Đề tài Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm viễn thông khu vực I

- Trung tâm khu vực I là đầu mối quan trọng của cồng ty viễn thông liên tỉnh có địa bàn công tác rộng, phức tạp và khó khăn nhất trong ba trung tâm. - Mặt khác trung tâm viễn thông khu vực I còn là một đơn vị phải gánh chịu nhiều nhất di sản của ngành bưu điện để lại (trước đây gọi là trung tâm viễn thông I trực thuộc công ty điện thoại đường dài thuộc tổng cục bưu điện) chuyên quản lý bảo dưỡng đường dây trần trên tuyến trục Bắc – Nam. Vì vậy trung tâm viễn thông khu vực I có số lượng cán bộ công nhân viên nhiều nhất trong ba trung tâm, có nhiều cán bộ công nhân viên cao tuổi phần lớn dây máy. Số cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ sư, tiếp cận với kỹ thuật mới và trình độ ngoại ngữ rất hạn chế - Bộ máy tổ chức quản lý bước đầu còn rập khuôn áp dụng theo mô hình cũ. Từ 3/2/1990 trung tâm viễn thông khu vực I được thành lập trực thuộc công ty viễn thông liên tỉnh . Trong từng giai đoạn phát triển và trưởng thành trung tâm đã từng bước cố gắng cải tiến về công tác tổ chức bộ máy quản lý, sắp xếp lại tổ chức lao động theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện môi trường, hoàn cảnh địa bàn thực tế như: từng bước trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa đội ngũ lãnh đạo, điều chuyển sắp xếp lại các cán bộ quản lý (các phòng ban) và các đơn vị sản xuất trực tiếp (đaì, tuyến, trạm .). Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên để nắm bắt kịp thời các thiết bị mới hiện đại, nắm bắt được các công tác quản lý điều hành mới đáp ứng yêu cầu thực tế trong từng giai đoạn, điều động bố trí lại lực lượng lao động trong các đơn vị trực thuộc, xây dựng và bổ sung những qui định, nội qui qui chế mới (kể cả trong công tác quản lý điều hành và trực tiếp sản xuất)

doc57 trang | Chia sẻ: haianh_nguyen | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm viễn thông khu vực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước và nước ngoài. - Tổ chức bổ túc nghiệp vụ cho CBCNV đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh. Tổ chức hướng dẫn và theo dõi kiểm tra việc thi nâng bậc cho công nhân. Liên hệ với Công ty giải quyết thủ tục xuất, nhập cảnh cho CBCNV được cử đi học tập công tác ở nước ngoài. - Theo dõi, cùng các đơn vị chức năng đánh giá kết quả của cán bộ, học sinh, trong thời gian học tập, tập sự ở Trung tâm. 5/ Công tác chính sách và công tác bảo hiểm xã hội: - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện về công tác BHXH theo chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước và phân cấp quản lý của Công ty. - Trực tiếp và kết hợp các phòng chức năng của Công ty giải quyết thủ tục hưu trí, thôi việc, tiền tuất theo chế độ, thai sản ốm đau... theo chính sách hiện hành và theo phân cấp. - Quản lý danh sách cán bộ hưu trí, tổ chức và quản lý hoạt động của Ban hưu trí toàn Trung tâm. - Quản lý và theo dõi thực hiện chế độ quy định đối với các bà mẹ Việt nam anh hùng do Trung tâm phụng dưỡng suốt đời, các CBCNV thuộc diện gia đình chính sách, các thương binh và những người đã tham gia lực lượng vũ trang trong Trung tâm. - Tổ chức thực hiện lao động công ích của Trung tâm theo chế độ chính sách của Nhà nước và địa phương. 6/ Công tác bảo hộ lao động : - Hàng năm lập kế hoạch BHLĐ để đăng ký dự trù mua sắm trang thiết bị BHLĐ của toàn Trung tâm. - Xây dựng kế hoạch huấn luyện ATVSLĐ - Phòng chống cháy nổ hàng năm, theo dõi, kiểm tra thực hiện và tổng hợp báo cáo định kỳ. - Tổ chức đăng ký thi đua xây dựng đơn vị an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ. Hướng dẫn các đơn vị xây dựng mạng lưới an toàn viên, kiểm tra các đơn vị về thực hiện ATLĐ_PCCN - Quản lý việc cấp phát trang bị BHLĐ cho CBCNV trên cơ sở đã được Giám đốc phê duyệt. - Phân loại hoạt động, hướng dẫn việc kiểm tra cung cấp các tiêu chuẩn của ngành quy định đối với CBCNV làm việc trong khu vực có độc hại, ca ba... - Theo dõi việc thực hiện chế độ nghỉ phép năm, ốm đau, thai sản..., về việc sử dụng lao động nữ của Công ty. - Phối hợp với Công đoàn, Y tế tổ chức việc nghỉ mát, điều dưỡng cho CBCNV theo chế độ. 7/ Công tác thanh tra: - Tổ chức và quản lý công tác thanh tra của Trung tâm bao gồm việc tổ chức thực hiện chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm và hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thực hiện hệ thống hoá các văn bản pháp quy, các chế độ xét thanh tra và xét khiếu tố. Tổng hợp tình hình kết quả thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, tiến hành qiải quyết các đơn khiếu nại, tố cáo. - Quản lý công tác khiếu nại tố cáo bao gồm: Hướng dẫn kiểm tra các đơn vị thực hiện nhiệm vụ tiếp xúc với CBCNV và giải quyết đơn khiếu nại tố cáo, thẩm tra xác minh, kết luận, kiến nghị biện pháp giải quyết những đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền phân cấp. Phối hợp với Công đoàn tổ chức sơ kết, tổng kết chuyên đề, phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ban thanh tra nhân dân. 8/ Công tác tổng hợp pháp chế thi đua: - Tổng hợp tình hình mọi mặt hoạt động của Trung tâm theo định kỳ tuần, tháng, quý, năm để báo cáo Lãnh đạo Trung tâm và Công ty. - Xây dựng chương trình công tác hàng tuần, hàng tháng, nhiệm vụ công tác hàng quý, 6 tháng và phương hướng nhiệm vụ công tác hàng năm của Trung tâm. - Quản lý thống nhất việc ban hành các văn bản pháp quy, bao gồm việc lập kế hoạch xây dựng và hệ thống hóa văn bản pháp quy, tổ chức lấy ý kiến tham gia các dự án pháp luật của Nhà nước và phổ biến tuyên truyền hướng dẫn thực hiện pháp luật. - Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật của Nhà nước, tăng cường pháp chế làm mọi người nắm vững pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. - Xây dựng nội dung, mục tiêu, hình thác biện pháp thi đua hàng năm, các phong trào thi đua ngắn hạn, đột xuất theo chủ trương công tác thi đua của Công đoàn Tổng Công ty và Công ty. Đề xuất chủ trương, biện pháp, hình thức thi đua có hiệu quả phù hợp với mục tiêu yêu cầu hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm. - Giúp Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn Trung tâm và tổ chức phát động và tổng kết phong trào thi đua, ký kết giao ước thi đua và tổ chức thực hiện. - Xây dựng các quy chế, tiêu chuẩn thi đua theo quy định, hướng dẫn của Công ty. Tổ chức xét chọn các danh hiệu cho cá nhân và tập thể theo tiêu chuẩn và phân cấp của Công ty. - Đề xuất, khen thưởng và kỷ luật các đơn vị cá nhân trông Trung tâm. Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ nhân viên trong phòng NS – LĐTL, tình hình phân bổ lao động của phòng được thể hiện cụ thể như sau: Biểu số 1: Tình hình cán bộ của phòng NS – LĐTL TT Chức danh Số CB Chuyên môn Trình độ CN TC CĐ ĐH 1 Trưởng phòng 1 Vô tuyến điện 1 2 Phó phòng 1 Hữu tuyến 1 3 Nhân sự hồ sơ 1 Kinh tế 1 4 LĐT lương 1 Vô tuyến 1 5 Đào tạo 1 Vô tuyến 1 6 B. hiểm xã hội 1 Kinh tế 1 7 B. hộ LĐ 1 Vô tuyến 1 8 Thanh tra 1 Hữu tuyến 1 9 Thư ký 1 Vô tuyến 1 Nhận xét: - Số lượng cán bộ công nhân viên trong phòng NS – LĐTL là 9 người, gồm 01 Trưởng phòng và 01 Phó phòng. - 100% CBCNV có trình độ ĐH. Cán bộ chủ chốt trong phòng là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác xứng đáng là những người đảm nhận vị trí quan trọng trong phòng. Cán bộ công nhân viên trong phòng đều là những người trưởng thành từ thực tế sản xuất, nắm bắt được tình hình chung trong trung tâm, trong công tác đều có trách nhiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ Từng vị trí công tác mỗi ngừoi đều nắm bắt được chuyên môn nghiệp vụ phát huy được vai trò công tác. Nếu có điều kiện: Trung tâm nên bổ sung thêm một đồng chí cán bộ đào tạo (vì khối lượng công tác học tập đào tạo hiện nay rất lớn). Thêm một đồng chí vào vị trí thi đua (hoặc thanh tra) vì hiện nay đang kiêm nhiệm. 3.2.2. Phòng kế toán thống kê - tài chính Phòng Kế toán Thống kê - Tài chính là một phòng chức năng của Trung tâm, giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán thống kê và hạch toán kinh tế của Trung tâm. ã Nhiệm vụ: - Tham mưu cho Giám đốc thực hiện các nguyên tắc, chế độ quản lý tài chính, chế độ hách toán kế toán thống kê của Nhà nước, Tổng Công ty và quy định của Công ty về: sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. - Tổ chức tính toán ghi chép, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời đầy đủ tình hình Tài sản, Vật tư, Tiền vốn và quá trình sản xuất kinh doanh của Trung tâm. - Tính toán và trình nộp đầy đủ kịp thời các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, nộp cấp trên, các quỹ để lại và trả các khoản nợ khác. - Chủ trì trong công tác tổ chức kiểm kê tài sản của Trung tâm, phản ánh kịp thời kết quả kiểm kê và xử lý chênh lệch thừa thiếu tài sản trong mọi trường hợp. Đề xuất xử lý tài sản, vật tư tồn đọng, thanh ký tài sản không sử dụng. - Lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toán, thống kê, báo cáo quyết toán các hợp đồng kinh tế. - Phổ biến và hướng dẫn kịp thời các chế độ, thể lệ Tài chính - Kế toán - Thống kê và thông tin kinh tế của Nhà nước, của Ngành và của Công ty. - Bảo quản và lưu giữ hồ sơ tài liệu kế toán của Trung tâm theo đúng quy chế tài chính của Nhà nước và của Ngành. - Tham gia xây dựng các nội dung trong các điều khoản liên quan đến tài sản chính ghi trong hợp đồng kinh tế của Trung tâm. - Quản lý, nhận bàn giao thẻ Cardphone, thẻ cào Vinacard... từ Công ty và cung cấp thẻ theo kế hoạch cân đối của Trung tâm. - Thống kê tình hình phát triển thuê bao của dịch vụ điện thoại di động GMS, nhắn tin, và điện thoại dùng thẻ theo nghiệp vụ tài chính tại các Bưu điện Tỉnh, Thành phố trong khu vực được phân cấp. - Phân tích hoạt động kinh tế, đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, phát hiện những lãng phí và bất hợp lý trong kinh doanh, đề xuất khả năng phát huy tiềm tàng của Trung tâm. - Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên và đột xuất hoạt động tài chính của các đơn vị sản xuất. ã Quyền hạn: - Được đại diện cho Trung tâm quan hệ với cấp trên và bên ngoài về mặt KTTK - TC theo chủ trương của Giám đốc Trung tâm. - Được quyền theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra thường xuyên và đột xuất hoạt động tài chính của các đơn vị sản xuất. ã Cơ cấu tổ chức: Phòng Kế toán thống kê - Tài chính do Trưởng phòng và Phó phòng Lãnh đạo, trực tiếp giám sát, điều hành công việc với từng cá nhân, thành viên trong phòng. Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của CBCNV trong phòng KTTK-TC, tình hình phân bổ lao động của phòng như sau: Biểu số 2: Tình hình cán bộ của phòng KTTK-TC TT Chức danh Số CB Chuyên môn Trình độ CN TC CĐ ĐH 1 Trưởng phòng (kế toán trưởng) 1 Ngân hàng 1 2 Phó phòng 1 Kế toán NH 1 3 Nhân viên 22 4 6 12 4 Tổng số 24 0 4 6 14 5 Tỷ trọng (%) 1100 0 11,1 22,2 66,7 Nhận xét: - Số lượng CBCNV của phòng là 24 người, gồm 01 Trưởng phòng và 01 Phó phòng. - 66,7% CBCNV có trình độ ĐH, 22,2% có trình độ CĐ, 11,1% có trình độ TC. - Cán bộ chủ chốt trong phòng là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác xứng đáng là những người đảm nhận vị trí quan trọng trong phòng. - Phòng đã thực hiện bố trí công việc và phân công chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo. - Ngoài mối quan hệ giữa CBCNV nội bộ trong phòng, phòng còn có mối quan hệ công tác với các phòng, bộ phận khác trong Trung tâm, với Công ty và Tổng Công ty. 3.2.3. Phòng Kế hoạch - Vật tư Phòng Kế hoạch - Vật tư là một phòng chức năng của Trung tâm, có nhiệm vụ giúp Giám đốc Trung tâm trong việc kế hoạch, vật tư và xây dựng cơ bản của Trung tâm. Hướng dẫn và giám sát các đơn vị toàn Trung tâm thực hiện hợp đồng kinh tế theo quy định và thực thi các hợp đồng kinh tế theo phân cấp của Công ty và Trung tâm. ã Nhiệm vụ: 1/ Công tác kế hoạch hóa: - Nghiên cứu xây dựng các cơ chế về kế hoạch hóa trong nội bộ Trung tâm, bao gồm từ khâu thống kê, dự báo, lập kế hoạch, báo cáo và bảo vệ kế hoạch được xây dựng với Công ty. - Tham gia nghiên cứu chế độ kế hoạch hóa chung của Công ty theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty. - Nghiên cứu đề xuất các biện pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của Công ty giao cho Trung tâm. Giúp Giám đốc tổ chức triển khai đến các đơn vị việc thực hiện các chỉ tiêu đó bằng cách xây dựng đơn giá sản phẩm và định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan. 2/ Công tác tổng hợp theo dõi kế hoạch của Trung tâm: - Chủ động đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt kế hoạch Trung tâm đã xây dựng theo kế hoạch dự kiến của Trung tâm. - Chủ trì xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm và hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện theo kế hoạch đề ra. - Cập nhật theo dõi và tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh của Trung tâm, báo cáo kịp thời để Lãnh đạo Trung tâm hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thực hiện. - Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch nguồn vốn được Công ty giao, tính toán điều chỉnh và chỉ đạo ca đơn vị thực hiện trên cơ sở đảm bảo sự cân đối chung, phân bổ đồng đều và hợp lý theo từng tháng, quý, thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm. Phối hợp với phòng KTTK – TC giám sát việc sử dụng các nguồn vốn trên. 3/ Công tác quản lý mua sắm vật tư, thiết bị: - Chủ trì xây dựng kế hoạch về vật tư. Phân tích đánh giá tình hình sử dụng, quản lý vật tư trong toàn Trung tâm, đảm bảo vật tư cho sản xuất kinh doanh và tiếp nhận vật tư thiết bị mua mới theo lệnh điều chuyển từ Công ty. - Nhận vật tư, trang bị, phương tiện do Công ty giao. Mua vật tư, trang bị, phương tiện phục vụ cho công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và ứng cứu thông tin cho toàn Trung tâm trên cơ sở cân đối nguồn vốn và phù hợp theo phân cấp về đầu tư và được Công ty uỷ quyền. - Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục để đưa đi bảo hành, sửa chữa các thiết bị đang trong thời gian bảo hành, theo hợp đồng kinh tế đã ký hoặc theo chỉ đạo của Công ty. - Chủ trì quyết toán vật tư của các công trình đã nghiêm thu đưa vào sử dụng. - Quản lý kho vật tư của Trung tâm. 4/ Công tác quản lý đầu tư phát triển và xây dựng cơ bản - Chủ trì tổ chức các đơn vị liên quan thực hiện sửa chữa lớn theo phân cấp và theo uỷ quyền của Công ty. - Thẩm định các hồ sơ thiết kế dự toán các loại công trình theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty. - Giúp Giám đốc tổ chức tuyển, chọn tư vấn, chọn thầu xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị mạng lưới và phục vụ hoạt động sản xuất theo phân cấp và uỷ quyền của Công ty. - Thực hiện và phối hợp với các đơn vị liên quan giám sát thi công các công trình xây lắp trong khu vực Trung tâm quản lý. - Quản lý toàn bộ hồ sơ tài liệu nhà trạm của Trung tâm theo quy định của Công ty. 5/ Công tác hợp đồng kinh tế: - Đề xuất các biện pháp giải quyết, xử lý khi hợp đồng bị vi phạm, đảm bảo thực hiện đúng chế độ chính sách Nhà nước, quyền lợi của Công ty và Trung tâm. - Chủ trì đàm phán việc ký kết và thanh lý các hợp đồng kinh tế liên quan đến mạng lưới và do Lãnh đạo Trung tâm phân công. - Chủ trì trong việc phối hợp các đơn vị liên quan thực hiện việc khảo sát nhà trạm, đàm phán, đề xuất ký kết hợp đồng kinh tế thuê nhà trạm và hợp đồng mua điện trên cơ sở được Giám đốc Trung tâm giao nhiệm vụ, để phục vụ việc phát triển mạng lưới trong khu vực. - Đối với dịch vụ Cardphone: với các Bưu điện Tỉnh, phải chủ động kế hoạch sửa chữa, thay thế để đảm bảo hoạt động của các PP được liên tục. Chủ động đề xuất giải quyết vật tư cho các Bưu điện Tỉnh, Thành phố. - Xây dựng các hợp đồng trách nhiệm về công tác quản lý bảo vệ, phối hợp xử lý ứng cứu thông tin cho các thiết bị dịch vụ viễn thông trên địa bàn quản lý. - Hướng dẫn các đơn vị thực hiện hợp đồng kinh tế theo quy định. Trực tiếp và chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện việc theo dõi và thực hiện thanh toán hợp đồng kinh tế định kỳ theo thời hạn hợp đồng đã ký kết. - Chủ trì việc đề xuất phương án xử lý các phát sinh hợp đồng đang thực hiện. ã Quyền hạn: - Được quyền quan hệ với các đơn vị trong Trung tâm, với cấp trên, các đơn vị trong và ngoài Ngành để giải quyết các công việc có liên quan đến hoàn thành nhiệm vụ các Phòng. - Được đề xuất khen thưởng và kỷ luật những đơn vị có thành tích hoặc không hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch giao. - Được quyền kiểm tra định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện kế hoạch và sử dụng vật tư, tài sản, thiết bị mạng lưới của các đơn vị trong Trung tâm. ã Cơ cấu tổ chức: Phòng Kế hoạch - Vật tư do Trưởng phòng và Phó phòng Lãnh đạo, trực tiếp giám sát, điều hành công việc tới từng cá nhân thành viên trong phòng. Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ của phòng KH - VT, tình hình phân bổ lao động của phòng như sau: Biểu số 3: Tình hình cán bộ của phòng KH - VT TT Chức danh Số CB Chuyên môn Trình độ CN TC CĐ ĐH 1 Trưởng phòng 1 KD - T. Mại 1 2 Phó phòng 1 TD - NH 1 3 Nhân viên 13 2 11 4 Tổng số 15 0 2 1 12 5 Tỷ trọng (%) 100 0 8,3 8,3 83,4 Nhận xét: - Số lượng CBCNV của phòng là có 15 người, gồm 01 TP và 01 PP. - 83,4% CBCNV có trình độ ĐH, 8,3% có trình độ CĐ và 8,3% có trình độ TC. - Cán bộ chủ chốt trong phòng là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác xứng đáng là những người đảm nhận vị trí quan trọng trong phòng. - Phòng đã thực hiện bố trí công việc và phân công chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo. - Ngoài mối quan hệ giữa CBCNV nội bộ trong phòng, phòng còn có mối quan hệ công tác với các phòng, bộ phận khác trong Trung tâm, với Công ty và Tổng Công ty. 3.2.4. Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ Phòng Kỹ thuật – Nghiệp vụ là một phòng chức năng của Trung tâm giúp Giám đốc Trung tâm tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ, điều hành mạng ba mạng lưới theo quy định của Tổng Công ty va Công ty. ã Nhiệm vụ: 1/ Công tác quản lý kỹ thuật: - Chủ trì trong công tác phát triển và quy hoạch mạng lưới, xây dựng phương án, củng cố, cải tạo, tối ưu hóa mạng lưới và đề xuất biện pháp thực hiện. - Tham gia xây dựng phương án, cơ cấu tổ chức mạng dịch vụ viễn thông từng thời kỳ và đề xuất biện pháp thực hiện. - Tổ chức thực hiện phương án hoà mạng, kết nối với các mạng liên tỉnh, mạng quốc tế, mạng nội hạt, nội tỉnh, mạng di động khác và các phương án chuyển mạng trong nước và quốc tế. - Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện và các biện pháp kỹ thuật an toàn trong công tác bảo dưỡng, vận hành, thiết bị đo thử, thiết bị trên mạng lưới theo quy định. - Đề xuất phương án, đôn đốc theo dõi thực hiện công tác phòng chống bão lụt. - Tổ chức quản lý, theo dõi đề xuất các biện pháp giải quyết chất lượng các kênh thông tin kết nối cho mạng 3 dịch vụ viễn thông, chất lượng thiết bị trên mạng lưới. Tổ chức hướng dẫn lập kế hoạch đo thử thiết bị trên mạng lưới định kỳ và đột xuất. - Tổ chức và hướng dẫn các đơn vị quản lý hồ sơ lý lịch các thiết bị mạng lưới thông tin 3 dịch vụ viễn thông. - Lập báo cáo định kỳ hay đột xuất về số lượng và chất lượng thiết bị, mạng lưới. Đề xuất việc di chuyển các thiết bị trên mạng thuộc phạm vi Trung tâm quản lý. - Khảo sát và phản ánh các yếu tố liên quan tới các vấn đề chất lượng phr sóng. Đề xuất các biện pháp khắc phục các tồn tại trong mạng lưới. 2/ Công tác quản lý nghiệp vụ: - Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị thực hiện các chỉ tiêu chất lượng khai thác dịch vụ viễn thông. Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng khai thác dịch vụ viễn thông. - Phối hợp giải quyết các biên bản nghiệp vụ, đơn từ khiếu nại của khách hàng về nghiệp vụ dịch vụ viễn thông. - Hướng dẫn và theo dõi việc quản lý và khai thác toàn bộ mạng lưới trạm thu phát di động, nhắn tin, đóng mở các nghiệp vụ khai thác dịch vụ viễn thông, đề xuất phương thức thay đổi phương thức khai thác các dịch vụ viễn thông. - Tổ chức việc sử dụng phối hợp các phương thức khai thác thông tin, phục các yêu cầu thông tin thường xuyên và đột xuất, đề xuất và tổ chức thực hiện các biện pháp nâng cao sản lượng. - Xây dựng các biện pháp tăng năng suất lao động bằng kỹ thuật nghiệp vụ, các biện pháp tận dụng công suất các thiết bị, các biện pháp tiết kiệm vật tư kỹ thuật, sử dụng vật tư nguyên liệu mới thay vật tư nguyên liệu cũ khan hiếm, phối hợp sử dụng các loại thiết bị trên mạng lưới dịch vụ viễn thông. - Nghiên cứu cải tiến tổ chức sản xuất, tổ chức điều hành giám sát nghiệp vụ, tổ chức bảo vệ an toàn thông tin, chống phá hoại, lấy cắp vật tư thiết bị, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt với chất lượng cao. - Đề xuất các yêu cầu tổ chức kỹ thuật, nghiệp vụ cho CBCNV. - Tham gia biên soạn tài liệu và trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, nghiệp vụ khai thác viễn thông cho các đơn vị. Phối hợp với phòng TC – HC tổ chức thi nâng bậc cho công nhân. - Đề xuất khen thưởng, kỷ luật trong công tác bảo dưỡng, vận hành, sửa chữa thiết bị mạng dịch vụ viễn thông. - Đề xuất và tham gia việc sửa đổi, bổ sung hoặc xây dụng mới thể lệ thủ tục chế độ khai thác nghiệp vụ, quy trình, quy phạm chỉ tiêu định mức kỹ thuật, bảo dưỡng vận hành các thiết bị thông tin. Nghiên cứu xây dựng các quy chế quản lý kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết cấp cơ sở, nhằm quản lý thống nhất, cụ thể trong toàn khu vực. Đề xuất và tham gia ý kiến với Công ty và các Bưu điện Tỉnh, Thành phố về các vấn đề liên quan đến kỹ thuật bảo dưỡng, vận hành, khai thác, sửa chữa và khai thác nghiệp vụ mạng dịch vụ viễn thông. - Đề xuất và quản lý sử dụng các máy (điện thoại cố định, di dộng, nhắn tin, telex, fax...) ở chế độ nghiệp vụ, công vụ, thử nghiệm theo quy định. 3/ Công tác sáng kiến, cải tiến khoa học kỹ thuật và công nghệ: - Tiệp nhận và cập nhật kịp thời các thông tin khoa học công nhgệ mới, tổ chức thực hiện các hoạt động khoa học công nghệ, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, phổ biến sáng chế, phát minh. - Quản lý công tác khoa học công nghệ. Chủ trì tổ chức nghiên cứu, triển khai và tham gia nghiệm thu các đề tài khoa học kỹ thuật, tham gia xét thưởng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, các đề tài khoa học kỹ thuật cấp Trung tâm. ã Quyền hạn: - Được quan hệ với các đơn vị trong và ngoài Trung tâm để giải quyết các công việc có liên quan đến nhiệm vụ được giao. - Được kiểm tra các Đài, Xưởng thường xuyên, đột xuất công tác bảo dưỡng, vận hành, công tác khai thác nghiệp vụ dịch vụ viễn thông. Đề nghị đình chỉ những việc làm sai trái của các đơn vị và cá nhân vi phạm các quy định, quy trình, quy phạm của Trung tâm, Công ty và Tổng Công ty. - Được xem xét, đánh giá, đề xuất, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các nội dung hợp đồng khoa học công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật trong Trung tâm. - Được đề nghị Lãnh đạo Trung tâm xem xét khen thưởng hoặc kỷ luật đối với các cá nhân hoặc tập thể có thành tichs hoặc vi phạm các quy chế, nội quy liên quan đến công tác quản lý kỹ thuật nghiệp vụ và khoa học công nghệ. - Được thừa lệch Giám đốc Trung tâm điều hành công tác thông tin trên mạng dịch vụ viễn thông theo quy định của Công ty. ã Cơ cấu tổ chức: Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ do Trưởng phòng và Phó phòng lãnh đạo, trực tiếp giám sát, điều hành công việc với từng cá nhân thành viên trong phòng. Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ của phòng KT - NV, tình hình phân bổ lao động của phòng như sau: Biểu số 4: Tình hình cán bộ của phòng KT - NV TT Chức danh Số CB Chuyên môn Trình độ CN TC CĐ ĐH 1 Trưởng phòng 1 Vô tuyến điện 1 2 Phó phòng 2 2 3 Nhân viên 12 2 10 4 Tổng số 15 0 0 2 13 5 Tỷ trọng (%) 100 0 0 8,3 91,7 Nhận xét: - Tổng cố CBCNV của phòng KT – NV là 15 người, gồm 01 TP, 02 PP. - 91,7% CBCNV của phòng có trình độ ĐH, 8,35 có trình độ CĐ. - Cán bộ chủ chốt trong phòng là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác xứng đáng là những người đảm nhận vị trí quan trọng trong phòng. - Phòng đã thực hiện bố trí công việc và phân công chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo. - Ngoài mối quan hệ giữa CBCNV nội bộ trong phòng, phòng còn có mối quan hệ công tác với các phòng, bộ phận khác trong Trung tâm, với Công ty và Tổng Công ty. 3.2.5. Phòng Kinh doanh - Tiếp thị Phòng Kinh doanh – Tiếp thị là một phòng chức năng của Trung tâm, giúp Giám đốc Trung tâm quản lý công tác Kinh doanh – Tiếp thị 3 dịch vụ viễn thông trên địa bàn thuộc Trung tâm quản lý. ã Nhiệm vụ: 1/ Công tác kinh doanh: - Nghiên cứu và đề xuất phương hướng kinh doanh có hiệu quả 3 dịch vụ (Vinaphone, nhắn tin, điện thoại dùng thẻ) theo kế hoạch dài hạn và ngắn hạn. - Tham mưu cho Lãnh đạo Trung tâm đề xuất các văn bản sửa chữa tồn tại về công tác kinh doanh trên địa bàn khu vực Trung tâm dịch vụ viễn thông khu vực I. - Bằng nghiệp vụ kinh doanh, tổ chức khảo sát, tìm hiểu thị trường, thu thập dự liệu để tổng hợp, phân tích đề xuất kế koạch phủ sóng và phát triển mạng lưới, phát triển thuê bao, tăng lưu lượng của khu vực cả 3 dịch vụ. - Căn cứ các ý kiến khách hàng qua hệ thống 151 và các phản ánh trên hệ thống thông tin đại chúng, tập hợp xem xét, phân tích để tham mưu kịp thời cho Lãnh đạo. - Thông qua các thông tin phản hồi, chủ động đề xuất biện pháp, phương pháp xử lý thông tin về mặt kinh doanh. - Phối hợp với phòng Kinh doanh - Tiếp thị của Công ty để đảm bảo cung cấp Simcard và thẻ điện thoại, Sim và thẻ PPS đầy đủ kịp thời cho sự phát triển mạng lưới, đáp ứng yêu cầu của các Bưu điện Tỉnh, Thành phố. - Chủ trì phối hợp với các Bưu điện Tỉnh, Thành phố triển khai thực hiện các chủ trương của Tổng Công ty, Công ty và Trung tâm về kinh doanh, khai thác phát triển 3 dịch vụ trên địa bàn của Trung tâm. 2/ Công tác tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị: - Xây dựng và triển khai kế hoạch quảng cáo tiếp thị phù hợp với định hướng kinh doanh. - Nghiên cứu đề xuất phương án và chủ trì thực hiện kế hoạch khuyến mại, quảng cáo vào những dịp kỷ niệm và những ngày lễ lớn nhằm thu hút khách hàng. - Nghiên cứu tình hình kinh doanh, quảng cáo của các nhà khai thác có cùng dịch vụ, từ đó có sự so sánh, đối chiếu và điều chỉnh kế hoạch, chiến lược của Trung tâm. - Phối hợp với các Bưu điện Tỉnh, Thành phố để đảm bảo sự thực hiện chiến lược tiếp thị đã đề ra. - Nghiên cứu và đề xuất với Lãnh đạo Trung tâm để tổ chức các lớp giới thiệu các dịch vụ mới và các biện pháp cần thiết để mở rộng thị trường và thu hút khách hàng. - Tham gia các cuộc triển lãm về Viễn thông theo sự chỉ đạo của Công ty. - Nghiên cứu đề xuất và làm market quảng cáo trên báo chí, trên panô, tờ rơi, áp phích quảng cáo chung cho toàn mạng 3 dịch vụ trong địa bàn được giao. - Có trách nhiệm theo dõi, tập hợp những vấn đề được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng có liên quan đến kinh doanh khai thác 3 dịch vụ, để kịp thời có phương án trả lời, giải đáp. - Chuẩn bị nội dung để Giám đốc trả lời khi cần thiết. ã Quyền hạn: - Được quan hệ với các đơn vị trong Trung tâm, với cấp trên, các đơn vị trong và ngoài ngành để giải quyết các côngviệc có liên quan đếnviệc hoàn thành nhiệm vụ của phòng. - Được quyền kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các hoạt động kinh doanh của Chi nhánh dịch vụ khách hàng khu vực I. ã Cơ cấu tổ chức: Phòng Kinh doanh - Tiếp thị do Trưởng phòng và Phó phòng lãnh đạo, trực tiếp giám sát, điều hành công việc tới từng cá nhân thành viên trong phòng. Qua phân tích chức năng, nhiệm vụ của phòng KD - TT, tình hình phân bổ lao động của phòng như sau: Biểu số 5: Tình hình cán bộ của phòng KD - TT TT Chức danh Số CB Chuyên môn Trình độ CN TC CĐ ĐH 1 Trưởng phòng 1 Quản lý kinh tế 1 2 Phó phòng 2 2 3 Nhân viên 17 17 4 Tổng số 20 20 5 Tỷ trọng (%) 100 0 0 0 100 Nhận xét: - Tổng số CBCNV của phòng KD – TT là 20 người, gồm 01 TP, 02 PP. - 100% CBCNV có trình độ ĐH. - Cán bộ chủ chốt trong phòng là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác xứng đáng là những người đảm nhận vị trí quan trọng trong phòng. - Phòng đã thực hiện bố trí công việc và phân công chức năng, nhiệm vụ phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo. - Ngoài mối quan hệ giữa CBCNV nội bộ trong phòng, phòng còn có mối quan hệ công tác với các phòng, bộ phận khác trong Trung tâm, với Công ty và Tổng Công ty. 4. Một số tồn tại chủ yếu trong tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm viễn thông khu vực I Đặc điểm: Trung tâm khu vực I là đầu mối quan trọng của cồng ty viễn thông liên tỉnh có địa bàn công tác rộng, phức tạp và khó khăn nhất trong ba trung tâm. Mặt khác trung tâm viễn thông khu vực I còn là một đơn vị phải gánh chịu nhiều nhất di sản của ngành bưu điện để lại (trước đây gọi là trung tâm viễn thông I trực thuộc công ty điện thoại đường dài thuộc tổng cục bưu điện) chuyên quản lý bảo dưỡng đường dây trần trên tuyến trục Bắc – Nam. Vì vậy trung tâm viễn thông khu vực I có số lượng cán bộ công nhân viên nhiều nhất trong ba trung tâm, có nhiều cán bộ công nhân viên cao tuổi phần lớn dây máy. Số cán bộ công nhân viên có trình độ kỹ sư, tiếp cận với kỹ thuật mới và trình độ ngoại ngữ rất hạn chế Bộ máy tổ chức quản lý bước đầu còn rập khuôn áp dụng theo mô hình cũ. Từ 3/2/1990 trung tâm viễn thông khu vực I được thành lập trực thuộc công ty viễn thông liên tỉnh . Trong từng giai đoạn phát triển và trưởng thành trung tâm đã từng bước cố gắng cải tiến về công tác tổ chức bộ máy quản lý, sắp xếp lại tổ chức lao động theo từng giai đoạn phù hợp với điều kiện môi trường, hoàn cảnh địa bàn thực tế như: từng bước trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa đội ngũ lãnh đạo, điều chuyển sắp xếp lại các cán bộ quản lý (các phòng ban) và các đơn vị sản xuất trực tiếp (đaì, tuyến, trạm ..). Đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên để nắm bắt kịp thời các thiết bị mới hiện đại, nắm bắt được các công tác quản lý điều hành mới đáp ứng yêu cầu thực tế trong từng giai đoạn, điều động bố trí lại lực lượng lao động trong các đơn vị trực thuộc, xây dựng và bổ sung những qui định, nội qui qui chế mới (kể cả trong công tác quản lý điều hành và trực tiếp sản xuất) Với những cố gắng cải tiến lại công tác tổ chức quản lý và sản xuất trên, trung tâm viễn thông khu vực I đã từng bước đem lại kết quả đáng kể trong sản xuất kinh doanh, hoàn thành mọi nhiệm vụ do công ty viễn thông liên tỉnh giao (hàng năm đều hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh từ 1-3%, độ thông đường truyền tín hiệu đều đảm bảo được 99,99% theo mức đề ra. Công tác an ninh chính trị an toàn lao động, phòng chống cháy nổ đều đảm bảo không để xảy ra tai nạn lao động và cháy nổ, không để xảy ra mất an ninh trật tự trong địa bàn trung tâm và ngoài xã hội. Bên cạnh những cố gắng trong công tác cải tiến bộ máy quản lý của trung tâm viễn thông khu vực I trong những năm qua đã đem lại được những hiệu quả như đã nêu trên, trung tâm viễn thông khu vực I cũng còn những tồn tại cần khắc phục để phát triển vững chắc hơn. 4.1. Bộ máy quản lý và sắp xếp lao động chưa thật hợp lý Nhìn chung trung tâm đã thực hiện, áp dụng theo các qui chế, qui định của nhà nước, của ngành và của công ty song trong thực tế vẫn còn những tồn tại: Về công tác qui hoạch cán bộ: Trong quá trình thực hiện còn lúng túng, chưa mạnh dạn quyết đoán khi cần thiết thay thế hoặc bổ xung cán bộ lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc trung tâm, trưởng các phòng ban, đài tuyến) thời gian còn bị kéo dài đặc biệt là quyết định từ cấp phó hoặc phó phụ trách đơn vị lên cấp trưởng thời gian thử thách có khi kéo dài từ 3 – 4 năm. Về công tác định biên định mức để sắp xếp, bố trí lao động: Nội dung này mới thực hiện tương đối chặt chẽ trong các đơn vị trực tiếp sản xuất (đài, tuyến, trạm) còn 1 số phòng quản lý việc định biên, định mức chưa thật chặt chẽ số lượng lao động còn nhiều, trình độ năng lực trong từng vị trí không đồng đều, đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, kỹ thuật viên đầu đàn còn rất hạn chế đặc biệt là trình độ ngoại ngữ để phục vụ cho công tác chuyên môn (đọc và dịch tài liệu hoặc làm việc với chuyên gia nước ngoài chưa đáp ứng theo yêu cầu) Cụ thể là: + Phòng hành chính quản trị với số lượng 35 người trong đó có 2 tổ: phục vụ ăn uống và tổ vệ sinh tạp vụ phần lớn là chị em nữ lớn tuổi + Ban bảo vệ, tự vệ với số lượng 52 người phần lớn là công nhân, nhân viên lớn tuổi. Thực chất số lượng cán bộ công nhân 2 phòng ban trên đông và số người lớn tuổi nhiều chủ yếu là do lịch sử của ngành, của công ty điện thoại đường dài trước đây để lại. 4.2. Công tác học tập đào tạo bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu: Về công tác hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trung tâm viễn thông khu vực I trong những năm qua có nhiều chuyển biến đáng kể, đáp ứng cho các công tác vận hành khai thác, bảo dưỡng sửa chữa thiết bị song trong thực tế cũng còn bộc lộ một số tồn tại, thiếu sót đó là: Việc bồi dưỡng, đào tạo chỉ mới đáp ứng trong giai đoạn trước mắt và cho một số cán bộ chủ chốt, cán bộ đầu đàn (chưa có tính chiến lược phổ cập rộng rãi). Việc tổ chức học tập, bồi dưỡng chưa có sự phối hợp chặt chẽ sâu sát giữa bộ phận đào tạo của trung tâm với các đài, tuyến nên nội dung chương trình học tập, bồi dưỡng còn sơ sài, thiếu thực tế (có lúc còn mang tính hình thức). Chí tiến thủ của từng cán bộ công nhân viên chưa thật cao, thiếu tính tự giác trong việc học tập, nâng cao trình độ, nắm bắt thiết bị nâng cao trình độ quản lý Do trình độ ngoại ngữ hạn chế nên việc quản lý khai thác, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị nắm bắt chậm chưa đáp ứng theo yêu cầu đòi hỏi (đặc biệt là đọc dịch các tài liệu nước ngoài để sử dụng vận hành, sửa chữa các thiệt bị mới hiện đại hơn). Việc nâng cao trình độ ngoại ngữ còn nhiều hạn chế. 4.3. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh tra, kiểm tra, thi đua khen thưởng, kỷ luật: Là đơn vị có địa bàn hoạt động công tác dài, rộng và môi trường phức tạp (thành phố, thị xã, trung du, biên giới núi cao, xa xôi hẻo lánh v..v.) Vì vậy công tác tuyên truyền giáo dục thanh kiểm tra, thi đua khen thưởng, kỷ luật luôn được Đảngvà công đoàn trung tâm chú trọng. Song trong thực tế của những khó khăn đó đã dẫn đến những tồn tại sau Việc triển khai thực hiện các chỉ thị nghị quyết , qui định qui chế mới có nơi, có lúc chưa kịp thời, chưa quán triệt hết đến từng cán bộ công nhân viên. Công tác thanh kiểm tra thi đua khen thưởng thực hiện theo lịch trình định kỳ (theo quý, 6 tháng, cả năm) hoặc đột xuất song có những lúc còn sơ sài thiếu tỷ mỉ hình thức, thiếu tính răn đe giáo dục, vì vậy ý thức chấp hành của một bộ phận cán bộ công nhân viên chưa nghiêm túc dẫn đến nhiều vụ đứt cáp quang do khách quan và do chủ quan ảnh hưởng đến kinh phí và chất lượng thông tin, vi phạm đến tệ nạn xã hội phải xử lý kỉ luật. 4.4. Công tác tuyển chọn còn những bất cập Là đơn vị hoạt động công tác trong lĩnh vực khoa học kĩ thuật có kĩ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ quản lý, kĩ sư kĩ thuật công nhân mạnh vì vậy công tác tuyể n chọn lao động là hết sức hợp quan trọng. Trong những năm qua trung tâm viễn thông khu vực I đã áp dụng thực hiện theo qui chế tuyển chọn lao động do công ty viễn thông liên tỉnh ban hành đã đem lại những kết quả nhất định. Song trong quá trình thực hiện còn một số bất cập tồn tại sau: - Về hình thức tuyển chọn : chưa thông báo rộng rãi trên các phương tiện đại chúng. Về phương pháp : chưa mở rộng quan hệ chặt chẽ với các trường đại học, trường công nhân kỹ thuật để nắm bắt được những sinh viên giỏi xuất sắc để có hướng đỡ đần nhận và tuyển dụng vào công tác. Về nội dung : Trung tâm viễn thông khu vực I là một doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào sản xuất kinh doanh do vậy chưa có một đội ngũ chuyên nghiệp soạn thảo các đề cương, đề thi tuyển còn lúng túng mất nhiều thời gian. Chương III Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tại Trung tâm viễn thông khu vực I 1. Phương hướng và phương thức hoàn thiện - Bộ máy chuyên tinh, gọn nhẹ không cồng kềnh, đảm bảo thực hiện chức năng và nhiệm vụ có hiệu quả. - Cơ cấu bộ máy quản lý đầy đủ, thích ứng với từng nhiệm vụ cụ thể, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Phương thức tiến hành: - Kế thừa một cách có chọn lọc bộ máy cũ, phát huy được thế mạnh nội tại về con người; mạnh dạn bồi dưỡng, bổ sung cán bộ trẻ chuẩn bị kế tiếp sự phát triển. - Rà soát, phân chia chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận và đi đến hoàn thiện, kiện toàn bộ máy quản lý. Cải thiện mối quan hệ công tác, lề lối làm việc; bổ sung và hoàn thiện nội quy, quy chế; bố trí sắp xếp và bồi dưỡng cán bộ đúng chuyên môn, sở trường. - Tăng cường mối quan hệ với các đơn vị trong và ngoài Trung tâm. - Hoàn thiện thêm việc xây dựng chức trách cho từng cán bộ công nhân viên để đảm bảo hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Việc sắp xếp, bố trí phải có căn cứ khoa học và thực tiễn, thận trọng, không ồ ạt nhưng phải đồng bộ, thống nhất và dứt khoát. 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý Qua tìm hiểu và phân tích tình hình chung, cũng như tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm, ta nhận thấy được những mặt mạnh và những hạn chế của bộ máy quản lý. Dưới đây tôi xin đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý: 2.1. Sắp xếp, bố trí lại lao động trong các bộ phận quản lý Đây là một trong những lĩnh vực then chốt quan trọng để thúc đẩy sản xuất kinh doanh đạt được hiệu qủa cao vì vậy đòi hỏi người làm quản lý trong lĩnh vực lao động cần phải thường xuyên nắm rõ lý lịch của cán bộ công nhân viên (về đạo đức phẩm chất, khả năng trình độ, sở trường v..v..) để đánh giá nhận xét khi cần thiết đề bạt hoặc sắp xếp công việc phù hợp thực hiện đúng qui trình về viêc nhận xét đánh giá cán bộ khi đề bạt và sắp xếp cán bộ. Việc sắp xếp, bố trí lao động trong từng bộ phận quản lý: phải nắm rõ hết các công việc trong từng bộ phận để bố trí đầy đủ số lượng người cần thiết (vì việc mà sắp xếp nguời) có đủ khả năng trình độ theo yêu cầu, đúng sở trường của từng người thì càng phát huy tốt công việc được giao, việc định mức và định biên lao động đối với các phòng ban quản lý cần phải áp dụng đầy đủ đúng tiêu chuẩn theo qui định, trẻ hóa đội ngũ cán bộ quản lý, ưu tiên cán bộ trẻ, cán bộ nữ có đạo đức phẩm chất, khả năng trình độ chuyên môn, ngoại ngữ sức khỏe tốt thúc đẩy nhanh sự phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tránh tình trạng sắp xếp bố trí cán bộ quản lý ở một số phòng ban số lượng nhiều, trình độ khả năng chưa đáp ứng hoặc tuổi cao do lịch sử để lại Việc sắp xếp bố trí, đề bạt cán bộ cần phải nhanh chóng kịp thời đáp ứng cho yêu cầu sản xuất kinh doanh. 2.2. Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý Để phát huy tốt tổ chức bộ máy quản lý cần phải xây dựng, bổ xung thường xuyên các qui định, qui chế đặc biệt là qui chế phối hợp giữa cán bộ quản lý thường xuyên giữ vững sinh hoạt hôi ý lãnh đạo, giao ban trung tâm và thông báo kịp thời kết quả công tác và những tồn tại trong tuần qua, tháng qua đến tất cả các đơn vị kể cả các trạm hẻo lánh núi cao được biết và khắc phục, phát huy tốt những kết quả thành tích đạt được (hiện tại các thông báo giao ban tuần hoặc một số văn bản khác chỉ mới đến được các cấp trưởng, cấp phó đơn vị cán bộ công nhân viên không nắm vững). 2.3. Công tác học tập, đào tạo bồi dưỡng: Đây là một lĩnh vực quan trọng luôn được giám đốc và bộ phận quản lý đào tạo của trung tâm luôn quan tâm triển khai thực hiện và cũng đã đáp ứng thực sự trong giai đoạn trước mắt, tiếp cận được với công tác quản lý mới, các thiết bị công nghệ mới phục vụ cho công tác sản xuất kinh doanh. Song trong xu thế khoa học kĩ thuật công nghệ thông tin viễn thông phát triển thay đổi từng ngày thiết bị máy móc liên tục chuyển đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đồng thời cơ chế thị trường trong giai đoạn xã hội hòa nhập phát triển kinh tế quốc tế, các qui định mới, các chế độ chính sách mới luôn được ban hành và sửa đổi bổ xung. Trong điều kiện thực tế xã hội hiện nay đòi hỏi mỗi cán bộ công nhân viên chức từ lãnh đạo trung tâm, các cán bộ chủ chốt trong các đơn vị, cán bộ quản lý trong các phòng ban, kĩ sư kĩ thuật viên, công nhân đều phải ra sức học tập vươn lên, bồi dưỡng để kịp thời nắm bắt vận hành khai thác sửa chữa các thiết bị mới có công nghệ hiện đại, nắm bắt được công tác quản lý điều hành mới, tiên tiến của các nước phát triển nhằm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. Qua nghiên cứu các văn bản về qui định, nội qui và qui chế đặc biệt là qui chế về công tác học tập đào tạo bồi dưỡng trong và ngoài nứơc của trung tâm viễn thông liên tỉnh được áp dụng cho cả ba trung tâm. Đồng thời thông qua một số nội dung tồn tại trong công tác này đã được nêu trên. Tôi xin được đóng gốp một số giải pháp về công tác học tập đào tạo bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên trong trung tâm viễn thông khu vực I như sau: a/ Triệt để áp dụng đúng theo qui chế mà công ty viễn thông liên tỉnh đã ban hành thực hiện cho cả ba trung tâm. b/ Bộ phận quản lý về công tác học tập, đào tạo của trung tâm cần nắm rõ bằng cấp, khả năng trình độ chuyên môn và ngoại ngữ, sở trường của từng cán bộ công nhân viên (trước mắt nắm được trình độ của một số cán bộ chủ chốt từ cấp trung tâm đến cấp trưởng phó đơn vị trực thuộc và tổ trưởng các trạm). c/ Nắm rõ phương hướng công tác, phát triển mạng lưới của trung tâm và công ty trong thời 1 – 2 năm tới, nắm vững các chế độ chính sách mới, công tác quản lý mới về tài chính vật tư tài sản về khoa học kỹ thuật v..v.. d/ Hàng năm lập kế hoạch chương trình học tập đào tạo, bồi dưỡng cho các đối tượng cần thiết đáp ứng kịp thời cho công tác sản xuất kinh doanh. e/ Quan hệ chặt chẽ với cán bộ đào tạo của công ty, các trường lớp liên quan trong và ngoài ngành để phối hợp công tác. f/ Phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo đơn vị trong trung tâm để xây dựng nội dung chương trình và tổ chức học tập bồi dưỡng (cả về kiến thức quản lý và kĩ thuật sửa chữa vận hành khai thác thiết bị ) g/ Tiêu chuẩn hóa về trình độ ngoại ngữ cần thiết cho từng đối tượng công việc, từng vị trí công tác. h/ Tổ chức mở các lớp bồi dưỡng về kiến thức cơ bản trong lĩnh vực kĩ thuật viễn thông, thiết bị viễn thông, tin học cho số cán bộ làm công tác quản lý tài chính kinh tế để có cơ sở vận dụng giải quyết những công việc cần thiết liên quan. i/ Có chế độ động viên khen thưởng kịp thời (đặc biệt là số cán bộ làm công tác quản lý) j/ Hình thức và đối tượng đạo tạo bồi dưỡng Thực hiện đúng theo qui chế học tập, đào tạo của công ty đã ban hành và qui chế của bộ giáo dục đào tạo Đối với đào tạo trên đại học (thạc sĩ, phó tiến sĩ) Đối tượng đào tạo cần ưu tiên cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ chủ chốt là cử nhân kĩ sư kĩ thuật đầu đàn trong các đơn vị. Theo các loại hình sau: Thông thường các đối tượng thuộc diện trên thường bận rộn nhiều công việc không thể tham gia học tập trung được và nên tổ chức hình thức vừa học vừa công tác để đảm bảo được việc quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, vừa nâng cao được trình độ. Đối với đối tượng đào tạo kĩ sư, cử nhân: thông thường tuổi còn trẻ, khối lượng công việc ít hơn, nên đào tạo theo hình thức tập trung theo từng thời gian (cần ưu tiên những cán bộ quản lý kĩ thuật công nhân tay nghề giỏi có nhiều thành tích đóng góp cho trung tâm). Đối với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ ngoại ngữ: + Khuyến khích cán bộ công nhân viên tham gia các lớp ngoại ngữ ngoài giờ, trung tâm hỗ trợ kinh phí cho người đi học sau khi có chứng chỉ hoặc bằng cấp sau khi học. + Liên hệ với các trung tâm đào tạo ngoại ngữ mở các lớp tại cơ quan trung tâm viễn thông khu vực I (kể cả trong giờ hành chính nếu có điều kiện) trung tâm hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện trong công tác để tham gia học tập và đạt kết quả. Đối với các đối tượng cần phải có ngoại ngữ để giao tiếp làm việc với các chuyên gia nước ngoài hoặc đọc dịch các tài liệu cần tham gia các lớp đào tạo cấp tốc có chất lượng cao (ưu tiên cán bộ lãnh đạo quản lý trung tâm, cán bộ chủ chốt, đầu đàn). Học tập, bồi dưỡng nâng cao tay nghề và đào tạo đột xuất theo chuyên đề: Cần phải phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo các đơn vị trực thuộc, có kế hoạch nội dung chương trình và thời gian cụ thể để tổ chức học tập bồi dưỡng tại chỗ (tại cơ sở từng đơn vị trung tâm sẽ hỗ trợ kinh phí ). 2.4. Công tác tuyển chọn lao động: Trong 2, 3 năm gần đây trung tâm viễn thông khu vực I đã thực hiện khá nghiêm túc về qui chế tuyển chọn lao động do công ty viễn thông liên tỉnh ban hành được thực hiện trong toàn công ty (cả ba trung tâm), bước đầu đã đưa đến những kết quả tốt. Số cán bộ công nhân viên mới được tuyển vào công tác từng bước đã thể hiện được năng lực trình độ của bản thân trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh tại trung tâm. Song cần đi sâu thêm một số mặt sau: Trước khi tuyển chọn cần thông báo rộng rãi trên các phương tiện đại chúng biết. Cần có đôi ngũ soạn thảo các nội dung , đề cương đề thi chuyên sâu hơn, sát thực tế hơn với những nội dung cần thiết trong khi thi tuyển chọn từng loại lao động. Quan hệ chặt chẽ với các trường đại học (giao lưu – kết nghĩa) để nắm bắt được các sinh viên giỏi để đỡ đần về kinh phí trong quá trình học tập, thực tập và sắp xếp công việc sau khi tốt nghiệp. Mở rộng quan hệ với các đơn vị ngoài ngành, ngoài xã hội để tìm kiếm những người tài giỏi trong một số linh vực cần thiết để tuyển dụng (cần phải có cơ chế về kinh tế, tài chính, bậc lương thỏa đáng để thu hút được nhân tài). Số lao động sau khi thi tuyển nhận vào làm việc cần phải được hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng chặt chẽ, sâu sát để nhanh chóng trưởng thành phát huy tốt trong công tác sản xuất kinh doanh của trung tâm. 2.5. Tạo động lực cho người lao động: Để tạo động lực thúc đẩy người lao động đem hết mọi khả năng và trí tuệ, lao động và sáng tạo trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời đảm bảo sự công bằng trong việc ăn chia, phân phối tiền thưởng, lợi nhuận giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong tập thể người lao động hàng năm hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty viễn thông liên tỉnh giao. Trung tâm viễn thông liên tỉnh đã tiến hành xây dựng: - Nội qui lương khoán - Qui chế phân phối thu nhập - Qui chế khen thưởng Nhìn chung các nội qui quy chế đó đều đã được người lao động trực tiếp tham gia thảo luận, tổ chức hội thảo qua nhiều cấp, nhiều lần và đã được chính thức ban hành triển khai thực hiện. Trong những năm qua đã đem lai những kết quả đáng kể trong sản xuất kinh doanh song cũng cần bổ xung một số giải pháp thực hiện được hoàn chỉnh thêm đó là: Giám đốc trung tâm cần mạnh dạn hơn trong viêc tự quyết định khen thưởng cho các cá nhân tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong các đợt triển khai các các công trình trọng điểm, trong các đợt tham gia chống bão lụt ứng cứu thông tin v..v...(Số kinh phí khen thưởng trên và quyền được thực hiện đã có trong văn bản nội qui qui chế). Việc bình xét khen thưởng cuối năm đã và đang thực hiện như sau: Danh hiệu lao động giỏi: số lượng phạm vi 70% số cán bộ công nhân trong đơn vị. Danh hiệu chiến sĩ thi đua: 20% trong số 70% đạt lao động giỏi. Nên điều chỉnh lai như sau: Danh hiệu lao động giỏi: không khống chế số lượng mà chỉ cần căn cứ vào tiêu chuẩn để bình xét. Danh hiệu chiến sĩ thi đua: căn cứ vào tiêu chuẩn để bình xét nhưng số lương không quá 5% số lượng người đạt lao động giỏi. Về kinh phí khen thưởng cho từng danh hiệu căn cứ vào quĩ khen thưởng hàng năm của trung tâm và công ty. Lãnh đạo trung ttâm và cán bộ quản lý các phòng chức năng cần tăng cường kiểm tra (định kì và đột xuất) về việc ăn chia phân phối thu nhập khen thưởng tới từng cá nhân trong các đơn vị trực thuộc, đặc biệt là các đơn vị ở xa trung tâm, tránh tình trạng có một vài trường hợp đơn vị khó khăn, ngại họp hành bình xét tập thể mà chỉ hội ý lãnh đạo để thống nhất danh sách phân loại (cần đảm bảo tính dân chủ trong từng đơn vị). Kết luận Được sự đồng ý của khoa quản trị kinh doanh trường đại học dân lập Phương Đông và được sự nhất trí tiếp nhận của giám đốc trung tâm viễn thông khu vực I. Em đã được thực tập tại doanh nghiệp trung tâm viễn thông khu vực I với đề tài: “ Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở trung tâm viễn thông khu vực I ”. Đề tài này là một lĩnh vực cốt lõi trong hoạt động công tác của các doanh nghiệp có nội dung liên quan đến mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Đặc biệt trung tâm viễn thông khu vực I là doanh nghiệp mang tính chất vừa kinh doanh vừa mang tính chất phục vụ có địa bàn công tác rộng khắp 28 tỉnh thành phía bắc, là cơ sở hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực có kĩ thuật công nghệ cao hiện đại, có đội ngũ lao động là khoa học kĩ thuật, có sản phẩm đặc biệt là thời gian (phút đàm thoại, truyền hình điện báo, telex ...). Cho đến nay thời gian hoạt động của trung tâm đã được 15 năm. Đã nhiều lần kiện toàn, điều chỉnh bộ máy quản lý, cải tiến tổ chức, cán bộ và lao động. Vì vậy cho đến nay em thấy rằng tô chức bộ máy quản lý của trung tâm viễn thông khu vực I là tương đối phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và môi trường công tác của trung tâm. Tuy nhiên qua tìm hiểu tại trung tâm, những tồn tại và những giải pháp đã nêu trong báo cáo là những nôi dung thiết thực để tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm được hoàn thiện hơn, việc điều hành và sản xuất hiệu quả hơn. Được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo đặc biệt là cô giáo trực tiếp hướng dẫn thực tập và sự giúp đỡ tạo mọi điều kiện của lãnh đạo trung tâm, các cô chú anh chị trong các phòng ban của trung tâm. Em đã nắm bắt được những nội dung cơ bản theo đề cương đã được duyệt. Em xin báo cáo nội dung kết qủa thực tập gửi tới các thầy cô xem xét đóng góp ý kiến giúp đỡ em được hoàn thiện hơn Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo nhà trường đã giảng dạy giúp đỡ em trong suốt 4 năm học tập. Cám ơn cô giáo trực tiếp hướng dẫn em trong thời gian thực tập và cám ơn lãnh đạo trung tâm các cô, chú, anh chị trong các phòng ban của trung tâm đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho em đạt được kết quả hôm nay. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình Kinh tế lao động – Nhà xuất bản Giáo dục, 2. Giáo trình Tổ chức lao động khoa học – Nhà xuất bản Giáo dục, 3. Giáo trình Quản trị nhân lực – Nhà xuất bản Giáo dục, 4. Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế – Nhà xuất bản Giáo dục, 5. Giáo trình Quản trị kinh doanh, 6. Những vấn đề cốt yếu của quản lý, 7. Báo cáo tổng kết của Trung tâm viễn thông khu vực I, 8. Các văn bản tài liệu khác của Trung tâm viễn thông khu vực I, 9. Bài giảng của Giáo viên chuyên ngành mục lục Lời nói đầu Chương I: Một số vấn đề Lý luận và sự cần thiết của việc hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý ở Các doanh nghiệp 1 1. Quản lý và lao động quản lý. 1 1.1. Khái niệm về quản lý 1 1.2. Lao động quản lý 2 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của lao động quản lý 2 1.2.2 Chức năng của lao động quản lý 2 2. Bộ máy quản lý 4 2.1 Khái niệm 4 2.2 Yêu cầu của bộ máy quản lý 4 3. Cơ cấu tổ chức của bộ máy quản lý 4 3.1. Khái niệm 4 3.2. Các kiểu cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 4 4. Vai trò của bộ máy quản lý 11 5. Những nhân tố ảnh hưởng tới tổ chức bộ máy quản lý 11 5.1. Nhóm các nhân tố thuộc đối tượng quản lý 12 5.2. Nhóm những nhân tố thuộc lĩnh vực quản lý 12 CHương II: Tình hình tổ chức bộ máy quản lý ở trung tâm viễn thông khu vực i. 14 1. Sự hình thành và phát triển của trung tâm 14 2. Một số đặc điểm kĩ thuật công nghệ ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy quản lý của trung tâm. 15 2.1. Đặc điểm thị trường đầu vào 15 2.2 Vốn sản xuất kinh doanh 16 2.3. Đặc điểm sản phẩm và khách hàng 20 3. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý ở Trung tâm viễn thông khu vực I 21 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 21 3.2. Chức năng, quyền hạn và mối quan hệ của các đơn vị trực thuộc Trung tâm 22 3.2.1. Phòng Nhân sự – Lao động tiền lương 22 3.2.2. Phòng kế toán thống kê - tài chính 28 3.2.3. Phòng Kế hoạch - Vật tư 31 3.2.4. Phòng Kỹ thuật - Nghiệp vụ 35 3.2.5. Phòng Kinh doanh - Tiếp thị 39 4. Một số tồn tại chủ yếu trong tổ chức bộ máy quản lý của Trung tâm viễn thông khu vực I 41 4.1. Bộ máy quản lý và sắp xếp lao động chưa thật hợp lý 43 4.2. Công tác học tập đào tạo bồi dưỡng chưa đáp ứng yêu cầu 43 4.3. Trong công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh tra, kiểm tra, thi đua khen thưởng, kỷ luật 44 4.4. Công tác tuyển chọn còn những bất cập 45 Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý tại Trung tâm viễn thông khu vực I 46 1. Phương hướng và phương thức hoàn thiện 46 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác tổ chức bộ máy quản lý 46 2.1. Sắp xếp, bố trí lại lao động trong các bộ phận quản lý 47 2.2. Nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý 47 2.3. Công tác học tập, đào tạo bồi dưỡng 48 2.4. Công tác tuyển chọn lao động 50 2.5. Tạo động lực cho người lao động 51 Kết luận 53 Tài liệu tham khảo 54

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docM0095.doc
Tài liệu liên quan