Đề tài Hoàn thiện và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng số 4 – Hà Nội

Là một doanh nghiệp xây lắp, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 4 là một khâu quan trọng không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì thế, nghiên cứu đổi mới và tổ chức hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nhằm tăng cường công tác quản trị của doanh nghiệp là một công việc không thể thiếu trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy phần lớn việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, song đồng thời cũng bộc lộ những thiếu sót nhất định.

doc62 trang | Chia sẻ: ndson | Lượt xem: 1343 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện và hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Xây dựng số 4 – Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
5% BHYT 1% Tạm ứng Tổng số Lê Hoàn Tổ trưởng 730.000 1.560.000 40.000 2.330.000 36.500 7.300 400.000 443.800 1.886.200 Đoàn Giang Kỹ thuật 638.000 1.300.000 30.000 1.968.000 31.900 6.380 200.000 238.280 1.729.720 Đỗ Lâm Thợ nề 481.000 980.000 30.000 1.491.000 24.050 4.810 150.000 178.860 1.312.140 …… …. Tổng cộng Công nhân công ty Công nhân thuê ngoài 9.263.500 5.150.000 4.113.500 255.500 255.500 9.519.000 5.405.500 4.113.500 58.400 58.400 17.460 17.460 960.000 550.000 410.000 1.035.860 625.860 410.000 8.483.140 4.779.640 3.703.500 Dựa trên bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho các đội theo bảng trên, kế toán lương của công ty lập bảng trích và phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ cho các công trình, phần này được tính vào chi phí kinh doanh. Bảng trích và phân bổ BHXH công trình GT5 có mẫu sau: Biểu 13 Đơn vị : ……. Địa chỉ : ……. Bảng trích và phân bổ BHXH Công trình: GT5 Đội xây lắp số 4 Tháng 12/2004 Đơn vị : VNĐ Họ tên Lương cơ bản Các khoản trích BHXH (15%) BHYT (2%) KPCĐ (2%) Tổng Lê Hoàn 1.400.000 210.000 28.000 28.000 266.000 Đỗ Hưng 785.000 117.750 15.700 15.700 149.150 Ngô Toàn 672.000 100.800 13.440 13.440 127.680 ……. Tổng 6.016.000 902.400 120.320 120.320 1.143.040 Kế toán trưởng Kế toán tiền lương Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương cho từng công trình và lấy đó làm cơ sở để hạch toán chi phí tiền lương cho từng công trình. Định kỳ hàng tháng, khi nhận được chứng từ do các đội chuyển lên phòng kế toán, dựa vào bảng thanh toán lương, kế toán ghi sổ Nhật ký chung theo định khoản. - Căn cứ vào chứng từ biên bản nghiệm thu để xác định giá trị tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất tổ Nề 1- Công trình GT5, kế toán ghi : Nợ TK 622 9.519.000 Có TK 334 9.519.000 - Khi thanh toán tiền lương cho công nhân thuê ngoài, kế toán ghi : Nợ TK 334 3.703.500 Có TK 111 3.703.500 - Căn cứ vào bảng trích và phân bổ BHXH tháng 12/2004 công trình GT5, kế toán ghi: Nợ TK 622 1.143.040 Có TK 338 1.143.040 - 3382 902.400 - 3383 120.320 - 3384 120.320 - Khi khấu trừ BHXH, BHYT của công nhân, kế toán ghi : Nợ TK 334 360.960 Có TK 338 360.960 - 3383 300.800 - 3384 60.160 - Cuối tháng kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp : Nợ TK 154 316.359.700 Có TK 622 316.359.700 Sau khi lập bảng thanh toán tiền lương cho từng bộ phận, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp thanh toán lương của các tổ trong công trình. Trên đó, kế toán đã tính toán các khoản trích BHXH, BHYT tính vào chi phí sản xuất trong tháng. Biểu 14 Đơn vị : Công ty xây dựng số 4 Địa chỉ: Đội Cấn Bảng tổng hợp thanh toán tiền lương Công trình : GT5 Đội xây lắp số 4- Tháng 12/2004 Tổ Tiền lương Tổng Tạm ứng BHXH BHYT Cộng Thực lĩnh Công nhân công ty Công nhân thuê ngoài Công nhân công ty Công nhân thuê ngoài Công nhân công ty Công nhân thuê ngoài Lê Hoàn 5.405.500 4.113.500 9.519.000 550.000 410.000 58.400 17.460 1.035.860 4.779.640 3.703.500 Vũ Anh 3.920.800 4.855.600 8.776.400 700.000 580.000 51.620 16.100 1.347.720 3.153.080 4.275.600 ….. …. …… Tổng 23.650.000 26.349.700 50.147.000 3.699.000 3.000.000 189.760 37.952 6.926.712 19.723.288 23.349.700 Kế toán tiền lương Kế toán trưởng Kế toán tiền lương của công ty sau khi lập bảng tổng hợp thanh toán tiền lương của toàn công ty trên cơ sở các bảng tổng hợp tiền lương của các công trình gửi lên, sẽ tiến hành nạp số liệu vào máy tính, lên sổ Nhật ký chung và sổ Cái tài khoản 622, 334, 338… Biểu 15 Nhật ký chung (trích) Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK Số phát sinh SH NT Nợ Có 89 31/12 Tính ra tiền lương tháng 12 cho tổ 1- Công trình GT5 622 334 9.519.000 9.519.000 90 31/12 Thanh toán lương tháng 12 cho CNTN tổ 1 bằng tiền mặt 334 111 3.703.500 3.703.500 …………… Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 12/2004 154 622 3.098.180.500 3.098.180.500 Sổ cái tài khoản 622 (trích) Quý IV/2004 Chứng từ Diễn giải TKĐU Số tiền SH NT Nợ Có … ……….. 89 31/12 Tính ra tiền lương tháng 12 cho tổ 1- Công trình GT5 334 9.519.000 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 12/2004 154 3.098.180.500 …….. Cộng phát sinh 3.098.180.500 3.098.180.500 Biểu 16 Biểu 17 Đơn vị: ….. Địa chỉ : …. Sổ chi tiết tài khoản 622 (trích) Quý IV/2004 Đội số 4, công trình GT5 Phát sinh Nợ: Phát sinh Có: Chứng từ Diễn giải SHTK Số phát sinh SH NT Nợ Có 89 31/12 Tính ra tiền lương tháng 12 cho tổ 1- công trình GT5 334 9.519.000 31/12 Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp tháng 12/2004 154 316.359.700 …………. Cộng phát sinh 316.359.700 316.359.700 Người ghi sổ Kế toán trưởng c. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công, kế toán sử dụng tài khoản 623 “chi phí sử dụng máy thi công”. Tài khoản này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình, được chi tiết thành các tiểu khoản với các nội dung sau: TK 6231- chi phí nhân công : Dùng để phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công, phục vụ máy thi công như: vận chuyển, cung cấp nhiên liệu, vật liệu cho xe, máy thi công. TK 6232- chi phí vật liệu : Dùng để phản ánh chi phí nhiên liệu ( xăng, dầu, mỡ…)vật liệu khác phục vụ máy thi công. TK 6233- chi phí dụng cụ sản xuất : Dùng phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động của xe, máy thi công. TK 6234- chi phí khấu hao máy thi công : Dùng phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình. TK 6237- chi phí dịch vụ mua ngoài : Dùng phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như : thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, chi phí điện nước….. TK6238- chi phí bằng tiền khác : Dùng để phản ánh chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công. Trong các doanh nghiệp xây lắp thường có các hình thức tổ chức sử dụng máy thi công khác nhau tuỳ vào đặc điểm của từng doanh nghiệp. Công ty xây dựng số 4 sử dụng hình thức thuê máy kèm theo công nhân điều khiển và phục vụ máy do các công trình thường ở xa, việc mua máy thi công không thể phân phối cho hết các công trình, vì vậy, khi một xí nghiệp ký hợp đồng thi công công trình ở xa trung tâm, thường thuê toàn bộ( thuê trọn gói) cả máy và công nhân điều khiển. Khi có nhu cầu thuê máy phục vụ công trình, giám đốc xí nghiệp đứng ra ký hợp đồng với bên cho thuê, trong đó phải nêu rõ thời gian thuê, thuê theo ca, giờ, tính thuế giá trị gia tăng, số tiền thuê máy, số tiền thuê nhân công và có chữ ký đầy đủ của bên đi thuê và bên cho thuê, mẫu hợp đồng như sau : Biểu 18 Đơn vị :……. Địa chỉ :……. Hợp đồng thuê máy thi công ( cả bộ phận điều khiển máy) Hôm nay, ngày …..tháng …..năm… Tại địa điểm….. Chúng tôi gồm : Ông :…….. Địa chỉ :….. Đại diện cho bên thuê máy Ông:….Địa chỉ:….. Đại diện cho bên đi thuê Hai bên cùng ký kết hợp đồng thuê máy như sau : STT Tên máy Tổng số tiền thuê máy Số nhân công thuê theo máy Tổng số tiền thuê nhân công điều khiển Thời gian thuê Cộng 1 Máy cắt 12.000.000 10 9.000.000 1/12-31/12 21.000.000 2 Máy nén khí 10.500.000 6 10.800.000 1/12-31/12 21.300.000 Cộng 22.500.000 19.800.000 42.300.000 Trong đó thuế giá trị gia tăng : 1.125.000đ Tổng số tiền bên đi thuê phải thanh toán (cả thuế) :43.425.000đ. Viết bằng chữ : Bốn mươi ba triệu, bốn trăm hai lăm nghìn đồng. Hai bên có trách nhiệm thực hiện theo hợp đồng trên kể từ ngày thuê. Đại diện bên đi thuê Đại diện bên cho thuê Căn cứ vào hợp đồng thuê máy như trên, kế toán xí nghiệp tiến hành tổng hợp số liệu, phân loại chứng từ và định khoản các nghiệp vụ. Định kỳ, kế toán xí nghiệp gửi bảng tổng hợp chi phí thuê máy thi công về phòng kế toán của công ty để vào sổ sách liên quan. Sau khi hết thời hạn thuê máy, hai bên tiến hành thanh toán hợp đồng theo bảng thanh toán hợp đồng thuê máy, mẫu như sau : Biểu 19 Đơn vị :…… Địa chỉ :……. Biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy Ngày …..tháng……. năm Căn cứ vào chứng từ số… ngày … về việc ký hợp đồng thuê máy của hai bên …nay đã hết thời hạn thuê, chúng tôi tiến hành thanh lý hợp đồng như sau: STT Tên máy Tổng số tiền thuê máy Tổng số tiền thuê nhân công điều khiển Thời gian thuê Cộng Số tiền đã thanh toán 1 Máy cắt 12.000.000 9.000.000 1/12-31/12 21.000.000 2 Máy nén khí 10.500.000 10.800.000 1/12-31/12 21.300.000 Cộng 22.500.000 19.800.000 42.300.000 42.300.000 Số tiền đã thanh toán ( chưa thuế) : 42.300.000đ Tổng số thanh toán cả thuế : 43.425.000đ Tổng công nợ tồn đọng : 0 Hai bên đã tiến hành thanh lý hợp đồng thuê máy, kể từ ngày thanh lý, hợp đồng coi như hết giá trị. Đại diện bên đi thuê Đại diện bên cho thuê Khi công việc hoàn thành, máy thi công và chi phí thuê máy thi công được tính gọn vào một khoản trong hợp đồng thuê máy và tính riêng cho từng công trình. Kế toán đội thi công tập hợp các chứng từ gốc thuê thiết bị gồm : Hợp đồng thuê máy, biên bản thanh lý hợp đồng, gửi lên phòng kế toán. Máy thi công thuê ngoài dùng cho công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó nên không phân bổ. Khi thanh lý hợp đồng thuê ngoài máy thi công, kế toán ghi : Nợ TK 623 (6237 ) 42.300.000 Nợ TK 133 1.125.000 Có TK 111 43.425.000 Cuối kỳ, kết chuyển vào tài khoản 154 theo từng đối tượng : Nợ TK 154 42.300.000 Có TK 623(6237) 42.300.000 Trên cơ sở các chứng từ dưới các công trình chuyển lên phòng kế toán của công ty, kế toán tiến hành ghi sổ Nhật ký chung và vào sổ Cái các tài khoản liên quan. Biểu 20 Đơn vị :……. nhật ký chung Địa chỉ:…… (trích) Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Chứng từ Diễn giải SHTK Số phát sinh SH NT Nợ Có ……… 90 1/12 Trả tiền thuê máy thi công và bộ phận điều khiển máy 6237 133 111 42.300.000 1.125.000 43.425.000 ……. Kết chuyển chi phí thuê máy thi công 154 623 329.851.560 329.851.560 Người ghi sổ Kế toán trưởng Từ sổ Nhật ký chung, kế toán tiến hành vào sổ Cái và sổ chi tiết tài khoản 623. Đơn vị:…. Sổ cái tài khoản 623 (trích) Địa chỉ:…….. Quý IV/2004 Chứng từ Diễn giải TKĐU Số tiền SH NT Nợ Có …….. 90 1/12 Thanh toán tiền thuê máy phục vụ CTGT5 111 42.300.000 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công 154 329.851.560 ……… Cộng phát sinh 329.851.560 329.851.560 Người ghi sổ Kế toán trưởng Biểu 21 Biểu 22 Biểu 22 Đơn vị:….. Sổ chi tiết tài khoản 623 Địa chỉ:…. (trích) - Quý IV/2004 Đội 3- Công trình GT5 Phát sinh Nợ 123.028.790 Phát sinh Có 123.028.790 Chứng từ Diễn giải TKĐU Số tiền SH NT Nợ Có ……….. 90 1/12 Thanh toán tiền thuê máy phục vụ công trình GT5 111 42.300.000 Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công 154 123.028.790 ……… Cộng phát sinh 123.028.790 123.028.790 Người ghi sổ Kế toán trưởng d. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết cho quá trình sản xuất sản phẩm ngoài 3 khoản mục trên. Các chi phí này chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm nhưng không thể thiếu trong quá trình sản xuất sản phẩm. Chi phí này bao gồm : chi phí nhân viên quản lý đội, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương phải trả công nhân xây lắp và nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng chung cho quản lý đội và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho công tác giao nhận mặt bằng, đo đạc, nghiệm thu, bàn giao công trình giữa các bên liên quan. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất chung bao gồm : Chi phí nhân viên xí nghiệp, ban chủ nhiệm công trình Chi phí về tiền lương nhân viên XN, ban chủ nhiệm công trình được kế toán tập hợp, tính toán như đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp và được tập hợp riêng cho từng công trình, HMCT. Nhân viên XN được hưởng lương thời gian, được xác định dựa trên mức lương tối thiểu, hệ số lương cấp bậc và hệ số năng suất của XN mình. Ngoài ra, nhân viên quản lý còn được hưởng các khoản ăn ca, phụ cấp trách nhiệm theo chức vụ của từng người. Chi phí vật liệu, CCDC dùng cho sản xuất thuộc phạm vi phân xưởng, tổ, đội Chi phí này bao gồm chi phí vật liệu phụ xuất dùng cho đội thi công để phục vụ sản xuất như: Dây thừng, lưới an toàn, bạt dứa, chi phí về vật liệu sử dụng luân chuyển như gỗ, cốp pha tôn, công cụ dụng cụ lao động nhỏ cầm tay. Do không tính được giá trị sử dụng cho từng đối tượng hạch toán chi phí nên khi các khoản chi phí này phát sinh, được hạch toán vào TK 627 rồi cuối tháng tiến hành phân bổ. Cuối tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp vật tư, kế toán tiến hành ghi sổ chi tiếtTK 627. Chi phí khấu hao TSCĐ Hiện nay, máy móc thiết bị thi công ở ban chủ nhiệm công trình gồm 2 loại: Máy móc của công ty và máy móc đi thuê. Đối với TSCĐ thuộc sở hữu của công ty, hàng tháng ban chủ nhiệm công trình phải tiến hành trích khấu hao cho từng TSCĐ. Việc trích khấu hao được thực hiện theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao năm = Nguyên giá TSCĐ * tỷ lệ khấu hao năm Mức khấu hao bình quân tháng = mức khấu hao năm/12. Định kỳ, dựa trên danh sách TSCĐ đã được cục quản lý vốn duyệt, kế toán tiến hành trích khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu 25). Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí dịch vụ mua ngoài ở công ty bao gồm tiền điện, tiền nước, tiền thuê bao điện thoại, tiền thuê vận chuyển đất thải….khi các khoản chi phí này phát sinh, kế toán căn cứ vào giấy báo Nợ, phiếu chi tiền mặt… để hạch toán và ghi vào sổ chi tiết tài khoản 627. Chi phí khác bằng tiền Chi phí khác bằng tiền bao gồm : chi phí tiếp khách, giao dịch, bảo dưỡng máy móc, in ấn tài liệu…Căn cứ vào các chứng từ gốc có liên quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, giấy thanh toán tạm ứng, kế toán lên bảng kê chứng từ và tổng hợp vào sổ Nhật ký chung, đồng thời lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung(Biểu 28). Các chứng từ gốc để hạch toán chi phí sản xuất chung là bảng thanh toán lương của nhân viên quản lý đội, phiếu xuất kho vật tư CCDC, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, thiết bị văn phòng đội… căn cứ vào các chứng từ gốc này, kế toán tiến hành định khoản vào sổ Nhật ký chung. Biểu 23 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ Công ty xây dựng số 4 STT Tên TSCĐ Ghi Có TK 214, ghi Nợ các TK Cộng TK 627 CT GT5 TK 627 CT NCT TK627 CT…. 1 Máy công cụ 936.000 351.000 1.287.000 2 Thiết bị dụng cụ quản lý 680.000 209.000 889.000 … Cộng 1.616.000 860.000 5.176.000 Người ghi sổ Kế toán trưởng Khi cán bộ quản lý phân xưởng hay nhân viên phân xưởng có nhu cầu mua văn phòng phẩm, bộ phận phục vụ phân xưởng sẽ viết phiếu kê mua hàng theo nhu cầu, trong đó có chữ ký đầy đủ của người duyệt mua, mẫu như sau : Biểu 24 Đơn vị :……. Địa chỉ :….. phiếu kê mua hàng ngày…. tháng…. năm Nợ TK…… Có Tk…… Họ tên người bán : Nguyễn A Địa chỉ : Sóc Sơn Họ tên người mua : Hồng Ngọc Địạ chỉ : công trình GT5- XN1 Hình thức thanh toán : Tiền mặt. STT Tên hàng hoá Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền 1 Chè xanh Kg 4 60.000 240.000 2 Quần áo NVPX Bộ 20 50.000 1.000.000 Cộng 1.240.000 Tổng số tiền viết bằng chữ: một triệu hai trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn. Người duyệt mua Người bán Ngưòi mua - Khi tính lương của bộ phận gián tiếp, kế toán ghi : Nợ TK 627 ( 6271) 8.956.000 Có TK 334 7.480.000 Có TK 338 1.476.000 - Xuất vật liệu phục vụ các công trình, kế toán ghi: Nợ TK 627 ( 6272) 81.000 Có TK 152 81.000 - Phân bổ khấu hao TSCĐ quý 4/2004: Nợ TK 627 ( 6274) 2.476.000 Có TK 214 2.476.000 - Khi thanh toán tiền mua văn phòng phẩm, kế toán ghi : Nợ TK 627 ( 6277) 1.240.000 Nợ TK 133 124.000 Có TK 111 1.364.000 Căn cứ vào số liệu trên các chứng từ được chuyển về phòng kế toán của công ty, kế toán tiến hành lên sổ Nhật ký chung và sổ Cái tài khoản 627. Biểu 25 Nhật ký chung(trích) Từ ngày 01/10/2004 đến ngày 31/12/2004 Chứng từ Diễn giải SHTK Số tiền SH NT Nợ Có 39 3/12 Xuất vật liệu phục vụ công trình 6272 152 81.000 81.000 54 7/12 Thanh toán tiền mua văn phòng phẩm phục vụ công trình GT5 6277 133 111 1.240.000 124.000 1.364.000 63 31/12 Thanh toán tiền lương cán bộ VP đội 6271 334 338 8.956.000 7.480.000 1.476.000 65 31/12 Khấu hao máy móc tháng 12 6274 214 2.476.000 2.476.000 …….. Kết chuyển chi phí sản xuất chung tháng 12/2004 154 627 877.586.490 877.586.490 Biểu 26 Sổ cái tài khoản 627(trích) Quý IV/2004 Chứng từ Diễn giải SHTK Số tiền SH NT Nợ Có ……… 39 3/12 Xuất vật liệu phục vụ CTGT5 152 81.000 54 7/12 Thanh toán tiền mua văn phòng phẩm bằng tiền mặt 111 1.240.000 63 31/12 Thanh toán tiền lương cán bộ VP đội 334 338 7.480.000 1.476.000 65 31/12 Khấu hao máy móc tháng 12 214 2.476.000 …….. Kết chuyển chi phí sản xuất chung tháng 12/2004 154 877.586.490 Cộng phát sinh 877.586.490 877.586.490 Cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung vào bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung ( không bao gồm chi phí phục vụ máy thi công) để khớp đúng số liệu trên sổ cái tài khoản 627. Dựa trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho toàn bộ các công trình mà các đội tham gia thi công, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình theo chi phí nhân công trực tiếp. Biểu 27 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung Tháng 12/2004 STT Nội dung Số tiền 1 Chi phí tiền lương bộ phận quản lý 243.887.550 2 Chi phí vật liệu phục vụ quản lý 98.650.670 3 Chi phí CCDC quản lý 76.153.000 4 Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ quản lý 114.269.000 5 Chi phí dịch vụ mua ngoài 212.186.270 6 Chi phí bằng tiền khác 132.440.000 Tổng 877.586.490 Dựa trên bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung cho toàn bộ công trình mà đội tham gia thi công, kế toán tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng công trình theo chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung phân bổ cho công trình A Tổng chi phí sản xuất chung trong tháng Tổng chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp của công trình A = x Như vậy, theo tiêu thức phân bổ trên, kế toán phân bổ chi phí sản xuất chung cho công trình GT5 như sau : Chi phí sản xuất chung phân bổ cho CTGT5 877.586.490 3.098.180.500 316.359.700 = x 89.611.630 = Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất. Để hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng tài khoản 154 “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tại Công ty Xây dựng số 4, đối tượng tập hợp chi phí các công trình, chi phí sản xuất liên quan đến công trình nào thì được tập hợp trực tiếp vào công trình đó trên các sổ sách kế toán. Giá trị công trình hoàn thành trong quý được xác định theo phương pháp tổng hợp chi phí phát sinh từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành ở sổ chi tiết các khoản mục chi phí để tính giá thành. Cuối quý, tập hợp chi phí sản xuất từng công trình, kế toán thực hiện bước kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung đã được phân bổ cho công trình đó. Bút toán kết chuyển chi phí sản xuất công trình GT5 được thực hiện như sau: Nợ TK 154 1.759.288.120 Có TK 621 1.230.288.000 Có TK 622 316.359.700 Có TK 623 123.028.790 Có TK 627 89.611.630 Kế toán tổng hợp sau khi lấy số liệu để vào sổ Nhật ký chung thì tiến hành ghi vào sổ Cái TK 154 của tất cả các công trình. Cuối quý, cuối niên độ, kế toán tổng hợp lấy số liệu trên sổ chi tiết từng công trình để lập sổ tổng hợp chi phí thi công toàn đơn vị. Qua sổ này công ty có thể theo dõi đánh giá toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ đã bỏ ra. Sau khi tập hợp chi phí sang TK154, kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm, song do công ty không sử dụng TK 632 để xác định giá vốn của công trình hoàn thành mà kết chuyển ngay sang TK 911 để xác định kết quả nên khi khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao, kế toán ghi : Nợ TK 911 1.759.288.120 Có TK 154 1.759.288.120 Biểu 28 Đơn vị:……. Địa chỉ:…… Sổ chi tiết tài khoản 154(trích) Quý IV/2004 Công trình GT5 Số phát sinh Nợ 1.759.288.120 Số phát sinh Có 1.759.288.120 Chứng từ Diễn giải TKĐU Số phát sinh SH NT Nợ Có 36 31/12 K/C chi phí NVL công trình GT5 621 1.230.288.000 37 31/12 K/C chi phí nhân công công trình GT5 622 316.359.700 38 31/12 K/C chi phí máy thi công công trình GT5 623 123.028.790 39 31/12 K/C chi phí sản xuất chung công trình GT5 627 89.611.630 31/12 K/C giá thành thực tế công trình GT5 911 1.759.288.120 Cộng 1.759.288.120 1.759.288.120 Người ghi sổ Kế toán trưởng 3. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang ở công ty xây dựng số 4 - Kiểm kê sản phẩm dở dang ở Công ty Xây dựng số 4: Xuất phát từ đặc điểm của công trình xây dựng là có khối lượng, giá trị lớn, thời gian thi công lâu dài, vì vậy, hiện nay các công trình hay HMCT thường được thanh quyết toán theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý. Từ lý do trên đòi hỏi khi hạch toán tiêu thụ từng phần của một công trình lớn thì cần thiết phải xác định được chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ. Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ là khối lượng chưa được nghiệm thu và chưa được bên A chấp nhận thanh toán. Cuối mỗi quý, cán bộ thi công các công trình tiến hành kiểm kê các khối lượng thi công dở dang chưa được bên A chấp nhận thanh toán( có xác nhận của bên A- Chủ đầu tư, hoặc của phòng quản lý khối lượng của công ty). Sau đó, kế toán công trình sẽ lấy đơn giá dự toán nhân với khối lượng dở dang đã được kiểm kê, tính toán để tính ra giá trị dự toán của từng khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho công trình. Cụ thể, ngày 31/12/2004 tại công trình GT5 có bảng kiểm kê tính giá trị dự toán của khối lượng dở dang như sau: Biểu 29 Bảng kiểm kê tính giá trị dự toán khối lượng dở dang đến 31/12/2004 Công trình GT5 STT Nội dung công việc ĐVT Đơn giá Khối lượng Thành tiền 1 Láng nền khu vực WC m2 37.510 503,5 18.886.285 2 Láng nền dày 45mm 48.400 120 5.808.000 3 Xây tường110 77.880 720 56.073.600 4 Xây tường 220 155.760 136,8 21.307.968 5 Trát tường 42.500 186 7.905.000 6 Bả trần 19.250 567 10.914.750 …… Cộng 119.521.700 - Đánh giá sản phẩm dở dang ở Công ty Xây dựng số 4. Do đặc thù của sản phẩm xây lắp là khối lượng lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công kéo dài nên để phù hợp với yêu cầu quản lý, kế toán tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang theo quý. Với các công trình chưa hoàn thành hay chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, phòng kỹ thuật xác định khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ cho từng công trình cụ thể, bằng cách lắp đơn giá dự toán phù hợp với từng công trình để tính ra chi phí của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo công thức : Chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí thực tế khối lượng xây lắp trong kỳ Giá trị dự toán KLXL hoàn thành bàn giao cuối kỳ Giá trị dự toán KL xây lắp dở dang cuối kỳ Giá trị dự toán KL xây lắp dở dang cuối kỳ = + + x Đối tượng và Phương pháp tính giá thành Đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp. ở Công ty Xây dựng số 4, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đồng thời cũng là đối tượng tính giá thành, cụ thể đó là công trình hay HMCT hoàn thành bàn giao theo các giai đoạn quy ước giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công. Phương pháp tính giá thành Công ty Xây dựng số 4 áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng công trình, hạng mục công trình. Toàn bộ chi phí thực tế phát sinh của từng công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành bàn giao chính là giá thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ. Giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ được xác định theo công thức sau: Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao trong kỳ Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ Chi phí khối lượng xây lắp phát sinh trong kỳ Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ = + _ Bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình GT5 của công ty được thể hiện trên Biểu 30(trang sau). Biểu 30 bảng tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm quý 4/2004 Tên công trình Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ Giá thành sản phẩm thực tế hoàn thành bàn giao Chi phí xây lắp dở dang Chi phí NVL Chi phí NC Chi phí MTC Chi phí SXC Tổng Đầu kỳ Cuối kỳ Công trình GT5 1.230.288.000 316.359.700 123.028.790 89.611.630 1.759.288.120 1.759.288.120 …….. Tổng ….. …. … ….. Phần II Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Tại công ty xây dựng số 4 I. Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty Xây dựng số 4 Trải qua gần 30 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty xây dựng số 4 không ngừng lớn mạnh cả về quy mô cơ cấu lẫn chất lượng sản phẩm, cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Với hoạt động chủ yếu là xây dựng dân dụng và công nghiệp, công ty đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo được việc làm cho người lao động và đóng góp một phần không nhỏ vào ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi bật trong công tác quản lý và hạch toán chi phí tính giá thành sản phẩm, ở Công ty xây dựng số 4 vẫn còn một số những tồn tại nhất định gây ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng và công tác kiểm toán của cơ quan nhà nước nói chung. 1. Về mô hình tổ chức bộ máy kế toán Ưu điểm : Là một doanh nghiệp nhà nước, Công ty xây dựng số 4 chịu sự chỉ đạo của nhà nước và Tổng công ty đầu tư & phát triển nhà Hà Nội, nhưng công ty đã chủ động xây dựng một mô hình quản lý, hạch toán khoa học hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thị trường. Với bộ máy quản lý phù hợp, các phòng ban chức năng của công ty cũng như các tổ đội đã phối hợp chặt chẽ với nhau phục vụ có hiệu quả cho lãnh đạo công ty trong việc giám sát quá trình thi công, quản lý kinh tế. Bộ máy kế toán được tổ chức tương đối chặt chẽ, hoàn chỉnh tạo thành một sự thống nhất với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nỗ lực trong công việc, được bố trí phù hợp với khả năng của mỗi người. Nhờ vậy, mọi chi phí phát sinh đều được tính toán, phân tích, phục vụ cho công tác tính giá thành kịp thời và cung cấp thông tin cho quản lý. Tồn tại : Với cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán đơn giản, chỉ gồm 5 nhân viên kế toán văn phòng, mỗi kế toán viên kiêm nhiệm quá nhiều công việc, dẫn đến công việc cuối tháng chưa giải quyết xong dễ bị tồn lại, mặt khác, việc một kế toán viên phụ trách nhiều công việc như vậy sẽ dẫn đến sai sót số liệu, có thể có cả gian lận. Dưới các xí nghiệp chỉ có một kế toán xí nghiệp làm việc, không có kế toán đi theo bám sát từng công trình, vì vậy, việc gian lận của các kế toán xí nghiệp rất dễ xảy ra, đồng thời việc bố trí như vậy cũng ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển chứng từ của công ty. Hiện nay, phòng kế toán của Công ty xây dựng số 4 được tổ chức theo mô hình kế toán tập trung, nhưng trên thực tế, công ty lại hạch toán sổ sách theo mô hình tập trung nửa phân tán, toàn bộ chứng từ ban đầu đều được các kế toán xí nghiệp tập trung phân loại, tổng hợp số liệu, định khoản các nghiệp vụ phát sinh, định kỳ kế toán xí nghiệp mới chuyển chứng từ và các bảng tổng hợp số liệu liên quan về phòng kế toán, phòng kế toán chỉ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp của các chứng từ đó rồi tiến hành lên sổ Nhật ký chung, sổ cái và sổ chi tiết các tài khoản. Như vậy, việc hạch toán theo mô hình kế toán tập trung là không nhất quán và thống nhất. 2.Về hình thức sổ công ty áp dụng Ưu điểm: Hình thức sổ kế toán Công ty xây dựng số 4 sử dụng hiện nay tương đối đầy đủ theo quy định của chế độ kế toán nhà nước hiện hành. Việc lựa chọn hình thức sổ “ Nhật ký chung” trong tổ chức hạch toán kế toán là phù hợp với quy mô hoạt động và đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty. Mặt khác, việc sử dụng hình thức sổ kế toán này còn giúp cho đội ngũ nhân viên kế toán làm việc đơn giản, không mất nhiều thời gian, đồng thời khi có sai sót xảy ra, các kế toán viên dễ phát hiện, kiểm tra và lọc chứng từ được nhanh chóng. Tồn tại: Do các công trình thi công thường ở xa, nên việc chuyển chứng từ thường chậm và không chuyển hàng ngày được, mà phải chuyển chứng từ theo định kỳ. Do vậy, bản chất ghi sổ của Nhật ký chung, phòng kế toán của công ty đã tiến hành sai nguyên tắc. Định kỳ, Nhật ký chung mới được mở và vào sổ, dẫn đến việc cộng sổ bị dồn lại, khó kiểm tra được những sai sót xảy ra. 3.Về đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Ưu điểm: Một trong những ưu điểm nổi bật trong việc tính giá thành sản phẩm của công ty là việc xác định đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng, từng công trình hay HMCT. Sự phù hợp giữa đối tượng hạch toán chi phí và đối tượng tính giá thành là cơ sở giúp cho việc tính giá thành được đơn giản mà vẫn bảo đảm tính chính xác cao. Sử dụng phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm xây lắp của công ty. Nhìn chung việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã đáp ứng được yêu cầu quản lý mà công ty đặt ra, đảm bảo sự thống nhất về phạm vi, phương pháp tính toán và các bộ phận liên quan. Công ty đã áp dụng hình thức giao khoán xuống các đội xây lắp, đây là hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm và tình hình sản xuất của công ty. Trong kinh doanh xây dựng cơ bản, hình thức trả lương theo thời gian không còn phù hợp nữa. Do đó, công ty đã áp dụng hình thức khoán sản pbẩm. Đây là hình thức quản lý tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư tiền vốn, có tác động tích cực đến việc hạ giá thành sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Tồn tại: Hiện nay, ở Công ty xây dựng số 4, việc xác định chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa trên chi phí phát sinh của các tài khoản 621, 622, 623, 627 nhưng tài khoản 623- chi phí sử dụng máy thi công ở công ty là đi thuê, thuê trọn gói toàn bộ chi phí máy và chi phí công nhân điều khiển. Việc đi thuê máy thi công như vậy sẽ rất tốn kém, vì mỗi một công trình thường tiến hành thi công trong thời gian dài, có khi có công trình đến vài ba năm, do đó, công ty nên khắc phục tồn tại này nhằm tiết kiệm tối đa chi phí cho công ty. 4. Về việc sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách Ưu điểm : Nói chung, hệ thống chứng từ sổ sách của công ty tương đối đầy đủ, phù hợp với chế độ, đa dạng, nhất là các chứng từ về vật tư, do đặc điểm của ngành xây dựng liên quan đến quá trình mua bán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ … để phục vụ cho các công trình. Ngoài ra, công ty còn tự thiết kế mẫu chứng từ, sổ áp dụng cho công ty mình để phù hợp với cơ cấu ngành. Tồn tại : Công ty xây dựng số 4 không có bảng phân bổ vật tư mà chỉ có Bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng. Bảng kê này tuy rằng tổng hợp được số liệu cuối tháng nhưng không thể hiện được nội dung kinh tế của bảng phân bổ. Vì ở bảng kê tổng hợp, những số liệu đó chỉ phản ánh quá trình tổng hợp chi phí về vật tư phát sinh trong kỳ mà không phản ánh được quá trình phân bổ vật tư cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan trong trường hợp vật tư đó xuất dùng cho nhiều đối tượng và không thể tập hợp trực tiếp. 5.Về việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương. Ưu điểm : Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm, người nào làm nhiều thì lương cao tính tỷ lệ với sản phẩm đã làm ra, đối với lao động gián tiếp sản xuất, công ty trả lương khoán cho công việc của từng người. Hình thức trả lương này hoàn toàn phù hợp với cơ chế hiện nay, ngoài ra, ở công ty còn có chế độ lương thưởng, phụ cấp nhằm khuyến khích công nhân làm việc tăng năng suất lao động. Đối với việc trích BHXH, BHYT, KPCĐ, công ty đã tiến hành trích tỷ lệ % theo đúng quy định. Tồn tại : Theo chế độ tài chính hiện hành, quy định việc hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp không được hạch toán vào tài khoản 622, mà phải hạch toán vào TK 627 đối với các doanh nghiệp xây lắp. Tuy nhiên ở Công ty xây dựng số 4, để công việc định khoản tiến hành đơn giản đồng thời việc trả lương cho công nhân không phức tạp, dễ hiểu, tránh nhầm lẫn , công ty đã hạch toán các khoản trên khác với chế độ. Điều này, một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho công ty ở nhiều khía cạnh, nhưng mặt khác, nó cũng làm ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế của công ty, ví dụ với các cơ quan thuế, các cơ quan kiểm toán và các cơ quan chức năng khác… 6. Về việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp Ưu điểm : Đối với những công trình thi công khối lượng nhỏ, cần ít nhân công trực tiếp thì công ty nên áp dụng việc phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức này nhằm giảm bớt chi phí công trình, tuy nhiên đối với những công trình cần nhiều nhân công thì việc phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp sẽ gặp khó khăn trong việc giảm chi phí, mà phần lớn các công trình thi công của công ty thường là các công trình lớn, số lượng nhân công nhiều mới đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ công trình. Tồn tại : Phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp & chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty xây dựng số 4 hiện nay là hợp lý. Tuy nhiên, việc phân bổ chi phí sản xuất chung còn có những điểm không đúng đắn. Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nên không thể tập hợp trực tiếp được mà phải phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu thức nhất định. Trong kế toán doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc xác định đúng tiêu thức phân bổ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tính đúng đắn và đầy đủ giá thành sản phẩm. Hiện nay, Công ty xây dựng số 4 tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp. Việc phân bổ theo tiêu thức này sẽ gây ra tình trạng chi phí chung phân bổ cho từng công trình không được phản ánh chính xác dẫn đến sự sai lệch trong giá thành sản phẩm. Vì có những công trình mặc dù khối lượng nhỏ nhưng đòi hỏi tiến độ thi công nhanh nên công ty phải huy động lực lượng nhân công lớn. Do đó, việc phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp không đảm bảo được tính đúng đắn của chế độ, đồng thời ảnh hưởng khá lớn đến việc tính giá thành sản phẩm. 7.Về bút toán kết chuyển giá vốn công trình hoàn thành bàn giao Ưu điểm: Khi kết chuyển giá vốn công trình hoàn thành bàn giao, kế toán ghi : Nợ TK 911 1.759.288.120 Có TK 154 1.759.288.120 Bước làm tắt này có ưu điểm là làm cho công việc của kế toán tiến hành nhanh gọn hơn, đồng thời xác định ngay được kết quả kinh doanh mà không cần kết chuyển từ tài khoản 632- giá vốn hàng bán. Tồn tại : Trong quá trình tổng hợp chi phí & tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất của công ty được tổng hợp sang Nợ TK 154, sau đó từ tài khoản 154, toàn bộ chi phí đó được kết chuyển thẳng sang Nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Đây là một bước làm tắt nhưng không hợp lý vì khi kết chuyển từ TK 154 sang ngay TK911 sẽ gây khó khăn cho kế toán chi phí giá thành trong việc kiểm soát giá vốn hàng bán, do đó việc hạch toán ngay vào TK 911 mà không qua TK 632 không những sai chế độ mà còn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. 8.Về vấn đề luân chuyển chứng từ kế toán Chứng từ là căn cứ để kế toán lập và quản lý chi phí nên việc luân chuyển chứng từ kịp thời là rất cần thiết. Song do nhiều lý do khách quan và chủ quan mà ở Công ty xây dựng số 4, việc luân chuyển chứng từ không tập hợp kịp thời. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty có nhiều công trình ở xa, bên cạnh đó có một số chủ công trình chưa thực sự quan tâm đến sự cần thiết của vấn đề này. Hơn nữa, việc công ty tạm ứng trước tiền mua nguyên vật liệu thường dẫn đến việc tập hợp chứng từ lên phòng kế toán chậm. Điều này dẫn đến thiếu chứng từ để đáp ứng việc hạch toán kịp thời, chính xác, gây khó khăn cho các kế toán viên. II. hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 4 1. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán Hiện nay, bộ máy kế toán của công ty chỉ gồm 5 người kiêm nhiệm nhiều phần hành khác nhau, một người có thể kiêm nhiệm đến 3, 4 phần hành, điều này vừa sai nguyên tắc,vừa dễ dẫn đến gian lận và sai sót trong cộng sổ. Để công việc kế toán của công ty được tiến hành tốt hơn, ở văn phòng, công ty nên tuyển thêm kế toán phù hợp với các phần hành khác nhau, phân chia công việc cho mỗi người nhằm đảm bảo tính đúng đắn theo quy định, đồng thời quá trình vào sổ, tổng cộng số liệu lên các báo cáo kế toán được tiến hành nhanh gọn hơn, đảm bảo tính kịp thời. Song song với việc tuyển thêm nhân viên kế toán văn phòng, dưới các công trình , công ty cũng nên bố trí thêm 2,3 kế toán nam công trình để theo dõi đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh, định kỳ, tập hợp chứng từ chuyển về phòng kế toán, việc làm này vừa có tác dụng kiểm tra được tính nghiêm túc của các kế toán xí nghiệp, vừa ảnh hưởng tích cực đến quá trình luân chuyển chứng từ. Đối với mô hình tổ chức bộ máy kế toán : Hiện nay,việc tổ chức mô hình kế toán theo mô hình kế toán tập trung không còn phù hợp nữa đối với các doanh nghiệp xây lắp. Công ty xây dựng số 4 áp dụng mô hình kế toán tập trung nhưng trong quá trình hạch toán, công ty lại sử dụng mô hình tập trung nửa phân tán. Điều này ảnh hưởng đến việc cập nhật số liệu vào sổ sách. Do công ty thường tiến hành thi công những công trình ở xa nên để đảm bảo tính chính xác cho việc cộng sổ, công ty nên thay đổi mô hình kế toán áp dụng, công ty nên tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình kế toán phân tán, giao việc cộng sổ, vào sổ sách Nhật ký chung, sổ Cái…. cho tất cả các kế toán dưới các xí nghiệp, định kỳ, các kế toán xí nghiệp chuyển toàn bộ chứng từ, sổ sách liên quan về phòng kế toán. Công việc còn lại phòng kế toán sẽ làm là kiểm tra tính đúng đắn, chính xác tất cả chứng từ, sổ sách đó rồi tiến hành lập các báo cáo kế toán. 2. Hoàn thiện hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Hiện nay Công ty xây dựng số 4 không có một máy thi công nào mà tất cả đều thuê, cả bộ phận điều khiển máy cũng thuê trọn gói. Việc thuê toàn bộ chi phí máy thi công như vậy cũng có mặt trái của nó, chi phí thuê máy sẽ rất tốn kém, ảnh hưởng đến tổng chi phí của toàn bộ công trình. Vì vậy, để tiết kiệm chi phí sử dụng máy, ở mỗi xí nghiệp nên tiến hành mua, lắp đặt một số máy thi công thường xuyên sử dụng, đồng thời tiến hành tuyển thêm nhân công trực tiếp điều khiển các loại máy đó, việc giảm chi phí được bao nhiêu sẽ có tác dụng tốt bấy nhiêu, đây là vấn đề thiết thực của toàn công ty. 3. Lập bảng phân bổ vật tư Để giúp kế toán thuận lợi trong quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, Công ty nên lập Bảng phân bổ vật tư định kỳ. Số liệu để phản ánh vào Bảng phân bổ vật tư được tổng hợp từ các chứng từ vật liệu xuất kho và các Bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng. Sau đó, số liệu ở bảng phân bổ được dùng làm căn cứ ghi sổ chi tiết TK 621 cho từng đơn đặt hàng, vào Bảng tổng hợp Nhập - Xuất - Tồn. Biểu 31 Bảng phân bổ nguyên vật liệu, CCDC Tháng 12/2004 STT Đối tượng sử dụng Ghi Có các tài khoản TK 152 TK 153 1 TK 621 17.165.203.000 - công trình GT5 1.230.288.000 - công trình khu nhà cao tầng 152.959.250 ………… 2 TK 627 5.232.000 3.600.390 3 TK 642 566.200 Cộng …. …. 4. Hoàn thiện hạch toán các khoản trích theo lương Khi hạch toán các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán không hạch toán vào chi phí sản xuất chung theo quy định mà lại hạch toán vào tài khoản chi phí nhân công trực tiếp. Ví dụ : Các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo lương công nhân trực tiếp sản xuất của công trình GT5 tháng 12/2004 là 1.143.040đ được hạch toán như sau: Nợ TK 622 1.143.040 Có TK 338 1.143.040 - 3382 120.320 - 3383 902.400 - 3384 120.320 Sự thay đổi cách hạch toán này không làm thay đổi giá thành công trình nhưng cơ cấu khoản mục thay đổi, chi phí nhân công và chi phí máy thi công tăng lên, chi phí sản xuất chung giảm đi. Điều này dẫn đến các khoản mục chi phí không được phản ánh đầy đủ, chính xác. Do vậy, để phù hợp với chế độ kế toán áp dụng cho ngành xây lắp, việc hạch toán các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất và công nhân điều khiển máy nên đưa vào tài khoản chi phí sản xuất chung (TK 627). Nợ TK 627 Có TK 338 (3382, 3383, 3384). 5. Hoàn thiện hạch toán tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nên không thể tập hợp trực tiếp được mà phải phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu thức nhất định. Trong kế toán doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng tiêu thức phân bổ là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Việc xác định đúng tiêu thức phân bổ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc tính đúng đắn và đầy đủ giá thành sản phẩm. Hiện nay, Công ty xây dựng số 4 tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo chi phí nhân công trực tiếp. Việc phân bổ theo tiêu thức này sẽ gây ra tình trạng chi phí chung phân bổ cho từng công trình không được phản ánh chính xác dẫn đến sự sai lệch trong giá thành sản phẩm. Vì có những công trình mặc dù khối lượng nhỏ nhưng đòi hỏi tiến độ thi công nhanh nên công ty phải huy động lực lượng nhân công lớn. Do đó, việc phân bổ theo tiêu thức chi phí nhân công trực tiếp không đảm bảo được tính đúng đắn của chế độ, đồng thời ảnh hưởng khá lớn đến việc tính giá thành sản phẩm. Do đó, chi phí chung phân bổ cho công trình này sẽ nhiều hơn chi phí thực tế nó phải chịu. Nếu so sánh chi phí sản xuất chung của công trình GT5 được phân bổ bởi 2 tiêu thức khác nhau ta sẽ thấy sự chênh lệch khá lớn. Vì vậy, công ty nên sử dụng tiêu thức phân bổ chi phí chung là chi phí NVL trực tiếp, bởi chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của một công trình. Nếu chọn tiêu thức này thì chi phí chung phân bổ cho từng công trình sẽ sát với thực tế hơn. 6. Hoàn thiện bút toán kết chuyển giá vốn công trình hoàn thành bàn giao Trong quá trình tổng hợp chi phí & tính giá thành sản phẩm, chi phí sản xuất của công ty được tổng hợp sang Nợ TK 154, sau đó từ tài khoản 154, toàn bộ chi phí đó được kết chuyển thẳng sang Nợ TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Đây là một bước làm tắt nhưng không hợp lý vì khi kết chuyển từ TK 154 sang ngay TK911 sẽ gây khó khăn cho kế toán chi phí giá thành trong việc kiểm soát giá vốn hàng bán. Để thuận lợi, công ty nên sử dụng tài khoản 632- giá vốn hàng bán. Khi sử dụng tài khoản này, toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh được tập hợp trên TK 154 sau khi trừ đi các khoản chi phí, số còn lại được kết chuyển sang TK 632 để xác định giá thành thực tế của sản phẩm, công trình hoàn thành. Cuối cùng mới kết chuyển giá vốn thực tế sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh. Kế toán mở sổ Cái tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán để phản ánh giá bán và bút toán kết chuyển giá vốn công trình vừa hoàn thành. Biểu 32 Sổ cái tài khoản 632 Quý IV/2004 Chứng từ Diễn giải TKĐU Số tiền SH NT Nợ Có 40 31/12 Giá vốn hàng bán công trình GT5 154 1.759.288.120 31/12 K/c giá vốn hàng bán công trình GT5 911 1.759.288.120 …… Tổng … … 7. Xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ vật tư hợp lý Để giảm bớt tình trạng luân chuyển chứng từ chậm và giảm bớt khối lượng công việc kế toán vào cuối tháng, đảm bảo ghi sổ cập nhật chứng từ chính xác thì việc xuống kho lấy chứng từ cần được tiến hành thường xuyên. Các chủ công trình chỉ được ứng tiền khi đã trả đủ chi phí của lần tạm ứng trước và phải xác định rõ thời hạn thanh toán. Làm được như vậy sẽ nâng cao trách nhiệm của chủ công trình với các chứng từ chi phí cũng như việc nộp chứng từ lên phòng kế toán được theo đúng thời hạn quy định. Đồng thời tạo điều kiện cho công tác kiểm tra tiêu hao vật tư theo định mức, từ đó kịp thời điều chỉnh tránh thất thoát vật tư và tình hình thực hiện kế hoạch được chính xác. Có thể cụ thể hoá quy trình luân chuyển chứng từ theo phương thức sau: Chứng từ khi phát sinh dưới các xí nghiệp thường chỉ kế toán xí nghiệp lưu giữ, do chỉ có một kế toán xí nghiệp nên việc luân chuyển chứng từ về công ty chậm lại. Để đẩy nhanh tốc độ luân chuyển, Công ty xây dựng số 4 nên bố trí ở các xí nghiệp nên có thêm hai, ba kế toán công trình nhằm theo dõi bám sát công việc dưới đó. Quy định, cứ 3 đến 5 ngày một lần, kế toán các công trình phải thu thập chứng từ đầy đủ rồi chuyển về công ty. Đối với những công trình ở xa, tất nhiên việc luân chuyển này cũng hơi khó khăn, do đó nên bố trí nam giới làm việc này, vừa đảm bảo cho phòng kế toán của công ty cập nhật được chứng từ đúng thời gian, lại vừa ngăn chặn được sự gian lận của các kế toán xí nghiệp do không có người theo dõi. kết luận Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh vô cùng gay gắt thì yêu cầu đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là làm thế nào để với một lượng nguyên vật liệu, tiền vốn nhất định có thể tạo ra nhiều sản phẩm, chất lượng và hiệu quả cao nhất. Để có được lợi nhuận phục vụ tái sản xuất mở rộng, mỗi doanh nghiệp phải làm sao hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng, độ thẩm mỹ của sản phẩm, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Là một doanh nghiệp xây lắp, việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 4 là một khâu quan trọng không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Vì thế, nghiên cứu đổi mới và tổ chức hợp lý quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành nhằm tăng cường công tác quản trị của doanh nghiệp là một công việc không thể thiếu trong điều kiện nền kinh tế hiện nay. Qua thời gian thực tập tại công ty, em nhận thấy phần lớn việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của công tác quản lý, song đồng thời cũng bộc lộ những thiếu sót nhất định. Em xin chân thành cảm ơn ! Mục lục Lời mở đầu 1 Phần I Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng số 4 3 I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp 3 1. Lịch sử hình thành và phát triển 3 2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của công ty 4 II. đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán & bộ sổ kế toán 7 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 7 2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 9 III. thực trạng hạch toán chi phí sản xuất ở Công ty xây dựng số 4 11 1. Đối tượng & phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 11 a. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 11 b. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 11 2. Hạch toán các khoản mục chi phí sản xuất 12 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 12 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 20 Hạch toán chi phí máy thi công 28 Hạch toán chi phí sản xuất chung 36 Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 40 3. Kiểm kê & đánh giá sản phẩm dở dang 42 IV. đối tượng & phương pháp tính giá thành 43 1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 43 2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 43 phần II hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 4 43 I. đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm ở Công ty xây dựng số 4 43 1. Về mô hình tổ chức bộ máy kế toán 43 2. Về hình thức sổ công ty áp dụng 44 3. Về đối tượng & phương pháp hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành 45 4. Về việc sử dụng hệ thống chứng từ, sổ sách 45 5. Về hạch toán lương & các khoản trích theo lương 46 6. Về hạch toán tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung 47 7. Về hạch toán kết chuyển giá vốn công trình hoàn thành bàn giao 48 8. Về vấn đề luân chuyển chứng từ kế toán 49 II. hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 4 50 1. Hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán 50 2. Hoàn thiện hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 50 3. Lập bảng phân bổ vật tư 51 4. Hoàn thiện hạch toán các khoản trích theo lương 52 5. Hoàn thiện hạch toán tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung 52 6. Hoàn thiện hạch toán kết chuyển giá vốn công trình hoàn thành bàn giao 53 7. Xây dựng quy trình luân chuyển chứng từ vật tư hợp lý 54 kết luận 55 Danh mục bảng biểu Danh mục tài liệu tham khảo Danh mục tài liệu tham khảo 1. Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính – PGS.TS Nguyễn Văn Công, Nhà xuất bản tài chính 2004 2. Hệ thống kế toán doanh nghiệp – Vụ chế độ kế toán, Nhà xuất bản tài chính 2000 3. Kế toán quản trị – chủ biên : PGS.TS Nguyễn Minh Phương, Nhà xuất bản giáo dục 4. Giáo trình kế toán trong các doanh nghiệp xây lắp – Trường ĐH TCKT Hà Nội 5. Kế toán, kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản tài chính 2001 6. Hướng dẫn thực hành hạch toán kế toán & lập báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp xây lắp - Nguyễn Văn Nhiệm, Nhà xuất bản thống kê. Danh mục bảng biểu STT Tên bảng biểu trang Biểu 01 Phiếu đề nghị xuất kho 13 Biểu 02 Phiếu xuất kho 14 Biểu 03 Bảng kê chi tiết vật tư xuất dùng 15 Biểu 04 Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng 15 Biểu 05 Biên bản giao nhận vật tư 16 Biểu 06 Nhật ký chung 17 Biểu 07 Sổ cái tài khoản 621 18 Biểu 08 Sổ chi tiết tài khoản 621 19 Biểu 09 Hợp đồng giao khoán 21 Biểu 10 Bảng chấm công 21 Biểu 11 Biên bản nghiệm thu & thanh lý hợp đồng 22 Biểu 12 Bảng thanh toán tiền lương 23 Biểu 13 Bảng trích & phân bổ khấu hao 24 Biểu 14 Bảng tổng hợp thanh toán lương 26 Biểu 15 Nhật ký chung 27 Biểu 16 Sổ cái tài khoản 622 27 Biểu 17 Sổ chi tiết TK 622 28 Biểu 18 Hợp đồng thuê máy 30 Biểu 19 Biên bản thanh lý hợp đồng thuê máy 31 Biểu 20 Nhật ký chung 32 Biểu 21 Sổ cái tài khoản 623 32 Biểu 22 Sổ chi tiết tài khoản 623 33 Biểu 22 Nhật ký chung 34 Biểu 23 Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ 35 Biểu 24 Phiếu kê mua hàng 35 Biểu 25 Nhật ký chung 36 Biểu 26 Sổ cái tài khoản 627 37 Biểu 27 Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 39 Biểu 28 Sổ chi tiết tài khoản 154 40 Biểu 29 Bảng kiểm kê tính giá trị dự toán khối lượng dở dang đến 31/12/2004 41 Biểu 30 Bảng tổng hợp chi phí & tính giá thành SP 42 Biểu 31 Bảng phân bổ NVL,CCDC 46 Biểu 32 Sổ cái tài khoản 632 53

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0905.doc