Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn

Trong cơ chế thị trường hiện nay, để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất thì mọi doanh nghiệp không phân biệt loại hình donh nghiêp nào đều phải cố gắng, lỗ lực và năng động hơn nữa, tìm ra được đường lôi đúng đắn, hướng đi đúng thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Công tác tổ chức quản lý và công tác hoạch toán kế toán trong các doanh nghiệp hiện nay là rất quan trọng và có vai trò to lớn đối với tất cả hoạt động của doanh nghiệp, nhất là đối với công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

doc61 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời tăng 31,7% so với năm 2004. Chương 2 một số vấn đề thu nhận được thực tế trong thời gian thực tập tại xí nghiệp Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn là đơn vị hạch toán phụ thuộc và chịu kết quả về hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Do đó công tác hạch toán, kế toán tại xí nghiệp cũng tuân theo những nguyên tắc, chế độ, chuẩn mực do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Qua thời gian thực tế thực tập tại xí nghiệp em phần nào hiểu được công tác hạch toán kế toán của đơn vị sản xuất kinh doanh. 2.1. Hệ thống chứng từ sử dụng tại xí nghiệp. Như ta đã biết mọi số liệu ghi chép vào sổ kế toán đều phải có cơ sở đảm bảo tính pháp lý được mọi người thừa nhận. Những số liệu đó phải được chứng minh một cách hợp lý, hợp pháp theo những quy định của Nhà nước về công tác kế toán ở các doanh nghiệp. Chứng từ kế toán là những bằng chứng chứng minh v ề nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành. Theo quy định thì hệ thống chứng từ kế toán bao gồm 2 loại: - Hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắt buộc (chứng từ ban đầu) theo mẫu chung của Bộ Tài chính: hoá đơn giá trị gia tăng, thẻ kho, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu chi, phiếu thu. - Hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn (chứng từ nghiệp vụ nội sinh): bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH, các biên bản nghiệm thu, biên bản kiểm kê vật tư, giấy đề nghị tạm ứng, thanh toán tiền tạm ứng. 2.2. Hệ thống tài khoản kế toán sử dụng trong xí nghiệp Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ 2.2.1: Hệ thống kế toán tổng hợp : Xí nghiệp sử dụng các tài khoản theo chế độ quy định của kế toán doanh nghiệp : -TK 111, 112, 133, 131, 152, 153……… TK 211, 212, 214, 241, 222, 228……….. TK 311, 331, 341, 334, 338, 333, 336 ………. TK 411, 441, 421, 431 ……….. TK 511, 512, 515……… TK 621, 622, 627, 641, 642, 632 ……. TK 711 TK 811 TK 911 Ngoài ra xí nghiệp còn sử dụng một số TK ngoàI bảng như:TK001,003,005,007.. 2.2.2 Hệ thống TK chi tiết: Mở cho tất cả các TK tổng hợp cần mở chi tiết 2.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại xí nghiệp 2.3.1Sổ kế toán tổng hợp : Doanh nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán là “sổ nhật ký chung” và nhật ký chuyên dùng. Sổ cái Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chứng từ gốc cùng loại Nhật ký chung và nhật ký chuyên dùng Báo cáo quỹ hàng ngày Sổ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu, kiểm tra số liệu Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán 2.3.2 Sổ kế toán chi tiết : Sổ kế toán chi tiết mở cho tất cả các tàI khoản tổng hợp cần theo dõi chi tiết, như :sổ chi tiết TK 152.2, sổ chi tiết TK 152.3, sổ chi tiết TK 152.4………. 2.4. Hệ thống báo cáo sử dụng ở xí nghiệp. 2.4.1 Báo cáo tàI chính : -Xí nghiệp áp dụng niên độ kế toán từ 01/01/N đến 31/12/N. -Xí nghiệp áp dụng kỳ kế toán theo quý. Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn áp dụng bốn mẫu báo cáo tài chính bắt buộc theo quy định của Nhà nước. Báo cáo tài chính được lập vào cuối mỗi kỳ và nộp cho cấp trên (phòng tài chính kế toán của công ty cổ phần Trúc Thôn). - Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN) - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN) Thuyết minh báo cáo tài chính (mẫu số B09-DN) 2.4.2 Báo cáo nội bộ Báo cáo nội bộ phục vụ cho việc quản trị doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng như: - Báo cáo công nợ (thường xuyên) - Báo cáo phân tích tình hình tài chính - Báo cáo doanh thu bán hàng Báo cáo nhập – xuất – tồn kho… chương 3 tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn 3.1. Lý luận chung về kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp. 3.1.1. Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ. 3.1.1.1. Yêu cầu quản lý Quá trình sản xuất là sự kết hợp giữa ba yếu tố: lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là đối tượng lao động đã được thay đổi do lao động có ích của con người tác động vào. Trong quá trình sản xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tham gia vào chu kì sản xuất kinh doanh, bị tiêu hao toàn bộ và chuyển toàn bộ giá trị một lần vào chi phí sản xuất tạo nên giá thành sản phẩm. Không chỉ tác động vào giá thành sản phẩm, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ còn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên chất lượng sản phẩm, để tạo nên sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ thì việc quản lí, sử dụng nguyên vật liệu sao cho hợp lí là rất cần thiết. Nếu xét một cách toàn diện thì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong những yếu tố không thể thiếu được của bất cứ quá trình sản xuất nào. Dưới hình thái hiện vật nó là bộ phận quan trọng của tài sản lao động, còn dưới hình thái giá trị nó biểu hiện thành vốn lưu động của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cần phải tăng tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động từ đó không tách dời với việc dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ một cách tiết kiệm và hợp lí. Những phân tích trên cho thấy nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có vị trí đặc biệt trong quá trình sản xuất, kinh doanh là điều kiện đầu tiên để duy trì hoạt động sản xuất, là nhân tố chủ yếu trong chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, chất lượng sản phẩm và là bộ phận của vốn lưu động. Với vai trò như vậy việc quản lí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải được quan tâm đúng mức. Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải được giám sát kiểm tra ở tất cả các khâu từ khi mua bảo quản đến dự trữ sử dụng. Khâu mua: Do trong quá trình sản xuất sử dụng nhiều loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ do đó phải quản lí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho đủ số lượng, đúng chủng loại, đảm bảo chất lượng tránh gây tổn thất, thất thoát, đảm bảo nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua về đúng qui định, đúng yêu cầu sử dụng và giá mua thích hợp để hạ chi phí thu mua góp phần hạn giá thành sản phẩm. Khâu bảo quản: Phải thực hiện bảo quản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo đúng qui định cho từng loại. Tổ chức kho tàng hợp lí phù hợp với qui mô tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, đảm bảo an toàn chống lãng phí, tổn thất. Khâu dự trữ: Việc dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải phù hợp để đáp ứng yêu cầu kịp thời, đầy đủ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp phải xác định được mức dự trữ tối đa, tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được bình thường, không gây gián đoạn sản xuất do khâu cung ứng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ không kịp thời hoặc không gây ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều. Khâu sử dụng: Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chiếm tỉ trọng lớn trong quá trình sản xuất sản phẩm, vì vậy phải sử dụng đúng định mức tiêu hao, đúng qui cách, đúng chủng loại và qui trình sản xuất, đảm bảo tiết kiệm hợp lí, phát huy cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong khâu này cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng trong sản xuất kinh doanh. Do công tác quản lí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có tầm quan trọng như vậy nên việc tăng cường quản lí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là rất cần thiết. Phải làm cải tiến công tác quản lí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho phù hợp với thực tế sản xuất, coi đây là yêu cầu bức thiết đưa công tác quản lí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào nề nếp khoa học. 3.1.1.2. Nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thì kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây: Phản ánh chính xác, kịp thời và kiểm tra chặt chẽ tình hình cung cấp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tên các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp. Tính toán và phân bố chính xác kịp thời giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho các đối tượng khác, kiểm tra chặt chẽ việc thực hiện định mức tiêu hao nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những trường hợp sử dụng sai mục đích, lãng phí. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các định mức dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phát hiện kịp thời các loại ứ đọng, kém phẩm chất chưa cần dùng và có biện pháp giải phóng để thu hồi vốn nhanh chóng, hạn chế các thiệt hại. Thực hiện việc kiểm kê nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo yêu cầu quản lí, lập các báo cáo về nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tham gia công tác phân tích việc thực hiện kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Từ những trình bày ở trên ta thấy để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì việc hạch toán đối với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là rất cần thiết và không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực nhất là các doanh nghiệp sản xuất thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhau. 3.1.2. Phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại có công dụng khác nhau, được sử dụng ở nhièu bộ phận khác nhau, có thể được bảo quản, dự trữ trên nhièu địa bàn khác nhau. Do vậy để thống nhát công tác quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ giữa các bộ phận có liên quan, phục vụ cho yêu cầu phân tích, đánh giá tình hình cung cấp, sử dung nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cần phải có cách phân loại thích đáng. 3.1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu. - Nếu căn cứ vào công dụng chủ yếu của nguyên vật liệu thì nguyên vật liệu được chia thành các loại. Nguyên vật liệu chính: gồm các loại nguyên liệu, vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất để cấu tạo nên thực thể bản thân của sản phẩm. Nguyên vật liệu phụ: Bao bồm các loại nguyên vật liệu được sử dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để nâng cao chất lượng cũng như tính năng, tác dụng của sản phẩm và các loại nguyên vật liệu phục vụ cho quá trình hoạt động và bảo quản các loại tư liệu lao động, phục vụ cho công việc lao động của công nhân. Nguyên liệu: Gồm các loại nguyên vật liệu được dùng để tạo ra năng lượng phục vụ cho hoạt động của các loại máy móc thiết bị và dùng trực tiếp cho sản xuất. Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại nguyên vật liệu được dùng cho việc thay thế, sửa chữa các loại tài sản cố định là máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn. Các loại nguyên vật liệu khác: Gồm các loại nguyên vật liệu không thuộc các loại nguyên vật liệu đã nêu trên như: phế liệu thu hồi được trong quá trình sản xuất và thanh lý tài sản….. - Nếu căn cứ vào nguồn cung cáp nguyên vật liệu thì nguyên vật liệu được chia thành: Nguyên vật liệu mua ngoài Nguyên vật liệu tự sản xuất Nguyên vật liệu có từ nguồn khác (được cấp, nhận góp vốn….) 3.1.2.2. Phân loại công cụ dụng cụ Để phục vụ tốt cho công tác kế toán, toàn bộ công cụ dụng cụ được chia thành: Các loại dụng cụ, gá lắp chuyên môn dùng cho sản xuất. Dụng cụ đồ nghề Dụng cụ quản lý Lán trại tạm thời Dụng cụ phục vụ cho nhu cầu văn hoá Bao bì luân chuyển Đồ dùng cho thuê Tuy nhiên việc phân loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ như trên vẫn mang tính tổng quát mà chưa đi vào từng loại, từng thứ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cụ thể để phục vụ cho việc quản lí chặt chẽ và thống nhất cho toàn doanh nghiệp. Để phục vụ tốt cho nhu cầu quản lí chặt chẽ và thống nhất các loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở các bộ phận khác nhau, đặc biệt là phục vụ cho yêu cầu sử lý thông tin trên máy tính thì việc lập bảng danh điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là hết sức cần thiết. Trên cơ sở phân loại theo công dụng như trên, tiến hành xác lập danh điểm theo loại, nhóm, thứ, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Cần phải quy định thống nhất tên gọi, ký hiệu, mã hiệu, quy cách, đơn vị tính và giá của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. 3.1.3. Tính giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 3.1.3.1. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua ngoài: Chi phí thu mua thực tế Khoản giảm giá được hưởng Giá mua ghi trên hoá đơn Giá nhập kho - + = Lưu ý: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ mua từ nước ngoài thì thuế nhập khẩu được tính vào giá nhập kho. Khoản thuế GTGT nộp khi mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cũng được tính vào giá nhập nếu doanh nghiệp không thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tự sản xuất: giá nhập kho là giá thành thực tế sản xuất. - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thuê ngoài gia công chế biến Chi phí vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu , công cụ dụng cụ đi và về Tiền thuê chế biến Giá xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đem chế biến Giá nhập kho = - + - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được cấp Giá do đơn vị cấp thông báo Giá nhập kho = - Chi phí vận chuyển bốc dỡ - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhận góp vốn: Giá nhập kho là giá do Hội đồng định giá xác định (được sự xác nhận của các bên có liên quan). - Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được biếu tặng: Giá nhập kho là giá thực tế được xác định theo thời giá trên thị trường. 3.1.3.2. Tính giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho Doanh nghiệp có thể sử dụng một trong bốn phương pháp: Thực tế đích danh, nhập trước – xuất trước, nhập sau – xuất trước và đơn giá bình quân. Khi sử dụng phương pháp tính giá phải tuân thủ nguyên tắc nhất quán. - Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: Cách tính này được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp quản lý nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo từng lô hàng nhập. Hàng xuất thuộc mô hàng nào lấy đơn giá nhập của lô hàng đó để tính. Phương pháp này thường được sử dụng với những loại hàng có giá trị cao, thường xuyên có cải tiến mẫu mã và chất lượng. - Phương pháp nhập trước – xuất trước: Theo cách tính này, người ta giả định lô hàng nào nhập trước thì xuất trước. Hàng xuất thuộc lô hàng nhập nào lấy đơn giá vốn của lô hàng đó để tính. - Phương pháp nhập sau – xuất trước: Theo cách tính này, người ta giả định lô hàng nào nhập sau thì xuất trước. Hàng xuất thuộc lô hàng nào lấy đơn giá vốn c ủa lô hàng đó để tính. - Phương pháp đơn giá bình quân: Theo phương pháp này, giá thực tế nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho được căn cứ vào số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho trong kỳ và đơn giá bình quân để tính: = Đơn giá bình quân Trị giá N V L , C C D C tồn đầu kỳ + trị giá N V L, C C D C nhập trong kỳ Số lượng N V L, CC DC tồn đầu kỳ + số lượng N V L, CC DC nhập trong kỳ = Số lượng N V L, CC DC xuất kho X đơn giá bình quân Trị giá NV L, CC DC xuất kho 3.1.4. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Tổ chức công tác kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có ý nghĩa quan trọng đối với công tác bảo quản nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và công tác kiểm tra tình hình cung cấp sử dụng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vừa được thực hiện ở kho, vừa được thực hiện ở phòng kế toán. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được thực hiện theo một trong ba phương pháp: Phương pháp thẻ song song Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển Phương pháp sổ số dư 3.1.4.1. Tổ chức kế toán chi tiết theo phương pháp thẻ song song ở kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép. Hàng ngày căn cứ vào chứng từ nhập – xuất để ghi số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ vào thẻ kho và vào cuối ngày tính gia số tồn kho của từng loại trên thẻ kho. ở phòng kế toán : Sử dụng sổ chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để ghi chép tình hình nhập, xuất, tồn của từng loại cả về số lượng và giá trị, cuối kỳ lập bảng tổng hợp kiêm báo cáo tình hình nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo kho và danh điểm. Phương pháp thẻ song song đơn giản, dễ thực hiện và tiện lợi khi được sử lý bằng máy tính. Hiện nay phương pháp này được áp dụng phổ biến ở các doanh nghiệp. 3.1.4.2. Tổ chức kế toán chi tiết theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng các thẻ kho để ghi chép tình hình nhập – xuất – tồn của từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về số lượng. ở Phòng kế toán: Để theo dõi từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập, xuất về số lượng và giá trị, kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển. Đặc điểm ghi chép là chỉ thực hiện ghi chép một lần vào cuối kỳ trên cơ sở tổng hợp các chứng từ nhập, xuất trong kỳ và mỗi danh điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được ghi một lần trên sổ đối chiếu luân chuyển. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển cũng đơn giản, dễ thực hiện nhưng có nhược điểm là khối lượng ghi chép của kế toán dồn vào cuối tháng quá nhiều nên ảnh hưởng đến tính kịp thời của việc cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng khác nhau. 3.1.4.3. Tổ chức kế toán chi tiết theo phương pháp sổ số dư Phương pháp sổ số dư là phương pháp được sử dụng cho những doanh nghiệp dùng giá hạch toán để hạch toán giá trị nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập xuất tồn kho. Đặc điểm của phương pháp này là ở kho chỉ theo dõi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ về số lượng còn ở phòng kế toán theo dõi về giá trị (theo giá hạch toán). ở kho: Thủ kho vẫn sử dụng được thẻ kho để ghi chép số lượng nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập – xuất – tồn trên cơ sở các chứng từ nhập, xuất. Ngoài ra vào cuối tháng, thủ kho còn phải căn cứ vào số tồn của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên thẻ kho để ghi vào sổ số dư. Sổ số dư do phòng kế toán lập và gửi xuống cho thủ kho vào ngày cuối tháng để ghi sổ. ở phòng kế toán: Nhân viên kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có trách nhiệm theo định kỳ xuống kho để kiểm tra, hướng dẫn việc ghi chép của thủ kho và xem xét các chứng từ nhập, xuất đã được thủ kho phân loại. Sau đó ký nhận vào phiếu giao nhận chứng từ, thu nhận phiếu này kèm các chứng từ nhập, xuất có liên quan. Căn cứ vào chứng từ nhập, xuất nhận được, kế toán phải đối chiếu với các chứng từ khác có liên quan, sau đó căn cứ vào giá hạch toán đang sử dụng để ghi giá vào các chứng từ và vào cột số tiền của phiếu giao nhận chứng từ, kế toán tiến hành ghi vào bảng luỹ kế nhập – xuất – tồn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Bảng luỹ kế nhập – xuất – tồn được mở riêng cho từng kho và mỗi danh điểm nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ được ghi riêng một dòng. Vào cuối tháng kế toán phải tổng hợp tiền nhập, xuất trong tháng và tính ra số dư cuối tháng cho từng loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trên bảng luỹ kế. Số dư trên bảng luỹ kế phải khớp với số tiền được kế toán xác định trên sổ số dư do thủ kho chuyển về. Trong điều kiện thực hiện kế toán bằng phương pháp thủ công thì phương pháp sổ số dư được coi là phương pháp có nhiều ưu điểm: hạn chế việc ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán, cho phép kiểm tra thường xuyên công việc ghi chép ở kho, đảm bảo số lượng kế toán được chính xác kịp thời. 3.1.5. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 3.1.5.1. Tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Nội dụng phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên Phải ghi chép kế toán chi tiết nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ hàng ngày để có thể tính trị giá với nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho. Việc tính trị giá vốn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất kho có thể tinh thường xuyên cho từng lần xuất hoặc có thể tính định kỳ. Sử dụng tài khoản: 152 “nguyên vật liệu”, 153 “công cụ dụng cụ” để ghi chép hàng ngày tình hình và sự biến động của nguyên vật liệu. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: - Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho vào thanh toán ngay bằng tiền mặt ứng mua hoặc bằng sex kế toán ghi: Nợ TK 152, 153 Nợ TK 1331 Có TK 111, 141, - Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho tiền chưa trả người bán. Nợ TK 152, 153 Nợ TK 1331 Có TK 331 - Trả chi phí vận chuyển bằng tiền mặt ở thủ quỹ, ghi: Nợ TK 152, 153 Nợ TK 1331 Có TK 111 - Nhận được hoá đơn bán hàng của bên bán gửi đến, hàng chưa đến, kế toán lưu chuyển chứng từ ( chưa ghi sổ kế toán ), khi hàng đến nhập kho trong tháng thì ghi nhập kho như định khoản ở trên, đến cuối tháng hàng vẫn chưa về thì ghi sổ phản ánh hàng mua đang đi đường cuối tháng. Nợ TK 151 (giá không có thuế GTGT) Nợ TK 1331 Có TK 331 Sang tháng sau khi hàng về nhập kho,ghi: Nợ TK 152,153 Có TK 151 -Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ có phát sinh bớt giá, giảm giá. +Khi ghi hàng mua nhập kho theo hoá đơn của người bán,ghi: Nợ TK 152,153,151 Nợ Tk 1331 Có TK 331 +Khi phát sinh bớt giá,giảm giá được người bán chấp nhận.kế toán ghi giảm trị giá hàng mua nhập kho: Nợ TK 331 Có TK 152,153,151 Có TK 1331 -Nhập kho nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ do các đơn vị khavs góp vốn liên doanh,kế toán ghi theo giá góp vốn(giá trị hợp lý) Nợ TK 152,153 Có TK 411 -Nếu nhập nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ mua vào có phát sinh thừa, thiếu chỉ nhập kho số thực nhận và lập biên bản kiểm nhận phản ánh số hàng thừa hoặc thiếu.Căn cứ biên bản kiểm nhận,kế toán ghi phản ánh số tiền thừa,thiếu: Nếu thừa: Nợ TK 152,153 Có TK 338(3381) Nếu thiếu: Nợ TK 138(1381) Có TK 152,153 *Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì trị giá hàng nhập kho ghi theo trị giá thanh toán,bao gồm cả thuế GTGT đầu vào. -Khi xuất kho nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ kế toán phải tính trị giá hàng xuất kho để ghi sổ kế toán . + Xuất nguyên vật liệu dùng vào sản xuất kinh doanh,kế toán ghi: Nợ TK 621 Nợ TK 627 Nợ TK 641 Nợ TK 642 Nợ TK 241 Có TK 152 + Xuất nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến : Khi xuất nguyên vật liệu thuê ngoài gia công chế biến, kế toán ghi: Nợ TK 154 Có Tk 152 Khi trả tiền thuê gia công chế biến bằng tiền mật, kế toán ghi: Nợ TK 154 Nợ TK 133 Có TK 111 Khi nhập lại kho nguyên vật liệu đả gia công chế biến xong,ghi: Nợ TK 152 Có TK 154 + Xuất công cụ dụng cụ vào sử dụng mục đích sản xuất ,kinh doanh loai phân bổ một lần hoặc nhiều lần, kế toán ghi: Nợ TK 621,627,641,642,241 Nợ TK 142,242 Có TK153 + Xuất nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ đi góp vốn liên doanh.Doanh nghiệp phải xác định trị giá vốn góp mà hội đồng liên doanh thoả thuận.Số chênh lệch giủa trị giá góp vốn với trị giá vốn xuất kho đuợc phản ánh ở TK 412: Nợ TK 222 Nợ TK 412(hoặc Co:412) Có TK152,153 + Quản lý chặt chẻ nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ về cả mặt hiện vật và giá trị,đảm bảo tính chính xác khi tính trị giá vốn nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ xuất kho. Kế Toán Nguyên Vật Liệu, Công Cụ Dụng Cụ theo phương pháp kê khai thường xuyên. 621, 627, 641, 642, 241 111, 112, 331, 151… 152, 153 NV L, CC DC mua ngoài nhập kho Xuất kho NV L, CC DC dùng cho Mua NV L, CC DC (Khấu trừ) SXKD, XDCB (CC DC phân bổ 100%) 113 Giá có cả thuế GTGT) – trực tiếp 111, 112, 331 311 Giảm giá mua hàng Chiết khấu mua hàng được hưởng 3333 Trả lại NV L, CC DC cho người bán 154 311 NV L, CC DC nhập khẩu Thuế nhập khẩu tính vào giá trị 113 Xuất NV L, CC DC thuê ngoài gia công Mua NV L, CC DC (khấu trừ) Chi phí vận chuyển bốc dỡ NV L CC DC nhập kho Vay NH mua NV L, CC DC (trực tiếp) NV L, CC DC nhập kho (giá gồm thuế GTGT) 154 NV L, CC DC nhượng bán NV L, CC DC góp vốn liên doanh NV L, CC DC thuê ngoài gia công NV L, CC DC tự chế, phế liệu thu hồi nhập kho Xuất NV L, CC DC trả nợ vay đv khác 138, 338, 334 128, 222 338 Nhận vốn góp liên doanh Vốn cổ phần bằng NV L, CC DC Nhận lại vốn góp liên doanh bằng NV L, CC DC 811 411 222 338 NV L, CC DC thiếu phát hiện trong kiểm kê NV L, CC DC thừa phát hiện trong kiểm kê 3.1.5.2:Tổ chức kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ. - Nội dung phương pháp kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ thheo phương pháp kiểm kê định kỳ. + Không ghi chép kế toán chi tiết nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ hàng ngày,không tính trị giá vốn nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ xuất kho cho từng lần xuất.Định kỳ kiểm kê nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ tồn kho cuối kỳ để tính trị giá vốn nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ xuất kho trong kỳ. + TK152,153chỉ phản ánh trị giá vốn nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ tồn kho tại thời điểm cuối kỳ.trong kỳ nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ tồn kho phản ánh chungvới nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ luân chuyển trong kỳ ở TK611”mua hàng’’.còn thành phần tồn kho phản ánh chung với thành phần luân chuyển trong kỳ ở TK 632”giá vốn hàng bán” + Kế toán khôg theo dỏi ghi chép số lượng hiện vật,chỉ ghi chép tổng quát về giá trị nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ xuất,nhập ,tồn trong kỳ.tính trị giá vốn nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ xuất kho không đảm bảo chinh xác,chỉ áp dụng với doanh nghiệp nhỏ tụu quản lý hàng tồn kho. - Đầu kỳ kế toán kết chuyển nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ tồn kho đầu kỳ sang TK611: Nợ TK 611 Có TK 152,153.151 - Nhập nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 611 Có TK 111.112.331 - Cuối kỳ kiểm kê nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ còn tồn kho cuối kỳ,tính trị giá vốn của chúng để ghi: Nợ TK 152,153.151 Có TK 611 - Tính trị giá vốn nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ xuất sử dụng trong kỳ để tinh vào chi phí sản xuất kinh doanh: + Nếu là nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm: Nợ TK 621,627,641.642 Có TK 611 + Nếu là công cụ dụng cụ xuất dùng thì ghi giá trị phân bổ một lần hoặc nhiều lần: Nợ TK 627,641,642 Nợ TK 142,242 Có TK 611 + Khi phân bổ vào chi phí: Nợ TK 621,627,642,241 Có TK 142,242 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ 311 Giảm giá hàng mua, hàng trả lại Chiết khấu mua hàng Tồn kho cuối kỳ Kết chuyển giá trị NV L, CC DC 111, 112, 141 Mua NV L, CC DC (Khấu trừ) Tồn kho đầu kỳ Kết chuyển giá trị NV L, CC DC 152, 153 152, 153 611 113 Nhập kho (khấu trừ) Dủng tiền mua NV L, CC DC Mua NV L, CC DC (trực tiếp) 113 621, 627... 331 Giá trị NV L, CC DC xuất kho Trong kỳ (CC DC phân bổ 100%) Mua NV L, CC DC (trực tiếp) Chưa trả tiền người bán Mua NV L, CC DC nhập kho Thuế nhập khẩu phải nộp 311 Tính vào giá trị NV L, CC DC 3.2 Thực trạng tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn . 3.2.1 Phân loại nguyên vật liệu ,công cụ dụng cụ tại xí nghiệp Việc sản xuất sản phẩm quyết định đến số lượng,chủng loại nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ .Chính vì thế xí nghiệp sử dụng rất nhiều loạinvl công cụ dụng cụ với nhiều chủng loại quy cách khác nhau.xí nghiệp sử dụng tới gần 100 loại nguyên vật liệu khác nhau như vôi ,bột…Ngoài ra còn rất nhiều loại công cụ dụng cụ phục vụ cho nhu cầu sản xuấtnhư các loại bao bì ,dụng cụ cắt gọt… - Nguyên vật liệu của xí nghiệp đươc chia thành: + Nguyên vật liệu chính: khuôn, sạn, bột, vôi… + Nguyên vật liệu phụ:Bulông, hồ, thép… + Nhiên liệu: Than,dầu + Phụ tùng thay thế: Gồm cac loại phụ tùng, chi tiết sử dụng để thay thế sửa chữa máy móc thiết bị hỏng như:Bánh răng,quả múa ,mâm quay… +Thiết bị XDCB: Gồm các loại nguyên vật liệu và thiết bị XDCB dùng cho lắp đặt và kết cấu như xi măng, sắt, thép, cát, sỏi… +nguyên vật liệu khác: Bao gồm các loại nguyên vật liệu đặc chủng,các loại nguyên vật liệu loại rảtong quá trình sản xuất, nguyên vật liệu thu hồi được, phế liệu thu hồi… - Công cụ dụng cụ trong xí nghiệp được chia thành: + Dụng cụ lắp đặt chuyên dùng cho sản xuất . + Dụng cụ đồ nghề. + Dụng cụ quản lý. + Quần áo bảo hộ lao động. + Khuôn mẫu đúc sẵn. + Các loại bao bì… Trong công tác quản lý công cụ dụng cụ được chia làm 3 loại: +công cụ dụng cụ lao động. +Bao bì luân chuyển. +Đồ dùng cho thuê. Ngoài ra xí nghiệp cũng chia nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ thành từng nhóm, từng thứ chi tiết hơn để phục vụ cho yêu cầu quản lý. 3.2.2 Phươn g pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn. - Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho: xí nghiệp tính giá nguyên vật liệu nhập kho theo giá thưc tế .Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Giá thực tế NV L nhập kho Giá mua ghi trên hoá đơn (chưa có VAT) Chi phí thu mua thực tế Các khoản giảm giá hàng trả lại = + - Thuế nhập khẩu (nếu có) + Trong đó: + Giá mua không có thuế GTGT + Chi phí thu mua là chi phí vận chuyển bốc dõ. + Thuế nhập khẩu tính trong trường hợp xí nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. + Khoản giảm trừ bao gồm các khoản giảm giá, chiết khấu thanh toán được hưởng. - Phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho: Xí nghiệp tính giá xuất kho nguyên vật liệu theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ: Giá thực tế NV L xuất kho x = Đơn giá bình quân Số lượng NV L xuất kho Giá trị thực tế NV L nhập trong kỳ Trong đó: Giá trị thực tế NV L tồn đầu kỳ + Đơn giá bình quân = + Số lượng NV L nhập trong kỳ Số lượng NV L tồn đầu kỳ - Đối với công cụ dụng cụ trình tự thủ tục, phương pháp tính giá nhập, xuất kho tương tự như đối với nguyên vật liệu. Công cụ dụng cụ trong xí nghiệp có giá trị thấp nên thường tính phân bổ một lần (phân bổ 100% giá trị). 3.2.3 Phương pháp hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn. 3.2.3.1. Tài khoản kế toán sử: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ ở xí nghiệp được theo dõi qua các tài khoản sau:152,153,111,138,141,154,331,334,136,138,621,627,642. Sơ đồ hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên Sơ đồ hạch toán NVL theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 152 TK 331,111, TK 138,334 112 Mua nguyên vật liệu Nguyên vật liệu thiếu hụt TK 133 TK 151 TK 222 Nguyên vật liệu đang đI đường Góp vốn liên doanh bằng Tháng trước về nhập kho nguyên vật liệu TK 412 TK 3333 Thuế nhập khẩu phảI nộp tính vào TK 133 Giá thực tế hàng nhập khẩu TK 411 Nhận vốn góp liên doanh Số giảm gía do hàng TK 112,331 Bằng vật liệu mua kém phẩm chất, hàng bị trả lại TK 222 TK 621 Nhận vốn góp liên doanh Xuất nguyên vật liệu vào sản Bằng vật liệu xuất sản phẩm TK 154 TK 627,641,642 Xuất nguyên vật liệu dùng Nhập kho nguyên vật liệu tự chế Thuê ngoàI gia công cho bộ phận quản lý phân xưởng, bộ phận bán hàng, quản lý doanh nghiệp Sơ đồ hạch toán tổng hợp CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 153 TK 331,111, TK 138,334 112, 151, 141 công cụ dụng cụ mua ngoài công cụ dụng cụ thiếu khi nhập kho TK 133 kiểm kê TK 632 CCDC nhượng bán TK 333 TK 222 Thuế nhập khẩu tính vào giá trị Xuất công cụ dụng cụ góp Công cụ, dụng cụ nhập khẩu vốn liên doanh TK 412 TK 338 C/L giảm C/L tăng TK 154 Công cụ, dụng cụ thừa khi CCDC xuất kho mua ngoàI Kiểm kê gia công TK 411 Nhận vốn góp liên doanh Số giảm gía do hàng TK 112,331 Bằng công cụ dụng cụ mua kém phẩm chất, hàng bị trả lại TK 222 TK144 Thu hồi vốn góp liên doanh Bằng công cụ dụng cụ xuất công cụ dụng cụ Thế chấp ký cược TK 154 TK 627,641,642, 621 Xuất kho công cụ dụng cụ Nhập kho công cụ dụng cụ Thuê ngoàI gia công dùng cho SXKD và XDCB TK 211 TK 142,242 Chuyển TSCĐ thành công Xuất CCDC phân bổ vào chi phí Cụ dụng cụ 3.2.3.2. Chứng từ kế toán nhập xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ : Quá trình nhập nguyên vật liệu: Theo quy định thì tất cả các loại nguyên vật liệu khi về đến xí nghiệp đều phải tiến hành thủ tục kiểm nghiệm sau đó mới nhập kho. Nguyên vật liệu sau khi được kiểm nghiệm thì bộ phận mua hàng căn cứ hoá đơn của bên bán lập phiếu nhập kho, phiếu nhập kho được chia thành 3 liên: - 1 liên do Phòng Kế hoạch kinh doanh giữ - 1 liên giao cho người mua hàng làm căn cứ thanh toán với bên bán - 1 liên giao cho thủ kho, sau khi kiểm tra tính chính xác, hợp lí của phiếu nhập kho và biên bản nghiệm thu thủ kho sẽ ghi vào thẻ kho (chỉ tiêu số lượng) rồi chuyển nên phòng kế toán để kế toán vật tư ghi sổ trình tự thủ tục nhập kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ P. Kế hoạch kinh doanh Kiểm nghiệm Hoá đơn về Nhập kho Phiếu nhập Trong tháng 12 năm 2005 có nghiệp vụ phát sinh như sau tại Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn Biểu số 1: Hóa đơn GTGT Hoá đơn gtgt Mẫu số: 01 GTKT-3LL Liên 2: Giao khách hàng KH/2005B Ngày 31 tháng 12 năm 2005 41678 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH dịch vụ Thương Mại 3/2 Đông Triều – Quảng Ninh Địa chỉ: Đông Triều – Quảng Ninh Số tài khoản:……………………………………………………………………… Điện thoại:……………………………… Mã số:……………………………. Họ tên người mua hàng: Anh Tuấn Tên đơn vị: Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn Địa chỉ: Chí Linh – Hải Dương Số tài khoản:……………………………………………………………………… Hình thức thanh toán: CK + TM Mã số:……………………………. STT Tên hàng hoá, dịch vụ đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 = 1 x 2 1 Than cám 2 tấn 20.13 685714 13,803,423 2 Than cám 3 b tấn 105.88 619048 65,544,802 3 Than cám 4 a tấn 18.3 571,428 10,457,132 4 Than cám 5 tấn 87.28 480,000 41,894,400 5 Than cám 4 b tấn 73.48 514,285 37,789,662 Cộng tiền hàng 169,489,419 Tiền thuế GTGT (10 %) 16,948,941 Tổng cộng tiền thanh toán 186,438,360 Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu,) Căn cứ vào phiếu GTGT của người bán, đơn vị tổ chức hội đồng nghiệm thu. Lập biên bản nghiệm thu sản phẩm hàng hoá. Biểu số 2: Biên bản nghiệm thu sản phẩm hàng hoá Công ty cổ phần trúc thôn Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Biên bản nghiệm thu sản phẩm hàng hoá Hôm nay, ngày 31 tháng 12 năm 2005 Hội đồng nghiệm thu gồm có: 1. Đại diện người giao hàng: Anh Tuấn Địa chỉ: Phòng KH KD 2. Đại diện phòng K T – C N: Mai Thị Ngọc Lan 3. Thủ kho: Phạm Thị Mương 4. Đại diện Phòng tài chính kế toán : Vũ Thị Tươi Cùng nhau tiến hành nghiệm thu các sản phẩm hàng hoá của người mua hàng là: Anh Tuấn Theo hoá đơn số: 41678, mua của đơn vị: Công ty TNHH dịch vụ Thương Mại 3/2 Đông Triều – Quảng Ninh STT Tên sản phẩm hàng hoá ĐVT Khối lượng Ghi chú 1. Than cám 2 Tấn 20.13 2. Than cám 3 b Tấn 105.88 3. Than cám 4a Tấn 18.3 4. Than cám 5 Tấn 87.28 Hội đồng đã thống nhất kiểm tra nghiệm thu sản phẩm hàng hoá nêu trên đảm bảo chất lượng và thống nhất ký nhận nghiệm thu số lượng hàng hoá trên. Người giao (ký, ghi rõ họ tên) Thủ kho (ký, ghi rõ họ tên) Phòng K T – TC (ký, ghi rõ họ tên) Phòng K T –CN (ký, ghi rõ họ tên) Sau khi có biên bản nghiệm thu tiến hành viết phiếu nhập kho theo số lượng thực tế và đơn giá theo thoả thuận mua bán. Biểu số 3: Phiếu nhập kho Phiếu nhập kho Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Theo QĐ: 1141-TC/QĐ/CĐK T Ngày 01 tháng 11 năm 1995 Của Bộ Tài Chính Nợ:……………………………Số: 103 Có:……………………………………. - Họ tên người giao hàng: Anh Tuấn – Phòng KHKD - Theo hoá đơn số 41678 ngày 31 tháng 12 năm 2005 của KH/2005B Công ty TNHH dịch vụ Thương Mại 3/2 Đông Triều – Quảng Ninh Nhập kho tại: Chị Mương (MST 5700103472) STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật t Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập A B C D 1 2 3 = 1 x 2 1 Than cám 2 tấn 20.13 685714 13,803,423 2 Than cám 3 b tấn 105.88 619048 65,544,802 3 Than cám 4 a tấn 18.3 571428 10,457,132 4 Than cám 5 tấn 87.28 480000 41,894,400 5 Than cám 4 b tấn 73.48 514285 37,789,662 Cộng tiền hàng 169,489,419 Cộng thành tiền (ghi bằng chữ): Một trăm sáu mơi chín triệu, bốn trăm tám mơi chín nghìn, bốn trăm mời chín đồng Nhập, ngày……tháng…….năm 200….. Thủ trưởng ĐV (ký, ghi rõ họ tên) Phụ trách cung tiêu (ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) Người giao hàng (ký, ghi rõ họ tên) Thủ kho (ký, ghi rõ họ tên) Quá trình xuất nguyên vật liệu: Căn cứ vào nhu cầu sử dụng và căn cứ vào phiếu giao việc, kế toán tiến hành viết phiếu xuất theo số lượng vật tư cần sử dụng, tính đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ. Biểu số 4: Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho Ngày 31 tháng 12 năm 2005 Theo QĐ: 1141-TC/QĐ/CĐK T Ngày 01 tháng 11 năm 1995 Của Bộ Tài Chính Nợ:……………………………Số: 89 Có:……………………………………. Họ tên người nhận hàng: Anh Hà Địa chỉ: Phân xưởng đất đèn Lý do xuất kho: Sản xuất bột chịu lửa Xuất tại kho: Chị Mương STT Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư Mã số ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 = 1 x 2 1 Than cám 4 b tấn 25 525678 13.141.968 Cộng 13.141.968 Cộng thành tiền (ghi bằng chữ): Mười ba triệu một tăm bốn mốt ngàn chín trăm sáu tám đồng Xuất, ngày……tháng…….năm 200….. Thủ trưởng ĐV (ký, ghi rõ họ tên) Phụ trách cung tiêu (ký, ghi rõ họ tên) Kế toán trưởng (ký, ghi rõ họ tên) Người giao hàng (ký, ghi rõ họ tên) Thủ kho (ký, ghi rõ họ tên) Căn cứ vào phiếu nhập kho và phiếu xuất kho, thủ quỹ lên thẻ kho(theo phương pháp thẻ song song)để theo dõi về số lượng và chất lượng Thẻ hoặc sổ chi tiếtvật tư Bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư Phiếu nhập kho Thẻ kho Kế toán tổng hợp Phiếu xuất kho Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi hàng tháng Ghi đối chiếu Biểu số 5: Thẻ kho Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Mẫu số: 06-VT Ban hành theo QĐ số: 1141TC/CĐK T Ngày 01 tháng 11 năm 1995 Của Bộ Tài Chính Thẻ kho Lập thẻ ngày………tháng……..năm 2005 Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư: Than cám Đơn vị tính…………………………tấn Chứng từ Diễn giải Số lượng kế toán xác nhận Số phiếu Ngày tháng Nhập Xuất Nhập xuất Tồn 103 31/12 Anh Tuấn (than cám 4a) 18,3 88 31/12 Anh Hưng (than cám 4a) 47.75 103 31/12 Anh Tuấn (than cám 4b) 73,48 89 31/12 Anh Hà (than cám 4b) 25 3.2.3.3. Thực trạng ghi sổ kế toán các nghiệp vụ nhập, xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Khi hàng hoá về nhập kho, nhân viên tiếp liệ nộp hoá đơn tài chính, kế toán vật liệu theo dõi thanh toán với người bán vào sổ chi tiết cho từng khách hàng, từng chủng loại vật tư. Biểu số 6: sổ chi tiết vật tư Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Mẫu số: 17-VT QĐ liên bộ TCK T – TC Số 583 - LB Sổ chi tiết vật tư Danh điểm vật tư: Than cám 4 Số thẻ:……………………….. Kho:…………………. Tên vật tư:………………………………………………………Số thẻ:……………………….. ……………………….. Nhãn hiệu, quy cách:…………………………………………………………………………… TK:…………………… Đơn vị tính:P Tấn Giá kế hoạch:……………….. Kho:……………………………………………………………………………………………… Ngày tháng Số liệu chứng từ Trích yếu TK đối ứng Giá đơn vị Nhập Xuất Tồn Ghi chú Nhập Xuất Số Lượng Thành tiền Số lượng Thành tiền Số Lượng Thành tiền 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 31/12 103 Anh Tuấn - KHKD 331 18.3 10,457,132 31/12 88 Anh Hng - VLXD 621 47.75 25,101,159 31/12 103 Anh Tuấn - KHKD 621 73.48 37,789,662 31/12 89 Anh Hà - PX đất đèn 621 25 13,141,968 Tổng cộng 91.78 48,246,794 72.75 38,243,127 Biểu số 7: Sổ chi tiết thanh toán với người bán Sổ chi tiết thanh toán với người bán Tháng 12/2005 Đơn vị tính: VNĐ Tên khách hàng: Công ty TNHH dịch vụ Thương Mại 3/2 Đông Triều – Quảng Ninh Chứng từ Diễn giải TK Đứ Dư đầu tháng Số phát sinh Dư cuối tháng Ngày thanh toán Số HĐ Ngày Nợ Có Nợ Có Nợ Có Số dư đầu tháng 193.601.794 30764 2/12/05 Trả tiền than cho khách hàng 13681 100.000.000 32802 8/12/05 Trả tiền than cho khách hàng 13681 93.601.794 41678 31/12/05 Nhập than các loại 1523 169.489.418 Thuế GTGT được khấu trừ 1331 8.474.471 Cộng phát sinh 193.601.794 177.963.889 Số dư cuối kỳ 177.963.889 Người lập biểu kế toán trưởng Sau khi có sổ chi tiết vật tư và sổ thanh toán với người bán. Kế toán lập báo cáo tổng hợp xuất vật tư,tổng hợp nhập vật tư và báo cáo nhập xuất tồn để lên nhật ký chuyên dùng. Biểu số 8: Tổng hợp nhập vật tư Công ty cổ phần trúc thôn Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Báo cáo tổng hợp nhập vật tư Tháng 12/2005 TK đối ứng TK 1522 TK 1523 TK 1524 TK 1526 TK 153 Tổng cộng TK 111 8,010,000 11,238,967 310,000 19,558,967 TK 1121 0 TK 141 3,430,000 3,430,000 TK 154 169,043,472 169,043,472 TK 331 92,689,000 220,425,610 4,574,000 27,099,500 344,788,110 TK 1368 0 TK 334A 2,345,200 2,345,200 TK 627 0 TK 711 0 TK 1388 8,790,000 8,790,000 Tổng cộng 284,307,672 231,664,577 4,884,000 0 27,099,500 547,955,749 Biểu số 9: Tổng hợp xuất vật tư Công ty cổ phần trúc thôn Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Báo cáo tổng hợp xuất vật tư Tháng 12/2005 TK đối ứng TK 1522 TK 1523 TK 1524 TK 1526 TK 153 Tổng cộng TK 621 246,120,774 189,784,448 6,721,257 442,626,479 TK 627 16,772,376 9,502,023 23,567,771 7,830,864 57,673,034 TK 2413 0 TK 642 8,760,498 210,579 205,538 9,176,615 TK 2412 0 TK 1368 2,102,497 2,102,497 TK 632 0 TK 1388 -2,005,000 -2,005,000 Tổng cộng 262,990,647 208,046,969 23,778,350 0 14,757,659 509,573,625 Biểu số 11 NHậT Ký CHUYÊN DùNG TàI khoản:153 Tháng12/ 2005 Chứng từ Diễn giải Số dư đầu kỳ TK đối ứng Số phát sinh Số dư cuối kỳ Số Ngày Nợ có Nợ có Nợ có I Dư đầu kỳ 57.186.590 1 Mua VT chưa trả tiền 331 27.099.500 2 Xuất VT cho NM gạch men+mỏ 138.8 3 Mua VT trả bằng tiền mặt 111.1 4 Hoàn tạm ứng mua VT 141 5 Xuất VT cho sản xuất chung 627 7.830.864 6 Xuất VT cho nội bộ 1368 7 ĐC xuất Vt cho cổng trời 1388 8 Xuất VT cho quản lý 642 205.538 9 Xuất VT cho sản xuất trực tiếp 621 6.721.257 TổNg cộng 57.183.590 27.099.500 14.757.659 69.528.431 Người lập biểu Phụ trách kế toán (ký,họ tên) (ký,họ tên) Biểu số 12 NHậT Ký CHUYÊN DùNG TàI khoản:1522 Tháng12/ 2005 Chứng từ Diễn giải Số dư đầu kỳ TK đối ứng Số phát sinh Số dư cuối kỳ Số Ngày Nợ có Nợ có Nợ có I Dư đầu kỳ 343.085.618 1 Mua Vt gia công chế biến nhập kho 154 169.043.472 2 Mua VT bằng tiền mặt 1111 8.010.000 3 Mua chịu VT 331 92.689.000 4 Tiền lương tận thu GCL phế +SM cục 334A 2.345.200 5 Hoàn tạ ứng mua VT 141 3.430.000 6 Xuất VT cho nội bộ 1368 2.102.497 7 ĐC xuất VT cho cổng trời 1388 8.790.000 2.005.000 8 Xuất VT cho sản xuất chung 6272 16.772.376 9 Xuất VT cho sản xuất trực tiếp 621 246.120.774 10 Xuất hàng bán cho nội bộ 6321 11 G/c giá sách đựng tàI liệu phòng KT 6422 12 Xuât hàng bán ngoài 6322 TổNG CộNG 343.085.618 284.307.672 262.990.647 364.402.643 Người lập biểu Phụ trách kế toán biểu số 13 NHậT Ký CHUYÊN DùNG TàI khoản:1523 Tháng12/ 2005 Chứng từ Diễn giải Số dư đầu kỳ TK đối ứng Số phát sinh Số dư cuối kỳ Số Ngày Nợ Có Nợ Có Nợ Có I Dư đầu kỳ 28.780.268 1 Mua VT chịu 331 220.425.610 2 Mua Vt bằng tiền mật 1111 11.238.967 3 Xuất VT cho SC lớn 2413 4 Xuất VT cho sản xuất chung 6272 9.502.023 5 Xuất VT cho sản xuất trực tiếp 621 189.784.448 6 Xuất VT cho quản lý 642 8.760.498 7 Mua VT trả tiền qua công ty 13681 8 Hoàn tạm ứng mua VT 141 TổNg cộng 28.780.268 231.664.577 208.046.969 52.397.876 Người lập biểu Phụ trách kế toán (ký,họ tên) (ký,họ tên) Biểu số 14 NHậT Ký CHUYÊN DùNG TàI khoản:1524 Tháng12/ 2005 Chứng từ Diễn giải Số dư đầu kỳ TK đối ứng Số phát sinh Số dư cuối kỳ Số Ngày Nợ Có Nợ có Nợ có I Dư đầu kỳ 72.163.499 1 Mua VT bằng tiền mặt 1111 310.000 2 VT gia công chế biến nhập kho 154 3 Mua VT chịu 331 4.574.000 4 Hoàn tạm ứng mua VT 141 5 Xuất VT cho nội bộ 1368 7 ĐC xuất Vt cho cổng trời 1388 8 Xuất VT cho quản lý 642 210.579 9 Xuất VT cho sản xuất chung 627 23.567.771 TổNg cộng 72.163.499 4.884.000 23.778.350 53.269.149 Người lập biểu Phụ trách kế toán (ký,họ tên) (ký,họ tên) 3.3. Một số nhận xét và đề xuất nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán, nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn . 3.3.1. Những ưu điểm đạt được của xí nghiệp. Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, vượt qua nhiều khó khăn, đến nay xí nghiệp đã từng bước lớn mạnh về mọi mặt. Đạt được kết quả đó, một phần không nhỏ là công của bộ máy kế toán đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình và ngày càng được củng cố hoàn thiện.Góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. - Hiện nay bộ máy kế toán của xí nghiệp trong quá trình hoạt động của mình không ngừng cập nhật chính sách, chế độ mới để phù hợp với quy định của nhà nước. Bộ máy kế toán của xí nghiệp được xắp xếp tổ chức tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu của công việc cũng như trình độ chuyên môn của mỗi người. - Xí nghiệp đã nghiên cứu và vận dụng hình thức sổ nhật ký chung một cách có hiệu quả phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh và trình độ của cán bộ kế toán trong xí nghiệp.Trong quá trình hạch toán xí nghiệp đã sử dụng hệ thống tài khoản kế toán và chứng từ kế toán đúng như quy định của bộ Tài chính ban hành. - Xí nghiệp luôn thực hiện đúng các chính sách, luật lệ và các quy định của luật pháp nhà nước.Trong công tác quản lý doanh nghiệp và quản lý tàI chính kế toán áp dụng đúng chế độ mà nhà nước ban hành. 3.3.2. Một số tồn tại cần khắc phục Bên cạnh những mặt đạt được,xí nghiệp không thể tránh khỏi những mặt hạn chế. Sau khi tiếp cận với thực tế của xí nghiệp em thấy bộ máy kế toán của xí nghiệp còn có một số mặt tồn tạI : - Qúa trình lưu chuyển chứng từ giữa các phòng ban còn nhiều rắc rối nên Phòng kế toán không kịp hạch toán và lập báo cáo vào ngày 30, 31 hàng tháng như quy định và thường để sang tháng sau Số liệu vật tư tồn kho còn lớn do mua vật tư nhiều hơn so với chỉ tiêu. Giá mua vật tư và phụ tùng thay thế còn cao so với giá mặt bằng của thị trường. Mặc dù xí nghiệp áp dụng hình thức sổ kế toán “Nhật ký chung “ phù hợp đảm bảo hệ thống hoá thông tin nhưng xí nghiệp chua áp dụng đúng mẫu sổ nhật ký chung, nhật ký chuyên dùng theo quy định. Xí nghiệp chua sử dụng phần mềm kế toán nên khối lượng công việc còn nhiều,mất thời gian cho việc luân chuyển chứng từ. 3.3.3. Một số đề xuất nhằm khắc phục nhược điểm Tại Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đóng vai trò hết sức quan trọng tạo nên giá thành, cũng như chất lượng sản phẩm, là yếu tố đầu vào không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động của xí nghiệp, vì vậy công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phải được coi trọng và từng bước được hoàn thiện để phục vụ trước mắt cho hoạt động quản lý kinh doanh của xí nghiệp. HIện nay, công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại xí nghiệp đã được thự hiện tương đối tốt nhiệm vụ của mình, bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại nêu trên vì vậy xí nghiệp cần có những biện pháp để khắc phục. Cụ thể như sau: -Xí nghiệp phảI xây dựng quy trình luân chuyển chứn từ một cách khoa học và hợp lý,quy định rõ thời gian và trách nhiệm từng bộ phận trong xí nghiệp để đảm bảo cung cấp thông tin kế toán được kịp thời . Mua vật tư và phụ tùng thay thế với số lượng đúng theo định mức và cần tham khảo giá của thi trường.Tránh tình trạng mua với giá cao và số lượng tồn kho lớn. Xí nghiệp lên sử dụng phần mềm kế toán đẻ giảm bớt khối lượng công việc,thu thập và sử lý thông tin một cách nhanh chóng . Lập và tổ chức chứng từ ban đầu là rất quan trọng,nó liên quan đến tính hợp pháp, hợp lệ tính chính xác, tin cậy khi ghi sổ kế toán.Vì vậy Xí nghiệp lên sử dụng mẫu sổ nhật ký chung,sổ cáI theo đúng quy định của bộ tàI chính Trên cơ sở khắc phục những hạn chế tồn tại nói trên và phát huy các thế mạnh sẵn có từ đó từng bước hoàn thiện tổ chức công tác kế toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả của xí nghiệp. Bảng:19 Doanh nghiệp: Mẫu số:S 06-SKT/DNN ………………. Ban hành theo QĐ số 1177TC/QĐ/CĐKT Ngày23/12/1996 của bộ tàI chính. Sổ cái (Dùng cho hình thức kế toán nhật ký chung) Năm :…………. Tên tàI khoản:……….. Sổ cáI:……………. Ngày tháng ghi năm Chứng từ Diễn giải Nhật ký chung Số hiệu TK đối ứng Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Trang số Số thứ tự dòng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Cộng Sổ này có …..trang,đánh số trang từ trang 01 dến trang…. Ngày mở sổ…….. Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên,đóng dấu) Bảng: 20 Doanh nghiệp: Mẫu số: S 05-SKT/DNN …………….. Ban hành theo QĐ số 1177 TC/QĐ/CĐKT Ngày 23/12/1996 của Bộ tàI chính Sổ nhật ký chung Năm:……….. Ngày tháng ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ cái Số hiệu tàI khoản Số phát sinh Số hiệu Ngày tháng Nợ Có 1 2 3 4 5 6 7 8 Số trang trước chuyển sang Cộng chuyển sang trang sau Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký,họ tên) (Ký,họ tên) (Ký,họ tên,đóng dấu) Kết luận Trong cơ chế thị trường hiện nay, để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất thì mọi doanh nghiệp không phân biệt loại hình donh nghiêp nào đều phải cố gắng, lỗ lực và năng động hơn nữa, tìm ra được đường lôi đúng đắn, hướng đi đúng thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Công tác tổ chức quản lý và công tác hoạch toán kế toán trong các doanh nghiệp hiện nay là rất quan trọng và có vai trò to lớn đối với tất cả hoạt động của doanh nghiệp, nhất là đối với công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ Trong quá trình thực tập vừa qua, tại Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn tuy hạn chế về thời gian nhưng em đã phần nào hiểu rõ và ý thức được tầm quan trọng của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp nói chung. Nhưng với kiến thức còn han chế thời gian tìm hiểu thực tế không nhiều nên khoá luận này của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thày cô giáo và các cô chú trong phòng tài chính kế toán Xí nghiệp Vật liệu chịu lửa Trúc Thôn lời cảm ơn Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Đặng Thị Bắc, các thầy cô giáo trong trường Đại học Dân lập Phương Đông, các cô chú trong phòng Tài chính Kế toán Xí nghiệp Vật liệu Chịu lửa Trúc Thôn, bạn bè và gia đình đã tân tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. Đặng Thị Hồng Nhung Lời cam đoan “Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiêm cứu của riêng tôi.Số liệu và tài liệu nêu trong báo thực tập là trung thực.Các kết quả nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự chỉ đạo của cán bộ hướng dẫn”. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32766.doc
Tài liệu liên quan