghiệp đại học chuyên ngành kế toán, nếu không đúng chuyên ngành thì phải qua lớp đào tạo nghiệp vụ kế toán. 2.Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng: - Nắm chắc quy trình tổ chức công việc kế toán. - Nắm được phương pháp xử lý số liệu bằng máy tính trong công tác kế toán. 3. Yêu cầu về sức khoẻ: Sức khoẻ tốt đảm bảo công tác. 4. Kinh nghiệm: Có kinh nghiệm làm việc từ 1 năm trở lên. Ví dụ 2 : Nhân viên văn thư Bản mô tả công việc 1. Chức danh công việc: Nhân viên văn thư 2. Mã số: MS11 3. Nhiệm vụ: - Quản lý, hồ sơ tài liệu của trung tâm. - Soản thảo hợp đồng và các văn bản khác theo yêu cầu. - Tiếp nhận các tài liệu, văn bản gửi đến trung tâm. - Trả lời các cuộc điện thoại gọi đến trung tâm. 4. Các mối quan hệ trong công việc: Chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc trung tâm 5. Điều kiện làm việc: Làm việc tại văn phòng 6. Trách nhiệm quản lý, giám sát: Không. Bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện 1. Yêu cầu về trình độ: Trình độ trung cấp trở lên và được đào tào về công tác văn thư lưu trữ. 2.Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng: - Nắm bắt sâu về công tác văn thư, lưu trữ. - Sử dụng thành thạo máy vi tính. 3. Yêu cầu về sức khoẻ: Sức khoẻ tốt đảm bảo công tác 4. Kinh nghiệm: Đã có thời gian làm việc về công tác văn thư (từ 3 tháng trở lên). III.1.2. Đánh giá giá trị công việc: Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin về các chức danh công việc, tiến hành đánh giá giá trị công việc. Đây là căn cứ để xác định quan hệ tỷ lệ về tiền lương trong thang, bảng lương. Sau khi nghiên cứu đặc điểm sản xuất kinh doanh tại trung tâm, xác định nhóm yếu tố của công việc như sau: - Kiến thức và kỹ năng - Trách nhiệm - Thể lực - Điều kiện làm việc Mỗi nhóm yếu tố bao gồm những yếu tố cụ thể khác nhau. Tuỳ thuộc vào đặc điểm công việc mà xác định các yếu tổ cụ thể. Dưới đây là các yếu tố để đánh giá các công việc thuộc hoạt động lao động gián tiếp tại trung tâm: * Nhóm yếu tố về “kiến thức và kỹ năng” bao gồm: - Yêu cầu về trình độ đào tạo. - Yêu cầu về kinh nghiệm. - Kỹ năng ra quyết định. - Kỹ xảo nghề nghiệp. - Kỹ năng quản lý. * Nhóm yếu tố “Trách nhiệm” bao gồm: - Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc. - Trách nhiệm đối với các quyết định. - Trách nhiệm với tài sản và công cụ lao động. * Nhóm yếu tố “Thể lực” bao gồm : - Sức lực cơ bắp. - Mức độ tập trung trong công việc. * Nhóm yếu tố “Điều kiện làm việc” bao gồm: - Phương tiện làm việc. - Môi trường làm việc . Mỗi yếu tố có các mức độ khác nhau được trình bày ở phụ lục 1 Với mỗi ngành nghề khác nhau thì sự đóng góp của các yếu tố vào giá trị chung của từng công việc là khác nhau. Vì vậy trọng số của các yếu tố phụ thuộc vào ngành nghề, tính chất, đặc điểm công việc. Đỗi với các hoạt động lao động gián tiếp tại trung tâm Nội thất học đường thì nhóm yếu tố “ kiến thức và kỹ năng” có trọng số lớn nhất bởi yếu tố này ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả thực hiện công việc chiếm 40%. Nhóm yếu tố “Trách nhiệm” được xác định là yếu tố quan trọng thứ hai và chiếm 30%. Còn hai nhóm yếu tố “Thể lực” và “Điều kiện làm việc” đều có sự đóng góp ngang nhau vào giá trị công việc vì vậy cùng được xác định là 15%. Nếu quy ước tổng số điểm tối đa cho mỗi công việc là 200 thì điểm tối đa cho từng nhóm yếu tố được xác định ở bảng dưới: Bảng III.2 Nhóm yếu tố đánh giá công việc thuộc hoạt động lao động gián tiếp Nhóm yếu tố Trọng số Điểm Kiến thức và kỹ năng 40% 80 Trách nhiệm 30% 60 Thể lực 15% 30 Điều kiện làm việc 15% 30 Tổng số 100% 200 Đối với các công việc thuộc nhóm hoạt động lao động trực tiếp sản xuất, do đặc điểm của các hoạt động lao động khác nhau nên trọng số của các yếu tố được xác định khác so với các hoạt động lao động quản lý. So với các hoạt động lao động quản lý thì nhóm yếu tố “kiến thức và kỹ năng” được đánh giá thấp hơn, tuy nhiên nhóm yếu tố “thể lực” và nhóm yếu tố “điều kiện làm việc” lại được đánh giá cao hơn. Bảng III.3 Nhóm yếu tố đánh giá các công việc thuộc hoạt động lao động trực tiếp sản xuất Nhóm yếu tố Trọng số Điểm Kiến thức và kỹ năng 35% 70 Thể lực 25% 50 Điều kiện làm việc 25% 50 Trách nhiệm 15% 30 Tổng số 100% 200 Tiếp theo là xác định điểm cho các yếu tố trong từng nhóm yếu tố, phụ thuộc vào sự đóng góp của yếu tố đó vào giá trị công việc. Dưới đây là điểm của các yếu tố sử dụng để đánh giá công việc thuộc hoạt động lao động gián tiếp: ö Kiến thức và kỹ năng (80điểm) Trong nhóm yếu tố này thì yếu tố “yêu cầu về trình độ đào tạo” và “yêu cầu về kinh nghiệm” được xác định là quan trọng nhất chiếm số điểm cao hơn các yếu tố còn lại. Cụ thể: - Yêu cầu về trình độ đào tạo : Đây là chỉ tiêu đánh giá về trình độ đào tạo cần thiết để thực hiện công việc được giao. Yếu tố này được chia làm 6 mức độ khác nhau từ đơn giản đến phức tạp, điểm tối đa là 30 điểm. Khi cho điểm cần dựa vào mức độ phức tạp của công việc để đánh giá chứ không đánh giá trình độ đào tạo của người lao động hiện đang thực hiện công việc. Điểm của từng mức độ được xác định ở bảng III.4 Bảng III.4 Yêu cầu về trình độ đào tạo Mức độ Trình độ đào tạo Điểm  1 Tốt nghiệp trung học phổ thông 5  2 Tốt nghiệp trung học phổ thông và qua lớp đào tạo nghiệp vụ 3 đến 12 tháng 10  3 Tốt nghiệp trường đào tạo nghề hoặc công nhân kỹ thuật 15  4 Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng 20  5 Tốt nghiệp Đại học 25  6 Sau đại học 30 - Yêu cầu về kinh nghiệm: Yếu tố này xác định thời gian tích luỹ kinh nghiệm tối thiểu cần thiết để người lao động có trình độ thành thạo thực hiện nhiệm vụ được giao. Yếu tố này được chia làm 6 mức độ, điểm thấp nhất là 1 điểm cao nhất là 20. Khi đánh giá yếu tố này cũng cần chú ý đánh giá kinh nghiệm hoặc thâm thiên công tác mà công việc đòi hỏi ở người thực hiện chứ không đánh giá thâm niên công tác của người đang thực hiện công việc. Điểm xác định cho từng mức độ của yếu tố này được phản ảnh ở bảng III.5 Bảng III.5 Yêu cầu về kinh nghiệm hoặc thâm niên công tác Mức độ Yêu cầu về kinh nghiệm Điểm 1 Có thể làm được ngay không cần thời gian tích luỹ kinh nghiệm 1 2 Đòi hỏi thời gian tích luỹ từ 3 tháng đến 1 năm 4 3 Đòi hỏi phải thông thạo công việc, cần thời gian tích luỹ trên 1 năm 7 4 Công việc phức tạp đòi hỏi trên 2 năm kinh nghiệm mới thành thạo 10 5 Công việc phức tạp đòi hỏi trên 5 năm tích luỹ mới thành thạo 15 6 Công việc phức tạp đòi hỏi 8 năm tích luỹ mới thành thạo 20 - Khả năng ra quyết định : Yếu tố này nhằm đánh giá xem công việc yêu cầu khả năng ra quyết định ở mức độ nào. Yếu tố này được chia ra làm 5 mức độ, điểm thấp nhất là 1 điểm cao nhất là 10. Cụ thể ở bảng III.6 Bảng III.6 Khả năng ra quyết định Mức độ Khả năng quyết định Điểm 1 Công việc không cần khả năng ra quyết định cao 1 2 Phải quyết định các điểm nhỏ trong phạm vi các chỉ thỉ tương đối chi tiết 4 3 Khi có chỉ thị chung cần đưa ra các quyết định tác động tới kết quả làm việc của bộ phận 6 4 Khi có chỉ thị chung cần đưa ra các quyết định tác động tới kết quả của một số bộ phận 8 5 Khi có chỉ thị chung phải đưa ra quyết định tác động tới kết quả làm việc của doanh nghiệp 10 - Kỹ xảo nghề nghiệp: Yếu tố này nhằm đánh giá mức độ thuần thục, nhanh nhạy mà công việc đòi hỏi khi thực hiện. Yếu tố này được chia làm 4 mức độ, với điểm tối đa là 10.(Bảng III.7) Bảng III.7 Kỹ xảo nghề nghiệp Mức độ Kỹ xảo nghề nhiệp Điểm 1 Công việc đơn giản thực hiện theo đúng quy trình có sẵn 1 2 Công việc đòi hỏi phải nhanh nhẹn khi thực hiện. 4 3 Công việc đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo khi thực hiện mới bảo hoàn thành công việc 7 4 công việc đòi hỏi rất nhạy bén, sử dụng kỹ xảo nghề nghiệp để xử lý các vấn đề mơi đảm bảo hoàn thành tốt công việc 10 - Kỹ năng quản lý: Yếu tố này đề cập đến việc người lao động khi thực hiện một công việc nào đó thì có cần phải quản lý ai không và quản lý ở mức độ nào. Yếu tố này được chia làm 3 mức độ (Bảng III.8) Bảng III.8 Kỹ năng quản lý Mức độ Kỹ năng quản lý Điểm 1 Không phải quản lý 1 2 Quản lý một bộ phận 5 3 Quản lý toàn đơn vị 10 ö Trách nhiệm (60 điểm) Yếu tố trách nhiệm gồm : “Trách nhiệm đối với các quyết định”; “Trách nhiệm với tài sản và công cụ lao động”; “Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc”. Trong đó “Trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc” được đánh giá là quan trọng nhất. - Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc: Mỗi công việc có tính chất đặc điểm và nội dung khác nhau do đó trách nhiệm với kết quả thực hiện công việc đòi hỏi ở những mức độ khác nhau. Yếu tố “ trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc” được chia làm 5 mức độ khác nhau, thấp nhất là 5 điểm và cao nhất là 25 điểm. Cụ thể ở bảng III.9 Bảng III.9 Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc Mức độ Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc Điểm 1 Công việc đòi hỏi kiểm tra sơ bộ kết quả cuối cùng 5 2 Công việc đòi hỏi kiểm tra chặt chẽ kết quả cuối cùng 10 3 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra từng phần và kết quả cuối cùng hoặc phải kiểm tra công việc của một nhóm người 15 4 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra kết quả đồng bộ thuộc một lĩnh vực hoặc phải kiểm tra kếtquả công việc của một bộ phận 20 5 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra đồng bộ công việc của các bộ phận đơn vị 25 - Trách nhiệm đối với các quyết định: Yếu tố này phản ánh mức độ ảnh hưởng của các quyết định của người lao động, mức độ ảnh hưởng càng cao thì trách nhiệm đối với các quyết định càng lớn. Những vị trí công việc càng cao và quan trọng thì trách nhiệm đối với các quyết định càng cao. Yếu tố này được chia làm 5 mức độ, điểm thấp nhất là 2 điểm cao nhất là 20. (Bảng III.10) Bảng III.10 Trách nhiệm đối với các quyết định Mức độ Trách nhiệm đối với các quyết định Điểm 1 Các quyết định chỉ liên quan đến công việc của bản thân không gây ảnh hưởng đến công việc của người khác. 2 2 Các quyết định ảnh hưởng đến công việc của bản thân và ảnh hưởng đến công việc một số người. 7 3 Các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của một bộ phận. 12 4 Các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của một số bộ phận . 16 5 Các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ đơn vị. 20 - Trách nhiệm đối với tài sản và phương tiện lao động: Mỗi một vị trí công việc đều được trang bị các thiết bị cũng như phương tiện lao động vì vậy người lao động phải có trách nhiệm bảo quản tài sản và phương tiện làm việc. Yếu tố này được chia làm 4 mức độ với số điểm từ 5 đến 15. Cụ thể ở bảng III.11 Bảng III.11 Trách nhiệm với tài sản và công cụ lao động Mức độ Trách nhiệm với tài sản và phương tiện lao động Điểm 1 Trách nhiệm với tài sản, công cụ lao động có giá trị không lớn (dưới 5 triệu) 1 2 Trách nhiệm với tài sản, công cụ lao động có giá trị ở mức độ trung bình(5 triệu đến 10 triệu) 5 3 Trách nhiêm với tài sản, công cụ lao động có giá trị ở mức khá (10 triệu đến 50 triệu) 10 4 Trách nhiệm với tài sản có giá trị lớn(trên 50 triệu) và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh 15 ö Thể lực(30 điểm) Nhóm yếu tố này phản ánh sự hao tốn sức lực cơ bắp và sự căng thẳng về thần kinh khi thực hiện công viêc. Tuỳ từng công việc đòi hỏi mức độ thể lực khác nhau. Thông thường đối với công nhân trực tiếp sản xuất thì hao tốn nhiều sức lực về tay chân, còn đối với lao động gián tiếp thường sự căng thẳng về thần kinh lại lớn. Nhóm yếu tố này bao gồm: - Sức lực cơ bắp: Yếu tố này nhằm đánh giá mức độ hoạt động của tay chân khi thực hiện công việc. Yếu tố này được phân làm 4 mức độ, với số điểm từ 1 đến 10(bảng III.12) Bảng III.12 Sức lực cơ bắp Mức độ Sức lực cơ bắp Điểm 1 Công việc nhẹ, không tốn nhiều sức lực 1 2 Công việc nhẹ nhưng sử dụng các hoạt động của tay, chân thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần. 4 3 Cần mang vác những vật nặng nhưng không thường xuyên 7 4 Cần mang vác những vật nặng thường xuyên, hao tốn nhiều sức lực 10 - Mức độ tập trung trong công việc: Yếu tố này phản ảnh mức độ căng thẳng về thần kinh khi thực hiện công việc, mức độ tập trung càng cao thì sự căng thẳng về thần kinh càng lớn. Yếu tố này được chia làm 4 mức độ khác nhau, điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 10.(Bảng III.13) Bảng III.13 Mức độ tập trung trong công việc Mức độ Mức độ tập trung trong công việc Điểm 1 Chỉ cần chú ý trong công việc 1 2 Công việc đòi hỏi mức độ tập trung vừa phải, 7 3 Công việc đòi hỏi mức độ tập trung cao, theo dõi công việc thường xuyên 13 4 Cần nỗ lực quan sát, lắng nghe tập trung cao độ để suy nghĩ. 20 ö Điều kiện làm việc (30 điểm): Nhóm yếu tố này bao gồm: - Phương tiện làm việc: Do đặc điểm của mỗi công việc nên sẽ sử dụng công cụ, phương tiện làm việc khác nhau. Có những công việc chỉ đòi hỏi sử dụng những công cụ đơn giản, dễ sử dụng nhưng cũng có những công việc đòi hỏi phải sử dụng máy móc hiện đại, phức tạp và nó cũng phản ánh công việc đó phức tạp hơn. Yếu tố này được chia làm 4 mức độ với số điểm từ 1 đến 15 (Bảng III.14) Bảng III.14 Phương tiện làm việc Mức độ Phương tiện làm việc Điểm 1 Làm bằng tay 1 2 Sử dụng công cụ làm việc đơn giản 5 3 Sử dụng máy móc đơn giản 10 4 Sử dụng máy móc hiện đại, phức tạp 15 - Môi trường làm việc: Đây là yếu tố đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường làm việc đến sức khoẻ của người lao động. Yếu tố này được chia làm 4 mức độ khác nhau với điểm thấp nhất là 1 và cao nhất là 15. (Bảng III.15) Bảng III.15 Môi trường làm việc Mức độ Môi trường làm việc Điểm 1 Môi trường làm việc không ảnh hưởng tới sức khoẻ 1 2 Môi trường làm việc bị ảnh hưởng của các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, bụiở mức độ vừa phải. 5 3 Môi trường làm việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, bụi ở mức độ cao. 10 4 Môi trường độc hại ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ(dễ gây ra bệnh nghề nghiệp) 15 Bảng tổng hợp các yếu tố đánh giá công việc của hoạt động lao động gián tiếp - Phụ lục 1 Tương tự ta cũng có một bảng tổng hợp các yếu tố đánh giá công việc của hoạt động lao động trực tiếp sản xuất với các số điểm tương ứng - phụ lục 2 Sau khi xác định được điểm cho của các yếu tố tiến hành đánh giá giá trị công việc. Ví dụ : dưới đây là bảng đánh giá vị trí công việc có mã số MS03 (kế toán tổng hợp). Bảng III.16 Bảng đánh giá vị trí kế toán tổng hợp Mã số: MS03 STT Các yếu tố công việc Điểm 1 Kiến thức và kỹ năng 1.1 Trình độ đào tạo Tốt nghiệp Đại học 25 1.2 Yêu cầu về kinh nghiệm Đòi hỏi phải thông thạo công việc, cần thời gian tích luỹ trên 1 năm 7 1.3 Khả năng quyết định Phải quyết định các điểm nhỏ trong phạm vi các chỉ thỉ tương đối chi tiết 4 1.4 Kỹ xảo nghề nhiệp Công việc đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo khi thực hiện mới bảo hoàn thành công việc 7 1.5 Kỹ năng quản lý Không phải quản lý 1 2 Trách nhiệm 2.1 Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra từng phần và kết quả cuối cùng hoặc phải kiểm tra công việc của một nhóm người. 15 2.2 Trách nhiệm đối với các quyết định Các quyết định ảnh hưởng đến công việc của bản thân và ảnh hưởng đến công việc một số người 7 2.3 Trách nhiệm với tài sản và phương tiện lao động Trách nhiệm với tài sản, công cụ lao động có giá trị ở mức độ trung bình(5 triệu đến 10 triệu) 5 3 Thể lực 3.1 Sức lực cơ bắp Công việc nhẹ, không tốn nhiều sức lực 1 3.2 Mức độ tập trung trong công việc Công việc đòi hỏi mức độ tập trung cao, theo dõi công việc thường xuyên 13 4 Điều kiện làm việc 4.1 Phương tiện làm việc Sử dụng máy móc phức tạp 15 4.2 Môi trường làm việc Môi trường làm việc không ảnh hưởng tới sức khoẻ 1 TỔNG ĐIỂM 101 Tiến hành đánh giá tương tự với những vị trí công việc khác và xác định tổng điểm của các vị trí công việc đó. Sau đó tổng hợp lại thành một bảng: “bảng tổng hợp điểm” STT Yếu tố Bảng III.17 Bảng đánh giá giá trị công việc Bảng đánh giá giá trị công việc Chức Danh MS01 MS02 MS03 MS04 MS05 MS06 MS07 MS08 MS09 MS10 MS11 MS12 MS13 MS14 MS15 1 Kiến thức và kỹ năng 1.1 Trình độ đào tạo 25 25 25 20 20 20 25 25 20 20 20 15 15 15 15 1.2 Yêu cầu về kinh nghiệm 20 10 7 7 7 7 7 7 7 7 4 1 3 3 3 1.3 Khả năng ra quyết định 10 6 4 4 4 4 4 4 4 4 1 1 0.5 0.5 0.5 1.4 Kỹ xảo nghề nghiệp 10 10 7 7 7 7 7 7 4 4 4 4 10 10 10 1.5 Khả năng quản lý 10 1 1 1 1 1 1 1 1 5 1 1 1 1 1 2 Trách nhiệm 2.1 Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc 25 10 15 10 10 10 10 10 10 15 5 5 1 1 1 2.2 Trách nhiệm đối với quyết định 20 16 7 2 2 2 12 7 7 7 2 2 1 1 1 2.3 Trách nhiệm đối với tài sản và phương tiện làm việc 15 5 5 5 5 5 5 5 15 15 5 15 4 1 4 3 Thể lực 3.1 Sức lực cơ bắp 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 4 10 10 10 3.2 Mức độ tập trung trong công việc 20 13 13 7 7 7 13 13 7 7 7 13 9 9 9 4 Điều kiện làm việc 4.1 Phương tiện làm việc 15 15 15 15 15 15 15 15 5 5 15 15 13 7 13 4.2 Môi trường làm việc 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 10 20 10 TỔNG ĐIỂM 172 113 101 80 80 80 101 96 82 91 66 77 77.5 78.5 77.5 III.1.3 Xác định ngạch lương: Sau khi tiến hành đánh giá xong, ta thiết lập được các ngạch lương tại trung tâm: Ø Đối với lao động gián tiếp thiết lập một bảng lương bao gồm các ngạch lương sau: Ngạch giám đốc Ngạch chuyên viên Ngạch nhân viên Xác định các tiêu chí để sắp xếp các công việc thuộc hoạt động lao động gián tiếp vào cùng một ngạch. Bảng III.18 Tiêu chí xác định ngạch lương của lao động gián tiếp STT Tên ngạch Tiêu chí I Giám đốc - Quản lý toàn bộ trung tâm - Lập kế hoạch hoạt động cho trung tâm - Điều hành, giám sát các hoạt động kinh doanh của trung tâm II Chuyên viên - Xây dựng kế hoạch, triển khai các công việc được giao - Hướng dẫn theo dõi, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để hoàn thành tốt công việc - Phân tích đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện các công việc được giao III Cán sự - Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các công việc được giao. - Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện công việc được giao. IV Nhân viên - Thực hiện các công việc nghiệp vụ có tính chất thường xuyên, lặp đi lặp lại. Từ các tiêu chí trên ta sắp xếp các công việc đã đánh giá vào các ngạch: Bảng III.19 Các ngạch lương của lao động gián tiếp STT Tên ngạch Mã số công việc I Giám đốc MS01 II Chuyên viên MS02 MS03 MS07 MS08 III Cán sự MS04 MS05 MS06 MS09 MS10 III Nhân viên MS11 MS12 Ø Đối với lao động trực tiếp thiết lập hai thang lương : Thang lương áp dụng cho thợ cơ khí (thang lương 1) Thang lương áp dụng cho thợ mộc (thang lương 2) III.1.4. Thiết lập thang, bảng lương Ø Xác định hệ số lương bậc I của ngạch lương và thang lương Trước tiên ta tính đến công việc đơn giản nhất tại công ty là nhân viên tạp vụ. Công việc này không đòi hỏi trình độ, chỉ đòi hỏi có sức khoẻ, nhanh nhẹn, từ đó ta xác định được số điểm của nhân viên tạp vụ là 35 điểm. Căn cứ vào bảng điểm đánh giá công việc, ta tính được sự gấp bội số điểm của các nhóm công việc so với nhân viên tạp vụ, bằng cách lấy số điểm trung bình của ngạch lương chia cho số điểm của nhân viên tạp vụ. Lấy hệ số bậc I của ngạch nhân viên tạp vụ là 1. Từ đó ta xác định được hệ số lương bậc I của các ngạch lương sẽ bằng bội số điểm của các ngạch lương so với nhân viên tạp vụ nhân với hệ số bậc 1 của ngạch nhân viên tạp vụ (H1= 1). Ví dụ: Ngạch III gồm các vị trí công việc: - MS04: 86 điểm - MS05: 86 điểm - MS06: 80 điểm - MS09: 82 điểm - MS10: 91 điểm Hệ số bậc I của ngạch III được tính như sau: H1 = [ (80 + 80 + 80 + 82 + 91 ) : 5] : 35 * 1 = 2.36 Tương tự ta xác định được các hệ số lương bậc I của các ngạch khác như sau: Bảng III.20 Hệ số lương bậc I của các ngạch lương của bảng lương lao động gián tiếp Ngạch I II III IV Hệ số (H1) 4.91 2.94 2.36 2.04 Bảng III.21 Hệ số lương bậc I của thang lương công nhân trực tiếp sản xuất Thang lương 1 2 Hệ số (H1) 1.95 1.94 Ø Xác định mức lương cho từng ngạch lương và thang lương: Căn cứ vào mức lương hiện đang áp dụng tại trung tâm, căn cứ vào sự tương quan về yêu cầu trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giữa các ngạch lương xác định độ rộng khung lương của mỗi ngạch lương như sau: Bảng III.22 Mức lương tối thiểu và tối đa của mỗi ngạch lương Ngạch Chức danh Mức lương tối thiểu Mức lương tối đa I Giám đốc 3 044 200 5 000 000 II Chuyên viên 1 822 800 3 500 000 III Cán sự 1 463 200 3 000 000 IV Nhân viên 1 264 800 2 500 000 Bảng III.23 Mức lương tối thiểu và tối đa của thang lương công nhân sản xuất Thang lương Mức lương tối thiểu Mức lương tối đa 1 1209000 2800000 2 1202800 2700000 Ø Xác định bội số lương: Khi đã xác định được mức lương của mỗi ngạch lương và thang lương ta tiến hành xác định bội số lương: B = S max / Smin Trong đó: - B là bội số của thang lương - S max là mức lương cao nhất của ngạch lương - Smin là mức lương thấp nhất trong ngạch Áp dụng công thức trên cho từng ngạch lương và thang lương ta có kết quả: Bảng III.24 Bội số lương của các ngạch lương Ngạch I II III IV Bội số(B) 1.97 1.92 2.05 1.64 Bảng III.25 Bội số lương của các thang lương Thang lương 1 2 Bội số(B) 2.32 2.24 Ø Xác định số bậc của các ngạch lương và thang lương: Căn cứ vào độ rộng của khung lương, thời gian phục vụ của ngạch lương ta xác định số bậc của ngạch lương, thang lương như sau: Bảng III.26 Số bậc lương của các ngạch lương Ngạch I II III IV Số bậc 3 6 10 10 Bảng III.27 Số bậc lương của các thang lương Thang lương 1 2 Số bậc 7 7 Ø Xác định hệ số lương trong các ngạch lương và thang lương căn cứ vào bội số lương, số bậc lương. Để khuyến khích người lao động sử dụng thang lương có hệ số tăng tương đối luỹ tiến. Ta có thể đưa ra phương án sau: Bảng III.28 Hệ số lương áp dụng cho lao động gián tiếp Ngạch Chức danh Hệ số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I Giám đốc 4.91 6.65 8.05 II Chuyên viên 2.94 3.19 3.52 3.89 4.35 4.92 5.64 III Cán sự 2.36 2.48 2.62 2.81 3.02 3.27 3.57 3.93 4.35 4.84 IV Nhân viên 2.04 2.14 2.25 2.39 2.56 2.75 2.98 3.25 3.59 4.02 Bảng III.29 Hệ số lương áp dụng cho công nhân sản xuất Thang lương Hệ số I II III IV V VI VII 1 1.95 2.18 2.47 2.82 3.25 3.79 4.52 2 1.94 2.14 2.38 2.71 3.15 3.69 4.35 ØXác định mức lương tương ứng của từng bậc lương: Si = S1 * Hi Trong đó: Si: là mức lương bậc i S1: là mức lương tối thiểu Hi: Hệ số lương bậc i Áp dụng công thức xác định được mức lương của các thang, bảng lương như sau: Ngạch Chức danh Bậc lương 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 I Giám đốc Hệ số 4.91 6.65 8.05 Mức lương 3044200 4123000 4991000 II Chuyên viên Hệ số 2.94 3.19 3.52 3.89 4.35 4.92 5.64 Mức lương 1822800 1977800 2182400 2411800 2697000 3050400 3496800 III Cán sự Hệ số 2.36 2.48 2.62 2.81 3.02 3.27 3.57 3.93 4.35 4.84 Mức lương 1463200 1537600 1624400 1742200 1872400 2027400 2213400 2436600 2697000 3000800 IV Nhân viên Hệ số 2.04 2.14 2.25 2.39 2.56 2.75 2.98 3.25 3.59 4.02 Mức lương 1264800 1326800 1395000 1481800 1587200 1705000 1847600 2015000 2225800 2492400 Bảng III.30 Bảng lương lao động gián tiếp Bảng III.31 Thang lương công nhân sản xuất Thang lương Bậc lương I II III IV V VI VII 1 Hệ số 1.95 2.18 2.47 2.82 3.25 3.79 4.52 Mức lương 1 209 000 1 351 600 1 531 400 1 748 400 2 015 000 2 349 800 2 802 400 2 Hệ số 1.94 2.14 2.38 2.71 3.15 3.69 4.35 Mức lương 1 202 800 1 326 800 1 475 600 1 680 200 1 953 000 2 287 800 2 697 000 III.2. Một số kiến nghị khác: Xây dựng thang, bảng lương là một công việc rất phức tạp vì vậy để xây dựng được một thang, bảng lương cho trung tâm Nội Thất học đường nói riêng và thang, bảng lương cho Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I chung có hiệu quả cần phải: - Có bộ phận chuyên trách về tiền lương. Trước đây công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, các chính sách về tiền lương đều thực hiện theo các quy định của Nhà nước vì vậy mà công tác tiền lương tại công ty chưa thực sự được chú trọng. Trong công ty không có bộ phận chuyên trách về tiền lương mà chỉ là kiêm nhiệm. Hiện nay, sau khi đã cổ phần hoá công ty được tự chủ hơn trong việc xây dựng cho mình các chính sách trả lương điều này đòi hỏi phải có một bộ phận chuyên trách. - Ban lãnh đạo công ty cần nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thang, bảng lương từ đó đầu tư công sức, tiền bạc, thời gian cho công tác này. - Để xây dựng thang, bảng lương được dễ dàng thì trước khi tiến hành xây dựng thang, bảng lương cũng cần phổ biến cho người lao động biết để họ nhận thức đúng, bởi đôi khi người lao động nghĩ rằng việc xây dựng lại thang, bảng lương sẽ làm giảm tiền lương hiện tại của họ. - Sau khi cổ phần hoá cơ cấu bộ máy tổ chức cũng có những thay đổi vì vậy cần rà soát lại tất cả các vị trí công việc, xây dựng các bản tiêu chuẩn chức danh công việc, bản tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật của công nhân để giúp cho việc phân tích công việc hiệu quả và chính xác. III.3. Tổ chức thực hiện : Sau khi xây dựng xong thang, bảng lương cần tham khảo ý kiến của Ban chấp hành Công Đoàn, và có những sửa đổi nếu cần thiết. Sau đó phải công bố công khai cho cán bộ, công nhân viên biết về thang, bảng lương mới và thông báo thời gian áp dụng thử thang, bảng lương mới. Việc áp dụng thử thang, bảng lương mới là rất cần thiết bởi khi áp dụng thang, bảng lương mới sẽ ảnh hưởng đến mức lương mà người lao động đang được hưởng, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của họ chính vì vậy thời gian áp dụng thử chính là thời gian xem xét tính phù hợp của thang, bảng lương mới và tham khảo ý kiến của người lao động về thang, bảng lương mới, cần so sánh phản ứng của người lao động trước và sau khi áp dụng thang, bảng lương mới như thế nào. Ví dụ như năng suất lao động? Chất lượng sản phẩm? Tinh thần làm việc của người lao động như thế nào? Có tiến bộ hơn không? Ngoài ra còn xem xét sự ảnh hưởng của thang, bảng lương mới tới kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bởi tiền lương mới của người lao động ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất kinh doanh từ đó nhìn nhận những vấn đề chưa hợp lý trong thang, bảng lương để có những sửa đổi cho phù hợp. Hết thời gian áp dụng thử thì cần đưa ra phương án sửa đổi hợp lý, sau đó tiến hành đăng ký hệ thống thang, bảng lương với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền và chính thức đưa thang,bảng lương mới vào áp dụng trong doanh nghiệp. KẾT LUẬN Xây dựng một thang, bảng lương là công việc hết sức cần thiết trong các doanh nghiệp hiện nay, nó là cơ sở để doanh nghiệp trả lương cho người lao động theo giá trị công việc mà họ thực hiện, tránh tình trạng phân phối tiền lương bình quân. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc xây dựng một hệ thống trả công hợp lý cho doanh nghiệp mình. Xây dựng một hệ thống trả công nói chung và xây dựng thang, bảng lương nói riêng là tương đối phức tạp, tốn kém liên quan đến nhiều vấn đề, đây cũng là một lý do khiến nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn chưa xây dựng được cho mình một hệ thống thang, bảng lương hợp lý. Qua chuyên đề này em cũng đã đưa ra được thang, bảng lương áp dụng cho trung tâm Nội thất học đường, tuy nhiên do giới hạn về thời gian và kiến thức nên chuyên đề còn nhiều hạn chế. Hy vọng nhận được sự góp ý của thầy, cô để chuyên đề của em đạt kết quả tốt hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Anh Cường - Nguyễn Thị Mai Hướng dẫn xây dựng quy chế trả lương trong doanh nghiệp theo chế độ tiền lương mới. Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội – 2005. 2. Th.S Nguyễn Vân Điềm & PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân Giáo trình Quản trị nhân lực. Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội – 2004. 3. TS. Mai Quốc Chánh & TS. Trần Xuân Cầu Giáo trình kinh tế lao động. Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội – 2000 TS. Trần Xuân Cầu Giáo trình Phân tích lao động xã hôi. Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội – 2002. Luận văn tốt nghiệp - GVHD: GS.TS Tống Văn Đường - SVTH: Trần Liên Hương - Lớp Kinh tế lao động K43 - Đề tài: Xây dựng thang lương - Bảng lương cho bộ phận lao động gián tiếp tại Công ty Tư vấn xây dựng trình giao thông 1 Luận văn tốt nghiệp - GVHD: PGS.TS Trần Xuân Cầu - SVTH: Đặng Thị Hồng Nhung - Lớp Quản trị nhân lực K44 - Đề tài : Hoàn thiện Bảng lương chức danh công việc của công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh 7. Các văn bản pháp luật: - Nghị định của chính phủ số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương. - Các văn bản quy định về chế độ tiền lương mới đối với doanh nghiệp và các cơ quan đơn vị hành chính sự nghiệp. Nhà xuất bản Lao Động-Xã Hội – 2005. 8. Các tài liệu của Công ty cổ phần Thiết bị Giáo dục I và Trung tâm Nội thất học đường PHỤ LỤC 1 Các yếu tố đánh giá công việc của lao động gián tiếp STT Các yếu tố công việc Điểm 1 Kiến thức và kỹ năng 80 1.1 Trình độ đào tạo 30 Tốt nghiệp trung học phổ thông 5 Tốt nghiệp trung học phổ thông và qua lớp đào tạo nghiệp vụ 3 đến 12 tháng 10 Tốt nghiệp trường đào tạo nghề hoặc công nhân kỹ thuật 15 Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng 20 Tốt nghiệp Đại học 25 Sau đại học 30 1.2 Yêu cầu về kinh nghiệm 20 Có thể làm được ngay không cần thời gian tích luỹ kinh nghiệm 1 Đòi hỏi thời gian tích luỹ từ 3 tháng đến 1 năm 4 Đòi hỏi phải thông thạo công việc, cần thời gian tích luỹ trên 1 năm 7 Công việc phức tạp đòi hỏi trên 2 năm kinh nghiệm mới thành thạo 10 Công việc phức tạp đòi hỏi trên 5 năm tích luỹ mới thành thạo 15 Công việc phức tạp đòi hỏi 8 năm tích luỹ mới thành thạo 20 1.3 Khả năng quyết định 10 Công việc không cần khả năng ra quyết định cao 1 Phải quyết định các điểm nhỏ trong phạm vi các chỉ thỉ tương đối chi tiết 4 Khi có chỉ thị chung cần đưa ra các quyết định tác động tới kết quả làm việc của bộ phận 6 Khi có chỉ thị chung cần đưa ra các quyết định tác động tới kết quả của một số bộ phận 8 Khi có chỉ thị chung phải đưa ra quyết định tác động tới kết quả làm việc của đơn vị 10 1.4 Kỹ xảo nghề nhiệp 10 Công việc đơn giản thực hiện theo đúng quy trình có sẵn 1 Công việc đòi hỏi phải nhanh nhẹn khi thực hiện. 4 Công việc đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo khi thực hiện mới bảo hoàn thành công việc 7 công việc đòi hỏi rất nhạy bén, sử dụng kỹ xảo nghề nghiệp để xử lý các vấn đề mơi đảm bảo hoàn thành tốt công việc 10 1.5 Kỹ năng quản lý 10 Không phải quản lý 1 Quản lý một bộ phận 5 Quản lý toàn đơn vị 10 2 Trách nhiệm 60 2.1 Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc 25 Công việc đòi hỏi kiểm tra sơ bộ kết quả cuối cùng 5 Công việc đòi hỏi kiểm tra chặt chẽ kết quả cuối cùng 10 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra từng phần và kết quả cuối cùng hoặc phải kiểm tra công việc của một nhóm người 15 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra kết quả đồng bộ thuộc một lĩnh vực hoặc phải kiểm tra kết quả công việc của một bộ phận 20 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra đồng bộ công việc của các bộ phận đơn vị 25 2.2 Trách nhiệm đối với các quyết định 20 Các quyết định chỉ liên quan đến công việc của bản thân không gây ảnh hưởng đến công việc của người khác 2 Các quyết định ảnh hưởng đến công việc của bản thân và ảnh hưởng đến công việc một số người 7 Các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của một bộ phận 12 Các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của một số bộ phận 16 Các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ đơn vị 20 2.3 Trách nhiệm với tài sản và phương tiện lao động 15 Trách nhiệm với tài sản, công cụ lao động có giá trị không lớn (dưới 5 triệu) 1 Trách nhiệm với tài sản, công cụ lao động có giá trị ở mức độ trung bình(5 triệu đến 10 triệu) 5 Trách nhiêm với tài sản, công cụ lao động có giá trị ở mức khá (10 triệu đến 50 triệu) 10 Trách nhiệm với tài sản có giá trị lớn(trên 50 triệu) và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh 15 3 Thể lực 30 3.1 Sức lực cơ bắp 10 Công việc nhẹ, không tốn nhiều sức lực 1 Công việc nhẹ nhưng sử dụng các hoạt động của tay, chân thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần. 4 Cần mang vác những vật nặng nhưng không thường xuyên 7 Cần mang vác những vật nặng thường xuyên, hao tốn nhiều sức lực 10 3.2 Mức độ tập trung trong công việc 20 Chỉ cần chú ý trong công việc 1 Công việc đòi hỏi mức độ tập trung vừa phải, 7 Công việc đòi hỏi mức độ tập trung cao, theo dõi công việc thường xuyên 13 Cần nỗ lực quan sát, lắng nghe tập trung cao độ để suy nghĩ. 20 4 Điều kiện làm việc 30 4.1 Phương tiện làm việc 15 Làm bằng tay 1 Sử dụng công cụ làm việc đơn giản 5 Sử dụng máy móc đơn giản 10 Sử dụng máy móc phức tạp 15 4.2 Môi trường làm việc 15 Môi trường làm việc không ảnh hưởng tới sức khoẻ 1 Môi trường làm việc bị ảnh hưởng của các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, bụiở mức độ vừa phải. 5 Môi trường làm việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, bụi ở mức độ cao. 10 Môi trường độc hại ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ(dễ gây ra bệnh nghề nghiệp) 15 PHỤ LỤC 2 Các yếu tố đánh giá công việc của công nhân sản xuất STT Các yếu tố công việc Điểm 1 Kiên thức và kỹ năng 70 1.1 Trình độ đào tạo 30 Tốt nghiệp trung học phổ thông 5 Tốt nghiệp trung học phổ thông và qua lớp đào tạo nghiệp vụ 3 đến 12 tháng 10 Tốt nghiệp trường đào tạo nghề hoặc công nhân kỹ thuật 15 Tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp hoặc cao đẳng 20 Tốt nghiệp Đại học 25 Sau đại học 30 1.2 Yêu cầu về kinh nghiệm 15 Có thể làm được ngay không cần thời gian tích luỹ kinh nghiệm 0.75 Đòi hỏi thời gian tích luỹ từ 3 tháng đến 1 năm 3 Đòi hỏi phải thông thạo công việc, cần thời gian tích luỹ trên 1 năm 5.25 Công việc phức tạp đòi hỏi trên 2 năm kinh nghiệm mới thành thạo 7.5 Công việc phức tạp đòi hỏi trên 5 năm tích luỹ mới thành thạo 11.25 Công việc phức tạp đòi hỏi 8 năm tích luỹ mới thành thạo 15 1.3 Khả năng quyết định 5 Công việc không cần khả năng ra quyết định cao 0.5 Phải quyết định các điểm nhỏ trong phạm vi các chỉ thỉ tương đối chi tiết 2 Khi có chỉ thị chung cần đưa ra các quyết định tác động tới kết quả làm việc của bộ phận 3 Khi có chỉ thị chung cần đưa ra các quyết định tác động tới kết quả của một số bộ phận 4 Khi có chỉ thị chung phải đưa ra quyết định tác động tới kết quả làm việc của đơn vị 5 1.4 Kỹ xảo nghề nhiệp 15 Công việc đơn giản thực hiện theo đúng quy trình có sẵn 1.5 Công việc đòi hỏi phải nhanh nhẹn khi thực hiện. 6 Công việc đòi hỏi sự linh hoạt, khéo léo khi thực hiện mới bảo hoàn thành công việc 10 công việc đòi hỏi rất nhạy bén, sử dụng kỹ xảo nghề nghiệp để xử lý các vấn đề mơi đảm bảo hoàn thành tốt công việc 15 1.5 Kỹ năng quản lý 5 Không phải quản lý 1 Quản lý một bộ phận 3 Quản lý toàn đơn vị 5 2 Trách nhiệm 30 2.1 Trách nhiệm đối với kết quả thực hiện công việc 12 Công việc đòi hỏi kiểm tra sơ bộ kết quả cuối cùng 1 Công việc đòi hỏi kiểm tra chặt chẽ kết quả cuối cùng 4 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra từng phần và kết quả cuối cùng hoặc phải kiểm tra công việc của một nhóm người 7 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra kết quả đồng bộ thuộc một lĩnh vực hoặc phải kiểm tra kết quả công việc của một bộ phận 9 Công việc phức tạp đòi hỏi kiểm tra đồng bộ công việc của các bộ phận đơn vị 12 2.2 Trách nhiệm đối với các quyết định 8 Các quyết định chỉ liên quan đến công việc của bản thân không gây ảnh hưởng đến công việc của người khác 1 Các quyết định ảnh hưởng đến công việc của bản thân và ảnh hưởng đến công việc một số người 2 Các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của một bộ phận 3 Các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của một số bộ phận 4 Các quyết định ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ đơn vị 5 2.3 Trách nhiệm với tài sản và phương tiện lao động 10 Trách nhiệm với tài sản, công cụ lao động có giá trị không lớn (dưới 5 triệu) 1 Trách nhiệm với tài sản, công cụ lao động có giá trị ở mức độ trung bình(5 triệu đến 10 triệu) 4 Trách nhiêm với tài sản, công cụ lao động có giá trị ở mức khá (10 triệu đến 50 triệu) 7 Trách nhiệm với tài sản có giá trị lớn(trên 50 triệu) và có ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh 10 3 Thể lực 50 3.1 Sức lực 25 Công việc nhẹ, không tốn nhiều sức lực 3 Công việc nhẹ nhưng sử dụng các hoạt động của tay, chân thường xuyên, lặp đi lặp lại nhiều lần. 10 Cần mang vác những vật nặng nhưng không thường xuyên 18 Cần mang vác những vật nặng thường xuyên, hao tốn nhiều sức lực 25 3.2 Mức độ tập trung trong công việc 25 Chỉ cần chú ý trong công việc 1 Công việc đòi hỏi mức độ tập trung vừa phải, 9 Công việc đòi hỏi mức độ tập trung cao, theo dõi công việc thường xuyên 17 Cần nỗ lực quan sát, lắng nghe tập trung cao độ để suy nghĩ. 25 4 Điều kiện làm việc 50 4.1 Phương tiện làm việc 20 Làm bằng tay 1 Sử dụng công cụ làm việc đơn giản 7 Sử dụng máy móc đơn giản 13 Sử dụng máy móc phức tạp 20 4.2 Môi trường làm việc 30 Môi trường làm việc không ảnh hưởng tới sức khoẻ 2 Môi trường làm việc bị ảnh hưởng của các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, bụiở mức độ vừa phải. 10 Môi trường làm việc bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, bụi ở mức độ cao. 20 Môi trường độc hại ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ(dễ gây ra bệnh nghề nghiệp) 30

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7466.doc
Tài liệu liên quan